6. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc
nhà nước
Các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc tập trung vào các nội dung sau:
- Định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và sử dụng cho phù hợp.
- Thực hiện các quy định việc luân chuyển cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, nhất là luân chuyển các vị trí cán bộ quản lý cấp cao trong thời gian 3-5 năm.
- Hoàn thiện và cập nhật đầy đủ, kịp thời thông tin về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc hiện tại của KTNN và trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc; sửa đổi phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
- Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc cho các đơn vị; đánh giá lại quy định về tiêu chuẩn ngạch đối với các ngạch cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc để có căn cứ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; xây dựng quy định về tinh giản biên chế để thực hiện đƣợc việc thƣờng xuyên đƣa ra khỏi bộ máy những cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc không đủ năng lực, trình độ, những ngƣời vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc để từng bƣớc chuyển sang quản lý bằng hệ thống tin học.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động kiểm toán nhà nƣớc, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc trong những năm qua và kinh nghiệm của các cơ quan trong và ngoài nƣớc, Kiểm toán Nhà nƣớc cần quan tâm đối với chiến lƣợc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển của ngành; trong đó, đào tạo và bổ
95
sung nguồn nhân lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc của ngành là hết sức cần thiết. Muốn có một tổ chức mạnh, cần phải có con ngƣời có đầy đủ năng lực, phẩm chất đạo đức cách mạng và bản lĩnh vững vàng, kiên định. Việc đào tạo để nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc nhà nƣớc trong 15 năm qua của Kiểm toán Nhà nƣớc đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu cho định hƣớng đổi mới tổ chức và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nƣớc cần quan tâm đào tạo một cách bài bản và khoa học cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc hiện nay và trong tƣơng lai. Đào tạo để có đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc "nghệ tinh- tâm sáng" là mục tiêu trong chiến lƣợc đào tạo cán bộ của Kiểm toán Nhà nƣớc.
3.2.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước
Một trong những giải pháp quan trọng giúp nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc là nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
Nội dung giải pháp về nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc bao gồm các nội dung chính sau:
(1) Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, để dựa vào đó có kế hoạch tuyển chọn các cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
(2) Mở rộng đối tƣợng tham dự quy hoạch và phát triển nguồn từ xa khi tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
+ Thực hiện đúng phƣơng châm ”động” và ”mở”, chống cách làm quy hoạch một cách khép kín.
+ Mở rộng đối tƣợng tham dự quy hoạch theo tinh thần vì lợi ích và sự phát triển bền vững của kiểm toán nhà nƣớc.
+ Mở rộng thêm nguồn từ xa, ngoài tổ chức, khi tuyển dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, tránh tình trạng tuyển dụng nhờ ban ơn, nhũng nhiễu, chủ nghĩa gia trƣởng,
96
địa phƣơng cục bộ, bè cánh trong quá trình giới thiệu nguồn để quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
(3) Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc phải gắn liền với việc xây dựng nhiều kế hoạch đào tạo, bố trí, sự dụng cán bộ từ cấp thấp đến cấp cao, và có sự liên thông, liên kết chặt chẽ. Ngoài ra, mỗi kế hoạch cần phải xác định một nguồn quy hoạch riêng, sao cho phù hợp với kế hoạch.
(4) Xây dựng nhiều hình thức quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc khác nhau, để phân luồng và phát triển đa dạng hóa đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, gắn liền quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc khác nhau với các kế hoạch quy hoạch khác trong bộ máy quản lý kiểm toán nhà nƣớc.
(5) Lồng ghép công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc với công tác đào tạo, phát triển nhân tài để tạo lập đội ngũ cán bộ cấp cao dài hạn cho kiểm toán nhà nƣớc.
(6) Phát huy sức mạnh dân chủ, thu hút sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào quá trình đánh giá, quy hoạch và luân chuyên cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. (Thực hiện đánh giá và giới thiệu quy hoạch cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc bằng hình thức bỏ phiếu kín).
(7) Gắn chặt công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc với các công tác khác trong công tác cán bộ tại kiểm toán nhà nƣớc.
(8) Hoàn thiện các quy trình trong công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc nhƣ (1) quy trình phát hiện nguồn từ xa, (2) quy trình, thủ tục xử lý ''động'' và ''mở'' trong quy hoạch cán bộ quản lý cấp cao, (3) quy trình, trình tự xử lý giữa quy hoạch cán bộ quản lý cấp cao và công tác nhân sự của kiểm toán nhà nƣớc.
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Tổng Kiểm toán Nhà nước
Hiện nay, cán bộ cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc bao gồm các chức vụ Kiểm toán trƣởng (cấp Vụ trƣởng), các Phó Kiểm toán trƣởng (cấp Phó vụ trƣởng);
97
Chánh Văn phòng và Phó chánh Văn phòng; Vụ trƣởng, các Phó Vụ trƣởng; Giám đốc, các Phó Giám đốc trung tâm; Tổng biên tập, các Phó Tổng biên tập đều do Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Để đảm bảo tính khách quan trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các cán bộ cấp cao, kiến nghị Tổng Kiểm toán Nhà nƣớc lƣu ý phân xử công minh giữa thành tích, khuyết điểm, luôn công tâm trong việc đánh giá nhân sự.
3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước
Chế độ và chính sách đãi ngộ là một trong những rào cản lớn nhất trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cao cấp Kiểm toán Nhà nƣớc.
Để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực cao cấp cho Kiểm toán Nhà nƣớc nói riêng, Nhà nƣớc ta cần chú trọng các vấn đề về chính sách thu nhập, chế độ đãi ngộ cho cán bộ cao cấp Kiểm toán Nhà nƣớc. Nhà nƣớc chƣa có chế độ chính sách đãi ngộ theo tính chất hoạt động đặc thù (nhƣ phụ cấp thâm niên, phụ cấp lƣu động và một số loại phụ cấp khác) và thu nhập so với mặt bằng hiện nay vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với đội ngũ Kiểm toán viên làm việc trong điều kiện đi công tác xa, dài ngày trên các địa bàn trong phạm vi cả nƣớc. Do vậy, khó thu hút và giữ đƣợc cán bộ giỏi; có nguy cơ mất cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chảy máu chất xám về các đơn vị có chế độ đãi ngộ cao, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ về tài chính, chứng khoán và doanh nghiệp kiểm toán. Thực tế đã chứng minh nhiều cán bộ cao cấp của Kiểm toán Nhà nƣớc đầu quân cho các công ty kiểm toán độc lập với vị trí cao hơn và thu nhập tốt hơn rất nhiều.
99
KẾT LUẬN
Trên cơ sở nhận thức vai trò, tầm quan trọng của năng lực quản lý của cán bộ cấp cao thuộc Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam và nhìn nhận thực tế khách quan, tác giả đã xây dựng nội dung luận văn “Năng lực quản lý của cán bộ cấp cao thuộc Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam trong giai đoạn 2002-2020” làm luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh với kết cấu ba chƣơng chính.
Chuơng 1 về cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cán bộ cấp cao của kiểm toán nhà nƣớc đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn làm cơ sở và khung lý thuyết thực hiện đề tài nhƣ lý thuyết phát triển nguồn nhân lực, lý thuyết lãnh đạo, lý thuyết về quản trị chiến lƣợc, lý thuyết về văn hóa Doanh nghiệp, các chính sách, đƣờng lối cán bộ của Đảng...
Thông qua nội dung chƣơng 1, nội dung chƣơng 2 về thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đã đi vào phân tích, đánh giá thực trạng, tình hình thực tế khách quan về thực trạng năng lực cán bộ cấp cao tại Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc. Căn cứ theo chƣơng 2, có thể thấy, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn còn rất nhiều những hạn chế cần đƣợc khắc phục trong giai đoạn tới, đặc biệt là hội nhập quốc tế mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực nhƣ hiện nay.
Dựa vào đó, chƣơng 3 đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng năng lực cán bộ cấp cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, cụ thể là những phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đến năm 2020. Thông qua luận văn này, các giải pháp đƣợc đề xuất bao gồm các giải pháp sau:
(1) Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng,
(2) Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc: (2.1) Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, (2.1) Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng, (2.3) Nâng cao kiến thức về khoa
100
học quản lý. (2.4) Nâng cao kỹ năng quản lý, (2.5) Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động,
(3) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc,
(4) Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.
102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Ban biên tập Website học liệu mở Việt Nam, (2014), “ Một số khái niệm cơ bản về bộ máy quản lí”, trích nguồn từ https://voer.edu.vn/m/mot-so-khai-niem-co- ban-ve-bo-may-quan-li/25634069. [Website học liệu mở Việt Nam, 2014]
2. Phan Thanh Hải , (2014), “ Các mô hình tổ chức cơ quan Kiểm toán nhà nước trên thế giới hiê ̣n nay”. [Phan Thanh Hải, 2014]
3. Vƣơng Đình Huệ, (2012), “ Giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của KTNN Việt Nam trong phòng chống tham nhũng”, Đề tài NCKH cấp Bộ, KTNN năm 2008, Hà Nội.
4. Kiểm toán Nhà nƣớc, (2008), “ Luật KTNN và các văn bản hướng dẫn thi hành của KTNN”, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [Luật KTNN, 2008]
5. Lê Văn Luyện, (2008), “ Lý thuyết kiểm toán”, Học viện Ngân hàng,
6. Hoàng Phê (1988), “ Từ điển Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. [Hoàng Phê, 1988]
7. Đỗ Thị Ánh Tuyết , (2014), “ Giải pháp tổ chức kiểm toán môi trường ở Việt Nam”, Luâ ̣n án tiến sĩ năm 2014, Học viện tài chính.
8. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân, (2008), “ Lý thuyết kiểm toán”, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. [Lý thuyết kiểm toán, Đại học kinh tế quốc dân]
9. Uỷ ban Thƣờng vụ Quốc hội, (2010), “ Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010 về chiến lược phát triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020”, Website Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam. [Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010, 2010] Nam : http://www.kiemtoannn.gov.vn/
Tiếng Anh
10. Jonh Whitmore (2009), “ Coaching for Performance: GROWing Human Potential and Purpose - the Principles and Practice of Coaching and Leadership ”, pp. 187-205.
103
11. Esther Cameron & Mike Green (1015), “Making Sense of Change Management: A Complete Guide to the Models, Tools and Techniques of Organizational Change ”, pp. 107-156.
Website:
12. Website Học liệu mở Việt Nam : https://voer.edu.vn .
13. Website Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam : http://www.kiemtoannn.gov.vn/ , http://www.sav.gov.vn .
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Mẫu bảng hỏi điều tra sử dụng trong luận văn
PHIỀU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ NĂNG LỰC CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM
Với mục đích nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam, chúng tôi tiến hành thiết kế phiếu điều tra, khảo sát dành cho cán bộ quản lý làm việc tại các cơ quan kiểm toán nhà nước Việt Nam. Rất mong các Anh/chị dành thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây:
PHẦN I: CÂU HỎI KHẢO SÁT
Xin Anh/chị cho biết ý kiến đánh giá mức độ hài lòng về các nội dung sau, liên quan đến năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam?.
Nội dung đánh giá Rất không
hài lòng Không hài lòng Bình thƣờng Hài lòng Rất hài lòng 1. Thực trạng kiến thức, trình
độ chuyên môn, nghề nghiệp 2. Thực trạng kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng
3. Thực trạng kiến thức về khoa học quản lý
4. Thực trạng kỹ năng quản lý 5. Thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động
6. Nhằm nâng cao năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước Việt Nam trong giai đoạn tới, xin Anh/chị đóng góp một số ý kiến đề xuất?
---
---
---