Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 75 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
75
Dung lượng
0,99 MB
Nội dung
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƢU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Vốn lƣu động của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm vốn lưu động
Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản sau: sức lao động, đối tượng lao động và
tư liệu lao động. Để có được các yếu tố đó cần phải ứng ra một số vốn nhất định phù
hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh.
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển vốn, có thể chia vốn kinh doanh thành hai loại:
Vốn cố định và vốn lưu động. Điều khác biệt lớn nhất giữa vốn lưu động và vốn cố
định là: Vốn cố định chuyển dần giá trị của nó vào sản phẩm thông qua mức khấu hao,
còn vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo chu kỳ sản
xuất, kinh doanh.
Tỷ trọng của hai loại vốn này tùy thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất, trình độ
trang thiết bị kỹ thuật, trình độ quản lý và quan hệ cung cầu hàng hóa.
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố sức lao động, đối
tượng lao động và tư liệu lao động với nhau để tạo ra sản phẩm. Trong đó tư liệu lao
động (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…) khi tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu và tham gia vào nhiều
chu kỳ kinh doanh; giá trị của nó được chuyển dịch từ từ từng phần vào giá trị sản
phẩm và được thu hồi từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Còn đối tượng lao động
chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, không giữ nguyên hình thái vật chất
ban đầu, giá trị của nó được dịch chuyển toàn bộ trong một lần và được hoàn lại toàn
bộ sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
Các tư liệu lao động xét về hình thái hiện vật được gọi là các tài sản cố định, còn
xét về mặt hình thái giá trị được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.
Các đối tượng lao động xét về mặt hình thái hiện vật được gọi là tài sản lưu động,
còn xét về mặt giá trị được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Tài sản lưu động của doanh nghiệp thường được chia thành: Tài sản lưu động sản
xuất và tài sản lưu động lưu thông.
Tài sản lƣu động sản xuất: Gồm những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình
sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…và những
sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
1
Tài sản lƣu động lƣu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu
thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động
lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Để đảm bảo cho quá trình sản
xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một lượng tài sản lưu động nhất định. Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động,
doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó. Số
vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong khóa luận này em xin
được sử dụng khái niệm về vốn lưu động như sau: [Vốn lưu động của doanh nghiệp
là số vốn ứng ra để hình thành lên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá
trình kinh doanh được thực hiện thường xuyên, liên tục] 1.
1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động.
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt qua
nhiều hình thức khác nhau.
Đối với doanh nghiệp sản xuất: Khởi đầu vòng tuần hoàn, ở giai đoạn mua sắm và
dự trữ vật tư, vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái
vật tư dự trữ. Sang giai đoạn sản xuất, vốn lưu động từ hình thái vật tư dự trữ sang sản
phẩm dở dang, bán thành phẩm và chuyển sang hình thái thành phẩm khi kết thúc giai
đoạn sản xuất. Tiếp đến giai đoạn tiêu thụ (giai đoạn lưu thông), khi kết thúc giai đoạn
này vốn lưu động chuyển từ hình thái thành phẩm trở về hình thái ban đầu là tiền.
Đối với doanh nghiệp thương mại: Khởi đầu vòng tuần hoàn, ở giai đoạn mua
hàng vốn lưu động từ hình thái ban đầu là tiền chuyển hóa sang hình thái hàng hóa.
Và cuối cùng, sang giai đoạn bán hàng vốn lưu động lại chuyển từ hình thái hàng hóa
về hình thái tiền.
Do quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục không ngừng,
nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu
kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Vì vốn lưu động thường xuyên có các
bộ phận cùng tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong các giai đoạn mà vốn đi qua.
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản
Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 465.
2
Đặc điểm của vốn lưu động:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản ngứn hạn nên đặc điểm vận động
của vốn lưu động chịu sự chi phối bởi những đặc điểm của tài sản lưu động:
[Vốn lưu động luân chuyển với tốc độ nhanh]1. Vì vốn lưu động sử dụng để hình
thành tài sản ngắn hạn ( tài sản lưu động) nên thời gian quay vòng nhanh trong vòng 1
kỳ do đó vốn lưu động có tốc độ quay vòng nhanh.
[Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản
xuất kinh doanh] 1. Bời vì khi bắt đầu một chu kỳ kinh doanh, vốn lưu động từ hình
thái vốn tiền tệ và khi kết thúc chu kỳ sản xuất kinh doanh lại trở về trạng thái ban đầu
với giá trị lớn hơn. Do quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
thường xuyên liên tục nên vốn lưu động của doanh nghiệp cũng tuần hoàn không
ngừng, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ gọi là sự chu chuyển của vốn lưu động.
Trong doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động được vận động qua 3 giai đoạn:
Tiền– Hàng – Sản Xuất – Hàng – tiền.
Trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động vận động qua 2 giai đoạn: Tiền –
Hàng – Tiền
[Vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá
trình tuần hoàn luân chuyển] 1. Ban đầu từ hình thái vốn tiền tệ ban đầu trở thành vật
tư hàng hóa dự trữ sản xuất, tiếp đến trở thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và
thành phẩm, cuối cùng lại trở về hình thái vốn bằng tiền.
[Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình
thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản
phẩm] 1. Bời vì vốn lưu động tà nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động),
sẽ bị thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh, và dịch chuyển toàn bộ giá trị sang
thành hàng hóa của công ty.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
Để quản lý vốn lưu động tốt cần phải tìm hiểu cách phân loại vốn lưu động để từ
đó đưa ra từng giải pháp phù hợp cho một nhóm khác nhau. Tùy theo các tiêu thức
khác nhau mà có thể chia vốn lưu động thành các nhóm khác nhau.
1.1.3.1 Phân loại theo nguồn hình thành
[Theo cách này nguồn vốn lưu động được chia thành nguồn vốn lưu động tạm
thời và nguồn vốn lưu động thường xuyên] 1.
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 466.
3
- Nguồn vốn lưu động tạm thời là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để
đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay
ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác.
- Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình
thành nên tài sản ngắn hạn thường xuyên cần thiết:
Công thức xác định như sau:
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn - Tài sản dài hạn
Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp cho người quản lý xem xét huy
động các nguồn vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao
hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp mình. Ngoài ra nó còn
giúp cho nhà quản lý lập các kế hoạch tài chính hình thành nên những dự định về tổ
chức nguồn vốn lưu động trong tương lai, trên cơ sở xác định quy mô, số lượng vốn
lưu động cần thiết để lựa chọn nguồn vốn lưu động này mang lại hiệu quả cao nhất cho
doanh nghiệp.
1.1.3.2 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động
Vốn lưu động có thể chia thành 3 loại sau:
[Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất ] 1:Là biểu hiện bằng tiền của các
khoản nguyên, nhiên vật liệu, dụng cụ dụng cụ trong quá trình dự trữ sản xuất. Bao
gồm các khoản: vốn nguyên vật liệu chính: khi tham gia hợp thành thực thể sẩn phẩm,
vốn bán thành phẩm mua ngoài, vốn nhiên liệu, vốn phụ tùng thay thế, vốn vật tư đang
đóng gói, bao bì.
[Vốn lưu động nằm trong khâu trực tiếp sản xuất ] 1: Là biểu hiện bằng tiền của
cáckhoản sau: sản phẩm đang chế tạo (giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm), chi
phí trả trước (chi phí cải tiến kĩ thuật, chi phí nghiên cứu thí nghiệm, những chi phí chi
ra trong kỳ nhưng chưa tính vào giá thành sản phẩm trong kỳ thì sẽ tính dần vào giá
thành kỳ sau.
[Vốn lưu động nằm trong khâu lưu thông ] 1: Là giá trị của những sản phẩm đã
được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn và đã được nhập kho; giá trị của vốn bằng tiền (kể
cả vàng bạc, đá quý…), đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán và các loại khác, các khoản
phải thu, tạm ứng…
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 467- 468.
4
Cách phân loại này cho phép biết được kết cấu vốn lưu động theo vai trò, cho
thấy vai trò của từng thành phần vốn đối với quá trình kinh doanh. Cho phép doanh
nghiệp xem xét đánh giá mức vốn lưu động nằm trong các khâu trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Qua đó giúp cho doanh nhiệp có thể đưa ra biện pháp phù hợp nhằm
tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.1.3.3 Phân loại theo hình thái biểu hiện
Vốn vật tư hàng hóa: [Gồm vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hóa] 1. Đối với loại
vốn này cần xác định vốn dự trữ hợp lý để từ đó xác định nhu cầu vốn lưu động đảm
bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thu được liên tục.
Vốn bằng tiền và vốn trong thanh toán: [Gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các
khoản nợ phải thu, những khoản vốn này dễ xẩy ra thất thoát và bị chiếm dụng vốn
nên cần quản lý chặt chẽ] 1.
Vốn trả trước ngắn hạn: [Như chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí
nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí về công cụ dụng cụ ] 1.
1.1.3.4 Phân loại theo quan hệ sở hữu về vốn
Theo cách phân loại này người ta chia vốn lưu động thành 2 loại:
Vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn lưu động được hình thành từ vốn chủ sở hữu, số
vốn này thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm vốn do chủ sở hữu đầu tư
vốn, vốn tự bổ sung chủ yếu từ lợi nhuận để lại và quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng
tài chính doanh nghiệp, vốn do ngân sách cấp nếu có. Nguồn vốn này không phải bỏ ra
chi phí để sử dụng, doanh nghiệp có quyền sở hữu, định đoạt, không có thời gian hoàn
trả và nó có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
Các khoản nợ: Là khoản vốn lưu động hình thành từ vốn vay của các ngân hàng
thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác,hoặc việc phát hành trái phiếu, các khoản
nợ ngân hàng chưa thanh toán.
Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình
thành bằng vốn cuả bản thân doanh nghiệp hoặc từ các khoản nợ để xem xét năng lực
tài trợ và tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có các biện
pháp huy động và quản lý vốn lưu động phù hợp hơn.
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 467- 468.
5
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động thể hiện thành phần vốn lưu động và tỷ trọng của các thành
phần vốn lưu động trong tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định. Mỗi doanh nghiệp đều có một cơ cấu vốn lưu động khác nhau và luôn thay
đổi qua các thời điểm. Việc xem xét cơ cấu vốn lưu động của doanh nghiệp sẽ giúp
doanh nghiệp thấy được rõ hơn tính chất hợp lý của việc phân bổ vốn lưu động trong
các thành phần. Từ đó xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động để tìm biện pháp tối
ưu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng điều kiện cụ thể.
Cơ cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của các nhóm nhân tố chính sau:
- Nhóm nhân tố về cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần rất nhiều nguồn cung ứng
từ các đơn vị cung cấp khác nhau. Nếu doanh nghiệp nhận cung ứng càng nhiều thì tỷ
trọng vốn lưu động được biểu hiện dưới dạng nguyên vật liệu (đối với doanh nghiệp
sản xuất) hay thành phẩm (đối với doanh nghiệp thương mại) sẽ càng lớn và các yếu tố
như khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị cung ứng, khả năng cung ứng của thị
trường nói chung, kỳ hạn mua vật tư và khối lượng vật tư cung cấp mỗi lần giao hàng,
đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp... cũng sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn
lưu động.
Điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng nhất định tới kết cấu vốn lưu động.
Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nhanh hay chậm, số lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều
hay ít, khoảng cách giữa doanh nghiệp với các đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều trực
tiếp ảnh hưởng đến tỷ trọng thành phẩm và hàng hóa xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ.
- Nhóm nhân tố về sản xuất 6:
Chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ trọng vốn sản phẩm dở dang. Nếu
chu kỳ sản xuất càng dài thì lượng vốn ứng ra cho sản phẩm dở dang sẽ càng nhiều và
ngược lại. Như vậy sẽ ảnh hưởng tới vốn lưu động trong khâu sản xuất.
Trình độ tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp, độ
phức tạp của sản phẩm chế tạo; đặc điểm quy trình công nghệ sẽ ảnh hưởng tới chu kỳ
sản xuất sản phẩm. Thông thường, sản xuất giản đơn, quy trình công nghệ đơn giản thì
lượng vốn ứng ra nhỏ và ngược lại.
Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới tỷ trọng vốn lưu
động bỏ vào khâu sản xuất và khâu dự trữ.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
6
Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đồng bộ, các khâu cung cấp và sản xuất kết
hợp một cách hợp lý sẽ giảm bớt một lượng dự trữ vật tư, sản phẩm dở dang như vậy
sẽ tiết kiệm được một lượng vốn lưu động cho doanh nghiệp.
- Nhóm nhân tố về mặt thanh toán 6:
Phương thức thanh toán, phương thức bán hàng hợp lý, giải quyết nhanh gọn, kịp
thời sẽ làm giảm tỷ trọng vốn phải thu.
Hợp đồng cung cấp hoặc đồng về tiêu thụ sản phẩm: Tùy thuộc vào thời hạn cung
cấp và giao hàng, số lượng vật tư nhập và xuất, nếu cung cấp thường xuyên, ổn định
thì dự trữ sẽ ít đi.
Trình độ quản lý các khoản thu của doanh nghiệp và việc chấp hành kỷ luật thanh
toán của khách hàng.
Tóm lại: Tình hình thanh toán giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp và quá trình
thanh toán của khách hàng đối với doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu
vôn lưu động đặc biệt là tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu sử
dụng phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn lưu
động trong khâu lưu thông sẽ thay đổi.
1.1.5. Vai trò của vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản lưu động luôn vận
động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thuận lợi và liên tục. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh
nghiệp.
Thứ nhất, vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình
sản xuất kinh doanh. [Để cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, doanh
nghiệp cần có đủ tiền để đầu tư vào các tài sản lưu động, khiến cho các loại tài sản
lưu động khác nhau có được cơ cấu phù hợp và đồng bộ với nhau]2. Như vậy sẽ tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho việc chuyển hóa hình thái của vốn lưu động trong quá
trình luân chuyển. Ví dụ như, đối với doanh nghiệp sản xuất, ban đầu vốn lưu động ở
hình thái là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm dở dang,
thành phẩm, sau khi kết thúc khâu tiêu thụ thì quay về hình thái ban đầu là tiền.
2
Nguyễn Đình Kiệm – Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, ,
TP.Hồ Chí Minh, nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, trang 243 – 250.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
7
Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động này có phần nhanh hơn so với
doanh nghiệp sản xuất. Nếu thiếu vốn lưu động trong một khâu sản xuất kinh doanh
nào đó có thể dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp hơn so với kế hoạch.
Thứ hai, [vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động
của vật tư, hàng hóa] 2. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên
tục không ngừng, nên sự tuần hoàn của vốn lưu động cũng liên tục, lặp đi lặp lại có
tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn lưu động. Số vốn lưu động hay giá
trị bằng tiền của tài sản lưu động nhiều hay ít phản ánh số lượng hàng hóa vật tư dự trữ
ở các khâu nhiều hay ít. Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm còn phản ánh số
lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không.
Ngoài ra: [Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của
doanh] 2. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng
tiền nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp
cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp. Ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp có đủ số vốn bằng tiền mặt sẽ giúp
cho doanh nghiệp đảm bảo giao dịch kinh doanh hằng ngày, bù đắp cho ngân hàng về
việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu dự phòng
trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào ra, hưởng
lợi thế trong thương lượng mua hàng
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc
điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra
được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi
nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa
bán ra.
1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp
1.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Như đã nói ở trên vốn lưu động tham gia vào hầu hết quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp cho nên việc sử dụng vốn lưu động cần được kiểm tra đánh
giá xem xét hiệu quả sử dụng như thế nào để giúp doanh nghiệp dễ dàng quản trị vốn
lưu động cũng như tài sản ngắn hạn một cách tối ưu.
2
Nguyễn Đình Kiệm – Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, ,
TP.Hồ Chí Minh, nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, trang 243 – 250.
8
Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: [Các
doanh nghiệp luôn hướng tới hiệu quả kinh tế; chính phủ nỗ lực đạt hiệu quả kinh tếxã hội ] 6.
Có nhiều quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động khác nhau. Cụ thể như:
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đạt được khi tăng tốc độ luân chuyển
vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nhanh hay chậm nói lên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao
hay thấp.
[Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đạt được cao nhất khi mà số vốn lưu
động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất] 6. Điều này cho thấy càng tiết kiệm
được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển thì càng tốt. Nhưng nếu hàng
hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử dụng đồng vốn cũng không cao.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đạt được khi mà cần càng ít số đồng
vốn lưu động để tạo ra một đồng doanh thu thuần về bán hàng.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn lưu
động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu thụ với
yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu động.
Tóm lại, tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau tựu chung lại hiệu quả sử dụng
vốn lưu động là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn lưu
động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Với số vốn lưu động hiện có làm
sao sử dụng để đạt được sản phẩm có giá trị, chất lượng cao hơn trước, giá thành tốt
hơn trước để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và khi đầu tư vốn lưu động thêm vào
quá trình sản xuất kinh doanh thì yêu cầu tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ
tăng vốn lưu động.
Kết quả đầu ra
6
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
=
Chi phí đầu vào
Việc sử dụng vốn lưu động càng hợp lý thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng
hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng
năm có thể mua sắm nguyên, nhiên vật liệu nhiều hơn, sản xuất ra sản phẩm và tiêu
thụ được nhiều hơn. Và từ hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm trước chúng ta cóthể
dựa vào đó để rút kinh nghiệm cho việc sử dụng sao cho hợp lý vốn lưu động để đạt
hiệu quả cao hơn trong năm nay.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
9
1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hoạt động của doanh nghiệp là hoạt động kinh tế nhằm mang lại lợi nhuận thông
qua sản xuất kinh doanh, thành bại của một doanh nghiệp phu thuộc vào nhiều yếu tố
trong đó quan trọng nhất là ba yếu tố: Khả năng cung ứng tích luỹ, đổi mới sử dụng
vốn, trình độ quản lý và thị trường. Kinh doanh hiện đại ngày nay là sự tập hợp cả ba
thế lực: Nhà kinh doanh, bạn hàng - khách hàng và các nhà khoa học gồm cả nhà làm
luật về kinh doanh. Nguồn lực tài chính bao giờ cũng có giới hạn, do vậy vấn đề cốt tử
là làm sao sử dụng nguồn lực hiệu quả chứ không phải đòi thêm nguồn lực. Khi bán ra
họ bị giới hạn bởi nhu cầu sức mua, thị hiếu... Do vậy hàng họ không bán được, khó
bán, khó có khả năng tái tạo nguồn lực tài chính ban đầu. Hoạt động tạo ra và tái tạo
lại nguồn lực tài chính là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp, đó là nguyên
tắc. Sự cần thiết của vốn lưu động được thể hiện ở những điểm sau:
- Thứ nhất, xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:
[Với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều hướng tới
mục tiêu lợi nhuận] 6. Trong điều kiện hạch toán kinh doanh, khả năng tạo lợi nhuận sẽ
quyết định cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vốn lưu động tài trợ cho
hầu hết các tài sản lưu động của doanh nghiệp, chính là các tài sản trực tiếp hình thành
ra các sản phẩm của doanh nghiệp nên nếu sản phẩm đó đem lại lợi nhuận cao, thời
gian bán hàng nhanh chóng sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp khi mà sử dụng
một lượng vốn lưu động ban đầu ít, nhưng hiệu quả đem lại rất cao. Chính vì vậy, sử
dụng hiệu quả vốn lưu động cũng chính là cách gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Thứ hai, xuất phát từ vai trò, vị trí vốn lưu động trong hoạt động của sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp:
[Vốn kinh doanh là bộ phận không thể thiếu đối với mọi hoạt động của doanh
nghiệp] 6. Trong cơ cấu vốn kinh doanh, vốn lưu động thường chiếm tỷ trọng khá lớn,
nhất là trong các doanh nghiệp thương mại, xây dựng cơ bản có thể chiếm từ 70-80%
tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp; đối với doanh nghiệp sản xuất, tỷ trọng của
vốn lưu động vào khoảng 30% tổng số vốn kinh doanh.
Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư đúng
mức vào các khoản tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
10
Tránh tình trạng thừa vốn dưới dạng hàng tồn kho nhưng thiếu hụt ở dạng tiền mặt
hay khoản phải thu dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay thêm vốn và phải trả cả lãi vay
để đầu tư thêm vào tiền mặt hay khoản cấp tín dụng cho khách hàng trong khi vốn lưu
động lại nằm chết dưới dạng hàng tồn kho vừa tốn chi phí lưu kho bảo quản, vừa tiềm
ẩn nguy cơ mất trắng vốn do thiên tai, điều kiện bảo quản không đủ tiêu chuẩn làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Thứ ba, xuất phát từ ý nghĩa của việc tổ chức đảm bảo và nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động:
[Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chỉ tiêu chất lượng phản ánh cố gắng, thành
tích của doanh nghiệp trong công tác tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý
doanh nghiệp] 6.
Tổ chức đảm bảo kịp thời đầy đủ, hợp lý giữa các hình thái, giữa các khâu sẽ tạo
điều kiện thuận lợi để vốn lưu động luân chuyển nhịp nhàng, cân đối, tăng tốc độ luân
chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được đồng vốn lưu động phải bỏ ra, sử dụng ssungs công sụng của các tài sản
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó góp phần làm gia tăng doanh thu, gia tăng
lợi nhuận cho công ty và đồng thời cũng làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
-
Thứ tư, [xuất phát từ yêu cầu của nên kinh tế thị trường] 6:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự chủ và tự chịu trách nhiệm
về hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
đã đặt doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt. Chính những điều này,
bắt buộc doanh nghiệp luôn phải nỗ lực hết mình thì mới có thể tồn tại và phát triển.
Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp một phần lớn được quyết định bởi chính
sách tài trợ vốn, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong đó phải kể đến vốn lưu động.
Các doanh nghiệp không những tự bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh mà còn có phải
thúc đẩy mở rộng quy mô về vốn, mỗi đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra phải từng
ngày, từng giờ sinh sôi, nảy nở.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
11
Thứ năm,[xuất phát từ thực tế hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại các doanh
nghiệp hiện nay] 6: Trong thực tế hiện nay, tình hình sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp còn nhiều bất cập, lượng vật tư tồn đọng hàng hóa kém phẩm chất gây
khó khăn cho tiêu thụ còn cao, sử dụng vốn lưu động lãng phí, không hiệu quả, vốn bị
thất thoát, tình trạng thiếu vốn lưu động tại các doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn loay hoay, không xác định được cơ cấu vốn của
mình đầu tư thừa thãi vào khoản này, nhưng lại thiếu hụt ở khoản kia. Làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghhiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay
chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: Mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh
nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản
phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp. Thông qua phân tích chỉ
tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được
tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển
và kỳ luân chuyển:
Vòng quay vốn lưu động trong kỳ (L)
Vòng quay vốn lưu động trong kỳ
M(kỳ)
=
Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
Mkỳ: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân
chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.
VLĐBQkỳ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.
Vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau:
Vốn lưu động bình quân năm:
VLĐđầu tháng 1 /2 + VLĐđầu tháng 2 + … + VLĐđầu tháng 12 + VLĐcuối tháng
VLĐBQnăm = /2
12
12
12
Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính Vón lưu động bình quân
gần đúng
VLĐđầu năm + VLĐcuối năm
VLĐBQnăm =
2
(Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn)
Ý nghĩa: [Vòng quay vốn lưu động xác định số ngày hoàn thành một chu kỳ
kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động quá thấp chứng tỏ khả năng
thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm
giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp] 3.
Vòng quay vốn lưu động khác nhau đối với các doanh nghiệp khinh doanh
trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ vòng quay vốn lưu động của các doanh nghiệp
kinh doanh thương mại bao giờ cũng phải cao hơn vòng quay vốn lưu động của các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất- kinh doanh, xây dựng cơ bản.
Khi xem xét vòng quay vốn lưu động của một doanh nghiệp, cần so sánh với
mức bình quân chung của ngành, cũng như chính sách bán hàng, tiêu thụ hàng của
doanh nghiệp để kết luận chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là mức bình thường, tốt
hay không tốt.
- Thời gian luân chuyển vốn lưu động (Kkỳ):
Kỳ luân chuyển vốn lưu động (Kkỳ)
=
Số ngày trong kỳ
Số vòng luân chuyển vốn lưu động (Lkỳ)
Trong đó: Số ngày trong kỳ thường là 360 ngày
Ý nghĩa: [Chỉ tiêu này cho biết độ dài của vòng quay vốn lưu động, tức là số
ngày cần thiết của một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này có ý nghĩa ngược với chỉ
tiêu vòng quay vốn lưu động có nghĩa là số ngày luân chuyển vốn lưu động mà càng
ngắn chứng tỏ vốn lưu động được luân chuyển ngày càng nhiều trong kỳ phân tích,
chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động hiệu quả] 3
Về mặt bản chất chỉ tiêu nay phản ánh sự phát triển của trình độ kinh doanh,
của công tác quản lý, của kế hoạch và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vòng
quay vốn lưu động có sự gia tăng, làm kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm xuống
chứng tỏ hàng hóa doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh có sức tiêu thụ mạnh,
doanh thu cao dẫn đến phần lợi nhuận tương ứng cũng tăng mạnh.
3
Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Thống kê, trang 343-344.
13
Nếu không hoàn thành một chu kỳ luân chuyển có nghĩa là vốn lưu động còn ứ
đọng ở một khâu nào đó cần tìm biện pháp khai thông kịp thời. Ví dụ trong loại hình
doanh nghiệp cung cấp thực phẩm, do thời gian sử dụng của hàng hóa rất ngắn nên kỳ
luân chuyển vốn lưu động cũng rất ngắn, nhưng đối với các doanh ngiệp xây dựng vốn
lưu động bị đọng lại rất nhiều trong các công trình chưa thể quyết toán, hay nguyên vật
liệu còn tồn trong kho thì kỳ luân chuyển vốn lưu động rất dài, có thể mất cả một năm.
Mức tiết kiệm vốn lưu động:
Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do
tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu
động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu:
Mức tiết kiệm tuyệt đối.
-
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được
một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Nói cách khác, với mức luân
chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh
nghiệp cần có số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn lưu động để
có thể sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối
vốn lưu động.
Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động được tính theo công thức:
- Mức tiết kiệm tuyệt đối: [là mức tiết kiệm do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được số vốn lưu động để sử dụng vào công
việc khác. Nói cách khác, là mức luân chuyển vốn lưu động không đổi, song tốc độ
luân chuyển nhanh hơn nên doanh nghiệp cần ít vốn hơn] 3:
Kỳ luân
Doanh thu thuần
Mức tiết kiệm
chuyển
năm báo cáo
VLĐ bình quân
tuyệt đối
=
x VLĐ năm năm báo cáo
kế
hoạch
(
360
(
- Mức tiết kiệm tương đối: [Là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nên
doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển vốn lưu động mà không cần tăng
thêm quy mô vốn lưu động] 3. Vì vòng quay vốn lưu động nhanh hơn, nên doanh
nghiệp thu hồi được lượng vốn về nhanh tái đầu tư cho chu kỳ tiếp theo, giảm lượng
vốn phải bỏ ra giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
3
Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Thống kê, trang 345.
14
Mức tiết
kiệm tương
=
Doanh thu thuần
năm kế hoạch
đối
(
x
360
(Số ngày luân chuyển có thể rút ngắn
do tăng tốc độ luân chuyển vốn)
Chỉ tiêu đảm nhiệm vốn lưu động.
Hai chỉ tiêu trên phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ngoài ra còn có chỉ
tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Chỉ tiêu này được xác định theo công thức sau:
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
=
Vốn lưu động bình quân
Tổng doanh thu thuần
[Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn
lưu động] 3. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao vì
với một lượng doanh thu thuần, lượng vốn lưu động ban đầu bỏ ra càng ít doanh
nghiệp càng thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
[Kết quả chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân bỏ vào sản xuất
kinh doanh thì đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ] 3.
Kết quả chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là một đồng vốn lưu động tham gia vào sản
xuất kinh doanh tạo ra được số doanh thu lớn, lợi nhuận thu về được gia tăng cho
doanh nghiệp. Đối với các ngành cần nhiều vốn lưu động như ngành xây dựng thì chỉ
tiêu này khá nhỏ trong khi những ngành sản xuất lượng vốn lưu động bỏ ra ít hơn thì
hệ số này cao hơn. Khi phân tích ta nên đặt trong bối cảnh chung của toàn ngành để
thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp một cách chính xác.
Hệ số sinh lợi của vốn lưu động ( Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động):
Tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động
Lợi nhuận sau thuế
=
x
100%
Vốn lưu động bình quân
[Chỉ tiêu này phản một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận
sau thuế] 3.. Và nó phụ thuộc vào các yếu tố như: lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đòn bẩy kinh tế, hay trình độ sử dụng vốn của nhà quản lý.
Chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận của doanh nghiệp.
3
Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, TP.Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản
Thống kê, trang 346-347.
15
Chỉ tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động có hiệu
quả, ngược lại chỉ tiêu này này thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vốn là nhỏ.
Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay chưa hiệu quả
là chỉ tiêu này phản ánh một phần.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu hỗ trợ đánh giá
Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta còn
sử dụng một số chỉ tiêu hỗ trợ như:
Số vòng quay hàng tồn kho.
Số vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán
Trị giá hàng tồn kho bình quân
[Tỷ số này cho biết doanh nghiệp lưu hàng tồn kho có nguyên vật liệu, hàng hóa
trong bao nhiều tháng]1. Để duy trì hoạt động kinh doanh thì hàng hóa cần phải dự trữ
ở một lượng cần thiết nào đó. Tuy nhiên, lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa
với việc vốn sử dụng kém hiệu quả (dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và
như vậy tiền lãi sẽ tăng lên). Điều này làm tăng chi phí lưu hàng tồn kho và tăng rủi ro
khó tiêu thụ hàng tồn kho này so có thể không còn phù hợp với thị hiếu của người tiêu
dùng cũng như thị trường. Do vậy tỷ số này cần xem xét để xác định thời gian tồn kho
có hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ bình quân
chúng của ngành cũng như mức tồn kho hợp lý đảm bảo cung cấp được bình thường.
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong
kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng
cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay
vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng
vốn sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi phân tích cũng cần phải chú ý đến những nhân tố khác
ảnh hưởng đến hệ số quay vòng tồn kho như việc áp dụng phương thức bán hàng,kết
cấu hàng tồn kho, thị hiếu tiêu dùng, tình trạng nền kinh tế, đặc điểm theo mùa vụ của
doanh nghiệp, thời gian giao hàng của nhà cung cấp...
Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (Kỳ luân chuyển hàng tồn kho):
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
16
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trung bình một vòng quay hàng tồn kho. Và nó có
quan hệ nghịc đảo với chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, chính vì vậy vòng quay
càng nhỏ thì số ngày một vòng quay càng dài. Việc giảm số ngày một vòng quay hàng
tồn kho có thể do những cải tiến được áp dụng trong khâu bán hàng hay hàng hoá của
doanh nghiệp đạt chất lượng cao, kết cấu hợp lý. Đây là điều đáng khích lệ. Hệ số này
càng thấp càng tốt, vì như vậy số ngày hàng hóa, nguyên vật liệu nằm trong kho sẽ
thấp, giảm các chi phí lưu kho, chi phí bảo quản cũng như các hư hỏng, lỗi mốt của
hàng tồn kho. Tuy nhiên việc xác định cao hay thấp còn phụ thuộc vào từng ngành
nghề lĩnh vực riêng như: ngành thực phẩm, vòng đời sản phẩm thường ngắn nên lượng
hàng tồn kho sẽ ít đi, số ngày tồn kho bình quân ngắn nếu không sản phẩm sẽ bị hết
hạn sử dụng, không thể bán thu hồi vốn. Nhưng đối với ngành xây dựng, lượng hàng
tồn kho lớn cũng như thời gian thi công kéo dài nên kỳ hạn tồn kho thường bị kéo dài,
có khi lên đến một năm.
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:
Doanh thu thuần
Số vòng quay khoản phải thu =
Số dư bình quân các khoản phải thu
[Vòng quay các khoản phải thu dùng để đo lường tính thanh khoản ngắn hạn
cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp] 1. Tỷ lệ này có thể cho người phân
tích và sử dụng thông tin biết được hiệu quả và chất lượng của việc quản lí các khoản
phải thu. Vòng quay các khoản phải thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ tốt. Tuy
nhiên, điều này có thể gây giảm doanh thu do chính sách bán chịu nghiêm ngặt hơn.
Vòng quay các khoản phải thu thấp chứng tỏ chứng tỏ chính sách bán chịu của doanh
nghiệp không có hiệu quả và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tồn tại các khoản phải thu là điều khó
tránh khỏi. Nhờ bán chịu, doanh nghiệp có thể thu hút thêm khách hàng, mở rộng thị
trường và duy trì thị trường truyền thống, do đó có thể giảm hàng tồn kho, duy trì được
mức sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị. Hơn nữa, nó còn có thể
mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn nhờ việc tăng giá do khách hàng mua chịu. Song
việc bán hàng chịu cũng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng phải đối mặt không ít với các
rủi ro. Đó là giá trị hàng hoá lâu được thực hiện dẫn đến giảm tốc độ chu chuyển của
vốn, đặc biệt trong tình trạng thiếu vốn doanh nghiệp phải huy động nguồn tài trợ cho
việc bán chịu; một điều đáng lo ngại hơn là rủi ro về khả năng thu nợ, chi phí đòi nợ.
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 475.
17
Vì vậy, nhiệm vụ của người quản lý doanh nghiệp là phải quan tâm đến vòng
quay các khoản phải thu. Hay nói cách khác cần quản lí được kì thu tiền bình quân và
có biện pháp rút ngắn thời gian này.
Kỳ thu tiền bình quân.
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong kỳ
Số vòng quay các khoản phải thu
Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để [đánh giá khả
năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân
một ngày] 1. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu
hồi các khoản phải thu của mình. Vòng quay các khoản phải thu càng cao thì kì thu
tiền càng thấp và ngược lại. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách
bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh
nghiệp.
- Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu: Một số doanh
nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn
các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường.
- Tình trạng của nền kinh tế: Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh
hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán
chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình
hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách
hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có
thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái.
Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu.
- Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu: khi lãi suất tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời
gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính.
1.2.3.3. Các chỉ tiêu khác.
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Khả năng thanh toán ngắn hạn
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các
khoản phải thu và hàng tồn kho.
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 480.
18
Nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức
tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác.
Cả tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. [Hệ
số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn
hạn bằng các tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác là 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm
bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn] 1.
Hệ số này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp càng tốt và ngược lại. Nếu khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thì doanh
nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao
thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu.
Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu
tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế
nào cho hợp lý.
Khả năng thanh toán nhanh:
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho
=
Nợ ngắn hạn
Hệ số này đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp bởi hệ số
này [phản ánh khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đối với các khoản nợ
ngắn hạn từ các tài sản có tính thanh khoản cao sau khi đã loại trừ đi hàng tồn kho,
loại tài sản rất khó thanh khoản nếu cần thiết]1.
Hệ số thanh toán nhanh trong khoảng từ 0,5 -1 là có thể chấp nhận được, nhưng
nếu có giá trị từ 1-2 thì sẽ đảm bảo an toàn trong thanh toán hơn. Bởi vì doanh nghiệp
cần phải có thời gian để thu hồi các khoản phải thu chứ không thể thu ngồi một cách
nhanh chóng. Tuy nhiên, hệ số này quá lớn thì sẽ làm cho doanh nghiệp bị ứ đọng vốn,
hiệu quả sử dụng vốn lưu động thấp. Để đánh giá chính xác được thì còn phải dựa vào
lĩnh vực kinh doanh của từng doanh nghiệp: ví dụ các doanh nghiệp xây dựng thì hệ số
này rất thấp vì các khoản nợ phải trả của họ cao.
Khả năng thanh toán tức thời:
Khả năng thanh toán tức thời
Tiền và các khoản tương đương tiền
=
Nợ ngắn hạn
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 480 – 488.
19
[Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền mà không cần phải bán tài
sản, vật tư, hàng hóa cũng như thời gian thu hồi khoản phải thu] 1.
Tiền và các khoản tương đương tiền là các tài sản mang tính thanh khoản cao
nhất của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt
và các khoản tương đương tiền như chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển đổi...) và khoản
nợ đến hạn phải trả. Hệ số thanh toán tức thời quá cao (thường là lớn hơn một) có
nghĩa là doanh nghiệp doanh nghiệp đang dự trữ quá nhiều tiền mặt thì khả năng sinh
lợi không cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể mất trộm hoặc cháy do hỏa hoạn. Các chủ
nợ đánh giá mức trung bình hợp lý cho tỷ lệ này là 0,5. Khi hệ số này lớn hơn 0,5 thì
khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp là khả quan và ngược lại, nếu hệ số này
nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán những chi phí
phát sinh thường xuyên và khi có khoản nợ đến hạn trả sẽ không có đủ tiền để trả nợ.
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hiệu quả sử dụng vốn lƣu động
1.3.1. Các nhân tố không thể kiểm soát.
Đây là nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát
được mà chỉ có thể phòng tránh cho nó không xảy ra, bao gồm một số nhân tố sau:
[Các nhân tố về kinh tế như] 6: do tác động của nền kinh tế tẳng trưởng chậm nên
sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của
doanh nghiệp, sảm phẩm sẽ khó tiêu thụ hơn, lợi nhuận sẽ giảm sút và như thế sẽ làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.Ví dụ với thị trường
điện thoại di động hiện nay, các doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng vốn lưu động rất
lớn dưới dạng hàng hóa nhưng do tốc độ thay đổi của công nghệ, các mẫu mã sản
phẩm mới liên tục được sản xuất.
[Các rủi ro trong kinh doanh như] 6: Rủi ro về giá, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về
thanh toán, rủi ro về cạnh tranh… những rủi ro như trên sẽ gây ảnh hưởng đến lợi
nhuận của doanh nghiệp hay cũng chính là ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của đồng
vốn mà doanh nghiệp bỏ ra. Ví dụ như với các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu sang Mỹ, nhưng do các biến biến động về chính trị của Mỹ làm tỷ giá đồng
Dollar bấp bênh, liên tục giảm sút.
1
Nguyễn Trọng Cơ (2009), Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất
bản Tài Chính, TP.Hà Nội, trang 480 – 488.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
20
Điều này sẽ làm doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thu về mức doanh thu tiền
nội địa ít hơn mà cùng một đồng vốn bỏ ra so với thời gian đồng Dollar lên giá.
[Ngoài ra còn có các rủi ro khác nằm ngoài khả năng dự đoán và vượt quá khả
năng phòng chống của con người như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh ]6:là những rủi ro
bất khả kháng, mặc dù rất hiếm xảy ra nhưng khi xảy ra sẽ gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng về vật chất, con người và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động chung của
doanh nghiệp. Ví dụ như các doanh nghiệp ở vùng miền trung nước ta, hay chịu nhiều
cơn bão lũ, mưa lớn thất thường làm hư hỏng hay cuốn trôi hết các sản phẩm của
doanh nghiệp.
1.3.2. Các nhân tố có thể kiểm soát.
[ Xác định nhu cầu vốn lưu động] 4: Do xác định nhu cầu vốn lưu động thiếu
chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này
sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Ví dụ như việc xác định nhu cầu vốn bằng tiền tại doanh nghiệp:
Doanh nghiệp không nên giữ quá nhiều tiền mặt tại quỹ tài chính, vì vậy khi có
nhu cầu đột xuất về tiền mặt như có cơ hội kinh doanh tốt, hay mua nguyên liệu khi
thấy giá cả tăng lên nhanh chóng, thì doanh nghiệp có thể đi vay ngắn hạn tại các ngân
hàng. Việc này tốt hơn so với việc bán chứng khoán trong thời gian ngắn bởi vì có thể
bị chiết khấu với mức lãi suất cao, hoặc phải bán với giá thấp hơn thị trường để thu
tiền nhanh chóng . Trong trường hợp này để tối đa hoá doanh lợi dự kiến, doanh
nghiệp nên điều chỉnh việc giữ tiền cho đến khi:
Lãi suất chứng khoán
Chi phí của việc giữ tiền
=
Chi phí vay tiền
Lãi suất vay
Tóm lại việc lựa chọn quản lý tiền mặt như thế nào còn phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ quản lý của các nhà quản trị tài chính, họ cần có cái nhìn tổng quan về thì
trường, thấy được những biến đổi có thể sảy ra thì sẽ có phương án để đối phó.
- Ngoài ra trong việc xác định nhu cầu vốn lưu động cần chú ý đến những yếu tố
ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp như:
Những yếu tố về đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh như: [Chu kỳ
kinh doanh, quy mô kinh doanh, tính chất thời vụ]6.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
21
Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến số vốn lưu động doanh nghiệp cần
phải ứng ra và thời gian ứng vốn.
Khoảng cách giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp: nếu khoảng cách giữa doanh
nghiệp và nhà cung cấp là quá lớn, thời gian vận chuyển dài thì doanh nghiệp cần có
nhu cầu vốn lưu động lớn hơn để nhập lượng nguyên vật liệu lớn hơn số cần dùng đảm
bảo tiến độ sản xuất, ngoài ra còn dự phòng cho các trường hợp thời tiết xấu không thể
vận chuyển hàng hóa ngay khi cần thiết.
[Khoảng cách giữa doanh nghiệp và thị trường bán ] 6: Khoảng cách này cũng
quyết định thời gian quay vòng của vốn lưu động, với khoảng cách ngắn thì vốn lưu
động quay vòng nhanh hơn khoảng cách dài nên lượng vốn sẽ ít hơn.
[Điều kiện phương tiện vận tải]6: Với điều kiện về giao thông và các phương
tiện vận tải chuyên dụng như hiện nay sẽ giúp rút ngắn thời gian vận chuyển nguyen
vật liệu và hàng hóa đi tiêu thụ, sẽ làm rút ngắn thời gian quay vòng của vốn lưu động.
[Chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm và tổ chức thanh toán]6:
Nếu doanh nghiệp có cách chính sách bán hàng nhằm thúc đẩy người mua bằng cách
chiết khấu thanh toán và tổ chức thanh toán bằng chuyển khoản thì sẽ hấp dẫn khách
hàng mua sản phẩm hơn, từ đó gia tăng doanh thu, giảm thời gian bán hàng cho doanh
nghiệp.
[Việc lựa chọn phương án đầu tư] 6: Là một nhân tố cơ bản ảnh hưởng rất lớn
đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đầu tư sản
xuất ra những sản phẩm lao vụ dịch vụ chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu
người tiêu dùng, đồng thời giá thành hạ thì doanh nghiệp thực hiện được quá trình tiêu
thụ nhanh, tăng vòng quay của vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngược lại, doanh nghiệp sản xuất ra các các mặt hàng kém chất lượng, không phù hợp
với thị hiếu của người tiêu dùng dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được làm
cho vốn bị ứ đọng, thậm chí với các các sản phẩm ngành thực phẩm vòng đời sản
phẩm rất ngắn có thể bị hư hỏng, không thu hồi được vốn.
[Do trình độ quản lý] 6: trình độ quản lý của nhà quản trị doanh nghiệp mà yếu kém
sẽ dẫn đến thất thoát vật tư hàng hoá trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm, dẫn đến sử dụng lãng phí vốn lưu động hiệu quả sử dụng vốn thấp.
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
22
Ngay từ khâu đi mua nguyên vật liệu, nếu nhà quản lý không tìm các đối tượng cung
ứng phù hợp có giá cả thấp, địa điểm gần với doanh nghiệp thì sẽ gây lãng phí rất
nhiều chi phí thu mua, vận chuyển.
Đặc biệt trong quá trình sản xuất, nếu năng lực sản xuất yếu kém, thường xuyên gây
ra các xai xót, hư hỏng doanh nghiệp sẽ phải tốn thêm rất nhiều chi phí để bù đắp cho
khoản đó. Gây đội chi phí, giảm lợi nhuận.
[Do kinh doanh thua lỗ kéo dài] 6: do lợi dụng sơ hở của các chính sách gây thất
thoát vốn lưu động, điều này trực tiếp làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động trong doanh nghiệp.
1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp.
Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tiền mặt là yếu tố không thể thiếu.
Tuy nhiên phải dự trữ một lượng tiền mặt là bao nhiêu luôn là vấn đề cần quan tâm.
Dưới đây là một số kinh nghiệm trong quản lý tiền tại doanh nghiệp:
Thủ quỹ lập sổ tiền mặt, cuối mỗi ngày đối chiếu lượng tiền thực tế và trong sổ,
nếu công ty còn có kế toán theo dõi tài khoản tiền mặt thì đối chiếu luôn với kế toán.
Tiền xuất ra khỏi quỹ đều phải có chữ ký người nhận và kèm theo chứng từ chứng
minh số tiền đó đã được những người có thẩm quyền cho phép.
Tất cả các phát sinh thu chi tiền mặt điều phải có phiếu thu và phiếu chi có đầy
đủ các chử ký và bạn phải lưu một bản để tránh trường hợp rắc rối sau này. Thủ quỹ là
giữ tiền thay người khác - tuyệt đối không dùng tiền đó cho mượn, cho vay và tiêu
mang tính chất cá nhân.
Theo dõi, tính toán và lên kế họach để bạn chỉ giữ tiền ở 1 số vừa phải, đủ dùng,
nếu tiền mà bạn giữ vượt mức đề ra, nên đề nghị sếp đem tiền gửi ngân hàng .
Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két, không được để ở nhiều nơi hoặc
mang ra khỏi Công ty. Không được để tiền của cá nhân vào trong két của Công ty.
Trừ khi có yêu cầu của Ban Giám Đốc, thủ quỹ không được giao công việc của
mình cho người khác, tránh mất mát tiền của Công ty.
1.4.2. Kinh nghiệm trong quản lý và sử dụng hàng tồn kho.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, các cán bộ thủ kho của doanh
nghiệp cần nghiêm túc, thường xuyên thực hiện các công việc:
6
Mai Thanh Sơn , hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
23
Người quản lý kho nói chung cần lưu ý những điểm sau:
Sắp xếp kho thành phẩm vật tư, nguyên vật liệu theo từng vị trí và theo nguyên
tắc nhập trước xuất trước.
Mỗi loại sản phẩm sẽ có một thẻ kho được công nhân cập nhật thường xuyên số
liệu
Cần xác định chính xác lệnh xuất hàng đóng hàng và lệnh sản xuất xưởng. Liên
hệ chính xác bên giao hàng vật tư phụ liệu sắp xếp thời gian vào hàng. Những người
lên hàng là những người nhanh nhẹn theo tiêu chuẩn công ty
Phải biết được tính cách của từng công nhân để giải thích và tác động vào họ để
làm việc có hiệu quả cao nhất. Tìm kiếm những người bạn tin tưởng và giao việc
Trong việc lưu kho cần
Nhân viên kho có trách nhiệm ghi thẻ bài đầy đủ cho mỗi mã hàng bao gồm mã
hàng, màu, kích cỡ, kích thước, khách hàng. Thẻ bài được gắn vào nơi để hàng hóa.
Thủ kho chịu trách nhiệm lập sơ đồ kho, sơ đồ phải thể hiện lối đi, vị trí đặt các
kệ hàng hóa. Mỗi kệ phải được đánh dấu, ghi số kệ.
Thủ kho chịu trách nhiệm tổ chức an toàn chống cháy nổ trong kho, kiểm tra nơi
để bình phòng cháy chữa cháy.
Trong công tác thanh lý hàng hóa
Đối với hàng hóa, nguyên vật liệu còn dư thì phải tiến hành thanh lý.. Sau khi
nhận được thông tin thanh lý, kho tiến hành kiểm tra lại số hàng đã nhập xuất, lập báo
cáo xuất nhập. Với các loại hàng hóa nguyên vật liệu còn dư thì để riêng, chờ ý kiến
của bộ phận bán hàng
Nếu quá thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được thông tin thanh lý mà chưa
nhận được ý kiến bộ phận bán hàng, kho phải chủ động thông tin tới bộ phận bán hàng
để sớm giải phóng lô hàng.
Trong việc kiểm kê kho
Kiểm kê kho định kỳ được thực hiện 6 tháng một lần nhằm mục đích : xác nhận
số lượng (phù hợp với hồ sơ hàng hóa), chất lượng (nhận biết, hư hại, suy giảm chất
lượng, bao gói). Việc kiểm tra do ban kiểm kê thực hiện
Kết quả kiểm tra phải được ghi lại trong biên bản kiểm kho
Mọi sản phẩm không phù hợp được phát hiện phải được cách ly, đánh dấu và chờ
ý kiến xử lý của Ban Giám đốc.
24
1.4.3. Kinh nghiệm quản lý các khoản phải thu.
Các khoản phải thu thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng quy mô tài sản của doanh
nghiệp, chính vì vậy mà doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lý tốt nhất để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dưới đây là một số kinh nghiệm quản lý khoản phải
thu trong doanh nghiệp của kế toán theo dõi công nợ và kế toán trưởng trong Công ty:
Kế toán theo dõi công nợ Căn cứ vào bảng kê bán hàng và bảng kê thu tiền hàng
tháng theo dõi chi tiết các khoản nợ và thông báo cho khách hàng biết.
Kế toán theo dõi công nợ trong công ty phải thường xuyên kê khai, báo cáo tình
hình khoản phải thu cho kế toán trưởng và các nhà quản trị trong bán giám đốc để tiện
theo dõi và kiểm soát nợ chặt chẽ.
Bên cạnh đó, các nhà quản trị cũng cần xây dựng tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản
bán chịu phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu là khách hàng quen thuộc của
doanh nghiệp thì tiêu chuẩn bán chịu có thể nới lỏng hơn, nhằm giữ chân khách hàng.
Các nhân viên bán hàng cần thỏa thuận chính xác và cụ thể hình thức trả nợ cũng
như thời gian trả nợ với các đối tác làm ăn. Có thể yêu cầu xử phạt hoặc bồi thường
với các trường hợp trây ì nợ, không trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trước đó.
Doanh nghiệp có thể thành lập các ban kiểm soát nợ, nhằm theo dõi những người
nợ và khoản nợ một cách thường xuyên, giảm tối thiểu tình trạng mất trắng nợ do đối
tác bị phá sản, hay bỏ trốn…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Như vậy, Trong chương 1 ta đã làm rõ các vấn đề về vốn lưu động và hiệu quả sử
dụng vốn lưu động. Các vấn đề cơ bản về vốn lưu động bao gồm: khái niệm, đặc điểm,
cách thức phân loại và vai trò của vốn lưu động. Đưa ra các vấn đề về hiệu quả sử
dụng vốn lưu động, khóa luận đã đề cập đến thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu động
và tính thiết yếu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Hơn nữa, khóa
luận cũng đã cung cấp các chỉ tiêu cơ bản và chỉ tiêu bổ sung nhằm giúp cho nhà quản
trị có thể đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp
của mình. Kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và
giới thiệu một số khinh nghiệm của nhân viên trong doanh nghiệp về việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã nêu ra trong chương một, sẽ làm tiền đề nghiên cứu
thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mỹ Nghệ Hoàng
Gia trong chương 2.
25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG
TÀI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỸ NGHỆ HOÀNG GIA.
2.1 Tổng quan về công ty Trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia.
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia ra đời theo chứng nhận đăng
ký kinh doanh số: 0101762452 ngày 26 tháng 08 năm 2005 của phòng đăng ký kinh
doanh Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội.
Tên tiếng việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia.
Tên giao dịch: ROYAL HANDICRAFT COMPANY LIMITED
Mã số thuế: 010176452
Trụ sở: Thôn Bát Tràng, Xã Bát Tràng, Huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh theo giấy phép đăng ký kinh doanh: Sản xuất và kinh
doanh các đồ dùng bằng gỗ như giường, tủ, bàn ghế và các vật dụng trang trí
khác trong nội thất gia đình.
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia được thành lập từ ngày 26
tháng 8 năm 2005. Ngay từ khi thành lập công ty đã phát huy quyền tự chủ trong hoạt
động kinh doanh của mình, bám sát, tìm kiếm thị trường, mạnh dạn đầu tư mở rộng
lĩnh vực kinh doanh.
Công ty được thành lập bởi các nghệ nhân có tay nghề cao và đội ngũ quản lý có
năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, kinh doanh và đầu tư. Đội ngũ nhân viên của
công ty được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao, thường xuyên được bổ
sung và nâng cao trình độ thông qua các chương trình đào tạo và quan hệ hợp tác của
công ty.
Giai đoạn đầu, khi bước vào thị trường, công ty gặp rất nhiều khó khăn trong
việc xây dựng quy trình quản lý và tiếp cận, mở rộng thị trường. Hai năm đầu tiên,
hoạt động kinh doanh của công ty không được tốt, có giai đoạn phải nghỉ ngắn hạn.
Tuy nhiên, sau những bước đầu bỡ ngỡ đó, công ty dần nắm bắt được thị trường và rút
ra những kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý kinh doanh. Các năm tiếp theo,
công ty liên tục mở rộng thị trường và tăng nhanh doanh số. Đến nay, công ty đã có
thể đứng vững chắc trên nhiều khu vực thị trường.
Với quan điểm phát triển chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm, từng bước nâng
cao trình độ cho nhân viên làm ra các sản phẩm đẹp, công ty thường xuyên tổ chức các
khóa bồi dưỡng trình độ cho người lao động.
26
Về thị trường tiêu thụ, Công ty không ngừng mở rộng thị trường của mình ra
nhiều khu vực trong cả nước. Mục tiêu trước mắt mà công ty đang theo đuổi là làm
chủ địa bàn trong nước với hai trọng điểm là khu vực miền Bắc.
2.1.2 Danh mục một số sản phẩm chính của công ty.
Bảng 2.1: Danh mục một số sản phẩm chính của công ty
STT
Tên sản phẩm
Nguyên liệu chính
1
Giường ngủ
2
Tủ gỗ cao cấp
3
Bàn ghế phòng khách
Gỗ sưa, gỗ trắc, gỗ mun, gỗ cẩm lai, gỗ hương, gỗ
4
Kệ, tủ trang trí
gụ, gỗ căm xe, đinh, lim, sến, táu, lát.
5
Bàng ghế công ty
6
Tượng gỗ cao cấp
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Marketing của Công ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia)
2.1.3 Cơ cấu, bộ máy tổ chức của công ty.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia.
GIÁM ĐỐC
Phó giám đốc
Phòng kinh doanh
Marketing
Phòng kế
hoạch kỹ thuật
Phòng kế toán,
tài vụ
Phòng tổ chức,
hành chính
Các bộ phận khác (tổ, đội, nhóm sản xuất, tư vấn, thiết kế, cửa hàng)
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia)
27
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Giám đốc công ty: Là người tổ chức điều hành bộ máy quản lý và chịu trách
nhiệm chính trước toàn bộ những nhiệm vụ, quyền hạn đối với hoạt động sản xuấtkinh doanh trong công ty. Vì vậy, giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty
Tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng thành viên.
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty.
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty trừ các
chức danh do hội đồng thành viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty và
quyết định của hội đồng thành viên.
- Phó giám đốc: Là những người giúp giám đốc điều hành công ty theo sự phân
công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được
giao.
- Phòng kinh doanh marketing: Có chức năng tham mưu cho giám đốc xây
dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của công ty. Bộ phận
marketting sẽ tiến hành thu thập các thông tin cần thiết để tổ chức và lập kế hoạch phát
triển ngắn hạn và dài hạn, mở rộng thị trường tìm kiếm các khánh hàng mục tiêu.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc công ty
trong lĩnh vực quản lý khoa học và quản lý chất lượng công trình an toàn lao động và
các hoạt động khoa học kỹ thuật. Cụ thể: bộ phận phụ trách kỹ thuật có nhiệm vụ xác
định hiệu năng kỹ thuật của các phương tiện máy móc thiết bị và xây dựng phương án
ưu việt nhất để tận dụng tối đa công suất của các máy móc, thiết bị đó; nghiên cứu và
đề xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực.
- Phòng kế toán-tài vụ: Giúp Giám đốc công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện
công tác kế toán để từ đó xác định hiệu quả của một thời kỳ kinh doanh và tình hình
tài chính của công ty. Nhìn chung thì nhiệm vụ của phòng kế toán- tài vụ có thể quy về
3 nội dung lớn:
Kế toán thống kê: Ghi chép lại toàn bộ các hoạt động có liên quan đến quá trình
sản xuất kinh doanh dưới dạng giá trị.
Hạch toán chi phí sản xuất, chi trả tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp…cho người
lao động.
Quản lý kế toán và đánh giá tài chính để qua đó xác định được hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả hay không?
28
- Phòng tổ chức-hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng và tổ
chức các quy chế, các điều lệ và các hành vi ứng xử trong công ty. Thực hiện công
tác quản lý, chỉ dẫn, đôn đốc, kiểm tra đối với tập thể người lao động theo đúng chế
độ, chính sách đã đề ra đồng thời thực hiện việc thanh tra, bảo vệ, tối ưu hoá nguồn
nhân lực và tạo môi trường làm việc văn minh, ổn định trong công ty.
- Các bộ phận khác: Trực tiếp và gián tiếp thực hiện các yêu cầu, sự chỉ dẫn
của giám đốc, các phó giám đốc và các phòng ban của công ty nhằm hoàn thành các
hợp đồng sản xuất- kinh doanh và mục tiêu của công ty đề ra.
2.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của công ty.
Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ
chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Mặc dù
những năm gần đây công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng với những nỗ lực
không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Để thấy được
điều đó chúng ta đi xem xét và đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây.
Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ
Hoàng Gia giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Tổng
doanh thu
Giá vốn
hàng bán
Lợi
nhuận
gộp
Chi phí
bán hàng
Chi phí
quản lý
Lợi
nhuận sau
thuế
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch 13/12
Chênh lệch 14/13
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
-3,2
49.925.522
61,4
-10,5
26.571.082
41,6
%
83.943.674
81.293.623 131.219.145 -2.650.051
71.377.928
63.881.601
90.452.683 -7.496.327
12.565.746
17.412.022
40.766.462
4.846.276
38,6
23.354.440
134,1
811.212
851.149
1.533.199
39.937
4,9
682.050
80,1
12.491.741
8.811.331
19.563.642 -3.680.410
-29,5
10.752.311
122,0
160.685
7.648.448
16.916.792
4.659
9.268.344
121,2
7.487.763
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
27
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy được nỗ lực vượt qua
khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng. Cụ thể:
Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Giai đoạn 2012-2013: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giai
đoạn này có xu hướng giảm sút: Từ 83.943.674 nghìn đồng (năm 2012) xuống chỉ còn
81.293.623 nghìn đồng (năm 2013) tương ứng giảm 3,2%. Doanh thu giảm là dấu hiệu
không tốt cho thấy mặt hàng của công ty đang ít thu hút khách hàng hơn, cũng như
công chưa thực sự cố gắng trong khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở chỗ:
chưa đầu tư nghiên cứu mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thái độ của
nhân viên bán hàng còn nhiều điểm làm khách hàng chưa hài lòng, không muốn quay
lại lần thứ hai sau khi mua hàng. Mặt khác, có một số loại hàng hóa do để quá lâu
trong kho, có bị hư hỏng do thời tiết nên buộc Công ty phải bán với giá thấp để thu hồi
vốn bỏ ra, vừa làm giảm doanh thu, vừa làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn đã bỏ ra.
Sang giai đoạn từ đầu năm2013 đến cuối năm 2014: Đây là giai đoạn đánh dấu
bước đột phá của doanh thu khi doanh thu năm 2014 tăng 61,4% so với năm 2013, đạt
tới mức 131.219.145 nghìn đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Công ty trong
công tác tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, do nhân thấy giai
đoạn 2012-2013 doanh thu bị sụt giảm là do một phần mẫu mã sản phẩm của công ty
không còn bắt mắt người tiêu dùng nhất là các mẫu bàn ghế, giường, tủ khảm trai
không còn hấp dẫn như những năm trước. Sang giai đoạn 2013-2014 công ty đã nỗ lực
đổi mới sản phẩm về chất lượng bằng cách sử dụng các loại gỗ lâu năm như gỗ hương,
gỗ lim, gỗ trò, các loại sơn bền và màu sắc đẹp hơn, về mẫu mã sản phẩm thì đa dạng,
trạm khắc tinh sảo, thu hút được thị hiếu của nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh đó hoạt
động PR hiệu quả cùng với việc phát triển hệ thống showroom trên địa bàn thành phó
Hà Nội cũng góp phần khiến doanh thu bán hàng của Công ty tăng vọt trong giai đoạn
này.
Giá vốn hàng bán.
Trong giai đoạn 2012-2013: Doanh thu của doanh nghiệp giảm 3,2% trong khi
giá vốn hàng bán giảm 7.496.327 nghìn đồng tương ứng giảm 10,5% so với năm 2012.
Như vậy tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu, điều
này chứng tỏ hiệu quả quản lý sản xuất của công ty khá tốt. Quá trình sản xuất được
kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nhập gỗ, đến khâu cắt, xẻ gỗ sau đó đưa vào các xưởng
sản xuất. Trong các xưởng sản xuất có quản đốc riêng từng khâu nhằm theo dõi, nhắc
28
nhở công nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, không gây thất thoát gây lãng phí,
đội chi phí bán hàng trong giai đoạn khó khăn, hàng hóa khó tiêu thụ.
Giai đoạn 2013-2014: Trong giai đoạn này, doanh thu của doanh nghiệp tăng
nhanh trở lại, kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Doanh thu tăng, giá vốn hàng
bán tăng là chuyện đương nhiên. Doanh thu của doanh nghiệp tăng tới 61,4% và giá
vốn hàng bán mới tăng 41,6% sẽ góp phần làm gia tăng thêm một khoản đáng kể lợi
nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do
công ty thắt chặt các quy định trong xưởng sản xuất, khuyễn khích công nhân gia tăng
năng suất và sự khéo léo bằng cách tăng thưởng hàng tháng đồng thời cũng góp phần
làm giảm tình trạng mất trộm nguyên vật liệu. Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán thấp
sẽ góp phần làm cho lợi nhuận tăng, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận gộp của công ty trong giai đoạn 2012-2014 có xu hướng biến động
khá tốt. Nhất là trong giai đoạn 2012-2013, doanh thu có giảm, nhưng tốc độ giảm của
giá vốn lại lớn hơn doanh thu làm lợi nhuận gộp năm 2013 vẫn cao hơn lợi nhuận gộp
của năm 2012 38,6% tương ứng với 4.846.276 nghìn đồng. Sang năm 2014, lợi nhuận
gộp tiếp tục tăng nhanh, tăng 134% so với năm 2013. Đây là dấu hiệu ban đầu cho
thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng biến động khá
tốt vì một số doanh nghiệp cùng ngành trong giai đoạn này đang gặp khó khăn, không
bán được hàng.
Chi phí bán hàng.
Giai đoạn 2012-2013: trong giai đoạn này chi phí bán hàng của công ty năm
2013 có xu hướng tăng nhẹ 4,9% so với năm 2012. Trong khi đó, doanh thu của doanh
nghiệp vẫn giảm, điều này cho thấy các chính sách quảng cáo, đầu tư tiếp thị của
doanh nghiệp chưa hiệu quả: mặc dù Công ty đã chi một khoản chi phí rất lớn để đăng
tin quảng cáo trên truyền hình, tham gia các hội chợ triển lãm thương mại, tuyển dụng
nhiều nhân viên bán hàng nhưng doanh thu vẫn giảm.
Sang giai đoạn sau 2013-2014: Chi phí bán hàng của công ty giai đoạn này tăng
mạnh. Năm 2014 tăng 682.050 nghìn đông tương ứng tăng 80,1% so với năm 2013.
Nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu, chi phí bán hàng tăng với tốc độ nhanh hơn.
Nhưng hoạt động quảng cáo ở giai đoạn này cũng có hiệu quả hơn ở giai đoạn trước vì
đã làm gia tăng doanh thu. Công ty có thể xem xét các phương án quảng cáo chi phí
29
nhỏ hơn như: quảng cáo trên báo, đài, phát tờ rơi để giảm thiểu chi phí bán hàng, gia
tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí nằm ngoài khâu sản xuất, tiêu thụ
sản phẩm. Chình vì vậy, nó gần như là cố định so với doanh thu, nhưng ở đây ta thấy:
Giai đoạn 2012-2013: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 của công ty giảm
đến 29% so với năm 2012 nguyên nhân là do ở giai đoạn này các đơn đặt hàng ít đi
làm doanh nghiệp thu hẹp quy mô nên buộc doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự,
kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trong văn phòng, bán các máy móc không sử dụng
đến do lượng công việc ngày càng ít đi. Năm 2011 hàng tháng công ty có trên 50 đơn
đặt hàng về bàn ghế học sinh, 70 đơn là bàn ghế, đồ trang trí trong gia đình để xuất
khẩu, nhưng sang gia đoạn này thì cả hai mặt hàng trên đều giảm xuống, làm công ty
buộc phải cắt giảm chi phí khối quản lý.
Nhưng sang giai đoạn 2013-2014 thì lại tăng nhanh đến 122% so với năm 2013.
Nguyên nhân là do Công ty có đầu tư mua thêm một số máy móc về phục vụ trong văn
phòng, bên cạnh đó cũng do nhân viên sử dụng không tiết kiệm các khoản điện nước,
điện thoại và các văn phòng phẩm. Hơn nữa, do giai đoạn trước công ty đột ngột cắt
giảm nhân sự làm mỗi quan hệ giữa công nhân và Công ty không được tốt, dẫn đến khi
Công ty cần thêm công nhân để đáp ứng nhu cầu thì rất ít người quay lại, khiễn công
ty phải tốn khá nhiều chi phí cho việc tuyển dụng, và đào tạo công nhân. Chi phí quản
lý doanh nghiệp tăng giảm thất thường, chứng tỏ công tác quản lý chi phí khối văn
phòng của công ty chưa hiệu quả.
Về lợi nhuận.
Năm 2012: Lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt mức 160.685 nghìn đồng so
với doanh thu là 83.943.674 nghìn đồng thì đây là con số lợi nhuận quá nhỏ. Nguyên
nhân là do năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty khá cao, bên cạnh đó chi phí quản
lý doanh nghiệp cũng rất lớn làm tụt giảm lợi nhuận đi rất nhiều.
Sang giai đoạn 2013-2014: Tình hình lợi nhuận của công ty có dấu hiệu khả quan
hơn rất nhiều. Lợi nhuận năm 2013 tăng lên những 4.659% so với năm 2012 và năm
2014 tiếp tục tăng 121% so với năm 2013.Mục đích kinh doanh cuối cùng của các
công ty chính là lợi nhuận, khi lợi nhuận gia tăng nhanh chóng như trên là điều rất tốt
cho công ty. Khả năng sinh lợi của đồng vốn bỏ ra là khá lớn, đem lại thu nhập cao
chủ sở hữu.
30
Từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta nhận thấy công ty đã có
nhiều nỗ lực trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đầu tư nghiên cứu đổi
mới mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cướng công tác quảng bá
hình ảnh đến với người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh
những thành tựu về quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong khâu sản suất, nâng cao tay nghề
của công nhân để giảm lượng sản phẩm hỏng nhằm giảm thiểu giá vốn hàng bán vẫn
còn tồn đọng những vấn đề về công tác quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể ở năm 2012: khi
doanh thu đạt 83.943.674 nghìn đồng thì lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 160.685 nghìn
đồng (chỉ chiếm 0,19% doanh thu) đây là một con số rất thấp. Nhưng sang giai đoạn
2013-2014, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có nhiều khởi
sắc tốt hơn, thể hiện qua sự gia tăng của lợi nhuận trong giai đoạn này.
2.1.5. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn kinh doanh.
Cơ cấu vốn kinh doanh (VKD):
Mỗi doanh nghiệp khi gia nhập vào nền kinh tế thị trường đều phải ứng ra một
lượng tiền tệ nhất định để hình thành nên giá trị tài sản sử dụng vào hoạt động sản xuất
kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
31
Thông qua việc phân tích cơ cấu vốn kinh doanh sẽ cho ta cái nhìn tổng quan về quy mô kinh doanh, từ đó thấy được phần nào
thực trạng tài chính và công tác quản lý, huy động vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Bảng 2.4 Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn
Mỹ Nghệ Hoàng Gia
(Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Năm 2013
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Vốn lưu động
126.950.000
87,52
165.251.835
88,37
Vốn cố định
18.104.011
12,48
21.741.045
11,63
16.046.990
Tổng vốn kinh
145.054.011
doanh
100
186.992.880
100
204.603.410
Chênh lệch 13/12
Tỷ
trọng
(%)
188.556.420 92,16
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Chênh lệch 14/13
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
38.301.835
30,2
23.304.585
14,1
7,84
3.637.034
20,1
-5.694.055
-26,2
100
41.938.869
28,9
17.610.530
9,4
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Dựa vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy:Tổng quy mô vốn kinh doanh của công ty đang được mở rộng. Cụ thể cuối năm 2012
vốn kinh doanh của công ty là 145.054.011 nghìn đồng. Đến cuối năm 2013 vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên là 186.992.880
nghìn đồng tức là tăng 28,9% so với hồi đầu năm. Vốn kinh doanh của công ty tăng là do doanh thu của công ty gia tăng, nên công ty
phải đầu tư thêm vốn vào các tài sản lưu động .
32
để đáp ứng các nhu cầu gia tăng cần thiết như lượng tiền mặt, lượng nguyên vật liệu
đầu vào gia tăng, các khoản phải thu khách hàng cũng gia tăng nhanh chóng khi doanh
thu tăng.
Trong cơ cấu vốn kinh doanh của công ty, ta dễ dàng nhận thấy vốn lưu động của
công ty đang chiếm tỷ trọng cao hơn vốn cố định. Điều này cũng là khá hợp lý với một
công ty chuyên sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nguồn vốn tập trung chủ yếu ở nguyên vật
liệu đầu vào và sản phẩm hoàn thành, các máy móc, công nghệ khá ít, và giá trị thì
nhỏ.
Xem xét về sự chuyển dịch cơ cấu vốn ta thấy: Năm 2012 vốn lưu động của công
ty chiếm 87,52%, đến năm 2013 tăng 38.301.835 nghìn đồng ứng với tăng 30,2% so
với năm 2012. Và năm 2014 tiếp tục gia tăng thêm 14,1%, làm tỷ trọng vốn lưu động
chiếm đến 92,16%. Việc vốn lưu động ngày càng gia tăng nhanh chóng như trên là do
công ty quá chú trọng vào việc đầu tư tài sản ngắn hạn: tốc độ gia tăng tiền mặt và các
khoản phải thu nhanh chóng như vậy sẽ làm vốn lưu động bị dư thừa không đi vào
hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có tham gia nhưng hiệu quả sinh lợi không cao.
Từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Hơn nữa, tỷ trọng vốn lưu động gia tăng, đồng thời cũng làm tỷ trọng vốn cố
định giảm sút nghiêm trọng. Năm 2014, vốn cố định giảm 5.694.055 nghìn đồng ứng
với giảm 26,2% so với năm 2013. Công ty đang quá chú trọng vào việc đầu tư vốn lưu
động, mà chưa hề đầu tư thêm vào vốn cố định nhằm đổi mới nâng cao chất lượng của
các máy móc, chưa phù hợp với sự gia tăng của doanh thu. Vì để làm tăng doanh thu,
máy móc của Công ty phải đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu sản xuất hàng hóa, với số
lượng máy móc hạn hẹp và lạc hậu sẽ làm chậm quá trình sản xuất kinh doanh, không
đáp ứng đủ các đơn hàng của khách hàng làm giảm doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ. Bên cạnh đó, hàng năm công ty còn phải tiêu tốn thêm các khoản chi phí khá
lớn nhằm sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc làm gia tăng rất nhiều chi phí. Việc này
sẽ dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, kéo theo làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
lưu động.
Nguồn vốn kinh doanh.
Cùng với việc tìm hiểu về cơ cấu vốn kinh doanh và để thấy được cái nhìn tổng
quát hơn về tình hình bố trí và sử dụng vốn kinh doanh của công ty ta cần tìm hiểu
thêm về tình hình khai thác và huy động vốn của công ty.
33
Bảng 2.5: Nguồn vốn kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia.
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm 2012
NGUỒN VỐN
Số tiền
Năm 2013
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Năm 2014
Tỷ
trọng
%
Số tiền
Tỷ
trọng
%
Chênh lệch 13/12
Tỷ
Số tiền
trọng
%
Chênh lệch 14/13
Số tiền
Tỷ trọng
%
A.NỢ PHẢI
TRẢ
7.084.030
4,88
43.027.915
23,01
46.170.924
22,57 35.943.885
507%
3.143.009
7%
I. Nợ ngắn hạn
6.299.300
4,3
42.047.439
22,49
45.219.935
22,1 35.748.139
567%
3.172.496
8%
II.Nợ dài hạn
784.730
0,54
980.476
0,52
950.989
0,46
195.746
25%
-29.487
-3%
B.VỐN CSH
137.969.981
95,12 143.964.965
76,99 158.432.486
77,43
5.994.984
4% 14.467.521
10%
137.712.610
94,94 143.261.058
76,61 158.265.650
77,35
5.548.448
4% 15.004.592
10%
0,08
446.536
I. Vốn chủ sở
hữu
II. Các quỹ
khác
TỔNG
NGUỒN VỐN
257.371
0,18
145.054.011
703.907
100 186.992.880
0,38
166.836
100 204.603.410
100 41.938.869
173%
-537.071
-76%
29% 17.610.530
9%
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Dựa vào bảng 2.4 ta có thể thấy:
Vốn kinh doanh của Công ty gia tăng, chính vì vậy nguồn tài trợ cho nhu cầu cũng gia tăng trong giai đoạn 2012-2014. Trong
nguồn tài trợ của doanh công ty, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả. Sau đây ta đi vào xem xét cụ thể:
33
Nợ phải trả.
Năm 2012, nợ phải trả của doanh nghiệp chỉ chiếm 4,8% trong tổng nguồn vốn.
Khi sang năm 2013, do không còn đủ vốn chủ để tài trợ cho sự gia tăng của tài sản
công ty đã phải sử dụng một lượng lớn nợ vay và nợ chiếm dụng của nhà cung cấp để
tài trợ cho nhu cầu vốn gia tăng. Cụ thể: năm 2013 nợ phải trả tăng 35.943.885 nghìn
đồng tương ứng với tăng 507% so với năm 2012. Kéo theo tỷ trọng nợ phải trả tăng
lên đến 23% trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2014, nợ phải trả của doanh nghiệp vẫn
tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn năm 2013: về quy mô tăng 3.143.009 nghìn đồng,
tương ứng tăng 7% nhưng tỷ trọng trong nguồn vốn giảm xuống chỉ còn 22,57%.
Trong nợ phải trả của doanh nghiệp, chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ
trọng rất nhỏ: chỉ chiếm 0,54% năm 2012 và 0,46% năm 2014 trong tổng nguồn vốn.
Việc nợ phải trả gia tăng, đồng thời đa số là nợ ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp có
được nguồn tài trợ chi phí thấp vì vay ngắn hạn lãi suất vay thấp hơn, đặc biệt các
khoản chiếm dụng của nhà cung cấp, nợ thuế, vay từ cán bộ công nhân chi phí vay rất
thấp, có thể không phải trả lãi vay. Việc sử dụng nợ cũng tạo đòn bẩy tài chính để
khuếch đại quy mô công ty khi vốn chủ ít nhưng đồng thời rủi ro thanh toán cũng rất
cao nếu lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn lãi vay phải trả thì Công ty sẽ bị thua lỗ nặng nề hơn.
Một bất lợi khác là các khoản nợ ngắn hạn, thời gian trả nợ ngắn nên sẽ tạo cho Công
ty áp lực thanh toán cao, khi có quá nhiều khoản nợ cùng đến hạn mà Công ty không
đủ năng lực để trả nợ rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính.
Vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu của Công ty là nguồn tài trợ chính cho vốn kinh doanh. Năm
2012 tỷ lệ vốn chủ của công ty rất cao đạt 94,94% đồng thời tỷ trọng nở chiếm 5,04%.
Với tỷ lệ vốn chủ cao công ty có khả năng tự chủ về tài chính rất tốt, ban giám đốc
Công ty có thể tự quyết định các công việc riêng của Công ty, ít chịu ảnh hưởng của
các yếu tố bên ngoài tác động trong các quyết định kinh doanh.
Sang giai đoạn 2013-2014: Vốn chủ của công ty giảm xuống mức tỷ trọng là
77,3% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Trong giai đoạn này, vốn chủ của công ty gia
tăng về quy mô cũng rất ít: Năm 2013 chỉ tăng 2.548.448 nghìn đồng so với năm 2012
và năm 2014 chỉ tăng 15.004.592 nghìn đồng so với năm 2013. Sử dụng vốn chủ để tài
trợ cho nhu cầu vốn gia tăng là cách tài trợ có chi phí sử dụng vốn thấp nhất, an toàn
về mặt tài chính. Nhưng tuy nhiên, nó lại làm công ty không tận dụng được lợi thế về
đòn bẩy, giảm khả năng sinh lợi của vốn.
34
Qua việc phân tích nguồn vốn kinh doanh ta thấy rằng khả năng tự chủ tài chính
của Công ty tuy là có xu hướng giảm xuống, nhưng tỷ trọng vốn chủ duy trờ ở mức
77,43% vẫn đảm bảo được tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Khi
gia tăng nợ vay, Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể để sử dụng khoản vốn này sao
cho khả năng sinh lợi của nó phải lớn hơn chi phí sử dụng nó như vậy thì mới có thể
nâng cao lợi nhuận cho Công ty.
2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn
Mỹ Nghệ Hoàng Gia
2.2.1. Nguồn tài trợ vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ
Hoàng Gia
Vốn lưu động tài công ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia đang chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng vốn kinh doanh. Do vậy việc lựa chọn nguồn tài trợ nào cho loại vốn lưu
nào động là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng của vốn lưu động.
Nguồn vốn lưu động của Công ty bao gồm hai loại là Nguồn vốn lưu động
thường xuyên và Nguồn vốn lưu động tạm thời.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên : là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn
để hình thành hay tài trợ cho tài sản sản lưu động thường xuyên trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ta đi vào phân tích diên biến của
nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty trong giai đoạn 2012-2014 xem nó đã
đáp ứng cho nhu cầu tài trợ như thế nào?
Bảng 2.5: Sự biến động của cơ cấu vốn lưu động thường xuyên.
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch
2013-2012
Số tiền
1. Vốn chủ sở
137.969.981 143.964.965 158.432.486 5.994.984
hữu
2. Nợ dài hạn
784.730
980.476
3. Tài sản dài
hạn
18.104.011
21.741.045
4. Nguồn
VLĐ thƣờng
xuyên (4)=
(1)+(2)-(3)
950.989
Chênh lệch 20142013
%
16.046.990 3.637.034 20,09
-29.487 -3,01
-5.694.055
26,19
2,12 19.182.051 15,57
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
35
%
4,35 14.467.521 10,05
195.746 24,94
120.650.700 123.204.396 143.336.485 2.553.696
Số tiền
Nhận xét:
Vốn lưu động thường xuyên của công ty hình thành trên hai nguồn chính là vốn
chủ sở hữu và nợ vay dài hạn và trong đó vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn. Giai đoạn
2012-2014, nguồn vốn lưu động thường xuyên của công ty giai tăng nhanh chóng:
năm 2013 tăng 2.553.696 nghìn đồng ứng với 2,12% so với năm 2012, và năm 2014
tiếp tục tăng 19.182.051 nghìn đồng tương ứng với 15,57% so với năm 2013. Vì vốn
lưu động thường xuyên sẽ tài trợ cho các tài sản thường xuyên, cần thiết không thể
thiếu cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: Nguyên vật liệu, hàng hóa…. Chính vì
vậy, khi các nhu cầu này gia tăng, nguồn vốn lưu động thường xuyên cũng phải gia
tăng để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, tránh tình trạng trì hoãn trong sản xuất, gây giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy việc gia tăng nguồn vốn lưu động thường
xuyên của công ty là hợp lý.
Nguồn vốn lưu động tạm thời
Nguồn vốn lưu động tạm thời gồm các khoản mục nằm trong Nợ ngắn hạn của
công ty. Chúng ta sẽ đi xem xét sự biến động của cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời
của công ty giai đoạn 2012-2014.
36
Bảng 2.6: Sự biến động của cơ cấu vốn lưu động tạm thời.
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
I. Nợ ngắn hạn
Phải trả người bán
Năm 2012
Tỷ
trọng%
Tỷ
Năm 2013
trọng%
Năm 2014
Tỷ
trọng%
Chênh lệch
2013-2012
Số tiền
%
Chênh lệch
2014-2013
Số tiền
%
6.299.300
100 42.047.439
100 45.219.935
100 35.748.139
567,5
3.172.496
7
446.023
7,08 31.368.815
74,6 37.732.673
83,44 30.922.792
6933
6.363.858
17
Người mua trả
trước
3.091.611
49,08
6.008.956
14,29
832.738
1,84
2.917.345
94,4
Thuế, phải nộp NN
2.191.351
34,79
4.200.034
9,99
5.796.928
12,82
2.008.683
91,7
26.023
0,41
32.144
0,08
32.090
0,07
6.121
23,5
Chi phí phải trả
249.768
3,97
0
0
278.086
0,61
-249.768
-100,
278.086
100
Phải trả phải nộp
khác
294.524
4,68
437.490
1,04
547.420
1,21
142.966
48,5
109.930
20
Phải trả người lao
động
-5.176.218 -622
1.596.894
28
-54 0,02
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
37
Nhận xét:
Nguồn vốn lưu động tạm thời của công ty có xu hướng gia tăng nhanh chóng
trong giai đoạn 2012-2013: năm 2013 tăng 567,5% so với năm 2012. Chứng tỏ Công
ty đang ngày càng sử dụng nhiều nguồn vốn lưu động tạm thời vào tài trợ cho tài sản
của công ty cụ thể: khoản phải trả người bán tăng 30.922.792 nghìn đồng tương ứng
tăng 6.933%, khoản người mua trả tiền trước tăng 2.917.345 nghìn đồng tăng tương
ứng 94,4% và khoản thuế phải nộp cũng gia tăng 2.008.683 nghìn đồng tương ứng
91,7%. Điều nãy sẽ giúp chi phí sử dụng vốn của công ty hạ thấp, do sử dụng nhiều
vốn ngắn hạn, và vốn được sử dụng linh hoạt hơn.
Trong cơ cấu nguồn vốn lưu động tạm thời, nguồn chiếm dụng của người bán
chiếm tỷ trọng cao nhất: năm 2012 chỉ chiếm tỷ trọng là 7,08% nhưng đến năm 2014
đã chiếm đển 83,44%, sau đó đến các khoản thuế phải nộp khác chiếm 12,82% trong
cơ cấu vốn lưu động tạm thời năm 2014 và người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng là
49,08% năm 2012 nhưng đến năm 2014 giảm xuống chỉ chiếm 1,84% trong cơ cấu.
Qua việc phân tích cùng với số liệu có được từ bảng 2.6 dưới đây ta sẽ có cái nhìn
sâu hơn về tình hình tài trợ vốn lưu động của công ty. Nhìn chung công ty luôn đảm
bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính: đó là một phần tài sản ngắn hạn được tài trợ
bởi nguồn vốn ngắn hạn. Tuy nhiên qua giai đoạn 2012-2014, tình hình tài trợ của tài
sản ngắn hạn cũng có sự thay đổi nhất định
Bảng 2.7: Tình hình biến động và phân bổ tài trợ vốn lưu động
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Nguồn vốn lưu
động thường xuyên
Nguồn vốn lưu
động tạm thời
Tổng cộng
Năm 2013
Tỷ
trọng
(%)
Năm 2014
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
120.650.700
95,04
123.204.396
74,56
143.336.485
76,02
6.299.300
4,96
42.047.439
25,44
45.219.935
23,98
126.950.000
100
165.251.835
100
188.556.420
100
(Nguồn:Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
38
Như vậy, vốn lưu động của công ty được tài trợ phần lớn bởi nguồn vốn lưu
động thường xuyên: năm 2012 chiếm 95,05%, năm 2013 chiếm 74,56% và đến năm
2014 giảm xuống chỉ chiếm 74% nhưng xu hướng tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn đang
giảm dần và nguồn vốn ngắn hạn đang tăng lên. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động thường
xuyên giảm từ 95,04% xuống 74,56% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Sự tăng thêm của
nguồn vốn lưu động thường xuyên là do sự tăng thêm của vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn.
Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời tăng lên cả về giá trị lẫn tỷ trọng, cuối năm
2013 chiếm 25,44% và cuối năm 2014 chiếm 23,98%. Đây là mô hình tài trợ phù hợp
với nguyên tắc cân bằng tài chính nguồn nào thì tài trợ cho loại tài sản đó. Mặc dù vậy
do lượng vốn vay đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn nên nếu như thị trường tiền
tệ có những thay đổi tiêu cực như lãi suất cho vay gia tăng sẽ làm chi phí sở dụng vốn
của Công ty tăng theo từ đó làm giảm lợi nhuận và giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu
động của Công ty.
2.2.2 Tình hình sử dụng và quản lý vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn
Mỹ Nghệ Hoàng Gia
2.2.2.1 Tình hình phân bổ và cơ cấu vốn lưu động.
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia là doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực sản xuất thương mại có tỷ trọng vốn lưu động chiếm trên 60% nên việc
phân bổ cơ cấu vốn lưu động phù hợp cũng là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
Dưới đây ta đi vào đánh giá xem lượng vốn lưu động tồn tại dưới các trạng thái:
tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho… của Công ty
trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia đã thực sự hợp lý và hiệu quả chưa?
39
Bảng 2.8: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013
Năm 2012
Số tiền
Tiền
Chênh lệch
2013/2012
Năm 2014
TT
Chênh lệch
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
6.180.443
4,87
32.561.051
19,70
46.161.547
24,48
26.380.608
426,8
13.600.496
41,77
Các khoản phải thu
67.448.956
53,13
82.295.218
49,80 100.789.618
53,45
14.846.262
22,01
18.494.400
22,47
Hàng tồn kho
52.963.373
41,72
50.139.442
30,34
41.272.023
21,89
-2.823.931
-5,33
-8.867.419 -17,69
357.228
0,28
256.124
0,15
333.232
0,18
100 188.556.420
100
Tài sản lưu động khác
Tổng
126.950.000
100 165.251.835
-101.104 -28,30
38.301.835
30,17
77.108
30,11
23.304.585
14,10
(Nguồn: Báo cáo Tài chính năm 2012, 2013, 2014)
40
Nhận xét:
Trong cơ cấu vốn lưu động của công ty, vốn lưu động dưới trạng thái khoản phải
thu và hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Lượng vốn bằng tiền có xu hướng
tăng mạnh về cả quy mô lẫn tỷ trọng trong cơ cấu vốn lưu động. Các khoản phải thu
gần như chỉ tăng về quy mô, nhưng chưa tăng về tỷ trọng. Hàng tồn kho của công ty
lại xó xu hướng giảm nhanh, xuống mức thấp hơn cả tỷ trọng của tiền mặt. Các diễn
biến này sẽ được diễn giải cụ thể như sau:
2.2.2.2 Tình hình quản lý vốn bằng tiền
Dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty có thể thấy vốn bằng tiền của công ty
gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền.
Bảng 2.9: Cơ cấu vốn bằng tiền của Công tytrách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia
Đơn vị: nghìn đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu
Tỷ lệ
Số tiền
Tiền và các khoản
tƣơng đƣơng tiền
1.Tiền mặt
2.Tiền gửi ngân
hàng
3.Các khoản tương
đương tiền
Năm 2013
(%)
Số tiền
Năm 2014
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
6.180.443
100
32.561.051
100 46.161.547
100
1.786.148
28,9
5.010.217
15,39 10.939.357
23,7
4.394.295
71,1
10.405.834
31,96 16.340.836
35,4
0
0
17.145.000
52,65 18.881.354
40,9
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Từ bảng 2.9 ta thấy:
Tiền mặt tại quỹ ở thời điểm cuối năm 2012 là 1.786.148 nghìn đồng chiếm tỷ
trọng 28,9%, tại thời điểm cuối năm 2013 tiền mặt tại quỹ đã tăng lên 5.010.217 nghìn
đồng nhưng tỷ trọng đã giảm xuống, chỉ chiếm 15,39%. Nguyên nhân là do năm 2013
công ty Công ty bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán, nắm giữ các giấy tờ có giá làm
bổ khoản mcác khoản tương đương tiền chiếm 52,65% trong cơ cấu tiền và các khoản
tương đương tiền. Đến cuối năm 2014 tiền mặt tăng mạnh lên 10.939.357 nghìn đồng
chiếm 23,7% và các khoản tương đương tiền giảm xuống còn 40,9%.
41
Tiền gửi ngân hàng ở thời điểm đầu năm 2013 là 4.394.295 nghìn đồng chiếm
71,7%, tại thời điểm cuối năm 2013 tiền gửi ngân hàng là 10.405.834 nghìn đồng
chiếm 31,96%. Và tính đến thời điểm cuối năm 2014 con số này đã tăng lên
16.340.836 nghìn đồng chiếm 35,4%.
Như vậy vốn bằng tiền tại công ty đang tăng khá nhanh cho thấy lượng tiền dự
trữ trong công ty là lớn. Điều này sẽ giúp cho công ty có thể thanh toán nhanh những
khoản nợ đến hạn nhưng nếu để tiền quá nhiều tại quỹ sẽ không đảm bảo an toàn, có
thể mất trộm hay hơ hỏng. Hơn nữa, việc dự trữ quá nhiều tiền mặt sẽ làm giảm khả
năng sinh lợi của vốn lưu động do vốn không tham gia vào sản xuất kinh doanh. Nhìn
chung vốn bằng tiền của công ty trong giai đoạn 2012-2014 tăng cả về quy mô và tỷ
trọng. Công ty cần chú kiểm soát chặt chẽ lượng vốn bằng tiền.
Bên cạnh đó cũng cần tập trung vốn bằng tiền vào tiền gửi ngân hàng vì công ty
là loại hình doanh nghiệp thương mại, các giao dịch mua bán chủ yếu đều thông qua
chuyển khoản tại các ngân hàng.
Thứ nhất, sử dụng thanh toán qua ngân hàng không những giúp công ty đảm bảo
khả năng thanh toán mà còn giúp công ty tạo được mối quan hệ tốt với ngân hàng, tạo
thuận lợi cho việc vay vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, hơn nữa Công ty lại
thu được một khoản lãi từ khoản tiền gửi này.
Thứ hai, việc thanh toán qua hệ thống tài khoản ngân hàng hiện nay rất phổ biến,
giúp công ty khắc phục được những hạn chế của việc dự trữ tiền mặt quá lớn - đó là
chi phí sử dụng vốn cao do tình trạng vốn tạm thời nhàn rỗi không sinh lời làm giảm
hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ ba, sử dụng thanh toán qua ngân hàng giúp công ty thực hiện giao dịch
nhanh chóng, an toàn, giảm thiểu thời gian và thủ tục. Việc này cũng tạo điều kiện
thuận lợi cho Công ty làm ăn với nhiều đối tác ở khoảng cách xa hơn trước đây.
2.2.2.3 Tình hình quản lý khoản phải thu.
Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận bán hàng nhiều
doanh nghiệp đã sử dụng biện pháp bán chịu cho khách hàng từ đó hình thành nên
khoản phải thu từ khách hàng. Khoản phải thu liên quan chặt chẽ đối với việc tiêu thụ
hàng hóa và còn thể hiện số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng bởi đối tác, khách
hàng. Ta xét cơ cấu khoản phải thu của công ty trong 3 năm gần đây.
42
Bảng 2.10: Cơ cấu khoản phải thu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng
Gia giai đoạn 2012-2014.
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012
Số tiền
2.Trả trước cho
người bán
3.Các khoản phải
thu khác
4.Dự phòng nợ khó
đòi
Số tiền
%
Các khoản phải thu 67.448.956
1.Phải thu KH
Năm 2013
61.591.301
Năm 2014
Số tiền
%
%
100 82.295.218
100
100.789.618
100
91,32 75.883.090
92,21
105.524.419
104,7
75.611
0,11
324.831
0,39
75.611
0,08
5.782.044
8,57
6.087.297
7,40
5.495.843
5,45
0
0
0
0
-10.306.255
-10,2
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng 2.10 ta thấy, khoản phải thu tăng lên qua từng năm, cụ thể: cuối năm
2012 là 67.448.956 nghìn đồng, đến cuối năm 2013 là 82.295.218 nghìn đồng và đến
năm 2014 là 100.789.618 nghìn đồng. Năm 2013 khoản phải thu tăng lên chủ yếu là
do phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên cụ thể là do: phải thu
khách hàng năm 2013 tăng 23,2% tương đương tăng 14.846.262 nghìn đồng so với
năm 2012, năm 2014 tăng 12,49% tương đương tăng 18.494.400 nghìn đồng so với
năm 2013.
Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khoản
phải thu. Điều này cho thấy công ty đang bị đối tác dụng chiếm dụng một lượng lớn
vốn lưu động của mình. Điều này làm cho vốn lưu động bị ư đọng dưới trạng thái
khoản phải thu, nếu khách hàng bị giảm hoặc mất khả năng thanh toán thì Công ty khó
có thể thu hồi được vốn, làm giảm hiệu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói . Vì vậy
công ty cần có những biện pháp tăng cường thu hồi nợ để tránh tình trạng mất trắng
nợ. Và đặc biệt năm 2014 công ty đã có một khoản dự phòng nợ khó đòi là 10.306.255
nghìn đồng. Việc làm này là cần thiết để tránh xáo trộn lớn về vốn của công ty khi có
diễn biến bất thường.
2.2.2.4 Tình hình quản lý tồn kho dự trữ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia là một doanh nghiệp sản xuất
thương mại đồ gỗ mỹ nghệ vì thế mà hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyễn vật
liệu (gỗ) và thành phẩm.
43
Hàng tồn kho dự trữ không chỉ có chi phí bảo quản mà còn bao gồm cả chi phí cơ
hội của vốn. Việc dự trữ mặc dù có chi phí nhưng cũng mang lại lợi ích cho công ty.
Nếu công ty dự trữ một lượng sản phẩm lớn thì khi thị trường khan hiếm loại hàng hoá
này, công ty có cơ hội bán sản phẩm với giá cao, thu được doanh thu lớn. Song bên
cạnh đó nếu sản phẩm dự trữ quá nhiều mà không bán được thì không những công ty
bị mất chi phí bảo quản lưu trữ mà sản phẩm để lâu sẽ có thể bị lỗi thời không tiêu thụ
được.
Bảng 2.11: Cơ cấu hàng tồn kho công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia
(Đơn vị: Nghìn đồng)
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Hàng tồn
kho
1.Hàng tồn
kho
2.Dự phòng
giảm giá
Năm 2013
Tỷ lệ
(%)
52.963.373
100
56.248.429
106,2
-3.285.056
-6,2
Số tiền
50.139.442
Năm 2014
Tỷ lệ
(%)
Số tiền
Tỷ lệ
(%)
100
41.272.023
100
53.424.498 106,55
48.371.205
117,2
-3.285.056
-7.099.182
-17,2
-6,55
(Nguồn: Báo cáo tài chínhnăm 2012, 2013, 2014)
Ta thấy hàng tồn kho của công ty trong giai đoạn 2012-2014 giảm cả về số lượng
và tỷ trọng. Cụ thể năm 2012 hàng tồn kho là 56.248.429 nghìn đồng chiếm 106,2%;
năm 2013 là 53.424.498 nghìn đồng chiếm 106,55% và năm 2014 hàng tồn kho là
48.371.205 nghìn đồng chiếm 117,2%. Các khoản dự phòng giảm giá trong giai đoạn
này lại tăng dần. Hàng tồn kho giảm nhưng khoản phải thu tăng lên về số lượng thể
hiện công ty đã chấp nhận bán trả chậm cho các đối tác khách hàng để thu tiền dần
nhằm tránh hư hỏng sản phẩm.
Điều này vừa giúp Công ty tiêu thụ được sản phẩm trong tình trạng khó bán
hang, vừa giúp Công ty giảm thiểu được các chi phí lưu kho, trông giữ sản phẩm. Như
vậy sẽ làm giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cũng góp
phần nâng cao hiệu quả hiệu quả sử dụng vốn lưu động vì tiết kiệm được chi phí sử
dụng vốn mà lợi nhuận của Công ty vẫn gia tăng.
2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ
Hoàng Gia
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra
giá trị doanh thu, khả năng sinh lợi của vốn. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia chúng ta tìm hiểu các
chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2012-2014.
44
2.2.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Bảng 2.12 : Các chỉ tiêu về tốc độ luân chuyển vốn lưu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch
2013-2012
Số tiền
1.Doanh thu thuần
2.VLĐ đầu kỳ
3. VLĐ cuối kỳ
4.VLĐ bình quân
(4)=[(2)+(3)]/2
5.Vòng quay VLĐ bình quân
(1)/(4)
6. Kỳ luân chuyển VLĐ
360/(5)
Nghìn đồng
83.943.674
81.293.623
Nghìn đồng
95.212.500
Nghìn đồng
131.219.145
%
Chênh lệch
2014-2013
Số tiền
%
-2.650.051
-3,16 49.925.522
61,41
126.950.000
165.251.835 31.737.500
33,33 38.301.835
30,17
126.950.000
165.251.835
188.556.420 38.301.835
30,17 23.304.585
14,10
Nghìn đồng
111.081.250
146.100.918
176.904.128 35.019.668
31,53 30.803.210
21,08
Vòng/năm
0,76
0,56
0,74
-0,20
-26,37
0,19
33,31
Ngày/vòng
477
647
486
171
35,64
-161
-22,88
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
45
Qua bảng 2.12 ta thấy rằng vòng quay vốn lưu động của Công ty có xu hướng biến động
không đồng đều. Năm 2012 vốn lưu động quay được 0,76 vòng, sang năm 2013 giảm 0,2
vòng xuống còn 0,56 vòng tương ứng giảm 26,37% so với năm 2012. Vòng quay vốn lưu
động giảm có nghĩa là tốc độ chuyển đổi thành tiền từ dạng khoản phải thu, hàng tồn kho
chậm hơn nên vòng quay vốn lưu động phải chậm đi. Điều này làm cho Công ty sẽ phải bỏ
nhiều vốn lưu động tham gia vào quá trình sản xuất hơn, từ đó làm chi phí sử dụng vốn gia
tăng, giảm lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn.
Đến năm 2014, vòng quay vốn lưu động lại tăng trở lại đạt 0,74 vòng tăng 0,19 vòng
ứng với tăng 33,31% so với năm 3013. Vòng quay vốn lưu động tăng, chứng tỏ tình hình
thu tiền, và tiêu thụ hàng tồn kho của Công ty có dấu hiệu nhanh hơn nên vốn quay nhanh
hơn. Điều này giúp cho Công ty sử dụng lượng vốn ít hơn mà doanh thu được tạo ra vẫn
như vậy, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận vào hiệu quả sử dụng vốn lưu
động.
Bảng 2.13: So sánh vòng quay vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn
Mỹ Nghệ Hoàng Gia với hệ số trung bình ngành.
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Vòng quay VLĐ Hoàng Gia
(vòng)
0,76
0,56
0,74
Trung bình ngành (Vòng)
1,53
1,46
1,51
(Nguồn: cophieu68.vn)
Như vậy, nếu đem so vòng quay vốn lưu động của Công ty trách nhiệm hữu hạn
Mỹ Nghệ Hoàng Gia với trung bình ngành thì có thể thấy vòng quay vốn của công ty
vẫn còn rất thấp so với trung bình ngành. Nguyên nhân là do lượng vốn lưu động công
ty đầu tư vào tiền, hàng tồn kho và khoản phải thu khách hàng quá lớn, trong quá trình
sản xuất kinh doanh còn dư thừa, lãng phí, vốn không tham hết vào quá trình sản xuất
kinh doanh nên lợi nhuận tạo ra thấp làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động không cao.
2.2.3.2 Chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn lưu động
Ta thấy kỳ luân chuyển vốn lưu động của công ty có sự biến động qua các năm.
Năm 2012 thời gian một vòng luân chuyển vốn lưu động là 477 ngày, năm 2013 con
số này tăng lên là 647 ngày, điều này được đánh giá là không tốt. Mất gần hai năm
công ty mới có khả năng thu hồi vốn từ hoàng hóa, điều này rất bất lợi cho công ty nếu
46
hàng hóa bị hỏng, hay có thể gặp tai nạn làm mất mát hàng hóa thì lợi nhuận thu về
giảm sút đáng kể.
Đến năm 2014 thời gian luân chuyển vốn lưu động đã giảm xuống là 486 ngày
tức là giảm 24,88% so với năm 2013 tương ứng giảm 161 ngày. Đây là một dấu hiệu
tích cực vì số ngày luân chuyển vốn lưu động đã được rút ngắn, Công ty có thể sử
dụng lượng vốn thu hồi được để tái đầu tư sản xuất mà không cần phải đi vay thêm
ngân hàng và các tổ chứ tín dụng. Việc thay đổi này giúp công ty có thể tận dụng tối
đa nguồn vốn lưu động để quay vòng, tận dụng cơ hội đầu tư giúp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động mang lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Tuy vậy nhìn chung
thời gian luân chuyển vốn lưu động của công ty vẫn ở mức cao so với trung bình
ngành:năm 2014 trung bình ngành chỉ mất 238 ngày cho một vòng luân chuyển. Có
nghĩa là việc bán hàng và thu hồi vốn lưu động của Công ty đang chậm hơn rất nhiều
so với ngành.
2.2.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động.
Bảng 2.14: Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động của Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia.
(Đơn vị: nghìn đồng)
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình
quân
Kỳ luân chuyển vốn
lưu động
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
83.943.674
81.293.623
131.219.145
111.081.250
146.100.918
176.904.128
477
647
486
39.784.186
-36.354.527
Mức tiết kiệm vốn
lưu động
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012-2014).
Năm 2013, do tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên đến 647 ngày, có nghĩa
vốn lưu động bị ứ đọng dưới dạng tiền, hàng tồn kho và khoản phải thu, trong đó chủ
yếu là khoản phải thu. Vì vậy, khi có đợ đặt hàng mới mà vẫn chưa thu hồi được vốn
buộc Công ty phải đi vay thêm và chiếm dụng của nhà cung cấp một lượng vốn là
39.784.186 nghìn đồng để nhập thêm nguyên vật liệu về sản xuất và tiếp tục cung cấp
47
tín dụng cho khách hàng. doanh nghiệp phải bỏ ra thêm vào vốn lưu động. Việc này sẽ
làm tăng chi phí sử dụng vốn, và cũng tạo áp lực về việc phải gia tăng lợi nhuận để trả
được lãi vay.
Đến năm 2014, công ty đẩy nhanh được tốc độ chu chuyển vốn lưu động bằng
cách thúc đẩy hoạt động bán hàng, đưa ra các chính sách chiết khấu giảm bớt thời gian
thu hồi nợ, nên mặc dù Công ty vẫn tạo ra được 131.219.145 nghìn đồng doanh thu mà
lại tiết kiệm được một lượng vốn lưu động là 36.354.527 nghìn đồng để đầu tư vào cơ
hội kinh doanh khác để gia tăng thêm phần nào đó lợi nhuận cho Công ty.
2.2.3.3. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động.
Bảng 2.15: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động của công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ
Hoàng Gia giai đoạn 2012-2014.
Chỉ tiêu
Năm 2012
Doanh thu thuần (Nghìn đồng)
Vốn lưu động bình quân (nghìn đồng)
Năm 2013
Năm 2014
83.943.674
81.293.623
131.219.145
111.081.250
146.100.918
176.904.128
1,32
1,8
1,35
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động (lần)
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014)
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ
thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Nó có tính chất tỷ lệ nghịch với vòng
quay vốn lưu động. Hệ số càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Ta thấy, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động bé nhất ở năm 2012 là 1,32 tức là một đồng
doanh thu sinh ra thì cần 1,32 đồng vốn lưu động. Năm 2013 hệ số này tăng mạnh lên
1,8 tức là một đồng doanh thu sinh ra cần 1,8 đồng vốn lưu động. Để thu về được một
đồng doanh thu, sang năm 2013 công ty phải bỏ nhiều hơn năm 2012 là 0,48 đồng vốn
lưu động. Nguyên nhân là do hàng hóa để lâu trong kho chất lượng, mẫu mã giảm nên
Công ty chấp nhận bán với giá thấp hơn để thu hồi vốn lưu động đã đầu tư. Chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã bị giảm đi rất nhiều nên số doanh thu tạo ra bị giảm
sút.
Đến năm 2014 hệ số này đã giảm xuống là 1,35 số vốn lưu động bỏ ra để thu
về một đồng doanh thu đã giảm 24,99% so với năm 2013 giúp công ty tiết kiệm được
một khoản vốn lớn là 36.354.527 nghìn đồng để đầu tư vào các hoạt động khác như
đầu tư mua sắm thiết bị chuyên dụng trong nhà xưởng, bảo trì, bảo dưỡng máy móc
hàng kỳ và xây dựng nhà ăn, nhà nghỉ trưa cho công nhân sản xuất.
48
2.2.3.4. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động.
Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Hoàng Gia, chúng ta cần xem xét đến chỉ tiêu quan trọng nhất đó là mức
sinh lời vốn lưu động, hay chính là một đồng vốn lưu động bình quân tham gia sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2.16 Chỉ tiêu mức sinh lời vốn lưu động của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia.
Đơn vị: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Chênh lệch
Chênh lệch
13/12
14/12
Tuyệt đối
1.Lợi nhuận sau thuế
2.VLĐ bình quân
3.Tỷ suất sinh lợi vốn
lưu động
160.685
7.648.448
16.916.792
111.081.250
146.100.918
176.904.128
0,13%
5,2%
9,6%
7.487.763
35.019.668
5,07%
%
Tuyệt đối
%
4659,9
9.268.344
121,18
31,53
30.803.210
21,08
3518,98
4,4%
82,67
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
49
Nhìn vào bảng 2.16 ta thấy trong giai đoạn 2012-2014 mức sinh lời vốn lưu động
liên tục tăng. Cụ thể năm 2012 là 0,13% tức là 100 đồng vốn lưu động có 0,13 đồng
lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 mức sinh lời vốn lưu động là 5,2% tức là 100 đồng vốn
lưu động có 5,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận
sau thuế mạnh hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân. Điều này được đánh giá
là tốt vì nó chứng tỏ công ty đã quản lý vốn lưu động chặt chẽ hơn. Đến năm 2014
mức sinh lời vốn lưu động tiếp tục tăng lên 9,6% tức là tăng 82,67% so với năm 2013.
Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế là 121,18% trong khi tốc độ tăng
của vố vốn lưu động bình quân chỉ là 21,08%.
Việc bỏ ra một đồng vốn mà đem lại nhiều đồng lợi nhuận hơn cho Công ty
chứng tỏ tỷ suất sinh lợi của vốn lưu động rất cao. Qua đây cho thấy tỷ suất lợi nhuận
vốn lưu động của công ty trong giai đoạn 2012-2014 tăng nhanh chứng tỏ công ty kinh
doanh có hiệu quả.
2.2.3.5. Các chỉ tiêu hỗ trợ đánh giá.
Số vòng quay hàng tồn kho.
Bảng 2.17: Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, thời gian một vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Doanh thu thuần
Ng.đồng
HTK bình quân
Ng.đồng
83.943.674
Năm 2013
Năm 2014
81.293.623
131.219.145
46.342.951,38 51.551.407,5
45.705.732,5
Vòng quay hàng tồn
kho.
Vòng
1,81
1,58
2,87
Thời gian 1 vòng quay
HTK
Ngày
199
228
124
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Chỉ số này càng cao càng được đánh giá tốt vì số tiền đầu tư và hàng tồn kho
thấp nhưng vẫn đạt được hiệu quả cao, tránh được tình trạng ứ đọng vốn. Ngược lại
chỉ số này thấp phản ánh hàng tồn kho dự trữ nhiều, sản phẩm không tiêu thụ được do
chất lượng thấp không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Ta thấy cuối năm 2012 hàng tồn kho của công ty quay được 1,81 vòng để tạo ra
doanh thu. Như vậy số ngày tồn kho là 199 ngày (360/1,81). Cuối năm 2013 hàng tồn
50
kho của công ty quay được 1,58 vòng để tạo ra doanh thu, giảm so với hồi đầu năm.
Như vậy số ngày tồn kho là 228 ngày (360/1,58). Đến cuối năm 2014 hàng tồn kho
của công ty quay được 2,87 vòng để tạo ra doanh thu và số ngày tồn kho là 124 ngày
(360/2,87), tăng so với hồi đầu năm là 1,29 vòng.
Nhìn chung giai đoạn 2012-2014 vòng quay hàng tồn kho của công ty tăng do
doanh thu thuần tăng và hàng tồn kho bình quân giảm.Vòng quay hàng tồn kho thấp
hơn so với trung bình ngành (năm 2012 là 7,39 vòng) và kỳ hạn tồn kho bình quân còn
cao hơn trung bình ngành rất nhiều (năm 2012 là 49 ngày). Điều này cho thấy vấn đề
quản lý hàng tồn kho của công ty chưa tốt, lượng hàng tồn đọng còn nhiều, chưa bán
hết loạt này đã liên tục sản xuất loạt mới. Hàng tồn kho của công ty đã tăng lên một
cách đáng kể so với năm 2012 chủ yếu vì Công ty không bán được hàng mà vẫn sản
xuất nhiều, điều này có thể dẫn đến hàng loạt chi phí phát sinh thêm như: chi phí bảo
quản, hư hỏng do để lâu bị mối mọt, mầu sơn bị xỉn đi, mất mát hàng hóa (đặc biệt là
nguyên liệu bằng gỗ quý trong kho), chi phí dự trữ thuê nhà kho để bảo quản.. Vì vậy,
công ty nên đề ra các biện pháp để quản lý chặt chẽ lượng hàng tồn kho, giảm các thiệt
hại không đáng có gây giảm doanh thu, gia tăng chi phí dẫn đến giảm lợi nhuận và
hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu.
Bảng 2.6: Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân và vòng quay các khoản phải thu
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Doanh thu thuần
Ng.đồng
83.943.674 81.293.623
131.219.145
Các khoản phải thu bình quân
Ng.đồng
59.017.837 74.872.087
91.542.418
Kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay các khoản phải thu
Ngày
254
332
252
Vòng
1,42
1,09
1,43
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014)
Qua bảng số liệu ta thấy kỳ thu tiền bình quân của công ty năm 2012 là 254 ngày,
năm 2013 là 332 ngày và năm 2014 là 252 ngày. Như vậy giai đoạn 2012-2014 công
ty đang bị chiếm dụng rất nhiều vốn trong một khoảng thời gian dài. Thời gian thu tiền
bình quân nhìn chung khá lớn mặc dù năm 2014 kỳ thu tiền bình quân đã giảm đáng
kể nhưng con số này vẫn ở mức cao và đáng lo ngại.
Vòng quay các khoản phải thu là chỉ tiêu đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản
phải thu ra tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán và hoạt động của doanh
nghiệp.Vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, vốn của
doanh nghiệp không bị chiếm dụng và không phải đầu tư nhiều vào việc thu hồi các
khoản phải thu. Ngược lại nếu vòng quay nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng
51
vốn gây ra tình trạng thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải vay
vốn từ bên ngoài.
Ta thấy vòng quay khoản phải thu của công ty năm 2012 là 1,42 vòng; năm 2013
giảm xuống 1,09 vòng và đến năm 2014 lại tăng lên 1,43 vòng. Vòng quay khoản phải
thu năm 2014 tăng do doanh thu tăng và khoản phải thu bình quân tăng nhưng tốc độ
tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của phải thu bình quân. Cụ thể doanh thu tăng
61,41% và khoản phải thu tăng 22,27%. Trong trường hợp này sẽ làm vòng quay
khoản phải thu tăng và kỳ thu tiền bình quân giảm.
Tuy nhiên xét tổng thể, trong cả 3 năm 2012-2014 thời gian thu hồi nợ của Công
ty trong khoản từ 254 ngày đến 332 ngày, đây là khoảng thời gian khá lớn đối với
doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ. Nhất là khi Công ty đang phải đi vay nợ (khoản phải
trả lãi) để cung cấp tín dụng cho khách hàng, sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn lên
rất nhiều, nếu Công ty không thay đổi chính sách bán hàng thì sẽ ngày phải đi vay
thêm vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa tạo áp lực về vốn, vừa làm
gia tăng chi phí giảm lợi nhuận.
2.2.3.6. Các chỉ tiêu khác.
Khả năng thanh toán hiện thời.
Bảng 2.19: Khả năng thanh toán hiện thời.
Chỉ tiêu
Năm 2012
Tài sản lưu động (nghìn đồng)
Năm 2013
Năm 2014
126.950.000
165.251.835
188.556.420
6.299.300
42.047.439
45.219.935
Hệ số thanh toán
ngắn hạn của Hoàng Gia (lần)
20,15
3,93
4,2
Hệ số trung bình ngành (lần)
1,47
1,46
1,42
Nợ ngắn hạn (nghìn đồng)
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014, cophieu68.vn)
Nhìn vào bảng 2.19 ta thấy hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty có xu hướng
giảm mạnh trong giai đoạn 2012-2013: Nguyên nhân là do năm 2012 công ty sử dụng
rất ít nợ vay để tài trợ cho nhu cầu vốn, nhưng sang năm 2013 thì tốc độ tăng của nợ
vay lên rất nhanh, làm hệ số thanh toán của công ty giảm từ 20,15 lần xuống chỉ còn
3,93 lần. Sang năm 2014, hệ số thanh toán tăng nhẹ lên 4,2 lần. Hệ số thanh toán của
Công ty đang ở mức khá cao đảm bảo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Tuy nhiên
so với hệ số trung bình ngành, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty luôn ở mức quá
cao, chứng tỏ Công ty đang đầu tư quá mức vào tài sản ngắn hạn (năm 2014 chiếm
trên 90% tổng tài sản), dẫn đến lượng tài sản dư thừa nhiều, không sử dụng hết không
52
sinh lợi được cho Công ty làm lợi nhuận giảm, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn lưu
động giảm sút.
Khả năng thanh toán nhanh.
Bảng 2.20: Khả năng thanh toán nhanh.
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tài sản lưu động (nghìn đồng)
126.950.000
165.251.835
188.556.420
Hàng tồn kho (nghìn đồng)
52.963.373
50.139.442
41.272.023
Nợ ngắn hạn (nghìn đồng)
6.299.300
42.047.439
45.219.935
Hệ số thanh toán
nhanh của Hoàng Gia (lần)
11,7
2,7
3,3
Hệ số trung bình ngành (lần)
0,72
0,72
0,74
(Nguồn: báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014, cophieu68.vn)
Khả năng thanh toán nhanh còn được coi là hệ số thử axit về khả năng thanh
toán, vì nó loại đi tác động của hàng tồn kho (Khoản mất nhiều thời gian để thu hồi
vốn).
Trong giai đoạn 2012-2013, khả năng thanh toán của công ty giảm mạnh từ 11,7
lần xuống còn 2,7 lần. Nghĩa là năm 2013 một đồng nợ của công ty được đảm bảo bởi
2,7 đồng tài sản (không có hàng tồn kho).
Sang giai đoạn 2013-2014, hệ số này được cải thiện tăng lên 3,3 lần. Hệ số thanh
toán nhanh của công ty cao hơn trung bình ngành khá nhiều, chứng tỏ khả năng thanh
toán của công ty tốt. Công ty có thể đảm bảo trả được nợ mà không cần phải bán hàng
tồn kho của mình đi. Tuy nhiên, việc hệ số này quá cao cũng thể hiện tình trạng dư
thừa tài sản lưu động, công ty cần xây dựng lại cơ cấu vốn cho hợp lý.
Khả năng thanh toán thức thời.
Bảng 2.21: Khả năng thanh toán tức thời của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ
Nghệ Hoàng Gia.
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tiền (nghìn đồng)
6.180.443
32.561.051
46.161.547
Nợ ngắn hạn (nghìn đồng)
6.299.300
42.047.439
45.219.935
0,98
0,77
1,02
Hệ số thanh toán tức thời (lần)
(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012,2013,2014)
53
Nhận xét:
Hệ số thanh toán tức thời của Công ty có xu hướng biến động không đồng đều:
Năm 2012 hệ số thanh toán tức thời của Công ty là 0,98 lần, sang năm 2013 giảm
xuống còn 0,77 lần và năm 2014 tăng lên 1,02 lần. Năm 2012, 2013 hệ số này duy trì ở
mức từ 0,5 -1 chứng tỏ khả năng thanh toán bằng tiền và các khoản tương tiền của
Công ty tốt, đảm bảo đủ khả năng thanh toán các chi phí hằng ngày cho Công ty, giữ
uy tín làm ăn với các đối tác. Tuy nhiên với mức 1,02 lần vào năm 2014 là con số khá
cao, điều này lại thể hiện lượng tiền mặt dự trữ tại doanh nghiệp đang quá cao, dẫn đến
tình trạng dư thừa không sử dụng hết. Vốn lưu động tồn đọng dưới dạng tiền mặt,
không tham gia hết vào quá trình kinh doanh trong khi Công ty đang phải đi vay nợ trả
lãi để tài trợ nhu cầu vốn lưu động. Đây là bất cập trong công tác sử dụng vốn lưu
động của Công ty, sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nếu Công ty không có
biện pháp thay đổi.
2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ
nghệ Hoàng Gia.
Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia đã đạt được những thành tựu
đáng kể trong hoạt động kinh doanh những năm vừa qua. Công ty dần dần mở rộng
quy mô của mình và đa dạng các sản phẩm cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường và tạo được thế mạnh để cạnh tranh với các đối thủ khác. Để đạt được những
kết quả như vậy công ty đã từng bước cố gắng phát huy hiệu quả trong việc quản lý và
sử dụng vốn lưu động để từng bước nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, đem lại lợi
nhuận cho mình. Bên cạnh những thành quả đạt được công ty cũng còn có một số hạn
chế về vấn đề quản lý và sử dụng vốn lưu động. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng
xem xét những mặt tích cực và những mặt hạn chế của công ty trong 3 năm gần đây.
2.3.1 Những mặt tích cực
Quản lý vốn vốn lưu động là nội dung quan trọng trong công tác quản trị sản xuất
kinh doanh, có ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những năm qua
ban lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã không ngừng cố
gắng để đạt được nhiều mục tiêu và thành tích mới.
Sau đây là một số kết quả của công ty đã đạt được trong những năm qua trong
công tác sử dụng vốn lưu động:
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ nhìn chung tăng. Mặc dù năm
2013 doanh thu thuần của công ty có giảm nhẹ nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn tăng khá
mạnh. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực của công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm, tiếp
thị sản phẩm nói chung và công tác quản lý VLĐ nói riêng.
54
- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp khá hợp lý, tỷ lệ vốn chủ sở hữu khá cao đảm bảo
tính tự chủ về mặt tài chính, giảm bớt sức ép từ phía bên ngoài.
- Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động liên tục tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 tỷ
suất lợi nhuận VLĐ là 0,001, năm 2013 là 0,052 và đến năm 2014 là 0,096
- Thời gian luân chuyển vốn lưu động của công ty năm 2014 đã giảm xuống
- Vòng quay các khoản phải thu trong năm 2014 của công ty đã tăng trở lại do tốc
độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu.
- Khả năng thanh toán của công ty đang mức khá cao, đảm bảo an toàn trong thanh
toán và xây dựng uy tín với đối tác làm ăn.
Từ những thành tích đã đạt được, công ty đang mở rộng được quy mô kinh doanh
cũng như nâng cao uy tín trên thị trường từ đó được nhiều khách hàng hơn và số lượng
sản phẩm được phân phối cũng tăng lên qua các năm.
2.3.2 Những mặt hạn chế
Tình hình kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây luôn có những
khởi sắc nhất định tuy nhiên công ty lại gặp khó khăn trong việc quản lý vốn lưu động.
Qua phân tích ở trên ta thấy tại Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia còn
tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất: Công tác quản lý chi phí của Công ty chưa thực sự hiệu quả, các chi
phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn tăng nhanh làm lợi nhuận giảm sút
một cách đáng kể.
Thứ hai: Tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn kinh doanh quá cao cũng như
lượng tài sản ngắn hạn nhiều dẫn đến dư thừa, lãng phí trong khi kéo theo tỷ trọng vốn
cố định thấp, lượng tài sản cố định quá nhỏ không phù hợp với quy mô ngày cành phát
triển của công ty.
Thứ ba: trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngày càng
giảm làm giảm khả năng tự chủ của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty chỉ sử dụng nợ
ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn mà chưa sử dụng nợ dài hạn làm áp lực thanh toán
ngày càng tăng cao.
Thứ tư: Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
vốn bằng tiền làm phát sinh thêm chi phí quản lý tiền mà lại không sinh ra lợi nhuận
cho Công ty.
Thứ năm: Một lượng vốn lưu động lớn của Công ty đang bị chiếm dụng khi
khoản phải thu khách hàng chiếm gần 50% tổng tài sản. Công tác quản lý các khoản
phải thu còn thiếu chặt chẽ, lượng phải thu quá hạn vẫn tăng lên. Làm cho vòng quay
các khoản phải thu thấp, kỳ thu tiền bình quân của Công ty kéo dài ra rất nhiều, Công
55
ty cần đưa ra những điều khoản cụ thể hơn trong những hợp đồng tiêu thụ để hạn chế
được nợ phải thu khó đòi.
Thứ sáu: Lượng hàng tồn kho mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ
trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho vẫn ở mức thấp chứng
tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn.
Thứ bẩy: Một số chỉ tiêu hoạt động còn kém hiệu quả như:
- Hệ số luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm mạnh trong năm 2013 và đến
2014 hệ số này đã tăng lên 0,74 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2012.
- Kỳ luân chuyển vốn lưu động còn dài và năm 2013 còn tăng lên là 647 ngày
điều này gây lãng phí nguồn VLĐ
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động trong 2 năm 2013 và 2014 đều cao hơn so với
năm 2012 chứng tỏ một đồng doanh thu sinh ra cần nhiều đồng vốn lưu động hơn.
Công ty cần xem xét và có những chính sách để cải thiện tình hình này, tránh việc lãng
phí đồng vốn lưu động mà không đạt được doanh thu.
Thứ tám: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty đang ở mức khá cao do Công
ty đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Công ty cần thay đổi cơ cấu tài sản để vừa
đảm bảo khả năng thanh toán, vừa đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý.
=>Tóm lại:
Bất kì một doanh nghiệp nào dù đã đi vào hoạt động kinh doanh được một thời
gian dài cũng không tránh khỏi những mặt còn tồn tại, thiếu sót trong quá trình quản lý
doanh nghiệp nói chung, cũng như trong công tác quản lý vốn lưu động nói riêng, tình
hình sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia cũng
vậy, do một số điều kiện khách quan mang lại kết hợp với một phần yếu tố chủ quan từ
phía công ty, công tác quản lý vốn lưu động của công ty không tránh khỏi những tồn
tại.
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên
Nguyên nhân không kiểm soát được
Do quá trình toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra làm
cho thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, môi trường kinh doanh trở nên khó khăn,
có nhiều đối thủ cạnh tranh đến từ trong nước và ngoài nước. Trên thị trường có rất
nhiều các mặt hàng thủ công mỹ nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài, mẫu mã đẹp mà
giá cả lại rẻ nên việc tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm trở nên khó khăn hơn,
ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty dẫn đến ảnh hưởng tới hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của công ty.
56
Thị yếu của khách hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản
phẩm của công ty. Đối với một số mẫu mã khảm trai cầu kỳ, hay thiết kế phức tạp của
Công ty vì có mức giá khá cao nên không còn thu hút người tiêu dùng như giai đoạn
trước đó, ảnh hưởng đến doanh thu thuần bán hàng, dẫn đến ảnh hưởng tới số lần luân
chuyển vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, mức sinh lợi của vốn lưu động,...
Ngoài ra, những chính sách kinh tế của nhà nước về khai thác lâm sản cũng ảnh
hưởng nhiều đến quá trình sản xuất của công ty làm giá cả nguyên vật liệu tăng cao do
khan hiếm hàng hóa từ đó làm giá trị hàng tồn kho của công ty cũng tăng theo.
Nguyên nhân kiểm soát được
Nguyên nhân đầu tiên phải nhắc đến là do trình độ quản lý của nhà quản trị của
công ty về việc xây dựng cơ cấu tài sản cho phù hợp với quy mô của Công ty. Trong
công ty chưa áp dụng các mô hình quản lý tài sản ngắn hạn làm hiệu quả sử dụng còn
thấp chưa khai thác hết tiềm năng về quy mô tài sản.
Các khoản phải thu tăng do phải thu khách hàng và trả trước người bán tăng.
Phải thu khách hàng tăng chứng tỏ vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán, việc thu tiền
từ khách hàng chưa được tốt. Trả trước người bán tăng do công ty trả trước tiền hàng
nhiều hơn, cũng có thể do 2 bên mua bán chưa có sự tin cậy lẫn nhau nhiều cho nên
phải ứng trước tiền hàng mới nhận được hàng theo sự thỏa thuận giữa hai bên.
Vốn bằng tiền mặt của công ty tăng mạnh qua các năm. Điều này giúp công ty có
thể thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn, có đủ tiền để nhập hàng hay trả lương cho
công nhân viên. Tuy nhiên lượng tiền mặt dự trữ trong công ty quá lớn sẽ gây lãng phí
vì mất đi chi phí cơ hội của tiền. Do đó cần phải đầu tư tiền vào các hoạt động kinh
doanh khác để đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.
Ngoài ra, còn do việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ mới chỉ thực hiện ở địa
phương và một số xã lân cận chưa mở rộng quy mô ra toàn miên Bắc và cả nước vì
chưa đủ chi phí. Công tác nghiên cứu thị hiếu của khách hàng cũng chưa được tốt,
lượng khách hàng nghiên cứu còn ít, chưa có mẫu khảo sát cụ thể và đối tượng nghiên
cứu không phải là nhóm khách hàng tiềm năng cho nên làm ảnh hưởng đến việc dự
đoán số lượng tài sản lưu động cần dùng trong kỳ.
57
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Chương 2 đã giới thiệu một cách tông quan về quá trình phát triển, lĩnh
vực kinh doanh và cơ cấu quản lý của Công Ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia.
Chương 2 cũng giới thiệu và phân tích sơ bộ về kết quả hoạt động kinh doanh của
của Công ty trong ba năm gần đây, từ năm 2012 tới năm 2014
Trong chương này, cơ cấu tài trợ cho vốn lưu động, cũng như thực trạng hiệu
quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã được phân tích, đánh giá cụ thể qua các
chỉ tiêu mà Chương 1 đã đưa ra. Qua chương 2, ta có thể hiểu được phần nào về
thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công Ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia
trong giai đoạn 2012-2014.
Thông qua những phân tích đó, trong Chương 2 đã nêu ra những đánh giá về
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty, đưa ra được những ưu điểm và tồn tại
của công ty. Đây là cơ sở cho những giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn
lưu động của công ty trong giai đoạn tiếp theo được trình bày ở chương 3.
58
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNMỸ NGHỆ HOÀNG GIA
3.1 Mục tiêu và định hƣớng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
3.1.1 Mục tiêu của công ty trong thời gian tới 2014-2020.
Trong nền kinh tế mở, doanh nghiệp kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản
lý chặt chẽ của các cơ quan nhà nước lại phải kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh
khốc liệt từ nhiều phía nhưng Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia đã có
mục tiêu rõ ràng trong hoạt động kinh doanh, việc định hướng mục tiêu và thực hiện
tốt các mục tiêu đó còn gặp rất nhiều khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực của ban giám đốc,
toàn bộ các cán bộ công nhân viên của công ty cùng sự trợ giúp từ các ban ngành có
liên quan.
Ban giám đốc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia đã đề ra
nhiều chính sách để định hướng mọi hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
- Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh của công ty, phát triển mở rộng đi kèm với
quản lý chặt chẽ, xây dựng thêm các chiến lược kinh doanh nhập khẩu trong từng giai
đoạn trên cơ sở nghiên cứu kỹ thị trường, khách hàng, đối tác, xây dựng công ty ngày
càng lớn mạnh.
- Củng cố và mở rộng thị trường trong nước, từng bước xâm nhập và phát triển thị
trường quốc tế với phương châm: “Đa dạng hóa chức năng, đa dạng hóa sản phẩm, đa
dạng hóa thị trường”.
- Đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và chấp hành nghiêm túc các quy định,
chính sách của nhà nước.
- Tiếp tục ổn định tổ chức, đẩy mạnh đồng đều cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh,
phấn đấu nâng cao doanh số, chất lượng sản phẩm, đảm bảo chi phí hợp lý, giữ vững
uy tín hình ảnh của công ty trong thị trường nội địa và quốc tế, góp phần làm tăng lợi
ích xã hội.
3.1.2 Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 2015-2020.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử Công ty trách
nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia luôn lấy khách hành làm trọng tâm, chú trọng tới
nhu cầu của khách hàng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ sau mua
hàng. Khi xây dựng phương hướng của công ty, ban giám đốc đã nhìn thấy được
những thuận lợi đồng thời khắc phục khó khăn, thách thức mới trong hoạt động kinh
doanh của mình.
59
Sự phát triển của khoa học công nghệ trong tương lai cùng với hiện đại hóa và đơn
giản hóa các thủ tục cùng phương thức thị trường cũng tạo nên thuận lợi cho hoạt động
nhập khẩu của công ty. Bên cạnh đó là xu hướng giảm thuế nhập khẩu sẽ khuyến
khích và thúc đẩy khối lượng nhập khẩu nhiều hơn.
Nâng cao kết quả kinh doanh của công ty, tiếp tục phát huy những điểm mạnh và
khắc phục hạn chế trong quá trình kinh doanh. Các chỉ tiêu cụ thể:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2015.
STT
Các chỉ tiêu
Đơn vị tính
Kế hoạch năm 2015
1.
Doanh thu
Nghìn đồng
241.150.000
2.
Lợi nhuận
Nghìn đồng
35.000.000
3.
Vòng quay vốn lưu động
Vòng
1,25
(Trích kế hoạch tài chính năm 2015)
Để thực hiện được các chỉ tiêu trên công ty cần:
- Đẩy mạnh kinh doanh nội địa, bằng mọi biện pháp xúc tiến bán hàng, mở rộng
hình thức kinh doanh, mở rộng thị trường nhằm tăng doanh số bán, tăng vòng quay
của vốn.
- Sử dụng các biện pháp chăm sóc khách hàng, tiếp thị quảng cáo về công ty hay
từng sản phẩm cụ thể nhằm nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của công ty.
- Tính toán hiệu quả kinh tế đầu vào từ khâu nhập khẩu như: Hạn chế rủi ro do biến
động giá cả, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cho tới hàng sản xuất tại các xưởng sao cho sản
phẩm có giá thành hợp lý, chất lượng cao, đủ sức đứng vững trên thị trường
- Củng cố nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý điều hành kinh doanh sao cho phù
hợp và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường năng động hiện nay.
- Hoàn thiện và nâng cao năng lực công tác quản lý:
Quản lý kinh tế: Nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý
kinh tế, thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách, thuế theo luật định, quản lý chặt
chẽ vốn lưu động và tài sản cố định, công nợ và thu hồi công nợ, quản lý tốt các nguồn
vốn để tăng hiệu quả sử dụng, thanh quyết toán kịp thời đúng chế độ quy định.
Quản lý kỹ thuật và chất lượng: Thực hiện mọi quy chế, quy định về quản lý
chuyên môn trong sản xuất kinh doanh và duy trì chế độ kiểm tra thống nhất trong
toàn Công ty, phấn đấu không có lô nào kém chất lượng phải thu hồi, thực hiện việc
đăng ký và đăng ký lại các sản phẩm đã hết hạn, các hồ sơ kỹ thuật để đăng ký với
nước ngoài.
60
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động tại Công ty trách nhiệm
hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia .
Qua những phân tích trên và xuất phát từ những hạn chế của Công ty trách nhiệm
hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia trong thời gian qua, em xin đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty nhằm đạt hiệu quả kinh
doanh tốt hơn và phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra trong những năm tiếp theo.
3.2.1 Giải pháp chung cho công ty.
Nâng cao năng lực quản lý và công nhân viên trong công ty.
Như ta đã biết trình độ nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu hiện nay cảu các công
ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta cần chú ý đầu tiên đó là trình
độ, chuyên môn, nghiệp vụ của từng nhà quản lý, nhân viên, công nhân trong công ty.
Do vậy, Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn của họ bằng việc:
- Từ khâu tuyển dụng, cần tuyển dụng một cách chặt chẽ, đưa ra các tiêu chuẩn:
tay nghê, bậc thợ, số năm kinh nghiệm trong ngành thủ công mỹ nghệ và yêu cầu cụ
thể đối với mỗi vị trí trong Công ty như: đối với công nhân sản xuất bình thường có
bậc thợ từ 2/7-3/7, đối với công nhân sản xuất hàng xuất khẩu thì yêu cầu tối thiểu bậc
thợ phải là 5/7 để đáp ứng yêu cầu của khách nước ngoài. Từ đó tiến hành tuyển dụng
nhân viên phù hợp nhất.
- Mời các nghệ nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ về Công ty
mở các khóa đào tạo tay nghề cho công nhân, để họ nâng cao trình độ làm việc, giảm
bớt các sản phẩm lỗi không thể tiêu thụ, chất lượng sản phẩm cao hơn, hấp dẫn người
tiêu dùng hơn. Sau quá trình đào tạo, tổ chức thi lên tay nghề cho công nhân để
khuyến khích họ nâng cao tay nghề của chính bản thân, cống hiến thêm cho Công ty.
- Thực hiện chính sách đãi ngộ tốt để thu hút nhân viên, ví dụ như: mua bảo hiểm
cho những nhân viên, tăng cường các bữa ăn ca khi phải làm thêm giờ, tăng lương làm
ngoài giờ, tổ chức các buổi tham quan cho công nhân và gia đình của họ vào mùa hè
để công nhân cảm thấy gắn bó với công ty.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu.
Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thực chất là làm tăng tỷ lệ doanh thu phát sinh trên
vốn, tức là tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là:
Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra toàn Miền Bắc, gia tăng số lượng các đại lý
phân phối và hệ thống bán lẻ trên toàn quốc, liên kết với các đại lý bán hàng nội thất
để ký gửi sản phẩm của Công ty. Tiếp tục thực hiện các chiến dịch marketing: đào tạo
nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có thái độ hòa nhã với khách hàng, tăng cường các
khoản chiết khấu để gia tăng số lượng sản phẩm khi mua của khách hàng. Thay đổi
61
phương pháp thanh toán, sử dụng chuyển khoản ngân hàng để tạo thuận tiện trong
thanh toán. Thiết kế các mẫu sản phẩm, kiểu dáng màu sắc theo xu hướng của người
tiêu dung để thu hút sự chú ý đối với hàng hóa của công ty. Áp dụng các hình thức bán
hàng trả sau với các mặt hàng có giá trị lớn, vừa gia tăng doanh thu vừa giữ được mối
làm ăn với đối tác.
Tổ chức tốt công tác kế toán, thống kê
Các thủ kế toán, thủ kho tiến hành thống kê, theo dõi thường xuyên lượng hàng
còn tồn đọng trong kho để xác định sản lượng sản xuất một cách chính xác. Cũng như
tránh tình trạng mất mát, thất thoát tài sản của doanh nghiệp.
Kế toán của công ty phải tính toán số lượng các đơn đặt hàng trong tháng, sau đó
tiến hành nhập kho lượng nguyên vật liệu và hàng hóa đủ cho nhu cầu sản xuất và tiêu
dung trong kỳ tiếp theo.
Hàng ngày các thủ quỹ phải trực tiếp có mặt để theo dõi hàng hóa ra vào kho như
thế nào, và sắp xếp hàng hóa dễ tìm cho các lần xuất nhập sau tránh tính trạng nhầm
lẫn, nhập sai mặt hàng cần thiết.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các
vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thuận lợi.
Về công tác nghiên cứu thị trường.
Tăng cường công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường bằng cách cử nhân viên đi
khảo sát các cửa hàng phân phối trong và ngoài địa bàn hoạt động của Công ty để nắm
được tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như thị hiếu của khách hàng trong giai đoạn
gần đây.
Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường tiến hành phân tích và đánh giá kết quả,
từ đó đưa ra được xu hướng tiêu dùng hiện nay, đề xuất với các đội nhóm sản xuất để
tiến hành sản xuất sản phẩm thu hút được nhiều khách hàng.
3.2.2.Giải pháp cụ thể
Thứ nhất: Nâng cao công các quản lý chi phí trong khâu bán hàng và trong khối
văn phòng. Cần xem xét chiến lược quảng cáo: quảng cáo trên tivi, quảng cáo tại hội
chợ thương mại, phát tờ rơi, in ấn banner, thuê thêm nhân viên bán hàng… chương
trình nào thực sự đem lại hiệu quả thì tiếp tục thực hiện, nếu không hiệu quả thì cắt
bớt. Dán các giấy nhắc nhở tắt điện ở cửa ra vào, gần ngay chỗ nhân viên ngồi để nhắc
nhở nhân viên trong khu vực văn phòng tiết kiệm chi phí điện thoại, điện nước, có thể
62
tổ chức thi đua giữa các phòng ban về công tác thi đua tiết kiệm giữa các phòng bạn
trong công ty.
Thứ hai: Dựa vào các chỉ tiêu trung bình ngành xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, đối
với ngành sản xuất thương mại thì cơ cấu vốn lưu động thường chiếm từ 55-65% trong
tổng cơ cấu vốn. Ngoài ra, còn phải phụ thuộc vào số đơn hàng cần sản xuất để dự trữ
lượng tiền mặt, nguyên vật liệu cần thiết tránh đầu tư quá nhiều vào tiền mặt, hàng tồn
kho hay các khoản tín dụng của khách hàng vì sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn mà
hiệu quả không cao. Bên cạnh đó cần phải chú trọng, bổ sung thêm các máy móc hiện
đại nhằm phục vụ công tác sản xuất, đảm bảo tiến độ các đơn hàng của khách hàng.
Thứ ba: Vì tỷ lệ vốn chủ đang ngày càng giảm giảm xút Công ty có thể xem xét
các phương án tài trợ nhu cầu vốn bằng cách sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư.
Năm 2014 lợi nhuận sau thuế là 16.916.792 nghìn đồng sau khi trích lập các quỹ dự
phòng, Công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho năm tiếp theo giảm chi phí sử
dụng vốn và tạo tính chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty
cũng cần gia tăng vốn góp của chủ sở hữu, hoặc sử dụng nợ vay dài hạn bằng cách vay
thêm vốn từ ngân hàng, hoặc tiến hành chuyển đổi hình thức công ty sang Công ty Cổ
phần nhằm thu hút vốn đầu tư hơn nữa.
Thứ tư: Phải xây dựng kế hoạch quản lý vốn bằng tiền thường xuyên chặt
chẽ, xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý.
Vốn bằng tiền của Công ty đang tăng qua các năm. Như vậy lượng tiền mặt tại
công ty đang tăng khá nhanh cho thấy lượng tiền dự trữ trong công ty là lớn. Điều này
sẽ giúp cho công ty có thể thanh toán nhanh những khoản nợ đến hạn ngoài ra còn đáp
ứng nhu cầu mua hàng, trả lương cho công nhân viên nhưng nếu để tiền quá nhiều tại
quỹ sẽ mất chi phí giữ tiền và mất công bảo quản.
Công ty có thể dự báo luồng tiền ra vào bằng cách lập kế hoạch ngân quỹ, xác
định cụ thể lượng tiền cần có để duy trì hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, Công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi, đặc biệt đối với
các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp cho
mục đích cá nhân bằng cách chỉ chi cho các hoạt động có hóa đơn hợp lệ và hợp lý.
Công ty phải xây dựng các nội quy, quy chế và quản lý các khoản thu chi bằng
cách:
- Dự báo và lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp công ty thấy trước được khả
năng thu và nhu cầu chi tiêu của công ty trong từng thời kỳ.
63
Phải có sự quy định về trách nhiệm rõ ràng giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán. Nếu
như có bất kỳ sai sót gì thì phải quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng người và có
biện pháp kỉ luật chặt chẽ.
- Hạn chế thu chi các khoản bằng tiền mặt nhằm tránh những thất thoát không
đáng có. Đối với các nghiệp vụ có thể thanh toán bằng chuyển khoản thì Công ty nên
chuyển khoản đảm bảo an toàn thanh toán.
- Việc trả lương, tạm ứng...cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ. Mỗi
ngày cần kiểm kê số tiền tồn quỹ và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.
Thứ 5:Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.
Trong 3 năm trở lại đây, lượng vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng khá lớn
và tăng so với năm 2012. Do vậy công ty nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính
sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.
Để nâng cao việc sử dụng vốn lưu động đầu tư vào khoản phải thu công ty cần
quản lý khoản phải thu sao cho có hiệu quả nhất. Trước tiên, công ty cần đánh giá
khách hàng của mình bằng cách:
Xuống tận nơi để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đối
tác. Kiểm tra các bảo cáo tài chính của đối tác nếu có thể để đánh giá chính xác hơn về
năng lực tài chính của đối tác đó.
Việc đánh giá khả năng tài chính của đối tác công ty có thể sử dụng phương pháp
phán đoán hoặc phương pháp thống kê. Phương pháp phán đoán là dựa vào các tiêu
chuẩn tín dụng như tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn, thế chấp, điều kiện kinh tế
để xem xét năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng. Còn phương pháp
thống kê là dựa trên những số liệu thu thập được về khách hàng để đánh giá khách
hàng.
Cần phải xem xét phẩm chất, tư cách của khách hàng, đối tác. Xem xét các hợp
đồng đã ký trước đây với công ty để đánh giá việc trả nợ và thực hiện hợp đồng của
khách hàng.
Bên cạnh việc phân loại khách hàng và có những chính sách bán chịu riêng đối
với từng nhóm khách hàng thì công ty cũng cần phải thực hiện một số công việc sau để
quản lý tốt khoản phải thu của mình:
- Đối với dự án mua bán chịu với đối tác công ty cần phải xem xét đánh giá về
thu nhập và chi phí tăng thêm để từ đó đưa ra quyết định có nên mua bán chịu hay
không. Đây chính là việc xem xét NPV hoặc IRR của dòng tiền dự án, dựa vào đó mà
cân nhắc có nên thực hiện việc mua bán chịu hay không.
64
- Về việc kiểm soát các khoản phải thu, Công ty cần thường xuyên kiểm soát
khoản phải thu về mọi mặt như: về hình thức thanh toán, về thời gian của từng khoản
phải thu, số dư khoản phải thu,...để từ đó xác lập kế hoạch thu hồi các khoản phải thu.
- Thường xuyên theo dõi kỳ thu tiền bình quân để trên cơ sở đó có thể thay đổi
các chính sách tín dụng thương mại kịp thời.
- Xây dựng chính sách thu hồi nợ để hạn chế việc các khoản nợ đến hạn mà chưa
thu được tiền. Áp dụng các chính sách thu hồi các khoản phải thu thích hợp.
- Dàn xếp, thương lượng với các đối tác cung cấp hàng hóa để đạt mức ưu đãi
nhất về khoản tiền trả trước cho người bán từ đó giảm thiểu được khoản tiền này trong
khoản phải thu.
Thứ sáu: Cần tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho.
Dự trữ hợp lý hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là một doanh
nghiệp, nó đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục mà không gây ứ
đọng, đồng thời giảm thiểu chi phí do việc lưu trữ, đặt hàng. Thực tế, hàng tồn kho của
công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Vì vậy, để tăng cường hiệu
quả tổ chức sử dụng vốn lưu động thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản
lý hàng tồn kho. Sau đây là một số đề xuất chủ yếu:
- Trước hết, công ty cần cân nhắc đến việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn
kho. Để có thể xác định được cụ thể số tiền phải trích lập dự phòng, công ty cần có
những thông tin xác đáng về chủng loại, số lượng, tỷ lệ loại hàng hóa, thành phẩm có
khả năng bị hư hỏng, giảm giá trịvà bằng chứng chứng minh được giá trị thuần có thể
thực hiện được của loại nguyên liệu ấy thấp hơn so với giá gốc của nguyên vật liệu đó.
- Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với từng loại hàng hóa để tránh bị tổn
thất khi vận chuyển. Ngoài ra, còn tổ chức tốt việc bảo quản nguyên vật liệu, hàng hóa
để tránh thất thoát cũng như giảm chất lượng của sản phẩm.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình lượng hàng tồn kho, báo cáo cho
nhà quản trị để có phương pháp xử lý kịp thời.
- Nghiên cứu thị trường để dự báo và điều chỉnh lượng hàng hóa tồn kho cho phù
hợp và sao cho có lợi nhất cho công ty.
Thứ bẩy: Xây dựng cấu vốn kinh doanh hợp lý, giảm tỷ trọng vốn lưu động
bằng cách xác định các nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.
- Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những
biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về
nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định: xác định khả năng tài chính hiện tại
của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài
65
trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây
lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời
hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
- Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo
cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh
tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh,
khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
Cụ thể, công ty có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách sau:
Khoản phải trả nhà cung
Nhu cầu vốn
lưu động
Mức dự trữ
=
hàng tốn
kho
+
Khoản phải thu
từ khách hàng
cấp và các khoản nợ phải
-
trả khác có tính chu kỳ
Năm 2014 số dư bình quân các khoản vốn như sau:
Hàng tồn kho bình quân = 45.705.732,5 nghìn đồng
Nợ phải thu bình quân = 91.542.418 nghìn đồng
Nợ phải trả bình quân = 44.599.419,5 nghìn đồng
- Xác định tỷ lệ các khoản vốn so với doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ nhu cầu so với
doanh thu tiêu thụ (doanh thu thuần tiêu thụ năm 2014 là: 131.219.145 nghìn đồng)
+ Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần:
45.705.732,5
= 0,35
131.219.145
+ Tỷ lệ nợ phải thu so với doanh thu thuần:
91.542.418
=
0,7
131.219.145
+ Tỷ lệ nợ phải trả so với doanh thu thuần:
44.599.419,5
131.219.145
=
0,34
Xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu tiêu thụ:
0,35+0,7-0,34 = 0,71
Năm 2014 công ty dự kiến doanh thu thuần là 241.150.000 nghìn đồng=>Như
vậy công ty đã xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2014 như sau:
Nhu cầu vốn lưu động = 241.150.000x0,71= 170.226.629 nghìn đồng
66
Với nhu cầu vốn lưu động tăng thêm 6.645.436,14 nghìn đồng, doanh nghiệp
cần có kế hoạch chi tiết để tìm đủ nguồn vốn cho năm tới có thể bằng cách: sử dụng
lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, sử dụng vốn chủ sở hữu, tiếp tục chiếm dụng vốn của
nhà cung cấp, hoặc đi vay ngân hàng.
Về lâu dài, công ty có thể sử dụng nguồn vốn vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ
cho nhu cầu vốn lưu động bởi vì nguồn vốn này có chi phí sử dụng vốn thấp hơn so
với vốn dài hạn, công ty lại có uy tín cao với các ngân hàng, ngoài ra không phải lúc
nào cũng có thể tận dụng vốn từ việc chiếm dụng do còn phụ thuộc vào chính sách tín
dụng của đối tác.
Trong thực tế nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, công ty cần đáp ứng kịp thời đảm
bảo cho hoạt động được liên tục và số lượng sản phẩm đưa ra thị trường đã lớn nhưng
chưa thu hồi lại toàn bộ số tiền đã bán sản phẩm, nên đó là số vốn mà công ty bị tồn
đọng không thể xoay vòng.
Chính vì vậy việc lập kế hoạch sử dụng và huy động vốn nhất thiết phải dựa vào
sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước làm cơ sở, cùng với
dự định về sản xuất kinh doanh của công ty trong kỳ kế hoạch và ngân sách dự kiến về
biến động của chính mình làm sao cho hiệu quả hơn.
+ Nguồn vốn dài hạn: Khi các nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trở nên cao hơn thì việc
bổ sung thêm tài sản lưu đồn thường xuyên là rất cần thiết. Nếu tài trợ bằng nguồn vốn
chủ sở hữu, công ty có thể thực hiện bằng cách kêu gọi thêm vốn đầu tư của các chủ sở
hữu công ty hoặc bổ sung vốn kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế để lại.
Một số giải pháp khác.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một việc làm cần thiết đối với bất kỳ
một doanh nghiệp nào. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải căn
cứ vào nhiều chỉ tiêu như tốc độ luân chuyển vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho,
vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân,...sử dụng hiệu quả vốn lưu động
có nghĩa là với một lượng vốn lưu động đầu tư ít nhất sẽ tạo ra doanh thu, lợi nhuận
ròng là lớn nhất. Thực hiện tốt các chỉ tiêu sẽ giúp cho doanh nghiệp tăng hiệu quả sử
dụng vốn lưu động.
Trong những năm qua, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty không ổn định
Nguyên nhân là do các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động có năm tăng, có năm lại
giảm, có năm thực hiện tốt, có năm chưa được thực hiện triệt để.
Để tổ chức tốt công tác quản lý vốn lưu động, công ty có thể thực hiện một số
biện pháp cơ bản sau:
67
- Thường xuyên kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn lưu động bằng cách theo dõi các
chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty: Theo như phân tích ở trên, 3
năm gần đây các chỉ tiêu như: Hệ số luân chuyển vốn lưu động giảm, kỳ luân chuyển
vốn lưu động còn dài, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động lại tăng nên công ty cần phải
thực hiện các chính sách nhằm nâng cao số lần luân chuyển vốn lưu động, giảm số kỳ
luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. Đồng thời công
ty cần chú ý quản lý và theo dõi thường xuyên các chỉ số này để còn có những biện
pháp ứng phó kịp thời với những tình trạng xấu.
- Trong quá trình quản lý tài sản lưu động cần phải lập thẻ đối với tài sản này để
tránh hao hụt, mất mát tài sản ảnh hưởng tới hoạt động của công ty. Đồng thời công ty
phải thường xuyên kiểm kê, kiểm soát để phát hiện kịp thời những mất mát, sai hỏng
trong nguyên vật liệu ngoại những nguyên vật liệu tồn đọng để từ đó có biện pháp kịp
thời xử lý.
- Công ty cần có kế hoạch sắp xếp lại cơ cấu nguồn vốn lưu động sao cho hợp lý
hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý vốn lưu động được thực hiện dễ dàng
và mang lại hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh năm giải pháp chính nêu trên công ty cũng cần tăng cường thực hiện
một số giải pháp sau để có nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của mình:
- Cải tiến trang thiết bị, cập nhật công nghệ hiện đại để phục vụ quá trình kinh
doanh: Công ty có thể nhập khẩu các máy bào, máy tiện, máy ép từ thị trường nước
ngoài vì công nghệ của họ tiên tiến, giá trị thấp để nâng cao năng suất của máy móc.
3.3 Một số kiến nghị với công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia
Thứ nhất: Cần thực hiện tốt công tác tinh giảm biên chế theo hướng gọn nhẹ,
hiệu quả, sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, xử lý nghiêm các cán bộ vi phạm kỷ
luật, vi phạm quy chế tài chính.
Thứ hai: Tăng cường công tác tự kiểm tra giám sát, kết hợp chặt chẽ giữa đảm
bảo chế độ tài chính của Nhà nước và thực hiện cơ chế khoán chi tiêu nội bộ nhằm
giảm tối đa giá thành sản phẩm, tăng hiệu qủa của hoạt động kinh doanh. Tăng cường
công tác thu hồi nợ giải quyết dứt điểm các khoản nợ đến hạn và nợ quá hạn.
Thứ ba: Đẩy mạnh công tác đào taọ, nâng cao nhận thức và chuyên môn của cán
bộ, công nhân viên cho các doanh nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực thực sự trở thành
một lợi thế cạnh tranh dài hạn cuả các doanh nghiệp.
68
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Phần mở đầu chương 3 đã nêu lên những phương hướng, mục tiêu của Công ty
trong giai đoạn tiếp theo và lấy đó làm căn cứ để đưa ra các giải nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động cho Công ty.
Dưa vào các hạn chế đã nêu ra ở chương 2, các giải pháp được nêu lên ở chương
3 chú trọng tập trung giải quyết từng vấn đề còn tồn đọng. Mỗi giải pháp đều mang
tính cụ thể, thiết thức dễ áp dụng vào thực tế và đem lại hiệu quả cao trong cả việc
nâng cao lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị với Công ty trách nhiệm hữu
hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia để những giải pháp trên đạt hiệu quả cao nhất.
69
KẾT LUẬN
Vốn lưu động có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu
quả vốn lưu động có ý nghĩa quyết định đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động doanh nghiệp cần nâng cao trình độ quản lý
của nhân viên, tay nghề công nhân viên và doanh nghiệp cần phải phối hợp các biện
pháp nhằm nâng cao tình hình quản lý và sử dụng vốn bằng tiền, hàng tồn kho, khoản
phải thu,...
Qua bài nghiên cứu trên, đã cho ta thấy một cách hiểu chi tiết về thế nào là vốn
lưu động cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Kết hợp với việc phân tích thực tế
tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia đã giúp cho
việc nhìn nhận những nguyên nhân về hạn chế sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp
rõ ràng hơn, từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Với những giải pháp đưa ra trong luận
văn, em hy vọng có thể giúp ích giải quyết được một số vấn đề hạn chế của công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên
chuyên đề trên đây của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được
sự góp ý của các thầy cô giúp bài viết của em được hoàn thiện hơn để có thể trở thành
một tài liệu tham khảo có ích trong thực tế.
Em xin chân thành cảm ơn!
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trọng Cơ (2009),Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, nhà xuất
bản Tài Chính, TP. Hà Nội, trang 465 - 490.
2. Nguyễn Đình Kiệm –Bạch Đức Hiển (2008) , Giáo trình tài chính doanh
nghiệp, nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh, trang 243 – 250.
3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tài chính doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, nhà
xuất bản Thống Kê, trang 340 -367
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia (2014), Cáo cáo tài chính
năm 2013, Công ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia, TP. Hà Nội, trang 1-5.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia (2015), Cáo cáo tài chính
năm 2014, Công ty TNHH Mỹ Nghệ Hoàng Gia, TP. Hà Nội, trang 1-5.
6. Mai Thanh Sơn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động, website: http://voer.edu.vn,
http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-luu-dong/7d35b37e, 12/08/2013.
7. Đại Học Thăng Long (2014), Quy cách trình bày luận văn, Đại học Thăng
Long, Hà Nội, trang 1-15.
71
PHỤ LỤC
1. Báo cáo tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia năm 2013.
2. Báo cáo tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia năm 2014.
72
[...]... chương 1 ta đã làm rõ các vấn đề về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động Các vấn đề cơ bản về vốn lưu động bao gồm: khái niệm, đặc điểm, cách thức phân loại và vai trò của vốn lưu động Đưa ra các vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, khóa luận đã đề cập đến thế nào là hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tính thiết yếu của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hơn nữa, khóa luận cũng đã cung... nhà quản trị có thể đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại doanh nghiệp của mình Kết hợp với các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động và giới thiệu một số khinh nghiệm của nhân viên trong doanh nghiệp về việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã nêu ra trong chương một, sẽ làm tiền đề nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mỹ Nghệ. .. vốn lưu động luân chuyển nhịp nhàng, cân đối, tăng tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được đồng vốn lưu động phải bỏ ra, sử dụng ssungs công sụng của các tài sản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó góp phần làm gia tăng doanh thu, gia tăng lợi nhuận cho công ty và đồng thời cũng làm gia. .. dụng vốn lưu động tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia trong chương 2 25 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TÀI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỸ NGHỆ HOÀNG GIA 2.1 Tổng quan về công ty Trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia ra đời theo chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0101762452... Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân [Kết quả chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh thì đem lại được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ] 3 Kết quả chỉ tiêu này càng cao có nghĩa là một đồng vốn lưu động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được số doanh thu lớn, lợi nhuận thu về được gia. .. tiêu này càng cao cho biết doanh nghiệp đã sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, ngược lại chỉ tiêu này này thấp có nghĩa là lợi nhuận trên một đồng vốn là nhỏ Doanh nghiệp được đánh giá là sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay chưa hiệu quả là chỉ tiêu này phản ánh một phần 1.2.3.2 Các chỉ tiêu hỗ trợ đánh giá Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta còn sử dụng một số... vốn lưu động bị dư thừa không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc có tham gia nhưng hiệu quả sinh lợi không cao Từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động Hơn nữa, tỷ trọng vốn lưu động gia tăng, đồng thời cũng làm tỷ trọng vốn cố định giảm sút nghiêm trọng Năm 2014, vốn cố định giảm 5.694.055 nghìn đồng ứng với giảm 26,2% so với năm 2013 Công ty đang quá chú trọng vào việc đầu tư vốn lưu động, ... vốn lưu động lãng phí, không hiệu quả, vốn bị thất thoát, tình trạng thiếu vốn lưu động tại các doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp còn loay hoay, không xác định được cơ cấu vốn của mình đầu tư thừa thãi vào khoản này, nhưng lại thiếu hụt ở khoản kia Làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động. .. sản xuất – kinh doanh cao hay thấp Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển: Vòng quay vốn lưu động trong kỳ (L) Vòng quay vốn lưu động trong kỳ M(kỳ) = Vốn lưu động bình quân Trong... Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghhiệp Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: Mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay không, ... hiệu hiệu sử dụng vốn lưu động tiết kiệm chi phí sử dụng vốn mà lợi nhuận Công ty gia tăng 2.2.3 Hiệu sử dụng vốn lưu động Công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia Hiệu sử dụng vốn lưu động. .. chuyển, nâng cao hiệu sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động giúp doanh nghiệp tiết kiệm đồng vốn lưu động phải bỏ ra, sử dụng ssungs công sụng tài sản nhằm nâng cao. .. thụ hiệu sử dụng đồng vốn không cao Hiệu sử dụng vốn lưu động hiệu đạt mà cần số đồng vốn lưu động để tạo đồng doanh thu bán hàng Hiệu sử dụng vốn lưu động hiệu thu đầu tư thêm vốn lưu động cách