LỜI CẢM ƠN Nhân dịp khóa luận được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Phương pháp, khoa Ngữ văn cùng sự ủng hộ của các thầy cô trong thư viện, phòng Khoa
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp khóa luận được hoàn thành, em xin chân thành cảm ơn các thầy
cô giáo trong bộ môn Phương pháp, khoa Ngữ văn cùng sự ủng hộ của các thầy
cô trong thư viện, phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế trường Đại học Tây Bắc
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Tiến sĩ Trần Thị Thanh Hồng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên em trong quá trình thực hiện khóa luận
Em xin cảm ơn tới các thầy cô giáo và các em học sinh lớp 12A6 đã tạo điều kiện cho em tiến hành thự nghiệm
Em cũng cảm ơn sự quan tâm động viên về vật chất và tinh thần của các bạn trong tập thể lớp K52 Đại học sư phạm Ngữ văn và gia đình để hoàn thành khóa luận này
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Tác giả
Phạm Thị Duyên
Trang 2DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
THPT : Trung học Phổ Thông TPTS : Tác phẩm tự sự
SGK : Sách giáo khoa
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
PT : Phổ thông CTC : Chương trình chuẩn
TPVC : Tác phẩm văn chương
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 7
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
6 Giả thuyết khoa học 7
7 Phương pháp nghiên cứu 8
8 Cấu trúc khóa luận 8
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 9
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 9
1.1.1 Khái niệm về tác phẩm văn học 9
1.1.2 Khái niệm về tác phẩm tự sự 9
1.1.2.1 Đặc trưng của truyện ngắn 10
1.1.2.2 Đặc trưng của tiểu thuyết 11
1.1.2.3 Đặc trưng của truyện thơ 14
1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học tác phẩm tự sự trong nhà trường Trung học Phổ Thông 14
1.2.1 Cảm thụ tác phẩm văn học - một vấn đề cơ bản của lý luận văn học 14
1.2.1.1 Cảm thụ tác phẩm văn học - một vấn đề cơ bản của lý luận văn học 14
1.2.1.2 Cảm thụ tác phẩm văn học - một hoạt động sáng tạo của bạn đọc 15
1.2.1.3 Dạy - học tác phẩm văn học là một quá trình cảm thụ thẩm mỹ 15
1.2.1.4 Mối quan hệ giữa đọc hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học 16
1.2.2 Những đặc trưng thi pháp của thể loại tự sự 17
1.2.2.1 Cốt truyện 17
1.2.2.2 Nhân vật tự sự 18
1.2.2.3 Chi tiết nghệ thuật 18
Trang 41.2.2.5 Lời văn 19
1.2.3 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn ở phổ thông hiện nay 19
Tiểu kết 21
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VÁN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 24
2.1 Nội dung chương trình tác phẩm tự sự ở lớp 12 (chương trình chuẩn) 24
2.2 Khảo sát hoạt động dạy - học tác phẩm tự sự lớp 12 trường Trung học Phổ Thông Thái Ninh - Thái Thụy - Thái Bình 24
2.2.1 Mục đích 24
2.2.2 Đối tượng khảo sát 25
2.2.3 Nội dung khảo sát 25
2.2.4 Thời gian khảo sát 25
2.2.5 Phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên 25
2.2.6 Kết quả và một số vấn đề đặt ra từ khảo sát 26
2.2.6.1 Đánh giá chung 26
2.2.6.2 Kết quả cụ thể và một số vấn đề đặt ra 26
Tiểu kết 30
CHƯƠNG 3: DẠY HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH 31
3.1 Vận dụng phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học 31
3.1.1 Phương pháp đọc - hiểu 31
3.1.2 Phương pháp phân tích, đánh giá nhân vật trong tác phẩm 32
3.1.3 Phương pháp phát hiện các yếu tố làm lên giá trị thẩm mĩ của văn bản văn học 33
3.1.4 Phương pháp gợi tìm 34
3.1.5 Phương pháp rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn chương qua viết đoạn văn ngắn 36
3.1.6 Quy trình dạy học tác phẩm tự sự 37
3.1.6.1 Khởi động giờ dạy một cách hấp dẫn 37
Khuôn bảng đen thắp sáng những tâm hồn 38
Trang 53.1.6.2 Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm 39
3.1.6.3 Hướng dẫn học sinh phân tích tác phẩm theo loại thể 40
3.1.6.4 Tổ chức trao đổi thảo luận 43
3.1.6.5 Kết thúc giờ giảng 44
3.2 Thiết kế giáo án thể nghiệm 44
3.2.1 Mục đích của giáo án 44
3.2.2 Nội dung giáo án 44
3.2.3 Bố cục giáo án 46
3.2.4 Yêu cầu chung của giáo án 47
Tiểu kết 47
KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6
tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”
Với yêu cầu đổi mới, phương pháp giáo dục đã đánh giá lại vai trò của học sinh, coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, là trung tâm của quá trình tiếp nhận và là bạn đọc sáng tạo trong quá trình dạy học văn Nó không chỉ đòi hỏi kiến thức
mà còn cả tài năng nghệ thuật sư phạm của người giáo viên Thầy giáo giống như kiến trúc sư trước mỗi công trình nghệ thuật Dưới bàn tay của nhà chạm khắc nó mang dấu ấn cảm thụ riêng hàm chứa tầng sâu ý nghĩa Đứng trước một tác phẩm văn chương nói chung, giáo viên thật khó định ra một cách dạy chung bởi mỗi bài, mỗi tác phẩm có những nét đặc thù riêng của loại thể Chính vì vậy,
nó càng đòi hỏi người thầy phải xác định được loại thể của từng tác phẩm, từ đó xác định cho mình một phương pháp, biện pháp dạy học cho phù hợp
Trong chương trình Ngữ Văn THPT nói chung và lớp 12 (chương trình chuẩn) nói riêng số lượng tác phẩm tự sự tương đối lớn (gồm cả tác phẩm của Việt Nam và nước ngoài) Học tác phẩm tự sự tạo được hứng thú cho người dạy và người học Tuy nhiên để dạy được tác phẩm tự sự hay thì không phải người giáo viên nào cũng làm được Tác phẩm tự sự ở lớp 12 có điểm hạn chế là có dung lượng tương đối lớn (khác với tác phẩm trữ tình) nên việc để học sinh đọc tác phẩm là điều khó khăn Chúng ta giảng dạy tác phẩm tự sự mà học sinh không trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm thì giờ dạy dường như là giờ diễn thuyết theo cách cảm của giáo viên
Trang 7về tác phẩm.Việc thưởng thức tác phẩm ở thể loại tự sự không dễ như mọi tác phẩm văn học khác Vì học sinh không được xem kịch trực tiếp như thể loại kịch hay có nhiều cảm xúc như thơ trữ tình Do vậy, việc dạy học tác phẩm tự sự là việc làm không dễ đối với cả giáo viên và học sinh
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 (chương trình chuẩn) hiện nay đưa vào chương trình những tác phẩm rất hay nhưng không phải dễ dàng giảng dạy (mặc
dù đây đều là những tác phẩm hiện đại) Đến với đề tài Phương pháp dạy học tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại ở THPT ( lớp 12, chương trình chuẩn),
chúng tôi muốn đưa ra một vài suy nghĩ về biện pháp thích hợp nhằm khác phục được những tồn tại khi dạy học tác phẩm tự sự ở lớp 12 nói chung và văn bản
Vợ chồng A Phủ (trích Vợ chồng A Phủ) của Tô Hoài và Rừng xà nu (trích Rừng
xà nu) của Nguyễn Trung Thành nói riêng
1.2 Cơ sở thực tiễn
Qua khảo sát thực tế giảng dạy ở trường phổ thông cũng như tham khảo ý kiến của những giáo viên lâu năm đặc biệt là sinh viên mới ra trường thì việc dạy học tác phẩm tự sự gặp nhiều vấn đề khó khăn Nếu như học tác phẩm trữ tình học sinh sẽ có cảm xúc hơn vì trong thơ có vần, có nhịp, sử dụng nhiều quy tắc niêm luật (thơ Đường) hay cách gieo vần ở các thể thơ dân tộc và em nào tinh ý có thể thuộc và cảm nhận tác phẩm một cách dễ dàng Hay như trong tác phẩm kịch các em có thể xem những vở diễn trên sân khấu thì phần nào cũng nắm được nội dung kịch Nhưng ở tác phẩm tự sự việc thuộc tác phẩm như thể loại trữ tình là điều không tưởng, cho học sinh diễn xướng dưới hình thức sân khấu thì cũng khó khăn hơn vì dung lượng lớn (nếu muốn diễn thì chỉ có trích đoạn) và có những tác phẩm không thể diễn xướng Điều duy nhất để các em cảm thụ được tốt tác phẩm tự sự là các em trực tiếp tiếp xúc với tác phẩm nhưng
có vấn đề đặt ra là với học sinh lớp 12 các em phải học nhiều để chuẩn bị cho các kì thi quan trọng và việc học số lượng môn nhiều, thời gian học gò bó nên để ngồi đọc hết tác phẩm tự sự là điều khó khăn nếu như không có lòng say mê và
ý thức khám phá Người giáo viên khi giảng dạy có người thích dạy tác phẩm
Trang 8ra trường chưa có kinh nghiệm khi dạy tác phẩm tự sự thường dựa hoàn toàn vào sách giáo viên và theo hướng dẫn của những người đi trước nên giờ dạy trở nên nhàm chán, khuôn mẫu
Chính những biểu hiện như trên đã làm cho việc dạy tác phẩm tự sự ở lớp12 hiệu quả chưa cao Đây là vấn đề tôi luôn trăn trở Rõ ràng muốn giờ dạy tác phẩm tự sự đạt hiệu quả như mong muốn thì phải khắc phục được những hạn chế trên Lý thuyết loại thể được trang bị phải được áp dụng vào bài giảng
Để vượt qua khó khăn cho chính bản thân mình và các bạn đồng nghiệp Với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy học nói chung, dạy học tác phẩm
tự sự ở lớp 12 nói riêng trong đề tài Phương pháp dạy học tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại ở THPT ( lớp 12, chương trình chuẩn), chúng tôi mạnh dạn
đề xuất phương pháp dạy học tác phẩm tự sự theo đặc trưng thể loại
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phương pháp dạy học các phân môn trong nhà trường PT hiện nay ở nước
ta còn là một bài toán nan giải, khó có đáp án chung cho các nhà nghiên cứu và còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi và tốn không ít giấy mực Và phương pháp dạy học văn cũng không nằm ngoài số đó Trong khóa luận này chúng tôi xin đưa ra các công trình nghiên cứu của các tác giả từ phương pháp dạy học văn nói chung tới phương pháp dạy học tác phẩm tự sự nói riêng Hay nói cách khác chúng tôi
đi từ cái khái quát đến cái cụ thể để các bạn có cái nhìn đầy đặn hơn
Tác giả Phan Trọng Luận trong cuốn Văn học nhà trường những điểm nhìn, tác giả đã đưa ra các ý kiến về vấn đề Cách nhìn mới về một số vấn đề then chốt của phương pháp dạy học văn như sau:
- Tôi nhận thấy những năm gần đây, khuynh hướng thương mại và chủ nghĩa thực dụng đã thâm nhập vào nhà trường và đã chi phối khá mạnh mẽ việc dạy học văn Một câu quá cũ nhưng giờ đây lại có ý nghĩa thời sự cấp bách: dạy học Văn để làm gì? Giải quyết vấn đề này đúng hay sai sẽ quy định hàng loạt vấn đề khác Vì mục tiêu dạy học nhất định chi phối một cách sâu sắc và cụ thể việc soạn chương trình sgk cho đến động cơ học tập và cách thức dạy và học văn Có phải dạy văn để làm người, đặc biệt là bồi dưỡng tình cảm nhân văn
Trang 9thẩm mỹ? Hay dạy văn chỉ nhằm dạy đọc viết? Hay dạy văn, học văn cốt để đi thi Đại học? Câu hỏi có vẻ ngây ngô thế nhưng đi vào thực tiễn nhà trường PT, nhất là các lớp 11, 12 lại là vấn đề chưa có đáp án
- Nhận thức về bản chất của môn Văn Văn là môn công cụ hay là môn học đặc thù lưỡng tính đa năng Bao nhiêu năm nay đã có tình trạng chao đảo giữa các khuynh hướng hàn lâm, bách khoa, thẩm mĩ trừu tượng và chủ nghĩa nghiệp
vụ tầm thường Nguyên nhân là không quán triệt đặc thù của môn Văn và mục tiêu nhiệm vụ trong nhà trường
- Vấn đề phương pháp dạy học văn Tôi nghĩ đây là một vấn đề nổi cộm hiện nay nhưng lại cực kì phức tạp cần được nghiên cứu trao đổi công phu: + Ở nước ta còn tình trạng rất lộn xộn và tùy tiện trong việc hiểu và sử dụng thuật ngữ phương pháp: phương pháp - biện pháp - con đường - hình thức
+ Không thể đồng nhất phương pháp tư duy, phương pháp khoa học chung với phương pháp đặc thù của từng môn học Phương pháp dạy học văn và phương pháp dạy học tiếng Việt cũng khác nhau Trong bản thân môn văn cũng
có sự khác biệt giữa phương pháp dạy học văn học sử, lí luận văn học và làm văn với phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
Cũng trong tài liệu đó nhưng dưới góc nhìn về vai trò của người giáo viên trong dạy học văn tác giả tiếp tục có những ý kiến
- Giáo viên trước khi lên lớp phải nghiên cứu kĩ càng chương trình Không nắm vững chương trình, giáo viên dễ đi lạc hướng khi đi sâu vào từng bài dạy vừa không đạt được mục tiêu chung đặt ra cho môn học Trong giảng dạy, giáo viên cần có cái nhìn tổng thể của chương trình vừa có hiểu biết sâu với từng văn bản để
Trang 10- GV lên lớp phải tuân thủ SGK và không được phép thoát ly SGK để dạy theo một tài liệu hay một giáo trình nào khác Đó là điều kiện bắt buộc Trong hoàn cảnh của ta hiện nay chỉ có một bộ sách chứ không phải nhiều bộ khác nhau cho nên SGK vẫn là chỗ dựa chủ yếu để thực hiện chương trình Nói vậy, không phải chúng ta trở lại với cách hiểu một thời trước đây coi “sách giáo khoa là pháp lệnh” Vấn đề cực kì quan trọng có ý nghĩa quyết định là giáo viên một mặt dựa vào sgk nhưng phải sử dụng linh hoạt SGK tùy theo từng đối tượng
và hoàn cảnh cụ thể
- GV cần có nhận thức về hiệu quả dạy học không phải chỉ tính ở số lượng thông tin mà chủ yếu là phương pháp nắm thông tin ở học sinh Giờ học coi trọng cung cấp rèn luyện phương pháp cho HS
- Đối với các tác phẩm văn chương lớp 12, chương trình đã xác định những chủ đề về “số phận con người, cảm hứng anh hùng ca và cảm hứng thế sự, tình yêu quê hương đất nước…hay vẻ đẹp và sức hấp dẫn của cuộc sống con người
và quê hương qua những trang viết chân thực đa dạng, hấp dẫn” Ngay cả những văn bản nghị luận hay văn bản nhật dụng, yêu cầu về giáo dục tư tưởng cũng được đặt ra như giọng điệu, lập luận hay những phẩm chất tư duy trước những vấn đề của cuộc sống
- Khi khai thác sâu sắc, đúng đắn các văn bản Vợ nhặt, Vợ chồng A Phủ, Rừng xà nu, Chiếc thuyền ngoài xa… thì tự nhiên nổi lên theo định hướng của
GV những chủ đề về số phận con người, về cảm hứng anh hùng ca hay thế sự cũng như tình yêu thương trân trọng con người Hiệu quả giáo dục có được thông qua sự cảm nhận của bản thân HS dưới sự chỉ dẫn tinh tế khéo léo của thầy trong quá trình khám phá các sáng tác văn chương của nhà văn
Trên đây là những đánh giá, nghiên cứu về phương pháp dạy học văn nói chung, chúng tôi xin trích dẫn những nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại:
Theo Nguyễn Viết Chữ trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường ông đã đưa ra phương pháp dạy học truyện ngắn hiện đại như sau: Đã là truyện ngắn trữ tình hay tự sự, cũng phải kể lại được, tóm tắt
Trang 11được, nhớ được, hình dung ra được những bức tranh nghệ thuật có phẩm chất cao Với những truyện ngắn tự sự, biết được thi pháp tác giả có thể “theobước tác giả” “theo nhân vật”… để tìm ra tư tưởng, chủ đề” “Và phải tùy từng tác phẩm cụ thể mà có phương pháp và biện pháp thích hợp…” “Tránh những quy trình nhàm chán lặp đi, lặp lại như giới thiệu chủ đề, bố cục, phân tích, tổng kết Đây vẫn có thể là logic bên trong của một tiết dạy văn chương nói chung, nhưng không phải là công thức chung cho mọi giờ dạy học tác phẩm, mà phải hết sức linh hoạt”
Cũng trong cuốn sách này, tác giả tiếp tục đưa ra ý kiến về phương pháp
dạy học tác phẩm kí hiện đại Với loại kí (tùy bút) giàu chất trữ tình, chất thơ ta nên tận dụng con đường theo bước tác giả, kết hợp với đọc diễn cảm, kết hợp biện pháp giảng với bình và câu hỏi hình dung, tưởng tượng, tái hiện
Trong cuốn Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể tác giả cung cấp cho ta phương pháp dạy học truyện ngắn nói chung, dạy học loại truyện này không thể không phân tích sự vận hành của tình huống, quá trình hình thành, diễn biến tâm trạng của nhân vật Những điểm nút của tình huống cũng là nơi có phẩm chất, thẩm mỹ nghệ thuật cao nhất Câu hỏi hình dung, tưởng tượng phát huy tác dụng xen kẽ với câu hỏi phân tích lý giải Đan xen con đường theo bước tác giả và theo nhân vật
Trên đây chúng tôi đã tập hợp một số công trình nghiên cứu về phương pháp dạy học văn nói chung và dạy học tác phẩm tự sự nói chung Nhìn vào đó
ta thấy các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều trong khi đây lại là vấn đề cấp thiết Ta thấy việc nghiên cứu về phương pháp dạy học tự sự đã được
đề cập đến nhưng vẫn chung chung, ít công trình nghiên cứu về TPTS lớp 12 Khóa luận mong muốn đóng góp vào sự thiếu hụt đó, giúp các bạn có định hướng dạy và học TPTS lớp 12 được tốt hơn
3 Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đặt vấn đề tìm hiểu tình hình dạy học tác phẩm tự sự ở lớp 12
theo đặc trưng thể loại nói chung và tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu
Trang 12số luận điểm về biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo đặc trưng loại thể nhằm cải thiện chất lượng dạy học ở THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Tìm hiểu đặc trưng của thể loại tự sự để vận dụng vào việc xác định hướng tiếp cận tác phẩm
4.2 Khảo sát thực tiễn dạy học hai tác phẩm:
- Vợ chồng A Phủ (trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
- Rừng xà nu (trích Rừng xà nu) của Nguyễn Trung Thành
4.3 Đề xuất hướng dẫn dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu bằng
phương pháp dạy học tích cực
4.4 Thiết kế giáo án mẫu
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu: Dạy học tác phẩm tự sự lớp 12 (chương trình chuẩn) theo đặc trưng loại thể
5.2 Khách thể nghiên cứu của khóa luận: dạy học tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu
5.3 Phạm vi nghiên cứu của khóa luận:
- Nghiên cứu đặc điểm của tác phẩm tự sự lớp 12 (chương trình chuẩn) qua
2 tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu
- Thực trạng dạy và học tác phẩm tự sự lớp 12 tại trường THPT Thái Ninh - Thái Thụy - Thái Bình
+ Đặc điểm tâm lý và đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 12
+ Phương pháp dạy tác phẩm tự sự của giáo viên
6 Giả thuyết khoa học
Phương pháp dạy học tác phẩm tự sự lớp 12 bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Nếu các đề xuất dạy học tác phẩm văn chương trong khóa luận được áp dụng sẽ góp phần giải quyết phần nào những hạn chế đó và góp phần giúp học sinh học tập tốt hơn, trở thành những chủ thể
Trang 13tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập Ngoài ra khóa luận có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên khoa Ngữ Văn
7 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt tới mục đích nghiên cứu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng hai nhóm phương pháp:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu về mặt lý thuyết
Bao gồm các phương pháp phân tích, tổng hợp lý luận nhằm tìm hiểu cơ sở
lý luận làm tiền đề cho việc nghiên cứu đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê
8 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề cần nghiên cứu
Chương 3 Dạy học tác phẩm theo hướng phát huy tính tích cực của người học
Trang 14CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm về tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là đơn vị sáng tạo của nhà văn, là đối tượng thưởng thức, tiếp nhận của người đọc, là chỉnh thể trung tâm của hoạt động văn học
1.1.2 Khái niệm về tác phẩm tự sự
Tự sự: “Phương thức tái hiện đời sống, bên cạnh hai phương thức là trữ tình và kịch được dùng làm cơ sở phân loại tác phẩm văn học
Nếu tác phẩm trữ tình phản ánh hiện thực trong sự cảm nhận chủ quan về
nó thì tác phẩm tự sự lại tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó Tác phẩm tự sự phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống trong không gian, thời gian qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong đời sốn con người Trong tác phẩm tự sự nhà văn cũng thể hiện tư tưởng và tình cảm của mình Nhưng ở đây tư tưởng và tình cảm của nhà văn xâm nhập sâu sắc vào sự kiện và hoạt động bên ngoài của con người tới mức giữa chúng không có sự phân biệt nào cả Nhà văn kể lại, tả lại những gì xảy ra bên ngoài mình khiến cho người đọc có cảm giác rằng hiện thực được phản ánh trong tác phẩm tự sự là một thế giới tạo hình xác định đang tự phát triển, tồn tại bên ngoài nhà văn, không phụ thuộc vào tình cảm, ý muốn của nhà văn
Phương thức phản ánh hiện thực qua các sự kiện, biến cố và hành vi của con người làm cho tác phẩm tự sự trở thành câu chuyện về ai đó hay về một cái
gì đó Cho nên tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện Gắn liền với cốt truyện là một hệ thống nhân vật được khắc họa đầy đủ nhiều mặt hơn hẳn nhân vật trữ tình và kịch Trong tác phẩm tự sự cốt truyện được triển khai, nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng bao gồm chi tiết sự kiện xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình nhân vật, chi tiết tính cách, chi tiết nội thất, ngoại cảnh, phong cảnh, ðời sống vãn hóa, lịch sử lại còn
có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng hoang đường mà không nghệ thuật nào có thể tái hiện được
Trang 15Những đặc điểm nói trên làm cho tác phẩm tự sự trở thành loại văn học có khả năng quan trọng trong đời sống tinh thần của con người hiện đại
Nguyên tắc phản ánh hiện thực trong tính khách quan đã đặt trần thuật vào
vị trí của nhân tố tổ chức ra thế giới nghệ thuật
Về phương diện thể loại văn học, trên cơ sở phản ánh đã trở thành loại hình tự sự Có thể dựa vào tiêu chí hình thức để phân chia các tác phẩm tự sự thành các thể loại nhỏ hơn Chia theo nội dung thể loại ta sẽ có: tác phẩm mang chủ đề lịch sử dân tộc, thế sự đạo đức, đời tư Chia theo hình thức ta sẽ có các thể loại: anh hùng ca, truyện, tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện ngụ ngôn”
1.1.2.1 Đặc trưng của truyện ngắn
* Khái niệm
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống, đời tư, thế sự hay sử thi nhưng cái độc đáo của nó là ngắn Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch không ngừng nghỉ
* Đặc trƣng
Mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu phân biệt truyện ngắn với các tác phẩm tự sự khác Trong văn học hiện đại có nhiều tác phẩm rất ngắn nhưng thực chất là những truyện dài viết lại Truyện ngắn thời trung đại rất ngắn nhưng rất gần với truyện vừa Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như truyện cổ tích, truyện cười, giai thoại… lại càng không phải là truyện ngắn Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại Cho nên truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó Truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn của con người Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Và nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật
Trang 16tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan
hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, chức năng của nó nói chung là nhận ra một điều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người Kết cấu của truyện ngắn không chia thành nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được xây dựng theo nguyên tắc tương phản hoặc liên tưởng Bút pháp tường thuật của truyện ngắn thường là chấm phá
Yếu tố quan trọng nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết
Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hàng ngày, súc tích dễ đọc lại thường gắn liền với hoạt động báo chí Do đó, có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống Nhiều nhà văn trên thế giới và nước ta đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những trang truyện ngắn xuất sắc của mình
1.1.2.2 Đặc trưng của tiểu thuyết
* Khái niệm
Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận, hiện đại Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng
* Đặc trƣng
Ở châu Âu tiểu thuyết xuất hiện vào thời kỳ xã hội cổ đại tan rã và văn học
cổ đại suy tàn Cá nhân con người lúc ấy không còn cảm thấy lợi ích và nguyện vọng của mình gắn liền với cộng đồng xã hội cổ đại Nhiều vấn đề của đời sống riêng tư được đặt ra gay gắt Giai đoạn phát triển mới của tiểu thuyết châu Âu bắt đầu từ thời Phục Hưng (thế kỉ XIV - XVI) đến thế kỉ XIX với sự xuất hiện của các nghệ sỹ bậc thầy như L Toxtoi, H D Banzac… Mầm mống tiểu thuyết xuất hiện rất sớm ở Trung Quốc, vào đời Ngụy Tấn (thế kỉ III - IV) dưới dạng
Trang 17ghi chép những sự việc, những người ngoài giới hạn kinh sử Tiểu thuyết Việt
Nam xuất hiện muộn, mãi tới đầu thế kỷ XIX mới xuất hiện Hoàng lê nhất thống chí,tuy nhiên xét về nhiều mặt tác phẩm này vẫn thuộc phạm trù tiểu
thuyết cổ điển phương Đông Phải sang văn học đầu thế kỉ XX, nhất là dòng văn học lãng mạn và hiện thực phê phán Việt Nam mới có tác phẩm tiểu thuyết hiện đại
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không
ngừng thay đổi Tuy vậy vẫn có thể rút ra được tiểu thuyết có sáu đặc trưng cơ
bản sau:
Thứ nhất, tiểu thuyết nhìn cuộc sống ở góc độ đời tư Đời tư là tiêu điểm để
miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết Tùy theo từng thời kì phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc đến mức thể hiện được, kết hợp được với các chủ đề thế sự hoặc lịch sử dân tộc Nhưng yếu tố đời tư càng phát triển, chất tiểu thuyết càng tăng, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát triển, chất sử thi càng đậm đà
Thứ hai, tiểu thuyết tái hiện cuộc sống không thi vị hóa, lãng mạn hóa, lý
tưởng hóa Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn lẫn cái nhỏ Chất văn xuôi như vậy được thể hiện rất rõ trong các sáng tác của
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, L Toxtoi, …
Thứ ba, cái làm cho nhân vật tiểu thuyết khác với nhân vật sử thi, nhân vật kịch, nhân vật truyện trung cổ là chỗ nhân vật của tiểu thuyết là con người nếm trải trong khi các nhân vật kia thường là nhân vật hành động Nhân vật tiểu
thuyết cũng hành động và trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật còn tích cực tham gia cải tạo môi trường nhưng với tư cách là đặc trưng thể loại, nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau, dằn vặt của đời Tiểu thuyết miêu tả con người trong hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến
Trang 18đổi và do đời dạy bảo Những Juylieng Xoren, những Gorio, những Grigori Melekhop, những Thứ… đều là những con người nếm trải và tư duy
Thứ tư, trong tiểu thuyết, cốt truyện đóng vai trò chủ đạo cùng với nhân vật
Mọi yếu tố tác phẩm được tổ chức sát với sự vận động của cốt truyện và tính cách, hầu như không có gì thừa, tất cả nằm trọn trong các liên hệ nhân quả Lời nói của nhân vật cũng chỉ là một khâu thúc đẩy cốt truyện phát triển hoặc mở nút Tiểu thuyết thì không thế Nó chứa bao nhiêu cái thừa: các suy tư của nhân vật và thế giới, về đời người sự phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm, sự trình bày tường tận các tiền sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người…
Thứ năm, tiểu thuyết hướng về miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương
thời của người trần thuật Là một hiện tại cùng thời, tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật một cách gần gũi như những người bình thường, thường tình, có thể hiểu họ bằng kinh nghiệm của mình Chính khoảng cách gần gũi này làm cho tiểu thuyết trở thành đề tài dân chủ, nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình Và từ đó có thể nhìn hiện tượng từ nhiều chiều, sử dụng nhiều giọng nói Tiểu thuyết hấp thu mọi lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời nói trong văn học và ngoài văn học, tạo nên sự đối thoại giữa các giọng nói khác nhau Cuộc sống trong tiểu thuyết là cái gì chưa xong xuôi Ngay lời trần thuật, dòng ý thức nhân vật cũng là một quá trình chưa xong xuôi
Thứ sáu, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất
các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác Tiểu thuyết thế kỉ XIX - XX
đã cung cấp nhiều mẫu mực về sự tổng hợp đó Chẳng hạn tiểu thuyết sử thi -
tâm lý của L Tonxtoi (Chiến tranh và hòa bình), tiểu thuyết thế sự - trữ tình của Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống), tiểu thuyết sử thi - trữ tình của Heminguay (Chuông nguyện hồn ai)… Ngoài ra có thể nói đến tiểu thuyết chính luận, tiểu
thuyết tư liệu
Trang 19Chính những hiện tượng tổng hợp đó làm cho bản thân thể loại tiểu thuyết đang vận động, không đứng yên Nhà nghiên cứu Bakhtin cho rằng, tiểu thuyết
là “thể loại duy nhất đang hình thành và chưa xong xuôi”
1.1.2.3 Đặc trưng của truyện thơ
* Khái niệm
Truyện thơ là thể loại tự sự bằng thơ, yếu tố cốt truyện được tổ chức chặt chẽ
* Đặc trưng
Thứ nhất, nhân vật là những con người bình thường, những cá nhân với
những lợi ích thuần túy con người của nó
Thứ hai, xung đột trong truyện thơ mang tính cục bộ, gắn với số phận
những con người, có quy mô nhỏ hơn xung đột sử thi
Thứ ba, cốt truyện trong truyện thơ thường đơn giản hơn tiểu thuyết, ít chi
tiết hơn Ta có thể thấy điều này khi so sánh Truyện Kiều với Kim Vân kiều truyện: ở Truyện Kiều khi miêu tả đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán, Nguyễn Du chỉ dùng vài câu thơ ngắn gọn nhưng trong Kim Vân kiều truyện tác giả dùng một chương và nói rất rõ Kiều xử tội từng người đã hại nàng ra sao, qua đó ta thấy một cô Kiều độc ác, giết người không ghê tay thế nào
1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học tác phẩm tự sự trong nhà trường Trung học Phổ Thông
1.2.1 Cảm thụ tác phẩm văn học - một vấn đề cơ bản của lý luận văn học
1.2.1.1 Cảm thụ tác phẩm văn học - một vấn đề cơ bản của lý luận văn học
Văn học là một sản phẩm tinh thần, kết tinh những kinh nghiệm tư tưởng, tình
cảm của con người trước một cuộc sống nhất định Chỉ khi nào sử dụng đến thế giới tinh thần đó mới coi là tiếp nhận văn học trọn vẹn Tiếp nhận đòi hỏi người đọc trước hết phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ Cấp độ thứ hai, người đọc tiếp xúc với ý đồ của người nghệ sỹ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh sâu sắc của tư tưởng và tình
Trang 20nghiệm sống của mình để thể hiện, đồng cảm Cuối cùng, nâng cấp lý giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu được vị trí tác phẩm trong lịch
sử, văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ thuật
1.2.1.2 Cảm thụ tác phẩm văn học - một hoạt động sáng tạo của bạn đọc
Tiếp nhận văn học là tri giác, lý giải tác phẩm nhưng không phải là một hoạt động tiêu cực Tính sáng tạo của tiếp nhận văn học đã được khẳng định từ lâu Nhưng vấn đề đặt ra là hiểu cho đúng thực chất của tính sáng tạo này Sáng tạo đây là để hiểu tác phẩm chứ không phải làm ra tác phẩm mới Nội dung tác phẩm không phải do người đọc mang từ bên ngoài vào mà vốn chứa đựng trong tác phẩm Nếu không như thế thì không lý giải được sao có tác phẩm trường tồn với thời gian còn nhiều tác phẩm khác thì rơi vào lãng quên
Tính chất sáng tạo của người đọc và tác giả khác nhau trên căn bản Nhà văn tìm tòi, khái quát để tạo ra tác phẩm mới Cố gắng của người đọc là phát hiện lại tác phẩm, thâm nhập vào chiều sâu có thể là bất ngờ đối với tác giả Đó
là hai hướng sáng tạo khác nhau, vì thế câu chuyện “đồng sáng tạo” như có người vạch ra chỉ là một ẩn dụ thi vị Trong tiếp nhận “đồng sáng tạo” của người đọc được hiểu là hoạt động cùng sản xuất sản phẩm tinh thần với tác giả, hoàn thành chu trình sản xuất mà tác giả đã khởi đầu và chủ yếu là nói đồng thể nghiệm, đồng cảm, cùng biểu diễn để làm sống dậy cái điều mà nhà văn muốn nói
Lý luận xem tiếp nhận văn học như một sự “cụ thể hóa” tác phẩm vốn như một “bộ xương” cũng không đúng Nghệ sỹ không miêu tả toàn bộ hiện thực mà chỉ chọn lấy những chi tiết, đường nét tiêu biểu, điển hình giàu sức biểu hiện
Đó không phải “bộ xương” mà là máu thịt, là tinh túy của suy nghĩ và cảm xúc Hoạt động tiếp nhận cũng không hướng chủ yếu tới việc thêm thắt các chi tiết và hành động cho hình tượng
1.2.1.3 Dạy - học tác phẩm văn học là một quá trình cảm thụ thẩm mỹ
Chúng ta biết rằng chất liệu của nghệ thuật chính là cuộc sống Trong cuộc sống, cái đẹp là một bộ phận của các sự vật hiện tượng trong đời sống tự nhiên
và xã hội Nhu cầu về tinh thần trong cảm xúc thẩm mỹ là một trong những nhu cầu quan trọng của con người Trong các môn học ở nhà trường phổ thông thì bộ
Trang 21môn Ngữ văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành niềm tin của con người, ảnh hưởng đến hành vi của con người và đạt tới sự khoái cảm thẩm
mỹ của tinh thần
Đối với học sinh, trong lĩnh vực thẩm mỹ học sinh trau dồi cho mình những khái niệm chung về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài bắt đầu từ những hành vi, những hành động, từ trang phục và trong cả nghệ thuật
Mặt khác, từ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh cũng giúp học sinh nhận thức được giá trị đạo đức trong thẩm mỹ Trẻ em đến với đạo đức cũng thông qua cái đẹp Vì vậy, phải phát triển ở trẻ nhu cầu quan hệ thẩm mỹ với mọi người, với
xã hội, với lao động Nói chung nghệ thuật tạo cho con người khả năng nhận thức, hiểu được cái đẹp trong đời sống tự nhiên và có tác động mạnh mẽ tích cực đến đời sống xã hội, làm phong phú đời sống tinh thần và là điều kiện để giữ gìn phẩm giá con người, là phương tiện để đấu tranh tích cực vì tư tưởng tốt đẹp của nhân loại
Trong quá trình sống và hoạt động xã hội, con người đã hình thành quan niệm, niềm tin và muốn thể hiện tư tưởng ấy ở cái đẹp và tìm cách phản ánh cái đẹp ấy trong nghệ thuật Ngược lại, những tư tưởng đúng đắn của nghệ thuật dẫn dắt con người đến những niềm tin trong hành vi và trong hoạt động, sinh ra một năng lượng mới trong cuộc sống Hình tượng nghệ thuật được lĩnh hội bằng một
sự thông cảm sâu sắc có tác động mạnh mẽ đến thế giới chủ quan của nhân cách
và sinh ra những cảm xúc phức tạp hơn
Quá trình cảm xúc như thế không đơn thuần là một quá trình hoạt động trí tuệ mà còn đem lại những cảm xúc thẩm mỹ những niềm vui, nỗi buồn khâm phục, thán phục Con người không chỉ nhận thức mà còn cảm nhận sâu sắc tư duy khách quan trong sự khái quát nghệ thuật riêng của cá nhân
1.2.1.4 Mối quan hệ giữa đọc hiểu và cảm thụ tác phẩm văn học
Đây là hai khái niệm có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương Có thể nói quá trình đọc hiểu là nền tảng cho quá trình cảm thụ tác phẩm hay nói cách khác cảm thụ tác phẩm là kết quả của quá trình
Trang 22câu, đoạn, bài, hiểu ý chính của một số đoạn văn, biết nhận xét một số hình ảnh, chi tiết, nhân vật trong bài học, nội dung của cả bài, biết phát hiện một số hình ảnh, chi tiết, từ ngữ có ý nghĩa trong văn bản, biết nhận xét về nhân vật trong tác phẩm tự sự, nhận biết dàn ý và đại ý của văn bản, biết phát biểu ý kiến cá nhân
về cái hay, cái đẹp trong văn bản, biết tóm tắt tác phẩm tự sự Nếu học tác phẩm văn chương mà chỉ dừng lại ở việc đọc để phát hiện những điều nêu trên là chưa
đủ mà chúng ta phải mang tác phẩm đặt vào trong ngữ cảnh văn hóa để tạo nên mối quan hệ đa chiều, đáp ứng nhu cầu so sánh, tổng hợp và tư duy nghệ thuật Hay nói cách khác là ta đi đến cảm thụ tác phẩm văn học trên cơ sở việc phá vỡ tầng ngôn từ ở quá trình đọc hiểu Như vậy từ quá trình đọc hiểu đến quá trình cảm thụ tác phẩm tự sự ta có thể hình dung như sau: tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn cũng như thấy được vai trò của các hình thức, biện pháp nghệ thuật ngôn từ, các thông điệp tư tưởng, tình cảm của người viết và các giá trị tự thân của hình tượng nghệ thuật
1.2.2 Những đặc trưng thi pháp của thể loại tự sự
1.2.2.1 Cốt truyện là những sự kiện nòng cốt để tạo nên tác phẩm Các sự
kiện đó có thể là những hành động, việc làm, ý nghĩ, đổi thay bộc lộ bản chất của tính cách hay của mối quan hệ giữa người và người Sự kiện là sản phẩm của quan hệ giữa con người và hoàn cảnh, môi trường cho nên nó mở ra một đặc điểm khác của tự sự, là khả năng phản ánh cuộc sống một cách bao quát rộng lớn: miêu tả con người trong nhiều quan hệ phức tạp giữa nó và môi trường
xung quanh
Trước hết là quan hệ con người và hoàn cảnh Nhân vật dường như hoạt động tự do theo ý muốn của nó, nhưng thật ra mọi hoạt động của nó đều do tác động của hoàn cảnh và môi trường xung quanh
Ví dụ: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu,
nhân vật người đàn ông thuyền chài có bản chất hiền lành (theo lời nhận xét của người vợ) “lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục mịch nhưng hiền lành lắm, không đánh đập tôi bao giờ” và là người cao thượng (anh dám lấy chị khi
mà chị xấu không ai lấy) nhưng rồi do chị đẻ nhiều, biển động làm gia đình khó
Trang 23khăn, thiếu ăn anh trở nên vất vả hơn nên anh đánh chị như để giải tỏa cái khó khăn của gia đình cũng như giảm được phần nào gánh nặng của anh
Mặt khác, sự kiện là những mối liên hệ của thế giới, cho thấy các phương diện khác nhau của nó Theo mối liên hệ của sự kiện, tác giả tự sự có thể dẫn dắt người đọc đi về những miền khác nhau, có thể lùi về dĩ vãng hay đắm mình trong hiện tại, có thể lướt qua mặt này mà tập trung vào mặt kia
Ví dụ: Trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành ta thấy
trong một tác phẩm mà ta thấy có 2 câu chuyện lồng vào nhau và đó lại là 2 mốc thời gian khác nhau: thời gian hiện tại (lời kể chuyện của cụ Mết) và thời gian quá khứ (cuộc đời Tnu và cuộc nổi dậy của dân làng Xôman)
1.2.2.2 Nhân vật tự sự có thể được miêu tả cả bên trong lẫn bên ngoài, cả
điều nói ra và điều không nói ra, cả ý nghĩ và cái nhìn, cả tình cảm, cảm xúc, ý thức và vô thức, cả quá khứ, hiện tại, tương lai
Ví dụ: Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ta thấy tác giả miêu
tả nhân vật Mị đầy đủ cả ba quãng đời: trước khi về làm dâu gạt nợi nhà thống
lý (Mị là cô gái đẹp, có tài thổi sáo, có nhiều người theo đuổi và giỏi lao động), quãng đời làm dâu gạt nợ (lao động quanh năm suốt tháng, không có ý thức về
sự sống) và quãng đời tương lai khi Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ cũng như tự giải thoát cho mình
1.2.2.3 Chi tiết nghệ thuật phong phú và đa dạng, thường mang chất văn
xuôi, xương xẩu nhất Ta bắt gặp các chi tiết về chân dung, ngoại hình,về tâm lý, sinh lý, phong cảnh, phong tục, về đồ vật, binh khí, lịch sử, xứ lạ, về đời sống, văn hóa, sản xuất,….bao gồm cả những chi tiết tưởng tượng, liên tưởng, hoang đường mà không nghệ thuật nào trình diễn được
Ví dụ: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ chi tiết tác giả miêu tả phong tục ăn
Tết của người Hmong “trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc váy hoa đã đem phơi trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ Đám trẻ đợi Tết chơi quay, cười
ầm trên sân trước nhà Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo vọng lại, tha thiết bồi hồi”
Trang 241.2.2.4 Tác phẩm tự sự nào cũng có hình tượng người trần thuật Tác giả
xuất hiện dưới hình thức người trần thuật để phân tích, nghiên cứu, khêu gợi và bình luận, làm sáng tỏ mối quan hệ phức tạp giữa con người và hoàn cảnh Nhiều khi người trần thuật tỏ ra khách quan không để lộ mối thiện cảm, ác cảm hay các tình cảm suy nghĩ của mình Người đọc nhận ra hình tượng người trần thuật qua cái nhìn, cái cảm thụ, phương thức tư duy, năng lực trí tuệ và chất tình cảm của anh ta
Ví dụ: Trong tác phẩm Chí Phèo, Nam Cao không có dòng nào nói rằng
ông thương Chí hay Ghét Chí như dân làng Vũ Đại nhưng người đọc vẫn nhận thấy tấm lòng cảm thương nhân vật của nhà văn và ông lên tiếng bênh vực nhân vật bằng cách chứng minh do hoàn cảnh xô đẩy con người
1.2.2.5 Lời văn
Tác phẩm tự sự có cấu trúc, thành phần khác hẳn lời văn kịch và trữ tình Văn tự sự có thể là văn vần hoặc văn xuôi Lời văn tự sự luôn hướng người đọc
ra thế giới đối tượng khác hẳn với lời trữ tình hay lời thoại của kịch, hướng chú
ý tới cảm xúc, ý định người nói Nhà văn thường dùng câu tồn tại, hoặc miêu tả thuộc tính, đặc trưng, hình dáng, động tác của sự vật, gọi tên các sự vật ra Lời nhân vật tự sự là một thành phần, một yếu tố của văn tự sự Nó xuất hiện gắn liền với sự miêu tả Lời nhân vật có thể được miêu tả lại, được xé lẻ ra để xen vào hoặc hóa thân vào lời trần thuật
1.2.3 Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn ở phổ thông hiện nay
Theo chúng tôi, hiện nay môn văn trong nhà trường PT không chiếm được nhiều tình cảm cũng như sự yêu mến của các em không phải do giáo viên thiếu nhiệt tình dạy học, không cố gắng, mà chủ yếu là do trên tổng thể ở nước ta cho đến nay nói chung vẫn tồn tại một quan niệm sai lầm, cũ kĩ, lạc hậu về việc dạy học nói chúng và dạy học văn nói riêng Nói một cách khác cho đến nay lí luận dạy học đặc biệt là lí luận dạy học Ngữ văn ở ta vẫn còn chưa hề đổi mới hoặc chỉ mới là hô hào mà chưa thực sự có quan niệm mới về dạy học Sơ bộ tập hợp,
có mấy nguyên nhân chủ yếu sau
Trang 25Trước hết là phương pháp dạy học cũ, chỉ dựa vào giảng, bình, diễn giảng
Thật vậy, cách dạy học ngữ văn từ trước tới nay có mấy lệch lạc như: đối với bài học tác phẩm văn học thì chú trọng cái gọi là “giảng văn” Bao nhiêu SGK trước nay đều gọi đó là môn “Văn học trích giảng”, “Văn học giảng bình”, “Giảng văn”, “Văn học giảng luận”, “Phân tích tác phẩm văn học” Dạy văn hầu như chỉ
có một đường là “giảng”, “bình”, “luận”, “phân tích” Giáo án soạn ra là để cho
GV “giảng”, biểu diễn trên lớp Giáo viên nào tham giảng thì thường “cháy” giáo án Quan niệm Giảng văn như thế có phần sai tận gốc Một là, văn học sáng
tác ra cho người đọc đọc, do đó môn học tác phẩm văn học phải là môn dạy HS sinh đọc văn, giúp HS hình thành kĩ năng đọc văn, trưởng thành thành người đọc
có văn hoá, chứ không phải là người biết thưởng thức việc giảng bài của thầy
Chính vì vậy sai lầm thứ hai là môn học văn hiện nay thiếu khái niệm khoa học
về đọc văn Khái niệm “đọc” chỉ được hiểu là đọc thành tiếng, đọc diễn cảm, mà
không thấy nói là đọc -hiểu
Thứ hai, phương pháp dạy học theo lối cung cấp kiến thức áp đặt, HS phải
học thuộc kiến giải của thầy Đây cũng là phương pháp phản sư phạm, bởi vì
bản chất học tập không phải là tiếp nhận những gì được đưa trực tiếp từ ngoài
vào, mà là sự kiến tạo tri thức mới dựa trên cơ sở nhào nặn các dữ liệu mới và
kinh nghiệm đã được tích luỹ Học tập thực chất không phải là học thuộc mà là
tự biến đổi tri thức của mình trên cơ sở các tác động của bên ngoài và của hoạt động của người học Do đó việc áp đặt kiến thức chỉ có tác dụng tạm thời, học xong là quên ngay, không để lại dấu ấn trong tâm khảm người học, không trở thành kiến thức hữu cơ của một bộ óc biết suy nghĩ và phát triển
Thứ ba, chưa xem HS là chủ thể của hoạt động học văn, chưa trao cho các
em tính chủ động trong học tập Coi HS là chủ thể của hoạt động học tập của mình thì HS phải là người chủ thể trong các hoạt động học tập, là người chủ động kiến tạo các kiến thức của mình mà GV chỉ là người tổ chức các hoạt động học tập cho HS Giáo án của GV phải là kế hoạch hoạt động của HS để tự kiến tạo kiến thức, chứ không phải là giáo án để GV giảng và bình ở trên lớp
Trang 26Thứ tư, do chưa có khái niệm đọc cho nên chưa có hệ thống biện pháp dạy
đọc văn hữu hiệu và hoàn chỉnh Ngoài việc đọc thành tiếng và đọc diễn cảm, chúng ta hầu như chỉ có các khái niệm giảng, bình, phân tích, bình chú, nêu câu hỏi…
Có thể là chưa hoàn toàn chính xác, song những điều nói trên có thể coi là
bức tranh chung về phương pháp dạy học ngữ văn hiện nay Một số băng hình
“dạy mẫu” do một số chuyên viên Bộ tổ chức quay, tuy có chỉ đạo, gợi ý, bàn bạc trước đã phản ánh rất trung thành tính chất lạc hậu, cũ kĩ về phương pháp dạy học văn ở các tường THPT của chúng ta Một số sách giáo án mẫu của nhiều chuyên viên, tác giả do viết vội vàng cũng thể hiện sự lạc hậu cũ kĩ so với phương pháp mới
Tất cả những biểu hiện nêu trên của dạy học tiêu cực không chỉ là sản phẩm tiêu cực, thiếu hiệu quả cục bộ của hoạt động dạy học của một số giáo viên hoặc địa phương nào đó, mà là hệ quả của sự lạc hậu về phương pháp tổng thể, kéo dài, chậm khắc phục Hậu quả của nó không chỉ làm giảm sút hiệu quả giáo dục,
mà hơn thế, còn có phản tác dụng là nó làm cho trí óc học sinh trơ lì , chán học, làm mòn mỏi trí tuệ, phá hoại tư duy Hệ quả của nó là một hệ quả kép, vừa giảm thiểu kết quả giáo dục vừa phá hoại bản thân giáo dục Phải thấy rõ điều đó thì mới thấy nhu cầu đổi mới
Để giải quyết được thực trạng trên không phải một, hai ngày hay dùng sức của một ngành giáo dục là có thể làm được Đây là vấn đề phải cần thời gian và
sự kiên trì vì nó đã ăn sâu vào tâm trí người dạy cũng như người học Trong quá trình nghiên cứu khóa luận chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp dạy học mới dành cho TPTS Tuy nhiên, vấn đề này mới ở bước đầu và cần nhiều thời
gian chỉnh lý, nghiên cứu thêm
Tiểu kết
Như vậy, những thể loại thuộc về khái niệm tác phẩm tự sự không phải dừng lại ở 1, 2 thể loại mà gồm nhiều thể loại khác nhau như truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thơ… Mỗi thể loại có đặc trưng khác nhau nhưng đều có những
Trang 27đặc điểm chung của tác phẩm tự sự như nhân vật, cốt truyện, lời văn… vì thế, khi dạy từng tác phẩm cụ thể thuộc từng thể loại khác nhau giáo viên cần vận dụng kiến thức đặc trưng thể loại vào giảng dạy để học sinh nắm bắt tác phẩm
cụ thể, rõ ràng mà giờ học thêm phần hứng thú, không nhàm chán
Để học sinh cảm thụ được tác phẩm tự sự không hề đơn giản mà người giáo viên phải hướng học sinh tới tính sáng tạo Nghĩa là học sinh tự do cảm nhận tác phẩm theo suy nghĩ của mình Vì bản chất của cảm thụ tác phẩm văn học là quá trình sáng tạo ở bạn đọc Người giáo viên chỉ định hướng các em hướng tới cái hay, cái đẹp của tác phẩm gắn với các đặc trưng thi pháp như cốt truyện, nhân vật, lời văn…
Tuy nhiên vấn đề dạy học tác phẩm tự sự ở tường phổ thông hiện nay còn
là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên Dạy như thế nào để giờ văn không nhàm chán, học sinh hiểu được cái hay, cái đẹp của tác phẩm, thông điệp của nhà văn muốn gửi gắm là bài toán chưa có đáp án thuyết phục Trên cơ sở đó chúng tôi nghiên cứu khóa luận này để góp phần nào vào việc giải quyết bài toán đó
Trang 29CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VÁN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung chương trình tác phẩm tự sự ở lớp 12 (chương trình chuẩn)
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12 có một số lượng tác phẩm tương đối lớn gồm cả tác phẩm của Việt Nam và văn học nước ngoài Tuy nhiên khi giảng dạy tác phẩm tự sự nước ngoài sẽ có những phương pháp riêng nên chúng tôi không đề cập đến ở trong khóa luận này Các tác phẩm trong chương trình được phân bố như sau:
Tiết 40+41: Đọc văn: Người lái đò sông Đà (trích tùy bút Sông Đà) - Nguyễn Tuân
Tiết 43+44: Đọc văn: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tiết 55+56: Đọc văn: Vợ chồng A Phủ (trích Vợ chồng A Phủ) -Tô Hoài Tiết 62+63+64: Đọc văn: Vợ Nhặt (trích Vợ nhặt) - Kim Lân
Tiết 66+67+68: Đọc văn: Rừng xà nu (trích Rừng xà nu) - Nguyễn Trung Thành Tiết 71+72+73: Đọc văn: Chiếc thuyền ngoài xa (trích Chiếc thuyền ngoài xa) - Nguyễn Minh Châu
Ngoài ra trong chương trình còn những tác phẩm đọc thêm nhưng do hạn chế về mặt hình thức nên chúng tôi không tìm hiểu trong khóa luận này Nhìn vào sự thống kê trên ta thấy số tiết dành cho giảng dạy TPTS là rất lớn Các tác phẩm phong phú, đa dạng, nói đến nhiều vùng miền khác nhau (miền xuôi, miền núi, hải đảo), nhiều khu vực địa lý (Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Bắc, miền Trung), nhiều thời điểm lịch sử khác nhau (kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thời bình) Mỗi tác phẩm gắn với thời đại lịch sử, phông văn hóa khác nhau giúp cho các em có thêm kiến thức lịch sử cũng như địa lí
2.2 Khảo sát hoạt động dạy - học tác phẩm tự sự lớp 12 trường Trung học Phổ Thông Thái Ninh - Thái Thụy - Thái Bình
2.2.1 Mục đích
Thực nghiệm dạy học nhằm:
Trang 30Thứ nhất, kiểm tra để xác định tính hiệu quả và tính khả thi của việc tổ
chức hoạt động dạy học TPTS lớp 12 (chương trình chuẩn) theo đặc trưng loại thể có chú trọng đến nguyên tắc phát triển phẩm chất và năng lực người học
Thứ hai, hoàn chỉnh những nghiên cứu lý thuyết để việc ứng dụng vào thực
tế dạy học đạt hiệu quả cao
2.2.2 Đối tượng khảo sát
Khảo sát được tiến hành ở học sinh khối 12, ban cơ bản và các giáo viên giảng dạy khối 12 ở trường THPT Thái Ninh - Thái Thụy -Thái Bình
2.2.3 Nội dung khảo sát
Thứ nhất, khảo sát việc học môn Văn của học sinh khối 12, ban cơ bản ở
trường THPT Thái Ninh - Thái Thụy -Thái Bình
Thứ hai, khảo sát việc học cảm thụ hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành của học sinh khối 12, ban cơ bản
ở trường THPT Thái Ninh - Thái Thụy -Thái Bình
Thứ ba, khảo sát phương pháp giảng dạy của các giáo viên giảng dạy khối 12, ban cơ bản ở trường THPT Thái Ninh - Thái Thụy -Thái Bình ở hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
2.2.4 Thời gian khảo sát
Chúng tôi tiến hành khảo sát trong thời gian từ ngày 06 – 11/04/2015 đối với học sinh và từ ngày 16- 21/03/2015 đối với giáo viên Chúng tôi đã khảo sát trên 32 em học sinh lớp 12A6 trường THPT Thái Ninh và 2 giáo viên giảng dạy khối 12 chương trình chuẩn
2.2.5 Phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên
Trong quá trình khảo sát phương pháp giảng dạy của 2 giáo viên dạy khối
12 chương trình chuẩn, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng giáo án mà không phải trực tiếp dự giờ giảng Điều này do thời gian tiến hành khảo sát thì các giáo viên
đã dạy xong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Rừng xà nu Qua khảo sát giáo án
của 2 giáo viên trên chúng tôi thấy rằng các giáo viên vẫn chủ yếu là dùng phương pháp truyền thống trong giảng dạy 2 tác phẩm trên Có nghĩa là giáo viên vẫn là người làm việc nhiều còn học sinh thụ động ghi vào vở những gì
Trang 31giáo viên đọc Học sinh dường như không phải làm việc hay thể hiện được tính tích cực, tự giác của mình Học sinh chỉ là phát hiện những câu trả lời cho những câu hỏi phát hiện Điều này không gây hứng thú được cho học sinh trong giờ học
2.2.6 Kết quả và một số vấn đề đặt ra từ khảo sát
Sau khi tiến hành khảo sát học sinh chúng tôi đã thu được một vài kết quả Thông qua kết quả thu được chúng tôi xin có một vài kiến nghị để việc dạy học tác phẩm tự sự ở lớp 12, chương trình chuẩn đạt hiệu quả cao hơn
2.2.6.1 Đánh giá chung
Trong quá trình khảo sát, chúng tôi không cho học sinh biết mục đích của việc khảo sát là gì và khuyến khích cho các em trả lời trung thực với thực trạng giảng dạy và năng lực học tập của các em Căn cứ vào kết quả thu được chúng tôi có một vài kết luận sau:
Các em đều có ý thức và trung thực trong quá trình chúng tôi tiến hành khảo sát
Mỗi học sinh đều tự đưa ra ý kiến cá nhân của mình mà không chép của bạn hay đánh giá theo cảm tính
Đa số các em có ý kiến đóng góp thẳng thắn cho giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Văn cho các em và cho nhà trường
Là học sinh lớp 12 nên điều các em quan tâm nhất là việc học văn để thi cử
2.2.6.2 Kết quả cụ thể và một số vấn đề đặt ra
Chúng tôi tiến hành khảo sát học sinh ở 6 câu hỏi và kết quả thu được như sau:
Câu 1 Em có thích học tập bộ môn Văn không?
Trang 32em thích Với những học sinh trả lời “không”, chúng tôi đã tiến hành gặp riêng giáo viên dạy bộ môn đó để tìm hiểu Kết quả thấy rằng những em đó đa phần là học sinh cá biệt của lớp, đến giờ văn các em thường ngủ gật hay làm việc riêng Điều này cho chúng tôi thấy rằng, có thể những tác phẩm văn chương không làm các em thấy có hứng thú hay do phương pháp của giáo viên chưa phù hợp Nhìn vào kết quả đó, chúng tôi mong muốn các nhà biên soạn hãy đưa những tác phẩm phù hợp với tâm lý của các em mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ giáo dục
Về phía giáo viên giảng dạy nên thay đổi phương pháp để giờ học không nhàm chán, kích thích được tâm thế học tập cho học sinh
Câu 2 Học tập bộ môn Đọc văn em thấy có cần thiết phải đọc trước văn bản không?
Câu 3 Trong giờ Đọc văn, em mong muốn ở giáo viên điều gì?
Kết quả:
Số lượng HS Lớp Đọc và giảng
truyền cảm
Đọc câu hỏi sáng rõ và dẫn dắt cụ thể
Cho học sinh tự do bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc
Nhìn vào bảng biểu diễn kết quả ta thấy mong muốn lớn nhất của các em ở
ngýời giáo viên là Đọc và giảng truyền cảm (chiếm 47%) Đây là mong muốn
Trang 33rất thiết thực khi học môn Văn, vì thông qua giọng đọc và giảng của giáo viên học sinh có thể hình dung ra tính cách nhân vật hay số phận nhân vật hay hoàn cảnh lịch sử bao trùm lên tác phẩm Đặc biệt giáo viên có giọng giảng truyền cảm sẽ thu hút được sự chú ý cũng như tạo được hứng khởi học tập cho học sinh.Tuy nhiên không phải người giáo viên nào cũng có được giọng giảng truyền cảm Từ kết quả này ta thấy người giáo viên không chỉ trang bị cho mình những kiến thức chuyên môn mà còn chú ý đến phong thái (giọng giảng), đòi hỏi người giáo viên phải học tập và rèn luyện nhiều hơn nữa Ở mong muốn thứ
3 chúng tôi đưa ra khảo sát cũng thu được kết quả cao ở học sinh Các em momg muốn được bày tỏ ý kiến cá nhân của mình về tác phẩm Điều này người giáo viên không nên né tránh mà nên khuyến khích các em vì bản chất của cảm thụ tác phẩm là quá trình sáng tạo ở bạn đọc Tuy nhiên việc bày tỏ suy nghĩ phải logic và phù hợp với tác phẩm mà không phải thích nói gì thì nói
Câu 4 Trong các tác phẩm văn xuôi trong chương trình Ngữ văn lớp 12,
tác phẩm trong chương trình kì một - Ai đã đặt tên cho dòng sông (chiếm 81,2%) và Người lái đò sông Đà (chiếm 9,3%) Hai tác phẩm này học sinh khó
học vì các lý do: tác phẩm dài, khó nhớ, khó đọc, kết cấu, cốt truyện không rõ ràng khiến các em khó xác định bố cục, lời văn trừu tượng, hàm súc Hai tác phẩm này các em thấy khó học là đúng vì đây là hai tác phẩm tùy bút, có xen nhiều yếu tố cảm xúc, không rõ ràng như các tác phẩm truyện ngắn Các nhà
Trang 34lứa tuổi với các em để tránh hiện tượng ghét bỏ tác phẩm Điều này sẽ khiến các
em ghét bỏ cả môn văn, làm cho việc dạy học văn không đạt hiệu quả cao
Câu 5 Em thường chuẩn bị gì trước khi học tác phẩm tự sự?
Kết quả:
Số lượng
Đọc trước tác phẩm ở nhà
Tóm tắt tác phẩm
Trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài
Ghi ra giấy những vấn
đề cần trao đổi
Những chuẩn bị khác
32 12A6 7=21.9% 5=15.7% 15=46.8% 2=6.2% 3=9.4%
Nhìn vào kết quả khảo sát ta thấy các em đều có sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp Các em có nhiều sự chuẩn bị khác nhau nhưng đa số các em đều trả lời câu hỏi hướng dẫn học bài (chiếm 46.8%) Đây là sự chuẩn bị tổng hợp và đầy
đủ nhất cho mỗi tiết học tác phẩm tự sự Sự chuẩn bị này sẽ giúp các em nắm được nội dung của tác phẩm Sự chuẩn bị này sẽ giúp các em học nhanh hơn khi
có sự hướng dẫn của giáo viên ở trên lớp Tuy nhiên, việc chuẩn bị mà tôi mong
muốn nhất khi đưa ra câu hỏi khảo sát này cho học sinh là Ghi ra giấy những vấn đề cần trao đổi thì có rất ít em làm được Vì nếu làm được việc này sẽ giúp
các em tự bày tỏ được suy nghĩ của mình về tác phẩm cũng như giúp cho khoảng cách giữa học sinh và giáo viên gần nhau hơn, giúp cho việc dạy và học
sẽ tốt hơn
Câu 6: Em có ý kiến gì với giáo viên dạy học môn Ngữ văn và nhà trường
để việc học môn văn đạt kết quả cao?
Trong câu hỏi này có 32 em trả lời và đa số đều có ý kiến cho giáo viên bộ môn Ý kiến của các em đều mong muốn giáo viên làm văn mẫu cho học sinh làm theo Bên cạnh đó học sinh mong muốn giáo viên dạy chậm lại để học sinh
có thể hiểu sâu hơn tác phẩm
Trang 35Tiểu kết
Qua khảo sát thực tiễn cho thấy, đa phần các em có ý thức học tập môn Văn Điều đó được thể hiện ở việc các em đều chủ động chuẩn bị bài, đọc trước tác phẩm, tóm tắt tác phẩm Trên cơ sở đó người giáo viên nên giúp các em phát huy hết khả năng của bản thân bằng cách có những phương pháp dạy học tích cực để các em chủ động, tích cực và làm chủ giờ học của mình Bên cạnh đó còn
có nhiều em học sinh không thích học môn văn, khả năng tiếp nhận các tác phẩm tự sự còn hạn chế Việc không thích học môn văn là một nguyên nhân cơ bản khiến các em không tiếp nhận được tác phẩm văn chương Ở kết quả khảo sát cho thấy việc dạy - học văn đặc biệt là dạy tác phẩm tự sự còn nhiều bất cập Học sinh không thích học văn một phần do những tác phẩm đưa vào trong chương trình là các tác phẩm khó học, khó nhớ làm các em không có hứng thú học tập Những tác phẩm khó học khó nhớ thời gian giảng lại quá ít nên học sinh
đã khó hiểu lại càng chán học văn hơn Đây là một trở ngại rất lớn cho cả người dạy và người học Giáo viên cần phân bố thời gian hợp lý để giúp học sinh nắm bắt được tác phẩm và làm bài thi đạt kết quả cao Đây cũng chính là nguyện vọng của nhiều học sinh khi học môn văn Trên cơ sở đó, trong khóa luận này chúng tôi đã đề xuất các biện pháp giảng dạy tác phẩm tự sự ở phổ thông nói
chung và hai tác phẩm Rừng xà nu và Vợ chồng A Phủ cho học sinh lớp 12 nói
riêng
Trang 36CHƯƠNG 3: DẠY HỌC TÁC PHẨM TỰ SỰ THEO HƯỚNG PHÁT HUY
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
3.1 Vận dụng phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học
3.1.1 Phương pháp đọc - hiểu
- Hướng dẫn học sinh đọc, kể và tóm tắt tác phẩm, nắm vững cốt truyện
- Phân tích cốt truyện, tìm hiểu ý nghĩa, nguyên tắc, quan niệm chi phối cách tổ chức cốt truyện, chỉ ra những nét đặc sắc của cốt truyện
- Với đoạn trích cần giới thiệu vị trí đoạn trích trong toàn bộ hệ thống diễn biến biến cố sự kiện, tình tiết của câu chuyện
- Từ đó xác định đúng nội dung và cảm hứng chủ đạo của trích đoạn đó
Ví dụ:
Khi dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt tác
phẩm bằng cách giáo viên đưa ra sự kiện sau:
- Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị, không đủ tiền cưới phải đến vay nhà thống lí,
bố của thống lí Pá Tra bây giờ Mẹ Mị đã chết, bố Mị đã già mà món nợ mỗi năm phải trả lãi một nương ngô vẫn còn Năm đó, ở Hồng Ngài tết đến, A Sử con trai thống lí Pá Tra lừa bắt cóc được Mị về làm vợ cúng trình ma Mị trở thành con dâu gạt nợ Khổ hơn con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa trong xó cửa Mị toan ăn lá ngón tự tử Thương cha già, Mị chết không đành Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi Một cái tết nữa lại đến Mị thấy lòng phơi phới Cô uống rượu ực từng bát, rồi chuẩn bị lấy váy áo đi chơi A Sử đã trói đứng Mị bằng một thúng dây đay
- A Phủ vì tội đánh con quan nên bị làng phạt vạ một trăm bạc trắng A Phủ trở thành người ở nợ cho Pá Tra Một năm rừng động, A Phủ để hổ bắt mất một con bò Pá Tra đã trói đứng anh vào một cái cọc bằng một cuộn mây Mấy ngày đêm trôi qua, A Phủ sắp chết đau, chết đói, chết rét thì được Mị cắt dây trói cứu thoát Hai người trốn đến Phiềng Sa nên vợ nên chồng A Phủ gặp cán bộ A Châu kết nghĩa làm anh em được giác ngộ trở thành chiến sĩ du kích đánh Pháp
Trang 373.1.2 Phương pháp phân tích, đánh giá nhân vật trong tác phẩm
Nhân vật văn học chỉ xuất hiện qua sự trần thuật, miêu tả bằng phương tiện nghệ thuật Các phương thức thể hiện nhân vật hết sức đa dạng đến đâu, các phương thức thể hiện nhân vật đa dạng đến đó
Trước hết nhân vật được miêu tả bằng chi tiết Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm Văn học cũng dùng chi tiết để miêu tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người
Khi giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích nhân vật, cần làm sáng tỏ được các điểm sau:
Thứ nhất, chi tiết giới thiệu chân dung, lai lịch nhân vât Không phải nhân
vật nào cũng được tác giả giới thiệu chân dung, lai lịch Tuy nhiên đây là yếu tố đầu tiên mà khi phân tích nhân vật ta phải chú ý Chân dung, ngoại hình nhân vật có thể được giới thiệu qua vài nét chấm phá cũng có nhân vật tác giả xoáy sâu (Thị Nở) Giáo viên khi phân tích chân dung, ngoại hình nhân vật văn học không chỉ dừng lại ở việc nêu ra cho học sinh thấy mà phải chỉ ra cho các em thấy ý đồ sáng tác của nhà văn
Thứ hai, chi tiết thể hiện hành động, ngôn ngữ của nhân vât Tác phẩm tự
sự bao giờ cũng có yếu tố kể, khi xây dựng nhân vât bao giờ nhà văn cũng phải
để nhân vật hành động và giao tiếp Thông qua các chi tiết đó, ta sẽ hiểu được tính cách nhân vật Có những nhân vật thiên về hành động nhưng cũng có nhân vật bộc lộ tính cách qua ngôn ngữ
Thứ ba, số phận nhân vật Mỗi nhân vật trong từng tác phẩm sẽ có những số
phận khác nhau vì họ xuất thân từ những hoàn cảnh (lai lịch) khác nhau Tuy nhiên, đa số nhân vật đều có số phận bất hạnh, khổ đau Nhân vật trong các TPTS trong chương trình lớp 12, chương trình chuẩn thể hiện rất rõ điều đó
Thứ tư, thông qua các chi tiết miêu tả số phận, chân dung, hành động ta
phải rút ra được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Đây chính là mục đích cuối cùng khi tác giả xây dựng nhân vật và mong muốn người đọc khám phá, cảm nhận
Trang 38Ví dụ:
Khi tìm hiểu văn bản Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, nhân vật cụ
Mết có vai trò quan trọng trong tác phẩm cũng như có vai trò rất lớn đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân làng Xô Man và trong cuộc sống đời
thường của họ Cụ như cây xà nu cổ thụ tỏa rợp bóng mát che chở, dẫn dắt dân làng, nuôi dưỡng, giữ gìn mạch nguồn, sức sống cho mảnh đất quê hương Và
nếu như để lấy ra một câu văn có khả năng gánh được cả tác phẩm thì người đọc
dễ dàng nảy ra câu nói của cụ Mết Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo… Câu nói của cụ Mết đặt ra tư tưởng của truyện, cũng là tư tưởng lớn của
cuộc chiến đấu lúc bấy giờ: phải dùng bạo lực cách mạng mói đè bẹp được bạo lực phản cách mạng Đây là chủ đề chính trị mang đậm cảm hứng sử thi của Nguyễn Trung Thành Khắc họa nhân vật cụ Mết, nhà văn gửi gắm biết bao tâm huyết, tình cảm và trí tuệ Đúng như có người nhận xét qua hình tượng cụ Mết,
Nguyễn Trung Thành vừa kể chuyện lịch sử vừa suy ngẫm về lịch sử Ở nhân vật này, ngòi bút tác giả cũng vừa tung hoành ca ngợi vừa chắt lọc suy nghĩ, vừa tả thực vừa lãng mạn, truyền cảm, tỉnh táo và bay bổng, huyền thoại
3.1.3 Phương pháp phát hiện các yếu tố làm lên giá trị thẩm mĩ của văn bản văn học
Tác phẩm tự sự có dung lượng rất dài, việc đọc tác phẩm với các em đã khó, việc cảm thụ hết cái hay cái đẹp lại càng khó hơn Khi dạy học sinh cảm thụ tác phẩm tự sự người giáo viên cũng không nên để các em cảm nhận tràn lan tác phẩm Người giáo viên hãy hướng HS của mình vào các yếu tố làm nên giá trị thẩm mỹ của TPVC Những yếu tố này trong một tác phẩm không nhiều nhưng lại rất quan trọng trong tác phẩm Các chi tiết nghệ thuật này thể hiện vẻ đẹp của hình tượng, thấy được dụng ý của nhà văn
Ngoài ra giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích lời kể phải gắn chặt với phân tích ngôn ngữ nhân vật và tình tiết trong tác phẩm; phân tích lời kể là phát hiện ra giọng điệu, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật của tác giả Lời kể ở đây thường là lời của tác giả hay của người trần thuật Tác giả dẫn dắt chúng ta vào tác phẩm cũng như tiếp xúc gần hơn với nhân vật chính, thậm chí tác giả chính
Trang 39là nhân vật trong tác phẩm
Qua phân tích: cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ tìm ra chủ đề, tư tưởng tác phẩm, các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu, đánh giá tác phẩm rút ra ý nghĩa bài học Bước này đòi hỏi giáo viên có vốn tri thức văn hóa, văn học, vốn tri thức thể loại vững vàng và kĩ năng vận dụng các phương pháp, các biện pháp mang tính nghiệp vụ sư phạm cao Giáo viên phải biết tổ chức, hướng dẫn để HS nhận biết và chỉ ra được cái hay, cái đẹp, cái độc đáo không lặp lại của văn bản được phân tích trong sự gắn bó giữa nội dung và hình thức nghệ thuật Đặc biệt đối với kiến thức rất lớn của tác phẩm tự sự, giáo viên phải xác định đúng trọng tâm, định lượng kiến thức và hướng giảng những chỗ quan trọng, không nên dàn trải khiến HS bị ám ảnh
Ví dụ:
Khi GV hướng dẫn các em HS tìm hiểu văn bản Rừng xà nu, người giáo
viên cho dù muốn đi theo con đường nào thì cũng phải cho các em thấy được tư tưởng của tác phẩm : khẳng định con đường duy nhất để giải phóng nhân dân miền Nam là đứng lên cầm vũ khí chiến đấu, dùng bạo lực cách mạng để chống lại sự tàn bạo của kẻ thù… Tư tưởng của tác phẩm được phát ngôn qua lời của
cụ Mết: Nhớ lấy Ghi lấy Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo
3.1.4 Phương pháp gợi tìm
Nhận thức của con người (trong đó có học sinh) thường theo quy luật tâm lý: đi từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng, theo một hệ thống logic nhất định Bằng cách gợi mở (qua câu hỏi của thầy), tư duy của học sinh được vận động, chủ thể “H” được đánh thức, tính tích cực của trẻ em được phát huy, hiệu quả học văn được nâng cao
Do tiến hành tìm hiểu bài học theo kiểu khám phá từng bộ phận, từng đơn
vị kiến thức, thông qua hệ thống các câu hỏi nhỏ, phương pháp gợi mở rất thích hợp với tâm sinh lý và trình độ, năng lực của học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông
Thực tế cho thấy, mỗi bài văn học sử, chẳng hạn, bao giờ cũng được cấu
Trang 40Còn ở bài giảng văn thì sau khi đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, bao giờ cũng tiến hành tìm hiểu bài văn từ cảm nhận chung (hoặc đại ý, chủ đề) đến phân tích các khía cạnh cụ thể để làm sáng tỏ những nhận định chung đó Quá trình phân tích những khía cạnh nhất thiết, cần thiết phải sử dụng phương pháp gợi mở thì mới
đi đến cái đích cuối cùng là tổng kết, đánh giá giá trị của tác phẩm
Hệ thống câu hỏi gợi mở là những câu hỏi do giáo viên đặt ra nhằm giúp học sinh tìm tòi, phát hiện từ ý này đến ý khác theo một định hướng sát với khía cạnh của chủ đề của tác phẩm Để trả lời những câu hỏi gợi mở, học sinh cần vận dụng những tri thức cũ để khám phá những tri thức mới dưới sự dẫn dắt của giáo viên Ở đây thể hiện rõ nhất trình độ học vấn và tài năng sư phạm của người thầy Bởi vì, thầy có cảm nhận đúng, có hiểu sâu sắc tác phẩm thì mới có cách dẫn dắt trò tới đích một cách đúng đắn Đồng thời với việc “dẫn dắt” ấy thầy có thể giảng bình nhưng điều cốt yếu là không làm thay đổi tìm hiểu của trò Phương pháp gợi mở chỉ có kết quả khi kết hợp với đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, tái tạo và nghiên cứu Nhà văn Nguyễn Đình Thi thật có lý khi ông nói:
Dạy văn mà không gợi cho học sinh tìm cái này, cái kia mới ra cái giải đáp thì
nó cũng dễ chán (Câu chuyện xung quanh công tác sáng tạo nghệ thuật, Tạp chí
nghiên cứu nghệ thuật, 1882, tr.3)
Ví dụ:
Khi dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ, tìm hiểu nhân vật A Phủ, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Tìm chi tiết miêu tả số phận và tính cách của A Phủ? Thông qua các chi tiết đó em có nhận xét gì về số phận của nhân vật này?
Để trả lời được cho câu hỏi này, giáo viên đặt một số câu hỏi gợi ý khác:
Số phận của nhân vật này được thể hiện qua cuộc sống từ khi còn nhỏ tới khi
trưởng thành (từ nhỏ A Phủ là đứa trẻ có gia đình không? Năm 10 tuổi A Phủ trải qua kiếp nạn nào? Lớn lên anh trở thành con người có sức khỏe, tài năng nhưng có được hưởng cuộc sống hạnh phúc vợ chồng không?)
Gợi ý:
- Từ nhỏ mồ côi cha mẹ, không người thân thích, sống sót qua nạn dịch