Từ trước đến nay, hệ thống các phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã kháphong phú, đa dạng song một trong những phương pháp dạy học căn bản vẫn làphương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại
Trang 1Một trong những mục tiêu của đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổthông được nêu trong chỉ thị số 14/2001/CT- TTg ngày 11- 6- 2011 của Thủ tướngchính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số40/2000/QH10 ngày 9- 12- 2000 của Quốc hội là: “ Đổi mới phương pháp dạy học,phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh” Đồng thời trong Chiếnlược phát triển của giáo dục 2001- 2010 của Đảng đặt vấn đề: “ Đổi mới và hiện đạihóa phương pháp giáo dục , chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động thầy giảng, tròghi sang hướng dẫn người đọc chủ động tư duy trong quá trình tiếp thu tri thức; dạycho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tưduy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân: tăng cường tínhchủ động, tính tự chủ của học sinh” Như thế, việc đổi mới phương pháp dạy học đã
và đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, trong đó có đổi mới phươngpháp dạy học bộ môn Ngữ văn Bởi vì khoa học về phương pháp dạy học văn lànhững chỉ dẫn sư phạm có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục thẩm
mĩ, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh
Trang 2Từ trước đến nay, hệ thống các phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã kháphong phú, đa dạng song một trong những phương pháp dạy học căn bản vẫn làphương pháp dạy học theo đặc trưng thể loại Vì thể loại là một trong những phạm trù
cơ bản của văn học, liên quan mật thiết đến chủ thể sáng tác và quá trình sáng tạo tácphẩm Đồng thời, thể loại còn là cơ sở tạo nên tính thống nhất, chỉnh thể của tácphẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và nghệ thuật của tácphẩm Mặt khác, thể loại còn định hướng cho độc giả trong quá trình tiếp nhận tácphẩm Do đó, việc hiểu tri thức về thể loại văn học và vận dụng vào quá trình dạy họcNgữ văn ở cấp học Trung học cơ sở là một yêu cầu rất quan trọng đối với giáo viêngiảng dạy môn Ngữ văn
2 Cơ sở thực tiễn
Môn Ngữ văn trong nhà trường vừa mang tính chất nghệ thuật ngôn ngữ vừamang tính chất môn học Do vậy, dạy văn không chỉ nhằm gây rung động, cảm xúc,rung động là con đường đảm bảo hiệu quả dạy văn nhưng rung động và cảm xúc thẩm
mỹ không phải là mục đích duy nhất của văn chương và dạy văn chương Mục đích làtạo được sự phát triển cân đối, toàn diện về tâm hồn trí tuệ, về thẩm mỹ và hiểu biết
để xây dựng nhân cách cho học sinh Như Lê-nin đã từng nhận xét là nếu không tíchlũy những kiến thức của nhân loại thì người cộng sản chỉ là những anh nói khoác Ngữvăn như một môn học phải vũ trang, nhất thiết phải vũ trang cho học sinh những kiếnthức cơ bản có hệ thống vững chắc được quy định trong chương trình
Trong chương trình Ngữ văn hiện nay, thể loại là một trục chính để sắp xếp hệthống văn bản đưa vào chương trình và sách giáo khoa Do đó, học sinh được học mộtvăn bản của thể loại này sẽ có kiến thức và kĩ năng tìm hiểu các văn bản khác cùngmột thể loại Trong chương trình Ngữ văn cấp học Trung học cơ sở có rất nhiều vănbản thuộc thể loại văn nghị luận Tuy vậy, một số giáo viên chưa nắm chắc đặc trưngthể loại, từ đó chưa có phương pháp dạy các văn bản này một cách phù hợp, hiệu quả,
Trang 3dẫn đến việc học sinh không hứng thú học thể loại văn nghị luận, ảnh hưởng khôngnhỏ tới chất lượng dạy và học môn Ngữ văn
Với nhận thức trên, tôi chọn và nghiên cứu đề tài “ Phương pháp dạy học vănbản nghị luận ở trường Trung học cơ sở theo đặc trưng thể loại”, tôi hi vọng sẽ đónggóp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện lí luận dạy học môn Ngữ văn trong nhà trườngTHCS, đặc biệt là dạy các văn bản nghị luận
II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu đề tài “Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trường Trunghọc cơ sở theo đặc trưng thể loại” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học thểloại văn nghị luận nói riêng và đổi mới phương pháp dạy học nói chung
III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1 Tìm hiểu những vấn đề lí luận về thể loại văn nghị luận
2 Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học văn nghị luận ở trường Trung học cơ sở
3 Đề xuất những định hướng, phương pháp dạy học văn bản nghị luận theo đặc
trưng thể loại
IV ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu: Dạy học văn bản nghị luận ở trường Trung học cơ sởtheo đặc trưng thể loại
2 Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản nghị luận trong chương trình sách giáo khoaNgữ văn ở trường Trung học cơ sở
V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp nghiên cứu lí luận
2 Phương pháp phân tích- tổng hợp
3 Phương pháp khảo sát thống kê
4 Phương pháp thực nghiệm
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬNViện sĩ Serbrina cho rằng: “ Tất cả cái rắc rối và phức tạp của việc dạy văntrong nhà trường bắt nguồn từ chính đặc trưng của môn Văn” Từ trước đến nay, khinói đến lĩnh vực văn học nghệ thuật người ta thường nghĩ đến những sáng tác bằngtưởng tượng, hư cấu của tác giả dân gian hoặc các nhà thơ, nhà văn với những thể loạiquen thuộc như: truyện, kịch, thơ mà ít người nghĩ tới văn nghị luận Nếu qua các vănbản thơ, truyện, kịch kích thích được trí tưởng tượng, những quan sát tinh tế, nhữngcảm nhận đa chiều về đời sống tâm hồn con người thì văn nghị luận lại giúp conngười phát triển tư duy lo-gic, khả năng lập luận chặt chẽ, diễn đạt vấn đề một cáchmạch lạc mang tính thuyết phục về một vấn đề nào đó trong nghệ thuật và trong đờisống thường nhật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học ( Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phiđồng chủ biên- NXB Giáo dục 2009) cho rằng: “ Thể văn nghị luận viết về những vấn
đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống khác nhau: chính trị, kinh tế, triết học,văn hóa…” mục đích của thể văn này là “ bàn bạc, thảo luận, phê phán hay truyền bátức thời một tư tưởng quan điểm nào đó nhằm phục vụ trực tiếp cho lợi ích của mộttầng lớp, một giai cấp nhất định” Có thể khẳng định, đặc trưng cơ bản của văn nghịluận là “ tính chất luận thuyết”, văn nghị luận trình bày tư tưởng và thuyết phục ngườiđọc, người nghe bằng lập luận, dẫn chững và lí lẽ Ví dụ như: Chiếu dời đô ( Lí CôngUẩn), Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Bình ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi), Tuyên ngônđộc lập ( Chủ tịch Hồ Chí Minh)…
Đồng thời, sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập 2 đã đưa ra khái niệm văn nghị luận: “ Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tưtưởng, quan điểm nào đó” Thật vậy, người đọc có thể phân biệt rõ nét văn nghị luậnvới văn miêu tả (văn hư cấu tưởng tượng của người viết) qua ví dụ sau đây:
Trang 5Ví dụ 1: “ Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; Nhà Chu đến vuaThành Vương cũng ba lần dời đô Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà
tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính
kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiệnthì thay đổi Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh Thế mà hai nhà Đinh,
Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của ThươngChu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vậnngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi Trẫm rất đau xót vềviệc đó, không thể không dời đổi” ( Trích Chiếu dời đô- Ngữ văn 8- Tập hai)
Có thể khẳng định, đây là một đoạn văn nghị luận đặc sắc Trong đoạn văn, LíCông Uẩn tập trung nêu lên quan điểm của mình về việc dời đô- một vấn đề hệ trọnglớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của một quốc gia, một dân tộc Để thuyết phụcmọi người đồng tình theo quan điểm ấy, Lí Công Uẩn đã nêu tiền đề của việc dời đôbằng cách đưa dẫn chứng về những lần dời đô của các triều đại Trung Hoa Kết quảcủa những lần dời đô đó là “ vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh” Tiếp đó, tác giả
đã củng cố tiền đề bằng cách đưa ra những dẫn chứng về việc không dời đô của hainhà Đinh, Lê : “khiến cho triều đại không được lâu bền , số vận ngắn ngủi, trăm họphải hao tốn, muôn vật không được thích nghi” Những lí lẽ ấy đã tác động mạnh mẽđến đến lí trí của người nghe, bên cạnh đó nhà vua còn bộc lộ tình cảm chân thành củamình “ Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi” Vì thế, cả lí và tình, aicũng hiểu được rằng dời đô là một việc làm cần thiết
Ví dụ 2: “ Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết Tròn trĩnh phúc hậu như lòng
đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặtlên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nướcbiển hửng hồng Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sựtrường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông Vài chiếc
Trang 6nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất nén bạc Một con hải
âu bay ngang là là nhịp cánh…” ( Cô Tô- Ngữ văn 6 -Tập 2)
Trên đây là đoạn văn dùng hư cấu, tưởng tượng để miểu tả lại khung cảnh buổisáng trên đảo Cô Tô Bức tranh thiên nhiên ấy được khắc họa bằng những hình ảnh sosánh với trí tưởng tượng phong phú, sinh động Tất cả đều là những hình ảnh chânthực, tiêu biểu cho vẻ đẹp thiên nhiên trên biển vào lúc bình minh kết hợp với tài quansát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú của Nguyễn Tuân về thiên nhiên Cô Tô đã giúpngười đọc hình dung cảnh biển Cô Tô đẹp rực rỡ, tráng lệ
Qua hai ví dụ trên cho thấy, văn nghị luận là sản phẩm của văn học nghệ thuật
và cũng có những đặc trưng riêng của nó Chính vì vậy, việc dạy học văn nghị luậntheo đặc trưng thể loại là một yêu cầu thiết yếu, là một trong những phương pháp tíchcực góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở
TRƯỜNG THCSHiện nay, văn bản nghị luận được tuyển chọn trong chương trình Ngữ vănTHCS rất phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại Có những tác phẩm bàn về các vấn
đề hết sức gần gũi trong đời sống hàng ngày như: Bàn luận về phép học ( NguyễnThiếp), Đi bộ ngao du ( Ru-xô), Bàn về đọc sách ( Chu Quang Tiềm), Chuẩn bị hànhtrang vào thế kỉ mới ( Vũ Khoan)….Có những tác phẩm phản ánh nhận thức thẩm mĩcủa dân tộc và nhân loại, phản ánh về văn chương nghệ thuật bằng những bài nghịluận văn học tài hoa, uyên bác như: Tiếng nói văn nghệ ( Nguyễn Đình Thi), Ý nghĩavăn chương ( Hoài Thanh) Lại có những tác phẩm nói về những vấn đề lớn lao củadân tộc, của thời đại như những tác phẩm phản ánh khát vọng của dân tộc về việc xâydựng một quốc gia hùng cường, độc lập: Chiếu dời đô( Lí Công Uẩn), phản ánh tinhthần ý chí của cha ông trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước như:Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn), Bình ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi) Sự phong phú về
Trang 7đề tài, đa dạng về thể loại đã cho thấy sự chuyển biến nhận thức về vai trò vị trí củavăn chương nghị luận trong đời sống con người Nói cách khác, văn chương nói chung
và văn nghị luận nói riêng đã cung cấp những kĩ năng nhất định, bồi đắp toàn diện vềtâm hồn trí tuệ, thẩn mĩ và những hiểu biết để xây dựng nhân cách cho học sinh
Tuy nhiên thực tế dạy học văn bản nghị luận ở trường THCS hiện nay cho thấy:không ít giáo viên tiến hành giảng dạy một cách khô khan, cứng nhắc, chưa có hiệuquả Thậm chí, có những giáo viên chỉ chú ý đến khai thác nội dung mà chưa chú ýđến vẻ đẹp về hình thức nghệ thuật, dạy văn nghị luận chưa đúng với đặc trưng củathể loại Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục trí tuệ, đạo đức, thẩmmĩ…cho học sinh Bên cạnh đó, đa số học sinh chưa hứng thú đối với những giờ họcvăn bản nghị luận Nhiều em cho rằng việc học văn bản nghị luận vừa khó hiểu, vừakhô khan, trừu tượng nên chưa tự giác soạn bài, chưa tự giác tìm hiểu bài Đặc biệtvới học sinh khối 6 và khối 7 các em đang quen cảm thụ các tác phẩm mang tính hưcấu tưởng tượng như truyện dân gian, truyện ngắn Hơn nữa, tư duy lập luận của họcsinh còn non yếu, chưa thật logic nên cảm thấy ngại học các văn bản nghị luận
Thiết nghĩ, những hạn chế trên do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Nguyên nhân thứ nhất là do một số giáo viên còn có những quan điểm phiếndiện về văn học trong nhà trường, chưa thấy hết được vị trí, vai trò của văn nghị luậntrong chương trình cho nên quá trình đầu tư để thiết kế giáo án còn hạn chế Mặt khácmột số giáo viên còn chưa thực sự nắm vững đặc trưng thể loại nghị luận nên chưaxác định được phương pháp dạy học, ngại đổi mới phương pháp dạy học…Nhữngnguyên nhân này trực tiếp tác động đến việc khó hiểu bài của học sinh, từ đó dẫn đếnbiểu hiện chán học các văn bản nghị luận
Nguyên nhân thứ hai là do khoảng cách ngày càng rộng giữa văn hóa ngoài xãhội với một số văn bản nghị luận cổ được học trong nhà trường, giữa nội dung giảngdạy và tâm lí học sinh Xã hội càng biến động và biến đổi càng làm lộ ra khoảng cáchđó
Trang 8Nguyên nhân thứ ba là do học sinh đang quen được rèn luyện về kĩ năng quansát, tưởng tượng nên gặp khó khăn hơn khi học văn nghị luận Vì văn nghị luận có đòihỏi cao hơn về khả năng lập luận, tính khoa học và tính logic Nếu học sinh khôngđược sự hướng dẫn tận tình, đúng phương pháp của giáo viên thì sự tiếp nhận kiếnthức của các em sẽ rất hạn chế
Nguyên nhân thứ tư là do tình trạng học sinh chưa chăm học nên không đọc kĩvăn bản nghị luận Một số học sinh còn soạn bài một cách qua loa, chưa đọc văn bản
mà đã soạn bài Một bộ phận không nhỏ có tư tưởng coi môn văn không quan trọngbằng các môn học tự nhiên
Nguyên nhân thứ năm là một số học sinh có điều kiện hoàn cảnh khó khăn,chưa có đủ đồ dung học tập, thiếu tài liệu tham khảo, thiếu thời gian học tập nên các
em chưa có hứng thú thực sự trong học tập nói chung và văn nghị luận nói riêng
Vậy làm thế nào để việc dạy học các văn bản nghị luận trong trường THCS cóhiệu quả? Đây là một vấn đề đang được nhiều giáo viên quan tâm và cũng là vấn đềđược tôi nghiên cứu trong đề tài “Phương pháp dạy học văn bản nghị luận ở trườngTHCS theo đặc trưng thể loại”
Trang 9CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN NGHỊ LUẬN Ở
TRƯỜNG THCS THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI
3.1.Đặc điểm của văn bản nghị luận
Văn nghị luận là văn bản được tạo ra từ phương thức lập luận, phản ánh nhữngđặc điểm về mục đích và cách thức biểu đạt nghị luận, xuất hiện ở bài nói hay bài viết.Văn nghị luận vốn là sản phẩm của tư duy logic, vẻ đẹp của mối áng văn nghị luậnkhông chỉ thể hiện ở hình thức lập luận phong phú, lí lẽ đanh thép, giọng điệu thuyếtphục mà còn thể hiện thái độ của tác giả trước vấn đề nghị luận Do vậy, người giáoviên cần lưu ý một số điểm sau khi dạy văn bản nghị luận:
3.1.1 Nắm được đặc trưng thể loại của văn nghị luận:
Văn nghị luận nêu lên ý kiến, thể hiện quan điểm, thái độ của người viết trướcmột vấn đề của cuộc sống, thuyết phục người đọc, người nghe bằng hệ thống lí lẽ vàcách lập luận chặt chẽ hùng hồn
Chương trình sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay lựa chọn các tác phẩm theo thểloại Do đó, các văn bản nghị luận cũng được trình bày theo trục thể loại này :
7
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh
Đức tính giản dị của Bác Hồ Phạm Văn Đồng
8
Nước Đại Việt ta( trích Bình Ngô đại cáo) Nguyễn Trãi
Thuế máu( trích Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn Ái Quốc
Đi bộ ngao du ( tích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-xô
9
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Vũ KhoanChó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La H Lit-ten
Trang 10Việc nắm được đặc trưng của thể loại nghị luận là điều cần thiết để từ đó hìnhthành, thiết kế xây dựng các phương pháp dạy học đạt hiệu quả, phù hợp với đặc trưngthể loại
3.1.2.Xác định hệ thống luận điểm của văn bản nghị luận
Luận điểm là quan điểm tư tưởng của tác giả được nêu trong văn bản Luậnđiểm là điểm tựa lớn nhất của một văn bản nghị luận Nó thường được thể hiện dướihình thức tiêu đề bài văn hoặc những câu văn có tính chất khẳng định hay phủ định.Thông thường trong một văn bản nghị luận, luận điểm là một hệ thống bao gồm luậnđiểm chính và luận điểm phụ Luận điểm chính là luận điểm tổng quát bao trùm toànbài, mang tầm vóc tư tưởng (chủ đề) Luận điểm chính được triển khai bằng các luậnđiểm phụ Luận điểm chính được dùng làm kết luận của bài, là cái đích của bài viết.Luận điểm phụ là luận điểm bộ phận của luận điểm chính Luận điểm phụ được dùnglàm luận điểm xuất phát hay luận điểm mở rộng Các luận điểm trong một bài văn vừacần liên kết chặt chẽ vừa cần có sự phân biệt với nhau, các luận điểm phải được sắpxếp theo một trình tự hợp lí Ngoài ra, luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếutrong văn nghị luận Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
Ví dụ văn bản Hịch tướng sĩ ( Trần Quốc Tuấn): Đặt trong hoàn cảnh ra đời, cóthể thấy luận điểm chính là “ nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng”- quyết chiếnquyết thắng kẻ thù trong ta, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược Để nêu bật luậnđiểm chính, Trần Quốc Tuấn đã đưa ra các luận điểm phụ như : Mở đầu tác giả nêunhững gương trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước của cáctướng sĩ Sau đó tác giả lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc, đồng thời nêu mốiquan hệ ân tình giữa chủ và tướng Mục đích là khơi gợi lòng căm thù giặc, khích lệtinh thần yêu nước bất khuất, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.Tiếp đến người viết phê phán thái độ, hành động sai trái của các tướng sĩ và chỉ ra cho
Trang 11họ những thái độ, hành động đúng nên làm theo, cần làm theo Cuối cùng để giành thế
áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng, phần kết bài hịch một lần nữa TrầnQuốc Tuấn vạch rõ giữa hai con đường chính- tà, cũng có nghĩa là hai con đườngsống- chết để thuyết phục tướng sĩ
Bên cạnh đó, lập luận trong văn nghị luận còn sử dụng nhiều thủ pháp nghệthuật phong phú thể hiện cảm hứng của chủ thể sáng tạo và tạo nên sắc thái thẩm mĩcho tác phẩm Từ đó thấy được giá trị nội dung và sức hấp dẫn riêng của từng tácphẩm Lập luận là cách nêu luận điểm và vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểmđược nổi bật và có sức thuyết phục Lập luận bao gồm các cách suy lí, quy nạp, diễndịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lí, không thể bác
bỏ Lập luận có ở xuyên suốt trong bài văn nghị luận
Ví dụ: Trong văn bản Nước Đại Việt ta ( trích Bình Ngô đại cáo) của NguyễnTrãi, tác giả kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn Để tuyên ngôn về độc lập chủ quyền củadân tộc Đại Việt, tác giả viết theo hướng diễn dịch- quy nạp: Khẳng định nền độc lậpcủa “ nước Đại Việt ta” trên cơ sở các yếu tố văn hiến, phong tục tập quán, cương vựclãnh thổ, lịch sử, chủ quyền, cuối cùng khái quát bằng một nhận định: “ Việc xưa xemxét- Chứng cứ còn ghi”
Trong văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã ví lòngyêu nước của nhân dân như “các thứ của quý” “ có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê, có khi được cất dấu kín đáo trong rương trong hòm” Người còn vísức mạnh của lòng yêu nước như những làn sóng mãnh liệt “ nhấn chìm tất cả lũ bánnước và lũ cướp nước” Chứng tỏ sự so sánh giàu hình ảnh như trên đã làm cho cáchdiễn đạt trở nên sinh động, gợi cảm, gây ấn tượng mạnh đối với người đọc, ngườinghe
Hơn nữa, khi dạy văn bản nghị luận cần chú ý đến ngôn ngữ Văn nghị luận chủyếu là văn lí lẽ nên lời văn phải chính xác, trong sáng, giàu thông tin Văn nghị luận
có đan xen yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm Ngôn từ trong văn nghị luận được sử dụng
Trang 12sao cho nội dung khái niệm hiện lên trên bề mặt Ví dụ: “ Văn học là nhân học”, “Nhà văn là kĩ sư tâm hồn”
3.2.Các phương pháp dạy học văn bản nghị luận
Ngoài việc tuân thủ các phương pháp dạy học nói chung, giáo viên cần biết linhhoạt sử dụng các phương pháp dạy học riêng phù hợp với đặc trưng thể loại
3.2.1 Phương pháp đọc diễn cảm
Việc xác định đặc trưng thể loại và kiểu văn bản gắn liền với việc xác địnhgiọng đọc, gắn liền với những định hướng có tính quy ước của nguyên tắc khi khaithác giá trị văn bản Hiệu quả của việc đọc văn bản không chỉ nhằm tới mục đích cảmthụ, hiểu tác phẩm nghệ thuật nói chung mà còn góp phần định hình kiến thức cơ sởcho các phân môn Tiếng Việt, Tập làm văn và phát triển các kĩ năng khác của hoạtđộng học tập Như vậy phương pháp đọc diến cảm chỉ phát huy tác dụng khi nó phùhợp với đặc trưng của thể loại Muốn học sinh hiểu đúng tác phẩm thì phải đọc đúnggiọng điệu của từng văn bản
Đọc văn nghị luận trung đại sẽ khác với đọc văn nghị luận hiện đại Văn nghịluận trung đại triển khai luận điểm theo kết cấu riêng của thể tài Văn nghị luận trungđại thường là những áng văn kiện bất hủ, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn học,triết học sâu sắc, đề cập tới những vấn đề quan trọng của quốc gia, dân tộc Cách lậpluận, lí lẽ chắc chắn hùng hồn, chứng cớ xác thực, viện dẫn lịch sử đan xen lời vănbiểu cảm thống thiết, câu văn biền ngẫu Mục đích bài văn nhằm truyền bá tư tưởng,bộc lộ thái độ rõ ràng của tác giả, gắn với hoàn cảnh lịch sử và tác giả ( tác giả hầu hết
là người văn võ song toàn), các yếu tố quyết định sự ra đời của bài văn, đằng saunhững câu chữ là tấm lòng yêu nước sâu nặng, là trái tim giàu nhiệt huyết với vậnmệnh của đất nước Cần gắn với các tri thức đã học về văn nghị luận trong phân mônTập làm văn, đồng thời phải gắn với các tri thức về thể văn nghị luận trong văn họctrung đại Khi đọc diễn cảm văn học trung đại cần chú ý tính chất cân xứng, nhịpnhàng của câu văn biền ngẫu Văn nghị luận trung đại thường được sử dụng trong
Trang 13những không gian trang trọng nên giọng điệu cần thể hiện rõ ràng, mạch lạc, trangtrọng Bên cạnh đó, mỗi thể tài lại lại có những quy định riêng nên trong quá trình đọccần có sự thay đổi giọng điệu phù hợp với từng thể văn.
Ví dụ như: Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh, được đón nhậnbằng nghi lễ trang trọng nên cần đọc với giọng điệu chung là trang trọng nhưng cũng
có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình Hịch là thểvăn thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động,thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài nên cần đọc với giọng
rõ ràng, mạch lạc, đặc biệt giọng điệu phải thể hiện được thái độ của người viết có khinghiêm khắc có khi lại chân thành, tình cảm Cáo là thể văn thường được vua chúahoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp đểmọi người cùng biết nên có giọng hùng hồn, trang trọng Tấu là một loại văn thư của
bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến đề nghị nên cần đọc vớigiọng điệu chân tình, tự tin có chút khiêm nhường của tác giả
Việc đọc văn nghị luận trung đại đúng với giọng điệu của từng thể văn nói trênkhông phải là điều đơn giản, dễ làm Nó phụ thuộc vào năng khiếu, chất giọng củangười đọc Tùy từng văn bản, từng điều kiện mà giáo viên có thể tổ chức đọc theo cáchình thức như giáo viên đọc, học sinh đọc, cho học sinh nghe nghệ sĩ đọc qua cácphương tiện kĩ thuật như đài hoặc phần trình chiếu có chèn âm thanh do giáo viênchuẩn bị
Mặc dù cũng mang những nét đặc trưng chung của thể văn nghị luận song vănbản nghị luận hiện đại có những điểm khác biệt hẳn so với văn bản nghị luận trungđại Do đó, cách đọc văn bản nghị luận hiện đại cũng sẽ khác cách đọc văn bản nghịluận trung đại
Tác giả của những tác phẩm nghị luận hiện đại thường là những chính khách,những người giữ trọng trách trong xã hội, nhà văn, nhà mĩ học Nội dung của văn bảnnghị luận hiện đại đề cập đến nhiều vấn đề vừa mang tính thời sự vừa mang tính khoa
Trang 14học lâu dài trong xã hội hiện đại Dù bàn luận đến những vấn đề xã hội chính trị hay
mĩ học thì mục đích của các tác giả là hướng sự quan tâm của đông đảo người đọc đếnnhững vấn đề có ý nghĩa quan trọng và thiết thực đối với đời sống cá nhân và cộngđồng, từ đó có những nhận thức đúng đắn và hành động tích cực trong hoạt động thựctiễn của mình Vì vậy văn nghị luận hiện đại trở thành một trong những phương tiệntuyên truyền, học tập, cổ vũ chính trị tích cực cho mọi người mang đậm dấu ấn của tácgiả Lời văn trong văn bản nghị luận hiện đại có sự kết hợp giữa trình bày nhận thứckhách quan về đối tượng với bày tỏ nhiệt tình của tác giả, thậm chí đan xen đáng kểlời miêu tả và tự sự Ngôn từ trong các bài nghị luận hiện đại mang đậm tính chuyênmôn, chuyên ngành nhưng không hoàn xa lạ với bạn đọc Tính thuyết phục không chỉ
ở sự sắc sảo của nhận định, quan điểm được trình bày mà còn ở nhiệt tình của ngườiviết đối với vấn đề đặt ra với công chúng độc giả Giọng điệu chung của nhiều bàinghị luận hiện đại là sôi nổi, chân thành và tin tưởng Cách đọc diễn cảm văn học nghịluận hiện đại là đọc rõ ràng, mạch lạc, chất giọng khỏe Song lưu ý khi đọc cần thểhiện được tính “dân chủ” chứ không phải giọng sang sảng, trang nghiêm ở vị thế “bềtrên” như thời trung đại Nhưng cũng không vì thế mà làm mất đi giọng điệu hùnghồn Ở mỗi văn bản lại cần lưu ý đến cách đọc từng luận điểm sao cho phù hợp
Ví dụ: Khi đọc văn bản Tiếng nói văn nghệ của Nguyễn Đình Thi, giọng đọcchung là rõ ràng, mạch lạc nhưng đối với những đoạn tác giả đưa dẫn chứng trong thơ,văn thì lại cần đọc với giọng diễn cảm, nhẹ nhàng, chậm rãi Văn bản Chuản bị hànhtrang vào thế kỉ mới của Vũ Khoan là một văn bản có nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời
lẽ dung dị mà thuyết phục thì lại cần một giọng đọc to, rõ ràng mạch lạc, tình cảm vàphấn chấn
Tóm lại, đọc văn bản nghị luận diễn cảm đúng phương pháp sẽ phần nào thểhiện được đặc trưng thể loại Tuy nhiên nếu tách rời các phương pháp khác vẫn chưathể giúp học sinh nắm được tác phẩm một cách sâu sắc, toàn diện, khoa học Ưu điểmcủa phương pháp này là khả năng khêu gợi những rung cảm thẩm mĩ, phát huy được