1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phương pháp giảng dạy nhật ký trong tù của hồ chí minh theo đặc trưng thể loại

141 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Hoặc những vấn đề cần thảo luận học sinh làm việc theo nhóm, nói lên suy nghĩ, cách nhìn nhận của mình về vấn đề, rồi từ đó khái quát vấn đề - một phương pháp học tập rất tích cực nhưng

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

PHẠM THUỲ HƯƠNG

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY “NHẬT KÝ TRONG TÙ” CỦA HỒ CHÍ MINH THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

(Bộ môn Ngữ văn)

Mã số: 60 14 10

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRẦN KHÁNH THÀNH

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

KÍ HIỆU VIẾT TẮT

GD Giáo dục

GV Giáo viên

HS Học sinh

PPDH Phương pháp dạy học

THPT Trung học phổ thông

Trang 3

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài ……… 1

2 Lịch sử vấn đề ……… 4

3 Mục đích nghiên cứu ……….……… 6

4 Nhiệm vụ nghiên cứu ……… ………7

5 Giả thuyết khoa học ……… … 7

6 Phương pháp nghiên cứu ……… ……… 7

7 Đóng góp mới của luận văn ……….………7

8 Cấu trúc của luận văn ……… ……… 8

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ……….9

1.1 Những vấn đề chung về lý luận dạy học ……… 9

1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT ……… … 9

1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT ………… 9

1.2 Những vấn đề chung về Nhật kí trong tù … 11

1.2.1.Hoàn cảnh ra đời … 11

1.2.2.Giá trị nội dung ……… 12

1.2.3 Giá trị nghệ thuật ……… 18

1.3 Nhật kí trong tù nhìn từ đặc trưng thể loại ……….……… 20

1.3.1 Đặc trưng kí……… 20

1.3.2.Đặc trưng thơ ……… 25

1.3.3 Nhật kí trong tù là một tác phẩm kí ………….………….………28

1.3.4 Nhật kí trong tù là một tác phẩm thơ……….…33

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG……… 39

2.1 Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù trong chương trình Ngữ văn THPT 39

2.1.1 Vị trí của Nhật ký trong tù trong chương trình Ngữ văn THPT………39

2.1.2 Những thuận lợi – khó khăn……… 41

Trang 4

2.1.3 Thực trạng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT ………….….43

2.2 Định hướng giảng dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT ………… ….48

2.2.1 Hướng khai thác từ đặc trưng ký ……… … 48

2.2.2 Hướng khai thác từ đặc trưng… 54

2.2.3 Hướng khai thác từ đặc trưng thơ Đường luật ……… 63

Chương 3 : ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẬT KÍ TRONG TÙ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ……… 67

3.1 Đề xuất phương pháp ……… 67

3.1.1 Đề xuất phương pháp giảng dạy văn bản Chiều tối ở trường THPT…….64

3.1.2 Đề xuất phương pháp giảng dạy văn bản Lai Tân ở trường THPT 73

3.2 Thiết kế giáo án thể nghiệm ………77

3.2.1 Giáo án thể nghiệm bài thơ Chiều tối ……… ……77

3.2.2 Giáo án thể nghiệm bài thơ Lai Tân ……… ……94

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ……… 109

1 Kết luận……….…109

2 Khuyến nghị……… ……111

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……112 PHỤ LỤC

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong những năm gần đây, vấn đề chất lượng giáo dục đã trở thành mối

quan tâm lớn không chỉ của riêng ngành giáo dục mà của toàn xã hội Chính

vì thế, đổi mới phương pháp dạy học được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nói riêng Điều này đã được đề cập tại

Điều 5 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Phương

pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên [1, t.15] Trong “Những định hướng đổi mới chương trình – sách giáo khoa THPT cũng đã nêu rõ: “Tập trung đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo với sự tổ chức, hướng dẫn đúng mức của giáo viên, góp phần hình thành phương pháp

và nhu cầu tự học” [1, t.109] Thực tế việc thực hiện ở các trường đã có nhiều

cố gắng và đạt được những tiến bộ nhất định Tuy nhiên, cần phải có sự tích cực hơn nữa từ phía các giáo viên để đổi mới phương pháp dạy học thực sự đem lại hiệu quả lâu dài và toàn diện

Trong xu thế chung đó, môn Ngữ văn cũng đã có những bước đổi mới quan trọng nhưng vẫn chưa thấy rõ được hiệu quả Thực trạng dạy và học Văn trong nhà trường phổ thông hiện nay vẫn còn có nhiều hạn chế và tồn tại: “đó

là sự khủng hoảng về nội dung, chất lượng và phương pháp” [25, t.14], giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học, một số ít giáo viên còn có tâm lí ngại đổi mới trong khi còn nhiều học sinh ngày càng ít hứng thú đối với môn Văn Thực trạng hoạt động của trò tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động: Nghe - ghi chép và nhắc lại những điều thầy nói chứ không chịu tư duy, độc lập suy nghĩ khám phá cái hay cái đẹp về nội dung, nghệ thuật của

Trang 6

2

tác phẩm văn chương qua dẫn dắt của người thầy Ngay cả khi giáo viên đưa

ra những tình huống có vấn đề để người học tìm tòi tự khám phá, lĩnh hội tri thức thì cũng chỉ nhận lại những ánh mắt “vô cảm” nơi các em Hoặc những vấn đề cần thảo luận học sinh làm việc theo nhóm, nói lên suy nghĩ, cách nhìn nhận của mình về vấn đề, rồi từ đó khái quát vấn đề - một phương pháp học tập rất tích cực nhưng chỉ một số rất ít học sinh là thực sự làm việc, hoạt động nhóm số còn lại đều có tâm lý và hành động ỷ vào những người trong nhóm, tham gia một cách chiếu lệ thậm chí có những em không tham gia Từ đó, hiệu quả của việc đổi mới chưa phát huy hết những tác dụng của nó Không ai phủ nhận tầm quan trọng ý nghĩa và tính cấp bách của việc đổi mới phương pháp dạy học nhưng để biến nó thành hiện thực không phải là chuyện có thể hoàn thành trong một sớm một chiều Bởi một chủ trương mới dù tiến bộ đến đâu, khi đi vào thực tế cũng vấp phải những khó khăn Tuy nhiên hệ thống giáo dục trung học phổ thông của nước ta hiện nay để vươn tới, đuổi kịp và hoà nhập với xu thế phát triển giáo dục trung học trên thế giới, trước hết là các nước trong khu vực thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành một đòi hỏi bức thiết, không thể trì hoãn

1.2 Môn Văn trong nhà trường phổ thông có vị trí và thế mạnh riêng Môn

Văn giúp người học tiếp xúc với vẻ đẹp kì diệu và phong phú của tiếng mẹ

đẻ, tiếp xúc với vốn văn hóa tri thức của dân tộc và nhân loại kết tinh trong tác phẩm văn chương Vì vậy môn Văn trang bị kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn và góp phần hình thành, phát triển nhân cách học sinh Tuy nhiên, dạy học văn như thế nào để phù hợp với bản chất của văn học và đạt được có hiệu quả vẫn đang là vấn đề cần giải quyết từ lý luận đến thực tiễn Theo ý kiến của viện sĩ Sec-bi-na “Vấn đề dạy học văn trong nhà trường quả là một vấn đề cực kì phức tạp Quá trình dạy học văn là một quá trình phức hợp đan kết nhiều quá trình tâm lí, ngôn ngữ, văn hóa, sư phạm Dạy văn là một quá trình đòi hỏi nhiều tìm tòi sáng tạo của cá nhân người lên lớp” [25, tr.25]

Trang 7

3

Trong văn học, mỗi thể loại đều có những đặc trưng riêng Đối với thể loại trữ tình, một số nhà nghiên cứu đã rất lưu ý đến việc dạy học tác phẩm thơ cần dựa vào đặc trưng thể loại Tác giả Trần Đình Sử nhấn mạnh “Cần đưa kiến thức về thể loại, về luật thơ, về thể thức bài văn, các phép tu từ, đặc điểm phong cách nói, nói chung là thi pháp vào nội dung chính của chương trình môn Văn chứ không nên đưa vào mục chú thích, học cũng được mà không học cũng thôi” [14, tr.17]

Trong chương trình trung học phổ thông, Nhật kí trong tù chiếm một vị

trí hết sức quan trọng bởi nó là tiếng nói tâm hồn của Bác Hồ, thể hiện sâu sắc

tư tưởng, tình cảm, cá tính, phong cách, sở thích và tài hoa Hồ Chí Minh

Nhật kí trong tù còn là một văn kiện lịch sử vô giá, một thi phẩm đặc sắc đạt

tới đỉnh cao của truyền thống thơ ca dân tộc Nhật kí trong tù là một tập thơ

tràn đầy cảm hứng và khát vọng tự do tuy Người phải ở trong cảnh mất tự do Nhà tù không thể làm nao núng tinh thần đấu tranh cho dân tộc của Người, không thể giam hãm ý chí của Người Tinh thần của Người luôn chủ động,

kiên quyết, thấu suốt và tự do Nhật kí trong tù toát lên sâu sắc nội dung đó

Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, việc tiếp nhận tác phẩm còn nhiều khó khăn bởi thực tế tâm lý phổ biến của đời sống văn học trong nhà trường ít quan tâm đến đặc trưng thể loại mà chỉ chú trọng tới nội dung văn bản Hơn nữa, việc nắm vững đặc trưng thể loại của tác phẩm sẽ giúp học sinh dễ dàng tìm hiểu các tác phẩm văn chương cùng thể loại Cảm nhận thấu đáo một tác phẩm thơ, đặc biệt là thơ Bác, là một việc làm không dễ đối với học sinh thậm chí ngay cả với giáo viên Bên cạnh đó, thể loại là một phạm trù cơ bản và phổ biến của văn học, chi phối cả sáng tác, lưu truyền, tiếp nhận văn học Bất

kì tác phẩm văn học nào cũng đều tồn tại trong một dạng thức nhất định Đó

là sự thống nhất mang tính chỉnh thể của một loại nội dung với những phương thức biểu đạt và hình thức tổ chức tác phẩm, tổ chức lời văn Thể loại văn học

Trang 8

4

chính là sự phân chia loại hình tác phẩm theo những căn cứ nêu trên Thể loại văn học là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một dạng hình thức văn bản và phương thức tái hiện đời sống Học và phân tích một tác phẩm văn học càng không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của tác phẩm ấy Bởi vì thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của một tác phẩm, tổ chức liên kết các yếu tố nội dung và hình thức, từ đề tài, chủ đề, cảm hứng đến hệ thống nhân vật, kết cấu và lời văn nghệ thuật Thể loại không những qui định cách thức tổ chức tác phẩm mà còn định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa tác phẩm và người đọc Thể loại của tác phẩm vừa có tính kế thừa, tính liên tục, lại vừa có tính độc đáo, tính biến đổi do sự sáng tạo của tác giả Vì thế, phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại không chỉ dừng lại ở đặc điểm chung của một thể loại thể hiện trong tác phẩm mà còn cần phải chỉ ra nét riêng biệt, độc đáo, thể hiện sự sáng tạo

không lặp lại của tác giả mà Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh là tác phẩm

tiêu biểu

Với mong muốn tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong thơ Hồ chủ tịch cùng với sự day dứt băn khoăn về hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn chương của học

sinh ở trường trung học phổ thông, tôi quyết định chọn đề tài “Phương pháp

giảng dạy Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại” với

mong muốn góp phần nâng cao khả năng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, kích thích sự hứng thú và phát triển năng lực cảm thụ văn chương của

học sinh trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu Nhật kí trong tù trong nhà trường phổ thông là một vấn đề

không mới, tuy nhiên do phần lớn giáo viên hiện nay mới chỉ chú trọng đi sâu

tìm hiểu nội dung văn bản từ ngôn từ nên nghiên cứu Nhật kí trong tù từ đặc

trưng thể loại vẫn chưa được quan tâm đúng mức

Trang 9

5

Về đặc trưng thể loại của Nhật kí trong tù, đã có những nghiên cứu như:

- Tác giả Đặng Thai Mai trong bài viết “Đọc tập thơ Ngục trung nhật kí”,

(Nhật kí trong tù và những lời bình, NXB Văn hóa thông tin 1998) đã gọi yếu

tố thời gian là “tính chất ghi hàng ngày”, với không gian được ví như “một bản đồ tương đối chi tiết, có ghi rõ tên huyện, tên xã của tỉnh Quảng Tây

- Trong “Bác Hồ làm thơ và thơ của Bác” (Hoàng Trung Thông), nhà thơ

nhận xét: Nhật kí trong tù mở ra một thế giới những con người trong và ngoài

nhà tù, một khung cảnh cuộc sống phong phú và dồi dào Tập thơ chủ yếu không phải là chỉ tố cáo xã hội đầy rẫy bất công và tàn ác mà là lòng thương yêu mênh mông bao trùm lên mọi tầng lớp người trong xã hội ấy, nhất là những con người cực khổ

- Trong công trình nghiên cứu “Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh đã đề cập tới các đặc trưng thể loại của

văn thơ Hồ Chí Minh như viết bằng chữ Hán, tính chất nhật kí, thể tứ tuyệt cổ điển, giọng điệu – bút pháp đa dạng Ông cho rằng: “Nghiên cứu Nhật kí trong tù là đi sâu vào thế giới tâm hồn của Hồ Chí Minh Nếu không chú ý tới nhũng đặc trưng nói trên cảu tác phẩm thì e rằng thế giới ấy không chịu mở hẳn ra với các nhà nghiên cứu”

- “Thơ Bác với thơ Đường” của tác giả Phương Lựu cho thấy sự đổi mới

trong thơ chữ Hán của Bác đói với hình thức Đường thi

- Bài viết “Ngục trung nhật kí, bức tranh thu nhỏ của một chế độ, nhạt kí của một tâm hồn tuyệt đẹp” của Huỳnh Lý tập trung khai thác Ngục trung

Trang 10

6

nhật kí trên hình thức là một tập nhật kí ghi sự việc Bác đã sống, đã tham gia

hay chứng kiến…

- Công trình nghiên cứu “Các thước đo thời gian của Nhật kí trong tù”

(Phùng Văn Tửu) nhấn mạnh ý niệm thời gian trong Nhật kí trong tù trong đó

chỉ ra tính chất kí của tác phẩm

- Ngoài ra còn một số bài viết nghiên cứu về tác phẩm thơ Nhật kí trong tù

như bài viết của Trần Khánh Thành về bài thơ “Chiều tối” in trong cuốn

Giảng văn văn học Việt Nam – NXB Giáo dục 1997 đã đề cập tới đặc trưng

thể loại của Nhật kí trong tù ở cả hai phương diện thơ và kí; bài viết của Vũ

Dương Quỹ (Báo Giáo dục và thời đại, tháng 5 - 1994) đi sâu xem xét đặc trưng thơ tứ tuyệt của Nhật kí trong tù

Nhìn chung những công trình nghiên cứu và các bài viết đều thể hiện được những cái nhìn khác nhau và có những đóng góp quan trọng về đặc

trưng thể loại của Nhật kí trong tù Nhưng có lẽ do một số điều kiện khách

quan và chủ quan nên các tác giả chưa đi sâu vào vấn đề này một cách có hệ

thống và toàn diện, đặc biệt là vấn đề phương pháp giảng dạy tác phẩm Nhật kí

trong tù từ đặc trưng thể loại Trên cơ sở tiếp thu những ý kiến của những

người đi trước tôi muốn tìm hiểu và đề xuất vấn đề cụ thể hơn đó là “Phương pháp giảng dạy “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh theo đặc trưng thể loại” Hi vọng công trình nghiên cứu này có thể hình thành cho học sinh kĩ

năng đọc hiểu tác phẩm văn chương từ đặc trưng thể loại, qua đó các em có được “chìa khóa” để tự tiếp cận, khám phá được giá trị nội dung và nghệ thuật

thơ Bác, đặc biệt là Nhật kí trong tù

Trang 11

7

cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và dạy - học thơ Bác nói riêng theo tinh thần đổi mới

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn Ngữ văn ở trường phổ

thông

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về đổi mới phương pháp

dạy học và chương trình ngữ văn Trung học phổ thông, đối tượng mà đề tài

hướng tới là những tác phẩm thơ Nhật kí trong tù được đưa vào giảng dạy

trong chương trình ngữ văn Trung học phổ thông

4.3 Phạm vi khảo sát: 2 tác phẩm Chiều tối và Lai tân

5 Giả thuyết khoa học

Nếu đổi mới phương pháp dạy tác phẩm thơ Nhật kí trong tù theo đặc

trưng thể loại sẽ góp phần nâng cao năng lực đọc hiểu và cảm nhận tác phẩm

thơ trong trường THPT nói chung và tác phẩm thơ Nhật kí trong tù nói riêng

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu giáo trình có nội

dung liên quan đến đề tài

- Phương pháp điều tra quan sát: Thông qua việc dự giờ thăm lớp, qua thực tế dạy học

- Phương pháp nghiên cứu từ đặc điểm thi pháp học

- Phương pháp tổng kết và đúc rút kinh nghiệm

7 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã chỉ ra thực trạng của việc giảng dạy và học tập văn bản thơ Nhật

kí trong tù, từ đó đề xuất đổi mới phương pháp dạy học 2 tác phẩm Chiều tối

và Lai Tân, giúp giáo viên và học sinh có thêm những gợi mở cần thiết khi

dạy học những tác phẩm này

Trang 12

8

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài

Chương 2: Thực trạng giảng dạy văn bản thơ Nhật ký trong tù ở trường THPT Chương 3: Những đề xuất về phương pháp dạy Nhật ký trong tù ở trường THPT

Trang 13

9

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Những vấn đề chung về lý luận dạy học

1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THPT

Hiện nay khoa học kĩ thuật trên thế giới phát triển như vũ bão, đất nước bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do vậy ngành Giáo dục – đào tạo cũng từng bước thay đổi để bắt nhịp cùng thời đại Một vấn đề bức xúc đặt ra cho ngành giáo dục là phải đổi mới phương pháp dạy học Việc đổi mới

ấy nhằm giúp học sinh được học một cách chủ động, tích cực mà không phải giáo viên làm thay, học thay cho học sinh

Vậy đổi mới phương pháp dạy học là gì? Trong từng môn học, người giáo viên phải vận dụng phương pháp đó ra sao? Đây là một vấn đề vừa dễ lại vừa khó mà không phải giáo viên nào cũng thực hiện được Đổi mới phương pháp đòi hỏi học sinh phải học tập một cách sáng tạo, chủ động, là trung tâm của hoạt động học Để đáp ứng yêu cầu này người giáo viên phải đóng vai trò

là người dẫn dắt, gợi mở, cung cấp cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh tri thức Như vậy, điểm cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ động, học sinh năng động, có hứng thú tìm tòi và có năng lực giải quyết vấn đề

1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn ở trường THPT

Văn học là một môn học rất quan trọng trong nhà trường, là môn học hỗ trợ cần thiết cho các môn học khác

Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn là môn học có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục nhân cách và bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho học sinh Tuy nhiên, mỗi tiết học để tạo ra hứng thú, đem lạ kết quả học tập tốt cho học sinh là điều mỗi giáo viên chúng ta phải suy nghĩ và mong muốn thực hiện tốt

Trang 14

10

Vấn đề đổi mới PPDH là vấn đề hết sức cần thiết trong nhà trường, đổi mới để dáp ứng yêu cầu xã hội Những năm gần đây việc đổi mới PPDH ở nhà trường nói chung, môn Ngữ văn nói riêng luôn được sự chú ý quan tâm của các trường phổ thông đồng thời cũng là mục tiêu hướng tới của mỗi giáo viên Ngữ văn hiện nay

Đổi mới PPDH là điều tất yếu, là con đường đi rất khoa học Giao việc cho học sinh cũng là một trong những phương pháp học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Học sinh học tập mang tính cá thể hóa cao, có cơ hội được tự học, tự khám phá, tìm tòi bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, tính độc lập trong học tập có tác dụng cao tạo tiền đề định hướng cho ý thức tự lập, tự đáp ứng trước đòi hỏi của cuộc sống không đơn giản

Giáo viên giao việc hợp lí sẽ thể hiện được vai trò chủ động về kiến thức trong bài giảng Học sinh được thể hiện mình trước tập thể một cách tự tin Giao việc phù hợp sẽ thực hiện được sự đổi mới trong cách thiết kế bài dạy là

tổ chức tốt các hoạt động học tập trong một giờ đọc hiểu văn bản, từ đó thầy mới chủ động tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức, trò mới chủ động tiếp thu kiến thức

Hàng loạt các hình thức giao việc đa dạng, phong phú của thầy sẽ phát triển năng lực học tập của học sinh, tạo tình huống để học sinh chủ động, tích cực học tập, tham gia vào bài học Điều đó là vô cùng cần thiết

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, việc đổi mới phương pháp học tập phát huy tính tích cực của học sinh trong các trường phổ thông còn có nhiều điều cần phải suy nghĩ

Thực tế cho thấy: học sinh chưa chăm, học hành chỉ mang tính chất gò

ép, miễn cưỡng Có em có thói quen dựa vào thầy vào bạn, thiếu năng động, nói theo làm theo, bắt chước một cách máy móc

Trang 15

11

Nhiều học sinh không thích học văn, phương pháp học còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào bài mẫu, sách học tốt, sách giải bài tập Phụ huynh lại muốn con mình theo học các môn tự nhiên, thuận lợi cho việc thi cử vào các trường Đại học sau này Vì vậy kết quả học văn cũng như năng lực cảm thụ văn chương của học sinh còn nhiều hạn chế, tính tích cực của học sinh chưa được phát huy

1.2 Những vấn đề chung về Nhật kí trong tù

1.2.1.Hoàn cảnh ra đời

Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, danh nhân văn hóa xuất sắc của nhân loại, nhà văn – nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam Nhân cách và tài năng của Người là một tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo Người để lại một di sản văn học đồ sộ, lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại, phong phú trong bút pháp thể hiện Văn thơ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giảng dạy ở các trường phổ thông

Trong số đó, Nhật kí trong tù giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, là tập thơ tiêu

biểu nhất trong di sản thơ ca của Người, có những đóng góp quan trọng cho nền thơ ca Việt Nam cả về nội dung và nghệ thuật

Tập nhật kí bằng thơ này có một hoàn cảnh ra đời hết sức đặc biệt Tháng 8 năm 1942, Bác Hồ sang Trung Quốc với tư cách là đại biểu của tổ chức Việt Nam độc lập đồng minh, tìm cách liên lạc với các tổ chức cách mạng ở Trung Quốc Đây là lần đầu tiên trong đời hoạt động cách mạng của mình Người dùng tên Hồ Chí Minh Lấy cớ là giấy tờ mang theo không hợp

lệ và quá hạn, lính canh của quân đội Tưởng đã bắt Người tại phố Túc Vinh, huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây Cũng từ đó, gần 13 tháng, Người bị giam cầm, đày ải qua các nhà tù của Tưởng Giới Thạch Đây chính là thời gian Hồ

Chủ tịch viết Nhật kí trong tù - một tập nhật kí bằng thơ viết bằng chữ Hán

Trang 16

12

trong thời kì Người bị bọn Quốc dân Đảng bắt giữ và trải qua 13 tỉnh huyện tỉnh Quảng Tây Trung Quốc Bài thơ đầu “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao, Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao” có thể coi như

một lời đề từ cho cả tập thơ Khai quyển là bài số 1 mở đầu tập Nhật kí trong

tù và kết luận là bài số 133 Ở trang kết thúc Nhật kí trong tù có đề ngày tháng

29/08/1942 – 10/ 09/1943

1.2.2.Giá trị nội dung

Trước hết, Nhật kí trong tù cho chúng ta hiểu về một tâm hồn vĩ đại – Hồ

Chí Minh Nó không phải là một lời thanh minh, lời cảm khái về thân phận long đong cực khổ của một người tù Và giá trị của nó có lẽ cũng không phải

ở chỗ được một biểu tượng lớn của người Việt Nam và một phần nhân loại ở

thế kỉ XX: hình tượng người tù, hình tượng người lưu đày Nhật kí trong tù đã

tố cáo cái tính chất phi lí, bất công vốn là nét bản chất của chế độ xã hội thối nát Tưởng Giới Thạch Âm hưởng tố cáo vang lên mạnh mẽ, sắc sảo trong

những bài thơ mang giọng điệu hài hước, châm biếm (Cái cùm, Quán trọ,

Tiền đèn, Tiền vào nhà giam, Đánh bạc, Mới đến nhà lao Thiên Bảo…), lên

án cái chế độ nhà tù mọt ruỗng, thối nát và tàn bạo kiểu phong kiến trung cổ

phương Đông Nhưng giá trị chính của Nhật kí trong tù là những bài học lớn,

những tình cảm lớn của một tâm hồn vĩ đại, một trí tuệ sắc sảo của “bậc đại

nhân, đại trí, đại dũng” Tìm hiểu Nhật kí trong tù, cái tòa nhà bằng ngôn ngữ

vẵng chắc và đẹp, người ta có cảm giác như mỗi bước đi đều chạm vào gốc rễ sâu xa của một trong những con người kì diệu ít có, những con người như những tảng đá lớn làm nền cho nhân loại, những con người qua cuộc đời mình

đã dạy cho mọi người hiểu rằng đối với con người không đỉnh cao nào là

không thể đạt tới Nhật kí trong tù thể hiện sự bình tĩnh, ung dung thanh thản

của một chiến sĩ đã hơn nửa đời người chịu đựng mọi gian khổ, mọi khó khăn

để làm cách mạng giải phóng cho dân tộc mình và các dân tộc bị áp bức trên

Trang 17

13

thế giới Tự xác định cho mình con đường cách mạng là con đường đấu tranh gian khổ nên vào tù, sống trong cảnh bị đày đọa thiếu thốn, Hồ Chí Minh vẫn giữ một thái độ bình thản Những “tai ương” gặp phải chẳng qua cũng chỉ là những thử thách trên đường đời, người chiến sĩ cách mạng phải phát huy hết sức mạnh của ý chí và nghị lực để vượt lên những thử thách đó Hồ Chí Minh thường lấy qui luật vận động của tự nhiên để liên tưởng đến những qui luật vận động của xã hội và con người Trong sự tuần hoàn của tạo vật không có cảnh “đông tàn” làm sao có cảnh “huy hoàng ngày xuân” Cho nên những năm tháng gian truân chẳng qua cũng chỉ là thời gian thử thách, rèn luyện con người thêm vững vàng bản lĩnh Một con người đã bôn ba khắp năm châu bốn biển bỗng rơi vào cái tình cảnh sống bưng bít, cách biệt, con người ấy rất trân trọng, chắt chiu từng nhịp đập của cuộc sống xã hội và thiên nhiên bên ngoài vang vọng vào nhà tù: tiếng chim hót, tiếng gà gáy sáng, ánh mặt trời hồng lúc bình minh, ánh trăng thu trong xanh ngoài cửa sổ, tiếng giã gạo lúc chiều hôm, tiếng người đàn bà khóc chồng nửa đêm về sáng… Thiên nhiên và cuộc sống bên ngoài đã tiếp thêm nguồn sinh lực mới cho người chiến sĩ và gợi lên ở Người những tứ thơ độc đáo Tư tưởng của người cộng sản vốn có một sức mạnh

vĩ đại mà không một nhà tù đế quốc nào có thể khuất phục nổi Bài thơ đề từ của

tập Nhật kí trong tù làm hiện lên vẻ đẹp của người chiến sĩ trong cái thế đối chọi

giữa sức mạnh tinh thần của lí tưởng cộng sản và sức mạnh vật chất của xà lim, báng súng Tinh thần không hề có ý nghĩa siêu hình, linh hồn mà trái lại nó là yếu

tố cao quý trong con người, làm cho con người có thể vươn cao hơn tầm vóc nhỏ

bé của thể xác, vượt qua mọi gian khổ của xiềng xích nhà tù trên con đường đấu tranh cách mạng để đi tới thắng lợi cuối cùng Những người tù cộng sản luôn ở thế đứng cao, thế đứng của một người bất khuất, người nắm được quy luật vận động biện chứng của lịch sử Trong nhà tù bị đọa đầy, bị xiềng xích, mà nhà thơ vẫn vui đùa, vẫn giữ một phong thái ung dung tự tại:

Trang 18

14

“Hôm nay xiềng xích thay dây trói, Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;

Tuy bị tình nghi là gián điệp,

Mà như khanh tướng vẻ ung dung”

(Đi Nam Ninh)

Trong tập Nhật kí trong tù, sức mạnh của lí tưởng cộng sản, của niềm tin và

khí phách đã tạo cho người chiến sĩ một thế đứng cao hơn hẳn cái hiện thực đen tối đó Vì thế câu thơ của Hồ Chí Minh lạc quan, ung dung, thanh thản lạ thường Ở đây cũng thể hiện sự chiến thắng của sức mạnh tinh thần với sức mạnh vật chất:

“Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình

Làng xóm ven sông đông đúc thế Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh”

(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh)

Ở Nhật kí trong tù còn thể hiện khát vọng độc lập, tự do Khát vọng

thường trực của chủ tịch Hồ Chí Minh là “không có gì quí hơn độc lập, tự do”, “tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân tộc được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Khát vọng độc lập tự do của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ khát vọng dân tộc, dân chủ của nhân dân trong mấy ngàn năm lịch sử Khát vọng độc lập, tự do cũng là một trong những nội dung cơ

bản của Nhật kí trong tù Hình tượng người chiến sĩ cách mạng thức suốt đêm

không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh của đất nước đã trở thành một mô típ quen thuộc gắn liền với cảm hứng chủ đạo trong thơ Hồ Chí Minh Trong những nhà lao ở Quảng Tây đã nhiều đêm người thao thức không ngủ Không ngủ được vì bị đày đọa và cuộc sống vật chất quá kham khổ Có ngày Người

Trang 19

15

bị giải đi năm mươi ba cây số, mũ áo ướt đầm, giầy rách hết… Thế mà tối đến vào nhà lao Thiên Bảo vẫn không có chỗ ngủ Có những đêm thu lạnh quá, nhà thơ thao thức đến gần sáng:

“Đêm thu không đệm cũng không chăn, Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an;

Khóm chuối, trăng soi càng thấy lạnh;

Nhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang”

(Đêm lạnh) Không ngủ được vì đêm thu lạnh, vì đói rét, nhưng chủ yếu là vì những nỗi

lo lắng, xót xa cho tình cảnh đất nước trong vòng nô lệ, vì nỗi lo lắng thường trực cho độc lập tự do của dân tộc Có độc lập cho Tổ quốc thì mới có tự do cho mỗi người Tổ quốc đang trong tình cảnh nô lệ thì cá nhân cũng bị tước đoạt tự do Trong nhà tù Quốc dân Đảng, Hồ Chí Minh bị câu thúc trong mọi chuyện đi lại,

ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không được tự do ngắm một vầng trăng thu, đón một tia nắng hồng buổi sớm Nhưng nỗi đau khổ nhất của Bác là thấy mình quá nhàn rỗi trong lúc bên ngoài không khí cách mạng sôi sục, đòi hỏi gấp rút hành động Nỗi lo lắng, quan tâm lớn lao nhất của người cán bộ lãnh đạo vẫn

là độc lập, tự do cho dân tộc Đấu tranh cho tự do của bản thân cũng là nhằm để có điều kiện trực tiếp đấu tranh cho tự do của đất nước:

“Trên đời nghìn vạn điều cay đắng;

Cay đắng chi bằng mất tự do”

(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi)

“Thà chết chẳng cam nô lệ mãi, Tung bay cờ nghĩa khắp trăm miền;

Xót mình còn hãm trong tù ngục Chưa được xông ra giữa trận tiền”

(Việt Nam có bạo động)

Trang 20

16

Nhật kí trong tù 13 lần nhắc đến chữ “tự do” Từ cảnh ngộ của riêng

mình, từ những từng trải của cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã đúc kết nên những chân lí của thời đại

Nhật kí trong tù chan chứa tình yêu thương đối với con người và cuộc

sống Chủ nghĩa nhân đạo cách mạng của Hồ Chí Minh thật bao la và độ lượng Là thân phận một người tù, Hồ Chí Minh quên nỗi đau khổ của riêng mình để chia sẻ nỗi đau buồn ở xung quanh Người cảm thông với từng cảnh ngộ éo le, phức tạp của những người bạn tù Có người bị rơi vào cảnh oan trái, có người tù vì cờ bạc, lại có cả em bé và phụ nữ chịu tội thay người trốn lính Trong nhà lao, nghe tiếng sáo sầu thảm của người bạn tù nhớ quê hương

Hồ Chí Minh thương cảm và như thấy hiện ra trước mắt một làng quê nào đó

có người thiếu phụ bước lên thêm một tầng lầu ngóng về phương xa:

“Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu;

Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi, Lên lầu, ai đó ngóng trông nhau”

(Người bạn tù thổi sáo) Tấm lòng nhân ái, bao dung và độ lượng của Hồ Chí Minh chắc chắn đã cảm hóa được nhiều người trong cái nhà tù thối nát của chế độ Quốc dân Đảng Trong nhà ngục của chúng, Hồ Chí Minh cũng rất quí trọng, nâng niu những tâm hồn trong sạch, lương thiện còn sót lại Người tỏ lòng biết ơn

“khoa trưởng họ Ngũ, khoa viên họ Hoàng” đã ân cần thăm hỏi và giúp đỡ tù

nhân Nhật kí trong tù là một bài học về lòng nhân ái, bao dung, thái độ tin

yêu và trân trọng Con Người Hồ Chí Minh là một biểu tượng của chủ nghĩa nhân văn chân chính của thời đại mới

Nhật kí trong tù không chỉ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng độc lập tự

do, tình yêu thương đối với con người và cuộc sống mà còn chứa chan cảm

Trang 21

17

xúc trữ tình trước thiên nhiên Hồ Chí Minh là một chiến sĩ mang tâm hồn nghệ sĩ Tình cảm đối với thiên nhiên có một vị trí đặc biệt trong thơ Người Thiên nhiên trong thơ Người ở mỗi thời kì có một ý nghĩa, một sắc thái riêng

Ở Nhật kí trong tù, cảm hứng đối với thiên nhiên là biểu hiện một thái độ

muốn vượt lên cái hiện thực bị giam cầm:

“Mặc dù bị trói chân tay Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;

Vui say, ai cấm ta đừng, Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu”

(Trên đường) Những bài thơ mang cảm xúc trữ tình trước thiên nhiên, thơ nói đến trăng, đến hoa cũng là “thơ thép” Trong bài “Vọng nguyệt”, thi nhân thả hồn lên với trăng nhưng vẫn không quên cảnh xiềng xích trong nhà tù Việc ngắm trăng ở đây mang một ý nghĩa sâu hơn thường tình, nó trở thành một cuộc vượt ngục của người chiến sĩ Nhiều bài thơ của Hồ Chí Minh vừa hiện thực lại vừa lãng mạn Sự rung cảm bắt đầu từ hiện thực của thân phận người tù bị đày đọa, bị tước đoạt tự do, nhưng tiếp theo là cảm hứng lãng mạn bay bổng Tư tưởng Đông phương cổ đại với yếu tố biện chứng thô sơ

đã quan niệm vũ trụ là một khối thống nhất: “Thiên địa vạn vật nhất thể” Trong thơ của Hồ Chí Minh, đất nước, thiên nhiên, con người là một tổng thể hài hòa “Còn non, còn nước, còn người” Con người trong thơ Hồ Chí Minh có một mối quan hệ đồng cảm với thiên nhiên Cảnh với người, sự vật khách quan và cái tôi của chủ thể trữ tình soi bóng vào nhau, hòa quyện khăng khít với nhau:

“Hương hoa bay thấu vào trong ngục

Kể với tù nhân nỗi bất bình”

(Chiều tối)

Trang 22

18

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

(Ngắm trăng) Thiên nhiên là người bạn tâm tình của thi sĩ cho nên thiên nhiên trong thơ Bác bao giờ cũng ấm cúng tình người:

“Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng”

(Chiều tối) Con người hài hòa với thiên nhiên, đó là nét giống nhau giữa thơ Hồ Chí Minh và thơ Đường Nhưng trong thơ Hồ Chí Minh con người lại là chủ thể

của thiên nhiên Trong Nhật kí trong tù ta thấy phảng phất cái thi vị của thơ

Đường Nhưng Bác Hồ thường đưa vào cái thiên nhiên vĩnh cửu của câu thơ xưa một nội dung xã hội

Nhật kí trong tù ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt Có lẽ

đó là một tác phẩm cuối cùng viết bằng chữ Hán nhưng lại là một trong

những tập thơ cách mạng đầu tiên ở nước ta Nhật kí trong tù cho ta hiểu

một quãng đời gian khổ của chủ tịch Hồ Chí Minh Nó đã phản ánh được một số nét khá tiêu biểu của tư tưởng đạo đức tình cảm Hồ Chí Minh

Tác phẩm còn là một bài học lớn về tinh thần đấu tranh kiên cường, bất

khuất cho độc lập, tự do, về chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, về chủ nghĩa lạc quan cách mạng

1.2.3 Giá trị nghệ thuật

Thơ Hồ Chí Minh vừa cổ điển vừa hiện đại Cái phong thái ung dung tự

tại của người chiến sĩ trong những bài thơ của tập Nhật kí trong tù rất gần gũi

mà cũng rất khác xa với cái ung dung của những bậc hiền giả phương Đông Các nhà Nho xưa ung dung thanh thản khi đã ở bên lề của cuộc đời mặc kệ mọi cuộc thăng trầm của thế sự Còn ở Hồ Chí Minh là phong thái ung dung thanh

Trang 23

chỗ cho sự tưởng tượng của người đọc (Đêm lạnh, Hoàng hôn…) Đó là lối

thơ giản dị mà hàm súc, nhiều ẩn dụ, nhiều tượng trưng, cấu tạo theo nhiều tầng

ý nghĩa, mở ra nhiều liên tưởng trong tâm tư của người đọc theo kiểu “thi tại

ngôn ngoại” (Cảnh chiều tối, Giải đi sớm, Học đánh cờ, Cột cây số, Nghe tiếng

giã gạo…) Roger Denux, nhà văn Pháp, đã nhận xét tinh tế về thơ Hồ Chí

Minh: “Thơ người nói ít mà gợi nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng, không phô diễn mà như cố khép lại trong đường nét để cho người đọc tự thưởng thức lấy cái phần ý ở ngoài lời Phải yên lặng một mình đọc thơ Người, phải thỉnh thoảng ngừng lại để suy nghĩ mới cảm thấy hết những âm vang của nó và nghe những âm vang ấy cứ ngân dài mãi” [26]

Nhật kí trong tù đã kế tục nghệ thuật châm biếm sâu sắc trong các tác

phẩm văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc Đối tượng châm biếm ở đây là chế độ Quốc dân đảng tàn bạo, thối nát Nhà thơ đã phát hiện ra bản chất hài kịch của

họ trên con đường suy thoái Tiếng cười nảy sinh do mâu thuẫn giữa bản chất

và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái thực chất xấu xa bên trong của chế độ thống trị và mọi hình thức ngụy trang giả dối bên ngoài Những người tù cờ bạc bị giải vào nhà lao mới biết pháp luật của chính quyền Tưởng Giới Thạch là một cái gì hết sức giả dối và ngược đời:

“Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội;

Trong tù đánh bạc được công khai;

Bị tù con bạc ăn năn mãi;

Sao trước không vô quách chốn này”

(Đánh bạc)

Trang 24

20

Nhật kí trong tù là một bước tổng hợp mới của thi ca hiện đại Việt Nam

Tác giả đã sử dụng mọi thủ pháp nghệ thuật: tả thực, tượng trưng, ước lệ, chiết tự, chơi chữ, nói nhại và lúc cần tung phá cả luật lệ Tập thơ đã kết hợp một cách khá nhuần nhị chất thép và chất trữ tình, trữ tình và tự sự, lãng mạn

và hiện thực, phản ánh và triết lí, tính cổ điển và tính hiện đại Nhật kí trong

tù là một tác phẩm lớn của nền văn học cách mạng, là tập thơ đã cắm một cái

mốc quan trọng trong lịch sử thơ ca Việt Nam

Kí phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống Tính chính xác tối

đa là đặc trưng cơ bản của kí Do đó, sức hấp dẫn, sức thuyết phục của kí một phần lớn do chính sự việc được phản ánh trong tác phẩm So với truyện ngắn, tiểu thuyết, kí phản ánh nhanh chóng và linh hoạt cuộc sống Tác phẩm kí vừa

có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa, sâu sắc của nghệ thuật Bao gồm nhiều thể khác nhau như kí sự, phóng sự, tùy bút, bút kí, nhật kí… nên tính chất cơ động của

kí còn thể hiện ở chỗ nó có khả năng bám sát cuộc sống, phản ánh linh hoạt hiện thực bằng nhiều dạng thức khác nhau Trong kí, các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận hào lẫn nên kí có thể phản ánh linh hoạt các sắc thái muôn màu của cuộc sống Hư cấu trong kí giữ vai trò thứ yếu nhưng vai trò chủ quan của người viết kí cũng rất quan trọng Tài nghệ của tác giả thể hiện ở chỗ biết chọn đúng đối tượng để viết, tìm hiểu đúng đối tượng để làm nổi bật tầm tư tưởng Các thể kí văn học luôn được mở rộng khả năng sáng tạo cho

Trang 25

21

phù hợp với tính chất phong phú của đối tượng miêu tả Tùy theo hình thức khác nhau của đối tượng miêu tả, nghệ thuật kí có cách xử lí và tái hiện riêng cho phù hợp Kí cũng không gò bó người viết trong một phương thức biểu hiện và một phong cách duy nhất mà mở rộng, thừa nhận nhiều hình thức và nhiều phong cách sáng tạo Kí văn học là nơi quy tụ và chọn lọc vào cửa ngõ nghệ thuật nhiều ngọn nguồn hoạt động ý thức và ghi chép về đời sống

Kí không phải là một thể loại thuần nhất mà bao gồm nhiều hình thức ghi chép, miêu tả và biểu hiện của cuộc sống trong văn xuôi từ kí sự, phóng

sự, bút kí, hồi kí cho đến nhật kí, tùy bút, bút kí chính luận Với thể kí văn học thì nguyên tắc quan trọng của việc miêu tả người thật việc thật là phải tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả Dù ở thể loại nhỏ nào thì vẫn phải lấy điểm tựa ở sự thật khách quan của đời sống và tôn trọng tính xác thực của đối tượng miêu tả

1.3.1.2.Đặc trưng kí

Kí trước hết nhằm thông tin sự thật Chức năng “ghi để nhớ không quên”

có từ cội nguồn thể loại khiến các nhà viết kí trước hết phải hướng về tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện rồi ghi lại những “người thật, việc thật”, những biến cố, những vấn đề của đời sống “Kí văn học có cách thức xây dựng điển hình không giống với các thể loại văn học như kịch, tiểu thuyết, thơ ca Nó không theo con đường khái quát tổng hợp mà lựa chọn từ những người thật việc thật điển hình trong đời sống” [8, t.250] Phần nhiều tác phẩm kí ra đời như bộc lộ phản ứng trực tiếp với những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng đang được đặt ra trong đời sống Người viết kí không chỉ đặc biệt quan tâm và tôn trọng những sự kiện xã hội – lịch sử, mà chú ý tới tất cả các biểu hiện, những dạng hướng tồn tại và phát triển của cuộc sống, truyền đạt trung thực những gì

mà theo tác giả là có giá trị, ý nghĩa với con người Với thể loại kí, cõi thực vốn

là bản gốc của tác phẩm, “tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của kí” [18,

Trang 26

Khởi nguồn từ những sự kiện, những nhu cầu có ý nghĩa thời sự của đời sống, hướng tới thông tin sự thật một cách trung thực, kí văn học vẫn có những đặc điểm khác với kí báo chí Trong kí văn học, ngoài yêu cầu chưng cất các sự kiện hiện thực thời sự, tác giả sử dụng những chất liệu hiện thực và ngôn từ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc để xây dựng những hình tượng nghệ thuật vừa mang đậm dấu ấn của đời sống, vừa biểu hiện quan niệm thẩm mĩ độc đáo của bản thân Kí báo chí thiên về thông tin hiện thực xác thực, kí văn học từ ghi chép sự thật hướng tới chức năng thông tin thẩm mĩ Vì thế, kí văn học cũng tôn trọng tính xác thực của đối tượng phản ánh, vẫn thường chứa đựng hình tượng nghệ thuật đa nghĩa về một hiện thực thẩm mỹ, là nơi gặp gỡ của hai yếu tố cơ bản là hiện thực đời sống và giá trị nghệ thuật

Kí văn học cũng tái tạo sự kiện nhưng mục đích chủ yếu không phải chỉ thông tin về sự kiện xã hội, mà nhằm phản ánh cái hay cái đẹp và những giá trị, ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của con người Sự kiện trong kí văn học mang ý nghĩa hoàn cảnh nghệ thuật nhiều hơn Việc lựa chọn đối tượng theo mục đích này khiến cho người thật việc thật trong kí văn học mang đậm ý nghĩa điển hình, và sự thật về sự kiện, con người mang ý nghĩa sâu rộng hơn tính thời sự

Trang 27

23

của chúng, có khả năng khêu gợi, tác động nhiều mặt đến người đọc những chi tiết, sự việc, con người được ghi lại, thuật kể, suy ngẫm trong tác phẩm kí đều có địa chỉ, đều có thể kiểm tra Tuy nhiên, thông tin sự thật, ghi chép sự thật không có nghĩa là sao chép cuộc sống, bê nguyên cuộc sống một cách nô

lệ, thụ động vào tác phẩm Những người thật việc thật, những biến cố, những vấn đề của đời sống khách quan được tác giả kí lấy làm điểm tựa đều được nhìn nhận, chọn lựa, khái quát, được khai thác ở những nội dung, những khía cạnh có ý nghĩa xã hội – thẩm mỹ nào đó Trong tác phẩm kí, các chi tiết, sự kiện của cuộc sống vừa giữ được phẩm chất cơ bản của sự thật, của điển hình

xã hội, lại vừa được nhìn nhận, cảm thụ, đánh giá theo cách nhìn độc đáo của riêng nhà văn

Nhằm xây dựng thế giới nghệ thuật, đưa ra những thông tin thẩm mỹ về người thật việc thật, tạo ra sức thuyết phục và tác động của tác phẩm trên cơ

sở tôn trọng tối đa tính xác thực của đối tượng phản ánh, nói chung tác phẩm

kí văn học thường hư cấu bằng cách loại bỏ những chi tiết thừa, ngẫu nhiên,

tổ chức tài liệu theo một cấu trúc nào đó, chỉ hư cấu ở những thành phần không thể tái hiện một cách trực quan, chỉ có thể nắm bắt qua tưởng tượng

Hư cấu trong kí là sáng tạo tích cực của chủ quan nhà văn, không những làm nhòa địa chỉ và diện mạo ngoài đời của đối tượng phản ánh, mà còn là biện pháp làm cho hình tượng về cuộc sống trở nên sống hơn, thật hơn; các chi tiết của đời sống liên kết với nhau, soi chiếu lẫn nhau dưới ánh sáng một tư tưởng thẩm mỹ, một ý đồ nghệ thuật độc đáo mà tác giả muốn chuyển tới bạn đọc,

vì thế mà trở nên có ý nghĩa, có giá trị nhân sinh sâu rộng và mạnh mẽ hơn

So với các loại tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, hình tượng tác giả trong tác phẩm kí có vị trí, vai trò đặc biệt nổi bật và quan trọng Trong tác phẩm kí,

sự thật của cuộc sống vẫn còn nguyên vẹn tính xác thực mà không còn là một tập hợp ngẫu nhiên thô mộc nữa, nhờ tác giả mà chúng đã trở thành những

Trang 28

24

chất liệu, những yếu tố tạo nên chỉnh thể thế giới nghệ thuật Tác giả kí là người trực tiếp tiếp cận, nghiên cứu cuộc sống, phát hiện vấn đề, tìm tòi và khái quát ý nghĩa xã hội – thẩm mĩ của các chi tiết, sự kiện, con người được ghi chép, phản ánh trong tác phẩm Tác giả kí cũng là người trực tiếp tham gia vào thế giới hình tượng của tác phẩm, phát huy khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, nối kết các chi tiết, sự kiện; trực tiếp trình bày tư tưởng, tình cảm cảu mình để hướng dẫn người đọc cảm thụ cuộc sống theo những định hướng nào đó Kí là sự soi sáng cuộc sống bằng bó đuốc của những hiểu biết,

tư tưởng, tình cảm của tác giả, là sự nhức nhối của trí tuệ Ở vị trí một hình tượng trung tâm trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm kí, hình tượng tác giả thường “bộc lộ rõ lập trường, tư tưởng chính kiến của nhà văn” về những hiện tượng nào đó của cuộc đời Với nhiệt tình thuyết phục trong trình bày, phân tích, lí giải các hiện tượng của cuộc sống, hình tượng tác giả trong kí là cơ sở khiến “kí mang sức giác ngộ, động viên, giáo dục mạnh mẽ” [19, tr.206] Đặc điểm văn học của kí bộc lộ rõ nhất ở văn phong, ngôn từ nghệ thuật Theo Nguyễn Tuân: “Cách diễn đạt của thể kí cũng rất đa dạng và phức tạp” [17] Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của kí hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống, vì thế vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa khái quát Bên cạnh đó, ngôn từ nghệ thuật trong kí cũng mang đậm tính chủ thể, gắn liền với đặc điểm cá tính sáng tạo của tác giả Ngôn từ trong tác phẩm kí chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác Ngôn từ nghệ thuật trong kí thường rất linh hoạt về giọng điệu Kí thường không chỉ trần thuật mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm Cùng với trần thuật,

Trang 29

Kí là một thể loại đáp ứng được linh hoạt nhất yêu cầu tuyên truyền, động viên, cổ vũ cho những phong trào xã hội nhất định, phục vụ sát sao nhiệm vụ đấu tranh cách mạng

1.3.2 Đặc trưng thơ

1.3.2.1 Quan niệm về thơ

Có thể nói, tìm một định nghĩa đầy đủ và toàn diện về thơ là điều rất khó Nhưng có thể dẫn ra ở đây một vài quan niệm bao quát được một số đặc trưng cơ bản của thơ “Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm và lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật Tình cảm và lí trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường ” (Sóng Hồng).“

Ta thường làm cho thơ có 3 điều chính: một là tình, hai là cảnh, ba là sự Trong lòng có cảm xúc thực sự, rung cảm nên lời (…) Tình là người, cảnh

là tự nhiên, sự là hợp nhất cả trời và đất, lấy tình tham cảnh, lấy cảnh hội

Trang 30

26

việc, gặp việc thì nói ra lời, thành tiếng Như vậy, cảnh không hẹn đến mà tự đến, nói không mong hay mà tự hay, cứ như thế có thể trở thành người làm được thơ tao nhã” (Lê Quí Đôn)

1.3.2.2 Đặc trưng thơ

Thơ là một trong những dạng cổ xưa nhất của văn học và vẫn tồn tại cùng với con người, qua hàng ngàn năm lịch sử, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, dù vị thế của thơ trong hệ thống các thể loại văn học có thể thay đổi qua các thời đại và cũng khác nhau ở từng nền văn học Là một thể loại văn học nằm trong phương thức trữ tình nhưng bản chất của thơ lại rất đa dạng, có nhiều biến thái và màu sắc phong phú Thơ tác động đến người đọc vừa bằng

sự nhận thức cuộc sống, vừa bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, vừa trực tiếp với những cảm xúc suy nghĩ cụ thể, vừa gián tiếp qua liên tưởng và những tưởng tượng phong phú, vừa theo những mạch cảm nghĩ, vừa bằng sự rung động của ngôn từ giàu nhạc điệu Thơ gắn với cuộc sống khách quan; chiều sâu và sự phong phú trong đời sống xã hội đã làm nên giá trị của những áng thơ bất hủ Khó có thể đưa ra một định nghĩa đầy đủ về thơ Chúng ta chỉ có thể xác định được những đặc trưng cơ bản của thơ để làm điểm tựa cho việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm

Thơ về cơ bản thuộc loại hình trữ tình, dù trong thơ có thể chứa đựng những yếu tố của tự sự, kịch hay nghị luận Hơn nữa, thơ được xem là thể loại tiêu biểu hơn cả cho loại hình trữ tình Vì thế, thơ trước hết cũng mang những đặc điểm của loại hình này “Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện một cách khách quan các hiện tượng đời sống thì thơ trữ tình lại phản ánh đời sống bằng cách bộc lộ trực tiếp ý thức của con người, nghĩa là con người tự cảm thấy mình qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan của mình đối với thế giới và nhân sinh” [21, tr.254]) Có nhiều cách xác định đặc trưng của thơ trữ tình

Trang 31

27

Về phương diện nội dung thì thơ thiên về biểu hiện trực tiếp cảm xúc

và suy tư của chủ thể trữ tình Tính chất cá thể hóa của cảm nghĩ và tính chất chủ quan hóa của sự thể hiện là những dấu hiệu tiêu biểu của thơ trữ tình Yếu tố phong cảnh, sự việc, sự kiện trong thơ trữ tình không mang ý nghĩa độc lập khách quan mà chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, suy tư của chủ thể trữ tình Chính vì tập trung vào thể hiện những cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm thầm kín, chủ quan của chủ thể trữ tình nên thơ trữ tình có khả năng biểu hiện những vấn đề và chân lí phổ quát của tồn tại con người như

sự sống, cái chết, tình yêu, niềm tin, lí tưởng… Dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ, người ta cũng chia ra các loại trữ tình phong cảnh, trữ tình tâm tư, trữ tình thế sự, trữ tình công dân Nhưng trong thực tế các nội dung trữ tình này ít khi biệt lập mà thường phối hợp, đan xen trong một bài thơ

Về thời gian, do thơ trữ tình trình bày trực tiếp cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ của con người nên cảm xúc của nhân vật trữ tình bao giờ cũng ở trong thời hiện tại Chính nhờ đặc điểm này mà thơ trữ tình có thể tạo nên sự truyền cảm nhanh chóng cho người đọc Những xúc cảm, suy tư riêng biệt, thầm kín của chủ thể trữ tình được người đọc tiếp cận như những rung động của chính họ

Về phương diện ngôn ngữ, thơ trữ tình có sự phân biệt rõ rệt với ngôn ngữ các loại văn bản nghệ thuật khác ở sự tổ chức đặc biệt của nó Thơ bao giờ cũng là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường, trong đó đặc biệt chú trọng đến nhịp điệu và sự hàm súc, khả năng biểu đạt đặc biệt của từ ngữ ở phương diện âm thanh và phương diện tạo hình

Về hình thức tổ chức văn bản, thơ có thể bố trí thành các dòng thơ, khổ thơ nhưng cũng có thể viết liền mạch thành từng đoạn không xuống dòng Dòng thơ (câu thơ) có thể có số âm tiết (chữ) cố định (4, 5, 6, 7, 8 chữ) như trong các thể thơ cách luật, mà cũng có thể không hạn định như trong thơ tự

Trang 32

28

do Các dòng thơ có thể liên kết với nhau về mặt hình thức bằng vần (vần liền hoặc vần cách, vần chân hay vần lưng), nhưng cũng có thể liên kết bằng mạch cảm xúc, bằng ý

Thơ phản ánh cuộc sống qua những rung động của tình cảm Như nhịp đập của trái tim khi xúc động, ngôn ngữ thơ có nhịp điệu riêng của nó Thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy Nhịp điệu là nét đặc thù cơ bản của tác phẩm trữ tình vì nó làm tăng thêm hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những

điều mà từ ngữ không thể nói hết

1.3.3 Nhật kí trong tù là một tác phẩm ký

Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh hấp dẫn, cảm động người đọc vì nhiều

lí do Đọc hơn 100 bài thơ, chúng ta sẽ cảm thấy thật sự đứng trước một thi sĩ

và một con người cao cả vĩ đại Nhưng một mặt nữa, chúng ta cũng sẽ thấy rằng: trường hợp cấu tạo nên tập thơ ở đây có những nét đặc biệt Hiểu như

vậy sẽ hướng chúng ta tìm đọc Nhật kí trong tù như đọc một tập nhật kí, trước

lúc đi vào những lĩnh vực khác như nghệ thuật thơ, như con người trong tập thơ này

1.3.3.1.Trước hết, chúng ta hãy chú ý tới yếu tố thời gian được thể hiện ở Nhật kí trong tù Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai đã gọi yếu tố thời gian

trong Nhật kí trong tù là “tính chất ghi hàng ngày” Và cũng theo ông, “nếu

người đọc để ý đến khía cạnh này khi đọc hơn 100 bài trong tập thơ thì cái cảm giác của người thưởng thức sẽ được thêm khá nhiều thú vị, đặc biệt đậm đà” [3, tr.12]

Nhìn vào bảng mục lục của Nhật kí trong tù, người đọc có thể nhận

thấy hai mùa thu đã trôi qua trên những dòng thơ được ghi chép trên cuốn nhật kí này Đây là khoảng thời gian Bác bị bọn Quốc dân đảng giam giữ trên đất Quảng Tây từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943 Nhưng rồi

Trang 33

29

ngồi giở tập thơ từ trang nọ qua trang kia thì thỉnh thoảng chúng ta còn bắt gặp một vài con số hoặc một vài chi tiết chính xác hơn, về thời điểm, lồng vào trong lòng bài thơ hoặc ghi vào bên cạnh đầu đề Đó là trường hợp 2 bài vịnh trung thu, viết trong những ngày đầu, cho biết là rằm tháng 8 Âm lịch năm ấy Bác đã bị chúng nó giam ở nhà lao Tĩnh Tây Hay như trường hợp

bài thơ “Tết Song thập bị giải đi Thiên Bảo” viết vào ngày Quốc khánh của

chính phủ Quốc dân đảng 10/10/1942 Đối với thi nhân “giờ vui, cảnh đẹp, việc lạ, bạn hiền” thường vẫn là những nguồn cảm hứng dồi dào Và khi người ta bị tù đày thì những ngày vui chung đó cố nhiên lại càng gợi cảm, càng xúc động Cho nên không có gì là khó hiểu khi ta thấy trong một số bài thơ những tiêu chí như thế

Tiếp tục theo dõi dấu chân Người trên đường thử thách gian khổ này, bạn đọc sẽ thấy là ngày 02/11 năm ấy Bác bị cầm giữ ở nhà lao Nam Ninh Thời gian đó gợi lại sự kiện lễ kỉ niệm ngày kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 được đánh dấu bằng 3 bài tứ tuyệt dưới đề mục:

Song thập nhất, bài “Cảnh cáo” viết vào ngay ngày hôm sau Mấy ngày sau

nữa, một vài mẩu chuyện thời sự đọc trên mặt báo cũng đã được phản ánh vào tập thơ: các cuộc khởi nghĩa bên nước ta, và bữa tiệc bọn Quốc dân đảng địa phương đón tiếp phái đoàn chính phủ Anh sang thăm Đến ngày 09/12 là ngày chúng giải Bác đi Liễu Châu Bài thơ đó còn cho biết thêm tính đến ngày 09/12 năm ấy Bác đã bị cầm giữ hơn 100 ngày:

“Muôn cay ngàn đắng đâu vô hạn:

Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu, Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng, Tỉnh ra còn gợn nét ưu sầu”

Ba tuần lễ sau, trên tập nhật kí Bác ghi thêm bài “Tứ cá nguyệt liễu”

(Bốn tháng trời rồi) Như thế có nghĩa là vào khoảng cuối năm 1942, đầu năm

Trang 34

30

1943 Bác vẫn bị giam ở Liễu Châu Trên con đường bị giải đi giải lại từ nhà lao Liễu Châu đi Quế Lâm, rồi lại từ Quế Lâm về Liễu Châu, cuốn nhật kí tiếp tục ghi thêm một vài con số về thời điểm

Những khoảng thời gian được ghi lại trên trang sách chứa đựng bao nhiêu sự việc, cảnh ngộ và tâm tình, từ khi người bị bắt ở phố Túc Vinh, vào nhà lao đầu tiên ở Tĩnh Tây cho đến cảm hứng thi ca cuối cùng khép lại tập thơ sau 14 tháng phải chịu cảnh tù đày Trong tập thơ, thời gian được ghi lại

theo một hành trình đầy gian khổ Từng trang thơ của Nhật kí trong tù giúp

người đọc dễ dàng bắt gặp những chi tiết chính xác về thời điểm được lồng vào trong bài thơ hoặc ghi bên cạnh đầu đề cùng những địa danh Điều đó cho thấy chất liệu hiện thực được sử dụng có dụng ý nghệ thuật trong tập thơ này Mỗi sự việc được Bác nhắc đến trong tập thơ là một chi tiết chân thực và chính xác góp phần khắc họa bức tranh màu xám của chế độ nhà tù hà khắc

và rộng ra là cả chế độ xã hội cũ xấu xa, thối nát Qua đó chúng ta cảm thấy thấm thía những nỗi đau đớn mà một xã hội thú tính có thể gán ép cho con người lương thiện Đồng thời ta còn thấy rõ sức chịu đựng kiên cường của một người chiến sĩ cách mạng chân chính, một nghệ sĩ cách mạng trên đường đấu tranh cho chính nghĩa, cho lý tưởng Những trang kí bằng thơ được viết ra trong ngục tù và xiềng xích cho thấy khả năng chịu đựng, khả năng vượt mọi đau khổ, cực nhục để đấu tranh của con người Chú ý tới khía cạnh kí của tập thơ chúng ta sẽ thấy rõ hơn bản lĩnh cao quí của người làm thơ, một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, một người cộng sản chân chính

1.3.3.2 Tính chất kí của Nhật kí trong tù cón thể hiện ở yếu tố không gian

Theo dõi Nhật kí trong tù người đọc đã tìm thấy những địa điểm, những tên

đất, những địa danh Thông qua những địa danh đó, chúng ta biết được rằng trong thời gian 14 tháng bị giam cầm chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị giải lui giải

tới gần 30 nhà tù xã và huyện Về vấn đề không gian trong tập Nhật kí trong

Trang 35

31

tù, Đặng Thai Mai cho rằng theo dõi Nhật kí trong tù sẽ giúp chúng ta “tái

hiện một bản đồ tương đối chi tiết, có ghi rõ tên huyện, tên xã của tỉnh Quảng Tây những năm 1940, đối với nhà nghiên cứu có phần chắc không phải là vô ích” [3, t 20 - 21] Người đọc có thể theo dõi trên bản đồ này con đường Bác

đã đi qua trong thời kì bị giam giữ hơn 14 tháng trời và giải khắp 13 huyện tỉnh Quảng Tây Theo những trang thơ lần lượt là tên các nhà tù: Tĩnh Tây, Long Tuyền, Điền Đông, Thiên Bảo, Quả Đức, Đồng Chính, Nam Ninh, Vũ

Minh, Tân Dương, Lai Tân, Liễu Châu, Quế Lâm Bài thơ Bị bắt giữ ở phố

Túc Vinh đã cho người đọc biết địa danh đầu tiên trong Nhật kí trong tù:

Vài nét bút chì ở tập Nhật kí trong tù sẽ nêu lên với bạn đọc những tình

tiết mà một bài tường thuật chắc không làm nổi

Yếu tố không gian trong Nhật kí trong tù luôn được gắn liền với yếu tố

thời gian và được coi là điều kiện cơ bản cho mọi hoạt động của con người Nhưng một mặt nữa cũng có thể cho rằng: tự nó, hai yếu tố này sẽ không có nội dung, không có giá trị gì nếu không gắn với hoạt động của con người Qua

đây, người đọc sẽ hiểu tập Nhật kí trong tù trên một mặt phẳng rộng rãi hơn,

tới một mức độ sâu sắc hơn

Trang 36

để đi tới thắng lợi Có thể nói, Nhật kí trong tù thể hiện rõ chức năng của một

trang nhật kí, ghi lại sự việc hàng ngày, từ chuyện ăn uống, sinh hoạt của tù nhân, bộ mặt của kẻ thù cho đến cả những tin tức ở bên ngoài bay tới lọt vào bốn bức tường nhà giam Nghe tiếng gà gáy, tiếng giã gạo từ nhà bên, lính canh lấy cắp gậy, chuyện nước nôi khan hiếm, giấc ngủ không an trong đêm lạnh, cái cùm hung dữ, mụn ghẻ, chiếc răng rụng… Đó là những sự việc hết sức chân thực Những chất liệu hiện thực trên được sử dụng nhằm hàm ý phê phán tố cáo chế độ nhà tù hà khắc Đó không chỉ là những ghi chép tự nhiên hoặc ngẫu nhiên Mỗi sự việc đều là một chi tiết chân thực và chính xác góp phần khắc họa bức tranh màu xám của chế độ nhà tù và rộng ra là của xã hội

cũ xấu xa, thối nát Nội dung phản ánh hiện thực là một mặt quan trọng góp phần tạo nên giá trị phong phú của tập thơ Những bức tranh xã hội tuy thu nhỏ nhưng đậm nét và điển hình, những chân dung được phác họa sắc sảo, những hình ảnh chân thực dễ liên kết trong nhận thức để tạo nên những phác họa rộng rãi về đời sống Tất cả đều được ghi chép với năng lực nhận thức sâu

sắc và sáng tạo độc đáo Có thể nói, Nhật kí trong tù thể hiện rõ chức năng

của một trang nhật kí, ghi lại sự việc hàng ngày, từ chuyện ăn uống, sinh hoạt của tù nhân, bộ mặt của kẻ thù cho đến cả những tin tức ở bên ngoài bay tới

lọt vào bốn bức tường nhà giam Nhật kí trong tù phản ánh chân thực đời sống

vô cùng khắc nghiệt trong tù ngục Tù nhân phải chịu đựng cảnh sống chẳng

ra người Nào cùm kẹp, đói rét, bệnh tật thi nhau tấn công từ bốn phía Những điều kiện sống của con người đều bị tước bỏ đến mức tối thiểu:

Trang 37

Hiện thực được thể hiện ở tập thơ này còn là những bức tranh chân thực

giản dị, ghi lại trung thực hình bóng đời sống nên Nhật kí trong tù được coi là

một bài ca hùng tráng, một bài học sâu sắc Con người ở đây đã làm chủ được tình thế, vì đã có niềm tin, tin vào xu thế của lịch sử, tin vào chính nghĩa mà mình sẵn sàng hy sinh đến cả hạnh phúc và tự do để bảo vệ cho kì được và tin vào giá trị của tinh thần Con người ở đây tranh đấu cho tự do và trong tù

ngục vẫn luôn luôn tự do Chú ý tới tính chất tả thực của Nhật kí trong tù

nghĩa là chú ý tới khía cạnh thời sự của tác phẩm, chúng ta sẽ có một căn cứ vững chắc hơn để hiểu tất cả cái hay của nghệ thuật tập thơ và đằng sau chất thơ ấy thấy rõ hơn cái bản lĩnh cao quí của người làm thơ

1.3.4 Nhật kí trong tù là một tác phẩm thơ

1.3.4.1.Trong thơ, chủ thể hiện ra trong hình thức cái tôi trữ tình hoặc hóa

thân vào một nhân vật trữ tình Cái tôi trữ tình không phải lúc nào cũng hiện diện với cách xưng “tôi” hay “ta” trong bài thơ Trong thơ hiện đại, cái tôi của chủ thể trữ tình thường công khai và có ý thức mạnh mẽ tự biểu hiện, không chỉ xúc cảm, quan niệm của mình về thế giới mà còn cả những điều thầm kín riêng tư nhất Đọc một bài thơ trữ tình cần nhận ra đó là lời của ai, cũng có nghĩa là nhận ra chủ thể trữ tình trong dạng của nhân vật trữ tình Hệ thống ngôn từ, giọng điệu, những từ xưng hô trong bài thơ là những căn cứ để người

ta xác định ra cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình

Trang 38

34

Trong Nhật kí trong tù, cái tôi trữ tình thường hòa lẫn trong thiên nhiên

và ngoại cảnh Nhật kí trong tù là một tập thơ lớn – một tập thơ có đến hơn

trăm bài mà cảm hứng lại rất tập trung Đó là cảm hứng về tự do; tự do cho dân tộc, cho nhân loại và cho bản thân nhà thơ Cảm hứng ấy được thể hiện rất phong phú và đa dạng Ở đó còn thể hiện tình thương yêu đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống Có nhà phê bình văn học đã từng nhận định:

“Đọc Nhật kí trong tù chúng ta được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí,

đại nhân, đại dũng… Tôi cảm thấy trái tim vĩ đại đó đã tỏa sáng chói ngời trong một hoàn cảnh tối tăm” [33] Chúng ta hiểu ánh sáng đó là ánh sáng của tình thương người Bác ái ngại cho cảnh vợ đến thăm chồng ở trong ngục; người ở trong cửa sắt, người ở ngoài cửa sắt muốn trò chuyện với nhau mà chẳng nói được nên lời Có lần, trong nhà tù bỗng nổi lên một tiếng sáo Qua tiếng sáo đó, Bác không những đoán được nỗi lòng của người thổi sáo mà còn nghĩ đến một người nào đó ở phương xa cũng đang bồi hồi thương nhớ Bác còn thương người bạn tù chỉ có cái chăn bằng giấy bồi đêm thu trằn trọc ngủ chẳng yên Thương người tù cờ bạc nghèo không có gì ăn Thương người bạn

tù đêm qua còn nằm dựa lưng vào Bác sáng ngày đã chết cứng Thương những người phu làm đường quanh năm suốt tháng dãi gió dầm mưa mà công lao nào mấy ai biết Thương nhất là những em bé phải vào tù thay cho cha mình Giữa ngục tù, ánh sáng vẫn ngời lên, đó là ánh sáng của một tấm lòng thương người và yêu đời vô hạn Giữa bao nhiêu khổ cực Bác vẫn vui, vẫn cảm thấy cái vui tràn ngập trong cuộc sống Một trong những biểu hiện rất

cao của tình thương người và lòng yêu đời chính là lòng yêu nước: “Nhật kí

trong tù canh cánh một nỗi lòng nhớ nước Chân bước đi trên đất Bắc mà lòng

vẫn hướng về Nam, nhớ đồng bào trong hoàn cảnh lầm than, có lẽ nhớ cả tiếng khóc của bao nhiêu em bé Việt Nam qua tiếng khóc của một em bé Trung Quốc, nhớ người đồng chí đưa tiễn đến bờ sông, nhớ lá cờ nghĩa đang

Trang 39

35

tung bay phấp phới Nhớ lúc tỉnh và nhớ cả lúc mơ” (Hoài Thanh – Tiếng hát

tự do) Tình thương người, lòng yêu đời, yêu nước trong Nhật kí trong tù là

tâm tình của một người cộng sản, nó gắn liền với chiến đấu, dứt khoát hướng

về chiến đấu, vững tin ở chiến thắng

Đó phải chăng chính là sự thể hiện của cái tôi chủ thể trữ tình trong Nhật

kí trong tù là sự bình tĩnh, ung dung, lạc quan, tự tại của một người chiến sĩ

cách mạng vượt lên mọi gian khổ, khó khăn Hình ảnh Bác trong Nhật kí

trong tù một mặt là hình ảnh sảng khoái, hào hùng của người chiến sĩ kiên

cường, coi thường mọi gian nan thử thách; có khi như đứng trên đỉnh cao của thời đại, ôm trùm cả thế giới bao la Nhưng, mặt khác, lại là hình ảnh của một con người không bao giờ thỏa mãn với mình, vẫn khiêm tốn trước cuộc đời, vẫn thấy cần tiếp tục rèn luyện nữa, rèn luyện mãi Phải có một tâm hồn rộng

mở, một sự cảm nhận tinh tế có thể lắng nghe được bước đi của thời gian, tiếp nhận được động, tĩnh của cỏ cây, hoa lá, trăng sao; phải có sự kế thừa và thăng hoa mới có được những vần thơ sâu nặng cảm xúc và rộng mở âm vang như vậy

1.3.4.2 Mỗi bài thơ thường tập trung biểu hiện một tâm trạng, nên thơ trữ

tình thường không dài Nhưng để tâm trạng được biểu hiện một cách tập trung

và gây được hiệu quả truyền cảm thì cần đến nghệ thuật tổ chức kết cấu bài thơ Có nhiều cách kết cấu, nhưng về cơ bản thì kết cấu của tác phẩm trữ tình chính là mạch diễn biến của tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình Tìm hiểu nội dung trữ tình của bài thơ nhất thiết phải tìm ra được mạch diễn biến, triển khai của tâm trạng, cảm xúc, suy tư của chủ thể trữ tình Trong thơ trữ tình, bố cục là hình thức tổ chức bề mặt của bài thơ, bao gồm việc phân chia thành các khổ, các đoạn thơ, phần mở đầu, phần khai triển và phần kết thúc Ở

Nhật kí trong tù, thể thơ tứ tuyệt là thể thơ có luật lệ chặt chẽ thì bố cục của

bài thơ cũng được qui định chặt chẽ với các qui tắc về niêm, luật rất rõ ràng Kết cấu của một bài thơ là toàn bộ tổ chức phức tạp của bài thơ, bao gồm mọi

Trang 40

36

yếu tố và tầng bậc của tác phẩm, để bài thơ thành một chỉnh thể thống nhất và sinh động Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố (ngôn từ, chất liệu, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, cảm xúc, ý tưởng…), nhưng yếu tố cơ bản qui định nên kết cấu của một bài thơ chính là mạch diễn biến của cảm xúc và ý tưởng Nó làm nên cốt lõi của bài thơ và chi phối sự tổ chức mọi yếu tố khác

Tư tưởng và cảm xúc trong thơ không thể tách rời mà hòa quện thống nhất, ngay cả khi nhà thơ đưa ra một triết lí thì nó cũng không tồn tại một cách khách quan Cảm xúc và tư tưởng trong thơ không tồn tại dưới dạng trần trụi hoặc trừu tượng, mà phải được hóa thân trong hình ảnh, hình tượng thơ Phân

tích kết cấu thơ trữ tình trong Nhật kí trong tù cần chú ý đến tứ thơ, cấu tứ Có

thể hiểu tứ thơ là sự hóa thân của ý tưởng và cảm xúc vào hình tượng thơ Còn cấu tứ là cách tổ chức tứ thơ tạo mạch vận động và những tương quan của tư

tưởng, cảm xúc, hình tượng trong bài thơ Ở Nhật kí trong tù, mỗi bài thơ đều

cho người đọc cảm nhận về một tứ thơ hay, tức là tứ thơ tạo được sự mới lạ, độc đáo, bất ngờ nhưng vẫn tự nhiên, không phải là sự bố trí cố ý của nhà thơ

“Ngắm trăng” là một ví dụ Bài thơ có hai hình tượng chính, trăng và thi nhân (nhân vật trữ tình của bài thơ) Sự đối lập trong quan hệ giữa thi nhân và trăng ở hai hoàn cảnh sống khác nhau: tự do và mất tự do Hai hoàn cảnh sống như vậy cũng đã gợi ra một ý tưởng nhưng tứ thơ và cũng là chỗ sâu sắc trong tư tưởng của nhà thơ chỉ thực sự bật ra khi xảy đến một tình huống bất thường: cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Khi ấy, nhân vật trữ tình – thi nhân – đã quên đi hoàn

cảnh của mình để tự do thưởng ngoạn vẻ đẹp của ánh trăng qua song sắt nhà tù

Tứ thơ ở Nhật kí trong tù linh hoạt, biến hóa thật kì lạ: Người đọc đang

cảm thấy nặng nề, đau xót trước tình cảnh một người tù phải chịu khổ hình, bỗng nhiên thấy thảnh thơi, sảng khoái Tứ thơ đều bắt đầu từ mạch trữ tình, giàu xúc động, nên tạo ngay sự cảm thương và đồng tình với người đọc Từ

đó, cảm xúc trữ tình chuyển hóa nhanh chóng sang làm nền cho tứ thơ châm biếm do đó sự châm biếm không khô lạnh bên ngoài mà gây được những xót

xa tự bên trong

Ngày đăng: 15/10/2015, 11:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban tư tưởng văn hóa trung ương, Tài liệu học tập văn kiện Đại hội IX của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu học tập văn kiện Đại hội IX của Đảng
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia 2001
2. Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (chủ biên), Tư liệu Ngữ văn 11, NXB Giáo dục 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu Ngữ văn 11
Nhà XB: NXB Giáo dục 2007
3. Đặng Thai Mai, Đọc tập thơ Ngục trung nhật kí, Nhật kí trong tù và những lời bình, NXB Văn hóa thông tin 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc tập thơ Ngục trung nhật kí
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin 1998
5. Hoàng Ngọc Hiến, 5 bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 5 bài giảng về thể loại
6. Hoàng Ngọc Hiến, Văn học và học văn, NXB Văn học 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và học văn
Nhà XB: NXB Văn học 1997
7. Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí
Nhà XB: NXB Thanh niên
8. Lê Minh. Nhiều tác giả. Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, NXB Thanh niên, Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí
Nhà XB: NXB Thanh niên
9. Lê Quỳnh, Cẩm nang nghiệp vụ quản lí trường học, NXB Lao động xã hội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nghiệp vụ quản lí trường học
Nhà XB: NXB Lao động xã hội 2005
10. Lê Trí Viễn. Nhiều tác giả, Học tập phong cách ngôn ngữ chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học tập phong cách ngôn ngữ chủ tịch Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1980
11. Nguyễn Đăng Mạnh, Mấy vấn đề tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục Hà Nội 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề tìm hiểu phân tích thơ Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội 1981
12. Nguyễn Hoành Khung, Mộ, trong: Một số bài giảng văn thơ Hồ Chí Minh, NXB Giáo dục Hà Nội 1984 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộ", trong: "Một số bài giảng văn thơ Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Giáo dục Hà Nội 1984
13. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội tuyển chọn và giới thiệu, Một số vấn đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường, NXB Giáo dục 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề phương pháp dạy học Văn trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục 2001
14. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hồ Chí Minh, tác gia – tác phẩm – nghệ thuật ngôn từ, NXB Giáo dục 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh, tác gia – tác phẩm – nghệ thuật ngôn từ
Nhà XB: NXB Giáo dục 2005
15. Nguyễn Thị Dư Khánh, Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, NXB Giáo dục 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường
Nhà XB: NXB Giáo dục 2009
16. Nguyễn Tuân, Về thể kí trong công việc viết văn, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thể kí trong công việc viết văn, Trường viết văn Nguyễn Du
17. Nguyễn Xuân Lạn, Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nghiên cứu phê bình, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ văn Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong nghiên cứu phê bình
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001
18. Nguyễn Văn Tùng (tuyển chọn và giới thiệu), Tác phẩm văn chương trong nhà trường – những vấn đề trao đổi, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn chương trong nhà trường – những vấn đề trao đổi
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2000
19. Nhị Ca, Gương mặt còn lại Nguyễn Thi, Tác phẩm mới, Hà Nội 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gương mặt còn lại Nguyễn Thi
20. Nguyễn Xuân Nam, Từ điển văn học, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
21. Nhiều tác giả, Từ điển thật ngữ văn học, NXB Giáo dục 1982 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thật ngữ văn học
Nhà XB: NXB Giáo dục 1982

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w