6. Kết cấu của luận văn
1.2. Năng lực cán bộ cấp cao của Kiểmtoán Nhà nƣớc
1.2.1. Năng lực cán bộ quản lý Kiểm toán Nhà nước
Bản chất cũng nhƣ mục tiêu của kiểm toán là thẩm định và xác nhận mức độ tin cậy của thông tin. Kiểm toán viên là chủ thể của một cuộc kiểm toán, thực hiện tất cả các công việc trong một quy trình kiểm toán nhằm đặt đƣợc mục tiêu trên đƣa ra ý kiến xác nhận cho các thông tin đƣợc kiểm toán; đối với cán bộ quản lý cấp cao, họ phải đƣa ra quyết định và chịu trách nhiệm cho quyết định đó. Do đó, yêu cầu về năng lực với cán bộ quản lý Kiểm toán Nhà nƣớc là một yếu tố quan trọng và không
23
thể thay thế. Kiểm toán viên nói chung, đội ngủ lãnh đạo Kiểm toán Nhà nƣớc nói riêng phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nhƣ: Độc lập, chính trực, khách quan, có năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bí mật tƣ cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. Đây là những nguyên tắc mang tính bắt buộc bởi nó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng hiệu quả của cuộc kiểm toán cũng nhƣ uy tín của kiểm toán viên, của Kiểm toán Nhà nƣớc. Vì vậy, ngƣời cán bộ cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc luôn phải luôn phát huy tối đa vai trò và trách nhiệm của mình trong các hoạt động kiểm toán cũng nhƣ các hoạt động khác liên quan, phải luôn thể hiện: là vị quan tòa công minh của quá khứ; là ngƣời dẫn dắt thông thạo cho hiện tai; là ngƣời cố vấn sáng suốt cho tƣơng lai.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nền kinh tế theo xu hƣớng hội nhập toàn cầu nên việc xây dựng một đội ngũ những ngƣời hành nghề kế toán, kiểm toán chuyên nghiệp là nhân tố thiết yêu. Xuất phát từ đặc điểm trên, trong điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay và xét đến xu hƣớng hội nhập và phát triển trong tƣơng lai, một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà nƣớc cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Yêu cầu đối với một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà
nƣớc trong thời kỳ mới
Yêu cầu về thái độ nghề nghiệp Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp Yêu cầu về đào tạo nghề nghiệp Yêu cầu về tính độc lập
24
Hình 1.6. Yêu cầu đối với một cán bộ quản lý cấp cao trong Kiểm toán Nhà nước trong thời kỳ mới
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Cụ thể, đó là các yêu cầu:
Yêu cầu về đào tạo nghề nghiệp: cán bộ quản lý trong Kiểm toán Nhà nƣớc phải có một quá trình đào tạo tƣơng đối bài bản về lý luận kiểm toán cũng nhƣ thực hành kiểm toán. Quá trình đào tạo kiểm toán viên phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục trong suốt quá trình học trong Trƣờng Đại học đến quá trình hành nghề kiểm toán. Việc đào tạo phải hƣớng tới mục tiêu là: đào tạo lý luận kiểm toán và hành nghề kiểm toán; đào tạo kỹ năng cần thiết cho kiểm toán cũng nhƣ đạo đức, thái độ nghề nghiệp kiểm toán.
Yêu cầu về tính độc lập: Độc lập ở mọi khía cạnh trong kiểm toán là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Ngƣời kiểm toán viên, đặc biệt là những ngƣời lãnh đạo, phải thực sự không bị chi phối bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hƣởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các xử lý kiểm toán trong các giao dịch của tổ chức/doanh nghiệp cần đƣợc trả lời đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị rằng buộc, hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán và ý kiến nhận xét của mình.
Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp: Để đảm bảo có thể cung cấp các thông tin đúng, trung thực, khách quan, Kiểm toán Nhà nƣớc, trong đó bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý cần phải tuân thủ các yêu cầu có tính nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp, phải luôn duy trì đƣợc tính độc lập, trung thực, khách quan trong quá trình kiểm toán. Ngƣời làm công tác kiểm toán phải có lƣơng tâm nghề nghiệp, luôn làm việc với sự thận trọng cao nhất với tinh thần làm việc chuyên cần, phải tôn trọng bí mật của những thông tin thu thập đƣợc trong quá trình kiểm toán, phải tôn trọng pháp luật và chấp hành đúng các chế độ, thể lệ, nguyên tắc và luật pháp của Nhà nƣớc và những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán đƣợc thừa nhận.
25
Yêu cầu về năng lực nghiệp vụ: Nguyên tắc cơ bản chi phối cuộc kiểm toán yêu cầu Kiểm toán viên phải thực hiện công việc với đầy đủ chuyên môn cần thiết. Kiểm toán viên và các cán bộ quản lý phải có năng lực chuyên môn về tổ chức cũng nhƣ việc thực hành các công việc kiểm toán.
Yêu cầu về thái độ nghề nghiệp: Trong quá trình thực hiện kiểm toán, luôn phải tỏ thái độ lắng nghe, cầu thị và thận trọng trong công việc. Với thái độ nhã nhặn, ứng xử khôn khéo tế nhị sẽ làm cho môi trƣờng kiểm toán thoải mái, thân thiện đảm bảo cho việc thu thập thông tin, bằng chứng kiểm toán để đƣa ra kết luận phù hợp. Cần tránh sự cứng nhắc, cố chấp, áp đặt trong kiểm toán.
Yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp: Ngoài năng lực chuyên môn cần có để đảm bảo cho yêu cầu kiểm toán, đội ngũ quản lý của Kiểm toán Nhà nƣớc cần có các kỹ năng sau: Kỹ năng sử dụng thành thạo các phƣơng tiện, điều kiện phục vụ cho kiểm toán; kỹ năng tự tổ chức công việc, đánh giá sự phù hợp của các công việc cần thực hiện trong quá trình kiểm toán; kỹ năng làm việc theo nhóm; kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề; kỹ năng ứng xử, giao tiếp, thỏa thuận các vấn đề; kỹ năng thu thập thông tin; kỹ năng thuyết trình vấn đề bằng miệng và bằng văn bản; kỹ năng vận dụng các kiến thức chuyên môn và chuẩn mực chuyên môn cho công việc kiểm toán; kỹ năng phân tích và tƣ duy lô gic; kỹ năng xét đoán nghề nghiệp; kỹ năng về khả năng kiềm chế cảm xúc, nhạy cảm nghề nghiệp... Các kỹ năng này là những yếu tố góp phần làm nên chất lƣợng và tính kinh tế trong kiểm toán.
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nước
Với các yêu cầu về năng lực cán bộ quản lý cấp cao của Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ nêu ở phần trên, có thể thấy có hai yếu tố ảnh hƣởng đến chúng: Nhân tố môi trƣờng bên ngoài và nhân tố môi trƣờng bên trong.
(1) Môi trường bên ngoài
Môi trƣờng bên ngoài đang thay đổi rất nhanh và thậm chí sẽ còn thay đổi nhanh hơn sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Hiện đã tồn tại tình trạng cạnh tranh khốc liệt: quá trình toàn cầu hoá và tự do hoá thƣơng
26
mại đang ảnh hƣởng đến tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế, trong đó có công việc kiểm toán.
Từ nhiều năm nay nƣớc ta đã thực hiện sự chuyển đổi từ thể chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp với hai thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh và tập thể, sang thể chế kinh tế thị trƣờng nhiều thành phần đang ngày càng đƣợc hoàn thiện. nƣớc ta đang thoát dần từ trạng thái kém phát triển sang nƣớc có thu nhập trung bình, đồng thời đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại. Nói một cách khác, nƣớc ta đang chuyển từ xã hội nông nghiệp đã tồn tại hàng mấy nghìn năm nay sang xã hội công nghiệp. Từ một nền kinh tế tự cấp tự túc là chính và bị bao vây cô lập trong thời gian dài, Việt Nam đã đạt tỷ lệ sản xuất hàng hóa khá cao và hội nhập hoàn toàn, đầy đủ với nền kinh tế thế giới; từ một cơ chế mang nặng nhân tố "nhân trị" vận hành chủ yếu theo các chỉ thị, nghị quyết, thậm chí các "ý kiến chỉ đạo", chúng ta đang nỗ lực xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền. sống trong nhà nƣớc của dân, do dân, vì dân, chúng ta đang phấn đấu xây dựng một xã hội dân chủ trong bối cảnh dân trí đã và đang có những thay đổi rất sâu sắc; nƣớc ta đang tiếp tục thực hiện sự quá độ lên xã hội chủ nghĩa và điều này đặt dấu ấn đậm nét lên tất cả những sự chuyển đổi trên. Tất cả biến chuyển đó còn đang vận động nên có thể nói, nƣớc ta đang ở thời kỳ chuyển tiếp pha trộn giữa cái cũ và cái mới. Sự thay đổi, pha trộn này tạo nên tác động to lớn đến các thành phần kinh tế xã hội, từ đó tác động trực tiếp đến ngƣời lao động.
Cán bộ cấp quản lý của Kiểm toán nhà nƣớc cũng không nằm ngoài guồng quay đó của xã hội. Từ thế bị động, nay Kiểm toán nhà nƣớc ta đã chủ động hơn để hội nhập, nâng vị thế của ngành kiểm toán nói chung và đơn vị Kiểm toán nhà nƣớc nói riêng lên tầm cao mới. Điều này đòi hỏi các cán bộ của Kiểm toán nhà nƣớc, đặc biệt cán bộ quản lý phải phát huy hết các năng lực sẵn có, không ngừng học hỏi kiến thức cũng nhƣ trau dồi đạo đức nghề nghiệp để lãnh đạo đƣợc Kiểm toán nhà nƣớc bắt kịp với sự thay đổi của thời đại mới – thời đại Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
27
Môi trƣờng bên trong ở đây là nội tại công việc của một cán bộ cấp quản lý của Kiểm toán nhà nƣớc. Trong “Chiến lƣợc Kế toán – Kiểm toán đến 2020, tầm nhìn 2030” đƣợc ban hành theo Quyết định 480/QĐ-TTg năm 2013 có nêu rõ năm mục tiêu lớn phát triển ngành Kế toán – Kiểm toán đến 2020. Qua đó ta thấy tầm quan trọng của nhân sự trong ngành Kiểm toán đƣợc đặc biệt quan trọng. Việc phát triển này không thể thiếu sự đóng góp của đội ngũ cán bộ Kiểm toán nhà nƣớc. Để đáp ứng các yêu cầu nhƣ Chiến lƣợc đề ra, đội ngũ cán bộ cấp cao của Kiểm toán nhà nƣớc cần nâng cao năng lực làm việc, năng lực lãnh đạo để hội nhập quốc tế.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển nguồn nhân lực cán bộ trong ngành kiểm toán nhà nƣớc kiểm toán nhà nƣớc
1.3.1. Mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới
Kiểm toán nhà nƣớc là cơ quan vừa thực hiện chức năng nghiên cứu chuyên môn vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc. Cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc còn đƣợc gọi là cơ quan Kiểm toán Tối cao (KTTC). Trên thế giới tồn tại ba mô hình Kiểm toán tối cao:
Hình 1.7. Ba mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới
Nguồn: [TS Phan Thanh Hải, 2014]
Cụ thể:
(1) Mô hình cơ quan KTTC được đặt trong hệ thống lập pháp
Đây là loại hình cơ quan KTTC phổ biến nhất trên thế giới và nhận đƣợc sự ủng hộ rộng rãi. Theo mô hình này, cơ quan KTTC trực thuộc Quốc hội hoặc cơ quan
Ba mô hình kiểm toán tối cao trên thế giới
Mô hình cơ quan KTTC đƣợc đặt trong
hệ thống lập pháp
Mô hình cơ quan KTTC đƣợc đặt trong
hệ thống hành pháp
Mô hình cơ quan KTTC đƣợc đặt trong
cả hai hệ thống lập pháp và hành pháp
28
Nghị viện. Đạo lý hoạt động của mô hình này là yêu cầu giải tỏa trách nhiệm của Chính phủ trƣớc Quốc hội về báo cáo quyêt toán ngân sách hàng năm. Quốc hội muốn biết tƣờng tận về thu chi ngân sách và hoạt động của Chính phủ phải căn cứ vào một cơ quan chuyên môn trực thuộc mình và độc lập với Chính phủ để có thể tiến hành một cách độc lập và khách quan các cuộc kiểm toán và đánh giá trung thực về các báo cáo và hoạt động của Chính phủ trình ra Quốc hội. Điển hình cho mô hình này là ở Mỹ, Cơ quan Giải tỏa Trách nhiệm Chính phủ (GAO) – cơ quan KTTC của Mỹ. Về mặt tổ chức, GAO thuộc Hạ Nghị Viện – là cơ quan chuyên môn giúp tƣ vấn cho Hạ Viện Mỹ trong việc thực hiện trách nhiệm quản lý tài chính của mình; Kiểm toán các chƣơng trình và khoản chi của Chính phủ một cách độc lập, đồng thời không phụ thuộc vào bất kỳ đảng phái chính trị nào. Một số cơ quan KTTC khác đƣợc tổ chức theo mô hình này là Nga, Anh, Đan Mạch, Ba Lan, Séc... Theo mô hình này, Ủy ban Báo cáo công (thuộc Quốc hội) là cơ quan giám sát hoạt động của cơ quan KTTC. Ngƣời đứng đầu cơ quan KTTC đƣợc gọi là Tổng Kiểm toán. Sự độc lập trong điều hành quản lý và quyền miễn trừ của Tổng Kiểm toán là những yếu tố đảm bảo cho Tính độc lập của cơ quan KTTC. Ngoài ra, việc duy trì thông tin, liên lạc (công khai kết quả kiểm toán) với Quốc hội và công chúng đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ quan KTTC. [TS Phan Thanh Hải, 2014]
(2) Mô hình cơ quan KTTC được đặt trong hệ thống hành pháp
Theo mô hình này, các cơ quan KTTC là một bộ phận cấu thành của Hệ thống trách nhiệm của quốc gia. Trong trƣờng hợp này có thể hiểu cơ quan KTTC là cơ quan kiểm toán nội bộ của Chính phủ nên tính độc lập của cơ quan KTTC với các đơn vị đƣợc kiểm toán là không cao. Do vậy, để hoạt động có hiệu quả thì cần phải phân định ranh giới giữa trách nhiệm về quản lý hành chính với trách nhiệm về kiểm tra tài chính.
Theo mô hình này Chủ tịch cơ quan KTTC là ngƣời đứng đầu Hội đồng điều hành. Hội đồng điều hành này đƣợc cơ cấu theo dạng Hội đồng thẩm phán trong mô hình Tòa Thẩm kế nhƣng không có chức năng tƣ pháp. Mỗi một thành viên trong
29
Hội đồng điều hành sẽ đƣợc phân công chịu trách nhiệm một lĩnh vực công tác riêng biệt và là ngƣời có trách nhiệm cao nhất đối với lĩnh vực công tác đó.
Điển hình cho mô hình này là ở Trung Quốc, Cơ quan KTNN Trung Quốc (CNAO) là một bộ phận của chính quyền Trung ƣơng, nó độc lập với các bộ và địa vị của nó tƣơng đƣơng với các bộ. CNAO đƣợc độc lập trong việc lập kế hoạch và tiến hành kiểm toán. Do cơ quan này đặt trong Chính phủ nên nó có một số quyền hạn nhất định trong việc chế tài giống nhƣ các bộ khác. Một số nƣớc tổ chức cơ quan KTTC theo mô hình này là Nhật, Thái Lan, Lào, Campuchia, Thụy Điển...[TS Phan Thanh Hải, 2014]
(3) Mô hình cơ quan KTTC độc lập với cả hai hệ thống Lập pháp và Hành pháp
Trong trƣờng hợp cơ quan KTTC đƣợc đặt trong vị trí độc lập với cả Quốc hội lẫn Chính phủ thì tính độc lập của nó rất cao. Với tƣ cách là cơ quan kiểm tra tài chính độc lập, cơ quan KTTC có nhiệm vụ hỗ trợ cho cả hai cơ quan Lập pháp và cơ quan Hành pháp. Điển hình cho mô hình này là Tòa Thẩm kế của Đức, Hà Lan, Pháp, Luých-xăm-bua, Hy Lạp...
Trong mô hình Tòa Thẩm kế, cơ quan KTTC là một bộ phận cấu thành của hệ thống tƣ pháp của quốc gia. So với các cơ quan KTTC theo mô hình Westminster thì các Tòa Thẩm kế có sự liên hệ với Quốc hội kém mật thiết hơn. Việc phán xử các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm kinh tế có các hành vi sai phạm do Chính phủ thực hiện. Tòa Thẩm kế chỉ xử lý các vấn đề tài chính. Các thành viên chủ chốt của Tòa thƣờng là các Thẩm phán dƣới sự điều hành của Chủ tịch Tòa. Số cán bộ làm việc tại các Tòa Thẩm kế đƣợc đào tạo trong ngành Luật chiếm tỷ trọng lớn hơn số cán bộ có bằng cấp kinh tế, tài chính. Theo thông lệ, các Tòa Thẩm kế thƣờng tập trung hoạt động của mình vào các vấn đề mang tính tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động của Tòa Thẩm kế bao trùm cả những vấn đề khác khi đƣợc Quốc hội yêu cầu.
Cho dù cơ quan KTTC thuộc mô hình nào thì giữa các cơ quan KTTC chỉ có sự khác biệt về mặt cơ cấu tổ chức chứ không khác biệt về mặt chức năng. Sự khác