Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
2,05 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐẶNG TIẾN PHONG
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG TIN
VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ MIỀN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
ĐẶNG TIẾN PHONG
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG TIN
VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ MIỀN NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
TS. Phạm Vũ Thắng
GS.TS. Bùi Xuân Phong
Hà Nội – 2015
LỜI CẢM ƠN
Lời đầ u tiên , Tôi xin chân thành cảm ơn đế n toàn thể Quý Thầ y
, Cô
giáo Trƣờng Đại học kinh tế - Đa ̣i ho ̣c Quố c gia Hà Nô ̣i đã truyền đạt cho Tôi
nhƣ̃ng kiế n thƣ́c quý báu trong thời gian tôi theo ho ̣c ta ̣i Trƣờng.
Tiế p theo, Tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Phạm Vũ Thắng, Thầ y đã
luôn tâ ̣n tình hƣớng dẫn và góp ý giúp Tôi hoàn thành luâ ̣n văn này.
Cuối cùng, Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần
thông tin và Thẩm định giá miền Nam và toàn thể các cán bộ, công nhân viên
công ty đã cung cấ p tài liê ̣u , tạo điều kiện thuận lợi để tôi có đƣợc những
thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện luận văn.
Xin gƣ̉i lời cảm ơn chân thành đế n tấ t cả mo ̣i ngƣời!
CAM KẾT
Tôi xin cam đoan luận văn: “Chiến lược phát triển dịch vụ thẩm định
giá tại Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam” là công
trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu , kế t quả nêu trong luâ ̣n văn là trung thƣ̣c . Kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận văn này chƣa đƣợc công bố tại bấ t kỳ công
trình nào khác.
Các kết quả, số liê ̣u do tác giả trƣ̣c tiế p thu thâ ̣p, thố ng kê và xƣ̉ lý . Các
nguồ n dƣ̃ liê ̣u khác đƣơ ̣c tác giả sƣ̉ du ̣ng trong luâ ̣n văn đề u ghi nguồ n tr ích
dẫn và xuấ t xƣ́.
Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Đặng Tiến Phong
TÓM TẮT
Luâ ̣n văn nghiên cứu tổng quan về thị trƣờng thẩm định giá, các yếu tố
tác động và xu hƣớng phát triển của thị trƣờng này trong những năm tới, trên
cơ sở đó đề ra các giải pháp chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại Công ty Cổ
phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam.
Trên cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển DVTĐG, tác giả tiến hành
nghiên cứu phân tích môi trƣờng nội bộ, môi trƣờng bên ngoài và phân tích so
sánh công ty với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng nhằm xác định vị thế
của công ty và thực trạng về DVTĐG tại Việt Nam nói chung và Công ty cổ
phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam nói riêng, đồng thời xác định
những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và thách thức của Công ty trong hoạt
động DVTĐG.
Dữ liệu đầu vào cho luận văn đƣợc tác giả thu thập từ nguồn dữ liệu
thứ cấp là các văn bản pháp luật, công trình nghiên cứu khoa học, các báo cáo
tổng hợp, báo cáo hoạt động kinh doanh, nguồn thông tin từ Bộ Tài chính,
Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam và nguồn thông tin sơ cấp đƣợc thu thập từ
phƣơng pháp quan sát để hình thành hệ thống các yếu tố cơ bản tác động đến
hoạt động của công ty cũng nhƣ hoạt động cung ứng DVTĐG. Trên cơ sở đó,
phƣơng pháp thảo luận nhóm và phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện để
bổ sung, điều chỉnh các yếu tố, hình thành các đánh giá, quan điểm và định
hƣớng về chiến lƣợc phát triển phát triển DVTĐG tại Công ty cổ phần Thông
tin và Thẩm định giá miền Nam.
Thông qua công cụ phân tích SWOT luận văn đã định hƣớng đƣợc
chiến lƣợc phát triển DVTĐG và đề xuất mô ̣t số giải pháp nhằ m
hiện thực
hóa chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm
định giá miền Nam đến năm 2020.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT......................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU........................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................................ iii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................................ 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................................... 2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................................. 3
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu. ............................................................. 3
5. Cấu trúc của luận văn. ................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHIẾN LƢỢC VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DVTĐG............... 4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 4
1.2. Cơ sở lý luận về DVTĐG ....................................................................................... 6
1.2.1. Khái niệm TĐG ................................................................................................. 6
1.2.2. Khái niệm DVTĐG ........................................................................................... 6
1.2.3. Đặc điểm DVTĐG ............................................................................................ 8
1.2.4. Vai trò của TĐG .............................................................................................. 10
1.2.5. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến DVTĐG ............................................ 11
1.2.6. Phát triển DVTĐG .......................................................................................... 17
1.3. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển DVTĐG ................................................ 18
1.3.1. Khái niệm chiến lược phát triển DVTĐG .................................................... 18
1.3.2. Sự khác biệt giữa chiến lược phát triển DVTĐG với các chiến lược kinh
doanh 19
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược phát triển DVTĐG .................................... 19
1.3.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG .................................... 20
1.3.5. Các công cụ xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG ............................... 25
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................... 28
2.1. Thu thập dữ liệu ..................................................................................................... 28
2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp: .............................................................................. 28
2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp: ................................................................................ 29
2.2. Quy trình nghiên cứu: ........................................................................................... 30
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .................................................................................... 31
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH VỀ DVTĐG TẠI SIVC ......................................................... 32
3.1. Giới thiệu khái quát về SIVC ............................................................................... 32
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................... 32
3.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh ..................................................................................... 33
3.1.3. Tổ chức quản lý của SIVC ............................................................................. 33
3.1.4. Tình hình hoạt động DVTĐG và kết quả đạt được của SIVC trong thời gian
qua
36
3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động DVTĐG của SIVC ........................................ 40
3.2.1. Phân tích các môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động DVTĐG
40
3.2.2. Phân tích môi trường nội bộ ảnh hưởng đến DVTĐG tại SIVC ............... 47
3.2.3. Phân tích và so sánh SIVC với các đối thủ cạnh tranh ............................. 51
3.2.4. Vận dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG tại SIVC
56
CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DVTĐG TẠI SIVC ............... 61
4.1. Bối cảnh phát triển DVTĐG tại SIVC ................................................................ 61
4.2. Mục tiêu phát triển DVTĐG tại SIVC ................................................................ 62
4.3. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc ..................................................................... 63
4.3.1. Giải pháp chiến lược củng cố và phát triển thị trường ............................. 63
4.3.2. Giải pháp chiến lược chỉnh đốn và phát triển nguồn nhân lực ................ 68
4.3.3. Giải pháp chiến lược Marketing hỗn hợp ................................................... 71
4.4. Kế hoạch thời gian ................................................................................................. 72
4.5. Kiến nghị................................................................................................................. 73
4.5.1. Về phía cơ quan Nhà nước – Bộ Tài chính.................................................. 73
4.5.2. Về phía Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam ................................................... 74
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 75
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:................................................................ 75
TAI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 77
DANH MỤC CÁC TƢ̀ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Nguyên nghĩa
1
CN
Chi nhánh
2
DN
Doanh Nghiệp
3
TĐG
Thẩm định giá
4
DVTĐG
5
SIVC
Dịch vụ thẩm định giá
Công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá miền Nam
i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Nội dung
1
Bảng 3.1
Vốn và các cổ đông chính của SIVC
33
2
Bảng 3.2
Nguồn nhân lực của SIVC
34
3
Bảng 3.3
Kết quả TĐG tài sản của SIVC qua các năm
36
4
Bảng 3.4
Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ
của SIVC
37
5
Bảng 3.5
Chi phí của của SIVC
38
6
Bảng 3.6
Bảng nợ ngắn hạn của SIVC
38
7
Bảng 3.7
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của SIVC
39
8
Bảng 3.8
Ma trận EFE của SIVC
46
9
Bảng 3.9
Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của SIVC
50
10
Bảng 3.10
Tình hình tài chính của VVFC
52
11
Bảng 3.11
Tổng số lƣợng hợp đồng và giá trị thẩm định
52
12
Bảng 3.12
Tình hình tài chính của SIAC
52
13
Bảng 3.13
Tổng số lƣợng hợp đồng và giá trị thẩm định
53
14
Bảng 3.14
Tình hình tài chính của DCSC
53
15
Bảng 3.15
Tổng số lƣợng hợp đồng và giá trị thẩm định
53
16
Bảng 3.16
Ma trận hình ảnh cạnh tranh
54
17
Bảng 3.17
Ma trận SWOT
56
ii
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT
Hình
Nội dung
1
Hình 1.1
Sơ đồ ma trận SWOT
25
2
Hình 2.1
Mô hình xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG
30
3
Hình 3.1
Sơ đồ tổ chức SIVC
35
4
Hình 3.2
5
Hình 3.3
Giá trị thẩm định từng loại tài sản năm 2014
37
6
Hình 3.4
Biểu đồ cơ cấu chi phí quản lý SIVC
39
7
Hình 3.5
Biểu đồ loại hình các dịch vụ thẩm định giá
42
8
Hình 3.6
Biểu đồ thị trƣờng các loại hình dịch vụ thẩm định giá
42
Biểu đồ giá trị tài sản thẩm định và hợp đồng thẩm
định của SIVC giai đoạn 2008 – 2014
iii
Trang
36
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Dịch vụ thẩm định giá (DVTĐG) là một dịch vụ tồn tại khách quan trong đời
sống kinh tế xã hội của tất cả các nƣớc có nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị
trƣờng. DVTĐG có vai trò quan trọng trong tất cả các loại quyết định của các tổ
chức và các cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sở hữu, mua bán, tính thuế, bảo
hiểm, cho thuê, cầm cố và kinh doanh tài sản, …
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nƣớc ta đã diễn ra sâu rộng, nhu cầu về
liên doanh, liên kết kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc tăng
mạnh. Từ đó, xuất hiện những vấn đề mới của nền kinh tế nhƣ: xác định giá trị tài
sản mua sắm từ nguồn vốn Nhà nƣớc; xác định giá trị tài sản để góp vốn, sáp nhập,
cổ phần hóa doanh nghiệp (DN), thế chấp, mua bán, chuyển nhƣợng tài sản, tài sản
trong việc thi hành án ... của các bên có liên quan. Trong bối cảnh đó, việc xác định
đúng đắn giá trị của các nguồn lực, từng loại hình tài sản ngày càng trở nên quan
trọng trong việc quản lý, sử dụng tài sản và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt
khác, việc xác định đúng đắn giá trị thị trƣờng của tài sản phục vụ cho việc trao đổi,
giao dịch về tài sản, hàng hóa trên thị trƣờng còn góp phần tạo nên môi trƣờng kinh
doanh minh bạch, lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi tham nhũng, lãng phí qua giá.
Vì vậy, DVTĐG cần đƣợc phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng.
Xác định đƣợc tầm quan trọng của DVTĐG nhƣ trên, Nhà nƣớc đã có các
biện pháp để quản lý, thống nhất các hoạt động liên quan đến giá thông qua việc
ban hành Luật giá trong đó quy định về các hoạt động liên quan đến giá. Hằng năm,
Bộ Tài chính công bố danh sách các DN, cá nhân đủ điều kiện hành nghề thẩm định
giá quản lý các đối tƣợng tham gia hoạt động DVTĐG để tăng sự minh bạch và
giảm thiểu các tiêu cực qua giá
DVTĐG tại các nƣớc trong khu vực ASEAN và trên thế giới đã phát triển
mạnh. DVTĐG ở mức độ cao, sâu rộng và lâu đời nhƣ tại Mỹ (ngành TĐG đã có
gần 80 năm), tại New Zealand hơn 100 năm, tại Canada, và Malaysia hơn 60 năm,
1
tại Thái Lan hơn 40 năm, … Việt Nam đến nay mới chỉ hơn 10 năm. Thực tế cho
thấy hoạt động TĐG tại nƣớc ta vẫn còn mang mới mẻ và chƣa đáp ứng đƣợc các
nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Từ đó cho thấy rằng
DVTĐG tại Việt Nam nói chung và các DN cung ứng DVTĐG nói riêng cần phải
có một chiến lƣợc cụ thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, kịp thời đáp ứng nhu
cầu của thị trƣờng trong thời kỳ hội nhập.
Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (SIVC) tiền thân là
Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam thuộc Bộ Tài chính. Đƣợc thành
lập và phát triển đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1999, SIVC đã xây dựng hệ thống
đƣợc đánh giá cao về qui mô lẫn chất lƣợng trong lĩnh vực thẩm định giá và tƣ vấn
đầu tƣ tại Việt Nam. Tuy nhiên, để nâng cao vị thế, phát triển quy mô nhằm đáp ứng
nhu cầu của thị trƣờng trong thời kỳ hội nhập, Công ty cần phải có một chiến lƣợc
cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh. Theo đó tác giả chọn đề tài nghiên
cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là: “Chiến lược phát triển dịch vụ thẩm định
giá tại Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (SIVC)”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Mục đích: Nghiên cứu đề xuất chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại Công ty
Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam đến năm 2020.
- Nhiệm vụ:
+ Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về DVTĐG.
+ Thứ hai: xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển DVTĐG.
+ Thứ ba: phân tích thực trạng cung ứng DVTĐG ở SIVC; phân tích các môi
trƣờng của hoạt động DVTĐG để xác định tiềm năng và xu hƣớng phát triển của thị
trƣờng DVTĐG.
+ Thứ tư: đề xuất các giải pháp chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế đất nƣớc.
- Câu hỏi nghiên cứu:
+ Thế nào là DVTĐG?
+ Thực trạng hoạt động DVTĐG tại SIVC nhƣ thế nào?
2
+ Các yếu tố nào tác động đến sự phát triển DVTĐG?
+ Chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC đến năm 2020?
+ SIVC nên có giải pháp nào để phát triển DVTĐG?
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian, luận văn tập trung vào nghiên cứu các yếu tố môi
trƣờng ảnh hƣởng đến hoạt động DVTĐG và chiến lƣợc phát triển DVTĐG
tại SIVC trong thời gian qua.
+ Về thời gian, luận văn tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoạt động
DVTĐG tại SIVC từ năm 2008 đến nay. Tác giả lựa chọn thời điểm năm 2008 do
đây là thời điểm Công ty bắt đầu cổ phần hóa.
4. Những đóng góp của luận văn nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về DVTĐG.
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự phát triển của DVTĐG tại SIVC.
- Đề xuất chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC.
5. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mục lục; mở đầu; kết luận, tài liệu tham khảo; nội dung của luận
văn gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về
DVTĐG
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp luận và thiết kế nghiên cứu
- Chƣơng 3: Phân tích về DVTĐG tại SIVC
- Chƣơng 4: Đề xuất chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC
3
CHƢƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN
LƢỢC VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DVTĐG
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
DVTĐG ở Việt Nam tuy ra đời muộn nhƣng cũng đã có một số công trình
nghiên cứu. Tác giả xin đƣa ra một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
- Bộ Tài chính (2008) “Đề án nâng cao năng lực và phát triển nghề TĐG giai
đoạn 2008 – 2020”. Nghiên cứu này thông qua việc nêu lên sự cần thiết của nghề
thẩm định giá, đánh giá thực trạng hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam, từ đó đề ra
mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá ở Việt
Nam. Nghiên cứu trình bày khá cơ bản những vấn đề cần thiết cho sự phát triển của
hoạt động thẩm định giá, tuy nhiên chƣa đề cập đến sự phát triển thẩm định giá nhƣ
là một dịch vụ. Dựa trên nghiên cứu này, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm
trong quá trình phát triển DVTĐG tại Việt Nam.
- Nguyễn Văn Thọ (2009) “Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm
định giá ở Việt Nam”. Đây là bài viết nhằm nói lên sự cần thiết của ngành thẩm
định giá, thẩm định giá bất động sản. Thông qua việc đánh giá thực trạng nghề thẩm
định giá ở Việt Nam, tác giả đƣa ra 04 giải pháp nhằm phát triển nghề thẩm định giá
ở Việt Nam. Có thể thấy, nghiên cứu này đã hƣớng đến sự phát triển của nghề thẩm
định giá nên kết quả của nó đúc kết là những bài học kinh nghiệm để luận văn có
thể tham khảo cho quá trình nghiên cứu phát triển DVTĐG ở Việt Nam.
- Nguyễn Duy Thiện, Nguyễn Ngọc Tuấn, Tô Công Thành (2009) “Thẩm
định giá Bất động sản”. Nghiên cứu mang đến một cái nhìn tổng thể về thẩm định
giá bất động sản ở nƣớc ngoài, và có một số ví dụ cụ thể về thẩm định một số loại
hình bất động sản cụ thể. Nghiên cứu có một số kết quả khá hữu ích để luận văn tham
khảo, và so sánh đối chiếu với phƣơng pháp thẩm định giá bất động sản ở Việt Nam.
- Bài báo Phân tích cạnh tranh trong DVTĐG (A Competitive Analysis of
Business Valuation Services) của Michael A. Crain. Nội dung chính là xác định
4
đƣợc những “lực lƣợng” ảnh hƣởng đến sự phát triển DVTĐG. Đó là: Sự đe dọa
của các đối thủ gia nhập ngành; Áp lực của ngƣời mua; Sự đe dọa của các sản phẩm
hoặc dịch vụ thay thế; Áp lực của nhà cung cấp; và sự cạnh tranh nội bộ ngành. Mỗi
DN trong ngành thẩm định giá chịu sự tác động của từng lực lƣợng ở một mức độ
nào đó. Trên cơ sở nhận thức này, các công ty có thể tự xác định vị trí của mình để
đối phó lại lực lƣợng cạnh tranh, và dự đoán đƣợc những thay đổi có thể giúp công
ty giành đƣợc lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh.
- Bộ Tài chính (2011) “Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá”. So với
các hoạt động dịch vụ khác trong xã hội, DVTĐG phát triển ở mỗi nƣớc trên thế
giới có sự khác nhau về loại hình DVTĐG, phía cung ứng DVTĐG cũng nhƣ tiêu
chuẩn của thẩm định viên, cụ thể: Về dịch vụ thẩm định giá đƣợc chia thành 9 nhóm
(1) điều tra phục vụ công bố giá đất của Chính phủ, (2) thẩm định giá phục vụ mục
đích bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, (3) thẩm định giá để phục vụ cho việc thực thi
các quyết định của tòa án, (4) thẩm định giá tài sản của chính phủ, (5) thẩm định giá
bất động sản, (6) thẩm định giá cho mục đích thế chấp, (7) thẩm định giá tƣ vấn, (8)
thẩm định giá lại, và (9) thẩm định giá phục vụ các giao dịch tài sản nói chung. Về
tiêu chuẩn của thẩm định viên đa số các nƣớc đều quy định thí sinh dự thi để đƣợc
cấp thẻ thẩm định viên phải có bằng tốt nghiệp đại học về những chuyên ngành phù
hợp tại các trƣờng đại học đƣợc công nhận và phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm
công tác làm việc cho một thẩm định viên. Về phía cung ứng DVTĐG, Các công ty
hoạt động trong lĩnh vực DVTĐG có nghiệp vụ chuyên môn, tính chuyên nghiệp
cao. Số trƣờng hợp thẩm định hoàn thành trong một năm của tất cả các công ty loại
này khoảng từ 100 vụ đến trên 6.000 vụ/năm.
Do góc độ và thời điểm nghiên cứu khác nhau, mục đích, phƣơng pháp tiếp
cận khác nhau nên có thể nói các công trình nghiên cứu trên chƣa có công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về chiến lƣợc phát triển DVTĐG của DN. Tuy nhiên, các
thông tin và tƣ liệu trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu tổng hợp
về phát triển DVTĐG, góp phần hoàn thiện định hƣớng chiến lƣợc phát triển
DVTĐG tại SIVC.
5
1.2. Cơ sở lý luận về DVTĐG
1.2.1. Khái niệm TĐG
Quan niệm về TĐG ở nƣớc ta và trên thế giới vẫn còn có nhiều những khác biệt.
Lim Lan Yuan (2002) cho rằng TĐG là một nghệ thuật hay khoa học về ƣớc
tính giá trị cho một mục đích cụ thể của một tài sản cụ thể tại một thời điểm, có cân
nhắc đến tất cả những đặc điểm của tài sản cũng nhƣ xem xét tất cả các yếu tố kinh
tế căn bản của thị trƣờng bao gồm các loại đầu tƣ lựa chọn.
Theo Luật Giá số 11/2012/QH13 (2012) đã giải thích “Thẩm định giá là việc
cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại
tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trƣờng tại một địa
điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm
định giá”.
Tổng hợp những quan niệm khác nhau về TĐG, tác giả đƣa ra quan quan
niệm chung nhất về TĐG: TĐG là một nghệ thuật hay khoa học về ƣớc tính giá trị
của tài sản (quyền tài sản) phù hợp với thị trƣờng tại một địa điểm, thời điểm nhất
định, cho một mục đích nhất định theo những tiêu chuẩn đƣợc công nhận nhƣ
những thông lệ quốc tế hoặc quốc gia.
1.2.2. Khái niệm DVTĐG
- DVTĐG là một loại hình của dịch vụ chuyên nghiệp cần thiết đối với sự
vận hành của nền kinh tế thị trƣờng; DVTĐG dựa trên giao dịch có tính chất thị
trƣờng. DVTĐG là một dạng đặc biệt của việc xác định giá cả các loại tài sản do
các nhà chuyên môn đƣợc đào tạo có kiến thức, có kinh nghiệm và có tính trung
thực trong nghề nghiệp.
- DVTĐG phải đƣợc thực hiện một cách độc lập và khách quan, kết quả của
nó là phản ánh đúng đắn giá trị của tài sản theo mục đích đã đƣợc xác định trƣớc mà
không bị ràng buộc bởi bất cứ bên thứ ba nào.
Nhƣ vậy, có thể định nghĩa DVTĐG nhƣ sau: DVTĐG là một loại hình dịch
vụ tƣ vấn chuyên nghiệp về lĩnh vực TĐG, mang tính độc lập, khách quan nhằm xác
định giá trị của tài sản phục vụ cho các mục đích khác nhau, đồng thời chịu trách
nhiệm về kết quả của DVTĐG.
6
Tài sản TĐG đƣợc hiểu ở đây bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Nhà cung cấp DVTĐG là những cá nhân hay tổ chức cung cấp các thông tin
về giá trị tài sản (tài sản đƣợc TĐG) cho những cá nhân hay tổ chức có nhu cầu để
phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Khái niệm DVTĐG ở trên cho thấy bản chất của DVTĐG bao gồm các vấn
đề sau:
+ DVTĐG cung cấp thông tin về giá trị tài sản trên cơ sở hợp đồng TĐG,
trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền lợi của ngƣời cung ứng và ngƣời sử
dụng dịch vụ.
+ Đối tƣợng cung cấp DVTĐG là cá nhân, tổ chức có chuyên môn, phải đạt
những tiêu chuẩn cụ thể do pháp luật quy định về TĐG. Các cá nhân cung ứng DV
phải có điều kiện về học vấn và nhất thiết phải đạt trong kỳ thi về thẩm định viên.
Đối với các tổ chức, thông thƣờng pháp luật quy định phải có một số lƣợng tối thiểu
nhất định các thẩm định viên mới đƣợc cung ứng DVTĐG. Ở các nƣớc đã có
DVTĐG phát triển, DVTĐG thƣờng đƣợc chia làm hai khu vực, khu vực DVTĐG
công và DVTĐG tƣ. Trong đó, DVTĐG công chuyên cung cấp DVTĐG cho các tài
sản của nhà nƣớc và DVTĐG tƣ chuyên cung cấp DVTĐG cho các tài sản của tƣ
nhân và cho Nhà nƣớc nếu có yêu cầu.
+ Đối tƣợng sử dụng dịch vụ là cá nhân, hộ gia đình, và các tổ chức. Các đối
tƣợng này sử dụng DVTĐG cho rất nhiều mục đích khác nhau. Đối tƣợng sử dụng
DVTĐG không chỉ giới hạn ở ngƣời yêu cầu đƣợc cung ứng DVTĐG mà còn là các bên
thứ ba có liên quan. Tuy nhiên, tất cả các bên đều chỉ sử dụng DVTĐG với các mục đích
đã đƣợc xác định trƣớc giới hạn trong kết quả của DVTĐG (chứng thƣ TĐG).
+ DVTĐG luôn đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm của ngƣời cung cấp dịch
vụ, thực hiện cung ứng DVTĐG một cách khách quan, độc lập với khách hàng để
cung cấp những thông tin cần thiết về giá trị tài sản với những mục đích đã đƣợc
xác định trƣớc. Nhà cung ứng DVTĐG cũng đồng thời chịu trách nhiệm trƣớc
khách hàng và trƣớc pháp luật về giá trị tài sản mình đã đƣa ra. Là dịch vụ mang
tính độc lập, nhà cung ứng DVTĐG không đƣợc có bất cứ ràng buộc nào về hành
chính hoặc tài chính với ngƣời sử dụng dịch vụ để làm sai lệch kết quả dịch vụ.
7
+ DVTĐG là một dịch vụ đặc biệt và bị tác động bởi quy luật giá trị và quan
hệ cung cầu của thị trƣờng. DVTĐG xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của
nền kinh tế thị trƣờng, góp phần làm rõ ràng minh bạch các loại tài sản, góp phần
phát triển kinh tế đất nƣớc.
1.2.3. Đặc điểm DVTĐG
Theo định nghĩa của WTO, “dịch vụ tài chính là các dịch vụ của các định chế
tài chính, bao gồm tất cả các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, cùng tất cả các loại
dịch vụ ngân hàng và tài chính khác”. Do vậy, nếu xét theo sự phân loại của WTO
thì DVTĐG thuộc loại hình dịch vụ tài chính.
DVTĐG mang tính vô hình, không đồng nhất, quá trình sản xuất và dịch vụ
xảy ra không đồng thời so với hàng hóa dịch vụ thông thƣờng.
Tính vô hình: DVTĐG không thể nhìn thấy, cân đong, đo đếm, tồn kho, thử
nghiệm hoặc kiểm định trƣớc khi sử dụng dịch vụ.
Tính không đồng nhất của DVTĐG: dịch vụ này đƣợc cung cấp cho khách
hàng thƣờng do thẩm định viên thực hiện, cùng với một tài sản nhƣng với các thẩm
định viên khác nhau thì giá trị tài sản đó có thể có một kết quả không giống nhau.
Sự khác nhau về giá trị này thông thƣờng là “có thể chấp nhận đƣợc” đối với ngƣời
sử dụng. Theo tiêu chuẩn TĐG của VN, sự chênh lệch giá trị giữa hai thẩm định
viên đối với cùng một tài sản là BĐS trong có thể nằm trong khoảng 10%.
Khác với các dịch vụ thông thƣờng, quá trình sản xuất và tiêu thụ xảy ra
đồng thời nhƣng ở DVTĐG thì không nhƣ vậy, quá trình sản xuất và tiêu thụ tách
rời nhau. Nhà cung cấp DVTĐG cần phải xác định rõ mục đích thẩm định của
khách hàng, trên cơ sở đó sẽ tiến hành hoạt động TĐG một cách độc lập sau đó sẽ
cung cấp sản phẩm là chứng thƣ TĐG cho khách hàng.
Chất lƣợng của DVTĐG phụ thuộc khá nhiều vào sự kỳ vọng của khách
hàng.
Chất lƣợng của DVTĐG phụ thuộc khá lớn vào sự kỳ vọng của khách hàng.
Tuy nhiên, đánh giá chất lƣợng của DVTĐG không thể chỉ thông qua ý kiến đánh
giá của khách hàng. Tùy vào mục đích sử dụng kết quả của DVTĐG, mà mỗi khách
8
hàng đều có một sự kỳ vọng riêng về giá trị tài sản đƣợc thẩm định. Tuy nhiên, kết
quả của DVTĐG mang tính độc lập, khách quan nên sự kỳ vọng này có thể giống
hoặc khác kết quả thẩm định đƣợc cung cấp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc
chất lƣợng DVTĐG cũng sẽ bị sự ảnh hƣởng nếu khách hàng không có cái nhìn
khách quan về kết quả của DVTĐG.
Thị trƣờng là nhân tố quyết định đầu ra đối với sản phẩm DVTĐG, thị
trƣờng của các doanh nghiệp DVTĐG là khách hàng. Khách hàng của DN có thể là
cá nhân, tổ chức pháp nhân, hoặc các tổ chức nhà nƣớc. Họ là những khách hàng
hiện tại cũng là những khách hàng trong tƣơng lai. Thông thƣờng khách hàng có thể
chi phối hoạt động các DN, và cũng có những trƣờng hợp khách hàng lại bị lệ thuộc
vào khả năng cung cấp của DN. Do đó, muốn đánh giá đúng những khả năng phát
triển của doanh nghiệp DVTĐG thì cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững
và uy tín của DN trong quan hệ với khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp DVTĐG
do nhiều yếu tố hình thành, đó là sự trung thành, thái độ, số lƣợng và chất lƣợng
khách hàng, phƣơng châm, các mối quan hệ tốt và khả năng phát triển mối quan hệ
của DN …
DVTĐG là một dịch vụ chuyên môn đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cao
Đối tƣợng của DVTĐG là các loại tài sản, có thể là tài sản hữu hình và tài
sản vô hình. Thông thƣờng, giá trị của các tài sản này bị chi phối bởi qui luật giá trị
và quy luật cung cầu. Do đó, giá trị các tài sản này có thể thay đổi theo thời gian
hoặc theo chu kỳ, vấn đề là nhà cung ứng DVTĐG phải xác định đƣợc giá trị tƣơng
đối của tài sản tại thời điểm thẩm định. Do vậy, đặc điểm của DVTĐG là ngƣời
cung cấp dịch vụ phải có chuyên môn và kinh nghiệm. Yêu cầu này đòi hỏi tất cả
các thẩm định viên đều phải có một số năm kinh nghiệm thực tế thẩm định nhất
định trƣớc khi đƣợc xem xét dự tuyển trong kỳ thi thẩm định viên hàng năm.
Ngoài yếu tố kỳ vọng của khách hàng, chất lƣợng DV cũng bị ảnh hƣởng khá
nhiều bởi nhà cung cấp DVTĐG. Nhà cung cấp DVTĐG phải có khả năng tƣ vấn,
khả năng thu thập và xử lý thông tin. Bên cạnh đó, ngƣời cung cấp DVTĐG cũng
phải kết hợp kinh nghiệm và óc phán đoán của mình để cung cấp dịch vụ cho khách
9
hàng. Nhà cung cấp cần phải thuyết phục và chứng minh đƣợc với không những
khách hàng của mình mà có thể là với bên thứ ba sử dụng kết quả của dịch vụ về sự
đúng đắn của kết quả của DVTĐG đã đƣợc cung cấp.
DVTĐG là một dịch vụ mang tính khách quan, độc lập và tính trách nhiệm cao.
Khách quan và độc lập vì kết quả của DVTĐG có liên quan đến việc mục
đích sử dụng của khách hàng. Trong TĐG, cùng với một tài sản nhƣng với các mục
đích thẩm định khác nhau thì giá trị tài sản cũng có thể khác nhau, chƣa kể đến việc
với các nhà cung cấp dịch vụ khác nhau thì giá trị tài sản có thể chênh lệch nhau.
Do vậy, việc cung cấp DVTĐG một cách không khách quan và độc lập có thể làm
sai lệch giá trị của tài sản.
Kết quả của DVTĐG là một mức giá trị của tài sản đồng thời đƣợc sử dụng
cho một mục đích cho nhiều bên khác nhau, vì vậy kết quả mà nhà cung cấp
DVTĐG đƣa ra phải đƣợc đảm bảo. Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ thẩm đinh giá
vừa đồng thời phải chịu trách nhiệm của mình về giá trị của tài sản đã cung cấp
trƣớc khách hàng yêu cầu TĐG, vừa phải chịu trách nhiệm pháp lý về kết quả dịch
vụ trƣớc pháp luật.
1.2.4. Vai trò của TĐG
1.2.4.1. TĐG là công cụ cơ bản thực hiện quản lý nhà nước về giá cả
TĐG góp phần xây dựng mặt bằng giá cả hợp lý, hạch toán xác thực chi phí
sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm chi phí xã hội; chống giá cả độc quyền hoặc phá giá,
tạo điều kiện để cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng; góp phần phát triển và lành
mạnh hoá thị trƣờng các yếu tố sản xuất. TĐG góp phần tạo điều kiện để hội nhập
kinh tế quốc tế về giá cả và là nhân tố góp phần phát triển nền kinh tế vận hành theo
quy luật của nền kinh tế thị trƣờng.
1.2.4.2. TĐG là công cụ quản lý tài sản, quản lý ngân sách nhà nước
Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng, theo định hƣớng xã hội
chủ nghĩa ở nƣớc ta hiện nay, Nhà nƣớc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Nhà nƣớc còn là ngƣời mua, ngƣời bán lớn nhất và nhƣ vậy tài sản chủ
yếu đƣợc mua sắm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp này TĐG
10
tài sản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách Nhà nƣớc,
qua đó ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn.
1.2.4.3. DVTĐG đáp ứng nhu cầu giao dịch tài sản của DN và của công dân
DVTĐG Việt Nam đã từng bƣớc đáp ứng đƣợc nhu cầu TĐG cho các thành
phần kinh tế, các cá nhân, tổ chức, DN (cả DN nhà nƣớc và DN tƣ nhân), các công
ty liên doanh, các công ty nƣớc ngoài... Đó là tất cả những đối tƣợng khách hàng
mà ngành TĐG nƣớc ta hƣớng tới phục vụ. Đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại
Việt Nam TĐG có thể đáp ứng các nhu cầu thông tin về những đánh giá, tính toán
dự án tiền khả thi phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả đầu tƣ, đánh giá đƣợc những
mức độ rủi ro về thị trƣờng, về cơ chế chính sách...
1.2.5. Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến DVTĐG
1.2.5.1. Tiêu chuấn TĐG
Tiêu chuẩn TĐG là một hệ thống văn bản pháp luật đòi hỏi ngƣời TĐG phải
tuân thủ. Tiêu chuẩn TĐG góp phần đảm bảo tính khách quan, trung thực của TĐG.
Về phía Nhà nƣớc, tiêu chuẩn TĐG giúp nhà nƣớc thực hiện việc hƣớng dẫn và
kiểm soát hoạt động TĐG. Về phía DN và thẩm định viên về giá, đây là một hành
lang pháp lý cực kỳ quan trọng để nâng cao tính chuyên nghiệp và hạn chế rủi ro
trong nghề nghiệp của mình. Trên thế giới tất cả các nƣớc có DVTĐG đều có hệ
thống tiêu chuẩn TĐG quốc gia riêng
1.2.5.2. Cơ sở TĐG
Cơ sở TĐG là một nội dung quan trọng mà ngƣời thẩm định viên phải xác
định rõ khi tiến hành TĐG và là các tiêu chuẩn trong hệ thống tiêu chuẩn TĐG của
mỗi nƣớc. TĐG ở các nƣớc trên thế giới đều dựa trên hai cơ sở: cơ sở giá trị thị
trƣờng và cơ sở gía trị phi thị trƣờng. Thẩm định viên phải phân biệt rõ sự khác
nhau giữa cơ sở giá thị trƣờng và cơ sở giá phi thị trƣờng để đảm bảo đƣa đến kết
quả TĐG khách quan.
Thứ nhất, giá trị thị trƣờng làm cơ sở cho TĐG (TCTDGVN01):
Giá trị thị trƣờng của một tài sản là mức giá ƣớc tính sẽ đƣợc mua bán trên
thị trƣờng vào thời điểm TĐG, giữa một bên là ngƣời mua sẵn sàng mua, và một
11
bên ngƣời bán sẵn sàng bán trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập,
trong điều kiện thƣơng mại bình thƣờng.
Thứ hai, giá trị phi thị trƣờng làm cơ sở TĐG (TĐGVN02)
Mặc dù phần lớn hoạt động TĐG là dựa trên cơ sở giá trị thị trƣờng, tuy
nhiên có những tình huống đặc biệt (riêng biệt) việc TĐG phải dựa trên giá trị phi
thị trƣờng.
Giá trị phi thị trƣờng của tài sản là mức giá ƣớc tính đƣợc xác định theo
những căn cứ khác với giá thị trƣờng hoặc có thể đƣợc mua bán, trao đổi theo các
mức giá không phản ánh giá trị thị trƣờng nhƣ: giá trị tài sản đang trong quá trình
sử dụng, giá trị đầu tƣ, giá trị bảo hiểm, giá trị đặc biệt, giá trị thanh lý, giá trị tài
sản bắt buộc phải bán, giá trị DN, giá trị tài sản chuyên dùng, giá trị tài sản có thị
trƣờng hạn chế giá trị để tính thuế...
1.2.5.3. Quy trình TĐG
Là các bƣớc triển khai công việc mang tính hệ thống mà thẩm định viên tuân
theo nhằm đánh giá đúng đắn giá trị thị trƣờng của tài sản.
Quy trình TĐG bắt đầu khi thẩm định viên nhận nhiệm vụ TĐG tài sản, kết
thúc khi hoàn thành báo cáo TĐG và phát hành chứng thƣ cho khách hàng theo
đúng hợp đồng. Quy trình TĐG bao gồm nhiều bƣớc triển khai công việc nhằm mục
tiêu cuối cùng là để giải thích, chứng minh tính đúng đắn của mức giá thị trƣờng
của tài sản mà thẩm định viên trả lời cho khách hàng.
1.2.5.4. Phương pháp TĐG và việc lựa chọn phương pháp TĐG
Trên thế giới có 5 phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong TĐG:
Phƣơng pháp so sánh trực tiếp; Phƣơng pháp chi phí (chi phí thay thế khấu
hao); Phƣơng pháp thu nhập; Phƣơng pháp thặng dƣ; Phƣơng pháp lợi nhuận.
Lựa chọn phƣơng pháp TĐG phù hợp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:
* Loại tài sản TĐG
* Nguồn thông tin liên quan thu thập đƣợc cũng nhƣ mức độ tin cậy của các
thông tin và khả năng sử dụng các tài liệu trên thị trƣờng vào công việc thẩm định gía
12
* Mục đích của công việc TĐG: để mua bán, cho thuê, tính thuế, để bảo hiểm
hay để đầu tƣ mới
Có nhiều phƣơng pháp TĐG tài sản, mỗi phƣơng pháp TĐG tài sản có ƣu
nhƣợc điểm nhất định. Tuỳ thuộc vào trình độ nghề nghiệp, chuyên môn, mục đích
của TĐG tài sản, tuỳ thuộc vào điều kiện thị trƣờng và các dữ liệu sẵn có để quyết
định áp dụng phƣơng pháp thẩm định nào, hay cùng áp dụng nhiều phƣơng pháp để
thẩm định (để kiểm tra chéo) nhằm xác định giá trị tài sản cho phù hợp.
1.2.5.5. Quản lý nhà nước về TĐG
Trong cơ chế thị trƣờng, hoạt động TĐG có không ít khuyết tật. Do theo
đuổi mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu cá nhân nên DN và các thẩm định viên có thể
đƣa ra các mức giá thiếu khách quan. Vì vậy, cần thiết phải có sự quản lý của
nhà nƣớc về TĐG.
Nội dung quản lý nhà nƣớc về TĐG ở Việt Nam:
Bộ Tài chính chủ trì xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch phát
triển nghề TĐG ở Việt Nam; Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TĐG,
tiêu chuẩn TĐG; TĐG các tài sản nhà nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc; Tổ chức
và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dƣỡng
nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong lĩnh vực TĐG Quản lý đào đạo, bồi dƣỡng
nghiệp vụ chuyên ngành TĐG; quản lý thi, cấp và thu hồi Thẻ thẩm định viên về
giá, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVTĐG; Xây dựng cơ sở dữ liệu
phục vụ quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực TĐG; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về TĐG.
Để thực hiện quản lý nhà nƣớc về TĐG có hiệu quả, nhà nƣớc có thể phân
cấp quản lý trong bộ máy của mình.
1.2.5.6. Xu hướng sử dụng DVTĐG
- Ngƣời sử dụng DVTĐG khi bỏ tiền ra mua dịch vụ thì họ luôn mong đợi
chất lƣợng và giá trị của dịch vụ mang lại, điều này chứng tỏ rằng khi không có sự
khác biệt giữa kỳ vọng của khách hàng và chất lƣợng dịch vụ thực tế thì sự hài lòng
của khách hàng càng cao, và nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho nhu cầu thị trƣờng TĐG
ngày càng cao.
13
Sự hài lòng của khách hàng đƣợc tạo thành trên cơ sở cảm nhận chất lƣợng
và giá trị cảm nhận chất lƣợng về dịch vụ mang lại, nếu chất lƣợng và giá trị cảm
nhận cao hơn sự mong đợi sẽ tạo nên lòng trung thành đối với khách hàng. Điều này
tạo cho xu hƣớng sử dụng tăng lên, tức là nhu cầu của dịch vụ tăng. Trƣờng hợp
ngƣợc lại, đấy là sự phàn nàn hay sự than phiền về sản phẩm mà họ tiêu dùng. Tuy
nhiên, chất lƣợng mà nhà cung ứng cung cấp cho khách hàng và chất lƣợng mà
khách hàng cảm nhận đƣợc thƣờng không trùng nhau do đặc điểm của TĐG là ƣớc
tính giá trị của tài sản. Để có thể làm cho khách hàng cảm nhận đƣợc chất lƣợng của
DVTĐG mà mình đã sử dụng, nhà cung ứng dịch vụ cần phải tiến hành tƣ vấn và
giải thích cho khách hàng về những công cụ, những đặc điểm mà mình đã sử dụng
là phù hợp và có căn cứ rõ ràng. Năng lực của nhà tƣ vấn sẽ quyết định khách hàng
có thích thƣơng hiệu dịch vụ đó không. Khi chất lƣợng dịch vụ không đƣợc thỏa
mãn thì ngƣời sử dụng dịch vụ sẽ không tin tƣởng vào nhà cung ứng, và cơ hội của
thị trƣờng giảm đi.
1.2.5.7. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung ứng DVTĐG
Để xác định đƣợc những “lực lƣợng” ảnh hƣởng đến sự phát triển DVTĐG,
Michael A. Crain (2012) dựa trên lý thuyết quản trị của Michael E. Porter (2009) về
mô hình kim cƣơng đối với DVTĐG, năm lực lƣợng: (1) Sự đe dọa của các đối thủ
gia nhập ngành; (2) Áp lực của ngƣời mua; (3) Sự đe dọa của các sản phẩm hoặc
dịch vụ thay thế; (4) Áp lực của nhà cung cấp; và (5) Sự cạnh tranh nội bộ ngành.
Mỗi DN trong ngành TĐG chịu sự tác động của từng lực lƣợng ở một mức độ nào
đó. Trên cơ sở nhận thức này, các công ty có thể tự xác định vị trí của mình để nâng
cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trƣờng. Theo Crain, cạnh
tranh trong ngành DVTĐG sẽ có cƣờng độ cạnh tranh lớn hơn, nhiều ngƣời cung
ứng hơn và ngƣời sử dụng dịch vụ lặp lại, cạnh tranh từ giá cả đến chất lƣợng dịch
vụ và mức độ cạnh tranh toàn cầu tăng lên bởi vì áp lực của giá và tiêu chuẩn hóa,
điều này góp phần cho sự phát triển của DVTĐG.
Nguy cơ từ những đối thủ mới gia nhập ngành TĐG: đƣợc giải thích từ
hai yếu tố, thứ nhất là các rào cản gia nhập ngành không còn phức tạp khó khăn.
14
Giống nhƣ hầu hết các ngành dịch vụ, TĐG là một dịch vụ dựa trên tri thức, nhà cung
cấp cần phải có một trình độ kiến thức nghiệp vụ trong ngành và có chứng chỉ hành
nghề. (Tại Việt Nam, để thành lập một doanh nghiệp TĐG cần phải có tối thiểu 3
thẩm định viên có thẻ hành nghề đã đăng ký hành nghề với Bộ Tài chính). Hơn nữa,
các khách hàng (ngƣời sử dụng) khó khăn hơn trong việc đánh giá chất lƣợng
DVTĐG của các chuyên gia, làm tăng hơn nữa sự cạnh tranh. Một số khách hàng đã
có nhận thức sai lầm về DVTĐG nhƣ là những sản phẩm mang lại những kết quả
giống nhau bất kể nhà cung cấp dịch vụ nào. Kết quả là, các khách hàng có khi quyết
định sử dụng dịch vụ hầu hết dựa trên chi phí của dịch vụ thẩm định. Càng nhiều nhà
cung cấp dịch vụ tất yếu sẽ có sự cạnh tranh. Một sự cạnh tranh lành mạnh sẽ tăng
cung cho thị trƣờng, sản phẩm có chất lƣợng cao, với mức giá phù hợp.
Áp lực mặc cả của người sử dụng DVTĐG: thị trƣờng có nhiều nhà cung
cấp dịch vụ, khách hàng thƣờng tìm những dịch vụ có chất lƣợng với chi phí hợp lý.
Đối với DVTĐG phức tạp, khách hàng sẵn lòng chi trả để nhận đƣợc dịch vụ có
chất lƣợng của các thẩm định viên có kinh nghiệm. Do vậy, yếu tố chất lƣợng và giá
cả sẽ trở thành yếu tố quan trọng có tính quyết định khi lựa chọn nhà cung cấp.
Áp lực từ các sản phẩm dịch vụ thay thế: thực tế khách hàng chỉ đơn
giản là không sử dụng DVTĐG và tự đánh giá mà không cần có kiến thức về TĐG.
Bằng cách này khách hàng có thể không tốn tiền cho DVTĐG. Nếu khách hàng có
nhiều lựa chọn, họ có nhiều quyền lực đàm phán với nhà cung cấp dịch vụ.
Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành các doanh nghiệp cung ứng
DVTĐG: hiện tại có xu hƣớng xây dựng chiến lƣợc kinh doanh nhằm phản ứng lại
với các hành động của đối thủ cạnh tranh. Khi cạnh tranh trong nội bộ ngành trở nên
khắc nghiệt thì đòi hỏi các DN phải liên tục nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung cấp và
giá trị mang lại cho khách hàng nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Điều này có
nghĩa là chất lƣợng dịch vụ phải đƣợc đảm bảo tƣơng xứng với mức giá cạnh tranh.
Áp lực mặc cả của các nhà cung cấp: nhà cung cấp có nghĩa là đề cập
đến nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất, ở đây TĐG là một loại
hình dịch vụ. Xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ đã phân tích trên thì DVTĐG với
15
nguồn đầu vào chính là yếu tố con ngƣời, nhà cung cấp dịch vụ phải cần có nguồn
nhân lực vừa có kiến thức vừa có kinh nghiệm để cung cấp dịch vụ đạt chất lƣợng
đáp ứng yêu cầu khách hàng. Để có đƣợc nguồn lực chất lƣợng cao đòi hỏi các công
ty cung ứng DVTĐG phải tuyển chọn nhân lực giỏi. Do vậy, áp lực của các nhà
cung cấp DVTĐG tức là áp lực tìm kiếm và tuyển dụng nguồn nhân lực để triển
khai dịch vụ. Trong tình hình kinh tế hiện tại, nguồn nhân lực về TĐG đã có sẵn
trên thị trƣờng lao động nhƣng số lƣợng nhân lực có trình độ cao về kinh nghiệm,
kiến thức chuyên môn và khả năng tƣ vấn cho khách hàng thì không nhiều, do đó đã
tạo áp lực lớn cho DN cung ứng dịch vụ.
Dựa trên phân tích về lý thuyết cạnh tranh cho thấy hai yếu tố quan trọng
quyết định để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng DVTĐG là
chất lƣợng và giá cả dịch vụ. Nhƣ vậy, yếu tố chất lƣợng dịch vụ và giá cả có mối
tƣơng quan với nhau, nếu chất lƣợng dịch vụ cao thì giá phải tƣơng thích với giá trị
mà dịch vụ mang lại. Đây cũng chính là yếu tố tác động đến sự phát triển cung và
cầu của DVTĐG.
1.2.5.8. Các yếu tố vĩ mô tác động đến sự phát triển của DVTĐG
Các yếu tố vĩ mô (môi trƣờng vĩ mô) bao gồm các môi trƣờng có thể tác
động ảnh hƣởng chung đến DVTĐG thƣờng bao gồm:
Môi trường pháp lý: môi trƣờng pháp lý bao gồm những chính sách, cơ
chế quản lý, chiến lƣợc và quy hoạch phát triển ngành của Chính phủ. Môi trƣờng
pháp lý với các quy định đầy đủ, đồng bộ, và rõ ràng sẽ tạo hành lang thuận lợi cho
sự phát triển của DVTĐG. Việc quy hoạch tổng thể ngành, với các chính sách nhất
quán của chính phủ sẽ tạo ra môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho phía cung ứng
DVTĐG. Ngƣợc lại, môi trƣờng pháp lý chƣa đầy đủ, chính sách không nhất quán
sẽ làm hạn chế sự phát triển của ngành DVTĐG, làm giảm khả năng cạnh tranh của
phía cung ứng DVTĐG trong xu thế toàn cầu hóa hiện tại.
Môi trường kinh tế: Đây là nhân tố của môi trƣờng có tính khách quan,
để tồn tại các cá nhân, tổ chức phải tìm cách thích nghi với môi trƣờng này để tồn
tại và phát triển. Bất cứ một cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ nào cũng tồn tại
16
trong một bối cảnh kinh tế cụ thể. Môi trƣờng này đƣợc nhận biết thông qua hàng
loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ: tốc độ phát triển kinh tế, chi phí giá cả, tỷ giá
ngoại tệ, tỷ suất đầu tƣ, chỉ số trên thị trƣờng chứng khoán…
Môi trường khoa học – công nghệ: DVTĐG là một dịch vụ gắn liền với
thông tin thị trƣờng của tài sản. Sự phát triển của công nghệ thông tin đã từng bƣớc
tạo điều kiện cho việc tiếp cận và lƣu trữ thông tin thị trƣờng về giá trị của tài sản
một cách dễ dàng hơn, góp phần vào sự phát triển của DVTĐG. Bên cạnh đó, sự
phát triển của các phƣơng tiện truyền thông cũng tạo điều kiện cho phía cung ứng
DVTĐG có thể tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng, giúp các khách hàng biết
đƣợc tầm quan trọng của DVTĐG cũng nhƣ nhận biết đƣợc thƣơng hiệu của DN.
Môi trường văn hóa – xã hội: Thông tin thị trƣờng phục vụ cho quá
trình cung cấp DVTĐG thƣờng bị chi phối nhiều bởi yếu tố văn hóa – xã hội.
Chẳng hạn, đối với DVTĐG tài sản là bất động sản thì thông tin thị trƣờng hầu hết
phải dựa trên các giao dịch có sẵn trên thị trƣờng. Tuy nhiên, quá trình thu thập
thông tin thị trƣờng này phụ thuộc khá nhiều vào tập quán của dân cƣ. Đối với các
nƣớc phát triển, thông tin giao dịch thƣờng là đƣợc công khai và khá dễ dàng để
tiếp cận. Nhƣng đối với các nƣớc đang phát triển, nhƣ Việt Nam, thì do tập quán,
các thông tin giao dịch thƣờng đƣợc giữ kín hoặc thông tin sai lệch so với thực tế.
1.2.6. Phát triển DVTĐG
Phát triển DVTDG là đòi hỏi khách quan của phát triển kinh tế quốc dân
đồng thời cũng là đòi hỏi phát triển nhằm đáp ứng thị trƣờng đối với một DN
chuyên cung ứng DVTĐG. Khi kinh tế phát triển dẫn đến nhu cầu xác định đúng
đắn giá trị thị trƣờng của tài sản phục vụ cho đấu giá, liên doanh liên kết, trao đổi,
mua bán… từ đó cần có các cá nhân, DN đứng ra làm DVTĐG. Vậy phát triển
DVTĐG đƣợc hiểu nhƣ thế nào? Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và thực tế kinh
doanh, tác giả xin đƣa ra khái niệm phát triển DVTĐG nhƣ sau: Phát triển DVTĐG
là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của DVTĐG. Nó bao gồm sự tăng trƣởng
DVTĐG và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, chất lƣợng và sản phẩm
DVTĐG. Từ khái niệm có thể rút ra những vấn đề nội dung của phát triển DVTĐG:
17
- Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trƣởng DVTĐG (gia tăng về quy mô
của dịch vụ cung ứng, và phải diễn ra trong một thời gian tƣơng đối dài và ổn định).
- Sự thay đổi trong cơ cấu sản phẩm DVTĐG: thể hiện ngoài TĐG tài sản
hữu hình còn có TĐG tài sản vô hình.
- Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cung ứng ngày càng đƣợc nâng cao, ứng
dụng những phƣơng pháp, kỹ thuật thẩm định tin cậy và khoa học.
- Phát triển DVTĐG là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những
nhân tố nội tại quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó.
1.3. Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển DVTĐG
1.3.1. Khái niệm chiến lược phát triển DVTĐG
Tuỳ theo cách tiếp cận, tƣ duy về chiến lƣợc mà có những khái niệm về chiến
lƣợc khác nhau.
Theo Fred R.David (2006) “Chiến lƣợc kinh doanh là những phƣơng tiện để
đạt đến mục tiêu dài hạn. Chiến lƣợc kinh doanh có sự phát triển về địa lý, đa dạng
hoá hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị trƣờng, cắt giảm chi
tiêu, thanh lý, liên doanh”.
William J.Glueck (1988) cho rằng: "Chiến lƣợc kinh doanh là một kế hoạch
mang tính thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp đƣợc thiết kế để đảm bảo rằng
các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp sẽ đƣợc thực hiện".
Theo Michael E. Porter (1996): “Chiến lƣợc là nghệ thuật xây dựng các lợi
thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo cách tiếp cận này, chiến lƣợc là tạo
ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tìm và thực hiện cái chƣa đƣợc làm (what not to
do), bản chất của chiến lƣợc là xây dựng đƣợc lợi thế cạnh tranh (competitive
advantages).
Ta thấy rằng dù có quan niệm nhƣ thế nào về chiến lƣợc thì cũng có mục
đích chung, đó là nhằm đạt đƣợc mục tiêu mong muốn của DN hay đích cần vƣơn
tới, do đó chiến lƣợc nào cũng hƣớng đến sự phát triển cho DN.
Nhƣ vậy chiến lƣợc phát triển DVTĐG là các hoạt động kết hợp đƣợc những
gì môi trƣờng có và những gì DN có thể để nhằm đạt đƣợc mục tiêu nâng cao hơn
18
nữa DVTĐG hiện tại nhằm hƣớng tới sự ngang tầm với thế giới về cung ứng dịch
vụ TĐG trong thời kỳ hội nhập.
1.3.2. Sự khác biệt giữa chiến lược phát triển DVTĐG với các chiến lược kinh
doanh
Đối với doanh nghiệp có nhiều loại chiến lƣợc: Chiến lƣợc kinh doanh;
Chiến lƣợc nguồn nhân lực; Chiến lƣợc sản xuất tác nghiệp…. Các chiến lƣợc đều
có các yếu tố nhƣ: mục tiêu, phạm vi, lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi... và
mục tiêu quan trọng nhất của các chiến lƣợc này là hƣớng tới lợi nhuận cao.
Tuy nhiên đối với chiến lƣợc phát triển DVTĐG, mục tiêu chính của chiến
lƣợc phát triển là hƣớng tới sự phát triển toàn diện DVTĐG (bao gồm cả chất lƣợng
dịch vụ, giá trị dịch vụ và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ…) của DN.
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược phát triển DVTĐG
- Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Liêm (2009) nhận định về vai trò và ý nghĩa
của chiến lƣợc: “Chiến lƣợc có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích
hƣớng đi của mình, làm cơ sở cho mọi cơ sở hành động cụ thể, tạo ra những chiến
lƣợc kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, tạo
cơ sở tăng sự liên kết và gắn bó của nhân viên quản trị trong việc thực hiện mục tiêu
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có chiến lƣợc đƣợc ví nhƣ ngƣời đi biển không
có la bàn”.
- Chiến lƣợc phát triển DVTĐG mang lại rất nhiều lợi ích cho DN TĐG, tầm
quan trọng của nó đƣợc thể hiện ở những mặt sau:
+ Thứ nhất: Chiến lƣợc phát triển giúp DN định hƣớng cho hoạt động
DVTĐG trong tƣơng lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh
dịch vụ. DVTĐG là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài
và bên trong. Chiến lƣợc phát triển DVTĐG giúp DN vừa linh hoạt vừa chủ động
để thích ứng với những biến động của thị trƣờng, đồng thời còn đảm bảo cho DN
19
hoạt động và phát triển theo đúng hƣớng. Điều đó có thể giúp DN phấn đấu thực
hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng.
+ Thứ hai: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG giúp DN TĐG nắm bắt đƣợc các
cơ hội cũng nhƣ đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của DN. Nó
giúp DN khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của DN.
+ Thứ ba: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho
DN TĐG, giúp DN liên kết đƣợc các cá nhân với các lợi ích khác cùng hƣớng tới
một mục đích chung, cùng phát triển DN. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các
nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cƣờng và
nâng cao hơn nữa nội lực của DN.
+ Thứ tư: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của
DN TĐG. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh
hƣởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các DN hoạt động kinh doanh. Chính quá
trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN trên thị trƣờng. Ngoài những
yếu tố cạnh tranh nhƣ: giá cả, chất lƣợng, quảng cáo, marketing, các DN còn sử dụng
chiến lƣợc phát triển dịch vụ nhƣ một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
- Nói tóm lại chiến lƣợc phát triển DVTĐG có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng
đối với sự phát triển của DN TĐG, nó giúp DN thấy rõ hơn mục đích và hƣớng đi
của mình và giúp cho DN khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội, xử lý thỏa
đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát
triển bền vững, từ đó tạo nên sự thống nhất toàn bộ tổ chức về mục tiêu chung và
hành động nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức.
1.3.4. Quy trình xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG
Phân tích và đề xuất chiến lƣợc phát triển DVTĐG là nhằm xác định các tiến
trình hoạt động có thể lựa chọn, qua đó công ty có thể hoàn thành sứ mạng và mục
tiêu đề ra. Để đi đến một chiến lƣợc phát triển DVTĐG, thông thƣờng phải phân
tích qua 4 bƣớc nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Xác định sứ mạng (nhiệm vụ) kinh doanh;
- Bƣớc 2: Phân tích môi trƣờng bên ngoài;
20
- Bƣớc 3: Phân tích tình hình nội bộ;
- Bƣớc 4: Phân tích và lựa chọn chiến lƣợc.
1.3.4.1. Xác định tầm nhìn và sứ mạng của công ty
Tầm nhìn của công ty chính là cái đích về hình ảnh mong đợi của một công
ty mà nó hƣớng tới thông qua sự phát triển của mình. Vì vậy, tất cả các hoạt động
của công ty đều nhắm đến tầm nhìn của công ty đã mong đợi. Tầm nhìn công ty
chính là cơ sở để xác định sứ mạng của công ty.
Sứ mạng (nhiệm vụ) là một phát biểu có giá trị lâu dài về mục đích. Nó phân
biệt DN này với DN khác, nó chứng minh tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn
tại của công ty đối với xã hội. Sứ mạng chứa đựng tổng quát mục tiêu mong ƣớc
của công ty tuyên bố với bên ngoài nhƣ là một hình ảnh công khai. Tuyên bố nhƣ
vậy cũng có thể đƣợc xem là triết lý kinh doanh của DN.
1.3.4.2. Phân tích môi trường bên ngoài
Tất cả các DN đều chịu ảnh hƣởng của các yếu tố môi trƣờng bên ngoài. Các
nhà quản trị chiến lƣợc của các DN thƣờng chọn 5 yếu tố sau của môi trƣờng vĩ mô
để nghiên cứu: (1) Các yếu tố kinh tế; (2) Các yếu tố chính phủ và chính trị; (3) Các
yếu tố xã hội; (4) Các yếu tố tự nhiên; và (5) Yếu tố công nghệ.
Phân tích các yếu tố bên ngoài sẽ cho phép DN nhận diện rõ: đâu là cơ hội
(O) mà DN có thể tận dụng và đâu là nguy cơ hay thách thức (T) mà DN phải
đƣơng đầu.
Nhận diện và đánh giá các cơ hội và những nguy cơ từ môi trƣờng bên ngoài
ảnh hƣởng đến DN sẽ cho phép DN xây dựng đƣợc nhiệm vụ kinh doanh rõ ràng,
xác định mục tiêu dài hạn khả thi, thiết kế đƣợc chiến lƣợc phù hợp và đề ra các
chính sách hợp lý nhằm đạt đƣợc các mục tiêu hàng năm.
Việc phân tích các yếu tố bên ngoài mang nhiều tính chất định tính, trực giác,
khó hình dung. Trong quản trị chiến lƣợc, các nhà nghiên cứu đã đƣa ra công cụ cho
phép DN chấm điểm và định lƣợng hoá các ảnh hƣởng của môi trƣờng đến hoạt
động của DN. Đó là Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
21
Ma trận EFE (Ma trận các yếu tố bên ngoài) cho phép các nhà chiến lƣợc
tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, địa lý, chính trị, chính
phủ, luật pháp, công nghệ và cạnh tranh. Ma trận EFE đƣợc thiết lập tuần tự theo
5 bƣớc sau:
- Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành
công trong ngành nghề mà DN đang kinh doanh, bao gồm cả những cơ hội và mối
đe dọa (tối thiểu 5 yếu tố).
- Bƣớc 2: Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thang điểm
từ 0 đến 1 (mức độ quan trọng tăng dần) với tổng số điểm của tất cả các yếu tố
bằng 1. Mức độ quan trọng này dựa vào đặc điểm của ngành kinh doanh mà DN
đang hoạt động.
- Bƣớc 3: Chấm điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố với số điểm thể hiện
mức độ phản ứng của DN đối với yếu tố này. Trong đó, Điểm 4 là phản ứng tốt.
Điểm 3 là phản ứng trên trung bình. Điểm 2 là phản ứng trung bình và điểm 1 là
phản ứng ít.
- Bƣớc 4: Xác định tổng số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố (bằng tích số
của các điểm có đƣợc ở bƣớc 2 và bƣớc 3).
- Bƣớc 5: Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của DN (bằng tổng số
của các điểm có đƣợc ở bƣớc 4).
Tổng điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là 1. Trung bình là 2,5 điểm. Điểm
càng cao cho thấy DN càng phản ứng tốt với các yếu tố bên ngoài. Nói cách khác,
DN đang tối đa hoá các cơ hội và tối thiểu hoá ảnh hƣởng của nguy cơ. Tổng số
điểm là 1 cho thấy những chiến lƣợc mà công ty đề ra không tận dụng đƣợc các cơ
hội hoặc tránh đƣợc các mối đe dọa từ bên ngoài.
1.3.4.3. Phân tích tình hình nội bộ (ma trận IFE)
Tình hình nội bộ của DN thƣờng đƣợc đánh giá qua các bộ phận kinh doanh
chức năng của DN, thƣờng bao gồm 6 bộ phận chủ yếu sau: (1) Nguồn nhân lực; (2)
Nghiên cứu và phát triển; (3) Sản xuất; (4) Tài chính kế toán; (5) Marketing; (6) Nề
nếp tổ chức chung…
22
Việc phân tích nội bộ DN sẽ cho phép nhận diện những điểm mạnh (S) và
điểm yếu (W) của DN. Từ đó, các chiến lƣợc kinh doanh đƣợc lựa chọn cần phát
huy tối đa các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu của DN.
Cũng tƣơng tự nhƣ trong kỹ thuật phân tích các yếu tố bên ngoài, nhằm định
lƣợng hoá các phân tích nội bộ DN, ngƣời ta dùng Ma trận đánh giá các yếu tố bên
trong (IFE).
Ma trận này cho phép tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan
trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, và nó cũng cung cấp cơ sở để xác
định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này. Việc thiết lập ma trận IFE cũng
theo 5 bƣớc nhƣ đối với ma trận EFE:
- Bƣớc 1: Lập danh mục các yếu tố bên trong có vai trò quyết định trong
quy trình phân tích nội bộ, bao gồm các điểm mạnh và điểm yếu (tối thiểu 5 yếu tố)
- Bƣớc 2: Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố theo thang điểm từ
0,0 đến 1,0 (mức độ quan trọng tăng dần) với tổng số điểm của tất cả các yếu tố
bằng 1. Mức độ quan trọng này dựa vào tầm quan trọng của các yếu tố đó đối với
DN, không phân biệt yếu tố này đang là điểm mạnh hay là điểm yếu của DN.
- Bƣớc 3: Chấm điểm từ 1 đến 4 cho từng yếu tố với số điểm thể hiện đặc
điểm nội bộ của DN đối với yếu tố này. Điểm 1 là điểm yếu lớn nhất, điểm 2 là
điểm yếu nhỏ nhất, điểm 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, điểm 4 là điểm mạnh lớn nhất.
- Bƣớc 4: Xác định tổng số điểm quan trọng cho mỗi yếu tố (bằng tích số
của các điểm số ở bƣớc 2 và bƣớc 3).
- Bƣớc 5: Xác định tổng số điểm về tầm quan trọng của DN (bằng tổng các
điểm có đƣợc ở bƣớc 4).
Tổng số điểm cao nhất là 4 và thấp nhất là 1. Trung bình là 2,5. Số điểm
quan trọng thấp hơn 2,5 cho thấy DN yếu về nội bộ, điểm cao hơn 2,5 cho thấy DN
mạnh về nội bộ.
1.3.4.4. Phân tích và so sánh với các đối thủ cạnh tranh
Việc phân tích và so sánh với những đối thủ cạnh tranh đƣợc tiến hành thông
qua ma trận hình ảnh cạnh tranh. Ma trận này là sự mở rộng ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong có tầm quan trọng quyết định sự thành
23
công của DN. Ngoài ra trong ma trận hình ảnh cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh
cũng đƣợc xem xét và tính tổng số điểm quan trọng. Tổng số điểm đƣợc đánh giá
của các đối thủ cạnh tranh đƣợc so sánh với công ty đang nghiên cứu. Việc so sánh
các đối thủ cung cấp cho ta nhiều thông tin chiến lƣợc quan trọng.
Cách xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh tƣơng tự nhƣ cách xây dựng ma
trân đánh giá các yếu tố bên ngoài.
1.3.4.5. Phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ
Điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ đƣợc thực hiện bởi ma trận SWOT,
đây là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị định hình bốn
loại chiến lƣợc. Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lƣợc khả thi có thể
lựa chọn, chứ không quyết định chiến lƣợc nào là tốt nhất. Do đó, trong số các
chiến lƣợc phát triển trong ma trận SWOT, chỉ có một số chiến lƣợc đƣợc lựa chọn.
Để xây dựng ma trận SWOT trƣớc tiên ta cần phân tích các điểm mạnh, điểm
yếu, các cơ hội và các nguy cơ trên các ô tƣơng ứng. Sau đó phối hợp các yêu tố
trên để tạo chiến lƣợc và tiến hành so sánh mô tả cách có hệ thống từng cặp tƣơng
ứng của các yếu tố.
- Các chiến lƣợc điểm mạnh – cơ hội (SO): các chiến lƣợc này sử dụng điểm
mạnh bên trong của DN để tận dụng những cơ hội bên ngoài
- Các chiến lƣợc điểm yếu – cơ hội (WO): các chiến lƣợc WO nhằm cải
thiện những điểm yếu bên trong bằng cách tận dụng những cơ hội từ môi trƣờng
bên ngoài.
- Các chiến lƣợc điểm mạnh – đe dọa (ST): Các chiến lƣợc này sử dụng
những điểm mạnh của DN để tránh hoặc giảm đi ảnh hƣởng của những mối đe dọa
bên ngoài.
- Các chiến lƣợc điểm yếu – đe dọa (WT): là những chiến lƣợc phòng thủ
nhằm làm giảm đi những điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe dọa từ
môi trƣờng bên ngoài.
Việc thiết lập ma trận SWOT đƣợc thực hiện qua 8 bƣớc nhƣ sau:
- Bƣớc 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong của công ty.
- Bƣớc 2: Liệt kê các điểm yếu bên trong của công ty.
24
- Bƣớc 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngoài công ty.
- Bƣớc 4: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài công ty.
- Bƣớc 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lƣợc S-O vào ô tƣơng ứng.
- Bƣớc 6: Kết hợp điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi
kết quả của chiến lƣợc W-O vào ô tƣơng ứng.
- Bƣớc 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết
quả của chiến lƣợc S-T vào ô tƣơng ứng.
- Bƣớc 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết
quả của chiến lƣợc W-T vào ô tƣơng ứng.
Một ma trận SWOT đƣợc minh hoạ bằng các ô nhƣ sau:
O
Liệt kê các cơ hội
T
Liệt kê các mối đe dọa
S
Liệt kê những điểm mạnh
W
Các chiến lƣợc S - O
Các chiến lƣợc S - T
Liệt kê những điểm yếu
Các chiến lƣợc W – O
Các chiến lƣợc W - T
Hình 1.1 : Sơ đồ ma trận SWOT
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
1.3.4.6. Phân tích và lựa chọn chiến lược
Trên cơ sở kết quả phân tích các yếu tố bên ngoài, yếu tố bên trong, quá trình
xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG gồm 3 giai đoạn: nhập vào, kết hợp và
quyết định lựa chọn chiến lƣợc và đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển
DVTĐG tại DN.
1.3.5. Các công cụ xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG
Nhƣ đã nói ở trên, để hình thành nên một chiến lƣợc phát triển DVTĐG có 3
giai đoạn thực hiện và mỗi giai đoạn sử dụng những công cụ khác nhau nhƣ sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn nhập vào:
25
Giai đoạn này tóm tắt các thông tin cơ bản đã đƣợc thu thập và hệ thống hoá
để hình thành nên các chiến lƣợc kinh doanh. Giai đoạn này rất cần những phán
đoán bằng trực giác tốt và sử dụng 2 công cụ đã đƣợc trình bày ở trên là: ma trận
EFE và ma trận IFE.
Giai đoạn 2: Giai đoạn kết hợp:
Giai đoạn này lựa chọn, sắp xếp, kết hợp các yếu tố bên trong, bên ngoài để
đƣa ra các chiến lƣợc khả thi cho tổ chức. Giai đoạn này sẽ sử dụng công cụ ma trận
SWOT.
Giai đoạn 3: Giai đoạn quyết định:
Sau giai đoạn kết hợp sẽ nhận định các chiến lƣợc khả thi có thể quyết định
lựa chọn và đƣa ra các giải pháp thực hiện.
26
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng I khái quát các nghiên cứu về DVTĐG, nghiên cứu những lý
luận cơ bản về DVTĐG, chiến lƣợc phát triển DVTĐG, các yếu tố tác
động đến chiến lƣợc phát triển DVTĐG và các giai đoạn để hình thành nên
chiến lƣợc phát triển DVTĐG. Để xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG cho
DN TĐG, chúng ta phải tuân theo một quy trình, bao gồm: xác định nhiệm vụ,
phân tích các yếu tố bên ngoài, phân tích các yếu tố bên trong, phân tích và lựa
chọn chiến lƣợc.
Trong quá trình xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG cho DN TĐG, một
số công cụ riêng biệt cũng đƣợc sử dụng trong những giai đoạn khác nhau. Ma
trận EFE, ma trận IFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh đƣợc sử dụng trong giai
đoạn nhập vào (thu thập và hệ thống hoá thông tin). Trong giai đoạn kết hợp,
công cụ ma trận SWOT đƣợc sử dụng nhằm định hƣớng chiến lƣợc khả thi để
đƣa ra giải pháp chiến lƣợc phát triển cho DN.
Những nội dung của chƣơng I sẽ làm cơ sở để phân tích đánh giá tình hình
phát triển DVTĐG tại SIVC trong thời gian qua.
27
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Với mục đích xây dựng định hƣớng chiến lƣợc hữu hiệu nhất cho DVTĐG
tại SIVC, luận văn sẽ sử dụng một số phƣơng pháp sau đây:
2.1. Thu thập dữ liệu
2.1.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Các công trình nghiên cứu khoa học nhƣ luận văn, luận án đã đƣợc công bố,
các giáo trình, bài giảng, sách chuyên khảo, các bài biết đăng trên báo, tạp chí
chuyên ngành TĐG, kỷ yếu hội thảo khoa học, internet, tài liệu nội bộ…
- Các báo cáo tổng hợp, báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của
SIVC: Để lấy các số liệu thể hiện tình hình hoạt động DVTĐG nhƣ doanh thu, chi
phí, lỗ lãi của DN qua từng năm; các báo cáo thống kê của SIVC.
- Các nguồn thông tin từ Bộ Tài chính, Hiệp hội TĐG Việt Nam: danh sách
các DN và cá nhân đủ điều kiện hành nghề TĐG theo từng năm; Đề án phát triển
nghề TĐG tại Việt Nam đến năm 2020; số liệu báo cáo tổng hợp về kết quả kinh
doanh từng năm của các DN cung cấp DVTĐG gửi về Bộ Tài chính; các nội dung
Hội nghị của Hiê ̣p hô ̣i thẩ m đinh
̣ giá ASEAN; ….
- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu: Luật giá
số: 11/2012/QH13; Thông tƣ 06/2014/TT-BTC hƣớng dẫn TĐG tài sản vô hình; các
tiêu chuẩn TĐG; phƣơng pháp TĐG; …
Các nguồn thông tin thứ cấp nêu trên đã đƣa ra các thông tin liên quan đến nghề
TĐG tại Việt Nam, các hoạt động DVTĐG của các doanh nghiêp, những định hƣớng
của Nhà nƣớc cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của thị trƣờng; đồng thời nguồn thông tin
thứ cấp tạo nên khung tham chiếu về các quy trình, cách thức thực hiện nghiên cứu ...
Tuy nhiên các dữ liệu thứ cấp có thể có dữ liệu chƣa xử lý (còn gọi là dữ liệu
thô) hoặc có những dữ liệu đã đƣợc xử lý, do vậy trách nhiệm của ngƣời nghiên cứu
là phải kiểm tra xử lý các dữ liệu thô thông qua việc kiểm tra dữ liệu gốc để đảm
bảo tính chính xác của dữ liệu.
28
2.1.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Thực hiện quan sát thực tế tại SIVC: Nghề TĐG ở Việt Nam vẫn còn mới và
chƣa phát triển so với các nƣớc, hiện nay có rất ít đề tài hay công trình nghiên cứu liên
quan đến DVTĐG, do đó cần thiết phải nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tế để đƣa ra các
câu hỏi và ý tƣởng nhằm xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC.
Bản thân là ngƣời làm việc tại SIVC trong nhiều năm, do đó có điều kiện quan
sát thƣờng xuyên, tìm hiểu, tiếp cận thực tế hoạt động DVTĐG để từ đó có những
đánh giá, nhận xét để thiết lập hệ thống các yếu tố cơ bản nhằm xác định vị thế của
công ty cũng nhƣ sản phẩm DVTĐG.
- Thực hiện thảo luận nhóm: Trên cơ sở hệ thống các yếu tố cơ bản đã đƣợc
xác định, tác giả sử dụng hình thức thảo luận tập trung nhằm xây dựng, bổ sung,
điều chỉnh các yếu tố tác động đến chiến lƣợc phát triển DVTĐG. Để cuộc thảo
luận có hiệu quả, tác giả dự kiến thành phần nhóm là các thành viên Phòng TĐG,
Bất động sản thuộc SIVC; Cơ cấu nhóm gồm 6 – 8 ngƣời có trình độ từ đại học trở
lên, có thời gian công tác tại SIVC trên 03 năm do đây là những ngƣời có đủ khả
năng, kinh nghiệm để đánh giá, nhận định về các yếu tố tác động đến DVTĐG.
- Phỏng vấn sâu: trên cơ sở danh mục các câu hỏi, tác giả thực hiện phỏng vấn
bán cấu trúc nhằm thu thập tối đa các thông tin các quan điểm, đánh giá, các nhận
xét và các định hƣớng về chiến lƣợc phát triển DVTĐG của SIVC. Tác giả sử dụng
phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Các câu trả lời đƣợc ngƣời phỏng vấn lĩnh hội và
ghi lại thành một bản ghi. Ngoài ra, toàn bộ nội dung của cuộc phỏng vấn có thể
đƣợc ghi âm. Đối tƣợng phỏng vấn sâu là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng
giám công ty, Phó Tổng giám đốc và Phó Giám đốc CN SIVC Hà Nội. Số lƣợng
ngƣời đƣợc phỏng vấn là 03 ngƣời.
Địa điểm phỏng vấn: Trụ sở SIVC Hà Nội tại số 160 Phƣơng Liệt quận Thanh
Xuân thành phố Hà Nội.
Thời lượng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn đƣợc thiết kế kéo
dài trong khoảng từ 30 đến 50 phút. Tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí
buổi phỏng vấn mà phỏng vấn viên quyết định thời lƣợng cuộc phỏng vấn phù hợp.
29
Thời điểm phỏng vấn: phỏng vấn viên điện thoại liên hệ trƣớc với các đối
tƣợng đƣợc phỏng vấn. Sau đó thống nhất thời điểm phỏng vấn cho phù hợp với đối
tƣợng phỏng vấn sao cho ngƣời đƣợc hỏi có một khoảng thời gian thoải mái nhất
khi tiếp chuyện phỏng vấn viên.
- Lấy ý kiến chuyên gia: Ngoài các phƣơng pháp đƣợc thiết kế nhƣ trên, đối
với các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, tác giả trực tiếp thảo luận, tham
khảo ý kiến của một số chuyên gia có tham gia trong lĩnh vực TĐG, cụ thể là một
số thành viên Hiệp hội TĐG Việt Nam và một số cán bộ Cục Quản lý giá Bộ Tài
chính, các chuyên gia trong các lĩnh vực quản trị DN nhƣ các Thầy, Cô là giảng
viên khoa Quản trị kinh doanh Trƣờng đại học Kinh tế đại học Quốc Gia Hà Nội.
2.2. Quy trình nghiên cứu:
Quy trình nghiên cứu đƣợc khái quát theo mô hình dƣới đây:
NGHIÊN CỨU
THỰC TRẠNG DVTĐG
Dữ liệu thứ cấp – Dữ liệu sơ cấp
(
PHÂN TÍCH MÔI
TRƢỜNG NỘI BỘ
(Điểm mạnh – điểm
yếu) - IFE
PHÂN TÍCH MÔI
TRƢỜNG CẠNH
TRANH
(Ma trận hình ảnh cạnh
tranh)
PHÂN TÍCH MÔI
TRƢỜNG BÊN
NGOÀI
(Cơ hội – nguy cơ) EFE
PHÂN TÍCH SWOT
(Định hƣớng CL phát triển DVTĐG)
GIẢI PHÁP CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN DVTĐG TẠI SIVC
Hình 2.1: Mô hình xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
30
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
- Phƣơng pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Các số liệu từ các bảng báo cáo
tài chính, kế toán đƣợc so sánh qua các năm, qua đó phân tích điểm mạnh, điểm yếu
của tổ chức, so sánh những điểm đó với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Phƣơng pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết
luận, các xu hƣớng để đánh giá tình hình hiện tại của công ty; sự gắn kết giữa sứ
mệnh và quá trình thực thi chiến lƣợc của DN, tính hiệu quả của chiến lƣợc trong
mối quan hệ với môi trƣờng bên trong và bên ngoài; các khó khăn hay vấn đề nảy
sinh từ quá trình gắn kết chiến lƣợc của DN với môi trƣờng kinh doanh vĩ mô và
môi trƣờng kinh doanh của nghành
- Phƣơng pháp xây dựng và phân tích các ma trận: Ma trận EFE, ma trận hình
ảnh cạnh tranh, ma trận IFE, ma trận SWOT là kỹ thuật để phân tích và xử lý kết
quả nghiên cứu của môi trƣờng hoạt động bằng cách kết hợp các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội, nguy cơ, từ đó đề ra chiến lƣợc một cách khoa học.
Kết luận chƣơng 2:
Chƣơng II nghiên cứu phƣơng pháp và xây dựng quy trình thực hiện nghiên
cứu từ việc thu thập tài liệu, phân tích tài liệu để thiết lập mô hình các yếu tố tác
động đến chiến lƣợc phát triển DVTĐG để sử dụng trong chƣơng III và chƣơng IV
của luận văn.
31
CHƢƠNG 3
PHÂN TÍCH VỀ DVTĐG TẠI SIVC
3.1. Giới thiệu khái quát về SIVC
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (SIVC) tiền thân là
Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam - Bộ Tài chính. Đƣợc thành lập
và phát triển đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1999, SIVC đã xây dựng hệ thống đƣợc
đánh giá cao cả về qui mô lẫn chất lƣợng trong lĩnh vực TĐG và tƣ vấn.
Với phƣơng châm làm việc “Uy tín - Chất lƣợng - Hiệu quả”, SIVC đã hoàn
thiện quy trình làm việc, thực hiện quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm
2001, SIVC là đơn vị dịch vụ công đầu tiên tại Việt Nam đƣợc tổ chức DNV (Tổ
chƣ́c Det Norske Veritas Na Uy ) cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất
lƣợng ISO 9001:2000 và đến tháng 11/2011, SIVC lại trở thành công ty cổ phần
hoạt động trong lĩnh vực TĐG đầu tiên đạt chứng nhận chuyển đổi phiên bản mới
về quản lý chất lƣợng ISO 9001:2008.
Với một đội ngũ thẩm định viên, chuyên viên năng động, lành nghề, trong đó
có nhiều chuyên gia có năng lực, thâm niên và am hiểu về hoạt động sản xuất kinh
doanh thuộc nhiều lĩnh vực, SIVC luôn thể hiện tính chuyên nghiệp cao trong việc
cung cấp cho khách hàng các dịch vụ.
- Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Thông Tin và Thẩm Định Giá Miền Nam;
- Tên tiếng anh: The Southern Information and Valuation Corporation (SIVC)
- Địa chỉ trụ sở chính: số 359 Nguyễn Trãi, P.Nguyễn Cƣ Trinh, Quận 1,
Tp.Hồ Chí Minh
- Email: sivc@sivc.com.vn ; Website: www.sivc.com.vn
- Logo của SIVC:
32
- Phƣơng châm hoạt động (Slogan): Tôn vinh giá trị đích thực.
- Chính sách "Uy tín - Chất lƣợng - Hiệu quả"
- Phạm vi hoạt động của SIVC: hoạt động kinh doanh chủ yếu của SIVC bao
gồm: Thẩm định giá; Tƣ vấn đầu tƣ; Cung cấp thông tin; Đào tạo; Dịch vụ định giá
bất động sản.
3.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn: DVTĐG tại SIVC có uy tín và chất lƣợng hàng đầu tại Việt Nam,
SIVC là công ty có khả năng cung cấp tốt nhất các loại hình TĐG.
Sứ mệnh: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC góp phần phát triển nghề
TĐG ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các
nguyên tắc, thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế tại Việt Nam. Đồng thời chiến
lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC sẽ góp phần tạo nên công cụ hữu hiệu giúp cho thị
trƣờng tài sản trở nên công khai, minh bạch; giúp cho việc quản lý và sử dụng hiệu
quả các tài sản và các nguồn lực; giảm thiểu những rủi ro trong đầu tƣ; bảo đảm lợi
ích hợp pháp và chính đáng của các bên tham gia thị trƣờng thông qua việc xác định
đúng giá trị của tài sản.
3.1.3. Tổ chức quản lý của SIVC
- Vốn điều lệ và các cổ đông chính của công ty đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Vốn và các cổ đông chính của SIVC.
Số lƣợng sở
Danh mục
hữu
Giá trị
Tỷ lệ
Tổng số vốn chủ sở hữu
613.189
6.131.890.000
100%
SCIC
22.489
224.890.000
3,67%
Cổ đông trong công ty
242.996
2.429.960.000 39,63%
+ Hội đồng quản trị và ban Giám đốc
235.600
2.356.000.000 38,42%
+ Công đoàn Công ty
Các cổ đông khác
7.396
73.960.000
1,21%
347.704
3.477.040.000
56,7%
Nguồn: SIVC
33
- Nguồn nhân lực: Tổng số lao động của SIVC tại 30/9/2014 là 257 lao động trong đó:
Bảng 3.2: Nguồn nhân lực của SIVC
Tổng số cán bộ,
Số lƣợng
công nhân viên
(ngƣời)
Tỷ trọng
Phân loại theo trình độ lao
động
- Sau đại học
5
1,95%
- Đại học
187
72,76%
- Cao đẳng, Trung cấp
53
20,62%
12
4,67%
- Lao động trực tiếp
144
56,03%
- Lao động gián tiếp
113
43,97%
- Trình độ sơ cấp và công nhân kỹ
thuật
Phân loại theo đối tƣợng lao
động
Mức lƣơng bình quân
6.100.000 đồng/ngƣời
Thu nhập bình quân
6.100.000 đồng/ngƣời
Nguồn: SIVC
Tổng số lƣợng ngƣời có thẻ thẩm định viên về giá: 29 ngƣời với số năm kinh
nghiệm trong nghề TĐG từ 8-31 năm.
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của SIVC:
34
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức SIVC
Nguồn: SIVC
35
3.1.4. Tình hình hoạt động DVTĐG và kết quả đạt được của SIVC trong thời gian qua
Hoạt động kinh doanh DVTĐG của SIVC liên tục tăng trƣởng trong thời gian qua.
So với năm 2008, giá trị thẩm định thông qua các loại hình TĐG bất động sản, động sản,
tài sản và giá trị DN do SIVC cung ứng dịch vụ đến năm 2014 tăng gần 200% trong đó
tăng trƣởng ổn định nhất là loại hình TĐG bất động sản tăng bình quân 18%/năm và
chiếm ƣu thế chủ lực trong các loại hình TĐG do SIVC cung ứng (Hình 3.3)
Đối với số lƣợng các hợp đồng (công văn yêu cầu TĐG) về cơ bản là ổn định,
mức độ tăng trƣởng bình quân khoảng 3%/năm (Bảng 3.3).
Bảng 3.3: Kết quả TĐG tài sản của SIVC qua các năm:
Stt
Chỉ tiêu
1
Tổng giá trị thẩm định
2
ĐVT
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
Năm
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Tỷ đ 41.432 61.929 68.325 68.900
60.129
67.213 123.652
- Bất động sản
//
30.290 24.406
44.779 42.391
45.108
45.490
63.344
- Động sản
//
5.473
7.478
5.561
14.995
6.919
12.101
10.575
- Tài sản
//
2.838
25.463
10.628
9.031
7.367
7.905
31.274
- Doanh nghiệp
//
2.829
4.582
7.357
2.483
735
1.717
18.458
CV
8.018
10.455
8.598
9.165
Số lƣợng HS yêu
cầu (hợp đồng)
8.897 10.236 10.304
Nguồn: sivc.com.vn
Hình 3.2: Biểu đồ giá trị tài sản thẩm định và hợp đồng thẩm định của SIVC
giai đoạn 2008 – 2014
(Nguồn: sivc.com.vn)
36
Hình 3.3: Giá trị thẩm định từng loại tài sản năm 2014.
(Nguồn: sivc.com.vn)
Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ của SIVC từ năm 2010
đến 2014 đƣợc thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.4: Doanh thu thuẩn về bán hàng và cung cấp dịch vụ của SIVC.
Đvt: triệu đồng
2010
2011
2012
2013
2014
44.574
48.793
51.470
51.425
56.981
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SIVC các năm từ 2010 đến 2014)
Có thể dễ dàng nhận thấy doanh thu của công ty liên tục tăng qua các năm và
không có đột biến gì duy chỉ có năm 2014, doanh thu tăng trƣởng mạnh hơn đạt
56.981 triệu đồng, tăng 10.8% so với năm 2013, 15.4% so với năm 2010. Đây là
một tín hiệu tích cực cho thấy trong 5 năm trở lại đây, công ty đạt đƣợc một sự tăng
trƣởng khá ổn định và bền vững.
Về chi phí của Công ty: Khoản chi phí chiếm phần lớn và đáng để
xem xét nhất đối với Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam là
khoản chi phí lãi vay và chi phí quản lý DN.
37
Bảng 3.5: Chi phí của của SIVC.
Triệu đồng
2010
2011
2012
2013
2014
CP lãi vay
183
161
148
501
421
CP QLDN
4.550
4.453
5.476
6.204
9.265
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SIVC các năm từ 2010 đến 2014)
Có thể thấy một sự tăng đột biến của phí lãi vay vào năm 2013 và 2014. Cụ
thể, năm 2013 chi phí lãi vay tăng lên mức 501 triệu đồng, tăng 238.3% so với năm
2012. Đến năm 2014 chi phí lãi vay đã giảm đƣợc khoảng 16% so với 2013 nhƣng
vẫn còn ở mức rất cao là 421 triệu đồng, tăng 183.4% so với năm 2012. Nguyên
nhân đƣợc nhận ra ở khoản tăng đột biến này là do tại thời điểm năm 2013, 2014 tỷ
trọng nợ ngắn hạn của công ty tăng đột biến thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.6: Bảng nợ ngắn hạn của SIVC.
Triệu đồng
2010
2011
2012
2013
2014
Nợ phải trả
18.555
18.594
19.848
19.979
22.095
Nợ ngắn hạn
12.637
12.864
13.648
17.335
18.552
Nợ dài hạn
5.918
5.730
6.199
2.643
3.543
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SIVC các năm từ 2010 đến 2014)
Nếu nhƣ trong các năm từ 2010 đến 2012, tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nợ
phải trả của công ty chiếm khoảng 68-69% thì đến năm 2013 con số này lên đến
86.8%, năm 2014 cũng chỉ giảm nhẹ xuống còn khoảng 84%, đồng thời tỷ trọng nợ dài
hạn giảm xuống. Điều này kéo theo chi phí lãi vay phải trả tăng lên là điều tất yếu.
Về vấn đề chi phí tăng, bên cạnh chi phí lãi vay tăng còn phải kể đến chi phí
quản lý DN cũng tăng mạnh. Cụ thể, nếu nhƣ trong 2 năm 2010, 2011, chi phí quản
lý DN không có biến động gì thì 3 năm tiếp theo, khoản chi phí này liên tục tăng rõ
rệt, đặc biệt là năm 2014 tăng lên mức 9.265 triệu đồng, tăng 49.3% so với năm
2013, và tăng 103.6% so với năm 2010. So sánh việc tăng chi phí này với doanh thu
đạt đƣợc, ta có thể rút ra 2 kết luận:
38
+ Một là, chi phí quản lý DN tăng đã góp phần làm tăng doanh thu cho Công ty.
+ Hai là, mặc dù chi phí quản lý DN tăng nhƣng tỷ lệ tăng này còn ít và kém
hiệu quả khi đầu tƣ rất nhiều vào chi phí quản lý DN. Điều này gián tiếp phản ánh
năng suất lao động còn kém của công ty. Để minh chứng rõ hơn cho điều nay, ta có
thể quan sát sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đƣợc tính toán dƣới đây:
Bảng 3.7: Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của SIVC.
2010
2011
2012
2013
2014
9,79
10,95
9,39
8,28
6,15
(Nguồn: Báo cáo tài chính của SIVC các năm từ 2010 đến 2014)
Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đƣợc tính bằng doanh thu thuần chia cho chi phí
quản lý DN. Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh đã đƣợc phản ánh qua các năm trong
bảng trên cho thấy 1 sự giảm sút rõ rệt từ những năm 2010-2013 cho đến năm 2014
chỉ còn 6,15.
Về cơ cấu chi phí quản lý DN của SIVC còn chƣa rõ ràng đối với một
khoản chi phí tƣơng đối lớn, khoảng trên 50%. Khoản chi phí này có thể đƣợc sử
dụng cho việc tìm kiếm hợp đồng, hoa hồng cho ngƣời giới thiệu.
Hình 3.4: Biểu đồ cơ cấu chi phí quản lý SIVC
(Nguồn: sivc.com.vn)
39
3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động DVTĐG của SIVC
3.2.1. Phân tích các môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động DVTĐG
Các yếu tố cơ hội (Opportunities)
1) Chính phủ:
- Môi trƣờng chính trị: Giai đoạn 2008-2013 mang đặc điểm nổi bật là tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam sẽ trở nên sâu rộng hơn, quyết liệt hơn. Việc
hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hƣởng sâu sắc đến các DN, các nhà quản lý, các
tầng lớp ngƣời lao động và hầu nhƣ ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã
hội. Việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tăng nhu cầu về dịch vụ giao dịch thông qua
tài sản nhƣ mua, bán, góp vốn, thế chấp…
Năm 2014, Tại Hội nghị của Hiê ̣p hô ̣i thẩ m đinh
̣ giá ASEAN lần thứ
18
(AVA 18) Bộ Tài chính cam kết ủng hộ mục tiêu đƣa Hiệp hội TĐG ASEAN trở
thành Hiệp hội mạnh, có uy tín của hoạt động TĐG trên thế giới và sẽ tổ chức, xây
dựng, chỉ đạo hoạt động TĐG của Việt Nam hợp tác chặt chẽ, có hiệu quả với Hiệp
hội TĐG ASEAN, đƣa Việt Nam trở thành thành viên tích cực, đáng tin cậy
- Môi trƣờng pháp lý: Chính sách, cơ chế quản lý, chiến lƣợc và quy hoạch
phát triển ngành của Chính phủ đang từng bƣớc hoàn thiện, quy định đầy đủ và rõ
ràng tạo hành lang thuận lợi cho sự phát triển của DVTĐG, cụ thể: Quốc hội đã ban
hành Luật giá số 11/2012/QH13 để thay thế Pháp lệnh giá số 40/2002/PLUBTVQH10, theo đó Chính phủ đã ban hành các Nghị định số 89/2013/NĐ-CP
ngày 06/8/2013, số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết một số điều
của Luật giá về TĐG; Qua các năm, Bộ Tài chính đã ban hành các tiêu chuẩn TĐG
từ số 1 đến số 13, …
3) Khoa học – công nghệ ngày càng phát triển: Chúng ta đang sống trong một
thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin
đã ở một bƣớc phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển
mạnh mẽ và kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Mọi loại thông tin, số liệu đều có
thể đƣợc đƣa về dạng kỹ thuật số để bất kỳ máy tính nào cũng có thể lƣu trữ, xử lý
40
và chuyển tiếp. Những công cụ và sự kết nối của thời đại kỹ thuật số cho phép
chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin và hành động trên cơ sở những thông
tin này theo phƣơng thức hoàn toàn mới, kéo theo hàng loạt sự thay đổi về các quan
niệm, các tập tục, các thói quen truyền thống, và thậm chí cả cách nhìn các giá trị
trong cuộc sống. Vì vậy có thể nói công nghệ thông tin đang phát triển và rất cần
thiết cho tất cả các DN, đặc biệt đối với ngành TĐG đó là thông tin thị trƣờng của
tài sản, khả năng tiếp cận và lƣu trữ thông tin thị trƣờng về giá trị của tài sản. Ngoài
ra việc quảng bá thƣơng hiệu và tiếp cận khách hàng thông qua công nghệ thông tin
rất hiệu quả mà hầu hết các DN hiện nay đang sử dụng.
4) Cơ hội tiếp cận học tập và mở rộng thị phần ra nước ngoài: SIVC đã
nhanh chóng hòa nhập vào công tác TĐG của khu vực và quốc tế. Với vai trò là
thành viên Hiệp hội Thẩm định giá ASIAN, Hội thẩm định giá Việt Nam, SIVC đã
tham dự các hội nghị, diễn đàn khoa học về TĐG nhƣ: Hội nghị TĐG ASIAN, Diễn
đàn TĐG quốc tế, ...
Trong các môi trƣờng đã nêu ở trên, có thể nói môi trƣờng pháp lý đƣợc
coi là quan trọng nhất đối với DVTĐG. Vì môi trƣờng pháp lý tác động trực
tiếp đến DVTĐG, sự thay đổi của môi trƣờng pháp lý làm thay đổi xu hƣớng và
sự phát triển của DVTĐG. Các môi trƣờng khác tuy có tác động đến sự phát
triển của dịch vụ nhƣng tác động không trực tiếp, và không làm thay đổi xu
hƣớng phát triển của ngành.
5) Giá trị tài sản vô hình ngày càng được quan tâm:
Trong kinh tế thị trƣờng, các tài sản vô hình nhƣ giá trị thƣơng hiệu, lợi thế thƣơng
mại luôn tồn tại và chiếm khá nhiều trong giá trị của DN. Nhu cầu xác định giá trị của
các tài sản này ngày càng lớn, tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng đã phản ánh rằng dịch vụ
cung ứng sản phẩm TĐG tài sản vô hình chƣa đƣợc các DN cung cấp (dƣới 5%) (hình
3.5), điều này cũng đồng nghĩa là tỷ trọng trong doanh thu khá hạn chế. Có thể thấy
nguyên nhân phần nhiều là do khung pháp lý về TĐG tại Việt Nam còn hạn chế, và năng
lực cung ứng của các DN hiện nay về thẩm định tài sản vô hình còn yếu. Do vậy, các DN
nên có chiến lƣợc thích hợp để tham gia cung ứng sản phẩm này để tăng doanh thu, đồng
41
thời cũng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vì khi thị trƣờng dịch vụ cung ứng
TĐG mở cửa, các DN cung ứng dịch vụ nƣớc ngoài có năng lực, có kinh nghiệm sẽ
tham gia thị trƣờng, thì các DN cung ứng không đủ sức cạnh tranh tất yếu sẽ mất đi phân
khúc thị trƣờng tiềm năng này.
Kết quả khảo sát của Cục Quản lý giá cũng cho thấy các DN cung ứng dịch vụ khá
đồng đều cho các mục đích thẩm định, riêng DVTĐG các tài sản vô hình hiện đang còn
ở mức thấp nhất
Hình 3.5: Biểu đồ cung ứng các loại hình TĐG
(Nguồn Bộ Tài chính)
6) Sự phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản:
Theo nguồn thông tin của Cục Quản lý giá, doanh thu và hợp đồng TĐG các
DN TĐG tại Việt Nam lớn nhất là TĐG bất động sản:
Hình 3.6: Biểu đồ thị trƣờng các loại hình DVTĐG
(Nguồn Bộ Tài chính)
42
Trong báo cáo công bố tiêu điểm thị trƣờng bất động sản quý I/2015, công ty
TNHH CBRE (Việt Nam) cho hay kinh tế Việt Nam tăng trƣởng cao nhất trong
vòng ba năm qua với tỉ lệ 6,03%; Cũng theo báo cáo, thị trƣờng bất động sản xếp
thứ hai trong tổng vốn đầu tƣ FDI vào Việt Nam, chiếm 9%. Trong quý I, có 19.000
công ty mới đƣợc thành lập, số lƣợng công ty bất động sản mới thành lập tăng 49%
so với cùng kỳ. Mặt khác, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản đang đƣợc đẩy mạnh
thông qua các chƣơng trình hỗ trợ về lãi suất, thời gian cho vay đối với ngƣời mua
nhà để ở, các gói tín dụng hỗ trợ các công ty bất động sản và các bên liên quan; lãi
suất tiết kiệm có xu hƣớng giảm cũng góp phần tăng thêm tính hấp dẫn của bất
động sản.
Các yếu tố nguy cơ (Threats)
1) Các đối thủ cạnh tranh: Tình hình cạnh tranh trong ngành DVTĐG ngày
càng khắc nghiệt hơn, số lƣợng DN tham gia vào ngành khá đông đảo và có xu
hƣớng tăng mạnh, đặc biệt là từ khi Luật Giá có hiệu lực, nếu nhƣ năm 2010 có 41
công ty đủ điều kiện thực hiện hoạt động TĐG theo quy định của Bộ Tài chính, thì
đến năm 2014 đã tăng lên trên 100 công ty.
Ngoài ra các DN nƣớc ngoài đang tham gia vào các cuộc thầu mà các nhà
thầu Việt Nam chƣa thể tham gia đƣợc đang có nguy cơ đẩy lùi ngày một xa các
doanh nghiệp TĐG Việt Nam ra khỏi các dự án lớn của quốc gia và địa phƣơng.
Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2015-2020, cả nƣớc sẽ có thêm khoảng 800
ngƣời đƣợc cấp Thẻ thẩm định viên về giá. Nếu tính cả số lƣợng thẩm định viên về
giá đƣợc cấp thẻ ở giai đoạn 2013-2015 thì sẽ có khoảng 2200 thẩm định viên;
Cùng với phát triển về số lƣợng, đây là giai đoạn hoạt động TĐG cần chú trọng hơn
nữa đến chất lƣợng và hiệu quả, giúp nghề TĐG phát triển bền vững ở cả trong
nƣớc và vƣơn ra tầm khu vực và quốc tế. Theo đó, cả nƣớc sẽ duy trì khoảng 250
doanh nghiệp TĐG đủ điều kiện hành nghề theo quy định, tiếp tục đƣợc ƣu tiên
phát triển theo hƣớng nâng cao năng lực và chất lƣợng TĐG, khuyến khích mở rộng
quy mô hoạt động, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa và vƣơn sang các nƣớc trong
khu vực.
43
2) Rào cản gia nhập ngành thấp: Việc gia nhập ngành tƣơng đối dễ dàng do
đòi hỏi vốn đầu tƣ ban đầu thấp, quy định của Nhà nƣớc đòi hỏi khi thành lập chỉ cần
có từ 3 thẩm định viên trở lên. Chính vì vậy, số lƣợng công ty gia nhập ngành ngày
càng tăng và khiến cho cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt. Các đối
thủ nhỏ mới gia nhập ngành thƣờng cạnh tranh thông qua giảm phí định giá để lôi
kéo khách hàng. Theo SIVC, năm 2012 công ty bị mất 36% khách hàng cũ vào tay
các đối thủ cạnh tranh là các DN định giá quy mô nhỏ. Tham gia vào ngành, ngoài
các công ty định giá chuyên nghiệp còn có các công ty kiểm toán (mảng dịch vụ định
giá) và các công ty chứng khoán (mảng tƣ vấn định giá và xác định giá trị DN).
3) Đào thải - sàng lọc: Khủng hoảng kinh tế là một thử thách với ngƣời trong
nghề, cũng là thời điểm để các DN định hƣớng lại sự phát triển, vƣơn tới hiệu suất
lao động cao hơn. Các công ty hoạt động kém hiệu quả sẽ bị suy yếu hoặc bị loại
bỏ, trong khi các công ty có định hƣớng hoạt động tốt, xử lý vấn đề và quản lý rủi
ro tốt ... sẽ tồn tại và phát triển
4) Sự can thiệp sâu của Nhà nước: Nhà nƣớc can thiệp sâu vào TĐG bất động
sản, máy móc thiết bị, đang là những nhân tố tác động có thể làm ảnh hƣởng đến giá
cả thị trƣờng; mặt khác, một số hoạt động giám sát của nhà nƣớc về TĐG chƣa hiệu
quả tạo nên cơ hội cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các DN. Tuy nhiên, hiện nay
Nhà nƣớc đang từng bƣớc hoàn chỉnh khắc phục những bất cập nêu trên.
5) Giá trị cảm nhận và chất lượng cảm nhận của DVTĐG:
- Chất lƣợng dịch vụ khó đánh giá hơn sản phẩm hữu hình, và đƣợc đánh giá
trên hai khía cạnh là quá trình cung cấp và kết quả dịch vụ. Chất lƣợng mà khách
hàng cảm nhận đƣợc là yếu tố để khách hàng quyết định mua sản phẩm, dịch vụ và
nhân tố tác động đến cầu của DVTĐG. Khi ngƣời tiêu dùng có cảm nhận tích cực
về chất lƣợng của DVTĐG thì họ có khuynh hƣớng sử dụng. Do vậy có thể hiểu
khách hàng cảm nhận chất lƣợng DVTĐG cao thì nhu cầu sử dụng của họ cao và xu
hƣớng phát triển DVTĐG càng cao.
Qua quan sát thực tế cho thấy phần lớn khách hàng khi có nhu cầu sử dụng
dịch vụ, họ chỉ quan tâm đến kỳ vọng mà họ mong muốn. Trong một số trƣờng hợp,
44
khách hàng chỉ chấp nhận sử dụng dịch vụ của DN cung ứng đáp ứng thỏa mãn kỳ
vọng của họ.
6) Tốc độ phát triển của công nghệ thông tin: đây là yếu tố có tác động lớn
đến hầu hết các DN, việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ thông tin trong mọi
lĩnh vực đang trở nên rất hiệu quả. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của công nghệ thông
tin đã đi trƣớc so với khả năng ứng dụng của một số DN. Do vậy, công nghệ thông
tin góp phần tạo cho DN tăng khả năng cạnh tranh trong ngành. SIVC là đơn vị rất
chú trọng đến công nghệ thông tin, cụ thể ngay từ khi thành lập, SIVC đã xây dựng
ngay phòng công nghệ thông tin có chức năng thu thập thông tin và lƣu trữ thông
tin về giá tài sản, đồng thời xây dựng các phần mềm riêng để phục vụ cho hoạt động
TĐG; Ngoài ra, các mặt hoạt động của Công ty đều đƣợc cập nhật trên trang web do
bộ phận này phụ trách
7) Môi trường văn hóa – xã hội: Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 1, thông tin thị
trƣờng phục vụ cho quá trình cung cấp DVTĐG thƣờng bị chi phối nhiều bởi yếu
tố văn hóa – xã hội mà ở Việt Nam các thông tin giao dịch thƣờng thƣờng đƣợc giữ
kín hoặc thông tin sai lệch so với thực tế. Do đó quá trình thu thập thông tin thị
trƣờng gặp nhiều khó khăn.
Thông qua việc phân tích các yếu tố môi trƣờng bên ngoài nhƣ trên, kết hợp
với các phƣơng pháp nhƣ khảo sát thực tế, đồng thời sử dụng phƣơng pháp phỏng
vấn trực tiếp các chuyên gia trong ngành TĐG, bạn bè bên trong và bên ngoài công
ty sau đó kết hợp với nghiên cứu và hiểu biết của cá nhân để tiến hành cho điểm các
yếu tố nhằm xây dựng nên bảng ma trận các yếu tố bên ngoài dƣới đây.
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của SIVC
Sử dụng phƣơng pháp định lƣợng hoá các yếu tố môi trƣờng bên ngoài thông
qua chấm điểm quan trọng nhƣ đã trình bày tại chƣơng 1, chúng ta sẽ hình dung
đƣợc khả năng ứng phó của SIVC đối với các thay đổi môi trƣờng qua ma trận EFE
nhƣ sau:
45
Bảng 3.8: Ma trận EFE của SIVC
Tầm
Các yếu tố
quan
trọng
I
Trọng
số
Điểm số
Cơ hội (Opportunities)
1 Môi trƣờng chính trị, pháp lý
15%
3
0,45
2 Môi trƣờng kinh tế
5%
3
0,15
3 Khoa học – công nghệ ngày càng phát triển
6%
3
0,18
5%
2
0,1
12%
3
0,36
12%
4
0,48
1 Các đối thủ cạnh tranh
12%
3
0,36
2 Rào cản gia nhập ngành thấp
4%
3,5
0,14
3 Đào thải - sàng lọc
6%
3,5
0,21
4 Sự can thiệp sâu của Nhà nƣớc
3%
3
0,09
5%
2,5
0,125
6 Tốc độ phát triển của công nghệ thông tin
8%
3
0,24
7 Môi trƣờng văn hóa – xã hội
7%
3
0,21
100%
39,5
2,885
4
Cơ hội tiếp cận học tập và mở rộng thị phần ra
nƣớc ngoài
5 Giá trị tài sản vô hình ngày càng đƣợc quan tâm
6
Sự phục hồi và phát triển của thị trƣờng bất
động sản
II
5
Nguy cơ (Threats)
Giá trị cảm nhận và chất lƣợng cảm nhận của
DVTĐG
Tổng cộng
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Nhận xét: Điểm số tầm quan trọng tổng cộng là 2,88 cao hơn mức trung bình
là 2,50 cho thấy SIVC có các phản ứng tƣơng đối cao với các thay đổi của môi
trƣờng bên ngoài; đồng thời cũng đã nhận diện đƣợc những cơ hội và nguy cơ đối
với hoạt động DVTĐG của SIVC.
46
3.2.2. Phân tích môi trường nội bộ ảnh hưởng đến DVTĐG tại SIVC
Các yếu tố sức mạnh (Strengths):
1) Là một trong số doanh nghiệp cung ứng DVTĐG lớn nhất thị trường:
SIVC là đơn vị đƣợc thành lập từ năm 1999, là một trong hai đơn vị đầu tiên cung
ứng DVTĐG, đến nay SIVC đã có 39 CN và văn phòng đại diện trên khắp cả nƣớc
với 257 cán bộ lao động và 29 thẻ thẩm địnhviên về giá, SIVC vẫn luôn là đơn vị
dẫn đầu ngành. Vì vậy SIVC có nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng.
2) Uy tín và thương hiệu tốt: Uy tín, thƣơng hiệu của công ty là kết quả của
một quá trình hoạt động kinh doanh và nó đƣợc tổng hợp bởi nhiều yếu tố tạo thành
giá trị thƣơng hiệu. Công ty có uy tín và giá thị trƣơng hiệu cao sẽ có nhiều lợi thế
cạnh tranh.
SIVC luôn chú trọng đến việc xây dựng uy tín và thƣơng hiệu. Từ năm 2001
SIVC đã đƣợc tổ chức DNV ( là một trong các tổ chức chứng nhận hàng đầu trên
thế giới thành lập năm 1864 tại Na Uy) chứng nhận Hệ thống tiêu chuẩn quản lý
chất lƣợng ISO 9001:2000 của SIVC; đến năm 2010 SIVC chính thức đƣợc đánh
giá chuyển đổi, công nhận đạt tiêu chuẩn Quản lý Chất lƣợng ISO 9001: 2008.
SIVC luôn cam kết và thực hiện nhất quán, có hiệu quả Chính sách chất lƣợng “UY
TÍN - CHẤT LƢỢNG - HIỆU QUẢ”. Hoạt động của SIVC đã đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc ghi nhận, biểu dƣơng thông qua các phần thƣởng cao quý “Huân chƣơng Lao
động hạng nhất” cho tập thể SIVC và các cá nhân.
Hình thức logo, mẫu giấy, mẫu bìa sản phẩm (Chứng thƣ TĐG) đƣợc thiết kế
theo hình mẫu riêng và đƣợc thống nhất cho từng sản phẩm.
Hằng năm SIVC đều có các chƣơng trình từ thiện, xây nhà tình nghĩa; tham
gia tất cả các chƣơng trình của các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phƣơng tạo
nên môi trƣờng gắn kết giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nƣớc, từ đó hình ảnh
SIVC đƣợc nhiều ngƣời biết đến …
3) Ban quản trị mạnh: Ban quản trị công ty là những ngƣời có kiến thức
chuyên sâu về TĐG (trên 30 năm kinh nghiệm) đồng thời đã từng có nhiều năm
kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc và quản lý DN; Tổng giám đốc công ty còn là
47
chuyên gia về lĩnh vực marketting, đã từng giảng dạy tại các trƣờng đại học trong
và ngoài nƣớc.
4) Hệ thống CN trải khắp cả nước (địa bàn hoạt động): SIVC có 39 CN và
văn phòng đại diện trên khắp cả nƣớc, là DN có mạng lƣới CN và văn phòng lớn
nhất tại Việt Nam.
Đối với các DN cung ứng dịch vụ, việc xây dựng mạng lƣới là tạo ra nhóm
khách hàng truyền thống và nguồn thông tin mà có thể trực tiếp làm tăng chất lƣợng
của dịch vụ và quan trọng nhất là làm cho các đối thủ cạnh tranh phải tự hỏi làm thế
nào mà DN đó có đƣợc công việc mà các đối thủ không bao giờ biết đến.
5) Số lượng thẩm định viên về giá nhiều, nguồn nhân lực trẻ: Nhà nƣớc đang
chú trọng phát triển số lƣợng thẻ thẩm định viên về giá, theo đề án phát triển nghề
TĐG (Bộ Tài chính), giai đoạn 2015 – 2020 cả nƣớc có khoảng 2.000 đến 2.500 thẻ
thẩm định viên; tuy nhiên tại thông báo số 38/TB-BTC ngày 20/1/2015, theo mã số
thẻ đƣợc cấp hiện có khoảng trên 1.000 thẻ thẩm định viên về giá.
Mặt khác, số lƣợng ngƣời có thẻ thẩm định viên về giá cũng thể hiện năng lực
nhân sự của DN. Hiện nay, số thẻ thẩm định viên tại SIVC đang đứng thứ hai với
tổng số thẻ là 29 thẻ. Nguồn nhân lực trẻ, năng động, sáng tạo, có trình độ, chuyên
môn tốt là nền tảng để đơn vị phát triển.
6) Đáp ứng đa số các loại hình TĐG: SIVC là doanh nghiệp chuyên về lĩnh
vực TĐG, với số năm hoạt động và kinh nghiệm của các chuyên gia, công ty đã có
đủ năng lực, kinh nghiệm để đáp ứng đƣợc tất cả các loại hình TĐG tại Việt Nam
hiện nay bao gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình: TĐG máy móc thiết bị, bất
động sản, giá trị DN, thƣơng hiệu, quyền phát triển, giá trị lợi thế với các loại mục
đích khác nhau nhƣ: thế chấp vay vốn, mua, bán, trao đổi, giải quyết tranh chấp Để
có kinh nghiệm và thực hiện đáp ứng thị trƣờng đối với mọi loại hình TĐG hiện nay
rất ít các đơn vị có thể làm tốt.
7) Chú trọng xây dựng ngân hàng dữ liệu: Cơ sở dữ liệu và các thông tin liên
quan đến tài sản TĐG không chỉ là một trong những đầu vào tiên quyết của quá
trình TĐG mà còn góp phần quyết định chất lƣợng, hiệu quả của cuộc TĐG và tác
48
động tích cực đến sự phát triển của ngành. Tuy nhiên hiện nay, hầu hết các DN đều
thiếu cơ sở dữ liệu TĐG
SIVC đã xây dựng thành công phần mềm quản lý dữ liệu (ngân hàng dữ liệu)
đƣợc tổng hợp, thống kê từ năm 2001 đến nay tạo nên lợi thế rất lớn cho công tác
TĐG tài sản và đặc biệt là trong TĐG bất động sản.
Các yếu tố điểm yếu (Weaknesses)
1) Hoạt động của một số CN kém hiệu quả: Với mạng lƣới CN và văn phòng
đại diện trải dài từ Nam ra Bắc. Tuy nhiên chỉ có 02 CN đƣợc phép ban hành Chứng
thƣ TĐG. Phần lớn các CN chỉ thực hiện chức năng tìm kiếm nguồn việc, khâu
thẩm định, xử lý báo cáo chứng thƣ phải chuyển về Hội sở chính để trực tiếp xử lý.
Dẫn đến thời gian xử lý hồ sơ chậm, làm tăng chi phí quản lý, chi phí tổ chức thực
hiện. Vì vậy khó cạnh tranh về tiến độ thực hiện và giá dịch vụ.
2) Tuyển dụng nguồn lực kém hiệu quả: Nguồn nhân lực của SIVC đƣợc
tuyển dụng chủ yếu thông qua xét tuyển hồ sơ, sau đó đƣợc công ty tổ chức đào tạo,
học việc trong thời gian từ 01 đến 03 tháng.
SIVC chƣa chú trọng đến việc tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lƣợng cao,
có kinh nghiệm, đúng chuyên ngành qua thi tuyển. Do đó, mất nhiều thời gian, chi
phí đào tạo. Nhiều trƣờng hợp đã qua thời gian đào tạo nhƣng không đáp ứng đƣợc
yêu cầu của công việc, xử lý công việc không đƣợc hiệu quả.
3) Thiếu chính sách chiêu mộ người tài: SIVC là một trong những đơn vị đƣợc
thành lập đầu tiên trong ngành TĐG, và là đơn vị đào tạo tốt thẩm định viên, chuyên
viên TĐG. Tuy nhiên, SIVC chƣa có những chính sách hợp lý để giữ ngƣời tài, dẫn
đến tình trạng “chảy máu chất xám” là rất lớn. Theo số liệu thống kê của SIVC, từ
năm 1999 đến năm 2014, SIVC có hơn 500 ngƣời nghỉ việc và chuyển công tác.
Riêng đối với CN Hà Nội, từ năm 2005 đến 2014 có 30 ngƣời nghỉ việc và chuyển
công tác, trong số đó có khoảng 50% là cán bộ lãnh đạo từ cấp Phòng trở lên.
4) Thiếu chuyên gia chủ chốt, trình độ cán bộ không đồng đều:
Chuyên gia chủ chốt của SIVC còn ít; Đồng thời trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ, chuyên gia, chuyên viên chƣa đồng đều; chủ yếu là cán bộ trẻ nên còn
49
thiếu kinh nghiệm thực tế. So với khối lƣợng công việc, cán bộ chủ chốt của SIVC
còn phải kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực công tác nên trong công tác quản lý đôi khi còn
chƣa đƣợc sâu sát.
5) Bộ phận gián tiếp lớn (cán bộ gián tiếp và chi phí gián tiếp):
Thực trạng số lƣợng lao động của SIVC nhiều nhƣng đang mất cân đối về cơ
cấu, số lao động quản lý và phục vụ đang rất lớn, chiếm 43,97% (Bảng 3.2) so với
lao động làm việc trực tiếp. Thông thƣờng đối với một DN TĐG, số lƣợng lao động
gián tiếp chỉ chiếm khoảng 30%-35%.
Mặt khác cơ cấu chi phí của SIVC đang có một lƣợng chi phí tƣơng đối lớn
54% chƣa rõ ràng (Hình 3.4), qua phân tích, khoản chi phí này có thể đƣợc sử dụng
cho việc tìm kiếm hợp đồng, hoa hồng cho ngƣời giới thiệu. Ngoài ra, trong những
năm gần đây chi phí quản lý DN đã tăng lên rõ rệt đặc biệt là năm 2014 tăng lên
49.3% so với năm 2013, và tăng 103.6% so với năm 2010 trong khi chỉ tiêu hiệu
quả kinh doanh giảm sút.
Bảng 3.9: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của SIVC
Các yếu tố
I
1
Trọng
Thứ
Điểm
số
hạng
trọng số
Điểm mạnh (Strengths)
Là một trong số doanh nghiệp cung ứng DVTĐG
8%
3,5
0,28
12%
3,5
0,42
3 Ban quản trị mạnh
8%
3
0,24
4 Hệ thống CN trải khắp cả nƣớc (địa bàn hoạt động)
8%
3
0,24
6%
3
0,18
6 Đáp ứng đa số các loại hình TĐG
6%
3
0,18
7 Chú trọng xây dựng ngân hàng dữ liệu
9%
3,5
0,315
lớn nhất thị trƣờng
2 Uy tín và thƣơng hiệu tốt
5
Số lƣợng thẩm định viên về giá nhiều, nguồn nhân
lực trẻ
0
II Điểm yếu (Weaknesses)
50
1
2
Hoạt động của một số CN kém hiệu quả (Hệ thống
10%
2
0,2
8%
2
0,16
10%
2
0,2
10%
2
0,2
5%
2
0,1
100%
35,5
2,715
cồng kềnh)
Tuyển dụng nguồn lực kém hiệu quả (Cán bộ tuyển
dụng không qua thi tuyển)
3 Thiếu chính sách chiêu mộ ngƣời tài
4
5
Thiếu chuyên gia chủ chốt, trình độ cán bộ không
đồng đều
Bộ phận gián tiếp lớn (cán bộ gián tiếp và chi phí
gián tiếp)
Tổng số
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
Nhận xét:
Nhìn chung, qua Ma trận IFE cho thấy tổng số điểm quan trọng của SIVC là
2,71 cho thấy hiện nay SIVC đang ở mức trung bình khá trong việc huy động nguồn
nội lực của mình.
3.2.3. Phân tích và so sánh SIVC với các đối thủ cạnh tranh
Cơ sở để lựa chọn các đối thủ so sánh: tác giả chọn 03 Công ty có ngành nghề
kinh doanh chính là cung ứng DVTĐG và đã có thƣơng hiệu trên thị trƣờng làm đối
thủ cạnh tranh của SIVC. Khái quát một số thông tin của các DN nhƣ sau:
1) Công ty CP Định giá và Dịch vụ tài chính Việt Nam (VVFC): đƣợc thành
lập năm 1998 tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính;
- Địa chỉ: Số 3 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
- Vốn điều lệ của Công ty: 11 tỷ đồng
- Ngành nghề kinh doanh chính: Định giá, thẩm định giá các tài sản, hàng
hóa và dự án; Đánh giá uy tín DN; Định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thƣơng
hiệu, lợi thế kinh doanh; Xác định giá trị DN; Dịch vụ tƣ vấn, môi giới, quản lý
bất động sản…
- Số lƣợng CN, văn phòng đại diện: 20
- Tổng số thẻ: 43 ngƣời
51
Bảng 3.10: Tình hình tài chính của VVFC
Doanh thu
2010
2011
30
34
Chi phí
2012 2013 2010
35
25,3
24,5
Tỷ suất lợi nhuận
2011 2012 2013 2010 2011
27,8
28,7
21,5
4,6
6,2
2012 2013
6,3
3,8
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Bảng 3.11: Tổng số lƣợng hợp đồng và giá trị thẩm định
2010
2011
2012
2013
Hợp đồng
3.070
2.256
2.185
1.725
Giá trị thẩm định (tỷ đồng)
63.999
441.374
362.420
172.277
(Nguồn: Bộ Tài chính)
2) Công ty CP Thông tin & Thẩm định giá Tây Nam Bộ (SIAC): Đƣợc
thành lập năm 2007
- Địa chỉ: 5/8B đƣờng 30/4, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ
- Vốn điều lệ của Công ty:
- Ngành nghề kinh doanh chính: Thẩm định giá tài sản (bao gồm: Bất động
sản, động sản, hàng hóa ...) nhằm mục đích: Xác định giá trị giải thể DN, góp vốn
liên doanh liên kết; Xác định giá trị DN để cổ phần hóa; Tƣ vấn cổ phần hóa DN;
Thế chấp vay vốn ngân hàng; Định giá lại giá trị tài sản làm cơ sở: Xét xử giải
quyết các vụ án tranh chấp, làm cơ sở đấu giá tài sản; Mua sắm tài sản; Chuyển
nhƣợng tài sản, ...
- Số lƣợng CN, văn phòng đại diện: 11
- Tổng số thẻ: 6
Bảng 3.12: Tình hình tài chính của SIAC
Doanh thu
Chi phí
Tỷ suất lợi nhuận
2010
2011
2012
2013
2010
2011
2012
2013
2010
2011
2012
2013
23,5
28
12,6
25,55
13,9
17,3
7,9
19,5
7,2
8
4,65
6,08
(Nguồn: Bộ Tài chính)
52
Bảng 3.13: Tổng số lƣợng hợp đồng và giá trị thẩm định
2010
2011
2012
2013
Hợp đồng
3.268
3.352
1278
4506
Giá trị thẩm định (tỷ
65.734
118.315
119.501
236.791
đồng)
(Nguồn: Bộ Tài chính)
3) Công ty CP Tư vấn - Dịch vụ về Tài sản - Bất động sản DATC (DCSC):
đƣợc thành lập năm 2008 tiền thân là Trung tâm Thông tin Tƣ vấn, Dịch vụ về Tài
sản - Bất động sản trực thuộc Cục Quản lý Công sản - Bộ Tài chính
- Địa chỉ: Tầng 6 ,Số 4 ngõ Hàng Chuối I, Phƣờng Phạm Đình Hồ, Quận Hai
bà Trƣng Hà Nội.
- Vốn điều lệ của Công ty: 10 tỷ đồng
- Ngành nghề kinh doanh chính : DVTĐG tài sản: Dịch vụ tƣ vấn pháp lý về
tài sản, đất đai và bất động sản; Dịch vụ môi giới, hỗ trợ giao dịch mua bán tài sản,
đất đai, bất động sản; Dịch vụ bán đấu giá và đấu thầu mua sắm tài sản; Dịch vụ đầu
tƣ tài chính, chứng khoán; Đầu tƣ kinh doanh bất động sản
- Tổng số thẻ: 19
Bảng 3.14: Tình hình tài chính của DCSC
Doanh thu
Chi phí
Tỷ suất lợi nhuận
2010
2011
2012
2013
2010
2011
2012
2013
2010
2011
2012
2013
16,5
21
15
16
13,7
18,4
13,6
14,6
2,8
2,6
1,4
1,4
(Nguồn: Bộ Tài chính)
Bảng 3.15: Tổng số lƣợng hợp đồng và giá trị thẩm định
2010
2011
2012
2013
Hợp đồng
4.000
3.755
3.586
3.586
Giá trị thẩm định (tỷ
31.181
30.768
25.562
25.562
đồng)
(Nguồn: Bộ Tài chính)
53
Thông qua việc phân tích các đối thủ cạnh tranh nêu trên kết hợp các phƣơng
pháp tƣơng tự đã sử dụng đối với ma trận EFE để tiến hành cho điểm các yếu tố
nhằm xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh dƣới đây:
Bảng 3.16: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Tầm
Stt Yếu tố thành công
SIVC
VVFC
SIAC
DCSC
quan
Thứ
Điểm
Thứ
Điểm
Thứ
Điểm
Thứ
Điể
trọng
hạng
số
hạng
số
hạng
số
hạng
m số
5%
2
0,1
4
0,2
2
0,1
3
0,2
15%
3,5
0,5
4
0,6
1,5
0,2
2,5
0,4
10%
4
0,4
4
0,4
2,5
0,3
2,5
0,3
8%
4
0,3
4
0,3
2
0,2
2
0,2
8%
4
0,3
3
0,2
2,3
0,2
1,5
0,1
5%
4
0,2
4
0,2
2,5
0,1
2
0,1
6%
3
0,2
3
0,2
2,5
0,2
2,5
0,2
7%
3
0,2
3
0,2
3
0,2
3
0,2
8%
2
0,2
2
0,2
2
0,2
2
0,2
10 Uy tín
6%
3
0,2
3
0,2
2,7
0,2
2,7
0,2
11 Cổ đông hiện hữu
6%
3
0,2
3
0,2
2,5
0,2
2,6
0,2
12 Quy trình TĐG
4%
2
0,1
2
0,1
2
0,1
2
0,1
13 Nguồn dữ liệu
3%
4
0,1
4
0,1
3,5
0,1
2
0,1
2%
1,5
0,0
1,7
0,0
1,5
0,0
1,2
0,0
2%
1,2
0,0
1,2
0,0
1,2
0,0
1,2
0,0
16 Lợi thế vị trí
2%
2,3
0,0
2,5
0,1
2,2
0,0
2,3
0,0
17 Khả năng đào tạo
3%
3
0,1
3
0,1
1
0,0
1
0,0
1 Năng lực tài chính
Năng lực nhân sự
2 (số lƣợng thẻ TĐV,
nhân lực trẻ)
3 Thƣơng hiệu
4
5
6
7
Kinh nghiệm hoạt
động TĐG
Mạng lƣới hoạt
động
Hiệu quả kinh
doanh
Khách hàng truyền
thống
8 Giá dịch vụ
9
Tiến độ thực hiện
dịch vụ
Tham gia các
14 chƣơng trình TĐG
trong và ngoài
nƣớc
Dịch vụ khách
15
hàng
Tổng cộng
100%
3,2
3,3
2,2
2,3
(Nguồn:Tác giả tổng hợp)
54
Chú thích ma trận:
Cơ sở để lựa chọn các đối thủ so sánh: tác giả chọn 03 Công ty có ngành nghề
kinh doanh chính là cung ứng DVTĐG và đã có thƣơng hiệu trên thị trƣờng làm đối
thủ cạnh tranh của SIVC
- Cột mức độ quan trọng: theo đánh giá của tác giả về mức độ ảnh hƣởng từng
chỉ tiêu đến hoạt động TĐG.
- Cột thứ hạng: điểm 1 - phản ứng ít; điểm 2 - phản ứng trung bình; điểm 3phản ứng trên trung bình; điểm 4 - phản ứng tốt.
- Cột điểm số: lấy mức độ quan trọng từng yếu tố nhân (x) thứ hạng của từng
DN.
Nhận xét: qua phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta xếp hạng các
đối thủ cạnh tranh nhƣ sau: VVFC chiếm vị trí thứ nhất sau đó đến SIVC, đây là hai
công ty có điểm số rất cao ở mức 3,2 và 3,3 có thể nói hai công ty này đang dẫn đầu
về cung ứng DVTĐG trên thị trƣờng Việt Nam, vị thế của hai DN này ở mức cao
cách biệt so với đối thủ cạnh tranh và trên thực tế đây là hai DN có tiền thân từ Bộ
Tài chính và là những đơn vị đầu tiên cung cấp DVTDG tại Việt Nam. Tiếp theo là
DCSC và SIAC có điểm số ít hơn, tuy nhiên đây cũng là đối thủ đáng lo ngại trong
tƣơng lai vì DN có những lợi thế nhất định, ngoài năng lực của một đơn vị TĐG
chuyên nghiệp, DCSC đƣợc Cục Quản lý Công sản – Bộ Tài chính thành lập và đến
nay đƣợc chuyển sang trực thuộc Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN
Bộ Tài chính; SIAC là đơn vị đƣợc tách ra từ SIVC do đó SIAC cũng có những
tiềm năng, kinh nghiệm và năng lực tƣơng đối mạnh, mặt khác lãnh đạo SIAC có
vai trò quan trọng trong Hiệp hội Thẩm định giá Việt Nam nên có nhiều lợi thế
trong hội nhập phát triển.
55
3.2.4. Vận dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG tại SIVC
Bảng 3.17: Ma trận SWOT
Cơ hội (Opportunities)
Nguy cơ (Threats)
1. Môi trƣờng chính trị, pháp lý
1. Các đối thủ cạnh tranh
2. Môi trƣờng kinh tế
2. Rào cản gia nhập ngành thấp
3. Sự phục hồi và phát triển của 3. Đào thải - sàng lọc
thị trƣờng bất động sản
4. Sự can thiệp sâu của Nhà
4. Quá trình cổ phần hóa của nƣớc
SWOT
DN đã và đang phát triển mạnh
5. Giá trị cảm nhận và chất
5. Môi trƣờng khoa học – công lƣợng cảm nhận của DVTĐG
nghệ
6. Tốc độ phát triển của công
6. Cơ hội tiếp cận học tập và mở
nghệ thông tin
rộng thị phần ra nƣớc ngoài
7. Môi trƣờng văn hóa – xã hội
7. Giá trị tài sản vô hình ngày
càng đƣợc quan tâm
Điểm mạnh (Strengths)
Các chiến lƣợc S – O
Các chiến lƣợc S – T
1. Là một trong số DN + S1,2,3, 5 với O1,2,3,4: Tận + S 1, 2, 4, 6, 7 với T 1, 5, 6:
cung ứng DVTĐG lớn nhất dụng các thế mạnh về quy mô,
thị trƣờng
Tận dụng thế mạnh về danh
uy tín và thƣơng hiệu, địa bàn tiếng, uy tín và thƣơng hiệu với
2. Uy tín và thƣơng hiệu tốt đang hoạt động, khả năng điều tốc độ phát triển của công nghệ
3. Ban quản trị mạnh
hành của ban quản trị… để khai thông tin để quảng bá hình ảnh
4. Hệ thống CN trải khắp thác các cơ hội, nâng cấp các công ty, giúp khách hàng hiểu
cả nƣớc (địa bàn hoạt loại
động)
hình
TĐG,
phát
triển hơn, quan tâm hơn và cảm nhận
DVTĐG trị tài sản vô hình rõ về chất lƣợng DVTĐG mà
5. Số lƣợng thẩm định viên nhằm củng cố vị trí cạnh tranh công ty đang cung cấp (Chiến
về giá nhiều, nguồn nhân và phát triển thị trƣờng (Chiến lƣợc Marketing hỗn hợp)
lực trẻ (năng động, sáng lƣợc củng cố và phát triển thị + S 3, 5, 7 với T 1, 2, 3, 6, 7: Sử
tạo, có trình độ, chuyên trƣờng )
dụng nguồn nhân lực trẻ, năng
môn tốt là nền tảng để đơn + S3, 5 với O 1, 5, 6 : Phát huy động, sáng tạo, có trình độ,
vị phát triển)
yếu tố con ngƣời để tiếp thu chuyên môn với nguồn dữ liệu
6. Đáp ứng đa số các loại hiệu quả các thành tựu khoa học sẵn có để phát huy khả năng ứng
hình TĐG
kỹ thuật mới, đặc biệt là học hỏi dụng công nghệ mới, tạo nên uy
7. Chú trọng xây dựng các công nghệ mới, kỹ thuật mới tín và chất lƣợng dịch vụ để mở
ngân hàng dữ liệu
từ các nƣớc, các công ty có
56
rộng thị trƣờng. (Chiến lƣợc
DVTĐG phát triển (Chiến lƣợc củng cố và phát triển thị
chỉnh đốn và phát triển nguồn trƣờng)
nhân lực)
Các chiến lƣợc W – O
Các chiến lƣợc W – T
+ W 1, 3, 4 với O 1,5, 6 : Tận + W 1, 3, 5 với T 1, 2, 3: Chỉnh
dụng lợi thế về pháp lý đang đốn chiến lƣợc,cơ cấu nhân sự,
ngày càng hoàn chỉnh, xu hƣớng chú trọng công tác phát triển
Điểm yếu (Weaknesses)
phát triển của khoa học – công nguồn nhân lực.. nhằm tạo động
1. Hoạt động của một số nghệ và cơ hội học tập phát huy lực cho công ty phát triển hơn
CN kém hiệu quả
khả năng điều hành cũng nhƣ nữa trong tình hình cạnh tranh
2. Tuyển dụng nguồn lực trình độ nghiệp vụ để nhanh gay gắt của thị trƣờng (Chiến
kém hiệu quả (Cán bộ chóng hoàn thiện các loại hình lƣợc chỉnh đốn và phát triển
tuyển dụng không qua thi dịch vụ hiện tại, tăng năng lực nguồn nhân lực)
tuyển)
cạnh tranh và phát triển thị + W 2, 4 với T 5, 6, 7: Hoàn
3. Thiếu chính sách chiêu trƣờng (Chiến lƣợc củng cố và thiện chính sách, củng cố nguồn
mộ ngƣời tài
phát triển thị trƣờng)
nhân lực có chất lƣợng cao để
4. Thiếu chuyên gia chủ + W 2, 3, 5 với O 3, 4, 6, 7: Đào khẳng định vị thế của DN để
chốt, trình độ cán bộ không tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phát triển thị trƣờng
đồng đều
phù hợp với vị trí, việc làm.
(Chiến lƣợc củng cố và phát
5. Bộ phận gián tiếp lớn Đồng thời chú trọng thêm công triển thị trƣờng)
(cán bộ gián tiếp và chi phí tác đào tạo hƣớng dẫn nhân viên
gián tiếp)
nằm bắt nhanh chóng các công
nghệ mới để đáp ứng nhu cầu
mở rộng các dịch vụ trong tƣơng
lai (Chiến lƣợc chỉnh đốn và
phát triển nguồn nhân lực)
Nhận xét: Qua phân tích ma trận SWOT ở trên cho thấy một số định hƣớng
chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC nhƣ sau:
Củng cố và phát triển thị trường:
Củng cố và phát triển thị trƣờng nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của
DVTĐG tại SIVC trong hiện tại và tƣơng lai giúp cho sự phát triển của công ty
ngày càng bền vững.
57
- Việc định hƣớng củng cố sản phẩm dịch vụ của công ty bao gồm các vấn đề:
+ Khắc phục các điểm yếu trong dịch vụ hiện tại
+ Phát huy các điểm mạnh hiện có: Tận dụng các thế mạnh về quy mô, uy tín
và thƣơng hiệu, địa bàn đang hoạt động và khả năng điều hành của ban quản trị …
để khai thác các cơ hội, nâng cấp các loại hình TĐG, phát triển DVTĐG trị tài sản
vô hình nhằm củng cố vị trí cạnh tranh và phát triển thị trƣờng.
- Về việc phát triển thị trƣờng: công ty cần xem xét các nội dung nổi bật sau:
+ Nghiên cứu, phát triển loại hình TĐG trị tài sản vô hình, giữ vững thị phần
các loại hình TĐG trị bất động sản, động sản, DN và định hƣớng mở rộng thị phần
các loại hình này sang các nƣớc lân cận trong tƣơng lai.
+ Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc, Hội thẩm định giá và đặc biệt là
các công ty TĐG của nƣớc ngoài nhằm kết hợp mở rộng thị trƣờng DVTĐG trong
khu vực và quốc tế.
Chỉnh đốn và phát triển nguồn nhân lực:
Nội dung của chiến lƣợc chỉnh đốn và phát triển nguồn nhân lực với mục tiêu
là phải xây dựng theo xu thế hội nhập, chuyên nghiệp trong mọi hoat động phù hợp
với xu thế mở cửa của cả nƣớc. Bao gồm các vấn đề sau:
+ Phát huy tốt yếu tố con ngƣời để tiếp thu hiệu quả các thành tựu khoa học
kỹ thuật mới, đặc biệt là học hỏi các công nghệ mới, kỹ thuật mới từ các nƣớc, các
doanh nghiệp TĐG có uy tín, thƣơng hiệu trên thế giới.
+ Đào tạo và sắp xếp cơ cấu nhân sự phù hợp với vị trí, việc làm… nhằm tạo
động lực cán bộ công nhân viên trong tình hình cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng.
Đồng thời chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực, đào tạo hƣớng dẫn nhân
viên nằm bắt nhanh chóng các công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu mở rộng các loại
hình dịch vụ trong tƣơng lai.
Hoàn thiện chiến lược Marketing hỗn hợp:
Việc thực hiện các hoạt động Marketing nhằm quảng bá rộng rãi hình ảnh
công ty đối với khách hàng, việc quảng bá này còn nhằm mục đích tuyên truyền,
giúp khách hàng hiểu hơn, quan tâm hơn và cảm nhận rõ về chất lƣợng DVTĐG mà
công ty đang cung cấp.
58
Phần trên chỉ là những hoạch định chung trong việc định hƣớng phát triển
DVTĐG tại SIVC ở hiện tại và tƣơng lai. Để việc định hƣớng đƣợc rõ ràng và hiệu
quả, cần có những biện pháp thực hiện cụ thể gắn với từng thời điểm, từng giai
đoạn phát triển cụ thể của công ty. Phần trình bày tiếp theo sẽ đề cập đến các biện
pháp thực hiện cụ thể trong từng giai đoạn.
59
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Chƣơng III đã tập trung phân tích tình hình hoạt động dịch DVTĐG tại SIVC
trong thời gian từ 2008 đến nay, qua đó thể hiện thực trạng hoạt động của SIVC và
những yếu tố tác động đến chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC.
Tiếp theo tác giả tiến hành phân tích cụ thể từng yếu tố ảnh hƣởng đến chiến
lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC thông qua các ma trận EFE và IFE, đánh giá khả
năng ứng phó của SIVC đối với những yếu tố tác động đó. Ngoài ra, việc phân tích
so sánh SIVC với các đối thủ cạnh tranh cũng giúp cho ta thấy đƣợc khả năng cạnh
tranh và vị thế trên thị trƣờng của SIVC.
Qua phân tích các yếu tố cho thấy SIVC hiện đang ở nhóm khá tốt trên thị
trƣờng. Tuy nhiên bên cạnh một số điểm mạnh SIVC vẫn còn nhiều điểm cần phải
quan tâm. Thông qua ma trận SWOT là công cụ nghiên cứu kết hợp rất hữu hiện
cho việc định hƣớng chiến lƣợc đã cho ta thấy rõ thực trạng hoạt động DVTĐG tại
SIVC và là cơ sở để để xuất các giải pháp chiến lƣợc phù hợp với các cơ hội, nguy
cơ trong trƣớc mắt và lâu dài đƣợc nêu ở chƣơng tiếp theo.
60
CHƢƠNG 4
ĐỀ XUẤT CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DVTĐG TẠI SIVC
4.1. Bối cảnh phát triển DVTĐG tại SIVC
- Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nƣớc ta đã bƣớc vào một thời
kỳ mới gắn liền với nhiều khó khăn, thử thách. Không là một ngoại lệ, các DN TĐG
cũng đang đối diện với những khó khăn, thách thức trên cả hai phƣơng diện chuyên
môn và thị trƣờng, cụ thể:
+ Khủng hoảng kinh tế có thể tạo ra sự mất định hƣớng trong hoạt động thẩm
định giá; Đó có thể là các chuyên gia TĐG không thể vận dụng hệ thống các tiêu
chuẩn nghề nghiệp chuyên môn khi những điều kiện về kinh tế và thị trƣờng không
còn phù hợp, và một số các tiêu chuẩn chuyên môn về TĐG thậm chí không còn
đứng vững trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.
+ Những khó khăn về thị trƣờng đó là khi nền kinh tế tăng trƣởng ổn định,
khả năng khách hàng mở rộng đầu tƣ, tăng cƣờng mua sắm, nâng cao năng lực quản
trị công ty,… Tất cả những hoạt động đó đã tạo nên phân đoạn thị trƣờng lớn nhất
trong toàn bộ thị trƣờng sử dụng dịch vụ định giá, kiểm toán, tƣ vấn tài chính và
quản trị kinh doanh; Ngƣợc lại, trong giai đoạn khủng hoảng - suy thoái, chính phủ
cũng nhƣ DN đều thắt chặt chi tiêu, giảm thiểu chi phí, phân đoạn thị trƣờng lớn
nhất kia đã thu hẹp đáng kể, thậm chí tạm thời biến mất.
- Năm 2015 là năm nƣớc ta thực hiện đánh giá kế hoạch 5 năm 2011-2015 và
chuẩn bị thực hiện mục tiêu kế hoạch giai đoạn 2016-2020. Tại Nghị quyết số
25/NQ-CP ngày 05/4/2015, Chính phủ đã chú ý tới vấn đề cải thiện môi trƣờng kinh
doanh trong đó đề ra các hành động cụ thể nhằm gỡ bỏ các rào cản kinh doanh tại
Việt Nam, phấn đấu bắt kịp môi trƣờng kinh doanh tại các nƣớc nhóm ASEAN.
- Về môi trƣờng pháp lý trong lĩnh vực TĐG tại Việt Nam đang dần đƣợc
quan tâm, hoàn thiện. Tuy nhiên công tác hƣớng dẫn, cập nhật và triển khai còn
nhiều hạn chế, cụ thể trên cơ sở ý kiến của các DN TĐG, Hội TĐG Việt nam đã có
Công văn số 08/2015/CV/HTĐGVN ngày 13/3/2015 gửi Bộ Tài chính để phản ứng
61
với Thông tƣ hƣớng dẫn chƣa phù hợp với cơ chế thị trƣờng của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng; các DN TĐG chủ yếu tập trung vào lợi nhuận, ít đầu tƣ cho công tác
đào tạo, cập nhật quy định mới cũng nhƣ công nghệ mới; …
- Tháng 9/2015, nhìn lại chặng đƣờng 15 năm hoạt động, SIVC đã đạt đƣợc
những thành quả đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó cũng bộc lộ những mặt hạn chế
đáng kể làm ảnh hƣởng đến sự phát triển DVTĐG tại công ty. Nhƣ đã phân tích môi
trƣờng nội bộ tại chƣơng 3, SIVC đã bộc lộ một số điểm hạn chế trong bộ máy hoạt
động nhƣ hoạt động kém hiệu quả của một số CN, tình trạng thiếu chuyên gia chủ
chốt và hiện tƣợng “chảy máu chất xám” cao, …
Trong bối cảnh tình hình hoạt động DVTĐG nhƣ trên, để phát triển DVTĐG
SIVC cần phải có chiến lƣợc phát triển phù hợp để chỉnh đốn bộ máy, phát huy tiềm
năng để “chớp” lấy cơ hội từ môi trƣờng bên ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của thị
trƣờng, phát triển bền vững.
4.2. Mục tiêu phát triển DVTĐG tại SIVC
Trên cơ sở tầm nhìn và sứ mệnh của SIVC, trong giai đoạn 2015-2020 SIVC
cần đạt đƣợc các mục tiêu sau:
- Dẫn đầu ngành trong việc đổi mới công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, công nghệ mới;
- Khẳng định tầm quan trọng của ngành TĐG nói chung và khẳng định vị thế
của SIVC trong nền kinh tế thị trƣờng;
- Tập trung nghiên cứu, học hỏi, tiếp cận những kiến thức thẩm định giá của
các nƣớc trong khu vực ASEAN cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới về ứng dụng TĐG
tại Việt Nam phù hợp và đúng tiêu chuẩn quốc tế;
- Là đơn vị hàng đầu trong việc cung ứng DVTĐG và đi đầu trong việc tìm ra
những sản phẩm dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tốt hơn của thị
trƣờng cũng nhƣ của khách hàng sử dụng dịch vụ.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển DVTĐG tại SIVC nêu trên, căn cứ các
phân tích, định hƣớng chiến lƣợc, tác giả đề xuất các giải pháp thực hiện nhƣ sau:
62
4.3. Các giải pháp thực hiện chiến lƣợc
4.3.1. Giải pháp chiến lược củng cố và phát triển thị trường
4.3.1.1. Khắc phục các điểm yếu trong hoạt động dịch vụ hiện tại
Phát huy hiệu quả hoạt động của các CN: SIVC có hệ thống CN trải
khắp cả nƣớc, đây là một trong những lợi thế của công ty. Tuy nhiên để phát huy lợi
thế đó công ty cần phải rà soát, đánh giá năng lực của từng CN với tiềm năng của
từng thị trƣờng. Trên cơ sở đó cơ cấu lại các CN, đồng thời giao chỉ tiêu doanh thu
để các CN phấn đấu hoàn thành.
Cơ cấu lại chi phí hoạt động của DN: Với khả năng điều hành của ban
quản trị, việc cân đối và cơ cấu lại các khoản chi phí hoạt động của DN cho phù hợp
với tình hình hoạt động của công ty là không khó đối với ban quản trị hiện nay.
4.3.1.2. Phát huy các điểm mạnh hiện có:
Tận dụng các thế mạnh về quy mô, uy tín và thƣơng hiệu, địa bàn đang hoạt
động và khả năng điều hành của ban quản trị… để khai thác các cơ hội, nâng cấp
các loại hình TĐG nhƣ bất động sản, động sản, DN nhằm củng cố vị thế của SIVC
trên thị trƣờng TĐG.
4.3.1.3. Phát triển thị trường:
Phát triển cung ứng loại hình DVTĐG tài sản vô hình:
Tài sản vô hình đóng vai trò rất quan trọng trong sự thành công của SIVC,
giúp SIVC tạo ra đƣợc dấu hiệu khác biệt trong thƣơng trƣờng cũng nhƣ tạo ra dấu
ấn riêng có thể đảm bảo SIVC phát triển, nhiều cơ hội đặc biệt và thành công.
Nếu nhƣ trƣớc đây quan điểm coi tài sản của DN chỉ là tài sản hữu hình, việc
thẩm định khả năng sinh lợi, hiệu quả kinh doanh của các DN vẫn dựa vào những
chỉ số nhƣ suất sinh lợi của vốn đầu tƣ, của tài sản, và của vốn chủ sở hữu… thì
hiện nay, quan điểm này đã thay đổi, bên cạnh những tài sản hữu hình đã xuất hiện
các tài sản vô hình. Mặt khác, nếu xem tài sản vô hình là một phần tài sản của DN,
thì DN hoàn toàn có thể trao đổi, mua bán, cho thuê, góp vốn tài sản này trong các
dự án kinh doanh với đối tác bên ngoài, tức tài sản vô hình có khả năng mang lại lợi
nhuận cho chủ sở hữu của nó. Xu hƣớng toàn cầu hóa cùng sự phát triển của nền
63
kinh tế thì đánh giá đƣợc giá trị của tài sản vô hình sẽ là thƣớc đo hiệu quả kinh
doanh, sự cạnh tranh và phát triển của DN. Do vậy, tham gia cung ứng DVTĐG tài
sản vô hình tại Việt Nam chắc chắn sẽ là một bƣớc chuẩn bị tốt cho tƣơng lại.
DVTĐG tài sản vô hình chắc chắn sẽ là một loại hình DVTĐG quan trọng trong
thời gian tới. Phát triển đƣợc DVTĐG tài sản vô hình cũng đồng nghĩa với việc phát
triển, mở rộng thị trƣờng dịch vụ cung ứng, thị trƣờng tài sản vô hình đang ngày
càng phát triển cùng với nền kinh tế tại Việt Nam.
Xác định tài sản vô hình:
+ Tài sản vô hình không có hình thái vật chất và tài sản vô hình có thể đƣợc
chứa đựng trên hoặc trong thực thể vật chất. Một số tài sản cố định vô hình có thể
chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất. Tuy nhiên, giá trị của thực thể vật chất
là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình – có thể nhận biết đƣợc.
+ Tài sản vô hình đƣợc pháp luật công nhận và bảo vệ.
+ Tài sản vô hình đƣợc sở hữu hợp pháp và có thể chuyển giao sở hữu theo
pháp luật.
+ Tài sản vô hình tồn tại có bằng chứng nhƣ: hợp đồng, bằng sáng chế, hồ sơ
đăng ký, phần mềm máy tính, danh sách khách hàng, báo cáo tài chính…
+ Tài sản vô hình có khả năng tạo ra thu nhập cho ngƣời có quyền sở hữu.
+ Giá trị tài sản vô hình có thể định lƣợng đƣợc và tài sản vô hình có vòng đời
xác định đƣợc (có thể tìm đƣợc thời điểm hoặc thời gian sinh ra hoặc chấm dứt tồn tại).
+ Doanh nghiệp cung ứng DVTĐG cần dự đoán và đánh giá đƣợc triển vọng
của nền kinh tế có thể tác động giá trị của tài sản vô hình gồm môi trƣờng kinh tế và
môi trƣờng chính trị trong nƣớc và ngoài nƣớc. Các yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái,
sự ổn định chính trị đều có quan hệ đến giá trị của tài sản cố định. Từ đó tác động
đến dự báo tài sản cố định trong tƣơng lai.
Để tiến tới cung ứng DVTĐG tài sản vô hình, các thẩm định viên cần phải
nắm rõ các cách tiếp cận nhƣ sau:
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tƣ 06/2014/TT-BTC về Ban hành Tiêu
chuẩn TĐG số 13 TĐG tài sản vô hình. Tiêu chuẩn này quy định và hƣớng dẫn thực
64
hiện TĐG tài sản vô hình để phục vụ cho các mục đích mua, bán, chuyển nhƣợng,
thế chấp, hợp nhất và sáp nhập DN, góp vốn, phân chia lợi nhuận, tranh chấp và tố
tụng phá sản và các mục đích khác theo quy định của pháp luật. Thông tƣ nêu rõ 3
cách tiếp cận trong TĐG tài sản vô hình bao gồm: cách tiếp cận từ thị trƣờng, cách
tiếp cận từ chi phí, cách tiếp cận từ thu nhập. Mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều
phƣơng pháp TĐG khác nhau.
+ Đối với cách tiếp cận từ thị trƣờng, giá trị của tài sản vô hình cần TĐG
đƣợc xác định căn cứ vào việc so sánh, phân tích thông tin của các tài sản vô hình
tƣơng tự có giá giao dịch trên thị trƣờng.
+ Còn cách tiếp cận từ chi phí ƣớc tính giá trị tài sản vô hình căn cứ vào chi
phí tái tạo ra tài sản vô hình giống nguyên mẫu với tài sản cần TĐG hoặc chi phí
thay thế để tạo ra một tài sản vô hình tƣơng tự có cùng chức năng, công dụng theo
giá thị trƣờng hiện hành.
+ Cách tiếp cận từ thu nhập xác định giá trị của tài sản vô hình thông qua giá
trị hiện tại của các khoản thu nhập, các dòng tiền và các chi phí tiết kiệm do tài sản
vô hình mang lại.
Căn cứ vào loại tài sản vô hình cần TĐG, mục đích TĐG, thời điểm TĐG, các
thông tin và số liệu về tài sản cần TĐG có thể thu thập đƣợc, thẩm định viên cần lựa
chọn cách tiếp cận TĐG phù hợp.
Cần đào tạo đội ngũ TĐG tài sản vô hình chuyên biệt, có kinh nghiệm đã
từng TĐG tài sản DN.
Tổ chức đào tạo và cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu về TĐG tài sản vô hình;
Giao Phòng TĐG trị doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu xây dựng hoàn
chỉnh quy trình TĐG trị tài sản vô hình theo đúng Tiêu chuẩn quy định của Nhà
nƣớc; đồng thời nghiên cứu các quy trình thẩm định của các nƣớc đã có kinh
nghiệm trong lĩnh vực thẩm định tài sản vô hình để phát huy hiệu quả công tác TĐG
trị tài sản vô hình tại Việt Nam
65
Phát triển cung ứng loại hình DVTĐG tài sản bất động sản
Nhu cầu của xã hội về DVTĐG bất động sản ở Việt Nam là rất lớn, đặc biệt là
các đô thị và trung tâm kinh tế lớn nhƣ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà
Nẵng Hải Phòng, …, bao gồm cả nhu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, doah
nghiệp và ngƣời dân.
Thời gian qua, hệ thống văn bản pháp luật đƣợc hoàn thiện tạo cơ sở minh
bạch, bình đẳng, thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của các DN trong
năm 2015 và các năm tiếp theo. Cụ thể, những cơ chế, chính sách đổi mới trong
Luật Kinh doanh Bất động sản nhằm mục tiêu đẩy nhanh tiến độ tái cấu trúc thị
trƣờng bất động sản theo hƣớng chuyên nghiệp hơn; Luật Nhà ở theo hƣớng tăng
niềm tin vào thị trƣờng, tạo điều kiện thu hút đầu tƣ.
Theo Báo cáo nghiên cứu của Công ty CBRE (Công ty Tƣ vấn bất động sản
đa quốc gia tại Việt Nam) cho thấy thị trƣờng bất động sản đang khá sôi động, tại
Hà Nội 16.200 căn hộ từ 31 dự án đƣợc chào bán, con số này so với 2013 tăng gần
gấp 3 lần; Ngoài ra, theo quy định của Luật Nhà ở, từ tháng 7/2015, ngƣời nƣớc
ngoài đƣợc phép mua nhà, sở hữu nhà tại Việt Nam. Khi đó, thị trƣờng sẽ chứng
kiến các hoạt động mua, bán sôi động, đặc biệt là phân khúc bất động sản nghỉ
dƣỡng. Chiến lƣợc phát triển nhà ở đến 2020 đã chỉ ra rằng, 10 năm tới, thị trƣờng
bất động sản có nhiều tiềm năng để phát triển, bởi thực tế nguồn cung trên thị
trƣờng chƣa thể đáp ứng, diện tích nhà ở xã hội hiện chỉ đạt khoảng 5-10%.
Qua khảo sát cho thấy TĐG bất động sản hiện chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
các loại hình TĐG, do đó, sự sôi động của các giao dịch trên thị trƣờng bất động sản
sẽ kéo theo sự gia tăng doanh thu cho các công ty trong ngành TĐG.
SIVC là công ty có nhiều kinh nghiệm trong TĐG bất động sản, các loại hình
bất động sản gồm quyền sử dụng đất, khu đất dự án, nhà ở, nhà xƣởng, trung tâm
thƣơng mại, cao ốc văn phòng, chung cƣ, trang trại, … với các mục đích khác nhau
nhƣ cổ phần hoá, mua bán DN; Liên doanh, thành lập hoặc giải thể DN; Mua bán,
chuyển nhƣợng, thế chấp, bảo lãnh vay vốn ngân hàng; Hạch toán kế toán để tính
bảo thế, bảo hiểm; Xử lý tài sản trong các vụ án; Thực hiện nghĩa vụ về tài chính
66
đối với Nhà nƣớc; … Chiến lƣợc phát triển loại hình DVTĐG bất động sản là chiến
lƣợc bền vững của SIVC.
Để tiếp tục phát triển DVTĐG bất động sản, SIVC cần phải:
Đào tạo và đào tạo lại để bồi dƣỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng
nhƣ nâng cao chất lƣợng TĐG bất động sản; tập trung nghiên cứu sâu các quy định
pháp luật mới liên quan đến thị trƣờng bất động sản nhƣ Luật Kinh doanh Bất động
sản, Luật Nhà ở, Luật đầu tƣ, …
Thực hiện chế độ thống kê cập nhật số liệu, báo cáo tháng, quý, năm
nhanh chóng, kịp thời chính xác; đồng thời thực hiện chiến lƣợc liên kết, hợp tác để
xây dựng mạng lƣới, xây dựng hệ thống cung cấp DVTĐG bất động sản nhanh
chóng, hiệu quả.
Phát triển hợp tác quốc tế và cung ứng DVTĐG ra thị trƣờng thế giới
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của AVA (Hiêp hội thẩm định giá các
nƣớc ASEAN), IVSC (Hội đồng tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế), WAVO (Hiệp
hội các tổ chức thẩm định thế giới)... Hơn nữa, khi thị trƣờng dịch vụ mở cửa theo
cam kết gia nhập WTO thì tất yếu các công ty cung ứng DVTĐG nƣớc ngoài có
kinh nghiệm và tiềm lực sẽ tham gia vào thị trƣờng DVTĐG ở Việt Nam và ngƣợc
lại. Bên cạnh đó, xu hƣớng liên kết quốc tế, hợp tác toàn cầu hiện tại chắc chắn sẽ
tạo ra nhu cầu đƣợc cung ứng DVTĐG ở nhiều nƣớc khác nhau. Điều này cũng
đồng nghĩa là các doanh nghiệp cung ứng DVTĐG ở Việt Nam phải chuẩn bị mọi
điều kiện để có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu ngày càng mở rộng của khách hàng,
không chỉ ở trong lãnh thổ Việt Nam mà còn ở các nƣớc trong khu vực hay bất cứ
quốc gia nào trên thế giới.
Để làm đƣợc nhƣ vậy, SIVC cần phải:
+ Thứ nhất: Nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ nghiệp vụ cho các
thẩm định viên, đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu, các tiêu chuẩn của khu vực
và thế giới.
+ Thứ hai: Tham gia cung ứng DVTĐG theo các tiêu chuẩn về TĐG đƣợc
công nhận trên thế giới.
67
+ Thứ ba: Liên doanh, liên kết với các DN cung ứng DVTĐG nƣớc ngoài để
mở học hỏi từ các DN cung ứng DVTĐG nƣớc ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực và
mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài.
+ Thứ tư: Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng DVTĐG thế
giới ngày từ bây giờ, ƣu tiên cho các thị trƣờng gần trƣớc nhƣ Lào, Campuchia, …
+ Thứ năm: Nâng cao trình độ công nghệ thông tin (IT) và phát triển ngân
hàng dữ liệu thông tin thị trƣờng đầy đủ, đặt biệt là thị trƣờng bất động sản.
Theo cam kết WTO, kể từ năm 2012 các DN cung cấp dịch vụ tài chính của
nƣớc ngoài đƣợc phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam. Đối với lĩnh vực TĐG
đến nay vẫn chƣa có DN của nƣớc ngoài thành lập và hoạt động, tuy nhiên trong vài
năm tới đây các công ty nƣớc ngoài về ngành DVTĐG sẽ tham gia vào thị trƣờng
Việt Nam và ngƣợc lại. Đây là một thách thức lớn đối với ngành DVTĐG còn non
trẻ ở nƣớc ta nói chung và SIVC nói riêng. Thực tế có những nƣớc họ là bậc thầy đã
từng dạy nghề TĐG cho nƣớc ta, họ có bề dầy lịch sử hàng trăm năm về nghề TĐG.
Chính vì thế SIVC cần phải có lộ trình các bƣớc chuẩn bị điều kiện để đáp ứng nhu
cầu thực tế thị trƣờng trong thời gian tới.
4.3.2. Giải pháp chiến lược chỉnh đốn và phát triển nguồn nhân lực
Để DVTĐG có thể phát triển bền vững và đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng,
SIVC cần chú trọng việc chỉnh đốn và phát triển nguồn nhân lực. Cụ thể:
+ Thứ nhất: xây dựng chiến lƣợc về nhân sự. Chiến lƣợc nhân sự phải đƣợc
xây dựng dài hạn ít nhất là 5 năm. Nó cần nêu bật rõ mục tiêu, định hƣớng, biện
pháp thực hiện tại tất cả các khâu từ quá trình tuyển dụng, đào tạo, bố trí công việc
phù hợp.
+ Thứ hai: Tái cơ cấu lại tổ chức, bố trí thẩm định viên về giá phù hợp,
trƣờng hợp tại CN chƣa có đủ điều kiện ban hành chứng thƣ có công ty có thể điều
động, luân chuyển cán bộ để đảm bảo các CN có đủ năng lực để độc lập thực hiện
các hợp đồng TĐG, ban hành chứng thƣ TĐG
+ Thứ ba: Đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình cung ứng dịch vụ.
Chất lƣợng của DVTĐG phụ thuộc khá lớn vào sự kỳ vọng của khách hàng. Tuy
68
nhiên kết quả của DVTĐG mang tính độc lập, khách quan nên sự kỳ vọng này có
thể giống hoặc khác kết quả thẩm định đƣợc cung cấp. Do đó để khách hàng cảm
nhận đƣợc chất lƣợng và giá trị sản phẩm dịch vụ mà DN cung ứng dịch vụ mang
lại là phải đánh giá sự chuyên nghiệp từ khi bắt đầu đến kết thúc của dịch vụ, chứ
không thể chỉ nói đến sự hài lòng của khách hàng về kết quả TĐG. Điều này đòi hỏi
DN phải có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động cung ứng dịch vụ.
SIVC đã xây dựng tính chuyên nghiệp bằng tiêu chuẩn do công ty đặt ra. Các
tiêu chuẩn đó bao gồm trách nhiệm nghề nghiệp, tính trung thực và đạo đức nghề
nghiệp. Để phát triển và tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động DVTĐG, ngoài
việc đào tạo thẩm định viên theo các tiêu chuẩn nêu trên, SIVC cần xây dựng quy
trình giám sát chất lƣợng dịch vụ và tăng cƣờng đầu tƣ kỹ thuật, thiết bị, công nghệ
thông tin, cụ thể:
- Xây dựng quy trình giám sát chất lƣợng dịch vụ. Đặc điểm của DVTĐG là
việc tiếp xúc với khách hàng khá ít, chủ yếu là thời điểm tƣ vấn và thời điểm hoàn
tất hợp đồng. Do vậy, cần tạo đƣợc niềm tin của khách hàng vào chất lƣợng của
dịch vụ ngay từ bƣớc đầu tiên. Ngay từ quá trình tƣ vấn cho khách hàng, thẩm định
viên cần xác định với khách hàng về kỳ vọng của họ và mức độ hoàn thành kỳ vọng
của DN cung ứng có thể cung ứng đƣợc. Việc xác định trƣớc mức độ kỳ vọng sẽ
giúp khách hàng tin tƣởng hơn vào chất lƣợng của dịch vụ. Trong quá trình cung
ứng, phải đảm bảo đƣợc tính chuyên nghiệp đƣợc thực hiện xuyên suốt. Tính
chuyên nghiệp sẽ giúp khách hàng an tâm và tin tƣởng vào DN cung ứng.
- Tăng cƣờng đầu tƣ kỹ thuật, thiết bị nhằm xây dựng và phát triển hệ thống nguồn
thông tin (ngân hàng dữ liệu) nhằm phục vụ cho việc cung ứng dịch vụ. Đối với
DVTĐG, nguồn thông tin dữ liệu phục vụ cho hoạt động DVTĐG là vô cùng thiết yếu,
tạo đƣợc nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy và có sẵn. Bên cạnh đó, việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào việc xây dựng nguồn thông tin sẽ giúp DN có thể rút ngắn thời
gian cung ứng dịch vụ, qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của DN.
+ Thứ tư: Chú trọng phát triển đội ngũ R&D (nghiên cứu và phát triển). Đây
là công việc thiết yếu, bộ phận công nghệ thông tin của SIVC cần phải xây dựng
69
riêng đội ngũ R&D để nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới trong hoạt động
cung ứng DVTĐG, bổ sung ngân hàng dữ liệu của công ty và đặc biệt là hỗ trợ công
tác Marketing, quảng bá thƣơng hiệu.
+ Thứ năm: Xây dựng chính sách khen thƣởng có các quy chế về mặt lƣơng
thƣởng rõ ràng thỏa đáng, thực hiện các chế độ khen thƣởng kịp thời, mang tính
động viên đối với các nhân viên có thành tích xuất sắc giúp nhân viên có động cơ
phấn đấu. Ví dụ nhƣ khen thƣởng nhân viên xuất sắc tháng, qúy, năm.
+ Thứ sáu: Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên học tập nâng cao
trình độ, đăng ký thi lấy thẻ thẩm định viên về giá do Bộ Tài chính tổ chức hằng năm.
+ Thứ bảy: Đối với công tác tuyển dụng, ngƣời đƣợc tuyển dụng phải có trình độ
đào tạo đại học, sau đại học trong chuyên ngành TĐG, hoặc đào tạo bổ sung trên cơ sở
lựa chọn những ngƣời đã tốt nghiệp đại học kỹ thuật khác đào tạo chuyên môn TĐG.
+ Thứ tám: Phối hợp với Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam và dựa vào mối
quan hệ của Lãnh đạo công ty để cử cán bộ có đủ năng lực tham gia đào tạo bồi
dƣỡng, đào tạo trình độ sau đại học về chuyên ngành TĐG tại các nƣớc có nghề
TĐG phát triển, và có thể liên hệ để cử cán bộ tham gia học hỏi kinh nghiệm các
nƣớc và ngƣợc lại
+ Thứ chín: Đào tạo chuyên sâu, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ
năng làm việc cho thẩm định viên theo từng cấp. Giao bộ phận đào tạo thiết kế
chƣơng trình bồi dƣỡng kiến thức về TĐG cho từng cấp độ thẩm định viên. Việc
đào tạo có thể thực hiện theo 2 cách :
o Đào tạo tại chỗ: Kèm cặp dựa theo kiến thức chuyên môn cơ bản sẵn có
của nhân viên để bồi dƣỡng cho họ những kỹ năng, kỹ thuật từ những ngƣời có kinh
nghiệm dày dặn trong nghề, thƣờng xuyên tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề
về các ứng dụng công nghệ mới giúp nhân viên nắm bắt kịp với xu thế phát triển
của thị trƣờng.
o Đào tạo tập trung: Trung bình khoảng 6 tháng đến 1 năm tổ chức một
khóa đào tạo chuyên sâu về TĐG từ các chuyên gia bên ngoài mời về để nhân viên
có thể bổ sung các kiến thức kỹ năng chuyên sâu. Một điều lƣu ý là cần có những
70
quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể đối với ngƣời đƣợc đào tạo, huấn luyện, ví
dụ cam kết làm việc bao nhiêu năm sau khi đƣợc đào tạo, … tránh tình trạng đào
tạo xong nhân viên lại chuyển sang công ty khác; Đồng thời SIVC phải dành một
khoản kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực.
Ngoài ra cần xây dựng các lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên phấn đấu,
trong một số trƣờng hợp có thể tổ chức các cuộc thi tuyển vị trí việc làm để lựa
chọn các thẩm định viên có đủ năng lực phù hợp có điều kiện phát huy khả năng
của mình góp phần xây dựng và phát triển DVTĐG tại SIVC.
4.3.3. Giải pháp chiến lược Marketing hỗn hợp
Củng cố thƣơng hiệu của SIVC:
Thƣơng hiệu không chỉ để phân biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ mà còn nói
lên yếu tố chất lƣợng và sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ.
Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu luôn chiếm vị trí quan trọng
trong chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc cạnh tranh của DN. Để tiếp tục củng cố và
phát triển thƣơng hiệu, SIVC cần chú trọng thực hiện các nội dung sau đây:
- Rà soát và đánh giá lại thƣơng hiệu theo 04 nội dung: (1) Định hƣớng
thƣơng hiệu; (2) Bản sắc thƣơng hiệu; (3) Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu; và (4)
Chiến lƣợc truyền thông phát triển thƣơng hiệu.
- Đẩy mạnh truyền thông nhằm quảng bá thƣơng hiệu: SIVC cần hoạch định
các chƣơng trình truyền thông nhằm quảng bá thƣơng hiệu trên thị trƣờng xuất khẩu
và trong nƣớc. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, truyền thông số là một kênh rất
hiệu quả và đúng đắn. Các công cụ chủ yếu cần nghiên cứu ứng dụng đó là:
Marketing bằng email; sử dụng trang web hay các tài sản số khác để thu thập thông
tin và truyền thông quảng bá thƣơng hiệu.
Xây dựng tác phong, văn hóa công ty khi tiếp xúc tƣ vấn DVTĐG với
khách hàng với phong cách dịch vụ hết sức chuyên nghiệp, bản lĩnh, năng động,
làm hài lòng khách hàng.
Phát huy môi trƣờng văn hóa chuẩn mực trong SIVC: Tiếp tục duy trì
và phát huy chính sách chất lƣợng “Uy tín – Chất lƣợng – Hiệu quả”; Phƣơng châm
71
hành động của SIVC là “Tôn vinh giá trị đích thực”. Qua đây tác giả đề xuất
chuyển hóa các chính sách thành các văn bản, tiêu chuẩn cụ thể để làm cơ sở đánh
giá và phổ biến công khai tại trụ sở chính và các CN văn phòng để thực hiện.
Cần phải trích ra một khoản kinh phí từ (15% - 25%/ doanh thu/ năm)
để thực hiện công tác đào tạo, marketing và truyền thông quảng bá thƣơng hiệu.
4.4. Kế hoạch thời gian
Để có thể hoàn thiện hết các công việc trên đòi hỏi phải có thời gian, không
thể cùng 1 lúc có thể làm hết tất cả đƣợc. Việc quyết định việc nào trƣớc việc nào
sau dựa vào khả năng tài chính hiện tại của công ty, khả năng về mặt con ngƣời,
tính hiệu quả và tính cấp thiết của công việc. Tính thời điểm có tác dụng lớn trong
việc giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh, đi trƣớc các đối thủ và trở thành ngƣời
tiên phong trong mọi lĩnh vực.
Kế hoạch cụ thể nhƣ sau:
- Nhanh chóng khắc phục các điểm còn hạn chế trong DVTĐG tại SIVC, đảm
bảo đến cuối năm 2016 hoàn thành xây dựng các quy định, tiêu chuẩn và thống nhất
hành động trong thực hiện chiến lƣợc.
- Đến cuối năm 2018 SIVC có đủ năng lực để thực hiện các hợp đồng thẩm
định tài sản vô hình.
- Đến năm 2020 SIVC phải hoàn chỉnh chiến lƣợc phát triển DVTĐG, sẵn
sàng phát triển, cung cấp dịch vụ cho các nƣớc lân cận.
- Về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khẩn trƣơng xây dựng ngay
các chƣơng trình đào tạo và thực hiện đạo tạo theo lộ trình, các lớp học ngắn hạn có
thể triển khai ngay tại trụ sở của cơ quan, đối với các lớp dài hạn theo lộ trình 6
tháng đến 1 năm tổ chức 1 lớp tại 3 miền Bắc, Trung và Nam.
- Từ năm 2020, không ngừng nghiên cứu các ứng dụng mới, cập nhật kiến
thức để luôn đi tiên phong trong lĩnh vực TĐG. Tìm hiểu, nghiên cứu chuẩn bị
thông tin cho việc mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc trong khu vực.
72
4.5. Kiến nghị
4.5.1. Về phía cơ quan Nhà nước – Bộ Tài chính
- Trên thị trƣờng TĐG ở nƣớc ta thời gian gần đây do thị trƣờng TĐG đã bƣớc
đầu phát triển hơn, số lƣợng doanh nghiệp TĐG đƣợc thành lập mới nhiều hơn …. Để
giành dật thị trƣờng và khách hàng TĐG, bên cạnh các DN vẫn tổ chức hoạt động có
bài bản, nghiêm túc thì đã xuất hiện những DN thực hiện các biện pháp cạnh tranh về
giá DVTĐG “thiếu lành mạnh” thông qua các công cụ nhƣ: giảm mức giá dịch vụ một
cách thiếu căn cứ; Chào giá DVTĐG ở mức thấp đi liền với việc thỏa thuận ngầm về
“chiết khấu” “hoa hồng” với ngƣời yêu cầu TĐG tài sản; thậm chí chấp nhận lỗ để
đƣợc lựa chon cho các nhu cầu TĐG tiếp theo; … nên đã gây ra các hệ quả xấu nhƣ:
tình trạng thiếu công khai minh bạch, tạo sự nghi ngờ cho khách hàng về nghề, về năng
lực chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp về chất lƣợng dịch vụ trong kinh doanh của
DN, làm giảm uy tín, thƣơng hiệu của nhiều DN làm ăn tốt, tuân thủ pháp luật trên thị
trƣờng; Gây thiệt hại đến chính lợi ích của các DN – không những chỉ thiệt hại về lợi
ích kinh tế mà thậm chí cả liên quan đế lĩnh vực hình sự khi TĐG tài sản đƣợc mua
sắm từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nƣớc. Đồng thời
qua đó tạo ra sự phân hóa trong các doanh nghiệp TĐG
Vì những tổn hại do cạnh tranh không “lành mạnh” về giá nhƣ trên, Bộ Tài
chính cần phải có biện pháp kiểm soát hoạt động đó để giảm thiểu những hệ quả
xấu, hƣớng hoạt động cạnh tranh về giá DVTĐG tuân thủ theo pháp luật là yêu cầu
bức thiết hiện nay.
- Cơ hội và thách thức luôn đến với nghề TĐG cả trong bối cảnh nền kinh tế
tăng trƣởng ổn định, lẫn khi nền kinh tế suy thoái - khủng hoảng; Các DN có thể
thất bại ngay khi nền kinh tế đang tăng trƣởng ổn định, và thành công ngay khi nền
kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái - khủng hoảng. Vì vậy trong việc hoàn thiện
khung pháp lý đối với hoạt động TĐG tại Việt Nam, Bộ Tài chính cần ban hành bổ
sung thêm các tiêu chuẩn chuyên môn định hƣớng cho các doanh nghiệp TĐG tác
nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, phù hợp với điều kiện và tập quán
của Việt Nam - một quốc gia đang phát triển.
73
4.5.2. Về phía Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam
Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện
cho quyền và lợi ích của cộng đồng các pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần
kinh tế hoạt động trong phạm vi cả nƣớc.
Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò liên kết giữa các DN và hợp tác đào tạo
quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp TĐG trong nƣớc có cơ hội đƣợc
học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng DVTĐG tại các nƣớc
trên thế giới.
Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp lý về TĐG; tổ chức các cuộc hội thảo, các
lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn, nhằm củng cố DVTĐG với chất lƣợng chuyên
môn nghề nghiệp cao, góp phần thúc đẩy nghề nghiệp TĐG Việt Nam ngày càng
phát triển
Tập hợp các ý kiến của các đơn vị, tổ chức DN, cá nhân về chế độ, chính sách
và các quy định về hoạt động TĐG để tƣ vấn và hòa giải đối với những tranh chấp
phát sinh trong hoạt động TĐG.
74
KẾT LUẬN
Nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn, gắn liền với sự phát triển đó
DVTĐG cũng đang ngày càng phát triển. Luận văn nghiên cứu “Chiến lƣợc phát
triển DVTĐG tại SIVC” đƣợc thực hiện nhằm làm cơ sở thúc đẩy phát triển dịch vụ
này tại SIVC trong những năm tới. Sau khi thực hiện nghiên cứu phát triển DVTĐG
tại SIVC, Luận văn đi đến kết luận sau:
Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề căn bản về DVTĐG, nhƣ: DVTĐG,
đặc điểm DVTĐG, vai trò, mục tiêu phát triển DVTĐG. Luận văn cũng đã nghiên
cứu các nhân tố tác động đến thị trƣờng và sự phát triển của DVTĐG.
Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển và phân tích các nhân tố tác động
phát triển DVTĐG, Luận văn đã xây dựng mô hình nhằm định hƣớng chiến lƣợc và
đề xuất các giải pháp phát triển DVTĐG tại SIVC. Các giải pháp đó là giải pháp
khắc phục những điểm yếu trong dịch vụ hiện tại, giải pháp phát huy điểm mạnh
hiện có, giải pháp phát triển cung ứng loại hình DVTĐG tài sản vô hình, giải pháp
phát triển cung ứng loại hình DVTĐG tài sản bất động sản, giải pháp phát triển hợp
tác quốc tế và cung ứng DVTĐG ra thị trƣờng thế giới, giải pháp chỉnh đốn và phát
triển nguồn nhân lực và giải pháp marketing tổng hợp.
Luận văn cũng đã đề ra các kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm tạo
điều kiện cho phát triển DVTĐG trong môi trƣờng lành mạnh, và khả năng phát
triển dịch vụ ngang tầm thế giới.
Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:
- Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ đƣa ra các chiến lƣợc và giải pháp
thực hiện chiến lƣợc đã lựa chọn. Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc nhƣ trên, SIVC tất
yếu sẽ có áp lực kháng cự, xung đột về lợi ích giữa các bộ phận nội bộ.
- Luận văn chỉ tập trung phân tích tình hình hoạt động của công ty và các yếu
tố tác động đến phát triển DVTĐG chứ không nghiên cứu đến quá trình thực hiện
75
TĐG (quy trình, phƣơng pháp, tiêu chuẩn hay nguyên tắc TĐG…). Đây là một hạn
chế của đề tài mà cũng là cơ sở cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
- Do khả năng của tác giả và thời gian còn hạn chế, luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến
đóng góp của Quý Thầy Cô để hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
76
TAI LIỆU THAM KHẢO
1.
Bộ Tài chính, 2008. Đề án nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định
giá giai đoạn 2008 – 2020. Hà Nội.
2.
Bộ Tài chính, 2011. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá. Hà Nội.
3.
Bộ Tài chính, 2011. Báo cáo kết quả tham dự hội nghị thường niên Hội đồng
tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế, IVSC. tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc.
Hà Nội.
4.
Bộ Tài chính, 2005-2014. Các tiêu chuẩn thẩm định giá từ số 01 đến số 13. Hà
Nội.
5.
Chính phủ, 2013. Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Hà Nội.
6.
Chính phủ, 2013. Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 Quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật giá về TĐG. Hà Nội.
7.
Nguyễn Việt Dũng, 2009. Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản của
CN Công ty Cổ phần Thông tin và thẩm định giá Miền Nam tại Hà Nội. Luận
văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế ĐH QG Hà Nội, Hà Nội.
8.
Tuấn Dƣơng, 2014. Thực trạng tài chính các công ty thẩm định giá Việt Nam.
Hà Nội.
9.
Fred R.David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Thống kê.
10.
Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Liêm, 2009. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB
Thống kê.
11.
Hoàng Văn Hải và cộng sự, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB ĐHQG
Hà Nội.
12.
Lƣu Văn Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế quốc dân.
13.
Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật giá số
11/2012/QH13. Hà Nội.
14.
Tô Công Thành, 2012. Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Luận án
tiến sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
77
15.
Nguyễn Văn Thọ, 2004. Thẩm định và thị trường. Hồ Chí Minh: NXB TP. Hồ
Chí Minh.
16.
Nguyễn Văn Thọ, 2009. Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định
giá ở Việt Nam, Hồ Chí Minh: NXB TP. Hồ Chí Minh.
17.
Nguyễn Tiến Thỏa, 2012. Thẩm định giá những bất cập cần khắc phục. Hà Nội:
Nxb Thống kê.
18.
Phan Thị Ngọc Thuận, 2005. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ
doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
19.
Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự, 2009. Thẩm định giá Bất động sản. Hồ Chí
Minh: NXB TP. Hồ Chí Minh.
20.
Trần Thị Thanh Vinh, 2007. Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Luận
văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế, Hà Nội.
Website
21.
https://www.mof.gov.vn/
22.
https://qlg.mof.gov.vn/
23.
https://www.sivc.com.vn/
24.
http://tapchitaichinh.vn/
25.
https://www.vva.org.vn/
26.
https://www.vvfc.vn/
78
[...]... vực thẩm định giá và tƣ vấn đầu tƣ tại Việt Nam Tuy nhiên, để nâng cao vị thế, phát triển quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong thời kỳ hội nhập, Công ty cần phải có một chiến lƣợc cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động, kinh doanh Theo đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là: Chiến lược phát triển dịch vụ thẩm định giá tại Công ty Cổ phần Thông tin và. .. tại Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (SIVC)” 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích: Nghiên cứu đề xuất chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam đến năm 2020 - Nhiệm vụ: + Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về DVTĐG + Thứ hai: xác định các yếu tố tác động đến sự phát triển DVTĐG + Thứ ba: phân tích... DN cung ứng DVTĐG nói riêng cần phải có một chiến lƣợc cụ thể nhằm phát huy tối đa các nguồn lực, kịp thời đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong thời kỳ hội nhập Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá miền Nam (SIVC) tiền thân là Trung tâm Thông tin và Thẩm định giá miền Nam thuộc Bộ Tài chính Đƣợc thành lập và phát triển đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1999, SIVC đã xây dựng hệ thống đƣợc... phát triển của hoạt động thẩm định giá, tuy nhiên chƣa đề cập đến sự phát triển thẩm định giá nhƣ là một dịch vụ Dựa trên nghiên cứu này, luận văn rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển DVTĐG tại Việt Nam - Nguyễn Văn Thọ (2009) “Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá ở Việt Nam Đây là bài viết nhằm nói lên sự cần thiết của ngành thẩm định giá, thẩm định. .. nhƣ tiêu chuẩn của thẩm định viên, cụ thể: Về dịch vụ thẩm định giá đƣợc chia thành 9 nhóm (1) điều tra phục vụ công bố giá đất của Chính phủ, (2) thẩm định giá phục vụ mục đích bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, (3) thẩm định giá để phục vụ cho việc thực thi các quyết định của tòa án, (4) thẩm định giá tài sản của chính phủ, (5) thẩm định giá bất động sản, (6) thẩm định giá cho mục... đối với chiến lƣợc phát triển DVTĐG, mục tiêu chính của chiến lƣợc phát triển là hƣớng tới sự phát triển toàn diện DVTĐG (bao gồm cả chất lƣợng dịch vụ, giá trị dịch vụ và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ ) của DN 1.3.3 Vai trò, ý nghĩa của chiến lược phát triển DVTĐG - Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Liêm (2009) nhận định về vai trò và ý nghĩa của chiến lƣợc: Chiến lƣợc... sản phẩm dịch vụ cung ứng ngày càng đƣợc nâng cao, ứng dụng những phƣơng pháp, kỹ thuật thẩm định tin cậy và khoa học - Phát triển DVTĐG là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó 1.3 Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển DVTĐG 1.3.1 Khái niệm chiến lược phát triển DVTĐG Tuỳ theo cách tiếp cận, tƣ duy về chiến lƣợc... (7) thẩm định giá tƣ vấn, (8) thẩm định giá lại, và (9) thẩm định giá phục vụ các giao dịch tài sản nói chung Về tiêu chuẩn của thẩm định viên đa số các nƣớc đều quy định thí sinh dự thi để đƣợc cấp thẻ thẩm định viên phải có bằng tốt nghiệp đại học về những chuyên ngành phù hợp tại các trƣờng đại học đƣợc công nhận và phải có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm công tác làm việc cho một thẩm. .. các nƣớc phát triển, thông tin giao dịch thƣờng là đƣợc công khai và khá dễ dàng để tiếp cận Nhƣng đối với các nƣớc đang phát triển, nhƣ Việt Nam, thì do tập quán, các thông tin giao dịch thƣờng đƣợc giữ kín hoặc thông tin sai lệch so với thực tế 1.2.6 Phát triển DVTĐG Phát triển DVTDG là đòi hỏi khách quan của phát triển kinh tế quốc dân đồng thời cũng là đòi hỏi phát triển nhằm đáp ứng... trong, quá trình xây dựng chiến lƣợc phát triển DVTĐG gồm 3 giai đoạn: nhập vào, kết hợp và quyết định lựa chọn chiến lƣợc và đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển DVTĐG tại DN 1.3.5 Các công cụ xây dựng chiến lược phát triển DVTĐG Nhƣ đã nói ở trên, để hình thành nên một chiến lƣợc phát triển DVTĐG có 3 giai đoạn thực hiện và mỗi giai đoạn sử dụng những công cụ khác nhau nhƣ sau: ... ĐẶNG TIẾN PHONG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG TIN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ MIỀN NAM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60 34 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN... đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình là: Chiến lược phát triển dịch vụ thẩm định giá Công ty Cổ phần Thông tin Thẩm định giá miền Nam (SIVC)” Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục... định hƣớng chiến lƣợc phát triển phát triển DVTĐG tại Công ty cổ phần Thông tin Thẩm định giá miền Nam Thông qua công cụ phân tích SWOT luận văn đã định hƣớng đƣợc chiến lƣợc phát triển DVTĐG