Đánh giá chung về năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020 (Trang 63)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.Đánh giá chung về năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong suốt 20 năm qua, Kiểm toán Nhà nƣớc Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có các thành tựu liên quan đến nâng cao năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam. Cụ thể:

(1) Năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam luôn đƣợc tăng cƣờng, hoạt động kiểm toán nhà nƣớc ngày càng rộng về quy mô, đa dạng về loại hình và phƣơng thức kiểm toán, tiến bộ về chất lƣợng kiểm toán, công khai về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.

(2) Cán bộ quản lý cấp cao của KTNN có trình độ chuyên môn tƣơng đối cao, đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lãnh đạo cơ quan nhà nƣớc đầu ngành về Kế toán - Kiểm toán.

(3) 100% đội ngũ cán bộ cấp cao KTNN có kinh nghiệm thực tế trong ngành từ 5 năm trở lên, vì vậy, các kỹ năng quản lý của các cán bộ cấp cao khá cao.

(4) Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc đều là những ngƣời có phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành, yêu nghề, tận tụy làm việc với tinh thần trách

59

nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.

(5) Hầu hết các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam đã có kiến thức về cuộc sống khá là đa dạng.

2.3.2. Những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục trong giai đoạn tới, cụ thể:

(1) Cơ chế, chính sách và chế độ đãi ngộ cho các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước tuy đã đƣợc cải thiện một bƣớc, song Nhà nƣớc chƣa có chế độ chính sách đãi ngộ theo tính chất hoạt động đặc thù (nhƣ phụ cấp thâm niên, phụ cấp lƣu động và một số loại phụ cấp khác) và thu nhập so với mặt bằng hiện nay vẫn còn thấp, đặc biệt là đối với đội ngũ các quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc làm việc trong điều kiện đi công tác xa, dài ngày trên các địa bàn trong phạm vi cả nƣớc. Do vậy, khó thu hút và giữ đƣợc cán bộ giỏi; có nguy cơ mất cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chảy máu chất xám về các đơn vị có chế độ đãi ngộ cao hơn.

(2) Chất lượng đội ngũ, số lượng và cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nước vừa thiếu, vừa chưa hợp lý. Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc tuy đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng nhƣng quy mô và chất lƣợng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc chức năng, nhiệm vụ theo yêu cầu của công cuộc đổi mới và phát triển đất nƣớc hiện nay, đặc biệt là yêu cầu hội nhập và phát triển. Đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ có trình độ chuyên môn cao còn mỏng; số cán bộ mới đƣợc tuyển dụng phải có thời gian học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn kiểm toán; cơ cấu cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa hợp lý, còn thiếu so với yêu cầu.

- Số lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa tƣơng xứng với yêu cầu công việc và chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao và còn quá mỏng so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

60

- Chất lƣợng cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc còn khá nhiều hạn chế mặc dù hầu hết có kinh nghiệm thực tiễn, nhƣng chƣa đƣợc đào tạo một cách cơ bản và đầy đủ về nhiệm vụ kiểm toán và các kiến thức cần thiết của nền kinh tế thị trƣờng, cũng nhƣ trình độ phân tích tổng hợp, ngoại ngữ, tin học; kiến thức về quản lý nhà nƣớc và thủ tục hành chính còn yếu...

(3) Trình độ chuyên môn: Bƣớc vào thời kỳ đổi mới, một bộ phận cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc KTNN không theo kịp, không đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, thiếu kiến thức về chuyên môn, bất cập về nhiều mặt. KTNN còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao có trình độ, năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý giỏi. Không thể phủ nhận vẫn có cán bộ lãnh đạo, quản lý kém cả phẩm chất đạo đức, sức khỏe cũng nhƣ năng lực công tác.

(4) Kiến thức về cuộc sống sâu rộng và đa dạng: Ý thức về việc bồi bổ thêm mảng kiến thức này vẫn chƣa cao, các chƣơng trình bồi bổ các kiến thức liên quan đến mảng này vẫn còn kém trong một số bộ phận các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam.

(5) Kiến thức về khoa học quản lý: Các kiến thức khoa học quản lý vẫn chƣa đƣợc đào tạo một cách bài bản cho các CB quản lý cấp cao của kiểm toán Việt Nam. Số lƣợng công việc quá nhiều, thời gian hạn chế dẫn đế các chƣơng trình đào tạo về khoa học quản lý hầu nhƣ chƣa đƣợc chú trọng đúng mức.

(6) Kỹ năng quản lý: Kỹ năng quản lý trong giai đoạn mới đòi hỏi những yêu cầu cao hơn nữa, nên nhiều cán bộ quản lý cấp cao đã không đáp ứng đƣợc, dẫn đến hạn chế trong hiệu quả công tác, nguyên nhân do hạn chế trong kỹ năng quản lý của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

(7) Kỹ năng tạo động lực lao động: Nội dung tạo động lực lao động vẫn chƣa đƣợc chú trọng và quan tâm đúng mức, nhiều cán bộ QL cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn còn kém trong các kỹ năng tạo động lực lao động. Khung chƣơng trình tạo động lực lao động trong các đơn vị kiểm toán nhà nƣớc vẫn chƣa thật sự đƣợc quan tâm đến, nội dung này cũng chƣa đƣợc cụ thể hóa trong quy trình quản trị nguồn nhân lực của kiểm toán Việt Nam.

61

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Có nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến các hạn chế đã nêu trên trong thực trạng năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc Việt Nam, tuy nhiên có thể kể đến một số nguyên nhân tiêu biểu nhƣ sau:

(1) Khuôn khổ pháp lý liên quan đến năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc chƣa đầy đủ và đồng bộ. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến các chức danh, những yêu cầu về số lƣợng, chất lƣợng cũng nhƣ hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ cấp cao kiểm toán nhà nƣớc vẫn chƣa đƣợc xây dựng và hoàn thiện.

(2) Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phƣơng tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động kiểm toán hiện nay của Kiểm toán Nhà nƣớc còn rất thiếu thốn và lạc hậu, vì vậy, dẫn đến những hạn chế trong hiệu quả công tác của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc. Hiện nay, công suất trụ sở Kiểm toán Nhà nƣớc ở Trung ƣơng trên thực tế đã khai thác gấp 2 lần so với thiết kế, không có đủ chỗ làm việc tối thiểu. Hầu hết Kiểm toán Nhà nƣớc khu vực chƣa có trụ sở riêng, còn phải đi thuê. Phƣơng tiện phục vụ cho công tác kiểm toán còn thiếu, nhƣ: ô tô, máy tính, các phƣơng tiện kỹ thuật đặc chủng phục vụ cho kiểm toán dự án đầu tƣ; hạ tầng công nghệ thông tin còn thấp kém; kinh phí đƣợc cấp hàng năm còn hạn hẹp nên ít nhiều còn phải trông chờ vào sự trợ giúp của đơn vị đƣợc kiểm toán nên đã phần nào làm hạn chế tính độc lập, khách quan của Kiểm toán Nhà nƣớc và gây phiền hà cho đơn vị đƣợc kiểm toán. Đặc biệt là việc áp dụng các phần mềm kiểm toán cho kiểm toán viên hầu nhƣ chƣa đƣợc đầu tƣ để trang bị cho hoạt động kiểm toán nên các phƣơng pháp kiểm toán chủ yếu là thủ công.

(3) Nhận thức của các cấp, các ngành, công chúng và xã hội nói chung về vị trí, vai trò và chức năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nƣớc chƣa đầy đủ và toàn diện, thậm chí còn có nhận thức sai lệch, không đúng đắn về vị trí pháp lý, tổ chức và hoạt động Kiểm toán Nhà nƣớc, không chỉ trong xã hội mà ngay cả đối với không ít tổ chức, cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nƣớc. Điều này

62

gây khó khăn cho quá trình công tác của các cán bộ quản lý cấp cao kiểm toán nhà nƣớc.

(4) Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nƣớc hiện tại chƣa hoàn chỉnh, chƣa tƣơng xứng với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nƣớc.

66

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP CAO KIỂM TOÁN NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Định hướng phát triển đất nước trong giai đoạn 2002-2020

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là bƣớc ngoặt có tính lịch sử quan trọng, đột phá về đổi mới tƣ duy , trong đó có viê ̣c tiến hành công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa ở nƣớc ta. Từ đó đến nay, Đảng ta tiếp tu ̣c không ngừng đổi mới tƣ duy nhận thức về công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa để ngày càng phù hợp với tình hình thƣ̣c tiễn trong nƣớc và quốc tế.

Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bƣớc đáp ứng đƣơ ̣c cho sự nghiệp công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa (CNH, HĐH) và chuyển toàn bộ mọi hoạt động của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp sang nền kinh tế có tƣ duy công nghiệp . Quy mô của nền kinh tế tăng nhanh , thu nhập đầu ngƣời vƣợt khỏi ngƣỡng thu nhập thấp, đƣa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển , trở thành nƣớc có mƣ́c thu nhập trung bình . Kinh tế Việt Nam từng bƣớc hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới . Những thành tựu của quá trình CNH , HĐH đƣa đất nƣớc ngày càng phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Nhƣ̃ng năm qua, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trƣởng bƣớc đầu đạt đƣợc mô ̣t số kết quả nhất đi ̣nh. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả đã đem lại nhiều nguồn lực bên ngoài cho công cuô ̣c CNH , HĐH của nƣớc ta. Đồng thời, làm cho hệ thống chính sách, pháp luật, thể chế và quá trình thực thi có bƣớc tiến quan trọng và ngày càng hiệu quả . Với nhƣ̃ng thành quả đạt đƣơ ̣c đã tạo ra cho nƣớc ta thế và lực lớn hơn nhiều so với trƣớc . Vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng lên . Đây chính là những tiền đề quan trọng để

67

đẩy nhanh hơn tiến trình CNH , HĐH của đất nƣớc , đƣa nƣớc ta sớm trở thà nh mô ̣t nƣớc công nghiê ̣p.

Tuy nhiên, đất nƣớc còn đứng trƣớc nhiều thách thức lớn , đan xen lẫn nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp . Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong những năm gần đây đã bi ̣ suy giảm , cho thấy mô hình CNH , HĐH của nƣớc ta c ó những điểm không còn phù hợp; CNH, HĐH phát triển chƣa bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đang chững lại; hiệu quả sử dụng nguồn lực còn nhiều hạn chế, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp so với yêu cầu; một số vấn đề xã hội phát sinh chậm đƣợc giải quyết . Trong khi đó, tình trạng suy thoái về tƣ tƣởng chính trị , đạo đức , lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ , đảng viên và tệ quan liêu , tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nƣớc. Môi trƣờng ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, tài nguyên, đất đai chƣa đƣợc quản lý tốt. Các thế lực thù địch tiếp tục thực hiện âm mƣu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, hòng làm thay đổi chế độ chính trị ở nƣớc ta. Tất cả nhƣ̃ng vấn đề đó ảnh hƣởng không nhỏ tới công cuộc CNH, HĐH đất nƣớc.

Ngoài ra, đang có sƣ̣ lê ̣ch pha giữa nhận thức về lý luận và thực tiễn bởi mô ̣t thƣ̣c tế là các nghị quyết thƣờng bao hàm quá nhiều nội dung nhƣng la ̣i thiếu n hƣ̃ng giải pháp có tính khả thi và cụ thể , nên dẫn tới tình tra ̣ng đầu tƣ dàn trải , kém hiệu quả; các định hƣớng CNH, HĐH trong từng thời kỳ chƣa có trọng tâm, trọng điểm; giải pháp thiếu đồng bộ, nhất là trong mối quan hệ hoàn thiện thể chế, xây dựng chính sách đi đôi với giải pháp , cân đối các nguồn lực . Mô hình CNH, HĐH còn có sự thiên lệch về cơ cấu ngành ; dựa nhiều vào khai thác và bán tài nguyên , phát triển theo chiều rộng, sử dụng nhiều vốn hơn là sử dụng lao động và công nghệ cao nên đã gây nên một số hạn chế trong quá trình phát triển , khiến tiến trình đẩy mạnh CNH, HĐH diễn ra chậm, ngày càng bộc lộ những hạn chế , chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của đổi mới, nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiêm túc xem xét để giải quyết . Cụ thể nhƣ sau:

68

Mô hình CNH , HĐH của Viê ̣t Nam còn đang ở dạng khái niệm , chƣa đƣợc cụ thể hóa thành nhƣ̃ng tiêu chí cu ̣ thể của mô ̣t nƣớc công nghiệp . Các khái niệm về công nghiệp phụ trợ chƣa đƣợc xác định đúng theo nghĩa nội hàm của nó, theo đó việc xây dựng các chính sách chƣa sát với những yêu cầu phát triển trong nƣớc và hội nhập quốc tế . Tƣ duy CNH , HĐH theo yêu cầu “rút ngắn” cũng chƣa làm rõ đƣợc những nội dung cơ bản và động lực để thực hiện quá trình CNH , HĐH rút ngắn. Cần làm rõ nội hàm và bƣớc đi về tƣ duy phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội để đạt đƣợc cả hai mục tiêu quan trọng, tránh sự kiềm chế lẫn nhau, coi trọng mục tiêu bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội.

(2) Về các vấn đề thực tiễn

Nền kinh tế Việt Nam đang ở trình độ phát triển chậm , hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, có nguy cơ tụt hậu xa so với các nƣớc khác có cùng điều kiện . Trong chiến lƣợc CNH , HĐH thời gian qua đề ra quá nhiều mũi nhọn , nhƣng lại thiếu trọng tâm, trọng điểm cần thiết cho từng giai đoạn , dẫn đến việc đầu tƣ bị dàn trải , kém hiệu quả trong điều kiện kinh tế và nguồn lực hạn hẹp . Chƣa xác định các “điểm then chốt” để thực hiện “ 3 đột phá” chiến lƣợc nhằm đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc. Công nghiệp vật liệu và hệ thống các sản phẩm chủ lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu còn rất nhỏ bé , chƣa có nhiều thƣơng hiệu có giá trị trên thị trƣờng khu vực và quốc tế . Tỷ lệ nội địa hóa thấp , ƣu thế trong xuất khẩu hiện nay thuộc về các nhà đ ầu tƣ nƣớc ngoài . Giá trị gia tăng của công nghiệp chủ yếu tăng nhờ sƣ̣ phát triển theo bề rộng , tốc độ tăng giá trị sản xuất cao hơn tốc độ tăng giá trị tăng thêm. Trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và thế giới, tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị thấp . CNH, HĐH chƣa phát huy lợi thế của vùng , chƣa có sức lan tỏa để thúc đẩy phát triển kinh tế và huy động các nguồn lực xã hội . Sƣ̣ phát triển của các ngành công nghiệp nền tảng , mũi nhọn, nhƣ điện, cơ khí, tự động, vật liệu... còn thấp , chƣa đủ khả năng để tham gia toàn cầu hóa và đẩy nhanh CNH ,

Một phần của tài liệu Năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp cao thuộc kiểm toán nhà nước việt nam trong giai đoạn 2002 2020 (Trang 63)