Xu thế phát triển ngành kiểm toán Thế giới

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020 (Trang 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Xu thế phát triển ngành kiểm toán Thế giới

Năm 2002, sau sự kiện Enron, với sự sụp đổ của Arthur Andersen, một trong năm hãng kiểm toán lớn nhất thế giới vào thời điểm đó (Big5), mô hình “một-hãng” (One- firm concept) đã cho thấy hạn chế lớn trong cơ cấu quản trị. Khái niệm mô hình “một- hãng” là nguyên tắc hoạt động theo đó các văn phòng khác nhau của một hãng toàn cầu theo đuổi các giá trị, các chuẩn mực, các quy chế hoạt động nhƣ nhau, thống nhất không phân biệt quốc gia hay lãnh thổ. Dƣới mô hình này, Arthur Andersen là một thể thống nhất, hoạt động của Arthur Andersen tại Mỹ cũng có ảnh hƣởng lớn đến Arthur Andersen tại các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam. Kết quả là sự kiện Enron đã khiến cho Arthur Andersen tại Mỹ sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ toàn cầu của một hãng kiểm toán với hơn 80.000 nhân viên chuyên nghiệp. Từ thời điểm đó, Big5 đã trở thành Big4 nhƣ hiện nay, bao gồm bốn công ty kiểm toán: KPMG, PricewaterhouseCoopers (PWC), Deloitte Touche Tohmatsu (Deloitte), Ernst and Young (E&Y).

73

Rút kinh nghiệm từ bài học của Arthur Andersen, các hãng kiểm toán quốc tế hoạt động toàn cầu, trong đó bao gồm cả Big4, đã chuyển đổi mô hình hoạt động của mình. Khi soát xét báo cáo hoạt động của các hãng kiểm toán quốc tế do Tạp chí Kế toán Quốc tế (International Accounting Bulletin) phát hành, tác giả bài viết nhận thấy có ba mô hình chính mà các công ty kiểm toán đang áp dụng, thay thế cho mô hình “một-hãng” truyền thống, chứa đựng nhiều rủi ro. Ba mô hình đó là mô hình Công ty mạng lƣới (Networks), mô hình Mô hình Hiệp hội các công ty uy tín (Associations), mô hình Liên kết (Alliances, Organisations).

Thứ nhất, mô hình Công ty mạng lưới (Network firms)

Theo định nghĩa của Chuẩn mực Kiểm toán quốc tế số 220, công ty mạng lƣới là một tổ chức lớn hƣớng tới việc chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí, hoặc cùng đƣợc sở hữu, kiểm soát hoặc quản lý chung, có chung các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lƣợng, chiến lƣợc kinh doanh, sử dụng chung thƣơng hiệu, hoặc cùng chung một phần đáng kể nguồn lực chuyên môn. Big4, bao gồm PWC, Deloitte, E&Y và KPMG, là ví dụ điển hình cho mô hình công ty mạng lƣới. Ngoài ra một số hãng kiểm toán đã có thành viên tại Việt Nam nhƣ Grant Thornton, BDO, RSM, Crowe Horwath,… cũng hoạt động dƣới mô hình công ty mạng lƣới.

Đặc điểm của mô hình công ty mạng lƣới là tên của các hãng thành viên thƣờng gắn với thƣơng hiệu của hãng quốc tế. Ví dụ nhƣ Deloitte Việt Nam, E&Y Việt Nam, NexiaACPA, UHY Việt Nam hay Horwath DTL. Các hãng thành viên trong cùng mạng lƣới đều đƣợc sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong các hoạt động marketing của mình. Đồng thời, hãng thành viên cũng nhận đƣợc sự hỗ trợ mạnh mẽ từ hãng quốc tế mà mình là một thành viên trong mạng lƣới. Do tính gắn kết chặt chẽ của nó, mô hình này cũng tạo ra rủi ro cho hãng quốc tế khi có bất kỳ xì căng đan hay vi phạm của các hãng thành viên trong cùng mạng lƣới. Tuy nhiên, so với mô hình “một-hãng”, mô hình Công ty mạng lƣới giảm thiểu rủi ro sụp đổ toàn cầu do tính độc lập tƣơng đối của các hãng trong cùng mạng lƣới.

74

Bên cạnh mô hình Công ty mạng lƣới, mô hình Hiệp hội các công ty uy tín là rất phổ biến trong các hãng kiểm toán quốc tế. Các công ty kiểm toán có uy tín tại các quốc gia khác nhau tập hợp nhau lại và hoạt động dƣới một tên chung. Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Moore Stephens International, Kreston International, Integra International, IAPA, MGI, IGAF Worldwide, hay AGN International… Dƣới dạng một hiệp hội, các hãng thành viên chịu trách nhiệm đảm bảo chất lƣợng dịch vụ đạt theo chuẩn của Hãng quốc tế và phát triển và giữ uy tín của hãng. Các hãng thành viên cũng có sự gắn kết chặt chẽ với nhau và đƣợc sự hỗ trợ đáng kể từ hãng quốc tế thông qua các chƣơng trình đào tạo chung thƣờng nhiên, hội nghị toàn cầu hay hội nghị vùng, cũng nhƣ thông qua việc trao đổi nhân viên giữa các hãng. Thông thƣờng các hãng thành viên vẫn giữ nguyên tên cũ của mình và quảng bá hình ảnh với tƣ cách là thành viên của hãng quốc tế. Tuy nhiên, cũng có một số hãng nhƣ MGI khuyến khích các hãng thành viên gắn tên MGI với tên hiện tại của hãng thành viên.

Lợi thế của mô hình này là hãng thành viên vẫn hoạt động độc lập và ít chịu sự ảnh hƣởng từ rủi ro hay sự sụp đổ của các hãng thành viên khác, cho dù uy tín ít nhiều cũng bị ảnh hƣởng. Hãng thành viên vẫn đƣợc sử dụng logo và hình ảnh của hãng quốc tế khi quảng bá hình ảnh của mình với tƣ cách là thành viên chính thức, và cung cấp dịch vụ toàn cầu thông qua các hãng thành viên khác.

Mô hình Hiệp hội có thể phân chia thành hai loại. Thứ nhất, hãng quốc tế dƣới dạng hiệp hội do một hãng kiểm toán lớn đứng ra thành lập. Ví dụ Moore Stephens International là do hãng Moore Stephens tại London, Anh đứng ra thành lập, Integra International là do hai hãng kiểm toán lớn thành lập tại Canada. Thứ hai, hãng quốc tế là các hiệp hội thuần tuý nhƣ IGAF Worldwide, IAPA. Bản thân tên của các hãng này cũng nói lên điều đó. IGAF viết tắt của cụm từ “International Group of Accounting Firms”, có nghĩa là “Nhóm quốc tế của các công ty kế toán, kiểm toán”. IAPA viết tắt của cụm từ “International Association of Practising Accountants”, có nghĩa là “Hiệp hội quốc tế của các kế toán hành nghề”.

75

Mô hình Liên kết ít thấy hơn trong các hãng kiểm toán quốc tế. Vì thực chất mô hình này là sự liên kết của rất nhiều loại hình các công ty hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ kiểm toán, tƣ vấn kế toán, tƣ vấn luật, tƣ vấn sở hữu trí tuệ, tƣ vấn kinh doanh,… Đại diện cho mô hình này có thể kể đến Geneva Group International hay Alliot Group. Trong mô hình này, mối liên hệ giữa các hãng thành viên yếu hơn so với mô hình công ty mạng lƣới và mô hình hiệp hội các công ty uy tín do các hãng thành viên hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, không chỉ kế toán và kiểm toán. Thành viên chính thức của hãng quốc tế liên kết cũng đƣợc phép sử dụng logo và hình ảnh của hãng trong hoạt động quảng bá của mình. Hãng thành viên cũng không đƣợc mang tên của hãng quốc tế.

Mỗi hãng kiểm toán quốc tế có chính sách thành viên khác nhau. Nhƣng thông thƣờng có thể chia ra làm ba cấp độ: Hãng thành viên (Member firm), Hãng liên kết (Associate firm) và Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm).

- Hãng thành viên: Những hãng đƣợc công nhận là hãng thành viên của hãng kiểm toán quốc tế có đầy đủ tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia vào mạng lƣới, hiệp hội hay liên kết. Hãng thành viên đƣợc phép đại diện cho hãng quốc tế tại vùng địa lý đƣợc công nhận. Ví dụ nhƣ Deloitte Việt Nam sẽ đại diện cho Deloitte International tại Việt Nam bởi vì Deloitte Việt Nam đƣợc công nhận là hãng thành viên chính thức trong cùng mạng lƣới của Deloitte International.

- Hãng liên kết (Associate firm): Hãng liên kết là cấp độ thấp hơn so với hãng thành viên. Tùy theo chính sách từng hãng quốc tế, hãng liên kết có thể sẽ bị hạn chế một số quyền lợi khi tham gia vào hãng quốc tế. Trong một số trƣờng hợp hãng liên kết hoạt động trong lĩnh vực tƣơng đối khác so với lĩnh vực chính của hãng quốc tế. Khi đó, hãng liên kết đƣợc công nhận tham gia vào mạng lƣới hay hiệp hội nhằm đa dạng hoá dịch vụ cung cấp. Cấp độ hãng liên kết phổ biến hơn trong các hãng quốc tế hoạt động theo mô hình liên kết.

- Hãng đại diện liên lạc (Correspondent firm): Hãng đại diện liên lạc là cấp độ thấp nhất khi tham gia vào các hãng kiểm toán quốc tế. Ta có thể lấy quy chế về hãng đại diện liên lạc của Russell Bedford International (RBI), một hãng hoạt động

76

theo mô hình Công ty Mạng lƣới, để hiểu rõ hơn về cấp độ hãng đại diện liên lạc. Khi nhận đƣợc đơn xin gia nhập của một hãng kiểm toán, sau thủ tục đánh giá nhận thấy hãng này chƣa đủ điều kiện để công nhận là hãng thành viên, RBI có thể bổ nhiệm hãng trở thành hãng đại diện liên lạc. Có nghĩa là trong trƣờng hợp một khách hàng muốn liên hệ với RBI tại khu vực lãnh thổ đó thì có thể liên lạc qua hãng đại diện liên lạc đƣợc bổ nhiệm. Hãng đại diện liên lạc này không có quyền lợi nhƣ các hãng thành viên chính thức, không có quyền biểu quyết khi tham gia đại hội của RBI. Hãng đại diện liên lạc cũng không có quyền sử dụng logo hoặc hình ảnh của RBI trong các hoạt động quảng bá của mình. Trong trƣờng hợp RBI nhận đƣợc một đơn xin gia nhập đủ điều kiện của một hãng khác có cùng vùng hoạt động thì quyền đại diện của hãng đại diện liên lạc cũng bị xoá bỏ. Tuy nhiên, mức phí thƣờng niên của hãng đại diện liên lạc phải nộp cho RBI cũng rất thấp so với phí của thành viên chính thức.

3.1.3. Định hướng phát triển của Cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong giai đoạn 2002 – 2020

3.1.3.1. Xây dựng Kiểm toán Nhà nước thực sự trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nƣớc "của dân, do dân và vì dân". Kiểm toán Nhà nƣớc là một bộ phận trong hệ thống tổ chức của Nhà nƣớc, thực hiện quyền lực của nhân dân thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát và giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nƣớc, tài sản công (là những đồng tiền đƣợc đóng góp từ mồ hôi, công sức của dân). Điều 3 Luật Kiểm toán nhà nƣớc cũng quy định hoạt động kiểm toán nhà nƣớc phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nƣớc trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc. Đây là một đòi hỏi có tính tất yếu và khách quan khi Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sử dụng một cách rộng rãi và có hiệu lực các công cụ quản lý và

77

kiểm soát vĩ mô đối với các hoạt động kinh tế, tài chính trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa.

Vì vậy, định hƣớng phát triển quan trọng nhất của Kiểm toán Nhà nƣớc là trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh để thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt trong việc quản lý và sử dụng tiền, tài sản Nhà nƣớc.

3.1.3.2. Thể chế hoá các quan điểm của Đảng về Kiểm toán Nhà nước

Phát triển Kiểm toán Nhà nƣớc phải đảm bảo quán triệt và thể chế hoá các quan điểm của Đảng về Kiểm toán Nhà nƣớc đã ghi trong các Nghị quyết của Đảng; tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà nƣớc, đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nƣớc, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý tài chính và tài sản nhà nƣớc trong công cuộc đổi mới, cụ thể:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ƣơng Khoá VIII đã chỉ rõ “Đề cao vai trò của cơ quan Kiểm toán Nhà nƣớc trong việc kiểm toán mọi cơ quan, tổ chức có sử dụng NSNN. Cơ quan kiểm toán báo cáo kết quả kiểm toán cho Quốc hội, Chính phủ và công bố công khai cho dân biết”[13, tr.49].

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ƣơng khoá VIII tiếp tục nhấn mạnh việc đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ; thực hành triệt để tiết kiệm. Thực hiện chế độ kiểm toán đối với các đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định cần phải thiết lập cơ chế giám sát tài chính- tiền tệ, nhằm đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia, kiểm soát các nguồn vốn, các khoản vay nợ, trả nợ, mở rộng hình thức công khai tài chính. Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lƣợng Kiểm toán Nhà nƣớc nhƣ một công cụ mạnh của Nhà nƣớc.

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lƣợng hệ thống chính trị ở cơ sở cũng đã chỉ rõ phải thực hiện quy chế định kỳ Kiểm toán Nhà nƣớc công khai thu, chi ngân sách cho dân biết.

78

- Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã khẳng định phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy gọn nhẹ; bảo đảm công khai, minh bạch các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan, đơn vị… Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những ngƣời tham nhũng bất kể ở chức vụ nào, còn đƣơng chức hay đã nghỉ việc...

Ngoài ra, trong hƣớng dẫn thực hiện quy chế đánh giá cán bộ của Ban Tổ chức Trung ƣơng đã coi kiểm toán trách nhiệm kinh tế ngƣời đứng đầu các đơn vị, tổ chức nhƣ là một trong các phƣơng pháp đánh giá cán bộ. Đây sẽ là một nhiệm vụ quan trọng mà Kiểm toán Nhà nƣớc phải có trách nhiệm tham gia khi triển khai thực hiện.

Quán triệt các quan điểm của Đảng về kiểm toán nhà nƣớc, Luật Kiểm toán nhà nƣớc đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc, ngoài việc kiểm tra, xem xét, đánh giá, xác nhận và kiến nghị xem xét xử lý các sai phạm, Kiểm toán Nhà nƣớc còn thực hiện chức năng tƣ vấn. Luật Ngân sách nhà nƣớc quy định Kiểm toán Nhà nƣớc phải thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách các cấp trƣớc khi trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân xem xét, phê chuẩn. Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định Kiểm toán Nhà nƣớc trong việc thực hiện chức năng kiểm toán nếu phát hiện hành vi gây lãng phí thì phải kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và phải đƣợc công khai.

Nhƣ vậy, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc là rất nặng nề và đòi hỏi phải có kế hoạch về việc tăng cƣờng xây dựng lực lƣợng cũng nhƣ cơ sở vật chất thì mới có thể đáp ứng đƣợc.

3.1.3.3. Định hướng về cải cách hành chính trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Mặc dù Kiểm toán Nhà nƣớc là cơ quan mới còn đang trong quá trình hoàn thiện cả về tổ chức bộ máy, cơ cấu cán bộ và cơ sở vật chất. Song trong quá trình xây dựng và phát triển phải đảm bảo quán triệt các quan điểm về cải cách hành chính của Nhà nƣớc, xác định quy mô hợp lý trong từng thời kỳ đủ đáp ứng yêu cầu

79

nhiệm vụ đƣợc giao. Xây dựng Kiểm toán Nhà nƣớc từng bƣớc chính quy, hiện đại và tinh gọn về bộ máy, tiết kiệm kinh phí, hoạt động hiệu quả.

Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nƣớc giai đoạn 2001-2010 của Chính phủ đã đƣợc phê duyệt tại Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tƣớng Chính phủ đã ghi rõ “Đẩy mạnh đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nƣớc. Thực hiện chế độ kiểm toán và các chế độ bảo vệ tài sản công và ngân sách nhà nƣớc” và “Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc, xoá bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp” [27, tr. 8]. Đây là một trong những nội dung mà Kiểm toán Nhà nƣớc đã quán triệt trong xây dựng chƣơng

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)