Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH mỹ nghệ hoàng gia (Trang 58)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TÀI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỸ NGHỆ HOÀNG GIA.

2.3.2 Những mặt hạn chế

Tình hình kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây luôn có những khởi sắc nhất định tuy nhiên công ty lại gặp khó khăn trong việc quản lý vốn lưu động. Qua phân tích ở trên ta thấy tại Công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia còn tồn tại những hạn chế sau:

Thứ nhất: Công tác quản lý chi phí của Công ty chưa thực sự hiệu quả, các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp còn tăng nhanh làm lợi nhuận giảm sút một cách đáng kể.

Thứ hai: Tỷ trọng vốn lưu động trong cơ cấu vốn kinh doanh quá cao cũng như lượng tài sản ngắn hạn nhiều dẫn đến dư thừa, lãng phí trong khi kéo theo tỷ trọng vốn cố định thấp, lượng tài sản cố định quá nhỏ không phù hợp với quy mô ngày cành phát triển của công ty.

Thứ ba: trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngày càng giảm làm giảm khả năng tự chủ của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty chỉ sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn mà chưa sử dụng nợ dài hạn làm áp lực thanh toán ngày càng tăng cao.

Thứ tư: Lượng tiền mặt tại quỹ của công ty còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn bằng tiền làm phát sinh thêm chi phí quản lý tiền mà lại không sinh ra lợi nhuận cho Công ty.

Thứ năm: Một lượng vốn lưu động lớn của Công ty đang bị chiếm dụng khi khoản phải thu khách hàng chiếm gần 50% tổng tài sản. Công tác quản lý các khoản phải thu còn thiếu chặt chẽ, lượng phải thu quá hạn vẫn tăng lên. Làm cho vòng quay các khoản phải thu thấp, kỳ thu tiền bình quân của Công ty kéo dài ra rất nhiều, Công

56

ty cần đưa ra những điều khoản cụ thể hơn trong những hợp đồng tiêu thụ để hạn chế được nợ phải thu khó đòi.

Thứ sáu: Lượng hàng tồn kho mặc dù có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho vẫn ở mức thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn.

Thứ bẩy: Một số chỉ tiêu hoạt động còn kém hiệu quả như:

- Hệ số luân chuyển vốn lưu động của công ty giảm mạnh trong năm 2013 và đến 2014 hệ số này đã tăng lên 0,74 nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2012.

- Kỳ luân chuyển vốn lưu động còn dài và năm 2013 còn tăng lên là 647 ngày điều này gây lãng phí nguồn VLĐ

- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động trong 2 năm 2013 và 2014 đều cao hơn so với năm 2012 chứng tỏ một đồng doanh thu sinh ra cần nhiều đồng vốn lưu động hơn. Công ty cần xem xét và có những chính sách để cải thiện tình hình này, tránh việc lãng phí đồng vốn lưu động mà không đạt được doanh thu.

Thứ tám: Hệ số khả năng thanh toán của Công ty đang ở mức khá cao do Công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Công ty cần thay đổi cơ cấu tài sản để vừa đảm bảo khả năng thanh toán, vừa đảm bảo cơ cấu tài sản hợp lý.

=>Tóm lại:

Bất kì một doanh nghiệp nào dù đã đi vào hoạt động kinh doanh được một thời gian dài cũng không tránh khỏi những mặt còn tồn tại, thiếu sót trong quá trình quản lý doanh nghiệp nói chung, cũng như trong công tác quản lý vốn lưu động nói riêng, tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty trách nhiệm hữu hạn mỹ nghệ Hoàng Gia cũng vậy, do một số điều kiện khách quan mang lại kết hợp với một phần yếu tố chủ quan từ phía công ty, công tác quản lý vốn lưu động của công ty không tránh khỏi những tồn tại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH mỹ nghệ hoàng gia (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)