Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
883,49 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
KHÓA 2010 – 2014
Đề tài:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH – THỰC
TIỄN TẠI HUYỆN HÒA BÌNH THUỘC
TỈNH BẠC LIÊU
Giảng viên hướng dẫn:
Ths. Diệp Thành Nguyên
Bộ môn: Luật Hành chính
Sinh viên thực hiện:
Võ Chúc Phương
Mssv: 5106084
Lớp: Luật Hành chính – K36
Cần Thơ, Tháng 11/2013
LỜI CẢM ƠN
Người viết xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cha Mẹ và gia đình
đã luôn hỗ trợ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể phấn đấu và theo
đuổi ước mơ của mình.
Xin gửi lời cám ơn đến các Anh, Chị đang công tác tại Phòng Tư pháp
huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đã luôn giúp đỡ và tận tình hướng dẫn trong thời
gian tôi thực tập cũng như đã cung cấp các số liệu cần thiết phục vụ cho đề tài.
Đồng thời, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến Thư viện Khoa Luật, Trường Đại
học Cần Thơ đã cung cấp cho tôi nhiều tài liệu, sách báo phục vụ cho việc
nghiên cứu.
Cuối lời, người viết xin gửi lời cám ơn và lời tri ân sâu sắc nhất đến quý
Thầy, Cô Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi rất nhiều trong thời gian học tập tại Trường, đặc biệt là thầy Diệp Thành
Nguyên – Người Thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và kiến
thức, Thầy luôn động viên tôi phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập của
mình. Xin chân thành cám ơn Thầy!
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Võ Chúc Phương
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Cần Thơ, ngày ……. tháng …… năm 2013
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ
TỊCH
1.1 Khái niệm hộ tịch ...................................................................................................4
1.2 Phân biệt “Quản lý hộ tịch” và “Quản lý hộ khẩu” .............................................6
1.3 Vị trí, vai trò của quản lý hộ tịch ..........................................................................8
1.4 Đối tượng, phạm vi, nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch .................................9
1.5 Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch .......................... 11
1.5.1 Quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch ........................................................ 11
1.5.2 Quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch ........................................................... 12
1.6 Quá trình phát triển hoạt động quản lý hộ tịch ở nước ta .................................13
1.6.1 Khái quát chế độ quản lý đinh thời kỳ phong kiến .......................................13
1.6.2 Chế độ quản lý hộ tịch thời kỳ pháp thuộc và chế độ cộng hòa ở miền nam
Việt Nam trước năm 1975 ........................................................................................... 17
1.6.3 Chế độ quản lý hộ tịch của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam .................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 Hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch .................................................... 22
2.1.1 Cơ quan quản lý hộ tịch ............................................................................... 22
2.1.1.1 Bộ Tư pháp ............................................................................................ 25
2.1.1.2 Bộ Ngoại giao và cơ quan Đại diện Ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam
ở nước ngoài................................................................................................................ 26
2.1.1.3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp .............................................. 26
2.1.1.4 Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp .....................................27
2.1.1.5 Ủy ban nhân dân cấp xã và Công chức Tư pháp - hộ tịch ...................... 28
2.1.1.6 Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ............................................... 29
2.1.2 Cơ quan đăng ký hộ tịch, người có thẩm quyền đăng ký hộ tịch ................. 29
2.1.2.1 Thẩm quyền đăng ký các loại việc hộ tịch của Ủy ban nhân dân
cấp xã .......................................................................................................................... 30
2.1.2.2 Thẩm quyền giải quyết đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân
cấp huyện .................................................................................................................... 30
2.1.2.3 Thẩm quyền đăng ký việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh ................................................................................................................. 31
2.1.2.4 Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ....................... 31
2.1.2.5 Cơ quan Đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài ................................................................................................................... 31
2.1.2.6 Công chức Tư pháp – hộ tịch.................................................................31
2.2 Phương thức quản lý hộ tịch ............................................................................... 32
2.2.1 Thủ tục đăng ký hộ tịch ................................................................................ 32
2.2.2 Sổ bộ hộ tịch và chế độ quản lý “sổ kép”...................................................... 33
2.2.3 Giấy tờ hộ tịch............................................................................................... 34
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Ở HUYỆN HÒA BÌNH THUỘC TỈNH BẠC LIÊU
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1 Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu37
3.1.1 Tổng quan về huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu ............................................. 37
3.1.2 Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Hòa Bình
thuộc tỉnh Bạc Liêu ...................................................................................................37
3.1.3 Đánh giá việc thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch trên địa bàn cấp
xã ................................................................................................................................ 41
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình
thuộc tỉnh Bạc Liêu ....................................................................................................48
3.2.1 Mục tiêu, yêu cầu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch ................................ 48
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước nhà nước về hộ tịch ở
huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu ......................................................................... 50
3.2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hộ tịch ..................... 50
3.2.2.2 Nâng cao năng lực bộ máy đăng ký, quản lý hộ tịch .............................. 52
3.2.2.3 Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa
bàn các xã thuộc huyện Hòa Bình ................................................................................ 52
3.2.2.4 Xây dựng đội ngũ công chức quản lý hộ tịch trên địa bàn cấp xã theo
hướng chuyên nghiệp ...................................................................................................53
3.2.2.5 Cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký
hộ tịch.......................................................................................................................... 55
3.2.2.6 Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý
hộ tịch.......................................................................................................................... 56
3.2.2.7 Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý
nhà nước về hộ tịch......................................................................................................57
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà
mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan
tâm. Một Chính phủ muốn hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật
thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ hoạt động quản lý hộ tịch.
Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý nhà nước về dân
cư. Những sự kiện hộ tịch là những vấn đề nóng, gắn liền với đời sống hằng ngày của
người dân. Từ thời phong kiến cho đến nay, quản lý hộ tịch luôn được coi trọng như
một công cụ của nhà nước để bảo vệ quyền nhân thân của người dân và hoạch định các
chính sách kinh tế - xã hội cho sự phát triển của đất nước. Quản lý hộ tịch là những dữ
liệu cần có trong mọi bài toán hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh,
quốc phòng; mặt khác, nó là hoạt động thể hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa
Nhà nước và công dân.
Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau
nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các dữ
liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân.
Ở nước ta, thông qua nhiều văn bản pháp lý khác nhau, Nhà nước đã thực hiện
việc quản lý hộ tịch trong từng giai đoạn với những phương pháp và cách thức khác
nhau. Từ Nghị định 04/CP ban hành ngày 16/01/1961 đến Nghị định số 83/1998/NĐCP của Chính phủ ban hành ngày 10/10/1998 về đăng ký hộ tịch (sau đây gọi là Nghị
định 83/1998/NĐ-CP), đều đã thể hiện rõ quan điểm, mục đích và những quy định cụ
thể của Nhà nước ta về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, do hạn chế trong quá
trình nhận thức ở từng thời điểm, Nhà nước mà trực tiếp là Chính phủ chưa bao quát
hết và dự liệu được tất cả mọi vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý hộ tịch cũng như
xu hướng vận động của các vấn đề hộ tịch. Nhiều sự kiện hộ tịch phức tạp phát sinh ở
cơ sở không thể hoặc không được giải quyết do pháp luật chưa quy định. Những quy
định của pháp luật cũng chưa bám sát thực tiễn hoàn toàn, còn bộc lộ nhiều “kẽ hở”,
quy định đơn giản, sơ sài, không thống nhất, gây phiền hà cho người dân cũng như khó
khăn cho chính những cán bộ, công chức thừa hành khi áp dụng pháp luật.
Khắc phục những hạn chế trên, với tinh thần hướng mạnh về cơ sở, Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2005 về đăng
ký và quản lý hộ tịch (sau đây gọi là Nghị định 158/2005/NĐ-CP). Nghị định
158/2005/NĐ-CP đã tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong tiến trình cải cách nền hành
chính quốc gia, thể hiện sự đổi mới trong tư duy quản lý của Nhà nước về quản lý dân
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
1
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
cư. Nhà nước đã đưa ra nhiều quy định mới tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện
quyền và nghĩa vụ của mình, phân cấp mạnh mẽ hơn cho cơ sở, đơn giản hoá, công
khai hoá thủ tục, rút ngắn thời hạn giải quyết, quy định văn hoá công vụ của công chức
khi giải quyết thủ tục cho dân. Mặc dù vậy, trong quá trình vận dụng và triển khai thực
hiện, Nghị định còn bộc lộ nhiều hạn chế cố hữu, gây ra nhiều khó khăn cho cả cán bộ,
công chức và người dân. Nghị định 158/2005/NĐ-CP vẫn chưa khắc phục được sự rắc
rối về thủ tục; dù đã quy định khá chi tiết nhưng Nghị định vẫn còn thiếu những quy
định cụ thể, rõ ràng về từng sự kiện hộ tịch. Nhiều thuật ngữ pháp lý sử dụng không
chính xác và cách hành văn thiếu mạch lạc; một số quy định thực sự gây khó khăn cho
người thực hiện, không phù hợp với thực tế.
Nhìn vào thực trạng quản lý hộ tịch ở Việt Nam và đặt trong sự so sánh với các
quốc gia trong khu vực, chúng ta không thể không lo ngại trước những bất cập của
thực tiễn quản lý hộ tịch cả về nhận thức và hành động, cả về hành lang pháp lý và
năng lực, trình độ quản lý. Mặc dù hoạt động quản lý hộ tịch đã có quá trình phát
triển hơn nửa thế kỷ và đã có sự vận động tích cực trong những năm gần đây nhưng
việc quản lý “đầy đủ, chính xác, kịp thời” các thông tin hộ tịch vẫn là mục tiêu đầy
khó khăn đặt ra đối với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Với thực trạng đó và những đòi hỏi của tình hình mới thì việc đổi mới nâng cao
hiệu quả quản lý Nhà nước về hộ tịch đã và đang đặt ra như một nhu cầu bức xúc đối
với sự phát triển của nền hành chính Việt Nam.
Chính vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực
tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
* Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu về quản lý hộ tịch nói chung cũng như thực tế của huyện Hòa Bình
nói riêng nhằm làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận, thực tiễn của quản lý hộ tịch, chỉ ra
những nguyên nhân của các hạn chế, trên cơ sở đó, đưa ra những khuyến nghị góp
phần nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn
huyện Hòa Bình.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ các khái niệm liên quan đến quản lý hộ tịch cũng như phân tích vị trí,
vai trò, đối tượng, phạm vi của quản lý hộ tịch.
Tóm tắt quá trình phát triển của hoạt động quản lý hộ tịch qua các thời kỳ.
Trình bày các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý hộ tịch.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
2
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Phân tích thực trạng quản lý hộ tịch ở huyện Hòa Bình. Qua đó, đề ra một số
giải pháp hoàn thiện trong việc quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện.
3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động
quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình thông qua các văn bản quy phạm pháp
luật. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch
trên địa bàn huyện. Vì nguyên nhân khách quan, nên người viết không đề cập chi tiết
đến nội dung đăng ký và quản lý hộ tịch. Mà chỉ nghiên cứu các vấn đề chung liên
quan đến lĩnh vực quản lý hộ tịch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, người viết đã sử dụng phương thức thống kê,
tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp và thực tiễn để giải quyết các vấn đề đặt ra.
Ngoài ra, người viết còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên
cứu có kinh nghiệm liên quan đến đề tài nghiên cứu.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục và phụ lục, nội dung
của luận văn thể hiện ở ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về hộ tịch
Trong chương này chủ yếu đề cập đến các vấn đề lý luận hình thành chế độ
quản lý hộ tịch, các khái niệm liên quan đến quản lý hộ tịch. Đồng thời cũng nêu rõ vị
trí, vai trò, đối tượng, phạm vi và nội dung quản lý hộ tịch.
Chương 2: Quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định của pháp luật hiện
hành
Ở chương này, chủ yếu nói về quyền hạn và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý
hộ tịch ở Việt Nam. Bao gồm: Bộ Tư pháp; Bộ Ngoại giao và Cơ quan đại diện Ngoại
giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp,
Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban Tư
pháp; Công chức Tư pháp – hộ tịch. Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày các
phương thức quản lý trong lĩnh vực hộ tịch.
Chương 3: Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình thuộc
tỉnh Bạc Liêu
Nội dung chương nói về thực trạng quản lý hộ tịch ở huyện Hòa Bình. Qua đó,
đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn
huyện.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
3
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
1.1 Khái niệm hộ tịch
“Hộ tịch” là một từ ngoại lai được du nhập vào ngôn ngữ tiếng Việt nhưng rất
khó xác định thời điểm xuất hiện. Theo “Đại Nam Quấc âm tự vị”, cuốn từ điển của
tác giả Huỳnh Tịnh Paulus Của được biên soạn từ năm 1895 với phương pháp “tham
dụng chữ Nho và lấy 24 chữ cái phương Tây làm chữ bộ” thì trong bộ chữ “Hộ” chưa
có từ “hộ tịch”.1
Xét từ góc độ ngôn ngữ học, “hộ tịch” là một từ ghép gốc Hán chính phụ, được
ghép bởi hai thành tố có nghĩa độc lập, trong đó “tịch” là thành tố chính. Xét về mặt từ
loại thì đây là một danh từ thuộc nhóm danh từ chỉ khái niệm trừu tượng.2 Nếu tìm
hiểu riêng từng thành tố thì có thể thấy, các từ điển hiện nay khá thống nhất trong cách
hiểu từng từ đơn này. Theo đó từ “Hộ” khi sử dụng là danh từ có nhiều nghĩa khác
nhau, nhưng trong đó có một nghĩa trực tiếp là “dân cư” hoặc “nhà ở” hiểu rộng ra là
“đơn vị để quản lý dân số, gồm những người cùng ăn ở với nhau”. Tương tự từ “tịch”
có nghĩa là “sổ sách” hoặc là “sổ đăng ký quan hệ lệ thuộc”. Tuy nhiên việc tổ hợp hai
từ đơn này thành danh từ “Hộ tịch” lại là một trường hợp rất đặc biệt về mặc ngôn ngữ
và được sử dụng với thuộc tính kết hợp hạn chế (hạn chế về việc sử dụng và khả năng
tổ hợp của từ ngữ).3 Chính do tính chất đặc biệt ấy nên khảo cứu qua các từ điển tiếng
Việt thì thấy có nhiều cách giải nghĩa từ “hộ tịch” khác nhau. Dưới đây là một số cách
giải nghĩa:
“Hộ tịch: Quyển sổ của Chính phủ biên chép số người, chức nghiệp và tịch
quán của từng người”;4
“Hộ tịch: Quyển sổ ghi chép tên tuổi, quê quán, nghề nghiệp, của mọi người
trong một địa phương”;5
“Hộ tịch: Sổ biên dân số có ghi rõ tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng
người”;6
“Hộ tịch: Sổ biên nhận số một địa phương hoặc cả toàn quốc, trong có ghi rõ
tên họ, quê quán và chức nghiệp của từng người”;7
“Hộ tịch: Sổ ghi chép tên, họ, nghề nghiệp dân cư ngụ trong xã phường”.8
1
Huỳnh Tịnh Paulus Của: Đại Nam Quấc âm tự vị, Sài Gòn, 1895, quyển I, tr.425.
Nguyễn Tài Cẩn: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1975, tr.211.
3
Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.9.
4
Đào Duy Anh: Giản yếu Hán - Việt từ điển, quyển thượng, Nxb. Khoa học xã hội, 1992, tr.384.
5
Nguyễn Lân (chủ biên): Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1989, tr.321.
6
Nguyễn Văn Khôn: Hán-Việt từ điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1960, tr.404.
7
Hoàng Thúc Trâm: Hán-Việt tân từ điển, Tân sanh ấn quán, Sài Gòn, 1974, tr.296.
2
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
4
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Tuy nhiên bên cạnh những cách giải nghĩa trên, một số từ điển lại giải thích từ
“hộ tịch” lại có cách giải thích ở những khía cạnh hoàn toàn khác. Ví dụ như:
“Hộ tịch: Sổ của cơ quan dân chính đăng ký cư dân trong địa phương mình
theo từng hộ”;9
“Hộ tịch: Quyền cư trú, được chính quyền công nhận của một người tại nơi
mình ở thường xuyên, của những người thường trú cùng một hộ, do chính quyền cấp
cho từng hộ để xuất trình khi cần”;10
“Hộ tịch: Các sự kiện trong đời sống của một người thuộc sự quản lý của pháp
luật”.11
Như vậy, nghĩa của từ “hộ tịch” xét từ góc độ ngôn ngữ còn tồn tại nhiều cách
hiểu khác nhau, thậm chí có cuốn từ điển giải nghĩa còn thể hiện sự nhầm lẫn cơ bản
giữa hai khái niệm “Hộ tịch” và “Hộ khẩu”. Điều này cho thấy sự nhầm lẫn giữa hai
khái niệm này trong nhận thức xã hội trên thực tế vẫn còn khá phổ biến.
Theo các nhà luật học, do còn có nhiều sự tranh luận về khái niệm này nên họ
chỉ sử dụng với tư cách là một thuật ngữ chuyên môn và được định nghĩa trong các
văn bản. Và việc sử dụng nó trong đời sống xã hội vẫn chưa phổ biến.
Theo pháp luật hiện hành, “Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng
nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết đi” được quy định tại Điều 1 Nghị
định 158/2005/NĐ-CP. Ngoài khái niệm trên, Nghị định 158/2005/NĐ-CP còn nêu ra
khái niệm “đăng ký hộ tịch” theo đó: “Đăng ký hộ tịch là hành vi của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền: xác nhận các sự kiện sinh; kết hôn; tử; nuôi con nuôi; giám hộ;
nhận cha, mẹ, con; thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng,
năm sinh; xác định lại dân tộc; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc
sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi”.
Trước Nghị định 158/2005/NĐ-CP ra đời, Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng đã có
quy phạm định nghĩa về đăng kí hộ tịch tại Điều 54 như sau: “Đăng ký hộ tịch là việc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận sự kiện sinh, kết hôn, tử, ly hôn, giám hộ,
nuôi con nuôi, thay đổi họ, tên, quốc tịch, xác định dân tộc, cải chính hộ tịch và các sự
kiện khác theo quy định của pháp luật về hộ tịch”.
Như vậy, chúng ta phải kết hợp giữa hai định nghĩa về hộ tịch và đăng ký hộ
tịch mới có thể hiểu một cách đầy đủ về khái niệm “hộ tịch”. So với Nghị định
83/1998/NĐ-CP thì Nghị định 158/2005/NĐ-CP có bổ sung thêm vấn đề “Xác định lại
8
Bửu Kế: Từ điển Hán-Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh, 1999, tr.814.
Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm, Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.442.
10
Nguyễn Văn Đạm: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 1999,
tr.385.
11
Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin, 1998, tr.835.
9
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
5
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
giới tính”. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
trong việc tham gia vào các mối quan hệ gia đình và xã hội.
1.2 Phân biệt “Quản lý hộ tịch” và “Quản lý hộ khẩu”
Việc làm rõ các dấu hiệu phân biệt giữa quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu là
rất cần thiết có ý nghĩa thiết thực. Thực tế cho thấy, hiện nay sự nhầm lẫn giữa hai
khái niệm này cũng như sự nhầm lẫn về hoạt động quản lý hộ tịch và hoạt động quản
lý hộ khẩu trong nhận thức xã hội còn khá phổ biến.
Ví dụ: Trong đời sống hằng ngày, khi phải giải quyết các việc về hộ tịch , người
dân thường hay gọi cán bộ tư pháp có nhiệm vụ giải quyết là “Công an hộ tịch”.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Cư trú năm 2006 có quy định: “Đăng ký
thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho
họ”.
Khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú năm 2006 tiếp tục quy định như sau: “Sổ hộ khẩu
được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định
nơi thường trú của công dân”. Như vậy, hoạt động quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu
đều nằm trong phạm trù quản lý dân cư. Tuy nhiên, hai khái niệm này được phân biệt
ở những điểm cơ bản sau:
- Về đối tượng quản lý:
+ Đối tượng của quản lý hộ khẩu chỉ là đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân.
+ Đối tượng quản lý hộ tịch thì bao gồm tổng thể rất nhiều đặc điểm nhân
thân của cá nhân từ khi sinh ra đến khi chết: ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch,
nơi sinh, quê quán, quan hệ gia đình, quan hệ hôn nhân. Xét về tính chất, có thể thấy
quản lý hộ tịch quan tâm đến các đặc điểm nhân thân có tính bền vững của cá nhân,
những đặc điểm này chỉ có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt, theo một thủ
tục pháp lý chặt chẽ. Trong khi đó, đặc điểm về nơi cư trú của cá nhân - đối tượng
quản lý hộ khẩu - là đặc điểm nhân thân có tính “động” dễ bị thay đổi.
- Về phương diện bảo vệ quyền nhân thân thì quản lý hộ khẩu chỉ là biện pháp
bảo vệ quyền tự do cư trú hợp pháp của cá nhân, còn quản lý hộ tịch là phương tiện để
mỗi cá nhân thực hiện tổng thể rất nhiều quyền nhân thân cơ bản của mình.
- Đơn vị “hộ” được dùng làm đơn vị quản lý dân cư của cả quản lý hộ tịch và
quản lý hộ khẩu, nhưng trong quản lý hộ tịch mối quan hệ giữa các thành viên trong hộ
chỉ có thể là mối quan hệ gia đình hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống
hoặc nuôi dưỡng; còn trong quản lý hộ khẩu, không nhất thiết các thành viên trong
một đơn vị hộ khẩu phải có quan hệ gia đình với nhau mà chỉ cần ở chung một nhà
cũng có thể cùng đăng ký theo một đơn vị hộ khẩu.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
6
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Hoặc một đơn vị hộ khẩu tập thể quân nhân hoặc hộ khẩu tập thể Công an nhân
dân bao gồm những người cùng công tác trong một đơn vị.
Ví dụ: Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 quy định về “nơi cư trú của công dân”
như sau:
“1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh
sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức,
cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại
một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm
trú.
2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại
khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam thì quản lý hộ tịch là hoạt động chuyên
môn của Ngành Tư pháp, còn quản lý hộ khẩu là hoạt động chuyên môn của Ngành
Công an. Điểm phân biệt này chỉ đúng với pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay,
còn trước năm 1987, Ngành Nội vụ (Công an hiện nay) thống nhất quản lý cả hai
nhiệm vụ. Mô hình này hiện nay vẫn được duy trì trong hoạt động quản lý dân cư của
một số nước trong khu vực như Trung Quốc. Mặc dù có sự phân biệt khá rõ ràng như
trên, nhưng trong thực tế đời sống của mỗi cá nhân các vấn đề về hộ tịch và hộ khẩu
có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau, có thể xem xét một số ví dụ cụ thể sau đây:
Ví dụ 1: Một đứa trẻ chỉ có thể được đăng kí tên vào sổ hộ khẩu gia đình sau
khi đã được cha mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh;
Ví dụ 2: Sau khi đã kết hôn, người vợ muốn chuyển hộ khẩu về nơi cư trú của
chồng thì một trong những giấy tờ cần có để làm căn cứ cho việc thực hiện chuyển hộ
khẩu là Giấy chứng nhận kết hôn;
Ví dụ 3: Để xóa tên một người đã chết trong sổ hộ khẩu gia đình, cơ quan quản
lý hộ khẩu phải căn cứ vào giấy chứng tử của người đó;
Ngược lại trong thủ tục đăng ký hộ tịch (khai sinh, khai tử, kết hôn, nuôi con
nuôi) các giấy tờ về hộ khẩu (Sổ hộ khẩu hoặc Giấy xác nhận tạm trú có thời hạn) luôn
là loại giấy tờ quan trọng cần có trong hồ sơ đăng ký hộ tịch. Vai trò quan trọng của
giấy tờ hộ khẩu trong hoạt động đăng ký hộ tịch thể hiện ở chỗ nó là căn cứ để xác
định cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo quy định của pháp luật.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
7
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
1.3 Vị trí, vai trò của quản lý hộ tịch
Trong một xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì khái niệm quyền con
người được coi như một giá trị chung của nhận loại, hầu hết các quốc gia đều nhận
thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc quản lý hộ tịch. Nếu như hoạt động quản lý
dân cư được xem là nội dung quan trọng hàng đầu trong tổng thể hoạt động quản lý xã
hội thì quản lý hộ tịch, với các lợi ích và giá trị tiềm tàng của nó, được coi là mắt khâu
nằm ở vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư.
Về mặt lý luận, hoạt động quản lý hộ tịch là lĩnh vực thể hiện sâu sắc chức năng
xã hội của Nhà nước qua ba phương diện cơ bản như sau:
Thứ nhất, quản lý hộ tịch là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chính sách đó. Một hệ thống quản lý dữ liệu đầy đủ, chính xác, được cập nhật kịp
thời, thường xuyên sẽ là nguồn tài sản thông tin hết sức quý giá luôn sẵn sàng hỗ trợ
đắc lực cho việc hoạch định các chính sách xã hội một cách chính xác, có tính khả thi,
tiết kiệm chi phí xã hội.
Ví dụ: Trên địa bàn một đơn vị cấp xã, khi cần triển khai các chính sách cộng
đồng liên quan đến dân cư: bảo vệ sức khỏe nhân dân, chăm sóc y tế đối với bà mẹ và
trẻ em, phổ cập giáo dục, hôn nhân gia đình chính quyền thường căn cứ vào sổ hộ tịch
đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn để xác định đối tượng và triển khai các biện pháp
phù hợp với đặc điểm dân cư trong xã.
Ngoài ra, đối với quốc gia có kết cấu dân cư đa dạng về thành phần dân tộc như
Việt Nam, quản lý hộ tịch còn góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện chính sách
dân tộc và chính sách phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng
xa. Những thông tin định lượng rất cần thiết đối với việc xây dựng chiến lược con
người, bảo vệ và phát triển cộng đồng dân tộc ít người, tổ chức thực hiện tốt chính
sách định canh định cư, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội có hiệu quả.
Thứ hai, hoạt động quản lý và đăng ký hộ tịch thể hiện tập trung nhất, sinh
động nhất sự tôn trọng của Nhà nước đối với việc thực hiện một số quyền nhân thân cơ
bản cử công dân được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự, ví dụ như quyền
đối với họ tên, quyền thay đổi họ tên, quyền xác định dân tộc, quyền đối với quốc tịch,
quyền kết hôn, quyền được nuôi con nuôi và được nhận làm con nuôi. Ở phương diện
này, đăng ký hộ tịch chính là phương tiện để người dân thực hiện, hưởng thụ quyền
nhân thân đó. Các dữ liệu về căn cước của mỗi cá nhân thể hiện trên chứng thư hộ tịch
là sự khẳng định có giá trị pháp lý về đặc điểm nhân thân của mỗi người, mà qua đó
các cơ quan tổ chức, cá nhân khác có thể đánh giá người đó có khả năng điều kiện để
tham gia vào các quan hệ pháp luật nhất định hay không.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
8
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Hành vi đăng ký khai sinh của cơ quan đăng ký hộ tịch đánh dấu điểm khởi đầu
của hoạt động quản lý nhà nước đối với từng người dân, đồng thời cũng là điểm khởi
đầu cho mọi mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước. Từ góc độ lý luận về Nhà nước
và pháp luật ở phương diện này có thể khẳng định, quản lý hộ tịch là một lĩnh vực hoạt
động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước.
Với ý nghĩa quan trọng như vậy việc nhà nước quản lý đăng ký hộ tịch chính là
sự bảo hộ đối với việc thực hiện các quyền con người. Điều này chỉ có trong các xã
hội mà nền dân chủ được mở rộng và phát huy, khi mà các giá trị quyền con người
được Nhà nước tôn trọng và có trách nhiệm bảo hộ. Nhìn vào lịch sử có thể thấy, các
triều đại phong kiến Việt Nam không tổ chức quản lý hộ tịch vì mối quan hệ giữa
vương quyền (vua) với các “thần dân” của mình về cơ bản là mối quan hệ một chiều,
người dân chỉ có nghĩa vụ đối với triều đình. Do đó, đối với nhà nước phong kiến việc
tổ chức quản lý hộ tịch không được quan tâm.
Thứ ba, quản lý hộ tịch có vai trò to lớn đối với việc bảo đảm trật tự xã hội. Hệ
thống sổ bộ hộ tịch có thể truy nguyên nguồn gốc của cá nhân một cách dễ dàng. Các
chứng thư hộ tịch do người có thẩm quyền lập theo thủ tục chặt chẽ có giá trị là sự
khẳng định của nhà nước về vị thế của một cá nhân trong gia đình và xã hội.
Trong lĩnh vực hoạt động tư pháp khi cần đánh giá năng lực chủ thể của một cá
nhân các cơ quan tiến hành tố tụng luôn cần đến giấy khai sinh của người đó. Giấy
khai sinh chứa đựng các dữ liệu gốc của cá nhân như ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh,
dân tộc, quốc tịch, họ tên cha mẹ. Do đó khi được sử dụng với tư cách là chứng cứ, các
thông tin thể hiện trên giấy khai sinh có thể giúp cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá
nhiều vấn đề trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính.
Bởi ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vấn
đề xây dựng hệ thống quản lý hộ tịch và khai thác hiệu quả của nó phục vụ cho công
tác quản lý nhà nước luôn được quan tâm.
1.4 Đối tượng, phạm vi, nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch
Là một hoạt động quản lý con người, hoạt động quản lý hộ tịch hướng đến đối
tượng quản lý là các đặc điểm nhân thân làm nên căn cước của mỗi cá nhân. Tuy nhiên
các yếu tố thuộc về căn cước của mỗi người rất phong phú và là đối tượng của nhiều
hoạt động quản lý khác nhau. Do vậy để phân biệt đối tượng của quản lý hộ tịch với
đối tượng quản lý của một số hoạt động quản lý thuộc phạm trù quản lý căn cước của
con người như quản lý hộ khẩu, quản lý lý lịch tư pháp, quản lý chứng minh nhân dân
cần xem xét, xác định phạm vi của quản lý hộ tịch.
Căn cước của mỗi cá nhân được hình thành từ rất nhiều đặc điểm nhân thân gắn
liền cá nhân đó như: họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
9
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
tịch, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú, các mối quan hệ gia đình, tiền án, tiền sự. Tất
cả những dấu hiệu đặc trưng đó bảo đảm cho việc phân biệt chính xác một cá nhân này
với một cá nhân khác. Nghiên cứu về vấn đề này, căn cứ vào mức độ ổn định của các
dấu hiệu nhân thân để phân loại chúng thành các nhóm sau:
- Nhóm dấu hiệu nhân thân không bao giờ thay đổi gồm có: ngày, tháng, năm
sinh; quan hệ gia đình (cha - mẹ - con, anh - chị - em); ngày, tháng, năm chết.
- Nhóm dấu hiệu nhân thân có thể thay đổi nhưng chỉ hạn chế trong một số
trường hợp nhất định và việc thay đổi phải được tiến hành theo thủ tục rất chặt chẽ
gồm có: họ tên, dân tộc, quốc tịch.
- Nhóm dấu hiệu dễ thay đổi gồm có: nghề nghiệp, nơi cư trú, tiền án.
Tất cả các đặc điểm nhân thân của cá nhân nói trên đều là đối tượng quản lý của
hoạt động quản lý nhà nước về căn cước của cá nhân. Trong đó hoạt động quản lý hộ
tịch giới hạn phạm vi quản lý trong các nhóm đặc điểm nhân thân có các thuộc tính
sau:
- Tính ổn định cao;
- Tính công khai;
- Có khả năng phổ biến thông tin.
Nhìn từ góc độ quản lý thì phạm vi quản lý hộ tịch không chỉ giới hạn trong đối
tượng công dân Việt Nam mà còn bao gồm cả người nước ngoài, người không quốc
tịch. Phạm vi quản lý đó được thực hiện thông qua các nội dung quản lý đã được nêu
trong Điều 1 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, bao gồm:
- Quản lý các sự kiện sinh; tử; kết hôn; nuôi con nuôi; nhận cha, mẹ, con, giám
hộ;
- Quản lý việc thay đổi hộ tịch; cải chính hộ tịch; bổ sung điều chỉnh hộ tịch;
xác định lại giới tính; xác định lại dân tộc;
- Quản lý sự thay đổi các đặc điểm nhân thân do các sự kiện ly hôn; xác định
cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; chấm dứt nuôi con nuôi.
So sánh nội dung quản lý nhà nước về hộ tịch của Nhà nước ta hiện nay (tính từ
năm 1998, khi Chính Phủ ban hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP đến nay) với thời kỳ
trước đây (thời kỳ thực hiện điều lệ hộ tịch năm 1961) có thể thấy nội dung quản lý hộ
tịch ngày càng được mở rộng hơn (theo điều lệ hộ tịch 1961 thì nội dung quản lý hộ
tịch rất đơn giản, chỉ giới hạn trong các loại việc cơ bản như sinh, tử, kết hôn ghi chú
các thay đổi về hộ tịch). Đây là một bước tiến quan trọng cho thấy hoạt động quản lý
con người ngày càng được quan tâm một cách toàn diện. Tuy nhiên, sự mở rộng phạm
vi và nội dung quản lý cũng đặt ra rất nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi hoạt động quản lý
hộ tịch phải được nâng lên một trình độ cao hơn.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
10
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
1.5 Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật và các tài liệu sách báo pháp lý, thuật
ngữ “pháp luật về hộ tịch” được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng thuật
ngữ này trong các nghiên cứu chỉ mang tính ước định và tùy từng trường hợp, nội hàm
của nó được xác định theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp có sự khác nhau cơ bản. Theo
những cách hiểu khác nhau đó việc xác định các quy phạm pháp luật và các quan hệ
pháp luật về hộ tịch cũng có sự khác nhau.
Hiểu theo nghĩa rộng thì pháp luật về hộ tịch bao gồm toàn bộ hệ thống quy
phạm các vấn đề về hộ tịch, theo đó nguồn chủ đạo của pháp luật về hộ tịch bao gồm
Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được sửa đổi bổ
sung năm 2010, Luật Nuôi con nuôi năm 2010, các văn bản về đăng ký và quản lý hộ
tịch. Cũng trong cách hiểu này các quan hệ pháp luật về hộ tịch được phân thành hai
nhóm cơ bản, đó là nhóm quan hệ mang tính chất dân sự và nhóm quan hệ về quản lý.
Hai nhóm quy phạm này có mối quan hệ hết sức mật thiết, trong đó nhóm quy phạm
về hộ tịch do Luật Dân sự điều chỉnh luôn đóng vai trò là tiền đề để xây dựng các quy
phạm hành chính về hộ tịch.
Hiểu theo nghĩa hẹp thì pháp luật về hộ tịch chỉ bao gồm các quy phạm hành
chính về quản lý hộ tịch. Điều đó cũng có nghĩa là đối tượng điều chỉnh của pháp luật
về hộ tịch chỉ bao gồm các quan hệ mang tính chất chấp hành – điều hành phát sinh
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch.
Mặc dù hai quan niệm trên có sự khác nhau cơ bản nhưng cần thấy rằng chúng
không mâu thuẫn và loại trừ nhau.
1.5.1 Quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch
Quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch là một dạng cụ thể của quy phạm hành
chính, quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch được hiểu là những quy tắc xử sự chung
do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ
tịch. Các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch có thể được phân thành hai nhóm sau:
- Nhóm quy phạm về địa vị pháp lý (quyền và nghĩa vụ) của các chủ thể trong
quan hệ quản lý hộ tịch và quan hệ giữa các chủ thể với nhau trong quan hệ quản lý hộ
tịch;
- Nhóm quy phạm về thủ tục hành chính (thủ tục đăng ký hộ tịch hoặc giải
quyết khiếu nại tố cáo về hộ tịch).
Hiện nay, số lượng các quy phạm pháp luật về hộ tịch khá lớn, điều chỉnh khá
toàn diện, đầy đủ các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên các quy phạm
về quản lý hộ tịch nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau. Ngoài Nghị định
158/2005/NĐ-CP được coi là nguồn chủ đạo của pháp luật về quản lý hộ tịch, các quy
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
11
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
phạm về quản lý hộ tịch còn được tìm thấy trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.
Sự tản mạn của các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch như trên đã ảnh hưởng đến
hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về hộ tịch. Xét từ khía cạnh giá trị pháp lý có thể
thấy, hiện nay các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch có thứ bậc không cao trong
thang giá trị quy phạm. Các quy phạm có giá trị cao nhất mới dừng lại ở mức độ quy
phạm trong Nghị định; một bộ phận không nhỏ quy phạm do Bộ Tư pháp ban hành
trong các Thông tư mang tính chất hướng dẫn nghiệp vụ. Bởi vậy tính ổn định của
pháp luật về quản lý hộ tịch còn chưa cao, có thể bị sửa đổi, bổ sung trong một thời
gian ngắn. Thực tiễn này được lý giải bởi hai lý do của hoạt động xây dựng pháp luật
về hộ tịch, đó là:
Thứ nhất, trong suốt một thời gian hơn 30 năm (từ khi ban hành Điều lệ đăng
ký hộ tịch năm 1961 đến trước khi Chính Phủ ban hành Nghị định số 184/CP ngày
30/11/1994) hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch gần như trong tình trạng đóng
băng, không có sự vận động nào đáng kể. Chỉ từ khi bị tác động trực tiếp bởi sự ra đời
của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và tiếp đó là Bộ Luật Dân sự năm 2005 thì
hoạt động xây dựng pháp luật về hộ tịch mới được thúc đẩy vận động tích cực để phù
hợp, thích ứng với những yêu cầu mới mà hai văn bản luật quan trọng nói trên đặt ra.
Thứ hai, về mặt chủ quan do tính chất tác động xã hội của các quy phạm pháp
luật về quản lý hộ tịch rất rộng lớn và liên quan đến các phạm trù nhạy cảm như quyền
con người, quyền công dân nên hoạt động điều chỉnh lĩnh vực này được tiến hành rất
cẩn trọng, dè dặt. Chỉ có thể xây dựng các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch có
giá trị cao khi điều kiện cần và đủ cho nó là nền tảng pháp luật dân sự, pháp luật hôn
nhân và gia đình đã được thiết lập và vận hành một cách ổn định.
1.5.2 Quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch
Quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch là những quan hệ phát sinh trong hoạt
động chấp hành - điều hành được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật về hộ tịch.
Chủ thể của quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch gồm hai nhóm:
- Các cá nhân và cơ quan nhà nước có chức năng quản lý về hộ tịch;
- Các cá nhân có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch.
Các quan hệ pháp luật hình thành trong lĩnh vực quản lý hộ tịch rất đa dạng,
diễn ra theo nhiều chiều giữa các chủ thể khác nhau như: quan hệ giữa cơ quan có
thẩm quyền quản lý chung với cơ quan quản lý chuyên ngành, giữa cơ quan quản lý
cấp trên với cơ quan quản lý cấp dưới, quan hệ giữa các cơ quan cùng cấp, quan hệ
giữa cơ quan quản lý hộ tịch với công dân. Trong đó nhóm quan hệ phát sinh trong
hoạt động đăng ký hộ tịch là nhóm quan hệ phổ biến và thể hiện nhiều yếu tố đặc thù.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
12
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Các quan hệ pháp luật về đăng ký hộ tịch là các quan hệ thủ tục phát sinh giữa
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký hộ tịch với các cá nhân công dân, người
nước ngoài hoặc người không quốc tịch có quyền và nghĩa vụ đăng ký hộ tịch. Các
quan hệ này được thiết lập trên cơ sở sáng kiến, đề nghị chủ động của cá nhân và nó
thường gắn liền với việc thực hiện một quyền dân sự hoặc xác lập một quan hệ hôn
nhân và gia đình.
Ví dụ: Việc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thủ tục xác định lại dân tộc cho
một người là quan hệ hành chính nhằm thực hiện quyền dân sự của cá nhân đó; hoặc
việc Uỷ ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn là một quan hệ hành chính, gắn liền với
việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai cá nhân. Một số quan hệ đăng ký hộ tịch như
đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử được thiết lập không phải từ đề nghị của chính cá
nhân được khai sinh, kết hôn, khai tử mà từ những người có quyền và nghĩa vụ theo
quy định của pháp luật.
Quan hệ đăng ký hộ tịch không chỉ diễn ra giữa cơ quan có thẩm quyền đăng ký
hộ tịch với một cá nhân mà có thể diễn ra giữa cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch
với cùng lúc nhiều cá nhân có chung mục đích xác lập quan hệ hành chính đó.
Ví dụ: Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện việc đăng ký kết hôn,
đăng ký nuôi con nuôi.
1.6 Quá trình phát triển hoạt động quản lý hộ tịch ở nước ta
Quản lý nhà nước về hộ tịch là lĩnh vực thể hiện chức năng xã hội của Nhà
nước, là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phòng; là một trong những phương thức để Nhà nước bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần bảo đảm trật tự an toàn
xã hội. Không những thế chế độ quản lý hộ tịch còn thể hiện nét đặc thù về truyền
thống, tập quán trong đời sống xã hội của dân tộc.
Dựa trên các thông tin lịch sử và một số tài liệu pháp lý khác, có thể thấy rằng
chế độ quản lý hộ tịch ở nước ta phát triển qua các giai đoạn như sau:
- Thời kỳ phong kiến;
- Thời kỳ Pháp thuộc ở miền Nam Việt Nam và chế độ cộng hòa miền Nam
Việt Nam trước năm 1975;
- Thời kỳ Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.6.1 Khái quát chế độ quản lý đinh thời kỳ phong kiến
Qua các tài liệu về quản lý hộ tịch ta có thể thấy quản lý hộ tịch trong thời kỳ
phong kiến vẫn còn rất đơn giản. Cụ thể, ở thời Nhà Lý chủ yếu là củng cố sức mạnh
về quân sự và thu thuế. Do đó, triều đình chỉ quản lý những dân đinh từ 18 tuổi trở lên
là nam. Sang Nhà Trần thì việc quản lý hộ tịch có sự phức tạp hơn là quản lý phân
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
13
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
theo đơn vị xã hội, theo độ tuổi sức khỏe, theo tính chất cư trú. Song đến cuối Nhà
Trần thì việc thực hiện hoạt động này không được tốt như trước.
Đến thời Nhà Hồ, vào năm 1400, để có “trăm vạn quân chống giặc phương
Bắc”,12 Hồ Quý Ly đã tổ chức làm gộp hộ tịch trong cả nước, nhưng không theo phép
cũ mà mở rộng việc biên chép tất cả những người từ 2 tuổi trở lên, đồng thời, cho yết
thị khắp nơi buộc dân ngụ cư hoặc dân xiêu tán ở các nơi phải trở về nguyên quán,
người nào ở lậu thì bị phạt. Kết quả là số quân thêm ra được rất nhiều.
Qua đến thời Nhà Lê, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi hết sức quan tâm
đến việc chấn chỉnh hệ thống hành chính cơ sở. Mùa đông năm Thuận Thiên thứ nhất
(11-1428), Lê Thái Tổ xuống chỉ truyền cho các phủ, huyện, trấn, lộ làm sổ hộ tịch,
hạn đến tháng hai năm sau phải nộp đầy đủ. Cùng với việc kiểm soát đinh số, Lê Thái
Tổ còn tổ chức lại hệ thống hành chính cơ sở thành 3 loại theo số đinh gồm tiểu xã có
từ 10 đến 49 đinh, trung xã có từ 50 đến 99 đinh, đại xã có từ 100 đinh trở lên. Dưới
triều đại của mình, cứ ba năm một lần Lê Thái Tổ lại xuống chiếu gộp làm sổ hộ tịch.
Đến đời Lê Thánh Tông thì đặt lệ sáu năm gộp làm sổ hộ tịch một lần. Tuy nhiên, đến
năm Hồng Đức thứ nhất (1470) thì Lê Thánh Tông định lệ lại ba năm một lần làm hộ
tịch, gọi là tiểu điển, sáu năm một lần làm hộ tịch gọi là đại điển. Nằm trong chủ
trương cải cách bộ máy quản lý hành chính nên dưới triều Lê Thánh Tông, việc quản
lý đinh có những bước phát triển vượt bậc cả về yếu tố kỹ thuật và việc tổ chức thực
hiện.
Đánh giá về việc quản lý hộ tịch dưới đời Hồng Đức, sử gia Phan Huy Chú đã
nhận xét: “Phép làm hộ tịch ở buổi Lê sơ, từ đời Hồng Đức định lệ rõ ràng mới thật là
tươm tất. Ba năm một lần duyệt lại, kiểm xét không sót, cho nên dân đinh bấy giờ
không thể ẩn lậu được, mà công việc binh chính tài chính cứ chiếu sổ là biết được,
không mắc cái tệ quá nặng quá nhẹ, là vì đã biết rõ được số hộ khẩu rồi. Quy chế đã
thành nền nếp, trải các đời đều theo như thế, người trên cứ thế mà làm, không phiền
nhiễu gì, người dưới cũng yên tâm, không ngờ việc gì, số người tăng thêm hay hao đi,
không thể lọt ra ngoài sự soi xét, chẳng phải là phép hay ru”13.
Đến đời vua Lê Cung Hoàng, thời kỳ huy hoàng, thái bình của Nhà Lê chấm
dứt, Nhà Mạc chiếm ngôi đưa đến lịch sử gần sáu chục năm chiến tranh Nam triều –
Bắc triều (1527 - 1599), tiếp theo đó là thời kỳ ly loạn, giữa hai tập đoàn phong kiến
Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600 - 1788). Lịch sử không ghi lại nhiều vấn đề quản lý
dân cư trong thời kỳ này, nhưng theo Phan Huy Chú thì trong thời kỳ Nam triều – Bắc
triều, nhà Mạc (Bắc triều) tiếp tục duy trì chế độ kiểm soát hộ tịch đã có từ thời Hồng
12
13
Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.2, tr.220.
Phan Huy Chú: Lịch triều hiến chương loại chí, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.2, tr.222.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
14
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Đức. Vào thời kỳ Tây Sơn, sau khi đại phá quân Thanh, vua Tây Sơn Quang Trung
Nguyễn Huệ đã nung nấu mục đích mở rộng bờ cõi về phương Bắc. Để thực hiện mục
đích đó, việc xây dựng, củng cố tiềm lực quân sự để có một đạo quân hùng hậu14 là
nhiệm vụ trọng yếu được nhà vua quan tâm ngay sau khi lên ngôi hoàng đế. Để ngăn
ngừa tình trạng ẩn lậu dân đinh xảy ra rất phổ biến trước đó, triều đình đã thực hiện
việc chấn chỉnh tổ chức hành chính địa phương bằng việc đặt thêm một cấp trung gian
giữa xã và huyện, gọi là Tổng. Người đứng đầu Tổng là Tổng trưởng phải chịu trách
nhiệm liên đới với các xã trưởng trong quản hạt của Tổng mình về việc kê khai sổ
đinh.
Trong chế độ quân chủ chuyên chế cực đoan của Nhà Nguyễn, triều đình phong
kiến dùng mọi phương cách để tận dụng tối đa sức lực người dân phục vụ cho lợi ích
của giai cấp cầm quyền. Vấn đề kiểm soát dân đinh được thực hiện hết sức gắt gao
không chỉ nhằm mục đích thu thuế, bắt lính như các triều đại trước mà còn nhằm sử
dụng sức lực của dân đinh vào việc phu dịch, xây dựng lăng tẩm, đền đài, bảo vệ kho
tàng, tài vật của hoàng tộc. Sổ đinh được làm thành ba bản: giáp, ất, bính, ghi rõ họ,
tên, tuổi của tất cả các đinh khẩu từ 18 đến 59 tuổi. Thể thức làm sổ do Bộ Hộ thống
nhất quy định, các chức sắc kỳ mục, xã trưởng có nhiệm vụ ghi sổ đinh phải trực tiếp
ghi sổ, không được mượn người khác viết giúp.
Có thể nói, việc Nhà nước phong kiến Việt Nam không tổ chức quản lý hộ tịch
là do thời kỳ này vẫn còn tồn tại chế độ tự trị rộng rãi của làng xã. Ta có thể hiểu khái
quát chế độ này như sau, trong mỗi làng xã đều có bộ máy hành chính riêng, nó được
coi là “Tiểu Triều đình”, có tài sản riêng và có quyền tự do trong việc quản lý, sử
dụng tài sản đó mà không bị ràng buộc, kiểm soát của cấp trên, có lực lượng giữ gìn an
ninh riêng. Mỗi làng xã đều có pháp đình riêng để giải quyết, xét xử các tranh chấp
nhỏ xảy ra giữa dân cư trong xã. Về phương diện tế tự, tín ngưỡng, mỗi làng xã đều có
đền thờ thần hoàng và đặc biệt lệ làng được xem là có giá trị nhất dùng để điều chỉnh
đời sống xã hội trong xã. Lệ làng có sức mạnh to lớn trong việc chi phối và điều chỉnh
hành vi của người dân, thường có câu “Phép vua thua lệ làng” cũng xuất phát từ đây.
Chính vì thế mà pháp luật trong thời này không có giá trị cao, mối liên hệ giữa triều
đình và làng xã chỉ thu hẹp trong nghĩa vụ nộp thuế và mộ lính. Ngoài phạm vi này,
quyền lực của vua không thể can thiệp trực tiếp đến hoạt động điều hành, quản trị đời
sống xã hội của làng xã. Đó là lý do khiến công tác quản lý hộ tịch không được không
được chú trọng. Tuy nhiên, hình thức quản lý này vẫn có nét tương đồng như quy định
hộ tịch hiện nay nhưng chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình đó là gia phả. Ta có thể
khái quát như sau:
14
Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân: Danh từ và tài liệu dân luật và hiến luật, Tủ sách Đại học Sài Gòn, 1968, tr.154.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
15
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Một là, gia đình được tổ chức theo mô hình đại gia đình, bao gồm nhiều thế hệ
từ các bậc tôn như cụ, ông, bà, chú, bác, đến hạng ty thuộc con, cháu, chắt. Cách tổ
chức này có sự liên hệ rất chặt chẽ với nền tảng của chế độ phong kiến.
Hai là, đứng đầu và điều hành gia đình theo một nguyên tắc rất nghiêm ngặt đó
là gia trưởng. Việc tuân thủ theo người đứng đầu gia tộc không chỉ là vấn đề đạo đức
mà còn được bảo vệ bởi luật phong kiến.
Gia phả là một khái niệm chung để chỉ một quyển ghi chép đầy đủ, thứ tự, liên
tục từ đời này sang đời khác và những điều cần thiết liên quan đến cá nhân trong gia
tộc qua các đời. Thông tin cá nhân trong gia phả có thể coi là một bản lý lịch rút gọn
với đầy đủ các đặc điểm nhân thân và sự nghiệp của cá nhân đó, bao gồm: tên; thứ
hạng trong gia đình; thân thế sự nghiệp, công danh; năm sinh năm mất, ngày giỗ, nơi
để phần mộ; nguyên quán, nơi cư trú khi còn sống; tên vợ (chồng), con cái; đặc điểm
về cách ăn ở, đối nhân xử thế. Bên cạnh đó, việc ghi chép gia phả còn được thực hiện
một cách nghiêm ngặt, chỉ có có gia trưởng mới được phép ghi gia phả; các thông tin
trong gia phả phải chính xác, rõ ràng, trong đó đặc biệt là việc phân thứ bậc là điểm
quan trọng nhất; giấy viết cũng phải là loại giấy sắc truyền thống; chữ viết phải viết
theo lối đằng tả, ngang bằng, đều đặn, văn sách chép phả phải chặt chẽ, khúc triết,
minh bạch; việc lưu gia phả được thực hiện rất cẩn trọng, thường được đóng thành một
chiếc sơn son thiếp vàng và đặt cẩn thận, trang trọng ở nơi thờ phụng.
Qua đây cho thấy, gia phả và hoạt động quản lý hộ tịch có rất nhiều điểm tương
đồng, thậm chí còn cẩn thận và đầy đủ hơn quản lý hộ tịch hiện nay. Mặc dù, gia phả
không có tính chất công khai nhưng ở những khía cạnh nhất định có thể thấy pháp luật
phong kiến có sự thừa nhận giá trị của gia phả trong việc chứng minh các quan hệ thân
tộc của con người.
Nghiên cứu và xâu chuỗi ba yếu tố: chế độ quản lý đinh của nhà nước phong
kiến, các quy định của lệ làng và việc lập gia phả của người dân có thể khẳng định
trong thời kỳ phong kiến không hình thành chế độ quản lý hộ tịch với tính chất là một
hoạt động hành chính của nhà nước. Tuy nhiên, nếu như hoạt động quản lý đinh xuất
phát từ nhu cầu kiểm soát người dân thực hiện nghĩa vụ với nhà nước thì đối với người
dân việc lập phả ghi lại các sự kiện sinh, tử, giá thú cũng như các đặc điểm nhân thân
khác của mỗi cá nhân lại là nhu cầu hết sức quan trọng và thiết thân từ chính đời sống
cộng đồng làng xã. Từ nhu cầu ấy, việc lập gia phả cũng như các quy định của lệ làng
để quản lý việc sinh, tử, giá thú của người dân đã mang lại lợi ích to lớn vượt ra khỏi
khuôn khổ vốn có của chúng, đó là sự hỗ trợ cho hoạt động quản lý dân cư của nhà
nước. Chính mối quan hệ hỗ trợ liên hoàn giữa gia phả - lệ làng - phép nước trong hoạt
động quản lý dân cư đã cho thấy bản chất mối quan hệ mật thiết giữa pháp luật với
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
16
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
phong tục, tập quán, giữa pháp luật với đạo đức của pháp luật Việt Nam thời kỳ phong
kiến.
1.6.2 Chế độ quản lý hộ tịch thời kỳ pháp thuộc và ở miền nam Việt Nam trước
năm 1975
Sau sự kiện buộc triều đình nhà Nguyễn ký hiệp ước ngày 25.8.1883, thực dân
Pháp thiết lập chế độ thuộc địa ở miền Nam Việt Nam và chế độ bảo hộ ở miền Bắc và
miền Trung. Để thi hành chính sách thuộc địa và nhằm biến nước ta thành một phần
lãnh thổ hải ngoại của nước Pháp, một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
Chính phủ bảo hộ là kiểm soát chặt chẽ dân cư. Cùng với việc thay thế toàn bộ hệ
thống pháp luật của triều Nguyễn, thực dân Pháp đã áp dụng ở Nam Kỳ chế độ quản lý
hộ tịch theo nước Pháp. Chỉ hơn một tháng sau khi hiệp ước nhượng địa được ký kết,
chính quyền thuộc địa đã ban hành Sắc lệnh ngày 03.10.1883 quy định về việc lập sổ
hộ tịch cho người Việt Nam. Sắc lệnh này được coi là nền tảng thiết lập chế độ quản lý
hộ tịch ở Việt Nam - thực chất là sự du nhập mô hình quản lý hộ tịch của dân luật
Pháp. Bởi vậy, Sắc lệnh ngày 03.10.1883 còn được gọi tên là Bộ Dân luật giản yếu.
Sắc lệnh này được duy trì trong một thời gian dài, chỉ được sửa đổi hai lần bởi Sắc
lệnh ngày 10.02.1893 và Sắc lệnh ngày 23.7.1931.
Ở miền Bắc và miền Trung, sau khi thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ đối
với triều đình phong kiến bù nhìn - tay sai thì việc quản lý hộ tịch cũng được triển
khai. Tại miền Bắc, việc quản lý hộ tịch được thực hiện theo quy định từ Điều 18 đến
Điều 48 Bộ Dân luật Bắc Kỳ ngày 30.3.1931. Tại miền Trung, việc quản lý hộ tịch
được thực hiện theo quy định từ Điều 18 đến Điều 50 Bộ Hoàng Việt Trung Hộ Luật
do triều đình Nhà Nguyễn ban hành ngày 13.7.1936.
Đặc điểm nổi bậc của quản lý hộ tịch thời kỳ thuộc Pháp là do ảnh hưởng sâu
sắc bởi hệ thống pháp luật Pháp nên các vấn đề về hộ tịch luôn được coi là một chế
định cơ bản của dân luật. Chế độ quản lý hộ tịch được thiết lập ở miền Nam sớm hơn ở
miền Bắc và miền Trung hàng chục năm và được thực hiện hết sức chặt chẽ nhằm
phục vụ cho mục đích củng cố chính quyền thuộc địa. Nội dung quản lý chỉ bao gồm
ba loại hộ tịch cơ bản: sinh, tử, giá thú. Phương thức quản lý bằng sổ bộ hộ tịch và
chứng thư hộ tịch được thực hiện rất nghiêm ngặt, nhằm bảo đảm mục đích ưu tiên
hàng đầu là tính chính xác của các thông tin về hộ tịch. Hiệu quả quản lý hộ tịch được
bảo đảm bằng việc quy định trách nhiệm pháp lý của Hộ lại hết sức nặng nề.15
Quản lý hộ tịch được chính quyền thuộc địa sử dụng như một công cụ quan
trọng để “kiểm soát an ninh xã hội”. Đây là mục đích hàng đầu của hoạt động quản lý
hộ tịch ở miền Nam Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp. Chính bởi mục đích này, sau khi
15
Phạm Trọng Cường: Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, NXB Tư pháp,2007, tr.56 - tr.57
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
17
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ thế chân dựng lên thể chế bù nhìn thì chế độ
quản lý hộ tịch cũ vẫn được Chính phủ ngụy quyền Sài Gòn duy trì và sử dụng. Dưới
chế độ thực dân mới, chính quyền ngụy ban hành số lượng rất lớn văn bản pháp luật
quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến hộ tịch. Theo thống kê chưa đầy đủ, chỉ
riêng trong hai năm 1964 - 1965, Tổng trưởng Tư pháp của Chính phủ ngụy quyền Sài
Gòn đã ban hành 16 thông tư hướng dẫn các vấn đề về hộ tịch.
Ví dụ: Thông tư số 486-B/BNV/HC/12 ngày 02.01.1964 về việc lập khai sanh
cho các trẻ em nông thôn chưa khai sanh hợp lệ; Thông tư số 1822/BTP/HOV ngày
19.02.1965 về việc ghi chú án văn ly thân, ly dị do Tòa Lãnh sự Pháp thỉnh cầu;
Thông tư số 11.079-BTP/HOV ngày 07.10.1965 của Bộ Tư pháp chế độ ngụy quyền
Sài Gòn về việc cấp chứng chỉ sổ bộ bị thất lạc hay tiêu hủy.16
1.6.3 Chế độ quản lý hộ tịch của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chính phủ lâm thời của Nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã rất quan tâm
đến việc xây dựng nền hành chính. Trong hoàn cảnh sự nghiệp cách mạng đang phải
đối phó với trăm mối lo thù trong, giặc ngoài, chưa thể tập trung xây dựng bộ máy nhà
nước và hệ thống pháp luật thống nhất, Chính phủ lâm thời đã rất linh hoạt trong việc
áp dụng giải pháp tình thế để quản lý đất nước. Ngày 10.10.1945, sau khi thảo luận
thống nhất trong Hội đồng Chính phủ tại phiên họp ngày 04.10.1945, Chủ tịch Hồ Chí
Minh - với tư cách Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký ban
hành Sắc lệnh cho phép tạm thời duy trì hiệu lực các luật lệ của chế độ cũ theo nguyên
tắc các luật lệ này chỉ có giá trị thi hành nếu “không trái với nền độc lập của nước Việt
Nam và chính thể dân chủ cộng hòa”.17 Theo đó, thể lệ đăng kí hộ tịch đã được quy
định trong Bộ Dân luật giản yếu (áp dụng ở Nam Kỳ), Hoàng Việt hộ luật (áp dụng ở
Trung Kỳ), Dân luật Bắc Kỳ (áp dụng ở miền Bắc) vẫn tiếp tục được thi hành trong
suốt thời gian hơn 10 năm sau đó.
Sự điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của Nhà nước ta được đánh dấu
bằng bản Điều lệ đăng ký hộ tịch đầu tiên được ban hành kèm theo Nghị định số
764/TTg ngày 08.5.1956 của Thủ tướng Chính phủ. Bản Điều lệ này gồm 34 điều quy
định các vấn đề cơ bản về việc đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử,
việc sửa chữa và ghi chú các thay đổi về hộ tịch, việc công nhận và đăng ký hộ tịch đối
với ngoại kiều và Việt kiều về cư trú ở trong nước. Các quy định của bản Điều lệ đăng
ký hộ tịch này đã thay thế toàn bộ các thể lệ đăng ký hộ tịch của chế độ cũ vẫn được áp
16
Phạm Mạnh Doanh: Đây… Tòa án, Hộ tịch cẩm nang, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, (sách không ghi năm xuất
bản).
17
Điều 12 Sắc lệnh ngày 10.10.1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
18
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
dụng trước đó. Việc quản lý nhà nước về hộ tịch trong thời kỳ này do Bộ Nội vụ và Ủy
ban hành chính18 các cấp thực hiện.
Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1956 thi hành được năm năm thì bị bãi bỏ và
thay thế bằng bản Điều lệ mới ban hành ngày 16/01/1961 kèm theo Nghị định số
04/CP của Hội đồng Chính phủ. Bản Điều lệ đăng ký hộ tịch này được áp dụng thi
hành từ ngày 01.4.1961 và hiệu lực của nó duy trì trong suốt gần 40 năm sau, cho đến
khi bị bãi bỏ bởi Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về
đăng ký hộ tịch.
Khi tổ chức thi hành quản lý, đăng ký hộ tịch theo Nghị định số 04/CP, Bộ Nội
19
vụ (nay là Bộ Công an) vẫn là cơ quan được Hội đồng Chính phủ giao nhiệm vụ
thống nhất chỉ đạo, tổ chức quản lý hộ tịch đối với Ủy ban hành chính các cấp. Như
vậy, trong thời kỳ này, Bộ Nội vụ là cơ quan thống nhất quản lý cả công tác hộ tịch và
hộ khẩu.
Từ năm 1987, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hộ tịch được chuyển giao từ Bộ
Nội vụ sang Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị định số
219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng. Từ thời điểm này, Bộ Tư pháp
được giao nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức quản lý hộ tịch thống nhất trên cả nước, còn
ngành Nội vụ (nay là ngành Công an) tiếp tục duy trì chức năng quản lý hộ khẩu.
Ngày 30/11/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 184/CP quy định thủ tục
đăng ký kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân
Việt Nam với người nước ngoài. Nghị định này được ban hành nhằm hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài,
nhưng thực chất đối tượng điều chỉnh của Nghị định chính là việc đăng ký hộ tịch có
yếu tố nước ngoài.
Ngày 10/10/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký
hộ tịch. Nghị định này đã chấm dứt thời kỳ gần 40 năm tồn tại của Điều lệ đăng ký hộ
tịch được ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày 16/01/1961.
Có thể nói, sự ra đời của Nghị định 83/1998/NĐ-CP là một dấu mốc quan trọng
trong sự phát triển của công tác quản lý hộ tịch ở nước ta. Trên cơ sở văn bản pháp
luật có vai trò là “nguồn chủ đạo” của pháp luật về quản lý hộ tịch này, công tác quản
lý nhà nước về hộ tịch đã thực sự chuyển biến một cách rõ rệt, và thể hiện nhiều sắc
thái đổi mới tích cực. Tiếp sau đó, ngày 10/7/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định
mới thay thế Nghị định số 184/CP là Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về
18
Theo Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp 1992 gọi là Ủy ban nhân dân các cấp.
Trong quá trình lịch sử nước ta từ năm 1945 đến nay tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của Bộ Nội vụ có những
thay đổi nhất định.
19
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
19
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Mặc dù có tên gọi là Nghị định
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng thực
chất Nghị định số 68/2002/NĐ-CP chứa đựng phần lớn các quy phạm pháp luật làm
căn cứ để giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài, bao gồm:
- Việc đăng ký kết hôn, đăng ký nuôi con nuôi, đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa
công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam với nhau;
- Công nhận việc kết hôn, ly hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công
dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được tiến hành tại cơ quan
có thẩm quyền của nước ngoài.
Điều đáng nói là hai văn bản chủ đạo về công tác hộ tịch nêu trên, với phạm vi
điều chỉnh và tác động xã hội rộng lớn của mình đã tạo nên những chuyển biến quan
trọng trong nền nếp và hiệu quả quản lý hộ tịch trên cả nước. Nhìn từ khía cạnh quản
lý vĩ mô, có thể thấy rõ tính năng động trong công tác ban hành chính sách, pháp luật
về quản lý hộ tịch thể hiện ngay ở chỗ các quy định trong hai văn bản pháp luật này
thường xuyên được đánh giá, kiểm nghiệm về tính khả thi trong thực tiễn và được cơ
quan chức năng tích cực nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời theo định hướng phục vụ
nhân dân và quyết tâm cao về cải cách thủ tục hành chính. Biểu hiện rõ nhất của điều
này là mới đây, sau bảy năm thi hành Nghị định 83/1998/NĐ-CP, ngày 27/12/2005
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch
thay thế văn bản này, Nghị định này cũng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực; đồng thời, Nghị định số
68/2002/NĐ-CP cũng được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày
21/7/2006. Hai Nghị định được này được thay thế bởi Nghị định số 24/2013/NĐ-CP
ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Nhìn lại quá trình 70 năm phát triển của công tác quản lý hộ tịch ở nước ta có
thể thấy, trong suốt thời gian hơn 30 năm (từ khi ban hành Điều lệ hộ tịch năm 1961
đến khi ban hành Nghị định số 184/CP năm 1994) do nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh
lịch sử cụ thể nên việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về hộ tịch gần như không có sự
chuyển biến đáng kể đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đời sống xã hội. Có thể nói
trong giai đoạn này, hoạt động xây dựng thể chế về quản lý hộ tịch gần như đóng
băng. Hệ quả trực tiếp của tình trạng này là sự bất cập của hoạt động quản lý hộ tịch
suốt nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ sau khi nhiệm vụ quản lý hộ tịch được chuyển
giao từ Ngành Công an sang Ngành Tư pháp và hệ thống Ủy ban nhân dân các cấp
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
20
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
(năm 1987), và nhất là trong khoảng hơn một thập kỷ qua, pháp luật về hộ tịch đã có
sự vận động rất tích cực, tạo điều kiện để công tác quản lý hộ tịch ngày càng đi vào
nền nếp, hiệu quả.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
21
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
CHƯƠNG 2
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH
2.1 Hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch
2.1.1 Cơ quan quản lý hộ tịch
Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư
pháp, do vậy chủ thể quản lý cao nhất trong lĩnh vực hoạt động này đó là Chính Phủ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta. Nhiệm vụ quyền hạn của Chính
Phủ trong quản lý hộ tịch được quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật Tổ chức Chính Phủ
năm 2001 là: “Chính Phủ thống nhất quản lý công tác hành chính tư pháp, các hoạt
động về luật sư, giám định tư pháp, công chứng và bổ trợ tư pháp; tổ chức và quản lý
công tác thi hành án, quốc tịch, hộ khẩu, hộ tịch”.
Tuy nhiên với vị trí pháp lý là cơ quan đứng đầu hệ thống hành pháp, có quyền
quyết định tối cao đối với việc giải quyết mọi vấn đề thuộc địa hạt quản lý nhà nước
trong mọi lĩnh vực, trên phạm vi toàn quốc (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của
Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước), Chính Phủ được coi là chủ thể
quản lý đặc biệt, nhìn từ khía cạnh tính chất hoạt động, Chính Phủ còn được coi là chủ
thể hình thức bởi hoạt động quản lý của Chính Phủ được thực hiện theo chế độ lãnh
đạo tập thể, hoạt động quản lý trên từng lĩnh vực đều phải thông qua các cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành thuộc cơ cấu của Chính Phủ (Bộ, Cơ quan ngang bộ).
Từ năm 1987 về trước, Bộ Nội vụ là cơ quan giúp Hội đồng Bộ trưởng thực
hiện việc quản lý hộ tịch thống nhất trên toàn quốc. Từ năm 1987 đến nay, nhiệm vụ
này được chuyển giao cho Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân các cấp trên cơ sở Nghị
định số 219/HĐBT ngày 20/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ). Kể
từ sau thời điểm nói trên, hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch ở nước ta được tổ chức theo
nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ. Theo đó, tương ứng với mỗi
cơ quan có thẩm quyền chung ở một cấp hành chính có một cơ quan chuyên ngành
cùng cấp làm nhiệm vụ giúp cơ quan quản lý thẩm quyền chung thực hiện quản lý hộ
tịch. Nguyên tắc tổ chức hệ thống quản lý hộ tịch này được duy trì ổn định từ khi xây
dựng hệ thống quản lý hộ tịch theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10
năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch cho đến Nghị định số 158/2005/NĐ-CP
ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng kí và quản lý hộ tịch.
Tuy nhiên, việc phân cấp chức năng, thẩm quyền của từng loại cơ quan trong hệ
thống quản lý hộ tịch từ Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đến Nghị định số
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
22
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
158/2005/NĐ-CP đã có nhiều điểm cải tiến cơ bản. Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch
theo hai Nghị định trên được thể hiện qua các sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP20
CHÍNH PHỦ
Bộ Tư pháp
Bộ Ngoại giao
Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
Sở Tư pháp
Cơ quan đại
diện ngoại giao,
lãnh sự của
Việt Nam ở
nước ngoài
Ủy ban nhân dân
cấp huyện
Phòng Tư pháp
Ủy ban nhân dân
cấp xã
Ban Tư pháp
Chú thích:
: Quan hệ chỉ đạo, điều hành
: Quan hệ phối hợp
: Cơ quan chỉ có chức năng quản lý hộ tịch
: Cơ quan có cả chức năng quản lý và đăng ký hộ tịch
20
Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 158/2005/NĐ-CP (có sơ đồ ở
trang tiếp theo).
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
23
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Sơ đồ 2: Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ
Bộ Tư pháp
Bộ Ngoại giao
Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh
Sở Tư pháp
Cơ quan đại
diện ngoại giao,
lãnh sự của
Việt Nam ở
nước ngoài
Ủy ban nhân dân
cấp huyện
Phòng Tư pháp
Ủy ban nhân dân
cấp xã
Ban Tư pháp
Chú thích:
: Quan hệ chỉ đạo, điều hành
: Quan hệ phối hợp
: Cơ quan chỉ có chức năng quản lý hộ tịch
: Cơ quan có cả chức năng quản lý và đăng ký hộ tịch
Mô hình trên cho thấy, hệ thống quản lý hộ tịch theo Nghị định 83/1998/NĐCP có sự tham gia của mọi cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở, có cả chủ thể quản
lý ở trong nước và ở nước ngoài. Với thiết kế này, đến nay ở nước ta đã hình thành
mạng lưới quản lý hộ tịch rộng khắp bao gồm toàn bộ hệ thống cơ quan quản lý có
thẩm quyền chung (Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp) và hệ thống cơ quan
chuyên môn của Ngành Tư pháp và Ngành Ngoại giao. Điều đáng nói là, tuy thiết kế
một tổ chức có vẻ khá cồng kềnh như vậy, nhưng Nghị định 83/1998/NĐ-CP đồng
thời đã thực hiện sự phân cấp khá hợp lý, bảo đảm cho các quan hệ phối hợp ngang
cấp và quan hệ chỉ đạo, chấp hành được nhịp nhàng, thông suốt. Tuy nhiên, trong sự
phân cấp thẩm quyền đăng ký hộ tịch theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP, việc giao quá
nhiều nhiệm vụ mang tính tác nghiệp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh – cơ quan quản lý
có thẩm quyền chung trong bảy năm thực hiện đã bộc lộ nhiều khuyết điểm trong thực
tiễn. Đây được coi là vấn đề trọng tâm đặt ra trong việc giải quyết bài toán phân cấp
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
24
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
khi sửa đổi Nghị định 83/1998/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch trong
toàn hệ thống, đáp ứng cao độ yêu cầu cải cách hành chính, nâng cao tính chuyên
nghiệp của các cơ quan quản lý hộ tịch, đồng thời giải phóng vai trò của Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh khỏi khối lượng công việc không phù hợp với chức năng của cơ quản lý
có thẩm quyền chung cao nhất ở địa phương.
So với mô hình quản lý hộ tịch theo Nghị định 83/1998/NĐ-CP, điểm khác biệt
cơ bản của hệ thống quản lý hộ tịch theo Nghị định 158/2005/NĐ-CP thể hiện rõ ở sự
bổ sung thêm chức năng đăng ký hộ tịch cho hai cơ quan, đó là Sở Tư pháp và Ủy ban
nhân dân cấp huyện. Như vậy, hệ thống quản lý hộ tịch từ chỗ có ba cơ quan có thẩm
quyền đăng ký hộ tịch theo Nghị định số 83/1998/NĐ-CP giờ đã gồm năm cơ quan có
thẩm quyền đăng ký hộ tịch. Việc phân cấp thẩm quyền quản lý và đăng ký hộ tịch do
đó cũng có những thay đổi quan trọng, thể hiện sâu sắc sự vận dụng tư duy mới về cải
cách hành chính và tổ chức bộ máy.
Trên cơ sở định hướng này, Nghị định 158/2005/NĐ-CP đã thực hiện sự phân
cấp mạnh mẽ theo hướng chuyển giao một số loại việc trước đây thuộc thẩm quyền
đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp
huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây được coi là điểm mốc đánh dấu sự vận dụng
một tư duy mới về phân cấp quản lý nhà nước trong công tác hộ tịch “việc nào, cấp
nào thực hiện tốt hơn thì giao cho cấp đó”, đồng thời cũng thể hiện sự đánh giá cao
hơn về khả năng đảm nhận những nhiệm vụ ngày càng phức tạp hơn của hệ thống Ủy
ban nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp huyện. Với sự phân cấp này, thẩm quyền
quản lý hộ tịch của các cơ quan trong hệ thống quản lý hộ tịch cụ thể như sau:
2.1.1.1 Bộ Tư pháp
Bộ Tư pháp là cơ quan được Chính phủ phân cấp quản lý hộ tịch thống nhất
trên cả nước. Sự phân cấp này được thể hiện cụ thể qua 8 nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ
Tư pháp trong công tác quản lý hộ tịch như sau:
Một là, soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Hai là, hướng dẫn, chỉ đạo chung việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp
luật về đăng ký và quản lý hộ tịch;
Ba là, ban hành, hướng dẫn việc sử dụng thống nhất các loại sổ hộ tịch, biểu
mẫu hộ tịch;
Bốn là, kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch;
Năm là, tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ theo
định kỳ hàng năm;
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
25
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Sáu là, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền. Đối với khiếu
nại, tố cáo về hộ tịch, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thụ lý và giải quyết khiếu nại đối với
quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng
còn khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ Tư pháp là quyết định cuối
cùng. Đối với tố cáo, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thụ lý giải quyết đơn tố cáo các hành
vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch của các thành viên Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh được giao phụ trách công tác hộ tịch;
Bảy là, nghiên cứu việc áp dụng công nghệ tin học trong đăng ký, quản lý hộ
tịch;
Tám là, hợp tác quốc tế về hộ tịch.21
2.1.1.2 Bộ Ngoại giao và cơ quan Đại diện Ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam
ở nước ngoài
Việc quản lý hộ tịch đối với bộ phận công dân Việt Nam ở nước ngoài là một
nội dung quan trọng trong công tác lãnh sự của cơ quan Đại diện Ngoại giao, Lãnh sự
của Việt Nam ở nước ngoài. Để thực hiện việc quản lý hộ tịch với đối tượng này, Bộ
Ngoại giao có một số nhiệm vụ, quyền hạn sau:
Thứ nhất, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch của các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh
sự Việt Nam;
Thứ hai, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho viên chức Lãnh sự của các
Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam;
Thứ ba, lưu trữ sổ hộ tịch do các Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
chuyển về;
Thứ tư, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
Thứ năm, tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch của Cơ quan Ngoại
giao, Lãnh sự Việt Nam gửi cho Bộ Tư pháp theo định kỳ 06 tháng và hàng năm;
Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền.22
2.1.1.3 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tư pháp
Hoạt động quản lý hộ tịch ở địa phương được xác định là nhiệm vụ của hệ
thống Ủy ban nhân dân các cấp. Là cơ quan quản lý có thẩm quyền chung trong công
tác quản lý hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ sau:
Một là, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong địa phương
mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
21
22
Điều 75, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Điều 76, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
26
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
1. Hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp
vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;
3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến c ác quy định của pháp luật về hộ tịch;
4. Kiểm tra, thanh tra việc đăng ký và quản lý hộ tịch trong phạm vi địa
phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền;
5. Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ
Tư pháp;
6. Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
7. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
8. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Bộ Tư pháp theo
định kỳ 6 tháng và hàng năm;
9. Hàng năm bố trí kinh phí cho việc mua và in các sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ
tịch, đáp ứng yêu cầu đăng ký hộ tịch ở địa phương; trang bị cơ sở vật chất để phục vụ
cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch;
10. Quyết định việc thu hồi và hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Giám đốc Sở
Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định.
Hai là, Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ,
quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm
g, khoản 1 điều này (riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm d, khoản 1 Sở Tư pháp chỉ
thực hiện khi được giao), thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở
Tư pháp. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu
cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì
Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và
quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến
những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại
địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.23
2.1.1.4 Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tư pháp
Theo quy định hiện hành thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện có những nhiệm vụ và
quyền hạn sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch
trong địa phương mình, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
23
Điều 77, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
27
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
1. Chỉ đạo, kiểm tra việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ
tịch đối với Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Thực hiện giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14
tuổi trở lên và xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh
hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
3. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho công chức Tư pháp hộ tịch;
4. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về hộ tịch;
5. Quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ
Tư pháp;
6. Lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
7. Cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
8. Tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch, báo cáo Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh theo định kỳ 06 tháng và hàng năm;
9. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm
quyền;
10. Quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân
cấp xã cấp trái với quy định (trừ việc đăng ký kết hôn vi phạm về điều kiện kết hôn
theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình).
Thứ hai, Phòng Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều này
(riêng việc giải quyết tố cáo tại điểm i khoản 1 chỉ thực hiện khi được giao). Đối với
việc giải quyết khiếu nại quy định tại điểm i khoản 1 Điều này do Ủy ban nhân dân
cấp huyện thực hiện.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và
quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến
những sai phạm, tiêu cực của công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương
mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm.24
2.1.1.5 Ủy ban nhân dân cấp xã và Công chức Tư pháp – hộ tịch
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
Một là, thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân
dân cấp xã theo quy định;
Hai là, tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân chấp hành các quy định
của pháp luật về hộ tịch;
24
Điều 78, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
28
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Ba là, quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của
Bộ Tư pháp;
Bốn là, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
Năm là, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
Sáu là, tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp huyện theo định kỳ 06 tháng và hàng năm;
Bảy là, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm
quyền.
Công chức Tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại khoản 1 Điều này (trừ trường
hợp giải quyết tố cáo tại điểm g khoản 1 Điều này).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và
quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến
những sai phạm, tiêu cực của công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở
địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm.25
2.1.1.6 Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam
Cơ quan Ngoại giao, lãnh sự Việt Nam thực hiện việc quản lý nhà nước về hộ
tịch có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, thực hiện đăng ký các việc hộ tịch cho công dân Việt Nam ở nước
ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao;
Thứ hai, quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định
của Bộ Tư pháp;
Thứ ba, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch;
Thứ tư, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.
Thứ năm, tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Bộ Ngoại giao
theo định kỳ 06 tháng và hàng năm;
Thứ sáu, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về hộ tịch theo thẩm
quyền.
Viên chức Lãnh sự làm công tác hộ tịch có trách nhiệm giúp Cơ quan Ngoại
giao, Lãnh sự Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy tại khoản
1 Điều này (trừ trường hợp giải quyết tố cáo tại điểm c khoản 1 điều này).26
2.1.2 Cơ quan đăng ký hộ tịch, người có thẩm quyền đăng ký hộ tịch
Hiện nay theo sự phân cấp của Nghị định 158/2005/NĐ-CP, hệ thống quản lý
hộ tịch ở nước ta có năm (05) cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, đó là:
25
26
Điều 79, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Điều 80, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
29
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Cơ quan Đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Theo quy định của Nghị định 83/1998/NĐ-CP thì trong toàn bộ hệ thống quản
lý hộ tịch chỉ có ba cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân cấp xã,
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan Đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở
nước ngoài. Như vậy, so với Nghị định 83/1998/NĐ-CP thì Nghị định 158/2005/NĐCP có thêm hai (02) cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch là Ủy ban nhân dân cấp
huyện và Sở Tư pháp. Chính nhờ sự phân cấp mới này đã giúp cho việc đăng ký hộ
tịch được thuận tiện hơn, giảm bớt về số lượng cũng như áp lực công việc cho các cơ
quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch trước đây.
Dựa trên các yếu tố thẩm quyền lãnh thổ và đối tượng đăng ký hộ tịch, thẩm
quyền đăng ký hộ tịch của các cơ quan nói trên được phân định như sau:
2.1.2.1 Thẩm quyền đăng ký các loại việc hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã
Thứ nhất, đăng ký khai sinh; kết hôn; khai tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận
cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; đăng ký khai sinh, khai tử
quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;
Thứ hai, đăng ký lại việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và
thực hiện việc bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;
Căn cứ vào Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng
ký hộ tịch các việc về xác định cha, mẹ, con (do Tòa án xác định); thay đổi quốc tịch,
ly hôn, hủy việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi. Người thực hiện thẩm
quyền đăng ký hộ tịch ở Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã được giao phụ trách công tác tư pháp.
2.1.2.2 Thẩm quyền giải quyết các loại việc đăng ký hộ tịch của Ủy ban nhân
dân cấp huyện
Một là, thay đổi cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên;
Hai là, xác định lại dân tộc xác định lại giới tính đối với người đã đăng ký khai
sinh trong phạm vi địa hạt huyện đó;
Ba là, bổ sung hộ tịch điều chỉnh hộ tịch đối với mọi trường hợp, không phân
biệt độ tuổi;
Bốn là, cấp lại bản chính giấy khai sinh.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
30
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
2.1.2.3 Thẩm quyền đăng ký loại việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh
Theo quy định hiện nay thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền: đăng ký
việc kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. Người thực hiện
thẩm quyền đăng ký hộ tịch của ủy ban nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch hoặc Phó chủ
tịch hoặc Ủy viên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có cơ
cấu Ủy viên) được giao phụ trách công tác hộ tịch. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không
thể ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch thay
mình.
2.1.2.4 Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ có yếu tố nước ngoài và ghi chú vào Sổ hộ
tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền
của nước ngoài; cấp lại bản chính giấy khai sinh cho người nước ngoài và người Việt
Nam định cư ở nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh tại việt Nam.
2.1.2.5 Cơ quan Đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
Có thẩm quyền đăng ký các sự kiện hộ tịch cho công dân Việt nam ở nước
ngoài, cụ thể là:
Thứ nhất, đăng ký khai sinh; kết hôn; khai tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận
cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch, bổ sung điều chỉnh hộ tịch cho công dân Việt
Nam ở nước ngoài;
Thứ hai, căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ghi vào
sổ đăng ký hộ tịch các việc về ly hôn; xác định cha, mẹ, con; thay đổi quốc tịch; hủy
hôn nhân trái pháp luật.
Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch của cơ quan Đại diện Ngoại giao,
Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài là viên chức ngoại giao, lãnh sự được giao đảm
nhiệm công tác hộ tịch.
2.1.2.6 Công chức Tư pháp – hộ tịch
Cán bộ tư pháp có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý
nhà nước trên tất cả các mặt hoạt động tư pháp như: tuyên truyền, phổ biến pháp luật,
giáo dục, hòa giải, chứng thực phối hợp tổ chức thi hành án dân sự. Trong công tác hộ
tịch ở Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức Tư pháp - hộ tịch có các nhiệm vụ quyền
hạn sau:
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
31
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Một là, thụ lý hồ sơ, xác minh, kiểm tra và đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã xem xét, quyết định việc đăng ký hộ tịch theo quy định của Nghị định này27 và
những quy định khác của pháp luật về hộ tịch;
Hai là, thường xuyên kiểm tra và đăng ký kịp thời các sự kiện hộ tịch phát sinh
trong địa phương mình;
Ba là, phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc báo cáo thống kê chính xác
các số liệu hộ tịch theo định kỳ 06 tháng và hàng năm;
Bốn là, sử dụng các biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp;
Năm là, lưu trữ sổ sách, hồ sơ hộ tịch.28
2.2 Phương thức quản lý hộ tịch
2.2.1 Thủ tục đăng ký hộ tịch
Là một loại thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước đối với hoạt
động tư pháp, bởi vậy có thể hiểu thủ tục đăng ký hộ tịch là cách thức, trình tự luật
định mà các cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch và cá nhân, tổ chức có yêu cầu
đăng ký hộ tịch phải tuân thủ khi thực hiện việc đăng ký một sự kiện hộ tịch. Thủ tục
đăng ký hộ tịch được quy định chặt chẽ bởi các quy phạm pháp luật thủ tục hành
chính. Trong hệ thống pháp luật hiện hành nước ta, Nghị định 158/2005/NĐ-CP là văn
bản chủ đạo, quy định tập trung các thủ tục đăng ký hộ tịch đối với các sự kiện hộ tịch
của công dân Việt nam và thủ tục đăng ký một số việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài;
* Các quy phạm pháp luật về thủ tục đăng ký hộ tịch có thể được phân loại
thành các nhóm sau:
1. Nhóm quy phạm về thẩm quyền và xác định thẩm quyền của cơ quan nhà
nước đối với việc đăng ký một sự kiện hộ tịch;
2. Nhóm quy phạm về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào thủ tục đăng
ký hộ tịch;
3. Nhóm quy phạm về điều kiện để việc đăng ký hộ tịch có thể thực hiện được;
4. Nhóm quy phạm về thời hạn, trình tự tiến hành việc đăng ký đối với từng loại
việc hộ tịch cụ thể;
5. Nhóm quy phạm về trình tự khiếu nại và giải quyết khiếu nại của công dân
liên quan đến việc đăng ký hộ tịch;
* Thủ tục đăng ký hộ tịch có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:
1. Theo tiêu chí sự kiện hộ tịch: thủ tục đăng ký khai sinh, thủ tục đăng ký kết
hôn, thủ tục đăng ký nuôi con nuôi.
27
28
Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Điều 82, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
32
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
2. Theo tiêu chí chủ thể có thẩm quyền đăng ký hộ tịch: thủ tục do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh tiến hành, thủ tục do Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành, thủ tục do cơ
quan Đại diện Ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành;
3. Theo tiêu chí đối tượng đăng ký hộ tịch: thủ tục đăng ký hộ tịch áp dụng đối
với công dân Việt nam, người nước ngoài, đồng bào dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, thủ tục đăng ký hộ tịch còn được phân loại theo nhiều tiêu chí đặc
thù, đó là tiêu chí thời điểm và tính chất của việc đăng ký hộ tịch. Theo các tiêu chí
này, thủ tục đăng ký hộ tịch được phân loại thành thủ tục đăng ký đúng hạn và thủ tục
đăng ký quá hạn, thủ tục đăng ký lần đầu và thủ tục đăng ký lại:
Thủ tục đăng ký đúng hạn: là thủ tục được áp dụng đối với những sự kiện hộ
tịch được đăng ký trong thời hạn mà pháp luật quy định.
Thủ tục đăng ký lại: được áp dụng để đăng ký các sự kiện hộ tịch trước đó đã
được đăng ký (đăng ký lần đầu) nhưng bản chính và sổ gốc đều bị mất hoặc hư hỏng
không thể sử dụng được. Thủ tục đăng ký lại được áp dụng đối với bốn loại việc: đăng
ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn, đăng ký nhận nuôi con nuôi. Do tính
chất rộng lớn của đối tượng quản lý hộ tịch nên phạm vi tác động xã hội và môi trường
áp dụng pháp luật của các quy phạm thủ tục đăng ký hộ tịch vô cùng rộng lớn. Chính
bởi vậy, việc thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch có vị trí
quan trọng và cần được coi là một lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong lộ trình cải cách
hành chính quốc gia.
Trong bối cảnh thực hiện cải cách hành chính hiện nay, việc xây dựng các quy
phạm về thủ tục đăng ký hộ tịch luôn đòi hỏi phải thỏa mãn cùng lúc hai yêu cầu, đó là
yêu cầu bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và yêu cầu phục vụ người dân thuận tiện.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo tính chính xác của việc đăng ký hộ
tịch, thủ tục đăng ký hộ tịch đòi hỏi phải chặt chẽ, tạo khả năng phát hiện và ngăn
ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch.
Trong khi đó, yêu cầu về tính phục vụ người dân lại đòi hỏi thủ tục đăng ký hộ
tịch phải thay đổi theo hướng giản tiện, tạo thuận lợi tối đa để đáp ứng yêu cầu đăng
ký hộ tịch của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời. Với điều kiện việc quản lý
hộ tịch còn mang tính chất thủ công, trình độ nhận thức pháp luật của một bộ phận lớn
dân cư còn hạn chế thì việc đáp ứng cùng lúc hai yêu cầu này là bài toán phức tạp đối
với việc cải cách hành chính trong lĩnh vực đăng ký hộ tịch.
2.2.2 Sổ bộ hộ tịch và chế độ quản lý “sổ kép”
Sổ bộ hộ tịch là công cụ quản lý đặc thù trong phương thức quản lý hộ tịch ở
nước ta từ khi chế độ quản lý hộ tịch hình thành cho đến nay. Trong thời kỳ trước năm
1975, sổ bộ hộ tịch còn có những tên gọi khác nhau như “sổ bộ đời” (cách gọi ở miền
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
33
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Nam) hoặc “nhân thể bộ” (cách gọi trong Hoàng Việt Trung hộ luật). Việc quản lý sử
dụng sổ hộ tịch có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả của công tác hộ tịch. Do vậy,
để đánh giá hiệu quả quản lý hộ tịch trên địa bàn một đơn vị cấp xã, cấp huyện hoặc
rộng hơn là cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ cần nhìn vào hệ thống sổ bộ
hộ tịch của địa bàn đó. Vai trò quan trọng ấy có được vì sổ hộ tịch là sổ gốc chứa đựng
những thông tin cơ bản về nhân thân của người dân trong mỗi đơn vị đăng ký hộ tịch.
Giá trị của sổ hộ tịch thể hiện ở những phương diện cơ bản sau:
Một là, sổ hộ tịch là căn cứ để thực hiện thống kê hộ tịch và các hoạt động
thống kê nhà nước liên quan đến dân cư theo các tiêu chí khác nhau.
Ví dụ: Thống kê những người đến tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; thống kê độ
tuổi kết hôn lần đầu và lần thứ hai trở lên của nam và nữ; thống kê số cặp vợ chồng vi
phạm chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình; thống kê nguyên nhân tử vong.
Hai là, sổ hộ tịch là căn cứ để xác định nguồn gốc và các đặc điểm nhân thân
của một cá nhân.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân xã có thể căn cứ vào sổ kết hôn để xác nhận tình trạng
hôn nhân của một công dân trong xã.
Ba là, sổ hộ tịch là căn cứ để xác lập lý lịch tư pháp của mỗi công dân.
Bốn là, trong mối quan hệ với chứng thư hộ tịch, sổ hộ tịch là căn cứ để cơ
quan quản lý hộ tịch cấp bản sao chứng thư hộ tịch theo phương thức “sao từ sổ gốc”.
Bản sao này có giá trị như bản sao từ bản chính chứng thư hộ tịch theo phương thức
“sao y bản chính”.
Sổ kép: Mỗi việc hộ tịch cùng lúc được đăng ký vào hai bộ sổ như nhau. Cả hai
bộ sổ này đều có giá trị là sổ gốc. Khi sử dụng hết sổ hộ tịch, thì thực hiện việc khóa
sổ. Sổ kép theo quy định hiện hành thì chỉ được lập ở Uỷ ban nhân dân cấp xã, và Sổ
cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì không phải lập sổ kép.
Đối với những sổ hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã thì sau khi xác nhận và
đóng dấu, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển quyển thứ hai cho Ủy ban
nhân dân cấp huyện để thực hiện việc lưu trữ. Ủy ban nhân dân câp xã, Ủy ban nhân
dân cấp huyện và Sở Tư pháp có trách nhiệm lưu trữ, bảo quản sổ hộ tịch; phải thực
hiện các biện pháp an toàn: phòng chống bão lụt, ẩm ướt, cháy, mối mọt.
2.2.3 Giấy tờ hộ tịch
Giấy tờ hộ tịch là loại giấy tờ pháp lý do cơ quan đăng ký hộ tịch cấp cho mỗi
cá nhân sau khi đã đăng ký một sự kiện hộ tịch. Khái niệm “Giấy tờ hộ tịch” tương
ứng với khái niệm “chứng thư hộ tịch” được sử dụng trong các văn bản pháp luật về
hộ tịch của chế độ cũ. Từ khi Nhà nước ta ban hành văn bản pháp luật đầu tiên về hộ
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
34
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
tịch, khái niệm “chứng thư hộ tịch” đã không sử dụng nữa thay vào đó là “Giấy chứng
nhận hộ tịch”29 và hiện nay là “Giấy tờ hộ tịch”.30
Về mặt khoa học, khái niệm “chứng thư hộ tịch” có giá trị biểu đạt hàm súc
hơn, phản ánh chính xác bản chất và giá trị pháp lý của loại giấy tờ do cơ quan quản lý
hộ tịch cấp cho người dân khi thực hiện việc đăng ký một sự kiện hộ tịch. Đối với mỗi
cá nhân, giấy tờ hộ tịch có vai trò rất quan trọng bởi các thông tin thể hiện trên từng
loại giấy tờ hộ tịch có giá trị pháp lý giúp mỗi cá nhân chứng minh một cách chính xác
các đặc điểm nhân thân của mình khi tham gia vào các quan hệ xã hội nhất định. Với
Nghị định 158/2005/NĐ-CP lần đầu tiên giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch đã được
quy định thành một điều riêng biệt, cụ thể tại Điều 5 quy định như sau:
Thứ nhất, Giấy tờ hộ tịch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân
theo quy định của pháp luật về hộ tịch là căn cứ pháp lý xác nhận sự kiện hộ tịch của
cá nhân đó.
Thứ hai, Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy
tờ của cá nhân có nội dung ghi về họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính,
dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy Khai sinh
của người đó.
Thứ ba, Giấy tờ hộ tịch do cơ quan đại điện Ngoại giao, cơ quan Lãnh sự của
Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam) cấp
có giá trị như giấy tờ hộ tịch được cấp ở trong nước.
Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, hiện nay hệ thống giấy tờ
hộ tịch được sử dụng trong hoạt động đăng ký hộ tịch ở nước ta không chỉ bao gồm ba
loại giấy khai sinh, chứng nhận kết hôn, khai tử mà đã được sung thêm nhiều loại giấy
tờ hộ tịch mới. Các loại bản chính và bản sao giấy tờ hộ tịch được sử dụng theo mẫu
thống nhất do Bộ Tư pháp tổ chức in ấn và phát hành.
Trong số tất cả các loại giấy tờ hộ tịch thì giấy khai sinh có vị trí đặc biệt quan
trọng. Đối với mỗi cá nhân, giấy khai sinh được coi là loại giấy tờ pháp lý quan trọng
nhất mà mỗi cá nhân cần có từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời cho đến khi
chết. Sự tồn tại của một đứa trẻ được đánh dấu bằng việc cơ quan đăng ký hộ tịch có
thẩm quyền xác lập cho đứa trẻ một giấy khai sinh; kể từ thời điểm đó đứa trẻ - con
người tự nhiên - chính thức trở thành một chủ thể pháp luật độc lập, được xác định với
các yếu tố nhân thân riêng biệt, đặc trưng của mình thể hiện trên giấy khai sinh. Giấy
khai sinh không chỉ là giấy thông hành vào đời của một đứa trẻ mà trong suốt quá trình
tồn tại về sau, giấy khai sinh luôn được cá nhân sử dụng để chứng minh nhân thân của
29
30
Điều lệ đăng ký hộ tịch năm 1956 và 1961.
Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
35
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật như xin đi học, xin việc làm, đăng ký kết
hôn, bản chất của việc ghi nhận các thông tin về cá nhân trên giấy khai sinh chính là sự
xác nhận về đặc điểm của một cá nhân này với một cá nhân khác.
Căn cứ vào nội dung thông tin có thể chia các dữ liệu thông tin thể hiện trên
giấy khai sinh thành ba nhóm chủ yếu sau:
1. Nhóm thông tin về họ, tên, chữ đệm, giới tính, dân tộc, quốc tịch, nơi đăng
ký thường trú (tạm trú) của cá nhân;
2. Nhóm thông tin về sự ra đời của cá nhân đó, bao gồm: ngày, tháng, năm sinh,
nơi sinh;
3. Nhóm thông tin về quan hệ gia đình của trẻ, gồm có: họ và tên cha, mẹ; ngày,
tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán, nơi cư trú của mỗi người vào thời điểm
khai sinh cho con. Nhóm thông tin này có quan hệ mật thiết với nhóm thông tin thứ
nhất vì các thông tin về dân tộc, quốc tịch, quê quán của cha, mẹ trẻ chính là cơ sở để
xác định các yếu tố về nhân thân của trẻ.
Qua đây có thể thấy, giấy khai sinh không chỉ là cái gốc để xác lập nên các loại
giấy tờ đó mà trong trường hợp các thông tin về cá nhân thể hiện trên giấy khai sinh và
các giấy tờ cá nhân khác có sự khác biệt, không thống nhất thì giấy khai sinh được coi
là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các giấy tờ cá nhân khác cho phù hợp với các nội dung
trong giấy khai sinh. Chính vì vậy, giấy khai sinh là loại giấy tờ rất quan trọng đối với
mỗi cá nhân.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
36
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH
Ở HUYỆN HÒA BÌNH THUỘC TỈNH BẠC LIÊU
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
3.1 Thực tiễn quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
3.1.1 Tổng quan về huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu
Hòa Bình là huyện mới được chia tách từ huyện Vĩnh Lợi (cũ) theo Nghị
định số 96/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2005 của Chính Phủ. Hòa Bình nằm ở
trung tâm của tỉnh Bạc Liêu, giáp với tất cả các huyện và thành phố thuộc tỉnh Bạc
Liêu (trừ huyện Hồng Dân), có diện tích tự nhiên là 412,19 km2, có tuyến quốc lộ 1A
chạy qua dài 12 km, phía Đông giáp thành phố Bạc Liêu và huyện Vĩnh Lợi, phía tây
giáp huyện Đông Hải và Giá Rai, phía Bắc giáp huyện Phước Long và phía Nam giáp
biển Đông.
Huyện có 8 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 7 xã và 01 thị trấn. Dân số
của huyện là 102.063 người chiếm khoảng 11,7% dân số toàn tỉnh (theo thống kê năm
2009). Gồm 03 dân tộc chính là Kinh, Khmer, Hoa sống đan xen với nhau, trong đó
Kinh 93.774 người, chiếm 87,08%; Khmer 13.277 người, chiếm 12,33%; Hoa 581
người, chiếm 0,54% và một số dân tộc thiểu số khác. Với mật độ dân số là 259
người/km2, trong đó dân số khu vực nông thôn 86.711 người, chiếm 80,5% dân số toàn
huyện.
Hòa Bình là huyện vùng nông thôn, kinh tế chủ yếu của huyện là sản xuất nông
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, huyện được phân thành 02 vùng sản xuất (vùng ngọt ổn
định và vùng chuyển đổi). Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp năm 2010 đạt 1.432
tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm
2010 là 7,74%. Tổng số hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015) là 5.019 hộ,
chiếm tỷ lệ 20,95%. Trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo của hệ thống chính trị cơ bản
đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn đổi mới
hiện nay.31
3.1.2 Thực trạng quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện Hòa Bình
thuộc tỉnh Bạc Liêu
Ban hành các văn bản quản lý nhà nước đối với hộ tịch
Về việc đăng ký và quản lý trên địa bàn huyện được thực hiện đúng các quy
định của pháp luật. Ủy ban nhân dân huyện hàng năm đều ban hành kế hoạch trọng
31
Giới thiệu chung về huyện Hòa Bình, http://hoabinh.baclieu.gov.vn/pages/gioi-thieu-chung.aspx.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
37
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
tâm công tác tư pháp nhằm củng cố và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ngành Tư
pháp từ huyện đến cơ sở trong công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Xây
dựng đội ngũ công chức Tư pháp trong sạch vững mạnh theo hướng nâng cao đạo đức
công vụ, chuyên nghiệp, hiện đại; tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác
tư pháp để phục vụ một cách hiệu quả những nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội của
huyện; nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành các cấp về công tác tư pháp; đảm
bào triển khai thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả công tác tư pháp trên địa bàn
huyện trong đó có công tác đăng ký và quản lý hộ tịch.
Thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch theo đúng thẩm quyền quy định tại Nghị
định 158/2005/NĐ-CP, trong đó công tác đăng ký khai sinh, khai tử đạt 95% trở lên
đăng ký đúng hạn. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp tục cải tiến phong cách, lề lối
làm việc của công chức Tư pháp hộ tịch, công chức của Phòng Tư pháp. Giao cho
Phòng Tư pháp tăng cường kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn giải
quyết các việc về đăng ký và quản lý hộ tịch, kịp thời giải quyết vướng mắc trong tổ
chức thực hiện, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác hộ tịch các xã, thị trấn. Xây dựng
kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn về hộ tịch, quản lý, sử dụng cấp phát các loại
sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch do Bộ Tư pháp phát hành đúng quy định.
Phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện
Trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các xã luôn quan tâm đến công tác
Tư pháp – hộ tịch, đến nay trên địa bàn huyện có tổng số 21 công chức Tư pháp – hộ
tịch được giao nhiệm vụ tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng được yêu
cầu về năng lực chuyên môn. Trong đó có 20/21 công chức Tư pháp hộ - tịch có trình
độ cao đẳng, đại học. Số công chức này được phân bổ đều đặn ở mỗi xã, thị trấn là 02
công chức. Riêng Phòng Tư pháp là 05 công chức. Bên cạnh công chức Tư pháp – hộ
tịch, mỗi xã còn có từ 6 – 19 tuyên truyền viên phục vụ cho công tác tuyên truyền phổ
biến giáo dục pháp luật. Đội ngũ tuyên truyền viên thường xuyên được củng cố kiện
toàn về chất lượng chuyên môn. Công tác Tư pháp – hộ tịch đã góp phần vào sự
chuyển biến tích cực trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và giữ vững an ninh trật
tự trên địa bàn xã.
Trong công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp
xã đã quan tâm chỉ đạo công chức Tư pháp xã tham mưu xây dựng kế hoạch tuyên
truyền pháp luật sát với tình hình thực tế của địa phương, quan tâm đầu tư kinh phí cho
công tác tuyên truyền pháp luật theo quy định, trung bình mỗi đợt tuyên truyền pháp
luật phải chi từ 1-2 triệu đồng, việc triển khai tuyên truyền pháp luật tới nhân dân trên
hệ thống đài truyền thanh xã, qua các hội nghị tập huấn. Ngoài ra, ở các ấp, cụm dân
cư trong xã được chủ động lồng ghép đa dạng với các hình thức như: sinh hoạt câu lạc
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
38
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
bộ pháp luật, sinh hoạt các đoàn thể nhân dân, sinh hoạt chi bộ, chi hội, hội cựu chiến
binh. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các xã đã thực hiện niêm yết công khai các thủ
tục hành chính về hộ tịch tại bộ phận một của, bố trí công chức Tư pháp hộ tịch làm tốt
công tác đăng ký hộ tịch, ngoài ra trực tiếp làm công tác chứng thực đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ, có đầy đủ các mẫu dấu chứng thực, sổ chứng thực theo quy định.
Trong năm 2012, trên địa bàn huyện có tổng số 165 cuộc tuyên truyền miệng
được thực hiện trên địa bàn huyện với số lượt người được tuyên truyền là 12.590 lượt
người, có tổng số 204 chương trình tuyên truyền pháp luật được thực hiện qua các
phương tiện truyền thanh, trong đó chương trình tuyên truyền pháp luật được thực hiện
trên hệ thống truyền thanh cấp xã là 168 chương trình và chương trình được thực hiện
trên đài truyền thanh huyện là 36 chương trình. Trong năm toàn huyện đã tổ chức được
04 cuộc thi tìm hiểu pháp luật thu hút được 290 lượt người tham gia. Huyện đã thành
lập được 13 câu lạc bộ pháp luật với số thành viên là 148 người. Tủ sách pháp luật của
các Ủy ban nhân dân xã được quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả, số lượng tủ
sách trong toàn huyện là 20 tủ sách thu hút được trên 1526 lượt người đọc và mượn
sách, trong đó tủ sách pháp luật ở cấp xã chiếm 19/20 tủ sách với số lượt người đọc,
mượn sách là 1401 lượt người. Số lượng tài liệu tuyên truyền pháp luật được phát hành
miễn phí trong năm là 8672 bản, trong đó có 373 bản là sách, 7770 bản là tờ rơi, tờ
gấp, còn lại băng – đĩa hình – đĩa tiếng và các tài liệu khác là 174 bản.32
Đối với công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, Ủy ban nhân dân các xã trong địa
bàn huyện đã thường xuyên triển khai tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân
các quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về
Đăng ký và quản lý hộ tịch để nhân dân trong xã biết và thực hiện nghiêm túc các quy
định của nhà nước trong việc đăng ký hộ tịch.
Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trong của công tác tư pháp hộ tịch
trong việc phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, trong thời gian qua cấp ủy, chính
quyền huyện Hòa bình nói chung và cấp ủy, chính quyền các xã nói riêng, đã và đang
tăng cường quan tâm củng cố công tác Tư pháp – hộ tịch bằng việc tạo điều kiện cho
công chức Tư pháp – hộ tịch được theo học các lớp đào tào phù hợp với chuyên môn
để nâng cao trình độ, chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm đáp
ứng kịp thời yêu cầu phát triển của xã hội. Đội ngũ hòa giải viên cũng được tăng
cường, củng cố.
32
Theo số liệu thống kê về kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn huyện Hòa Bình năm 2012 của
Phòng Tư pháp ngày 05 tháng 10 năm 2012.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
39
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Hoạt động đăng ký hộ tịch trên địa bàn huyện Hòa Bình
Kết quả thống kê cho thấy, việc tổ chức thực hiện đăng ký hộ tịch trên địa bàn
huyện Hòa Bình trong hai năm 2011 và năm 2012 như sau:
* Năm 2011:
- Đăng ký khai sinh: 2823 trường hợp (nam: 1440; nữ:1383). Trong đó, đăng ký
đúng hạn là 1652, quá hạn là 1171. Nếu chia theo tình trạng khai sinh cho trẻ thì
con trong giá thú là 2648 trường hợp, còn lại 175 trường hợp là con ngoài giá thú.
- Đăng ký lại: việc sinh: 1751 trường hợp; việc tử: 82 trường hợp ; kết hôn: 193
trường hợp.
- Đăng ký khai tử: 476. Trong đó đăng ký đúng hạn là 201, quá hạn là 275.
- Đăng ký kết hôn: 1192 đôi.
- Đăng ký nhận nuôi con nuôi: 01 trường hợp.
- Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: 214 trường hợp. Trong đó
thay đổi họ tên: 19 trường hợp, cải chính hộ tịch 155 trường hợp, xác định lại dân tộc:
21 trường hợp, điều chỉnh bổ sung hộ tịch: 19 trường hợp.
- Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác: 31 trường hợp.
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh: 82 trường hợp.
- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với
người nước ngoài: 257 trường hợp.
- Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: 32 trường hợp.
* Năm 2012:
- Đăng ký khai sinh: 2958 (Nam: 1453; nữ: 1505). Trong đó đăng ký đúng hạn
là 1577 trường hợp, quá hạn là 1381 trường hợp. Nếu chia theo tình trạng khai sinh
cho trẻ thì con trong giá thú là 2710 trường hợp, còn lại 248 trường hợp là con ngoài
giá thú.
- Đăng ký lại: việc sinh: 1903 trường hợp; việc tử: 62 trường hợp; kết hôn: 166
trường hợp.
- Đăng ký khai tử: 587. Trong đó, đăng ký đúng hạn là 243 trường hợp, quá hạn
là 344 trường hợp.
- Đăng ký kết hôn: 1334 đôi.
- Nuôi con nuôi: 01 trường hợp.
- Thay đổi, cải chính, điều chỉnh, bổ sung hộ tịch: 154 trong đó thay đổi họ tên:
18 trường hợp, cải chính hộ tịch 89 trường hợp, xác định lại dân tộc: 16 trường hợp
điều chỉnh bổ sung hộ tịch: 31 trường hợp.
- Ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác: 18 trường hợp.
- Cấp lại bản chính giấy khai sinh: 70.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
40
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
- Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân Việt Nam để kết hôn với
người nước ngoài: 308 trường hợp.
- Đăng ký việc nhận cha, mẹ, con: 41 trường hợp.33
Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động đăng ký hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn
huyện
Đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch trên địa bàn xã, có 06 đồng chí cử nhân
luật, 03 đồng chí có bằng trung cấp Luật, còn lại là 07 đồng chí có bằng đại học và
trung cấp khác. Đến nay tất cả các xã và thị trấn trên địa bàn huyện đều được bố trí 02
công chức Tư pháp – hộ tịch.34 Nhìn chung đội ngũ công chức Tư pháp – hộ tịch cơ
bản ổn định, được đào tạo về chuyên môn, yêu nghề có tinh thần trách nhiệm trong
công việc, luôn tu dưỡng và rèn luyện để nâng cao trình độ.
Giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện quản lý hộ tịch của cấp xã
trên địa bàn huyện
Đây là một nội dung quan trọng đã được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ
sở quan tâm chỉ đạo sâu sát, bằng văn bản cụ thể để triển khai tổ chức thực hiện việc
thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các xã, thị trấn nhằm phát hiện những thiếu sót
trong quá trình quản lý nhà nước về hộ tịch ở cơ sở, từ đó để nâng cao vai trò trách
nhiệm của tập thể, cá nhân người đứng đầu ở chính quyền các xã, thị trấn nói chung,
của công chức Tư pháp - hộ tịch nói riêng. Do vậy những năm qua công tác đăng ký
và quản lý hộ tịch của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hòa Bình đều được đảm bảo
đúng theo quy định của pháp luật không có đơn thư khiếu nại về lĩnh vực tư pháp hộ
tịch.
3.1.3 Đánh giá việc thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch trên địa bàn cấp xã
Những ưu điểm
Thứ nhất, ưu điểm nổi lên trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch cấp xã là
hầu hết Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn đã quan tâm lãnh đạo công tác đăng ký, quản
lý hộ tịch. Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc được bố trí đảm bảo hơn cho hoạt
động.
Thứ hai, Công chức Tư pháp - hộ tịch thường xuyên được cử đi bồi dưỡng, tập
huấn do tư pháp cấp trên tổ chức.
Thứ ba, Tư pháp – hộ tịch cấp xã đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp
tiếp nhận và giải quyết hầu hết các loại việc đăng ký hộ tịch đúng thẩm quyền, giải
quyết kịp thời các yêu cầu của công dân.
33
Theo số liệu đăng ký khai sinh, khai tử cấp xã và Bảng tổng hợp số liệu đăng ký hộ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy
ban nhân dân cấp xã của Phòng Tư pháp huyện Hòa Bình trong năm 2011 ngày 03 tháng 10 năm 2011 và năm 2012 ngày 05
tháng 10 năm 2012.
34
Theo số liệu của Phòng Tư pháp huyện Hòa Bình.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
41
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Thứ tư, tư liệu thống kê về hộ tịch của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được
thực hiện đảm bảo chính xác về nội dung và đúng thời gian theo quy định.
Thứ năm, công tác lưu trữ được thực hiện tương đối tốt. Các loại sổ, biểu mẫu
dùng để đăng ký hộ tịch được sử dụng đúng mẫu Bộ Tư pháp ban hành, các xã, thị trấn
sử dụng sổ kép, thực hiện khoá sổ (ghi rõ vào trang cuối sổ tổng số trang, tổng số sự
kiện hộ tịch đã đăng ký), đóng giáp lai từ trang đầu đến trang cuối sổ theo đúng quy
định và chuyển lưu 01 quyển đến Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện lưu trữ theo quy
định; chữ viết trong sổ hộ tịch rõ ràng, dễ đọc; sổ lưu và hồ sơ lưu về đăng ký khai
sinh, khai tử, kết hôn, đăng ký lại việc sinh, thay đổi, cải chính hộ tịch được lưu trữ
đầy đủ, sắp xếp ngăn nắp thuận lợi cho công tác tra cứu, sao lục khi cần, các tủ đựng
lưu trữ sổ sách hộ tịch được Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trang bị riêng đảm bảo
cho công tác lưu trữ
Những hạn chế và nguyên nhân
* Những hạn chế
Thực tế ở cấp xã trên địa bàn huyện Hòa Bình thời gian qua còn một số hạn chế
sau:
Thứ nhất, tình trạng đăng ký hộ tịch quá hạn vẫn còn nhiểu. Cụ thể là số lượng
đăng ký khai sinh quá hạn trong năm 2012 chiếm 46,7% và tăng cao hơn năm 2011 là
5,2%, số lượng đăng ký khai tử quá hạn trong 2 năm 2011 và 2012 trung bình chiếm
58,2%. Ngoài ra, tỷ lệ đăng ký khai tử còn thấp.35 Thực tế cho thấy, những ai chết có
chế độ tử tuất, xin đất mộ thì mới đến Ủy ban nhân dân cấp xã khai tử, việc này đã ảnh
hưởng đến thi hành pháp luật về hộ tịch và quản lý của chính quyền địa phương.
Riêng về vấn đề đăng ký kết hôn, theo quy định thì việc nam, nữ kết hôn phải
gửi đơn cũng như các giấy tờ cần thiết liên quan khác đến Uỷ ban nhân dân xã có thẩm
quyền trong một thời gian nhất định để cấp có thẩm quyền thẩm định, xem xét những
điều kiện cần và đủ của đôi bên để quyết định cho kết hôn hoặc không cho kết hôn.36
Nhưng trong thực tế khi nam nữ đến trụ sở Uỷ ban nhân dân xã nơi họ cư trú để đăng
ký kết hôn họ mới đồng thời nộp đơn xin kết hôn.
Từ những việc trên đã thể hiện sự lỏng lẻo trong công tác quản lý và trách
nhiệm của các cá nhân có thẩm quyền ở tuyến cơ sở còn chủ quan, thiếu tinh thần
trách nhiệm: bỏ qua những thủ tục bắt buộc để làm qua loa, nhanh gọn, làm mất đi tính
trang trọng và ý nghĩa thiết thực của việc kết hôn.
Thứ hai, về ghi chép trong sổ sách hộ tịch, còn nhiều trường hợp ghi không đủ
nội dung, dữ kiện trong mẫu giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch có sẵn như: nơi sinh trong
35
Theo số liệu đăng ký khai sinh, khai tử cấp xã trên địa bàn huyện Hòa Bình năm 2012 của Phòng Tư pháp huyện Hòa Bình
ngày 05 tháng 10 năm 2012.
36
Khoản 2, Điều 18, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
42
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
giấy khai sinh chỉ ghi địa danh xã, còn viết tắt; trong sổ hộ tịch thì không ghi tên, chức
vụ của người ký cấp giấy tờ hộ tịch, họ tên, chữ ký của công chức Tư pháp hộ tịch và
không có chữ ký của người đi khai sinh; cột ghi chú không ghi đăng ký quá hạn, đăng
ký lại, ghi chưa chính xác về quan hệ giữa người đi khai với người được đăng ký sự
kiện hộ tịch giữa giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch không trùng khớp về nội dung đăng ký
hộ tịch. Khi xác nhận nội dung trong giấy tờ hộ tịch như giấy xác nhận tình trạng hôn
nhân, tờ khai đăng ký kết hôn không ghi rõ chức danh của người ký cấp giấy xác nhận
mà chỉ có chữ ký và đóng dấu. Một số trường hợp đăng ký lại việc sinh không có xác
nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký khai sinh trước đây về việc sổ hộ tịch
và bản chính giấy tờ hộ tịch đã bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được.
Thứ ba, về lưu trữ sổ sách hộ tịch, việc lưu trữ chưa khoa học, không lưu riêng
biệt từng trường hợp đăng ký hộ tịch, loại việc đăng ký hộ tịch; một số trường hợp chỉ
lưu bản phô tô Quyết định cho phép thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc,
xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch. Việc này cần lưu giấy tờ, hồ
sơ riêng biệt từng trường hợp đăng ký và đánh số đúng theo số đăng ký trong sổ đăng
ký hộ tịch để tiện lợi cho việc quản lý.
Thứ tư, thực hiện thủ tục đăng ký hộ tịch, đăng ký sự kiện hộ tịch chỉ dựa vào
lời khai của người đi khai mà không yêu cầu cung cấp đủ giấy tờ theo qui định để
chứng minh sự kiện hộ tịch là có thật. Có những trường hợp phức tạp, do quen biết, nể
nang, sợ dân phản ánh nên không đi thực tế xác minh làm rõ mà vẫn ký cấp, suy cho
cùng đã làm hợp thức hóa cái sai của họ thành cái đúng; khi giải quyết hồ sơ thay đổi,
cải chính hộ tịch công chức Tư pháp chưa kiểm tra, xem xét kỹ các hồ sơ xin thay đổi,
cải chính hộ tịch đã trình Chủ tịch ký Quyết định cho phép thay đổi, nhất là những
trường hợp cải chính năm sinh dẫn đến công dân lợi dụng việc cải chính để hợp thức
hóa giấy tờ cá nhân vì mục đích khác. Chưa quan tâm đến việc tổng hợp tình hình và
thống kê chính xác số liệu hộ tịch để Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Ủy ban nhân
dân cấp huyện theo định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 1 năm, nên khi đến hạn báo cáo vẫn
phải đôn đốc nhắc nhở làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của huyện.
* Những nguyên nhân của hạn chế
Qua các thực tế hoạt động quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã, huyện Hòa
Bình cho thấy, những hạn chế nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân sau:
Một là, nguyên nhân từ hệ thống pháp luật về hộ tịch: không đồng bộ về cấp độ
giữa văn bản pháp luật về hộ tịch với văn bản pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực
hộ tịch.
Hiện tại, trong hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực nhân
thân con người thì văn bản điều chỉnh trực tiếp chỉ ban hành dừng ở cấp độ Nghị định
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
43
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
còn một số lĩnh vực khác liên quan đến quản lý con người (có liên quan mật thiết tới
lĩnh vực hộ tịch) hầu hết ban hành ở cấp độ luật như: Luật Nuôi con nuôi, Luật Quốc
tịch, Luật Lý lịch tư pháp, Luật Cư trú. Chính từ sự không cân bằng về cấp độ văn bản
(giữa một bên là các quy định của Luật, với một bên là các quy định của Nghị định) đã
dẫn đến việc làm giảm hiệu lực thi hành của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hộ
tịch. Thậm chí, có văn bản ở cấp độ ngành có liên quan đến lĩnh vực hộ tịch mà có quy
định khác với các văn bản pháp luật về hộ tịch, thì các quy định của pháp luật về hộ
tịch trong trường hợp này cũng không thực hiện, mà chỉ được thực hiện theo quy định
riêng của ngành đó.
Ví dụ: Về xác nhận tình trạng hôn nhân Anh Nguyễn Văn A là sĩ quan công tác
tại Công an Thành phố H muốn đăng ký kết hôn. Theo Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi,
bổ sung năm 2013, Anh A đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường P. Anh xin giấy xác
nhận tình trạng hôn nhân nhưng Uỷ ban nhân dân phường P không cấp giấy xác nhận
tình trạng hôn nhân vì cho rằng theo Điều 18 nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định
Thủ tục đăng ký kết hôn: “Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ
trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân.” Trong khi
Luật cư trú tại khoản 2 Điều 16 quy định: “Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, quân
nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ
quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân, viên chức Công
an nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú
theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Luật này.” Tại khoản 1 Điều 66 Nghị định
158/2005/NĐ-CP quy định thẩm quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân “Ủy
ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân
thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó.”
Như vậy, theo Luật cư trú thì anh A có quyền yêu cầu Uỷ ban nhân dân phường
P cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, còn theo nghị định 158/2005/NĐ-CP thì đơn
vị nơi anh A công tác sẽ xác nhận tình trạng hôn nhân của anh A.
Mặt khác, do các văn bản pháp luật về hộ tịch mới dừng lại ở cấp độ Nghị định,
nên mọi vấn đề liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung pháp luật về hộ tịch hoàn toàn phải
phụ thuộc và tuân theo các quy định ở các văn bản ở cấp độ luật chuyên ngành khác.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý và đăng ký hộ tịch, ngoài việc phải phụ
thuộc quá nhiều vào các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, thì bản thân lĩnh vực
hộ tịch cũng tương đối nhiều văn bản điều chỉnh lĩnh vực hộ tịch. Tính phức tạp này
xuất phát từ đặc thù của lĩnh vực hộ tịch, cùng một loại việc hộ tịch nhưng chủ thể
đăng ký khác nhau lại do các văn bản khác nhau điều chỉnh.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
44
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Ví dụ: Kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với nhau được thực
hiện theo quy định tại của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về đăng ký
và quản lý hộ tịch, nhưng nếu kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài
thì việc kết hôn này được thực hiện theo quy định của Nghị định số 24/2013/NĐ-CP
ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn
nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài.
Nhiều trường hợp cải chính họ tên, chữ đệm và các nội dung khác trong Giấy
khai sinh là để hợp pháp hóa hồ sơ hiện tại do công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
trước đây còn lỏng lẻo, người dân chưa hiểu biết quy định pháp luật về hộ tịch nên nếu
không thụ lý giải quyết thì công dân khó khăn trong việc phải thay đổi tất cả các loại
giấy tờ tuỳ thân. Nếu cho phép cải chính thì không đảm bảo nguyên tắc của Nghị định
158/2005/ NĐ-CP: “Mọi giấy tờ đều phải phù hợp giấy khai sinh”. Sổ đăng ký hộ tịch
hiện đang lưu trữ ghi chép không đầy đủ, rõ ràng, thiếu nhiều nội dung như: mục phần
khai về cha mẹ trong sổ đăng ký khai sinh có đơn vị chỉ ghi về cha hoặc mẹ; cấp giấy
khai sinh không ghi số, quyển số hoặc cấp bản chính nhưng không vào sổ hộ tịch. Sổ
gốc và bản chính giấy khai sinh không trùng nhau.
Việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho công dân có nhiều nơi tạm trú
khác nhau còn gặp nhiều khó khăn do không đủ điều kiện, thời gian để xác minh. Nghị
định 158/2005/NĐ-CP chưa quy định cụ thể như: Được cấp lại mấy lần bản chính
Giấy khai sinh, nội dung xác nhận thay đổi, cải chính hộ tịch.
Về trách nhiệm phối hợp trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến hộ
tịch thì chỉ mới quy định Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư
pháp37 mà bỏ sót Bộ Giáo dục - Đào tạo trong khi trên thực tế việc điều chỉnh văn
bằng, chứng chỉ cho phù hợp với giấy tờ hộ tịch là rất lớn. Do quy chế quản lý văn
bằng chỉ cấp một lần nên khi có sai sót hoặc cần đính chính thì chưa được thụ lý giải
quyết do chưa có văn bản hướng dẫn của ngành. Khó khăn cho công dân trong trường
hợp có sai lệch giữa văn bằng, chứng chỉ với giấy tờ hộ tịch.
Việc đăng ký lại việc sinh theo quy định chỉ giải quyết trong trường hợp sổ hộ
tịch và bản chính giấy tờ bị mất hoặc hư hỏng không sử dụng được. Về thủ tục: trong
trường hợp xuất trình được bản sao khai sinh hợp lệ thì không cần phải có xác nhận
của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký khai sinh trước đây.Như vậy, nếu công dân
xin đăng ký lại tại nơi thường trú hiện tại để đảm bảo đúng nguyên tắc quy định thì
công chức Tư pháp phải trực tiếp đi xác minh hoặc gửi công văn đề nghị xác minh sẽ
không đảm bảo về thời gian và kinh phí thực hiện.38
37
38
Khoản 2, Điều 99, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
Điều 46, Nghị định 158/2005/NĐ-CP.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
45
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Về thời hạn giải quyết: Việc cấp bản sao hộ tịch quy định phải thực hiện trong ngày
nhưng trên thực tế không đáp ứng được do điều kiện công tác của lãnh đạo địa phương. Mặt
khác việc cấp bản chính giấy khai sinh từ Sổ lưu đăng ký hộ tịch còn khó khăn do nhận
chuyển giao Sổ lưu hộ tịch từ Sở Tư pháp chỉ có từ năm 1990 đến nay, vì vậy đối với nhu cầu
cấp lại bản chính Giấy khai sinh từ năm 1990 trở về trước thì phải mất nhiều thời gian xác
minh, yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin và xác nhận mới cấp được bản
chính. Việc lưu trữ không cẩn thận, bảo quản không tốt nên hiện nay nhiều sổ rách nát, nhiều
trang không sử dụng được nên nhiều trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu cấp giấy tờ hộ
tịch cho công dân. Chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy
định về đăng ký và quản lý hộ tịch theo Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23/7/2009 quy
định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp còn thấp, mặt khác nếu thực hiện xử phạt
thường thì rơi vào các đối tượng nghèo, đối tượng chính sách sẽ dẫn đến người dân không
thực hiện việc đăng ký khai sinh cho đứa trẻ. Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định
số 110/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ
trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh
nghiệp, hợp tác xã.
Hai là, những nguyên nhân từ sự yếu kém trong năng lực quản lý về đăng ký,
quản lý hộ tịch. Bên cạnh nguyên nhân về mặt pháp luật, thì còn có nguyên nhân đó là
việc thiếu hụt đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch cả về số lượng và chất lượng.
Công chức Tư pháp ngoài nhiệm vụ đăng ký hộ tịch còn phải thực hiện chứng thực
theo Nghị định 79/2007/ NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ
gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký. Trong thời gian qua, tuy lực
lượng công chức quản lý hộ tịch cấp xã đã được tăng cường về số lượng và chất lượng,
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay
do phải thực thi nhiều nhiệm vụ. Một khó khăn nữa đối với đội ngũ công chức quản lý
hộ tịch cấp xã là ngoài nhiệm vụ giúp uỷ ban nhân dân xã thực hiện chức năng quản lý
và đăng ký hộ tịch, công chức tư pháp hộ tịch còn phải thực hiện các việc khác theo
quy định của pháp luật như: chứng thực, hoà giải, trợ giúp pháp lý, phổ biến giáo dục
pháp luật và các việc khác do Uỷ ban nhân dân giao. Chính vì vậy, họ không đủ thời
gian để tập trung thực hiện làm tốt nhiệm vụ về hộ tịch được giao.
Theo quy định công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã tham mưu giúp cho Uỷ ban
nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện 12 nhiệm vụ, quyền hạn. Đến nay số đầu việc
công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã phải thực hiện hơn 12 đầu việc. Mặc dù hiện nay
mỗi xã, thị trấn đã được bố trí 02 công chức Tư pháp – hộ tích. Nhưng khi phân công
thì trong đó phải có 01 người làm nhiệm vụ tại bộ phận một cửa hoặc thực hiện nhiệm
vụ khác.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
46
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Ba là, tính không hợp lý của hệ thống tổ chức của các cơ quan đăng ký hộ tịch.
Tại mỗi xã đều có Ban Tư pháp, mỗi Ban Tư pháp có từ 05 đến 07 thành viên, Chủ
tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là trưởng Ban Tư pháp, công chức Tư pháp
- hộ tịch là phó trưởng ban, các thành viên khác gồm Chủ tịch Mặt trận tổ quốc, công
an, địa chính, phụ nữ xã. Hiện nay các Ban Tư pháp ở các xã, thị trấn trên địa bàn
huyện Hòa Bình gồm có 52 người, đội ngũ này những năm qua đã giúp Đảng uỷ,
chính quyền trong việc triển khai tổ chức thực hiện các mặt về công tác Tư pháp - hộ
tịch và các việc khác được kịp thời, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tuy nhiên, về hệ thống cơ quan đăng ký hộ tịch ở nước ta có ở 3 cấp: Tỉnh,
huyện, xã. Ở tại mỗi cấp thực hiện thẩm quyền đăng ký một số loại việc hộ tịch nhất
định. Chính việc dàn trải thẩm quyền đăng ký hộ tịch ở cả 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) đã
không tạo nên đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhất là cấp tỉnh và huyện, do vừa phải
đảm nhận cả hai nhiệm vụ là vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý hộ tịch, vừa thực hiện
nhiệm vụ đăng ký hộ tịch đã ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý, kiểm tra hướng
dẫn nghiệp vụ hộ tịch cho cấp xã vì công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã hiện nay phải
thực hiện hơn 10 đầu việc chính.
Đội ngũ công chức của phòng Tư pháp huyện Hòa Bình được chỉ tiêu theo biên
chế gồm 05 người (hiện có 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng, 02 chuyên viên và
01 hợp đồng)39 trong khi đó theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Tư pháp
được quy định thì nhiệm vụ của Phòng tư pháp gồm trên 20 đầu việc chính, ngoài ra
còn phải thực hiện các việc khác do Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
huyện giao.40
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của người
dân và còn ảnh hưởng đến chất lượng công tác này. Kinh phí phục vụ cho công tác
đăng ký quản lý hộ tịch chưa được quy định cụ thể nên lúng túng khi thực hiện. Nhận
trước và thanh toán sau để kịp thời phục vụ, khi có tiền thu lệ phí biểu mẫu thì mới
thanh toán do vậy công chức Tư pháp phải mở sổ theo dõi việc nhận và thanh toán
biểu mẫu, mất nhiều thời gian.
Việc tìm hiểu và nghiên cứu của các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực
hộ tịch gặp nhiều khó khăn: mặt bằng trình độ công chức quản lý hộ tịch trên địa bàn
huyện là không đồng đều, thường bị thay đổi về nhân sự mỗi khi bầu cử hoặc sắp xếp
cán bộ. Từ đó dẫn đến việc thực hiện không đúng với quy định của pháp luật đồng thời
39
Theo cung cấp của chuyên viên Phòng Tư pháp huyện Hòa Bình.
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban
nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư Liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ
Tư pháp- Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc uỷ ban nhân dân
tỉnh, phòng Tư pháp thuộc uỷ ban nhân dân cấp huyện và công tác Tư pháp của uỷ ban nhân dân cấp xã.
40
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
47
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
cũng dẫn đến tình trạng áp dụng pháp luật về hộ tịch không thống nhất. Cùng một loại
việc hộ tịch nhưng việc giải quyết không giống nhau.
3.2 Những giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình
thuộc tỉnh Bạc Liêu
3.2.1 Mục tiêu, yêu cầu đối với quản lý nhà nước về hộ tịch
Để có được những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong
lĩnh vực quản lý nhà nước về hộ tịch, trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ những mục
tiêu, yêu cầu đối với hoạt động quản lý hộ tịch trong giai đoạn hiện nay. Những mục
tiêu, yêu cầu đó có nội dung như sau:
Mục tiêu của quản lý nhà nước về hộ tịch
Thứ nhất, bảo đảm tính đồng bộ về cấp độ và tính đồng bộ giữa văn bản pháp
luật về hộ tịch với các văn bản pháp luật chuyên ngành khác, tránh tình trạng trùng lắp
và chồng chéo thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.
Thứ hai, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch
trong việc thi hành pháp luật về áp dụng pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch.
Thứ ba, giúp người dân dễ dàng tiếp cận các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực hộ tịch, góp phần nâng cao ý thức thi hành pháp luật về hộ tịch, qua đó bảo vệ
được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Thứ tư, hoàn thiện các trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch, bảo đảm tính minh
bạch, công khai góp phần tích cực vào tiến trình cải cách thủ tục hành chính của Đảng
và Nhà nước.
Yêu cầu quản lý nhà nước về hộ tịch
Quản lý nhà nước về hộ tịch cần đáp ứng những yêu cầu sau:
Một là, tính kịp thời: Mọi sự kiện hộ tịch phát sinh trong đời sống xã hội phải
được công chức Tư pháp hộ tịch đăng ký và quản lý trong thời hạn pháp luật quy định
đối với từng loại việc, hạn chế tối đa tình trạng đăng ký quá hạn hoặc không đăng ký
hộ tịch. Suốt một thời gian dài trước đây việc bảo đảm tính kịp thời trong đăng ký và
quản lý hộ tịch chưa được quan tâm đúng mức, mà biểu hiện cụ thể là tình trạng đăng
ký khai sinh quá hạn.
Việc đăng ký và quản lý kịp thời mọi sự kiện hộ tịch vừa đảm bảo quyền và lợi
ích chính đáng của người dân, vừa phục vụ cho công tác thống kê hộ tịch. Số liệu
thống kê hộ tịch là nguồn thông tin vô cùng quý giá đối với nhiều lĩnh vực quản lý nhà
nước. Do đó, việc cung cấp số liệu thống kê hộ tịch kịp thời từ cấp xã tới Trung ương
có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, tính kịp thời của công tác quản lý hộ tịch chỉ có
thể đạt được khi người dân có ý thức tự giác trong việc thực hiện quyền và chấp hành
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
48
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
nghĩa vụ đăng ký hộ tịch, đồng thời công chức Tư pháp – hộ tịch phải có ý thức trách
nhiệm trong việc chủ động theo dõi, nắm vững các sự kiện hộ tịch phát sinh tại địa bàn
và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đăng ký hộ tịch.
Hai là, tính đầy đủ: Đây là một yêu cầu quan trọng gắn liền với yêu cầu về tính
kịp thời. Yêu cầu đặt ra là việc quản lý nhà nước trên từng loại việc hộ tịch: khai sinh,
khai tử, kết hôn, nuôi con nuôi dù ở đô thị hay nông thôn. Thực tế hiện nay cho thấy
hiệu quả quản lý hộ tịch vẫn chưa đồng đều giữa các loại việc hộ tịch. Tại nhiều xã, thị
trấn hoạt động đăng ký khai sinh và đăng ký kết hôn được quan tâm thực hiện khá tốt
nhưng hoạt động khai tử và một số việc hộ tịch khác lại chưa được quan tâm đúng
mức. Bên cạnh đó, tình trạng đăng ký khai sinh quá hạn và chung sống như vợ chồng
nhưng không đăng ký kết hôn vẫn tiếp tục phát sinh, gây tác động không nhỏ đến mục
tiêu quản lý đầy đủ mọi sự kiện hộ tịch.
Trong nghiệp vụ đăng ký hộ tịch, yêu cầu về tính đầy đủ còn đòi hỏi công chức
quản lý hộ tịch khi thực hiện đăng ký bất kỳ sự kiện hộ tịch nào cũng phải ghi đầy đủ
các thông tin cần thiết vào các cột, mục tương ứng trong sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch,
làm cơ sở cho việc tra cứu về sau dễ dàng, thuận tiện; đồng thời phải chấp hành
nghiêm túc chế độ đăng ký, quản lý hộ tịch bằng “sổ kép”, theo đó, mỗi sự kiện hộ tịch
phải được đăng ký cùng lúc hai bộ sổ.
Ba là, tính chính xác khách quan: Đăng ký hộ tịch phải phản ánh chính xác,
trung thực sự kiện hộ tịch xảy ra trên thực tế, hạn chế tối đa tình trạng sai sót khi đăng
ký hộ tịch do lỗi vô ý của công chức Tư pháp hộ tịch hoặc người đi đăng ký hộ tịch.
Nghiêm cấm việc cố ý đăng ký hộ tịch hoặc cấp giấy tờ hộ tịch không đúng sự thật.
Trước đây, do nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa quan trọng của việc bảo đảm
chính xác, khách quan trong đăng ký hộ tịch, nên có tình trạng người dân vì muốn cho
con đi học sớm đã tìm mọi cách để được cấp bản sao giấy khai sinh có thông tin về
năm sinh sai lệnh so với bản chính. Những hiện tượng vi phạm tính chính xác, khách
quan trong đăng ký hộ tịch nêu trên có thể dẫn tới những hệ quả phức tạp về sau do
các giấy tờ như học bạ, hộ khẩu của cá nhân có những thông tin sai lệch so với giấy
khai sinh.
Bốn là, nâng cao tính chủ động của cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch: Cơ
quan quản lý hộ tịch các cấp cần nhận thức quản lý hộ tịch là nhiệm vụ quan trọng của
chính quyền và phải thường xuyên nắm vững tình hình hộ tịch tại địa bàn quản lý của
mình, từ đó chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý
hộ tịch.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
49
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Cơ quan tư pháp các cấp phải chủ động phát huy vai trò tham mưu giúp uỷ ban
nhân dân cùng cấp thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý hộ tịch, kịp thời đề xuất và tổ chức
thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp với tình hình địa phương.
Cơ quan quản lý cấp trên phải thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, tháo gỡ
vướng mắc phát sinh đối với cơ quan cấp dưới. Đối với Uỷ ban nhân dân cấp xã, công
chức Tư pháp - hộ tịch cần chủ động theo dõi tình hình phát sinh các sự kiện hộ tịch
trong địa bàn để thực hiện việc đăng ký kịp thời, đầy đủ.
Năm là, đảm bảo yêu cầu của pháp chế: Việc đăng ký hộ tịch phải thực hiện
đúng thẩm quyền, thủ tục, trình tự theo quy định tại các văn bản pháp luật về hộ tịch.
Cơ quan đăng ký hộ tịch phải nắm vững và vận dụng chính xác các quy định pháp luật
đúng đối tượng đăng ký hộ tịch.
Sáu là, yêu cầu về cải cách hành chính: Công chức có trách nhiệm đăng ký hộ
tịch phải tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể dễ dàng, thuận tiện trong việc đến
đăng ký hộ tịch, tuyệt đối không được yêu cầu người dân phải nộp hoặc xuất trình các
loại giấy tờ không có trong quy định của pháp luật.
Yêu cầu cải cách hành chính đồng thời cũng đòi hỏi công chức Tư pháp hộ tịch
cấp xã phải rèn luyện, nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn nghiệp vụ
theo hướng chuyên nghiệp hóa.
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa
Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Nhằm đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong hoạt động quản lý hộ tịch
như trên, dưới đây là một số giải pháp hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt
động quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Hòa Bình nói riêng và cả nước nói chung.
3.2.2.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước đối với hộ tịch
Đất nước ta trong quá trình mở cửa và hội nhập, về đối nội thực hiện cải cách
bộ máy nhà nước và dân chủ hóa trong toàn xã hội; trong đó hệ thống pháp luật nói
chung và hộ tịch nói riêng, từng bước được xây dựng theo hướng mở rộng dân chủ về
quyền nhân thân của mọi công dân, bởi vì đăng ký hộ tịch phát sinh từ quyền cơ bản
của công dân được quy định trong Hiến pháp. Để đáp ứng nhu cầu về quản lý hộ tịch
trong giai đoạn hiện nay, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải ban hành Luật Hộ tịch. Giải
pháp này không chỉ áp dụng cho quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã của huyện Hòa
Bình, mà còn là giải pháp quan trọng để hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch trong
phạm vi cả nước nói chung.
Việc xây dựng, ban hành Luật Hộ tịch sẽ đáp ứng những yêu cầu sau:
Thứ nhất, quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đây chính
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
50
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
là sự thể hiện một bước quan trọng tinh thần chỉ đạo về cải cách pháp luật và cải cách
tư pháp.41
Thứ hai, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi và bảo
vệ quyền cơ bản của công dân.
Thứ ba, tạo hành lang pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước thực thi
một cách có hiệu quả, nhất là đối với quản lý nhà nước trong lĩnh vực hộ tịch, tạo tiền
đề để tăng cường và củng cố hệ thống các cơ quan quản lý về đăng ký hộ tịch từ Trung
ương đến cơ sở, nâng cao chất lượng đăng ký hộ tịch, đồng thời cũng là tiền đề xây
dựng chức danh Hộ tịch viên, hướng tới coi việc thực hiện đăng ký hộ tịch như một
nghề.
Thứ tư, tạo cơ sở pháp lý cao để từng bước ứng dụng công nghệ tin học trong
lĩnh vực hộ tịch, xây dựng phần mềm quản lý hộ tịch thống nhất trong phạm vi cả
nước và cùng với hệ cơ sở dữ liệu dân cư tạo nên sự kết nối, từ đó đáp ứng cao nhất
các yêu cầu của quản lý xã hội, cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác các dữ liệu hộ
tịch, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
và an ninh quốc phòng cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.
Luật Hộ tịch là đạo luật trực tiếp liên quan đến phạm trù quyền con người,
quyền công dân, thể hiện tập trung và sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và công
dân. Thông qua hoạt động quản lý hộ tịch có thể đánh giá việc thực hiện chức năng xã
hội và bản chất dân chủ của Nhà nước. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt
Nam xã hội chủ nghĩa đặt ra hai yêu cầu cơ bản đối với nhà nước: một là, tăng cường
quản lý xã hội bằng pháp luật thể hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền công
dân của nhân dân lao động; hai là, mở rộng dân chủ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội. Việc ban hành Luật Hộ tịch sẽ góp phần làm rõ bản chất dân chủ của nhà nước và
pháp luật Việt Nam.
Mặt khác, các quan hệ pháp luật về hộ tịch đã phát triển tương đối ổn định trong
60 năm qua và hiện nay trong thể chế kinh tế thị trường, nhiều vấn đề phức tạp về hộ
tịch đã phát sinh vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của văn bản dưới luật. Trong khi đó,
Bộ luật Dân sự năm 2005 không còn mục quy định về hộ tịch của cá nhân như trong
Bộ luật Dân sự năm 1995 nữa. Việc sửa đổi này là trả các quy định pháp luật về hộ
tịch về đúng vị trí của nó là thuộc lĩnh vực pháp luật hành chính.
Vì vậy, cùng với Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000, việc tập trung điều chỉnh, đưa các vấn đề pháp lý về thủ tục đăng ký hộ tịch, tổ
chức quản lý hộ tịch vào trong một đạo luật là cần thiết nhằm đảm bảo tính đồng bộ
của hệ thống pháp luật.
41
Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
51
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Việc ban hành Luật Hộ tịch còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở chỗ, nó tạo cho
mọi người dân những cơ hội ngang nhau trong việc thụ hưởng tốt nhất dịch vụ đăng ký
hộ tịch trong một nền hành chính phục vụ.
3.2.2.2 Nâng cao năng lực bộ máy đăng ký, quản lý hộ tịch
Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và xây dựng đội ngũ công chức Tư
pháp - hộ tịch cấp xã nói riêng phải luôn nắm vững quan điểm, nguyên tắc cơ bản của
chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng,
theo đó ta cần:
Một là, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ
tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn
kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội
dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy.
Hai là, thực hành dân chủ thực sự trong các tổ chức quản lý hộ tịch của hệ
thống hành chính ở địa phương, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền
làm chủ của dân trên cơ sở thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.
Ba là, xây dựng đội ngũ công chức Tư pháp hộ tịch ở cấp xã có năng lực tổ
chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
công tâm thạo việc, tận tụy với dân, phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức
hiếp dân; Trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và
đồng bộ chính sách đối với công chức hộ tịch cấp xã.42
Qua thực trạng đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã ở huyện Hòa Bình
hiện nay cho thấy: Nhìn chung trình độ năng lực còn nhiều hạn chế, bất cập so với đòi
hỏi của nhiệm vụ. Cần đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, tránh hình thức, chỉ căn cứ
vào quá trình công tác, tuổi tác, bằng cấp; không hẹp hòi, định kiến về lý lịch gia đình
và thành phần xuất thân của công chức; phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng
chức danh làm căn cứ nhận xét, đánh giá và lấy tiêu chuẩn cán bộ làm chuẩn mực.
Có như vậy, mới khắc phục được tình trạng cảm tính "thích" hay "không thích"
của một số cá nhân có thẩm quyền đánh giá, nhận xét cán bộ, mới hạn chế được tình
trạng "yêu nên tốt, ghét nên xấu" vẫn thường xảy ra trước đây.
3.2.2.3 Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch trên địa
bàn các xã thuộc huyện Hòa Bình
Trong điều kiện các nhiệm vụ tư pháp cấp xã ngày càng mở rộng và tăng
cường, việc bố trí kinh phí, cơ sở vật chất để đội ngũ công chức Tư pháp cấp xã có thể
42
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương
khóa IX về "Đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn".
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
52
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế
trong thời gian qua cho thấy, việc bố trí kinh phí và cơ sở vật chất cho việc thực hiện
các nhiệm vụ tư pháp cấp xã ở huyện Hòa Bình vẫn còn rất hạn chế, đã ảnh hưởng tới
việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao, đặc biệt kinh phí cho công tác tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải ở các xã.
Để khắc phục tình trạng này, các xã cần quan tâm, tăng cường kinh phí và tạo
điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức và hoạt động tư pháp cấp xã như:
bố trí kinh phí cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; trang bị máy tính phục vụ
cho việc đăng ký, quản lý hộ tịch; bố trí kinh phí tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và cung
cấp tài liệu cho hoạt động hòa giải.
Tiếp tục phát huy cao những thành quả đã đạt được trong thời gian qua và
những bài học kinh nghiệm đã được đúc kết, đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện các
chương trình về phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định và yêu cầu hiện nay. Đổi
mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo hướng mở rộng quy mô, phối hợp với
nhiều cấp, nhiều ngành, sử dụng nhiều hình thức phổ biến sinh động, phong phú, thiết
thực, liên tục và bề bỉ như thông qua hình thức tuyên truyền miệng, các hội thi, cuộc
thi, các buổi nói chuyện chuyên đề về pháp luật, thông qua tủ sách pháp luật lưu động,
thông qua xét xử án lưu động, hoà giải cơ sở, giải quyết các vụ việc.
Trong điều kiện xây dựng một xã hội, dân chủ công bằng và văn minh thì một
trong những điều kiện quan trọng là làm sao để người dân được tham gia tích cực vào
hoạt động quản lý xã hội bằng pháp luật. Phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần quan
trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực, đảm bảo hành trang kiến thức
pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật trong
cả nước nói chung và huyện Hòa Bình nói riêng.
3.2.2.4 Xây dựng đội ngũ công chức quản lý hộ tịch trên địa bàn cấp xã theo
hướng chuyên nghiệp
Khẩn trương xây dựng quy hoạch đội ngũ công chức quản lý hộ tịch trên địa
bàn cấp xã tại huyện Hòa Bình
Để có được đội ngũ công chức Tư pháp hộ tịch cấp xã đáp ứng yêu cầu của
nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020, việc xây dựng và triển khai quy hoạch đội
ngũ cán bộ này là một yêu cầu cấp thiết. Trên cơ sở rà soát, đánh giá thực trạng đội
ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch và căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ
quan tư pháp địa phương phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng quy hoạch
cán bộ này, trình Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình và tổ chức thực hiện sau khi được
phê duyệt, trong đó cần xác định rõ nhu cầu cán bộ, những chỉ tiêu cụ thể, giải pháp,
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
53
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
tiến độ và các điều kiện tổ chức thực hiện. Đồng thời quy định rõ sự phân công, phân
cấp trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong việc triển khai quy hoạch.
Quy hoạch công chức quản lý hộ tịch cấp xã xác định theo mốc thời gian đến
năm 2015 định hướng đến năm 2020 để bảo đảm xây dựng đội ngũ cán bộ trước mắt
cũng như lâu dài, tạo cơ sở để xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ hiện có và đào tạo bổ sung cho những biến động, thay đổi tự nhiên hoặc
thực hiện việc bố trí, điều động, luân chuyển và thực hiện chế độ, chính sách đối với
đội ngũ cán bộ này.
Bố trí đội ngũ công chức quản lý hộ tịch ở cấp xã trên địa bàn huyện Hòa
Bình đủ về số lượng và đúng về tiêu chuẩn.
Huyện Hòa Bình là một huyện mới thành lập của tỉnh Bạc Liêu nên việc xây
dựng đội ngũ công chức quản lý hộ tịch có đầy đủ trình độ là rất cần thiết trong giai
đoạn hiện nay. Theo quy định thì ở cấp xã đã bố trí thêm 01 công chức Tư pháp - hộ
tịch. Nhưng do số lượng dân cư quá lớn nên số lượng vụ việc tư pháp, hộ tịch cũng gia
tăng rất nhiều.
Vì vậy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu của công dân, tổ chức và xã hội trong lĩnh
vực quản lý hộ tịch; Đề nghị cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần quan tâm,
bố trí thêm 01 công chức quản lý hộ tịch mới có thể đảm đương được các nhiệm vụ
công tác tư pháp được giao. Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển dụng, bố trí, điều
động cán bộ theo đúng quy hoạch, quy trình, tiêu chuẩn đã được quy định nhằm bảo
đảm chất lượng và tính ổn định của đội ngũ công chức Tư pháp - hộ tịch kiêm nhiệm
thêm các công việc khác để bảo đảm tính chuyên trách của đội ngũ công chức này.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý hộ tịch.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là khâu then chốt
có ý nghĩa quyết định trong việc kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ công chức
quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, việc đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ này ở cấp xã
của huyện Hòa Bình không thể giải quyết một sớm, một chiều, đốt cháy giai đoạn. Do
đội ngũ công chức có trình độ không đồng đều nên phải có bước đi, hình thức phù hợp
với từng đối tượng, điều kiện thực tế của từng xã.
Trước hết, trên cơ sở quy hoạch công chức, các địa phương cần xác định kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng loại đối tượng cán bộ hiện có, theo đó:
- Đối với công chức quản lý hộ tịch cấp xã trên 50 tuổi cần được bồi dưỡng
nghiệp vụ hàng năm theo các chuyên đề với thời gian mỗi đợt từ 7-10 ngày.
- Đối với công chức quản lý hộ tịch từ 40-50 tuổi cần có kế hoạch đào tạo trung
học luật và bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
54
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
- Đối với công chức quản lý hộ tịch dưới 40 tuổi cần tập trung đào tạo đại học
luật, hoặc hành chính, để đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định và nâng cao
năng lực công tác.
Ở những xã nếu trình độ văn hóa của đội ngũ công chức Tư pháp cấp xã còn
kém thì cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thêm về văn hóa để làm cơ sở cho việc đào
tạo nâng cao trình độ chuyên môn.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề để cập nhật các kiến
thức, thông tin mới về văn bản quy phạm pháp luật, về công tác tư pháp và cải cách tư
pháp, đặc biệt, trong điều kiện mở rộng hội nhập hiện nay. Tăng cường tổ chức các lớp
bồi dưỡng nghiệp vụ như soạn thảo văn bản; phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải để
nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ công chức quản lý hộ tịch.
3.2.2.5 Cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch
Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục
tiêu cải cách hành chính của cả nước nói chung, đặc biệt ở nước ta cải cách thủ tục
hành chính được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng. Tại các văn kiện quan trọng
của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đều chú trọng đến cải cách hành chính,
Chính phủ đã xây dựng một Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
đoạn 2011-2020 nằm trong Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011. Điểm
mới là trong Nghị quyết 30c là đã tách lĩnh vực cải cách thủ tục hành chính ra khỏi cải
cách thể chế và đưa ra làm nhiệm vụ riêng. Đây sẽ là một bước tiến đáng kể góp phần
vào việc nâng cao chất lượng của các quy định hành chính và giám sát việc thực hiện
thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
Cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và
công bằng trong khi giải quyết các công việc hành chính. Loại bỏ những thủ tục rườm
rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Quy định biểu
mẫu thống nhất các loại giấy tờ mà công dân cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết
các công việc về sản xuất, kinh doanh và đời sống.
Kế thừa những điểm cơ bản của các Nghị định quản lý hộ tịch trước đây các
Thông tư hướng dẫn thi hành đã bổ sung các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải
quyết các việc về hộ tịch, nhằm cải cách thủ tục, công khai minh bạch hoá các trình tự,
thủ tục, quy định thời gian giải quyết hồ sơ ở từng giai đoạn trong quy trình, tương
ứng với trách nhiệm và tính chất công việc phải giải quyết của từng cơ quan, rút ngắn
đáng kể thời gian giải quyết các việc về hộ tịch, tạo điều kiện cho người dân có cơ sở
pháp lý yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời, đúng pháp luật
các việc về hộ tịch.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
55
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Tuy nhiên để cải cách thủ tục hành chính trong vấn đề hộ tịch cần các giải pháp
sau:
- Đơn giản hơn các giấy tờ về đăng ký hộ tịch;
- Đơn giản hóa các thủ tục về việc cải chính hộ tịch;
- Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục liên quan đến đăng
ký hộ tịch ở Việt Nam;
- Giảm thời gian cũng như rà soát và giảm các thủ tục liên quan đến thủ tục
đăng ký hộ tịch.
Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 3924/QĐ-BTP ngày 18/12/2009 về việc
phê duyệt Đề án “Cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch và phân cấp việc
in, phát hành sổ, biểu mẫu hộ tịch” đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010, nhằm
mục đích giảm, thống nhất, chuẩn hoá các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch từng bước
ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực đăng ký và quản lý hộ tịch. Công chức
Tư pháp hộ tịch phải biết sử dụng máy vi tính, tự truy cập mạng internet để in, ấn các
loại biểu mẫu hộ tịch cấp miễn phí cho công dân khi có yêu cầu. Theo lộ trình của Đề
án đến năm 2015 sẽ thực hiện việc đăng ký qua mạng internet.
Để công tác đăng ký và quản lý hộ tịch thực hiện đúng quy định pháp luật. Uỷ
ban nhân dân cấp xã có sự quan tâm lãnh đạo nhiều hơn đến công tác tư pháp nói
chung và công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, đặc biệt đầu tư về kinh phí, điều kiện
làm việc để thực hiện Đề án nêu trên. Công chức Tư pháp hộ tịch phải nâng cao phẩm
chất, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để tham mưu cho Uỷ ban
nhân dân và thực hiện công tác đăng ký quản lý hộ tịch đúng quy định pháp luật, phục
vụ tốt yêu cầu của nhân dân.
3.2.2.6 Tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch
Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương là tiền
đề quan trọng bảo đảm cho việc củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Tư pháp cấp xã
và là những biện pháp quan trọng trong chỉ đạo điều hành thực hiện các hoạt động
quản lý có hiệu quả công tác quản lý hộ tịch tại cấp xã.
Thông qua việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách hành
chính, cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về một
số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49NQ/TW của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020, các cấp ủy Đảng và chính
quyền các cấp đã nâng cao sự nhận thức rõ về vị trí, vai trò và các hoạt động của đội
ngũ công chức quản lý hộ tịch cấp xã trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay,
thống nhất triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ
này cũng như của hoạt động quản lý hộ tịch cấp xã.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
56
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
3.2.2.7 Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quản lý
nhà nước về hộ tịch
Hiện nay, do sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp huyện đối với công tác cán bộ ở xã
chưa làm tốt, nên nhiều nơi có sự đánh giá khác nhau (trong huyện uỷ và các ngành ở
huyện) về cán bộ cơ sở, cũng như có cách giải quyết thiếu chính xác, kịp thời về
những vấn đề nảy sinh.
Sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp huyện đối với cơ sở là toàn diện, riêng đối với công
tác cán bộ nổi lên một vài nội dung sau:
- Cùng với việc chăm lo quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của tỉnh, của huyện cho cơ sở, các
huyện uỷ phải xây dựng chủ trương, phương án, biện pháp về các mặt kinh tế - xã hội
nói chung, công tác tổ chức - cán bộ nói riêng, để từng đơn vị có cơ sở vận dụng vào
việc xác định nhiệm vụ chính trị và kế hoạch công tác ở cơ sở mình, thực hiện tốt cải
tiến việc ra nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết theo tinh thần Nghị quyết
Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII. Thực tế ở nông thôn có nhiều cơ sở còn lúng túng
trong việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và
về công tác xây dựng Đảng. ở những nơi trung bình hoặc yếu kém, khi đánh giá, tổng
kết các quá trình công tác ở cơ sở thường chưa xác định đúng nguyên nhân của tình
hình, chưa xác định rõ mắt khâu quan trọng cần tháo gỡ để khắc phục khó khăn, phát
huy những thành quả đạt được.
Vì vậy, cấp huyện phải giúp đỡ cấp xã thấy được cái gì thúc đẩy, đâu là cản trở
trong quá trình đi lên của cơ sở. Đồng thời chỉ rõ các khâu đột phá, nhiệm vụ trung
tâm, những nội dung, biện pháp cần tập trung giải quyết.
Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy có trách
nhiệm xây dựng chế độ kiểm tra cán bộ và công tác cán bộ. Thực tế ở nhiều nơi cho
thấy, khi công chức Tư pháp xã có những việc làm sai trái, nhưng do cấp huyện chưa
làm tốt công tác kiểm tra hoặc xử lý không nghiêm, không kiên quyết nên yếu kém
kéo dài, khuyết điểm nhỏ phát triển thành to, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì
vậy, thông qua các phong trào cách mạng ở cơ sở, Huyện uỷ phải tiến hành kiểm tra
thực tế khả năng công tác của cán bộ để khẳng định cái đúng, nêu gương những công
chức tốt, uốn nắn những sơ hở, thiếu sót trong công tác, ngăn chặn những biểu hiện
lệch lạc, thoái hóa, biến chất của công chức cơ sở. Từ đó định hướng giải quyết những
vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối, chính sách cán bộ của
Đảng. Vừa chỉ đạo, vừa kiểm tra công tác của công chức, tìm hiểu và giúp đỡ họ khắc
phục khó khăn qua thực tiễn công tác hàng ngày.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
57
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Kịp thời điều chuyển những công chức quản lý hộ tịch cấp xã không hợp với
công việc đã phân công; xử lý những cán bộ năng lực quá yếu hoặc có vi phạm; tăng
cường cho xã những công chức hộ tịch có uy tín, năng lực từ các ban, ngành của
huyện hoặc từ xã khác đến. Nơi nào, nội bộ mất đoàn kết kéo dài, nhất là có mâu thuẫn
trong các cán bộ, công chức chủ chốt, cần phải làm rõ nguyên nhân, mức độ trách
nhiệm của từng người và sớm giải quyết dứt điểm bằng con đường tổ chức.
Có biện pháp thường xuyên bảo vệ công chức hộ tịch cấp xã. Xây dựng mà
không bảo vệ, phát triển và không củng cố thì đội ngũ công chức sẽ không lớn mạnh.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền và những tác động của mặt trái trong cơ chế thị
trường, cán bộ, đảng viên dễ bị sa ngã. Ngoài ý thức rèn luyện của công chức, tổ chức
Đảng phải có biện pháp quản lý, bảo vệ phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, làm
kinh tế, quan hệ xã hội của cán bộ thông qua các quy chế cụ thể để giữ cho công chức
hộ tịch cấp xã được trung thực, trung thành, không có nghi vấn về chính trị, không bị
thoái hoá, sa ngã.
Tập trung làm tốt những nội dung đó, cấp huyện sẽ giúp cho công chức quản lý
hộ tịch cấp xã nhanh chóng trưởng thành, sự vững mạnh của cơ sở được củng cố, duy
trì.
Thực hiện những nội dung nói trên, ngoài các công văn, chỉ thị, cấp huyện phải
phân công người xuống tận nơi để chỉ đạo, giúp đỡ cơ sở. Trước đây, Thường trực
huyện ủy phân công các ủy viên thường vụ, mỗi người chịu trách nhiệm chỉ đạo một
hoặc vài xã. Cái được của cách phân công này là làm cho Ban Thường vụ gần, sát với
xã nhiều hơn, đưa thông tin chỉ đạo của huyện đến xã kịp thời và toàn diện, giúp cấp
xã giải quyết được một số khó khăn. Song, cái chưa được cũng khá nhiều:
Một là, do tập trung ở địa bàn mình được phân công chịu trách nhiệm nên
người đi chỉ đạo cơ sở chỉ hiểu sâu tình hình cán bộ, công chức địa bàn đó, còn các xã
khác không có điều kiện gần gũi, nắm tình hình không đều khắp, trong khi yêu cầu
công tác của đồng chí thường vụ là phải hiểu tình hình cán bộ ở tất cả các cơ sở.
Hai là, thường xuyên chú trọng chỉ đạo sâu lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ
trách (theo hệ dọc), còn các lĩnh vực, các mặt công tác khác - trong đó có công tác cán
bộ - dễ xem nhẹ, hoặc chỉ đạo không sâu vì không có chuyên môn hoặc thiếu thông tin
về các lĩnh vực đó.
Ba là, không trực tiếp giải quyết được những vấn đề không thuộc lĩnh vực
chuyên môn mình phụ trách, do đó lại phải tiếp thu và trở về huyện báo cáo xin ý kiến
Thường trực hoặc Ban thường vụ. Đôi khi các chuyện như thế làm còn chậm hơn là để
công chức ở xã chủ động xin ý kiến cấp trên.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
58
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
Bốn là, dễ tạo ra cho cơ sở thói quen thụ động, trông chờ, ỷ lại cấp trên, hoặc
hình thành quan hệ “thân quen” nên có lúc giải quyết công việc chỉ có thấu tình mà
chưa đạt lý.
Để khắc phục những thiếu sót vừa nêu, huyện thay cách phân công này bằng
cách: tùy theo nhiệm vụ chuyên môn của mình, từng đồng chí lãnh đạo huyện, tự lên
kế hoạch đi chỉ đạo cơ sở để báo cáo Ban thường vụ, khi được nhất trí thì thực hiện.
Cách làm này, đảm bảo chuyển tải nội dung chuyên môn vừa sâu, vừa rộng khắp các
địa bàn cơ sở.
Thực hiện sự chỉ đạo, giúp đỡ của huyện đối với xã còn được thông qua các
Huyện ủy viên, phó, trưởng ngành cấp huyện được phân công xuống cơ sở, thậm chí
xuống tận ấp để tham gia sinh hoạt chi bộ, tham gia các cuộc họp, hội nghị của các tổ
chức chính quyền, đoàn thể, các cuộc sơ, tổng kết các phong trào ở cơ sở.
Một hình thức khác, rất đáng lưu ý là, thường xuyên duy trì họp báo, họp giao
ban định kỳ giữa các bộ quản lý Phòng Tư pháp huyện với các công chức quản lý Tư
pháp hộ tịch cấp xã. Qua cuộc họp đó, lãnh đạo huyện trực tiếp nghe các xã, ngành báo
cáo tình hình chung, những khó khăn, vướng mắc để có hướng chỉ đạo tiếp theo.
Như vậy sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp huyện đối với cấp xã được thực hiện bằng
nhiều hình thức, cần nghiên cứu vận dụng cho phù hợp với từng nơi, sao cho vừa đảm
bảo nguyên tắc, vừa đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy phải đảm bảo các điều kiện sau:
Cấp huyện phải nắm vững chủ trương, chỉ thị của cấp trên, nắm chắc đặc điểm,
tình hình kinh tế - xã hội và công tác xây dựng Đảng, công tác hộ tịch của cơ sở, từ đó
đề ra chủ trương, biện pháp giúp cơ sở tổ chức thực hiện tốt.
Bản thân Phòng Tư pháp huyện Hòa Bình phải mạnh trong công tác chỉ đạo,
công chức huyện cũng phải tốt trong việc thực hiện. Phòng Tư pháp phải được nâng
cao trình độ về mọi mặt, có phong cách công tác khoa học, thật sự là tấm gương tốt về
phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kiến thức chuyên môn, ý chí phấn đấu, rèn
luyện cho cấp xã noi theo. Có như vậy, sự chỉ đạo của Phòng Tư pháp mới có tính
thuyết phục cao, cán bộ đi chỉ đạo ở xã mới có uy tín thật sự và giành được sự tín
nhiệm của cấp xã. Đặc biệt, cấp huyện phải chú trọng đổi mới, chỉnh đốn các tổ chức
bộ máy làm công tác cán bộ, chăm lo xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ làm công tác
cán bộ ở huyện một cách toàn diện, từ phẩm chất, trình độ, năng lực, tác phong,
phương pháp công tác đến quy trình công tác khoa học và phương tiện làm việc hiện
đại, tuyển chọn những người công tâm, trung thực và có kinh nghiệm làm công tác cán
bộ vào các cơ quan tổ chức. Khắc phục tình trạng đưa người mắc khuyết điểm, phạm
kỷ luật về cơ quan tổ chức; hoặc chọn đúng người tốt, nhưng ít quan tâm đến việc đào
tạo bồi dưỡng họ.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
59
SVTH: Võ Chúc Phương
Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về hộ tịch là công việc của hệ thống quản lý hành chính Nhà
nước để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa đất nước ta vững bước
vào thế kỷ XXI trong xu thế hòa nhập chung với thế giới.
Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà
nước ta luôn chú trọng tới Tư pháp - hộ tịch, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới
chế độ, chính sách đào tạo đối với đội ngũ công chức quản lý hộ tịch theo hướng
không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách quản lý hộ tịch trong xu thế phát
triển, coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý
hộ tịch là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền
nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trong những năm qua, công tác quản lý hộ tịch ở huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc
Liêu đã đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó công tác đăng ký và quản lý hộ tịch
được đảm bảo, ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt nhờ làm tốt công tác tuyên
truyền về hộ tịch. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hàng năm được coi trọng; công tác
thống kê, báo cáo được thực hiện đúng theo quy định, mặt khác việc lưu trữ sổ sách
được đảm bảo. Do vậy các sự kiện về hộ tịch được thực hiện đầy đủ, kịp thời, chính
xác đồng thời góp phần xây dựng các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng và dân số, kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những
yếu kém, bất cập cần khắc phục. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và qua
thực tế công tác quản lý nhà nước về hộ tịch ở huyện Hòa Bình; luận văn đã đề xuất
những giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về hộ tịch ở cấp xã trong thời gian
tới là hoàn thiện pháp luật quản lý nhà nước về hộ tịch; nâng cao năng lực bộ máy
đăng ký quản lý hộ tịch của chính quyền các cấp; tăng cường công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật về hộ tịch trên địa bàn cấp xã; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho công
chức hộ tịch; cải cách các thủ tục hành chính trong việc thực hiện đăng ký hộ tịch;
tăng cường phối hợp các cơ quan, tổ chức trong quản lý hộ tịch; đẩy mạnh công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện quản lý nhà nước về hộ tịch.
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế, mọi cấp
chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong đó có huyện Hòa Bình đang đứng
trước những thời cơ và đối mặt với những thánh thức mới. Vấn đề đổi mới và nâng cao
quản lý nhà nước về hộ tịch trên địa bàn huyện có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần
thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.
GVHD: Ths. Diệp Thành Nguyên
60
SVTH: Võ Chúc Phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001)
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010)
3. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001
4. Bộ luật Dân sự năm 2005
5. Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
6. Luật Quốc tịch năm 2008
7. Luật Nuôi con nuôi năm 2010
8. Nghị quyết số 35/2000-QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 của Quốc hội về việc
thi hành Luật Hôn nhân và gia đình.
9. Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ Ban hành
chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020
10. Nghị định 83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 về đăng ký hộ tịch (đã
hết hiệu lực)
11. Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2001 Quy định chi tiết về
đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành
Luật Hôn nhân và gia đình
12. Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 về đăng kí và quản
lý hộ tịch
13. Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 8 năm 2008 về xác định lại giới
tính
14. Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh
15. Nghị định số 60/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp (hết hiệu lực)
16. Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 Quy định chi tiết
Luật Nuôi con nuôi
17. Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 về sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực
18. Nghị định 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia
đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã
19. Thông tư liên tịch 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31 tháng 12 năm 2008
hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày
27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại
diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài
20. Thông tư 08a/2010/TT-BTP ngày 15 tháng 3 năm 2010 ban hành biểu mẫu hộ
tịch
21. Thông tư Liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của Bộ Tư
pháp - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Tư pháp thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Uỷ ban nhân
dân cấp huyện và công tác Tư pháp của Uỷ ban nhân dân cấp xã
22. Thông tư 16a/2010/TT-BTP ngày 08 tháng 10 năm 2010 sửa đổi, bổsung một
số điều Thông tư 08a/2010/TT-BTP
23. Thông tư 05/2012/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tư Pháp về sửa
đổi bổ sung một số điều Thông tư 08a/2010/TT-BTP
Sách, báo, tạp chí
1. Bửu Kế: Từ điển Hán-Việt từ nguyên, Nxb. Thuận Hóa, Thành phố Hồ Chí
Minh, 1999, tr.814
2. Đào Duy Anh: Giản yếu Hán - Việt từ điển, quyển thượng, Nxb. Khoa học xã
hội, 1992, tr.384
3. Hoàng Thúc Trâm: Hán-Việt tân từ điển, Tân sanh ấn quán, Sài Gòn, 1974,
tr.296
4. Huỳnh Tịnh Paulus Của: Đại Nam Quấc âm tự vị, Sài Gòn, 1895, quyển I, tr.425
5. Nguyễn Lân (chủ biên): Từ điển từ và ngữ Hán - Việt, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, 1989, tr.321
6. Nguyễn Như Ý (chủ biên): Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa - Thông tin,
1998, tr.835
7. Nguyễn Tài Cẩn: Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1975, tr.211
8. Nguyễn Văn Đạm: Từ điển tường giải và liên tưởng tiếng Việt, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1999, tr.385
9. Nguyễn Văn Khôn: Hán-Việt từ điển, Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1960, tr404
10. Phạm Mạnh Doanh: Đây… Tòa án, Hộ tịch cẩm nang, Nhà sách Khai trí, Sài
Gòn, (sách không ghi năm xuất bản)
11. Phạm Trọng Cường, Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, NXB Tư pháp, 2007
12. Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên): Từ điển tiếng Việt, in lần thứ năm,
Nxb. Đà Nẵng, 1998, tr.9, tr.442
13. Vũ Văn Mẫu, Lê Đình Chân: Danh từ và tài liệu dân luật và hiến luật, Tủ sách
Đại học Sài Gòn, 1968, tr.154
Trang thông tin điện tử
1. An Bình, Sổ hộ tịch lợi cả người dân và quản lý nhà nước,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.a
spx?ItemID=761, [ngày truy cập 19/10/2013]
2. Đức Mạnh – Kim Huệ, Xây dựng mã số cá nhân cho công dân,
http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Xay-dung-ma-so-ca-nhan-cho-congdan/20125/138681.vgp, [truy cập ngày 18/10/2013]
3. Lê Sơn, Nâng cao hiệu quả quản lý hộ tịch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.a
spx?ItemID=453, [truy cập ngày 04/6/2013]
4. Phạm Cảnh Minh – Phạm Ngọc Huyền, Chính sách của Nhà nước trung ương
thời lê thánh tông đối với bộ máy quản lý cấp xã,
http://tainguyenso.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6330, [truy cập ngày
20/10/2013]
5. Phan Thanh Tâm, Vị trí vai trò của công tác Đăng ký quản lý Hộ tịch và các giải
pháp
thực
hiện,
http://donghoi.gov.vn/frontend/index.asp?website_id=39&menu_id=706&parent_menu_id=706&article_id
=14448&fuseaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE,
[truy
cập
ngày
18/10/2013]
6. Thái
Sơn,
Khai
sinh,
hộ
khẩu
sắp
hết
thời,
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130609/khai-sinh-ho-khau-sap-hetthoi.aspx, [truy cập ngày 18/10/2013]
7. Thục Quyên, Xây dựng chức danh Hộ tịch viên: Đừng bỏ rơi cán bộ tư pháp cấp
xã!,
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.a
spx?ItemID=362, [truy cập ngày 19/10/2013]
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa
bàn huyện Hòa Bình năm 2011
Phụ lục 2. Số liệu đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện
Hòa Bình năm 2011
Phụ lục 3. Tổng hợp số liệu đăng ký đăng ký hộ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Ủy ban nhân dân cấp xã năm 2011
Phụ lục 4. Kết quả thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn
huyện năm 2012
Phụ lục 5. Số liệu đăng ký khai sinh, khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa
bàn huyện Hòa Bình năm 2012
Phụ lục 6. Số liệu đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện
Hòa Bình năm 2012
Phụ lục 7. Tổng hợp số liệu đăng ký đăng ký hộ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
và Ủy ban nhân dân cấp xã năm 2012
Biểu số: 11b/BTP/HCTP/HT/KSKT
Ban hành theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP ngày
05/4/2011.
Ngày nhận báo cáo (BC):
BC 6 tháng đợt 1: ngày 12 tháng 4 hàng năm.
BC 6 tháng chính thức: ngày 12 tháng 7 hàng năm.
BC năm đợt 1: ngày 12 tháng 10 hàng năm.
BC năm chính thức: ngày 12 tháng 01 năm sau.
SỐ LIỆU ĐĂNG KÝ KHAI SINH, KHAI TỬ
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
(năm 2011)
Đơn vị báo cáo:
Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình
(Phòng Tư pháp)
Đơn vị nhận báo cáo:
Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu
Đơn vị tính: Trường hợp
Tổng
số
A
TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP
HUYỆN
- Nam
- Nữ
1. Xã Vĩnh Hậu A
- Nam
- Nữ
2. Xã Vĩnh Mỹ B
- Nam
- Nữ
3. Thị trấn Hòa Bình
- Nam
- Nữ
4. Xã Vĩnh Thịnh
- Nam
- Nữ
5. Xã Vĩnh Mỹ A
- Nam
- Nữ
Khai sinh
Chia theo tình trạng
Chia theo
của trẻ khai sinh
nơi sinh
Con
Con
Sinh ở Sinh ở
trong ngoài Trẻ bị
trong
nước
giá
giá
bỏ rơi
nước
ngoài
thú
thú
1
2
3
4
5
2823
2648
175
2823
1440
1383
210
104
106
340
156
184
573
310
263
230
120
110
430
210
220
1340
1308
199
99
100
327
149
178
523
275
248
205
105
100
406
199
207
100
75
11
05
06
13
07
06
50
35
15
25
15
10
24
11
13
1440
1383
210
104
106
340
156
184
573
310
263
230
120
110
430
210
220
6
Khai tử
Chia theo thời
điểm đăng ký
Chia theo nhóm tuổi
Chia theo thời
điểm đăng ký
Tổng
số
Từ 0
đến
dưới
6 tuổi
Từ 6
tuổi đến
dưới 16
tuổi
Từ 16
tuổi
trở
lên
Đúng
hạn
Quá
hạn
8
9
10
11
12
13
14
1171
476
10
06
460
201
275
255
221
41
22
19
67
45
22
92
49
43
36
23
13
67
42
25
04
06
02
01
01
03
03
01
01
248
212
38
20
18
65
44
21
90
48
42
35
23
12
67
42
25
27
14
24
43
35
57
14
22
29
38
Đúng
hạn
Quá
hạn
7
1652
150
60
200
140
392
181
123
107
206
224
01
01
02
01
01
01
01
01
01
6. Xã Vĩnh Bình
- Nam
- Nữ
7. Xã Minh Diệu
- Nam
- Nữ
8. Xã Vĩnh Hậu
- Nam
- Nữ
341
196
145
282
128
154
417
216
201
329
188
141
259
116
143
400
209
191
12
08
04
23
12
11
17
07
10
341
196
145
282
128
154
417
216
201
210
131
96
186
275
142
49
16
23
80
50
30
44
15
29
02
02
01
01
01
01
01
03
01
03
Ngày 03 tháng 10 năm 2011
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ, tên)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
46
13
23
78
50
28
41
15
26
16
33
33
47
23
21
Biểu số: 12b/BTP/HCTP/HT/KH
Ban hành theo Thông tư số
08/2011/TT-BTP ngày 05/4/2011.
Ngày nhận báo cáo (BC):
BC 6 tháng đợt 1: ngày 12 tháng 4
hàng năm;
BC 6 tháng chính thức: ngày 12
tháng 7 hàng năm.
BC năm đợt 1: ngày 12 tháng 10
hàng năm.
BC năm chính thức: ngày 12 tháng
01 năm sau.
SỐ LIỆU ĐĂNG KÝ
KẾT HÔN TẠI ỦY BAN
NHÂN DÂN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN
(năm 2011)
Tuổi kết hôn trung bình lần
đầu (Tuổi)
Số cuộc kết hôn (Cặp)
Tên đơn vị hành chính cấp
xã
Tổng số
A
TỔNG SỐ TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN
1
Đơn vị báo cáo:
Ủy ban nhân dân huyện
Hòa Bình
(Phòng Tư pháp)
Đơn vị nhận báo cáo:
Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu
Chia ra
Kết hôn
Kết hôn lần
lần đầu
thứ hai trở lên
2
3
Nam
Nữ
4
5
1.192
1.172
20
24
22
1. Xã Vĩnh Hậu A
75
72
03
22
20
2. Xã Vĩnh Mỹ A
3. Xã Vĩnh Bình
4. Xã Vĩnh Hậu
5. Xã Vĩnh Thịnh
6. Xã Minh Diệu
7. Xã Vĩnh Mỹ B
8. Thị trấn Hòa Bình
125
131
97
137
193
156
278
124
130
93
131
192
154
275
01
01
04
06
01
02
03
21
25
23
26
26
25
24
20
21
20
25
24
22
23
Ngày 03 tháng 10 năm 2011
Người lập biểu
(Ký và ghi rõ họ, tên)
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)
Biểu số: 18b/BTP/CN/TN
Ban hành theo Thông tư số 08/2011/TT-BTP
ngày 05/4/2011.
Ngày nhận báo cáo (BC):
BC 6 tháng: ngày 12 tháng 4 hàng năm;
BC năm: ngày 12 tháng 10 hàng năm..
TÌNH HÌNH ĐĂNG KÝ
NUÔI CON NUÔI TRONG NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
(năm 2011)
Đơn vị báo cáo:
Ủy ban nhân dân huyện Hòa Bình
tỉnh Bạc Liêu
Đơn vị nhận báo cáo:
Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu
Đơn vị tính: Người
Chia theo
giới tính
Tên cấp xã
A
Tổng số trên
địa bàn huyện
Xã Minh Diệu
Xã Vĩnh Bình
Xã Vĩnh Thịnh
Xã Vĩnh Mỹ A
Xã Vĩnh Mỹ B
Xã Vĩnh Hậu A
Xã Vĩnh Hậu
T.trấn Hòa Bình
Tổng
số
Chia theo độ tuổi
Chia theo đối tượng trẻ em
05 –
09
10 –
15
16 –
[...]... Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu (năm 1987), và nhất là trong khoảng hơn một thập kỷ qua, pháp luật về hộ tịch đã có sự vận động rất tích cực, tạo điều kiện để công tác quản lý hộ tịch ngày càng đi vào nền nếp, hiệu quả GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 21 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu. .. của pháp luật về quản lý hộ tịch, các quy GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 11 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu phạm về quản lý hộ tịch còn được tìm thấy trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Sự tản mạn của các quy phạm pháp luật về quản lý hộ tịch như trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về hộ tịch Xét từ khía... tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu giới tính” Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho công dân trong việc tham gia vào các mối quan hệ gia đình và xã hội 1.2 Phân biệt Quản lý hộ tịch và Quản lý hộ khẩu” Việc làm rõ các dấu hiệu phân biệt giữa quản lý hộ tịch và quản lý hộ khẩu là rất cần thiết có ý nghĩa thiết thực Thực... định của pháp luật về hộ tịch; 24 Điều 78, Nghị định 158/2005/NĐ-CP GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 28 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu Ba là, quản lý, sử dụng các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Bộ Tư pháp; Bốn là, lưu trữ sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch; Năm là, cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch; Sáu là, tổng... Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu Hành vi đăng ký khai sinh của cơ quan đăng ký hộ tịch đánh dấu điểm khởi đầu của hoạt động quản lý nhà nước đối với từng người dân, đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho mọi mối quan hệ giữa công dân và Nhà nước Từ góc độ lý luận về Nhà nước và pháp luật ở phương diện này có thể khẳng định, quản lý hộ tịch là một... đăng ký và quản lý hộ tịch; Năm là, tổng hợp tình hình và số liệu thống kê hộ tịch báo cáo Chính phủ theo định kỳ hàng năm; GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 25 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu Sáu là, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hộ tịch theo thẩm quyền Đối với khiếu nại, tố cáo về hộ tịch, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thụ lý và giải... động quản lý hộ tịch ở miền Nam Việt Nam thời kỳ thuộc Pháp Chính bởi mục đích này, sau khi 15 Phạm Trọng Cường: Từ quản lý đinh đến quản lý hộ tịch, NXB Tư pháp,2007, tr.56 - tr.57 GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 17 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu Pháp rút khỏi miền Nam, đế quốc Mỹ thế chân dựng lên thể chế bù nhìn thì chế độ quản. .. dung quản lý cũng đặt ra rất nhiều vấn đề phức tạp đòi hỏi hoạt động quản lý hộ tịch phải được nâng lên một trình độ cao hơn GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 10 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu 1.5 Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật về quản lý hộ tịch Hiện nay, trong các văn bản pháp luật và các tài liệu sách báo pháp lý, thuật... 2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỘ TỊCH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 2.1 Hệ thống cơ quan quản lý và đăng ký hộ tịch 2.1.1 Cơ quan quản lý hộ tịch Quản lý hộ tịch là một nội dung quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp, do vậy chủ thể quản lý cao nhất trong lĩnh vực hoạt động này đó là Chính Phủ cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước ta Nhiệm vụ quyền hạn của Chính Phủ trong quản lý. .. chỉ có chức năng quản lý hộ tịch : Cơ quan có cả chức năng quản lý và đăng ký hộ tịch 20 Nghị định số 83/1998/NĐ-CP đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định 158/2005/NĐ-CP (có sơ đồ ở trang tiếp theo) GVHD: Ths Diệp Thành Nguyên 23 SVTH: Võ Chúc Phương Đề tài: Quản lý nhà nước về hộ tịch – thực tiễn tại huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu Sơ đồ 2: Hệ thống cơ quan quản lý hộ tịch theo Nghị định