2.2.2.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế
Trong môi trường kinh tế thì hai yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát được xem là hai yếu tố quan trọng
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng (%), năm 2005-2014
Chỉ tiêu Năm
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. GDP(%) 8.44 8.17 8.44 6.23 5.2 6.47 5.89 5.03 5.42 5.98 2. CPI (%) 8.4 6.6 12.63 19.89 6.88 11.75 18.13 6.81 5.92 4.09
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế:
Trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của nước ta phát triển ổn định, cao nhất là
năm 2007, cũng là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại
thế giới (WTO). Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt
mức 5% trở lên và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn chưa cao so với những năm 2005 -2007 do nền kinh tế nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp như Công ty TNHH Long Sinh, việc Việt Nam gia nhập WTO có thể mang lại nhiều thị trường mới cho Công ty, cũng như về nhà cung cấp. Nhưng kèm theo đó là sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trên thế giới, làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi Công ty cần nghiên cứu, thay đổi để có thể tồn tại và phát triển.
- Yếu tố lạm phát
Vấn đề lạm phát luôn là vấn đề nóng bỏng. Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012, 2013 và 2014. Lạm phát được
giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong
năm 2013, 4.09% trong năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng nên vẫn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ
đến tình hình kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, nước ta lại là một nước nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm 65-70% thì trong thời buổi nguyên liệu trên thị trường thế giới đang trong tình trạng khan hiếm, có thể đẩy giá tiêu dùng tăng trở lại.
Công ty TNHH Long Sinh cũng không phải ngoại lệ, một số nguyên liệu của Công
ty được nhập khẩu từ nước ngoài, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay mọi thứ đều tăng
giá làm cho chi phí đầu vào của Công ty tăng lên đáng kể, Công ty cũng phải tăng lương
cho công nhân viên để đảm bảo mức sống cho họ. Đây là khó khăn đối với công ty và điều này dẫn đến giá cả của sản phẩm tăng, và có thể làm Công ty đánh mất lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường so với các đối thủ trong ngành.
- Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái tác động đến doanh nghiệp trên cả hai góc độ là môi trường tài chính và chính sách hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia đó trở nên rẻhơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được nâng cao. Trong khi đó, giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trở nên đắt hơn, do đó hạn chế nhập khẩu. Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên.
Công ty TNHH Long Sinh chuyên nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất phân bón lá sinh học, thức ăn giống thủy sản và Thuốc TYTS, đồng thời xuất khẩu sản phẩm Bột cá sang nước ngoài. Do đó, Công ty luôn luôn phải nắm bắt tình hình tỷ giá hối đoái để có thể đưa ra những quyết định sản xuất kinh doanh phù hợp để đẩy mạnh việc nhập khẩu nguyên liệu hay xuất khẩu sản phẩm, từ đó có tạo được sức cạnh tranh cho sản phẩm của Công ty trên thị trường trong nước hoặc quốc tế.
Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này.
Yếu tố Ảnh hưởng O/T
Việt Nam gia nhập WTO. Môi trường kinh doanh gay gắt hơn khi
xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mang tầm cỡ quốc tế.
Thị trường được mở rộng, có nhiều khách
hàng hơn, nhiều nguồn cung ứng nguyên
liệu hơn…
T
O
Tốc độ tăng trưởng kinh tế dần
ổn định
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có cơ hội mở rộng và tăng trưởng
O
Chênh lệch giữa đồng ngoại tệ và VNĐ
Giá các nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao kéo theo chi phí sản xuất tăng.
T
Môi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam được đánh giá là một nước có nền chính trị ổn định, có những chính sách thu hút đầu tư rất hấp dẫn, tạo điều kiện cho các nhà kinh doanh nước ngoài vào Việt
Nam để quan hệ hợp tác, buôn bán và đầu tư. Điều này cũng mở ra những cơ hội cho các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp nói riêng.
Đối với các doanh nghiệp trong nước, nền chính trị ổn định giúp các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi hơn. Luật Doanh nghiệp 2005 nhìn chung đã có sự cải thiện đáng kể, chú trọng đến môi trường minh bạch, trung thực, bảo vệ người đầu tư cao hơn. Đối với các ngành nghề kinh doanh về nông nghiệp và thủy sản, Chính phủ thường xuyên ra những nghị định về quản lí, đảm bảo chất lượng như: Quyết định 03/2007/QĐ-BTS về
quản lí thuốc thú y thủy sản, Nghị định 202/2013/NĐ-CP về quản lí phân bón sinh học…
Điều này khiến cho các doanh nghiệp, trong đó có Long Sinh phải nắm bắt, tuân thủ và đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình, việc đáp ứng tốt những yêu cầu của chính phủ cũng có thể mang lại những lợi thế cạnh tranh về sản phẩm cho Công ty.
Ngoài ra, Công ty TNHH Long Sinh có nhà máy đặt tại KCN Suối Dầu, đây là vùng đất được sự ưu đãi của Nhà nước về chính sách đầu tư. Cụ thể, những doanh nghiệp
đầu tư vào Khu Công nghiệp Suối Dầu sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời còn có nhiều ưu đãi về thuế như: Các dự án đầu tư sản xuất tại Khu công nghiệp được miễn thuế nhập khẩu thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng
(nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp, phương tiện
vận tải chuyên dùng để đưa, đón công nhân mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản
xuất được nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng (việc miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu như trên được áp dụng cho cả trường hợp mở rộng qui mô của dự án, thay thế đổi mới công nghệ); miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của
dự án đầu tư theo danh mục quy định tại Nghị định 87/2010/NĐ-CP. Trong quá trình hoạt
động, sau khi quyết toán với cơ quan thuế mà bị lỗ, doanh nghiệp được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.
Hiện nay, ngoài thị trường kinh doanh nội địa, Công ty còn tiến hành giao dịch với
nhiều nước khác nhau như: Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Áo, Bỉ, Hà Lan, Na Uy, Ấn Độ,
Singapore, Hồng Kong… Mỗi quốc gia trên đều có một hệ thống pháp luật riêng bao gồm nhiều bộ luật, nhiều văn bản dưới luật và các quy định về các quy tắc quản lý kinh tế khác nhau. Chính vì thế, việc nắm bắt các điều luật, các quy định mới, những thay đổi về chính sách… sẽ rất khó khăn và ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp sản phẩm ra thị trường. Đặc
biệt là các thay đổi về hàm lượng chất được phép sử dụng trong các sản phẩm mà Công ty
sản xuất, cũng như việc thay đổi các loại thuế đánh và nguồn nguyên liệu mà Công ty
nhập khẩu cũng như xuất khẩu.
Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này.
Yếu tố Ảnh hưởng O/T
Việt Nam là nước có tình hình an ninh chính trị ổn định.
Thu hút được sự hợp tác từ nước
ngoài. Sản lượng tiêu thụ ổn định và ngày càng tăng.
O
Nhà nước quản lí chặt chẽ hoạt động sản xuất kinh doanh
Yêu cầu doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu chất lượng sản phẩm.
Môi trường tự nhiên
Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên như: vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển…ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Những năm vừa qua khí hậu liên tục thay đổi, sông biển ngày càng ô nhiễm làm cho nguồn thủy hải sản sụt giảm gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu.
Các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, khí hậu trong năm theo khu vực địa lí cũng ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, các điều kiện tự nhiên trở thành các yếu tố quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của nhiều sản phẩm, dịch vụ.
Công ty TNHH Long Sinh nằm tại Nha Trang – Khánh Hòa, ba mặt giáp biển thuận lợi cho giao thông. Nha Trang là thành phố du lịch tạo điều kiện cho Công ty tiến hành thêm hoạt động kinh doanh Marketing sản phẩm với khách du lịch, thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm đến mọi khách hàng. Ngoài ra đây còn là nơi có mật độ nuôi trồng thủy sản cao nên có thể cung cấp nguồn nguyên liệu và là nơi tiêu thụ sản phẩm lớn cho Công ty.
Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này.
Yếu tố Ảnh hưởng O/T
Vị trí địa lí thuận lợi Công ty có lợi thế trong việc
tiêu thụ, vận chuyển sản phẩm O
Môi trường văn hóa – xã hội
Thị trường các sản phẩm như TTYTS hay Phân bón của Công ty TNHH Long Sinh
chủ yếu là trong nước, tập trung ở các vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa của từng vùng miền khác nhau sẽ mang lại những lợi thế nhất định cho Công ty khi nắm bắt được ở đâu thì sản phẩm của Công ty được ưa dùng, từ đó có thể đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường đó. Ngoài ra, dân số ở những thị trường chính của Công ty phần lớn đều làm nông, rất phù hợp với
Bên cạnh đó, trình độ người nuôi trồng thủy sản đã được nâng cao do tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin như sách báo, trường lớp, hội nghị, hội thảo, mạng internet…
Người dân nuôi trồng thủy sản đã dần được trang bị kiến thức về sự ô nhiễm môi trường
cũng như những tác động tiêu cực của những sản phẩm không được kiểm nghiệm như thuốc kháng sinh, thuốc sát trùng… Vì vậy, họ đã áp dụng những quy trình nuôi trồng có kỹ thuật hơn và sử dụng thức ăn công nghiệp, cũng như sử dụng mặt hàng thuốc TYTS để ngăn chặn các dịch bệnh. Xu hướng sử dụng các sản phẩm thuốc TYTS ngày càng tăng lên với những ưu thế đó.
Đối với sản phẩm Bột cá thị trường chủ yếu ở nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan… Do đó để tiến hành kinh doanh tốt thì Công ty phải bỏ rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu những nền văn hóa khác nhau. Điều này sẽ giúp cho Công ty có thể tránh được những trở ngại trong việc giao dịch kinh doanh với các quốc gia trên thế giới, góp phần giảm bớt rủi ro.
Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này.
Yếu tố Ảnh hưởng O/T
Nhu cầu sử dụng những sản
phẩm như TTYTS, Phân
bón,..ngày càng tăng
Công ty có cơ hội mở rộng thị trường, tăng sản lượng tiêu thụ
O
Môi trường khoa học công nghệ
Đây là yếu tố chứa đựng nhiều cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Những
nhân tố đó là: sản phẩm mới, chuyển giao công nghệ mới, tự động hóa và sử dụng người máy, tốc độ thay đổi công nghệ, chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển, sự bảo vệ bản quyền.
Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, tạo cho Công ty nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng cũng đẩy Công ty đến những thách thức nhất định. Khi nắm bắt được khoa học kỹ thuật tốt và có thể áp dụng được vào kinh doanh thì sẽ tạo sự khác biệt và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì sản phẩm, dịch vụ của Công ty sẽ bị lạc hậu, kém khả
năng cạnh tranh, làm giảm hiệu quả kinh doanh và lâu dần doanh nghiệp sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi.
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, xâm nhập hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động của con người và đem lại những thành quả vô cùng to lớn. Sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, ngành công nghiệp thương mại điện tử đã mở ra cho doanh nghiệp nhiều lợi ích, to lớn nhất là trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, trao đổi thu thập thông tin.
Công nghệ máy tính đã giúp Công ty trong việc tính toán và quản lý công thức chế biến, quản lý hàng hóa, khách hàng, phân tích số liệu nợ…có hiệu quả hơn.
Nhận diện những cơ hội và thách thức của yếu tố này.
Yếu tố Ảnh hưởng O/T
Công nghệ phát triển mạnh mẽ. Công nghệ mà Công ty đang áp dụng có nguy cơ lạc hậu.
T
2.2.2.2. Môi trường vi mô
Đối thủ cạnh tranh
- Sản phẩm thuốc thú y thủy sản: Hiện nay, theo số liệu của Cục quản lí chất lượng, An toàn vệ sinh và Thú y thủy sản trên cả nước có tới hơn 370 công ty trong nước và ngoài nước sản xuất kinh doanh mặt hàng này. Ngoài ra còn có rất nhiều công ty liên doanh, tư nhân phát triển mạnh. Các công ty này đã trang bị, đầu tư nhà xưởng, dây
chuyền sản xuất hiện đại và đang cạnh tranh gay gắt với Công ty TNHH Long Sinh.
Tại các tỉnh Nam Trung Bộ, các công ty đang cạnh tranh gay gắt nhất với Long Sinh là Công ty TNHH Sitto Việt Nam, Công ty TNHH thương mại và dịch vụ K&H, Công ty TNHH sản xuất và thương mại dinh dưỡng thú y Nam Long và Công ty liên doanh Bio Pharmachemie.
- Sản phẩm Phân bón lá sinh học: Trên thị trường có khoảng trên dưới 1.000 doanh
nghiệp hoạt động và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này, trong đó có những Công ty
đã có uy tín và thương hiệu lớn trên thị trường từ rất lâu. Các đối thủ cạnh tranh lớn chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón lá sinh học cao cấp bao gồm: Công ty TNHH sản
- Sản phẩm bột cá: Hiện nay cả nước có khoảng 50 công ty sản xuất Bột cá, trong
đó khu vực miền Trung có khoảng 11 nhà máy, miền Bắc 9 nhà máy và miền Nam 30 nhà
máy. Đa số công ty này còn nhỏ hoặc công nghệ chưa cao. Do đó, nhu cầu về sản lượng
không đủ đáp ứng cho thị trường nội địa. Nhất là thời gian gần đây giá thủy sản và nhu cầu về các loại sản phẩm thủy sản tăng lên, đồng nghĩa với số lượng các hộ nuôi thủy sản tăng lên, đồng thời lượng thức ăn cho cá và các loại thức ăn thủy sản cũng tăng cao.
Tại thị trường các tỉnh Nam Trung Bộ, các công ty đang cạnh tranh gay gắt nhất