CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH...8 1.1.. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
CAO THỊ HÒA
THIÕT KÕ CH¦¥NG TR×NH, NéI DUNG
Vµ PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC Tù CHäN NG÷ V¡N 9 THEO H¦íNG TÝCH CùC HãA HO¹T §éNG CñA HäC SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGHỆ AN - 2014
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
CAO THỊ HÒA
THIÕT KÕ CH¦¥NG TR×NH, NéI DUNG
Vµ PH¦¥NG PH¸P D¹Y HäC Tù CHäN NG÷ V¡N 9 THEO H¦íNG TÝCH CùC HãA HO¹T §éNG CñA HäC SINH
Chuyên ngành: LL & PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS NGUYỄN VĂN TỨ
NGHỆ AN - 2014
Trang 3MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu 6
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 7
6 Đóng góp của luận văn 7
7 Cấu trúc của luận văn 7
Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 8
1.1 Các cơ sở của việc dạy học tự chọn trong nhà trường phổ thông 8
1.1.1 Căn cứ mục tiêu giáo dục của nhà trường 8
1.1.2 Phù hợp các quy luật của tâm lý học và giáo dục học 9
1.1.3 Đáp ứng nhu cầu của người học 9
1.1.4 Phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay 10
1.2 Vấn đề tính tích cực của chủ thể nhận thức và phương pháp tích cực trong dạy học 10
1.2.1 Vấn đề tính tích cực của chủ thể nhận thức 10
1.2.2 Phương pháp tích cực trong dạy học 15
1.3 Sự đổi mới trong quan niệm dạy học Ngữ Văn hiện nay 18
1.3.1 Đổi mới nhận thức về vai trò người học 18
1.3.2 Đổi mới quan niệm về bản chất môn Ngữ Văn 20
1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn 21
Trang 4tích cực hoá hoạt động của HS trong nhà trường hiện nay (qua khảo
sát ở huyện Yên Thành, Nghệ An) 23
1.4.1 Về việc dạy 23
1.4.2 Về việc học 25
1.4.3 Về tài liệu tham khảo 26
Tiểu kết chương 1 27
Chương 2 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 28
2.1 Khái quát về chương trình, nội dung dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 .28
2.1.1 Tiêu chí lựa chọn nội dung chương trình 28
2.1.2 Xây dựng nội dung chương trình 29
2.1.3 Phân phối chương trình tự chọn Ngữ Văn 9 29
2.1.4 Một số nội dung tự chọn trong chương trình Ngữ Văn 9 32
2.2 Phương pháp dạy học các chủ đề tự chọn Ngữ Văn 9 theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS 60
2.2.1 Một số nguyên tắc khi tổ chức dạy học tự chọn Ngữ Văn THCS theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS 62
2.2.2 Một số phương pháp và kỹ thuật thường sử dụng trong dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh 65
2.3 Quy trình tổ chức thực hiện dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo chương trình đã định hướng 77
2.3.1 Các chủ đề củng cố kiến thức cho học sinh 77
2.3.2 Các chủ đề rèn luyện kỹ năng làm văn 78
2.3.3 Các chủ đề đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 79
Trang 5Tiểu kết chương 2 81
Trang 6
3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm sư phạm 82
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 82
3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 82
3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian, quy trình thực nghiệm sư phạm 82
3.3 Nội dung thực nghiệm 83
3.3.1 Giáo án thực nghiệm dạy học tự chọn 1 83
3.3.2 Giáo án thực nghiệm dạy học tự chọn 2 97
3.3.3 Giáo án thực nghiệm dạy học tự chọn 3 104
3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm 112
3.4.1 Tiêu chuẩn đánh giá 112
3.4.2 Phương tiện đánh giá 112
3.4.3 Đánh giá kết quả thực nghiệm về kết quả học tập của học sinh .113
3.4.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm về hoạt động dạy học của giáo viên 114
3.4.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm về các yếu tố đảm bảo cho việc dạy học tự chọn môn Ngữ Văn ở THCS 114
3.5 Kết luận thực nghiệm 115
Tiểu kết chương 3 116
KẾT LUẬN 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO 120 PHỤ LỤC
Trang 7Các từ viết tắt Được hiểu là
Phương pháp giáo dục phổ thôngPhổ thông
Giáo dục và Đào tạoHọc sinh giỏi
Biện pháp nghệ thuật
Cách chú thích tài liệu trích dẫn:
Số thứ tự tài liệu đứng trước, số trang đứng sau Ví dụ: [58,1627] nghĩa là sốthứ tự tài liệu trong mục TÀI LIỆU THAM KHẢO là 58, nội dung trích dẫnnằm ở trang 1627 của tài liệu này
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Thế giới đang có những bước đầu tiên trong thế kỷ XXI, thế kỷ của
sự phát triển cao nhất từ trước đến nay của những tài năng và trí tuệ nhân loại
Để đạt được mục tiêu lớn lao của thời đại, với mọi quốc gia, trong đó có ViệtNam, giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu Những đổi mới trong tưtưởng giáo dục hiện đại ấy đã có tác động, ảnh hưởng rất rõ nét và tích cực tớiviệc dạy học Ngữ Văn ở nước ta hiện nay, môn học vẫn luôn được đánh giá là
có vị trí hết sức quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạocon người mới
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện, năngđộng, sáng tạo và thích ứng với sự phát triển của xã hội, nhất là giai đoạn hộinhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việcdạy học trong nhà trường phổ thông không chỉ thuần tuý là trang bị kiến thứccho HS mà chủ yếu phải dạy cho học sinh cách tự học, tự nghiên cứu, tự pháthiện và giải quyết vấn đề một cách có phương pháp Việc dạy học theo hướngtích cực hoá vai trò chủ thể của học sinh sẽ góp phần quan trọng để đạt đượcmục tiêu dạy học đổi mới Nghị quyết 29 Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI)
về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục - Đào tạo cũng đã khẳng định: “Đổimới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòađức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Đổi mới nội dung giáo dụctheo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ vàngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Chú trọng giáodục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân… Đadạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, cácchương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người.Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
Trang 9
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng củangười học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tựcập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủyếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xãhội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thôngtin và truyền thông trong dạy và học”.
1.2 Tự chọn là nội dung dạy học mới được đưa vào chương trình giáodục THCS Việc dạy học các chủ đề tự chọn là một bước nhằm nâng cao tínhđộc lập - tự chủ của hoc sinh và các trường THCS địa phương, phục vụ mụcđích nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Bởi vậy ngay từ khi đưa vàochương trình (từ năm học 2006-2007) đến nay đã có không ít các nhà nghiêncứu, các nhà giáo dục, không ít giáo viên trực tiếp dạy học quan tâm
Cũng vậy, trong những năm gần đây, nhằm đáp ứng yêu cầu cần thiếtcủa việc nâng cao chất lượng dạy - học chương trình mới của môn Ngữ VănTHCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện chương trình dạy học tự chọnmôn Ngữ Văn ở các trường phổ thông Việc khắc sâu một số kiến thức trên cơ
sở hệ thống hóa kiến thức chương trình chính khóa theo một số chủ đề nhấtđịnh, đồng thời cung cấp, mở rộng thêm những tri thức nhằm bổ sung cho vốnhiểu biết về kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn ở bậc THCS là điều cần thiết,đặc biệt là các em HS khối 9 - đối tượng bắt đầu tiếp xúc với nhiều kỳ thi,không chỉ là các kỳ thi điều kiện mà còn các kỳ thi năng khiếu như thi HSGhuyện, tỉnh
Tuy nhiên, khi được áp dụng vào thực tế, vì nhiều lý do khách quan vàchủ quan khác nhau mà chương trình dạy học tự chọn Ngữ Văn ở các trườngphổ thông hiện nay còn xuất hiện nhiều bất cập, chưa phát huy được mụcđích, ý nghĩa của việc dạy học tự chọn
Trang 10
Cho đến nay, dù đã ngót 10 năm được đưa vào giảng dạy, song vấn đềdạy học chủ đề tự chọn vẫn còn khá mới mẽ đối với cả giáo viên và học sinh
cả về việc lựa chọn nội dung chủ đề lẫn phương pháp Hiện Bộ Giáo dục vàĐào tạo vẫn chưa ban hành một phương tiện hỗ trợ hay tài liệu chính thốngnào cho việc dạy học chủ đề tự chọn các môn học ở bậc THCS nên vấn đềđịnh hướng của GV trong giảng dạy gặp nhiều khó khăn
Với hướng phân công chỉ đạo còn chung chung, thiếu hướng dẫn cụthể chi tiết từ các cấp nên mỗi GV được phân công day học hầu như còn dạytheo quan điểm cá nhân, hoặc trong phạm vi nhóm, tổ chứ chưa xây dựngđược một chương trình, cách thức, phương pháp dạy học cụ thể, thống nhấtrộng rãi
HS hầu như không được chuẩn bị, không có tài liệu định hướng nênthường bị động trong học tập, dẫn đến hiệu quả học tập chưa cao
1.3 Cũng vì những lý do nêu trên nên dù được quan tâm nghiên cứukhá nhiều song như tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay vẫn chưa có côngtrình nghiên cứu nào đề cập một cách sâu xa thoả đáng, sát đúng và phù hợp,đáp ứng nhu cầu phục vụ dạy-học của giáo viên và học sinh Vấn đề trêndường như vẫn còn là một sự “bỏ ngõ”, “nữa vời” chưa có lời giải đáp
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi chọn vấn đề này để nghiên cứu luậnvăn, hy vọng sẽ đóng góp thêm một ý kiến xây dựng vào hệ thống công trìnhđang trên đà tìm đến ngày hoàn thiện
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Quy định về việc dạy học tự chọn trong nhà trường Phổ thông
Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã banhành Công văn số: 7092/BGD&ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn việc tổ chứcthực hiện dạy học tự chọn ở cấp THPT năm học 2006-2007, trong đó cóTrung học cơ sở (THCS) với một số nội dung như sau:
Trang 11
Mục tiêu của dạy học tự chọn là góp phần thực hiện dạy học phân hoá,trên cơ sở bảo đảm một mặt bằng chuẩn kiến thức phổ thông thống nhất, thựchiện phân hoá nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển năng lực và hướngnghiệp cho học sinh Dạy học phân hoá ở cấp THCS thực hiện bằng dạy học
tự chọn, ở cấp THPT thực hiện bằng kết hợp phân ban với dạy học tự chọn
Yêu cầu của dạy học tự chọn là: Củng cố, hệ thống hoá, khai thác sâunội dung kiến thức, kỹ năng của chương trình các môn học và hoạt động giáodục Bảo đảm dạy học sát đối tượng, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiêncứu, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc vậndụng kiến thức vào thực tiễn Kế hoạch dạy học tự chọn phải khả thi, thiếtthực, bám sát mục tiêu, phù hợp với điều kiện đội ngũ giáo viên và cơ sở vậtchất của nhà trường Thực hiện nghiêm túc thời lượng dạy học theo quy địnhtrong Kế hoạch giáo dục, không được tự ý giảm nhẹ hoặc gây quá tải trongdạy học tự chọn
Tài liệu dùng để dạy học tự chọn bao gồm: Tài liệu tự chọn do BộGD&ĐT ban hành; tài liệu tự chọn do các địa phương tổ chức biên soạn theohướng dẫn của Bộ GD&ĐT (tổ chức biên soạn, thẩm định và báo cáo về Bộtrước khi sử dụng); sách giáo khoa, sách tham khảo và các thiết bị, phươngtiện, băng, đĩa hình giáo khoa (theo từng chủ đề và môn học tự chọn)
Phương pháp dạy học tự chọn: Để đạt được mục tiêu dạy học tự chọn,cần thực sự đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,chủ động, sáng tạo, rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu, phân tích, suyluận, sát với từng loại đối tượng học sinh Giáo viên tổ chức cho học sinhthực hiện các hoạt động để thu thập và xử lý thông tin, phát hiện các vấn đềđặt ra từ thực tiễn để giải quyết
Phương pháp dạy học các môn học tự chọn về cơ bản như các môn họckhác Phương pháp dạy các chủ đề tự chọn nâng cao phải đáp ứng yêu cầu bổ
Trang 12
sung, nâng cao kiến thức, khai thác sâu chương trình, rèn luyện kỹ năng vànăng lực tư duy sáng tạo cho học sinh Phương pháp dạy học các chủ đề tựchọn bám sát phải tập trung củng cố, hệ thống hoá kiến thức, làm rõ các nộidung khó nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kỹ năng đểđạt được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
Trên cơ sở đó, các Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo đã có những vănbản hướng dẫn cụ thể đối với năm học, từng môn học để phù hợp với đốitượng học sinh, điều kiện cụ thể của từng vùng miền, địa phương Và đó cũng
là cơ sở để mỗi tổ chuyên môn, mỗi giáo viên Ngữ Văn ở các trường THCSvận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt để không ngừng nâng cao chất lượng,hiệu quả giờ dạy
2.2 Việc nghiên cứu dạy học tự chọn môn Ngữ Văn ở trường THCS
Từ đó đến nay, các trường THCS đã căn cứ hướng dẫn của Bộ Giáodục và Đào tạo, các văn bản thực hiện chuyên môn của Phòng Giáo dục vàĐào tạo để xây dựng khung chương trình dạy học tự chọn (trong đó có mônNgữ Văn) Ở Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo, các Phòng Giáo dục và Đàotạo đã quyết định dạy học tự chọn theo chương trình bám sát là chủ yếu, căn
cứ chuẩn kiến thức kĩ năng để xây dựng nội dung chương trình, phù hợp vớiđối tượng HS Đây cũng là định hướng để các trường và các GV phụ trách lấy
đó làm căn cứ để xây dựng chương trình dạy học tự chọn nói chung và tựchọn Ngữ Văn nói riêng Tuy nhiên do nhiều khó khăn khách quan nên nhìnchung công tác chỉ đạo của các cấp có liên quan trong việc thực hiện chươngtrình tự chọn còn mang tính chung chung, chưa có nhiều định hướng cũngnhư các biện pháp thực hiện cụ thể, chi tiết Bản thân các GV phụ trách dạyhọc tự chọn cũng đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung, phương phápnhưng còn mang tính đối phó, qua loa đại khái, chưa hiệu quả
Đã có một số công trình, bài viết đã đề cập đến vấn đề dạy học tự chọn
trong môn Ngữ Văn ở THCS “Tài liệu dạy học theo các chủ đề tự chọn Ngữ
Trang 13
Văn 8” do Đỗ Ngọc Thống chủ biên là một trong số các công trình đó Phần
lớn viết về dạy học tự chọn được thể hiện thành một ý, một nội dung hoặcmột biện pháp trong các công trình nghiên cứu Một số kết quả nghiên cứucủa các giáo viên phổ thông chỉ dừng lại ở những sáng kiến - kinh nghiệm cótính đơn lẻ Ở huyện Yên Thành, cũng đã có 2 sáng kiến kinh nghiệm đượcchuyên môn công nhân đó là của GV Cao Thị Hòa - Bậc 3 (năm học 2008 -2009), trường THCS Văn Thành và GV Nguyễn Thị Lan - Bậc 4 (năm 2013 -2014), trường THCS Nam Thành Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưabiên soạn bộ sách giáo khoa hay tài liệu tham khảo nào thêm cho dạy học tựchọn Mặc dù các cấp lãnh đạo đã phát động phong trào viết sách tự chọnsong đối tượng tham gia chưa nhiều, hiệu quả chưa cao, các đề tài mới chỉđược áp dụng trong phạm vi từng trường Còn các tài liệu hiện có đã pháthành của các nhà xuất bản trong nước đều chủ yếu là các sách tham khảo chochương trình SGK, sách luyện thi chứ chưa thấy tài liệu dạy học tự chọnNgữ Văn nói chung cũng như tự chọn Ngữ Văn 9 nói riêng
3 Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là vấn đề thiết kế chương trình,nội dung và phương pháp dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo hướng tích cựchóa hoạt động của học sinh
Địa bàn tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm sư phạm là cáctrường THCS trên địa bàn huyện Yên Thành, Nghệ An
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở khoa học của vấn đề vấn đề dạy học tự chọn Ngữ VănTHCS theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
- Đề xuất những nguyên tắc, nội dung, phương pháp có tính định hướng
và có tính khả thi về việc dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo hướng tích cực hóahoạt động của học sinh
Trang 14
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm dạy học để chứng minh tính hiệu quảnhững kết quả nghiên cứu nói trên về dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo hướngtích cực hóa hoạt động của học sinh.
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình tiến hành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng phối hợp cácphương pháp nghiên cứu lý luận (như phương pháp phân tích-tổng hợp,phương pháp thống kê-phân loại, phương pháp so sánh - đối chiếu) với cácphương pháp nghiên cứu thực tiễn (như phương pháp điều tra-phỏng vấn,phương pháp dùng số liệu-thống kê) và phương pháp thực nghiệm sư phạm
6 Đóng góp của luận văn
- Có một cách nhìn hệ thống hơn về chương trình tự chọn, từ đó xâydựng được một nội dung chương trình cụ thể; những phương pháp tích cực,sát thực tế và dễ áp dụng trong qúa trình dạy học, kiểm tra đánh giá và thi cửhiện nay
- Góp phần nâng cao chất lượng của việc dạy học tự chọn Ngữ Văn nóichung và chủ đề tự chọn Ngữ Văn 9 nói riêng trong chương trình THCS
- Ngoài ra, đề tài có thể là tài liệu tham khảo thiết thực phục vụ choviệc dạy - học chủ đề tự chon và ôn thi Ngữ Văn 9 THCS
7 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được thể hiện trong ba chương:
Chương 1 Cơ sở khoa học của việc dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo
hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
Chương 2 Thiết kế chương trình, nội dung và phương pháp tổ chức
dạy học tự chọn Ngữ Văn 9 theo hướng tích cực hóa hoạt động của học sinh
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm.
Trang 15
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.1 Các cơ sở của việc dạy học tự chọn trong nhà trường phổ thông
1.1.1 Căn cứ mục tiêu giáo dục của nhà trường
Mục tiêu giúp HS phát triển toàn diện đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân đã được đề cập trongLuật Giáo dục 2005 (bổ sung, sửa đổi năm 2009) Tại Điều 2, Luật Giáo dục,
đã quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Tại Điều 27 cũng đã quy định mục
tiêu của giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức,
trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục - đào tạo cũng đã nhấn mạnh “Đối với giáo dục phổ
thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng
Trang 16
tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015 Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020”.
Vì vậy, việc dạy học tự chọn môn Ngữ Văn ở trường THCS theo địnhhướng phát huy tính tích cực của học sinh là nhằm thực hiện mục tiêu giáodục nói trên
1.1.2 Phù hợp các quy luật của tâm lý học và giáo dục học
Dạy học tự chọn nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của HS trong học tập.Việc tổ chức Dạy học tự chọn cho học sinh THCS vừa là nhu cầu vừa là độnglực cho sự phát triển của học sinh Theo Nguyễn Khắc Viện qua nghiên cứuluận điểm của Jean Piaget “không thể ép buộc tất cả HS cùng học một chươngtrình độc nhất, cũng như không thể ép buộc mọi người đút chân vào một mẫugiày độc nhất” Việc giải quyết mối quan hệ giữa chương trình cơ bản vớiDạy học tự chọn cần được tiến hành trên cơ sở lấy trình độ phát triển chungcủa HS làm nền tảng Một mặt cần chăm lo làm cho mọi HS đều đạt được yêucầu của chương trình và phát triển toàn diện, mặt khác cần phát huy khả năng,
sở trường, năng khiếu, hứng thú của từng em
1.1.3 Đáp ứng nhu cầu của người học
Do năng lực và nguyện vọng của mỗi các nhân không giống nhau nênnhà trường phải có một nội dung giáo dục và đào tạo da dạng, uyển chuyển,không cứng nhắc để phù hợp với năng lực và điều kiện khác nhau của ngườihọc Sử dụng hình thức Dạy học tự chọn sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầunày; Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và xu thế nhân văn hóa nền
Trang 17
giáo dục: Đảm bảo công bằng là xu hướng của xã hội tiến bộ hiện đại Đểthực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thốnggiáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hóa, liên thông do đó phảiquán triệt định hướng phân hóa trong giáo dục, thực hiện Dạy học tự chọn đểđáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân
1.1.4 Phù hợp với xu thế giáo dục hiện nay
Một trong các định hướng quan trọng của việc đổi mới giáo dục củanhiều nước trên thế giới là tăng cường tính phân hóa trong giáo dục Trên cơ
sở trọng tâm là chương trình cốt lõi, bắt buộc, học sinh được phân hóa đadạng bằng nhiều chương trình tự chọn khác nhau và tổ chức theo những hìnhthức học tập phong phú khác nhau Xu hướng hiện nay của nhiều nước làhướng tới Dạy học tự chọn
1.2 Vấn đề tính tích cực của chủ thể nhận thức và phương pháp tích cực trong dạy học
1.2.1 Vấn đề tính tích cực của chủ thể nhận thức
1.2.1.1 Khái niệm tính tích cực của chủ thể
Tính tích cực của chủ thể nhận thức là một khái niệm cơ bản làm nềntảng lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức dạy học theo hướng tích cực hóahoạt động của chủ thể học sinh trong nhà trường.Trước khi đi vào tìm hiểuvấn đề từ góc nhìn của các khoa học cơ sở như triết học, tâm lý học và giáodục học, chúng ta cân tìm hiểu nội hàm nghĩa gốc của các khái niệm này
Về mặt thuật ngữ, theo tiêng Latinh, “tích cực” là “actives”, nó đượchiểu theo hai nghĩa:
- Trạng thái hoạt động, khi tính tích cực găn liền với hoat động
- Tính tích cực bao hàm tính chủ động, có ý thức của chủ thể
Theo Đại từ điển tiếng Việt, khái niệm “tích cực” cũng được hiểu theo
hai nghĩa Với nghĩa thứ nhất, “tích cực” là “chủ động, hướng hoạt động
Trang 18
nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển” và thứ hai là “hăng hái, năng nổ vớicông việc” [58, 1627].
Như vậy, tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người trongđời sống xã hội, thể hiện sự chủ động, mạnh mẽ, sáng tạo của chủ thể trongviệc tiếp cận và tác động tới môi trường xung quanh, nhằm đạt tới mục đíchvới hiệu quả cao
1.2.1.2 Tính tích cực của chủ thể nhìn từ góc độ của Triết học
Từ góc nhìn triết học, tính tích cực được xem là một thuộc tính chungcủa vật chất, tạo thành sự vận động của vật chất Đặc biệt, tính tích cực được
thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ tác động của chủ thể tới khách thể Từ điển
Triết học đã khẳng định: “Ngày nay, người ta quan niệm chủ thể là con người
hoạt động tích cực và nhận thức, có ý thức và ý chí; còn khách thể là cái màhoạt động nhận thức và hoạt động khác của chủ thể hướng vào đó, gắn chặtvới vấn đề cơ bản của triết học, vấn đề về mối quan hệ giữa chủ thể và kháchthể được chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm giải quyết theo cách khácnhau” [52,192] Cũng theo từ điển này, chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất phát
từ chỗ thừa nhận khách thể tồn tại không phụ thuộc vào chủ thể song đồng thờicũmg xem xét chúng trong sự thống nhất Khách thể không phải là mặt đối lập,trừu tượng của chủ thể, vì chủ thể tích cực cải tạo khách thể, và cơ sở của sựtác động qua lại giữa chúng là thực tiễn lịch sử của xã hội loài người” [52,193]
Như vậy, có thể khẳng định tính tích cực của chủ thể được hình thành
và bộc lộ trong quá trình cải tạo thế giới bên ngoài Điều đó có nghĩa là conngười chỉ trở thành chủ thể (đặc biệt là một chủ thể ý thức) trong lịch sử,trong xã hội, và là một thực thể xã hội mà năng lực và khả năng của nó làthực tiễn tạo ra
1.2.1.3 Tính tích cực của chủ thể nhìn từ góc độ Tâm lý học
Với tư cách là một thực thể, con người cũng tồn tại ở nhiều cấp độ khác
nhau Theo nhà tâm lý học A.N.Leochiev trong tác phẩm Hoạt động nhận
Trang 19
thức và nhân cách, thì có ba cấp độ và con người trong mỗi cấp độ lại có mối
quan hệ với nhau:
a Cấp độ sinh vật học mà ở đó con người xuất hiện như một thực thể tựnhiên, có cơ thể
b Cấp độ tâm lý mà ở đó nó xuất hiện với tính cách là chủ thể của hoạtđộng tâm hồn
c Cấp độ xã hội mà ở đó con người biểu hiện như kẻ thực hiện nhữngmối quan hệ xã hội khách quan, thực hiện một quá trình lịch sử
Đến thế kỷ XX, một trong những vấn đề quan trọng và nổi bật của Tâm
lý học chính là nghiên cứu “quá trình chuyển vào trong” “Quá trình chuyển
vào trong này chính là quá trình tư duy được hình thành, khái niệm được hìnhthành, mà các nhà tâm lý học nổi tiếng như Watson, Piaget, Wallon, Bruner
đã nghiên cứu và thực nghiệm từ những năm 20 của thế kỷ Về thực chất, quá
trình “chuyển vào trong” chính là mối liên hệ qua lại giữa chủ thể và đối
tượng Đây cũng chính là những vấn đề cơ bản nhất của Tâm lý học hiện đại,
kể cả trong giáo dục và phương pháp dạy học Và là cơ sở mang ý nghĩachung nhất cho một phương pháp mang tính tổng quát trong giáo dục, và một
hệ phương pháp dạy học cho từng môn khoa học cụ thể, mà ở đây là một mônvăn chương ở nhà trường trung học phổ thông
1.2.1.4 Tính tích cực của chủ thể nhìn từ góc độ Giáo dục học
Ngay từ thời cổ đại, phương pháp Khổng Tử, Phương pháp Socrate đãbiết tôn trọng trí tuệ đang được hình thành và phát triển ở từng cá thể ngườihọc Người ta biết tạo ra những điều kiện cần thiết để người học có thể quansát, cảm thụ, tìm tòi Từ đó, tạo ra những cuộc tranh luận nhằm mục đích gâyhứng thú trong việc học tập và tạo sự thông hiểu cho người học, chứ khôngphải chỉ cung cấp kiến thức một cách đơn thuần, đưa ra những thứ đã có sẵn
để học thuộc lòng Trải qua hàng thế kỷ ánh sáng, chính nhà triết học đồng
Trang 20
thời cũng là nhà giáo dục học J.J.Rousseau đã chủ trương là hãy để trẻ (ngườihọc) tự học bằng chính kinh nghiệm Và ông cũng cho rằng việc tự học củangười học chính là một phương pháp hay hơn nhiều so với cách dạy phôtrương kiến thức thường thấy trong các trường học ở châu Âu trước đây.
Đi tìm một cái nhìn đúng đắn hơn, các nhà nghiên cứu cho rằng tíchcực hóa thực chất là sự vận động, chuyển hóa bên trong của chủ thể học sinh,
là quá trình hoạt động tâm lý nhận thức của bản thân chủ thể Các nhà giáodục châu Âu từ thế kỷ XVI, XVII đã sớm nhận ra được tầm quan trọng củatích cực hóa trong dạy học Họ cho rằng, bất cứ một phương pháp nào cũngphải phát huy được tính tích cực của học sinh, nhà giáo dục phải phát triểnsức mạnh nội tại bên trong chủ thể, nếu không đó chỉ là phương pháp tồi.Bước qua thế XX, các nhà Giáo dục học càng chú ý đến quá trình phát triểntrí tuệ và tâm hồn của người học, đặc biệt là “tính hoạt động” của nó Trên cơ
sở đó, nhiều phương pháp giáo dục mang tính tích cực và hiện đại đã ra đời
Xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển, chúng ta có thể nhận thấy cácphương pháp giáo dục nói chung và dạy học nói riêng đều chú trọng đến từng
cá thể người học Tuy nhiên, người thầy chỉ là người tổ chức, tạo ra nhữngđiều kiện, những tình huống, những trạng thái, quỹ đạo cũng như mối liên hệcần thiết để có thể thỏa mãn những nhu cầu phát triển về thể chất, trí tuệ cũng
như tâm hồn của người học Vì vậy, có thể nói, người học chính là “chủ thể”, những bài học và những tác phẩm văn chương chính là “đối tượng” của một
hoạt động dạy học Do đó, trong mỗi giờ học văn chương ở nhà trường trung
học phổ thông thì người học chính là “chủ thể”, tác phẩm văn chương là “đối
tượng”, còn người thầy đóng vai trò là một “liên chủ thể”.
Mặc dù còn nhiều quan niệm chưa thống nhất, song hầu hết các nhànghiên cứu đều thống nhất trong quan niệm về tính tích cực Đó không phải là
những biểu hiện của các thao tác vật chất bên ngoài, hay sự “ồn ào” một cách
Trang 21
giả tạo mà sự vận động sự chuyển hóa bên trong các chủ thể Tích cực ở đây
chính là sự hoạt động tích cực của tư duy Khái niệm “tích cực hóa” nói
chung giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về khái niệm tích cực hóatrong nhận thức của học sinh Đó cũng là sự vận động bên trong tư duy họcsinh nhằm huy động các năng lực nội tại của bản thân trên cơ sở sự hướngdẫn, điều khiển của giáo viên để giải quyết các nhiệm vụ học tập một cáchchủ động, sáng tạo và đạt được hiệu quả cao
Tính tích cực trong quá trình học tập theo quan điểm của G.I.Sukina baogồm hai loại: tích cực trong hoạt động trí tuệ và tích cực về mặt ý chí Tính tíchcực về mặt trí tuệ được biểu hiện thông qua việc học sinh hăng hái trả lời cáccâu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ýkiến, hay thắc mắc và đòi hỏi giáo viên giải thích nhiều vấn đề Tính tích cực
về mặt ý chí được thể hiện ở sự kiên trì, tập trung trong học tập, giải quyết cácbài tập mà giáo viên đưa ra Mặt khác, tích cực hóa là một sự vận động mangtính tinh thần, là sự biến đổi của ý thức Vì vậy, nó bao giờ cũng biểu hiệnthông qua những hình thức, hành động, thái độ cụ thể Trong dạy học, tính tíchcực biểu hiện qua thái độ, ý thức tham gia vào quá trình nhận thức, đặc biệt làtính chủ động sáng tạo của học sinh trước các vấn đề mà giáo viên đã đề ra.Một giờ học phát huy được tính tích cực trước hết phải huy động được tất cảcác năng lực sẵn có, các tri thức, kinh nghiệm của người học Người học khôngthể đứng ngoài để quan sát mà phải là người thực hiện, giải quyết vấn đề mộtcách chủ động, sáng tạo Điều đó được biểu hiện phần nào thông qua các ýkiến, các giải pháp mà người học đề xuất Những điều đó phải xuất phát từ nhucầu bên trong, nhu cầu tự thân của chủ thể chứ không phải là những hành độngmang tính hình thức, những thao tác vật chất bình thường
Tích cực hóa hoạt động học tập là một tập hợp các hoạt động nhằm làmchuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp
Trang 22
nhận tri thức sang tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Để làmđược điều đó đòi hỏi phải có sự chuyển biến đồng bộ trong quá trình dạy học.Nói cách khác, để tạo tính tích cực trong hoạt động học tập của học sinh, thìcách dạy của GV lẫn cách học của HS phải mang tính tích cực.
1.2.2 Phương pháp tích cực trong dạy học
1.2.2.1 Khái niệm phương pháp tích cực
Phương pháp tích cực (PPTC) là một thuật ngữ rút gọn, đuợc dùng ởnhiều nước, để chỉ ra những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng pháthuy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học “Tích cực” được dùngvới nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với không hoạt động, thụ động chứkhông theo nghĩa tiêu cực
PPTC hướng tới việc hoạt động, tích cực hóa hoạt động nhận thức củangười học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứkhông phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, đành rằng
để dạy học theo PPTC thì giáo viên phải nổ lực nhiều hơn so với dạy học theophương pháp thụ động
1.2.2.2 Một số dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
a) Tăng cường tổ chức các hoạt động học tập của học sinh
Trong PPTC, người học - đối tượng của hoạt động dạy, đồng thời làchủ thể hoạt động học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên
tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõchứ không phải thụ động tiếp thu những trí thức được giáo viên sắp đặt Đượcđưa vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát,thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ củamình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp
“làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu cósẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo
Trang 23
Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ truyền đạt tri thức mà cònhướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho học sinh biết hànhđộng và tham gia các chương trình cộng đồng
b) Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tích cực
PPTC xem việc rèn luyện phương pháp học tập của HS không chỉ làmột biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tinkhoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, thì không thể dạy theokiểu cung cấp tri thức vì khối lượng kiến thức ngày càng nhiều và liên tụcthay đổi Phải quan tâm dạy cho HS phương pháp học
Trong các PP học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếu rèn luyện chongười học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạocho họ được lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người Kếtquả học tập được nhân lên gấp bội Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặthoạt động trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra những chuyển biến từ học tậpthụ động sang học tập chủ động, đặt vấn đề tự học ngay trong trường phổthông không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học trong tiết học có sựhướng dẫn của GV
c) Tăng cường học tập cá thể, phân phối với học hợp tác
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của HS không đồngđều, tuyệt đối thì áp dụng PPTC buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường
độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kếthành một chuỗi công tác độc lập
Tuy nhiên trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đềuđược hình thành bằng những hoạt động độc lập của cá nhân Lớp học là môitrường giao tiếp thầy - trò, trò - trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các nhântrên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập Thông qua thảo luận, tranh luận
Trang 24
trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đóngười học nâng mình lên một trình độ mới Bài học vận dụng được vốn hiểubiết và kinh nghiệm của mỗi HS và của cả lớp chứ không phải chỉ dựa trênvốn hiểu biết và kinh nghiệm sống của GV.
d) Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
Trong dạy học việc đánh giá HS không chỉ nhằm mục đích nhận thứcthực trạng và điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiệnnhận thức thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy
Trước đây GV giữ độc quyền đánh giá HS Trong PPTC, GV phảihướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá để điều chỉnh cách học Liênquan đến điều này, GV cần tạo điều kiện thuận lợi để HS được tham gia đánhgiá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lựcrất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS.Việc kiểm tra, đánh giá không thể dựng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức,lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạotrong việc giải quyết những tình huống thực tế
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa học tích cực và dạy học tích cực
Đều có cơ sở là tư tưởng “lấy người học làm trung tâm” với một sốbiểu hiện:
- Thừa nhận, tôn trọng, hiểu, đồng cảm với HS Đạt được độ tin cậy,tạo sức thu hút, thuyết phục, kích thích động cơ bên trong của HS
- Dựa vào kinh nghiệm của người học, khai thác kinh nghiệm đó, dồnthành sức mạnh trong quá trình tự khám phá
- Chống gò ép, ban phát, giáo điều, nuôi dưỡng tính sẵn sàng, tính tíchcực ý chí của người học để đạt được mục đích học tập và phát triển cá nhân
- Người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra, đánhgiá, tự hoàn thiện trong môi trường, được đảm bảo quyền lựa chọn tối đa của
HS (quyết định, ứng xử, hoạt động…)
Trang 25
1.3 Sự đổi mới trong quan niệm dạy học Ngữ Văn hiện nay
1.3.1 Đổi mới nhận thức về vai trò người học
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy học theo hướng tích cực hóahoạt động nhận thức của người học đã trở thành vấn đề trung tâm của đối mớiPPDH Cốt lõi của việc đổi mới dạy học là phải hướng tới phát huy tính tíchcực, chủ động của người học, phải làm cho HS trở thành chủ thể của quá trìnhdạy học Vấn đề là phải tạo được một sự chuyển hóa bên trong HS, phải biếnnhững hoạt động của HS thực sự trở thành hoạt động tìm hiểu và sáng tạo HSdưới sự điều khiển của giáo viên, sẽ tự mình chiếm lĩnh tri thức một cách chủđộng, tự giác
Trong quá trình học tập, HS sẽ bộc lộ năng lực, khả năng sáng tạo vàhình thành phương pháp học tập khoa học Đây chính là yếu tố cơ bản có tínhquyết định đến chất lượng và hiệu quả của việc học tập Dạy học theo hướngtích cực hóa là sự chú trọng đến vai trò và vị trí trung tâm của người học.Kiểu dạy học này sẽ giúp phát huy được vai trò cá nhân người học, khơi dậynhu cầu học tập, nhu cầu khám phá tri thức và tạo được không khí thi đuatranh luận, giải quyết vấn đề
Trong cuốn Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Mac đã từng đưa ra một luận điểm nổi tiếng: “Tác phẩm nghệ thuật và mọi sản phẩm khác
cũng thế, đều tạo ra một thứ công chúng sính nghệ thuật và có khả năng thưởng thức nghệ thuật Như vậy là sản xuất không những sản sinh ra một đối tượng cho chủ thể mà còn sản sinh ra một chủ thể cho đối tượng” Như
vậy, khi ta hiểu cơ chế là một chủ thể phát triển trong mối quan hệ tương tácgiữa ba chủ thể sau: nhà văn - nhà giáo - người học, và khi nói đến tác phẩm
từ một đối tượng vốn từ một đối tượng giả định nay đã chuyển thành đốitượng nhận thức đích thực, thì tất nhiên ta sẽ phải nhắc đến mối liên hệ giữatác phẩm và người học như một chủ thể có ý thức và đầy tính sáng tạo Có thể
Trang 26
thấy, mối liên hệ này không phải là một chiều, mối liên hệ nhất thành bấtbiến, tĩnh tại Và trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta có thể nói một cáchtuyệt đối là không có sẵn một chủ thể độc lập tồn tại độc lập, hay một thức thểbiệt lập Bởi vì, chủ thể là cái cần phải được sinh thành, cùng song hành vớiđối tượng.
Trước đây, người học đã bị coi là một khách thể thụ động, là một đốitượng chịu sự tác động bên ngoài từ phía giáo viên bằng hệ thống biện phápnghiệp vụ sư phạm Người học lúc này đã trở thành một thính giả ghi chépmáy móc rồi tái hiện lại trong nội dung thông báo của giáo viên
Trong khi đó, với quá trình tiếp nhận một tác phẩm văn chương, ngườihọc được coi là một chủ thể, đây là điểm khác biệt cơ bản về quan điểm đốivới đối tượng Người học không chỉ là đối tượng giáo dục bằng tác phẩm vănchương, học sinh cũng chính là mục đích của quá trình học văn, và cũng làcon đường đạt đến hiệu quả sư phạm của quá trình đó Quá trình chiếm lĩnhtác phẩm này không phải là một quá trình tiếp thu thụ động, mà là một quátrình vận động từ bên trong của chủ thể nhận thức, tự phát triển Trong quátrình đó, người học có vai trò là một chủ thể, một nhân cách, một cá thể tiếpnhận sáng tạo Chúng ta nói người học là một nhân cách, một cá thể bởi vìmọi thực tế xã hội là sản phẩm của những điều kiện lịch sử xã hội cụ thể củanhững hoàn cảnh cụ thể với những kinh nghiệm sống, và có vốn văn hóa nhấtđịnh Cho nên, mỗi giờ đọc văn, mỗi tác phẩm văn chương phải đến được vớinhững địa chỉ cụ thể Nếu không có sự nối mạch giữ cá tính nhà văn và cátính bạn đọc thì sẽ không có hiệu quả văn chương mong muốn Vì thế, phảikhẳng định dứt khoát là người học còn đứng bên ngoài và chưa thực sự tiếpxúc với nhà văn thì cơ chế dạy học văn chưa hình thành, và hiệu quả vănchương chưa đạt được Đây cũng là một nguyên tắc trong giảng dạy tác phẩmvăn chương
Trang 27
1.3.2 Đổi mới quan niệm về bản chất môn Ngữ Văn
Văn học là môn học vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật Với
tư cách là một môn khoa học, văn học nhà trường còn có nhiệm vụ cung cấpcác trí thức khái quát về văn học như lịch sử văn chương, lý thuyết về vănchương và hiểu rộng thêm là tri thức về ngôn ngữ với ý nghĩa là yếu tố đầutiên của văn chương Các tri thức khái quát về văn học có nhiệm vụ cung cấpcho người học các khái niệm, quy luật, thuật ngữ cũng như nhận định sự pháttriển của văn học, của các lý thuyết nền tảng chi phối toàn bộ sự phát triển củavăn học Vì thế, môn văn học trong nhà trường phổ thông đã những đóng góprất tích cực vào việc rèn luyện năng lực tư duy logic cho học sinh bao gồmnăng lượng quy nạp, diễn dịch, trừu tượng hóa, cụ thể hóa, so sánh, thốnghóa Đây vốn là những yếu tố rất cơ bản của năng lực tư duy khoa học
Bên cạnh đó, môn khoa học này còn mang tính nghệ thuật Là một mônnghệ thuật, bản thân môn văn đã tách mình ra khỏi các môn khoa học khác đểxếp vào hàng các nghệ thuật như nhạc, họa
Chính vì thế, môn văn đã tác động đến người học bằng tình cảm thẩm
mỹ, và tình cảm này đã tạo nên sức mạnh vô song Nói đến đặc trưng nghệthuật này, tất yếu chúng ta phải nhắc đến nội dung cơ bản của môn văn, đó làviệc học của tác phẩm văn chương Tác phẩm văn chương chính là sự sángtạo tinh thần độc đáo của nhà văn, là tấm gương phản ánh cuộc sống thôngqua phương tiện đặc thù của nó chính là hình tượng Muốn tiếp cận và chiếmlĩnh một tác phẩm, trước hết phải thông qua quy luật cảm thụ văn chương và
sự huy động toàn bộ năng lực tâm lý, trong đó chủ yếu là năng lực tư duyhình tượng, năng lực rung cảm thẩm mỹ, thị hiếu nghệ thuật của người học
Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể nào thấy hết được tính đặc trưng củamôn văn trong nhà trường nếu không coi đó là môn học công cụ Môn họccông cụ ở đây được hiểu là công cụ để diễn đạt tâm lý của mình Thậm chí,
Trang 28
chúng ta có thể nói rằng, không có gì là quá nếu coi môn văn học trong nhàtrường là công cụ bậc cao, vượt lên một số công cụ khác Bởi vì, môn vănchính là công cụ để dạy học sinh diễn đạt tư tưởng, tình cảm ngôn ngữ học,tức là ngôn ngữ truyền cảm có hiệu lực cao, là công cụ để dạy cho học sinh vàcảm nhận được tư tưởng, tình cảm của con người, của cuộc sống qua tácphẩm văn chương và quan trọng hơn còn là công cụ để giáo dục con người,cải tạo xã hội mạnh mẽ.
Là môn học có tính chất công cụ, môn văn trong nhà trường phổ thôngcòn rèn luyện thêm năng lực lĩnh hội, lí giải và sáng tạo văn chương Ở đây,môn văn sẽ không tách rời việc đọc văn và làm văn như các năng lực “đồnghóa” và “biến ứng” văn học trong thế cân bằng của sự thích ứng đời sốngvăn học
Như vậy, chúng ta có thể thấy, với tư cách là một môn khoa học, nghệthuật, công cụ, môn văn trong nhà trường còn là môn học góp phần vào côngviệc đào tạo con người theo mục tiêu nhà trường Văn học được đưa vào nhàtrường, thực chất là môn học được chọn lựa theo định hướng phục vụ chomục tiêu đào tạo sư phạm, từ nội dung đến phương pháp, lĩnh hội và sáng tạo
1.3.3 Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ Văn
Trong hai thập kỷ qua, cuộc vận động đổi mới dạy học nói chung vàdạy học văn nói riêng đã thật sự là mối quan tâm của toàn xã hội theo xu thếhòa nhập với thế giới và đáp ứng với nhu cầu của thời đại Cuộc vận động đổimới PPDH đã và đang là một cuộc cách mạng trong đời sống học đường vàbước đầu đem lại một bộ mặt mới cho nền giáo dục nước nhà, mở ra một triểnvọng mới cho đất nước
Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) đã nêu rõ: “Đổi mới phương pháp giáodục và đào tạo, khắc phục lối truyền thống một chiều, rèn luyện tính tư duy
Trang 29
sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và hiệnđại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tựnghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học”.
Luật giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vậndụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứngthú học tập cho học sinh [5, điều 24.2]
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ ở
mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục Chuyển từ
việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thụ nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập”.
Dựa vào trên, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường PT đượcdiễn ra theo hướng chủ yếu:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh
- Bồi dưỡng phương pháp tự học
- Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập chohọc sinh
Việc đổi mới PPDH ở THCS, suy cho cùng là nhằm vào việc nâng caochất lượng các môn học Cụ thể là nhằm làm cho HS tiếp thu bài tốt hơn, nắmkiến thức vững chắc hơn, vận dụng các kiến thức trong thực tế có hiệu quảhơn; các kỹ năng thực hành và trí tuệ được hình thành và phát triển cao hơn;
Trang 30
các phẩm chất, các giá trị quan trọng của người học sinh được hình thành,củng cố và phát triển một cách mạnh mẽ hơn.
Cùng với đổi mối PPDH, việc kiểm tra đánh giá cũng được thay đổitheo hướng chú trọng kết hợp đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ và mức
độ liên hệ, vận dụng kiến thức kỹ năng vào thực tiễn
Từ năm 2015, việc tổ chức một kỳ thi chung quốc gia (cho tốt nghiệp
12 và tuyển sinh ĐH-CĐ) cũng là một việc đổi mới về giáo dục - đào tạo,chuyển từ đánh giá tri thức sang đánh giá kỹ năng, phẩm chất và năng lực củahọc sinh Điều ấy cũng là một biểu hiện của việc phát huy tính tích cực củahọc sinh, tác động mạnh mẽ tới hoạt động dạy học tự chọn nói chung và dạyhọc tự chọn môn Ngữ Văn ở THCS nói riêng
1.4 Thực tiễn vấn đề dạy học tự chọn Ngữ Văn THCS theo hướng
tích cực hoá hoạt động của HS trong nhà trường hiện nay (qua khảo sát ở huyện Yên Thành, Nghệ An)
1.4.1 Về việc dạy
Việc thiếu tài liệu là khó khăn chủ yếu hiện nay của GV khi thực hiệndạy học chương trình tự chọn môn Ngữ Văn Không có một cuốn sách hướngdẫn cụ thể nên hầu như việc dạy học tự chọn đều do tổ, nhóm chuyên môn vàmỗi cá nhân phải tự “mò mẫm” trong việc thiết kế nội dung của từng chủ đềtrong từng tuần cụ thể
Cùng với việc tự chọn nội dung là việc tiến hành các hình thức lên lớpkhác nhau Giáo viên hầu như không có một định hướng cụ thể nào vềphương pháp thực hiện Trong một số đợt tiếp thu chuyên đề từ các cấp, nộidung truyền đạt vẫn còn chung chung, mơ hồ về cả nội dung lẫn phươngpháp, khiến cho từ cấp lãnh đạo các trường đến giáo viên vẫn không xác địnhđược nội dung và phương pháp dạy học thống nhất mà lại quay về với phươngcách là “tự biên tự diễn” là chính Qua tìm hiểu, khảo sát các trường THCS
Trang 31
trong huyện Yên Thành và một số huyện lân cận, chúng tôi thấy các giáoviên, một số trường THCS đã tiến hành theo những hướng sau đây:
Thứ nhất: các nhóm chuyên môn theo khối lớp bàn bạc, thống nhấtkhung chương trình dạy học các chủ đề dạy học tự chọn, quy đinh phân phốichương trình Ngữ Văn của khối mình phụ trách Sau đó trình lãnh đạo duyệt.Các giáo viên căn cứ vào đó để tự lựa chọn nội dung cụ thể và triển khai cáctiết dạy học trong tuần Đây là hướng thực hiện phổ biến nhất không chỉ trongtỉnh nhà mà ở cả các tỉnh bạn Song hầu như các khung chương trình cũngđang xây dựng rất sơ sài, vụn vặt, mang tính ứng phó và nhiều GV khôngcung cấp cho HS
Thứ hai: Sau khi dạy xong một số bài, phần trong chương trình, giáoviên thấy nội dung gì còn chưa hướng dẫn hết cho học sinh trong các giờchính khóa thì bổ sung rồi luện tập trên phần kiến thức đã bổ sung thêm, theoquan niệm “thiếu đâu bù đấy” Một số GV vì thế đã chủ quan trong các giờdạy học chính khóa vì đã có tiết tự chọn “bù khuyết”
Thứ ba: GV đưa thêm một bài tập nâng cao, mở rộng so với chươngtrình đã học cho học sinh làm nhưng lại thiếu vai trò tổ chức, gợi dẫn, giámsát của GV Hướng học này có thể giúp học sinh có ý thức tự giác, có tố chất
và yêu thích học môn Ngữ Văn có điều kiện hơn trong việc cũng cố, nâng caokiến thức, rèn kỹ năng vận dụng các tri thức và kinh nghiệm của bản thân,nhưng lại rất vất vả với học sinh đại trà và không hiệu quả với những HS cònhạn chế về ý thức tự giác học tập
Ngoài ra, còn một số hướng khác nữa, thậm chí có những GV tiến hànhđồng thời nhiều hướng, tùy vào chương trình của từng tuần, từng phân môn,từng thời điểm
Về cách thức thực hiện: Hầu hết giáo viên còn tự soạn giáo án một cách
“âm thầm”, đến tiết dạy thì chủ động truyền đạt cho học sinh Còn học sinh
Trang 32
thì hoàn toàn thụ động, mờ mịt về các nội dung tự chọn sẽ học vì không cóphân phối chương trình, không có sách hay tài liệu để chuẩn bị bài và hầu nhưcũng không được giáo viên cung cấp nội dung trước để ôn tập Cách dạy nàychưa phát huy được vai trò tích cực chủ động của học sinh, do vậy cũngkhông kích thích được niềm say mê hứng thú học tập của các em Đó là lý dokhiến cho các em thờ ơ với các tiết học tự chọn.
Như vậy, việc dạy - học tự chọn hiện nay đang rất nhiều bất cập, hiệuquả còn rất thấp Nó chưa đáp ứng được mục đích, ý nghĩa của dạy học tựchọn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu
1.4.2 Về việc học
Học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học tự chọn, lạikhông được chuẩn bị bài nên đa số còn rất thờ ơ với các tiết học này Hơnnữa, tình trạng học sinh có thái độ lạnh nhạt với môn Ngữ Văn như hiện nay
đã làm cho việc triển khai chương trình tự chọn lại gặp thêm nhiều bước cản.Nhiều em coi giờ tự chọn là giờ để giảm bớt căng thẳng sau những tiết học
có nhiều dung lượng kiến thức Vì vậy khi giáo viên đưa thêm những kiếnthức bổ sung để học tập trong giờ tự chọn, các em tỏ ra chán nản, khôngmuốn hợp tác Một số học sinh thì “thầy dạy gì, trò nghe nấy” chứ khôngmấy mặn mà
Lối suy nghĩ trên đã ăn sâu trong nhận thức của học sinh Chúng tacần có biện pháp để thay đổi dần những quan niệm ấy, làm cho diện mạo củanhững giờ dạy học tự chọn Ngữ Văn được mới hơn, tạo hứng thú học tậpcho học sinh nhiều hơn Phải chứng tỏ rằng, giờ tự chọn là giải pháp để nângcao chất lượng dạy học của nền giáo dục nước nhà mà Bộ Giáo dục và Đàotạo đề ra
Quay về với vấn đề dạy học tự chọn ở huyện Yên Thành, qua tìm hiểu
và theo dõi ở giáo viên và học sinh, chúng tôi thấy còn xuất hiện nhiều bất
Trang 33
cập, chưa được quan tâm đúng mức Trong các đợt chuyên đề hàng năm cũngrất ít khi điểm mặt, gọi tên đến vấn đề này, hoặc chỉ hời hợt qua lao xongchuyện Yêu cầu cấp thiết hiện nay là cần đưa ra những định hướng, giải phápthiết thực nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tự chọn Ngữ Văn nói riêng và bộmôn Ngữ Văn nói chung.
1.4.3 Về tài liệu tham khảo
Thuận lợi: Dạy học tự chọn Ngữ Văn chỉ là dạy học chủ đề, nằm trong
khung môn nên có thể lấy những tài liệu định hướng chung cho việc dạy học
Ngữ Văn làm căn cứ xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung như: Tài liệu
phân phối chương trình THCS của Sở Giáo dục và Đào tạo; Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ Văn THCS của tác giả Phan Thị Ngọc
Trâm chủ biên; Bộ SGK 6, 7, 8, 9 của Nguyễn Khắc Phi, Nxb GD; Bộ SGVNgữ Văn 6,7,8,9 của Nguyễn Khắc Phi, Nxb GD; và các sách tham khảo khác
như: Kiến thức- kỹ năng cơ bản Tập làm văn THCS do Huỳnh Thị Thu Ba chủ biên; Dạy học Tập làm văn THCS của tác giả Nguyễn Trí Rèn kỹ năng
làm văn thuyết minh do Trần Thị Thành chủ biên); Bồi dưỡng Ngữ Văn 6, 7,
8, 9 do Nguyễn Thị Kim Dung chủ biên
Khó khăn: Mặc dù tài liệu tham khảo chung là vô cùng phong phú
song đó chỉ là tài liệu của cả bộ môn, đòi hỏi GV phải tự mày mò, tìm hiểu,lựa chọn và xây dựng thành chương trình, nội dung cụ thể mà làm được điều
đó không phải chuyện dễ dàng Còn tài liệu đặc trưng cho dạy học tự chọn thìlại vô cùng hiếm Trong nhà trường cũng như trên thị trường, hầu như khôngtìm thấy tài liệu dạy học tự chọn cho Ngữ Văn THCS cũng như dạy học tựchọn Ngữ Văn 9
Trang 34
Tiểu kết chương 1
Với vai trò là chương cơ sở lý luận, cơ sở khoa học cho toàn bộ luậnvăn, ở chương này, trước hết, chúng tôi làm sáng tỏ khái niệm tích cực củachủ thể nhận thức từ khái niệm đến cơ sở Triết học, Tâm lý học, Giáo dụchọc Từ đó luận văn đi vào vấn đề sự đổi mới trong quan niệm dạy học NgữVăn hiện nay, bao gồm đổi mới trên các phương diện quan niệm về vai tròngười học, về bản chất bộ môn, và đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá mônNgữ Văn Trong chương này, chúng tôi cũng đi sâu điều tra, khảo sát, tìmhiểu tình hình dạy học tự chọn Ngữ Văn ở một số trường trên địa bàn huyện.Chúng tôi mong muốn trên những nhận thức đó để có những định hướng sátthực, phù hợp trong việc dạy học tự chọn Ngữ Văn trong nhà trường THCShiện nay, đặc biệt là tực chọn Ngữ Văn 9
Trang 35
Chương 2 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9 THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
2.1 Khái quát về chương trình, nội dung dạy học tự chọn Ngữ Văn 9
Khác với chương trình chính khóa, chương trình tự chọn không được
Sở GD & ĐT quy định rõ ràng cụ thể về số lượng tiết dạy học cho từng phânmôn Văn học, Tiếng việt, Tập làm văn mà chỉ quy định về số lượng tiết trongtuần, trong kì và cả năm [Cả năm: 37 tuần (37 tiết); Học kì I: 19 tuần (19tiết); Học kì II: 18 tuần (18 tiết)] Đồng thời cũng không có một định hướng
về nội dung cụ thể, rất hạn chế về tài liệu tham khảo đặc thù Do vậy đòi hỏi
GV phải tự xây xưng kế hoạch, nội dung phù hợp với thời lượng đã quy định
GV vừa là nhà biên soạn, vừa là người thực hiện Đây là điều kiện để GV linhhoạt, chủ động xây dựng kế hoạch phù hợp với đặc điểm địa phương và thực
tế của học sinh theo tinh thần chỉ đạo mới nhất của Bộ GD & ĐT năm 2014.Tuy nhiên cũng là một khó khăn, thách thức với nhiều GV còn ít kinh nghiệmtrong chuyên môn và phương pháp
2.1.1 Tiêu chí lựa chọn nội dung chương trình
- Tổng kết và hệ thống hóa các kiến thức, kỹ năng đã học trong chươngtrình chính khóa
- Tổng kết, nâng cao một số vần đề đã học nhưng chưa có điều kiện mởrộng, nâng cao trong chương trình chính khóa
- Khi lựa chọn nội dung tự chọn, cần lưu ý thêm các vấn đề sau: chú ýtích hợp các chủ đề; chú ý tính toàn diện, đồng bộ giữa nội dung, phương
Trang 36
pháp và đánh giá; chú ý lựa chọn các nội dung thực hành, ứng dụng gần gũivới cuộc sống; chú ý rèn luyện kĩ năng, năng lực tự chọn.
2.1.2 Xây dựng nội dung chương trình
Căn cứ vào chương trình Ngữ Văn 9 trong dạy học chính khóa, căn cứthực tiễn thực hiện nội dung chương trình, tôi mạnh dạn xây dựng chươngtrình tự chọn như sau:
Văn học: 14 tiết (Truyện trung đại: 3 tiết; Truyện hiện đại: 3 tiết; Thơ
hiện đại: 5 tiết; Văn bản nhật dụng: 1 tiết; Văn học nước ngoài: 2 tiết)
Tiếng Việt: 6 tiết (Các biện pháp tu từ: 2 tiết; Ôn tập tiếng Việt học kì
1: 2 tiết; Ôn tập tiếng Việt học kì: 1 tiết)
Tập làm văn: 15 tiết (Rèn luyện kĩ năng làm bài văn thuyết minh: 2
tiết; Rèn luyện kĩ năng làm bài văn tự sự: 2 tiết; Rèn kĩ năng làm văn bản nghịluận xã hội: 5 tiết; Rèn kĩ năng làm văn bản nghị luận văn học: 6 tiết)
Kiểm tra: 2 tiết
2.1.3 Phân phối chương trình tự chọn Ngữ Văn 9
Trước hết GV cần xây dựng được kế hoạch dạy học tự chọn theo từngchủ đề, quy định số tiết cụ thể cho mỗi chủ đề thành phân phối chương trình
cho học kỳ và cả năm để cung cấp cho học sinh chuẩn bị bài
Căn cứ quy định thời lượng chương trình tự chọn cho mỗi học kỳ (1tiết/tuần) và cả năm (37 tiết) theo quy định của Sở GD & ĐT Nghệ An
Căn cứ vào chương trình tự chọn môn Ngữ Văn 9 đã xây dựng ở trên
và nội dung kiến thức trong chương trình chính khóa, tôi nghiên cứu và mạnhdạn phân bố thời gian và dung lượng cụ thể như sau:
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH TỰ CHỌN NGỮ VĂN 9
Cả năm: 37 tuần (37 tiết); Học kì I: 19 tuần (19 tiết); Học kì II: 18 tuần(18 tiết)
Trang 37
HỌC KÌ I
1, 2 Chủ đề 1: Ôn tập các biện pháp tu từ
3 Chủ đề 2: Cách đọc – hiểu văn bản nhật dụng
4, 5 Chủ đề 3: Rèn kỹ năng làm văn thuyết minh
Chủ đề 4: Truyện trung đại Việt Nam
6 Một số đặc điểm của truyện trung đại Việt Nam
7, 8
Luyện tập tổng hợp (các văn bản: Chuyện người con gái NamXương, Truyện Kiều và các đoạn trích, truyện Lục Vân Tiên vàđoạn trích)
Chủ đề 5: Chuyên đề 1: Thơ hiện đại Việt Nam sau 1945
9 Một số đặc điểm của thơ hiện đại Việt Nam sau 1945
10, 11 Luyện tập tổng hợp (các bài thơ: Đồng chí, bài thơ về tiểu đội xe
không kính, Bếp lửa, Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng)
Chủ đề 6: Rèn kỹ năng làm bài văn tự sự
12 Sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn tự sự
13 Sử dụng yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
trong văn tự sự
Chủ đề 7: Truyện hiện đại Việt Nam sau 1945
14 Vài nét khái quát về truyện hiện đại Việt Nam sau 1945
15, 16 Luyện tập tổng hợp (các văn bản Chiếc lược ngà, Làng, Lặng lẽ
Sa Pa)
17, 18 Chủ đề 8: Ôn tập Tiếng Việt học kỳ I
19 Kiểm tra
Chủ đề 9: Rèn kỹ năng viết nghị luận xã hội
20 Một số kỹ năng làm văn nghị luận
21, 22 Nghị luận về một số việc, hiện tượng đời sống
23, 24 Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
Chủ đề 5: Chuyên đề 2: Thơ hiện đại Việt Nam (tiếp)
25, 26 Luyện tập tổng hợp (các bài thơ: Con cò, Nói với con, Mùa xuân
nho nhỏ, Viếng Lăng Bác, Sang thu)
Chủ đề 10: Rèn kỹ năng viết bài văn nghị luận văn học
27, 28, 29 Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
30, 31, 32 Nghị luận về một đoạn thơ (bài thơ)
Chủ đề 7: Truyện hiện đại Việt Nam (tiếp)
33 Luyện tập: Những ngôi sao xa xôi
Trang 38
HỌC KÌ I
34 Chủ đề 11: Ôn tập tiếng Việt học kỳ II
35, 36 Chủ đề 12: Cách đọc - hiểu văn học nước ngoài
37 Kiểm tra học kỳ II
Cũng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD & ĐT những năm gần đây,mới nhất là đợt tập huấn vào tháng 8 năm 2014 vừa qua, PPCT chỉ là nhữngđịnh hướng và trong thực tế dạy học từng năm, có thể điều chỉnh phù hợpvới yêu cầu GD và học tập của HS Chúng tôi cũng ý thức dạy học chủ đề tựchọn ở nước ta hiện nay do còn hạn chế và các điều kiện như cơ sở vật chất,đội ngũ GV, nhận thức của HS nên vẫn đang chủ yếu căn cứ theo khungchương trình chính khóa, chưa đúng bản chất, ý nghĩa của dạy học “tựchọn” Vì vậy, chúng tôi xây dựng chương trình không mang tính cụ thể hóatheo một lượng kiến thức nhất định mà mang tính khái quát, theo hướng mở
để cả GV và HS có thể linh hoạt trong quá trình thực hiện, phù hợp với khảnăng, nhu cầu của đối tượng học sinh, phần nào thể hiện đúng tinh thần “dạyhọc tự chọn”
Cuối mỗi chủ đề, GV cho học sinh thảo luận, nêu ra thắc mắc nếu có
và lựa chọn nội học tập cho chủ đề tiếp theo.Với tinh thần dạy những điều họcsinh muốn học chứ không phải dạy những điều giáo viên đã quen
2.1.4 Một số nội dung tự chọn trong chương trình Ngữ Văn 9
Trang 39- Từ đó vận dụng vào diễn đạt, trình bày các đoạn văn, văn bản giúpcho bài văn sinh động, hấp dẫn
- Giáo dục học sinh: Yêu quí, giữ gìn trong sáng tiếng Việt
- Rèn kỹ năng nói, viết đúng ngữ pháp, chính tả và biểu cảm
Thời gian: 2 tiết
Gợi ý tài liệu tham khảo:
- Nguyễn Thị Mai Hoa, Đinh Chí Sáng (2003), “Một số kiến thức, kĩ
năng và bài tập nâng cao Ngữ Văn 6, 7”, Sách tham dự cuộc thi “Viết sách
bài tập và sách tham khảo”, NXBGD
- Nguyễn Xuân Lạc, Đỗ Việt Hùng, Bùi Tất Tươm (2005), “Hướng dẫn
tự học Ngữ Văn 9”, Tập 1 + 2, Nxb Giáo dục
Định hướng một số nội dung:
* So sánh
+ Thế nào là so sánh:
So sánh là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác
có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
+ Cấu tạo: thông thường có 4 yếu tố:
Lưu ý: Trong 4 yếu tố trên, yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt, yếu tố(2) và yếu tố (3) có thể vắng mặt
+ Các kiểu so sánh:
Trang 40
- So sánh nagng bằng: Thường được thể hiện bằng các từ so sánh sauđây: như, y như, tựa, tựa như, hoặc các cặp đại từ: bao nhiêu bấy nhiêu,
- So sánh hơn kém: Các từ so sánh thường gặp là: hơn, hơn là, thua, kém + Tác dụng: So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động Phần lớncác phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái không cụ thể hoặc kém cụthể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cầnmiêu tả
* Nhân hóa:
+ Thế nào là nhân hóa?
Nhân hóa là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiênnhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm chothế giới loài vật, cây cối đồ vât, trở nên gần gũi với con người, biểu thị đượcnhững suy nghĩ tình cảm của con người
+ Các kiểu nhân hóa
- Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
- Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉhoạt động, tính chất sự vật
- Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
+ Tác dụng của phép nhân hóa
Phép nhân hóa làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợicảm; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn
* Ẩn dụ:
+ Thế nào là ẩn dụ?
Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượngkhác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sựdiễn đạt
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng