Năng lực tài chính của Công ty TNHH LongSinh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh (Trang 64)

Nguồn vốn:

Bảng 2.4: Nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Công ty TNHH Long Sinh đã có 18 năm hoạt đông và phát triển, cùng với việc kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng của mình, Công ty đã tạo được một nguồn vốn khá lớn và ổn định. Nguồn vốn của Công ty đều tăng lên qua các năm.

- Nợ phải trả:

Nợ phải trả của Công ty có biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2012 là 11,1 tỉ đồng, năm 2013 là 24 tỉ đồng và năm 2014 là 19,9 tỉ đồng. Ngoài ra, trong các khoản nợ phải trả của Công ty TNHH Long Sinh chỉ có nợ vay ngắn hạn, không có bất cứ một khoản nợ dài hạn nào. Như vậy có thể thấy theo thời gian, Long Sinh đã tăng dần các khoản nợ vay ngắn hạn lên chứng tỏ việc gia tăng sản xuất đang được đẩy mạnh hơn.

- Vốn chủ sở hữu:

Vốn chủ sở hữu chiến tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty, tuy vẫn tăng lên qua các năm nhưng tỉ lệ trong cơ cấu vốn của Công ty thì lại giảm do Công ty

đang tăng cường vay ngắn hạn để mở rộng hoạt động sản xuất.Cụ thể, năm 2012, vốn chủ

sở hữu là 34,8 tỉ đồng, chiếm đến 76% trong cơ cấu vốn. Đến năm 2013 tăng lên thành 36,3 tỉ đồng, nhưng chỉ còn chiếm 60,2%. Năm 2014 con số này tăng thành 41,6 tỉ đồng (tăng 14.31% so với năm 2013), chiếm 66,8% cơ cấu vốn của Công ty.

Qua phân tích, có thể thấy Công ty TNHH Long Sinh chỉ tập trung vào nguồn vốn

chủ sở hữu và vốn vay ngắn hạn. Đồng thời vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỉ trọng lớn hơn

so với nguồn vốn đi vay, điều này tạo điều kiện cho Công ty TNHH Long Sinh có thể độc lập trong việc sản xuất kinh doanh và chứng tỏ Công ty hoàn toàn chủ động trong quá

Nguồn vốn của Công ty Đvt 2012 2013 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- % Nguồn vốn Tỉ đồng 45,9 60,3 61,5 14,4 31.3% 1,2 1.9% Nợ phải trả Tỉ đồng 11,1 24 19,9 12,9 116.4% (4,1) (17)% Vốn chủ sở hữu Tỉ đồng 34,8 36,3 41,6 1,5 4.3% 5,3 14.3% Tỉ lệ VCSH/ Tổng nguồn vốn % 76% 60.2% 66.8%

trình hoạt động của mình. Tuy nhiên, việc này cũng có mặt hạn chế khi Công ty không trích lập các khoản kinh phí và quỹ khác để dự phòng các rủi ro có thể xảy ra.

So sánh nguồn vốn của Công ty đối với các đối thủ cạnh tranh

Bảng 2.5: Nguồn vốn của Long Sinh và các đối thủ tronggiai đoạn 2012 – 2014

(Đvt: tỉ đồng)

Công ty Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Long Sinh 45.9 60.3 61.5

Sitto 55.3 70.7 75.4

Bio-Pharmachemie 38.6 52.8 47.6

(Nguồn: Phòng Marketing – Công ty TNHH Long Sinh)

45.9 55.3 38.6 60.3 70.7 52.8 61.5 75.4 47.6 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Long Sinh Sitto Bio-Phermachemie

Công ty T đ n g Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dựa vào biểu đồ, có thể thấy rằng Công ty TNHH Long Sinh có nguồn vốn ổn

định và tăng qua các năm nhưng không quá vượt trội so với các đối thủ. Công ty TNHH

Sitto Việt Nam có nguồn vốn lớn hơn Công ty TNHH Long Sinh và mức tăng qua các

Hình 2.2: Biểu đồ nguồn vốn của Công ty TNHH Long Sinh so

năm cũng khá lớn, điều này có thể giúp Công ty Sitto có được những lợi thế về máy móc hay công nghệ đối với Long Sinh dựa vào nguồn vốn lớn của họ. Công ty Bio- Pharmachemie thì lại có nguồn vốn chưa thực sự ổn định, nhưng với chiều dài lịch sử tồn tại, Công ty Bio-Pharmachemie vẫn có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường.

Những điểm mạnh, điểm yếu của Công ty về nguồn vốn:

Điểm mạnh Điểm yếu

 Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu lớn  Chưa có các khoản kinh phí dự phòng rủi ro

 Mức tăng nguồn vốn còn thấp so với đối thủ cạnh tranh.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh

Bảng 2.6: Các chỉ số khả năng sinh lời của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012

– 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1.Doanh thu bán hàng

và cung cấp DV Đồng 114,576,584,933 194,022,879,547 245,002,458,863

2.Lợi nhuận sau thuế Đồng 376,082,243 1,895,971,764 5,128,112,872

3.Tổng tài sản (nguồn vốn) Đồng 45,956,878,741 60,338,978,558 61,460,677,787 4.Vốn chủ sở hữu Đồng 34,881,871,296 36,371,466,314 41,575,455,422 5.ROS (2/1) 0.003 0.010 0.021 6.ROA (2/3) 0.008 0.031 0.083 7.ROE (2/4) 0.011 0.052 0.123

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập:

Tỷ suất này cho biết cứ 1 đồng tổng doanh thu và thu nhập thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế đem về.

Trong 3 năm qua, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và thu nhập có nhiều biến động, cụ thể: năm 2012, tỷ số này là 0.003 (0.3%) nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu và thu nhập chỉ mang lại 0.3 đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể nói đây là một năm không thành công vì

lợi nhuận mang về là rất thấp. Đến năm 2013, ROS có tăng lên nhưng vẫn ở mức rất thấp chỉ đạt 0.01. Sang năm 2014, tình hình sản xuất kinh doanh của Long Sinh có sự chuyển biến tích cực, tỷ số ROS đạt 0.021. Điều này cho thấy lợi nhuận sinh ra từ doanh thu và thu nhập của Công ty TNHH Long Sinh chưa thật sự cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (nguồn vốn):

Tỷ suất này cho biết cứ 1 đồng tổng tài sản (nguồn vốn) bỏ ra để sản xuất kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế.

Cũng giống với chỉ tiêu ROS, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ở năm 2012 là khá thấp và cũng chuyển biến tích cực trở lại vào năm 2013, 2014. Tuy nhiên những con số này vẫn còn rất thấp. Điều này cho thấy Công ty cũng chưa kinh doanh có hiệu quả trên mặt tổng tài sản trong giai đoạn này. Do đó, Công ty cũng cần có những biện pháp để cải thiện tình hình trong tương lai.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đem ra kinh doanh thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ năm 2012 – 2014 lần lượt là 0.011, 0.052, 0.123. Có nghĩa là cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang về 0,218; 0,011; 0,052 đồng lợi nhuận sau thuế. Vì kinh doanh chưa hiệu quả nên cũng giống như ROS, ROA thì ROE đạt mức thấp ở 2 năm 2012 và 2013. Điều này cho thấy Công ty chưa sử dụng tốt nguồn vốn chủ sở hữu đã bỏ ra một cách có hiệu quả.

Bảng 2.7: Các tỷ số thanh toán của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1.Tổng tài sản Đồng 45,956,878,741 60,338,978,558 61,460,677,787

2.Nợ phải trả Đồng 11,075,007,445 23,967,512,244 19,885,222,365

3.Tài sản ngắn hạn Đồng 30,012,843,760 46,709,022,013 48,637,506,091

4.Nợ ngắn hạn Đồng 11,075,007,445 23,739,730,268 19,885,222,365

5.Tiền và các khoản tương

đương tiền Đồng 4,811,165,391 16,835,908,130 14,829,476,273

6.Hàng tồn kho Đồng 19,553,803,643 25,515,584,444 26,048,919,284

7.Lợi nhuận trước thuế và

lãi vay Đồng 918,510,633 3,789,051,592 7,541,737,457

8.Lãi vay Đồng 103,925,598 6,144,810 551,772

9.Hệ số thanh toán hiện

hành (1/2) Lần 4.15 2.52 3.09 10.Hệ số thanh toán ngắn hạn (3/4) Lần 2.71 1.97 2.45 11.Hệ số thanh toán nhanh (3-6/4) Lần 0.94 0.89 1.14 12.Hệ số thanh toán bằng tiền (5/4) Lần 0.43 0.71 0.75

13.Hệ số thanh toán lãi

vay (7/8) Lần 8.84 616.63 13668.21

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

- Hệ số thanh toán hiện hành:

Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty trong 3 năm từ 2012 – 2014 đều lớn hơn 1, cho thấy Công ty có thể tài trợ tốt cho những khoản nợ của mình.

Năm 2012, hệ số thanh toán hiện hành là 4.15 tức là Công ty có thể sử dụng tài sản để thanh toán các khoản nợ gấp 4.15 lần. Hệ số thanh toán hiện hành của Công ty giảm

xuống ở năm 2013 và 2014 còn 2.52 và 3.09. Nguyên nhân là do trong 2 năm này Công ty

TNHH Long Sinh đã đẩy mạnh vay vốn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán nợ của mình.

- Hệ số thanh toán ngắn hạn:

Hệ số thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho…

Năm 2012 hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty là 2.71, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 2.71 đồng tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ. Do

Công ty đã đẩy mạnh vay vốn ngắn hạn nên trong 2 năm 2013 và 2014, hệ số thanh toán

ngắn hạn giảm xuống. Dù vậy, hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty TNHH Long Sinh

trong cả 3 năm đều lớn hơn 1, cho thấy rằng Công ty luôn có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Điều này có thể mang lợi thế cho Công ty trong việc vay vốn từ ngân hàng.

- Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toanh nhan của Công ty TNHH Long Sinh trong 3 năm là chưa cao. Cụ thể, năm 2012 là 0.94 , ở năm 2013 là 0.89 và con số này ở năm 2014 là 1.14. Ở đây ta thấy ở 2 năm 2012 và 2013, hệ số thanh toán nhanh đều bé hơn 1 chứng tỏ Công ty không có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cùng một lúc. Nguyên nhân là vì Công ty đã để lượng hàng tồn trong kho khá lớn. Do vậy Long Sinh cần phải đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hạn chế hàng tồn kho.

- Hệ số thanh toán bằng tiền

Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty TNHH Long Sinh trong cả 3 năm đều nhỏ hơn 1. Cụ thể, năm 2012 là 0.43, năm 2013 là 0.71 và năm 2014 là 0.75. Tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của Công ty thì được đảm bảo bằng 0.43, 0.71 và 0.75 đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Nguyên nhân là do Công ty sử dụng tiền mặt để mua sắm thiết bị, đầu tư công nghệ mới, làm cho lượng tiền dự trữ trong Công ty giảm đi. Vì vậy, Công ty nên có những chính sách sử dụng tiền hợp lí hơn, cắt giảm bớt những chi phí bằng tiền không cần thiết…

Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty về khả năng tài chính

Điểm mạnh Điểm yếu

 Công ty có sự tự chủ về tài chính

 Khả năng thanh toán nợ của Công ty được đảm bảo

 Hiệu suất sử dụng tài sản và sử dụng vốn chủ sở hữu chưa tốt

 Hàng tồn kho còn ứ đọng, lượng dự trữ tiền mặt thấp.

2.2.3.3. Thị phần

Doanh thu

Bảng 2.8: Tổng doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ cạnh tranh

(Đvt: nghìn đồng)

Công ty Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

+/- % +/- %

Long Sinh 114,576,584 194,022,879 245,002,458 79,446,295 69% 50,979,579 26% Sitto 142,250,361 215,364,281 286,302,147 73,113,920 51% 70,937,866 33% Bio 108,254,603 165,479,211 180,236,540 57,224,608 53% 14,757,329 9%

(Nguồn: Phòng Marketing – Công ty TNHH Long Sinh) Nhận xét:

Qua bảng số liệu, ta thấy doanh thu của cả 3 công ty đều tăng lên sau 3 năm với những mức tăng lên đáng kể trong năm 2013, nguyên nhân là vì các công ty đều đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm này để phát triển trở lại sau thời gian chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Cụ thể, Công ty TNHH Long Sinh có mức tăng 69%

trong năm 2013, đối với Sitto và Bio-Pharmachemie lần lượt là 51% và 53%. Tuy nhiên,

đã có sự khác biệt trong năm 2014 khi tốc độ tăng doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh và Công ty Bio-Pharmachemie có dấu hiệu chững lại thì Công ty Sitto vẫn duy trì được lợi thế của mình trên thị trường với tốc độ tăng 33%.

Thông qua doanh thu, có thể thấy trên thị trường Công ty Sitto đang nắm giữ

0 50000000 100000000 150000000 200000000 250000000 300000000 350000000

Long Sinh Sitto Bio

Công ty N g h ìn đ n g Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014  Thị phần

Trong bài khóa luận này, tác giả xin sử dụng thị phần tương đối để đánh giá khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ đã đưa ra. Bởi vì, thị trường các doanh nghiệp kinh doanh về thủy sản và nông nghiệp là rất rộng lớn và rất khó để xác định một cách chính xác.

Bảng 2.9: Thị phần tương đối của Công ty TNHH Long Sinh so với các đối thủ

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Doanh thu Long Sinh/

Doanh thu Sitto 0.81 0.90 0.86

Doanh thu Long Sinh/

Doanh thu Bio 1.06 1.17 1.36

(Nguồn: Tính toán của tác giả)

Nhận xét:

Qua bảng số liệu, ta thấy rằng thị phần tương đối của Công ty TNHH Long Sinh so

với Công ty TNHH Sitto Việt Nam qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, có nghĩa là Công ty Long

Hình 2.3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng doanh thu của

Sinh chưa có lợi thế cạnh tranh so với Công ty Sitto. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữa 2 công ty là không thực sự lớn. Do đó, Công ty TNHH Long Sinh hoàn toàn có thể vượt qua đối thủ này trong tương lai nếu có những chiến lược kinh doanh phù hợp và đột phá.

Còn khi so sánh với Công ty Bio-Pharmachemie, con số thị phần tương đối của

Công ty TNHH Long Sinh đều lớn hơn 1 và đang có xu hướng tăng dần, nguyên nhân vì

doanh thu của Công ty TNHH Long Sinh có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn so với Công ty Bio-Pharmachemie. Tuy nhiên, Công ty cũng không được chủ quan vì Công ty Bio- Pharmachemie vẫn có những nguồn lực đáng kể và kinh nghiệm kinh doanh trong các ngành nghề thủy sản và nông nghiệp trong một thời gian dài.

Những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty về thị phần

Điểm mạnh Điểm yếu

 Công ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)