Xác định nhu cầu tăng cƣờng năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020 (Trang 87)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.5Xác định nhu cầu tăng cƣờng năng lực cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà

toán nhà nƣớc đến 2020

Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý của KTNN là một vấn đề tầm quan trọng đặc biệt đối với cơ quan kiểm toán cao nhất của Nhà nƣớc.Định hƣớng chung là phải phát triển đội ngũ cán bộ cao cấp đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn tƣơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu công việc hiện nay, việc tăng cƣờng nhân sự cao cấp Kiểm toán Nhà nƣớc cần đảm bảo không chỉ số lƣợng mà còn cần đảm bảo chất lƣợng.

Đến năm 2020, số lƣợng cán bộ công chức KTNN dự kiến tăng lên 2.500 cán bộ, nghĩa là tăng gần 1.000 cán bộ so với hiện tại.

Cụ thể: số lƣợng Kiểm toán viên là 2.140 ngƣời, trong đó: 820 ngƣời cho 9 Kiểm toán Nhà nƣớc chuyên ngành (mỗi đơn vị khoảng 80 ngƣời); 1.220 ngƣời cho 11 Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực (mỗi đơn vị khoảng 100 ngƣời); Số chuyên viên

86

và cán bộ tại các đơn vị tham mƣu thuộc bộ máy điều hành của Kiểm toán Nhà nƣớc khoảng 350 ngƣời gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lƣợng kiểm toán, Vụ Quan hệ quốc tế và Thanh tra Kiểm toán Nhà nƣớc (mỗi vụ có khoảng 20); Văn phòng Kiểm toán Nhà nƣớc khoảng 80 (gồm cả lái xe, lễ tân, bảo vệ); Vụ Tổng hợp 60 ngƣời; Vụ Thi đua - khen thƣởng 10 ngƣời; Viên chức ở các đơn vị sự nghiệp 110 ngƣời: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và bồi dƣỡng cán bộ kiểm toán có 60 ngƣời; Trung tâm Tin học có 30 ngƣời, Tạp chí Kiểmtoán có 10 ngƣời; Trung tâm Thông tin, tƣ liệu và thƣ viện 10 ngƣời.

Để đáp ứng việc quản lý, lãnh đạo, số lƣợng cán bộ cao cấp cũng cần tăng với tỷ lệ tƣơng đƣơng. Đến 2020, dự kiến KTNN cần 50 cán bộ cao cấp từ cấp Vụ trở lên để bổ sung vào các vị trí lãnh đạo còn trống ở các vụ, cơ quan ngang vụ ở Kiểm toán Nhà nƣớc hiện nay.

3.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong giai đoạn 2002 - 2020

Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣợc tác giả tổng hợp trong hình 3.1 dƣới đây :

87

Hình 3.1. Các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 - 2020

Nguồn: Tác giả đề xuất

Giải pháp nâng cao năng lực CB cấp cao Cơ

quan KTNN trong giai đoạn

2002 - 2020

Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý

cấp cao kiểm toán nhà nƣớc

Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực

kiểm toán nhà nƣớc

Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng

và đa dạng

Nâng cao kiến thức về khoa học quản lý Nâng cao kỹ năng quản lý Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động Nâng cao kiến

thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc

88

Quy trình triển khai thực hiện các giải pháp trên đƣợc tác giả tổng hợp trong hình 3.2 dƣới đây:

Hình 3.2. Quy trình triển khai giải pháp nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 - 2020

Nguồn: Tác giả đề xuất

Quy trình triển khai giải pháp nâng cao năng lực CB

cấp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020

Xây dựng kế hoạch triển

khai các giải pháp nâng cao năng lực CB cấp Triển khai các giải pháp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020

Đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp

Xác định các cá nhân, bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động triển khai

giải pháp

Triển khai các giải pháp nâng cao năng lực CB cấp cao Cơ quan KTNN trong giai đoạn 2002 - 2020

Kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên quá trình triển khai

các giải pháp

Triển khai các giải pháp về nâng cao năng lực cả về mặt

số lƣợng và chất lƣợng

Triển khai các giải pháp về nâng cao kiến thức, kỹ năng cho CB quản lý cấp cao kiểm

toán nhà nƣớc

Triển khai các giải pháp về hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực

kiểm toán nhà nƣớc Xác định mục tiêu, định

hƣớng và kế hoạch chi phí cho thực hiện các nhóm giải

pháp

Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao KTNN

89

Nhƣ vậy, các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa bao gồm bốn nhóm giải pháp chính: (1) Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng, (2) Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc: (2.1) Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, (2.1) Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng, (2.3) Nâng cao kiến thức về khoa học quản lý. (2.4) Nâng cao kỹ năng quản lý, (2.5) Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động, (3) Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực kiểm toán nhà nƣớc, và (4) Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

3.2.1. Nâng cao năng lực CB cấp cao cơ quan KTNN cả về mặt số lượng và chất lượng

Việc nâng cao năng lực cán bộ cấp cao Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vô cùng quan trọng. Nó bao gồm việc kiện toàn tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực, quy hoạch nguồn nhân lực và bộ phận cán bộ lãnh đạo cấp cao, đẩy mạnh đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo/quản lý, cải tiến công tác đánh giá cán bộ, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dƣỡng các năng lực còn thiếu của đối tƣợng cán bộ lãnh đạo/quản lý cấp cao qua các chƣơng trình, hình thức đào tạo phù hợp.

Đây là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với nghề nghiệp kiểm toán. Định hƣớng chung là phải phát triển đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên đủ về số lƣợng, có cơ cấu hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn tƣơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do đặc thù nghề nghiệp, đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nƣớc phải chiếm khoảng 85%, các ngạch công chức khác chiếm 15% trong tổng số và cần phải cân đối, tăng cƣờng số lƣợng Kiểm toán viên, cán bộ công tác ở các bộ phận tham mƣu.

Ngoài việc tăng số lƣợng còn phải tăng về chất lƣợng, cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nƣớc có bản lĩnh chính trị vững

90

vàng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, tinh thông về nghiệp vụ chuyên môn, chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại tƣơng xứng với yêu cầu của nghề nghiệp kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Kiểm toán Nhà nƣớc cần có kế hoạch định kỳ kiểm tra, sát hạch, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức chức theo tiêu chuẩn ngạch để có kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng phù hợp; Tiến hành tổng điều tra đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện tại của Kiểm toán.

Phát triển đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc cần tuân theo chiến lƣợc phát triển cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đủ về số lƣợng, cơ cấu chuyên môn và cơ cấu ngạch hợp lý, cụ thể: [Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 ngày 19 tháng 4 năm 2010, 2010]

- Về mặt số lƣợng, trong giai đoạn đến năm 2015 KTNN cần có số cán bộ khoảng 2.600 ngƣời, giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 cần khoảng 3.500 ngƣời với quy mô bình quân mỗi đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán (KTNN chuyên ngành và khu vực) khoảng 120 ng-êi.

- Về cơ cấu theo lĩnh vực công tác: đội ngũ Kiểm toán viên Nhà nƣớc khoảng 85%; đội ngũ công chức làm công tác hành chính toàn ngành khoảng 10%; đội ngũ viên chức ở các đơn vị sự nghiệp (các ngạch viên chức) khoảng 5%.

- Về cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch, bậc: Kiểm toán viên cao cấp khoảng 3-5%; Kiểm toán viên chính: 20-25%; Kiểm toán viên: 40-45%; Kiểm toán viên dự bị 20-25%.

Đối với các ngạch chuyên viên và tƣơng đƣơng (kể cả khối sự nghiệp): Chuyên viên cao cấp và tƣơng đƣơng: 2-3%; Chuyên viên chính và tƣơng đƣơng: 30-35%; chuyên viên và tƣơng đƣơng: 50-55%; Cán sự, nhân viên: 5-7%.

- Về cơ cấu theo chuyên môn đào tạo: số cán bộ có trình độ đại học trở lên chiếm 95%, trong đó chuyên môn đào tạo về Tài chính - kế toán - kiểm toán - ngân hàng: 50%; Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, kiến trúc: 25%; Quản lý kinh tế, quản lý nhà nƣớc, luật, công nghệ thông tin và khác: 20%; Số có trình độ cao đẳng, trung cấp trở xuống khoảng 5% trong tổng số cán bộ, công chức.

91

3.2.2. Nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước

Việc đào tạo cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc là rất quan trọng. Vì thế, KTNN cần chú ý xây dựng chƣơng trình đào tạo nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, bổ sung nội dung đào tạo, tăng cƣờng đào tạo nghiệp vụ trong môi trƣờng công nghệ thông tin; đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, xây dựng và đổi mới chƣơng trình, nội dung đào tạo, theo từng đối tƣợng, từng loại công chức trong việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ, tham mƣu, hoạch định chính sách, nghiên cứu, giảng dạy, cán bộ thuộc diện quy hoạch lãnh đạo và cán bộ quản lý các cấp; gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp trang bị kiến thức nghiệp vụ với việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức văn hoá nghề nghiệp, kiến thức pháp luật và kỹ năng thực hành; xây dựng đầy đủ đội ngũ giảng viên giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm công tác thực tiễn tham gia giảng dạy; đổi mới phƣơng thức đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ; phát triển hình thức tổ chức đào tạo từ xa, tự đào tạo, đào tạo thông qua hình thức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm; đẩy mạnh hợp tác trong nƣớc và quốc tế, tăng cƣờng giao lƣu học tập về nghiệp vụ quản lý.

Trong khuôn khổ các chƣơng trình đào tạo, việc nâng cao các kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ CB quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc có vai trò rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực cán bộ QL cấp cao KTNN một cách hiệu quả, cụ thể:

3.2.2.1. Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp

- Rà soát lại thực trạng kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, nhìn nhận ƣu, nhƣợc điểm để xây dựng kế hoạch nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp trong giai đoạn tới.

- Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, đƣa vào ứng dụng trong thực tiễn.

92

- Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc để xử lý các phát sinh trong quá trình giảng dạy.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

3.2.2.2. Nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng

- Xây dựng khung kế hoạch nhằm nâng cao kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, trong đó xác định cụ thể kế hoạch chi phí, nhân sự thực hiện.

- Chú trọng nâng cao ý thức của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc trong việc chủ động bồi dƣỡng kiến thức về cuộc sống cho bản thân, phục vụ hiệu quả cho công việc.

3.2.2.3. Nâng cao kiến thức về khoa học quản lý

- Rà soát lại thực trạng kiến thức khoa học quản lý đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, đánh giá đƣợc những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, nhƣợc điểm, từ đó, xây dựng kế hoạch nâng cao kiến thức khoa học quản lý cho các cán bộ trong những năm tới, khi mà yêu cầu về khoa học, kỹ năng quản lý ngày càng cao.

- Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo mới và đào tạo lại về kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

- Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, gắn liền đào tạo về khoa học quản lý và kỹ năng quản lý với nhau, để thực hiện phƣơng châm học đi đôi với hành.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

93

- Rà soát và đánh giá ƣu, nhƣợc điểm trong thực trạng kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc hiện nay, từ đó, xây dựng kế hoạch nâng cao kỹ năng quản lý cho các cán bộ quản lý cấp cao trong giai đoạn mới.

- Xây dựng khung chƣơng trình đào tạo về kỹ năng quản lý với các chƣơng trình mang giá trị thực tiễn cao, gắn liền với quá trình đào tạo về kiến thức khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

- Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc, chú trọng gắn liền đào tạo về khoa học quản lý và kỹ năng quản lý với nhau, đảm bảo phƣơng châm học đi đôi với hành.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng quản lý.

- Đánh giá kết quả các chƣơng trình đào tạo kỹ năng quản lý một cách thƣờng xuyên, để rút kinh nghiệm cho các giai đoạn sau.

3.2.2.5. Nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động

- Nhìn nhận và đánh giá ƣu, nhƣợc điểm trong thực trạng kỹ năng tạo động lực lao động của đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

- Xây dựng kế hoạch cụ thể với mục tiêu nâng cao kỹ năng tạo động lực lao động cho các cán bộ quản lý cấp cao trong từng giai đoạn cụ thể, kèm theo các kế hoạch cụ thể về nhân sự thực hiện và các kế hoạch về chi phí,...

- Đề xuất và ứng dụng thực tiễn khung chƣơng trình đào tạo về kỹ năng tạo động lực lao động với các chƣơng trình thực hành mang giá trị thực tiễn cao.

- Kiểm tra, theo dõi thƣờng xuyên quá trình đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên giảng dạy các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng tạo động lực cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

- Đánh giá kết quả các chƣơng trình đào tạo kỹ năng tạo động lực lao động một

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020 (Trang 87)