0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

Thực tế ở Việt Nam đã cho thấy nợ công và đầu tư công có mối quan hệ khá mật thiết, từ đó để lại 1 số bài học kinh nghiệm sau:

1. Về mô hình tăng trưởng dựa vào vốn đầu tư

Là một nước đang phát triển, nguồn lực khoa học công nghệ còn hạn chế thì tăng trưởng kinh tế cần dựa vào vốn là điều cần thiết để mở rộng quy mô nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên mô hình tăng trưởng nóng chỉ dụa vào vốn đầu tư sẽ gây tác động tiêu cực ngược lại khi nền kinh tế chưa hoàn thiện. Đặc biệt khi nguồn vốn đầu tư sử dụng không đúng cách sẽ làm gia tăng lạm phát, bất ổn vĩ mô, gia tăng chi phí nợ công.

2. Về quy mô, cơ cấu đầu tư công

Nhu cầu đầu tư công rất lớn để tăng trưởng kinh tế trong khi nguồn lực hạn hẹp thì vay nợ công là con đường không thể thiếu,nhất là với nước đang phát triển như Việt Nam. Tận dụng các khoản vay ưu đãi như vốn ODA,vốn phát hành trái phiếu trong nước là một điều cần thiết. Vấn đề là đầu tư như thế nào cho hiệu quả để giảm gánh nặng nợ công.Khi đầu tư công cần chú trọng đến việc khơi thông các nguồn vốn khác trong xã hội,đảm bảo cho đầu tư tư nhân có cơ hội phát triển,giảm áp lực của vốn vay nợ công.Chính vì thế quy mô,cơ cấu đầu tư công là một vấn đề quan trọng cần xem xét trong mối quan hệ với nợ công và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội.

3. Về phân cấp đầu tư, quản lí đầu tư công

Phân cấp quản lí đầu tư công theo hướng ngày càng tăng cường cho cấp địa phương ở Việt Nam đang phát sinh nhưng bất cập .Không thể phân cấp theo địa bàn hành chính vì sẽ xảy sự không cân bằng giữa năng lực quản lí của các địa phương đồng bằng-miền núi;vùng kém phát triển và đô thị lớn.

Công tác quản lí ,giám sát đầu tư có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả đầu tư và tính chất nợ công.Không thể vội vàng ra những quyết định đầu tư không đồng bộ,không có sự chuẩn bị,nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi thực hiện đầu tư.Phân bổ vốn hợp lí cho các ngành,địa phương,tập trung vào các ngành thúc đẩy tăng trưởng lâu dài sẽ giảm lãng phí,nâng cao chất lượng sử dụng vốn.Đối với DNNN,tận dụng lợi thế quy mô đồng thời với việc đưa ra 1 cơ chế giám sát hợp lí là một điều cần thiết

4. Về các chính sách cắt giảm đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công tư công

Thứ nhất, cắt giảm đầu tư công nhưng không cực đoan, nhất là những dự án đầu tư phát triển xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường, đầu tư vào vùng sâu vùng xa, đầu tư cho việc xóa đói, giảm nghèo,…

Thứ hai, khi đầu tư công giảm, đối với những dự án đầu tư quan trọng, cấp thiết, thì phải có chính sách thu hút các nguồn vốn khác tăng lên để bù đắp. Trong các nguồn vốn này, thì việc thu hút vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước, thông qua chính sách xã hội hóa, thông qua phương thức đầu tư công - tư, các dự án BOT, BT,… Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) năm nay giải ngân tăng khá - vấn đề là nghiên cứu để chuyển chức năng thực hiện, trách nhiệm trả nợ, mở rộng cho doanh nghiệp tư nhân tham gia,… Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm nay tuy giảm về lượng vốn đăng ký, nhưng có khả năng tăng về lượng vốn thực hiện. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp (FII) có khả năng vào nhiều hơn ra khi giá chứng khoán giảm mạnh, khi giá bất động sản giảm xuống,…

Thứ ba, trong điều kiện kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên, thì nâng cao hiệu quả đầu tư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về cả 2 mặt. Một mặt, hiệu quả đầu tư thấp là nguyên nhân quan trọng nhất, là yếu tố tiềm ẩn của lạm phát. Mặt khác, nâng cao hiệu quả đầu tư trên cơ sở đầu tư tập trung không dàn trải, đẩy nhanh tiến độ thi công, giảm thiểu lãng phí, thất thoát, đẩy nhanh việc đưa công trình vào sử dụng,… vừa có tác dụng kiềm chế lạm phát, vừa phù hợp với mục

tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, vấn đề nợ công được giải quyết.

5. Về sự an toàn của nợ công

Tỉ lệ nợ công trên GDP ở một nước đang phát triển như Việt Nam tuy chưa vượt ngưỡng an toàn theo tiêu chí của WB nhưng nguy cơ vỡ nợ đang rình rập. Những rủi ro về nợ công như rủi ro về khả năng trả nợ,rủi ro tỉ giá,rủi ro về tính thanh khoản có thể gia tăng trong bối cảnh lạm phát,mất ổn định vĩ mô,thâm hụt ngân sách kéo dài,mất tín nhiệm quốc gia. Sự an toàn của nợ công không phải chỉ phụ thuộc vào quy mô nợ mà trên hết là việc sử dụng đồng vốn vay như thế nào mới là yếu tố quyết định kèm theo là một cơ chế quản lí thâm hụt ngân sách nghiêm ngặt..

6. Về quản lí nợ công

Sự minh bạch nợ công có vai trò rất lớn trong việc gia tăng trách nhiệm quản lý, giải trình của các cơ quan quản lý nợ. Nợ công là món nợ, sẽ được trả bằng tiền đóng thuế” “Người dân, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước và họ cũng sẽ được Nhà nước cho biết các thông tin liên quan đến các khoản nợ công, để ý thức được vai trò đồng hành cùng Nhà nước trong việc giám sát các hạng mục được triển khai bằng vốn đi vay để sử dụng nguồn vốn này an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG. LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

×