1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về hộ tịch thực tiễn trên địa bàn xã phú hưng, huyện phú tân, tỉnh an giang

78 1,1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân được nâng lên, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch cơ sở được quan tâm, củng cố về số lượng và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ

Trang 1

TỈNH AN GIANG

Lớp: Luật hành chính 2 – K37

Cần Thơ, Tháng 4/2014

Trang 3

Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Luật trường Đại học Cần Thơ, cô thủ thư, cô Xuân cố vấn học tập đã giúp đỡ em rất nhiều trong việc hoàn thành hồ sơ, thủ tục và cung cấp sách, báo, tạp chí phục vụ làm luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thạc sĩ Võ Duy Nam, giảng viên khoa Luật – người thầy đã tận tâm truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức hướng dẫn tôi, không quản khó khăn dìu dắt tôi suốt quá trình thực hiện luận văn này

Lời cuối cùng, tôi xin cảm ơn Cha, Mẹ, gia đình và bạn bè đã luôn động viên, lo lắng và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học

Xin chân thành cảm ơn!

Cần thơ, ngày …….tháng …… năm 2014

Trần Thị Điều

Trang 4



Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2014

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu của đề tài 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 4

1.1 Khái niệm hộ tịch 4

1.2 Đặc điểm của hộ tịch 5

1.3 Quản lý Nhà nước về hộ tịch 5

1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về hộ tịch 5

1.3.2 Nguyên tắc quản lý Nhà nước về hộ tịch 7

1.3.3 Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch 10

1.3.4 Ý nghĩa của quản lý Nhà nước về hộ tịch 11

1.5 Lược sử quản lý về hộ tịch ở nước ta 11

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH – THỰC TIỄN TẠI XÃ PHÚ HƯNG, HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG 15

2.1 Cơ sở pháp lý trong quản lý Nhà nước về hộ tịch 15

2.2 Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch 17

2.2.1 Ở trung ương 17

2.2.2 Ở địa phương 19

2.3 Thực tiễn quản lý Nhà nước về hộ tịch tại xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 22

2.3.1 Thủ tục đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền đăng ký của Ủy ban nhân dân xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 22

2.3.2 Tình hình đăng ký hộ tịch trên địa bàn xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang 32

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH 38

3.1 Đánh giá chung công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch hiện nay 38

3.1.1 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch ở nước ta hiện nay 38

3.1.2 Thực trạng công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch ở xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang 40

3.2 Yêu cầu quản lý Nhà nước về hộ tịch trong giai đoạn tới 44

Trang 6

3.3.1 Tiếp tục hoàn thiện pháp luật 45 3.3.2 Kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch 47 3.3.3 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, đăng ký hộ tịch 48 3.3.4 Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở 49 3.3.5 Kết hợp chặt chẽ giữa cải cách hành chính và đăng ký hộ tịch 49

KẾT LUẬN 51

Trang 7

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo Tuyên bố Montevideo1 cộng đồng dân cư ổn định2 là một trong những yếu

tố cơ bản hình thành nên quốc gia Từ khi quốc gia xuất hiện thì chế độ quản lý dân

cư, trong đó một bộ phận quan trọng là quản lý về hộ tịch cũng trở thành vấn đề sống còn

Nếu hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước được xem là bộ mặt của quốc gia thì hiệu quả của hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch là một trong những thước đo đánh giá trình độ phát triển của quốc gia đó, không những thế nó còn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, góp phần tích cực cho việc xây dựng phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước

Công tác đăng ký và quản lý hộ tịch không những liên quan đến quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân nói chung, quyền nhân thân nói riêng, mà còn liên quan đến cơ cấu dân số, lao động, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng,

an ninh của một quốc gia Thông qua quản lý hộ tịch quốc gia quản lý tốt con người, nắm vững những vấn đề xã hội phát sinh liên quan đến con người một cách nhạy bén nhất từ đó có khả năng hoạch định mục tiêu phát triển phù hợp đặc điểm của đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên

Nhận thức đúng vai trò của quản lý hộ tịch, Nhà nước ta đã từng bước xây dựng

hệ thống pháp luật, tổ chức bộ máy Nhà nước cùng với đội ngũ nhân lực quản lý hộ tịch

từ trung ương đến cơ sở đáp ứng yêu cầu quản lý về hộ tịch một cách hiệu quả và không ngừng hoàn thiện Trong những năm qua công tác quản lý hộ tịch có nhiều chuyển biến tích cực, các sự kiện đăng ký hộ tịch của nhân dân cơ bản được thực hiện kịp thời và đúng quy định của pháp luật, công tác phổ biến giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng triển khai đến tận cơ sở Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của nhân dân được nâng lên, đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch cơ sở được quan tâm, củng

cố về số lượng và kỹ năng thực hiện nghiệp vụ, các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch được

hỗ trợ và cung cấp kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch vẫn còn một số tồn tại, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, tình trạng dễ dãi trong cấp

1 Tuyên bố Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia được thông qua tại Hội nghị quốc tế các nước châu

Mỹ ngày 27 tháng 12 năm 1933

2 Điều 1 Tuyên bố Montevideo: Theo nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên

lãnh thổ một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của Nhà nước đó Theo nghĩa hẹp, dân cư dùng để chỉ tất cả

những người có quốc tịch của quốc gia đó.Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa Nhà nước với cộng đồng dân cư của quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch.

Trang 8

giấy tờ hộ tịch dẫn đến một người có nhiều bản chính giấy khai sinh với các thông tin khác nhau, các cơ quan chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân, công tác lưu trữ còn thủ công, dễ gây thất thoát, hư hỏng, thông tin hộ tịch của cá nhân mà giao cho nhiều chủ thể hành chính quản lý và thực hiện đăng ký, lưu trữ lại không đảm bảo sự thống nhất quản lý và phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan có thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch khi truy xuất thông tin hộ tịch của cá nhân dẫn đến việc truy xuất thông tin hộ tịch của cá nhân còn nhiều khó khăn

Quản lý hộ tịch là vấn đề không mới nhưng luôn mang tính cấp thiết do điều kiện thế giới khách quan luôn vận động, hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội thay đổi kéo những đặc điểm dân cư phức tạp cũng luôn biến đổi không ngừng, từ đó đặt ra yêu cầu thích ứng một cách linh hoạt cho hoạt động quản lý hộ tịch

2 Mục tiêu của đề tài

Đề tài nghiên cứu đưa ra một số vấn đề lý luận về quản lý hành chính Nhà nước

về hộ tịch, đồng thời nêu lên thực tiễn quản lý hộ tịch tại địa bàn xã Phú Hưng, huyện Phú Tân thuộc tỉnh An Giang, qua đó thấy được những mặt tích cực cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc áp dụng quy định của pháp luật về hộ tịch vào thực tiễn Đồng thời đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trên địa bàn huyện Phú Tân nói riêng và hiệu quả quản lý hộ tịch nói chung

3 Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là cơ chế quản lý hộ tịch của Nhà nước

ta, những quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật phát sinh trong quá trình quản lý về hộ tịch, được áp dụng trên thực tiễn tại địa bàn xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

số điều về hộ tịch, hôn nhân và gia đình, chứng thực… cùng các tài liệu có liên quan khác Thông qua đó tìm hiểu cơ sở lý luận về cơ chế pháp lý về quản lý hộ tịch và thực tiễn áp dụng các quy định này trên địa bàn huyện Phú Tân thuộc tỉnh An Giang, những nguyên nhân dẫn đến bất cập và tìm kiếm những giải pháp khắc phục những bất cập đó

Trang 9

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp phân tích luật viết các quy định của pháp luật;

- Phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu: sách, báo, giáo trình, các trang thông tin điện tử;

- Phương pháp thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài;

- Phương pháp so sánh đối chiếu những quy định của pháp luật và thực tiễn phát sinh trên thực tế việc quản lý Nhà nước đối với hộ tịch

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày gồm 3 chương:

Chương 1 Lý luận về quản lý Nhà nước về hộ tịch

Chương 2 Những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hộ tịch, thực tiễn tại xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Chương 3 Phương hướng và một số giải pháp hoàn thieenjcoong tác quản lý nhà nước về hộ tịch

Trang 10

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ HỘ TỊCH 1.1 Khái niệm hộ tịch

Thuật ngữ “hộ tịch” là một từ Hán Việt, cấu thành từ “hộ” có nghĩa là “dân sự” hoặc “nhà ở” và từ “tịch” nghĩa là “sổ sách”, “sổ đăng ký quan hệ lệ thuộc”3

Các từ điển Hán - Việt hiện nay cũng chú giải nhiều nghĩa khác nhau của từ hộ tịch, thậm chí có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm hộ tịch và hộ khẩu nhưng nhìn chung

có hai cách hiểu thông dụng: Cách hiểu thứ nhất, hộ tịch được xem là một quyển sổ của

cơ quan quản lý dùng để ghi chép các vấn đề liên quan đến nhân thân như: số người, họ tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp của từng người trong một đơn vị hành chính mình quản

lý Tác giả Đào Duy Anh cho rằng: “Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch quán của từng người” Tác giả Nguyễn Văn Khôn lại nhận định “Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ họ tên, quê quán và chức nghiệp của từng

người” Cách hiểu thứ hai, hộ tịch chính là chỉ đến chính các sự kiện trong đời sống

từng người, hoặc từng hộ: họ tên, tuổi, quê quán, nghề nghiệp, kết hôn, nuôi con nuôi,…thuộc sự quản lý của pháp luật Theo tác giả Nguyễn Như Ý thì “Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp luật” Tác giả Nguyễn Văn Đạm nhận định “Hộ tịch: quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơi mình ở thường xuyên, của những người thường trú thuộc cùng một hộ, do chính quyền cấp cho từng hộ để xuất trình khi cần”

Theo định nghĩa về “hộ tịch” trong các Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10-10-1998 về đăng ký hộ tịch và Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng ký và quản lý hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định 158/2005/NĐ-CP) như sau: “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết”, như vậy “hộ tịch” về cơ bản chỉ có thể xem là “sự kiện hộ tịch” chứ chưa định nghĩa chính xác thuật ngữ pháp lý “hộ tịch” Bên cạnh khái niệm hộ tịch chưa rõ ràng thì Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 còn bổ khuyết thêm khái niệm “đăng ký hộ tịch” như sau:

“Đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

Trang 11

- Xác nhận các sự kiện: sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ hộ tịch các việc: xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; ly hôn; hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi.”

Tuy nhiên, trong khái niệm “đăng ký hộ tịch”, chữ “tịch” đã có giá trị biểu đạt tương đương với “đăng ký”, điều này tạo nên sự trùng lặp về ý nghĩa khi giải thích khái niệm (tương tự như cụm từ: núi Thoại Sơn, ) Từ đó, khái niệm “hộ tịch’ được xem như một cụm từ chuyên môn trong khoa học pháp lý4

1.2 Đặc điểm của hộ tịch

Hoạt động quản lý hộ tịch liên quan đến quản lý con người, nó nói đến các đặc điểm nhân thân hay còn gọi là căn cước của mỗi người Mỗi người có đặc điểm căn cước hết sức phong phú, là đối tượng quản lý của nhiều hoạt động quản lý khác nhau: quản lý hộ khẩu, quản lý tư pháp, quản lý chứng minh nhân dân,… Do đó, cần xác định

rõ đặc điểm của hộ tịch nhằm xác định chính xác nội dung quản lý hộ tịch

Căn cước của mỗi người bao gồm các thông tin nhân thân phân biệt người này với người khác như: họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ xã hội, gia đình, tiền án, tiền sự,…Hộ tịch có các đặc tính sau: ổn định khó thay đổi, có khả năng công khai và phổ biến thông tin Ví dụ các thông tin hộ tịch như: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, tên cha, mẹ, dân tộc, quốc tịch,…

1.3 Quản lý Nhà nước về hộ tịch

1.3.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về hộ tịch

Như chúng ta đã biết quản lý hộ tịch là một trong những bộ phận của quản lý Nhà nước Quản lý Nhà nước là sự tác động, tổ chức, điều chỉnh mang tính quyền lực Nhà nước, bằng phương tiện, công cụ, cách thức tác động của Nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội theo đường lối, quan điểm của Đảng cầm quyền Quản lý Nhà nước được hiểu theo

cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của bộ máy Nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực Nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cách hiểu này, quản lý Nhà nước

4 Viện nghiên cứu lập pháp, chuyên đề: Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch

Trang 12

được thực hiện thông qua hoạt động của cả ba hệ thống cơ quan lập pháp, hành pháp và

tư pháp

Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức điều hành của hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước đối với các quá trình hoạt động và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước Đồng thời, các cơ quan Nhà nước nói chung cùng thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, tính chất hành chính Nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình Chẳng hạn, ra quyết định thành lập, chia tách, xáp nhập các đơn vị, tổ chức thuộc bộ máy của mình; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; ban hành quy chế làm việc nội bộ,…Những hoạt động trên cũng là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước Từ đó có thể hiểu quản lý Nhà nước theo nghĩa hẹp cũng chính là hoạt động quản lý hành chính Nhà nước

Quản lý hành chính Nhà nước là hoạt động chấp hành, điều hành của cơ quan hành chính Nhà nước, của cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức được Nhà nước ủy nhiệm quản lý trên cơ sở của luật và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành các quá trình xã hội của Nhà nước Quản lý hành chính Nhà nước trước hết thực hiện bởi cơ quan hành chính Nhà nước và diễn ra trong lĩnh vực hành pháp và ít nhất một bên tham gia có thẩm quyền hành chính Nhà nước

Hiện nay, trong các văn bản pháp luật (Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân

và Gia đình năm 2000, Luật nuôi con nuôi năm 2010 và các Nghị định,…) cũng như sách báo pháp lý thì thuật ngữ “pháp luật về hộ tịch” chỉ mang tính ước định và tùy từng trường hợp cụ thể mà nó được xác định theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp

Theo nghĩa rộng, pháp luật về hộ tịch bao gồm toàn bộ hệ thống quy phạm các vấn đề về hộ tịch, theo đó nguồn chủ đạo của pháp luật về hộ tịch bao gồm Bộ luật Dân

sự năm 2005, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các văn bản về đăng ký và quản lý hộ tịch (Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG,…) cũng trong cách hiểu này các quan hệ pháp luật được phân thành hai nhóm cơ bản, đó là nhóm quan hệ mang tính chất dân sự và nhóm quan

hệ mang tính chất quản lý

Theo nghĩa hẹp, thì pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quy phạm hành chính về quản lý hộ tịch Đối tượng của pháp luật về hộ tịch chỉ là những quan hệ pháp luật hành chính mang tính chấp hành điều hành phát sinh trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hộ tịch

Qua quá trình tìm hiểu, phân tích từ nhiều nguồn thông tin, người viết cho rằng:

“Quản lý Nhà nước về hộ tịch” là hoạt động chấp hành điều hành của cơ quan hành

Trang 13

chính Nhà nước, của cơ quan Nhà nước khác trên cơ sở quy định của pháp luật về hộ tịch và để thi hành luật nhằm thực hiện chức năng tổ chức, quản lý, điều hành của bộ máy Nhà nước

1.3.2 Nguyên tắc quản lý Nhà nước về hộ tịch

Quản lý hộ tịch cũng là một phần của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước

Do đó, hoạt động quản lý hộ tịch cũng phải dựa trên những nguyên tắc chung của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước nhằm xây dựng và áp dụng hệ thống nguyên tắc này vào thực tiễn hoạt động quản lý hộ tịch một cách linh hoạt, đạt hiệu quả cao Dựa trên

cơ sở khoa học về quản lý, Nhà nước ta chia các nguyên tắc trong quản lý hành chính Nhà nước ra thành hai nhóm nguyên tắc:

 Nhóm nguyên tắc điều chỉnh mang tính chất chính trị, là tiền đề cho việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gọi là nhóm nguyên tắc chính trị - xã hội:

- Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính Nhà nước

Đảng Cộng Sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, được trang bị nền tảng tư tưởng, lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do trên đât nước ta Khoản 1 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 quy định vai trò lãnh đạo của Đảng ta:

“Đảng Cộng sản Việt Nam,… là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.”

Đảng có vai trò to lớn và trở thành lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội Đảng lãnh đạo Nhà nước thông qua đường lối, chính sách; thông qua tổ chức Đảng và Đảng viên hoạt dộng trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước; thông qua công tác cán bộ, công tác kiểm tra việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng của các cơ quan Nhà nước, cán bộ Đảng viên trong các cơ quan Nhà nước Trên nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước, song “Các

tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.”5

- Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia quản lý Nhà Nước và xã hội

Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nhân dân lao động là người chủ đất nước, là lực lượng hùng hậu thực hiện các nhiệm vụ quản lý của Nhà nước Chính vì vậy việc tập hợp, tổ chức cho nhân dân tham gia vào hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội là yêu cầu tất yếu khách quan trong hoạt động quản lý của Nhà nước Điều 6 Hiến pháp năm

2013 khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng

5 Điều 6 Hiến pháp 2013

Trang 14

dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”

Nhân dân lao động tham gia quản lý Nhà nước và xã hội dưới những hình thức hết sức phong phú, đa dạng: tham gia hoạt động bầu cử, ứng cử, thảo luận các dự thảo văn bản pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức Nhà nước

Thực hiện nguyên tắc này, Nhà nước cần xây dựng thiết chế pháp luật và đảm bảo thực hiện trên thực tế để người dân lao động có thể tham gia một cách gián tiếp hay trực tiếp vào hoạt động quản lý Nhà nước và xã hội Ví dụ như: ban hành luật trưng cầu

ý dân, xây dựng chế độ dân nhận xét, góp ý kiến cho cơ quan, tổ chức Nhà nước, cán bộ công chức Nhà nước, xây dựng cơ chế tiếp dân của cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền, xây dựng bộ phận tiếp thu, xử lý đơn, thư dân nguyện,…

- Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc có tầm quan trọng hàng đầu và trực tiếp chi phối tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước Yêu cầu của nguyên tắc này là phải đảm bảo sự chỉ đạo điều hành, tập trung thống nhất của trung ương, của cấp trên, trên cơ sở phát huy quyền chủ động sáng tạo của cấp dưới, quyền làm chủ của nhân dân, của cán bộ công chức Nguyên tắc này có các nội dung cơ bản sau: Địa phương phục tùng trung ương trên cơ sở phân cấp, phân quyền rộng rãi, hợp lý và cụ thể; Cấp dưới phục tùng cấp trên, cán bộ nhân viên phục tùng thủ trưởng; Thiểu số phục tùng đa số sau khi trao đổi, thảo luận dân chủ; Cấp dưới chủ động, sáng tạo tong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao nhưng chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên; Thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo giữa cấp trên và cấp dưới, giữa trung ương

và địa phương; Bảo đảm kỹ luật Nhà nước trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ cần khắc phục hai khuynh hướng: Một

là, khuynh hướng tập trung quan liêu, không đảm bảo quyền chủ động, sáng tạo của cấp

dưới, quyền làm chủ của nhân dân và cán bộ, công chức dưới quyền Hai là, khuynh

hướng tự do, tùy tiện, phân tán, cục bộ địa phương, vô tổ chức, vô kỷ luật

- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, do đó việc thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc được Nhà nước ta quan tâm sâu sắc Điều 16 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”

Trang 15

Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong công tác lãnh đạo và sử dụng cán bộ, trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội

- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc này đòi hỏi tổ chức, hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nhà nước phải tuân thủ theo đúng pháp luật Mọi cán bộ, công chức Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn, thi hành công vụ của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật Nếu có vi phạm xảy ra phải được phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, nếu gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đảm bảo trật kỷ cương, hiệu lục, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân trong Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân

Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi Nhà nước ta phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn chỉnh, điều quan trọng là đảm bảo pháp luật được thực hiện trong thực tế

 Nhóm nguyên tắc mang tính sắp xếp, tổ chức thực hiện pháp luật trên thực tế, gọi là nhóm nguyên tắc tổ chức kỹ thuật:

- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ (địa giới hành chính)

Hệ thống bộ máy quản lý hành chính Nhà nước ở nước ta vừa được tổ chức theo cấu trúc ngành ở trung ương, vừa tổ chức theo cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) Vì vậy, trong quản lý hành chính Nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ

- Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng

Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng nhằm đảm bảo thực hiện

có hiệu quả từng chức năng quản lý riêng biệt của các đơn vị, tổ chức trong ngành, đồng thời đảm bảo mối liên hệ liên ngành, làm cho toàn bộ hoạt động của hệ thống được đồng

bộ, chặt chẽ Nếu thiếu đi sự liên kết này thì hoạt động của ngành trở nên thiếu đồng bộ, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước

- Phân định chức năng quản lý về kinh tế với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh Nhà nước ta thực hiện nhất quán thực hiện chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Ngoài ra, để đảm bảo hiệu quả hoạt động cao, trong hoạt động quản lý và đăng

ký hộ tịch còn phải tuân thủ một số có các nguyên tắc riêng căn cứ theo Điều 4 Nghị định 158/2005/NĐ-CP nguyên tắc đăng ký và quản lý hộ tịch bao gồm:

Trang 16

- Nguyên tắc mọi sự kiện hộ tịch phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định Sự kiện hộ tịch khi được đăng ký sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một hay nhiều quan hệ pháp luật liên quan Ví dụ như: Đăng ký khai sinh làm phát sinh các quan hệ pháp luật về nhân thân (cá nhân có tên, tuổi, quốc tịch, dân tộc,…), về dân

sự (năng lực pháp luật, hưởng các ưu tiên về y tế dành cho trẻ dưới 06 tuổi,…) của cá nhân, là cơ sở pháp lý cho cá nhân nhận sự bảo hộ của pháp luật Yêu cầu đăng ký hộ tịch đầy đủ, kịp thời, chính xác đảm bảo hoạt động quản lý hộ tịch được liên tục, hệ thống quản lý hộ tịch được đồng bộ

- Nguyên tắc mỗi sự kiện hộ tịch chỉ được đăng ký tại một nơi theo đúng theo thẩm quyền quy định của pháp luật Nguyên tắc này đòi hỏi sự phân cấp, phân công nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch từ trung ương đến cơ sở, thuận lợi trong quản lý và truy cứu trách nhiệm khi có sai phạm Tránh tình trạng tiêu cực: gặp việc khó thì đùn đẩy trách nhiệm, việc dễ thì tranh giành tranh công

- Cơ quan quản lý hộ tịch cấp trên phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo đối với cơ quan quản lý hộ tịch cấp dưới; trường hợp phát hiện thấy sai phạm phải chấn chỉnh, xử lý kịp thời

- Cơ quan đăng ký hộ tịch phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về giấy tờ mà người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình hoặc nộp khi đăng ký hộ tịch, thời hạn giải quyết và đăng ký hộ tịch

1.3.3 Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch

Công tác quản lý Nhà nước về hộ tịch theo Nghị định số 04-CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 16 tháng 01 năm 1961 về điều lệ đăng ký hộ tịch có các nội

dung sau: “việc sinh, tử, kết hôn và những việc có liên quan như nuôi con nuôi, nhận

con ngoài giá thú, nhận cha mẹ đẻ, thay đổi quốc tịch, thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh” Hay nói cách khác nội dung của đăng ký hộ tịch bao

gồm: Đăng ký việc sinh, việc tử, việc kết hôn và ghi chú các việc thay đổi về hộ tịch Từ khi Nghị định 83/1998/NĐ-CP ra đời đến Nghị định 158/2005/NĐ-CP được ban hành thì nội dung quản lý hộ tịch ngày càng được mở rộng, bao gồm:

- Quản lý các sự kiện sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi, nhận cha, mẹ, con, giám

Trang 17

Việc mở rộng nội dung quản lý hộ tịch nói lên sự quan tâm ngày càng sâu sắc của Nhà nước ta trong hoạt động quản lý dân cư, tuy nhiên nó đòi hỏi trình độ quản lý cũng

phải ngày càng được nâng cao

1.3.4 Ý nghĩa của quản lý Nhà nước về hộ tịch

Về mặt xã hội, cùng với xu hướng nhận thức đúng đắn quyền con người mỗi quốc gia ngày càng đánh giá cao giá trị của quản lý cư dân đặc biệt là quản lý hộ tịch với giá trị, khả năng khai thác tiềm tàng của nó

Về mặt lý luận, Nhà nước thể hiện chức năng quản lý xã hội của mình thông qua hoạt động quản lý hộ tịch:

- Quản lý Nhà nước về hộ tịch cung cấp một hệ thống cơ sở dữ liệu về cư dân đầy

đủ chính xác, được cập nhật thường xuyên và kịp thời sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định chính sách xã hội một cách chính xác, khả thi, tiết kiệm thời gian và chi phí thí điểm đến khi đưa vào thực tế Có thể nói quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng,…và tổ chức thực hiện

có hiệu quả các chính sách đó

- Quyền nhân thân được Hiến pháp quy định, quản lý Nhà nước về hộ tịch được xem là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng dụng quyền này Giấy tờ hộ tịch nói lên các thông tin mang tính nhân thân của cá nhân, qua đó cá nhân thể hiện mình trước pháp luật, trước sự đánh giá của cá nhân, tổ chức khác khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định

- Chính hành vi đăng ký khai sinh của cá nhân tại Ủy ban nhân dân xã đánh dấu

điểm khởi đầu của hoạt động quản lý Nhà nước đối với từng người dân, đồng thời cũng

là điểm khởi đầu cho mối quan hệ của công dân với Nhà nước Ở quốc gia mà nền dân chủ càng được mở rộng phát huy thì các giá trị con người càng được Nhà nước tôn trọng

và bảo hộ

- Giấy tờ hộ tịch giúp truy tìm nguồn gốc của một cá nhân một cách dễ dàng, chặt

chẽ là khẳng định của Nhà nước về vị thế của cá nhân trong gia đình và xã hội

Chính vì vậy mà vấn đề quản lý hộ tịch giữ vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, quốc gia trong quá trình phát triển của mình luôn quan tâm xây dựng hệ thống quản

lý hộ tịch hiện đại, hiệu quả và khai thác thông tin mà nó mang lại

1.5 Lược sử quản lý về hộ tịch ở nước ta

Từ thời phong kiến dân tộc, các triều đại phong kiến nước ta ít nhiều đều có quan tâm đến biện pháp quản lí hộ tịch và kiểm kê nhân khẩu khá chặt chẽ phục vụ dự tuyển đinh và thu thuế

Trang 18

Dưới thời Lý biện pháp quản lý và kiểm kê hộ tịch chặt chẽ, làm cơ sở tuyển bổ quân ngũ và sai dịch Theo định lệ hàng năm vào mùa xuân, các xã quan lập hộ tịch của

xã mình kê khai nhân số xếp thành từng hạng là tôn thất (người trong họ vua), quan văn, quan võ, quan theo hầu, quân nhân, tạp lưu hoàng nam (đinh nam đến tuổi trưởng thành), long lão (già yếu), người tàn tật, người xiêu tán

Nhà nước căn cứ vào số quân do các hương kê khai làm chuẩn đinh Theo quy định thì tất cả các đinh nam từ 18 tuổi trở lên thì được biên vào cuốn sổ màu vàng thì được gọi là hoàng nam, 20 tuổi trở lên thì được gọi là đại hoàng nam

Nhà nước tìm mọi biện pháp quản lý chặt chẽ dân đinh trong nước, nhà Lý còn ra lệnh cấm nuôi tư nô và những người đến tuổi hoàng nam, ai mua bán hoàng nam, che dấu đại hoàng nam thì bị nghiêm trị Theo luật này, Nhà nước đặt tất cả dân đinh đến tuổi trưởng thành vào loại người chịu binh dịch và tiến hành tuyển binh Tuy nhiên, trong thời bình, Nhà nước chỉ tuyển một số lượng nhỏ đinh tráng nhất định sung vào quân ngũ để canh phòng và luyện tập, quân này chia thành hai loại: Loại quân triều đình

gọi là Cấm quân (quân đóng ở kinh thành) và quân ở địa phương gọi là lộ quân hay

sương quân (quân ở phủ châu) Ngoài ra, số còn lại thì ghi tên vào sổ quân, lúc thường ở

nhà luyện tập khi cần sẽ được chiếu theo sổ sách mà gọi vào quân ngũ, đây là loại dân binh thường gọi là hương binh (ở đồng bằng) hoặc thổ binh (ở miền núi).6

Trong Lịch triều hiến chương loại chí nhà sử học Phan Huy Chú ghi: “Đại ước,

người trúng tuyển thì sung vào quân ngũ, người hạng kém thì biên vào sổ, có việc mới gọi ra, niên hạn lâu chóng có lẽ không nhất định” Thời Lý là thời đầu tiên thực hiện

chính sách ngụ binh ư nông Trong bộ Đại Việt sử ký, Ngô Thì Sĩ viết: “Đời xưa giữ

quân lính ở việc làm ruộng là phục việc nguy hiểm vào nơi thuận tiện…Binh chế buổi đầu nhà Lý…đem quân lính chia phiên về làm nghề nông để mệt nhọc và nhà hạ được chia đều, việc cấp lương được giảm bớt”

Trong phần binh chế chí của Lịch triều hiến chương loại chí Phan huy chú còn viết trong mục “Lệ nuôi binh và cấp tuất” như sau: “Đời Lý ngoại binh không có lương,

cứ luân phiên đến canh, hết phiên canh cho về nhà cày cấy trồng trọt để tự cấp Nhà Trần theo phép nhà Lý…binh các đạo đều chia theo phiên về làm nhà làm ruộng cho đỡ tốn lương… Phép nuôi binh thời Lê Sơ lại để theo phép ngụ binh ư nông của các thời Lý – Trần không phải cấp lương bổng”

Trang 19

Dưới thời Pháp thuộc, nhằm phục vụ chính sách thực dân (đặc biệt là chính sách

thu thuế), chính quyền thuộc địa đã ban hành Sắc lệnh ngày 03-10-18837

quy định việc lập sổ hộ tịch cho người Việt Nam, là sự du nhập mô hình quản lý hộ tịch của Pháp

Pháp xây dựng đội ngũ chức dịch chuyên làm công tác hộ tịch, gọi là Hộ lại8 và hệ thống sổ sách hộ tịch (gọi là Sổ bộ) rất đầy đủ, khoa học và được bảo vệ rất cẩn thận

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, công tác hộ tịch ở trung ương được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa giao cho Bộ Tư pháp quản lý giúp Hội đồng Chính phủ, ở địa phương là các Uỷ ban Hành chính thực hiện

Sau năm 1954, ở miền Bắc công tác hộ tịch ở trung ương do Bộ Nội vụ phụ trách9 và trực tiếp là Cục cảnh sát nhân dân10 Ở miền Nam mô hình đăng ký hộ tịch được áp dụng tương tự như thời Pháp thuộc Bộ luật dân sự Việt Nam Cộng hòa được ban hành năm 1972 có quy định tương đối chi tiết về hộ tịch và chứng thư hộ tịch

Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến 1987: Đất nước thống nhất, công tác hộ tịch được tiếp tục giao cho Bộ Nội vụ và ngành Công an quản lý cùng với quản lý hộ khẩu, hình thành chức danh hộ tịch viên11

Từ 1987 đến nay, trên cơ sở Nghị định 219/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày

20 tháng 11 năm 1987 nhiệm vụ quản lý hộ tịch được chuyển giao từ Bộ Nội vụ cho Bộ

Tư pháp (ngành Tư pháp) quản lý Từ đó, Bộ Tư pháp chỉ đạo, tổ chức quản lý về hộ tịch thống nhất trên cả nước, còn ngành Nội vụ (nay là ngành Công an) tiếp tục duy trì chức năng quản lý hộ khẩu và cấp Chứng minh nhân dân

Việc chuyển công tác hộ tịch từ ngành Nội vụ sang ngành Tư pháp đánh dấu sự phân lập hệ thống quản lý dân cư thành các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác nhau Hình thành nguyên tắc quản lý kết hợp giữa quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, có sự tham gia của mọi cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở, có cả chủ thể quản lý ở trong nước

và ở nước ngoài Với thiết kế này, đến nay ở nước ta đã hình thành mạng lưới quản lý

hộ tịch rộng khắp bao gồm toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý có thẩm quyền chung (Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp) và hệ thống cơ quan chuyên môn của ngành

Tư pháp và ngành Ngoại giao

Nghị định số 04/Cp về Điều lệ đăng ký hộ tịch ngày 16 tháng 01 năm 1961 do Hội đồng Chính Phủ đã ban hành

10 Nghị định 982/TTg ngày 28 tháng 7 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục cảnh sát nhân dân

11

Thông tư 1001/TTg ngày 10 tháng 8 năm 1956 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức ngành cảnh sát nhân dân, trong đó hình thành nên lực lượng “cảnh sát hộ tịch”, đến năm 1957 chức danh này bổ sung thêm nhiệm vụ cấp Giấy chứng minh nhân dân nên được gọi là hộ tịch viên

Trang 20

Từ khi Nghị định 158/2005/NĐ-CP ra đời ngày 27 tháng 12 năm 2005 có 05 cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch Ở trong nước, thẩm quyền đăng ký hộ tịch được xác định thuộc về cơ quan: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã), với sự phân cấp rõ ràng dựa trên các yếu tố về lãnh thổ và đối tượng đăng ký hộ tịch Ở nước ngoài, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch vẫn là cơ quan đại diện ngoại giao và Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài

Qua quá trình phát triển không chỉ hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch được xây dựng từ trung ương đến cơ sở mà một hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh về quản lý và đăng lý hộ tịch cũng dần hoàn thiện, tuy chưa mang giá trị pháp lý tầm đạo luật và còn rải rác trong nhiều văn bản khác nhau nhưng đã nói lên sự phát triển tất yếu của bộ phận quản lý hộ tịch nói riêng trong hệ thống quản lý dân cư nói chung của nước ta

Trang 21

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH – THỰC TIỄN TẠI XÃ PHÚ HƯNG,

HUYỆN PHÚ TÂN, TỈNH AN GIANG

Trên cơ sở phân cấp quản lý theo lãnh thổ và theo thẩm quyền, pháp luật nước ta quy định về thẩm quyền đăng ký và quản lý về hộ tịch cho các cơ quan có thẩm quyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng Thực tế thực thi pháp luật tại cấp cơ sở - xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang cho ta thấy tình hình áp dụng pháp luật về hộ tịch trong cơ quan đăng ký hộ tịch ở cơ sở có thẩm quyền chung

2.1 Cơ sở pháp lý trong quản lý Nhà nước về hộ tịch

Quản lý hộ tịch là một bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý dân cư Những quy định của pháp luật nước ta về quản lý và đăng ký hộ tịch được xây dựng tương đối đầy đủ và ngày càng hoàn thiện

Từ sau năm 1945, do yêu cầu quản lý Nhà nước trong thời kỳ mới, Nhà nước ta ban hành Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945, tạm thời công nhận các luật của chế độ

cũ nếu chúng “không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng

Nghị định số 219/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20 tháng 11 năm 1987 chuyển giao nhiệm vụ quản lý hộ tịch từ Bộ Nội vụ sang cho Bộ Tư pháp, thiết lập nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ Nghị định 83/1998/NĐ-CP hình thành chức danh Tư pháp – Hộ tịch ở cơ sở, theo Nghị định này

hệ thống quản lý hộ tịch có ba cơ quan đăng ký hộ tịch: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp xã (ở trong nước) và cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự (ở nước ngoài) Tuy nhiên, điểm hạn chế trong sự phân cấp hệ thống quản lý hộ tịch này là dồn quá nhiều việc mang tính tác nghiệp cho cơ quan có thẩm quyền chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Trang 22

Với sự ra đời của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng

12 năm 2005 cùng với Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ-CP thay thế Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã giải quyết được bất cập trong phân cấp thẩm quyền từ Nghị định số 83/1998/NĐ-CP, theo đó số lượng cơ quan có thẩm quyền đăng

ký hộ tịch được tăng lên từ ba cơ quan lên năm cơ quan Tuy nhiên, hiện nay những quy định pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch vẫn nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau: Bộ luật Dân sự năm 2005 có những quy định quy định về quyền nhân thân Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về đăng ký kết hôn Luật nuôi con nuôi năm 2010 quy định đăng ký nuôi con nuôi

Quy định của pháp luật hiện hành về quản lý và đăng ký hộ tịch tập trung chủ yếu vào Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng

ký và quản lý hộ tịch Nghị định này quy định về thẩm quyền quản lý Nhà nước về hộ tịch, trình tự thủ tục, đăng ký hộ tịch, cấp bản sao các giấy tờ về hộ tịch,…

Ngoài ra còn có các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thi hành luật và Nghị định như: Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật nuôi con nuôi năm 2010, Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày

02 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của

Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi, Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2006 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng

02 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực

Những quy định về biểu mẫu như ban hành, ghi chép, sử dụng, lưu trữ biểu mẫu được quy định cụ thể trong các văn bản như: Quyết định số 01/2006/QĐ-BTP ngày 29 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch, Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch, Thông tư số 12/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng biểu mẫu nuôi con nuôi, Thông

tư số 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi,

bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP

Các Chỉ thị, Nghị quyết chủ yếu quy định về phí, lệ phí trong quản lý hộ tịch bao gồm: Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí,

Trang 23

chính sách huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân, Nghị quyết 29/2006/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang ngày 8 tháng 12 năm 2006

về ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch, Nghị quyết số 05/2011/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang

về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch, Quyết định

số 40/2011/QĐ-UBND ngày 13 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

về việc ban hành mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch trên địa bàn

Cho đến nay, vẫn chưa có một văn bản pháp lý tầm đạo luật hoàn chỉnh điều chỉnh về quản lý và đăng ký hộ tịch, theo xu hướng tất yếu của quá trình phát triển, tin rằng không xa nữa dự thảo Luật Hộ tịch được bổ sung hoàn thiện được Quốc hội thông qua điều chỉnh về quản lý và đăng ký hộ tịch

2.2 Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch

Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch được thiết lập dựa trên nguyên tắc quản lý kết hợp giữa quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ, có sự tham gia của mọi cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở, có cả chủ thể quản lý trong nước và ở nước ngoài Mạng lưới quản lý hộ tịch hình thành rộng khắp, phân cấp quản lý khá chặt chẽ, bao gồm cả cơ quan có thẩm quyền chung (Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp), hệ thống cơ quan có thẩm quyền riêng (ngành Tư pháp, ngành Ngoại giao) Tuy nhiên, chính sự phân cấp lại dẫn đến những tồn tại tiêu cực trong thẩm quyền quản lý hộ tịch Hiện nay, thẩm quyền quản lý hộ tịch của các cơ quan trong quy định của pháp luật về

hộ tịch được quy định cụ thể như sau:

Trang 24

2.2.1.2 Bộ Tư pháp

Từ sau năm 1945, Bộ Tư pháp là cơ quan giúp Hội đồng Chính phủ phụ trách công tác quản lý hộ tịch trên phạm vi cả nước Tuy nhiên, nhiệm vụ này bị gián đoạn từ năm 1956 do Nghị định 764/TTg năm 1956 chuyển nhiệm vụ quản lý hộ tịch sang cho

Bộ Nội vụ, quản lý trực tiếp là ngành Công an, quản lý hộ tịch cùng với quản lý Hộ khẩu và Chứng minh nhân dân Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý hộ tịch được trả về cho

Bộ Tư pháp, đánh dấu sự phân lập trong nhiệm vụ quản lý hệ thống dân cư thành các lĩnh vực quản lý khác nhau12 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý hộ tịch được quy định cụ thể tại Điều 75 Nghị định 158/2005/NĐ-CP

2.2.1.3 Bộ Ngoại giao

Bộ Ngoại giao có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lý hộ tịch, Bộ Ngoại giao được giao nhiệm vụ phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam, quản lý Nhà nước về hộ tịch đối với công dân Việt Nam ở nước ngoài Nhiệm vụ, quyền hạn chụ thể của Bộ Ngoại giao được quy định cụ thể tại Điều 79 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Sự phối hợp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với bộ phận kiều bào ở nước ngoài, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý hộ tịch, đây là bộ phận hết sức quan trọng trong quản lý hộ tịch

 Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền đăng ký các

sự kiện hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn đăng ký hộ tịch ổn định nhất từ trước đến nay Hoạt động của cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài đặt dưới sự quản lý, hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định như sau:

Thứ nhất, thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước

ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Thứ hai, quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp Thứ ba, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch Thứ tư, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch Thứ năm, tổng hợp

tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao theo định kỳ 6 tháng và

hàng năm Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm

quyền

Trang 25

Viên chức Ngoại giao, Lãnh sự13

là người làm việc trong các cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài chuyên trách thực hiện công tác hộ tịch và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ hộ tịch khi cấp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài Viên chức Ngoại giao, Lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trên (trừ trường hợp giải quyết tố cáo)

2.2.2 Ở địa phương

Thực hiện quản lý theo cơ chế quản lý song trùng, kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thể hiện rõ trong mô hình quản lý hộ tịch: Theo Nghị định số 219/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20 tháng 11 năm 1987, cơ chế này thiết lập giữa cơ quan có thẩm quyền chung là Ủy ban hành chính các cấp và cơ quan có thẩm quyền riêng là Bộ Nội vụ (ở trung ương) và Công an các cấp Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch là Uỷ ban hành chính cấp xã và cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP cơ chế này được thiết lập giữa Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tư pháp (ở trung ương) và Sở Tư pháp cấp tỉnh, Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức

Tư pháp – Hộ tịch cấp xã Thẩm quyền đăng lý hộ tịch được phân cấp cho năm cơ quan sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

2.2.2.1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp

Nghị định số 184/CP của Chính Phủ ngày 30 tháng 11 năm 1994 Quy định về thủ

tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công nhân Việt Nam và người nước ngoài bổ sung Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào 01 trong 03 cơ quan có

thẩm quyền đăng ký hộ tịch, với sự phân cấp khá rõ ràng: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố Ủy ban nhân dân cấp nước ngoài và một số việc hộ tịch

có tính chất phức tạp như cải chính, thay đổi hộ tịch; xã phụ trách đăng ký hộ tịch cho người dân tại địa phương; Cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài phụ trách hộ tịch người Việt Nam ở nước ngoài14 Theo sự phân cấp thẩm quyền này thì

Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền chung cao nhất tại địa phương lại được giao quá nhiều nhiệm vụ tác nghiệp chuyên môn, không phù hợp thẩm quyền Nghị định 158/2005/NĐ-CP giải quyết vấn đề này bằng cách giải phóng một phần công việc của cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp

13 Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại

diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sựcủa Việt Nam ở nước ngoài

14 Viện nghiên cứu lập pháp, chuyên đề: Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch

Trang 26

tỉnh có thẩm quyền đăng ký 3 loại việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài là: đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được giao phụ trách công tác hộ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không thể uỷ quyền cho Giám đốc

Sở Tư pháp thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch thay mình15

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người chịu trách nhiệm về tình hình đăng

ký và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm

 Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý Nhà nước về hộ tịch quy định tại Khoản 2 Điều 77 Nghị định 158/2005/NĐ-CP Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm

Sở Tư pháp thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp như: đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ có yếu tố nước ngoài và ghi chú vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh tại Việt Nam

2.2.2.2 Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình quy định tại Điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đăng ký hộ tịch đối với các loại việc sau: Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với người đã đăng ký khai sinh trong phạm vi quản lý của huyện đó; Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch đối với mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; Cấp lại bản chính Giấy khai sinh16

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm

15 Viện nghiên cứu lập pháp: chuyên đề Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch

Trang 27

 Phòng Tư pháp

Phòng Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm

vụ, quyền hạn trong quản lý Nhà nước về hộ tịch được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều

78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP

2.2.2.3 Ủy ban nhân dân cấp xã, Công chức Tư pháp – Hộ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã có vai trò rất quan trọng trong toàn hệ thống cơ quan hành chính có thẩm quyền chung, là nơi liên hệ trực tiếp với nhân dân địa phương, nắm

rõ tình hình trên địa bàn nhất: về thành phần dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo,…Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm

vụ, quyền hạn quy định tạiĐiều 79 Nghị định 158/2005/NĐ-CP

Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký các loại việc hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã17, bao gồm:

- Đăng ký khai sinh; kết hôn; khai tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;

- Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và thực hiện việc bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng

ký hộ tịch các việc về xác định cha, mẹ, con (trường hợp do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch, ly hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi;

- Uỷ ban nhân dân các xã thuộc khu vực biên giới còn được phân cấp thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam

Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch ở Uỷ ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được giao phụ trách công tác tư pháp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm Giải quyết khiếu nại,

tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền

17 Viện nghiên cứu lập pháp: chuyên đề Một số vấn đề lý luận và so sánh pháp luật về hộ tịch

Trang 28

 Công chức Tư pháp – Hộ tịch

Chức danh công chức chuyên trách cấp xã về công tác hộ tịch xuất hiện khá sớm

dưới thời Pháp thuộc, qua các giai đoạn có tên gọi khác nhau: “Hộ lại”, “Cảnh sát hộ

tịch”, “Hộ tịch viên”, “Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch”, “Công chức Tư pháp – Hộ tịch” 18

Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác Có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại Điều 82 Nghị định 158/2005/NĐ-CP

2.3 Thực tiễn quản lý Nhà nước về hộ tịch tại xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Phú Hưng là một trong 18 đơn vị cấp xã thuộc huyện Phú Tân, tỉnh An Giang Xã Phú Hưng có diện tích tự nhiên là 1.508 ha, có 3.582 hộ với 15.936 dân thuộc vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, với hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa nắng rõ rệt.19

Năm 1980, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 125-CP ngày 23 tháng 4 năm

1980 về việc đổi tên một số xã và thị trấn thuộc tỉnh An Giang: Trong đó, xã Hưng Nhơn đổi tên thành xã Phú Hưng Phú Hưng ngày nay có vị trí địa giới hành chính như sau: Phía Nam giáp với xã Tân Hòa và xã Bình Thạnh Đông, phía Tây giáp với xã Hiệp Xương và Phú Xuân, phía Đông giáp với thị trấn Phú Mỹ và Phía bắc giáp xã Phú Thọ

2.3.1 Thủ tục đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền đăng ký của Ủy ban nhân dân

xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Hiện nay, thủ tục đăng ký lĩnh vực hộ tịch được quy định rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau Ví dụ: Đăng ký kết hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình, đăng ký nuôi con nuôi được quy định trong Luật Nuôi con nuôi, đăng ký khai sinh, khai tử,…được quy định trong các Nghị định: Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Thông tư 01/2008/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 02 tháng 6 năm

18

Dưới thời Pháp thuộc: “Hộ lại”, Thông tư 1001/TTg ngày 10/8/1956 của Thủ thướng Chính phủ về việc tổ chức ngành cảnh sát nhân dân: “Cảnh sát hộ tịch”, Thông tư liên tịch Bộ Nội vụ - Công an 1801/TT-TB ngày 15/12/1957 về cấp giấy chứng minh nhân dân: “Hộ tịch viên”, Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005:“Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch”, Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2008

“Công chức Tư pháp – Hộ tịch”

19Ban biên tập Webside, Các xã, thị trấn,

http://phutan.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN_P2N XA08XSx9HtyA_YwNvQ6B8JG55C0NKdLubkKTbws3EzMDT1NQoONDbzzPU0piA7nCQX_HYbkZA3gRN Hov9IHkDHMDRAL_5FsYE5A31_Tzyc1P1C3JDQyMMMj0zA9IVAazaFaY!/dl3/d3/L3dDb0EvUU5RTGtBISE

Trang 29

2008, Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao ngày 31 tháng 12 năm 2005, Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ ngày 28 tháng 4 năm 2009, Thông tư 08a/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp ngày 15 tháng 3 năm 2010 về việc ban hành và hướng dẫn ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch và các văn bản khác

Căn cứ Nghị định 158/2005/NĐ-CP và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ

về việc công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh tại Công văn số 1071/TTg-TCCV ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ra Quyết định 1496/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 về việc công bố Bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh An Giang Trong đó có các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch như sau:

2.3.1.1 Thủ tục đăng ký kết hôn

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật

về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn20

Đăng ký kết hôn là một trong những quyền nhân thân của công dân, không thể chuyển giao hay ủy quyền cho người khác thực hiện

Yêu cầu, điều kiện đối với cá nhân thực hiện thủ tục hành chính:

- Tờ khai đăng ký kết hôn và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.21

- Xuất trình Giấy chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu

- Ngoài ra cá nhân khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn còn phải đáp ứng các yêu cầu điều kiện kết hôn tại Điều 9 và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn tại Điều 10 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú22 của bên nam

hoặc bên nữ, bao gồm: Tờ khai đăng ký kết hôn23; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của một bên nam hoặc nữ nếu không cư trú cùng xã, phường, thị trấn

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

20 Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000

21 Theo quy định tại Chương V Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng

Trang 30

Bước 3 - Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy

tờ hợp lệ nếu xét thấy hai bên nam, nữ đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá

05 ngày

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ phải có mặt Đại diện Ủy ban nhân dân cấp

xã yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn, thì

cán bộ tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn Hai bên

nam, nữ ký vào giấy chứng nhận kết hôn và sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy dân nhân dân xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính giấy chứng nhận kết hôn, giải thích cho hai bên về quyền nghĩa vụ của vợ, chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính

2.4.2.2 Thủ tục đăng ký khai sinh

Quyền được khai sinh là quyền đầu tiên khẳng định mỗi trẻ em là một công dân của một quốc gia, một công dân bình đẳng như mọi công dân khác24 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 khẳng định: “Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”25

Yêu cầu, điều kiện khi cá nhân thực hiện thủ tục hành chính:

Xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của Cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em

có đăng ký kết hôn) Trong trường hợp cán bộ Tư pháp biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc xuất trình giấy kết hôn

Hồ sơ gồm:

Tờ khai đăng ký khai sinh26; Giấy chứng sinh Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở Y

tế thì giấy chứng sinh đó được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng hoặc giấy cam đoan của người làm giấy khai sinh trong trường hợp không có người làm chứng; Bản sao giấy chứng nhận kết hôn; Bản sao giấy chứng minh nhân dân của người

mẹ trong trường hợp không có giấy chứng nhận kết hôn;

24 Trần Trọng Tuấn, Món quà “giấy khai sinh”, qua -giay-khai-sinh.html

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/81412/mon-25

Khoản 1 Điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004

26 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số 47/2010/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh về việc đơn

Trang 31

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại Nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

Bước 3: Công chức Tư pháp - Hộ tịch ghi vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký để cấp cho người đi khai sinh Bản chính giấy khai sinh, Bản sao giấy khai sinh (được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh) Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và giấy khai sinh để trống Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì Ủy ban nhân dân cấp

xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh

Bước 4: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Thông báo nêu rõ lý

do bằng văn bản nếu không thực hiện thủ tục hành chính

2.2.1.3 Thủ tục đăng ký khai tử

Khai tử là một trong những quyền nhân thân của công dân, nó có vai trò quan trọng trong xác định thời điểm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhân thân của người chết Điều 30 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền được khai tử của công dân như sau: “Khi có người chết thì người thân thích, chủ nhà hoặc cơ quan, tổ chức nơi có người chết phải khai tử cho người đó Trẻ sơ sinh, nếu chết sau khi sinh thì phải được khai sinh và khai tử; nếu chết trước khi sinh hoặc sinh ra mà chết ngay thì không phải khai sinh và khai tử”

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Xuất trình Sổ hộ khẩu của

người chết và Giấy chứng minh nhân dân của người đi khai tử

cấp xã, nơi người đó chết Hồ sơ bao gồm:

- Giấy báo tử do những người có thẩm quyền sau đây cấp: Giám đốc bệnh viện

hoặc người phụ trách cơ sở y tế cấp UBND cấp xã nơi người chết nếu chết ngoài cơ sở

Trang 32

y tế và không thuộc nơi cư trú Thủ trưởng đơn vị nơi người chết là quân nhân tại ngũ Thủ tưởng trại giam nơi người chết đang bị tạm giam hoặc thi hành án phạt tù; Hội đồng

thi hành án tử hình đối với người chết do thi hành án tử hình

- Trường hợp không có giấy báo tử thì nộp một trong các giấy tờ thay thế khác như sau: Biên bản xác nhận việc chết của người chỉ huy phương tiện giao thông và có chữ ký của ít nhất 2 người làm chứng; Văn bản của công an cấp huyện cấp nếu chết có

nghi vấn

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký

và cấp cho người đi khai tử một bản chính Giấy chứng tử và Bản sao giấy chứng tử (cấp theo yêu cầu của người đi khai tử), nếu cần xác minh thì kéo dài thêm không quá 05 ngày

Bước 4: Trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo nêu rõ lý do bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính

2.3.1.4 Thủ tục đăng ký nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ và con giữa người nhận con nuôi

và người được nhận làm con nuôi27

Yêu cầu, điều kiện đối với chủ thể thực hiện thủ tục hành chính:

 Người được nhận làm con nuôi28: Trẻ em dưới 16 tuổi; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi; Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng Nhà nước khuyến việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi

 Người nhận con nuôi: Phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi năm 2010

Trang 33

Đơn xin nhận con nuôi29

; Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế; Phiếu lý lịch tư pháp; Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chổ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (Tờ khai hoàn cảnh gia đình của người nhận con nuôi30), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật nuôi con nuôi ; Giấy thoả thuận về việc cho và nhận con31

 Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi trong nước gồm có:

Giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng; Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bi bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ

em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ

đẻ mất năng lực hành vi dân sự

Trình tự thực hiện:

Bước 1: Người nhận con nuôi phải trực tiếp nộp hồ sơ nhận con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận nuôi con nuôi thường trú

Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa, bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

Bước 3 - Xử lý hồ sơ: Trước khi đăng ký việc nuôi con nuôi, cán bộ Tư pháp hộ tịch phải kiểm tra, xác minh kỹ các nội dung: Tính tự nguyện của việc cho và nhận con nuôi; Tư cách của người nhận con nuôi; Mục đích nhận con nuôi Nếu xét thấy việc cho

và nhận con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi

Khi đăng ký việc nuôi con nuôi, bên cho, bên nhận con nuôi phải có mặt; nếu người được nhận làm con nuôi từ đủ 9 tuổi trở lên, thì cũng phải có mặt Cán bộ Tư

Trang 34

pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp

xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi Bên cho con nuôi có trách nhiệm giao cho cha, mẹ nuôi bản chính Giấy khai sinh của con nuôi

Bước 4: Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính

2.3.1.5 Thủ tục đăng ký việc giám hộ

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự32

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người được giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha, mẹ hoặc cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha, mẹ có yêu cầu

- Người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự

- Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà

- Cá nhân làm người giám hộ phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

- Cá nhân làm người giám hộ phải có tư cách đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích

về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác

- Cá nhân làm người giám hộ phải có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ

- Giấy cử giám hộ do người cử giám hộ lập; nếu có nhiều người cùng cử một người làm giám hộ, thì tất cả phải cùng ký vào giấy cử giám hộ

Trình tự thực hiện:

Trang 35

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký việc giám hộ nộp Tờ khai đăng ký việc giám

Khi đăng ký việc giám hộ, người cử giám hộ và người được cử làm giám hộ phải

có mặt Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký giám hộ và Quyết định công nhận việc giám hộ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người giám hộ và người

cử giám hộ mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc giám hộ

Trong trường hợp người được giám hộ có tài sản riêng, thì người cử giám hộ phải lập danh mục tài sản và ghi rõ tình trạng của tài sản đó, có chữ ký của người cử giám hộ

và người được cử làm giám hộ Danh mục tài sản được lập thành 3 bản, một bản lưu tại

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đăng ký việc giám

hộ, một bản giao cho người giám hộ, một bản giao cho người cử giám hộ

Phí, lệ phí: 5.000 đồng/trường hợp

2.3.1.6 Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

 Thủ tục đăng ký việc nhận con

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Xuất trình giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con

- Xuất trình các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký việc nhận con nộp Tờ khai đăng ký việc nhận con34 tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người nhận con hoặc người được nhận là con

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa,

bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

Bước 3 - Xử lý hồ sơ: trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày

33 Mẫu TP/HT-2012-TKGH ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP

34 Mẫu TP/HT-2012-TKCMC.1 ban hành kèm theo Thông tư số Thông tư số 05/2012/TT-BTP

Trang 36

nếu xét thấy việc nhận con là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

Khi đăng ký việc nhận con, các bên cha, mẹ, con phải có mặt Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận con và Quyết định công nhận việc nhận con Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận con Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính

Phí, lệ phí: 10.000 đồng/trường hợp

 Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ - trường hợp con đã thành niên nhận

cha, mẹ

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Xuất trình giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con

- Xuất trình các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

- Khi đăng ký việc nhận cha, mẹ, các bên cha, mẹ, con phải có mặt, trừ trường hợp người được nhận là cha hoặc mẹ đã chết

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa,

bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

- Bước 3 - Xử lý hồ sơ: Trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn nói trên được kéo dài thêm không quá 5 ngày, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên

Trang 37

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính

Phí, lệ phí: 10.000 đồng/trường hợp

 Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ - trường hợp cha/mẹ/người giám hộ

nhận mẹ/cha cho con chưa thành niên

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Xuất trình giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao) của người con

- Xuất trình các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã: Kiểm tra, hướng dẫn cho cá nhân chỉnh sửa,

bổ sung nếu hồ sơ chưa hoàn chỉnh Tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả

- Bước - Xử lý hồ sơ: Trong thời hạn 05 ngày hoặc 10 ngày đối với trường hợp cần phải xác minh kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ là đúng sự thật và không có tranh chấp, thì Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha,

mẹ, con

Cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký việc nhận cha, mẹ, con và Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên một bản chính Quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ Bản sao quyết định được cấp theo yêu cầu của các bên

Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người thực hiện thủ tục hành chính Trường hợp không thực hiện thủ tục hành chính phải thông báo bằng văn bản cho người thực hiện thủ tục hành chính

Ngoài các thủ tục nêu trên còn có các thủ tục hành chính đăng ký hộ tịch khác.37

Nhìn chung, những năm qua Nhà nước ta đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về quản lý và đăng ký hộ tịch tương đối hoàn thiện, tuy vẫn mang tính tản mạn, rải

36 Mẫu TP/HT-2012-TKNCM.2 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2012/TT-BTP

37 Phụ lục 7,8,9,10,11,12

Trang 38

rác trong các văn bản luật, Nghị định khác nhau, chưa có đạo luật riêng về quản lý và đăng ký hộ tịch làm cho quá trình áp dụng thủ tục hành chính vào thực tiễn, hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính cũng gặp không ít khó khăn

2.3.2 Tình hình đăng ký hộ tịch trên địa bàn xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, Tỉnh An Giang

Cùng với sự ra đời của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 công tác quản lý và đăng ký hộ tịch trên địa bàn xã Phú Hưng cũng đạt nhiều thành tựu quan trọng:

- Tình hình đăng ký kết hôn tại xã Phú Hưng:

Năm 2012: Đăng ký kết hôn là 82 cặp Trong đó kết hôn lần đầu là 79 trường hợp, kết hôn lần thứ hai trở lên có 03 trường hợp Độ tuổi trung bình của lần kết hôn đầu đối với nam là 31 tuổi, đối với nữ là 29 tuổi

Năm 2013: Đăng ký kết hôn là 180 cặp Trong đó kết hôn lần đầu là 174 trường hợp, kết hôn lần thứ hai trở lên có 06 trường hợp Độ tuổi trung bình của lần kết hôn đầu đối với nam là 31 tuổi, đối với nữ là 29 tuổi

Thực tế đăng ký kết hôn tại xã luôn diễn ra nhanh chóng, người dân nắm rõ hồ sơ đăng ký nên không có tình trạng chỉnh sửa hồ sơ đăng ký nhiều lần

- Tình hình đăng ký khai sinh xã Phú Hưng:

Năm 2012: Đăng ký khai sinh có 371 trường hợp Trong đó có 193 nam và 178 nữ; Chia theo tình trạng của trẻ khai sinh ta có con trong giá thú 327 trường hợp, con ngoài giá thú có 44 trường hợp chiếm 11,9%; không có tình trạng khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi Chia theo nơi sinh thì tất cá 371 trường hợp đều sinh ra ở trong nước Chia theo thời điểm đăng ký ta có 219 trường hợp đăng ký đúng hạn chiếm 59% và 152 trường hợp đăng ký quá hạn chiếm 41%

Năm 2013: Đăng ký khai sinh có 389 trường hợp Trong đó có 189 nam và 200 nữ; Chia theo tình trạng của trẻ khai sinh ta có con trong giá thú 342 trường hợp chiếm 87,9%, con ngoài giá thú có 47 trường hợp chiếm 12,1%; không có tình trạng khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi Chia theo nơi sinh thì tất cả 389 trường hợp đều sinh ra ở trong nước Chia theo thời điểm đăng ký ta có 268 trường hợp đăng ký đúng hạn chiếm 68,9% và

121 chiếm 31,1% trường hợp đăng ký quá hạn Đăng ký lại việc sinh có 57 trường hợp

Tình hình đăng ký khai sinh ở xã Phú Hưng đảm bảo thủ tục giải quyết nhanh chóng tuy vẫn còn nhiều bất cập như: tỷ lệ trẻ ngoài giá thú, đăng ký khai sinh quá hạn cao và có xu hướng gia tăng: con ngoài giá thú năm 2012 là 44/371 trường hợp chiếm 11,9% thì năm 2013 là 47/389 trường hợp chiếm 12,1%, tăng 0,2%; Đăng ký khai sinh

Trang 39

quá hạn năm 2012 là 152/371 trường hợp chiếm 41% và có có xu hướng giảm năm

2012 là 121/389 trường hợp chiếm 31,1% giảm 9,9% Đáng chú ý là các trường hợp đăng ký quá hạn là do người dân chủ động đi đăng ký chứ không phải do công chức Tư pháp – Hộ tịch thực hiện rà soát, theo dõi địa bàn mình phụ trách phát hiện rồi đốc thúc

người dân đăng ký

- Tình hình đăng ký khai tử tại xã Phú Hưng:

Năm 2012: Đăng ký khai tử có 142 trường hợp, trong đó 75 nam và 67 nữ Chia theo nhóm tuổi ta có các độ tuổi từ 0 đến dưới 6 tuổi có 5 trường hợp, từ 6 đến dưới 16 tuổi có 2 trường hợp, từ 16 tuổi trở lên có 135 trường hợp Chia theo thời điểm đăng ký

ta có đăng ký đúng hạn là 88 trường hợp chiếm 62%, đăng ký quá hạn là 54 trường hợp chiếm 38%

Năm 2013: Đăng ký khai tử có 149 trường hợp, trong đó 59 nam và 90 nữ Chia theo nhóm tuổi ta có các độ tuổi từ 0 đến dưới 6 tuổi có 00 trường hợp, từ 6 đến dưới 16 tuổi có 00 trường hợp, từ 16 tuổi trở lên có 149 trường hợp Chia theo thời điểm đăng ký

ta có đăng ký đúng hạn là 92 trường hợp chiếm 61,7%, đăng ký quá hạn là 57 trường hợp chiếm 38,3%

Nhìn chung, tình hình khai tử quá hạn chiếm tỷ cao và có xu hướng gia tăng: năm 2012 là 54/142 trường hợp chiếm 38%, năm 2013 có 57/149 trường hợp quá hạn chiếm 38,3%, tăng 0,3%

- Tình hình đăng ký nuôi con nuôi tại xã Phú Hưng:

Năm 2012: Đăng ký nuôi con nuôi trong nước: có 2 trường hợp, gồm 01 bé trai

và 01 bé gái có sức khỏe bình thường, có quan hệ họ hàng thân thích với người nhận nuôi con nuôi

Năm 2013: Đăng ký nuôi con nuôi trong nước: có 01 trường hợp, gồm 01 bé trai

có sức khỏe bình thường, có quan hệ họ hàng thân thích với người nhận nuôi con nuôi Hiện nay, các phần của Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký nuôi con nuôi đã hết hiệu lực được thay thế bằng luật Nuôi con nuôi năm 2010

Tình hình đăng ký các việc hộ tịch khác trên địa bàn xã Phú Hưng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2013: Đăng ký giám hộ: 05 trường hợp; Nhận cha, mẹ, con: 03 trường hợp cha, mẹ nhận con; Thay đổi cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi: 63 trường hợp; Bổ sung hộ tịch (không phân biệt độ tuổi): 15 trường hợp; Việc ghi vào sổ

hộ tịch các việc hộ tịch căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Xác định cha, mẹ, con có 02 trường hợp Các công tác hộ tịch khác trên địa bàn xã Phú Hưng:

Ngày đăng: 14/10/2015, 14:06

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w