Địa phương

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về hộ tịch thực tiễn trên địa bàn xã phú hưng, huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 25)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2. địa phương

Thực hiện quản lý theo cơ chế quản lý song trùng, kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ thể hiện rõ trong mô hình quản lý hộ tịch: Theo Nghị định số 219/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 20 tháng 11 năm 1987, cơ chế này thiết lập giữa cơ quan có thẩm quyền chung là Ủy ban hành chính các cấp và cơ quan có thẩm quyền riêng là Bộ Nội vụ (ở trung ương) và Công an các cấp. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch là Uỷ ban hành chính cấp xã và cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Hiện nay, theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP cơ chế này được thiết lập giữa Ủy ban nhân dân các cấp và Bộ Tư pháp (ở trung ương) và Sở Tư pháp cấp tỉnh, Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã. Thẩm quyền đăng lý hộ tịch được phân cấp cho năm cơ quan sau: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.

2.2.2.1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tư pháp

Nghị định số 184/CP của Chính Phủ ngày 30 tháng 11 năm 1994 Quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công nhân Việt Nam và người nước ngoài bổ sung Ủy ban nhân dân cấp tỉnh vào 01 trong 03 cơ quan có thẩm quyền đăng ký hộ tịch, với sự phân cấp khá rõ ràng: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết các việc hộ tịch có yếu tố Ủy ban nhân dân cấp nước ngoài và một số việc hộ tịch có tính chất phức tạp như cải chính, thay đổi hộ tịch; xã phụ trách đăng ký hộ tịch cho người dân tại địa phương; Cơ quan đại diện Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài phụ trách hộ tịch người Việt Nam ở nước ngoài14. Theo sự phân cấp thẩm quyền này thì Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan có thẩm quyền chung cao nhất tại địa phương lại được giao quá nhiều nhiệm vụ tác nghiệp chuyên môn, không phù hợp thẩm quyền. Nghị định 158/2005/NĐ-CP giải quyết vấn đề này bằng cách giải phóng một phần công việc của cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Tư pháp. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp

13 Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG ngày 31 tháng 12 năm 2008 Hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sựcủa Việt Nam ở nước ngoài

tỉnh có thẩm quyền đăng ký 3 loại việc hộ tịch có yếu tố nước ngoài là: đăng ký việc kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài thường trú tại Việt Nam với nhau. Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được giao phụ trách công tác hộ tịch. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh không thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch thay mình15.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở tại địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm.

Sở Tư pháp thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý Nhà nước về hộ tịch quy định tại Khoản 2 Điều 77 Nghị định 158/2005/NĐ-CP. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức thuộc Sở Tư pháp trong đăng ký và quản lý hộ tịch, thì Giám đốc Sở Tư pháp phải chịu trách nhiệm.

Sở Tư pháp thực hiện đăng ký các việc hộ tịch thuộc thẩm quyền của Sở Tư pháp như: đăng ký khai sinh, khai tử, giám hộ có yếu tố nước ngoài và ghi chú vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài; cấp lại bản chính Giấy khai sinh cho người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước đây đã đăng ký khai sinh tại Việt Nam.

2.2.2.2. Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Tư pháp

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý Nhà nước về hộ tịch trong địa phương mình quy định tại Điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết đăng ký hộ tịch đối với các loại việc sau: Thay đổi, cải chính hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên; Xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính đối với người đã đăng ký khai sinh trong phạm vi quản lý của huyện đó; Bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch đối với mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi; Cấp lại bản chính Giấy khai sinh16

.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải chịu trách nhiệm.

Phòng Tư pháp

Phòng Tư pháp là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý Nhà nước về hộ tịch được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 78 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

2.2.2.3. Ủy ban nhân dân cấp xã, Công chức Tư pháp – Hộ tịch

Ủy ban nhân dân cấp xã có vai trò rất quan trọng trong toàn hệ thống cơ quan hành chính có thẩm quyền chung, là nơi liên hệ trực tiếp với nhân dân địa phương, nắm rõ tình hình trên địa bàn nhất: về thành phần dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo,…Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về hộ tịch, Ủy ban nhân dân cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 79 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền đăng ký các loại việc hộ tịch phát sinh trên địa bàn xã17, bao gồm:

- Đăng ký khai sinh; kết hôn; khai tử; nuôi con nuôi; giám hộ; nhận cha, mẹ, con cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn; đăng ký lại việc sinh, tử, kết hôn, nhận nuôi con nuôi;

- Đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và thực hiện việc bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp, không phân biệt độ tuổi;

- Căn cứ vào quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, ghi vào sổ đăng ký hộ tịch các việc về xác định cha, mẹ, con (trường hợp do Toà án xác định); thay đổi quốc tịch, ly hôn, huỷ việc kết hôn trái pháp luật; chấm dứt nuôi con nuôi;

- Uỷ ban nhân dân các xã thuộc khu vực biên giới còn được phân cấp thẩm quyền đăng ký kết hôn, nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

Người thực hiện thẩm quyền đăng ký hộ tịch ở Uỷ ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được giao phụ trách công tác tư pháp. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm về tình hình đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương. Trong trường hợp do buông lỏng quản lý mà dẫn đến những sai phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở địa phương mình, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phải chịu trách nhiệm. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.

Công chức Tư pháp – Hộ tịch

Chức danh công chức chuyên trách cấp xã về công tác hộ tịch xuất hiện khá sớm dưới thời Pháp thuộc, qua các giai đoạn có tên gọi khác nhau: “Hộ lại”, “Cảnh sát hộ tịch”, “Hộ tịch viên”, “Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch”, “Công chức Tư pháp – Hộ tịch”18.

Cán bộ Tư pháp hộ tịch là công chức cấp xã, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong đăng ký và quản lý hộ tịch. Đối với những xã, phường, thị trấn có đông dân cư, số lượng công việc hộ tịch nhiều, thì phải có cán bộ chuyên trách làm công tác hộ tịch, không kiêm nhiệm các công tác tư pháp khác. Có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể theo quy định tại Điều 82 Nghị định 158/2005/NĐ-CP.

2.3. Thực tiễn quản lý Nhà nƣớc về hộ tịch tại xã Phú Hƣng, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước về hộ tịch thực tiễn trên địa bàn xã phú hưng, huyện phú tân, tỉnh an giang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)