Nâng cao chất lượng phòng Marketing

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh (Trang 92)

Lý do chọn:

Kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì hoạt động Marketing càng giữ vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh

của các doanh nghiệp trên thị trường. Nếu hoạt động Marketing được đẩy mạnh và phát

triển thì cũng có nghĩa là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng được tăng cường. Mặt khác, hiện nay đang là thời điểm kinh tế đang có sự phát triển mạnh, các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ngày càng gia tăng thì cục diện cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bởi vậy, đẩy mạnh hoạt động marketing là vấn đề cấp thiết, nhất là đối Công ty TNHH Long Sinh, do phòng Marketing của Công ty mới thành lập chưa lâu.

Trong thời gian qua hoạt động này đã được thực hiện nhưng còn quá đơn giản do phòng kế hoạch thị trường quản lý nhưng để theo kịp với tình hình cạnh tranh hiện nay thì hoạt động này cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Thực hiện

- Cải thiện bộ máy nhân sự và các công tác trong phòng Marketing:

Về nhân sự: Hiện nay nhân viên làm tại phòng Marketing của Công ty chủ yếu là nữ nhân viên, do vậy cần tuyển thêm nhân viên nam để có thể đảm bảo việc nghiên cứu thực tế tại thị trường, có thể chịu được áp lực công việc tốt hơn.

Về các công tác Marketing:

+ Đối với thị trường đầu vào: Bộ phận Marketing dựa vào kinh nghiệm hàng năm, tình hình thu mua nguyên liệu, tính mùa vụ và tìm hiểu thị trường trong và ngoài tỉnh để có những đề xuất về giá cả, phương thức thu mua và thời gian thanh toán tạo điều kiện cho bộ phận sản xuất kinh doanh nắm chắc nguồn nguyên liệu chủ động trong sản xuất, đảm bảo an toàn lao động.

+ Đối với thị trường đầu ra: Bộ phận Marketing thu thập và cung cấp những thông tin về thị trường tiêu thụ để bộ phận kinh doanh có kế hoạch sản xuất và đưa ra giá bán thích hợp đúng với từng thời điểm khác nhau để nắm bắt thời cơ trong kinh doanh.

Đồng thời bộ phận kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất từ báo cáo hàng

phận Marketing là cơ sở để đưa ra chính sách xúc tiến bán hàng phù hợp với tình hình tiêu thụ và chất lượng sản phẩm của Công ty.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng

Tổ chức hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm xác định nhu cầu, thị hiếu khách hàng là một nhiệm vụ tất yếu mà Công ty cần thực hiện, nhất là trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt này.

Trong nền kinh tế hàng hoá thì thị trường là nơi đánh giá cuối cùng sản phẩm của nhà sản xuất, hàng hoá của nhà kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của họ. Do đó để tồn tại và phát triển thì việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm là làm tốt công tác nghiên cứu thị trường để có thể tung ra những sản phẩm, hàng hoá mà thị trường cần. Hoạt động này giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu, giá cả, dung lượng của thị trường. Công ty TNHH Long Sinh hiện nay đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt đến từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới Công ty phải tổ chức tốt nghiên cứu và khai thác tốt cả thị trường hiện tại lẫn thị trường tiềm năng. Cụ thể, để chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý, chất lượng phù hợp cho từng thị trường của từng sản phẩm mà công ty sản xuất kinh doanh. Công ty cần tập trung vào việc phân tích nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng.

Tuy nhiên, để thực được những việc trên không phải là dễ dàng vì nó rất tốn kém và khá phức tạp. Vì thế, phòng Marketing của Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nghiên cứu thị trường một cách có hiệu quả nhất. Để việc nghiên cứu có hiệu quả thì cần đáp ứng được những thông tin sau:

+ Các thông tin về thị trường hiện tại, đối tượng khách hàng chính của Công ty tại thị trường này là ai?

+ Đó có phải là thị trường tiềm năng của Công ty hay không? Tốc độ tăng sản

lượng của thị trường đó trong những năm qua thế nào?

+ Khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty ở thị trường đó có tương xứng với chi phí Marketing hay không?

+ Những biện pháp nào Công ty có thể áp dụng để giữ thị trường hiện tại và mở rộng thị trường?

Hoạt động nghiên cứu thị trường còn phải thu thập được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng về hàng hoá của Công ty mình về tất cả các yếu tố như chất lượng, giá cả, mẫu mã, các phương thức thanh toán, giao hàng, dịch vụ trước, trong và sau khi bán... nhưng những thông tin này là một tài liệu rất quý cho Công ty vì từ đây Công ty có thể biết được những mặt tốt lẫn khuyếtđiểm của mình và lấy đó làm căn cứ để lần sau có thể sửa chữa, giúp cho những sản phẩm sau được hoàn thiện hơn.

- Nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu, phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh là công việc hết sức quan trọng mang tính chiến lược của bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường vì qua đó có thể thấy được khả năng cạnh tranh hiện tại của chính Công ty so với các đối thủ trên thị trường. Do đó, phòng Marketing của Công ty cần chú trọng đến vấn đề này. Để nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh có hiệu quả cần phải trả lời được các vấn đề sau:

+ Số lượng đối thủ cạnh tranh của Công ty là bao nhiêu? + Đối thủ cạnh tranh chính của Công ty là ai?

+ "Thủ lĩnh" trên thị trường là ai? và lý do thành công của họ. + Thị phần của họ trên thị trường là bao nhiêu?

+ Các yếu tố: Chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, phương thức quảng cáo, dịch vụ của họ có gì khác với Công ty mình.

+ Mục tiêu của đối thủ cạnh tranh là gì?. + Điểm mạnh, điểm yếu của họ?.

+ Các biện pháp mà họ áp dụng để thâm nhập thị trường và mở rộng?.

Từ những phân tích, đánh giá đối thủ cạnh tranh Công ty sẽ được cái nhìn tổng quát hơn về đối thủ cũng như chính bản thân mình và qua đó Công ty sẽ đưa ra được những chiến lược sáng suốt, hợp lý phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh.

- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng và quảng cáo

Các hoạt động xúc tiến, khuyếch trương bao gồm các nội dung như: Quảng cáo, các hoạt động yểm trợ, xúc tiến bán hàng, hội chợ triển lãm...được sử dụng dể thông tin về hàng hoá nhằm lôi kéo khách hàng về phía mình, giới thiệu về công ty, nâng uy tín

của Công ty. Các hoạt động hỗ trợ bán là một trong những hoạt động quan trọng trong chính sách cạnh tranh của một doanh nghiệp vì đây không chỉ là biện pháp hỗ trợ mà nó còn tăng cường cho các chính sách giá cả, phân phối.. nhằm tằng sức cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị trường. Chi phí cho hoạt động quảng cáo xúc tiến thường rất lớn song hiệu quả của quá trình kinh doanh tăng lên rõ rệt. Do vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào tham gia thị trường cạnh tranh đều phải xây dựng những chương trình quảng cáo hấp

dẫn nhằm thu hút sự chú ý, gây ấn tượng cho khách hàng. Đây chính là những cuộc cạnh

tranh phi giá giữa các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trên thị trường. Công ty có thể tiến hành các hoạt động khuyếch trương theo các hướng sau:

+ Mở rộng hoạt động quảng cáo cho những sản phẩm của Công ty, đặc biệt là những sản phẩm mang nhãn hiệu đặc biệt. Hoạt động quảng cáo được thực hiện nhằm tạo ra sự chú ý của khách hàng và thông tin cho khách hàng biết về sản phẩm của mình. Công ty cần xây dựng những chương trình quảng cáo hấp dẫn, kích thích sự chú ý của khách hàng thông qua các phương tiện thông tin như: Báo chí, mạng Internet... nhằm giới thiệu cho các đối tượng khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và danh tiếng của Công ty. Công ty phải lập trang web phục vụ cho công tác quảng cáo. Đối với những khách hàng đã từng biết đến Công ty thì việc quảng cáo qua mạng mới có hiệu quả, còn đối với những khách hàng mới chưa hề biết đến tên tuổi, hàng hoá của công ty thì trang web của Công ty chưa chắc đã được họ quan tâm. Vì lý do đó, Công ty nên quảng cáo các sản phẩm của mình qua cách trình bày trên bao bì, nhãn hiệu sản phẩm vì bao bì là một trong những phương tiện quảng cáo hữu hiệu... trên các nhãn mác cần ghi rõ:

- Tên, ký hiệu hàng hoá, phân loại theo các chỉ tiêu quốc tế nào. - Tên, địa chỉ Công ty.

Mặc khác, bao bì là hình thức bên ngoài của sản phẩm, nó góp phần làm tăng thêm độ sang trọng, lịch sự của sản phẩm nên có luôn được tiêu dùng chú ý khi lựa chọn sản phẩm ,vì thế Công ty nên quan tâm nhiều hơn nữa đến độ tiện lợi, bền đẹp, lịch sự của bao bì.

+ Công ty nên duy trì tổ chức các hoạt động như hội nghị khách hàng, tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm, đặc biệt là những hội chợ ở nước ngoài, in ấn, phát hành các tài liệu về Công ty, về sản phẩm của mình như ra đời cataogue, tờ rơi quảng cáo.

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, quảng cáo, khuyếch trương sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ xuất khẩu, tăng sức mạnh về cạnh tranh, tăng thị phần của Công ty trên thị trường. Tuy nhiên khi thực hiện các hoạt động này, Công ty cần tính toán sao cho chi phí bỏ ra phải phù hợp với tình hình tài chính cũng như tương xứng với doanh thu thu được của mình. Vì hiệu quả kinh doanh có được là nhờ rất nhiều yếu tố cần phân bổ đều chi phí cho nhiều hoạt động nên chưa hẳn đầu tư thật nhiều tài chính cho hoạt động này là tốt.

Lợi ích có thể đạt được

Nếu thực hiện tốt những công việc trên, thì hoạt động Marketing của Công ty TNHH Long Sinh có thể phát triển mạnh cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Đó là năng lực của phòng Marketing được tăng cường, thực hiện tốt hơn các hoạt động nghiên cứu thị

trường, tìm kiếm khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, quảng bá sản phẩm của Công

ty. Từ đó, góp phần giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có thể diễn ra thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH long sinh (Trang 92)