Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH mỹ nghệ hoàng gia (Trang 29)

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TÀI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỸ NGHỆ HOÀNG GIA.

2.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp nhất đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng của doanh nghiệp. Mặc dù những năm gần đây công ty đã gặp không ít khó khăn nhưng với những nỗ lực không ngừng công ty đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Để thấy được điều đó chúng ta đi xem xét và đánh giá khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm trở lại đây.

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn Mỹ Nghệ Hoàng Gia giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 13/12 Chênh lệch 14/13

Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng doanh thu 83.943.674 81.293.623 131.219.145 -2.650.051 -3,2 49.925.522 61,4 Giá vốn hàng bán 71.377.928 63.881.601 90.452.683 -7.496.327 -10,5 26.571.082 41,6 Lợi nhuận gộp 12.565.746 17.412.022 40.766.462 4.846.276 38,6 23.354.440 134,1 Chi phí bán hàng 811.212 851.149 1.533.199 39.937 4,9 682.050 80,1 Chi phí quản lý 12.491.741 8.811.331 19.563.642 -3.680.410 -29,5 10.752.311 122,0 Lợi nhuận sau thuế 160.685 7.648.448 16.916.792 7.487.763 4.659 9.268.344 121,2

28

Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh của công ty ta thấy được nỗ lực vượt qua khó khăn trong giai đoạn khủng hoảng. Cụ thể:

Về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Giai đoạn 2012-2013: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn này có xu hướng giảm sút: Từ 83.943.674 nghìn đồng (năm 2012) xuống chỉ còn 81.293.623 nghìn đồng (năm 2013) tương ứng giảm 3,2%. Doanh thu giảm là dấu hiệu không tốt cho thấy mặt hàng của công ty đang ít thu hút khách hàng hơn, cũng như công chưa thực sự cố gắng trong khâu bán hàng và tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở chỗ: chưa đầu tư nghiên cứu mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, thái độ của nhân viên bán hàng còn nhiều điểm làm khách hàng chưa hài lòng, không muốn quay lại lần thứ hai sau khi mua hàng. Mặt khác, có một số loại hàng hóa do để quá lâu trong kho, có bị hư hỏng do thời tiết nên buộc Công ty phải bán với giá thấp để thu hồi vốn bỏ ra, vừa làm giảm doanh thu, vừa làm giảm hiệu quả sử dụng đồng vốn đã bỏ ra. Sang giai đoạn từ đầu năm2013 đến cuối năm 2014: Đây là giai đoạn đánh dấu bước đột phá của doanh thu khi doanh thu năm 2014 tăng 61,4% so với năm 2013, đạt tới mức 131.219.145 nghìn đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy nỗ lực của Công ty trong công tác tìm kiếm khách hàng và tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, do nhân thấy giai đoạn 2012-2013 doanh thu bị sụt giảm là do một phần mẫu mã sản phẩm của công ty không còn bắt mắt người tiêu dùng nhất là các mẫu bàn ghế, giường, tủ khảm trai không còn hấp dẫn như những năm trước. Sang giai đoạn 2013-2014 công ty đã nỗ lực đổi mới sản phẩm về chất lượng bằng cách sử dụng các loại gỗ lâu năm như gỗ hương, gỗ lim, gỗ trò, các loại sơn bền và màu sắc đẹp hơn, về mẫu mã sản phẩm thì đa dạng, trạm khắc tinh sảo, thu hút được thị hiếu của nhiều người tiêu dùng. Bên cạnh đó hoạt động PR hiệu quả cùng với việc phát triển hệ thống showroom trên địa bàn thành phó Hà Nội cũng góp phần khiến doanh thu bán hàng của Công ty tăng vọt trong giai đoạn này.

Giá vốn hàng bán.

Trong giai đoạn 2012-2013: Doanh thu của doanh nghiệp giảm 3,2% trong khi giá vốn hàng bán giảm 7.496.327 nghìn đồng tương ứng giảm 10,5% so với năm 2012. Như vậy tốc độ giảm của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu, điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý sản xuất của công ty khá tốt. Quá trình sản xuất được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nhập gỗ, đến khâu cắt, xẻ gỗ sau đó đưa vào các xưởng sản xuất. Trong các xưởng sản xuất có quản đốc riêng từng khâu nhằm theo dõi, nhắc

29

nhở công nhân sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, không gây thất thoát gây lãng phí, đội chi phí bán hàng trong giai đoạn khó khăn, hàng hóa khó tiêu thụ.

Giai đoạn 2013-2014: Trong giai đoạn này, doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh trở lại, kéo theo giá vốn hàng bán cũng tăng theo. Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán tăng là chuyện đương nhiên. Doanh thu của doanh nghiệp tăng tới 61,4% và giá vốn hàng bán mới tăng 41,6% sẽ góp phần làm gia tăng thêm một khoản đáng kể lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty thắt chặt các quy định trong xưởng sản xuất, khuyễn khích công nhân gia tăng năng suất và sự khéo léo bằng cách tăng thưởng hàng tháng đồng thời cũng góp phần làm giảm tình trạng mất trộm nguyên vật liệu. Doanh thu tăng, giá vốn hàng bán thấp sẽ góp phần làm cho lợi nhuận tăng, gia tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp của công ty trong giai đoạn 2012-2014 có xu hướng biến động khá tốt. Nhất là trong giai đoạn 2012-2013, doanh thu có giảm, nhưng tốc độ giảm của giá vốn lại lớn hơn doanh thu làm lợi nhuận gộp năm 2013 vẫn cao hơn lợi nhuận gộp của năm 2012 38,6% tương ứng với 4.846.276 nghìn đồng. Sang năm 2014, lợi nhuận gộp tiếp tục tăng nhanh, tăng 134% so với năm 2013. Đây là dấu hiệu ban đầu cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có xu hướng biến động khá tốt vì một số doanh nghiệp cùng ngành trong giai đoạn này đang gặp khó khăn, không bán được hàng.

Chi phí bán hàng.

Giai đoạn 2012-2013: trong giai đoạn này chi phí bán hàng của công ty năm 2013 có xu hướng tăng nhẹ 4,9% so với năm 2012. Trong khi đó, doanh thu của doanh nghiệp vẫn giảm, điều này cho thấy các chính sách quảng cáo, đầu tư tiếp thị của doanh nghiệp chưa hiệu quả: mặc dù Công ty đã chi một khoản chi phí rất lớn để đăng tin quảng cáo trên truyền hình, tham gia các hội chợ triển lãm thương mại, tuyển dụng nhiều nhân viên bán hàng nhưng doanh thu vẫn giảm.

Sang giai đoạn sau 2013-2014: Chi phí bán hàng của công ty giai đoạn này tăng mạnh. Năm 2014 tăng 682.050 nghìn đông tương ứng tăng 80,1% so với năm 2013. Nhưng so với tốc độ tăng của doanh thu, chi phí bán hàng tăng với tốc độ nhanh hơn. Nhưng hoạt động quảng cáo ở giai đoạn này cũng có hiệu quả hơn ở giai đoạn trước vì đã làm gia tăng doanh thu. Công ty có thể xem xét các phương án quảng cáo chi phí

30

nhỏ hơn như: quảng cáo trên báo, đài, phát tờ rơi để giảm thiểu chi phí bán hàng, gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí nằm ngoài khâu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chình vì vậy, nó gần như là cố định so với doanh thu, nhưng ở đây ta thấy:

Giai đoạn 2012-2013: Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 của công ty giảm đến 29% so với năm 2012 nguyên nhân là do ở giai đoạn này các đơn đặt hàng ít đi làm doanh nghiệp thu hẹp quy mô nên buộc doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động trong văn phòng, bán các máy móc không sử dụng đến do lượng công việc ngày càng ít đi. Năm 2011 hàng tháng công ty có trên 50 đơn đặt hàng về bàn ghế học sinh, 70 đơn là bàn ghế, đồ trang trí trong gia đình để xuất khẩu, nhưng sang gia đoạn này thì cả hai mặt hàng trên đều giảm xuống, làm công ty buộc phải cắt giảm chi phí khối quản lý.

Nhưng sang giai đoạn 2013-2014 thì lại tăng nhanh đến 122% so với năm 2013. Nguyên nhân là do Công ty có đầu tư mua thêm một số máy móc về phục vụ trong văn phòng, bên cạnh đó cũng do nhân viên sử dụng không tiết kiệm các khoản điện nước, điện thoại và các văn phòng phẩm. Hơn nữa, do giai đoạn trước công ty đột ngột cắt giảm nhân sự làm mỗi quan hệ giữa công nhân và Công ty không được tốt, dẫn đến khi Công ty cần thêm công nhân để đáp ứng nhu cầu thì rất ít người quay lại, khiễn công ty phải tốn khá nhiều chi phí cho việc tuyển dụng, và đào tạo công nhân. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng giảm thất thường, chứng tỏ công tác quản lý chi phí khối văn phòng của công ty chưa hiệu quả.

Về lợi nhuận.

Năm 2012: Lợi nhuận sau thuế của công ty chỉ đạt mức 160.685 nghìn đồng so với doanh thu là 83.943.674 nghìn đồng thì đây là con số lợi nhuận quá nhỏ. Nguyên nhân là do năm 2012, giá vốn hàng bán của công ty khá cao, bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng rất lớn làm tụt giảm lợi nhuận đi rất nhiều.

Sang giai đoạn 2013-2014: Tình hình lợi nhuận của công ty có dấu hiệu khả quan hơn rất nhiều. Lợi nhuận năm 2013 tăng lên những 4.659% so với năm 2012 và năm 2014 tiếp tục tăng 121% so với năm 2013.Mục đích kinh doanh cuối cùng của các công ty chính là lợi nhuận, khi lợi nhuận gia tăng nhanh chóng như trên là điều rất tốt cho công ty. Khả năng sinh lợi của đồng vốn bỏ ra là khá lớn, đem lại thu nhập cao chủ sở hữu.

31

Từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta nhận thấy công ty đã có nhiều nỗ lực trong công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: đầu tư nghiên cứu đổi mới mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cướng công tác quảng bá hình ảnh đến với người tiêu dùng. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thành tựu về quản lý, kiểm soát chặt chẽ trong khâu sản suất, nâng cao tay nghề của công nhân để giảm lượng sản phẩm hỏng nhằm giảm thiểu giá vốn hàng bán vẫn còn tồn đọng những vấn đề về công tác quản lý chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp làm lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm sút đáng kể ở năm 2012: khi doanh thu đạt 83.943.674 nghìn đồng thì lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 160.685 nghìn đồng (chỉ chiếm 0,19% doanh thu) đây là một con số rất thấp. Nhưng sang giai đoạn 2013-2014, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có nhiều khởi sắc tốt hơn, thể hiện qua sự gia tăng của lợi nhuận trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH mỹ nghệ hoàng gia (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)