1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh

111 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ BỘ MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LONG SINH GVHD: Th.S Hoàng Thu Thủy SVTH: Nguyễn Thanh Hải MSSV: 53130417 Khánh Hòa: tháng 6/2015 i LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế đã hết lòng tận tụy truyền đạt những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu về kinh tế cũng như những lĩnh vực khác trong cuộc sống, giúp chúng em có được hành trang vững chắc trước khi bước vào đời. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Hoàng Thu Thủy – người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt đề tài này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể nhân viên, các phòng ban của Công ty TNHH Long Sinh đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại Công ty. Em cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn đến chị Đoàn Ngọc Linh – Trưởng Phòng Tổ chức hành chính của Công ty, đã giúp đỡ và giới thiệu để em có đầy đủ số liệu, thông tin hoàn thành đề tài này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và quý Công ty đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Nha trang, tháng 6 năm 2015 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thanh Hải ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Đề tài “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh” nghiên cứu, tìm hiểu về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Từ đó, áp dụng vào thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Long Sinh để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường, đồng thời đưa ra một số giải pháp để Công ty có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Để xác định được khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh, tác giả thông qua việc đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài và bên trong Công ty để có thể đưa ra những nhận định khách quan, chính xác nhất. Các yếu tố môi trường bên ngoài được chia thành: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Môi trường vĩ mô bao gồm: (1) Môi trường kinh tế; (2) Môi trường chính trị - pháp luật; (3) Môi trường tự nhiên; (4) Môi trường văn hóa – xã hội; (5) Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ. Đối với môi trường vi mô được xây dựng dựa trên mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter, bao gồm: (1) Đối thủ cạnh tranh; (2) Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; (3) Những sản phẩm thay thế; (4) Khách hàng; (5) Nhà cung cấp. Sau khi đã đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, thông qua việc sử dụng công cụ phân tích là ma trận EFE để đưa ra những yếu tố trở thành cơ hội và nguy cơ cũng như đánh giá phản ứng của Công ty đối với các yếu tố trên là tốt hay không tốt. Kết quả phân tích trong bài cho thấy Công ty TNHH Long Sinh phản ứng khá tốt với các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong Công ty được đánh giá và so sánh với đối thủ cạnh tranh bao gồm: (1) Năng lực tài chính; (2) Thị phần của Công ty; (3) Tính đa dạng sản phẩm; (4) Năng lực công nghệ; (5) Tình hình nhân sự. Thông qua việc đánh giá, so sánh và sử dụng công cụ phân tích là ma trận IFE, tác giả đưa ra những điểm mạnh và điểm yếu hiện tại của Công ty TNHH Long Sinh so với một số đối thủ cạnh tranh trong ngành. Sau khi đã phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của Công ty TNHH Long Sinh, tác giả thành lập ma trận SWOT để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. Ma trận SWOT được thành lập dựa trên cơ sở những yếu tố cơ hội, nguy cơ đã được đưa ra từ ma trận EFE cùng với những điểm mạnh, điểm yếu được nêu ra nhờ ma trận IFE. Cùng với việc đánh giá môi trường kinh iii doanh trong tương lai của các sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh, những giải pháp tác giả đã đưa ra là: (1) Nâng cao chất lượng phòng Marketing; (2) Nâng cao trình độ người lao động, đưa ra những chính sách khuyến khích, khen thưởng để giữ chân nhân viên; (3) Đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị; (4) Giải quyết vấn đề hàng tồn kho. Từ những giải pháp đã đưa ra, tác giả nêu lên một số kiến nghị đối với Công ty cũng như với các cơ quan chức năng, với mong muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong thời kì hội nhập, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i TÓM TẮT KHÓA LUẬN ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ......................................................................................... ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................................... x PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH .......................................................................................................................... 3 1.1 Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh .......................................... 3 1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh ................................................................................................ 3 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ............................................................................................. 3 1.1.1.2. Các loại hình cạnh tranh ........................................................................................ 4 1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh ............................................................................................ 6 1.1.1.4. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu ............................................................................. 7 1.1.2. Khả năng cạnh tranh.................................................................................................. 11 1.1.2.1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh ........................................................................ 11 1.1.2.2. Các cấp độ của khả năng cạnh tranh .................................................................... 12 1.1.2.3. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh ........................................................... 12 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ........................ 13 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................................. 13 1.1.3.2. Môi trường vi mô .................................................................................................. 15 1.1.3.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp (Nhân tố chủ quan)....................................... 19 1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp ............................. 21 1.1.4.1. Thị phần ............................................................................................................... 21 1.1.4.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận .............................................................................. 22 1.1.4.4. Năng suất lao động ............................................................................................... 23 1.1.4.5. Uy tín của doanh nghiệp ....................................................................................... 23 1.1.4.6. Năng lực quản trị.................................................................................................. 24 1.2 Các công cụ phân tích khả năng cạnh tranh .................................................................... 24 1.2.1 Ma trận EFE ............................................................................................................... 24 1.2.2. Ma trận IFE ............................................................................................................... 25 1.2.3. Ma trận SWOT ........................................................................................................... 26 v CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LONG SINH TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 ................................................................... 27 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Long Sinh .......................................................................... 27 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................ 27 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty TNHH Long Sinh ............................................... 29 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Long Sinh ............................................ 29 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận ....................................... 30 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH Long Sinh.............................................. 34 2.2 Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh và tình hình cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014 .................................................................................. 35 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012 -2014 .................. 35 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh... 38 2.2.2.1. Môi trường vĩ mô .................................................................................................. 38 2.2.2.2. Môi trường vi mô .................................................................................................. 44 2.2.2.3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) ..................... 49 2.2.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh................................. 51 2.2.3.1. Các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty ............................................................ 51 2.2.3.2. Năng lực tài chính của Công ty TNHH Long Sinh ................................................. 53 2.2.3.3. Thị phần ............................................................................................................... 59 2.2.3.4. Tính đa dạng của sản phẩm .................................................................................. 61 2.3.3.5. Năng lực công nghệ .............................................................................................. 64 2.3.3.6. Hoạt động nhân sự của Công ty ............................................................................ 65 2.2.3.7. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) ......................................... 72 2.2.4. Những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế của Công ty TNHH Long Sinh ...................................................................................................................................... 73 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được .................................................................................... 73 2.2.4.2. Những mặt còn hạn chế ........................................................................................ 74 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LONG SINH TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................... 75 3.1 Môi trường kinh doanh một số sản phẩm chủ lực của Công ty trong tương lai ............. 75 3.1.1. Thuốc TYTS, Thức ăn thủy sản ................................................................................. 75 3.1.2. Phân bón .................................................................................................................... 76 3.2 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới .............................................. 77 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng canh tranh của Công ty TNHH Long Sinh ........... 78 3.3.1. Ma trận SWOT ........................................................................................................... 78 vi 3.3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh ..... 81 3.3.2.1. Nâng cao chất lượng phòng Marketing ................................................................. 81 3.3.2.2. Nâng cao trình độ người lao động, đưa chính sách khuyến khích, khen thưởng đển giữ chân nhân viên...................................................................................................... 85 3.3.2.3. Đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị .................................................................. 87 3.3.2.4. Giải quyết vấn đề hàng tồn kho ............................................................................. 88 3.3.3. Kiến nghị .................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 92 PHỤ LỤC A ............................................................................................................................ 93 PHỤ LỤC B............................................................................................................................. 97 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) ..................................................................................................................................... 25 Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) ..................................................................................................................................... 26 Bảng 2.1: Kết quả HĐKD của Công ty TNHH Long Sinh từ năm 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 37 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng, năm 2005 – 2014 ..................................................................................................................................... 38 Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài của Công ty TNHH Long Sinh ..................................................................................................................................... 50 Bảng 2.4: Nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh từ năm 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 53 Bảng 2.5: Nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh và các đối thủ cạnh tranh trong giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 54 Bảng 2.6: Các chỉ số khả năng sinh lời của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 55 Bảng 2.7: Các tỷ số thanh toán của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 57 viii Bảng 2.8: Doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ cạnh tranh ..................................................................................................................................... 59 Bảng 2.9: Thị phần tương đối của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ cạnh tranh năm từ 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 60 Bảng 2.10: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Long Sinh ..................................................................................................................................... 61 Bảng 2.11: Danh mục sản phẩm của Công ty Bio-Pharmachemie ..................................................................................................................................... 62 Bảng 2.12: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Sitto Việt Nam ..................................................................................................................................... 62 Bảng 2.13: Thống kê máy móc thiết bị của Công ty TNHH Long Sinh từ năm 2006 – năm 2014 ..................................................................................................................................... 64 Bảng 2.14: Kết cấu lao động của Công ty TNHH Long Sinh từ 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 66 Bảng 2.15: Năng suất lao động bình quân của Công ty TNHH Long Sinh với đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2012 – 2014 ................................................................................. 71 Bảng 2.16: Chênh lệch năng suất lao động bình quân của Công ty TNHH Long Sinh so với đối thủ cạnh tranh ................................................................................................... 71 Bảng 2.17: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) của Công ty TNHH Long Sinh ......................................................................................................... 72 Bảng 3.1: Ma trận SWOT ............................................................................................. 79 ix DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: thống Hệ kênh phân trong phối các doanh nghiệp ..................................................................................................................................... 9 Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal E. Porter ..................................................................................................................................... 16 Hình 1.3: Ma SWOT trận ..................................................................................................................................... 27 Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Long Sinh ..................................................................................................................................... 31 Hình 2.2: Biểu đồ nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ cạnh tranh năm từ 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 54 Hình 2.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh so cới các đối thủ cạnh tranh từ năm 2012 – 2014 ..................................................................................................................................... 60 x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TNHH: trách nhiệm hữu hạn. SXKD: sản xuất kinh doanh. UBND: ủy ban nhân dân. KCN: khu công nghệp. TTYTS: thuốc thú y thủy sản. PBLSH: phân bón lá sinh học. KCS: kiểm tra chất lượng sản phẩm. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thực tiễn kinh doanh hiện nay cho thấy, trong nền kinh tế thị trường việc các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong sự canh tranh gay gắt là điều tất yếu. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và giá bán hàng hoá. Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình hoạt động của sản xuất kinh doanh. Công ty TNHH Long Sinh kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với số lượng mặt hàng cũng khá đa dạng. Thị trường của Công ty không chỉ rộng khắp cả nước mà còn bao phủ ra một số nước trong châu lục. Do đó, Công ty luôn gặp sự cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ từ những công ty khác cả trong và ngoài nước. Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là một vấn đề thiết yếu để Công ty tiếp tục duy trì và phát triển ổn định, lâu dài. Vì vậy, nhằm đánh giá đúng thực trạng, thách thức, cơ hội cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty TNHH Long Sinh để từ đó đề xuất những biện pháp và kiến nghị có tính khả thi để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh, em đã tiến hành thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh” làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, cá nhân em hy vọng hoàn thành đề tài này có thể đóng góp một số giải pháp hữu ích cho Công ty TNHH Long Sinh trong công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Đưa ra một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 - Đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Long Sinh trong thời gian qua (kết quả, hiệu quả kinh doanh) - Phân tích khả năng cạnh tranh của các mặt hàng của Công ty so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh - Nêu các biện pháp giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường dựa trên cơ sở mục tiêu, phương hướng của Công ty; điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực của Công ty. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh - Phạm vi nghiên cứu: So sánh giữa Công ty TNHH Long Sinh với một số công ty là đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trên thị trường cả nước trong giai đoạn 2012 – 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu kể trên thì em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp quan sát khoa học - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm (để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty) - Phương pháp phân tích tổng hợp lí thuyết 5. Kết cấu của khóa luận Gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2011 – 2013 3 - Đánh giá khái quát về Công ty. Kết quả và hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2012-1014 - Phân tích khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty Chương 3: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, trong bài khóa luận này thuật ngữ “cạnh tranh” được tiếp cận dưới góc độ lĩnh vực kinh tế. Cạnh tranh chỉ có thể xuất hiện, tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi cung – cầu, giá cả là những nhân tố cơ bản của thị trường. Theo Các-Mác (1978): “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Có thể thấy ở đây, Các-Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mà đặc trưng của chế độ này là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên theo quan điểm này thì cạnh tranh có nguồn gốc từ góc độ tiêu cực. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Cũng vì vậy mà đã có rất nhiều những định nghĩa khác về cạnh tranh xuất hiện: Theo Michael Porter (1980): “Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. 4 Theo từ điển kinh doanh (1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế, OCED (1999): “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp, quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Từ đó có thể thấy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Như vậy, cạnh tranh được hiểu và được khái quát một cách chung nhất đó là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh với nhau dựa trên những chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất nhằm đạt được những điều kiện sản xuất và tiêu thụ có lợi nhất, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển. 1.1.1.2. Các loại hình cạnh tranh Việc phân loại cạnh tranh giúp các nhà sản xuất biết được nên sử dụng hình thức cạnh tranh nào để thích ứng với thị trường, đối tượng hoặc hoàn cảnh cụ thể nào để có thể xác lập được các yếu tố cạnh tranh cho mình.  Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường: Chia làm ba loại - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt, cả hai bên đều muốn tối đa hoá lợi ích của mình. Người bán muốn bán với giá cao nhất có thể, còn người mua muốn mua với giá rẻ nhất nhưng chất lượng vẫn không thay đổi. Tuy vậy, mức giá vẫn là sự thoả thuận mang lại lợi ích của cả hai bên. - Cạnh tranh giữa người mua và người mua: là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu, khi trên thị trường mức cung nhỏ hơn mức cầu. Lúc này hàng hoá trên thị trường sẽ khan hiếm, người mua để có thể đạt được nhu cầu mong muốn của mình họ sẽ sẵn sàng mua với mức giá cao hơn do vậy mức độ cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn giữa những người mua, kết quả là giá cả hàng hoá sẽ tăng lên, những người bán sẽ thu được lợi nhuận lớn trong khi những người mua bị thiệt thòi cả về giá và chất lượng, nhưng trong 5 trường hợp này chủ yếu chỉ tồn tại ở nền kinh tế bao cấp và khi diễn ra hoạt động bán đấu giá một loại hàng hoá nào đó. - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất khi mà trong nền kinh tế thị trường sức cung lớn hơn cầu rất nhiều, khách hàng được coi là thượng đế của người bán, là nhân tố có vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn ganh đua, loại trừ nhau để giành giật những ưu thế và lợi thế cho mình.  Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Chia làm hai loại - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đó. Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau. Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường. Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ thể doanh nghiệp trong các ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Trong quá trình cạnh tranh này, các doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận. Sự điều chuyển tự nhiên theo tiếng gọi của lợi nhuận này sau một thời gian nhất định sẽ hình thành nên một sự phân phối vốn hợp lý giữa các ngành sản xuất, để rồi kết quả cuối cùng là các chủ doanh nghiệp đầu tư ở các ngành khác nhau với số vốn như nhau thì cũng chỉ thu được lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành.  Căn cứ theo tính chất và mức độ cạnh tranh: Chia làm ba loại - Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ. Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành. Vì vậy một hãng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo không có lý do gì để bán rẻ hơn mức giá thị trường. Hơn nữa sẽ không tăng giá của mình lên cao hơn giá thị trường vì nếu thế thì hãng sẽ chẳng bán được gì. Nhóm người tham gia vào thị trường này chỉ có cách là thích ứng với mức giá bởi vì cung cầu trên thị trường được tự do hình thành, giá cả theo thị 6 trường quyết định, tức là ở mức số cầu thu hút được tất cả số cung có thể cung cấp. Đối với thị trường cạnh tranh hoàn hảo sẽ không có hiện tượng cung cầu giả tạo, không bị hạn chế bởi biện pháp hành chính nhà nước. Vì vậy trong thị trường này giá cả thị trường sẽ dần tiến tới mức chi phí sản xuất. - Cạnh tranh không hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh phổ biến trên thị trường mà ở đó doanh nghiệp nào có đủ sức mạnh có thể chi phối được giá cả của sản phẩm thông qua hình thức quảng cáo, khuyến mại các dịch vụ trong và sau khi bán hàng. Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh mà phần lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi loại sản phẩm mang nhãn hiệu và đặc tính khác nhau dù xem xét chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể nhưng mức giá mặc định cao hơn rất nhiều. - Cạnh tranh độc quyền: Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một số người bán một số sản phẩm thuần nhất hoặc nhiều người bán một loại sản phẩm không đồng nhất. Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ số lượng sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường. Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền, ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả. Họ có thể định giá cao hơn tuỳ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng sản phẩm, sao cho cuối cùng họ thu được lợi nhuận tối đa. Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá của nhà độc quyền. Trong thực tế có thể có tình trạng độc quyền xảy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền hoặc các nhà độc quyền liên kết với nhau. Độc quyền gây trở ngại cho sự phát triển sản xuất và làm phương hại đến người tiêu dùng. Vì vậy ở mỗi nước cần có luật chống độc quyền nhằm chống lại sự liên minh độc quyền giữa các nhà kinh doanh. 1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Cội nguồn của sự cạnh tranh là sự tự do trong sản xuất kinh doanh, đa dạng kiểu dáng, nhiều thành phần kinh tế, nhiều người hoạt động sản xuất kinh doanh. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích. Chạy đua về mặt kinh tế phải luôn luôn ở phía trước để tránh những trận đòn của 7 người chạy phía sau, và không phải chỉ để thắng một trận tuyến giữa các đối thủ mà là để thắng trên hai trận tuyến. Đó là cạnh tranh giữa những người mua với người bán và cạnh tranh giữa những người bán với nhau. Do vậy, cạnh tranh không chỉ có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường mà còn có ý nghĩa to lớn đối với người tiêu dùng và toàn xã hội. - Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh (cải tiến thiết bị công nghệ, sử dụng nguồn tài nguyên một cách tối ưu...), ảnh hưởng đến uy tín, quyết định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. - Đối với người tiêu dùng, cạnh tranh giúp họ thoả mãn nhu cầu về hàng hoá dịch vụ, chất lượng sản phẩm ngày càng cao cùng mức giá phù hợp với khả năng của họ. - Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để giải phóng lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất xã hội. Đó cũng là điều kiện để xoá bỏ độc quyền bất hợp lý, xoá bỏ bất bình đẳng trong kinh doanh, phát huy tính tháo vát và óc sáng tạo của các nhà quản lý doanh nghiệp, gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng đời sống xã hội, phát triển nền văn minh nhân loại. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận mặt tiêu cực của cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực. Vì bị cuốn hút bởi các mục tiêu hạ giá thành, tăng lợi nhuận..., các doanh nghiệp đã không chịu bỏ ra chi phí cho việc xử lý các chất thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác. Ngoài ra, cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn đến độc quyền ... Để khắc phục được những tiêu cực đó thì vai trò của Nhà nước là hết sức quan trọng. 1.1.1.4. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu  Giá cả Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá của cơ chế thị trường. Giá cả là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau: 8 - Các yếu tố kiểm soát được: Đó là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lưu thông, chi phí yểm trợ và tiếp xúc bán hàng. - Các yếu tố không thể kiểm soát được : Đó là quan hệ cung cầu trên thị trường, cạnh tranh trên thị trường, sự điều tiết của Nhà nước. Các chính sách định giá: - Chính sách giá thấp : Là chính sách định giá thấp hơn thị trường để thu hút khách hàng về phía mình. Chính sách này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực vốn lớn, phải tính toán chắc chắn và đầy đủ mọi tình huống rủi ro có thể xẩy ra đối với doanh nghiệp khi áp dụng chính sách giá này. - Chính sách giá cao : Là chính sách định giá cao hơn giá thị trường hàng hoá. Chính sách này áp dụng cho các doanh nghiệp có sản phẩm độc quyền hay dịch vụ độc quyền không bị cạnh tranh. - Chính sách giá phân biệt : Nếu các đối thủ cạnh tranh chưa có mức giá phân biệt thì cũng là một thứ vũ khí cạnh tranh không kém phần lợi hại của doanh nghiệp. Chính sách giá phân biệt của doanh nghiệp được thể hiện là với cùng một loại sản phẩm nhưng có nhiều mức giá khác nhau và mức giá đó được phân biệt theo các tiêu thức khác nhau. - Chính sách phá giá : Giá bán thấp hơn giá thị trường thậm chí thấp hơn giá thành. Doanh nghiệp dùng vũ khí giá làm công cụ cạnh tranh để đánh bật đối thủ ra khỏi thị trường. Nhưng bên cạnh vũ khí này doanh nghiệp phải mạnh về tiềm lực tài chính, về khoa học công nghệ, và uy tín của sản phẩm trên thị trường. Việc bán phá giá chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định mà chỉ có thể loại bỏ được đối thủ nhỏ mà khó loại bỏ được đối thủ lớn.  Chất lượng và đặc tính sản phẩm Nếu lựa chọn sản phẩm là công cụ cạnh tranh thì phải tập trung vào giải quyết toàn bộ chiến lược sản phẩm, làm cho sản phẩm thích ứng nhanh chóng với thị trường. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm. 9 Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn dần, sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng vì khách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao. Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này. Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt.  Hệ thống kênh phân phối Trước hết để tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải chọn các kênh phân phối, lựa chọn thị trường, nghiên cứu thị trường và lựa chọn kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nhanh chóng, hợp lý và đạt được hiệu quả cao. Chính sách phân phối sản phẩm đạt được các mục tiêu giải phóng nhanh chóng lượng hàng tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay của vốn thúc đẩy sản xuất nhờ vậy tăng nhanh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông thường kênh phân phối của doanh nghiệp được chia thành 5 loại sau: Bán buôn Bán lẻ Người Người sản tiêu Người bán lẻ xuất dùng Đại lý Đại lý Người bán lẻ Người bán buôn Người bán lẻ Hình 1.1: Hệ thống kênh phân phối trong các doanh nghiệp 10 Theo sự tác động của thị trường, tuỳ theo nhu cầu của người mua và người bán, tuỳ theo tính chất của hàng hoá và quy mô của doanh nghiệp theo các kênh mà có thể sử dụng thêm vai trò của người môi giới. Bên cạnh việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, quảng cáo, hỗ trợ bán hàng để thu hút khách hàng. Nhưng nhìn chung việc lựa chọn kênh phân phối phải dựa trên đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phảm cần tiêu thụ. Đồng thời việc lựa chọn kênh phân phối cũng dựa trên đặc điểm thị trường cần tiêu thụ, đặc điểm về khoảng cách đến thị trường, địa hình và hệ thống giao thông của thị trường và khả năng tiêu thụ của thị trường. Từ việc phân tích các đặc điểm trên doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình một hệ thống kênh phân phối hợp lý, đạt hiệu quả cao.  Các công cụ cạnh tranh khác - Dịch vụ sau bán hàng: Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp không dừng lại sau lúc bán hàng, thu tiền của khách hàng mà để nâng cao uy tín và trách nhiệm đến cùng đối với người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải làm tốt các dịch vụ sau bán hàng. Nội dung của hoạt động dịch vụ sau bán hàng: + Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền cho khách hoặc đổi lại hàng nếu như sản phẩm không theo đúng yêu cầu ban đầu của khách hàng + Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định Qua các dịch vụ sau bán hàng, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được sản phẩm của mình có đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng hay không. - Phương thức thanh toán: Đây cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiệp sử dụng, phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay nhanh chậm sẽ ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp như: + Đối với khách hàng ở xa thì có thể trả tiền hàng qua ngân hàng, vừa nhanh vừa đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn doanh nghiệp. 11 + Với một số trường hợp đặc biệt, các khách hàng có uy tín với doanh nghiệp hoặc khách hàng là người mua sản phẩm thường xuyên của doanh nghiệp thì có thể cho khách hàng trả chậm tiền hàng sau một thời gian nhất định. + Giảm giá đối với khách hàng thanh toán tiền ngay hoặc mua với số lượng lớn. - Vận dụng yếu tố thời gian: Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh cách nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đất nước tiến nhanh về phía trước. Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện đại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên liệu lao động. Muốn chiến thắng trong công cuộc cách mạng này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt thông tin nhanh chóng, phải chớp lấy thời cơ, lựa chọn mặt hàng theo yêu cầu, triển khai sản xuất, nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc. 1.1.2. Khả năng cạnh tranh 1.1.2.1. Khái niệm về khả năng cạnh tranh Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh, cho đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh: Fafchamps cho rằng: “Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường. Theo cách hiểu này doanh nghiệp sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng tương tự như của các doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao hơn”. Randall lại cho rằng: “Khả năng cạnh tranh là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định”. Dunning lại lập luận rằng: “Khả năng cạnh tranh là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó”. Còn theo Micheal Porter (1980), “Khả năng cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận”. 12 Có thể thấy rằng, các quan điểm trên xuất phát từ các góc độ khác nhau, nhưng đều có liên quan đến hai khía cạnh là chiếm lĩnh thị trường và gia tăng lợi nhuận. Do đó, khả năng cạnh tranh có thể hiểu là năng lực nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao. Hay có thể hiểu khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh duy trì được mức lợi nhuận và thị phần trên thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. 1.1.2.2. Các cấp độ của khả năng cạnh tranh Đối với cấp độ quốc gia, trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: “Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác”. Đối với doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh, áp dụng công nghệ tiên tiến, hạ thấp chi phí sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao hơn của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và nước ngoài Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là khả năng trội hơn của một loại hàng hóa, dịch vụ so với các loại hàng hóa dịch vụ khác trên thị trường tại một thời điểm. Sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao hơn có thể đánh bại sản phẩm, dịch vụ cùng loại để chiếm thị phần lớn hơn. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ có thể đo lường bằng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường. 1.1.2.3. Sự cần thiết nâng cao khả năng cạnh tranh Trong điều kiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới , để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các công ty, tập đoàn trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng trong hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc 13 cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh chóng, nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm và nhu cầu của con người thì vô tận. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng, qua đó có thể lựa chọn những phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng . Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô  Môi trường kinh tế Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu dân cư sẽ tăng lên đồng nghĩa với một tương lai sáng sủa, điều này cũng có nghĩa là tốc dộ tích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế gia tăng, mức độ hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước cũng sẽ tăng lên nhanh chóng, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Thị trường được mở rộng là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ, biết tự hoàn thiện mình, không ngừng vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Nhưng nó cũng là thách thức đối với những doanh nghiệp không có mục tiêu rõ ràng, không có chiến lược hợp lý. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá môi trường kinh tế gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỉ giá hối đoái, thu nhập bình quân/ người/ năm… Nền kinh tế nước ta hiện nay vẫn còn tập trung chủ yếu vào nông nghiệp. Do đó, nền kinh tế phát triển sẽ mở ra những cơ hội cho những công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng về nông nghiệp và thủy sản nói chung cũng như Công ty TNHH Long Sinh nói riêng…Nền kinh tế phát triển, mức sống của người dân tăng cao tạo ra sự đòi hỏi ngày một cao đối với các loại sản phẩm. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nhu cầu chăm sóc và nâng cao chất lượng ngày càng được người dân quan tâm. Các mặt hàng như thuốc thú y thủy sản, phân bón sinh học,…ngày càng được sử dụng rộng rãi tạo ra nhiều cơ hội mở 14 rộng và phát triển thị trường, đồng thời cũng mang lại những thách thức cho Công ty khi tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt.  Môi trường chính trị - pháp luật Sự ổn định của chính trị tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và tác động đến doanh nghiệp thông qua những quan điểm, đường lối, chính sách, nghị định của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành…Có thể tạo ra những cơ hội cũng như nguy cơ cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu còn phải chịu ảnh hưởng của quan hệ giữa các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế, sự khác biệt giữa pháp luật các nước. Một môi trường chính trị ổn định, pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế sẽ khuyến khích sự phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH Long Sinh đều chịu ảnh hưởng và sự giám sát của pháp luật. Do đó, Công ty cần nắm chắc những quy định, nghị định về các ngành nghề Công ty kinh doanh để đảm bảo quyền lợi, cũng như tránh những sự cố đáng tiếc nếu vi phạm. Ví dụ, Luật Doanh nghiệp 2005 và sắp tới đây là Luật Doanh nghiệp 2014 đã và đang tạo cơ hội cũng như những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản trong quá trình phát triển, Luật Thủy Sản 2003, Quyết định 03/2007/QĐ-BTS về quản lí thuốc thú y thủy sản, Nghị định 202/2013/NĐCP về quản lí phân bón sinh học…  Môi trường khoa hoc - kĩ thuật công nghệ Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán. Bất kỳ một sản phẩm nào được sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định. Công nghệ sản xuất đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từng doanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nói chung, cũng như sản xuất các mặt hàng nông nghiệp và thủy sản như Công ty TNHH Long Sinh nói riêng thì kĩ thuật công nghệ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, dây chuyền sản xuất những sản phẩm như thuốc thu y thủy sản, phân bón sinh học hay bột cá đều quyết định năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Do đó, cải tiến kĩ thuật công nghệ sẽ mang 15 lại những lợi thế về cạnh tranh cho Công ty khi sản xuất được nhiều hơn và chất lượng sản phẩm tốt hơn.  Môi trường văn hóa – xã hội Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất có mối quan hệ gắn bó với nhau, do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Yếu tố văn hóa được nghiên cứu ở đây bao gồm: lối sống, phong tục, tập quán, trình độ dân trí, thu nhập bình quân…  Môi trường tự nhiên Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, tài nguyên, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt nguồn năng lượng cùng với nhu cầu ngày càng lớn cũng mở ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất luôn phải kiểm soát vấn đề về xử lí chất thải, đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất thuốc thú y, phân bón như Công ty TNHH Long Sinh thì vấn đề này lại càng quan trọng hơn vì những chất thải của sản phẩm này đều là hóa chất có thể gây ô nhiễm môi trường…Ngoài ra, việc tận dụng tốt những lợi thế về vị trí địa lí hay tài nguyên cũng sẽ giúp Công ty dành được lợi thế cạnh tranh. 1.1.3.2. Môi trường vi mô Có nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh nhưng có thể nói nghiên cứu của Micheal E. Porter là một điển hình rõ nét về 5 yếu tố quyết định đến cường độ cạnh tranh trong môi trường ngành: 16 CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG Quyền thương lượng của các nhà cung ứng NHÀ CUNG ỨNG CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH TRONG NGÀNH Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Nguy cơ của sản phẩm và  dịch vụ thay thế Nguy cơ của người mới nhập cuộc KHÁCH HÀNG Quyền thương lượng của khách hàng SẢN PHẨM THAY THẾ Hình 1.2: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter  Nguy cơ từ các đối thủ mới gia nhập ngành Những doanh nghiệp mới gia nhập ngành sẽ mang theo năng lực sản xuất mới, khát vọng chiếm thị phần và họ thường có nguồn lực đáng kể. Kết quả là giá cả có thể bị ép xuống, hoặc chi phí bị đội lên, làm giảm lợi nhuận. Các doanh nghiệp đa dạng hóa thông qua việc nhảy vào mua lại các doanh nghiệp trong ngành từ các ngành khác thường sử dụng những nguồn lực của họ để thực hiện cải tổ. Mối nguy cơ gia nhập ngành phụ thuộc vào những hàng rào gia nhập hiện có, cùng với phản ứng của những đối thủ cạnh tranh hiện có. Nếu hàng rào đủ lớn hoặc kẻ mới đến dự đoán được sự trả đũa mạnh mẽ từ các đối thủ cạnh tranh hiện có, nguy cơ từ người mới gia nhập ngành sẽ thấp. 17 Có 6 loại hàng rào chính đối với việc gia nhập ngành: - Lợi thế kinh tế nhờ quy mô. - Đặc trưng hóa sản phẩm. - Yêu cầu vốn. - Chi phí chuyển đổi. - Sự tiếp cận đến các kênh phân phối. - Chính sách của chính phủ.  Cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại Cạnh tranh giữa những đối thủ hiện tại cũng giống như là ganh đua vị trí, sử dụng những chiến thuật như cạnh tranh về giá, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và tăng cường dịch vụ khách hàng hoặc bảo hành. Cạnh tranh xảy ra bởi vì các đối thủ cảm thấy áp lực hoặc là nhìn thấy cơ hội để cải thiện vị trí trong ngành. Trong hầu hết các ngành, hành vi cạnh tranh của một doanh nghiệp có ảnh hưởng rõ rệt đến các đối thủ và do đó có thể kích động sự trả đũa hoặc những nỗ lực chống lại hành vi đó. Cường độ cạnh tranh là kết quả của nhiều yếu tố cơ cấu tương tác với nhau. - Mức độ tập trung của ngành. - Tốc độ tăng trưởng trong ngành. - Chi phí cố định/ chi phí lưu kho. - Đặc trưng sản phẩm hoặc chi phí chuyển đổi. - Tính đa dạng của những đối thủ cạnh tranh. - Lợi ích chiến lược. - Hàng rào rút khỏi ngành.  Áp lực từ những sản phẩm thay thế Tất cả các doanh nghiệp trong một ngành đều phải cạnh tranh với các ngành khác đang sản xuất các sản phẩm thay thế những sản phẩm của họ. Sản phẩm thay thế hạn chế tiềm năng lợi nhuận của một ngành bằng cách áp đặt mức giá trần mà các doanh nghiệp trong ngành có thể bán. Sản phẩm thay thế càng có giá hấp dẫn, áp lực lên lợi nhuận của ngành càng lớn. Vị thế sản phẩm của ngành trong tương quan với các sản phẩm thay thế có thể phụ thuộc vào hành động tập thể của ngành. 18 Sản phẩm thay thế đang được chú ý nhất là những sản phẩm: - Đang có xu hướng cải thiện đánh đổi giá – chất lượng với sản phẩm của ngành. - Được các ngành có lợi nhuận cao sản xuất.  Sức mạnh mặc cả của khách hàng Khách hàng cạnh tranh với ngành bằng cách ép giá xuống, mặc cả đòi chất lượng cao hơn hay nhiều dịch vụ hơn và buộc các đối thủ phải cạnh tranh với nhau. Sức mạnh của mỗi nhóm khách hàng quan trọng trong ngành phụ thuộc vào nhiều đặc trưng và vào tầm quan trọng tương đối của lượng mua từ ngành trong tổng thể hoạt động kinh doanh. Một nhóm khách hàng sẽ có sức mạnh nếu thỏa mãn những điều kiện sau: - Mua số lượng lớn so với doanh số của người bán. - Sản phẩm mua từ ngành chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí hay trong tổng thu mua của khách hàng. - Sản phẩm khách hàng mua của ngành là sản phẩm chuẩn hóa hoặc không có đặc trưng khác biệt. - Khách hàng chỉ phải bỏ rất ít chi phí chuyển đổi. - Sản phẩm của ngành không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm và dịch vụ của khách hàng. - Khách hàng có đầy đủ thông tin.  Sức mạnh mặc cả của các nhà cung cấp Các nhà cung cấp có thể thể hiện sức mạnh mặc cả đối với các thành viên trong một ngành kinh doanh bằng cách đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp. Những điều kiện khiến cho nhà cung cấp có sức mạnh mặc cả thường ngược lại những điều kiện đem lại sức mạnh cho khách hàng. Một nhóm nhà cung cấp sẽ có sức mạnh nếu thỏa mãn những điều kiện sau: - Ngành cung cấp do một vài doanh nghiệp thống trị và có tính tập trung cao hơn ngành khách hàng. - Không bị buộc phải cạnh tranh với những sản phẩm thay thế. - Ngành mua hàng không phải là một khách hàng quan trọng của nhà cung cấp. - Sản phẩm của nhà cung cấp là một đầu vào quan trọng đối với ngành khách hàng. 19 - Các sản phẩm của nhà cung cấp có đặc trưng khác biệt và gây ra chi phí chuyển đổi. 1.1.3.3. Môi trường bên trong doanh nghiệp (Nhân tố chủ quan)  Nguồn nhân lực Ngày nay thông thường khi đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta thường đánh giá trước tiên nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Yếu tố nhân lực được coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Với một đội ngũ nhân lực tốt, doanh nghiệp có thể làm đựợc tốt tất cả những gì doanh nghiệp mong muốn, đội ngũ nhân lực này sẽ làm các nguồn lực khác của doanh nghiệp tăng lên một cách nhanh chóng, trí tuệ chất xám là những thứ vô cùng quý giá. Nó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, ưu việt hơn với giá thành thấp nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, đưa doanh nghiệp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Một đội ngũ công nghiệp lãnh đạo, quản lý giàu kinh nghiệm, trình độ cao, năng động, linh hoạt và hiểu biết... sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ là lợi ích trước mắt như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà cả uy tín của doanh nghiệp. Họ sẽ đưa ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp cũng như phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Bên cạnh đó nguồn nhân lực của một doanh nghiệp phải có sự đồng bộ, đội ngũ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp không chỉ xuất phát từ những nhóm người khác nhau mà còn đến từ năng lực tổng hợp thu được từ việc kết hợp nguồn nhân lực về mặt vật chất, tổ chức trình độ tay nghề, ý thức kỹ luật, lòng hăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.  Nguồn lực vật chất Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều. Với một cơ sở vật chất tốt , chất lượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bán trên thị trường. Khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất lớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranh cao khi mà công nghệ 20 sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm, tăng chi phí sản xuất. Nguồn lực vật chất có thể là: - Tình trạng trình độ máy móc công nghệ , khả năng áp dụng công nghệ mới tác động đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức giá thành sản phẩm. - Mạng lưới phân phối: Phương tiện vận tải, cách thức tiếp cận khách hàng. - Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc đảm bảo cho sản xuất được liên tục, ổn định. - Vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất, (đất đai, nhà cửa, lao động,...) nguồn nguyên liệu, sự thuận tiện của khách hàng.  Nguồn lực về tài chính Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản xuất cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp. Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay tìm kiếm kênh phân phối, quảng cáo cho sản phẩm ... đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móc hiện đại. Doanh nghiệp nào có tiềm lực tài chính hùng mạnh sẽ có khả năng trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giá bán sản phẩm tổ chức các hoạt động quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh. Ngoài ra, với một khả năng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gian ngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp để tăng giá, thu lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho nhà quản trị. Không chỉ vậy trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài chính dồi dào sẽ là chỗ dựa vững chắc cho sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Từ đó giúp các doanh nghiệp dành được sự tin cậy, đầu tư từ phía khách hàng lẫn nhà đầu tư nước ngoài. Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và các nguồn vốn khác có thể huy động được. Tài chính không chỉ gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp, mà gồm cả các khoản vay, khoản nhập sẽ có trong tương lai và cả giá trị uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường. Vốn tự có có thể do các 21 thành viên sáng lập đóng góp hoặc do một phần lợi nhuận được để lại từ đầu tư, hoặc vốn góp thêm của các cổ đông sau này. Vốn vay có thể được huy động từ ngân hàng các tổ chức tài chính các đơn vị quen biết. Thiếu nguồn tài chính cần thiết, doanh nghiệp có thể bị phá sản, sụp đổ bất cứ lúc nào. Tài chính được coi là phương tiện chủ yếu vũ khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh . 1.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.4.1. Thị phần Thị phần của doanh nghiệp có hai cách xác định thông dụng với những tác dụng khác nhau: Cách 1: Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp Tổng doanh thu tiêu thụ trên thị trường Ý nghĩa: Chỉ tiêu này nói lên mức độ rộng lớn của thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia kinh doanh và vai trò ví trị của doanh nghiệp đó trên thị trường. Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta có thể đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp trong việc thực hiện chiến dịch thị trường, chiến lược marketing, chiến lược cạnh tranh và hỗ trợ cho việc đề ra các mục tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ tiêu trên có một nhược điểm là khó thể đảm bảo tính chính xác khi xác định nó, nhất là khi thị trường mà doanh nghiệp đang tham gia quá rộng lớn vì nó gây nhiều khó khăn trong việc tính được chính xác doanh thu thực tế của các doanh nghiệp. Mặt khác công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Cách 2: Thị phần của doanh nghiệp = Doanh thu của doanh nghiệp Doanh thu của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Chỉ tiêu này đơn giản và dễ tính toán hơn nhiều so với chỉ tiêu trên nên nó khắc phục được những nhược điểm của chỉ tiêu trên. Do các đối thủ cạnh tranh thì sẽ có nhiều thông tin hơn nên lựa chọn phương pháp này người ta có thể lựa chọn từ 2 - 5 doanh nghiệp mạnh nhất tuỳ theo đặc điểm mỗi lĩnh vực cạnh tranh. 22 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh xác thực nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ đắc lực cho việc hoạch định các chiến lược sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp có thêm thông tin về các đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và các thị phần họ chiếm giữ thường là những khu vực có lợi nhuận cao mà rất có thể doanh nghiệp cần chiếm lĩnh trong tương lai. 1.1.4.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận Lợi nhuận được coi là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được xem là khả quan. Xét về tỉ suất lợi nhuận: Tổng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận = Tổng doanh thu Chỉ tiêu này cho thấy, cứ 100 đồng doanh thu thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu chỉ tiêu này thấp tức là tốc độ tăng lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn thấp. Nếu chỉ tiêu này cao tức là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá là có hiệu quả. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cao và doanh nghiệp cần phát huy những lợi thế của mình một cách tối đa và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn xâm nhập vào bất cứ lúc nào do sức hút của lợi nhuận cao. 1.1.4.3. Tỷ số về khả năng sinh lời Nếu như các chỉ tiêu trên đây phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. - Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = TNST/DOANH THU 23 Chỉ tiêu này xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế (lợi nhuận sau thuế) cho doanh thu. Nó phản ánh số lợi nhuận sau thuế ttrong 100 đồng doanh thu. - Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu: ROE ROE =TNST/VCSH Chỉ tiêu này được xác định bằng cách chia thu nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiên quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. - Doanh lợi tài sản: ROA ROA = TNTT/ TS hoặc ROA= TNST/TS Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn thu nhập trước thuế và lãi hoặc thu nhập sau thuế để so sánh tổng tài sản. 1.1.4.4. Năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động, đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất) và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế - xã hội. Năng suất lao động ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực và hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Do đó, năng suất lao động yếu kém thì khó có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Ngược lại, năng suất lao động cao sẽ đem về những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong cuộc đua trên thị trường. 1.1.4.5. Uy tín của doanh nghiệp Uy tín của doanh nghiệp là yếu tố tác động rất lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến quyết định mua của khách hàng. Uy tín của doanh nghiệp sẽ tạo lòng tin cho khách hàng, cho nhà cung cấp và cho các đối tác kinh doanh, giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi và được ưu đãi trong quan hệ với bạn hàng. Uy tín của doanh nghiệp là một tài sản vô hình của doanh nghiệp. Khi giá trị của tài sản này cao sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, khối lượng sản phẩm tiêu thụ lớn, doanh thu tăng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. 24 Uy tín của doanh nghiệp có thể được thể hiện qua sự nổi tiếng của nhãn hiệu, lợi thế về thương mại… 1.1.4.6. Năng lực quản trị Năng lực quản trị được thể hiện thông qua việc đưa ra những chiến lược, hoạch định hướng đi cho doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi phải là người giỏi về trình độ, về chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp, biết nhìn nhận và giải quyết công việc một cách linh hoạt và nhạy bén, có khả năng thuyết phục để người khác phục tùng mệnh lệnh. Biết quan tâm, động viên, khuyến khích cấp dưới làm việc có tinh thần trách nhiệm. Điều đó sẽ tạo nên sự đoàn kết giữa các thành viên trong doanh nghiệp. Ngoài ra, nhà quản trị còn phải biết nhìn xa trông rộng, vạch ra những chiến lược kinh doanh trong tương lai với cách nhìn vĩ mô, hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Nhà quản trị chính là người cầm lái con tàu doanh nghiệp. Là người có quyền lực cao nhất nhưng cũng là người chịu trách nhiệm nặng nề nhất. Họ chính là người xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trước sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đóng một vai trò then chốt trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.2 Các công cụ phân tích khả năng cạnh tranh 1.2.1 Ma trận EFE Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty. Để xây dựng được ma trận này cần thực hiện 05 bước sau: Bước 1: Lập một danh mục từ 10- 20 yếu tố cơ hội và nguy cơ chủ yếu mà bạn cho là có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công của doanh nghiệp trong ngành/ lĩnh vực kinh doanh Bước 2: Phân loại tầm quan trọng theo thang điểm từ 0.0 (Không quan trọng) đến 1.0 (Rất quan trọng) cho từng yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của yếu tố đó tới lĩnh vực/ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn đang sản xuất/ kinh doanh. Tổng điểm số tầm quan trọng của tất các các yếu tố phải bằng 1. 25 Bước 3: Xác định hệ số từ 1 đến 4 cho từng yếu tố, hệ số của mỗi yếu tố tùy thuộc vào mức độ phản ứng của mỗi công ty với yếu tố, trong đó 4 là phản ứng tốt nhất, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng yếu. Bước 4: Nhân tầm quan trọng của từng yếu tố với trọng số của nó để xác định điểm số của các yếu tố. Bước 5: Cộng số điểm của tất cả các yếu tố để xác định tổng số điểm. Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) Yếu tố bên ngoài chủ yếu Mức quan Phân loại trọng Số điểm quan trọng ……… ……… ……… Tổng cộng Sau khi có điểm tổng cộng ta đưa ra nhận xét: Nếu tổng điểm nhỏ hơn 2.5 (2.5) cho thấy những chiến lược mà công ty đề ra đang tận dụng có hiệu quả được các cơ hội hiện có tối thiểu hóa các ảnh hưởng tiêu cực có thể có từ những mối nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. Nếu tổng điểm bằng 4 cho thấy những chiến lược mà công ty đề ra đang phản ứng rất tốt với các cơ và các nguy cơ đe dọa từ bên ngoài. 1.2.2. Ma trận IFE Tương tự như việc phát triển ma trận đánh giá các đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE). Sau khi liệt kê các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp các yếu tố nguồn lực như Marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, R&D…. Cũng trải qua 5 bước ta xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong như mẫu. Ta lưu ý rằng ở bước 2: cho điểm quan trọng là tầm quan trọng tương đối với sự thành công của công ty trong ngành, không kể đây là điểm mạnh hay yếu đối với doanh nghiệp đang xét. Ở bước 3: phân loại từ 1 đến 4 với: 1 là điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu 26 nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là điểm mạnh lón nhất. Phần nhận xét tương tự ma trận EFE. Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) Yếu tố bên trong chủ yếu Mức quan Phân loại trọng Số điểm quan trọng ……… ……… ……… Tổng cộng 1.2.3. Ma trận SWOT Công cụ ma trận SWOT biểu hiện 4 nhóm vấn đề cốt lõi cho vấn đề công tác quản trị nói chung và cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng của một công ty. - Strenght (S): Thế mạnh, điểm mạnh - Weakness (W): Thế yếu, điểm yếu - Opportunity (O): Cơ hội - Threat (T): Đe dọa, rủi ro, nguy cơ Trong quá trình phân tích nhà quản trị cần phải chú ý: - SWOT chỉ giúp đưa ra những phác thảo có tính gợi ý cho chiến lược công ty chứ không phải là một kỹ thuật quyết định việc lựa chọn chiến lược. - Để sử dụng SWOT thành công nhà quản trị cần có một kỹ năng phán đoán tốt để đưa ra những sự kết hợp logic. Các bước thành lập ma trận SWOT: - Bước 1: Xác định những cơ hội và nguy cơ chính của doanh nghiệp - Bước 2: Xác định những điểm mạnh và điểm yếu chính của doanh nghiệp - Bước 3: Thực hiện phối hợp điểm mạnh với cơ hội được đưa ra (phối hợp S-O) - Bước 4: Thực hiện phối hợp điểm yếu với cơ hội được đưa ra (phối hợp W-O) - Bước 5: Thực hiện phối hợp điểm mạnh và nguy cơ được đưa ra (phối hợp S-T) - Bước 6: Thực hiện phối hợp điểm yếu và nguy cơ được đưa ra (phối hợp W-T) 27 O T SWOT (Liệt kê các cơ hội chính) (Liệt kê các nguy cơ chính) S S–O S–T (Liệt kê các điểm mạnh chính) (Phối hợp điểm mạnh – cơ hội) ( Phối hợp điểm mạnh – nguy cơ) W W–O W–T (Liệt kê những điểm yếu chính) (Phối hợp điểm yếu – cơ hội) (Phối hợp điểm yếu – nguy cơ) Hình 1.3 : Ma trận SWOT CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LONG SINH TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 2.1 Khái quát về Công ty TNHH Long Sinh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển  Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001: - Năm 1997: Công ty TNHH Long Sinh được thành lập bởi Ông Vương Vĩnh Hiệp, theo giấy phép thành lập doanh nghiệp 59/GP/TLDN do UBND tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 28 tháng 08 năm 1997 và giấy phép đầu tư số 23/QĐ-CTĐT do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa cấp ngày 28 tháng 08 năm 2003. Khi mới thành lập, Công ty chỉ có 10 nhân viên với tổng số vốn đầu tư là 300.000.000 đồng, với hoạt động chính là xuất khẩu thủy sản đông lạnh. Tên công ty: Công ty TNHH Long Sinh Địa chỉ trụ sở: 37 Hoàng Văn Thụ - Nha Trang – Khánh Hòa Địa chỉ nhà máy: Lô B5, Khu Công nghiệp Suối Dầu, Cam Lâm, Khánh Hòa Điện thoại: 058. 3743555 – 3743556 – 3743888 – 3743999 Fax: 058. 3743557 28 Email: lsc@dng.vnn.vn ; lsc@longsinh.com.vn Website: http://longsinh.com.vn - Năm 1998: Nhập khẩu và kinh doanh thức ăn nuôi tôm, thực phẩm chay. - Năm 1999: Nhập khẩu và kinh doanh thuốc thú y thủy sản, thành lập chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng: Trung chuyển hàng hóa phân phối đến các tỉnh miền Nam. - Năm 2000: Liên doanh với Công ty Shin House Đài Loan, thành lập công ty TNHH Long Shin - Năm 2001: Thành lập Trung Tâm giống thủy sản tại Cam Ranh  Giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006: Công ty đã không ngừng phát triển thị trường và liên kết đầu tư với nước ngoài. - Năm 2002: Liên doanh với Công ty Yow Ming Đài Loan, thành lập Công ty TNHH Long Hiệp: Nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm phân bón lá sinh học. Tuy nhiên, do có một số mâu thuẫn phát sinh nên Công ty Long Sinh đã rút vốn. Cũng trong năm này, Công ty đã thành lập thêm chi nhánh Đà Nẵng với chức năng: Trung chuyển hàng hóa phân phối cho các tỉnh miền Bắc. - Năm 2003: Thành lập nhà máy sản xuất Thuốc thú y thủy sản và Phân bón lá sinh học tại khu công nghiệp Suối Dầu. - Năm 2005: Sản xuất kinh doanh nguyên liệu dùng trong thức ăn chăn nuôi. - Năm 2006: Số vốn của Công ty đã tăng lên 16 tỷ đồng. Công ty tiếp tục nghiên cứu nghiên cứu thị trường và quyết định: Sản xuất kinh doanh bột thủy sản (bột cá, bột tôm, bột cua, bột mực…)  Giai đoạn 2007 đến nay: Trong giai đoạn này, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tương đối ổn định. Công ty đã có trong tay những khách hàng trung thành. - Năm 2009: Trong tình hình kinh tế khủng hoảng. Long Sinh đã đối mặt với nhiều thách thức, BLĐ đã nhanh chóng áp dụng giải pháp “ tái cấu trúc doanh nghiệp” để đưa con tàu Long Sinh vượt qua thời kỳ khó khăn - Tháng 09 năm 2009: Công ty đã đầu tư mở rộng, xây dựng nhà máy mới và đưa vào hoạt động chính thức 29 - Năm 2011: Công ty TNHH Long Sinh đã đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong các năm, đánh dấu một mốc son chói sáng trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty. - Năm 2012 – 2014: Công ty tiếp tục hoạt động ổn định trong tình hình kinh tế khủng hoảng trên toàn cầu. 2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty TNHH Long Sinh  Tầm nhìn: “ Bằng khát vọng của mình, đến năm 2025 Long Sinh phấn đấu trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp tại nước nhà cũng như khu vực ASEAN”  Sứ mệnh: Thực hiện sứ mệnh “ Luôn luôn đồng hành cùng nông dân trên khắp cả nước vì một cộng đồng phát triển bền vững”, Công ty đưa ra nhiệm vụ đối với từng đối tượng như sau: - Đối với khách hàng: cung cấp những sản phẩm chất lượng cao và dịch vụ tốt nhất. - Đối với nhân viên: tạo môi trường làm việc tối ưu cho toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. - Đối với xã hội: đảm bảo cân bằng lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Luôn chủ động tham gia và thực hiện tốt trách nhiệm đối với xã hội. - Đối với đối tác: trở thành đối tác đáng tin cậy với tinh thần “hợp tác cùng phát triển”. 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Long Sinh  Chức năng: Công ty TNHH Long Sinh được thành lập từ nguồn vốn tư nhân tự có và hoạt động bao gồm các chức năng sau: - Sản xuất – mua bán thức ăn nuôi trồng thủy sản - Nhập khẩu các sản phẩm phân bón lá sinh học, giống cây trồng. - Kinh doanh – sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y thủy sản. Chất cải tạo ao đìa, men vi sinh, bột tôm, phân bón lá. 30  Nhiệm vụ: Công ty hoạt động kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Chấp hành chế độ quản lí kinh doanh hiện hành, các quy định về kinh tế đối ngoại. Tự bảo toàn vốn và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo tăng thu nhập cho nhân viên, tăng đóng góp cho ngân sách và phát triển quy mô doanh nghiệp Bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người lao động theo Luật doanh nghiệp và Bộ Luật lao động. Tuân thủ chế độ báo cáo tài chính, thống kê, kế toán hiện hành, phản ánh trung thực các hoạt động của doanh nghiệp. Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Thực hiện phân phối theo lao động dựa trên cơ sở hiệu quả của quá trình SXKD, không ngừng chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vật chất, tinh thần… cho công nhân viên trong Công ty. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận  Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Long Sinh 31 HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TỔNG GIÁM ĐỐC Phó Tổng Giám Đốc Marketing - KDoanh Ban Cố Vấn Phó Tổng Giám Đốc Sản xuất Đại diện LĐ Ban ISO Chi nhánh Đà Nẵng Phòng Kế Toán Bộ phận NVKD Thuốc TYTS Phòng Quản lý KDoanh Bộ phận NVKD Post Bộ phận NVKD Phân bón Phòng Kỹ Thuật Phòng Tổ chức Hành chính BP Sản Xuất Thuốc, PBón, Post, BCá P.Môi trường - Vật tư Lò hơi, Cơ khí, Điện nước Nhà xưởng Long An KCS Hóa nghiệm Bộ phận Marketing Bộ phận Xuất nhập khẩu Quản lý – Công nợ Xưởng vụ Bảo vệ - Tạp vụ Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Long Sinh (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty TNHH Long Sinh) Bộ phận Kho N.Liệu, Vật tư, T.Phẩm 32  Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: - Hội đồng thành viên Đứng đầu hội đồng thành viên là Chủ tịch hội đồng thành viên có chức năng và nhiệm vụ như sau: + Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty theo điều lệ, Nghị quyết của Đại hội cổ đông thông qua. + Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. + Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược của Đại hội cổ đông thông qua, quyết định cơ cấu tổ chức Công ty. + Bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay thế các thành viên Ban Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty. + Quyết định dự án đầu tư, mua bán tài sản cố định có giá trị dưới 50% tổng tài sản được ghi trên sổ sách kế toán của Công ty. + Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua các hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hoạt động kinh tế khác có giá trị từ 50% trở lên so với vốn điều lệ, là người đại diện pháp luật cho Công ty. - Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc là người đứng đầu Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công tác xây dựng chiến lược phát triển và đề ra kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, Tổng Giám đốc là người trực tiếp quản lý Phòng Kế toán, Phòng Quản lý kinh doanh, Phòng Kỹ thuật và Phòng Tổ chức hành chính. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận đó như sau: + Phòng Kế toán: bao gồm 1 Kế toán trưởng, 1 Phó phòng, 2 Kế toán viên. Nhiệm vụ: tính toán giá thành, phân bổ chi phí, thu hồi công nợ, lập bảng cân đối kế toán và hiệu quả hoạt động SXKD…, phụ trách cả việc quản lý bộ phận kế toán chi nhánh. + Phòng Quản lý kinh doanh: gồm có 2 Trưởng phòng và 1 nhân viên Nhiệm vụ: liên hệ khách hàng, soạn thảo đơn hàng , nhận hợp đồng, lập bảng kê bán hàng, theo dõi công việc tại chi nhánh. 33 + Phòng Kỹ thuật: 1 Trưởng phòng Kỹ thuật, chuyên phụ trách việc thử nghiệm và đăng kí công bố chất lượng hàng hóa, thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, liên hệ mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước. + Phòng Tổ chức hành chính: 1 Trưởng phòng, 1 nhân viên Nhiệm vụ: Phụ trách công việc soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản, tính lương, theo dõi bảng điểm của cán bộ công nhân viên, liên hệ công việc hành chính pháp lí với các cơ quan quản lí Nhà nước, quản lí đội xe, bếp ăn tạp vụ, y tá trong Công ty. - Ban Cố vấn: Ban Cố vấn toàn bộ đều là người nước ngoài, họ là những người cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Đồng thời, họ là người hướng dẫn Công ty các công thức chế biến, bảo quản, thử nghiệm sản phẩm. - Phó Tổng Giám đốc Marketing – Kinh doanh: Chịu trách nhiệm quản lí các bộ phận: Chi nhánh Đà Nẵng, Bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS, Bộ phận kinh doanh thức ăn tôm Post, Bộ phận kinh doanh phân bón và Bộ phận Marketing. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận này như sau: + Chi nhánh Đà Nẵng: 1 Quản lý KD cấp Phó phòng, 1 Thủ kho, 1 Bảo vệ. + Bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS: gồm 1 Trưởng phòng, 4 nhân viên kinh doanh. Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lí khu vực miền Nam. Trưởng Bộ phận quản lí tại khu vực có trách nhiệm tổ chức cho nhân viên nghiệp vụ kinh doanh đi đến tận nơi người tiêu dùng để hướng dẫn kĩ thuật, giới thiệu thông tin sản phẩm, giám sát tình hình kinh doanh của khách hàng và nắm bắt thông tin thị trường. + Bộ phận kinh doanh thức ăn tôm Post: chức năng, nhiệm vụ tương tự như Bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS. + Bộ phận kinh doanh phân bón: Chức năng, nhiệm vụ tương tự như 2 bộ phận trên. + Bộ phận Marketing: gồm 8 nhân viên. Nhiệm vụ: lập hồ sơ khách hàng toàn tuyến từ Bắc đến Nam, hỗ trợ bộ phận kinh doanh tổ chức hội nghị, hội thảo… - Phó Tổng Giám đốc sản xuất: 34 Chịu trách nhiệm quản lí các bộ phận: Bộ phận sản xuất, Bộ phận môi trường – Vật tư, Nhà xưởng Long An, KCS hóa nghiệm, Bộ phận xuất nhập khẩu, Xưởng vụ và Bộ phận kho. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận này như sau: + Bộ phận sản xuât: gồm 10 công nhân phụ trách sản xuất Thuốc TYTS bao bì nhỏ, 6 công nhân sản xuất bao bì lớn và 12 công nhân đóng gói bao bì phân bón sinh học, 10 công nhân sản xuất bột cá. Bộ phận có 1 Trưởng phòng quản lý. + Bộ phận Môi trường – Vật tư: gồm 3 nhân viên phụ trách việc xử lí nước thải, khí thải, tiếng ồn… + Nhà xưởng Long An (Bình Chánh): 1 Phó phòng xuất nhập khẩu (thuộc Bộ phận xuất nhập khẩu làm việc tại Bình Chánh), 4 nhân viên, 1 bảo vệ. Nhiệm vụ: nhận đơn hàng, chuyển đơn hàng về nhà máy, nhận hàng, giao hàng,… + KCS hóa nghiệm: gồm 2 nhân viên kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, phụ trách toàn bộ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư bao bì và thành phẩm, đồng thời giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất trong suốt quá trình sản xuất. + Bộ phận xuất nhập khẩu: gồm 2 nhân viên trong đó 1 nhân viên làm việc ở Bình Chánh đảm nhiệm chức Phó phòng và 1 nhân viên ở Nha Trang. Bộ phân này chịu trách nhiệm lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, liên hệ công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, liên hệ phương tiện vận chuyển. + Xưởng vụ: chịu trách nhiệm quản lí tổ Bảo vệ và tạp vụ. Trong đó, nhân viên bảo vệ làm theo ca còn nhân viên tạp vụ làm theo giờ hành chính. + Bộ phận kho: gồm 1 Tổ trưởng, 3 nhân viên Thủ kho (Thủ kho nguyên liệu, vật tư và thành phẩm). Bộ phận này chịu trách nhiệm bảo quản, xuất nhập kho vật tư bao bì, nguyên liệu, thành phẩm. 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH Long Sinh  Thuận lợi Là một doanh nghiệp có hơn 15 năm hoạt động kinh doanh, chính vì thế mà công ty đã khá am hiểu về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, có vị trí, uy tín trên thị trường. 35 Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm vừa qua khá ổn định. Các nguồn lực về trí tuệ con người, cơ sở vật chất, tài chính đều đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Uy tín của Công ty trên thị trường ngày một lớn mạnh Công ty đã tổ chức một bộ máy nhân sự hoạt động có hiệu quả từ trên xuống dưới. Lãnh đạo Công ty là người giàu kinh nghiệm, được lòng nhân viên. Môi trường làm việc trong Công ty thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện tốt cho công nhân viên của Công ty học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Công ty sản xuất và kinh doanh tại khu công nghiệp Suối Dầu nên được Nhà nước ưu đãi giảm thuế thu nhập trong những năm đầu, từ đó tạo điều kiện cho Công ty tích lũy và hoạt động có hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà nước cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiện nay Nhà nước ta đã có những thay đổi về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Công ty đầu tư mở rộng quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước, nhằm thu hút thêm các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Hơn nữa đây lại là một vị trí khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giao dịch khắp cả nước.  Khó khăn Mặt hàng kinh doanh của Công ty là loại mặt hàng khá nhạy cảm, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, phụ thuộc vào những thay đổi từ Chính phủ cụ thể là Bộ Thủy sản và những quy định của các nước trên thế giới. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi Công ty cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Giá cả nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao buộc Công ty cũng phải tăng giá thành hàng bán sản phẩm của mình lên. Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều danh nghiệp tham gia thị trường làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, gây khó khăn lớn cho Công ty. Lượng nhân viên nghỉ việc mỗi năm của Công ty là khá cao, làm tốn chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo lại cũng như thời gian của Công ty. Đồng thời, Công ty sản xuất kinh doanh khá xa thành phố, vì vậy khó thu hút được lao động có chất lượng cao. 2.2 Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh và tình hình cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014 2.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 2012 -2014 36 Để đánh giá tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cần đánh giá rất nhiều mặt. Tuy nhiên để tránh sự lặp lại trong quá phân tích các bộ phận chức năng của công ty, khi phân tích thực trạng hoạt động sản xuất công ty Long Sinh chỉ phân tích kết quả và biến động của nó trong thời gian 3 năm gần đây (từ năm 2012 đến năm 2014). Năm 2012, doanh thu thuần của Công ty sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu là 114,576,584,933 đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán là 96,453,218,166 đồng. Do đó, lợi nhuận gộp của Công ty trong năm 2012 là 17,997,922,078 đồng. Để có được con số này thì doanh nghiệp cũng đã phải bỏ ra một chi phí khá lớn cho hoạt động bán hàng cùng với chi phí cho việc quản lí doanh nghiệp. Nên sau khi trừ các khoản chi phí này thì lợi thuần của Công ty là 2,285,443,974 đồng. Sau khi đóng thuế cho Nhà nước, Công ty chỉ thu được một khoản lợi nhuận là 376,082,243 đồng. Sang năm 2013, doanh thu thuần là 191,655,736,690 đồng, tăng 69.34%% so với năm 2012. Tuy vậy, giá vốn hàng bán cũng tăng một các đang kể, tăng 71.43% so với năm trước. Bên cạnh đó, các khoản mục chi phí cũng đều tăng, 26.88% ở chi phí bán hàng và 63,03% ở chi phí quản lí doanh nghiệp; các hoạt động đầu tư bên lề cũng thu được doanh thu đáng kể 2,428,291,513 đồng nhưng chi phí để duy trì vẫn quá cao, tăng 2,073,688,087 đồng so với năm 2012. Đồng thời, 2013 cũng là năm mà Công ty bị đánh thuế cao trong giai đoạn này, lên đến 1,886,935,018 đồng. Do vậy, sau khi đóng thuế Công ty thu được lợi nhuận là 1,895,971,764 đồng. Dù con số này còn thấp so với những năm trước, nhưng đây cũng là một tín hiệu tích cực cho Công ty trong giai đoạn kinh tế đang khôi phục sau khủng hoảng. Sang năm 2014, tình hình tiếp tục có chuyển biến tích cực khi mà doanh thu thuần tăng 27.76% so với năm 2013. Cụ thể, con số này là 244,865,177,531 đồng. Tuy vậy, giá vốn hàng bán cũng tiếp tục tăng 29.38% so với năm trước. Điều đáng mừng là lợi nhuận sau thuế đã tăng 170.47% so với năm 2013. Có thể thấy, năm 2014 Công ty đã đẩy mạnh công tác sản xuất kinh doanh, tăng cường bán hàng và đầu tư mạnh tay vào các hoạt động kinh doanh ngoài lề. 37 Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012- 2014 (ĐVT: Đồng) 2013/2012 Năm 2012 Năm 2013 1.Doanh thu BH và cung cấp DV 114,576,584,933 194,022,879,547 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 125,444,689 2,367,142,857 3.Doanh thu thuần 114,451,140,244 191,655,736,690 244,865,177,531 77,204,596,446 67.46% 53,209,440,841 27.76% 4.Giá vốn hàng bán 96,453,218,166 165,352,323,496 213,929,746,061 68,899,105,330 71.43% 48,577,422,565 29.38% 5.Lợi nhuận gộp 17,997,922,078 26,303,413,194 30,935,431,470 8,305,491,116 46.15% 4,632,018,276 17.61% 6.Doanh thu hoạt động tài chính 136,904,106 298,618,257 553,942,789 161,714,151 118.12% 255,324,532 85.50% 7.Chi phí tài chính 293,472,850 442,946,940 367,301,315 149,474,090 50.93% (75,645,625) (17.08)% - Trong đó: Chi phí lãi vay 103,925,598 6,144,810 551,772 (97,780,788) (94.09)% (5,593,038) (91.02)% 8.Chi phí bán hàng 11,952,864,553 15,165,725,770 19,050,338,388 3,212,861,217 26.88% 3,884,612,618 25.61% 9.Chi phí QLDN 3,603,044,807 5,873,910,182 5,209,403,858 2,270,865,375 63.03% (664,506,324) (11.31)% 10.Lợi nhuận thuần 2,285,443,974 5,119,448,559 6,862,330,698 2,834,004,585 124.00% 1,742,882,139 34.04% 220,286,264 2,428,291,513 4,560,684,734 2,208,005,249 1002.33% 2,132,393,221 87.81% 1,691,145,203 3,764,833,290 3,881,829,747 2,073,688,087 122.62% 116,996,457 3.11% (1,470,858,939) (1,336,541,777) 678,854,987 134,317,162 (9.13)% 2,015,396,764 (150.79)% 14.Tổng lợi nhuận trước thuế 814,585,035 3,782,906,782 7,541,185,685 2,968,321,747 364.40% 3,758,278,903 99.35% 15.Thuế TNDN 438,502,792 1,886,935,018 2,413,072,813 1,448,432,226 330.31% 526,137,795 27.88% 16.Lợi nhuận sau thuế 376,082,243 1,895,971,764 5,128,112,872 1,519,889,521 404.14% 3,232,141,108 170.47% 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác Năm 2014 2014/2013 Chênh lệch Tỷ lệ Chỉ tiêu Chênh lệch 245,002,458,863 79,446,294,614 137,281,332 2,241,698,168 Tỷ lệ 69.34% 50,979,579,316 26.28% 1787.00% (2,229,861,525) (94.20)% (Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) 38 2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh 2.2.2.1. Môi trường vĩ mô  Môi trường kinh tế Trong môi trường kinh tế thì hai yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát được xem là hai yếu tố quan trọng Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng (%), năm 2005-2014 Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. GDP(%) 8.44 8.17 8.44 6.23 5.2 6.47 5.89 5.03 5.42 5.98 2. CPI (%) 8.4 6.6 12.63 19.89 6.88 11.75 18.13 6.81 5.92 4.09 (Nguồn: Tổng cục thống kê) - Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế: Trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của nước ta phát triển ổn định, cao nhất là năm 2007, cũng là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt mức 5% trở lên và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn chưa cao so với những năm 2005 -2007 do nền kinh tế nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp như Công ty TNHH Long Sinh, việc Việt Nam gia nhập WTO có thể mang lại nhiều thị trường mới cho Công ty, cũng như về nhà cung cấp. Nhưng kèm theo đó là sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trên thế giới, làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi Công ty cần nghiên cứu, thay đổi để có thể tồn tại và phát triển. - Yếu tố lạm phát Vấn đề lạm phát luôn là vấn đề nóng bỏng. Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012, 2013 và 2014. Lạm phát được giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong năm 2013, 4.09% trong năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng nên vẫn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ 39 đến tình hình kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, nước ta lại là một nước nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm 65-70% thì trong thời buổi nguyên liệu trên thị trường thế giới đang trong tình trạng khan hiếm, có thể đẩy giá tiêu dùng tăng trở lại. Công ty TNHH Long Sinh cũng không phải ngoại lệ, một số nguyên liệu của Công ty được nhập khẩu từ nước ngoài, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay mọi thứ đều tăng giá làm cho chi phí đầu vào của Công ty tăng lên đáng kể, Công ty cũng phải tăng lương cho công nhân viên để đảm bảo mức sống cho họ. Đây là khó khăn đối với công ty và điều này dẫn đến giá cả của sản phẩm tăng, và có thể làm Công ty đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường so với các đối thủ trong ngành. - Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái tác động đến doanh nghiệp trên cả hai góc độ là môi trường tài chính và chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên. Công ty TNHH Long Sinh chuyên nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất phân bón lá sinh học, thức ăn giống thủy sản và Thuốc TYTS, đồng thời xuất khẩu sản phẩm Bột cá sang nước ngoài. Do đó, Công ty luôn luôn phải nắm bắt tình hình tỷ giá hối đoái để có thể đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp để đẩy mạnh việc nhập khẩu nguyên liệu hay xuất khẩu sản phẩm, từ đó có tạo được sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường trong nước hoặc quốc tế. 40 Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Việt Nam gia nhập WTO. Ảnh hưởng  Môi trường kinh doanh gay gắt hơn khi O/T T xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mang tầm cỡ quốc tế.  Thị trường được mở rộng, có nhiều khách O hàng hơn, nhiều nguồn cung ứng nguyên liệu hơn…  Tốc độ tăng trưởng kinh tế dần  Hoạt động sản xuất kinh doanh của công O ổn định  Chênh lệch giữa đồng ngoại tệ và VNĐ ty có cơ hội mở rộng và tăng trưởng  Giá các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng T cao kéo theo chi phí sản xuất tăng.  Môi trường chính trị - pháp luật Việt Nam được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định, có những chính sách thu hút đầu tư rất hấp dẫn, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh nước ngoài vào Việt Nam để quan hệ hợp tác, buôn bán và đầu tư. Điều này cũng mở ra những cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp nói riêng. Đối với các doanh nghiệp trong nước, nền chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn. Luật Doanh nghiệp 2005 nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể, chú trọng đến môi trường minh bạch, trung thực, bảo vệ người đầu tư cao hơn. Đối với các ngành nghề kinh doanh về nông nghiệp và thủy sản, Chính phủ thường xuyên ra những nghị định về quản lí, đảm bảo chất lượng như: Quyết định 03/2007/QĐ-BTS về quản lí thuốc thú y thủy sản, Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón sinh học… Điều này khiến cho các doanh nghiệp, trong đó có Long Sinh phải nắm bắt, tuân thủ và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, việc đáp ứng tốt những yêu cầu của chính phủ cũng có thể mang lại những lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cho Công ty. Ngoài ra, Công ty TNHH Long Sinh có nhà máy đặt tại KCN Suối Dầu, đây là vùng đất được sự ưu đãi của Nhà nước về chính sách đầu tư. Cụ thể, những doanh nghiệp 41 đầu tư vào Khu Công nghiệp Suối Dầu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời còn có nhiều ưu đãi về thuế như: Các dự án đầu tư sản xuất tại Khu công nghiệp được miễn thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng (nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, phương tiện vận tải chuyên dùng để đưa, đón công nhân mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng (việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu như trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng qui mô của dự án, thay thế đổi mới công nghệ); miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư theo danh mục quy định tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP. Trong quá trình hoạt động, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Hiện nay, ngoài thị trường kinh doanh nội địa, Công ty còn tiến hành giao dịch với nhiều nước khác nhau như: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Áo, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Ấn Độ, Singapore, Hồng Kong… Mỗi quốc gia trên đều có một hệ thống pháp luật riêng bao gồm nhiều bộ luật, nhiều văn bản dưới luật và các quy định về các quy tắc quản lý kinh tế khác nhau. Chính vì thế, việc nắm bắt các điều luật, các quy định mới, những thay đổi về chính sách… sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp sản phẩm ra thị trường. Đặc biệt là các thay đổi về hàm lượng chất được phép sử dụng trong các sản phẩm mà Công ty sản xuất, cũng như việc thay đổi các loại thuế đánh và nguồn nguyên liệu mà Công ty nhập khẩu cũng như xuất khẩu. Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Việt Nam là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định. Ảnh hưởng  Thu hút được sự hợp tác từ nước O/T O ngoài. Sản lượng tiêu thụ ổn định và ngày càng tăng.  Nhà nước quản lí chặt chẽ hoạt động  Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm T sản xuất kinh doanh bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm. 42  Môi trường tự nhiên Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển…ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những năm vừa qua khí hậu liên tục thay đổi, sông biển ngày càng ô nhiễm làm cho nguồn thủy hải sản sụt giảm gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu. Các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, khí hậu trong năm theo khu vực địa lí cũng ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành các yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ. Công ty TNHH Long Sinh nằm tại Nha Trang – Khánh Hòa, ba mặt giáp biển thuận lợi cho giao thông. Nha Trang là thành phố du lịch tạo điều kiện cho Công ty tiến hành thêm hoạt động kinh doanh Marketing sản phẩm với khách du lịch, thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm đến mọi khách hàng. Ngoài ra đây còn là nơi có mật độ nuôi trồng thủy sản cao nên có thể cung cấp nguồn nguyên liệu và là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn cho Công ty. Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Vị trí địa lí thuận lợi Ảnh hưởng  Công ty có lợi thế trong việc O/T O tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm  Môi trường văn hóa – xã hội Thị trường các sản phẩm như TTYTS hay Phân bón của Công ty TNHH Long Sinh chủ yếu là trong nước, tập trung ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa của từng vùng miền khác nhau sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho Công ty khi nắm bắt được ở đâu thì sản phẩm của Công ty được ưa dùng, từ đó có thể đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường đó. Ngoài ra, dân số ở những thị trường chính của Công ty phần lớn đều làm nông, rất phù hợp với những sản phẩm của Công ty. 43 Bên cạnh đó, trình độ người nuôi trồng thủy sản đã được nâng cao do tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin như sách báo, trường lớp, hội nghị, hội thảo, mạng internet… Người dân nuôi trồng thủy sản đã dần được trang bị kiến thức về sự ô nhiễm môi trường cũng như những tác động tiêu cực của những sản phẩm không được kiểm nghiệm như thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng… Vì vậy, họ đã áp dụng những quy trình nuôi trồng có kỹ thuật hơn và sử dụng thức ăn công nghiệp, cũng như sử dụng mặt hàng thuốc TYTS để ngăn chặn các dịch bệnh. Xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc TYTS ngày càng tăng lên với những ưu thế đó. Đối với sản phẩm Bột cá thị trường chủ yếu ở nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan… Do đó để tiến hành kinh doanh tốt thì Công ty phải bỏ rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu những nền văn hóa khác nhau. Điều này sẽ giúp cho Công ty có thể tránh được những trở ngại trong việc giao dịch kinh doanh với các quốc gia trên thế giới, góp phần giảm bớt rủi ro. Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Nhu cầu sử dụng những sản phẩm như TTYTS, Phân Ảnh hưởng  Công ty có cơ hội mở rộng thị trường, O/T O tăng sản lượng tiêu thụ bón,..ngày càng tăng  Môi trường khoa học công nghệ Đây là yếu tố chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Những nhân tố đó là: sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ mới, tự động hóa và sử dụng người máy, tốc độ thay đổi công nghệ, chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển, sự bảo vệ bản quyền. Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, tạo cho Công ty nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng cũng đẩy Công ty đến những thách thức nhất định. Khi nắm bắt được khoa học kỹ thuật tốt và có thể áp dụng được vào kinh doanh thì sẽ tạo sự khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sản phẩm, dịch vụ của Công ty sẽ bị lạc hậu, kém khả 44 năng cạnh tranh, làm giảm hiệu quả kinh doanh và lâu dần doanh nghiệp sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi. Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, xâm nhập hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của con người và đem lại những thành quả vô cùng to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, ngành công nghiệp thương mại điện tử đã mở ra cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, to lớn nhất là trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, trao đổi thu thập thông tin. Công nghệ máy tính đã giúp Công ty trong việc tính toán và quản lý công thức chế biến, quản lý hàng hóa, khách hàng, phân tích số liệu nợ…có hiệu quả hơn. Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố Ảnh hưởng  Công nghệ phát triển mạnh mẽ.  Công nghệ mà Công ty đang áp dụng có O/T T nguy cơ lạc hậu. 2.2.2.2. Môi trường vi mô  Đối thủ cạnh tranh - Sản phẩm thuốc thú y thủy sản: Hiện nay, theo số liệu của Cục quản lí chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản trên cả nước có tới hơn 370 công ty trong nước và ngoài nước sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra còn có rất nhiều công ty liên doanh, tư nhân phát triển mạnh. Các công ty này đã trang bị, đầu tư nhà xưởng, dây chuyền sản xuất hiện đại và đang cạnh tranh gay gắt với Công ty TNHH Long Sinh. Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, các công ty đang cạnh tranh gay gắt nhất với Long Sinh là Công ty TNHH Sitto Việt Nam, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ K&H, Công ty TNHH sản xuất và thương mại dinh dưỡng thú y Nam Long và Công ty liên doanh Bio Pharmachemie. - Sản phẩm Phân bón lá sinh học: Trên thị trường có khoảng trên dưới 1.000 doanh nghiệp hoạt động và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, trong đó có những Công ty đã có uy tín và thương hiệu lớn trên thị trường từ rất lâu. Các đối thủ cạnh tranh lớn chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón lá sinh học cao cấp bao gồm: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Quang Nông, Phước Hưng, Công ty TNHH Hóa Nông Hợp Trí… 45 - Sản phẩm bột cá: Hiện nay cả nước có khoảng 50 công ty sản xuất Bột cá, trong đó khu vực miền Trung có khoảng 11 nhà máy, miền Bắc 9 nhà máy và miền Nam 30 nhà máy. Đa số công ty này còn nhỏ hoặc công nghệ chưa cao. Do đó, nhu cầu về sản lượng không đủ đáp ứng cho thị trường nội địa. Nhất là thời gian gần đây giá thủy sản và nhu cầu về các loại sản phẩm thủy sản tăng lên, đồng nghĩa với số lượng các hộ nuôi thủy sản tăng lên, đồng thời lượng thức ăn cho cá và các loại thức ăn thủy sản cũng tăng cao. Tại thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ, các công ty đang cạnh tranh gay gắt nhất với Công ty TNHH Long Sinh là: Công ty Châu Linh tại khu công nghiệp Suối Dầu và Công ty Đa Năng tại Long An. Đặc biệt, ngay tại Khu công nghiệp Suối Dầu Công ty Long Hiệp và Công ty Long Shin, đây là hai công ty mà trước đây Long Sinh đã liên kết làm ăn, tình hình cạnh tranh hiện nay vẫn rất căng thẳng. Hai Công ty trên có tên và logo gần giống với Công ty Long Sinh nên đã gây ra nhiều nhầm lẫn cho khách hàng. Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Đối thủ cạnh tranh là những công ty lớn có uy tín trong ngành.  Có nhiều đối thủ cạnh tranh trong Ảnh hưởng  Khó khăn trong việc thu hút khách O/T T hàng của đối thủ cạnh tranh.  Sự cạnh tranh gay gắt T ngành  Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn - Sản phẩm thuốc thú y thủy sản: Sự cạnh tranh trong tương lai sẽ gay gắt hơn khi có sự tham gia của nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Các đối thủ tiềm ẩn này lâu nay chuyên sản xuất kinh doanh thuốc thú y dành cho gia súc gia cầm, hiện nay đang mở rộng kinh doanh các mặt hàng thuốc thú y thủy sản. Trong đó có thể kể đến Công ty liên doanh Anova Bio ở Khu công nghiệp Việt Nam Singapore tại Bình Dương và Công ty Cổ phần Sài Gòn Vet tại TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này bị các rào cản ngăn chặn sự xâm nhập thị trường là lòng trung thành của khách hàng đối với mặt hàng Thuốc TYTS của các công ty hiện đang kinh doanh trong lĩnh vực này. Các sản phẩm thường có sự khác 46 biệt về chất lượng, cung cách phục vụ, quảng cáo. Tuy các đối thủ này khó gia nhập thị trường nhưng nó cũng tạo ra mối đe dọa cho Công ty, chính vì vậy Công ty cần có biện pháp đề phòng và nâng cao lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của mình. - Sản phẩm Phân bón lá sinh học: Các doanh nghiệp sản xuất phân bón gốc có uy tín, thương hiệu mạnh trên thị trường cũng dễ dàng mở rộng sản xuất sang mảng phân bón lá như tập đoàn Bayer, tập đoàn ADC, Công ty phân bón Bình Điền, Năm Sao… - Sản phẩm bột cá: Một số công ty mạnh trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi sẽ mở rộng sản xuất, kinh doanh và tự đầu tư xây dựng nguồn liệu đầu vào cho mình như Công ty Cổ phần Dabaco Việt Nam, Công ty Cổ phần thủy sản Bình An, Công ty Cổ phần Procimex Việt Nam… Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Các công ty mới có uy tín sẽ nghiên cứu phát triển các sản phẩm mà Công Ảnh hưởng  Sự cạnh tranh trên thị trường sẽ O/T T khốc liệt hơn. ty đang kinh doanh  Sản phẩm thay thế - Sản phẩm Thuốc thú y thủy sản: Các sản phẩm thay thế cho thuốc thú y thủy sản là những sản phẩm của ngành thuốc thú y dùng cho gia súc gia cầm, y tế, nông nghiệp không được thử nghiệm dùng trong môi trường thủy sản. Những sản phẩm này với điểm mạnh là hiệu quả sử dụng nhanh đã đáp ứng được nhu cầu cho các hộ nuôi trồng thủy sản nhưng gây tác hại rất lớn về dư lượng kháng sinh và ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe của khách hàng. Hiện nay trên thị trường còn có loại thảo dược là một loại thuốc đông y có thể sử dụng trong nuôi trồng thủy sản và thân thiện hơn với môi trường cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Sự có mặt của loại thuốc từ thảo dược này ảnh hưởng khá đáng kể đến Công ty, với điểm mạnh là hiệu quả đạt được trong quá trình sử dụng cả về năng suất và chất lượng thủy sản cũng như không ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nuôi. - Sản phẩm Phân bón lá sinh học: Thay vì sử dụng phân bón mua từ Công ty, các hộ nông dân có thể tự sản xuất phân bón bằng các phương pháp thủ công để sử dụng. Tuy 47 nhiên, chất lượng sản phẩm phân bón thủ công có thể không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng cũng như vệ sinh, đặc biệt là những loại nông sản xuất khẩu. - Sản phẩm bột cá: Các sản phẩm thay thế Bột cá là các loại thức ăn cho gia súc gia cầm và các thức ăn tự chế của người dân. Các sản phẩm này có tác dụng tạm thời có thể thay thế thức ăn cho cá, tôm trong thời gian ngắn và có giá thành rẻ như bột gạo, bột bắp, đậu nành… Thậm chí ngay trong ngành sản xuất bột cá cũng có thể có những sản phẩm thay thế khác như: bột ruột mực, bột tôm, bột ruốc…các sản phẩm này có ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của các hộ nuôi trồng thủy sản, nhưng hiệu quả không cao, hoặc khối lượng ít, giá cao. Tất cả điều này đều có thể làm giảm sản lượng tiêu thụ của khách hàng đối với sản phẩm bột cá. Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Có nhiều sản phẩm thay thế. Ảnh hưởng  Giảm sản lượng tiêu thụ. O/T T  Khách hàng Khách hàng là một phần quan trọng của doanh nghiệp. Khách hàng bao gồm người tiêu dùng cuối cùng, các nhà phân phối (bán buôn, bán lẻ), các nhà mua công nghiệp và người mua hàng cho các tổ chức xã hội. Chính sự trung thành của khách hàng là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, sự trung thành đó xuất phát từ sự thỏa mãn những nhu cầu của họ được cung cấp bởi các doanh nghiệp. Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành, vừa mang đến cơ hội vừa tạo ra nguy cơ cho doanh nghiệp. Trải qua nhiều năm hoạt động Công ty TNHH Long Sinh đã có được số lượng khách hàng rộng khắp cả nước, kể cả nước ngoài. Do thương hiệu Long Sinh đã tạo được uy tín trên thị trường và được các hộ nông dân, hộ nuôi thủy sản tin dùng. Tuy nhiên, những nhà phân phối lại là người trực tiếp tư vấn cho khách hàng để đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm cuối cùng. Do đó để tiêu thụ tốt và có tỷ trọng lớn trên thị trường, Long Sinh vẫn phải giữ mối quan hệ tốt đẹp với các nhà phân phối. 48 Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố  Khách hàng thích các sản phẩm của Ảnh hưởng  Tạo điều kiên để công ty ngày càng công ty. O/T O có uy tín trong ngành.  Công ty có những chính sách ưu đãi  Có nguy cơ bị chiếm dụng vốn cao. T cho các đại lý bằng phương thức thanh toán chậm.  Nhà cung cấp - Sản phẩm thuốc thú y thủy sản: Có nhiều chủng loại sản phẩm trong mặt hàng Thuốc TYTS của Công ty. Mỗi sản phẩm là sự phối trộn của nhiều nguyên liệu khác nhau và được cung ứng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau bao gồm cà trong và ngoài nước. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị sản xuất cung cấp các loại nguyên liệu Thuốc TYTS. Nhà cung cấp trong nước, chủ yếu Công ty thường nhập nguyên liệu từ Công ty Bayer, Công ty DSM, Công ty Hữu Tín…Những loại nguyên liệu mang tính chất chuyên môn kỹ thuật cao thì nhà cung cấp chính cho Công ty là các nhà cung cấp nước ngoài mà ở đây chủ yếu là Công ty Longman Aqua của Đài Loan. - Sản phẩm Phân bón lá sinh học: Một số nhà cung cấp nguyên liệu lớn để sản xuất phân bó lá như: Greendelta Co., Ltd – Việt Nam, Green Plant Co., Ltd – Đài Loan, Vet Superior Group – Thái Lan, Yara International ASA – Anh Quốc và nhiều nhà cung cấp khác từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia… Trước đây, Công ty nhập nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, nhưng một vài năm gần đây, Công ty hầu như tập trung vào một nhà cung cấp là Vet Superior Group để tạo mối quan hệ thân thiết trong kinh doanh nhằm tạo ra nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định. - Sản phẩm bột cá: Đa số nguồn nguyên liệu của sản phẩm bột cá được thu mua từ các hộ nông dân nuôi trồng thủy sản và các ngư dân đánh bắt trên biển. Với vị trí thuận lợi, bờ biển dài, cho nên nguồn cung ứng nguyên liệu cho Công ty rất dồi dào. 49 Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này. Yếu tố Ảnh hưởng  Công ty xây dựng mối quan hệ tốt  Có được nguồn nguyên liệu đảm bảo với nhà cung ứng.  Công ty có nhiều đối tác cung cấp nguyên vật liệu.  Nguyên vật liệu phải nhập khẩu. O/T O chất lượng.  Nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp cho O mình.  Sức ép về giá nguyên vật liệu tăng cao. T 2.2.2.3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) Qua phiếu xin ý kiến chuyên gia đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty. Dựa trên số điểm được các chuyên gia cho để tính các giá trị trung bình của mức độ quan trọng và hệ số mức độ đáp ứng của công ty ứng với từng yếu tố. Tính tổng các giá trị trung bình của mức độ quan trọng và tính trọng số cho mức độ quan trọng của từng yếu tố bên ngoài của công ty. 50 Bảng 2.3: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE) của Công ty TNHH Long Sinh Mức độ quan trọng Xác định hệ số Tổng điểm STT Các yếu tố môi trường bên ngoài 1 Gia nhập WTO làm môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với cách đối thủ quốc tế 0.08 3.2 0.26 2 Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất 0.07 1.8 0.13 3 Việt Nam có nền chính trị ổn định 0.07 2.4 0.17 4 Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh 0.08 2.0 0.16 0.1 3.0 0.30 0.12 2.8 0.34 0.09 2.0 0.18 0.1 2.4 0.24 5 6 7 Vị trí địa lí thuận lợi tạo lợi thế trong việc tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm Nhu cầu sử dụng những sản phẩm Công ty đang sản xuất ngày càng tăng tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ. Công nghệ phát triển mạnh mẽ 8 Cạnh trang khốc liệt của các đối thủ trong ngành. 9 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mở rộng sản xuất 0.05 3.0 0.15 10 Sản phẩm thay thế nhiều có nguy cơ làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ 0.07 2.8 0.20 11 Có nhiều khách hàng trung thành 0.07 2.4 0.17 12 Nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo 0.1 1 3.4 0.34 2.62 TỔNG Nhận xét: Tổng điểm đánh giá các yếu tố bên ngoài của Công ty TNHH Long Sinh là 2.62 > 2.5. Cho thấy rằng Công ty TNHH Long Sinh phản ứng trên mức trung bình đối với các cơ hội cũng như thách thức từ môi trường bên ngoài. Có thể tổng hợp được các cơ hội và nguy cơ như sau:  Cơ hội - Việt Nam có nền chính trị ổn định. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. - Vị trí địa lí thuận lợi - Công nghệ phát triển mạnh mẽ. 51 - Nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng. - Khách hàng tin dùng sản phẩm công ty.  Nguy cơ - Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh - Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất - Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường - Các đối thủ tiềm ẩn xâm nhập ngành - Có nhiều sản phẩm thay thế 2.2.3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh 2.2.3.1. Các đối thủ cạnh tranh chính của Công ty Để dễ dàng cho việc đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh. Tác giả xin lựa chọn hai công ty đang cạnh tranh gay gắt với Công ty TNHH Long Sinh trên thị trường nội địa để so sánh và đánh giá.  Công ty liên doanh Bio-Pharmachemie Địa chỉ: 2/3 Tăng Nhơn Phú, Phường Phước Long B, Quận 9, Tp.HCM, Việt Nam. Điện thoại: (84-8) 37311714 Fax: (84-8) 37313488 (84-8) 38978476 (84-8) 37311713 Website: www.biopharmachimie.com Email: bio@biopharmachimie.com Chính thức đi vào hoạt động từ năm 1996, Bio-Pharmachemie đã không ngừng phát triển mạnh mẽ. Đến nay, Công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình và trở thành một trong những công ty sản xuất và kinh doanh thuốc thú y và thuốc thủy sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Là công ty sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO GMP (Thực hành sản xuất tốt theo tiêu chuẩn của WHO) với máy móc, trang thiết bị hiện đại, qui trình công nghệ tiên tiến và đội ngũ chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm của Bio-Pharmachemie luôn được đảm bảo. Nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất được nhập từ các công ty nước ngoài có uy tín. Các nguyên liệu này trước khi đưa vào sản xuất và các thành phẩm trước khi đóng gói đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ. Nhờ chất lượng vượt trội cùng sự đa dạng về mẫu mã, sản phẩm của Bio-Pharmachemie ngày càng chiếm được niềm tin của người chăn 52 nuôi trên khắp mọi miền đất nước. Hơn thế nữa, sản phẩm của công ty còn vươn xa hơn, được xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Bio-Pharmachemie luôn nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện và đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng, xứng đáng là người bạn đồng hành tin cậy của mọi nhà chăn nuôi.  Công ty TNHH Sitto Việt Nam Địa chỉ: Số 4 đường 3A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai Điện thoại: (0613) 834903-05 Fax: (0613) 834906 Website: www.sittovietnam.com Email: info.sitto@gmail.com Được thành lập năm 2001, với vốn đầu tư từ tập đoàn Sitto Thái Lan. Công ty TNHH Sitto Việt Nam đã không ngừng nỗ lực và phấn đấu, nhằm cung cấp cho bà con các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày một gia tăng của người dân. Năm 2008, Công ty Sitto Việt Nam đã đầu tư dây chuyền, mở rộng sản xuất các sản phẩm chuyên phục vụ cho ngành nông nghiệp, Công ty Sitto Việt Nam luôn thể hiện sự quyết tâm cải thiện và khắc phục tất cả những sai sót trong sản xuất, dù nhỏ nhất. Chất lượng luôn hướng tới người tiêu dùng, luôn tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất để cung cấp ra thị trường, có sức cạnh tranh cao hướng tới hội nhập khu vực và thế giới. Đến nay, hầu như tất cả sản phẩm của công ty nhận được sự tín nhiệm và sử dụng của bà con nông dân tại trên cả nước và các nước trong khu vực. Thương hiệu SITTO được Hiệp Hội Hợp Tác Kinh Tế Việt Nam - Lào - Campuchia cấp giấy chứng nhận, cup vàng “Thương Hiệu Nổi Tiếng Asean” năm 2011. Ngoài ra còn có các giải thưởng khác như: "Top 500 sản phẩm dịch vụ hàng đầu tại Việt Nam năm 2011", "Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất năm 2011",.. Ngoài ra, Công ty TNHH Long Sinh cũng còn có rất nhiều những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, đòi hỏi Công ty luôn phải nỗ lực, phấn đấu cải thiện chất lượng sản phẩm, các chính sách kinh doanh để luôn đảm bảo được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường. 53 2.2.3.2. Năng lực tài chính của Công ty TNHH Long Sinh  Nguồn vốn: Bảng 2.4: Nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014 Nguồn vốn của Công ty Nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tỉ lệ VCSH/ Tổng nguồn vốn Đvt 2012 2013 2014 Tỉ đồng Tỉ đồng Tỉ đồng 45,9 11,1 34,8 60,3 24 36,3 61,5 19,9 41,6 % 76% 60.2% 66.8% 2013/2012 +/% 14,4 31.3% 12,9 116.4% 1,5 4.3% 2014/2013 +/% 1,2 1.9% (4,1) (17)% 5,3 14.3% (Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét: Công ty TNHH Long Sinh đã có 18 năm hoạt đông và phát triển, cùng với việc kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng của mình, Công ty đã tạo được một nguồn vốn khá lớn và ổn định. Nguồn vốn của Công ty đều tăng lên qua các năm. - Nợ phải trả: Nợ phải trả của Công ty có biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2012 là 11,1 tỉ đồng, năm 2013 là 24 tỉ đồng và năm 2014 là 19,9 tỉ đồng. Ngoài ra, trong các khoản nợ phải trả của Công ty TNHH Long Sinh chỉ có nợ vay ngắn hạn, không có bất cứ một khoản nợ dài hạn nào. Như vậy có thể thấy theo thời gian, Long Sinh đã tăng dần các khoản nợ vay ngắn hạn lên chứng tỏ việc gia tăng sản xuất đang được đẩy mạnh hơn. - Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu chiến tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, tuy vẫn tăng lên qua các năm nhưng tỉ lệ trong cơ cấu vốn của Công ty thì lại giảm do Công ty đang tăng cường vay ngắn hạn để mở rộng hoạt động sản xuất.Cụ thể, năm 2012, vốn chủ sở hữu là 34,8 tỉ đồng, chiếm đến 76% trong cơ cấu vốn. Đến năm 2013 tăng lên thành 36,3 tỉ đồng, nhưng chỉ còn chiếm 60,2%. Năm 2014 con số này tăng thành 41,6 tỉ đồng (tăng 14.31% so với năm 2013), chiếm 66,8% cơ cấu vốn của Công ty. Qua phân tích, có thể thấy Công ty TNHH Long Sinh chỉ tập trung vào nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ngắn hạn. Đồng thời vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn so với nguồn vốn đi vay, điều này tạo điều kiện cho Công ty TNHH Long Sinh có thể độc lập trong việc sản xuất kinh doanh và chứng tỏ Công ty hoàn toàn chủ động trong quá 54 trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc này cũng có mặt hạn chế khi Công ty không trích lập các khoản kinh phí và quỹ khác để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.  So sánh nguồn vốn của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh Bảng 2.5: Nguồn vốn của Long Sinh và các đối thủ trong giai đoạn 2012 – 2014 (Đvt: tỉ đồng) Công ty Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Long Sinh 45.9 60.3 61.5 Sitto 55.3 70.7 75.4 Bio-Pharmachemie 38.6 52.8 47.6 (Nguồn: Phòng Marketing – Công ty TNHH Long Sinh) 80 75.4 70.7 70 60.3 61.5 60 Tỉ đồng 50 55.3 52.8 47.6 45.9 Năm 2012 38.6 40 Năm 2013 Năm 2014 30 20 10 0 Long Sinh Sitto Bio-Phermachemie Công ty Hình 2.2: Biểu đồ nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ cạnh tranh từ năm 2012 – 2014 Dựa vào biểu đồ, có thể thấy rằng Công ty TNHH Long Sinh có nguồn vốn ổn định và tăng qua các năm nhưng không quá vượt trội so với các đối thủ. Công ty TNHH Sitto Việt Nam có nguồn vốn lớn hơn Công ty TNHH Long Sinh và mức tăng qua các 55 năm cũng khá lớn, điều này có thể giúp Công ty Sitto có được những lợi thế về máy móc hay công nghệ đối với Long Sinh dựa vào nguồn vốn lớn của họ. Công ty BioPharmachemie thì lại có nguồn vốn chưa thực sự ổn định, nhưng với chiều dài lịch sử tồn tại, Công ty Bio-Pharmachemie vẫn có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường. Những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty về nguồn vốn: Điểm mạnh Điểm yếu  Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn  Chưa có các khoản kinh phí dự phòng rủi ro  Mức tăng nguồn vốn còn thấp so với đối thủ cạnh tranh.  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Bảng 2.6: Các chỉ số khả năng sinh lời của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu 1.Doanh thu bán hàng và cung cấp DV 2.Lợi nhuận sau thuế 3.Tổng tài sản (nguồn vốn) 4.Vốn chủ sở hữu 5.ROS (2/1) 6.ROA (2/3) 7.ROE (2/4) ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Đồng 114,576,584,933 194,022,879,547 245,002,458,863 Đồng 376,082,243 1,895,971,764 5,128,112,872 Đồng 45,956,878,741 60,338,978,558 61,460,677,787 Đồng 34,881,871,296 36,371,466,314 41,575,455,422 0.003 0.010 0.021 0.008 0.031 0.083 0.011 0.052 0.123 (Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập: Tỷ suất này cho biết cứ 1 đồng tổng doanh thu và thu nhập thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế đem về. Trong 3 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập có nhiều biến động, cụ thể: năm 2012, tỷ số này là 0.003 (0.3%) nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập chỉ mang lại 0.3 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể nói đây là một năm không thành công vì 56 lợi nhuận mang về là rất thấp. Đến năm 2013, ROS có tăng lên nhưng vẫn ở mức rất thấp chỉ đạt 0.01. Sang năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh của Long Sinh có sự chuyển biến tích cực, tỷ số ROS đạt 0.021. Điều này cho thấy lợi nhuận sinh ra từ doanh thu và thu nhập của Công ty TNHH Long Sinh chưa thật sự cao. - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (nguồn vốn): Tỷ suất này cho biết cứ 1 đồng tổng tài sản (nguồn vốn) bỏ ra để sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế. Cũng giống với chỉ tiêu ROS, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở năm 2012 là khá thấp và cũng chuyển biến tích cực trở lại vào năm 2013, 2014. Tuy nhiên những con số này vẫn còn rất thấp. Điều này cho thấy Công ty cũng chưa kinh doanh có hiệu quả trên mặt tổng tài sản trong giai đoạn này. Do đó, Công ty cũng cần có những biện pháp để cải thiện tình hình trong tương lai. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đem ra kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ năm 2012 – 2014 lần lượt là 0.011, 0.052, 0.123. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang về 0,218; 0,011; 0,052 đồng lợi nhuận sau thuế. Vì kinh doanh chưa hiệu quả nên cũng giống như ROS, ROA thì ROE đạt mức thấp ở 2 năm 2012 và 2013. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu đã bỏ ra một cách có hiệu quả. 57 Bảng 2.7: Các tỷ số thanh toán của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1.Tổng tài sản 2.Nợ phải trả 3.Tài sản ngắn hạn 4.Nợ ngắn hạn 5.Tiền và các khoản tương đương tiền 6.Hàng tồn kho 7.Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 8.Lãi vay 9.Hệ số thanh toán hiện hành (1/2) 10.Hệ số thanh toán ngắn hạn (3/4) 11.Hệ số thanh toán nhanh (3-6/4) Đồng Đồng Đồng Đồng 45,956,878,741 11,075,007,445 30,012,843,760 11,075,007,445 60,338,978,558 23,967,512,244 46,709,022,013 23,739,730,268 61,460,677,787 19,885,222,365 48,637,506,091 19,885,222,365 Đồng 4,811,165,391 16,835,908,130 14,829,476,273 Đồng 19,553,803,643 25,515,584,444 26,048,919,284 Đồng 918,510,633 3,789,051,592 7,541,737,457 Đồng 103,925,598 6,144,810 551,772 Lần 4.15 2.52 3.09 Lần 2.71 1.97 2.45 Lần 0.94 0.89 1.14 Lần 0.43 0.71 0.75 Lần 8.84 616.63 13668.21 12.Hệ số thanh toán bằng tiền (5/4) 13.Hệ số thanh toán lãi vay (7/8) (Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét: - Hệ số thanh toán hiện hành: Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty trong 3 năm từ 2012 – 2014 đều lớn hơn 1, cho thấy Công ty có thể tài trợ tốt cho những khoản nợ của mình. Năm 2012, hệ số thanh toán hiện hành là 4.15 tức là Công ty có thể sử dụng tài sản để thanh toán các khoản nợ gấp 4.15 lần. Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty giảm xuống ở năm 2013 và 2014 còn 2.52 và 3.09. Nguyên nhân là do trong 2 năm này Công ty TNHH Long Sinh đã đẩy mạnh vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ của mình. 58 - Hệ số thanh toán ngắn hạn: Hệ số thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho… Năm 2012 hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là 2.71, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.71 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ. Do Công ty đã đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn nên trong 2 năm 2013 và 2014, hệ số thanh toán ngắn hạn giảm xuống. Dù vậy, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH Long Sinh trong cả 3 năm đều lớn hơn 1, cho thấy rằng Công ty luôn có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này có thể mang lợi thế cho Công ty trong việc vay vốn từ ngân hàng. - Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toanh nhan của Công ty TNHH Long Sinh trong 3 năm là chưa cao. Cụ thể, năm 2012 là 0.94 , ở năm 2013 là 0.89 và con số này ở năm 2014 là 1.14. Ở đây ta thấy ở 2 năm 2012 và 2013, hệ số thanh toán nhanh đều bé hơn 1 chứng tỏ Công ty không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cùng một lúc. Nguyên nhân là vì Công ty đã để lượng hàng tồn trong kho khá lớn. Do vậy Long Sinh cần phải đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hạn chế hàng tồn kho. - Hệ số thanh toán bằng tiền Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty TNHH Long Sinh trong cả 3 năm đều nhỏ hơn 1. Cụ thể, năm 2012 là 0.43, năm 2013 là 0.71 và năm 2014 là 0.75. Tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty thì được đảm bảo bằng 0.43, 0.71 và 0.75 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Nguyên nhân là do Công ty sử dụng tiền mặt để mua sắm thiết bị, đầu tư công nghệ mới, làm cho lượng tiền dự trữ trong Công ty giảm đi. Vì vậy, Công ty nên có những chính sách sử dụng tiền hợp lí hơn, cắt giảm bớt những chi phí bằng tiền không cần thiết… 59 Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty về khả năng tài chính Điểm mạnh Điểm yếu  Công ty có sự tự chủ về tài chính  Hiệu suất sử dụng tài sản và sử dụng  Khả năng thanh toán nợ của Công ty vốn chủ sở hữu chưa tốt được đảm bảo  Hàng tồn kho còn ứ đọng, lượng dự trữ tiền mặt thấp. 2.2.3.3. Thị phần  Doanh thu Bảng 2.8: Tổng doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ cạnh tranh (Đvt: nghìn đồng) Công ty Long Sinh Sitto Bio Năm 2012 114,576,584 142,250,361 108,254,603 Năm 2013 194,022,879 215,364,281 165,479,211 2013/2012 2014/2013 +/% +/% 245,002,458 79,446,295 69% 50,979,579 26% 286,302,147 73,113,920 51% 70,937,866 33% 180,236,540 57,224,608 53% 14,757,329 9% Năm 2014 (Nguồn: Phòng Marketing – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy doanh thu của cả 3 công ty đều tăng lên sau 3 năm với những mức tăng lên đáng kể trong năm 2013, nguyên nhân là vì các công ty đều đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm này để phát triển trở lại sau thời gian chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Cụ thể, Công ty TNHH Long Sinh có mức tăng 69% trong năm 2013, đối với Sitto và Bio-Pharmachemie lần lượt là 51% và 53%. Tuy nhiên, đã có sự khác biệt trong năm 2014 khi tốc độ tăng doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh và Công ty Bio-Pharmachemie có dấu hiệu chững lại thì Công ty Sitto vẫn duy trì được lợi thế của mình trên thị trường với tốc độ tăng 33%. Thông qua doanh thu, có thể thấy trên thị trường Công ty Sitto đang nắm giữ những lợi thế cạnh tranh hơn so với Công ty Long Sinh và Công ty Bio-Pharmachemie. 60 350000000 300000000 Nghìn đồng 250000000 200000000 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 150000000 100000000 50000000 0 Long Sinh Sitto Bio Công ty Hình 2.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ  Thị phần Trong bài khóa luận này, tác giả xin sử dụng thị phần tương đối để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ đã đưa ra. Bởi vì, thị trường các doanh nghiệp kinh doanh về thủy sản và nông nghiệp là rất rộng lớn và rất khó để xác định một cách chính xác. Bảng 2.9: Thị phần tương đối của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh thu Long Sinh/ Doanh thu Sitto 0.81 0.90 0.86 Doanh thu Long Sinh/ Doanh thu Bio 1.06 1.17 1.36 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta thấy rằng thị phần tương đối của Công ty TNHH Long Sinh so với Công ty TNHH Sitto Việt Nam qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, có nghĩa là Công ty Long 61 Sinh chưa có lợi thế cạnh tranh so với Công ty Sitto. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa 2 công ty là không thực sự lớn. Do đó, Công ty TNHH Long Sinh hoàn toàn có thể vượt qua đối thủ này trong tương lai nếu có những chiến lược kinh doanh phù hợp và đột phá. Còn khi so sánh với Công ty Bio-Pharmachemie, con số thị phần tương đối của Công ty TNHH Long Sinh đều lớn hơn 1 và đang có xu hướng tăng dần, nguyên nhân vì doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn so với Công ty Bio-Pharmachemie. Tuy nhiên, Công ty cũng không được chủ quan vì Công ty BioPharmachemie vẫn có những nguồn lực đáng kể và kinh nghiệm kinh doanh trong các ngành nghề thủy sản và nông nghiệp trong một thời gian dài. Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty về thị phần Điểm mạnh Điểm yếu  Công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao. 2.2.3.4. Tính đa dạng của sản phẩm  Số lượng sản phẩm Bảng 2.10: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Long Sinh Thuốc TYTS Thức ăn thủy sản Phân bón Nhóm hóa chất BKC-80,AV70,Iodorine,Chlorine,.. Nhóm men vi sinh Unizyme, Microzyme, Compozyme,.. Nhóm bổ sung dinh dưỡng W.Power, Long Amino, KD-301, Omega,… Nhóm khoáng chất Zeolite, Saponin, Perfect Envi Thức ăn tôm Thức ăn cá Phân bón lá GRO-RO, GRE-CHA, GRE-PO, KO NONG,… Phân bón gốc GRE CHA, PRETOX 02,… Sản phẩm dùng cho giống thủy sản Chế phẩm Khác Nguyên liệu Artemia Bột cá Bột mực (Nguồn: Phòng Sản Xuất – Công ty TNHH Long Sinh) Công ty TNHH Long Sinh có số lượng mặt hàng kinh doanh khá đa dạng, trong đó Công ty vẫn tập trung chủ yếu vào sản xuất Thuốc TYTS, Phân bón, Thức ăn thủy 62 sản…Với mỗi dòng sản phẩm, Công ty chia ra thành nhiều nhóm, và mỗi nhóm có rất nhiều sản phẩm với những tính năng chuyên biệt. Có thể tham khảo thêm về sản phẩm của Công ty tại website: www.longsinh.com.vn Bảng 2.11: Danh mục sản phẩm của Công ty Bio-Pharmachemie Thức ăn BIO-PREMIX 22, BIO-FAC, BIO-LECITHIN, BIOVITAMIN C, BIO-VITASOL,… Thuốc BIO-OXYGEN, IODINE COMPLEX, BIOSULTRIN, BIOXIDE, BIO-OXYTETRA Thức ăn BIO- VITA C, BIO-GREEN, BIO-BKC, BIOYUCCA,… Thuốc BIO-ZEOGREEN, BIO-HEPATIC, BIO-ANTI SHOCK,… TÔM CÁ (Nguồn: www.biopharmachemie.com) Bảng 2.12: Danh mục sản phẩm của Công ty TNHH Sitto Việt Nam Thủy sản Phân bón Nhóm hóa chất xử lí Chế phẩm sinh học Siren, MKC, Wanway, Bioquats, Sitto Yucca Sitto SC, Nitro B-Powder, Sittp LB-1, Sitto BS,… Nhóm bổ sung dinh dưỡng Vivax, Forte, Sitto-Mix, C-Tat, Speed Growth, Sitto Pro,… Nhóm khoáng chất Poli Cal, Sea-Miner, Alk Balance,DK Phos, Mag Plus,.. Phân bón lá Nông Phú 666, Calcium Boron, Nano-s, Root 777, Thần Nông 888 Phân bón trung-vi lượng Super Silic, Sitto V-Siêu Đồng-Kẽm, Sitto VCofmix, Sitto V-Pepmix Phân bón TK Đạm Urea N46TE, Sitto Zorea… (Nguồn: www.sittovietnam.com) Qua các bảng danh mục sản phẩm, có thể thấy rằng hiện nay các Công ty kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản có số lượng sản phẩm rất đa dạng và phong phú, có nhiều tính năng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa. Công ty TNHH Long Sinh có số lượng sản phẩm đa dạng với nhiều tính năng chuyên biệt nhưng các đối thủ cạnh tranh lại có những sản phẩm với công nghệ tân tiến, tạo ra khác biệt so với các sản phẩm khác, như sản phẩm phân bón trung-vi lượng của Sitto hay những sản phẩm thuốc thú y của Bio-Pharmachemie. Do đó, Công ty TNHH Long Sinh 63 cần đầu tư hơn về công nghệ để tạo được lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường.  Về chất lượng sản phẩm: Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã nhiều năm nên yếu tố chất lượng luôn được Công ty TNHH Long Sinh quan tâm và đảm bảo. Công ty luôn sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau. Tất cả các nguyên liệu để sản xuất sản phẩm của Công ty đều được nhập từ những nhà cung cấp có uy tín. Với một số nguyên liệu đặc biệt, Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài như Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc…. Những nguyên liệu này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và các thông số kỹ thuật của Công ty. Công ty TNHH Long Sinh luôn kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng. Các nguyên liệu được nhập khẩu khi nhập về trước khi đóng gói Công ty sẽ lấy mẫu test ở phòng KCS độc lập của Công ty từ đó chất lượng luôn được đảm bảo. Công ty cũng không ngừng nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ mới nhất cũng như các công thức cải tiến để mang lại cho khách hàng những sản phẩm mới thân thiện với môi trường và mang lại hiệu quả cao trong nuôi, trồng. Hàng năm công ty cử cán bộ kỹ thuật tham gia những lớp tập huấn về chất lượng sản phẩm. Sau khi học tập về những cán bộ kỹ thuật này sẽ hướng dẫn cụ thể lại cho công nhân, đội ngũ công nhân luôn cập nhật được thông tin mới nhất về các tiêu chuẩn chất lượng và xu hướng thực hiện tốt theo các tiêu chuẩn này. Còn đối với phòng kỹ thuật thì luôn kiểm tra chặt chẽ, chính xác những thông số trên toàn dây chuyền sản xuất thực hiện phân tích các mẫu nguyên liệu, phân xưởng sản xuất thực hiện một cách triệt để theo quy trình công nghệ vệ sinh công nghiệp. Việc luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm đã mang lại lòng tin của khách hàng đối với Công ty TNHH Long Sinh, qua đó giúp Công ty có được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường hiện tại, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng của Công ty trên thị trường. Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty về sản phẩm Điểm mạnh Điểm yếu  Công ty có nhiều mặt hàng, sản phẩm  Sản phẩm của Công ty chưa có nhiều đa dạng. khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh,.. 64  Chất lượng sản phẩm của Công ty đảm bảo yêu cầu. 2.3.3.5. Năng lực công nghệ Bảng 2.13: Bảng thống kê máy móc thiết bị của Công ty từ năm 2006 – 2014 STT Tên thiết bị Công suất Nơi sản xuất Năm sử dụng 1 Lò hơi 4 tấn hơi / giờ Đài Loan 2007 2 Lò sấy 100 tấn / ngày Lắp ráp tại Việt Nam 2006 3 Máy sàng 3 tấn / giờ Lắp ráp tại Việt Nam 2006 4 Máy trộn 3 tấn / giờ Lắp ráp tại Việt Nam 2006 5 Máy đóng gói 30kg / giờ Đài Loan 2008 6 Cân điện tử 75 kg Đài Loan 2009 7 Dây chuyền chế biến 1 tấn / ngày Lắp ráp tại Việt Nam 2013 Chitosan (Nguồn: Phòng kỹ thuật – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét: Hệ thống máy móc thiết bị của Công ty TNHH Long Sinh một phần được nhập từ Đài Loan, số còn lại được lắp ráp tại Việt Nam nhưng sử dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài nên có thể làm việc với công suất khá cao. Công suất của các loại máy móc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Cụ thể là ảnh hưởng tới hoạt động thu mua nguyên liệu, chất lượng sản phẩm, nhân công lao động và giá thành sản phẩm. Việc quản lý, vận hành, bảo trì các loại máy này được Công ty rất chú trọng. Bộ phận kỹ thuật thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đạt được hiệu quả cao trong quá trình sản xuất cũng như phát hiện hư hỏng kịp thời để sữa chữa, đảm bảo sản xuất theo đúng tiến độ. Đặc biệt, trong những năm gần đây (năm 2013), Công ty có đầu tư thêm trang thiết bị, vận dụng công nghệ mới để sản xuất ra các sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đó là dây chuyền sản xuất sản phẩm phân bón lá sinh học có thành phần Chitosan với công suất có thể lên đến 1 tấn sản phẩm / ngày. Ngoài ra, Công ty còn đưa vào vận 65 hành hệ thống ép dịch thủy sản năm 2012. Với việc tăng cường đưa vào hệ thống sản xuất nhiều loại máy móc thiết bị với công nghệ hiện đại giúp cho năng suất cũng như chất lượng của Công ty ngày càng tăng. Đây là một dấu hiệu tích cực chứng tỏ Công ty chú trọng đến chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất nhằm tạo chỗ đứng vững chắc cho Công ty trên thị trường. Tuy nhiên, so với các đối thủ cạnh tranh, Công ty TNHH Long Sinh vẫn chưa có cho mình những máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến nhất. Điển hình như Công ty TNHH Sitto Việt Nam, đầu năm 2012, sau thời gian dài nghiên cứu thiết kế và chế tạo, đã chính thức nhập dây chuyền sản xuất phân bón trộn 5 màu từ tập đoàn Sitto - Thái Lan. Dây chuyền có thể sử dụng cùng lúc 10 loại nguyên liệu khác nhau để phối trộn, độ chính xác lên đến 98%, đảm bảo các chất dinh dưỡng đầy đủ theo tỷ lệ đã đăng ký. Hay các dây chuyền sản xuất thuốc thú y tự động của Công ty Bio-Pharmachemie. Do đó, Công ty TNHH Long Sinh có thể chịu thua thiệt hơn so với các đối thủ trên thị trường. Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty về máy móc thiết bị, công nghệ Điểm mạnh Điểm yếu  Dây chuyền sản xuất của Công ty hoạt  Công ty chưa có những công nghệ, máy động ổn định. móc tân tiến nhất.  Một số máy móc, thiết bị và công nghệ của Công ty đã lỗi thời do đã sử dụng trong thời gian dài 2.3.3.6. Hoạt động nhân sự của Công ty  Tình hình nhân sự Lao động là một yếu tố quan trọng không thể thiếu đối với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty. Cũng giống như những doanh nghiệp khác, Long Sinh rất quan tâm tới công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên trong Công ty. Chính điều đó đã tạo ra một đội ngũ nhân viên có trình độ tương đối cao, nhiệt tình hăng hái trong công việc. 66 Bảng 2.14: Kết cấu lao động của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012 – 2014 Năm 2012 Số người Tỷ lệ 133 100 2012 2013 Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ Số người Tỷ lệ Tổng lao động 139 100 142 100 1.Theo giới tính - Nam 100 71.90% 97 72.90% 102 71.83% - Nữ 39 28.10% 36 27.10% 40 28.17% 2. Theo trình độ - Cao học 2 1.40% 2 1.50% 4 2.82% - Đại học 47 33.80% 43 32.30% 45 31.69% - Trung cấp, Cao đẳng 20 14.40% 18 13.50% 18 12.68% - Lao động phổ thông 70 50.40% 70 52.60% 75 52.82% 3. Theo độ tuổi - Dưới 18 0 0 0 0 0 0 - Từ 18-35 83 59.70% 79 59.40% 85 59.86% - Từ 36-45 38 27.30% 36 27.10% 39 27.46% - Từ 46-60 18 12.90% 18 13.50% 19 13.38% (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy lao động của Công ty TNHH Long Sinh có sự phân bố không đồng đều theo giới tính, trình độ cũng như độ tuổi. Cụ thể là: - Kết cấu lao động theo giới tính: Do đặc thù của Công ty là cần lượng lớn công nhân sản xuất và nghiệp vụ kinh doanh mà nhân viên kinh doanh thì chỉ tuyển nam không tuyển nữ nên lao động của Công ty chủ yếu là nam (chiếm 71.83% ở năm 2014) so với tổng lao động. Đồng thời, những công việc tại Công ty đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt và có khả năng chịu được áp lực công việc cao, chính vì vậy mà lực lượng lao động nam của Công ty chiếm đại đa số. Trong khi đó, các công việc văn phòng lại cần số lượng ít hơn mà đặc thù công việc lại nhẹ nhàng, ổn định, cần sự tỉ mỉ nên phụ nữ rất thích hợp cho công việc này. - Kết cấu lao động theo trình độ: Dựa vào số liệu ta có thể thấy lao động phổ thông chiếm tỷ trọng cao nhất (52.82% vào năm 2014) trong tổng lao động của Công ty. Lý do là vì công việc sản xuất của Công ty chỉ cần tay nghề mà ít cần đến trình độ cao nên lượng công nhân phổ thông là rất lớn. Chiếm số lượng cao thứ hai trong cơ cấu lao động theo trình độ là những nhân viên có 67 trình độ đại học 31.69% ở năm 2014, do Công ty luôn tạo điều kiện cho các sinh viên mới ra trường, đặc biệt là những sinh viên Trường Đại học Nha Trang nên lực lượng này trong Công ty là khá lớn. Ít nhất là lao động có trình độ cao học là 4 người, còn lại là lao động ở những trình độ khác và hầu như đều giảm nhẹ mỗi năm. Nhìn chung, cơ cấu lao động theo trình độ của Công ty khá hợp lý. Công ty TNHH Long Sinh là một công ty sản xuất nên số lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao là điều dễ hiểu. Ngoài ra, nguồn nhân lực còn lại của Công ty hầu hết đều có trình độ cao, từ cao đẳng trở lên, rất phù hợp với các công việc văn phòng cũng như marketing giới thiệu sản phẩm và kinh doanh mặt hàng của Công ty. Hàng năm, Long Sinh đều tổ chức các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề hay cử các học viên đi đào tạo, hoặc mời chuyên gia nước ngoài về tư vấn cho các nhân viên của Công ty để nâng cao trình độ. Đối với công nhân sản xuất, hàng năm Công ty đều tổ chức thi tay nghề để nâng bậc lương thưởng cho công nhân nhằm khuyến khích tinh thần làm việc. - Kết cấu lao động theo độ tuổi: Nhìn vào bảng số liệu ta thấy lao động của Công ty hầu hết là lao động trẻ chiếm gần 60% tổng số lao động của Công ty qua các năm. Đứng thứ hai là lao động từ 36-46 tuổi, chiểm khoảng 27% trong tổng số lào động. Đội ngũ nhân viên trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo là một trong những yếu tố mang lại thành công cho công ty, giúp công ty tìm ra những ý tưởng kinh doanh hay, độc đáo cũng như sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển. Tóm lại, kết cấu lao động của Công ty TNHH Long Sinh theo giới tính, trình độ, độ tuổi đều không cân đối, có nhóm nhiều nhóm ít nhưng nhìn chung đối với một công ty sản xuất kinh doanh các mặt hàng về thức ăn và phân bón thủy sản thì như vậy là tương đối hợp lý. Công ty cần sử dụng tốt các chính sách động viên, khuyến khích, khen thưởng để tăng lòng trung thành của nhân viên, đảm bảo mức sống của nhân viên và mang lại lợi ích cho Công ty.  Công tác quản trị nhân sự Công ty TNHH Long Sinh là một trong những Công ty có nguồn nhân lực khá mạnh, vì thế chính sách nguồn nhân lực của Công ty phải tốt mới có thể thu hút được nhiều lao động có chất lượng. Trong những năm qua, Công ty liên tục có những chính sách nhân sự của mình sao cho ngày càng hợp lý hơn. Tất cả những chính sách nhân sự 68 của Công ty đều do Trưởng phòng tổ chức hành chính thực hiện dưới sự giám sát của Tổng giám đốc, vì thế hoạt động nhân sự của Công ty cho đến nay đã và đang đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đối với từng công tác cụ thể như sau: - Hoạch địch nguồn nhân lực: Hiện tại, Công ty TNHH Long Sinh đã có công tác hoạch định nguồn nhân lực cho tương lai. Các chính sách hoàn thiện bộ máy tổ chức, “chuẩn hóa” đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu phát triển của Công ty đã được thực hiện. Đội ngũ nhân viên của Công ty trong tương lai sẽ có trình độ tay nghề và quản lý cao, có sự am hiểu về pháp luật, văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới, sẵn sàng vượt qua những khó khăn, thách thức. Trong thời gian tới Công ty sẽ tiến hành đào tạo thêm các nghiệp vụ mới cho một số nhân viên hiện tại của Công ty nhằm phục vụ tốt hơn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Dần dần Công ty sẽ mở rộng phạm vi đào tạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên có thể học tập để nâng cao trình độ và mở mang kiến thức. - Công tác tuyển dụng: Công tác tuyển dụng được thực hiện khi Công ty có kế hoạch sử dụng nhân lực phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nhân viên mới được tuyển là những người có đủ tiêu chuẩn, đủ năng lực và phù hợp với vị trí công việc mà Công ty đang tuyển dụng. Những nhân viên mới sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo từ những thành viên trong Công ty để làm quen với môi trường làm việc mới. Trong những năm vừa qua, hoạt động tuyển dụng của Công ty có nhiều điểm khác biệt so với một số công ty khác. Công tác tuyển dụng của Công ty được thực hiện nghiêm túc và hoạt động tuyển dụng của Công ty rất chú trọng đến lớp sinh viên mới ra trường. Vì Công ty cần những người năng động, sáng tạo, ham học hỏi chứ không đòi hỏi những người có nhiều kinh nghiệm như những Công ty khác. Công ty có một quan điểm riêng của mình khi tuyển dụng nhân viên là tuyển dụng những những người giỏi ưu tiên hơn những người có kinh nghiệm. Vì thế đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty hầu hết đều còn rất trẻ, năng động sáng tạo đã giúp ích rất nhiều cho hoạt động kinh doanh của Công ty. 69 - Công tác đào tạo và bồi dưỡng: Nhìn chung công tác này đã được Công ty TNHH Long Sinh thực hiện tốt trong thời gian qua. Công ty đã tạo điều kiện và có chính sách khuyến khích để cán bộ công nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công việc. Công ty đã tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý hoặc nhân viên tham gia các khóa đào tạo chuyên ngành bằng cách hỗ trợ kinh phí cũng như thời gian để theo học các lớp cao học, đại học tại chức, đại học bằng hai và nhiều lượt người đi học ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ. Không chỉ có nhân viên quản lý, công nhân của Công ty cũng liên tục được đào tạo để nâng cao tay nghề phục vụ tốt hơn nhu cầu sản xuất ngày càng cao của Công ty. Nhờ những chính sách đào tạo phù hợp mà đội ngũ cán bộ nhân viên trong Công ty ngày càng có trình độ cao hơn giúp ích rất nhiều cho hoạt động của Công ty. - Chính sách lương: Công ty áp dụng nhiều hình thức trả lương và đảm bảo cuộc sống của người lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng bình quân 15-20%/năm. Hình thức tính lương của Công ty tuân theo đúng quy định của Pháp luật. Công ty tiến hành đóng đầy đủ các khoản bảo hiểm và những khoản trích theo lương khác. - Công tác bồi dưỡng khuyến khích nhân viên: Công tác này được thực theo nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn thu nhập với hiệu quả công tác. Tiền lương dùng để đánh giá khả năng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên của Công ty. Các tiêu chuẩn dùng để tính lương gồm: + Mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng công tác. + Tinh thần trách nhiệm đối với công việc và bảo vệ tài sản của Công ty. + Ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của Công ty. + Sự tham gia các hoạt động và phong trào được Công ty tổ chức. + Khả năng làm việc thể hiện qua sản lượng sản phẩm sản xuất hoặc làm thêm giờ. Ngoài tiền lương cơ bản công nhân có thể có thêm nhiều khoản phụ cấp khác. Đồng thời công nhân còn được phụ cấp một bữa ăn trưa tại Công ty. Ngoài ra, Công ty 70 còn có chế độ khuyến khích thăng chức, khen thưởng phù hợp với những nhân viên có thành tích xuất sắc để khuyến khích họ cống hiến hơn nữa cho Công ty. - Công tác khen thưởng: Công ty luôn luôn khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong quá trình công tác. Việc khen thưởng không những động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên mà còn tạo động lực cho những cá nhân, tập thể khác phấn đấu đạt thành tích trong công tác. Việc khen thưởng này được tiến hành thường xuyên hàng tháng, khen thưởng từng cá nhân, tập thể bằng tiền và hiện vật hay cao hơn là những hình thức tăng lương, thăng chức phù hợp. Trong những trường hợp đặc biệt, nhân viên có thành tích xuất sắc được khen thưởng trước toàn thể cán bộ và nhân viên trong Công ty. Hàng năm Công ty cũng tiến hành cho nhân viên nghỉ phép đúng quy định của Pháp luật, vào những ngày lễ lớn Công ty cũng có những khoản thưởng nhất định cho cán bộ và nhân viên trong Công ty. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức cho nhân viên tham quan du lịch mỗi năm, xem như là một hình thức khen thưởng khuyến khích trong quá trình làm việc. Tóm lại, Công ty đã nhận thức được trình độ khoa học kỹ thuật và khoa học quản lý đang phát triển nhanh chóng. Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các Công ty trong cùng ngành. Do đó, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực trong Công ty phải ngày càng cao. Các chính sách về nhân sự của Công ty đã có sự phát triển đáng kể. Nó đã phát huy hiệu quả trong việc quản lý và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công nhân, đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty. Một công ty có nguồn nhân lực mạnh được xem là có được một loại vũ khí cực kì lợi hại, giúp cho Công ty luôn vững mạnh và ngày càng phát triển. Vì vậy, Công ty TNHH Long Sinh không ngừng quan tâm đến nguồn nhân lực trong suốt những năm qua. 71  Năng suất lao động Bảng 2.15: Năng suất lao động bình quân của Công ty TNHH Long Sinh với đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu Doanh thu(nghìn đồng) Năm 2012 Lao động(người) NSLD bq(nghìn đồng/người) Doanh thu(nghìn đồng) Năm 2013 Lao động(người) NSLD bq(nghìn đồng/người) Doanh thu(nghìn đồng) Năm 2014 Lao động(người) NSLD bq(nghìn đồng/người) Long Sinh 114,576,584 139 824,292 194,022,879 133 1,458,819 245,002,458 142 1,725,369 Sitto 142,250,361 182 781,595 215,364,281 218 987,910 286,302,147 196 1,460,725 Bio 108,254,603 128 845,739 165,479,211 144 1,149,161 180,236,540 152 1,185,767 (Nguồn: Phòng Marketing – Công ty TNHH Long Sinh) Bảng 2.16: Chênh lệch năng suất lao động bình quân của Công ty so với những đối thủ cạnh tranh Công ty Long Sinh Sitto Bio- Pharmachemie 2013/2012 +/634,527 206,314 303,422 % 77.0% 26.4% 35.9% 2014/2013 +/% 266,551 18.3% 472,816 47.9% 36,606 3.2% (Nguồn: Tính toán của tác giả) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên, ta thấy Công ty TNHH Long Sinh có năng suất lao động bình quân khá cao so với những đối thủ cạnh tranh. Cụ thể, con số này qua 3 năm là 824,292 nghìn đồng/người/năm 2012 , 1,458,819 nghìn đồng/người/năm 2013, 1,725,369 nghìn đồng/người/năm 2014. Trong đó, có mức tăng lên đến 77% vào năm 2013. Có thể thấy rằng, nhân viên của Công ty đã tận dụng tốt những nguồn lực vốn có để sản xuất với một năng suất lao động cao. So với các đối thủ, Công ty TNHH Sitto cũng có năng suất lao động bình quân khá ổn định, với mức tăng đều qua các năm. Riêng Công ty BioPharmachemie có mức năng suất cao ở năm 2012 nhưng lại có dấu hiệu chững lại ở những năm sau. 72 Những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty về hoạt động nhân sự. Điểm mạnh Điểm yếu - Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động - Công tác quản trị nhân sự của công ty - Chưa có chính sách cụ thể để giữ chân nhân viên. tốt. - Năng suất lao động cao 2.2.3.7. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Qua phiếu xin ý kiến chuyên gia đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty. Dựa trên số điểm được các chuyên gia cho để tính các giá trị trung bình của mức độ quan trọng và hệ số mức độ đáp ứng của công ty ứng với từng yếu tố. Tính tổng các giá trị trung bình của mức độ quan trọng và tính trọng số cho mức độ quan trọng của từng yếu tố bên ngoài của công ty. Bảng 2.17: Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE) của Công ty TNHH Long Sinh STT Các yếu tố môi trường bên trong 1 Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn 2 Không có các khoản dự phòng rủi ro Công ty có sự tự chủ về tài chính, đảm bảo được các khoản nợ Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chưa cao 3 4 5 6 7 Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều Sản phẩm của Công ty đa dạng và có chất lượng tốt Sản phẩm của Công ty chưa có tính khác biệt cao 8 Chưa có công nghệ tiên tiến nhất 9 Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao 10 Thiếu các chính sách giữ chân nhân viên TỔNG Mức độ quan trọng Xác định hệ số Tổng điểm 0.1 0.07 3.6 1.6 0.36 0.11 0.1 3 0.30 0.08 1.8 0.14 0.1 1.4 0.14 0.15 3.2 0.48 0.09 2 0.18 0.12 1.4 0.17 0.1 3.4 0.34 0.09 1 1.8 0.16 2.39 73 Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy tổng điểm đánh giá của ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ của Công ty là 2.39 nhỏ hơn mức trung bình là 2.5. Điều này chứng tỏ Công ty TNHH Long Sinh còn khá yếu về các yếu tố môi trường nội bộ. Sau khi xây dựng ma trận ta rút ra được công ty có những điểm mạnh và điểm yếu chính sau: Điểm mạnh: - Sản phẩm của công ty đa dạng và có chất lượng tốt. - Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn cao. - Công ty tự chủ về tài chính, đảm bảo được các khoản nợ - Công ty có vốn chủ sở hữu lớn Điểm yếu: - Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều - Chưa có các khoản dự phòng rủi ro - Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chưa cao - Sản phẩm chưa có tính khác biệt so với đối thủ - Chưa có công nghệ tiên tiến nhất - Thiếu chính sách giữ chân nhân viên. 2.2.4. Những thành tựu đã đạt được và những mặt hạn chế của Công ty TNHH Long Sinh 2.2.4.1. Những thành tựu đạt được Trải qua nhiều năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty TNHH Long Sinh không ngừng lớn mạnh, tạo được uy tín của mình với người tiêu dùng trong nước. Sản phẩm của công ty đã có sức cạnh tranh lớn trên thị trường. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự mở cửa của nền kinh tế nước nhà, việc tìm ra những vận hội mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã mang lại nhiều thành công cho Công ty. - Chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó Công ty đã tạo uy tín trên thị trường và các sản phẩm của Công ty đều có sức cạnh tranh cao. - Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Hiện nay Công ty đã có một cơ sở vật chất vững mạnh nhờ vậy đã nâng cao 74 được sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm của đối thủ. - Đối với các thị trường, Công ty luôn có chiến lược hoạch định đúng hướng. Có những chính sách hợp lý đối với từng sản phẩm trên từng thị trường: Chính sách Marketing, hệ thống phân phối, .. và các chính sách này tỏ ra rất hiệu quả, đã tạo ra nhiều lợi thế của sản phẩm so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. - Công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, chứa đựng đầy đủ các phòng ban, thực hiện được mọi chức năng, nhiệm vụ cần thiết nên Công ty rất năng động trong việc kinh doanh cũng như việc ra các quyết định. Với việc quyết định nhanh chóng Công ty có thể tiến hành nhanh các đơn hàng, nhất là các đơn hàng nhỏ và đó là một lợi thế của Công ty. - Công ty đã kinh doanh xuất khẩu nhiều năm trên thị trường nên Công ty có quan hệ lâu đời với bạn hàng, do đó mà những khách hàng truyền thống của Công ty khá nhiều và những mối quan hệ đó ngày càng được phát triển. 2.2.4.2. Những mặt còn hạn chế Tuy cũng đã đạt được nhiều điểm tích cực trong việc nâng cao khả năng của Công ty trên thị trường nhưng cùng với đó Công ty vẫn còn tồn tại khá nhiều những mặt hạn chế trong công tác sản xuất kinh doanh của mình. - Thị trường của Công ty chưa thực sự rộng khắp cả nước mà chỉ tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đồng bằng song Cửu Long. - Đội ngũ nhân viên tuy khá trẻ và có trình độ cao nhưng chủ yếu tập trung ở những công việc văn phòng. Nhân công sản xuất vẫn chưa có tay nghề cao, công suất sản xuất vẫn chỉ ở mức trung bình. - Chi phí dành cho việc sản xuất kinh doanh mỗi năm vần còn cao - Nguyên liệu để sản xuất kinh doanh vẫn chủ yếu còn là nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm phải phụ thuộc theo giá nguyên vật liệu nhập khẩu. - Vẫn còn một số máy móc thiết bị của Công ty chưa được trùng tu, nâng cấp. - Phòng Marketing của Công ty TNHH Long Sinh vẫn còn yếu về nghiệp vụ do mới được thành lập cách đây chưa lâu. 75 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH LONG SINH TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1 Môi trường kinh doanh một số sản phẩm chủ lực của Công ty trong tương lai 3.1.1. Thuốc TYTS, Thức ăn thủy sản  Định hướng phát triển ngành thủy sản của Việt Nam đến năm 2020 Theo mục tiêu chiến lược, đến năm 2020 ngành thủy sản sẽ phát triển thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở phát huy lợi thế của một ngành sản xuất - khai thác tài nguyên tái tạo, tạo sự phát triển đồng bộ, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Đồng thời, phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và bền vững, trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nâng cao giá trị gia tăng với đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi và an sinh xã hội; Chủ động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Đặc biệt chú trọng việc quy hoạch, tổ chức lại các cơ sở chế biến thức ăn, chế phẩm sinh học, thuốc thú y phục vụ nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi giá trị của quá trình sản xuất thủy sản, đồng thời tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế và giữa các lực lượng lao động tham gia sản xuất thủy sản. (Quyết định 1690/QĐ-TTg)  Đánh giá môi trường kinh doanh trong tương lai Đối với Công ty TNHH Long Sinh, mặt hàng thuốc TYTS và Thức ăn thủy sản là một trong những mặt hàng kinh doanh chủ lực, mỗi năm mang về doanh thu rất lớn cho Công ty. Vì vậy, Công ty nên tiếp tục tập trung phát triển sản xuất và tiêu những sản phẩm này. Với định hướng của ngành thủy sản đến năm 2020, việc phát triển bền vững ngành thủy sản phải đi kèm theo với việc đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, với những yêu cầu đó đòi hỏi những Công ty sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành thủy sản, trong đó có thuốc TYTS và thức ăn thủy sản, luôn phải nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, đảm bảo đúng hàm lượng các hóa chất do Nhà nước quy định để có thể kinh doanh trên thị trường. Nhưng cũng mở ra nhiều cơ hội cho những công ty đang kinh doanh mặt hàng này, khi nhu cầu về tăng cường sức khỏe cho con giống ngày càng được gia tăng. Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội 76 nhập với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu được dễ dàng và thuận lợi hơn. Với những điều kiện thuận lợi như vây, Công ty TNHH Long Sinh cần nắm bắt và đưa ra những chiến lược phù hợp để Công ty ngày càng phát triển. 3.1.2. Phân bón  Tình hình sản xuất phân bón ở Việt Nam Thống kê cho thấy cả nước hiện có đến 500 doanh nghiệp sản xuất phân bón và trên dưới 30.000 đại lú kinh doanh phân bón với trên 5.000 mặt hàng phân bón. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa cho biết, nhu cầu phân bón hóa học sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2014 là 11 tấn các loại, tăng cao hơn so với mức 10,3 triệu tấn năm 2013. Trong đó nhu cầu về phân bón lá, phân bón vi sinh là 400-500 ngàn tấn. Những năm gần đây, sự ra đời của các loại phân bón công nghệ mới, phân bón vi sinh, phân bón lá cao cấp không những giúp người dân rất nhiều trong việc chăm sóc cây trồng, mà hiệu quả kinh tế cây trồng mang lại thể hiện rõ nét. Hiện nay, bà con nông dân đang sử dụng các loại phân bón của các nhà sản xuất trong nước và các nhà sản xuất khác trên thế giới như Trung Quốc, Đức… Một số tồn tại trong thị trường phân bón lá của Việt Nam : - Sản xuất, kinh doanh phân bón giả, phân bón kém chất lượng. - Vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa - Buôn lậu và trốn thuế - Một số vi phạm khác : đăng kí kinh doanh, vi phạm hợp đồng, hóa đơn, vi phạm về giá… Trong thời gian tới, Nhà nước sẽ ngày càng thắt chặt hơn việc kiểm soát các cơ sở sản xuất phân bón trên cả nước. Điều này sẽ mang lại những mặt tích cực đối với hoạt động sản xuất phân bón, khi hạn chế được những sản phẩm phân bón kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường trên thị trường và góp phần nâng cao sản xuất tại những cơ sở sản xuất phân bón chất lượng.  Đánh giá Hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn là một trong những hoạt động chính trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam, vì đa số người dân Việt Nam vẫn còn ở các vùng quê và nghề nông là nghề chủ yếu. Do đó, thị trường sản xuất phân bón chưa bao giờ là kém hấp dẫn. 77 Công ty TNHH Long Sinh nên đẩy hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ của mình. Tuy nhiên, với những chính sách thắt chặt về kiểm tra chất lượng của nhà nước, các công ty sản xuất phân bón cần liên tục cải tiến quy trình sản xuất, chất lượng máy móc, thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, đòi hỏi Công ty TNHH Long Sinh cũng cần phải đầu tư thêm về công nghệ sản xuất cũng như nâng cấp dây chuyền sản xuất phân bón của mình. 3.2 Phương hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới Không dừng lại ở những thành tích đã đạt được, cán bộ nhân viên Công ty TNHH Long Sinh luôn phấn đấu không ngừng nghỉ đưa hình ảnh Công ty đi xa và đạt được nhiều thành tích hơn nữa. Chính vì điều đó, Công ty đã xây dựng phương hướng phát triển cho tương lai như sau:  Về kế hoạch kinh doanh: - Tiến hành mở rộng thêm đại lý - Tìm hiểu, mở rộng thêm các mặt hàng mới (tháng 7 năm 2013 đã đưa vào vận hành phân xưởng Chitosan – sản xuất phân bón lá với thành phần Chitosan) - Tăng cường công tác bán hàng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng với các chương trình khuyến mãi mới. - Mua dây chuyền công nghệ mới của nước ngoài (lắp đặt hệ thống ép dịch thủy sản)  Về kế hoạch nguồn nhân lực: - Nâng cao trình độ cho người lao động và cán bộ nhân viên. - Tiếp tục tuyển chọn, đào tạo, thu nhận người có năng lực vào làm việc tại Công ty. - Đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. - Xây dựng hoàn chỉnh các quy chế, quy định phục vụ công tác quản lý.  Về kế hoạch tài chính - Đưa ra các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và kiểm soát chi phí để đạt kết quả tốt nhất. - Đào tạo tại chỗ nghiệp vụ tổng hợp cho một số cán bộ, phát huy trình độ nghiệp vụ và thực hiện các báo cáo tổng hợp… 78 3.3 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng canh tranh của Công ty TNHH Long Sinh 3.3.1. Ma trận SWOT Qua phân tích điểm mạnh và điểm yếu trong môi trường nội bộ Công ty TNHH Long Sinh, và nhận định rõ cơ hội và nguy cơ trong môi trường bên ngoài trong hoạt động SXKD, tác giả thành lập ma trận SWOT được thể hiện như sau: Bảng 3.1: Ma trận SWOT 79 CƠ HỘI: O 1. Việt Nam có nền chính trị ổn định. THÁCH THỨC: T 1. Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn sản xuất kinh doanh SWOT định. 2. Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản 3. Vị trí địa lí thuận lợi xuất 4. Công nghệ phát triển mạnh mẽ. 3. Sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường 5. Nguồn nguyên liệu ổn định và đảm bảo 4. Các đối thủ tiềm ẩn xâm nhập ngành chất lượng. 5. Có nhiều sản phẩm thay thế 6. Khách hàng tin dùng sản phẩm công ty. ĐIỂM MẠNH: S SO: ST: 1. Sản phẩm của công ty đa dạng và có  Tiếp tục duy trì thương hiệu Long Sinh  Củng cố tiềm năng thu hút khách hàng chất lượng tốt. trên thị trường mới so với đối thủ 2. Đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ  Phát huy trình độ lao động của Công ty  Điều chỉnh các khoản chi phí chuyên môn cao. để tận dụng công nghệ mới 3. Công ty tự chủ về tài chính, đảm bảo  Tăng cường vay vốn ngắn hạn được các khoản nợ  Mở rộng sản xuất, thị trường tiêu thụ 4. Công ty có vốn chủ sở hữu lớn  Giữ chân các khách hàng trung thành 80 ĐIỂM YẾU: W WO: WT: 1. Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều  Dựa vào lợi thế địa lí để đẩy mạnh tiêu  Đẩy mạnh hoạt đông khắc phục các 2. Chưa có các khoản dự phòng rủi ro thụ hàng tồn kho. điểm yếu, nâng cao rào cản gia nhập 3. Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn  Áp dụng những công nghệ mới để phát ngành, bảo vệ thị phần. chưa cao triển sản phẩm có tính khác biệt 4. Sản phẩm chưa có tính khác biệt so với  Đề xuất chính sách nhân viên hợp lí đối thủ 5. Chưa có công nghệ tiên tiến nhất 6. Thiếu chính sách giữ chân nhân viên. (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 81 3.3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh 3.3.2.1. Nâng cao chất lượng phòng Marketing  Lý do chọn: Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động Marketing càng giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu hoạt động Marketing được đẩy mạnh và phát triển thì cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tăng cường. Mặt khác, hiện nay đang là thời điểm kinh tế đang có sự phát triển mạnh, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng thì cục diện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi vậy, đẩy mạnh hoạt động marketing là vấn đề cấp thiết, nhất là đối Công ty TNHH Long Sinh, do phòng Marketing của Công ty mới thành lập chưa lâu. Trong thời gian qua hoạt động này đã được thực hiện nhưng còn quá đơn giản do phòng kế hoạch thị trường quản lý nhưng để theo kịp với tình hình cạnh tranh hiện nay thì hoạt động này cần được quan tâm nhiều hơn nữa.  Thực hiện - Cải thiện bộ máy nhân sự và các công tác trong phòng Marketing: Về nhân sự: Hiện nay nhân viên làm tại phòng Marketing của Công ty chủ yếu là nữ nhân viên, do vậy cần tuyển thêm nhân viên nam để có thể đảm bảo việc nghiên cứu thực tế tại thị trường, có thể chịu được áp lực công việc tốt hơn. Về các công tác Marketing: + Đối với thị trường đầu vào: Bộ phận Marketing dựa vào kinh nghiệm hàng năm, tình hình thu mua nguyên liệu, tính mùa vụ và tìm hiểu thị trường trong và ngoài tỉnh để có những đề xuất về giá cả, phương thức thu mua và thời gian thanh toán tạo điều kiện cho bộ phận sản xuất kinh doanh nắm chắc nguồn nguyên liệu chủ động trong sản xuất, đảm bảo an toàn lao động. + Đối với thị trường đầu ra: Bộ phận Marketing thu thập và cung cấp những thông tin về thị trường tiêu thụ để bộ phận kinh doanh có kế hoạch sản xuất và đưa ra giá bán thích hợp đúng với từng thời điểm khác nhau để nắm bắt thời cơ trong kinh doanh. Đồng thời bộ phận kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất từ báo cáo hàng tháng về doanh số bán, chi phí bán hàng, thông báo hàng tồn đầu kì và cuối kì…cho bộ 82 phận Marketing là cơ sở để đưa ra chính sách xúc tiến bán hàng phù hợp với tình hình tiêu thụ và chất lượng sản phẩm của Công ty. - Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng là một nhiệm vụ tất yếu mà Công ty cần thực hiện, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt này. Trong nền kinh tế hàng hoá thì thị trường là nơi đánh giá cuối cùng sản phẩm của nhà sản xuất, hàng hoá của nhà kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của họ. Do đó để tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để có thể tung ra những sản phẩm, hàng hoá mà thị trường cần. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu, giá cả, dung lượng của thị trường. Công ty TNHH Long Sinh hiện nay đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải tổ chức tốt nghiên cứu và khai thác tốt cả thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng. Cụ thể, để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý, chất lượng phù hợp cho từng thị trường của từng sản phẩm mà công ty sản xuất kinh doanh. Công ty cần tập trung vào việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, để thực được những việc trên không phải là dễ dàng vì nó rất tốn kém và khá phức tạp. Vì thế, phòng Marketing của Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nghiên cứu thị trường một cách có hiệu quả nhất. Để việc nghiên cứu có hiệu quả thì cần đáp ứng được những thông tin sau: + Các thông tin về thị trường hiện tại, đối tượng khách hàng chính của Công ty tại thị trường này là ai? + Đó có phải là thị trường tiềm năng của Công ty hay không? Tốc độ tăng sản lượng của thị trường đó trong những năm qua thế nào? + Khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường đó có tương xứng với chi phí Marketing hay không? + Những biện pháp nào Công ty có thể áp dụng để giữ thị trường hiện tại và mở rộng thị trường? 83 Hoạt động nghiên cứu thị trường còn phải thu thập được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về hàng hoá của Công ty mình về tất cả các yếu tố như chất lượng, giá cả, mẫu mã, các phương thức thanh toán, giao hàng, dịch vụ trước, trong và sau khi bán... nhưng những thông tin này là một tài liệu rất quý cho Công ty vì từ đây Công ty có thể biết được những mặt tốt lẫn khuyết điểm của mình và lấy đó làm căn cứ để lần sau có thể sửa chữa, giúp cho những sản phẩm sau được hoàn thiện hơn. - Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh là công việc hết sức quan trọng mang tính chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường vì qua đó có thể thấy được khả năng cạnh tranh hiện tại của chính Công ty so với các đối thủ trên thị trường. Do đó, phòng Marketing của Công ty cần chú trọng đến vấn đề này. Để nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh có hiệu quả cần phải trả lời được các vấn đề sau: + Số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty là bao nhiêu? + Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là ai? + "Thủ lĩnh" trên thị trường là ai? và lý do thành công của họ. + Thị phần của họ trên thị trường là bao nhiêu? + Các yếu tố: Chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức quảng cáo, dịch vụ của họ có gì khác với Công ty mình. + Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là gì?. + Điểm mạnh, điểm yếu của họ?. + Các biện pháp mà họ áp dụng để thâm nhập thị trường và mở rộng?. Từ những phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh Công ty sẽ được cái nhìn tổng quát hơn về đối thủ cũng như chính bản thân mình và qua đó Công ty sẽ đưa ra được những chiến lược sáng suốt, hợp lý phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. - Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng cáo Các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương bao gồm các nội dung như: Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng, hội chợ triển lãm...được sử dụng dể thông tin về hàng hoá nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, giới thiệu về công ty, nâng uy tín 84 của Công ty. Các hoạt động hỗ trợ bán là một trong những hoạt động quan trọng trong chính sách cạnh tranh của một doanh nghiệp vì đây không chỉ là biện pháp hỗ trợ mà nó còn tăng cường cho các chính sách giá cả, phân phối.. nhằm tằng sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí cho hoạt động quảng cáo xúc tiến thường rất lớn song hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường cạnh tranh đều phải xây dựng những chương trình quảng cáo hấp dẫn nhằm thu hút sự chú ý, gây ấn tượng cho khách hàng. Đây chính là những cuộc cạnh tranh phi giá giữa các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường. Công ty có thể tiến hành các hoạt động khuyếch trương theo các hướng sau: + Mở rộng hoạt động quảng cáo cho những sản phẩm của Công ty, đặc biệt là những sản phẩm mang nhãn hiệu đặc biệt. Hoạt động quảng cáo được thực hiện nhằm tạo ra sự chú ý của khách hàng và thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm của mình. Công ty cần xây dựng những chương trình quảng cáo hấp dẫn, kích thích sự chú ý của khách hàng thông qua các phương tiện thông tin như: Báo chí, mạng Internet... nhằm giới thiệu cho các đối tượng khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và danh tiếng của Công ty. Công ty phải lập trang web phục vụ cho công tác quảng cáo. Đối với những khách hàng đã từng biết đến Công ty thì việc quảng cáo qua mạng mới có hiệu quả, còn đối với những khách hàng mới chưa hề biết đến tên tuổi, hàng hoá của công ty thì trang web của Công ty chưa chắc đã được họ quan tâm. Vì lý do đó, Công ty nên quảng cáo các sản phẩm của mình qua cách trình bày trên bao bì, nhãn hiệu sản phẩm vì bao bì là một trong những phương tiện quảng cáo hữu hiệu... trên các nhãn mác cần ghi rõ: - Tên, ký hiệu hàng hoá, phân loại theo các chỉ tiêu quốc tế nào. - Tên, địa chỉ Công ty. Mặc khác, bao bì là hình thức bên ngoài của sản phẩm, nó góp phần làm tăng thêm độ sang trọng, lịch sự của sản phẩm nên có luôn được tiêu dùng chú ý khi lựa chọn sản phẩm ,vì thế Công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến độ tiện lợi, bền đẹp, lịch sự của bao bì. + Công ty nên duy trì tổ chức các hoạt động như hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là những hội chợ ở nước ngoài, in ấn, phát hành các tài liệu về Công ty, về sản phẩm của mình như ra đời cataogue, tờ rơi quảng cáo. 85 Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, quảng cáo, khuyếch trương sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu, tăng sức mạnh về cạnh tranh, tăng thị phần của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên khi thực hiện các hoạt động này, Công ty cần tính toán sao cho chi phí bỏ ra phải phù hợp với tình hình tài chính cũng như tương xứng với doanh thu thu được của mình. Vì hiệu quả kinh doanh có được là nhờ rất nhiều yếu tố cần phân bổ đều chi phí cho nhiều hoạt động nên chưa hẳn đầu tư thật nhiều tài chính cho hoạt động này là tốt.  Lợi ích có thể đạt được Nếu thực hiện tốt những công việc trên, thì hoạt động Marketing của Công ty TNHH Long Sinh có thể phát triển mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Đó là năng lực của phòng Marketing được tăng cường, thực hiện tốt hơn các hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, quảng bá sản phẩm của Công ty. Từ đó, góp phần giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có thể diễn ra thuận lợi hơn. 3.3.2.2. Nâng cao trình độ người lao động, đưa chính sách khuyến khích, khen thưởng đển giữ chân nhân viên.  Lý do chọn Thế kỷ 21 là thế kỷ của nền "văn minh trí tuệ", trong đó con người tri thức khoa học và công nghệ sẽ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển của đất nước và nói cụ thể hơn là quyết định sự thành công trong hoạt động của các công ty, xí nghiệp. Muốn phát triển mạnh mẽ trong tương lai, công ty phải có một đội ngũ cán bộ kinh doanh có đầy đủ năng lực để tìm hiểu một cách rõ ràng, chính xác và kịp thời nhu cầu của thị trường quốc tế, quy mô của nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của nền kinh tế.  Thực hiện - Nâng cao năng lực của các nhân viên kinh doanh Đối với một cán bộ làm công tác kinh doanh thì những đòi hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, về trình độ marketing, về ngoại ngữ... là những tiêu chuẩn không thể thiếu. Những yếu tố này thể hiện ở các mặt chủ yếu sau: + Xác định được thị trường mục tiêu cho Công ty, sau đó phải định vị Công ty theo hướng xây dựng một mối liên kết chặt chẽ với thị trường này. Tiến hành quảng cáo 86 và xúc tiến bán hàng có chủ đích, đồng thời phải giữ chữ tín, nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty. + Có khả năng chiếm lĩnh thị trường và giữ vững thị trường bằng cách gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho khách hàng. + Có khả năng lực chọn phương tiện và quy mô quảng cáo thích hợp với thị trường mục tiêu của công ty. + Có khả năng tìm những khe hở, tìm thêm nguồn hạn ngạch để lọt vào những thị trường rộng lớn hơn. + Tạo ra sự năng động trong kinh doanh, thích nghi với sự biến động của thị trường, tránh rủi ro trong kinh doanh và nắm bắt được cơ hội kinh doanh có lợi. + Biết phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình, đưa ra các thông tin tin cậy giúp cho việc vạch ra các chủ trương, chương trình hành động thích hợp. Để có được những cán bộ có đầy đủ những yêu cầu trên công ty cần chủ động đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn giỏi gắn với thị trường. Hàng năm công ty cần có kế hoạch chi phí cho việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, quản lý hiện đại cho các cán bộ quản lý. Đây là một cách đầu tư lâu dài, tạo ra động lực mạnh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Một số hình thức nhằm đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ cho công ty hiện nay gồm: + Gửi cán bộ đi học ở các trung tâm đào tạo dài hạn, nhất là đối với một số cán bộ trẻ có năng lực. + Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn từ hai đến ba tháng theo từng chuyên đề mang tính chất tập huấn những vấn đề mới có tính cấp thiết để kịp vận dụng vào công tác chỉ đạo, điều hành. + Tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực như quản lý, nghiệp vụ kinh doanh, khả năng marketing... để từ đó các cán bộ trong công ty có thể học hỏi lẫn nhau. + Tạo điều kiện cho các cán bộ đi tham quan, khảo sát ở nước ngoài để học hỏi thêm kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Bên cạnh việc đào tạo cán bộ công nhân viên, nếu có điều kiện công ty nên có chính sách thu hút những người có năng lực bằng cách lập quỹ học bổng trợ cấp cho sinh 87 viên, phối hợp với các trường, các Viện nghiên cứu.. để đào tạo cán bộ ngay từ khi còn học Đại học. - Nâng cao tay nghề cho các nhân viên sản xuất Chất lượng sản phẩm cũng như sản lượng sản xuất của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào lực lượng này. Do đó, việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đi đôi với việc phải nâng cao tay nghề sản xuất. Hiện tại, Công ty có một đội ngũ sản xuất khá lành nghề. Tuy nhiên, Công ty vẫn cần có những chính sách và hoạt động để ngày càng nâng cao tay nghề sản xuất của nhân viên. + Gửi nhân viên sản xuất có thành tích tốt đi tham quan, học hỏi các dây chuyền sản xuất hiện đại, tích lũy kinh nghiệm và truyền đạt lại cho các nhân viên khác. + Thường xuyên khen thưởng kịp thời, hợp lí những cá nhân xuất sắc để khuyến khích, động viên tinh thần làm việc hăng hái ở nhân viên. + Có những hình thức kỷ luật, răn đe đối với những cá nhân làm trì trệ quá trình sản xuất. + Vì những nhân viên sản xuất chủ yếu là những lao động phổ thông nên việc giáo dục ý thức, tư tưởng văn hoá về Công ty để tạo dựng được bầu không khí đoàn kết nhất trí nội bộ trong công ty cũng rất quan trọng  Lợi ích có thể mang lại Việc chú trọng đạo tào và nâng cao chất lượng nhân viên sẽ giúp cho Công ty có được một đội ngũ nhân viên lành nghề, có chuyên môn, kỉ luật. Điều này giúp cho Công ty trở thành một khối thống nhất, xây dựng nếp sống văn minh, tạo nên một nền văn hoá riêng biệt cho Công ty. Đây là một trong những tiền đề giúp cho Công ty phát triển một cách bền vững và lâu dài. Góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 3.3.2.3. Đầu tư công nghệ và máy móc thiết bị  Lý do chọn: Trong thời đại phát triển của khoa học – công nghệ, việc áp dụng các thành tựu của khoa học kĩ thuật vào sản xuất kinh doanh ngày càng phổ biến và điều đó đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, năng suất cao hơn, tiết 88 kiếm chi phí hơn…Do đó, việc đầu tư vào các công nghệ và máy móc thiết bị cũng là một vấn đề quan trọng cần được Công ty TNHH Long Sinh lưu tâm đến.  Thực hiện - Áp dụng những công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất những sản phẩm của Công ty Những công nghệ mới này Công ty có thể tham khảo và áp dụng, mua lại từ những Công ty khác đã áp dụng và có được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên việc đầu tư này cũng phải phù hợp với nguồn lực của Công ty vì nó sẽ tốn chi phí lắp đặt, đào tạo nhân viên để áp dụng. Gần đây nhất, Công ty đã áp dụng công nghệ ép chất béo khi sản xuất sản phẩm để có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn hơn và đã có được những dấu hiệu tích cực khi sản phẩm của Công ty đã được tiêu thụ nhiều hơn trên các thị trường. Do đó, trong thời gian tới Công ty nên tiếp tục áp dụng thêm những công nghệ có hiệu quả với các sản phẩm của Công ty để tiếp tục duy trì và phát triển lợi thế sản phẩm của mình - Đảm bảo máy móc thiết bị sản xuất của Công ty luôn đạt năng suất cao nhất Quy trình sản xuất các sản phẩm của Công ty luôn gắn liền với máy móc thiết bị, do đó việc đảm bảo máy móc thiết bị luôn hoạt động tốt là cần thiết: + Thường xuyên trùng tu, sửa chữa những máy móc bị hư hại hoặc giảm công suất. + Mua mới những máy móc thiết bị không sử dụng được nữa.  Lợi ích có thể mang lại Việc đảm bảo Công ty luôn có những công nghệ và máy móc tốt nhất sẽ giúp cho sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn về cả sản lượng và chất lượng. Từ đó cũng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. 3.3.2.4. Giải quyết vấn đề hàng tồn kho  Lý do chọn Dự trữ hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra nhiều bất lợi cho Công ty. Ví dụ như, hàng tồn kho nhiều sẽ gây sụt giảm về vốn lưu động bằng tiền, có thể đánh mất những cơ hội đầu tư tốt hơn. Làm gia tăng chi phí cơ hội và có thể phải bán với giá thấp hơn nếu 89 để hàng tồn kho quá lâu, chất lượng sụt giảm. Vì vậy, việc giải quyết hàng tồn kho tốt sẽ đem lại nhiều lợi thế cho Công ty trong cuộc đua trên thị trường.  Thực hiện Công ty nên dựa vào những điểm mạnh sẵn có của mình để có thể giải quyết vấn đề này. Cụ thể, Công ty có một vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa, cùng với đó là có nhiều khách hàng quen thuộc, Công ty có thể áp dụng các chính khuyến mãi cho các khách hàng để tăng sức mua từ họ, qua đó giải phóng hàng tồn kho. Hoặc cũng có thể đem các sản phẩm tồn kho chưa lâu đến các hội chợ, hay tiếp đến người dân thông qua các hoạt động dùng thử, như vậy có thể giảm đi lượng hàng tồn trong kho, đồng thời cũng tạo ra cơ hội nếu khách hàng cảm thấy sản phẩm của Công ty cho dùng thử tốt hơn sản phẩm mà khách hàng đang sử dụng.  Lợi ích có thể đạt được Giải phóng được nguồn hàng tồn kho, Công ty sẽ có được số vòng quay vốn nhanh hơn. Từ đó có thể tái đầu tư sản xuất sản phẩm nhanh hơn so với các đối thủ, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, cũng giúp hàng hóa không bị ứ đọng quá nhiều trong kho, tránh được những rủi ro có thể xảy ra. 3.3.3. Kiến nghị  Đối với Công ty Công ty cần xác định rõ và kiên trì thực hiện các mục tiêu và chiến lược đã hoạch định. Trong suốt quá trình hoạch định, tổ chức, thực hiện và giám sát các chiến lược đầu tư mở rộng sản xuất cho các sản phẩm mà Công ty đang kinh doanh, Ban Tổng Giám Đốc cần theo sát từng công đoạn thực hiện, từng bộ phận phụ trách, kịp thời điều chỉnh, sửa đổi khi có vấn đề trở ngại hoặc biến động đối với quá trình thực hiện chiến lược và sự kết hợp giữa các bộ phận. Công ty cần có các chế độ chính sách hoàn hảo nhằm thu hút và giữ vững nguồn cung ứng nguyên liệu tại KCN Suối Dầu trong chiến lược mục tiêu lâu dài của Công ty. Để các chiến lược thực hiện mang lại hiệu quả mong muốn, Công ty cần thường xuyên quan tâm, khuyến khích động viên các thành viên thực hiện chiến lược và phát huy các tiềm năng và sang kiến trong đội ngũ cán bộ công nhân viên. Các chiến lược cần cụ thể 90 hóa thành các mục tiêu ngắn hạn, đảm bảo mọi thành viên nắm vững nội dung chiến lược cần triển khai và quyết tâm đồng long thực hiện.  Đối với địa phương và Nhà nước - Tiếp tục cải cách hành chính: Đơn giản hóa thủ tục, giấy tờ tạo thuận lợi tối đa cho các đơn vị sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đảm bảo sự quản lí chặt chẽ của Nhà nước. - Đầu tư cho công nghệ, nghiên cứu phát triển thị công nghệ, tiếp thu chuyển giao công nghệ nhằm khuyến khích chế biến các sản phẩm mới, sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. - Nhanh chóng có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ đầu tư nhằm cải tổ mạng lưới chế biến, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ trong thị trường nội địa. 91 KẾT LUẬN Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của nền kinh tế thị trường, các Doanh nghiệp được thành lập ngày càng nhiều hơn, do vậy xuất hiện các sản phẩm cùng loại của các Công ty trong và ngoài nước, điều này dẫn tới sự cạnh tranh tất yếu. Tuy nhiên, với thế mạnh riêng của từng Doanh nghiệp, từng thành phần kinh tế kết hợp với các chính sách, hành động cụ thể của mình mà các Doanh nghiệp sẽ thành công dựa trên chính sức cạnh tranh sản phẩm của mình. Trong chuyên đề này,vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường và thời gian được tìm hiểu thực tế tại Công ty TNHH Long Sinh, em đã cố gắng phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty, từ đó mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Công ty trên thị trường. Do còn hạn chế về trình độ, thời gian thực tập và kinh nghiệm thực tế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận đựơc sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn, của các cán bộ trong Công ty TNHH Long Sinh để bài viết đựơc hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn ! 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Chí Công (2006). “Quản trị chiến lược”. Trường Đại học Nha Trang, Khoa Kinh tế, Bộ môn Quản trị kinh doanh. 2. Micheal E.Porter (2011). “Chiến lược cạnh tranh”. Nhà Xuất bản Trẻ Tp.HCM. Nguyễn Ngọc Toàn dịch. 3. Phillip Kotler (2001). “Marketing căn bản”. Nhà Xuất bản Thống kê. 4. Nguyễn Thị Bé Tuy (2010). “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ taxi Mai Linh Nha Trang”. Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Nha Trang. 5. Nguyễn Thị Liên Diệp và Phạm Văn Nam (2008). “Chiến lược và sách lược kinh doanh”. NXB Lao động và xã hội – Hà Nội. 6. Một số tài liệu, văn bản của Công ty TNHH Long Sinh Các trang web: 1. www.longsinh.com.vn 2. www.sittovietnam.com 3. www.biopharmachemie.com 4. www.tailieu.vn 5. www.voer.edu.vn 93 PHỤ LỤC PHỤ LỤC A Bảng câu hỏi điều tra ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với Công ty TNHH Long Sinh 1. Quý vị hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài sau đây đối với Công ty TNHH Long Sinh (bằng cách khoanh tròn vào ô thích hợp). Mức độ quan trọng được phân loại như sau: 1 2 3 4 5 Không quan Ít quan trọng Quan trọng Khá quan Rất quan trọng trung bình trọng trọng STT Các yếu tố môi trường bên ngoài Điểm số đánh giá 1 Gia nhập WTO làm môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với cách đối thủ quốc tế 1 2 3 4 5 2 Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất 1 2 3 4 5 3 Việt Nam có nền chính trị ổn định 1 2 3 4 5 4 Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 5 6 7 Vị trí địa lí thuận lợi tạo lợi thế trong việc tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm Nhu cầu sử dụng những sản phẩm Công ty đang sản xuất ngày càng tăng tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ. Công nghệ phát triển mạnh mẽ 8 Cạnh trang khốc liệt của các đối thủ trong ngành. 1 2 3 4 5 9 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mở rộng sản xuất 1 2 3 4 5 10 Sản phẩm thay thế nhiều có nguy cơ làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ 1 2 3 4 5 11 Có nhiều khách hàng trung thành 1 2 3 4 5 12 Nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo 1 2 3 4 5 94 2. Quý vị cho biết đánh giá của mình về phản ứng của Công ty TNHH Long Sinh đối với các yếu tố môi trường bên ngoài (Bằng cách khoanh tròn ô thích hợp). Mức độ phản ứng được phân loại như sau: 1 2 3 4 Phản ứng yếu nhất Phản ứng trung Phản ứng trên Phản ứng tốt nhất bình trung bình STT Các yếu tố môi trường bên ngoài Mức độ phản ứng 1 Gia nhập WTO làm môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với cách đối thủ quốc tế 1 2 3 4 2 Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất 1 2 3 4 3 Việt Nam có nền chính trị ổn định 1 2 3 4 4 Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh 1 2 3 4 5 Vị trí địa lí thuận lợi tạo lợi thế trong việc tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm 1 2 3 4 6 Sản phẩm của Công ty phù hợp với khách hàng tạo điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ 1 2 3 4 7 Công nghệ phát triển mạnh mẽ 1 2 3 4 8 Cạnh trang khốc liệt của các đối thủ trong ngành. 1 2 3 4 9 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mở rộng sản xuất 1 2 3 4 10 Sản phẩm thay thế nhiều có nguy cơ làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ 1 2 3 4 11 Có nhiều khách hàng trung thành 1 2 3 4 12 Nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo 1 2 3 4 95 3. Tổng hợp ý kiến chuyên gia và phân loại về mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các yếu tố môi trường bên ngoài Gia nhập WTO làm môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với cách đối thủ quốc tế Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất Việt Nam có nền chính trị ổn định Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh Vị trí địa lí thuận lợi tạo lợi thế trong việc tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm Sản phẩm của Công ty phù hợp với khách hàng tạo điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ Công nghệ phát triển mạnh mẽ Cạnh trang khốc liệt của các đối thủ trong ngành. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mở rộng sản xuất Sản phẩm thay thế nhiều có nguy cơ làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ Có nhiều khách hàng trung thành Nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo TỔNG Điểm số đánh giá Chgia1 Chgia2 Chgia3 Chgia4 Chgia5 Cộng điểm Mức độ quan trọng 3 2 3 4 3 15 0.08 1 3 2 4 3 13 0.07 3 2 3 3 2 13 0.07 3 2 4 4 3 16 0.08 3 3 4 5 4 19 0.1 5 3 5 4 5 22 0.12 2 4 3 5 4 18 0.09 4 5 3 4 3 19 0.1 3 2 1 2 2 10 0.05 2 2 3 3 3 13 0.07 3 4 1 2 3 13 0.07 3 5 4 4 3 19 190 0.1 1 96 4. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về hệ số mức độ phản ứng của Công ty đối với các yếu tố môi trường bên ngoài. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Các yếu tố môi trường bên ngoài Gia nhập WTO làm môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt với cách đối thủ quốc tế Chênh lệch tỷ giá làm tăng chi phí sản xuất Việt Nam có nền chính trị ổn định Nhà nước quản lý chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh Vị trí địa lí thuận lợi tạo lợi thế trong việc tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm Sản phẩm của Công ty phù hợp với khách hàng tạo điều kiện tăng sản lượng tiêu thụ Công nghệ phát triển mạnh mẽ Cạnh trang khốc liệt của các đối thủ trong ngành. Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn mở rộng sản xuất Sản phẩm thay thế nhiều có nguy cơ làm sụt giảm sản lượng tiêu thụ Có nhiều khách hàng trung thành Nguồn cung ứng nguyên liệu đảm bảo Điểm số đánh giá Chgia1 Chgia2 Chgia3 Chgia4 Chgia5 Cộng điểm Mức độ phản ứng 2 3 4 4 3 16 3.20 1 2 2 1 3 9 1.80 2 2 3 2 3 12 2.40 2 2 1 2 3 10 2.00 3 3 2 4 3 15 3.00 3 3 2 4 2 14 2.80 3 2 2 2 1 10 2.00 2 3 3 2 2 12 2.40 3 4 3 3 2 15 3.00 3 2 3 3 3 14 2.80 2 3 3 2 2 12 2.40 3 4 3 4 3 17 3.40 97 PHỤ LỤC B Bảng câu hỏi điều tra ý kiến chuyên gia về tầm quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với Công ty TNHH Long Sinh 1. Quý vị hãy đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố bên trong sau đây đối với Công ty TNHH Long Sinh (bằng cách khoanh tròn vào ô thích hợp). Mức độ quan trọng được phân loại như sau: 1 2 3 4 5 Không quan Ít quan trọng Quan trọng Khá quan Rất quan trọng trung bình trọng trọng STT Các yếu tố môi trường bên ngoài 1 Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn 1 2 3 4 5 2 Không có các khoản dự phòng rủi ro 1 2 3 4 5 3 Công ty có sự tự chủ về tài chính, đảm bảo được các khoản nợ 1 2 3 4 5 Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chưa cao 1 2 3 4 5 5 Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều 1 2 3 4 5 6 Sản phẩm của Công ty đa dạng và có chất lượng tốt 1 2 3 4 5 Sản phẩm của Công ty chưa có tính khác biệt cao 1 2 3 4 5 8 Chưa có công nghệ tiên tiến nhất 1 2 3 4 5 9 Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao Thiếu các chính sách giữ chân nhân viên 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 4 7 10 Điểm số đánh giá 98 2. Quý vị cho biết đánh giá của mình về phản ứng của Công ty TNHH Long Sinh đối với các yếu tố môi trường bên trong (Bằng cách khoanh tròn ô thích hợp). Mức độ phản ứng được phân loại như sau: 1 2 3 4 Điểm yếu lớn nhất Điểm yếu nhỏ nhất Điểm mạnh nhỏ Điểm mạnh lớn nhất nhất STT Các yếu tố môi trường bên ngoài Điểm đánh giá 1 Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn 1 2 3 4 2 Không có các khoản dự phòng rủi ro 1 2 3 4 3 Công ty có sự tự chủ về tài chính, đảm bảo được các khoản nợ 1 2 3 4 Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chưa cao 1 2 3 4 5 Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều 1 2 3 4 6 Sản phẩm của Công ty đa dạng và có chất lượng tốt 1 2 3 4 Sản phẩm của Công ty chưa có tính khác biệt cao 1 2 3 4 8 Chưa có công nghệ tiên tiến nhất 1 2 3 4 9 Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao 1 2 3 4 Thiếu các chính sách giữ chân nhân viên 1 2 3 4 4 7 10 99 3. Tổng hợp ý kiến chuyên gia và phân loại về mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong. Điểm số đánh giá STT Mức Cộng độ điểm quan trọng Các yếu tố môi trường bên ngoài Chgia1 Chgia2 Chgia3 Chgia4 Chgia5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn Không có các khoản dự phòng rủi ro Công ty có sự tự chủ về tài chính, đảm bảo được các khoản nợ Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chưa cao Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều Sản phẩm của Công ty đa dạng và có chất lượng tốt Sản phẩm của Công ty chưa có tính khác biệt cao Chưa có công nghệ tiên tiến nhất Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao Thiếu các chính sách giữ chân nhân viên Tổng 2 3 4 4 3 16 0.1 1 3 2 2 3 11 0.07 4 2 2 3 4 15 0.1 2 2 3 2 3 12 0.08 3 3 2 4 3 15 0.1 5 4 4 5 5 23 0.15 3 4 2 2 3 14 0.09 5 3 3 4 4 19 0.12 3 4 4 3 2 16 0.1 3 2 3 3 3 14 0.09 155 1.00 100 4. Tổng hợp ý kiến chuyên gia về hệ số mức độ phản ứng của Công ty đối với các yếu tố môi trường bên trong. Điểm số đánh giá STT Các yếu tố môi trường bên ngoài Cộng điểm Mức độ phản ứng Chgia1 Chgia2 Chgia3 Chgia4 Chgia5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn Không có các khoản dự phòng rủi ro Công ty có sự tự chủ về tài chính, đảm bảo được các khoản nợ Hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chưa cao Hàng tồn kho còn ứ đọng nhiều Sản phẩm của Công ty đa dạng và có chất lượng tốt Sản phẩm của Công ty chưa có tính khác biệt cao Chưa có công nghệ tiên tiến nhất Đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn, năng suất lao động cao Thiếu các chính sách giữ chân nhân viên 4 3 4 4 3 18 3.6 1 1 2 2 2 8 1.6 3 2 3 3 4 15 3 2 2 2 2 1 9 1.8 1 1 2 2 1 7 1.4 4 3 3 3 3 16 3.2 2 2 2 2 2 10 2 1 2 1 1 2 7 1.4 3 4 4 3 3 17 3.4 2 2 2 1 2 9 1.8 [...]... một số giải pháp hữu ích cho Công ty TNHH Long Sinh trong công tác nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Đưa ra một số biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong thời gian tới 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 - Đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty TNHH Long Sinh trong thời gian qua (kết quả, hiệu quả kinh doanh) - Phân tích khả. .. năng cạnh tranh của các mặt hàng của Công ty so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh - Nêu các biện pháp giúp công ty nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường dựa trên cơ sở mục tiêu, phương hướng của Công ty; điểm mạnh, điểm yếu, nguồn lực của Công ty 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh - Phạm vi nghiên cứu: So sánh giữa Công. .. Công ty Chương 3: Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Những lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh 1.1.1 Lý thuyết về cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh trong các lĩnh... giá đúng thực trạng, thách thức, cơ hội cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty TNHH Long Sinh để từ đó đề xuất những biện pháp và kiến nghị có tính khả thi để nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh, em đã tiến hành thực hiện đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Với mong muốn vận dụng những kiến thức... cấu của khóa luận Gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về cạnh tranh và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh Chương 2: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2011 – 2013 3 - Đánh giá khái quát về Công ty Kết quả và hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn 2012-1014 - Phân tích khả năng cạnh tranh hiện tại của Công ty. .. ty TNHH Long Sinh kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, với số lượng mặt hàng cũng khá đa dạng Thị trường của Công ty không chỉ rộng khắp cả nước mà còn bao phủ ra một số nước trong châu lục Do đó, Công ty luôn gặp sự cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ từ những công ty khác cả trong và ngoài nước Việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường là một vấn đề thiết yếu để Công ty tiếp... thúc 1.1.2 Khả năng cạnh tranh 1.1.2.1 Khái niệm về khả năng cạnh tranh Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khả năng cạnh tranh, cho đến nay đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh: Fafchamps cho rằng: Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên... Công ty TNHH Long Sinh với một số công ty là đối thủ cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trên thị trường cả nước trong giai đoạn 2012 – 2014 4 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu kể trên thì em sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp quan sát khoa học - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm (để thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng hoạt động của Công ty) - Phương pháp. .. trong một báo cáo về tính cạnh tranh tổng thể của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 1997 đã nêu ra: Khả năng cạnh tranh của một quốc gia là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế bền vững tương đối và các đặc trưng kinh tế khác” Đối với doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, khả năng. .. tranh có thể hiểu là năng lực nắm vững thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được Vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy khả năng cạnh tranh được nâng cao Hay có thể hiểu khả năng cạnh tranh là khả năng tồn tại và vươn lên trên thị trường cạnh tranh duy trì được mức lợi nhuận và thị phần trên thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất 1.1.2.2 Các cấp độ của khả năng cạnh tranh Đối với cấp ... Phân tích khả cạnh tranh Công ty Chương 3: Một số biện pháp nâng cao khả cạnh tranh Công ty TNHH Long Sinh CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH... yếu Công ty TNHH Long Sinh để từ đề xuất biện pháp kiến nghị có tính khả thi để nâng cao khả cạnh tranh Công ty TNHH Long Sinh, em tiến hành thực đề tài: Một số giải pháp nâng cao khả cạnh tranh. .. kinh doanh Công ty TNHH Long Sinh để đánh giá khả cạnh tranh Công ty thị trường, đồng thời đưa số giải pháp để Công ty nâng cao vị cạnh tranh Để xác định khả cạnh tranh Công ty TNHH Long Sinh, tác

Ngày đăng: 13/10/2015, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w