6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam
2.2.1. Các chức danh của cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam
Các chức danh của cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bao gồm các cán bộ lãnh đạo các Vụ, lãnh đạo các đơn vị thuộc khối tham mƣu, các đơn vị sự nghiệp tƣơng đƣơng cấp vụ trực thuộc KTNN và cán bộ lãnh đạo ngành ( Phó Tổng KTNN và Tổng KTNN).
2.2.2. Số lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam
Thấm nhuần lời dạy của Bác: cán bộ là gốc của mọi công việc, so với lịch sử phát triển hàng trăm năm trên thế giới, Kiểm toán Nhà nƣớc là lĩnh vực mới ở nƣớc ta, một nghề đòi hỏi trình độ chuyên môn khắt khe và tính chất hoạt động chuyên nghiệp cao, những năm qua Kiểm toán Nhà nƣớc luôn chăm lo xây dựng đội ngũ theo phƣơng châm: “công minh, chính trực, nghệ tinh, tâm sáng”
Theo thống kê của Vụ tổ chức cán bộ đến quý IV/2014, KTNN có tổng số 1.640 cán bộ, bao gồm đội ngũ kiểm toán viên, đội ngũ làm công tác hành chính toàn ngành và đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp.
46
Hình 2.2. Cơ cấu ngạch công chức kiểm toán nhà nước Việt Nam quý IV/2014
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Theo đó, bộ phận chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng của Kiểm toán Nhà nƣớc chiếm 1,1%, tức là khoảng 18 ngƣời, chuyên viên chính và tƣơng đƣơng là 361 ngƣời, tỷ lệ 22%; chuyên viên và tƣơng đƣơng chiếm 1218 ngƣời, chiếm tỷ lệ 74,3%; cán sự và tƣơng đƣơng là 25 ngƣời, chiếm tỷ lệ 1,5%; nhân viên: 18 ngƣời, tỷ lệ 1,1%.
Tổng hợp về số lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam
Đơn vị tính: Người
Số lƣợng cán bộ
quản lý cấp cao Năm 2010 90 Năm 2011 99 Năm 2012 120 Năm 2013 132 Năm 2014 137
Tốc độ tăng/giảm
- 10% 20% 10% 5%
Nguồn: Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Nhƣ vậy, sau 15 năm xây dựng, từ 56 ngƣời khi mới thành lập, đến nay đã có đội ngũ hơn 1.300 cán bộ, công chức, trong đó gần 80% là kiểm toán viên. Số lƣợng các cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam liên tục tăng cao, năm 2010 là 90 cán bộ, sang năm 2011 tăng lên 9 cán bộ, đạt 99 cán bộ, tăng 10% so với năm 2010. Năm 2012, số lƣợng CB cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đạt 120 cán bộ, tăng 20% so với năm 2011. Giai đoạn 2013 – 2014, số lƣợng cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc tăng với tốc độ tƣơng đƣơng là 10% năm 2013 và 5% năm 2014. Năm 2013, số cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc là 132 cán bộ và năm 2014 là 137 cán bộ. Nhƣ vậy, về cơ bản, số lƣợng cán bộ cấp cao tăng lên trong cả giai đoạn 2010 – 2014, tuy nhiên, xét về tình hình chung thì, số lƣợng và cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vừa thiếu, vừa chƣa hợp lý. Số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa tƣơng xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và còn quá mỏng so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.
47
2.2.3. Chất lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam
2.2.3.1. Chất lượng cán bộ của kiểm toán nhà nước Việt Nam
Tổng quát về chất lƣợng cán bộ của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, có thể thấy, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức không ngừng đƣợc nâng lên, số có trình độ đại học trở lên chiếm 97,5%, trong đó 100% kiểm toán viên có trình độ đại học trở lên, nhiều ngƣời có 2 đến 3 bằng đại học.
Tại thời điểm hiện tại, toàn ngành có 17% cán bộ, công chức có trình độ sau và trên đại học, trong đó có 05 giáo sƣ, phó giáo sƣ, 14 tiến sĩ, 198 thạc sĩ, nhiều cán bộ, kiểm toán viên đang đƣợc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ trong và ngoài nƣớc. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, kiểm toán viên có cơ cấu hợp lý giữa các ngành nghề, có phẩm chất chính trị và đạo đức, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc.
2.2.3.2. Đánh giá về chất lượng cán bộ quản lý cấp cao của kiểm toán nhà nước Việt Nam theo các tiêu chí nhận diện, đánh giá
Tiêu chí nhận diện, đánh giá năng lực CBQL của CQNN trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm: (1) Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, (2) Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng, (3) Kiến thức về khoa học quản lý, (4) Kỹ năng quản lý, (5) Kỹ năng tạo động lực lao động.
(1) Kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp
Đánh giá về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
48
Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước
Việt Nam 0% 31% 52% 17% 0% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Hình 2.3. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà
nước Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát
Theo đó (Hình 2.3),
- Có 52% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Có 17% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Có 31% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
Nhƣ vậy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng về thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
49
Điều này cho thấy, đối tƣợng nghiên cứu cho thấy, thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Phỏng vấn thêm ý kiến của các ĐTNC và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, tác giả tổng hợp hình 2.4 dƣới đây biểu hiện về trình độ chuyên môn của các CB quản lý cấp cao KTNN Việt Nam:
Hình 2.4. Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam quý IV/2014
Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
Theo đó (Hình 2.4), về trình độ chuyên môn của cán bộ Kiểm toán Nhà nƣớc nói chung, trong tổng số cán bộ nhân viên của Kiểm toán Nhà nƣớc, số lƣợng cán bộ có trình độ tiến sĩ là 23 ngƣời, chiếm 1,4; trình độ thạc sỹ là 415 ngƣời, chiếm tỷ lệ 25,3%; trình độ đại học là 1163 ngƣời, chiếm tỷ lệ 70,9%; trình độ cao đằng 22 ngƣời, tỷ lệ 1,3%; trung cấp sơ cấp là 17 ngƣời tỷ lệ 1,1 %. Trong đó, 100% cán bộ cấp cao KTNN có trình trên đại học. Trong số 35 cán bộ lãnh đạo cấp cao KNTT, số ngƣời có trình độ tiến sĩ là 18 ngƣời, chiếm tỷ lệ 51,4%; số cán bộ có trình độ thạc sỹ là 17 ngƣời, chiếm tỷ lệ 48,6%.
Về trình độ lý luận chính trị nói chung của KTNN: cao cấp và cử nhân: 180 ngƣời, chiếm tỷ lệ 10,9%; trung cấp 1150 ngƣời, chiếm tỷ lệ 70,1%. Trong số đó,
50
100% cán bộ lãnh đạo cấp cao KTNN có trình độ lý luận chính trị cao cấp, đáp ứng đƣợc yêu cầu về phẩm chất chính trị của ngƣời cán bộ lãnh đạo.
Những số liệu thống kê trên đây cho thấy đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý cấp cao của KTNN có trình độ chuyên môn tƣơng đối cao, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc đầu ngành về Kế toán - Kiểm toán.
Tuy không có tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, trong đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, song vẫn còn có những bất cập về trình độ chuyên môn cần phải khắc phục. Cụ thể:
- Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, một bộ phận cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc KTNN không theo kịp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kiến thức về chuyên môn, bất cập về nhiều mặt.
- KTNN còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao có trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý giỏi.
- Không thể phủ nhận vẫn có cán bộ lãnh đạo, quản lý kém cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe cũng nhƣ năng lực công tác.
Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cũng nhƣ chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay là một thách thức lớn trong quá trình hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, yêu cầu nâng cao chất lƣợng, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao Kiểm toán Nhà nƣớc đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nƣớc, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng và mở cửa hội nhập quốc tế là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
(2) Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng
Đánh giá về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
51
Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán
nhà nước Việt Nam
0% 32% 46% 22% 0% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Hình 2.5. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán
nhà nước Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát
Theo đó (Hình 2.5),
- Có 46% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Có 22% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Có 32% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
Điều này cho thấy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng. Điều này cho thấy, đối
52
tƣợng nghiên cứu cho thấy, thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục.
Phỏng vấn thêm ý kiến của các ĐTNC và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, tác giả thấy rằng, mặc dù hiện nay, hầu hết các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đã có kiến thức về cuộc sống khá là đa dạng, tuy nhiên, ý thức về việc bồi bổ thêm mảng kiến thức này vẫn chƣa cao, các chƣơng trình bồi bổ các kiến thức liên quan đến mảng này vẫn còn kém.
(3) Kiến thức về khoa học quản lý
Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát trên 100 đối tƣợng nghiên cứu là các cán bộ quản lý, lãnh đạo của kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam và các đơn vị trực thuộc, nhằm đánh giá về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam,
Tác giả thu thập đƣợc kết quả nhƣ sau, sau khi xử lý dữ liệu:
Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt
Nam 0% 28% 51% 21% 0% Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng
Hình 2.6. Kết quả điều tra từ đối tượng nghiên cứu về thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam
Nguồn: Tổng hợp từ 100 phiếu điều tra, khảo sát
Theo đó (Hình 2.6),
- Có 51% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng trung bình về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
53
- Có 21% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ hài lòng về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
- Có 28% ngƣời đƣợc hỏi đánh giá ở mức độ không hài lòng về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. - Không có ngƣời đƣợc hỏi nào đánh giá ở mức độ rất hài lòng hay rất không hài lòng về kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.
Qua kết quả trên, có thể thấy, các ĐTNC đánh giá cao nhất ở mức độ trung bình và phần trăm ĐTNC đánh giá không hài lòng nhiều hơn là hài lòng. Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu cho thấy, thực trạng kiến thức về khoa học quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam bên cạnh những kết quả đạt đƣợc còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới.
Phỏng vấn sâu ý kiến của 10/100 ĐTNC đã đƣợc lựa chọn và nghiên cứu thực tiễn tại các đơn vị kiểm toán Việt Nam, ta thấy rằng, hiện nay, các kiến thức khoa học quản lý vẫn chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản cho các CB quản lý cấp cao của kiểm toán Việt Nam. Số lƣợng công việc quá nhiều, thời gian hạn chế dẫn đế các chƣơng trình đào tạo về khoa học quản lý hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.
(4) Kỹ năng quản lý
Đánh giá về thực trạng kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao