Sự ảnh hưởng của hiệu quả đầu tư công đến nợ công

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam (Trang 28)

Hiệu quả đầu tư công ở trên là một thực tế ở Việt Nam, nó ảnh hưởng rất lớn đến nợ công. Chưa nói đến mức an toàn nợ công thì chính hiệu quả của đầu tư công thấp đã dẫn đến gia tăng nợ công để tiếp tục đầu tư cho công trình, và một phần lớn vốn nợ công cũng được sử dụng để cải tạo công trình đầu tư công do chất lượng kém. Chưa thấy hiệu quả kinh tế - xã hội đâu nhưng hàng ngàn công trình đầu tư công ở nước ta xuống cấp nghiêm trọng, dẫn tới phải cung cấp vốn để tu sửa, cải tạo. Với nguồn ngân sách hạn hẹp, số tiền này một lần nữa lại phải sự dụng vốn vay nợ. Vốn vay nợ công cũng vì thế mà ngày một tăng. Bao nhiêu công trình làm không có chất lượng. Nhiều con đường, cây cầu làm được 2 – 3 năm đã xuống cấp do bị rút ruột. Nợ công của chúng ta lại tiếp tục “chạy” vào đó. Nợ công dùng để sản xuất ra những sản phẩm không có hiệu quả kinh tế thì không phải chỉ dừng ở 52% năm 2011 mà lên tới 60-70%. Chất lượng đầu tư mới là quan trọng chứ 52% không nói lên ý nghĩa gì. Con số nợ công tăng lên hàng năm đã là đáng sợ, điều đáng sợ hơn là cách quản lý và sử dụng món nợ này. Quản không khéo, thì nợ của Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng như những con đường hư hỏng hiện nay. Cả lớp cốt và lớp áo của con đường đều không có độ bền, không có kết cấu phù hợp và buộc phải gia cố sau một thời gian ngắn.

Từ chất lượng đầu tư kém hiệu quả sẽ phát sinh ra những nợ công mới để giải quyết những nợ công đã bị sử dụng không đúng mục đích hay không đúng chất lượng. Khi hoạt động đầu tư công không hiệu quả tất yếu sẽ không tạo ra lợi nhuận cao để bù đắp chi phí mà cụ thể ở đây có thể kể đến là chi phí vay nợ công. Mà điều này ở Việt Nam là một thực tế thấy rõ, khả năng trả nợ ngày càng khó khăn. Theo bản tin nợ của bộ tài chính, dịch vụ nợ nước ngài của Việt Nam của Việt Nam năm 2010 là 1.67 tỉ USD, trong đó riêng tiền lãi và phí là hơn 616 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1.29 tỉ USD năm 2009. Nợ nước ngài của nước ta tính đến 2011 là hơn 50 tỉ USD, gấp 3 lần so với dự trữ ngoại hối (khoảng 14-15 tỉ USD). Năm 2012 sẽ phải trả 100000 nghìn tỉ đồng, chiếm 13,5% tổng thu NSNN - một con số không hề nhỏ so với quy mô ngân sách khiêm tốn hiện nay (trong khi ở Thái Lan nợ công chỉ chiếm 44.1%GDP và dự

trữ ngoại hối là 176 tỉ USD). Với những nước đang phát triển như Việt Nam con số nợ hơn 52%GDP thực sự đáng quan tâm, dường như chúng ta đang dần vượt ngưỡng an toàn của nợ công. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ nợ công trên 100% GDP là chuyện bình thường nếu nước đó có khả năng trả nợ. Nợ công sẽ không quá nặng nề khi đầu tư công có hiệu quả. Ví dụ nợ công của Mỹ hiện trong những năm trước khủng hoảng chiếm tới hơn 90% GDP. Tuy nhiên, trong số này thì tới trên 60% là do Bộ Tài chính Mỹ phát hành tín/trái phiếu để đầu tư ra nước ngoài, còn lại là nợ do sử dụng Quỹ An ninh xã hội (chủ yếu ở dạng quỹ lương hưu của người Mỹ). Như vậy 60% "nợ" được đầu tư và mang lại lợi nhuận cho Chính phủ Mỹ, một phần được sử dụng làm nguồn dự trữ bảo lãnh. Như vậy, mặc dù hệ số nợ công của Mỹ cao, nhưng được công khai, minh bạch và sử dụng khá hiệu quả, nên cả Chính phủ và người dân cảm thấy an toàn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w