Một số khuyến nghị về định hướng chính sách 1 Tiếp tục định hướng tái cấu trúc nền kinh tế

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam (Trang 37)

1. Tiếp tục định hướng tái cấu trúc nền kinh tế

Để nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm nợ công phục vụ chống lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, Nhà nước cần thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (trong đó việc đổi mới cơ chế đầu tư công cũng như công tác lập quy hoạch trở thành một nhiệm vụ cấp bách hiện nay) nhằm chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư để chuyển sang mô hình phát triển theo chiều sâu, dựa vào tăng năng suất, hiệu quả, chất lượng và sức cạnh tranh, trên cơ sở rà soát, bổ sung, điều chỉnh đồng bộ các quy hoạch ngành, lĩnh vực kinh tế phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới.

2. Thu hút có hiệu quả, đa dạng các nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội triển hạ tầng kinh tế-xã hội

Đẩy mạnh cơ chế thực hiện hợp tác công tư-nhà nước và tư nhân cùng xây dựng công trình (hình thức PPP), ban hành những quy định cụ thể hơn chế cho cơ chế này. Tạo hành lang pháp lí cho việc đẩy mạnh mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương.Đẩy mạnh thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong 1 số lĩnh vực như y tế, giáo duc, văn hóa thể thao.

3. Phối hợp tăng cường tái cơ cấu đầu tư công, phân cấp và đa dạng hóa phương thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội phương thức, nguồn vốn đầu tư theo yêu cầu nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội

Về dài hạn, cần chủ động giảm thiểu dần đầu tư công, tăng đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước trong tổng đầu tư xã hội; tái cơ cấu đầu tư công, tăng đầu tư phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản; khoa học &công nghệ, đào tạo và y tế; tiết giảm việc cấp vốn ngân sách cho nhu cầu đầu tư của khối các Tổng công ty; Tập đoàn Nhà nước và chuyển trọng tâm đầu tư công ra ngoài lĩnh vực kinh tế, để tập trung vào phát triển các lĩnh vực hạ tầng và xã hội. Đồng thời, kiên quyết thẳng tay cắt những dự án đầu tư nếu không đạt các tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội và chưa bảo đảm các yêu cầu về thủ tục, tập trung vốn cho các dự án bảo đảm hoàn thành trong hạn định và có hiệu quả cao; cắt giảm các công trình đầu tư công bằng nguồn ngân sách có quy mô quá lớn, chưa thật cấp bách, có thời gian đầu tư dài. Khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức chìa khóa trao tay, có đặt cọc bảo hành - bảo đảm chất lượng công trình.

Cần đầu tư chất xám cho đầu tư công. Để thanh toán nợ công, chúng ta phải có tiền. Để có tiền, chúng ta phải làm ra… nhiều tiền. Và để làm ra nhiều tiền, chúng ta chỉ còn cách phải đẩy mạnh đầu tư ban đầu, đồng thời nâng cao giá trị gia tăng và khả năng thương mại của những dự án trọng điểm. Chính phủ không nên giảm nhịp đầu tư, mà nên tập trung vào công tác đầu tư chất xám cho đầu tư công. Trong công tác quản lý đầu tư công, quan trọng nhất là đổi mới tư duy. Chính phủ nên cân nhắc công nghiệp, cảng biển, sân bay… với lợi ích địa phương để giải quyết từng ngành, từng địa phương.

4. Đảm bảo tính bền vững về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nợ công, khả năng thanh toán, hạn chế rủi ro, chi phí năng thanh toán, hạn chế rủi ro, chi phí

Cần thiết lập ngưỡng an toàn nợ công; đồng thời thường xuyên đánh giá các rủi ro phát sinh từ các khoản vay nợ Chính phủ trong mối liên hệ với GDP, thu ngân sách nhà nước, tổng kim ngạch xuất khẩu, cán cân thương mại, dự trữ ngoại hối, dự trữ tài chính, quỹ tích lũy để trả nợ…Đồng thời, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tìm cứu cánh lúc cần thiết.

Ngoài ra, Chính phủ cần xây dựng kế hoạch vay nợ công phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch thu, chi ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, thời kỳ. Cần xác định rõ mục đích vay (để tài trợ thâm hụt ngân sách, tái cơ cấu nợ và cho vay lại, tài trợ cho các chương trình, dự án đầu tư quan trọng, hay nhằm đảm bảo an ninh tài chính quốc gia), mức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo từng đối tượng vay với hình thức huy động vốn và lãi suất thích hợp. Kế hoạch về vay nợ công cũng cần quy định rõ đối tượng sử dụng các khoản vay, hiệu quả dự kiến; xác định thời điểm vay, số vốn vay từng giai đoạn, tránh tình trạng tiền vay không được sử dụng trong thời gian dài hoặc chưa thực sự có nhu cầu sử dụng.

5. Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý nợ công, tăng cường kiểm tra, giám sát phân cấp đầu tư hợp lý, tạo điều kiện cho tư tăng cường kiểm tra, giám sát phân cấp đầu tư hợp lý, tạo điều kiện cho tư nhân tham gia đầu tư

Việc công khai, minh bạch nhằm tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng các khoản nợ công và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý nợ công. Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng đó, nợ công cần phải được tính toán, xác định đầy đủ trong quyết toán ngân sách nhà nước và phải được cơ quan chuyên môn xác nhận.

Nâng cao hiệu quả của công tác công khai ngân sách nói chung cũng như chi ngân sách nhà nước cho đầu tư công nói riêng. Tăng cường quản lý, giám sát, nâng cao hiệu quả đầu tư nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Đảm bảo hiệu quả đầu tư nhà nước từ xác định chủ trương, lập và duyệt dự án đến thực hiện dự án. Đề cao trách nhiệm giám sát của Quốc hội đối với các công trình trọng điểm

quốc gia, của hội đồng nhân dân đối với các dự án đầu tư trên địa bàn; tăng cường giám sát cộng đồng, hoàn thiện cơ chế để người dân kiểm tra công việc có liên quan đến ngân sách, đất đai, tài sản của nhà nước.

Đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế hợp tác Nhà nước và tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh mô hình quỹ đầu tư phát triển địa phương để góp phần huy động và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội địa phương. Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa” đầu tư trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao để một mặt tăng thêm nguồn vốn đầu tư, mặt khác cũng tăng tính cạnh tranh trong cung cấp sản phẩm dịch vụ, xóa bỏ dần thế độc quyền qua đó người dân có cơ hội được tiếp cận với một chất lượng của dịch vụ ngày càng cao.

6.Nâng cao hiệu quả phân bổ, sử dụng nguồn lực đầu tư Nhà nước

Nghiên cứu sửa đổi Luật ngân sách nhà nước cho phù hợp với yêu cầu cải cách và quản lý; xây dựng nguyên tắc, căn cứ lập dự toán chi đầu tư phát triển, bố trí vốn, thanh toán và quyết toán vốn nhằm đảm bảo tập trung vốn đầu tư hoàn thành công trình theo kế hoạch tài chính trung hạn và tiến độ công trình, giảm dần và tiến tới xóa bỏ tình trạng phân chia bình quân và dàn mỏng nguồn lực, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng.

Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí xác định các ưu tiên ngân sách cũng như xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả chi ngân sách. Trên cơ sở đó thực hiện phân loại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên để bảo đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Hoàn thiện khung pháp lý để xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu trung hạn, xem kế hoạch chi đầu tư là một cấu phần của kế hoạch tài chính - ngân sách trung hạn, đảm bảo chi đầu tư công được giới hạn trong khả năng nguồn lực và thống nhất với các ưu tiên chính sách của Chính phủ. Qua đó, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực hàng năm định hướng vào các mục tiêu kinh tế - xã hội trong trung và dài hạn, tăng cường tính tiên đoán, chủ động, tính hệ thống trong phân bổ nguồn lực.

Nợ công và đầu tư công có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kiểm chứng ở Việt Nam giai đoạn 2001-2011 có thể thấy rõ tác động của hiệu quả đầu tư công đến nợ công,một sự bền vững của nợ công không thể có được nếu đầu tư công không hiệu quả. Để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát cũng như giảm gánh nặng nợ công trong những năm tới, nhà nước ta cần có những chính sách tích cực hơn đến đầu tư công, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, để từ đó giải quyết những bất ổn còn tồn tại hiện nay. Với những vấn đề đã đề cập trong đề tài, dù đã cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót mong thầy cô và các bạn góp ý để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu _ Vũ Anh Tuấn – Nguyễn Quang Thái

2. Trang web Bộ kế hoạch và đầu tư: http://www.mpi.gov.vn 3. Trang web tổng cục thống k ê: http://www.gso.gov.vn

4. Trang web báo điện tử Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: http://baodientu.chinhphu.vn

5. http://baomoi.com

6. Trang web báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn 7. Trang web báo điện tử Dân trí: http://dantri.com.vn

8.Thắt đầu tư công, chặn khủng hoảng nợ công(http://www.cand.com.vn/vi- VN/kinhte/2011/10/158520.cand 9.http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Cat-giam-dau-tu-cong-va-mot-so-van-de- dat-ra/20116/87464.vgp 10.http://www.petrotimes.vn/thuong-truong/dien-dan-kinh-te/2011/11/dau-tu- cong-va-giam-no-cong-1-trong-2 11.http://www.vpbs.com.vn/News/2011/11/2/171436.aspx 12. -Tạp chí tài chính số 6,12/2011

13.Tạp chí thông tin kinh tế số 5,9 /2011

14.Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán số 7,12/2011 15.WWW.thuvien.vn

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w