Nhìn chung kết quả của việc cắt giảm đầu tư công đã không được như mong muốn, tỉ lệ lạm phát vẫn ở mức cao, năm 2011 là 18.6%, đây là con số đáng kể, kèm theo đó là những diễn biến vĩ mô bất ổn, lãi suất cho vay ngân hàng tăng cao, gây khó khăn cho đầu tư của doanh nghiệp tư nhân, tổng vốn đầu tư xã hội có nguy cơ tụt giảm do hang ngàn doanh nghiệp vỡ nợ, phá sản, chưa kể đến thị trường tài chính Việt Nam ảm đạm, chỉ số VNIndex đã có lúc chạm đáy. Vậy hệ quả của những tác động này là gì? Tăng trưởng kinh tế ở mức 5.9%, nợ công không suy giảm mà còn có xu hướng tăng, mức an toàn không hề giảm. Đáng lẽ theo lí thuyết cắt giảm đầu tư công hợp lí sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn của khu vực nhà nước, từ đó khuyến khích tư nhân đầu tư và kéo theo khả năng trả nợ tăng lên cũng như nợ công sẽ giảm. Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam không phải vậy, thực chất giữa 2 biên này vẫn tồn tại mối quan hệ cùng chiều, nhưng trong giai đoạn này đã bị bóp méo. Nguyên nhân từ đâu? Từ chính chính sách cắt giảm đầu tư công, đây mới chỉ là một chính sách tạm thời của chính phủ để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô, và thực tế kết quả cắt giảm không như mong đợi. Chúng ta chưa “thực sự” cắt giảm đầu tư công. Cái cắt giảm ở đây nhiều khi mang tính hình thức, chưa được quy định cụ thể, hay có một cơ chế để điều chỉnh. Những dự án cắt giảm thì nhiều nhưng số vốn không bao nhiêu, có những dự án quan trọng lien quan đến an sinh xã hội thì lại cắt giảm 1 cách tùy tiện. Cái đáng cắt thì ta không cắt, tình trạng lợi ích cục bộ, những tỉnh thành lớn hầu như không cắt giảm nhiều. Và vấn đề ở đây chính là hiệu quả nợ công, không thể giải quyết triệt để thông qua cắt giảm đầu tư công theo kiểu hình thức. Thực tế đã chứng minh hiệu quả đầu tư công vẫn giảm dần, hệ số ICOR ở mức cao, tình trạng dự án dở dang,nhiều công trình nằm phơi sương để chờ vốn khá phổ biến. Việc đánh giá dự án không hiệu quả, dàn trải để cắt giảm vốn còn chưa rõ ràng, chưa có một tiêu chí chính thức, vì thế đầu tư công có giảm nhưng nợ công không hề giảm. Đầu tư là xương sống của mọi nền kinh tế, đặc biệt là với những nền kinh tế đang phát triển nợ công chỉ có thể được giải quyết rốt ráo nếu đầu tư công mang lại lợi nhuận tối đa.
Như vậy vấn đề ở đây chính là hiệu quả đầu tư công sẽ quyết định tính bền vững của nợ công. Cắt giảm đầu tư công ồ ạt không phải lúc nào cũng sẽ giảm được nợ công mà ở đây cần trả lời câu hỏi cắt giảm như thế nào, cắt giảm sao cho hợp lí, tránh tình trạng cắt giảm những dự án quan trọng quốc gia để có khả năng kích thích tăng trưởng.
CHƯƠNG 3