A-MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài: -Kiến thức số học về số thập phân và các phép tính về số thập phân là một nội dung trọng tâm của dạy học toán lớp 5 bập tiểu học về số và phép tính cho nên:
Trang 1SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TÂY NINH PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH AN
Trang 2
BẢN TĨM TẮC ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
SỐ THẬP PHÂN- CÁC PHÉP TÍNH SỐ THẬP PHÂN Ở LỚP 5A- TRƯỜNG
TIỂU HỌC THANH AN HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: BÙI QUỐC DŨNG
ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH AN
+Tạo điều kiện cho GV sử dụng phương pháp giảng dạy sử dụng tốt hơn
+Giúp HS học tốt cĩ hiệu quả các kiến thức về số thập phân và các phép tính số thập phân
2)Đối tượng- phương pháp nghiên cứu :
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.- Phương pháp điều tra
-Phương pháp quan sát.-Phương pháp thực nghiệm
3) Đề tài đưa ra các giải pháp:
+Hai nội dung cơ bản của nội dung tốn 5
+Những phương pháp giảng dạy cần thiết để dạy tốt và học sinh học tột
I –Kinh nghiệm hướng dẫn nội dung và phương pháp dạy số thập phân
II Kinh nghiệm hướng dẫn nội dung và phương pháp dạy các phép tính số thập phân
4) Hiệu quả áp dụng:
-Thống kê số liệu % chất lượng mơn tốn cùng kì( cuối kì I ) năm học 2008 – 2009.-Thống kê số liệu % chất lượng mơn tốn giữa kì I và cuối kì I năm học 2008 _ 2009
5) phạm vi áp dụng:
-Về khơng gian :GV và HS lớp 5A trường tiểu học Thanh An
-Về thời gian:Vận dụng trong năm học 2008 – 2009
Tây Ninh, ngày 20 tháng 3 năm 2009
Người thực hiện BÙI QUỐC DŨNG
Trang 3A-MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
-Kiến thức số học về số thập phân và các phép tính về số thập phân là một nội dung trọng tâm của dạy học toán lớp 5 bập tiểu học về số và phép tính cho nên:
-Học sinh học xong lớp 5, cần đạt yêu cầu về mãng kiến thức này như:
+ Biết khái niệm ban đầu về số thập phân, đọc, viết, so sánh, sắp xếp thứ tự các
số thập phân
+ Biết cộng trừ, nhân, chia các số thập phân
+Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về số thập phân để tính giá trị biểu thức số, tìm thành phần chưa biết của phép tính, tính bằng cánh thuận tiện nhất
+Ngoài ra, phần kiến thức này là một bộ phận của tập số Q (tập số hữu tỉ ) mà số thập phân là sự biểu diễn của phân số thập phân trong hệ số thập phân
-Khi dạy hình thành về khái niệm số thập phân, đây là việc làm khó đối với phần lớn giáo viên khi chưa nắm vững lý thuyết về tập hợp số
-Việc hướng dẫn học sinh thực hiện bốn phép tính với số thập phân thực tế nhiều giáo viên còn gặp nhiều lúng túng và học sinh gặp không ít khó khăn để tiếp thu dễ dàng kiến thức này
Chẳng hạn:Khi cộng hai số thâp phân sau:
47,2+36,48 học sinh có thể đặt tính như sau:
2)Mục đích nghiên cứu:
-Đề tài nghiên cứu nhằm giúp cho giáo viên hiểu biết đầy đủ và có hệ thống về
“kinh nghiệm hướng dẫn nội dung và phương pháp khi dạy về số thập phân và các phép tính với số thập phân,
-Việc đổi mới chương trình SGK bật tiểu học sau năm 2000 kiến thức toán học của các lớp nói chung và lớp 5 nói riêng có nhiều điểm thay đổi, Vì thế đề tài cũng giúp cho giáo viên tiếp cận những nội dung đổi mới ở chương trình số thập phân và các phép tính với số thập phân
Trang 4Qua nghiên cứu, giúp cho học sinh thấy được sự cần thiết để thay đổi phương pháp giảng dạy để thực hiện dạy học có hiệu quả phần kiến thức về số thập phân và các phép tính với số thập phân.
3)Nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nhằm nêu lên những vấn đề chung liên quan đến việc nghiên cứu đề tài”Đổi mớinội dung chương trình SGK và phương pháp giảng dạy ở bậc tiểu học”
-Tìm hiểu làm sáng tỏ nhiều nội dung toán học liên quan đến việc dạy số thập phân và các phép tính với số thập phân
-Định hướng một số giải pháp thiết thực và cụ thể hóa nhằm giúp cho giáo viên
và học sinh dạy và học phần kiến thức này đạt hiệu quả cao
4) Đối tượng nghiên cứu:
-Các phương pháp giảng dạy của giáo viên khi dạy học phần số thập phân và các phép tính với số thập phân trong năm học vừa qua
-Tình hình học tập của học sinh và chất lượng đạt được khi học phần kiến thức về
số thập phân
5)Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp đọc văn bản và nghe báo cáo
-Nội dung kiến thức trong SGK lớp 5 môn toán
-Sách hướng dẫn giảng dạy toán 5 của GV
-Sách phương pháp dạy học toán tập hai (phần thực hành giải toán.)
-Sách số học và lôgic toán
+Phương pháp điều tra:
-Tình hình giảng dạy của bản thân.Các phương pháp cơ bản dùng dạy học toán 5 trong năm học
-Tình hình học tập của học sinh và chất lượng đạt được sau khi học xong chương trình lớp 5 (theo dõi phần kiến thức thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài )
6) Phạm vi nghiên cứu:
-GV và HS lớp 5A trường Tiểu học Thanh An
-Vận dung cả năm học 2008 – 2009
Trang 5B-NỘI DUNG
CHƯƠNG I:CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.1-Căn cứ vào văn bản:
- QĐ số 16/2006 ngày 5/5/2006 của bộ trưởng bộ GD& ĐT
- Quy địnhvề chuẩn kiền thức - kĩ năng và yêu cầu về thài độ học tập của học sinhcần đạt ở bậc tiểu học
- QĐ ban hành chương trình Tiểu học mới của bộ GD & ĐT ngày 9/11/2001
- Công văn số 9832/BGD&ĐT/GDTH.V/v hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1,2,3,4,5
1.2-Đổi mới phương pháp giảng dạy:
Phương pháp dạy học toán 5 là dạy học trện cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực,chủ động sáng tạo của học sinh.GV phải tổ chức, hướng dẫn cho học sinh hoạt động học tập.Với sự trợ giúp đúng mức của SGK toán 5 và đồ dùnghọc toán để từng học sinh (từng nhóm học sinh) tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học, tự chiếm lĩnh nội dung học tập và áp dụng vào các bài tập thực hành
1.3- Về cơ sở toán học:
-Trên cơ sở của lý thuyết toán học hiện đại về tập hợp.Thì tập hợp số hữu tỷ Q là nền tảng của bản chất toán học của phân số và số thập phân
+Dẫn chứng một số kiến thức có liên quan ta thấy:
1.Định nghĩa: Một số hữu tỷ được gọi là phân số thập phân nếu nó đại diện bởi một phân số có mẫu số là lũy thừa của 10
2.Ví dụ: X =3127 là một phân số thập phân và 100=102
100
X =37 là một phân số thập phân vì ta có X =185
3.Biểu diễn phân số thập phân
Trước hết xét phép chia một số tự nhiên cho một lũy thừa của 10 chẳng hạn chia
Trang 6Dấu phẩy dùng dề phân cách giữa lũy thừa nguyên âm của 10 với lũy thừa không
âm của10 trong sự biểu diễn trên
Ta nói 37,41 là một số thập phân, đó là sự biểu diễn của 3741 trong hệ thập phân
100
Số thập phân được tạo thành gọi là số thập phân hữu hạn
-Cách biểu diễn trên còn được dùng ngay cả với các số hữu tỉ không phải là phân
1.4 Cơ sở tâm lý:
Học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp, tuy đã phát triển tư duy toán học như: khái quát hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp…nhưng chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản cụ thể Cho nên để học sinh tiếp thu được phần kiến thức về số thập phân GV cần bám sát mô hình trực quan Đó là bảng đo dộ dài dựa vào mối quan hệ này mà hình thành cho học sinh về số thập phân một cách đơn giản và có hiệu quả thiết thực Và chúng
ta cũng làm như thế khi hướng dẫn về các phép tính với số thập phân
1.5 Cơ sở thực tiển:
-Chất lượng học toán của học sinh lớp 5 vào đầu năm học
+ Kiến thức: Học sinh học môn toán tứ lớp 1 đến lớp 5 đã bị phân hóa trình độ nên đầu năm lớp 5 kiến thức và kĩ năng học sinh về môn toán không đồng đều nhất là
số học.Nên khi bước sang học về số thập phân và các phép tính với số thập phân học sinh thường lúng túng, nhiều học sinh không nắm vững cấu tạo hàng lớp của số thập phân
+Kĩ năng:Trong thực hành thường là quy trình tính(kĩ thuật tính) thiếu vững chắc
về phép cộng trừ hay quên đặt dấu phẩy,về phép tính nhân chia thì thao tác tách dấu phẩy ở tích hay đánh dấu phẩy ở thương khi bắt đầu chia sang phần thập phân thì thường ghi sai vị trí
Trang 7Ngoài ra còn một bộ phận học sinh chưa có thói quen kiểm tra kết quả sau khi làm bài.
*Xây dựng bài:Năng lực tự giác học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, chỉ tập trung ở một số em khá giỏi, đa số các em học tập trung bình quen học tập thụ động
*Luyện tập: Học sinh biết được cách làm bài tập vận dụng, các bài tập nâng cao thường làm sai, kĩ năng tính còn chậm, thiếu kiểm tra, sau khi rút kinh nghiệm một số
em lại không sửa chữa kết quả
Trang 8
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SỐ THẬP
GV giới thiệu các số 2,7 ; 8,56 ; 0,195 cũng là số thập phân
GV giới thiệu hoặc hướng dẫn cho học sinh nêu nhận xét: “Mỗi số thập phân gồmhai phần: phần nguyên và phần thập phân chúng được ngăn cách nhau bởi dấu
phẩy.Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc phần nguyên.Những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân”
Sau đó, GV viết ví dụ của SGK cho học sinh nêu phần nguyên, phần thập phân
Trang 98 , 56
8,56 đọc là” Tám phẩy năm mươi sáu”
2.2 Hàng của số thập phân.Đọc, viết số thập phân.
GV cho học sinh quan sát bảng cấu tạo số thập phân sau:
Phần nghìnMổi đơn vị của một hàng bằng 1 (hay 0,1) đơn vị của hàng cao hơn liền trước 10
Và bằng 10 đơn vị của hàng thấp liền sau
a)GV giúp học sinh nêu được, chẳng hạn:
-Phần nguyên của số thập phân gồm các hàng: đơn vị, chục, trăm, nghìn…
-Phần thập phân của số thập phân gồm các hàng: phần mười, phần trăm, phần nghìn…
-Mỗi đơn vị của một hàng bằng 10 đơn vị của hàng thấp liền sau Hoặc bằng 1
b) GV hướng dẫn để học sinh tự nêu cấu tạo từng phần trong số Rồi đọc số đó
Ví dụ: số thập phân 375,406
Phần nguyên gồm có: 3 trăm, 7 chục, 5 đơn vị
Phần thập phân gồm có: 4 phần mười, 0 phần trăm, 6 phần nghìn
Số thập phân 375,406 đọc là “ba trăm bảy mươi lăm phẩy bốn trăm linh sáu”.Tiếp
đó GV cho vài học sinh viết lại số thập phân 375,406
Sau đó, GV cho học sinh tự nêu cách đọc, viết một số thập phân, trên cơ sở học sinh ,GV chép lại kiến thức như sau: “Muốn đọc một số thập phân ta đọclần lượt từ hàng cao đến hàng thấp.Trước hết đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy sau đó đọc phần thập phân
Muốn viết một số thập phân ta viết từ hàng cao đến hàng thấp.Trước hết viết phầnnguyên, viết dấu phẩy sau đó viết phần thập phân “
Trang 10“Nếu viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của một số thập phân thì được một số thập phân bằng nó”.
b) Căn cứ vào phần a GV cho học sinh nêu ngược lại
ví dụ: 0,900 = 0,90 = 0,9
hoặc 12 =12,0 = 12,00 ; 12,00 = 12,0 = 12
GV lưu ý số tự nhiên ( 12 ) được coi là số thập phân đặc biệt có phần thập phân bằng 0; 00;…
Học sinh nêu nhận xét ngược lại
“ Nếu một số thập phân có chữ số 0 tận cùng ở phần thập phân thì khi bỏ số 0 đó
đi thì ta được số thập phân bằng nó
Để so sanh18,1m và 7,9m, ta so sánh như sau: 8,1m = 81dm và 7,9m
=79dm ,vì:81>79 nên 8,1m> 7,9m
Từ đó, học sinh nắm được.8,1 > 7,9 (vì phần nguyên 8>7)
Sau đó, GV cho học sinh nêu cách so sánh: “Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau Số nào có phần nguyên lớn thì số đó lớn”
b)GV hướng dẫn học sinh tự nêu cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau như:
Ví dụ 2: so sánh 35,7m và 35,698m
GV cũng cho hôc sinh tự nêu cách so sánh hai số tương tự phần a
Học sinh lần lượt nêu nhận xét:
Vì 35,7m và 35,698m có phần nguyên bằng nhau (đều bằng 35) ta so sánh các phần thập phân
Phần thập phân của 35,7m là 7 m = 7dm =700mm
10Phần thập phân của 35,698m là 698 m= 698mm
1000
Để so sánh 700mm và 698mm , ta so sánh 700 và 698 (vì 700mmm và 698mm cùng đơn vị mm)
Mà 700> 698 tức là: 7 m > 698 m
10 1000
Do đó: 35,7m > 35,698m
Trang 11Cuối cùng, học sinh rút ra cách so sánh.
35,7 > 35,698 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7>6)
Học sinh tự nêu được “Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thậpphân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.”
c) Từ các phần kiến thức học sinh tự phát hiện được GV giúp học sinh khái quát thành quy tắc chung về so sánh hai số thập phân như sau: “Mưốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau: so sánh các phần nguyên của hai số thập phân như so sánh hai số tự nhiên Số thập phân nào có phần nguyên lớn thì số đó lớn hơn.Nếu phần nguyên của hai số đó bằng nhau thì ta so sánh phần thập phân lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn,…đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở một hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn
Nếu phần nguyên và phần thập phân của cả hai số đó bằng nhau thì hai số bằng nhau
GV cho học sinh thực hành quy tắc mới hình thành
78,498 < 79,5 ( vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười 4 < 5)
630,72 > 630,71 ( vì phần nguyên bằng nhau, hàng phần trăm 2 > 1)
Trang 12CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC
PHÉP TÍNH VỀ SỐ THẬP PHÂN.
3.1 Kiến thức chung về cộng, trừ, nhân, chia số thập phân:
Hiểu ý nghĩa của phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số thập phân
Cách thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số thập phận cơ bản như là thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhận, chia các số tự nhiên
Trường hợp dạy các kiến thức này, GV cần đưa ra vấn đề tạo sự nghi vấn để kích thích học sinh tìm cách giải quyết, GV cần gợi cho học sinh sử dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề từ đó suy luận ra quy trình hình thành cách thực hiện các phép tính về số thập phân
Ví dụ: cộng hai số thập phân
GV đặt vấn đề như sau:
a) Ví dụ 1:Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m, Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?
GV nêu : Muốn biết đường gấp khúc ABC dài bao nhiêu mét ta làm sao?
-Học sinh sẽ nêu:Ta lấy độ dài đoạn thẳng AB cộng cho độ dài đoạn thẳng BC
GV gợi cho học sinh đổi kết quả 429 cm = 4,29 m
Từ kết quả tìm được GV hướng dẫn học sinh đặt tính và làm như sau:
1, 8 4 +Thực hiện phép cộng như đối với số tự nhiên
+ 2 ,4 5 +Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng
Trang 13GV lưu ý học sinh: Chúng ta có thể thêm 0 vào các hàng ở số thập phân còn thiếu (dựa vào tính chất số thập phân bằng nhau) thì làm tính dễ dàng hơn.Chẳng hạn:
Nên suy ra: 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62
GV giúp học sinh nắm được kiến thức căn cứ vào tính chất cơ bản sau: Khi nhân số bịchia và số chia với cùng một số tự nhiên khác 0 thì thương tìm được sẽ không thay đổi Từ đó học sinh sẽ không bỡ ngỡ khi thực hiện biến đổi phép tính khi thực hành
3.2.Phương pháp dạy học:
a)-Cộng hai số thập phân:
Ở phần kiến thức này khi hướng dẫn GV cần lưu ý học sinh cách đặt tính (các hàng đơn vị phải thẳng cột, đặc biệt dấu phẩy phải thẳng cột, và cách đặt dấu phẩy ở tổng)
Trang 142 0, 8 0 0 + 6, 2 5 9
2 7, 0 5 9
*Trường hợp cộng với số tự nhiên:
GV cần gợi cho học sinh hiểu được số tự nhiên cũng là số thập phân mà phần thập phân bằng 0, GV cần nhấn mạnh cho học sinh nắm chắc ở số tự nhiên dấu phẩy nằm ngay sau hàng đơn vị Khi thực hiện phép tính cần gợi cho học sinh ghi dấu phẩy và viết phần thập phân bằng nhau cho dễ thực hiện
Ví dụ: 376 + 49,75 =425,75
3 7 6, 0 0 + 4 9, 7 5
4 2 5, 7 5
b) Trừ số thập phân:
Khi hướng dẫn cho học sinh thực hiện phép trừ, GV thực hiện tương tự như cộng hai
số thập phân.Lưu ý học sinh điểm tương đồng khi đặt tính và cách ghi dấu phẩy ở hiệu
Ví dụ: 36,41 – 22,169 = 14,241
3 6, 4 1 0
- 2 2, 1 6 9
1 4, 2 4 1Trừ số thập phân và số tự nhiên, GV cần gợi cho học sinh khi đặt tính cần ghi dấu phẩy và phần thập phân cho hai số bằng nhau thì học sinh dễ dàng thực hiện đúng phép tính
Ví dụ : 188 – 75,39 = 112,61
1 8 8, 0 0
- 7 5, 3 9
1 1 2, 6 1Quy trình trừ theo như số tự nhiên, để biết kết quả phép trừ đúng sai, GV cần gợi cho học sinh cách thử, Sau khi trừ xong, học sinh cộng ngược lên là lấy hiệu cộng số trừ nếu bằng số bị trừ là phép trừ đúng
c)Nhân số thập phân:
Khi thực hiện các phép tính nhân số thập phân GV cần lưu ý học sinh cách đặt tách dấu phẩy ở tích
*Trường hợp nhân với số tự nhiên:
Sau khi nhân chỉ đếm phần thập phân của số thập phân có trong bài toán, rồi tách ra ở tích bấy nhiêu chữ số như thế kể từ phải sang trái