HUỲNH THỊ PHÚC THUẦNPHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI
Trang 1HUỲNH THỊ PHÚC THUẦN
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
KÝ QUỸ TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2011
Trang 2HUỲNH THỊ PHÚC THUẦN
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
KÝ QUỸ TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Bùi Kim Yến
TP Hồ Chí Minh – Năm 2011
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn “ Phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ tại các công ty
chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng của tôi được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Kim Yến Luận văn là kết quả của việc nghiên
cứu độc lập, không sao chép trái phép toàn bộ hay một phần công trình của bất cứ aikhác Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực, từ các nguồn hợp pháp và
đáng tin cậy
Huỳnh Thị Phúc Thuần
Học viên cao học khóa 18
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
lš? ố: 60.31.12
Trang 4Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Mở đầu
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN 1.1/ Giới thiệu về giao dịch ký quỹ chứng khoán 1
1.1.1/ Khái niệm giao dịch ký quỹ chứng khoán 1
1.1.2/ Lịch sử hình thành giao dịch ký quỹ 2
1.1.3/ Ưu nhược điểm và rủi ro khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ 3
1.1.4/ Tìm hiểu qui trình hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán 5
1.2/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán 7
1.2.1/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với thị trường chứng khoán 7
1.2.2/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với nhà đầu tư 9
1.3/ Tìm hiểu hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán ở một số nước trên thế giới 10
1.3.1/ Tìm hiểu hoạt động giao dịch ký quỹ ở thị trường chứng khoán Mỹ 10
1.3.2/ Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Đài Loan 11
1.3.3/ Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Nhật Bản 12
1.3.4/ Bài học kinh nghiệm khi áp dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam 14
Trang 52.2/ Thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt nam hiện nay 25
2.2.1/ Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay 252.2.2/ Thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại các công ty chứngkhoán Việt nam hiện nay 30
2.3/ Nhu cầu phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại công ty chứng khoán 36
2.3.1/ Sự cần thiết của việc phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoántrong các công ty chứng khoán 362.3.2/ Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển hoạt động giao dịch ký quỹchứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 392.3.2.1/ Những thuận lợi khi phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứngkhoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 392.3.2.2/ Những khó khăn khi phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứngkhoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2.3.2.2.1/ Về khía cạnh pháp lý 412.3.2.2.2/ Về phía các công ty chứng khoán Việt nam 44
Trang 6KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
3.1/ Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2015 49
3.1.1/ Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý giám sát 49
3.1.2/ Tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung 49
3.1.3/ Giải pháp phát triển và đa dạng hóa các loại hình nhà đầu tư, cải thiện chất lượng cầu đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững 50
3.1.4/ Giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, phát triển các Hiệp hội, tổ chức phụ trợ thị trường chứng khoán 50
3.1.5/ Giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin của thị trường, nâng cao chất lượng hoạt động và giao dịch trên thị trường chứng khoán 51
3.1.6/ Tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi 51
3.1.7/ Tăng cường hợp tác quốc tế 52
3.1.8/ Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu và thông tin tuyên truyền 52
3.1.9/ Kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho thị trường chứng khoán 52
3.2/ Giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại các công ty chứng khoán Việt Nam 52
3.2.1/ Nhóm giải pháp cho các công ty chứng khoán 52
3.2.1.1/ Kế hoạch ngân sách cho hoạt động giao dịch ký quỹ 53
3.2.1.2/ Giới hạn danh mục cho mua ký quỹ 53
3.2.1.3/ Chuẩn hóa hồ sơ khách hàng liên quan đến hoạt động cấp tín dụng 54
3.2.1.4/ Thực hiện đánh giá tín nhiệm và cấp hạn mức khách hàng 55
Trang 73.2.1.8/ Công bố thông tin 57
3.2.2/ Nhóm giải pháp cho các nhà đầu tư 58
3.2.3/ Nhóm giải pháp hỗ trợ 62
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 8- UBCKNN: Ủy ban chứng khoán nhà nước
- SGDCK: Sở giao dịch chứng khoán
- GDKQ: giao dịch ký quỹ
- TTCK: Thị trường chứng khoán
- TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
- HOSE: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM
- HASTC: Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
- NĐT: Nhà đầu tư
- NHTM: Ngân hàng thương mại
- TTLKCK: Trung tâm lưu ký Chứng khoán
- OTC: Thị trường cổ phiếu chưa niêm yết
- Upcom: Thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết
- VN-Index: chỉ số trung bình giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán ViệtNam bao gồm các cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TPHCM
- HNX-Index: chỉ số trung bình giá chứng khoán bao gồm các cổ phiếu niêm yếttại TTGDCK Hà Nội
- HĐHT: Hợp đồng hợp tác kinh doanh chứng khoán
- Mã chứng khoán: Được viết tắt theo quy ước tại HOSE và HASTC
Trang 9Bảng 2.3: 10 công ty chứng khoán có lợi nhuận lớn nhất năm 2010
Bảng 2.4: 10 công ty chứng khoán lỗ nhiều nhất năm 2010
Bảng 2.5: 10 công ty chứng khoán có lỗ lũy kế lớn nhất đến cuối năm 2010
Bảng 2.6: Danh sách các công ty chứng khoán lỗ năm 2011
Bảng 2.7: Danh sách các công ty chứng khoán báo lãi năm 2011
Bảng 2.8:Tình hình tăng giảm chứng khoán trong kỳ trên HOSE ( từ 31.12.2009 )
1.1.2009-Bảng 2.9:Tình hình tăng giảm chứng khoán trong kỳ trên HOSE (từ 31.12.2010 )
1.1.2010-Bảng 2.10: Thống kê các khoản phải thu của một số công ty chứng khoán Quí I/2011Bảng 2.11: So sánh về tỷ lệ ký quỹ giữa Quy chế giao dịch chứng khoán và thực tếhiện nay
Bảng 3.1: Xây dưng hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng riêng lẻ
Trang 10Hình 1.2: Mô hình Công ty tài chính chứng khoán
Hình 2.1: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 1.1.2008- 31.10.2011Hình 2.2: Diễn biến chỉ số HNX-Index từ 1.1.2008- 31.10.2011Hình 3.1: Tỷ lệ đòn bẩy tài chính
Trang 11Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời tháng 7/2000, đến nay đã hơn 11 năm Sốsàn giao dịch từ chỗ mới có 1 (TPHCM- HOSE), nay đã phát triển thành 4 (thêm 3 là
Hà Nội- HASTC, OTC, Upcom) Số công ty niêm yết trên thị trường chính thức từ chỗchỉ có 3-4 khi mới thành lập, nay đã lên đến 770, nếu kể cả trên sàn Upcom, thì lên đếngần 900 Số tài khoản từ chỗ còn rất ít, nay đã lên đến gần 1 triệu Tổng giá trị vốn hóathị trường hiện đạt khoảng gần 700.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 1/3 so với GDP của cả
nước Trước tốc độ phát triển rất nhanh của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
thời gian gần đây, lượng vốn hóa ngày càng tăng, sự tham gia của giới đầu tư ngày
càng đông đảo thì cùng với chủng loại hàng hóa chưa đa dạng, nghiệp vụ hỗ trợ giao
dịch còn đơn điệu và hạn chế thì yêu cầu đòi hỏi ra đời thêm nhiều sản phẩm dịch vụmới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng cần thiết Một trong những nghiệp
vụ mà nhà đầu tư quan tâm là các công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay tiền muachứng khoán ( hay còn gọi là giao dịch ký quỹ ) Trong khi đó, đối với các nước pháttriển trên thế giới, hoạt động giao dịch ký quỹ đó đã hình thành và tồn tại lâu đời.Chính vì thế việc đẩy mạnh áp dụng hoạt động giao dịch ký quỹ ở nước ta là điều hiểnnhiên và cần thiết hơn bao giờ hết, bởi lẽ hoạt động này còn rất nhiều tiềm năng, pháttriển và giúp các công ty chứng khoán đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là điều tất yếunhằm phân tán rủi ro cũng như đa dạng hóa nguồn thu nhập
Tác giả chọn nghiên cứu đề tài “ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
KÝ QUỸ TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM” nhằm tìm ra các
giải pháp phát triển hoạt động này ở thị trường chứng khoán Việt Nam đặc biệt là chú
trọng vào các biện pháp quản lý rủi ro ở các công ty chứng khoán khi Thông tư số
74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng khoán do Bộ Tài chính ký ban hành
ngày 1/6/2011 cho phép nghiệp vụ giao dịch ký quỹ được thực hiện ở các công ty
Trang 12cách lành mạnh và công bằng.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn nhằm hệ thống hóa lý thuyết giao dịch ký quỹ chứng khoán
và việc áp dụng áp dụng nó ở một số nước trên thế giới
Nghiên cứu thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán trên thị trườngchứng khoán Việt Nam
Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ để tăng tính hấp
dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn đi sâu nghiên cứu hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại các công
ty chứng khoán Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu tổng hợp được sử dụng trong việc thực hiện luận văn
gồm: phương pháp hệ thống hóa, so sánh, thống kê, phân tích, tổng hợp và luận giảinhằm làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
Giao dịch ký quỹ có hai loại mua ký quỹ và bán chứng khoán Hiện nay ở Việt
Nam, sau khi Thông tư số 74/2011/TT-BTC Hướng dẫn về giao dịch chứng khoánđược ban hành thì nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán đã được pháp luật ở Việt
Nam cho phép thực hiện Tuy nhiên nghiệp vụ bán khống chứng khoán vẫn chưa đượcthừa nhận Vì thế đề tài này, tôi chỉ tập trung nghiên cứu cách thức quản lý rủi ro khinghiệp vụ giao dịch mua ký quỹ chứng khoán thật sự được áp dụng tại Việt Nam nhằmhạn chế đến mức tối thiểu những rủi ro và tổn thất mà nghiệp vụ này mang lại
6 Hạn chế của đề tài
Trang 13các bài nghiên cứu của UBCKNN, … Do đó sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót.
7 Kết cấu của luận văn
Nội dung của luận văn gồm 3 chương :
- Chương 1: Tổng quan về hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán
- Chương 2: Thực trạng hoạt động của các công ty chứng khoán và nhu cầu phát
triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại các công ty chứng khoán ViệtNam
- Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán
tại các công ty chứng khoán Việt Nam
Trang 14CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH
KÝ QUỸ CHỨNG KHOÁN
1.1/ Giới thiệu về hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán
1.1.1/ Khái niệm giao dịch ký quỹ chứng khoán
Margin trading - Giao dịch ký quỹ chứng khoán: Là việc mua hoặc bán chứngkhoán trong đó người đầu tư chỉ thực có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại
do công ty chứng khoán cho vay.
Ký quỹ, vay mua chứng khoán: là khoản tiền đặt cọc của một khách hàng cho công
ty chứng khoán khi họ thực hiện việc vay tiền mua chứng khoán Theo quy định củaHội đồng Dự trữ liên bang Mỹ, mức ký quỹ ban đầu thực thi từ năm 1945 yêu cầu sốtiền ký quỹ từ 50 tới 100% lượng tiền mua chứng khoán Vào giữa những năm 1990mức ký quỹ tối thiểu là 50% lượng tiền mua chứng khoán hoặc bán khống chứngkhoán, tính ra tiền mặt hoặc các chứng khoán được giao dịch hợp pháp, với mức tốithiểu là 2.000 USD Sau đó, các yêu cầu về ký quỹ duy trì đựơc Hiệp hội các nhà giaodịch chứng khoán (NASD) và Sở Giao dịch chứng khoán đặt ra và nhiều công ty chứngkhoán cũng có các yêu cầu tương tự hoặc cao hơn
Giao dịch ký quỹ có hai loại: mua ký quỹ và bán khống
Mua ký quỹ là việc nhà đầu tư mua cổ phiếu có sử dụng hạn mức tín dụng do công
ty chứng khoán cấp Nó được đảm bảo bằng khoản ứng trước bằng tiền thế chấp bằngchính cổ phiếu được mua Vì vậy, thông thường những nhà đầu tư nào dự đoán giá
tăng sẽ thực hiện giao dịch ký quỹ
Ví dụ: Nhà đầu tư A dự đoán giá của cổ phiếu XYZ tăng trong tương lai và muốnmua 3.000 cổ phiếu XYZ với giá 50.000 đồng/cổ phiếu nhưng chỉ có 75 triệu đồngtrong tài khoản Nhà đầu tư A có thể vay CTCK nơi mở tài khoản 75 triệu đồng còn
Trang 15thiếu (50% vốn) Lợi nhuận nhà đầu tư A đạt được là chênh lệch giữa giá bán và giámua 3.000 cổ phiếu này trừ đi lãi suất vay của CTCK.
Bán khống (short-selling) trong tài chính có nghĩa là một cách kiếm lợi nhuận từ sự
kỳ vọng tụt giảm giá của một loại chứng khoán, ngoại tệ Bán khống là bán một loạichứng khoán mà người bán không sở hữu tại thời điểm bán Cụ thể, họ vay chứng
khoán để bán và sau đó mua lại chứng khoán với giá thấp hơn để trả cho người họ vay,
phần chênh lệch giá thấp hơn đó mang lại lợi nhuận cho người bán khống
Sau đây tôi xin giới thiệu một số thuật ngữ dùng trong hoạt động giao dịch ký quỹ:
- Tài khoản giao dịch ký quỹ: là tài khoản của khách hàng mở tại công ty chứngkhoán để thực hiện các giao dịch ký quỹ chứng khoán
- Tài khoản giao dịch thông thường: là tài khoản của khách hàng mở tại công ty
chứng khoán để giao dịch chứng khoán nhưng không sử dụng tiền vay của công tychứng khoán
- Dư nợ ký quỹ của khách hàng trên tài khoản giao dịch ký quỹ: là tổng số tiền khách
hàng nợ công ty chứng khoán
- Tài sản thực có của khách hàng trên tài khoản giao dịch ký quỹ: bao gồm tiền mặt,
giá trị các chứng khoán được phép kỹ quỹ trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giáthị trường trừ đi dư nợ ký quỹ
- Tỷ lệ ký quỹ: là tỷ lệ giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài khoản giao dịch
ký quỹ tính theo giá thị trường
- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: là tỷ lệ giữa tài sản thực có (trước khi thực hiện giao dịch) so
với giá trị hợp đồng giao dịch (dự kiến thực hiện) tính theo giá thị trường
- Tỷ lệ ký quỹ duy trì: là tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản thực có so với tổng tài sản trên tài
khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường
- Giá trị ký quỹ ban đầu (Initial Margin- IM): là giá trị ký quỹ ban đầu để có thể vay
một số tiền nhất định của nhà môi giới (công ty môi giới) thực hiện giao dịch chứng
Trang 16khoán Trong thực tế để đo giá trị ký quỹ ban đầu, người ta dùng khái niệm tỷ lệ kýquỹ ban đầu.
- Ký quỹ hiện tại hay ký quỹ thực tế (Current liquidating margin - CLM ): là số tiền
thực có của NĐT trong tài khoản ký quỹ sau khi thanh lý toàn bộ các trạng thái giaodịch theo thị giá và thanh toán nợ cho công ty môi giới và các loại phí
- Giá trị ký quỹ tối thiểu (Minimum margin requirement- MMR): là giá trị ký quỹ tối
thiểu quy định bởi luật pháp và mỗi công ty môi giới (nhà môi giới) để bảo đảm rủi rocho những khoản vay với công ty môi giới (nhà môi giới) khi giá trị toàn bộ tài sản kýquỹ sụt giảm do biến động của giá cổ phiếu
- Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu: khi CLM < MMR thì NĐT phải thanh lý bớt một số giao
dịch hoặc bổ sung tiền vào tài khoản ký quỹ để CLM ≥ MMR
- Cảnh báo ký quỹ (Margin call): khi giá trị tài sản ký quỹ thấp hơn giá trị ký quỹ tối
thiểu thì nhà môi giới sẽ gửi đến nhà đầu tư một thông báo gọi là cảnh báo ký quỹ
Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải ký quỹ bổ sung bằng tiền mặt, bán bớt một
phần chứng khoán có trong tài khoản, hoặc mua một phần chứng khoán đã bán khống
để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ thực tế không nhỏ hơn tỷ lệ ký quỹ tối thiểu
- Ký quỹ bổ sung (Additional margin): Là số tài sản bổ sung vào tài khoản ký quỹ
nhằm đảm bảo tỷ lệ ký quỹ tối thiểu
1.1.2/ Lịch sử hình thành giao dịch ký quỹ
Giao dịch ký quỹ có nguồn gốc từ thị trường tương lai về hàng hóa Thị trường
tương lai đã xuất hiện từ thời trung cổ, nó được phát triển để đáp ứng yêu cầu của giới
nông dân và lái buôn Đi vào phân tích tình huống nông dân ở thời điểm thu hoạch
trong tương lai, giá cả hàng hóa có thể rất cao nhưng cũng có thể rất thấp và điều nàyảnh hưởng rất nhiều đến họ nhất là khi họ cần tiền Và tương tự, giới lái buôn cũng
chịu rủi ro khi giá cả hàng hóa biến động ở tương lai, trong khi họ là những người luôncần hàng Do vậy nông dân và lái buôn gặp nhau trước thời điểm thu hoạch để thỏathuận giá cả cho thời điểm họ có hàng hoặc cần hàng trong tương lai Điều đó có nghĩa
Trang 17là họ đã thương lượng loại hợp đồng tương lai về hàng hóa – là loại hợp đồng cung cấpcách thức mua bán hàng hóa giữa các bên để có thể loại trừ rủi ro do giá cả hàng hóakhông ổn định trong tương lai Sự phát triển của thị trường tương lai, kèm theo sự gia
tăng những rủi ro dẫn đến việc xuất hiện hệ thống thanh toán bù trừ các giao dịch Nền
tảng của thanh toán bù trừ là một hệ thống tiền gửi hoặc bảo lãnh tiền gửi, được yêucầu từ những người tham gia thị trường tương lai Trong thực tế trao đổi, những khoảntiền gửi này được gọi là giao dịch kỹ quỹ, đó là số tiền mà khách hàng phải trả vào tàikhoản của công ty môi giới khi anh ta thiết lập vị thế, được gọi là ký quỹ, tỷ lệ kỹ quỹ
thường 1-10% giá trị hợp đồng tương lai Từ hoạt động kỹ quỹ trong giao dịch hàng
hóa đã được vận dụng sang các lĩnh vực tài chính khác như là chứng khoán (Giao dịch
kỹ quỹ trên thị trường chứng khoán), ngoại tệ (Giao dịch ký quỹ at FOREX), vàng
…và tiếp tục phát triển vào những năm 20 của đầu thế kỷ 20
1.1.3/ Ưu nhược điểm và rủi ro khi nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ
1.1.3.1/ Ưu điểm của giao dịch ký quỹ
Trước hết là do tính chất đòn bẩy của giao dịch ký quỹ, cho phép NĐT giao dịch
mua bán một số lượng chứng khoán lớn hơn nhiều lần chỉ với một khoản đặt cọc ít ban
đầu, so với hình thức giao dịch hoàn toàn bằng tiền mặt Khi NĐT phán đoán đúng tình
hình thị trường, thì lợi nhuận từ giao dịch kỹ quỹ sẽ được khuyếch đại lên rất nhiều lần
Ngược lại, khi giá chứng khoán tăng, NĐT có thể rút bớt số tiền chênh lệch ra để kinh
doanh tiếp hoặc tiêu dùng cho những mục đích cá nhân khác
Thích hợp với những NĐT với số vốn ít nhưng có thể mua lượng chứng khoánnhiều hơn số tiền thực có
b·ối c2‹£? Ÿ? ợi nhuận từ tŸ ?¤⁄›ản ¤6?fl·ỹ ¦,? ⁄ể được sử dụng tiếp để đặt cọc «·\
⁄#«?¦⁄ứng khoán
1.1.3.2/ Nhược điểm của giao dịch ký quỹ đối với nhà đầu tư.
Không phải tất cả các loại chứng khoán đều được mua bằng hình thức giao dịch kýquỹ Theo đó các chứng khoán vô danh, OTC, IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công
Trang 18chúng) không được phép mua bằng hình thức giao dịch kỹ quỹ Điều này làm giới hạndanh mục đầu tư của các NĐT Nhà đầu tư phải trả lãi và phí hoa hồng cho khoản vaynên nợ càng cao lãi phải trả càng nhiều Điều này làm giảm thu nhập và vốn của NĐT.
NĐT không được quyền kéo dài thời gian của lệnh gọi ký quỹ Đó là yêu cầu mà
họ phải hoàn trả toàn bộ hoặc một phần nợ của họ bằng tiền mặt, hoặc nộp thêm chứngkhoán từ bên ngoài vào tài khoản hoặc bán một số chứng khoán trong tài khoản của họ.CTCK có thể tăng những yêu cầu duy trì của nội bộ công ty để hạn chế bớt nhữngrủi ro cho công ty bất cứ lúc nào mà không bắt buộc phải thông báo trước cho NĐT.Những thay đổi này có thể dẫn đến một lệnh gọi, nếu NĐT không đáp ứng được yêucầu này công ty có thể thanh toán hoặc bán chứng khoán trong tài khoản của NĐT
Trong trường hợp giá chứng khoán đang giảm, việc giải chấp chứng khoán để thu hồi
nợ của CTCK có thể dẫn đến thua lỗ cho NĐT
1.1.3.3/ Rủi ro của nhà đầu tư khi sử dụng giao dịch ký quỹ
Nhà đầu tư có thể mất nhiều tiền hơn số họ đã đầu tư Vì tài khoản giao dịch ký quỹliên quan đến rủi ro thua lỗ cao hơn tài khoản tiền mặt và có thể thua lỗ nhiều hơn số
tiền NĐT đã đầu tư ban đầu
NĐT có thể bị bắt buộc phải bán một phần hoặc tất cả chứng khoán khi giá chứng
khoán giảm Trong trường hợp cần thiết, CTCK có thể bán một phần hoặc tất cả chứngkhoán của NĐT mà không cần hỏi ý kiến của họ Trong trường hợp này, NĐT ở thế bị
động và không có quyền quyết định đối với khoản đầu tư của họ
1.1.4/ Tìm hiểu qui trình hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán.
Ở các TTCK phát triển, thủ tục để thực hiện giao dịch ký quỹ thông thường như
sau:
Thực hiện giao dịch ký quỹ, khách hàng phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch
ký quỹ với CTCK Sau khi mở tài khoản giao dịch ký quỹ, khách hàng được vay một
tỷ lệ nhất định so với giá trị số chứng khoán định mua Tỷ lệ vay tối đa tại hầu hết các
nước là 50% giá trị đặt mua, một số nước cho vay tới 70% giá trị đặt mua Khách hàng
Trang 19sẽ cầm cố bằng chính số chứng khoán mua được từ tài khoản giao dịch ký quỹ để đảmbảo cho khoản vay.
Sau khi giao dịch, nhà đầu tư phải đảm bảo tỷ lệ ký quỹ duy trì Tỷ lệ này được đobằng công thức: (MV-D)/MV, trong đó, MV là giá trị thị trường của chứng khoán thếchấp, D là giá trị khoản vay Tỷ lệ này thấp hơn tỷ lệ cho vay nói trên và thông lệ trongkhoảng 35%-50% Trường hợp tỷ lệ ký quỹ duy trì cao hơn mức nói trên, nhà đầu tư cónghĩa vụ đóng thêm tài sản ký quỹ (tiền hoặc chứng khoán) để đảm bảo tỷ lệ ký quỹduy trì Nếu không đóng thêm, CTCK có quyền bán chứng khoán trong tài khoản giaodịch ký quỹ để thu hồi nợ vay
Hình 1.1: Giao dịch có sử dụng đòn bẩy
Ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể về giao dịch ký quỹ, nhưng có các hình thứcnhư cầm cố chứng khoán, thấu chi hợp tác đầu tư, và cho vay bảo chứng để chỉ hoạtđộng của giao dịch ký quỹ trên thị trường chứng khoán Do quy định về chức năng
hoạt động của công ty chứng khoán hạn chế nên những hoạt động này chủ yếu là giữangân hàng và NĐT thông qua CTCK
Nhận xét nghiệp vụ giao dịch ký quỹ chứng khoán nếu được áp dụng tại ngân hàng:
a Ưu điểm :
Trang 20- Ngân hàng thận trọng, cho vay thận trọng, thị trường an toàn hơn.
- Ngân hàng bị khống chế về cho vay chứng khoán
- Tạo sự minh bạch cho nhà đầu tư
Ở Việt Nam, theo Thông tư Số 74/2011/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch chứng
khoán thì quy trình giao dịch ký quỹ như sau:
Nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch ký quỹ phải mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại
công ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch chứng khoán Tại mỗicông ty chứng khoán nơi nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, nhà đầu tư chỉ được phép
mở một tài khoản giao dịch ký quỹ Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tàikhoản giao dịch ký quỹ của nhà đầu tư với các tài khoản giao dịch khác
Chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ là cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đangniêm yết trên SGDCK đáp ứng yêu cầu về chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ
theo quy định của UBCKNN Công ty chứng khoán có nghĩa vụ công bố công khai
danh mục chứng khoán mà công ty thực hiện giao dịch ký quỹ
1.2/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán
1.2.1/ Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với thị trường chứng khoán
Có kinh doanh là có vay nợ, do vậy hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ "Đònbẩy tài chính" sẽ còn có đất để phát triển Lợi ích của hoạt động này (đối với nhà đầu
tư, đối với tổ chức cung ứng dịch vụ và đối với thị trường) đã quá rõ, vấn đề còn lại là
từng thành viên tham gia phải tìm cách để giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất màhoạt động này có thể gây ra
Trang 21Vai trò to lớn nhất của giao dịch ký quỹ đối với thị trường chứng khoán là góp phầnlàm gia tăng tính thanh khoản, khuyến khích thêm nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệptham gia thị trường, tiến gần hơn tới TTCK thế giới.
Với quy mô niêm yết và giao dịch sẽ tăng lên nhanh chóng trong những năm tới,
điều hiển nhiên là nhu cầu vay đầu tư chứng khoán sẽ càng nhiều thêm Các ngân hàngthương mại sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu vay cho từng cá nhân vì chi phí thẩmđịnh các khoản vay và kiểm soát rủi ro tín dụng sẽ rất lớn Trong khi thực tế trên thế
giới, các ngân hàng thương mại không trực tiếp cho nhà đầu tư vay mua chứng khoán
mà kênh tín dụng này được thực hiện qua các công ty môi giới chứng khoán Nhà đầu
tư được vay một phần tiền từ các công ty chứng khoán theo tỷ lệ ký quỹ ban đầu v à
cam kết dùng tài sản thế chấp chính là các chứng khoán
Giao dịch ký quỹ đang là nhu cầu chính đáng và bức thiết của đa số các nhà đầu tư,của các công ty môi giới chứng khoán, ngân hàng thương mại và cũng là đòi hỏi chính
đáng để thị trường phát triển Nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính trong giao dịch ký
quỹ là đòn bẩy có nguyên tắc, được kiểm soát và thừa nhận của pháp luật Với xu thếcủa thị trường tăng trưởng, xác suất cao để nhà đầu tư thành công trong việc sử dụng
đòn bẩy tài chính Các công ty chứng khoán cũng có nguồn thu tốt hơn nhờ khối lượng
giao dịch tăng vọt Nhưng quan trọng hơn cả là tính thanh khoản của thi trường sẽ tăng
đáng kể và đó là cơ sở để thị trường sơ cấp phát triển Giao dịch tăng đột biến vừa qua
là bằng chứng cho thấy không chỉ nhà đầu tư được lợi mà công ty chứng khoán ápdụng đòn bẩy cũng gặt hái siêu lợi nhuận
ột trong những tác động dễ thấy nhất của £ \›? ịch ký quỹ đối với ⁄ị trường
chứng khoán lŸ? ẽ đưa giá chứng khoán dần trở về với giá ‒ị thực ¦ủa nó Thật vậy,nhà đầu tư chỉ kinh doanh bằng tŸ ? ¤⁄›ản ¤6? fl·ỹ ¤⁄ ? ‹Ÿ›? ⁄ọ ‹⁄ận thấy giá chứngkhoán đó đang ⁄ấp hơn £ Ž? ‒ị thực của nó, vŸ? ⁄ọ ti#‹ J›Ž‹ rằng giá sẽ tăng trong
tương lai Theo qui luật thị trường, cung tăng đến «ức mà đủ lớn hơn cầu sẽ đẩy giá
Trang 22tăng vŸ? ẽ đến lúc bằng hoặc cao hơn giá ‒ị thực th%?⁄ọ sẽ bán chứng khóan để hiện
thực hóa lợi nhuận của m%‹⁄M
j⁄ ? £ \›? ịch ký quỹ được phép thực hiện tr#‹? ⁄ị trường chứng ¤⁄›Ž‹? ⁄%? ‹,? ẽ
làm tăng tính thanh khoản cho thị trường vŸ? ừ đó sẽ lŸ«?¦⁄› ⁄ị trường trở nên năng
động hơn uới sự phát triển của sản phẩm £ \›? ịch ký quỹ ẽ làm tăng tính ¦⁄·„#‹
‹£⁄ ệp hơn cho nhà đầu tư, từ đó sẽ lŸ«?£ ảm dần đi những tác động ‚ấu đối với thịtrường chứng khoán do sự ít hiểu biết, do “tâm lý đám đông” ¦ủa nhà đầu tư gây nên
1.2.2 / Vai trò của giao dịch ký quỹ chứng khoán đối với các nhà đầu tư
Nếu như giao dịch ký quỹ chỉ có lợi cho thị trường chứng khoán mà không mang
đến lợi ích nào cho nhà đầu tư thì cũng sẽ không thể phát triển được Không phải ngẫu
nhiên mà hoạt động này lại được phát triển lâu đời ở các thị trường tài chính và thị
trường chứng khoán phát triển mà bởi vì sự hấp dẫn của nó đối với nhà đầu tư rất lớn
Vai trò của giao dịch ký quỹ đối với các nhà đầu tư là giúp họ có cơ hội để gia tăng lợinhuận nhanh
Sự thật không thể phủ nhận việc sử dụng công cụ tài chính đòn bẩy đem lại lợinhuận cao và nhanh cho nhà đầu tư Với khoản tiền ký quỹ 100 triệu đồng, nhà đầu tư
có thể giao dịch lên đến 200 – 300 triệu đồng Khi thị trường tăng điểm, có những mã
cổ phiếu tăng trần 3 – 4 phiên liên tiếp đã đem lại khoản lợi nhuận rất hấp dẫn Từ khả
năng sinh lời cao chỉ với số vốn ít đã kích thích nhà đầu tư sử dụng giao dịch ký quỹ do
mong muốn kiếm lời nhanh
Tại sao sử dụng ký quỹ ? Tất cả là lực đòn bẩy Vì rằng các công ty vay tiền để đầu
tư vào các dự án, nhà đầu tư có thể vay tiền từ các công ty chứng khoán, ngân hàng và
có lực đòn bẩy cho lượng tiền mặt họ đầu tư Lực đòn bẩy sẽ khuếch đại mỗi điểm tăngcủa cổ phiếu Nếu nhà đầu tư có một sự đầu tư đúng, ký quỹ sẽ tăng lợi nhuận của nhà
đầu tư một cách đáng kể
Một khoản ký quỹ ban đầu 50% cho phép bạn - NĐT mua gấp đôi lượng cổ phiếu
mà họ có thể mua bằng tiền mặt trong tài khỏan Rất đơn giản để nhận thấy NĐT có
Trang 23thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách sử dụng tài khoản ký quỹ hơn là giao dịchbằng tiền mặt thuần túy Vấn đề đặt ra là liệu cổ phiếu của NĐT có tăng hay không.Các chuyên gia đầu tư luôn tranh cãi liệu có nên đầu tư vào những cổ phiếu đang tănghay không Chúng ta không cân nhắc các tranh luận ở đây, nói một cách đơn giản là kýquỹ đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư tăng lợi nhuận.
Để minh họa rõ nét hơn sức mạnh của lực đòn bẩy là thông qua một ví dụ Hãytưởng tượng một tình huống mà chúng ta đều muốn trải qua tạo ra lợi nhuận khổng lồ:
Chúng ta sẽ giữ 20.000 USD giá trị của cổ phiếu mua bằng cách sử dụng 10.000USD ký quỹ và 10.000 USD tiền mặt Cổ phiếu của Công ty Cory’s Tequilla giao dịchvới giá 100 USD và bạn cảm nhận rằng nó sẽ tăng giá đáng kể Thông thường, bạn chỉ
có thể mua 100 cổ phiếu (100 x $100 = $10,000) Do bạn đầu tư ký quỹ, bạn có thểmua 200 cổ phiếu (200 x $100 = $20,000)
Công ty Cory’s Tequilla đã chọn Jennifer Lopez là người phát ngôn và giá cổ phiếu
tăng chóng mặt lên 25% Khoản đầu tư của bạn bây giờ là 25.000 USD (200 cổ phiếu x
$125) và bạn quyết định rút tiền mặt ra Sau khi trả cho công ty môi giới khoản tiền10.000 USD bạn vay, bạn nhận 15.000 USD lợi nhuận Đó là 50% lợi nhuận mặc dù cổphiếu chỉ tăng 25% Luôn nhớ rằng, những phí tổn này sẽ được trừ từ lợi nhuận
1.3/ Tìm hiểu việc áp dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán ở một số nước trên thế giới
1.3.1/ Tìm hiểu hoạt động giao dịch ký quỹ ở thị trường chứng khoán Mỹ
Đối với một số nước như Mỹ không có các tổ chức chuyên doanh lĩnh vực tài chính
chứng khoán mà rất nhiều tổ chức tài chính như NHTM, nhà môi giới chứng khoán
được phép tham gia vào hoạt động này như là một trong các nghiệp vụ kinh doanh.Trước năm 1920, không có quy định nào điều chỉnh hoạt động tài chính chứng khoán
phục vụ cho giao dịch ký quỹ Sau cuộc đại suy thoái năm 1929, vấn đề này mới đượcpháp luật Mỹ đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn ngừa các tổ chức tài chínhcho vay quá mức Hiện nay, hoạt động tài chính chứng khoán chịu sự điều chỉnh của
Trang 24Quy chế của Cục Dự trữ liên bang Tuy nhiên, hoạt động vay và cho vay chứng khoáncủa các tổ chức này cũng được kiểm soát nghiêm ngặt để ngăn ngừa tình trạng cho vayquá mức, dẫn đến rủi ro hệ thống Cho dù thực hiện theo mô hình nào thì hoạt động
này đều có một điểm chung là: vì đây là các hoạt động giao dịch phức tạp và ẩn chứa
nhiều rủi ro nên thường chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật và thường bị hạn chế
đối với các TTCK mới thành lập
1.3.2/ Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Đài Loan
Ngay khi TTCK vừa ra đời, năm 1962 một số giao dịch ký quỹ đã được cho phépthực hiện một cách hạn chế Tháng 6/1974, theo yêu cầu của công chúng đầu tư về việc
mở rộng hoạt động giao dịch ký quỹ nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTCK trong bốicảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Đài
Loan (TSPC) đã ban hành “Hướng dẫn về hoạt động cho vay để mua chứng khoán và
cho vay chứng khoán của các định chế tài chính”, đồng thời hướng dẫn Ngân hàngTruyền thông, Ngân hàng Đài Loan và Ngân hàng Đất đai tổ chức thực hiện các giaodịch ký quỹ Tháng 8/1979, “Quy chế quản lý ngành tài chính chứng khoán” được ban
hành, sau đó, Công ty tài chính chứng khoán Fuh-Hwa được thành lập và đi vào hoạtđộng ngày 21/4/1980 với tư cách là một tổ chức tài chính chuyên thực hiện các hoạtđộng giao dịch ký quỹ chứng khoán Tháng 1/1990, Luật Chứng khoán và giao dịch
chứng khoán được sửa đổi, cho phép các CTCK thực hiện vay và cho vay chứngkhoán Kể từ năm 1994, hoạt động tài chính chứng khoán được mở rộng, TSPC chophép thành lập hàng loạt Công ty tài chính chứng khoán như Global, Fu Bon, Entie,
đánh dấu sự chấm dứt một giai đoạn ngành tài chính chứng khoán giữ vai trò địnhhướng chính sách trong lĩnh vực chứng khoán, chuyển sang giai đoạn kinh doanh trên
cơ sở cạnh tranh thực sự Giá trị giao dịch ký quỹ trên tổng giá trị giao dịch toàn thịtrường tăng mạnh, từ 14,87% năm 1990 lên trên 38,29% năm 2001
1.3.3/.Sự phát triển giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Nhật Bản
Trang 25Tại Nhật Bản, nhiều Công ty tài chính chứng khoán đã được thành lập sau Chiếntranh Thế giới lần thứ II bằng cách chuyển đổi các CTCK hiện tại nhằm mục đích ổn
định và tăng cường hoạt động của các CTCK thông qua việc cung cấp các khoản vay
để thực hiện giao dịch ký quỹ Sau khi Luật Chứng khoán và Giao dịch Chứng khoánđược sửa đổi năm 1955, các Công ty tài chính ckhoán thành lập phải được Bộ Tài
chính cấp phép Sau thời gian này, 9 Công ty tài chính chứng khoán đã được sáp nhập
thành 3 công ty để tăng cường chức năng tài chính chứng khoán, đó là Công ty tài
chính chứng khoán Nhật Bản (vốn điều lệ 10 tỷ Yên), Công ty tài chính chứng khoánOsaka (vốn điều lệ 3,5 tỷ Yên) và Công ty tài chính chứng khoán Chubu (vốn điều lệ
200 triệu Yên) (tính đến tháng 6/2003) Đặc thù của hệ thống các Công ty tài chínhchứng khoán tại các nước này là không đặt ra mục tiêu kinh doanh mà chủ yếu nhằmmục tiêu bình ổn giá cả và phát triển TTCK thông qua việc hỗ trợ các giao dịch chứngkhoán Việc thành lập các Công ty tài chính chứng khoán theo mô hình này đáp ứng
được nhu cầu thúc đẩy hoạt động giao dịch của thị trường, song vẫn đảm bảo khả năng
quản lý chặt chẽ để giảm thiểu khả năng rủi ro, đặc biệt là với các thị trường mới thànhlập do vay và cho vay chứng khoán về bản chất là các giao dịch phức tạp và ẩn chứanhiều rủi ro nếu hệ thống quản lý thị trường không đủ hiệu quả
1.3.4/ Bài học kinh nghiệm khi áp dụng giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt Nam
Một là thành lập Công ty tài chính chứng khoán Trong trường hợp của Việt Nam,với đặc thù TTCK còn rất non trẻ, trước mắt có thể nghiên cứu để triển khai hoạt độngvay và cho vay chứng khoán theo mô hình thành lập Công ty tài chính chứng khoán
như là một cơ quan thực hiện chính sách thị trường chứ không phải vì mục tiêu lợi
nhuận (giống như Hàn Quốc, Nhật Bản)
Trước thực trạng hơn 100 CTCK với quy mô vốn, trình độ quản lý và công nghệ rất
khác nhau ở Việt Nam hiện nay, việc áp dụng cơ chế giao dịch ký quỹ sẽ đặt ra nhữngthách thức không nhỏ Để cơ chế giao dịch ký quỹ vận hành hiệu quả dưới sự quản lý
Trang 26giám sát có hệ thống, cần có sự hiện diện của một định chế tài chính đặc biệt đóng vaitrò "nhà cái" cho các CTCK tham gia cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ.
Hình 1.2: Mô hình Công ty tài chính chứng khoán
Theo mô hình này, người đầu tư mở tài khoản, ký quỹ ban đầu và vay tiền/chứng
khoán để giao dịch CTCK đóng vai trò trung gian cung cấp dịch vụ cho vay
tiền/chứng khoán, với "nhà cái" là Công ty tài chính chứng khoán Mô hình này chophép "nhà cái" đặt ra luật chơi đồng bộ đối với giao dịch ký quỹ, cũng như xây dựng
hệ thống quản lý rủi ro và giám sát tập trung Sự hiện diện của công ty tài chính chứngkhoán không chỉ cho phép các CTCK nhỏ có thể cung cấp dịch vụ, mà ngay nhữngCTCK lớn cũng có thể nhờ cậy như người cho vay cuối cùng khi cần
Mục tiêu của việc thành lập Công ty tài chính chứng khoán thể hiện ở việc thúc đẩycác hoạt động giao dịch chứng khoán, bình ổn thị trường, tăng tính thanh khoản cho
TTCK Do đó, Chính phủ phải đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Công ty tài
chính chứng khoán Việt Nam, trong đó có sự cân nhắc các điều kiện thực tế của nềnkinh tế và TTCK Trong thời gian đầu, do Chính phủ phải đóng vai trò chủ chốt trongviệc quản lý và điều tiết hoạt động tài chính chứng khoán, mô hình phù hợp là công ty
sở hữu Nhà nước hoặc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối
Người đầu tư
CTCK
Công ty tài chính chứng
khoán
Tổ chức thanh toán
Trang 27Hai là cần thiết phải hình thành một hành lang pháp lý cho hoạt động vay và chovay chứng khoán, bao gồm các Quy chế về hoạt động vay và cho vay chứng khoán và
bổ sung các quy định tại các văn bản pháp luật liên quan (Quy chế về đăng ký, lưu ký,thanh toán bù trừ chứng khoán), trong đó những nội dung chính cần phải đề cập baogồm:
Đầu tiên là chủ thể tham gia giao dịch vay và cho vay chứng khoán: bao gồm tổ
chức thanh toán trung tâm là Trung tâm lưu ký chứng khoán, thực hiện vai trò là đối
tác trung tâm điều phối hoạt động hạch toán, chuyển khoản chứng khoán vay, tài sản
bảo đảm, thực hiện thanh toán cho các thành viên là các CTCK Như vậy, TTLKCKchỉ đơn thuần làm trung gian cho các giao dịch trong hệ thống trên cơ sở ghi sổ Bênvay và cho vay là các nhà đầu tư, các CTCK, quỹ đầu tư chứng khoán, các tổ chức tíndụng, NHTM Bên đối tác trung gian là Công ty tài chính chứng khoán đượcUBCKNN cấp phép thực hiện hoạt động vay và cho vay chứng khoán Bên cạnh đóchứng khoán được phép vay và cho vay chỉ nên hạn chế ở những chứng khoán niêmyết tại TTGDCK, SGDCK Ngoài ra, chứng khoán phải đáp ứng được các điều kiện làkhông thuộc diện chứng khoán đang bị kiểm soát hoặc bị cấm giao dịch
Ngoài ra, tài sản bảo đảm được sử dụng trong giao dịch vay và cho vay chứngkhoán là các chứng khoán niêm yết trên TTGDCK, SGDCK hoặc là tiền mặt Nếuchứng khoán được sử dụng làm tài sản bảo đảm, các chứng khoán này cũng phải đáp
ứng được các điều kiện như chứng khoán được phép vay và cho vay Tài sản bảo đảmthường được định giá thấp hơn giá trị thực tế được xác định vào thời điểm thực hiện
giao dịch
Cuối cùng, theo thông lệ quốc tế cần quy định rõ giao dịch vay và cho vay chứngkhoán phải thực hiện trên cơ sở Hợp đồng mẫu và phải làm thành văn bản, trong đóbao gồm các nội dung chính về: Tư cách các bên tham gia giao dịch; Quyền sở hữu đốivới chứng khoán và tài sản bảo đảm; Loại tài sản bảo đảm, tỷ lệ tài sản bảo đảm đượcchấp thuận; Những thỏa thuận về việc giao tài sản bảo đảm và duy trì một tỷ lệ tài sản
Trang 28bảo đảm phù hợp khi việc định giá theo giá thị trường có biến động lớn Các quy định
cụ thể hóa quyền của các bên đối tác về việc thay thế tài sản bảo đảm (nếu có); Cách
xử lý số cổ tức được thanh toán và các quyền khác liên quan tới chứng khoán vay vàtài sản đảm bảo, trong đó bao gồm cả thời điểm thực hiện thanh toán; Các thỏa thuận
về việc xử lý những sự kiện phát sinh liên quan đến quyền đối với công ty; Các bướcthu hồi chứng khoán và cách xử lý nếu chứng khoán đó không được giao; Trường hợpmất khả năng thanh toán, quyền và trách nhiệm sau đó của các bên đối tác; Khiếu nạigiữa các bên trong trường hợp mất khả năng thanh toán
Kinh nghiệm ở nhiều nước cho thấy việc áp dụng Hợp đồng mẫu (đã được kiểm
soát) là phương án có thể giảm thiểu rủi ro và là đảm bảo chắc chắn về mặt pháp lý chocác bên trong trường hợp có sự xung đột pháp luật với các văn bản pháp lý khác có liên
quan (ví dụ như các quy định của luật dân sự về vấn đề vay tài sản)
Trang 29Kết luận chương I:
Chương I đã trình bày những vấn đề về giao dịch ký quỹ chứng khoán cũng như vai
trò của giao dịch kỹ quỹ chứng khoán đối với từng loại thị trường Đồng thời rút ra
được một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc nghiên cứu hoạt động giao
dịch ký quỹ ở hầu hết các nước trên thế giới Qua phân tích trên cho thấy vai trò củagiao dịch ký quỹ không thể thiếu ở bất kỳ thị trường nào nhưng để thị trường hoạt độnghiệu quả và giảm thiểu rủi ro thì nó đòi hỏi sự vận dụng khéo léo và khoa học
Trang 30CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VÀ NHU CẦU PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH KÝ QUỸ CHỨNG
KHOÁN TẠI CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1/ Thực trạng hoạt động của một số công ty chứng khoán tiêu biểu trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ 2008 đến nay
2.1.1/ Giới thiệu sơ lược về một số công ty chứng khoán Việt Nam tiêu biểu.
Trong hoạt động cung cấp dịch vụ chứng khoán, CTCK có thể cung cấp nhiều loạisản phẩm tài chính, nhưng tùy theo từng thị trường, để đảm bảo sự an toàn, phát triểnbền vững của TTCK, nhiều nước cho phép áp dụng từng loại sản phẩm với các mức độquản lý khác nhau
Tại Việt Nam, tính đến tháng 9.2011, đã có 102 CTCK được cấp phép hoạt độngvới tổng vốn điều lệ trên 33.000 tỷ đồng và đang cung cấp dịch vụ chứng khoán chogần 1,1 triệu nhà đầu tư Thị trường càng phát triển thì càng cần phải có các nghiệp vụ
để đáp ứng nhu cầu của thị trường, trong đó có giao dịch ký quỹ Tuy nhiên, nghiệp vụ
mới nào được áp dụng cũng có những lợi ích và rủi ro nhất định
2.1.2/ Phân tích tình hình hoạt động của một số công ty chứng khoán Việt Nam tiêu biểu trong giai đoạn 2008- 2011
2.1.2.1/ Tình hình hoạt động của một số công ty chứng khoán Việt Nam tiêu biểu trong năm 2008
Năm 2008 là một năm đầy thăng trầm của TTCK Việt Nam Có thể nói, đây là năm
có nhiều biến động nhất trong suốt hơn 8 năm phát triển của thị trường Trong nămnày, hầu hết các CTCK đều làm ăn thua lỗ Từ nhiều năm qua, nổi bật trong khối cácCTCK là CTCK Sài Gòn vẫn ghi nhận mức lãi sau thuế là 250 tỷ đồng Tuy nhiênkhoản lãi này có được cũng là nhờ vào việc mua bán trái phiếu, chứ không phải lợinhuận từ mua bán cổ phiếu trên TTCK
Trang 31Bảng 2.1 : Tổng hợp lợi nhuận của các CTCK năm 2008
Đơn vị tính: tỷ đồng
điều lệ
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận trên Vốn điều lệ
Trích lập dự
phòng
CTCK Ngân hàng BIDV 700 478.923 -554.088 -79.16% 633.497CTCK Bảo Việt 451.50 162.841 -452.401 -100.20% 445.187CTCK Kim Long 503.63 302.017 -347.443 -68.99% 0
CTCK Âu Việt 300 47.077 -172.504 -57.50% 6.356CTCK Hải Phòng 239.40 56.199 -119.801 -50.04% 87.746CTCK An Bình 397 103.838 -94.417 -23.78% 1.935CTCK VN-Direct 300 204.781 -86.167 -28.72% 105.772CTCK Eurocapital 150 17.373 -58.219 -38.81% 30.845CTCK Nam An 140 6.945 -57.931 -41.38% 3.969
CTCK Gia Quyền 135 13.227 -35.489 -26.29% 0
CTCK VNS 161 22.210 -29.490 -18.32% 6.349CTCK Artex 135 13.113 -21.854 -16.19% 9.29CTCK Tràng An 139 28,265 -19.368 -13.93% 8.11
CTCK Đông Dương 125 1,810 -13.397 -10.72% 1.296CTCK Tầm Nhìn 25 2,038 -8.025 -32.10% 0
CTCK Nam Việt 46 0.277 -3.845 -8.36% 0
CTCK Anpha 58.62 22.124 0.048 0.08% 8.308CTCK Việt Tín 71.43 18.596 0.082 0.11% 3.989CTCK Vincom 300 54.584 0.083 0.03% 4.386CTCK Beta 300 46.238 0.573 0.19% 7.606CTCK Nhấp và Gọi 135 26.469 7.107 5.26% 0
CTCK Habubank 150 107.696 10.540 7.03% 52.172CTCK TP.HCM 394.63 231.374 10.540 5.97% 200.638CTCK Sài Gòn 1366.67 1135.99 23.543 18.33% 25.703CTCK Quốc Gia 50 0 250.517 0.00% 23.781
Nguồn: Tổng hợp từ HOSE, HASTCKinh doanh thua lỗ khiến nhiều công ty chứng khoán tiến hành cắt giảm nhân lực,thu gọn công sở, giảm tối đa chi phí duy trì hoạt động của công ty Một điều may mắn
đó là các công ty chứng khoán không sử dụng tất cả tiền của mình để đầu tư Tuy nhiên
Trang 32số tiền lỗ từ việc thị trường sụt giảm năm qua đã làm giảm đến 30 - 40% vốn chủ sởhữu của các công ty.
Phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính năm 2008 tóm tắt cho thấy, các CTCK thua lỗ
chủ yếu do hoạt động tự doanh CTCK Bảo Việt phải trích lập các khoản đầu tư lên tới
hơn 445 tỷ đồng, CTCK VNDirect trích 105,8 tỷ đồng, CTCK Hải Phòng trích 87,7 tỷđồng… Chỉ có hai CTCK có khoản trích lập tương đối lớn, nhưng vẫn duy trì được kết
quả kinh doanh có lãi là CTCK TP HCM (trích lập 200 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế23,54 tỷ đồng) và CTCK Sài Gòn (trích lập 25,7 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 250,5 tỷ
đồng) Riêng CTCK Kim Long, dù đã cắt lỗ các khoản đầu tư từ quý IV/2008 nên
không phải trích lập dự phòng, nhưng Kim Long cũng có khoản lỗ lên tới 347,44 tỷ
đồng, tương đương 70% vốn điều lệ Sự thua lỗ của CTCK là do diễn biến TTCK suy
giảm và kém thanh khoản trong năm 2008 Những CTCK có nghiệp vụ chính là môigiới và tư vấn cũng thua lỗ
2.1.2.2/ Tình hình hoạt động của một số công ty chứng khoán Việt Nam tiêu biểu trong năm 2009
Năm 2009 là năm nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do tác động của khủng
hoảng tài chính toàn cầu Tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục, tạo đà
cho các bước tăng trưởng của những năm tiếp theo Trong năm 2009 hoạt động của các
CTCK tiêu biểu được thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, mạng lưới, quy mô hoạt động của CTCK ngày càng được mở rộng, với 80chi nhánh, 42 phòng giao dịch đang hoạt động tập trung ở nhiều tỉnh, thành phố lớn
như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Hải Phòng Cùng với sự phát
triển mạng lưới hoạt động, số lượng tài khoản giao dịch tại các CTCK cũng tăng mạnhvới tổng số tài khoản trên 800.000 tài khoản, tăng 1,5 lần so với năm 2008
Thứ hai, cùng với sự gia tăng khối lượng giao dịch, các CTCK đã thực hiện trên5.000 hợp đồng tư vấn và bảo lãnh phát hành Tính đến cuối năm 2009 đã có gần 80CTCK hoạt động có lãi trong năm 2009 Quy mô vốn hoạt động của các CTCK ngày
Trang 33càng được nâng cao Tính đến cuối năm 2009, tổng số vốn điều lệ của các CTCK là
24.855 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm 2008
Thứ ba, số lượng người hành nghề kinh doanh chứng khoán ngày càng tăng Tính
đến nay, UBCKNN đã cấp chứng chỉ người hành nghề chứng khoán cho 2.744 nhân
viên
Năm 2009, các công ty chứng khoán này đạt 12.280 tỷ đồng doanh thu Tổng lợi
nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 5.559 tỷ và 5.061 tỷ đồng
2.1.2.3/ Tình hình hoạt động của một số công ty chứng khoán Việt Nam tiêu biểu trong năm 2010
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010 của các CTCK, tổng doanh thu của 101CTCK đạt xấp xỉ 15.800 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế đạt 2.374 tỷ đồng và lợi nhuậnsau thuế đạt 1.805 tỷ đồng Bốn công ty có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng là Agriseco(1.657 tỷ đồng), SSI (1.504 tỷ), SBS (1.377 tỷ) và TLS (1.312 tỷ) Trong số 4 công tynày, chỉ có SBS có doanh thu chủ yếu từ hoạt động tự doanh với 1.131 tỷ đồng, chiếm82% doanh thu Doanh thu khác chiếm tới 65% doanh thu của TLS và 59% của AGR
Đối với SSI, tỷ trọng doanh thu tự doanh là 47% và doanh thu khác là 31%
Bảng 2.2: 10 CTCK có doanh thu lớn nhất năm 2010
Đơn vị tính: tỷ đồng
CTCK
viết tắt CTCK
Doanh thu
Môi giới
Tự doanh
Tư vấn
Doanh thu khác
Lợi nhuận trước thuế
AGR Agriseco 1656,6 48,25 625 0,2 975,3 262,76SSI Sài gòn 1503,6 176,0 710 108,2 473 902,8
Trang 34Qua bảng số liệu trên, tổng doanh thu môi giới của các CTCK trong năm 2010 là2.692 tỷ đồng Trong đó, đứng đầu là TLS với 234 tỷ đồng doanh thu môi giới chiếm8,7% SSI đứng thứ 2 với 176 tỷ đồng chiếm 6,5% Doanh thu môi giới của cácCTCK này bao gồm các khoản thu nhập từ lãi tiền gửi, cung cấp các dịch vụ cho nhà
đầu tư như đòn bẩy, repo… Nếu không tính những công ty chứng khoán có tỷ trọng
hoạt động trái phiếu lớn, thì hầu hết các CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu lớn cũng
thường có doanh khác lớn như SSI, TLS, HSC, FPTS… Những khoản doanh thu khácnày thường lớn hơn nhiều so với doanh thu môi giới
Một số CTCK có doanh thu tư vấn rất lớn (đứng đầu là FPTS với 188 tỷ đồng), đây
có thể là do cách các công ty này ghi nhận doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ cho nhà
đầu tư vào “Doanh thu tư vấn” thay vì ghi nhận vào “Doanh thu khác” như phần lớn
các CTCK khác vẫn làm SSI vẫn duy trì được mức lãi lớn hơn hẳn các công ty khácvới 903 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 690 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Sáu công tychứng khoán khác có mức lãi trước thuế trên 100 tỷ là Agriseco (263 tỷ), HSC (228tỷ), FPTS (210 tỷ), VNDirect (141 tỷ), HBBS (127 tỷ) và SBS (104 tỷ)
Bảng 2.3: 10 CTCK có lợi nhuận lớn nhất năm 2010 (Đơn vị tính: tỷ đồng) CTCK Doanh thu Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế
Trang 35mức lỗ là hơn 619 tỷ đồng Trong đó có 12 công ty lỗ trên 10 tỷ đồng Dẫn đầu là KLS-172,8 tỷ), BVS (-92,7 tỷ), KIS Việt Nam (-57,6 tỷ), HPC (-48,7 tỷ)…
Bảng 2.4: 10 CTCK lỗ nhiều nhất năm 2010 ( Đơn vị tính: tỷ đồng )
CTCK Doanh thu Lợi nhuận trước thuế
Bảng 2.5: 10 CTCKcó lỗ lũy kế lớn nhất đến cuối năm 2010 ( Đơn vị tính: tỷ đồng)
CTCK Lỗ lũy kế Vốn điều lệ Lợi nhuận trước
Trang 362.1.2.4/ Tình hình hoạt động của một số công ty chứng khoán Việt Nam tiêu biểu trong năm 2011
Trong năm 2011, các CTCK liên tiếp thua lỗ, thay tên đổi chủ, thu hẹp hoạt động,đóng cửa, tin đồn và kiện tụng là những sự kiện chính mà các công ty gặp phải
Lỗ nhiều nhất là CTCK Sài Gòn – Hà Nội (381 tỷ đồng), do nhiều chi phí tăng độtbiến như chi phí dự phòng nợ khó đòi (108 tỷ đồng), lỗ tự doanh (252,9 tỷ đồng)
Tương tự công ty chứng khoán BIDV (lỗ 208 tỷ đồng), CTCK VN Direct (lỗ 202 tỷđồng), CTCK Sacombank (lỗ 619,8 tỷ đồng) lỗ chủ yếu do chi phí hoạt động kinh
doanh, quản lý tăng trong khi doanh thu lại giảm so với cùng kỳ 2010
Bảng 2.6: Danh sách các CTCK lỗ năm 2011 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
Trang 37Điểm qua danh sách các CTCK báo lãi trong năm 2011 thì CTCK HSC là công ty
lãi nhiều nhất thị trường với lợi nhuận 194,4 tỷ, nhưng doanh thu môi giới của HSCcũng giảm đến 50% và hoạt động tự doanh giảm 76%
CTCK Kim Long lãi 184 tỷ đồng nhưng khoản này chủ yếu là lãi tiền gửi ngânhàng của khoản tiền mặt gần 2.000 tỷ đồng từ đầu năm, còn doanh thu môi giới củaCTCK Kim Long giảm74%, tự doanh giảm 64% trong năm 2011 CTCK Agriseco lãi
90 tỷ đồng nhưng chỉ bằng 56% lợi nhuận năm 2010, doanh thu môi giới CTCKAgriseco giảm 45%
CTCK VietinBank lãi 80 tỷ đồng nhưng trước đó cũng điều chỉnh kế hoạch lợinhuận từ 120 tỷ đồng về 81,6 tỷ đồng, còn 3 công ty báo lãi nữa là CTCK IVS năm
2011 lãi 170 triệu đồng, chỉ bằng 1% so năm 2010; CTCK Hòa Bình lãi vỏn vẹn 1,2 tỷ
đồng, bằng 5% so năm 2010, hoàn thành 5% kế hoạch năm 2011; CTCK VIX lãi 6,5 tỷđồng, giảm 12% so năm 2010 và hoàn thành 14% kế hoạch năm 2011
Những con số trên cho thấy những CTCK báo lãi năm 2011 cũng có một năm kinhdoanh khá chật vật
Bảng 2.7: Danh sách các công ty báo lãi năm 2011 (Đơn vị tính: tỷ đồng)
đồng, giảm gần 3.200 tỷ so với năm 2010 Công ty chứng khoán Sacombank là dẫn đầu
về mức lỗ còn Công ty chứng khoán HSC có lãi lớn nhất
Trang 38Hiện tại, đến cuối năm 2011 có 27 công ty chứng khoán đang niêm yết, chiếm ¼tổng lượng công ty chứng khoán Kết quả kinh doanh của các công ty này cũng phầnnào thể hiện bức tranh chung của toàn ngành.
2.2/ Thực trạng hoạt động giao dịch ký quỹ chứng khoán tại Việt nam hiện nay 2.2.1/ Thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt nam hiện nay
Tính đến 31/12/2008, tại HOSE có 172 cổ phiểu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết với
giá trị niêm yết đạt khoảng 60.000 tỷ đồng ( tương đương 3,7 tỷ USD) Như vậy, cógần 35 cổ phiếu mới được niêm yết tại HOSE trong năm 2008, giá trị niêm yết tănggần 50% so với năm 2008 Tại HASTC, tổng số doanh nghiệp niêm yết đã tăng lên 168công ty, với tổng giá trị niêm yết đạt hơn 21,715 tỷ đồng ( tương đương 1.4 tỷ USD)
Đây là một năm có khối lượng niêm yết mới cao với 76 bộ hồ sơ từ doanh nghiệp xin
niêm yết và hơn 50 cổ phiếu được chấp thuận và đưa vào giao dịch, giá trị niêm yết
tăng 56% so với năm 2007 Mặc dù số lượng cổ phiếu và giá trị niêm yết tăng rấtnhanh, nhưng thị trường năm 2008 lại chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về quy mô
giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch Tại HOSE, vào thời điểm cuối năm 2008, tổng giátrị vốn hóa chỉ còn 9.3 tỷ USD so với 23 tỷ USD vào cuối năm 2007 (giảm gần 60%).Tổng giá trị giao dịch năm 2008 và giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm gần50% so với năm 2007 Tại HASTC, tổnggiá trị vốn hóa thị trường vào thời điểm cuối
năm 2008 chỉ còn khoảng 55.000 tỷ đồng ( 3.4 tỷ USD), giảm 57% so với thời điểm
cuối năm 2007 Như vậy vào thời điểm cuối năm 2008, tổng giá trị vốn hóa thị trườngcủa cả HOSE và HASTC chỉ còn xấp xỉ 12.7 tỷ USD ( giảm gần 60% so với cuối năm2007) Tỷ trọng quy mô thị trường niêm yết trên GDP năm 2008 chỉ còn khoảng 19%.Nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm trọng của giá trị vốn hóa và giá trị giao dịch chủyếu do giá của hầu hết các chứng khoán đã giảm đáng kể trong giai đoạn này
Trang 39Trong năm 2009, theo Bộ tài chính mức vốn hóa của TTCK Việt Nam đầu tháng 12
vào khoảng 669 nghìn tỷ đồng ( 39 tỷ USD), tương đương 55% GPD của năm 2008 Sovới cuối năm 2008 (225 nghìn tỷ đồng ), mức vốn hóa đã tăng gần gấp 3 lần
Tính đến tháng 12.2009 toàn thị trường đã có 730.000 tài khoản chứng khoán được
mở, tăng thêm 280.000 tài khoản so với thời điểm cuối năm 2008 Tính trong cả năm
2009, giá trị giao dịch toàn thị trường trên HOSE là 423.999 tỷ đồng với 10.432 triệu
cổ phiếu được chuyển giao Tương tự trên sàn Hà Nội tổng giá trị giao dịch là 197.524
tỷ với 5.765 triệu đơn vị được chuyển giao
Bảng 2.8: Tình hình tăng giảm chứng khoán trong kỳ trên HOSE (Từ
1/1/2009-31/12/2009) (đơn vị: 1000 chứng khoán)
Toàn thị trường Cổ phiếu
Chứng chỉ quỹ
Trái phiếu
Chứng khoán khác
Niêm yết mới 3.514.382,81 3.514.382,81 0 0 0
Niêm yết bổ sung 1.073.645,9 1.073.645,9 0 0 0
Hủy niêm yết 122.032,04 100.378,81 0 21.653,23 0
Nguồn: http://www.hsx.vn/
Năm 2009 có thể nói là năm tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng của TTCK Việt Nam
Mặc dù những tháng cuối năm thị trường đã có điều chỉnh giảm do tác động của chínhsách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ nhưng nhìn chung với một chu kỳ tăng điểm kéo
dài hơn 8 tháng trong những tháng giữa năm thì cả năm 2009 TTCK Việt Nam có mộtnăm tăng trưởng rất ấn tượng Điều đặc biệt của TTCK năm nay là giai đoạn thị trường
hồi phục từ đáy 234,66 điểm chủ yếu được dẫn dắt nhờ khối nhà đầu tư cá nhân Sau
đó nhà đầu tư tổ chức mới bắt đầu tham gia thị trường Thị trường hình thành hai đợtsóng tăng lớn từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 6 và từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 10
Sóng giảm là từ đầu năm đến cuối tháng 2, trong tháng 7 và từ cuối tháng 10 đến giữatháng 12
Trang 40Năm 2010 có thể nói là năm niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp mới Điều này xuất
phát một phần từ đà tăng của TTCK trong năm 2009, khiến cho nhiều doanh nghiệpxây dựng kế hoạch niêm yết trong năm 2010 nhằm huy động vốn Bên cạnh đó, Luậtchứng khoán sắp tới có nhiều thay đổi theo hướng khắt khe hơn về quy mô niêm yết dovậy nhiều doanh nghiệp tranh thủ lúc các điều kiện còn đang dễ dàng niêm yết lên
TTCK Tính đến ngày 31/12/2010, số doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn là 622 với
giá trị vốn hóa thị trường là746,1 nghìn tỷ đồng So với năm 2009, số doanh nghiệpniêm yết đã tăng 189 doanh nghiệp (42%), mức tăng cao nhất kể từ khi ra đời củaTTCK Việt Nam
Hình 2.1: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 1.1.2008- 31.10.2011
Nguồn: https://www.vndirect.com.vn/