Ở Việt Nam nợ công thực chất mới chỉ là nợ của Chính phủ. Theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Sở dĩ nhiều nước có nợ Chính phủ và nợ công gần như đồng nhất vì khu vực DNNN của họ rất nhỏ. Còn ở nước ta, nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của Chính phủ nên không được phép loại nó ra khỏi nợ công. Vì suy cho cùng, nếu DNNN không trả được nợ thì ngân sách cũng phải gánh. Ví dụ, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đầu tư dự kiến của 22 trên tổng số gần 100 tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong năm này là 350.000 tỉ đồng, tương đương 17% GDP. Nếu tính tất cả gần 100 tập đoàn, tổng công ty thì quy mô đầu tư là khổng lồ, mà một tỷ lệ lớn trong số này là đi vay. Điển hình ở Việt Nam gần đây phải kể đến các tập đoàn làm ăn thua lỗ như Tập đoàn Sông Đà,Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy và 2 Tổng công ty Hàng hải, Xăng dầu đều xin Chính phủ hỗ trợ trả nợ nước ngoài.
Nợ công ở Việt Nam có khá nhiều rủi ro. Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này thì cũng không
thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.
Có thể nói chất lượng đầu tư công là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến các rủi ro khác của nợ công Việt Nam (do không có khả năng tạo tăng trưởng kinh tế tương đương để tăng thu ngân sách, tạo nguồn trả nợ). Mà cụ thể ở đây có thể nói đến 3 rủi ro về nợ công ở Việt Nam là rủi ro về khả năng thanh toán nợ, tính thanh khoản của nợ công, rủi ro về tỉ giá. Khả năng thanh toán nợ được đánh giá theo những chỉ tiêu sau: quy mô nợ so với GDP, quy mô nợ so với tổng thu ngân sách, quy mô nợ so với tổng giá trị xuất khẩu. Theo số liệu thống kê thì khả năng trả nợ của nước ta giảm nhanh kể từ 2008, nếu thâm hụt ngân sách không được điều chỉnh giảm dưới 5%GDP thì đến năm 2016, nợ công của Việt Nam sẽ vượt quá 100% GDP. Theo chỉ tiêu “tỉ lệ nợ công trên tổng thu ngân sách” thì tổng nợ công đã gấp gần 2 lần tổng thu ngân sách. Theo tiêu chuẩn của WB, nợ công ở Việt Nam vẫn ở mức an toàn (<60%GDP), tuy nhiên với thực trạng đầu tư công không hiệu quả như hiện nay thì ngưỡng an toàn cuả chúng ta đã thực sự cận kề.
Thực tế diễn ra ở Việt Nam, trước năm 2008 và giai đoạn 2009-2010 đầu tư công quá lớn và kém hiệu quả đang là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lạm phát (ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí trả nợ). Hiệu quả đầu tư thấp đã khiến những nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng thong qua viêc nới lỏng chính sách tài khóa tiền tệ, mở rộng tín dụng đã không như mong đợi mà còn để lại tác dụng phụ là lạm phát và suy giản cân đối vĩ mô, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chính vì thế nhà nước ta đã thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công để kiềm chế lạm phát, giảm nợ công, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên có thể nhận thấy trong 2 giai đoạn này đầu tư công có giảm nhưng nợ công vẫn tiếp tục tăng và sự an toàn nợ công có xu hướng giảm dần. Sau 2008, khi cắt giảm đầu tư thì tăng trưởng kinh tế nước ta có giảm sút và có xu hướng giảm phát, nhà nước vì thế tiếp tục kích thích tăng trưởng thông qua đầu tư công, và lạm phát lặp lại
năm 2010 dường như giống kịch bản 2008. Vấn đề cắt giảm đầu tư công lại được đưa ra tại nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011. Vậy việc cắt giảm đầu tư công có ảnh hưởng gì đến nợ công. Trường hợp ở Việt Nam tại sao 2 biến số này không cùng giảm. Mối quan hệ có còn là thuận chiều. Ở đây xin đề cập đến cắt giảm đầu tư công năm 2011.