Giải pháp chung cho công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH mỹ nghệ hoàng gia (Trang 64)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƢU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠNMỸ NGHỆ HOÀNG GIA

3.2.1 Giải pháp chung cho công ty.

Nâng cao năng lực quản lý và công nhân viên trong công ty.

Như ta đã biết trình độ nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu hiện nay cảu các công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta cần chú ý đầu tiên đó là trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ của từng nhà quản lý, nhân viên, công nhân trong công ty.

Do vậy, Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn của họ bằng việc:

- Từ khâu tuyển dụng, cần tuyển dụng một cách chặt chẽ, đưa ra các tiêu chuẩn: tay nghê, bậc thợ, số năm kinh nghiệm trong ngành thủ công mỹ nghệ và yêu cầu cụ thể đối với mỗi vị trí trong Công ty như: đối với công nhân sản xuất bình thường có bậc thợ từ 2/7-3/7, đối với công nhân sản xuất hàng xuất khẩu thì yêu cầu tối thiểu bậc thợ phải là 5/7 để đáp ứng yêu cầu của khách nước ngoài. Từ đó tiến hành tuyển dụng nhân viên phù hợp nhất.

- Mời các nghệ nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực thủ công, mỹ nghệ về Công ty mở các khóa đào tạo tay nghề cho công nhân, để họ nâng cao trình độ làm việc, giảm bớt các sản phẩm lỗi không thể tiêu thụ, chất lượng sản phẩm cao hơn, hấp dẫn người tiêu dùng hơn. Sau quá trình đào tạo, tổ chức thi lên tay nghề cho công nhân để khuyến khích họ nâng cao tay nghề của chính bản thân, cống hiến thêm cho Công ty.

- Thực hiện chính sách đãi ngộ tốt để thu hút nhân viên, ví dụ như: mua bảo hiểm cho những nhân viên, tăng cường các bữa ăn ca khi phải làm thêm giờ, tăng lương làm ngoài giờ, tổ chức các buổi tham quan cho công nhân và gia đình của họ vào mùa hè để công nhân cảm thấy gắn bó với công ty.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thực chất là làm tăng tỷ lệ doanh thu phát sinh trên vốn, tức là tăng hiệu quả sử dụng vốn. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là: Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm ra toàn Miền Bắc, gia tăng số lượng các đại lý phân phối và hệ thống bán lẻ trên toàn quốc, liên kết với các đại lý bán hàng nội thất để ký gửi sản phẩm của Công ty. Tiếp tục thực hiện các chiến dịch marketing: đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, có thái độ hòa nhã với khách hàng, tăng cường các khoản chiết khấu để gia tăng số lượng sản phẩm khi mua của khách hàng. Thay đổi

62

phương pháp thanh toán, sử dụng chuyển khoản ngân hàng để tạo thuận tiện trong thanh toán. Thiết kế các mẫu sản phẩm, kiểu dáng màu sắc theo xu hướng của người tiêu dung để thu hút sự chú ý đối với hàng hóa của công ty. Áp dụng các hình thức bán hàng trả sau với các mặt hàng có giá trị lớn, vừa gia tăng doanh thu vừa giữ được mối làm ăn với đối tác.

Tổ chức tốt công tác kế toán, thống kê

Các thủ kế toán, thủ kho tiến hành thống kê, theo dõi thường xuyên lượng hàng còn tồn đọng trong kho để xác định sản lượng sản xuất một cách chính xác. Cũng như tránh tình trạng mất mát, thất thoát tài sản của doanh nghiệp.

Kế toán của công ty phải tính toán số lượng các đơn đặt hàng trong tháng, sau đó tiến hành nhập kho lượng nguyên vật liệu và hàng hóa đủ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dung trong kỳ tiếp theo.

Hàng ngày các thủ quỹ phải trực tiếp có mặt để theo dõi hàng hóa ra vào kho như thế nào, và sắp xếp hàng hóa dễ tìm cho các lần xuất nhập sau tránh tính trạng nhầm lẫn, nhập sai mặt hàng cần thiết.

Nhờ đó, doanh nghiệp có thể đề ra các giải pháp đúng đắn để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi.

Về công tác nghiên cứu thị trường.

Tăng cường công tác nghiên cứu tìm hiểu thị trường bằng cách cử nhân viên đi khảo sát các cửa hàng phân phối trong và ngoài địa bàn hoạt động của Công ty để nắm được tình hình tiêu thụ sản phẩm cũng như thị hiếu của khách hàng trong giai đoạn gần đây.

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường tiến hành phân tích và đánh giá kết quả, từ đó đưa ra được xu hướng tiêu dùng hiện nay, đề xuất với các đội nhóm sản xuất để tiến hành sản xuất sản phẩm thu hút được nhiều khách hàng.

3.2.2.Giải pháp cụ thể

Thứ nhất: Nâng cao công các quản lý chi phí trong khâu bán hàng và trong khối văn phòng. Cần xem xét chiến lược quảng cáo: quảng cáo trên tivi, quảng cáo tại hội chợ thương mại, phát tờ rơi, in ấn banner, thuê thêm nhân viên bán hàng… chương trình nào thực sự đem lại hiệu quả thì tiếp tục thực hiện, nếu không hiệu quả thì cắt bớt. Dán các giấy nhắc nhở tắt điện ở cửa ra vào, gần ngay chỗ nhân viên ngồi để nhắc nhở nhân viên trong khu vực văn phòng tiết kiệm chi phí điện thoại, điện nước, có thể

63

tổ chức thi đua giữa các phòng ban về công tác thi đua tiết kiệm giữa các phòng bạn trong công ty.

Thứ hai: Dựa vào các chỉ tiêu trung bình ngành xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, đối với ngành sản xuất thương mại thì cơ cấu vốn lưu động thường chiếm từ 55-65% trong tổng cơ cấu vốn. Ngoài ra, còn phải phụ thuộc vào số đơn hàng cần sản xuất để dự trữ lượng tiền mặt, nguyên vật liệu cần thiết tránh đầu tư quá nhiều vào tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản tín dụng của khách hàng vì sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn mà hiệu quả không cao. Bên cạnh đó cần phải chú trọng, bổ sung thêm các máy móc hiện đại nhằm phục vụ công tác sản xuất, đảm bảo tiến độ các đơn hàng của khách hàng.

Thứ ba: Vì tỷ lệ vốn chủ đang ngày càng giảm giảm xút Công ty có thể xem xét các phương án tài trợ nhu cầu vốn bằng cách sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư. Năm 2014 lợi nhuận sau thuế là 16.916.792 nghìn đồng sau khi trích lập các quỹ dự phòng, Công ty nên giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư cho năm tiếp theo giảm chi phí sử dụng vốn và tạo tính chủ động trong việc sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty cũng cần gia tăng vốn góp của chủ sở hữu, hoặc sử dụng nợ vay dài hạn bằng cách vay thêm vốn từ ngân hàng, hoặc tiến hành chuyển đổi hình thức công ty sang Công ty Cổ phần nhằm thu hút vốn đầu tư hơn nữa.

Thứ tư: Phải xây dựng kế hoạch quản lý vốn bằng tiền thường xuyên chặt chẽ, xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý.

Vốn bằng tiền của Công ty đang tăng qua các năm. Như vậy lượng tiền mặt tại công ty đang tăng khá nhanh cho thấy lượng tiền dự trữ trong công ty là lớn. Điều này sẽ giúp cho công ty có thể thanh toán nhanh những khoản nợ đến hạn ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu mua hàng, trả lương cho công nhân viên nhưng nếu để tiền quá nhiều tại quỹ sẽ mất chi phí giữ tiền và mất công bảo quản.

Công ty có thể dự báo luồng tiền ra vào bằng cách lập kế hoạch ngân quỹ, xác định cụ thể lượng tiền cần có để duy trì hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, Công ty cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản thu chi, đặc biệt đối với các khoản thu chi tiền mặt để tránh bị mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp cho mục đích cá nhân bằng cách chỉ chi cho các hoạt động có hóa đơn hợp lệ và hợp lý.

Công ty phải xây dựng các nội quy, quy chế và quản lý các khoản thu chi bằng cách:

- Dự báo và lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp công ty thấy trước được khả năng thu và nhu cầu chi tiêu của công ty trong từng thời kỳ.

64

Phải có sự quy định về trách nhiệm rõ ràng giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán. Nếu như có bất kỳ sai sót gì thì phải quy định trách nhiệm rõ ràng cho từng người và có biện pháp kỉ luật chặt chẽ.

- Hạn chế thu chi các khoản bằng tiền mặt nhằm tránh những thất thoát không đáng có. Đối với các nghiệp vụ có thể thanh toán bằng chuyển khoản thì Công ty nên chuyển khoản đảm bảo an toàn thanh toán.

- Việc trả lương, tạm ứng...cần thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ. Mỗi ngày cần kiểm kê số tiền tồn quỹ và đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán.

Thứ 5:Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu.

Trong 3 năm trở lại đây, lượng vốn lưu động của công ty bị chiếm dụng khá lớn và tăng so với năm 2012. Do vậy công ty nên đưa ra một giải pháp toàn diện từ chính sách, hệ thống, con người, công cụ hỗ trợ đến kỹ năng, quy trình thu nợ.

Để nâng cao việc sử dụng vốn lưu động đầu tư vào khoản phải thu công ty cần quản lý khoản phải thu sao cho có hiệu quả nhất. Trước tiên, công ty cần đánh giá khách hàng của mình bằng cách:

Xuống tận nơi để xem xét tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đối tác. Kiểm tra các bảo cáo tài chính của đối tác nếu có thể để đánh giá chính xác hơn về năng lực tài chính của đối tác đó.

Việc đánh giá khả năng tài chính của đối tác công ty có thể sử dụng phương pháp phán đoán hoặc phương pháp thống kê. Phương pháp phán đoán là dựa vào các tiêu chuẩn tín dụng như tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn, thế chấp, điều kiện kinh tế để xem xét năng lực tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng. Còn phương pháp thống kê là dựa trên những số liệu thu thập được về khách hàng để đánh giá khách hàng.

Cần phải xem xét phẩm chất, tư cách của khách hàng, đối tác. Xem xét các hợp đồng đã ký trước đây với công ty để đánh giá việc trả nợ và thực hiện hợp đồng của khách hàng.

Bên cạnh việc phân loại khách hàng và có những chính sách bán chịu riêng đối với từng nhóm khách hàng thì công ty cũng cần phải thực hiện một số công việc sau để quản lý tốt khoản phải thu của mình:

- Đối với dự án mua bán chịu với đối tác công ty cần phải xem xét đánh giá về thu nhập và chi phí tăng thêm để từ đó đưa ra quyết định có nên mua bán chịu hay không. Đây chính là việc xem xét NPV hoặc IRR của dòng tiền dự án, dựa vào đó mà cân nhắc có nên thực hiện việc mua bán chịu hay không.

65

- Về việc kiểm soát các khoản phải thu, Công ty cần thường xuyên kiểm soát khoản phải thu về mọi mặt như: về hình thức thanh toán, về thời gian của từng khoản phải thu, số dư khoản phải thu,...để từ đó xác lập kế hoạch thu hồi các khoản phải thu.

- Thường xuyên theo dõi kỳ thu tiền bình quân để trên cơ sở đó có thể thay đổi các chính sách tín dụng thương mại kịp thời.

- Xây dựng chính sách thu hồi nợ để hạn chế việc các khoản nợ đến hạn mà chưa thu được tiền. Áp dụng các chính sách thu hồi các khoản phải thu thích hợp.

- Dàn xếp, thương lượng với các đối tác cung cấp hàng hóa để đạt mức ưu đãi nhất về khoản tiền trả trước cho người bán từ đó giảm thiểu được khoản tiền này trong khoản phải thu.

Thứ sáu: Cần tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm, giải phóng hàng tồn kho.

Dự trữ hợp lý hàng tồn kho có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là một doanh nghiệp, nó đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục mà không gây ứ đọng, đồng thời giảm thiểu chi phí do việc lưu trữ, đặt hàng. Thực tế, hàng tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động thì cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho. Sau đây là một số đề xuất chủ yếu:

- Trước hết, công ty cần cân nhắc đến việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Để có thể xác định được cụ thể số tiền phải trích lập dự phòng, công ty cần có những thông tin xác đáng về chủng loại, số lượng, tỷ lệ loại hàng hóa, thành phẩm có khả năng bị hư hỏng, giảm giá trịvà bằng chứng chứng minh được giá trị thuần có thể thực hiện được của loại nguyên liệu ấy thấp hơn so với giá gốc của nguyên vật liệu đó. - Lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với từng loại hàng hóa để tránh bị tổn thất khi vận chuyển. Ngoài ra, còn tổ chức tốt việc bảo quản nguyên vật liệu, hàng hóa để tránh thất thoát cũng như giảm chất lượng của sản phẩm.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình lượng hàng tồn kho, báo cáo cho nhà quản trị để có phương pháp xử lý kịp thời.

- Nghiên cứu thị trường để dự báo và điều chỉnh lượng hàng hóa tồn kho cho phù hợp và sao cho có lợi nhất cho công ty.

Thứ bẩy: Xây dựng cấu vốn kinh doanh hợp lý, giảm tỷ trọng vốn lưu động bằng cách xác định các nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.

- Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.

- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để tài

66

trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Khi lập kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

Cụ thể, công ty có thể xác định nhu cầu vốn lưu động theo cách sau:

Nhu cầu vốn lưu động =

Mức dự trữ hàng tốn

kho

+ Khoản phải thu từ khách hàng -

Khoản phải trả nhà cung cấp và các khoản nợ phải trả khác có tính chu kỳ

 Năm 2014 số dư bình quân các khoản vốn như sau: Hàng tồn kho bình quân = 45.705.732,5 nghìn đồng Nợ phải thu bình quân = 91.542.418 nghìn đồng Nợ phải trả bình quân = 44.599.419,5 nghìn đồng

- Xác định tỷ lệ các khoản vốn so với doanh thu tiêu thụ và tỷ lệ nhu cầu so với doanh thu tiêu thụ (doanh thu thuần tiêu thụ năm 2014 là: 131.219.145 nghìn đồng)

+ Tỷ lệ hàng tồn kho so với doanh thu thuần: 45.705.732,5

= 0,35 131.219.145

+ Tỷ lệ nợ phải thu so với doanh thu thuần: 91.542.418

= 0,7 131.219.145

+ Tỷ lệ nợ phải trả so với doanh thu thuần:

 Xác định tỷ lệ nhu cầu VLĐ so với doanh thu tiêu thụ:

0,35+0,7-0,34 = 0,71

Năm 2014 công ty dự kiến doanh thu thuần là 241.150.000 nghìn đồng=>Như vậy công ty đã xác định nhu cầu VLĐ thường xuyên năm 2014 như sau:

Nhu cầu vốn lưu động = 241.150.000x0,71= 170.226.629 nghìn đồng

44.599.419,5

= 0,34 131.219.145

67

Với nhu cầu vốn lưu động tăng thêm 6.645.436,14 nghìn đồng, doanh nghiệp cần có kế hoạch chi tiết để tìm đủ nguồn vốn cho năm tới có thể bằng cách: sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư, sử dụng vốn chủ sở hữu, tiếp tục chiếm dụng vốn của

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH mỹ nghệ hoàng gia (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)