Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh (Trang 41)

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Long Sinh

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính – Công ty TNHH Long Sinh)

Phó Tổng Giám Đốc Marketing - KDoanh Chi nhánh Đà Nẵng Bộ phận NVKD Thuốc TYTS Bộ phận NVKD Post Bộ phận NVKD Phân bón Bộ phận Marketing

Đại diện LĐ Ban ISO Phó Tổng Giám Đốc

Sản xuất BP Sản Xuất

Thuốc, PBón, Post, BCá

P.Môi trường - Vật tư

Lò hơi, Cơ khí, Điệnnước

Nhà xưởng Long An KCS Hóa nghiệm Bộ phận Xuất nhập khẩu Xưởng vụ Bảo vệ - Tạp vụ Bộ phận Kho

N.Liệu, Vật tư, T.Phẩm

Phòng Kế Toán Phòng Quản lý KDoanh Phòng Kỹ Thuật Phòng Tổ chức Hành chính TỔNG GIÁM ĐỐC Ban Cố Vấn HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN Quản lý – Công nợ

Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:

- Hội đồng thành viên

Đứng đầu hội đồng thành viên là Chủ tịch hội đồng thành viên có chức năng và

nhiệm vụ như sau:

+ Quản lý và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của Công ty theo điều lệ, Nghị quyết của Đại hội cổ đông thông qua.

+ Quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm. + Xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sở các mục đích chiến lược của Đại hội cổ đông thông qua, quyết định cơ cấu tổ chức Công ty.

+ Bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay thế các thành viên Ban Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty.

+ Quyết định dự án đầu tư, mua bán tài sản cố định có giá trị dưới 50% tổng tài sản được ghi trên sổ sách kế toán của Công ty.

+ Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua các hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hoạt động kinh tế khác có giá trị từ 50% trở lên so với vốn điều lệ, là người đại diện pháp luật cho Công ty.

- Tổng Giám đốc

Tổng Giám đốc là người đứng đầu Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành công tác xây dựng chiến lược phát triển và đề ra kế hoạch, phương án sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời, Tổng Giám đốc là người trực tiếp quản lý Phòng Kế toán, Phòng Quản lý kinh doanh, Phòng Kỹ thuật và Phòng Tổ chức hành chính.

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận đó như sau:

+ Phòng Kế toán: bao gồm 1 Kế toán trưởng, 1 Phó phòng, 2 Kế toán viên.

Nhiệm vụ: tính toán giá thành, phân bổ chi phí, thu hồi công nợ, lập bảng cân đối kế toán và hiệu quả hoạt động SXKD…, phụ trách cả việc quản lý bộ phận kế toán chi nhánh.

+ Phòng Quản lý kinh doanh: gồm có 2 Trưởng phòng và 1 nhân viên

Nhiệm vụ: liên hệ khách hàng, soạn thảo đơn hàng , nhận hợp đồng, lập bảng kê bán hàng, theo dõi công việc tại chi nhánh.

+ Phòng Kỹ thuật: 1 Trưởng phòng Kỹ thuật, chuyên phụ trách việc thử nghiệm và đăng kí công bố chất lượng hàng hóa, thiết kế bao bì, nhãn mác sản phẩm, liên hệ mua nguyên vật liệu trong và ngoài nước.

+ Phòng Tổ chức hành chính: 1 Trưởng phòng, 1 nhân viên

Nhiệm vụ: Phụ trách công việc soạn thảo văn bản, lưu trữ văn bản, tính lương, theo dõi bảng điểm của cán bộ công nhân viên, liên hệ công việc hành chính pháp lí với các cơ quan quản lí Nhà nước, quản lí đội xe, bếp ăn tạp vụ, y tá trong Công ty.

- Ban Cố vấn:

Ban Cố vấn toàn bộ đều là người nước ngoài, họ là những người cung cấp nguyên liệu cho Công ty. Đồng thời, họ là người hướng dẫn Công ty các công thức chế biến, bảo

quản, thử nghiệm sản phẩm.

- Phó Tổng Giám đốc Marketing – Kinh doanh:

Chịu trách nhiệm quản lí các bộ phận: Chi nhánh Đà Nẵng, Bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS, Bộ phận kinh doanh thức ăn tôm Post, Bộ phận kinh doanh phân bón và Bộ

phận Marketing.

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:

+ Chi nhánh Đà Nẵng: 1 Quản lý KD cấp Phó phòng, 1 Thủ kho, 1 Bảo vệ.

+ Bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS: gồm 1 Trưởng phòng, 4 nhân viên kinh

doanh. Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lí khu vực miền Nam.

Trưởng Bộ phận quản lí tại khu vực có trách nhiệm tổ chức cho nhân viên nghiệp

vụ kinh doanh đi đến tận nơi người tiêu dùng để hướng dẫn kĩ thuật, giới thiệu thông tin sản phẩm, giám sát tình hình kinh doanh của khách hàng và nắm bắt thông tin thị trường.

+ Bộ phận kinh doanh thức ăn tôm Post: chức năng, nhiệm vụ tương tự như Bộ phận kinh doanh Thuốc TYTS.

+ Bộ phận kinh doanh phân bón: Chức năng, nhiệm vụ tương tự như 2 bộ phận trên.

+ Bộ phận Marketing: gồm 8 nhân viên.

Nhiệm vụ: lập hồ sơ khách hàng toàn tuyến từ Bắc đến Nam, hỗ trợ bộ phận kinh

doanh tổ chức hội nghị, hội thảo… - Phó Tổng Giám đốc sản xuất:

Chịu trách nhiệm quản lí các bộ phận: Bộ phận sản xuất, Bộ phận môi trường –

Vật tư, Nhà xưởng Long An, KCS hóa nghiệm, Bộ phận xuất nhập khẩu, Xưởng vụ và Bộ

phận kho.

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận này như sau:

+ Bộ phận sản xuât: gồm 10 công nhân phụ trách sản xuất Thuốc TYTS bao bì nhỏ, 6 công nhân sản xuất bao bì lớn và 12 công nhân đóng gói bao bì phân bón sinh học, 10 công nhân sản xuất bột cá. Bộ phận có 1 Trưởng phòng quản lý.

+ Bộ phận Môi trường – Vật tư: gồm 3 nhân viên phụ trách việc xử lí nước thải, khí thải, tiếng ồn…

+ Nhà xưởng Long An (Bình Chánh): 1 Phó phòng xuất nhập khẩu (thuộc Bộ phận

xuất nhập khẩu làm việc tại Bình Chánh), 4 nhân viên, 1 bảo vệ.

Nhiệm vụ: nhận đơn hàng, chuyển đơn hàng về nhà máy, nhận hàng, giao hàng,…

+ KCS hóa nghiệm: gồm 2 nhân viên kiểm nghiệm chỉ tiêu chất lượng, phụ trách toàn bộ công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu, vật tư bao bì và thành phẩm, đồng thời giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất trong suốt quá trình sản xuất.

+ Bộ phận xuất nhập khẩu: gồm 2 nhân viên trong đó 1 nhân viên làm việc ở Bình

Chánh đảm nhiệm chức Phó phòng và 1 nhân viên ở Nha Trang. Bộ phân này chịu trách

nhiệm lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, liên hệ công tác kiểm nghiệm chất lượng hàng hóa, liên hệ phương tiện vận chuyển.

+ Xưởng vụ: chịu trách nhiệm quản lí tổ Bảo vệ và tạp vụ. Trong đó, nhân viên bảo vệ làm theo ca còn nhân viên tạp vụ làm theo giờ hành chính.

+ Bộ phận kho: gồm 1 Tổ trưởng, 3 nhân viên Thủ kho (Thủ kho nguyên liệu, vật tư và thành phẩm). Bộ phận này chịu trách nhiệm bảo quản, xuất nhập kho vật tư bao bì, nguyên liệu, thành phẩm.

2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của Công ty TNHH Long Sinh

Thuận lợi

Là một doanh nghiệp có hơn 15 năm hoạt động kinh doanh, chính vì thế mà công

Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm vừa qua khá ổn định. Các nguồn lực về trí tuệ con người, cơ sở vật chất, tài chính đều đảm bảo tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Uy tín của Công ty trên thị trường ngày một lớn mạnh

Công ty đã tổ chức một bộ máy nhân sự hoạt động có hiệu quả từ trên xuống dưới. Lãnh đạo Công ty là người giàu kinh nghiệm, được lòng nhân viên. Môi trường làm việc trong Công ty thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện tốt cho công nhân viên của Công ty học hỏi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.

Công ty sản xuất và kinh doanh tại khu công nghiệp Suối Dầu nên được Nhà nước ưu đãi giảm thuế thu nhập trong những năm đầu, từ đó tạo điều kiện cho Công ty tích lũy và hoạt động có hiệu quả hơn. Hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách của Nhà nước

cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiện nay Nhà

nước ta đã có những thay đổi về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Công ty đầu tư mở

rộng quan hệ kinh doanh trong và ngoài nước, nhằm thu hút thêm các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Hơn nữa đây lại là một vị trí khá thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giao dịch khắp cả nước.

Khó khăn

Mặt hàng kinh doanh của Công ty là loại mặt hàng khá nhạy cảm, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng, phụ thuộc vào những thay đổi từ Chính phủ cụ thể là Bộ Thủy sản và những quy định của các nước trên thế giới. Đây cũng là một vấn đề đòi hỏi Công ty cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, sẵn sàng thay đổi khi cần thiết.

Giá cả nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cao buộc Công ty cũng phải tăng giá thành hàng bán sản phẩm của mình lên. Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều danh nghiệp tham gia thị trường làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, gây khó khăn lớn cho Công ty.

Lượng nhân viên nghỉ việc mỗi năm của Công ty là khá cao, làm tốn chi phí tuyển dụng, chi phí đào tạo lại cũng như thời gian của Công ty. Đồng thời, Công ty sản xuất kinh doanh khá xa thành phố, vì vậy khó thu hút được lao động có chất lượng cao.

2.2 Đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh và tình hình cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014 TNHH Long Sinh trong giai đoạn 2012 – 2014

Để đánh giá tổng thể tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cần đánh giá rất

nhiều mặt. Tuy nhiên để tránh sự lặp lại trong quá phân tích các bộ phận chức năng của

công ty, khi phân tích thực trạng hoạt động sản xuất công ty Long Sinh chỉ phân tích kết quả và biến động của nó trong thời gian 3 năm gần đây (từ năm 2012 đến năm 2014).

Năm 2012, doanh thu thuần của Công ty sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu là 114,576,584,933 đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán là 96,453,218,166

đồng. Do đó, lợi nhuận gộp của Công ty trong năm 2012 là 17,997,922,078 đồng. Để có

được con số này thì doanh nghiệp cũng đã phải bỏ ra một chi phí khá lớn cho hoạt động bán hàng cùng với chi phí cho việc quản lí doanh nghiệp. Nên sau khi trừ các khoản chi phí này thì lợi thuần của Công ty là 2,285,443,974 đồng. Sau khi đóng thuế cho Nhà

nước, Công ty chỉ thu được một khoản lợi nhuận là 376,082,243 đồng.

Sang năm 2013, doanh thu thuần là 191,655,736,690 đồng, tăng 69.34%% so với năm 2012. Tuy vậy, giá vốn hàng bán cũng tăng một các đang kể, tăng 71.43% so với năm trước.

Bên cạnh đó, các khoản mục chi phí cũng đều tăng, 26.88% ở chi phí bán hàng và 63,03% ở chi phí quản lí doanh nghiệp; các hoạt động đầu tư bên lề cũng thu được doanh thu đáng kể 2,428,291,513 đồng nhưng chi phí để duy trì vẫn quá cao, tăng 2,073,688,087 đồng so với năm 2012. Đồng thời, 2013 cũng là năm mà Công ty bị đánh thuế cao trong giai đoạn này, lên đến 1,886,935,018 đồng. Do vậy, sau khi đóng thuế Công ty thu được lợi nhuận là 1,895,971,764 đồng. Dù con số này còn thấp so với những năm trước, nhưng đây cũng là một tín hiệu tích cực cho Công ty trong giai đoạn kinh tế đang khôi phục sau khủng hoảng.

Sang năm 2014, tình hình tiếp tục có chuyển biến tích cực khi mà doanh thu thuần

tăng 27.76% so với năm 2013. Cụ thể, con số này là 244,865,177,531 đồng. Tuy vậy, giá

vốn hàng bán cũng tiếp tục tăng 29.38% so với năm trước. Điều đáng mừng là lợi nhuận sau thuế đã tăng 170.47% so với năm 2013. Có thể thấy, năm 2014 Công ty đã đẩy mạnh công tác sản xuất kinh doanh, tăng cường bán hàng và đầu tư mạnh tay vào các hoạt động kinh doanh ngoài lề.

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Long Sinh giai đoạn 2012- 2014

(ĐVT: Đồng)

(Nguồn: Phòng Kế Toán – Công ty TNHH Long Sinh)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Chênh lệch Tỷ lệ Chênh lệch Tỷ lệ

1.Doanh thu BH và cung cấp DV 114,576,584,933 194,022,879,547 245,002,458,863 79,446,294,614 69.34% 50,979,579,316 26.28% 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 125,444,689 2,367,142,857 137,281,332 2,241,698,168 1787.00% (2,229,861,525) (94.20)%

3.Doanh thu thuần 114,451,140,244 191,655,736,690 244,865,177,531 77,204,596,446 67.46% 53,209,440,841 27.76% 4.Giá vốn hàng bán 96,453,218,166 165,352,323,496 213,929,746,061 68,899,105,330 71.43% 48,577,422,565 29.38%

5.Lợi nhuận gộp 17,997,922,078 26,303,413,194 30,935,431,470 8,305,491,116 46.15% 4,632,018,276 17.61% 6.Doanh thu hoạt động tài chính 136,904,106 298,618,257 553,942,789 161,714,151 118.12% 255,324,532 85.50% 7.Chi phí tài chính 293,472,850 442,946,940 367,301,315 149,474,090 50.93% (75,645,625) (17.08)%

- Trong đó: Chi phí lãi vay 103,925,598 6,144,810 551,772 (97,780,788) (94.09)% (5,593,038) (91.02)%

8.Chi phí bán hàng 11,952,864,553 15,165,725,770 19,050,338,388 3,212,861,217 26.88% 3,884,612,618 25.61% 9.Chi phí QLDN 3,603,044,807 5,873,910,182 5,209,403,858 2,270,865,375 63.03% (664,506,324) (11.31)%

10.Lợi nhuận thuần 2,285,443,974 5,119,448,559 6,862,330,698 2,834,004,585 124.00% 1,742,882,139 34.04% 11.Thu nhập khác 220,286,264 2,428,291,513 4,560,684,734 2,208,005,249 1002.33% 2,132,393,221 87.81% 12.Chi phí khác 1,691,145,203 3,764,833,290 3,881,829,747 2,073,688,087 122.62% 116,996,457 3.11%

13.Lợi nhuận khác (1,470,858,939) (1,336,541,777) 678,854,987 134,317,162 (9.13)% 2,015,396,764 (150.79)%

14.Tổng lợi nhuận trước thuế 814,585,035 3,782,906,782 7,541,185,685 2,968,321,747 364.40% 3,758,278,903 99.35% 15.Thuế TNDN 438,502,792 1,886,935,018 2,413,072,813 1,448,432,226 330.31% 526,137,795 27.88%

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Long Sinh

2.2.2.1. Môi trường vĩ mô

Môi trường kinh tế

Trong môi trường kinh tế thì hai yếu tố tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát được xem là hai yếu tố quan trọng

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá tiêu dùng (%), năm 2005-2014

Chỉ tiêu Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1. GDP(%) 8.44 8.17 8.44 6.23 5.2 6.47 5.89 5.03 5.42 5.98 2. CPI (%) 8.4 6.6 12.63 19.89 6.88 11.75 18.13 6.81 5.92 4.09

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

- Tốc độ tăng trưởng nền kinh tế:

Trong 10 năm trở lại đây nền kinh tế của nước ta phát triển ổn định, cao nhất là

năm 2007, cũng là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại

thế giới (WTO). Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn đạt

mức 5% trở lên và sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, mức tăng này vẫn còn chưa cao so với những năm 2005 -2007 do nền kinh tế nước ta vẫn còn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản và nông nghiệp như Công ty TNHH Long Sinh, việc Việt Nam gia nhập WTO có thể mang lại nhiều thị trường mới cho Công ty, cũng như về nhà cung cấp. Nhưng kèm theo đó là sự xuất hiện của những đối thủ cạnh tranh trên thế giới, làm cho sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi Công ty cần nghiên cứu, thay đổi để có thể tồn tại và phát triển.

- Yếu tố lạm phát

Vấn đề lạm phát luôn là vấn đề nóng bỏng. Nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát liên tục giảm vào năm 2012, 2013 và 2014. Lạm phát được

giảm xuống hơn 2,5 lần, chỉ còn 6,81% năm 2012, và giảm 3 lần xuống còn 5,92% trong

năm 2013, 4.09% trong năm 2014. Tuy nhiên, cho đến nay nền kinh tế thế giới vẫn đang trong giai đoạn phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng nên vẫn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ

đến tình hình kinh tế của Việt Nam. Hơn nữa, nước ta lại là một nước nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu nguyên vật liệu chiếm 65-70% thì trong thời buổi nguyên liệu trên thị trường thế giới đang trong tình trạng khan hiếm, có thể đẩy giá tiêu dùng tăng trở lại.

Công ty TNHH Long Sinh cũng không phải ngoại lệ, một số nguyên liệu của Công

ty được nhập khẩu từ nước ngoài, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay mọi thứ đều tăng

giá làm cho chi phí đầu vào của Công ty tăng lên đáng kể, Công ty cũng phải tăng lương

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)