5. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Sự khác biệt giữa chiến lược phát triển DVTĐG với các chiến lược kinh
doanh
Đối với doanh nghiệp có nhiều loại chiến lƣợc: Chiến lƣợc kinh doanh; Chiến lƣợc nguồn nhân lực; Chiến lƣợc sản xuất tác nghiệp…. Các chiến lƣợc đều có các yếu tố nhƣ: mục tiêu, phạm vi, lợi thế cạnh tranh và năng lực cốt lõi... và mục tiêu quan trọng nhất của các chiến lƣợc này là hƣớng tới lợi nhuận cao.
Tuy nhiên đối với chiến lƣợc phát triển DVTĐG, mục tiêu chính của chiến lƣợc phát triển là hƣớng tới sự phát triển toàn diện DVTĐG (bao gồm cả chất lƣợng dịch vụ, giá trị dịch vụ và tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ…) của DN.
1.3.3. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược phát triển DVTĐG
- Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Liêm (2009) nhận định về vai trò và ý nghĩa của chiến lƣợc: “Chiến lƣợc có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó giúp cho doanh nghiệp nhận thấy rõ mục đích hƣớng đi của mình, làm cơ sở cho mọi cơ sở hành động cụ thể, tạo ra những chiến lƣợc kinh doanh tốt hơn thông qua việc sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, tạo cơ sở tăng sự liên kết và gắn bó của nhân viên quản trị trong việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp. Doanh nghiệp không có chiến lƣợc đƣợc ví nhƣ ngƣời đi biển không có la bàn”.
- Chiến lƣợc phát triển DVTĐG mang lại rất nhiều lợi ích cho DN TĐG, tầm quan trọng của nó đƣợc thể hiện ở những mặt sau:
+ Thứ nhất: Chiến lƣợc phát triển giúp DN định hƣớng cho hoạt động DVTĐG trong tƣơng lai thông qua việc phân tích và dự báo môi trƣờng kinh doanh dịch vụ. DVTĐG là một hoạt động luôn chịu sự ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài và bên trong. Chiến lƣợc phát triển DVTĐG giúp DN vừa linh hoạt vừa chủ động để thích ứng với những biến động của thị trƣờng, đồng thời còn đảm bảo cho DN
20
hoạt động và phát triển theo đúng hƣớng. Điều đó có thể giúp DN phấn đấu thực hiện mục tiêu nâng cao vị thế của mình trên thị trƣờng.
+ Thứ hai: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG giúp DN TĐG nắm bắt đƣợc các cơ hội cũng nhƣ đầy đủ các nguy cơ đối với sự phát triển nguồn lực của DN. Nó giúp DN khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy sức mạnh của DN.
+ Thứ ba: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG tạo ra một quỹ đạo hoạt động cho DN TĐG, giúp DN liên kết đƣợc các cá nhân với các lợi ích khác cùng hƣớng tới một mục đích chung, cùng phát triển DN. Nó tạo một mối liên kết gắn bó giữa các nhân viên với nhau và giữa các nhà quản lý với nhân viên. Qua đó tăng cƣờng và nâng cao hơn nữa nội lực của DN.
+ Thứ tư: Chiến lƣợc phát triển DVTĐG là công cụ cạnh tranh có hiệu quả của DN TĐG. Trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế hiện nay đã tạo nên sự ảnh hƣởng và phụ thuộc qua lại lẫn nhau giữa các DN hoạt động kinh doanh. Chính quá trình đó đã tạo nên sự cạnh tranh khốc liệt giữa các DN trên thị trƣờng. Ngoài những yếu tố cạnh tranh nhƣ: giá cả, chất lƣợng, quảng cáo, marketing, các DN còn sử dụng chiến lƣợc phát triển dịch vụ nhƣ một công cụ cạnh tranh có hiệu quả.
- Nói tóm lại chiến lƣợc phát triển DVTĐG có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của DN TĐG, nó giúp DN thấy rõ hơn mục đích và hƣớng đi của mình và giúp cho DN khai thác một cách có hiệu quả những cơ hội, xử lý thỏa đáng với những thách thức đang đặt ra để bảo đảm đạt tới hiệu quả cao và sự phát triển bền vững, từ đó tạo nên sự thống nhất toàn bộ tổ chức về mục tiêu chung và hành động nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức.