1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020

105 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o----------- NGUYỄN THU HẰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CẤP CAO THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH HÀ NỘI – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -----------o0o----------- NGUYỄN THU HẰNG NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CẤP CAO THUỘC KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 - 2020 CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mà SỐ: 60 34 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG HÀ NỘI – 2015 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................ii PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ CẤP CAO CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC ........................................................................................................................ 6 1.1. Tổng quan về bộ máy quản lý và năng lực cán bộ quản lý cấp cao của các cơ quan nhà nƣớc ............................................................................................................ 6 1.1.1. Bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc .................................................................. 6 1.1.2. Năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc .............................................. 15 1.1.3. Năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc ................................................ 17 1.2. Năng lực cán bộ cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc ........................................... 22 1.2.1. Năng lực cán bộ quản lý Kiểm toán Nhà nƣớc .......................................................... 22 1.2.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc .......................................................................................................................................... 25 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cán bộ trong ngành kiểm toán nhà nƣớc ............................................................................................................ 27 1.3.1. Mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới ...................................................................... 27 1.3.2. Kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nƣớc Trung Quốc ................................................. 30 1.3.3. Kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang Đức ........................................... 30 1.3.4. Kinh nghiệm của Nhà nƣớc Liên bang Nga............................................................... 31 CHƢƠNG 2 .............................................................................................................. 36 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC .. 36 2.1 Khái quát về Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc ....................................................... 36 2.1.1. Giới thiệu về Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc.............................................................. 36 2.2. Thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ................. 45 2.2.1. Các chức danh của cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ....... 45 2.2.2. Số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ..................... 45 2.2.3. Chất lƣợng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.................. 47 2.3. Đánh giá chung về năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam..... 58 2.3.1. Những thành tựu đạt đƣợc ........................................................................................... 58 2.3.2. Những hạn chế .............................................................................................................. 59 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế ................................................................................................... 61 CHƢƠNG 3 .............................................................................................................. 66 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 66 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp .................................................................................... 66 3.1.1. Định hƣớng phát triển đất nƣớc trong giai đoạn 2002 - 2020 .................................. 66 3.1.2. Xu thế phát triển ngành kiểm toán Thế giới ............................................................... 72 3.1.3. Định hƣớng phát triển của Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2002 2020 .......................................................................................................................................... 76 3.1.4. Định hƣớng phát triển cán bộ cấp cao của Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2002 - 2020 .................................................................................................................... 80 3.1.4. Những khoảng trống về nguồn nhân lực của Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam so với sự phát triển ngành kiểm toán Thế giới ............................................................ 82 3.1.5 Xác định nhu cầu tăng cƣờng năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đến 2020 ....................................................................................................... 8585 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2002 - 2020 ................................................................................... 866 3.2.1. Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng899 3.2.2. Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc .......................................................................................................................................... 91 3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc .... 94 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc .......................................................................................................... 95 3.3. Kiến nghị ............................................................................................................ 96 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc .................................................................. 96 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nƣớc ............................................................................................... 97 KẾT LUẬN……………………………………………………………………… ... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 101 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN: Cộng đồng các nƣớc khu vực Đông Nam Á. 2. CB: Cán bộ. 3. CBQL: Cán bộ quản lý. 4. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 5. CP: Chính phủ. 6. CQNN: Cơ quan nhà nƣớc. 7. KTNN: Kiểm toán Nhà nƣớc. 8. KT-XH: Kinh tế - Xã hội. 9. NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ. 10. QĐ-TTg: Quyết định- Thủ tƣớng. 11. QL: Quản lý. 12. UBTVQH: Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội. i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam………………………………………………………………………………...46 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Các chức năng quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc ................................. 10 Hình 1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc ................................................................................................ 12 Hình 1.3. Vai trò của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc ........................... 16 Hình 1.4. Đặc điểm năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................................................. 18 Hình 1.5. Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................... 21 Hình 1.6. Yêu cầu đối với một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ mới ....................................................................................................... 24 Hình 1.7. Ba mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới ............................................... 27 Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam .......................... 44 Hình 2.2. Cơ cấu ngạch công chức kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam quý IV/2014 .... 46 Hình 2.3. Kết quả điều tra từ đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ........................................................................................................................... 48 Hình 2.4. Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam quý IV/2014 ...................................................................................................... 49 Hình 2.5. Kết quả điều tra từ đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ................................................................................................................... 51 Hình 2.6. Kết quả điều tra từ đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ..... 52 ii Hình 2.7. Kết quả điều tra từ đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam ......................... 54 Hình 2.8. Kết quả điều tra từ đối tƣợng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam .... 55 Hình 3.1. Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................. 87 Hình 3.2. Quy trình triển khai giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ......... 88 iii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để đến năm 2020, nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng. Trong đó, vấn đề nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, trƣớc hết là bộ phận cán bộ cấp cao, có vị trí hàng đầu và tầm quan trọng đặc biệt. Thực tiễn nƣớc ta cho thấy, đƣờng lối, chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc có đi vào thực tiễn cuộc sống hay không phụ thuộc vào năng lực, trình độ tƣ duy, nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, mà đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp cao trong các Cơ quan nhà nƣớc. Họ là ngƣời lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai đƣờng lối, chính sách và pháp luật vào thực tế, đánh giá kết quả thực hiện, và truyền lửa đến đội ngũ nhân viên cấp dƣới. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc là một cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nƣớc do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc nhằm cung cấp thông tin cho các Cơ quan nhà nƣớc, các đơn vị, các nhà đầu tƣ và công chúng…phục vụ công tác quản lý, điều hành thu, chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN) và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nƣớc, tài sản công hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời cung cấp thông tin phục vụ cho cơ quan lập pháp thẩm tra đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội; giám sát và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc. Qua gần 20 năm hoạt động và không ngừng đổi mới của Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc cho thấy, nhiệm vụ đất nƣớc giao phó ngày càng nhiều và càng nặng nề qua các giai đoạn, nguồn nhân lực ngày càng phát triển nhanh về số lƣợng và chất lƣợng. Việc quản lý và điều hành Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc theo hƣớng chuyên môn hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nền tài chính minh bạch – chất lƣợng – hiệu quả và không ngừng gia tăng giá trị là một thách thức đối với đội ngũ cán bộ cấp cao tại đây. Chính vì vậy, mặc dù vấn đề này đã đƣợc khá nhiều sự quan tâm, các tác giả đã nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, nhƣng với thực tiễn tại Cơ quan Kiểm toán 1 Nhà nƣớc và với mong muốn đóng góp phần nào vào thực tiễn của ngành, tác giả chọn đề tài: “Năng lực quản lý của cán bộ cấp cao thuộc Kiểm toán Nhà nước Việt Nam trong giai đoạn 2002-2020” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh. 2. Tình hình nghiên cứu Năng lực của ngƣời lao động nói chung và năng lực cán bộ cấp cao nói riêng là vấn đề thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. Cho đến nay đã có nhiều công trình đƣợc công bố với những mức độ thể hiện khác nhau trong đó có những công trình có liên quan trực tiếp đến năng lực cán bộ nhƣ: Tác giả Nguyễn Hữu Thân (2001) – Quản trị nhân sự - Nhà xuất bản thống kê; Nguyễn Văn Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2010) – Giáo trình quản trị nhân lực – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân; Vũ Thùy Dƣơng, Hoàng Văn Hải (2008) – Giáo trình quản trị nhân lực – Nhà xuất bản Thống kê… Các tác giả này đã nghiên cứu và đƣa ra những lý thuyết về quản trị nhân lực bao gồm từ bƣớc hình thành nguồn nhân lực, sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trong một tổ chức, doanh nghiệp. Cùng với đó là những công trình nghiên cứu về quản trị nguồn nhân lực nhƣ: Đề tài nghiên cứu của Thạc sỹ Vũ Thị Thu Huyền (2012) – Đổi mới công tác quản lý nhân sự trong nhà trƣờng phổ thông; công trình nghiên cứu; chuyên sâu về năng lực tƣ duy, trình độ tƣ duy, tƣ duy lý luận và trình độ tƣ duy lý luận nhƣ: “Tƣ duy lý luận với hoạt động của ngƣời cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn”, chủ biên: TS. Trần Thành; “Bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa ở đội ngũ cán bộ nƣớc ta trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội”, chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Đình Cúc, “Xây dựng phong cách tƣ duy khoa học của ngƣời cán bộ đảng viên theo gƣơng Bác Hồ vĩ đại” của Lê Thanh Bình, tạp chí Triết học số 13 năm 1986, Bài: “Mấy ý kiến về đổi mới tƣ duy lý luận” của tác giả Thái Ninh trong Tạp chí Cộng sản số 03 năm 1988; “Tƣ duy truyền thống Việt Nam trong quá trình đổi mới tƣ duy ở nƣớc ta” … Tháng 4/2010, Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc đã đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã phê duyệt Chiến lƣợc Phát triển KTNN đến năm 2020. Trong năm 2010, KTNN đã xây dựng một Kế hoạch Hành động Phát triển (KHHĐ) làm cơ sở 2 thực hiện Chiến lƣợc đã đƣợc tổng KTNN phê duyệt vào tháng 12 năm 2010. KHHĐ đƣa ra một chƣơng trình hành động chi tiết và cụ thể theo từng chƣơng, và nếu đƣợc thực hiện thành công thì sẽ giúp đạt đƣợc tầm nhìn của Chiến lƣợc. Kế hoạch này xác định rõ đầu ra mong muốn, thứ tự ƣu tiên, biểu thời gian và hoạt động cho 5 năm tiếp theo đến 2015. Trong đó, một trong những ƣu tiên phát triển hiện nay là tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo cấp cao có chất lƣợng, đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo hƣớng chuyên sâu, thực chất, đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nƣớc, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đảng, nhà nƣớc và nhân dân giao phó. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc đã có nhiều khóa tập huấn, đào tạo với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế cũng nhƣ các giảng viên tại các trƣờng Đại học danh tiếng đến truyền đạt năng lực quản lý và kinh nghiệm quản trị nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao tại cơ quan, tuy nhiên một công trình nghiên cứu đồng bộ và cụ thể về nâng cao năng lực đội ngũ này thì vẫn còn thiếu. Đặc biệt chƣa có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến đối tƣợng là đội ngũ cán bộ cấp cao ở một Cơ quan vừa làm công tác chuyên môn cấp Bộ và công tác quản lý nhà nƣớc cấp Bộ nhƣ tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, năng lực cán bộ cấp cao tại một cơ quan chuyên môn cấp Bộ vẫn còn là mảng đề tài cần tiếp tục làm sáng tỏ khi nghiên cứu trong bối cảnh thực tiễn đất nƣớc trong thời kỳ hội nhập. Vì vậy, việc lựa chọn nghiên cứu này vừa mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm góp phần nâng cao vị thế của ngành, đáp ứng yêu cầu về một nền tài chính minh bạch – chất lƣợng – hiệu quả và không ngừng gia tăng giá trị. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận văn: Trên cơ sở làm rõ yêu cầu và thực trạng năng lực quản lý của ngƣời cán bộ cấp cao của Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam, đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm từng bƣớc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cấp cao tại đây, đáp ứng nhiệm vụ của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó về một nền tài chính minh bạch – chất lƣợng – hiệu quả và không ngững gia tăng giá trị. Nhiệm vụ của luận văn: 3 - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở và khung lý thuyết thực hiện đề tài nhƣ lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết về quản trị chiến lƣợc, lý thuyết về văn hóa Doanh nghiệp, các chính sách, đƣờng lối cán bộ của Đảng... - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cán bộ cấp cao tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. - Đề xuất giải pháp tăng cƣờng năng lực cán bộ cấp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2002 - 2020. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo cấp cao (từ cấp Vụ trở lên, bao gồm từ Phó Vụ trƣởng, Phó Kiểm toán trƣởng đến Tổng Kiểm toán, qua thực tế tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc – Cơ quan vừa làm công tác chuyên môn vừa đảm nhận nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực kiểm toán). Phạm vi nghiên cứu: Xác định thực trạng năng lực quản lý của cán bộ cấp Vụ cụ thể là lãnh đạo các Vụ, lãnh đạo các đơn vị thuộc khối tham mƣu, các đơn vị sự nghiệp tƣơng đƣơng cấp Vụ trực thuộc Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc và cán bộ lãnh đạo ngành, cụ thể là các chức danh Phó Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc và Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2002 đến 2020 và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng năng lực. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học kinh tế nhƣ phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp phân tích, phân tích so sánh và tổng hợp, phƣơng pháp thu thập số liệu từ các nguồn số liệu trung thực và đáng tin cậy, phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn chuyên sâu các bộ phận, phòng ban và các công chức trong Cơ quan. Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã thực hiện phân tích định tính và định lƣợng, thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Cụ thể, những thông tin dùng trong phân tích đƣợc thu thập từ những nguồn sau: 4 Nguồn thông tin thứ cấp: Những vấn đề lý luận đã đƣợc đúc rút trong sách giáo khoa chuyên ngành trong nƣớc và quốc tế; Các số liệu thống kê đã đƣợc báo cáo, nguồn số liệu về năng lực cán bộ cấp cao của các Cơ quan kiểm toán các nƣớc thuộc Cơ quan kiểm toán tối cao Thế giới (INTOSAI) và các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (ASOSAI SAI).... và xu hƣớng phát triển của các nƣớc trên thế giới, dữ liệu thống kê về cán bộ cấp cao tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. Nguồn thông tin sơ cấp: Đƣợc tác giả thu thập thông tin sơ cấp thông qua phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi tự thiết kế và phƣơng pháp phỏng vấn sâu các đối tƣợng nghiên cứu là công chức hoặc ngƣời phụ trách vấn đề nhân sự trong Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc, có nghĩa là nguồn thông tin sơ cấp do tác giả tự thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn đƣợc bố cục thành 03 Chƣơng với các nội dung nhƣ sau: Chuơng 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cán bộ cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 2: Thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đến năm 2020. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CẤP CAO CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC 1.1. Tổng quan về bộ máy quản lý và năng lực cán bộ quản lý cấp cao của các cơ quan nhà nƣớc 1.1.1. Bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm Hiện nay có rất nhiều quan niệm về quản lý và bộ máy quản lý, có quan niệm cho rằng: Quản lý là hành chính, là cai trị; có quan niệm lại cho rằng: Quản lý là điều hành, điều khiển, là chỉ huy. Các quan niệm này không có gì khác nhau về nội dung mà chỉ khác nhau ở cách dùng thuật ngữ. Do vậy ta có thể hiểu khái niệm quản lý theo cách thống nhất nhƣ sau: ”Quản lý là sự tác động có hướng của con người nhằm mục đích biến đổi đối tượng quản lý từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các phương pháp tác động khác nhau”. [Website học liệu mở Việt Nam, 2014]. Quản lý có thể là quản lý trong các doanh nghiệp, quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc hoặc các cơ quan, đơn vị khác. Về khái niệm quản lý doanh nghiệp, có thể hiểu, đây là quá trình vận dụng những quy luật kinh tế, quy luật xã hội, quy luật tự nhiên trong việc lựa chọn, xác định những biện pháp về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật.... để tác động đến các yếu tố vật chất của sản xuất kinh doanh để đạt đƣợc các mục tiêu đã xác định. Công tác quản lý cũng cần có ba yếu tố: nhà quản lý, các công cụ quản lý, đối tƣợng quản lý. Sản phẩm của quản lý là các quyết định, các biện pháp, các chỉ thị, các mệnh lệnh để giúp cơ quan đó thực hiện tốt nhất mục tiêu và nhiệm vụ của đơn vị. Nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ bất cứ một đơn vị kinh tế nào khác đều có thể coi là một hệ thống quản lý bao gồm hai bộ phận là: Chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý ( hay nhiều khi còn đƣợc gọi là bộ phận quản lý và bộ phận bị quản lý). Hai bộ phận này có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo nên một chỉnh thể thống nhất. Chủ thể quản lý trên cơ sở các mục tiêu đã xác định tác động đến đối 6 tƣợng quản lý bằng những quyết định của mình và thông qua hành vi của đối tƣợng quản lý - mối quan hệ ngƣợc có thể giúp chủ thể quản lý có thể điều chỉnh các quyết định đƣa ra. Bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc là cơ quan điều khiển hoạt động của cơ quan nhà nƣớc đó. Bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là lực lƣợng vật chất để chuyển những ý đồ, mục đích, chiến lƣợc hoạt động của cơ quan nhà nƣớc đó trở thành hiện thực, biến những nỗ lực chủ quan của mỗi thành viên trong cơ quan nhà nƣớc thành hiệu quả hoạt động, giúp cơ quan đó thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị cũng nhƣ các mục tiêu hoạt động của cơ quan trong quá trình hoạt động. Bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc thƣờng đƣợc xem xét trên ba mặt chủ yếu sau: Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý; Lực lƣợng lao động quản lý để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của bộ máy. Trong đó lực lƣợng lao động quản lý có vai trò quyết định. Lao động quản lý bao gồm những cán bộ và nhân viên tham gia vào việc thực hiện các chức năng quản lý. Trong bộ máy thì hoạt động của lao động quản lý rất phong phú và đa dạng, cho nên để thực hiện đƣợc các chức năng quản lý thì trong bộ máy quản lý phải có nhiều hoạt động quản lý khác nhau. Căn cứ vào việc tham gia trong các hoạt động và chức năng quản lý, ngƣời ta chia lao động quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc thành ba loại sau: Một là: Cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc gồm có giám đốc, các phó giám đốc của cơ quan nhà nƣớc đó. Các cán bộ này có nhiệm vụ phụ trách từng phần công việc, chịu trách nhiệm về đƣờng lối chiến lƣợc, các công tác tổ chức hành chính tổng hợp của cơ quan nhà nƣớc. Hai là: Cán bộ lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc gồm trƣởng, phó các phòng ban chức năng và các cán bộ nằm trong ban lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc. Đội ngũ lãnh đạo này có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện phƣơng hƣớng, đƣờng lối của lãnh đạo cấp cao đã phê duyệt cho bộ phận chuyên môn của mình. 7 Ba là: Viên chức chuyên môn nghiệp vụ, gồm những ngƣời thực hiện những công việc rất cụ thể và có tính chất thƣờng xuyên lặp đi lặp lại trong các cơ quan nhà nƣớc. Trong bất kỳ một tổ chức nào, trong đó có các cơ quan nhà nƣớc, thì ba loại lao động quản lý nói trên đều cần thiết và phải có, tuy nhiên tuỳ theo từng quy mô hoạt động và tình hình hoạt động của cơ quan nhà nƣớc đó mà có một tỷ lệ thích hợp. Trong đó cán bộ lãnh đạo cấp cao và cán bộ lãnh đạo cấp trung gian có vai trò và vị trí hết sức quan trọng, là nhân tố cơ bản quyết định sự thành bại của bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc - đây là linh hồn của tổ chức và nó đƣợc ví nhƣ ngƣời nhạc trƣởng của một giàn nhạc giao hƣởng. 1.1.1.2. Yêu cầu về bộ máy quản lý các cơ quan nhà nước Có rất nhiều hình thức tổ chức bộ máy quản lý để đáp ứng với từng điều kiện cụ thể của một tổ chức. Tuy nhiên, để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu về bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thì bộ máy quản lý cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:  Phải đảm bảo thực hiện đầy đủ, toàn diện những chức năng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu chung đã đề ra: hoàn thành toàn diện kế hoach với chi phí ít và hiệu quả kinh tế nhiều nhất;  Phải đảm bảo nghiêm túc và tuyệt đối chế độ một thủ trƣởng chế độ trách nhiệm cá nhân trên cơ sở đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của tập thể lao động trong doanh nghiệp;  Phải tạo đƣợc điều kiện để phát huy tối đa tính tự chủ và sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên thông qua việc giao quyền và phân quyền;  Phải phù hợp với quy mô và các đặc điểm hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc. Trong các cơ quan có quy mô lớn, công tác của các phòng chức năng đƣợc chuyên môn hoá sâu hơn do đó cần thiết và có thiể tổ chức nhiều phòng chức năng hơn các đơn vị có quy mô vừa và nhỏ.  Bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc cần phải đƣợc tinh giảm một cách có hiệu quả; nghĩa là khi tinh giảm bộ vẫn đảm bảo đƣợc tính vững trắc trong 8 việc liên kết các phần tử, sự hoạt động vững trắc của tổ chức... mà không ảnh hƣởng xấu đến vai trò cũng nhƣ năng lực hoạt động của bộ máy. 1.1.1.3. Vai trò bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước Xuất phát từ những đặc điểm quản lý, ta thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của bộ máy quản lý mà nhiều khi quyết định cả sự sống còn của một tổ chức cụ thể, trong đó có các tổ chức là cơ quan, đơn vị nhà nƣớc. Nếu cơ quan nhà nƣớc có thể bố trí một bộ máy quản lý phù hợp thì lao động sẽ đạt hiệu quả cao tiết kiệm đƣợc thời gian và nâng cao năng suất làm việc của các cán bộ. Mặt khác, một bộ máy nhẹ sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí và có những quyết định nhanh, đúng đắn. Ngoài ra, trong công tác quản lý, biết bố trí đúng ngƣời đúng việc thì sẽ phát huy hết khả năng tiềm tàng của cá nhân và tập thể ngƣời lao động, ngƣợc lại sẽ gây ra hậu quả khó lƣờng. Bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hoạt động của các cơ quan này, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động chung của toàn đơn vị. Với một bộ máy quản lý gọn nhẹ, có trình độ có phƣơng pháp quản lý phù hợp sẽ giúp cho cơ quan nhà nƣớc đó có hƣớng đi đúng, có sự tổ chức hoạt động hợp lý, cũng nhƣ có sự chỉ đạo, kiểm tra và điều chỉnh nhanh chóng và chính xác trong quá trình hoạt động. Nhờ đó, cơ quan nhà nƣớc phát huy đƣợc những điểm mạnh, khắc phục đƣợc những điểm yếu của mình thích ứng nhanh chóng với môi trƣờng, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị và các mục tiêu hoạt động đã đề ra trong quá trình xây dựng và phát triển đơn vị. 1.1.1.4. Chức năng bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước Với vai trò của bộ máy quản lý đã nêu nhƣ trên, có thể kể đến các chức năng của bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc nhƣ sau: 9 Các chức năng quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc Chức năng quản trị, lập kế hoạch, định hƣớng Chức năng tổ chức và phối hợp Chức năng điều khiển Chức năng điều chỉnh Chức năng kiểm tra Chức năng quản trị nhân sự Chức năng quản trị tài chính Hình 1.1. Các chức năng quản lý trong các cơ quan nhà nước Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo đó (Hình 1.1), các chức năng quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc bao gồm:  Chức năng quản trị, lập kế hoạch, định hướng: Định hƣớng là quá trình ấn định những nhiệm vụ, mục tiêu và các phƣơng pháp tốt nhất để thực hiện những nhiệm vụ và mục tiêu đó. Việc định hƣớng phải nhằm thiết lập một môi trƣờng tốt nhất để các cá nhân đang làm việc với nhau trong cơ quan nhà nƣớc thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Định hƣớng là việc lựa chọn một trong những phƣơng án hành động tƣơng lai cho cơ quan nhà nƣớc, trong đó có các phƣơng án để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao.  Chức năng tổ chức và phối hợp: Để đạt đƣợc một mục đích nào đó trong hoạt động của một tổ chức, hay cụ thể là trong cơ quan nhà nƣớc nào đó, khi có nhiều ngƣời cùng làm việc với nhau trong một nhóm thì mỗi thành viên trong nhóm phải đóng những vai trò nhất định. Mỗi một vai trò cho biết công việc mà mỗi ngƣời đang thực hiện đều có mục đích và mục tiêu nhất định. Sự hoạt động của họ nằm trong một phạm vi mà ở đó họ biết rõ mục tiêu công việc của họ ăn khớp nhƣ thế nào với hoạt động nỗ lực của nhóm, tại đó họ có nhiệm vụ quyền hạn cần thiết và có những công cụ thông tin cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Chính thông qua 10 các hoạt động riêng biệt đó đã nảy sinh sự cần thiết phải tổ chức và phối hợp các hoạt động của từng cá nhân lại với nhau qua đó hình thành nên một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phù hợp và một quy chế làm việc có hiệu quả, nhằm giúp các cán bộ trong các cơ quan nhà nƣớc thực hiện tốt nhất công tác đƣợc giao.  Chức năng điều khiển: Điều khiển là một trong các chức năng quản lý, đó là quá trình tác động lên con nguời trong cơ quan nhà nƣớc một cách có chủ định để họ tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu đạt đƣợc những mục tiêu đã đề ra của cơ quan nhà nƣớc đó .Trong quá trình thực hiện chức năng điều khiển thì ban lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc đó phải đƣa ra đƣợc các quyết định quản lý và tổ chức thực hiện nó một cách tốt nhất.  Chức năng kiểm tra: Là một chức năng cơ bản trong chức trách của chủ một đơn vị. Kiểm tra là đo lƣờng chấn chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo các mục tiêu của cơ quan nhà nƣớc và các kế hoạch vạch ra để đạt tốt mục tiêu này đã và đang đƣợc hoàn thành. Thực chất của việc kiểm tra trong các cơ quan nhà nƣớc là nhằm sửa chữa những sai lầm đã phát sinh trong quá trình quản lý.  Chức năng điều chỉnh: Điều chỉnh là thƣờng xuyên theo dõi sự vận động của hệ thống để kịp thời phát hiện mọi sự rối loạn trong tổ chức và luôn luôn cố gắng duy trì các mối quan hệ bình thƣờng giữa các bộ phận điều khiển và bộ phận chấp hành. Muốn sự điều chỉnh đạt hiệu quả thì phải thƣờng xuyên thu thập tài liệu về sự chênh lệch của hệ thống và những thông số đã cho thông qua sự kiểm tra.  Chức năng quản trị nhân sự: Quản trị nhân sự là việc bố trí hợp lý những ngƣời lao động trong tổ chức (cơ quan nhà nƣớc) nhằm thúc đẩy quá trình làm việc hiệu quả hơn. Quản trị nhân sự chính là quản lý con ngƣời - đó là những công việc hàng ngày đối với một cá nhân, tập thể những ngƣời lao động .  Chức năng quản trị tài chính: Quản trị tài chính sẽ giúp cho các cơ quan nhà nƣớc biết đƣợc mình đang có bao nhiêu tiền, đã thu đƣợc các món tiền gì, đã tiêu hao bao nhiêu tiền và tiêu nhƣ thế nào, các nguồn tài chính sử dụng trong các hoạt động của cơ quan đến từ đâu, kế hoạch chi tiêu có hợp lý và phù hợp với kế hoạch cấp trên đƣa ra hay không?. Nói cách khác, quản trị tài chính trong cơ quan nhà 11 nƣớc là việc quản trị các mối quan hệ tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của cơ quan nhà nƣớc đó. 1.1.1.5. Năng lực hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nước * Khái niệm năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nước Năng lực hoạt động của bộ máy quản lý là khả năng đƣợc thể hiện trong quá trình bộ máy quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu chung của tổ chức. Năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là khả năng đƣợc thể hiện trong quá trình bộ máy quản lý của cơ quan nhà nƣớc đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để thực hiện các nhiệm vụ chính trị đƣợc giao và giúp cơ quan nhà nƣớc đó đạt đƣợc các mục tiêu chung của tổ chức. * Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước Có thể kể đến các nhân tố sau ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc: Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của cơ quan nhà nƣớc Cơ cấu tổ chức Thể chế Cán bộ quản lý Hình 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước Nguồn: Tác giả tổng hợp Cụ thể: 12  Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức có ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc. Nếu cơ quan nhà nƣớc có một cơ cấu tổ chức hợp lý, phù hợp với nhiệm vụ và tình hình hoạt động của cơ quan, đặc biệt nếu có một kết cấu hợp lý, xây dựng đƣợc mối liên kết giữa các phần tử thì bộ máy quản lý sẽ phát huy đƣợc hiệu lực của nó. Tuy nhiên, nếu cơ cấu không hợp lý, bộ máy quản lý cồng kềnh thì nó không thể phát huy đƣợc tính sáng tạo của các cán bộ nhân viên và gây ra sự lãng phí tốn kém thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của các cơ quan nhà nƣớc đó.  Thể chế: Có nhiều quan niệm khác nhau về thể chế. Tại Việt Nam, trong từ điển Tiếng Việt, do Hoàng Phê chủ biên (1988), thể chế là những ”quy định, luật lệ của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo( nói một cách tổng quát )”. [Hoàng Phê, 1988]. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau, nhƣng nói chung các quan niệm về thể chế đều bao hàm các vấn đề quan trọng nhất: Luật chơi( chính thức và phi chính thức); cơ chế thực hiện và các tổ chức ( gắn với hành vi của chúng), bao gồm các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội và các tổ chức giáo dục. Nếu có một thể chế thông thoáng, phù hợp thì đó sẽ là một điều kiện lý tƣởng để một tổ chức phát huy sức mạnh của mình và do đó năng lực quản lý của bộ máy tổ chức sẽ đƣợc nâng lên. Nhƣng nếu một thể chế bất hợp lý thì đó sẽ là một sự cản trở vô cùng lớn đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Trong các cơ quan nhà nƣớc, nhân tố này cũng có những tác động theo các nội dung nhƣ đã phân tích ở trên.  Cán bộ quản lý: Cán bộ quản lý có một vai trò cực kì quan trọng đối với năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan nhà nƣớc nói riêng. Cán bộ quản lý ở đây đƣợc xác định là ngƣời có trách nhiệm tạo ra những điều kiện cần thiết giúp cho nhân viên xây dựng thực hiện và kiểm tra theo dõi các nhiệm vụ, các hoạt động. Nhƣ vậy, họ không chỉ chịu trách nhiệm với các hoạt động của đơn vị, với vấn đề tài chính mà còn có trách nhiệm với các thành viên của tổ chức. Họ phải có trách nhiệm tổ chức các hoạt động các nhiệm vụ của đơn vị mình, đồng bộ với các hoạt động khác của cả tổ chức; cùng đơn vị xây dựng tầm nhìn và mục đích đồng thời đảm bảo rằng các mục đích đó đã đƣợc theo đuổi; các hoạt động của đơn vị phải đƣợc thực hiện tốt, 13 đƣợc phát triển và làm chúng thích ứng các điều kiện, hoàn cảnh nhu cầu, lĩnh vực mới của hoạt động; có trách nhiệm tạo ra những điều kiện cần thiết để cho nhân viên chủ động tham gia vào các hoạt động và cố gắng làm cho các hoạt động phát triển; luôn tăng cƣờng và phát triển và làm thích nghi với các kỹ năng quản lý đáp ứng với tình hình mới. Mỗi loại hình tổ chức đều có những đặc điểm khác nhau và nó đặt ra những đòi hỏi có những điểm khác nhau đối với cán bộ quản lý của tổ chức đó, và đối với các cơ quan nhà nƣớc cũng vậy. Hoạt động trong một môi trƣờng rộng và tƣơng đối phức tạp nên vai trò của ngƣời quản lý ở đây cũng có những yêu cầu khác. Họ đƣợc xác định có những vai trò sau:  Vai trò của ngƣời khai phá: Luôn quan tâm, xem xét nghiên cứu đối với các xu hƣớng và sự thay đổi của môi trƣờng, có những kết luận cần thiết về đơn vị tổ chức về hoạt động của tổ chức mình trên cơ sở của sự thay đổi của môi trƣờng này;  Vai trò của ngƣời thông đạt thông tin, giao tiếp: Luôn đòi hỏi có sự hiểu biết về cả tình hình bên trong và bên ngoài, thực hiện và giữ các cuộc trao đổi là vấn đề quan trọng để theo đuổi mục tiêu định hƣớng chung;  Vai trò của ngƣời huấn luyện: Luôn tạo điều kiện, ủng hộ cho phép nhân viên đáp ứng đƣợc với yêu cầu của nhiệm vụ, tạo điều kiện cho nhân viên mở rộng hoạt động và nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của họ;  Vai trò làm xúc tác cho sự thay đổi: Luôn khuyến khích với những ý tƣởng mới, xây dựng đề xuất để làm cho thay đổi và thực hiện thay đổi;  Vai trò của ngƣời kiến tạo những cơ hội học tập: Luôn chú trọng vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng một tổ chức học tập;  Vai trò của ngƣời ra quyết định: Khi đƣợc phân quyền thì họ phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của họ cũng nhƣ những hậu quả của chúng; Nhƣ vậy, cán bộ quản lý có một ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển của tổ chức, thực hiện kế hoạch phát triển nhân viên và họ là nhân tố quyết đến quá trình đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức, đạt năng suất, hiệu quả của tổ chức. Do vậy, cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan nhà nƣớc nói riêng. 14 1.1.2. Năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước 1.1.2.1. Khái niệm về năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước Năng lực là khả năng của một ngƣời để làm một việc gì đó, để xử lý một tình huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trƣờng xác định. Nói cách khác năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con ngƣời nhƣ kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất khác để đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định. Thông thƣờng ngƣời ta cho rằng năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là khả năng tổ chức, điều hành một cơ quan nhà nƣớc cụ thể đi đúng hƣớng và đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Năng lực của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc không phải là bất biến, đƣợc sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trƣờng. Ở thời điểm hay môi trƣờng này, năng lực đƣợc thể hiện, phát huy tác dụng, nhƣng ở thời điểm khác thì cần phải có loại năng lực khác. Năng lực của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc luôn gắn với mục đích tổng thể, chiến lƣợc phát triển của cơ quan nhà nƣớc đó và phải gắn với từng lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phƣơng pháp làm việc hiệu quả và khoa học công nghệ. Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình công việc và nhiệm vụ thay đổi. Năng lực không phải là bằng cấp, trình độ đƣợc đào tạo chính quy. 1.1.2.2. Vị trí, vai trò của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước Cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là những ngƣời thực hiện các chức năng quản lý và nhiệm vụ quản lý nhất định trong bộ máy quản lý nhằm đảm bảo cho cơ quan nhà nƣớc đạt đƣợc những mục đích của mình với kết quả và hiệu quả cao. Một cán bộ quản lý trong một cơ quan nhà nƣớc cụ thể đƣợc xác định bởi ba yếu tố sau:  Có vị thế trong cơ quan nhà nƣớc với những quyền hạn nhất định trong quá trình ra quyết định quản lý.  Có chức năng thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhất định trong quản lý cơ quan nhà nƣớc.  Có nghiệp vụ để đáp ứng những đòi hỏi nhất định của công việc. 15 Mọi cán bộ trong một cơ quan nhà nƣớc dù ở vị trí nào đi nữa cũng có tầm quan trọng nhất định với sự thành bại của cơ quan nhà nƣớc đó. Trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển .của đất nƣớc cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của từng cơ quan, đơn vị nói chung và hiệu quả hoạt động trong các cơ quan nhà nƣớc nói riêng. Trong quản lý một tổ chức ( một cơ quan nhà nƣớc), các nhà quản lý thƣờng xuyên thực hiện ba vai trò là vai trò liên kết con ngƣời, vai trò thông tin và là vai trò quyết định. Nói một cách cụ thể, cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là một trong những nhân tố cơ bản quyết định thành công hay thất bại của hệ thống trong hoạt động. Họ thực hiện những vai trò cụ thể sau: Vai trò của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc Vai trò quản lý Vai trò chính trị Vai trò giáo dục Hình 1.3. Vai trò của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước Nguồn: Tác giả tổng hợp  Vai trò quản lý: liên kết các bộ phận riêng rẽ, tổ chức các mối quan hệ qua lại một cách nhịp nhàng để tạo thành một hệ thống trọn vẹn. Đồng thời, họ là những ngƣời trực tiếp vận dụng các quy luật kinh tế khách quan vào hoạt động kinh tế của hệ thống;  Vai trò chính trị: cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là những ngƣời tham gia xây dựng hoạch định các chính sách, chiến lƣợc phát triển của cơ quan. Đồng thời tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lƣợc đó ở mức độ nhất định, ngƣời cán bộ đại diện cho quyền lợi của giai cấp họ.  Vai trò giáo dục: Ngƣời lãnh đạo ở mức độ nào đó là hình mẫu để cấp dƣới noi theo. Mọi hành vi của họ trong công việc, trong cuộc sống có ý nghĩa giáo dục đối với mọi ngƣời. 16 Quản lí là nghệ thuật hoàn thành công việc thông qua ngƣời khác, là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên trong tổ chức nói chung và trong các cơ quan nhà nƣớc nói riêng, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt đƣợc các mục tiêu của cơ quan nhà nƣớc đó. Nhƣ vậy, chức năng cơ bản của quản lí trong các cơ quan nhà nƣớc là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra. Cán quản bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là những ngƣời làm việc trong cơ quan nhà nƣớc đó, điều khiển công việc của ngƣời khác và chịu trách nhiệm trƣớc kết quả hoạt động của họ. Nhà quản lý là ngƣời lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát con ngƣời, tài chính, vật chất và thông tin một cách có hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu. Nhà quản lí đóng vai trò quan trọng, góp phần chủ yếu quyết định hiệu quả và sự phát triển bền vững của tập thể. Với chức trách của mình, ngƣời quản lí đảm đƣơng nhiều vai trò khác nhau, trong phạm vi đề tài, tác giả tập trung làm rõ ba vai trò trên đây của cán bộ quản lý trong một cơ quan nhà nƣớc cụ thể. 1.1.3. Năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nước 1.1.3.1. Khái niệm năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong bối cảnh thế giới ngày nay, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, ảnh hƣởng đến tất cả các hoạt động của các tổ chức, đơn vị khác nhau trong nền kinh tế, trong đó, các cơ quan nhà nƣớc cũng chịu ảnh hƣởng từ quá trình toàn cầu hóa này. Chính vì vậy, đòi hỏi về năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa càng cao hơn và đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Về khái niệm năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể hiểu, nó cũng bao gồm đầy đủ các nội dung về năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc nhƣ đã nói ở trên, tức là: Năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc là khả năng tổ chức, điều hành một cơ quan nhà nƣớc cụ thể đi đúng hƣớng và đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Năng lực của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc không phải là bất biến, đƣợc sử dụng trong mọi hoàn cảnh, môi trƣờng. Ở thời điểm hay môi trƣờng này, năng lực đƣợc thể hiện, phát 17 huy tác dụng, nhƣng ở thời điểm khác thì cần phải có loại năng lực khác. Năng lực của cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc luôn gắn với mục đích tổng thể, chiến lƣợc phát triển của cơ quan nhà nƣớc đó và phải gắn với từng lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá trình làm việc, phƣơng pháp làm việc hiệu quả và khoa học công nghệ. Yêu cầu năng lực sẽ thay đổi khi tình hình công việc và nhiệm vụ thay đổi. Năng lực không phải là bằng cấp, trình độ đƣợc đào tạo chính quy. Bên cạnh đó, trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nƣớc, năng lực của cán bộ quản lý ngoài những khả năng đã nêu ở phần trên, còn là việc điều hành, lãnh đạo tổ chức/ doanh nghiệp tiến lên theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. 1.1.3.2. Đặc điểm năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nước Năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gồm các đặc điểm chính sau đây: Đặc điểm năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đặc điểm về năng lực chuyên môn Đặc điểm về năng lực tổ chức Đặc điểm về phẩm chất đạo đức Hình 1.4. Đặc điểm năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo đó (Hình 1.4), năng lực cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc bao gồm những đặc điểm sau đây: (1) Đặc điểm về năng lực chuyên môn 18 Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc thể hiện trong việc quản lý nhân sự, quản lý công nghệ thông tin, tƣ vấn pháp lý, cũng nhƣ trong quan hệ với quần chúng, trong quản lý và phân công lao động. Trong đó, cốt lõi của năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là kiểm soát đƣợc mục tiêu công việc và phƣơng tiện để đạt đƣợc mục đích, làm chủ đƣợc liến thức và quản lý thực tiễn, thể hiện cụ thể ở:  Trình độ văn hóa và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành đƣợc đào tạo, hình thức đào tạo, ngạch, bậc công chức…) của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc;  Kinh nghiệm công tác ( thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí công tác đã kinh qua) của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa;  Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các nghiệp vụ chuyên môn) của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc. (2) Đặc điểm về năng lực tổ chức Năng lực tổ chức của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc, đó là khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên của đồng nghiệp, khả năng làm việc với con ngƣời và đƣa tổ chức tới mục tiêu, biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểm soát công việc. Năng lực này đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nƣớc, vì vậy nó hay đƣợc xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm. Cách nhận biết một ngƣời có năng lực tổ chức có thể dựa vào những tiêu chuẩn mang tính định tính:  Biết mình, nhất là biết nhìn mình quan nhận xét của ngƣời khác;  Biết ngƣời, nghĩa là biết nhìn nhận con ngƣời đúng với thực chất của họ và biết sử dụng họ;  Có khả năng tiếp cận dễ dàng với những ngƣời khác;  Biết tập hợp những ngƣời khác nhau vào một tập thể theo nguyên tắc bổ sung nhau;  Biết giao việc cho ngƣời khác và kiểm tra việc thực hiện của họ; 19  Tháo vát, sáng kiến biết cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào trong mọi tình huống, có những giải pháp sáng tạo;  Quyết đoán, dám ra quyết định và dám chịu trách nhiệm. (3) Đặc điểm về phẩm chất đạo đức Phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc là một tiêu chuẩn quan trọng đối với cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nƣớc hiện nay, họ phải là ngƣời hết lòng trong công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nƣớc, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tƣ cách đúng đắn trong thực thi công vụ. Ngƣời cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trƣớc tiên phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịch phản ánh rõ ràng mối quan hệ gia đình và xã hội. Chúng ta chống lại quan niệm cũ kỹ, duy ý chí về thành phần chủ nghĩa, nhƣng nhƣ thế không có nghĩa là không xem xét đến đạo đức của con ngƣời cụ thể biểu hiện trong quan hệ tƣơng tác vố gia đình, xã hội và trong lịch sử bản thân. Nếu không xem xét kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con ngƣời thiếu tƣ cách và trong thực thi công vụ họ sẽ lợi dụng chức quyền đẻ mƣu cầu lợi ích cá nhân. Trong công tác giáo dục con ngƣời nói chung cũng nhƣ cán bộ quản lý nói riêng, Hồ Chí Minh coi trọng việc giáo dục cả tài và đức. Ngƣời đặc biệt coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, công chức, bởi theo ngƣời đạo đức là cái “gốc” của con ngƣời, đức là cái gốc là rất quan trọng. Khi một ngƣời đã là cán bộ thì tƣ cách đạo đức của họ không chỉ ảnh hƣởng riêng đến bản thân họ mà còn ảnh hƣởng đến Đảng và nhân dân, nhất là những tính xấu, tính xấu của một ngƣời thƣờng có hại cho ngƣời đó, tính xấu của cán bộ sẽ có hại cho Đảng, cho nhân dân. ngƣời đã xác định “các cơ quan của chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là dều gánh vác công việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân nhƣ trong thời kỳ dƣới quyền của Pháp, Nhật”. Cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc phải biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân, lấy quyền lợi cuả nhân dân làm mục tiêu quan trọng nhất trong công việc: “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Điều quan trọng để cán bộ quản lý đƣợc lòng dân không đơn thuần vì danh nghĩa mà chính là ở chỗ ngƣời cán bộ đó phải có đạo đức, trung thực, 20 thực sự gƣơng mẫu trƣớc dân, lo trƣớc dân, vui sau dân, hết lòng chăm lo cho cuộc sống của dân. Tinh thần phụ vụ nhân dân của ngƣời quản lý phải đƣợc thể hiện trong tác phong làm việc, muốn làm tốt việc lãnh đạo, vận động nhân dân thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc thì ngƣời cán bộ phải có tác phong chuẩn mực. 1.1.3.3. Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nước Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc. Tựu chung lại là các tiêu chí nhƣ sau: Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực CBQL của CQNN Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp Kiến thức về khoa học quản lý Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng Kỹ năng quản lý Kỹ năng tạo động lực lao động Hình 1.5. Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nước Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo đó (Hình 1.5), các tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc bao gồm:  Kiến thức về chuyên môn, nghề nghiệp: đây là điều đầu tiên nói đến khi đánh giá một cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc. Muốn quản lý tốt công việc và lãnh đạo đƣợc cấp dƣới, trƣớc tiên ngƣời cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc phải là ngƣời có kiến thức vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng làm việc nhuần nhuyễn; 21  Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng: để là một ngƣời quản lý giỏi không chỉ cần cần kiến thức chuyên môn mà còn cần kiến thức về xã hội. Các kiến thức về đời sống xã hội này sẽ giúp cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện các kỹ năng mềm cũng nhƣng việc ”đối nhân xử thế”.  Kiến thức về khoa học quản lý: đây là những kiến thức quan trọng và rất cần thiết, giúp cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc điều hành, quản lý công việc.  Kỹ năng quản lý: Kỹ năng này bao gồm các kỹ năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lƣợc và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà quản lý phải dự kiến đƣợc các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trƣờng kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng.  Kỹ năng tạo động lực làm việc: Một cơ quan nhà nƣớc hoạt động hiệu quả hay không, hoàn toàn nhờ sự đóng góp của các thành viên trong cơ quan nhà nƣớc đó. Khi các thành viên phát huy đƣợc 100% hay hơn 100% sức lực của mình thì tổ chức đó sẽ đạt mong muốn của tổ chức. Để đạt đƣợc điều đó đòi hỏi nhà lãnh đạo, nhà quản lý phải khuyến khích nhân viên muốn làm việc chứ không phải là"phải" làm việc. Muốn khích lệ hay động viên nhân viên thì Nhà lãnh đạo phải biết đƣợc nhân viên mình muốn gì (về cả mặt vật chất và tinh thần)? Muốn động viên nhân viên làm việc, ngƣời cán bộ quản lý: công nhận thành tích (khen thƣởng, thăng chức), tạo cơ hội phát triển cá nhân (cho đi đào tạo phát triển kỹ năng, tham dự vào công việc quản lý, giao thêm việc, giao quyền..) 1.2. Năng lực cán bộ cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc 1.2.1. Năng lực cán bộ quản lý Kiểm toán Nhà nước Bản chất cũng nhƣ mục tiêu của kiểm toán là thẩm định và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin. Kiểm toán viên là chủ thể của một cuộc kiểm toán, thực hiện tất cả các công việc trong một quy trình kiểm toán nhằm đặt đƣợc mục tiêu trên đƣa ra ý kiến xác nhận cho các thông tin đƣợc kiểm toán; đối với cán bộ quản lý cấp cao, họ phải đƣa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định đó. Do đó, yêu cầu về năng lực với cán bộ quản lý Kiểm toán Nhà nƣớc là một yếu tố quan trọng và không 22 thể thay thế. Kiểm toán viên nói chung, đội ngủ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nƣớc nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nhƣ: Độc lập, chính trực, khách quan, có năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bí mật tƣ cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đây là những nguyên tắc mang tính bắt buộc bởi nó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng hiệu quả của cuộc kiểm toán cũng nhƣ uy tín của kiểm toán viên, của Kiểm toán Nhà nƣớc. Vì vậy, ngƣời cán bộ cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc luôn phải luôn phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình trong các hoạt động kiểm toán cũng nhƣ các hoạt động khác liên quan, phải luôn thể hiện: là vị quan tòa công minh của quá khứ; là ngƣời dẫn dắt thông thạo cho hiện tai; là ngƣời cố vấn sáng suốt cho tƣơng lai. Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo xu hƣớng hội nhập toàn cầu nên việc xây dựng một đội ngũ những ngƣời hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp là nhân tố thiết yêu. Xuất phát từ đặc điểm trên, trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay và xét đến xu hƣớng hội nhập và phát triển trong tƣơng lai, một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc cần đảm bảo các yêu cầu sau: Yêu cầu đối với một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ mới Yêu cầu về đào tạo nghề nghiệp Yêu cầu về tính độc lập Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ Yêu cầu về thái độ nghề nghiệp Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp 23 Hình 1.6. Yêu cầu đối với một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà nước trong thời kỳ mới Nguồn: Tác giả tổng hợp Cụ thể, đó là các yêu cầu:  Yêu cầu về đào tạo nghề nghiệp: cán bộ quản lý trong Kiểm toán Nhà nƣớc phải có một quá trình đào tạo tƣơng đối bài bản về lý luận kiểm toán cũng nhƣ thực hành kiểm toán. Quá trình đào tạo kiểm toán viên phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình học trong Trƣờng Đại học đến quá trình hành nghề kiểm toán. Việc đào tạo phải hƣớng tới mục tiêu là: đào tạo lý luận kiểm toán và hành nghề kiểm toán; đào tạo kỹ năng cần thiết cho kiểm toán cũng nhƣ đạo đức, thái độ nghề nghiệp kiểm toán.  Yêu cầu về tính độc lập: Độc lập ở mọi khía cạnh trong kiểm toán là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Ngƣời kiểm toán viên, đặc biệt là những ngƣời lãnh đạo, phải thực sự không bị chi phối bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hƣởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các xử lý kiểm toán trong các giao dịch của tổ chức/doanh nghiệp cần đƣợc trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị rằng buộc, hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán và ý kiến nhận xét của mình.  Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp: Để đảm bảo có thể cung cấp các thông tin đúng, trung thực, khách quan, Kiểm toán Nhà nƣớc, trong đó bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý cần phải tuân thủ các yêu cầu có tính nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, phải luôn duy trì đƣợc tính độc lập, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm toán. Ngƣời làm công tác kiểm toán phải có lƣơng tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần, phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán, phải tôn trọng pháp luật và chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nƣớc và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán đƣợc thừa nhận. 24  Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ: Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu Kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết. Kiểm toán viên và các cán bộ quản lý phải có năng lực chuyên môn về tổ chức cũng nhƣ việc thực hành các công việc kiểm toán.  Yêu cầu về thái độ nghề nghiệp: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, luôn phải tỏ thái độ lắng nghe, cầu thị và thận trọng trong công việc. Với thái độ nhã nhặn, ứng xử khôn khéo tế nhị sẽ làm cho môi trƣờng kiểm toán thoải mái, thân thiện đảm bảo cho việc thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán để đƣa ra kết luận phù hợp. Cần tránh sự cứng nhắc, cố chấp, áp đặt trong kiểm toán.  Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp: Ngoài năng lực chuyên môn cần có để đảm bảo cho yêu cầu kiểm toán, đội ngũ quản lý của Kiểm toán Nhà nƣớc cần có các kỹ năng sau: Kỹ năng sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, điều kiện phục vụ cho kiểm toán; kỹ năng tự tổ chức công việc, đánh giá sự phù hợp của các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm toán; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thỏa thuận các vấn đề; kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng thuyết trình vấn đề bằng miệng và bằng văn bản; kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn và chuẩn mực chuyên môn cho công việc kiểm toán; kỹ năng phân tích và tƣ duy lô gic; kỹ năng xét đoán nghề nghiệp; kỹ năng về khả năng kiềm chế cảm xúc, nhạy cảm nghề nghiệp... Các kỹ năng này là những yếu tố góp phần làm nên chất lƣợng và tính kinh tế trong kiểm toán. 1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nước Với các yêu cầu về năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ nêu ở phần trên, có thể thấy có hai yếu tố ảnh hƣởng đến chúng: Nhân tố môi trƣờng bên ngoài và nhân tố môi trƣờng bên trong. (1) Môi trường bên ngoài Môi trƣờng bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi nhanh hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt: quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá thƣơng 25 mại đang ảnh hƣởng đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có công việc kiểm toán. Từ nhiều năm nay nƣớc ta đã thực hiện sự chuyển đổi từ thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, sang thể chế kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần đang ngày càng đƣợc hoàn thiện. nƣớc ta đang thoát dần từ trạng thái kém phát triển sang nƣớc có thu nhập trung bình, đồng thời đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại. Nói một cách khác, nƣớc ta đang chuyển từ xã hội nông nghiệp đã tồn tại hàng mấy nghìn năm nay sang xã hội công nghiệp. Từ một nền kinh tế tự cấp tự túc là chính và bị bao vây cô lập trong thời gian dài, Việt Nam đã đạt tỷ lệ sản xuất hàng hóa khá cao và hội nhập hoàn toàn, đầy đủ với nền kinh tế thế giới; từ một cơ chế mang nặng nhân tố "nhân trị" vận hành chủ yếu theo các chỉ thị, nghị quyết, thậm chí các "ý kiến chỉ đạo", chúng ta đang nỗ lực xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. sống trong nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội dân chủ trong bối cảnh dân trí đã và đang có những thay đổi rất sâu sắc; nƣớc ta đang tiếp tục thực hiện sự quá độ lên xã hội chủ nghĩa và điều này đặt dấu ấn đậm nét lên tất cả những sự chuyển đổi trên. Tất cả biến chuyển đó còn đang vận động nên có thể nói, nƣớc ta đang ở thời kỳ chuyển tiếp pha trộn giữa cái cũ và cái mới. Sự thay đổi, pha trộn này tạo nên tác động to lớn đến các thành phần kinh tế xã hội, từ đó tác động trực tiếp đến ngƣời lao động. Cán bộ cấp quản lý của Kiểm toán nhà nƣớc cũng không nằm ngoài guồng quay đó của xã hội. Từ thế bị động, nay Kiểm toán nhà nƣớc ta đã chủ động hơn để hội nhập, nâng vị thế của ngành kiểm toán nói chung và đơn vị Kiểm toán nhà nƣớc nói riêng lên tầm cao mới. Điều này đòi hỏi các cán bộ của Kiểm toán nhà nƣớc, đặc biệt cán bộ quản lý phải phát huy hết các năng lực sẵn có, không ngừng học hỏi kiến thức cũng nhƣ trau dồi đạo đức nghề nghiệp để lãnh đạo đƣợc Kiểm toán nhà nƣớc bắt kịp với sự thay đổi của thời đại mới – thời đại Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (2) Môi trường bên trong 26 Môi trƣờng bên trong ở đây là nội tại công việc của một cán bộ cấp quản lý của Kiểm toán nhà nƣớc. Trong “Chiến lƣợc Kế toán – Kiểm toán đến 2020, tầm nhìn 2030” đƣợc ban hành theo Quyết định 480/QĐ-TTg năm 2013 có nêu rõ năm mục tiêu lớn phát triển ngành Kế toán – Kiểm toán đến 2020. Qua đó ta thấy tầm quan trọng của nhân sự trong ngành Kiểm toán đƣợc đặc biệt quan trọng. Việc phát triển này không thể thiếu sự đóng góp của đội ngũ cán bộ Kiểm toán nhà nƣớc. Để đáp ứng các yêu cầu nhƣ Chiến lƣợc đề ra, đội ngũ cán bộ cấp cao của Kiểm toán nhà nƣớc cần nâng cao năng lực làm việc, năng lực lãnh đạo để hội nhập quốc tế. 1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cán bộ trong ngành kiểm toán nhà nƣớc 1.3.1. Mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới Kiểm toán nhà nƣớc là cơ quan vừa thực hiện chức năng nghiên cứu chuyên môn vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc còn đƣợc gọi là cơ quan Kiểm toán Tối cao (KTTC). Trên thế giới tồn tại ba mô hình Kiểm toán tối cao: Ba mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới Mô hình cơ quan KTTC đƣợc đặt trong hệ thống lập pháp Mô hình cơ quan KTTC đƣợc đặt trong hệ thống hành pháp Mô hình cơ quan KTTC đƣợc đặt trong cả hai hệ thống lập pháp và hành pháp Hình 1.7. Ba mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới Nguồn: [TS Phan Thanh Hải, 2014] Cụ thể: (1) Mô hình cơ quan KTTC được đặt trong hệ thống lập pháp Đây là loại hình cơ quan KTTC phổ biến nhất trên thế giới và nhận đƣợc sự ủng hộ rộng rãi. Theo mô hình này, cơ quan KTTC trực thuộc Quốc hội hoặc cơ quan 27 Nghị viện. Đạo lý hoạt động của mô hình này là yêu cầu giải tỏa trách nhiệm của Chính phủ trƣớc Quốc hội về báo cáo quyêt toán ngân sách hàng năm. Quốc hội muốn biết tƣờng tận về thu chi ngân sách và hoạt động của Chính phủ phải căn cứ vào một cơ quan chuyên môn trực thuộc mình và độc lập với Chính phủ để có thể tiến hành một cách độc lập và khách quan các cuộc kiểm toán và đánh giá trung thực về các báo cáo và hoạt động của Chính phủ trình ra Quốc hội. Điển hình cho mô hình này là ở Mỹ, Cơ quan Giải tỏa Trách nhiệm Chính phủ (GAO) – cơ quan KTTC của Mỹ. Về mặt tổ chức, GAO thuộc Hạ Nghị Viện – là cơ quan chuyên môn giúp tƣ vấn cho Hạ Viện Mỹ trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý tài chính của mình; Kiểm toán các chƣơng trình và khoản chi của Chính phủ một cách độc lập, đồng thời không phụ thuộc vào bất kỳ đảng phái chính trị nào. Một số cơ quan KTTC khác đƣợc tổ chức theo mô hình này là Nga, Anh, Đan Mạch, Ba Lan, Séc... Theo mô hình này, Ủy ban Báo cáo công (thuộc Quốc hội) là cơ quan giám sát hoạt động của cơ quan KTTC. Ngƣời đứng đầu cơ quan KTTC đƣợc gọi là Tổng Kiểm toán. Sự độc lập trong điều hành quản lý và quyền miễn trừ của Tổng Kiểm toán là những yếu tố đảm bảo cho Tính độc lập của cơ quan KTTC. Ngoài ra, việc duy trì thông tin, liên lạc (công khai kết quả kiểm toán) với Quốc hội và công chúng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ quan KTTC. [TS Phan Thanh Hải, 2014] (2) Mô hình cơ quan KTTC được đặt trong hệ thống hành pháp Theo mô hình này, các cơ quan KTTC là một bộ phận cấu thành của Hệ thống trách nhiệm của quốc gia. Trong trƣờng hợp này có thể hiểu cơ quan KTTC là cơ quan kiểm toán nội bộ của Chính phủ nên tính độc lập của cơ quan KTTC với các đơn vị đƣợc kiểm toán là không cao. Do vậy, để hoạt động có hiệu quả thì cần phải phân định ranh giới giữa trách nhiệm về quản lý hành chính với trách nhiệm về kiểm tra tài chính. Theo mô hình này Chủ tịch cơ quan KTTC là ngƣời đứng đầu Hội đồng điều hành. Hội đồng điều hành này đƣợc cơ cấu theo dạng Hội đồng thẩm phán trong mô hình Tòa Thẩm kế nhƣng không có chức năng tƣ pháp. Mỗi một thành viên trong 28 Hội đồng điều hành sẽ đƣợc phân công chịu trách nhiệm một lĩnh vực công tác riêng biệt và là ngƣời có trách nhiệm cao nhất đối với lĩnh vực công tác đó. Điển hình cho mô hình này là ở Trung Quốc, Cơ quan KTNN Trung Quốc (CNAO) là một bộ phận của chính quyền Trung ƣơng, nó độc lập với các bộ và địa vị của nó tƣơng đƣơng với các bộ. CNAO đƣợc độc lập trong việc lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán. Do cơ quan này đặt trong Chính phủ nên nó có một số quyền hạn nhất định trong việc chế tài giống nhƣ các bộ khác. Một số nƣớc tổ chức cơ quan KTTC theo mô hình này là Nhật, Thái Lan, Lào, Campuchia, Thụy Điển...[TS Phan Thanh Hải, 2014] (3) Mô hình cơ quan KTTC độc lập với cả hai hệ thống Lập pháp và Hành pháp Trong trƣờng hợp cơ quan KTTC đƣợc đặt trong vị trí độc lập với cả Quốc hội lẫn Chính phủ thì tính độc lập của nó rất cao. Với tƣ cách là cơ quan kiểm tra tài chính độc lập, cơ quan KTTC có nhiệm vụ hỗ trợ cho cả hai cơ quan Lập pháp và cơ quan Hành pháp. Điển hình cho mô hình này là Tòa Thẩm kế của Đức, Hà Lan, Pháp, Luých-xăm-bua, Hy Lạp... Trong mô hình Tòa Thẩm kế, cơ quan KTTC là một bộ phận cấu thành của hệ thống tƣ pháp của quốc gia. So với các cơ quan KTTC theo mô hình Westminster thì các Tòa Thẩm kế có sự liên hệ với Quốc hội kém mật thiết hơn. Việc phán xử các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm kinh tế có các hành vi sai phạm do Chính phủ thực hiện. Tòa Thẩm kế chỉ xử lý các vấn đề tài chính. Các thành viên chủ chốt của Tòa thƣờng là các Thẩm phán dƣới sự điều hành của Chủ tịch Tòa. Số cán bộ làm việc tại các Tòa Thẩm kế đƣợc đào tạo trong ngành Luật chiếm tỷ trọng lớn hơn số cán bộ có bằng cấp kinh tế, tài chính. Theo thông lệ, các Tòa Thẩm kế thƣờng tập trung hoạt động của mình vào các vấn đề mang tính tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của Tòa Thẩm kế bao trùm cả những vấn đề khác khi đƣợc Quốc hội yêu cầu. Cho dù cơ quan KTTC thuộc mô hình nào thì giữa các cơ quan KTTC chỉ có sự khác biệt về mặt cơ cấu tổ chức chứ không khác biệt về mặt chức năng. Sự khác biệt giữa các mô hình cơ quan KTTC đƣợc thể hiện trong việc sử dụng kết quả kiểm 29 toán và cách thức nó trao đổi thông tin với Quốc hội, Chính phủ và công chúng. Tuy nhiên những khác biệt đó không quá trọng yếu bởi cho dù đƣợc hình thành và hoạt động theo mô hình nào thì các cơ quan KTTC đều đóng góp tích cực cho hoạt động quản lý nhà nƣớc bằng cách giải tỏa trách nhiệm của Chính phủ và chia sẻ khả năng thực hiện thành công các cuộc kiểm toán. Và dù có đi theo mô hình nào thì đội ngũ cán bộ quản lý cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển. Sau đây là kinh nghiệm của các nƣớc trên thế giới về cán bộ quản lý bộ máy Kiểm toán nhà nƣớc. [TS Phan Thanh Hải , 2014] 1.3.2. Kinh nghiệm của Kiểm toán nhà nước Trung Quốc Thể chế chính trị và cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc của Trung Quốc là Nhà nƣớc mà quyền lực thuộc về nhân dân, nhà nƣớc quản lý xã hội bằng pháp luật, đặt dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Kiểm toán Nhà nƣớc Trung Quốc do Quốc vụ viện lập ra để lãnh đạo hoạt động kiểm toán trong toàn quốc với sự chỉ đạo của Thủ tƣớng Quốc vụ viện; đƣợc tổ chức theo cấp chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng (3 cấp): Kiểm toán Nhà nƣớc trung ƣơng, Sở kiểm toán thuộc tỉnh, Cục kiểm toán thuộc huyện. Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện kiểm toán các lĩnh vực nhƣ: thực hiện Ngân sách thuộc các ngành của Quốc vụ viện và chính phủ nhân dân địa phƣơng các cấp; các khoản thu, chi của cơ quan tài chính nhà nƣớc, doanh nghiệp, các tổ chức và các khoản thu, chi theo quy định của pháp luật. Kiểm toán Nhà nƣớc Trung Quốc hiện nay có số lƣợng kiểm toán viên và công chức trong toàn ngành là trên mƣời nghìn, thực hiện kiểm toán ở tất cả các cấp ngân sách. Trong số đó, các kiểm toán viên nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý đƣợc tuyển chọn từ các trƣờng đại học và học viện về kế toán kiểm toán hàng đầu trong nƣớc cũng nhƣ nƣớc ngoài. Đội ngũ này đƣợc đào tạo thƣờng xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cũng nhƣ khả năng dẫn dắt, lãnh đạo; đƣợc tạo điều kiện để phát huy các năng lực sẵn có. 1.3.3. Kinh nghiệm của Kiểm toán Nhà nước Liên bang Đức Theo quy định của Luật về Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang ngày 11/07/1985, Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang là cơ quan tối cao của Liên bang và là cơ quan kiểm 30 tra tài chính độc lập chỉ tuân theo pháp luật, hỗ trợ Quốc hội, Hội đồng và Chính phủ Liên bang trong các quyết định của các cơ quan này. Chủ tịch và các Phó chủ tịch kiểm toán Liên bang do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 12 năm và kết thúc thời gian này đến khi nghỉ hƣu. Kiểm toán Nhà nƣớc liên bang có thẩm quyền rất cao trong khi thi hành công vụ, không một cơ quan hay tổ chức, cá nhân nào can thiệp trái pháp luật vào công việc của Kiểm toán viên. Nhƣ vậy, kiểm toán viên có toàn quyền thực hiện các công việc thuộc nhiệm vụ quyền hạn của mình. Các cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang Đức cũng có toàn quyền chỉ đạo công việc kiểm toán trong quyền hạn của mình, không chịu sự chi phối của bất cứ thế lực nào. Điều này vô hình chung đã tạo điều kiện phát huy hết năng lực của kiểm toán viên nói chung và cán bộ quản lý cấp cao nói riêng, đảm bảo tính công bằng của công việc kiểm toán. 1.3.4. Kinh nghiệm của Nhà nước Liên bang Nga Theo quy định của Luật liên bang về cơ quan kiểm toán của Liên bang Nga năm 1994, Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang Nga là cơ quan cao nhất hoạt động thƣờng xuyên của hệ thống kiểm tra tài chính nhà nƣớc, đƣợc lập ra bởi Hội nghị Liên bang của Liên bang Nga và trực thuộc nó. Chủ tịch Kiểm toán Liên bang do Viện Duma quốc gia chỉ định ( bổ nhiệm) theo nhiệm kỳ 6 năm. Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang Nga thực hiện kiểm tra đối với việc thực hiện ngân sách của tất cả các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc ( kể cả bộ máy giúp việc) của Liên bang Nga và các quỹ nằm ngoài ngân sách Liên bang Nga trên cơ sở nguyên tắc tuân thủ, khách quan, độc lập và công khai. Thực hiện các nhiệm vụ nhƣ: tổ chức kiểm tra, đánh giá cơ sở pháp lý việc hoàn thành đúng thời hạn các khoản thu, chi và ngân sách các quỹ nằm ngoài ngân sách Liên bang về cả số lƣợng, cấu trúc và mục tiêu; thẩm định về mặt tài chính các dự thảo luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nƣớc khác có dự kiến những khoản chi lấy từ ngân sách Liên bang hoặc ảnh hƣởng đến việc lập, sử dụng ngân sách, các quỹ nằm ngoài ngân sách Liên bang; phân tích việc thực hiện không đúng các chỉ tiêu đã định của ngân sách, các quỹ nằm ngoài ngân sách và kiến nghị khắc phục các sai sót nhằm hoàn thiện ngân sách Liên bang, 31 kiểm tra tính hợp pháp, kịp thời của việc chuyển ngân sách và các quỹ nằm ngoài ngân sách trong Ngân hàng Trung ƣơng, các ngân hàng đƣợc ủy nhiệm và các tổ chức tín dụng khác của Liên bang Nga; trình các thông tin về việc thực hiện ngân sách cũng nhƣ kết quả các hoạt động kiểm toán lên hội đồng Liên bang và Viện Duma Quốc gia. Với các chức năng, nhiệm vụ nhƣ trên, trong khi tiến hành kiểm toán các đối tƣợng mà phát hiện các vi phạm trong hoạt động kinh tế, tài chính, thƣơng mại và hoạt động khác đã gây thiệt hại trực tiếp cho nhà nƣớc, thì cán bộ kiểm toán có quyền trình lên chính phủ Liên bang, Chủ tịch các cơ quan hành pháp địa phƣơng để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Để làm đƣợc điều này, năng lực các bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc Liên bang thể hiện ở chỗ có khả năng nhìn nhận, đánh giá và ra quyết định có trình các vấn đề sai phạm lên cấp có thẩm quyền hay không. Việc đƣa ý kiến thể hiện năng lực, trình độ cả đội ngũ kiểm toán cũng nhƣ những ngƣời đứng đầu cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. 32 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÁN BỘ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC 2.1. Khái quát về Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc 2.1.1. Giới thiệu về Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc 2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Ở Việt Nam, khái niệm kiểm toán mới xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, với sự ra đời của các công ty kiểm toán và tƣ vấn tài chính trực thuộc Bộ Tài chính. Ngày 11/07/1994, cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc thành lập đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống kiểm toán Việt Nam. Thuật ngữ kiểm toán đã đƣợc nhiều nhà kinh tế học bàn tới, trong đó nổi bật là các khái niệm kiểm toán sau: theo giáo trình Lý thuyết Kiểm toán của trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân: ”Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực”. [Lý thuyết kiểm toán, Đại học kinh tế quốc dân] Nhƣ vậy, Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền, có kỹ năng nghiệp vụ, thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lƣợng của một đơn vị nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã đƣợc xây dựng. Để hiểu đƣợc khái niệm Kiểm toán nhà nƣớc và tìm hiểu về cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc, trƣớc hết cần phân biệt hoạt động kiểm toán nhà nƣớc. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nƣớc. Hoạt động kiểm toán nhà nƣớc đƣợc thực hiện bởi Kiểm toán Nhà nƣớc là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nƣớc do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và tuân theo pháp luật. Kiểm toán Nhà nƣớc là công cụ kiểm tra tài chính công quan trọng của Nhà nƣớc. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc góp phần phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn lực 36 tài chính nhà nƣớc và tài sản công một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Kiểm toán Nhà nƣớc góp phần ngăn ngừa các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí công quỹ quốc gia, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng và nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Lịch sử Kiểm toán Nhà nƣớc của các nƣớc trên thế giới đã hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính của Nhà nƣớc, là bộ phận không thể thiếu đƣợc trong cơ cấu nhà nƣớc pháp quyền. Mục đích hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc là cung cấp thông tin tin cậy về quản lý tài chính của quốc gia, phục vụ các cơ quan quản lý nhà nƣớc,Chính phủ và Quốc hội. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nƣớc còn cung cấp thông tin cho xã hội, công chúng trong việc tham gia giám sát các hoạt động tài chính, ngân sách của quốc gia. Hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu và trƣớc hết là bảo vệ quyền lợi của nhà nƣớc và xã hội trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực. Ngăn ngừa các hành vi xâm hại đến lợi ích của quốc gia, cộng đồng, xã hội. Kiểm toán Nhà nƣớc hoạt động theo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nhƣ vậy, Kiểm toán Nhà nƣớc là một tổ chức kiểm toán thuộc cơ cấu của bộ máy nhà nƣớc của một quốc gia. Kiểm toán Nhà nƣớc có thể là một tổ chức nằm trong Chính phủ hay cơ quan trực thuộc Quốc hội hoạc là cơ quan độc lập với cả Chính phủ và Quốc hội. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và hoạt động theo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc ban hành kèm theo Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tƣớng Chính phủ. Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam là một cơ quan hoàn toàn mới, không có tổ chức tiền thân. Ngay sau khi đƣợc thành lập, Kiểm toán Nhà nƣớc vừa hình thành bộ máy tổ chức, vừa xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo cán bộ, kiểm toán viên, vừa xây dựng chuẩn mực, quy trình kiểm toán và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kiểm toán do Chính phủ và Thủ tƣớng Chính phủ giao. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc tổ chức và quản lý tập trung thống nhất, gồm: bộ máy điều hành, Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nƣớc 37 khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội quy định cụ thể cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nƣớc. Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nƣớc. Số lƣợng Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành và Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực trong từng thời kỳ đƣợc xác định trên cơ sở yêu cầu nhiệm vụ do Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc trình Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội quyết định. Đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự quan tâm, giúp đỡ và phối hợp ngày càng có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phƣơng, đơn vị đƣợc kiểm toán, công chúng và xã hội trong cả nƣớc, với sự cố gắng nỗ lực không mệt mỏi, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam ngày càng trƣởng thành, lớn mạnh, hoàn thành ngày càng tốt hơn chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao, gây dựng đƣợc uy tín và sự tin cậy trong sự nghiệp xây dựng nền tài chính quốc gia minh bạch, bền vững, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mục tiêu phát triển Kiểm toán Nhà nƣớc đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 là: "Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước như một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; xây dựng Kiểm toán Nhà nước có trình độ chuyên nghiệp cao, từng bước hiện đại, trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công có trách nhiệm và uy tín, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế”. [Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010, 2010]. Với triết lý “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đang nỗ lực không mệt mỏi phấn đấu trở thành một cơ quan kiểm tra tài chính công có uy tín và có trách nhiệm, góp phần mang lại sự phát triển bền vững và sự phồn thịnh của đất nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và các tính chất của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Theo thuật ngữ quốc tế, cơ quan kiểm toán của các nƣớc thƣờng gọi là cơ quan kiểm toán tối cao, thực hiện các chức năng: kiểm tra tính xác thực và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính công; phát hiện kịp thời những sai lệch so với các chuẩn 38 mực đã đƣợc thừa nhận, vi phạm các nguyên tắc về tính hợp pháp, hợp lý, kinh tế và tiết kiệm trong công tác quản lý các nguồn lực ( ngân sách và kinh tế); đƣa ra các kiến nghị, giải pháp cụ thể buộc các đơn vị đƣợc kiểm toán sửa chữa, khắc phục, bồi thƣờng hoặc có những hành vi tái phạm tƣơng tự trong tƣơng lai. Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nƣớc quy định Kiểm toán Nhà nƣớc có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. [Luật KTNN, 2008, Điều 14] Nhiệm vụ cơ bản của cơ quan kiểm toán tối cao là thực hiện việc kiểm tra tài chính công của nhà nƣớc để giúp các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nƣớc, nhằm phát triển kinh tế của đất nƣớc. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ cơ bản đó, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam hiện nay phải thực hiện: việc xây dựng và quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm, báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trƣớc khi thực hiện; tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán hàng năm và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra theo yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; xem xét, quyết định việc kiểm toán khi Thƣờng trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có yêu cầu; trình kết quả kiểm toán để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nƣớc, quyết định phân bổ ngân sách trung ƣơng, quyết định dự án, công trình quan trọng quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nƣớc; tham gia với Uỷ ban Kinh tế, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách và các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra báo cáo về dự toán ngân sách nhà nƣớc, phƣơng án phân bổ ngân sách trung ƣơng, phƣơng án điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nƣớc, phƣơng án bố trí ngân sách cho dự án, công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định và quyết toán ngân sách nhà nƣớc; tham gia hoạt động giám sát việc thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính - ngân sách, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nƣớc và chính sách tài chính khi có yêu cầu; tham gia trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh khi Chính phủ và Quốc hội yêu cầu; báo cáo và gửi kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc 39 hội, Chủ tịch nƣớc, Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và các cơ quan khác theo quy định của pháp luật; tổ chức công bố công khai báo cáo kiểm toán năm, báo cáo kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán và báo cáo kiểm toán của cuộc kiểm toán; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra và các cơ quan khác của Nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra, xử lý những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân đã đƣợc phát hiện thông qua hoạt động kiểm toán; quản lý hồ sơ kiểm toán, giữ bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị đƣợc kiểm toán theo quy định của pháp luật. Đồng thời, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nƣớc; tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển nguồn nhân lực của Kiểm toán Nhà nƣớc; tổ chức các kỳ thi và cấp chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nƣớc và chỉ đạo, hƣớng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ; sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ của cơ quan, tổ chức đƣợc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. Địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đƣợc quy định tại Điều 13 của Luật Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ sau: “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. [Luật KTNN, 2008, Điều 13]. Việc xác định rõ địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ trên là cơ sở để quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ của Kiểm toán Nhà nƣớc với Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nƣớc. Có thể thấy, kiểm toán nhà nƣớc không phải là cơ quan hành chính nhà nƣớc, đây là một loại hình cơ quan quản lý nhà nƣớc với các đặc điểm cụ thể, khác với cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tính độc lập trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc tƣơng tự nhƣ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao ở nƣớc ta, nhƣng Kiểm toán Nhà nƣớc không thuộc hệ thống các cơ quan lập pháp, hành pháp hay tƣ pháp mà là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nƣớc. Đây là đặc thù cơ bản ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc. Quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ vậy hoàn toàn phù hợp với Điều 5 của Tuyên bố Lima: “Cơ quan 40 Kiểm toán Nhà nước chỉ có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình một cách khách quan và thật hiệu quả khi nó có vị trí độc lập với cơ quan bị kiểm tra và được bảo vệ trước những ảnh hưởng từ bên ngoài.” Việc tách kiểm tra tài chính ra khỏi phạm vi ngành lập pháp, hành pháp về mặt thiết chế sẽ đảm bảo cho ngƣời kiểm tra và ngƣời bị kiểm tra không đồng nhất với nhau và giữ đƣợc một khoảng cách tối thiểu nhất định giữa họ với nhau. Đồng thời, sẽ đảm bảo đƣợc tính độc lập về nghiệp vụ và thiết chế của Kiểm toán Nhà nƣớc. Tính chất hoạt động của Kiểm toán Nhà nƣớc rất đặc thù, là cơ quan kiểm tra tài chính công của Nhà nƣớc từ bên ngoài ( ngoại kiểm), vì vậy luôn đảm bảo tính khách quan, trung thực, hiệu quả. Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc xây dựng theo trình tự thủ tục mang tính tố tụng, đảm bảo chặt chẽ và hiệu quả. Để đảm bảo cho hoạt động kiểm toán hoàn toàn độc lập, Luật Kiểm toán Nhà nƣớc quy định Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc tự quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm, báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trƣớc khi thực hiện và loại hình kiểm toán của từng cuộc kiểm toán. Để triển khai thực hiện kiểm toán theo nội dung kiểm toán, Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc quyết định thành lập các Đoàn kiểm toán. Đoàn kiểm toán có trƣờng, phó đoàn, tổ trƣởng và các thành viên đoàn kiểm toán. Đoàn kiểm toán triển khai theo quy trình kiểm toán, bảo đảm đúng chuẩn mực kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc. Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện kiểm toán đối với tất cả các cơ quan, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. Kết quả kiểm toán của từng cuộc kiểm toán sau khi phát hành chính thức và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán đƣợc công bố công khai theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc và Nghị định số 91/2008/NĐ-CP ngày 18/8/2008 của Chính pủ về công khai kết quả kiểm toán và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc. Ngoài ra, Kiểm toán Nhà nƣớc còn thực hiện kiểm toán đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội. 41 Theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc, Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện các loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính; kiểm toán tuân thủ; kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc.  Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính. Đây là loại hình kiểm toán cơ bản hiện nay mà các cơ quan kiểm toán tối cao nào trên thế giới cũng thực hiện;  Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị đƣợc kiểm toán phải thực hiện. Loại hình kiểm toán này hiện nay đang đƣợc Kiểm toán Nhà nƣớc thực hiện đồng thời với kiểm toán báo cáo tài chính;  Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. Hiện nay, Kiểm toán Nhà nƣớc đã và đang tăng cƣờng thực hiện loại hình kiểm toán này. 2.1.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước Việt Nam Hệ thống tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc xây dựng theo mô hình quản lý tập trung thống nhất, gồm các đơn vị tham mƣu thuộc bộ máy điều hành, các Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành, Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Khi mới thành lập (1994), kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam chỉ có 04 đơn vị Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành và Văn phòng, đến nay, Kiểm toán Nhà nƣớc có 30 đơn vị cấp vụ và tƣơng đƣơng trực thuộc gồm: 06 đơn vị tham mƣu thuộc bộ máy điều hành, 07 Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành (kiểm toán các bộ, ngành, cơ quan ở trung ƣơng, tập đoàn, tổng công ty 90, 91, các ngân hàng, tổ chức tài chính, dự án đầu tƣ nhóm A...), 09 Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực (kiểm toán ngân sách địa phƣơng) và 03 đơn vị sự nghiệp. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc phát triển theo hƣớng chuyên môn hoá theo lĩnh vực kiểm toán, vừa đảm bảo thực hiện kiểm toán ngân sách địa phƣơng phù hợp với đặc điểm phân cấp và tổ chức quản lý tài chính – ngân sách, vừa bảo đảm tính độc lập cao trong hoạt động kiểm toán và quản lý, kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên 42 Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nƣớc bao gồm 30 Vụ và đơn vị tƣơng đƣơng cấp Vụ nhƣ sau:  Các đơn vị tham mƣu thuộc bộ máy điều hành: Văn phòng Kiểm toán Nhà nƣớc; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán; Vụ Pháp chế; Vụ Họp tác quốc tế; Thanh tra Kiểm toán nhà nƣớc.  Các đơn vị Kiểm toán nhà nƣớc chuyên ngành: Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành Ia (lĩnh vực quốc phòng); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành Ib (lĩnh vực an ninh, tài chính và ngân sách Đảng, hoạt động cơ yếu, dự trữ nhà nƣớc); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành II (lĩnh vực ngân sách trung ƣơng của bộ, ngành kinh tế tổng hợp); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành III (lĩnh vực ngân sách trung ƣơng của bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ…); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành IV (lĩnh vực đầu tƣ, dự án hạ tầng cơ sở); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành V (lĩnh vực đầu tƣ, dự án công nghiệp, dân dụng); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành VI (các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc); Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành VII (ngân hàng, các tổ chức tài chính).  Các đơn vị Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực: Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực I (trụ sở đặt tại Thành phố Hà Nội); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực II (trụ sở đặt tại Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực III (trụ sở đặt tại Thành phố Đà Nẵng); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực IV (trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực V (trụ sở đặt tại Thành phố Cần Thơ); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VI (trụ sở đặt tại Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VII (trụ sở đặt tại Thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực VIII (trụ sở đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực IX (trụ sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực X (Trụ sở đặt tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực X (trụ sở đặt tại thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực XII (trụ sở đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực XIII (trụ sở đặt tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).  Các đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Khoa học và Bồi dƣỡng cán bộ; Trung tâm Tin học; Báo Kiểm toán. 43 Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đƣợc thể hiện ở hình 2.1 dƣới đây: Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc Khối các đơn vị tham mƣu Khối các đơn vị chuyên môn Khối các đơn vị sự nghiệp Văn phòng KTNN KTNN Chuyên ngành IA KTNN khu vực I Vụ tổ chức cán bộ KTNN Chuyên ngành IB KTNN khu vực II Vụ tổng hợp KTNN Chuyên ngành II KTNN khu vực III KTNN Chuyên ngành III KTNN khu vực IV KTNN Chuyên ngành IV KTNN khu vực V Vụ chế độ và KS chất lƣợng KT toán Vụ pháp chế Vụ hợp tác quốc tế Thanh tra KTNN TT Khoa học & bồi dƣỡng cán bộ TT Tin học Báo Kiểm toán KTNN khu vực VI KTNN Chuyên ngành V KTNN khu vực VII KTNN Chuyên ngành VI KTNN khu vực VIII KTNN Chuyên ngành VII KTNN khu vực IX KTNN khu vực X KTNN khu vực XI KTNN khu vực XII KTNN khu vực XIII Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nhà nước Việt Nam Nguồn: Website Kiểm toán Nhà nước http://www.kiemtoannn.gov.vn/ Theo đó (Hình 2.1), mỗi đơn vị có các phòng chức năng để thực hiện nhiệm vụ. Văn phòng Kiểm toán Nhà nƣớc có con dấu riêng; Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực và các đơn vị sự nghiệp có tƣ cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng. Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành thực hiện kiểm toán theo chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức ở Trung ƣơng; Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực thực hiện kiểm toán đối với cơ quan, tổ chức ở địa phƣơng trên địa bàn khu vực và các nhiệm vụ 44 kiểm toán khác theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc. Kiểm toán trƣởng (cấp Vụ trƣởng), các Phó Kiểm toán trƣởng (cấp Phó vụ trƣởng); Chánh Văn phòng và Phó chánh Văn phòng; Vụ trƣởng, các Phó Vụ trƣởng; Giám đốc, các Phó Giám đốc trung tâm; Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập do Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. 2.2. Thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam 2.2.1. Các chức danh của cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam Các chức danh của cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bao gồm các cán bộ lãnh đạo các Vụ, lãnh đạo các đơn vị thuộc khối tham mƣu, các đơn vị sự nghiệp tƣơng đƣơng cấp vụ trực thuộc KTNN và cán bộ lãnh đạo ngành ( Phó Tổng KTNN và Tổng KTNN). 2.2.2. Số lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam Thấm nhuần lời dạy của Bác: cán bộ là gốc của mọi công việc, so với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới, Kiểm toán Nhà nƣớc là lĩnh vực mới ở nƣớc ta, một nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn khắt khe và tính chất hoạt động chuyên nghiệp cao, những năm qua Kiểm toán Nhà nƣớc luôn chăm lo xây dựng đội ngũ theo phƣơng châm: “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng” Theo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ đến quý IV/2014, KTNN có tổng số 1.640 cán bộ, bao gồm đội ngũ kiểm toán viên, đội ngũ làm công tác hành chính toàn ngành và đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp. Về cơ cấu ngạch công chức, ta có hình 2.2 dƣới đây: 45 Hình 2.2. Cơ cấu ngạch công chức kiểm toán nhà nước Việt Nam quý IV/2014 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Theo đó, bộ phận chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng của Kiểm toán Nhà nƣớc chiếm 1,1%, tức là khoảng 18 ngƣời, chuyên viên chính và tƣơng đƣơng là 361 ngƣời, tỷ lệ 22%; chuyên viên và tƣơng đƣơng chiếm 1218 ngƣời, chiếm tỷ lệ 74,3%; cán sự và tƣơng đƣơng là 25 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,5%; nhân viên: 18 ngƣời, tỷ lệ 1,1%. Tổng hợp về số lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả tổng hợp trong bảng sau: Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam Đơn vị tính: Người Số lƣợng cán bộ Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 quản lý cấp cao 90 99 120 132 137 Tốc độ 10% 20% 10% 5% tăng/giảm Nguồn: Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Nhƣ vậy, sau 15 năm xây dựng, từ 56 ngƣời khi mới thành lập, đến nay đã có đội ngũ hơn 1.300 cán bộ, công chức, trong đó gần 80% là kiểm toán viên. Số lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam liên tục tăng cao, năm 2010 là 90 cán bộ, sang năm 2011 tăng lên 9 cán bộ, đạt 99 cán bộ, tăng 10% so với năm 2010. Năm 2012, số lƣợng CB cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đạt 120 cán bộ, tăng 20% so với năm 2011. Giai đoạn 2013 – 2014, số lƣợng cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc tăng với tốc độ tƣơng đƣơng là 10% năm 2013 và 5% năm 2014. Năm 2013, số cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc là 132 cán bộ và năm 2014 là 137 cán bộ. Nhƣ vậy, về cơ bản, số lƣợng cán bộ cấp cao tăng lên trong cả giai đoạn 2010 – 2014, tuy nhiên, xét về tình hình chung thì, số lƣợng và cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vừa thiếu, vừa chƣa hợp lý. Số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa tƣơng xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và còn quá mỏng so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. 46 2.2.3. Chất lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam 2.2.3.1. Chất lượng cán bộ của kiểm toán nhà nước Việt Nam Tổng quát về chất lƣợng cán bộ của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, có thể thấy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng đƣợc nâng lên, số có trình độ đại học trở lên chiếm 97,5%, trong đó 100% kiểm toán viên có trình độ đại học trở lên, nhiều ngƣời có 2 đến 3 bằng đại học. Tại thời điểm hiện tại, toàn ngành có 17% cán bộ, công chức có trình độ sau và trên đại học, trong đó có 05 giáo sƣ, phó giáo sƣ, 14 tiến sĩ, 198 thạc sĩ, nhiều cán bộ, kiểm toán viên đang đƣợc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nƣớc. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên có cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề, có phẩm chất chính trị và đạo đức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc. 2.2.3.2. Đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam theo các tiêu chí nhận diện, đánh giá Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực CBQL của CQNN trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm: (1) Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, (2) Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng, (3) Kiến thức về khoa học quản lý, (4) Kỹ năng quản lý, (5) Kỹ năng tạo động lực lao động. (1) Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp Đánh giá về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Sau khi xử lý dữ liệu, tác giả thu thập đƣợc kết quả nhƣ sau: 47 Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam 17% 0% 31% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 52% Hình 2.3. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát Theo đó (Hình 2.3), - Có 52% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 17% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 31% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Nhƣ vậy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. 48 Điều này cho thấy, đối tƣợng nghiên cứu cho thấy, thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Phỏng vấn thêm ý kiến của các ĐTNC và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, tác giả tổng hợp hình 2.4 dƣới đây biểu hiện về trình độ chuyên môn của các CB quản lý cấp cao KTNN Việt Nam: Hình 2.4. Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam quý IV/2014 Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Theo đó (Hình 2.4), về trình độ chuyên môn của cán bộ Kiểm toán Nhà nƣớc nói chung, trong tổng số cán bộ nhân viên của Kiểm toán Nhà nƣớc, số lƣợng cán bộ có trình độ tiến sĩ là 23 ngƣời, chiếm 1,4; trình độ thạc sỹ là 415 ngƣời, chiếm tỷ lệ 25,3%; trình độ đại học là 1163 ngƣời, chiếm tỷ lệ 70,9%; trình độ cao đằng 22 ngƣời, tỷ lệ 1,3%; trung cấp sơ cấp là 17 ngƣời tỷ lệ 1,1 %. Trong đó, 100% cán bộ cấp cao KTNN có trình trên đại học. Trong số 35 cán bộ lãnh đạo cấp cao KNTT, số ngƣời có trình độ tiến sĩ là 18 ngƣời, chiếm tỷ lệ 51,4%; số cán bộ có trình độ thạc sỹ là 17 ngƣời, chiếm tỷ lệ 48,6%. Về trình độ lý luận chính trị nói chung của KTNN: cao cấp và cử nhân: 180 ngƣời, chiếm tỷ lệ 10,9%; trung cấp 1150 ngƣời, chiếm tỷ lệ 70,1%. Trong số đó, 49 100% cán bộ lãnh đạo cấp cao KTNN có trình độ lý luận chính trị cao cấp, đáp ứng đƣợc yêu cầu về phẩm chất chính trị của ngƣời cán bộ lãnh đạo. Những số liệu thống kê trên đây cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp cao của KTNN có trình độ chuyên môn tƣơng đối cao, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc đầu ngành về Kế toán - Kiểm toán. Tuy không có tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, trong đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, song vẫn còn có những bất cập về trình độ chuyên môn cần phải khắc phục. Cụ thể: - Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, một bộ phận cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc KTNN không theo kịp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kiến thức về chuyên môn, bất cập về nhiều mặt. - KTNN còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao có trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý giỏi. - Không thể phủ nhận vẫn có cán bộ lãnh đạo, quản lý kém cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe cũng nhƣ năng lực công tác. Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay là một thách thức lớn trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu nâng cao chất lƣợng, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao Kiểm toán Nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng và mở cửa hội nhập quốc tế là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay. (2) Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng Đánh giá về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Sau khi xử lý dữ liệu, tác giả thu thập đƣợc kết quả nhƣ sau: 50 Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam 0% 0% 22% 32% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 46% Hình 2.5. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát Theo đó (Hình 2.5), - Có 46% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 22% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 32% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Điều này cho thấy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng. Điều này cho thấy, đối 51 tƣợng nghiên cứu cho thấy, thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Phỏng vấn thêm ý kiến của các ĐTNC và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, tác giả thấy rằng, mặc dù hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đã có kiến thức về cuộc sống khá là đa dạng, tuy nhiên, ý thức về việc bồi bổ thêm mảng kiến thức này vẫn chƣa cao, các chƣơng trình bồi bổ các kiến thức liên quan đến mảng này vẫn còn kém. (3) Kiến thức về khoa học quản lý Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, nhằm đánh giá về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, Tác giả thu thập đƣợc kết quả nhƣ sau, sau khi xử lý dữ liệu: Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam 0% 21% 28% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 51% Hình 2.6. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát Theo đó (Hình 2.6), - Có 51% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. 52 - Có 21% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 28% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Qua kết quả trên, có thể thấy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng. Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu cho thấy, thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới. Phỏng vấn sâu ý kiến của 10/100 ĐTNC đã đƣợc lựa chọn và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, ta thấy rằng, hiện nay, các kiến thức khoa học quản lý vẫn chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản cho các CB quản lý cấp cao của kiểm toán Việt Nam. Số lƣợng công việc quá nhiều, thời gian hạn chế dẫn đế các chƣơng trình đào tạo về khoa học quản lý hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. (4) Kỹ năng quản lý Đánh giá về thực trạng kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Sau khi xử lý dữ liệu, tác giả thu thập đƣợc kết quả nhƣ sau: 53 Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam 0% 0% 18% 26% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 56% Hình 2.7. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát Theo đó (Hình 2.7), - Có 56% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 18% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 26% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Điều này cho thấy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng về kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, và các ĐTNC cũng khẳng định bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục về mặt kỹ năng quản lý cho các CB này. Phỏng vấn thêm ý kiến của các ĐTNC và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, tác giả thấy rằng, mặc dù hiện nay, về kinh nghiệm quản lý, 54 100% đội ngũ cán bộ cấp cao KTNN có kinh nghiệm thực tế trong ngành từ 5 năm trở lên, vì vậy, các kỹ năng quản lý của các cán bộ cấp cao khá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các kỹ năng này trong giai đoạn mới đòi hỏi những yêu cầu cao hơn nữa, chính vì vậy, nhiều cán bộ quản lý cấp cao đã không đáp ứng đƣợc, dẫn đến hạn chế trong hiệu quả công tác, nguyên nhân do hạn chế trong kỹ năng quản lý của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (5) Kỹ năng tạo động lực lao động Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc nhằm đánh giá về thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Kết quả thu đƣợc sau điều tra, khảo sát và xử lý dữ liệu nhƣ sau: Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam 22% 0% Rất không hài lòng 36% Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng 42% Hình 2.8. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát Theo đó (Hình 2.8), - Có 42% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Có 22% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. 55 - Có 36% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Nhƣ vậy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng về kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Các ĐTNC cũng khẳng định rằng bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục về mặt kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Phỏng vấn sâu ý kiến của 10/100 ĐTNC đã đƣợc lựa chọn và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, tác giả thấy rằng, nội dung tạo động lực lao động vẫn chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức, nhiều cán bộ QL cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn còn kém trong các kỹ năng tạo động lực lao động. Khung chƣơng trình tạo động lực lao động trong các đơn vị kiểm toán nhà nƣớc vẫn chƣa thật sự đƣợc quan tâm đến, nội dung này cũng chƣa đƣợc cụ thể hóa trong quy trình quản trị nguồn nhân lực của kiểm toán Việt Nam. 2.2.3.3. Đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam theo các tiêu chí nhận diện, đánh giá Có thể thấy, trong những năm qua, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, đội ngũ cán bộ cấp cao Kiểm toán Nhà nƣớc đƣợc tăng cƣờng cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ cấp cao này có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Đa số đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao KTNN có phẩm chất đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức cầu tiến, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn 56 nghiệp vụ, có ý thức tu dƣỡng, rèn luyện, có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt quy định của pháp luật, nội quy và quy chế công tác của ngành. Qua kết quả đánh giá công tác năm 2014, 100% số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao KTNN có phẩm chất đạo đức tốt. Công chức quản lý cấp cao luôn luôn đƣợc đánh giá là những con ngƣời ƣu tú cả về đạo đức và kiến thức, nghiệp vụ, chấp hành tốt chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. 100% cán bộ lãnh đạo KTNN là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đội ngũ này phần lớn đều là những ngƣời đã trải qua hoạt động thực tiễn công tác đảng, chính quyền cao cấp. Do đó, họ có khả năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Có thể khẳng định rằng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao KTNN hiện nay ra đời và trƣờng thành trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ Tổ quốc, vì thế họ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân, luôn có ý thức vƣơn lên khắc phục khó khăn, giữ vững phẩm chất đạo đức, là công bộc của dân. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, thời kỳ xây dựng nhà nƣớc pháp quyền, nền kinh tế thị trƣờng mở cửa và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ cấp cao KTNN đã có những chuyển biến tích cực về kỹ năng và năng lực thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày một nâng lên, dần thích ứng với cơ chế thị trƣờng và yêu cầu đồi hỏi của tình hình mới. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo KTNN đã tích cực tích cực tham mƣu cho Đảng, Chính phủ và Quốc hội hoạch định chính sách ở tầm chiến lƣợc, cụ thể: tham mƣu xây dựng chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật, trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao KTNN còn đóng góp tích cực vào việc đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận cho ngành Kiểm toán Nhà nƣớc ta. Với nỗ lực và quyết tâm cao, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nƣớc đã tham mƣu cho Đảng và Nhà nƣớc trong việc đề ra các nhiệm vụ và giải pháp hữu hiệu trong hoạch định chính sách của ngành kế toán – kiểm toán, thực hiện tốt các chủ trƣơng chính sách của Đảng về hội nhập quốc tế, góp phần thắng lợi vào những thành công trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc những năm qua. 57 Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc tuy đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng nhƣng quy mô và chất lƣợng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc hiện nay, đặc biệt là yêu cầu hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn mỏng; số cán bộ mới đƣợc tuyển dụng phải có thời gian học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn kiểm toán; cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa hợp lý, còn thiếu so với yêu cầu.Chất lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc còn khá nhiều hạn chế mặc dù hầu hết có kinh nghiệm thực tiễn, nhƣng chƣa đƣợc đào tạo một cách cơ bản và đầy đủ về nhiệm vụ kiểm toán và các kiến thức cần thiết của nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ trình độ phân tích tổng hợp, ngoại ngữ, tin học; kiến thức về quản lý nhà nƣớc và thủ tục hành chính còn yếu... 2.3. Đánh giá chung về năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam 2.3.1. Những thành tựu đạt được Trong suốt 20 năm qua, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có các thành tựu liên quan đến nâng cao năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Cụ thể: (1) Năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam luôn đƣợc tăng cƣờng, hoạt động kiểm toán nhà nƣớc ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phƣơng thức kiểm toán, tiến bộ về chất lƣợng kiểm toán, công khai về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật. (2) Cán bộ quản lý cấp cao của KTNN có trình độ chuyên môn tƣơng đối cao, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc đầu ngành về Kế toán - Kiểm toán. (3) 100% đội ngũ cán bộ cấp cao KTNN có kinh nghiệm thực tế trong ngành từ 5 năm trở lên, vì vậy, các kỹ năng quản lý của các cán bộ cấp cao khá cao. (4) Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đều là những ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy làm việc với tinh thần trách 58 nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. (5) Hầu hết các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đã có kiến thức về cuộc sống khá là đa dạng. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới, cụ thể: (1) Cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ cho các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước tuy đã đƣợc cải thiện một bƣớc, song Nhà nƣớc chƣa có chế độ chính sách đãi ngộ theo tính chất hoạt động đặc thù (nhƣ phụ cấp thâm niên, phụ cấp lƣu động và một số loại phụ cấp khác) và thu nhập so với mặt bằng hiện nay vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với đội ngũ các quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc làm việc trong điều kiện đi công tác xa, dài ngày trên các địa bàn trong phạm vi cả nƣớc. Do vậy, khó thu hút và giữ đƣợc cán bộ giỏi; có nguy cơ mất cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chảy máu chất xám về các đơn vị có chế độ đãi ngộ cao hơn. (2) Chất lượng đội ngũ, số lượng và cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước vừa thiếu, vừa chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc tuy đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng nhƣng quy mô và chất lƣợng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc hiện nay, đặc biệt là yêu cầu hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn mỏng; số cán bộ mới đƣợc tuyển dụng phải có thời gian học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn kiểm toán; cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa hợp lý, còn thiếu so với yêu cầu. - Số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa tƣơng xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và còn quá mỏng so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. 59 - Chất lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc còn khá nhiều hạn chế mặc dù hầu hết có kinh nghiệm thực tiễn, nhƣng chƣa đƣợc đào tạo một cách cơ bản và đầy đủ về nhiệm vụ kiểm toán và các kiến thức cần thiết của nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ trình độ phân tích tổng hợp, ngoại ngữ, tin học; kiến thức về quản lý nhà nƣớc và thủ tục hành chính còn yếu... (3) Trình độ chuyên môn: Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, một bộ phận cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc KTNN không theo kịp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kiến thức về chuyên môn, bất cập về nhiều mặt. KTNN còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao có trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý giỏi. Không thể phủ nhận vẫn có cán bộ lãnh đạo, quản lý kém cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe cũng nhƣ năng lực công tác. (4) Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng: Ý thức về việc bồi bổ thêm mảng kiến thức này vẫn chƣa cao, các chƣơng trình bồi bổ các kiến thức liên quan đến mảng này vẫn còn kém trong một số bộ phận các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. (5) Kiến thức về khoa học quản lý: Các kiến thức khoa học quản lý vẫn chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản cho các CB quản lý cấp cao của kiểm toán Việt Nam. Số lƣợng công việc quá nhiều, thời gian hạn chế dẫn đế các chƣơng trình đào tạo về khoa học quản lý hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức. (6) Kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý trong giai đoạn mới đòi hỏi những yêu cầu cao hơn nữa, nên nhiều cán bộ quản lý cấp cao đã không đáp ứng đƣợc, dẫn đến hạn chế trong hiệu quả công tác, nguyên nhân do hạn chế trong kỹ năng quản lý của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (7) Kỹ năng tạo động lực lao động: Nội dung tạo động lực lao động vẫn chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức, nhiều cán bộ QL cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn còn kém trong các kỹ năng tạo động lực lao động. Khung chƣơng trình tạo động lực lao động trong các đơn vị kiểm toán nhà nƣớc vẫn chƣa thật sự đƣợc quan tâm đến, nội dung này cũng chƣa đƣợc cụ thể hóa trong quy trình quản trị nguồn nhân lực của kiểm toán Việt Nam. 60 2.3.3. Nguyên nhân hạn chế Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các hạn chế đã nêu trên trong thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu nhƣ sau: (1) Khuôn khổ pháp lý liên quan đến năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến các chức danh, những yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc xây dựng và hoàn thiện. (2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm toán hiện nay của Kiểm toán Nhà nƣớc còn rất thiếu thốn và lạc hậu, vì vậy, dẫn đến những hạn chế trong hiệu quả công tác của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. Hiện nay, công suất trụ sở Kiểm toán Nhà nƣớc ở Trung ƣơng trên thực tế đã khai thác gấp 2 lần so với thiết kế, không có đủ chỗ làm việc tối thiểu. Hầu hết Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực chƣa có trụ sở riêng, còn phải đi thuê. Phƣơng tiện phục vụ cho công tác kiểm toán còn thiếu, nhƣ: ô tô, máy tính, các phƣơng tiện kỹ thuật đặc chủng phục vụ cho kiểm toán dự án đầu tƣ; hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp kém; kinh phí đƣợc cấp hàng năm còn hạn hẹp nên ít nhiều còn phải trông chờ vào sự trợ giúp của đơn vị đƣợc kiểm toán nên đã phần nào làm hạn chế tính độc lập, khách quan của Kiểm toán Nhà nƣớc và gây phiền hà cho đơn vị đƣợc kiểm toán. Đặc biệt là việc áp dụng các phần mềm kiểm toán cho kiểm toán viên hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ để trang bị cho hoạt động kiểm toán nên các phƣơng pháp kiểm toán chủ yếu là thủ công. (3) Nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc chƣa đầy đủ và toàn diện, thậm chí còn có nhận thức sai lệch, không đúng đắn về vị trí pháp lý, tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nhà nƣớc, không chỉ trong xã hội mà ngay cả đối với không ít tổ chức, cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nƣớc. Điều này 61 gây khó khăn cho quá trình công tác của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (4) Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nƣớc hiện tại chƣa hoàn chỉnh, chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nƣớc. 62 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 3.1.1. Định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2002-2020 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là bƣớc ngoặt có tính lịch sử quan trọng, đột phá về đổi mới tƣ duy , trong đó có viê ̣c tiến hành công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa ở nƣớc ta. Từ đó đến nay, Đảng ta tiế p tu ̣c không ngừng đổi mới tƣ duy nhận thức về công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa để ngày càng phù hơ ̣p với tình hình thƣ̣c tiễn trong nƣớc và quốc tế. Sau gầ n 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc đáp ứng đƣơ ̣c cho sự nghiệp công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa (CNH, HĐH) và chuyển toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế có tƣ duy công nghiệp . Quy mô của nền kinh tế tăng nhanh , thu nhập đầu ngƣời vƣợt khỏi ngƣỡng thu nhập thấp, đƣa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển , trở thành nƣớc có mƣ́c thu nhập trung bình . Kinh tế Việt Nam từng bƣớc hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Những thành tựu của quá trin ̀ h CNH , HĐH đƣa đất nƣớc ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng. Nhƣ̃ng năm qua , quá trình cơ cấu lại nề n kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng bƣớc đầu đạt đƣợc mô ̣t số kết quả nhấ t đinh. ̣ Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả đã đem lại nhiề u nguồn lực bên ngoài cho công cuô ̣c CNH , HĐH của nƣớc ta. Đồng thời, làm cho hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế và quá trình thực thi có bƣớc tiến quan trọng và ngày càng hiệu quả . Với nhƣ̃ng thành quả đạt đƣơ ̣c đã tạo ra cho nƣớc ta thế và lực lớn hơn nhiều so với trƣớc . Vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng lên . Đây chính là những tiền đề quan trọng để 66 đẩy nhanh hơn tiế n triǹ h CNH , HĐH của đấ t nƣớc , đƣa nƣớc ta sớm trở thà nh mô ̣t nƣớc công nghiê ̣p. Tuy nhiên, đấ t nƣớc còn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn , đan xen lẫn nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp . Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong những năm gần đây đã bi ̣suy giảm , cho thấy mô hình CNH , HĐH của nƣớc ta c ó những điểm không còn phù hợp; CNH, HĐH phát triển chƣa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đang chững lại; hiệu quả sử dụng nguồn lực còn nhiều hạn chế, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp so với yêu cầu; một số vấn đề xã hội phát sinh chậm đƣợc giải quyết . Trong khi đó , tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị , đạo đức , lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ , đảng viên và tệ quan liêu , tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đố i với Đảng và Nhà nƣớc. Môi trƣờng ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, tài nguyên, đất đai chƣa đƣợc quản lý tốt. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta. Tấ t cả nhƣ̃ng vấn đề đó ảnh hƣởng không nhỏ tới công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc. Ngoài ra , đang có sƣ̣ lê ̣ch pha giữa nhận thức về lý luận và thực tiễn bởi mô ̣t thƣ̣c tế là các nghị quyết thƣờng bao hàm quá nhiều nội dung nhƣng la ̣i thiếu n hƣ̃ng giải pháp có tính khả thi và cụ thể , nên dẫn tới tin ̀ h tra ̣ng đầu tƣ dàn trải , kém hiệu quả; các định hƣớng CNH, HĐH trong từng thời kỳ chƣa có trọng tâm, trọng điểm; giải pháp thiếu đồng bộ, nhất là trong mối quan hệ hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách đi đôi với giải pháp , cân đối các nguồn lực . Mô hình CNH, HĐH còn có sự thiên lệch về cơ cấu ngành ; dựa nhiề u vào khai thác và bán tài nguyên , phát triển theo chiều rộng, sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ cao nên đã gây nên một số hạn chế trong quá trình phát triển , khiế n tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra chậm, ngày càng bộc lộ những hạn chế , chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiêm túc xem xét để giải quyết . Cụ thể nhƣ sau: (1) Về các vấn đề lý luận 67 Mô hình CNH , HĐH của Viê ̣t Nam còn đang ở dạng khái niệm , chƣa đƣơ ̣c cụ thể hóa thành nhƣ̃ng tiêu chí cu ̣ thể của mô ̣t nƣớc công nghiệp . Các khái niệm về công nghiệp phụ trợ chƣa đƣợc xác định đúng theo nghĩa nội hàm của nó, theo đó việc xây dựng các chiń h sách chƣa sát với những yêu cầu phát triển trong nƣớc và hội nhập quốc tế . Tƣ duy CNH , HĐH theo yêu cầu “rút ngắn” cũng chƣa làm rõ đƣợc những nội dung cơ bản và động lực để thực hiện quá trin ̀ h CNH , HĐH rút ngắn. Cần làm rõ nội hàm và bƣớc đi về tƣ duy phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội để đạt đƣợc cả hai mục tiêu quan trọng, tránh sự kiềm chế lẫn nhau, coi trọng mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. (2) Về các vấn đề thực tiễn Nền kinh tế Việt Nam đang ở trình độ phát triển chậm , hiệu quả và sức cạnh tranh thấp , có nguy cơ tụt hậu xa so với các nƣớc khác có cùng điều kiện chiến lƣợc CNH , HĐH thời gian qua đề ra quá nhiều mũi nhọn . Trong , nhƣng lại thiếu trọng tâm, trọng điểm cần thiết cho từng giai đoạn , dẫn đến việc đầu tƣ bị dàn trải , kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế và nguồn lực hạn hẹp . Chƣa xác định các “điểm then chốt” để thực hiện “ 3 đột phá” chiến lƣợc nhằ m đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc. Công nghiệp vật liệu và hệ thống các sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn rất nhỏ bé , chƣa có nhiều thƣơng hiệu có giá trị trên thị trƣờng khu vực và quốc tế . Tỷ lệ nội địa hóa thấp , ƣu thế trong xuất khẩu hiện nay thuộc về các nhà đ ầu tƣ nƣớc ngoài . Giá trị gia tăng của công nghiệp chủ yế u tăng nhờ sƣ̣ phát triể n theo bề rộng , tốc độ tăng giá trị sản xuất cao hơn tốc độ tăng giá trị tăng thêm. Trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị thấp . CNH, HĐH chƣa phát huy lợi thế của vùng , chƣa có sức lan tỏa để thúc đẩy phát triể n kinh tế và huy động các nguồn lực xã hội . Sƣ̣ phát triển của các ngành công nghiệp nền tảng , mũi nhọn, nhƣ điện, cơ khí, tự động, vật liệu... còn thấp , chƣa đủ khả năng để tham gia toàn cầu hóa và đẩ y nhanh CNH , HĐH nông nghiệp , nông thôn, các ngành kinh tế , dịch vụ khác . Mă ̣c dù hệ thống kết cấu hạ tầng là mô ̣t trong nhƣ̃ng khâu đột phá , song tính kết nối giữa các phƣơng 68 thức vận tải chƣa cao , còn là điểm nghẽn của quá trình phát triển. Quá trình đô thị hóa diễn ra với tố c đô ̣ nhanh nhƣng chất lƣợng cung cấ p dịch vụ kém , phân bố dân cƣ không đồng đều, chƣa đáp ứng tố t cho công cuô ̣c CNH, HĐH của đấ t nƣớc. Trong thời gian tới, tình hình chính trị và kinh tế thế giới sẽ còn có nhiều bất ổn gây ra tác động đa chiều , song kinh tế vẫn là vấ n đề chủ đa ̣o bảo đảm sƣ̣ ổn định và phát triển. Toàn cầu hóa với kinh tế tri thức vẫn là xu thế chủ yế u trong phát triể n kinh tế . Nền kinh tế thế giới sẽ chuyển dịch theo theo chiề u hƣớng từ Tây sang Đông, từ “nâu” sang “xanh” và có nhiều biến đổi sâu sắc về thể chế lẫn trình độ công nghệ và cơ cấu sản phẩm. Có mấy đặc điểm nổi bật sau : - Trong quá trình toàn cầu hóa, các chuẩn mực, nguyên tắc và các định chế quốc tế sẽ trở thành nền tảng chi phối sự vận hành của nền kinh tế thế giới. Theo đó, sự cạnh tranh giữa các quốc gia về nguồn lực và công nghệ ngày càng gay gắt hơn. - Sự phụ thuộc lẫn nhau của các nƣớc trên thế giới ở phạm vi khu vực và toàn cầu, cũng nhƣ khoảng cách về phát triể n giƣ̃a các nề n kinh tế ngày càng lớn . - Sự trỗi dậy của một số nền kinh tế mới nổi (nhất là Trung Quốc và Ấn Độ) làm dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu kinh tế trên phạm vi toàn cầu và theo vùng địa lý. - Tiến bộ khoa học và công nghệ cùng sƣ̣ phát triể n của kinh tế tri thức tạo cơ hội cho các nƣớc đi sau bắt nhịp , tham gia chuỗi kinh tế toàn cầu và là thời cơ để “rút ngắn” quá trình CNH, HĐH. Tấ t cả nhƣ̃ng đă ̣c điể m trên sẽ tác đô ̣ng không nhỏ tới q uá trình CNH , HĐH ở Viê ̣t Nam. rên cơ sở phân tích những thành tựu , hạn chế của quá trin ̀ h CNH , HĐH thời gian qua, cũng nhƣ phân tić h các xu hƣớng phát triển của thế giới và khu vực , có thể thấy định hƣớng phát triển đất nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ sau: - CNH, HĐH phải đƣợc coi là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian tới. Kiên định các mục tiêu, đƣờng lối về CNH, HĐH đã đƣợc Đảng ta xác định. 69 - CNH, HĐH phải gắn liền với kinh tế tri thức, phát triển bền vững. Đây là con đƣờng duy nhất đúng để “rút ngắn” quá trình CNH, HĐH, tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa với các nƣớc trên thế giới. - Thực hiện CNH, HĐH bằng thể chế của nền kinh tế thị trƣờng, tuân theo các quy luật khách quan của cơ chế thị trƣờng. - Phát huy tối đa các nguồn lực trong nƣớc (nội lực phải đóng vai trò quyết định), đồng thời thu hút có hiệu quả nhƣ̃ng nguồn lực nƣớc ngoài (ngoại lực đóng vai trò quan trọng ) cho công cuô ̣c CNH , HĐH. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. - Lấ y nguồn lực con ngƣời làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ giƣ̃a phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. - Khoa học và công nghệ là nền tảng cho CNH, HĐH phát triển. CNH, HĐH tạo ra kinh tế tri thức và ngƣợc lại kinh tế tri thức có vai trò thúc đẩy CNH, HĐH phát triển nhanh, bền vững. - Lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phƣơng án phát triển và lựa chọn dự án đầu tƣ, công nghệ. - CNH, HĐH gắn với bảo vệ môi trƣờng, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai. - CNH, HĐH phải bảo đảm giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Qua nghiên cứu một số mô hình CNH, HĐH và liên hệ thực tiễn cho thấy mô hình CNH, HĐH rút ngắn theo hƣớng hiện đại của nƣớc ta thời gian qua về mặt lý thuyết là chƣa rõ . Vì “theo hƣớng hiện đại” nên chúng ta chƣa dứt khoát phải sử dụng công nghệ hiện đại và trong thực tế các nhà đầu tƣ sử dụng nhiề u công nghệ lạc hậu hoặc đã qua sử dụng với giá rẻ, vừa làm hao tốn nguyên, nhiên liệu, vƣ̀a gây ô nhiễm môi trƣờng , tăng chi phí và giá thành sản phẩm , làm cho tiến trình CNH , HĐH bi ̣chậm lại . Đã đến lúc chúng ta phải dứt bỏ cái cũ để đi thẳng ngay vào cái 70 mới, cái hiện đại. Với nhiều lý do, xin đề xuất mô hình CNH, HĐH của nƣớc ta thời gian tới là mô hình “Công nghiệp hóa hiện đại” . CNH hiện đại bao gồm các ngành công nghiệp nền tảng , công nghiệp mũi nhọn và các sản phẩm chủ lƣ̣c tham gia chuỗi giá tri ̣toàn cầ u . Cụ thể: - Các ngành công nghiệp nền tảng: Đây là những ngành công nghiệp có tính chất cần thiết, quan trọng đối với tất cả các lĩnh vực của quốc gia, là nền tảng của công nghiệp hóa, đòi hỏi đầu tƣ ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc và có cơ chế ƣu đãi. Các ngành công nghiê ̣p nề n tảng bao gồ m ngành công nghiệp năng lƣợng , công nghiê ̣p chế tạo , tự động và công nghiệp vật liệu. - Các ngành công nghiệp mũi nhọn: Các ngành công nghiệp mũi nhọn là những ngành có lợi thế cạnh tranh và có điều kiện phát triển , Nhà nƣớc cần tạo cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và huy động các nguồn lực của mo ̣i thành phần kinh tế và Nhà nƣớc chỉ đầu tƣ trong trƣờng hợp thật cần thiết . Các ngành công nghiệp mũi nhọn có thể phân thành các nhóm theo tính đặc thù nhƣ sau: + Nhóm công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao , bao gồ m sản xuất năng lƣợng , cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin... + Nhóm công nghiệp mũi nhọn có lợi thế , bao gồ m công nghiệp chế biến , nông, lâm, thủy, hải sản và công nghiệp du lịch. + Nhóm công nghiệp mũi nhọn có cơ hội , bao gồ m công nghiệp điện tử , công nghiệp giải trí, dịch vụ tài chính, dịch vụ vận tải đa phƣơng thức. - Sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: Để tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu cần phải định hƣớng phát triển các sản phẩm chủ lực có thế mạnh . Muố n thế , Chính phủ phải yêu cầu các bộ , ngành, địa phƣơng hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các ngành hàng , sản phẩm có lợi thế cạnh tranh để định hƣớng cho các doanh nghi ệp mở rộng đầu tƣ . Các bộ, ngành và địa phƣơng cần xây dựng và đăng ký sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ; tăng cƣờng tính kết nối sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến , bảo quản và xuất khẩu ; gắ n kế t viê ̣c sản xuấ t nhƣ̃ng sản phẩm có lợi thế và khả năng cạnh tranh với chuỗi giá trị 71 hàng hóa trên thị trƣờng thế giới. Chẳng hạn, trong ngành công nghiệp vật liệu đó là nhƣ̃ng sản phẩm , nhƣ thép chế tạo, hợp kim các loại, thép dụng cụ, chất dẻo, nhựa,... cung cấp cho các ngành công nghiệp xe hơi, quốc phòng, sản xuất hàng tiêu dùng... Theo đó, yêu cầu, nhiệm vụ và trách nhiệm của kiểm toán nhà nƣớc đối với sự phát triển của đất nƣớc trong những năm tới càng trở nên quan trọng hơn. Cụ thể, kiểm toán nhà nƣớc giúp Tổ ng Kiể m toán Nhà nƣớc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiể m toán tuân thủ , kiể m toán hoa ̣t đô ̣ng trong viê ̣c quản lý , sƣ̉ du ̣ng ngân sách, tiề n và tài sản nhà n ƣớc của các bộ , cơ quan ngang bô ̣ , cơ quan thuô ̣c Chin ́ h phủ và các cơ q uan trung ƣơng khác (sau đây go ̣i tắ t là các bô ̣ , ngành trung ƣơng ) thuô ̣c khố i tổ ng hơ ̣p , kinh tế và nô ̣i chin ́ h ; kiể m toán báo cáo quyế t toán ngân sách nhà nƣớc hàng năm . Trong thời kỳ mới, kiểm toán nhà nƣớc đóng vai trò nhƣ là công cụ trọng yếu và hữu hiệu của Đảng và Nhà nƣớc trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nƣớc; hỗ trợ, phục vụ đắc lực cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp trong thực hiện chức năng giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nƣớc, của các địa phƣơng. 3.1.2. Xu thế phát triển ngành kiểm toán Thế giới Năm 2002, sau sự kiện Enron, với sự sụp đổ của Arthur Andersen, một trong năm hãng kiểm toán lớn nhất thế giới vào thời điểm đó (Big5), mô hình “một-hãng” (Onefirm concept) đã cho thấy hạn chế lớn trong cơ cấu quản trị. Khái niệm mô hình “mộthãng” là nguyên tắc hoạt động theo đó các văn phòng khác nhau của một hãng toàn cầu theo đuổi các giá trị, các chuẩn mực, các quy chế hoạt động nhƣ nhau, thống nhất không phân biệt quốc gia hay lãnh thổ. Dƣới mô hình này, Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt động của Arthur Andersen tại Mỹ cũng có ảnh hƣởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Kết quả là sự kiện Enron đã khiến cho Arthur Andersen tại Mỹ sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của một hãng kiểm toán với hơn 80.000 nhân viên chuyên nghiệp. Từ thời điểm đó, Big5 đã trở thành Big4 nhƣ hiện nay, bao gồm bốn công ty kiểm toán: KPMG, PricewaterhouseCoopers (PWC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), Ernst and Young (E&Y). 72 Rút kinh nghiệm từ bài học của Arthur Andersen, các hãng kiểm toán quốc tế hoạt động toàn cầu, trong đó bao gồm cả Big4, đã chuyển đổi mô hình hoạt động của mình. Khi soát xét báo cáo hoạt động của các hãng kiểm toán quốc tế do Tạp chí Kế toán Quốc tế (International Accounting Bulletin) phát hành, tác giả bài viết nhận thấy có ba mô hình chính mà các công ty kiểm toán đang áp dụng, thay thế cho mô hình “một-hãng” truyền thống, chứa đựng nhiều rủi ro. Ba mô hình đó là mô hình Công ty mạng lƣới (Networks), mô hình Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations), mô hình Liên kết (Alliances, Organisations). Thứ nhất, mô hình Công ty mạng lưới (Network firms) Theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 220, công ty mạng lƣới là một tổ chức lớn hƣớng tới việc chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, hoặc cùng đƣợc sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý chung, có chung các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lƣợng, chiến lƣợc kinh doanh, sử dụng chung thƣơng hiệu, hoặc cùng chung một phần đáng kể nguồn lực chuyên môn. Big4, bao gồm PWC, Deloitte, E&Y và KPMG, là ví dụ điển hình cho mô hình công ty mạng lƣới. Ngoài ra một số hãng kiểm toán đã có thành viên tại Việt Nam nhƣ Grant Thornton, BDO, RSM, Crowe Horwath,… cũng hoạt động dƣới mô hình công ty mạng lƣới. Đặc điểm của mô hình công ty mạng lƣới là tên của các hãng thành viên thƣờng gắn với thƣơng hiệu của hãng quốc tế. Ví dụ nhƣ Deloitte Việt Nam, E&Y Việt Nam, NexiaACPA, UHY Việt Nam hay Horwath DTL. Các hãng thành viên trong cùng mạng lƣới đều đƣợc sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong các hoạt động marketing của mình. Đồng thời, hãng thành viên cũng nhận đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hãng quốc tế mà mình là một thành viên trong mạng lƣới. Do tính gắn kết chặt chẽ của nó, mô hình này cũng tạo ra rủi ro cho hãng quốc tế khi có bất kỳ xì căng đan hay vi phạm của các hãng thành viên trong cùng mạng lƣới. Tuy nhiên, so với mô hình “một-hãng”, mô hình Công ty mạng lƣới giảm thiểu rủi ro sụp đổ toàn cầu do tính độc lập tƣơng đối của các hãng trong cùng mạng lƣới. Thứ hai, mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations) 73 Bên cạnh mô hình Công ty mạng lƣới, mô hình Hiệp hội các công ty uy tín là rất phổ biến trong các hãng kiểm toán quốc tế. Các công ty kiểm toán có uy tín tại các quốc gia khác nhau tập hợp nhau lại và hoạt động dƣới một tên chung. Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Moore Stephens International, Kreston International, Integra International, IAPA, MGI, IGAF Worldwide, hay AGN International… Dƣới dạng một hiệp hội, các hãng thành viên chịu trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ đạt theo chuẩn của Hãng quốc tế và phát triển và giữ uy tín của hãng. Các hãng thành viên cũng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và đƣợc sự hỗ trợ đáng kể từ hãng quốc tế thông qua các chƣơng trình đào tạo chung thƣờng nhiên, hội nghị toàn cầu hay hội nghị vùng, cũng nhƣ thông qua việc trao đổi nhân viên giữa các hãng. Thông thƣờng các hãng thành viên vẫn giữ nguyên tên cũ của mình và quảng bá hình ảnh với tƣ cách là thành viên của hãng quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một số hãng nhƣ MGI khuyến khích các hãng thành viên gắn tên MGI với tên hiện tại của hãng thành viên. Lợi thế của mô hình này là hãng thành viên vẫn hoạt động độc lập và ít chịu sự ảnh hƣởng từ rủi ro hay sự sụp đổ của các hãng thành viên khác, cho dù uy tín ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng. Hãng thành viên vẫn đƣợc sử dụng logo và hình ảnh của hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình với tƣ cách là thành viên chính thức, và cung cấp dịch vụ toàn cầu thông qua các hãng thành viên khác. Mô hình Hiệp hội có thể phân chia thành hai loại. Thứ nhất, hãng quốc tế dƣới dạng hiệp hội do một hãng kiểm toán lớn đứng ra thành lập. Ví dụ Moore Stephens International là do hãng Moore Stephens tại London, Anh đứng ra thành lập, Integra International là do hai hãng kiểm toán lớn thành lập tại Canada. Thứ hai, hãng quốc tế là các hiệp hội thuần tuý nhƣ IGAF Worldwide, IAPA. Bản thân tên của các hãng này cũng nói lên điều đó. IGAF viết tắt của cụm từ “International Group of Accounting Firms”, có nghĩa là “Nhóm quốc tế của các công ty kế toán, kiểm toán”. IAPA viết tắt của cụm từ “International Association of Practising Accountants”, có nghĩa là “Hiệp hội quốc tế của các kế toán hành nghề”. Thứ ba, mô hình liên kết (Alliances, Organisations) 74 Mô hình Liên kết ít thấy hơn trong các hãng kiểm toán quốc tế. Vì thực chất mô hình này là sự liên kết của rất nhiều loại hình các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ kiểm toán, tƣ vấn kế toán, tƣ vấn luật, tƣ vấn sở hữu trí tuệ, tƣ vấn kinh doanh,… Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Geneva Group International hay Alliot Group. Trong mô hình này, mối liên hệ giữa các hãng thành viên yếu hơn so với mô hình công ty mạng lƣới và mô hình hiệp hội các công ty uy tín do các hãng thành viên hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ kế toán và kiểm toán. Thành viên chính thức của hãng quốc tế liên kết cũng đƣợc phép sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong hoạt động quảng bá của mình. Hãng thành viên cũng không đƣợc mang tên của hãng quốc tế. Mỗi hãng kiểm toán quốc tế có chính sách thành viên khác nhau. Nhƣng thông thƣờng có thể chia ra làm ba cấp độ: Hãng thành viên (Member firm), Hãng liên kết (Associate firm) và Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm). - Hãng thành viên: Những hãng đƣợc công nhận là hãng thành viên của hãng kiểm toán quốc tế có đầy đủ tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào mạng lƣới, hiệp hội hay liên kết. Hãng thành viên đƣợc phép đại diện cho hãng quốc tế tại vùng địa lý đƣợc công nhận. Ví dụ nhƣ Deloitte Việt Nam sẽ đại diện cho Deloitte International tại Việt Nam bởi vì Deloitte Việt Nam đƣợc công nhận là hãng thành viên chính thức trong cùng mạng lƣới của Deloitte International. - Hãng liên kết (Associate firm): Hãng liên kết là cấp độ thấp hơn so với hãng thành viên. Tùy theo chính sách từng hãng quốc tế, hãng liên kết có thể sẽ bị hạn chế một số quyền lợi khi tham gia vào hãng quốc tế. Trong một số trƣờng hợp hãng liên kết hoạt động trong lĩnh vực tƣơng đối khác so với lĩnh vực chính của hãng quốc tế. Khi đó, hãng liên kết đƣợc công nhận tham gia vào mạng lƣới hay hiệp hội nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp. Cấp độ hãng liên kết phổ biến hơn trong các hãng quốc tế hoạt động theo mô hình liên kết. - Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm): Hãng đại diện liên lạc là cấp độ thấp nhất khi tham gia vào các hãng kiểm toán quốc tế. Ta có thể lấy quy chế về hãng đại diện liên lạc của Russell Bedford International (RBI), một hãng hoạt động 75 theo mô hình Công ty Mạng lƣới, để hiểu rõ hơn về cấp độ hãng đại diện liên lạc. Khi nhận đƣợc đơn xin gia nhập của một hãng kiểm toán, sau thủ tục đánh giá nhận thấy hãng này chƣa đủ điều kiện để công nhận là hãng thành viên, RBI có thể bổ nhiệm hãng trở thành hãng đại diện liên lạc. Có nghĩa là trong trƣờng hợp một khách hàng muốn liên hệ với RBI tại khu vực lãnh thổ đó thì có thể liên lạc qua hãng đại diện liên lạc đƣợc bổ nhiệm. Hãng đại diện liên lạc này không có quyền lợi nhƣ các hãng thành viên chính thức, không có quyền biểu quyết khi tham gia đại hội của RBI. Hãng đại diện liên lạc cũng không có quyền sử dụng logo hoặc hình ảnh của RBI trong các hoạt động quảng bá của mình. Trong trƣờng hợp RBI nhận đƣợc một đơn xin gia nhập đủ điều kiện của một hãng khác có cùng vùng hoạt động thì quyền đại diện của hãng đại diện liên lạc cũng bị xoá bỏ. Tuy nhiên, mức phí thƣờng niên của hãng đại diện liên lạc phải nộp cho RBI cũng rất thấp so với phí của thành viên chính thức. 3.1.3. Định hướng phát triển của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 – 2020 3.1.3.1. Xây dựng Kiểm toán Nhà nước thực sự trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc "của dân, do dân và vì dân". Kiểm toán Nhà nƣớc là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của Nhà nƣớc, thực hiện quyền lực của nhân dân thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát và giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nƣớc, tài sản công (là những đồng tiền đƣợc đóng góp từ mồ hôi, công sức của dân). Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nƣớc cũng quy định hoạt động kiểm toán nhà nƣớc phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. Đây là một đòi hỏi có tính tất yếu và khách quan khi Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu lực các công cụ quản lý và 76 kiểm soát vĩ mô đối với các hoạt động kinh tế, tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, định hƣớng phát triển quan trọng nhất của Kiểm toán Nhà nƣớc là trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt trong việc quản lý và sử dụng tiền, tài sản Nhà nƣớc. 3.1.3.2. Thể chế hoá các quan điểm của Đảng về Kiểm toán Nhà nước Phát triển Kiểm toán Nhà nƣớc phải đảm bảo quán triệt và thể chế hoá các quan điểm của Đảng về Kiểm toán Nhà nƣớc đã ghi trong các Nghị quyết của Đảng; tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý tài chính và tài sản nhà nƣớc trong công cuộc đổi mới, cụ thể: - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Khoá VIII đã chỉ rõ “Đề cao vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng NSNN. Cơ quan kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố công khai cho dân biết”[13, tr.49]. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VIII tiếp tục nhấn mạnh việc đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm. Thực hiện chế độ kiểm toán đối với các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nƣớc. - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định cần phải thiết lập cơ chế giám sát tài chính- tiền tệ, nhằm đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia, kiểm soát các nguồn vốn, các khoản vay nợ, trả nợ, mở rộng hình thức công khai tài chính. Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lƣợng Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ một công cụ mạnh của Nhà nƣớc. - Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở cũng đã chỉ rõ phải thực hiện quy chế định kỳ Kiểm toán Nhà nƣớc công khai thu, chi ngân sách cho dân biết. 77 - Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ; bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị… Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những ngƣời tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, còn đƣơng chức hay đã nghỉ việc... Ngoài ra, trong hƣớng dẫn thực hiện quy chế đánh giá cán bộ của Ban Tổ chức Trung ƣơng đã coi kiểm toán trách nhiệm kinh tế ngƣời đứng đầu các đơn vị, tổ chức nhƣ là một trong các phƣơng pháp đánh giá cán bộ. Đây sẽ là một nhiệm vụ quan trọng mà Kiểm toán Nhà nƣớc phải có trách nhiệm tham gia khi triển khai thực hiện. Quán triệt các quan điểm của Đảng về kiểm toán nhà nƣớc, Luật Kiểm toán nhà nƣớc đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc, ngoài việc kiểm tra, xem xét, đánh giá, xác nhận và kiến nghị xem xét xử lý các sai phạm, Kiểm toán Nhà nƣớc còn thực hiện chức năng tƣ vấn. Luật Ngân sách nhà nƣớc quy định Kiểm toán Nhà nƣớc phải thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách các cấp trƣớc khi trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, phê chuẩn. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định Kiểm toán Nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và phải đƣợc công khai. Nhƣ vậy, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc là rất nặng nề và đòi hỏi phải có kế hoạch về việc tăng cƣờng xây dựng lực lƣợng cũng nhƣ cơ sở vật chất thì mới có thể đáp ứng đƣợc. 3.1.3.3. Định hướng về cải cách hành chính trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Mặc dù Kiểm toán Nhà nƣớc là cơ quan mới còn đang trong quá trình hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy, cơ cấu cán bộ và cơ sở vật chất. Song trong quá trình xây dựng và phát triển phải đảm bảo quán triệt các quan điểm về cải cách hành chính của Nhà nƣớc, xác định quy mô hợp lý trong từng thời kỳ đủ đáp ứng yêu cầu 78 nhiệm vụ đƣợc giao. Xây dựng Kiểm toán Nhà nƣớc từng bƣớc chính quy, hiện đại và tinh gọn về bộ máy, tiết kiệm kinh phí, hoạt động hiệu quả. Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ đã ghi rõ “Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nƣớc. Thực hiện chế độ kiểm toán và các chế độ bảo vệ tài sản công và ngân sách nhà nƣớc” và “Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp” [27, tr. 8]. Đây là một trong những nội dung mà Kiểm toán Nhà nƣớc đã quán triệt trong xây dựng chƣơng trình cải cách hành chính của ngành, nhằm phát triển Kiểm toán Nhà nƣớc đúng định hƣớng của Nhà nƣớc. 3.1.3.4. Phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí Việt Nam là một nƣớc đang phát triển nên tình hình tham nhũng cũng diễn ra phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhận thức sâu sắc những tác hại nghiêm trọng của tệ nạn tham nhũng, Đảng và Nhà nƣớc luôn luôn chú trọng đến việc phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng. Kiểm toán Nhà nƣớc với vị thế là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đƣợc Luật Phòng, chống tham nhũng xếp vào nhóm các cơ quan trực tiếp có trách nhiệm phát hiện và phối hợp xử lý tham nhũng, bao gồm: Thanh tra Chính phủ, cơ quan điều tra, Kiểm toán Nhà nƣớc, Viện Kiểm soát, Toà án; đồng thời, quy định cụ thể, rõ ràng về trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng. Vai trò và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nƣớc nói chung và trong phòng, chống tham nhũng nói riêng đƣợc khẳng định trong Luật Kiểm toán nhà nƣớc quy định về mục đích kiểm toán, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm toán Nhà nƣớc; Luật Phòng, chống tham nhũng quy định cụ thể, rõ ràng hơn, phù hợp với phạm vi điều chỉnh của một đạo luật chuyên biệt và đáp ứng 79 yêu cầu đấu tranh về phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này chƣa chặt chẽ dẫn đến tình trạng bỏ lọt hoặc xử lý nhẹ nhiều vụ tham nhũng, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cấp bách trong phòng, chống tham nhũng hiện nay. Hạn chế này phải đƣợc sớm giải quyết trên cả hai mặt là hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cƣờng hoạt động phối hợp trong thực tiễn hoạt động phòng, chống tham nhũng. 3.1.4. Định hướng phát triển cán bộ cấp cao của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 - 2020 Tiêu chuẩn chung của cán bộ lãnh đạo, quản lý đã đƣợc quy định tại các văn bản của Trung ƣơng, tuy nhiên, trong từng giai đoạn cụ thể, với mỗi đối tƣợng cán bộ, đảng viên lại cần có những yêu cầu mới. Trong bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển và đất nƣớc đang hội nhập sâu rộng với thế giới trên nhiều lĩnh vực, đội ngũ cán bộ hiện nay rất cần hội tụ những yếu tố cơ bản sau: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ phải có trình độ, năng lực. Đây là yêu cầu cơ bản, quan trọng của cán bộ trong mọi thời kỳ. Có trình độ chuyên môn tốt mới bảo đảm cho cán bộ hoàn thành công việc đƣợc giao. Trình độ của cán bộ đƣợc đánh giá là tốt khi đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đó. Cụ thể trong thời kỳ hiện nay khi khoa học - công nghệ phát triển, ngƣời cán bộ phải có trình độ về công nghệ, làm chủ khoa học - công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn của mình. Thứ hai, cán bộ phải có văn hóa làm việc khoa học, hiệu quả, vì dân. Công cuộc cải cách hành chính đã đƣợc đẩy mạnh từ nhiều năm nay cũng là nhằm mục tiêu này. Lối làm việc tùy tiện, nặng về hành chính, quan liêu, thói cửa quyền, hách dịch của một bộ phận cán bộ tồn tại khá lâu đã làm ảnh hƣởng đến uy tín của Đảng, chính quyền, làm giảm hiệu quả công việc trong các cơ quan nhà nƣớc. Chính vì vậy, xây dựng văn hóa làm việc chuyên nghiệp, có tính kế hoạch cao, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm là cần thiết. Thứ ba, người cán bộ phải có bản lĩnh vững vàng. Trong tình hình hiện nay, đây đƣợc xem là một trong những yêu cầu hàng đầu. Bản lĩnh mà trƣớc hết là bản lĩnh chính trị của ngƣời cán bộ chính là yếu tố quan trọng, có bản lĩnh ngƣời cán bộ 80 sẽ không bị tác động, ảnh hƣởng của những yếu tố tiêu cực. Đó là những cám dỗ từ mặt trái cơ chế thị trƣờng, từ chiến lƣợc “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Từ những yêu cầu trên của một ngƣời cán bộ lãnh đạo nói chung, Kiểm toán Nhà nƣớc đã xây dựng nên định hƣớng phát triển cán bộ cấp cao tại đơn vị gồm những điểm sau: Một là, tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình mới. Lấy việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ nói chung và cán bộ cấp cao nói riêng làm trọng tâm. Trong đào tạo, bồi dƣỡng không chỉ chú ý đến bồi dƣỡng về chính trị mà phải đặc biệt chú ý đến chất lƣợng chuyên môn, phải có kế hoạch xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi trên nhiều lĩnh vực, đồng thời có ý thức chính trị cao, có phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo cần đƣợc xây dựng có bài bản với các thế hệ, bảo đảm có sự nối tiếp. Muốn vậy, ngay từ khâu tuyển chọn ngƣời đi đào tạo, bồi dƣỡng phải thực sự công tâm, công bằng để chọn đƣợc ngƣời xứng đáng, tránh tình trạng cán bộ đƣợc lựa chọn đi đào tạo, bồi dƣỡng không đủ trình độ tiếp thu kiến thức, không đủ phẩm chất trở thành ngƣời lãnh đạo, quản lý. Nhƣ vậy, không chỉ làm thiếu hụt cán bộ, không những ảnh hƣởng sự phát triển của Kiểm toán nhà nƣớc mà còn ảnh hƣởng tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, gây lãng phí cho quốc gia. Hai là, tạo môi trường học tập cho đội ngũ cán bộ cấp cao phát huy năng lực. Không chỉ học tập trong các khóa đào tạo, bồi dƣỡng mà ngay trong quá trình công tác, trong môi trƣờng làm việc hằng ngày, cũng cần tạo ra một không khí học tập. Cuộc vận động “Học tập và làm theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” từ năm 2007, và việc thƣờng xuyên học tập, nghiên cứu nghiêm túc các nghị quyết của Trung ƣơng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ƣơng 4 khóa XI về xây dựng Đảng đã tạo nên một không khí học tập khá sôi nổi trong các cấp, các ngành, trong mỗi cán bộ lãnh đạo, đảng viên. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc cũng là một trong những đơn vị dẫn đầu trong phong trào này. Hai phong trào này trong những năm 81 gần đây đã thực sự tạo đƣợc một luồng khí mới để các cán bộ lãnh đạo cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc cùng nhìn lại mình để tu sửa, rèn giũa. Ba là, làm tốt công tác luân chuyển, tạo điều kiện cho cán bộ trưởng thành trong thực tiễn. Những môi trƣờng, điều kiện làm việc khác nhau ở cơ sở sẽ giúp cho cán bộ phát huy đƣợc năng lực, sức sáng tạo. Đồng thời, tránh đƣợc tình trạng xa rời thực tiễn, nhất là với những cán bộ sau đó công tác ở các cơ quan tham mƣu, hoạch định chính sách. Điều này đặc biệt cần thiết với những cán bộ đƣợc quy hoạch để trở thành cán bộ nguồn, cán bộ cấp cao, đội ngũ lãnh đạo kế cận. Bốn là, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Đây là một trong những giải pháp quan trọng để giữ chân đội ngũ cán bộ cấp cao Kiểm toán Nhà nƣớc. Đãi ngộ tốt thì không chỉ hấp dẫn đƣợc những cán bộ có trình độ, chuyên môn giỏi mà còn gìn giữ đƣợc phẩm chất tốt đẹp của ngƣời cán bộ cách mạng, ngăn ngừa đƣợc tình trạng tham ô, tham nhũng, cửa quyền, gây khó dễ cho ngƣời dân trong thực thi công vụ của mỗi cán bộ. Đãi ngộ theo hiệu quả công việc sẽ khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân. 3.1.4. Những khoảng trống về nguồn nhân lực của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Việt Nam so với sự phát triển ngành kiểm toán Thế giới Công dân toàn cầu là khái niệm chỉ những ngƣời có thể sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể có một hoặc nhiều quốc tịch. Hiện tƣợng xuất hiện khái niệm công dân toàn cầu đã làm thay đổi cơ bản mọi khái niệm và giá trị về biên giới, lãnh thổ, chính trị, văn hóa, quản lý nhà nƣớc và cả ngành tƣ pháp quốc tế. Xu hƣớng tất yếu của nhân lực ngành Kế toán- Kiểm toán của Việt Nam là phải tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Thực tế ở Việt Nam, việc hội nhập của nhân lực ngành Kế toán- Kiểm toán chƣa thực sự sâu rộng. Qua kết quả khảo sát sinh viên tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo, từ các trƣờng Đại học Kế toán- Kiểm toán lớn và có uy tín của Việt Nam cho thấy: tƣ duy tích lũy am hiểu các vấn đề toàn cầu còn hạn chế, khó hội nhập sâu rộng với kế toán, kiểm toán quốc tế. Có tới 2/3 trả lời chƣa thể nắm bắt đƣợc công việc kế toán hay kiểm 82 toán ngay khi đƣợc giao mà phải đƣợc đào tạo, hƣớng dẫn lại. Với kiến thức chủ yếu là lý thuyết hàn lâm, đội ngũ nhân lực Kế toán- Kiểm toán mới tốt nghiệp Đại học chƣa đáp ứng đƣợc ngay nhu cầu thực tế của các đơn vị kinh tế nội địa, gần nhƣ 100% tự cảm thấy chƣ thể cung ứng ngay dịch vụ Kế toán- Kiểm toán cho các đơn vị kinh tế nƣớc ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Nguyên nhân của tình trạng này, chủ yếu là rất yếu về ngoại ngữ, họ mới biết đọc tài liệu, nghiên cứu tài liệu, còn các kỹ năng nghe, nói thực hành đều rất yếu. Nhƣ vậy, ngay tại sân nhà, đội ngũ này cũng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc. Ngoài các vấn đề liên quan đến năng lực của ngành Kế toán- Kiểm toán nhƣ đã trình bày ở trên, hiện nay trên thị trƣờng lao động dang xuất hiện tình trạng dƣ cung về nhân lực ngành Kế toán- Kiểm toán, một phần của thực trạng này do có nhiều trƣờng không có thế mạnh về đào tạo nhân lực Kế toán- Kiểm toán, thậm chí chủ yếu mạnh về đào tạo kỹ thuật cũng tham gia đào tạo Kế toán – Kiểm toán, trong khi đó xét về mặt nhu cầu của doanh nghiệp, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng dẫn đến việc các doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động, nhiều doanh nghiệp thậm chí còn bị đóng cửa, dẫn đến việc sa thải nhân lực không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, trong đó có nhân lực Kế toán- Kiểm toán. Tuy nhiên, dù trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, đa số các đơn vị này vẫn có nhu cầu về nhân lực Kế toán- Kiểm toán có chất lƣợng cao, mang lại nhiều giá trị gia tăng cho đơn vị. Hiện tại, một số cơ sở đào tạo đã và đang chú trọng hơn đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực Kế toán – Kiểm toán với chất lƣợng quốc tế. Cụ thể, Học viện Ngân hàng đã và đang phối hợp với các tổ chức đào tạo quốc tế có chất lƣợng, uy tín cao (ví dụ: Đại học Kinh tế và Luật Berlin- Đức, Đại học Sunderland- Anh, City U- Mỹ, Đại học Cao Hùng Đài Loan, Trƣờng Đại học Tài chính – Nga, ACCA, CPA…), qua đó vừa tăng cƣờng đƣợc khả năng ngoại ngữ và chuyên môn trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán, Tài chính – Ngân hàng nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của thực tiễn, của thị trƣờng lao động. Tuy nhiên, các cơ sở đào tạo chất lƣợng cao nhƣ vậy chƣa thực sự nhiều ở Việt Nam. 83 Nhƣ vậy, xét tổng thể nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán việt Nam kém cạnh tranh, mặc dù số lƣợng lao động dồi dào, giá cả rẻ nhƣng không đáp ứng đƣợc nhu cầu nhà tuyển dụng kể cả trong nƣớc chứ chƣa nói đến phạm vi toàn cầu do năng suất thấp, ngoại ngữ kém, còn khoảng cách khá lớn giữa đào tạo và nhu cầu thực tiễn nên giá trị gia tăng mang lại chƣa tƣơng xứng với nguồn lực. Gần đây, trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng liên tục truyền thông về tiến trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC –ASEAN Economic Community) 2015. Trong hiệp định ASEAN có một nội dung rất quan trọng liên quan đến vấn đề nhân lực chúng ta không thể không nhắc đến về di chuyển thể nhân đƣợc các nƣớc thành viên ký kết năm 2012 có ghi: “Các quốc gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thể nhân, hƣớng tới tự do hóa lao động có kỹ năng trong ASEAN”. Bộ trƣởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng: “Trong lĩnh vực lao động, với việc công nhận lẫn nhau về tay nghề sẽ tạo điều kiện cho việc di chuyển lao động trong Cộng đồng ASEAN”. Nhƣ vậy, trong một cộng đồng gồm 600 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác nhau trong khối. Đó sẽ là những nhân sự nhƣ Kỹ sƣ, kiến trúc sƣ, Kiểm toán, Kế toán, bác sĩ, nhạc sĩ. Điều này thể hiện trong từng Hãng quốc tế trong chƣơng trình chuyển đổi nhân viên trong một Hãng từ quốc gia này sang quốc gia khác và ngƣợc lại. Một số Hãng Kiểm toán Việt Nam là thành viên Hãng quốc tế đã chủ trƣơng quốc tế hóa đội ngũ nhân viên chính là để thực hiện chủ trƣơng này. Vậy, ở đây có 3 vấn đề mà bài toán đặt ra đối với nhân lực ngành Kế toán – Kiểm toán của Việt Nam là: Thứ nhất, nếu không nâng cao năng lực cạnh tranh thì kể cả các công việc mà nhân lực Việt Nam đang thực hiện trong nƣớc sẽ bị nhân lực chất lƣợng cao hơn, kinh nghiệm và chuyên môn tốt hơn của các nƣớc trong khu vực sẽ tìm đến cạnh tranh, điều này có thể làm giảm thu nhập, thậm chí lấy đi việc làm của nguồn nhân lực Kế toán – Kiểm toán trong nƣớc. 84 Thứ hai, nguồn nhân lực của Việt Nam nếu vẫn chất lƣợng thấp, ngoại ngữ yếu, khả năng cạnh tranh kém sẽ không tận dụng cơ hội đƣợc làm việc trong các nƣớc trong khu vực trong khối do yêu cầu các nhân lực có khả năng mới đƣợc tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển trong khối AEC. Nhƣ vậy, chúng ta đã đánh mất cơ hội do AEC mang lại. Thứ ba, nguồn nhân lực của Việt Nam nếu vẫn chất lƣợng thấp, khả năng cạnh tranh kém sẽ chỉ tham gia đƣợc phân khúc phục vụ cho các đối tƣợng, doanh nghiệp đòi hỏi không cao.Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn là thu nhập thấp, nguồn lực tài chính để tái đầu tƣ nâng cao trình độ hạn chế, mặt khác do đối tƣợng phục vụ là phân khúc khách hàng đòi hỏi không cao nên bản thân nguồn nhân lực này ngoài nguồn lực tài chính của bản thân để nâng cao trình độ rất hạn chế, ở một góc độ nào đó, họ lại có thêm một trở ngại nữa là động lực thúc đẩy họ nâng cao trình độ không thực sự đủ mạnh vì phân khúc thị trƣờng của họ là các doanh nghiệp, tổ chức chất lƣợng không đòi hỏi cao, trả lƣơng thấp. 3.1.5 Xác định nhu cầu tăng cƣờng năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đến 2020 Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý của KTNN là một vấn đề tầm quan trọng đặc biệt đối với cơ quan kiểm toán cao nhất của Nhà nƣớc.Định hƣớng chung là phải phát triển đội ngũ cán bộ cao cấp đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn tƣơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay, việc tăng cƣờng nhân sự cao cấp Kiểm toán Nhà nƣớc cần đảm bảo không chỉ số lƣợng mà còn cần đảm bảo chất lƣợng. Đến năm 2020, số lƣợng cán bộ công chức KTNN dự kiến tăng lên 2.500 cán bộ, nghĩa là tăng gần 1.000 cán bộ so với hiện tại. Cụ thể: số lƣợng Kiểm toán viên là 2.140 ngƣời, trong đó: 820 ngƣời cho 9 Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành (mỗi đơn vị khoảng 80 ngƣời); 1.220 ngƣời cho 11 Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực (mỗi đơn vị khoảng 100 ngƣời); Số chuyên viên 85 và cán bộ tại các đơn vị tham mƣu thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán Nhà nƣớc khoảng 350 ngƣời gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, Vụ Quan hệ quốc tế và Thanh tra Kiểm toán Nhà nƣớc (mỗi vụ có khoảng 20); Văn phòng Kiểm toán Nhà nƣớc khoảng 80 (gồm cả lái xe, lễ tân, bảo vệ); Vụ Tổng hợp 60 ngƣời; Vụ Thi đua - khen thƣởng 10 ngƣời; Viên chức ở các đơn vị sự nghiệp 110 ngƣời: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và bồi dƣỡng cán bộ kiểm toán có 60 ngƣời; Trung tâm Tin học có 30 ngƣời, Tạp chí Kiểmtoán có 10 ngƣời; Trung tâm Thông tin, tƣ liệu và thƣ viện 10 ngƣời. Để đáp ứng việc quản lý, lãnh đạo, số lƣợng cán bộ cao cấp cũng cần tăng với tỷ lệ tƣơng đƣơng. Đến 2020, dự kiến KTNN cần 50 cán bộ cao cấp từ cấp Vụ trở lên để bổ sung vào các vị trí lãnh đạo còn trống ở các vụ, cơ quan ngang vụ ở Kiểm toán Nhà nƣớc hiện nay. 3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2002 - 2020 Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc tác giả tổng hợp trong hình 3.1 dƣới đây : 86 Giải pháp nâng cao năng lực CB cấp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020 Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng Nâng cao kiến thức về khoa học quản lý Nâng cao kỹ năng quản lý Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động Hình 3.1. Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 - 2020 Nguồn: Tác giả đề xuất 87 Quy trình triển khai thực hiện các giải pháp trên đƣợc tác giả tổng hợp trong hình 3.2 dƣới đây: Quy trình triển khai giải pháp nâng cao năng lực CB cấp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020 Xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp Xác định mục tiêu, định hƣớng và kế hoạch chi phí cho thực hiện các nhóm giải pháp Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực CB cấp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020 Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực CB cấp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020 Xác định các cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động triển khai giải pháp Đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên quá trình triển khai các giải pháp Triển khai các giải pháp về nâng cao năng lực cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng Triển khai các giải pháp về nâng cao kiến thức, kỹ năng cho CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Triển khai các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao KTNN Hình 3.2. Quy trình triển khai giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 - 2020 Nguồn: Tác giả đề xuất 88 Nhƣ vậy, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm bốn nhóm giải pháp chính: (1) Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng, (2) Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc: (2.1) Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, (2.1) Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng, (2.3) Nâng cao kiến thức về khoa học quản lý. (2.4) Nâng cao kỹ năng quản lý, (2.5) Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động, (3) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc, và (4) Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. 3.2.1. Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lượng và chất lượng Việc nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vô cùng quan trọng. Nó bao gồm việc kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, quy hoạch nguồn nhân lực và bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp cao, đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo/quản lý, cải tiến công tác đánh giá cán bộ, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dƣỡng các năng lực còn thiếu của đối tƣợng cán bộ lãnh đạo/quản lý cấp cao qua các chƣơng trình, hình thức đào tạo phù hợp. Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với nghề nghiệp kiểm toán. Định hƣớng chung là phải phát triển đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn tƣơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đặc thù nghề nghiệp, đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nƣớc phải chiếm khoảng 85%, các ngạch công chức khác chiếm 15% trong tổng số và cần phải cân đối, tăng cƣờng số lƣợng Kiểm toán viên, cán bộ công tác ở các bộ phận tham mƣu. Ngoài việc tăng số lƣợng còn phải tăng về chất lƣợng, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nƣớc có bản lĩnh chính trị vững 89 vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại tƣơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Kiểm toán Nhà nƣớc cần có kế hoạch định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức chức theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng phù hợp; Tiến hành tổng điều tra đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện tại của Kiểm toán. Phát triển đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc cần tuân theo chiến lƣợc phát triển cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lƣợng, cơ cấu chuyên môn và cơ cấu ngạch hợp lý, cụ thể: [Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010, 2010] - Về mặt số lƣợng, trong giai đoạn đến năm 2015 KTNN cần có số cán bộ khoảng 2.600 ngƣời, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cần khoảng 3.500 ngƣời với quy mô bình quân mỗi đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (KTNN chuyên ngành và khu vực) khoảng 120 ng-êi. - Về cơ cấu theo lĩnh vực công tác: đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nƣớc khoảng 85%; đội ngũ công chức làm công tác hành chính toàn ngành khoảng 10%; đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp (các ngạch viên chức) khoảng 5%. - Về cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc: Kiểm toán viên cao cấp khoảng 3-5%; Kiểm toán viên chính: 20-25%; Kiểm toán viên: 40-45%; Kiểm toán viên dự bị 20-25%. Đối với các ngạch chuyên viên và tƣơng đƣơng (kể cả khối sự nghiệp): Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng: 2-3%; Chuyên viên chính và tƣơng đƣơng: 30-35%; chuyên viên và tƣơng đƣơng: 50-55%; Cán sự, nhân viên: 5-7%. - Về cơ cấu theo chuyên môn đào tạo: số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 95%, trong đó chuyên môn đào tạo về Tài chính - kế toán - kiểm toán - ngân hàng: 50%; Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc: 25%; Quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc, luật, công nghệ thông tin và khác: 20%; Số có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống khoảng 5% trong tổng số cán bộ, công chức. 90 3.2.2. Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việc đào tạo cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc là rất quan trọng. Vì thế, KTNN cần chú ý xây dựng chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, bổ sung nội dung đào tạo, tăng cƣờng đào tạo nghiệp vụ trong môi trƣờng công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng và đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo, theo từng đối tƣợng, từng loại công chức trong việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, tham mƣu, hoạch định chính sách, nghiên cứu, giảng dạy, cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành; xây dựng đầy đủ đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm công tác thực tiễn tham gia giảng dạy; đổi mới phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; phát triển hình thức tổ chức đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm; đẩy mạnh hợp tác trong nƣớc và quốc tế, tăng cƣờng giao lƣu học tập về nghiệp vụ quản lý. Trong khuôn khổ các chƣơng trình đào tạo, việc nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực cán bộ QL cấp cao KTNN một cách hiệu quả, cụ thể: 3.2.2.1. Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp - Rà soát lại thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, nhìn nhận ƣu, nhƣợc điểm để xây dựng kế hoạch nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp trong giai đoạn tới. - Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn. 91 - Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc để xử lý các phát sinh trong quá trình giảng dạy. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. 3.2.2.2. Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng - Xây dựng khung kế hoạch nhằm nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, trong đó xác định cụ thể kế hoạch chi phí, nhân sự thực hiện. - Chú trọng nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc trong việc chủ động bồi dƣỡng kiến thức về cuộc sống cho bản thân, phục vụ hiệu quả cho công việc. 3.2.2.3. Nâng cao kiến thức về khoa học quản lý - Rà soát lại thực trạng kiến thức khoa học quản lý đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nhƣợc điểm, từ đó, xây dựng kế hoạch nâng cao kiến thức khoa học quản lý cho các cán bộ trong những năm tới, khi mà yêu cầu về khoa học, kỹ năng quản lý ngày càng cao. - Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo mới và đào tạo lại về kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. - Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, gắn liền đào tạo về khoa học quản lý và kỹ năng quản lý với nhau, để thực hiện phƣơng châm học đi đôi với hành. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. 3.2.2.4. Nâng cao kỹ năng quản lý 92 - Rà soát và đánh giá ƣu, nhƣợc điểm trong thực trạng kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc hiện nay, từ đó, xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý cấp cao trong giai đoạn mới. - Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo về kỹ năng quản lý với các chƣơng trình mang giá trị thực tiễn cao, gắn liền với quá trình đào tạo về kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. - Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, chú trọng gắn liền đào tạo về khoa học quản lý và kỹ năng quản lý với nhau, đảm bảo phƣơng châm học đi đôi với hành. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng quản lý. - Đánh giá kết quả các chƣơng trình đào tạo kỹ năng quản lý một cách thƣờng xuyên, để rút kinh nghiệm cho các giai đoạn sau. 3.2.2.5. Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động - Nhìn nhận và đánh giá ƣu, nhƣợc điểm trong thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. - Xây dựng kế hoạch cụ thể với mục tiêu nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động cho các cán bộ quản lý cấp cao trong từng giai đoạn cụ thể, kèm theo các kế hoạch cụ thể về nhân sự thực hiện và các kế hoạch về chi phí,... - Đề xuất và ứng dụng thực tiễn khung chƣơng trình đào tạo về kỹ năng tạo động lực lao động với các chƣơng trình thực hành mang giá trị thực tiễn cao. - Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. - Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. - Đánh giá kết quả các chƣơng trình đào tạo kỹ năng tạo động lực lao động một cách thƣờng xuyên, để rút kinh nghiệm cho các giai đoạn sau cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. 93 3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nước Các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc tập trung vào các nội dung sau: - Định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cho phù hợp. - Thực hiện các quy định việc luân chuyển cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, nhất là luân chuyển các vị trí cán bộ quản lý cấp cao trong thời gian 3-5 năm. - Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc hiện tại của KTNN và trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc; sửa đổi phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. - Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc cho các đơn vị; đánh giá lại quy định về tiêu chuẩn ngạch đối với các ngạch cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc để có căn cứ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng quy định về tinh giản biên chế để thực hiện đƣợc việc thƣờng xuyên đƣa ra khỏi bộ máy những cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc không đủ năng lực, trình độ, những ngƣời vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp. - Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc để từng bƣớc chuyển sang quản lý bằng hệ thống tin học. Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nƣớc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc trong những năm qua và kinh nghiệm của các cơ quan trong và ngoài nƣớc, Kiểm toán Nhà nƣớc cần quan tâm đối với chiến lƣợc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển của ngành; trong đó, đào tạo và bổ 94 sung nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc của ngành là hết sức cần thiết. Muốn có một tổ chức mạnh, cần phải có con ngƣời có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh vững vàng, kiên định. Việc đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc nhà nƣớc trong 15 năm qua của Kiểm toán Nhà nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho định hƣớng đổi mới tổ chức và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc cần quan tâm đào tạo một cách bài bản và khoa học cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc hiện nay và trong tƣơng lai. Đào tạo để có đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc "nghệ tinhtâm sáng" là mục tiêu trong chiến lƣợc đào tạo cán bộ của Kiểm toán Nhà nƣớc. 3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc là nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. Nội dung giải pháp về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc bao gồm các nội dung chính sau: (1) Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, để dựa vào đó có kế hoạch tuyển chọn các cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (2) Mở rộng đối tƣợng tham dự quy hoạch và phát triển nguồn từ xa khi tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. + Thực hiện đúng phƣơng châm ”động” và ”mở”, chống cách làm quy hoạch một cách khép kín. + Mở rộng đối tƣợng tham dự quy hoạch theo tinh thần vì lợi ích và sự phát triển bền vững của kiểm toán nhà nƣớc. + Mở rộng thêm nguồn từ xa, ngoài tổ chức, khi tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng tuyển dụng nhờ ban ơn, nhũng nhiễu, chủ nghĩa gia trƣởng, 95 địa phƣơng cục bộ, bè cánh trong quá trình giới thiệu nguồn để quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (3) Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc phải gắn liền với việc xây dựng nhiều kế hoạch đào tạo, bố trí, sự dụng cán bộ từ cấp thấp đến cấp cao, và có sự liên thông, liên kết chặt chẽ. Ngoài ra, mỗi kế hoạch cần phải xác định một nguồn quy hoạch riêng, sao cho phù hợp với kế hoạch. (4) Xây dựng nhiều hình thức quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc khác nhau, để phân luồng và phát triển đa dạng hóa đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, gắn liền quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc khác nhau với các kế hoạch quy hoạch khác trong bộ máy quản lý kiểm toán nhà nƣớc. (5) Lồng ghép công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc với công tác đào tạo, phát triển nhân tài để tạo lập đội ngũ cán bộ cấp cao dài hạn cho kiểm toán nhà nƣớc. (6) Phát huy sức mạnh dân chủ, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình đánh giá, quy hoạch và luân chuyên cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (Thực hiện đánh giá và giới thiệu quy hoạch cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc bằng hình thức bỏ phiếu kín). (7) Gắn chặt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc với các công tác khác trong công tác cán bộ tại kiểm toán nhà nƣớc. (8) Hoàn thiện các quy trình trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc nhƣ (1) quy trình phát hiện nguồn từ xa, (2) quy trình, thủ tục xử lý ''động'' và ''mở'' trong quy hoạch cán bộ quản lý cấp cao, (3) quy trình, trình tự xử lý giữa quy hoạch cán bộ quản lý cấp cao và công tác nhân sự của kiểm toán nhà nƣớc. 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Kiểm toán Nhà nước Hiện nay, cán bộ cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc bao gồm các chức vụ Kiểm toán trƣởng (cấp Vụ trƣởng), các Phó Kiểm toán trƣởng (cấp Phó vụ trƣởng); 96 Chánh Văn phòng và Phó chánh Văn phòng; Vụ trƣởng, các Phó Vụ trƣởng; Giám đốc, các Phó Giám đốc trung tâm; Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập đều do Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Để đảm bảo tính khách quan trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ cấp cao, kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc lƣu ý phân xử công minh giữa thành tích, khuyết điểm, luôn công tâm trong việc đánh giá nhân sự. 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước Chế độ và chính sách đãi ngộ là một trong những rào cản lớn nhất trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cao cấp Kiểm toán Nhà nƣớc. Để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cao cấp cho Kiểm toán Nhà nƣớc nói riêng, Nhà nƣớc ta cần chú trọng các vấn đề về chính sách thu nhập, chế độ đãi ngộ cho cán bộ cao cấp Kiểm toán Nhà nƣớc. Nhà nƣớc chƣa có chế độ chính sách đãi ngộ theo tính chất hoạt động đặc thù (nhƣ phụ cấp thâm niên, phụ cấp lƣu động và một số loại phụ cấp khác) và thu nhập so với mặt bằng hiện nay vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với đội ngũ Kiểm toán viên làm việc trong điều kiện đi công tác xa, dài ngày trên các địa bàn trong phạm vi cả nƣớc. Do vậy, khó thu hút và giữ đƣợc cán bộ giỏi; có nguy cơ mất cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chảy máu chất xám về các đơn vị có chế độ đãi ngộ cao, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về tài chính, chứng khoán và doanh nghiệp kiểm toán. Thực tế đã chứng minh nhiều cán bộ cao cấp của Kiểm toán Nhà nƣớc đầu quân cho các công ty kiểm toán độc lập với vị trí cao hơn và thu nhập tốt hơn rất nhiều. 97 KẾT LUẬN Trên cơ sở nhận thức vai trò, tầm quan trọng của năng lực quản lý của cán bộ cấp cao thuộc Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam và nhìn nhận thực tế khách quan, tác giả đã xây dựng nội dung luận văn “Năng lực quản lý của cán bộ cấp cao thuộc Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 2002-2020” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với kết cấu ba chƣơng chính. Chuơng 1 về cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cán bộ cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở và khung lý thuyết thực hiện đề tài nhƣ lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết về quản trị chiến lƣợc, lý thuyết về văn hóa Doanh nghiệp, các chính sách, đƣờng lối cán bộ của Đảng... Thông qua nội dung chƣơng 1, nội dung chƣơng 2 về thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng, tình hình thực tế khách quan về thực trạng năng lực cán bộ cấp cao tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. Căn cứ theo chƣơng 2, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn còn rất nhiều những hạn chế cần đƣợc khắc phục trong giai đoạn tới, đặc biệt là hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực nhƣ hiện nay. Dựa vào đó, chƣơng 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực cán bộ cấp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, cụ thể là những phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đến năm 2020. Thông qua luận văn này, các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm các giải pháp sau: (1) Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng, (2) Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc: (2.1) Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, (2.1) Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng, (2.3) Nâng cao kiến thức về khoa 99 học quản lý. (2.4) Nâng cao kỹ năng quản lý, (2.5) Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động, (3) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc, (4) Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ban biên tập Website học liệu mở Việt Nam, (2014), “ Một số khái niệm cơ bản về bộ máy quản lí”, trích nguồn từ https://voer.edu.vn/m/mot-so-khai-niem-coban-ve-bo-may-quan-li/25634069. [Website học liệu mở Việt Nam, 2014] 2. Phan Thanh Hải , (2014), “ Các mô hình tổ chức cơ quan Kiểm toán nhà nước trên thế giới hiê ̣n nay”. [Phan Thanh Hải, 2014] 3. Vƣơng Đình Huệ, (2012), “ Giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của KTNN Việt Nam trong phòng chống tham nhũng”, Đề tài NCKH cấp Bộ, KTNN năm 2008, Hà Nội. 4. Kiểm toán Nhà nƣớc, (2008), “ Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành của KTNN”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [Luật KTNN, 2008] 5. Lê Văn Luyện, (2008), “ Lý thuyết kiểm toán”, Học viện Ngân hàng, 6. Hoàng Phê (1988), “ Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. [Hoàng Phê, 1988] 7. Đỗ Thị Ánh Tuyết , (2014), “ Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam”, Luâ ̣n án tiế n si ̃ năm 2014, Học viện tài chính. 8. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, (2008), “ Lý thuyết kiểm toán”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. [Lý thuyết kiểm toán, Đại học kinh tế quốc dân] 9. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, (2010), “ Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 về chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020”, Website Kiểm 927/2010/UBTVQH12 toán ngày Nhà 19 nƣớc tháng Việt 4 Nam. năm [Nghị 2010, quyết 2010] số Nam : http://www.kiemtoannn.gov.vn/ Tiếng Anh 10. Jonh Whitmore (2009), “ Coaching for Performance: GROWing Human Potential and Purpose - the Principles and Practice of Coaching and Leadership ”, pp. 187-205. 102 11. Esther Cameron & Mike Green (1015), “Making Sense of Change Management: A Complete Guide to the Models, Tools and Techniques of Organizational Change ”, pp. 107-156. Website: 12. Website Học liệu mở Việt Nam : https://voer.edu.vn . 13. Website Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam : http://www.kiemtoannn.gov.vn/ , http://www.sav.gov.vn . 14. Website Các Cơ quan Kiểm toán tối cao Châu á : http://www.asosai.org/ 103 PHỤ LỤC Phụ lục 01: Mẫu bảng hỏi điều tra sử dụng trong luận văn PHIỀU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM Với mục đích nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam, chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra, khảo sát dành cho cán bộ quản lý làm việc tại các cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam. Rất mong các Anh/chị dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây: PHẦN I: CÂU HỎI KHẢO SÁT Xin Anh/chị cho biết ý kiến đánh giá mức độ hài lòng về các nội dung sau, liên quan đến năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam?. Nội dung đánh giá Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng 1. Thực trạng kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp 2. Thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng 3. Thực trạng kiến thức về khoa học quản lý 4. Thực trạng kỹ năng quản lý 5. Thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động 6. Nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tới, xin Anh/chị đóng góp một số ý kiến đề xuất? ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ PHẦN II: THÔNG TIN NGƢỜI THAM GIA KHẢO SÁT Thông tin người tham gia khảo sát sẽ được giữ bí mật, dữ liệu kết quả bảng hỏi được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tới, ngoài ra không được sử dụng vào mục đích nào khác. Họ và tên: ………………………………………………………………. Vị trí/ chức vụ: …………………………………………………………. Thời gian công tác: ………………………………………………........... Bộ phận công tác: ………………………………………………………. Xin trân trọng cảm ơn!. [...]... trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đến năm 2020 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CẤP CAO CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC 1.1 Tổng quan về bộ máy quản lý và năng lực cán bộ quản lý cấp cao của các cơ quan nhà nƣớc 1.1.1 Bộ. .. của tổ chức, đạt năng suất, hiệu quả của tổ chức Do vậy, cán bộ quản lý có ý nghĩa quyết định đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trong các tổ chức nói chung và trong các cơ quan nhà nƣớc nói riêng 14 1.1.2 Năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước 1.1.2.1 Khái niệm về năng lực cán bộ quản lý trong các cơ quan nhà nước Năng lực là khả năng của một ngƣời để làm một việc gì đó, để xử lý. .. động của cơ quan nhà nƣớc đó 1.1.1.5 Năng lực hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nước * Khái niệm năng lực hoạt động của bộ máy quản lý trong các cơ quan nhà nước Năng lực hoạt động của bộ máy quản lý là khả năng đƣợc thể hiện trong quá trình bộ máy quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để đạt mục tiêu chung của tổ chức Năng lực hoạt động của bộ máy quản. .. cán bộ của Đảng - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cán bộ cấp cao tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc - Đề xuất giải pháp tăng cƣờng năng lực cán bộ cấp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn 2002 - 2020 4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về năng lực quản lý của cán bộ lãnh đạo cấp cao (từ cấp Vụ trở lên, bao gồm từ Phó Vụ trƣởng, Phó Kiểm toán. .. tạo phát triển kỹ năng, tham dự vào công việc quản lý, giao thêm việc, giao quyền ) 1.2 Năng lực cán bộ cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc 1.2.1 Năng lực cán bộ quản lý Kiểm toán Nhà nước Bản chất cũng nhƣ mục tiêu của kiểm toán là thẩm định và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin Kiểm toán viên là chủ thể của một cuộc kiểm toán, thực hiện tất cả các công việc trong một quy trình kiểm toán nhằm đặt đƣợc... công việc kiểm toán; kỹ năng phân tích và tƣ duy lô gic; kỹ năng xét đoán nghề nghiệp; kỹ năng về khả năng kiềm chế cảm xúc, nhạy cảm nghề nghiệp Các kỹ năng này là những yếu tố góp phần làm nên chất lƣợng và tính kinh tế trong kiểm toán 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nước Với các yêu cầu về năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ... điểm về năng lực chuyên môn 18 Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc đƣợc thể hiện trong việc quản lý nhân sự, quản lý công nghệ thông tin, tƣ vấn pháp lý, cũng nhƣ trong quan hệ với quần chúng, trong quản lý và phân công lao động Trong đó, cốt lõi của năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là kiểm. .. năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nƣớc: Nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của cơ quan nhà nƣớc Cơ cấu tổ chức Thể chế Cán bộ quản lý Hình 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực hoạt động của bộ máy quản lý của các cơ quan nhà nước Nguồn: Tác giả tổng hợp Cụ thể: 12  Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức có ảnh hƣởng rất lớn đến năng lực hoạt động của bộ máy quản. .. tiếp đến ngƣời lao động Cán bộ cấp quản lý của Kiểm toán nhà nƣớc cũng không nằm ngoài guồng quay đó của xã hội Từ thế bị động, nay Kiểm toán nhà nƣớc ta đã chủ động hơn để hội nhập, nâng vị thế của ngành kiểm toán nói chung và đơn vị Kiểm toán nhà nƣớc nói riêng lên tầm cao mới Điều này đòi hỏi các cán bộ của Kiểm toán nhà nƣớc, đặc biệt cán bộ quản lý phải phát huy hết các năng lực sẵn có, không ngừng... dạng Kỹ năng quản lý Kỹ năng tạo động lực lao động Hình 1.5 Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nước Nguồn: Tác giả tổng hợp Theo đó (Hình 1.5), các tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực của cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc bao gồm:  Kiến thức về chuyên môn, nghề nghiệp: đây là điều đầu tiên nói đến khi đánh giá một cán bộ quản lý của các cơ quan nhà nƣớc ... nâng cao lực cán quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đến năm 2020 CHƢƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CẤP CAO CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC 1.1 Tổng quan máy quản lý lực cán quản lý. .. 1.1.2 Năng lực cán quản lý quan nhà nƣớc 15 1.1.3 Năng lực cán quản lý quan nhà nƣớc 17 1.2 Năng lực cán cấp cao Kiểm toán Nhà nƣớc 22 1.2.1 Năng lực cán quản lý Kiểm toán Nhà. .. nƣớc Việt Nam 45 2.2.1 Các chức danh cán quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam 45 2.2.2 Số lƣợng cán quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam 45 2.2.3 Chất lƣợng cán quản lý cấp cao

Ngày đăng: 13/10/2015, 19:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w