Giải pháp chiến lược Marketing hỗn hợp

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ thẩm định giá tại công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá miền nam luận văn ths 2015 (Trang 81)

5. Cấu trúc của luận văn

4.3.3. Giải pháp chiến lược Marketing hỗn hợp

 Củng cố thƣơng hiệu của SIVC:

Thƣơng hiệu không chỉ để phân biệt giữa các sản phẩm, dịch vụ mà còn nói lên yếu tố chất lƣợng và sự tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Chính vì vậy, việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu luôn chiếm vị trí quan trọng trong chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc cạnh tranh của DN. Để tiếp tục củng cố và phát triển thƣơng hiệu, SIVC cần chú trọng thực hiện các nội dung sau đây:

- Rà soát và đánh giá lại thƣơng hiệu theo 04 nội dung: (1) Định hƣớng thƣơng hiệu; (2) Bản sắc thƣơng hiệu; (3) Hệ thống nhận diện thƣơng hiệu; và (4) Chiến lƣợc truyền thông phát triển thƣơng hiệu.

- Đẩy mạnh truyền thông nhằm quảng bá thƣơng hiệu: SIVC cần hoạch định các chƣơng trình truyền thông nhằm quảng bá thƣơng hiệu trên thị trƣờng xuất khẩu và trong nƣớc. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, truyền thông số là một kênh rất hiệu quả và đúng đắn. Các công cụ chủ yếu cần nghiên cứu ứng dụng đó là: Marketing bằng email; sử dụng trang web hay các tài sản số khác để thu thập thông tin và truyền thông quảng bá thƣơng hiệu.

 Xây dựng tác phong, văn hóa công ty khi tiếp xúc tƣ vấn DVTĐG với

khách hàng với phong cách dịch vụ hết sức chuyên nghiệp, bản lĩnh, năng động, làm hài lòng khách hàng.

 Phát huy môi trƣờng văn hóa chuẩn mực trong SIVC: Tiếp tục duy trì

72

hành động của SIVC là “Tôn vinh giá trị đích thực”. Qua đây tác giả đề xuất chuyển hóa các chính sách thành các văn bản, tiêu chuẩn cụ thể để làm cơ sở đánh giá và phổ biến công khai tại trụ sở chính và các CN văn phòng để thực hiện.

 Cần phải trích ra một khoản kinh phí từ (15% - 25%/ doanh thu/ năm)

để thực hiện công tác đào tạo, marketing và truyền thông quảng bá thƣơng hiệu.

4.4. Kế hoạch thời gian

Để có thể hoàn thiện hết các công việc trên đòi hỏi phải có thời gian, không thể cùng 1 lúc có thể làm hết tất cả đƣợc. Việc quyết định việc nào trƣớc việc nào sau dựa vào khả năng tài chính hiện tại của công ty, khả năng về mặt con ngƣời, tính hiệu quả và tính cấp thiết của công việc. Tính thời điểm có tác dụng lớn trong việc giúp công ty tăng khả năng cạnh tranh, đi trƣớc các đối thủ và trở thành ngƣời tiên phong trong mọi lĩnh vực.

Kế hoạch cụ thể nhƣ sau:

- Nhanh chóng khắc phục các điểm còn hạn chế trong DVTĐG tại SIVC, đảm bảo đến cuối năm 2016 hoàn thành xây dựng các quy định, tiêu chuẩn và thống nhất hành động trong thực hiện chiến lƣợc.

- Đến cuối năm 2018 SIVC có đủ năng lực để thực hiện các hợp đồng thẩm định tài sản vô hình.

- Đến năm 2020 SIVC phải hoàn chỉnh chiến lƣợc phát triển DVTĐG, sẵn sàng phát triển, cung cấp dịch vụ cho các nƣớc lân cận.

- Về công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khẩn trƣơng xây dựng ngay các chƣơng trình đào tạo và thực hiện đạo tạo theo lộ trình, các lớp học ngắn hạn có thể triển khai ngay tại trụ sở của cơ quan, đối với các lớp dài hạn theo lộ trình 6 tháng đến 1 năm tổ chức 1 lớp tại 3 miền Bắc, Trung và Nam.

- Từ năm 2020, không ngừng nghiên cứu các ứng dụng mới, cập nhật kiến thức để luôn đi tiên phong trong lĩnh vực TĐG. Tìm hiểu, nghiên cứu chuẩn bị thông tin cho việc mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc trong khu vực.

73

4.5. Kiến nghị

4.5.1. Về phía cơ quan Nhà nước – Bộ Tài chính

- Trên thị trƣờng TĐG ở nƣớc ta thời gian gần đây do thị trƣờng TĐG đã bƣớc đầu phát triển hơn, số lƣợng doanh nghiệp TĐG đƣợc thành lập mới nhiều hơn …. Để giành dật thị trƣờng và khách hàng TĐG, bên cạnh các DN vẫn tổ chức hoạt động có bài bản, nghiêm túc thì đã xuất hiện những DN thực hiện các biện pháp cạnh tranh về giá DVTĐG “thiếu lành mạnh” thông qua các công cụ nhƣ: giảm mức giá dịch vụ một cách thiếu căn cứ; Chào giá DVTĐG ở mức thấp đi liền với việc thỏa thuận ngầm về “chiết khấu” “hoa hồng” với ngƣời yêu cầu TĐG tài sản; thậm chí chấp nhận lỗ để đƣợc lựa chon cho các nhu cầu TĐG tiếp theo; … nên đã gây ra các hệ quả xấu nhƣ: tình trạng thiếu công khai minh bạch, tạo sự nghi ngờ cho khách hàng về nghề, về năng lực chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp về chất lƣợng dịch vụ trong kinh doanh của DN, làm giảm uy tín, thƣơng hiệu của nhiều DN làm ăn tốt, tuân thủ pháp luật trên thị trƣờng; Gây thiệt hại đến chính lợi ích của các DN – không những chỉ thiệt hại về lợi ích kinh tế mà thậm chí cả liên quan đế lĩnh vực hình sự khi TĐG tài sản đƣợc mua sắm từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc gây thiệt hại cho Ngân sách Nhà nƣớc. Đồng thời qua đó tạo ra sự phân hóa trong các doanh nghiệp TĐG

Vì những tổn hại do cạnh tranh không “lành mạnh” về giá nhƣ trên, Bộ Tài chính cần phải có biện pháp kiểm soát hoạt động đó để giảm thiểu những hệ quả xấu, hƣớng hoạt động cạnh tranh về giá DVTĐG tuân thủ theo pháp luật là yêu cầu bức thiết hiện nay.

- Cơ hội và thách thức luôn đến với nghề TĐG cả trong bối cảnh nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, lẫn khi nền kinh tế suy thoái - khủng hoảng; Các DN có thể thất bại ngay khi nền kinh tế đang tăng trƣởng ổn định, và thành công ngay khi nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái - khủng hoảng. Vì vậy trong việc hoàn thiện khung pháp lý đối với hoạt động TĐG tại Việt Nam, Bộ Tài chính cần ban hành bổ sung thêm các tiêu chuẩn chuyên môn định hƣớng cho các doanh nghiệp TĐG tác nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn, phù hợp với điều kiện và tập quán của Việt Nam - một quốc gia đang phát triển.

74

4.5.2. Về phía Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam

Hiệp hội thẩm định giá Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện cho quyền và lợi ích của cộng đồng các pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong phạm vi cả nƣớc.

Hiệp hội cần phát huy hơn nữa vai trò liên kết giữa các DN và hợp tác đào tạo quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp TĐG trong nƣớc có cơ hội đƣợc học tập, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng DVTĐG tại các nƣớc trên thế giới.

Đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp lý về TĐG; tổ chức các cuộc hội thảo, các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn, nhằm củng cố DVTĐG với chất lƣợng chuyên môn nghề nghiệp cao, góp phần thúc đẩy nghề nghiệp TĐG Việt Nam ngày càng phát triển

Tập hợp các ý kiến của các đơn vị, tổ chức DN, cá nhân về chế độ, chính sách và các quy định về hoạt động TĐG để tƣ vấn và hòa giải đối với những tranh chấp phát sinh trong hoạt động TĐG.

75

KẾT LUẬN

Nền kinh tế nƣớc ta đang trong giai đoạn đổi mới và phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện và sâu sắc hơn, gắn liền với sự phát triển đó DVTĐG cũng đang ngày càng phát triển. Luận văn nghiên cứu “Chiến lƣợc phát triển DVTĐG tại SIVC” đƣợc thực hiện nhằm làm cơ sở thúc đẩy phát triển dịch vụ này tại SIVC trong những năm tới. Sau khi thực hiện nghiên cứu phát triển DVTĐG tại SIVC, Luận văn đi đến kết luận sau:

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề căn bản về DVTĐG, nhƣ: DVTĐG, đặc điểm DVTĐG, vai trò, mục tiêu phát triển DVTĐG. Luận văn cũng đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến thị trƣờng và sự phát triển của DVTĐG.

Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển và phân tích các nhân tố tác động phát triển DVTĐG, Luận văn đã xây dựng mô hình nhằm định hƣớng chiến lƣợc và đề xuất các giải pháp phát triển DVTĐG tại SIVC. Các giải pháp đó là giải pháp khắc phục những điểm yếu trong dịch vụ hiện tại, giải pháp phát huy điểm mạnh hiện có, giải pháp phát triển cung ứng loại hình DVTĐG tài sản vô hình, giải pháp phát triển cung ứng loại hình DVTĐG tài sản bất động sản, giải pháp phát triển hợp tác quốc tế và cung ứng DVTĐG ra thị trƣờng thế giới, giải pháp chỉnh đốn và phát triển nguồn nhân lực và giải pháp marketing tổng hợp.

Luận văn cũng đã đề ra các kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm tạo điều kiện cho phát triển DVTĐG trong môi trƣờng lành mạnh, và khả năng phát triển dịch vụ ngang tầm thế giới.

Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Trong khuôn khổ của đề tài, tác giả chỉ đƣa ra các chiến lƣợc và giải pháp thực hiện chiến lƣợc đã lựa chọn. Để thực hiện đƣợc chiến lƣợc nhƣ trên, SIVC tất yếu sẽ có áp lực kháng cự, xung đột về lợi ích giữa các bộ phận nội bộ.

- Luận văn chỉ tập trung phân tích tình hình hoạt động của công ty và các yếu tố tác động đến phát triển DVTĐG chứ không nghiên cứu đến quá trình thực hiện

76

TĐG (quy trình, phƣơng pháp, tiêu chuẩn hay nguyên tắc TĐG…). Đây là một hạn chế của đề tài mà cũng là cơ sở cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.

- Do khả năng của tác giả và thời gian còn hạn chế, luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả xin chân thành tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô để hoàn thành luận văn.

77

TAI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2008. Đề án nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định

giá giai đoạn 2008 – 2020. Hà Nội.

2. Bộ Tài chính, 2011. Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về quản lý giá. Hà Nội.

3. Bộ Tài chính, 2011. Báo cáo kết quả tham dự hội nghị thường niên Hội đồng

tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế, IVSC. tổ chức tại Hồng Kông, Trung Quốc. Hà Nội.

4. Bộ Tài chính, 2005-2014. Các tiêu chuẩn thẩm định giá từ số 01 đến số 13.

Nội.

5. Chính phủ, 2013. Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá. Hà Nội.

6. Chính phủ, 2013. Nghị định số 89/2013/NĐ-CP ngày 06/8/2013 Quy định chi

tiết thi hành một số điều của Luật giá về TĐG. Hà Nội.

7. Nguyễn Việt Dũng, 2009. Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản của

CN Công ty Cổ phần Thông tin và thẩm định giá Miền Nam tại Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế ĐH QG Hà Nội, Hà Nội.

8. Tuấn Dƣơng, 2014. Thực trạng tài chính các công ty thẩm định giá Việt Nam.

Hà Nội.

9. Fred R.David, 2006. Khái luận về quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB Thống kê.

10. Lê Thế Giới và Nguyễn Thanh Liêm, 2009. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB

Thống kê.

11. Hoàng Văn Hải và cộng sự, 2010. Quản trị chiến lược. Hà Nội: NXB ĐHQG

Hà Nội.

12. Lƣu Văn Nghiêm, 2008. Marketing dịch vụ. Hà Nội: NXB ĐH Kinh tế quốc dân.

13. Quốc hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2012. Luật giá số 11/2012/QH13. Hà Nội.

14. Tô Công Thành, 2012. Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Luận án

78

15. Nguyễn Văn Thọ, 2004. Thẩm định và thị trường. Hồ Chí Minh: NXB TP. Hồ

Chí Minh.

16. Nguyễn Văn Thọ, 2009. Nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định

giá ở Việt Nam, Hồ Chí Minh: NXB TP. Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Tiến Thỏa, 2012. Thẩm định giá những bất cập cần khắc phục. Hà Nội:

Nxb Thống kê.

18. Phan Thị Ngọc Thuận, 2005. Chiến lược kinh doanh và kế hoạch hoá nội bộ

doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Tuấn và cộng sự, 2009. Thẩm định giá Bất động sản. Hồ Chí

Minh: NXB TP. Hồ Chí Minh.

20. Trần Thị Thanh Vinh, 2007. Phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam. Luận

văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học kinh tế, Hà Nội.

Website 21. https://www.mof.gov.vn/ 22. https://qlg.mof.gov.vn/ 23. https://www.sivc.com.vn/ 24. http://tapchitaichinh.vn/ 25. https://www.vva.org.vn/ 26. https://www.vvfc.vn/

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển dịch vụ thẩm định giá tại công ty cổ phần thông tin và thẩm định giá miền nam luận văn ths 2015 (Trang 81)