Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 131 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
131
Dung lượng
1,22 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN DUY ĐÔNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI – 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
ĐOÀN DUY ĐÔNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 01 14
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Mạc Văn Tiến
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu, học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tận tình của các thầy giáo, các đồng nghiệp, gia đình
và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trường
Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tụy trong giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành tới lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề,
lãnh đạo Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề đã tạo điều kiện cho tham gia khóa
học cũng những kinh nghiệm quý báu trong quá trình công tác và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Mạc Văn Tiến người thầy đã định hướng, hướng dẫn tôi trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn
thành luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện luận văn, song chắc
chắn vẫn còn những sơ suất do điều kiện thời gian có hạn và kinh nghiệm bản thân
về vấn đề nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý của quý
Thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Thành phố Hà Nội, năm 2015
Học viên
Đoàn Duy Đông
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ LĐ-TBXH
: Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
Bộ GD & ĐT
: Bộ Giáo dục và Đào tạo
CSDN
: Cơ sở dạy nghề
CSĐT
: Cơ sở đào tạo
CSĐTN
: Cơ sở đào tạo nghề
CTĐT
: Chương trình đào tạo
ĐTNX
: Đào tạo nghề xanh
OECD
: Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)
UNEP
: Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc (United Nation
Environment Programme)
WB
: Ngân hàng thế giới (World Bank)
MỤC LỤC
Lời cảm ơn …………………………………………………………………….
i
Danh mục chữ viết tắt …………………………………………………………
ii
Mục lục…………………………………………………………………………
iii
Danh mục bảng hộp ………………………………………………………….
vi
Danh mục hình... ……………………………………………………………….
vii
MỞ ĐẦU ……………………………………………………………………...
1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………..
5
1.1. Tổng quan nghiên cứu …………………………………………………….
5
1.2. Những khái niệm cơ bản…………………………………...………………
9
1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý và chức năng quản lý ...…………………….
9
1.2.2. Nhà trường và trường dạy nghề ………………………………………...
14
1.2.3. Quản lý nhà trường …………………………………………………......
15
1.2.4. Đào tạo nghề ……………………………………………………………
17
1.2.5. Đào tạo nghề xanh ………………………………………………….......
17
1.2.6. Kinh tế xanh …………………………………………………………….
17
1.2.7. Kỹ năng xanh …………………………………………………………...
17
1.3. Tầm quan trọng của đào tạo nghề xanh đáp ứng nhân lực nền kinh tế xanh
18
1.4. Nội dung quản lý nhà trường của người hiệu trưởng …………………….
19
1.4.1. Trách nhiệm của người hiệu trưởng ……………………………………
20
1.4.2. Nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhà trường ………………………......
20
1.4.3. Nội dung quản lý đào tạo nghề xanh của hiệu trưởng
…………………………………………………………………………..
1.5. Kinh nghiệm quốc tế ……………………………………………………..
21
1.5.1. Kinh nghiệm từ Đức ……………………………………………………
22
1.5.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc ………………………………………………
31
1.5.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc ……………………………………………
38
1.5.4. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam …………
47
Tiểu kết chương 1 ……………………………………………………………..
48
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG
YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………………….…
49
22
2.1. Khái quát đào tạo nghề …………………………………………………...
49
2.1.1. Quản lý đào tạo nghề …………………………………………………...
49
2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề ……………………………………………......
52
2.2. Thực trạng đào tạo nghề xanh …………………………………………….
54
2.3. Thực trạng quản lý nhà trường cho đào tạo nghề xanh …………………..
59
2.3.1. Thực trạng nhận thức đào tạo nghề xanh ...……………………………...
59
2.3.2. Thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và thách thức
trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh ..……………..………………………
2.3.3. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh trường xanh .…………
60
2.3.4. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh chương trình đào tạo
xanh……………………………………………………………………………..
2.3.5. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh cộng đồng xanh ……..
63
2.3.6. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh văn hóa xanh ….……..
65
2.3.7. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh nghiên cứu xanh ……..
66
Tiểu kết chương 2 ……………………………………………………………..
68
CHƯƠNG 3: MÔT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH …………………………….…..
62
64
69
3.1. Những yêu cầu (nguyên tắc) đối với biện pháp đề xuất …………….…….
69
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp ……………………….…......
69
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp ……….……..
69
3.1.3. Đảm bảo tính lợi ích của các biện pháp ………………………….……..
70
3.2. Một số biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo việc làm
xanh ……………………………………………………………………………
70
3.2.1. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về
nhận thức cũng như kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhu
72
cầu đào tạo nghề xanh …………………………………………………………
3.2.2. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của
trường xanh ……………………………………………………………………
74
3.2.3. Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo …………………………….
76
3.2.4. Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường …………………......
78
3.2.5. Phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường ………………….....
79
3.2.6. Khuyến khích phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào thực tiễn….
79
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp …………...
100
Tiểu kết chương 3 ……………………………………………………………..
103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ …………………………………………..
104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………….…... 107
PHỤ LỤC ………………………………………………………………….….
109
DANH MỤC BẢNG, HỘP
Bảng 1. Tổng hợp một số ngành/ hoạt động đào tạo nghề xanh đang có nhu
cầu ở Việt Nam………………………………………………………………
57
Bảng 2: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và
thách thức trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh ………………………..
60
Bảng 3: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh trường xanh
62
Bảng 4: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh trường xanh
63
Bảng 5: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh cộng đồng
xanh ………………………………………………………………………….
64
Bảng 6: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía văn hóa xanh …
65
Bảng 7: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía nghiên cứu xanh
67
Bảng 8. Thống kê kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các
biện pháp quản lý nhà trường………………………………………………...
Hộp 1. Các chỉ số bền vững trong quản lý nhà trường………………………
75
Hộp 2. Tái chế rác thải……………………………………………………….
80
Hộp 3. Tiết kiệm năng lượng………………………………………………
88
Hộp 4: Không gian xanh trong trường……………………………………….
93
Hộp 5: Không gian ký túc xá, chỗ ở…………………………………………
95
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ các chức năng quản lý ……………………..............................
14
Hình 2. Sơ đồ quản lý các thành tố của quá trình dạy học ..............................
16
Hình 3. Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam ……………………….
50
Hình 4. Biểu đồ cơ cấu cơ sở dạy nghề theo trình độ đào tạo năm 2013 …...
51
Hình 5. Biểu đồ phân bố cơ sở dạy nghề theo vùng kinh tế - xã hội năm
2013………………………………………………………………………….
52
Hình 6. Chỉ số nghề xanh Châu Á……………………………………………
56
Hình 7. Mô hình 5 trụ cột xanh hóa đào tạo nghề của Majumdar……………
71
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế kỉ XXI, thế kỉ của khoa học và công nghệ, thế kỉ của trí tuệ và cạnh
tranh thị trường, thế kỉ của sự bùng nổ thông tin và xu thế toàn cầu hóa…Bước sang
thế kỷ 21, ngoài những thành công và cơ hội, chúng ta đã và đang phải đối mặt trực
tiếp với hai thách thức nặng nề. Thứ nhất phải ngăn chặn được tình trạng gia tăng
mức độ biến đổi khí hậu và suy thoái tài nguyên thiên nhiên đang đe dọa trầm trọng
đến chất lượng cuộc sống con người hiện tại và thế hệ tương lai. Trong đó, Việt
Nam là một trong những nước phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi
khí hậu cùng với nhiều nguy cơ về tự nhiên khác như cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, thiên tai, bão lũ. Thứ hai là việc phải phát triển bền vững và tạo ra nguồn
việc làm phù hợp cho tất cả mọi người. Tức là phải trợ giúp cho 1,3 tỷ người - bốn
phần mười số người lao động trên toàn thế giới và gia đình họ thoát khỏi mức đói
nghèo; đồng thời cung cấp việc làm phù hợp cho hơn 500 triệu người trong độ tuổi
đang bước vào ngưỡng cửa thị trường lao động trong thời gian 10 năm tới. Điều đó
đồng nghĩa đến việc hướng đến cung cấp cho 1,6 tỷ người không có nhà ở hoặc có
mức sống thấp hơn mức tối thiểu các nguồn năng lượng đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống; và cung cấp các dịch vụ an sinh xã hội cho trên 1 tỷ người dân sống
ở các khu ổ chuột ven rìa các thành phố trên thế giới. Tại Việt Nam, việc cung cấp
việc làm cho thị trường lao động cũng là một bài toán khó đang cần phải có lời giải
thích hợp. Hai thách thức này có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời để giải
quyết một cách riêng biệt được. Quá trình “Đào tạo nghề xanh” và việc thúc đẩy
“nền kinh tế xanh” đã trở thành chìa khóa để mở ra sự phát triển kinh tế và xã hội
gắn liền với phát triển môi trường một cách lâu dài và bền vững.
Hiện nay, đào tạo nghề xanh không những là chủ đề rất mới ở Việt Nam, trên
thế giới tuy đã có nhắc đến nhưng cũng chưa định hình rõ rệt và cũngbắt đầu được
quan tâm hơn và chú ý trong những năm gần đây. Phát triển giáo dục, đào tạo nghề
là sự nghiệp và trách nhiệm của toàn xã hội, là một nội dung quan trọng của chiến
lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia. Trên con đường hội nhập quốc tế về
mọi mặt của nước ta hiện nay, đào tạo nghề là lĩnh vực được chú ý trong phát triển
nguồn nhân lực kĩ thuật vì nó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế,
trước hết trên thị trường lao động. Lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có
1
nguồn nhân lực chất lượng cao và không thể phủ nhận rằng: “Nguồn nhân lực chất
lượng cao phụ thuộc vào chất lượng đào tạo”. Việt Nam đã dần khẳng định nguồn
nhân lực chất lượng cao, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ
cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam. Chất lượng nguồn nhân
lực cũng được chỉ rõ là một trong ba khâu đột phá để thực hiện Chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020. Do vậy, phát triển và nâng cao chất
lượng đào tạo nghề là yêu cầu, là đòi hỏi cấp thiết của đất nước, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế nói chung. Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nghề xanh cũng đang là một mục tiêu
rất quan trọng của lĩnh vực dạy nghề Việt Nam trong việc đột phá chất lượng dạy
nghề. Và đào tạo nghề xanh là một trong những phần quan trọng của nền kinh tế
xanh. Để tạo ra được môi trường học tập tối ưu nhất cho người học nhằm đảm bảo
chất lượng hiệu quả cho nguồn nhân lực sau này, quá trình xanh hóa đào tạo nghề
với rất nhiều khía cạnh của mình gắn liền với các khía cạnh: nhà trường xanh,
chương trình xanh, nghiên cứu xanh, văn hóa xanh, cộng đồng xanh. Với mục tiêu
phát triển đất nước một cách bền vững, đã đặt ra ra những yêu cầu to lớn, cấp bách
về nguồn lực, đặc biệt là chất lượng nguồn lực con người. Đó là chất lượng toàn
diện con người Việt Nam về phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, năng lực trí tuệ,
thể lực và kĩ năng nghề nghiệp của con người Việt Nam. Nền kinh tế trí thức của
Việt Nam có đạt được hiệu quả hay không, tương lai đất nước, tiền đồ của dân tộc
ta có được phồn vinh, thịnh vượng hay không, có sánh vai với các nước tiên tiến
trên thế giới hay không là tuỳ thuộc vào phần lớn chất lượng đào tạo thế hệ trẻ Việt
Nam ngày nay khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
Trường dạy nghề có những đặc thù riêng của mình, đó là việc đào tạo nghề,
đào tạo ra những người thợ cho tương lai - nguồn nhân lực cho đất nước, cũng như
tập trung vào việc đào tạo rèn luyện kỹ năng làm việc cho người học để thích ứng
với nhu cầu của thị trường lao động. Việc rèn luyện kỹ năng khác với việc thu nhận
kiến thức ở chỗ người ta cần một quá trình thực hành, rèn luyện bền bỉ và chủ động
thì mới đạt được những kỹ năng cần có, còn việc thu nhận kiến thức thì nhanh
chóng hơn, có thể không mất nhiều thời gian. Hơn nữa, trong thực tế quá trình làm
việc, ngoài nền tảng kiến thức được trang bị, kỹ năng hành nghề là một trong những
khâu then chốt vô cùng quan trọng, và nó là một trong những tiêu chí hàng đầu để
2
đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực thông qua quá trình đào tạo nghề xanh trong nhà trường, rất cần có những biện
pháp quản lý nhà trường để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh.
Là một người có thời gian làm việc, có kinh nghiệm nghiên cứuvề lĩnh vực
đào tạo nghề tại Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề - cơ quan nghiên cứu hệ
thống dạy nghề, với những kiến thức đã được học trong khóa học cao học ngành
Quản lý giáo dục tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, và quan
trọng hơn cả là mong muốn tìm ra lời giải đáp cho việc nâng cao chất lượng đào tạo
nghề để cung cấp lực lượng lao động có chất lượng cao cho thị trường lao động,
theo kịp với xu hướng của thế giới, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp
quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất những biện
pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh trong giai đoạn
hiện nay.
3. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu:Hoạt động quản lý nhà trường tại các trường dạy
nghề.
Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề xanh tại các trường dạy nghề;
4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu:Nghiên cứu khía cạnh quản lý nhà trường tại các
trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh.
Giai đoạn nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng đến năm 2013
Địa điểm nghiên cứu: Tổ chức khảo sát và khảo nghiệm 14 trường cao đẳng
nghề trên phạm vi cả nước.
5. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu:
Yêu cầu xanh hóa đào tạo nghề hiện nay là rất cấp thiết, vậy có những giải
pháp nào cho việc quản lý trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu đó?
Giả thuyết nghiên cứu:Áp dụng đồng bộ việc nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên, cán bộ nhà trườngvề kiến thức và nhận thức về nghề xanh.
3
Tăng cường và đẩy mạnh xanh hóa nhà trường, xanh hóa chương trình đào
tạo, tạo ra các môi trường văn hóa xanh, cộng đồng xanh, nghiên cứu xanh.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu
Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, văn bản pháp quy của Nhà nước, của
ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Dạy nghề, các công trình nghiên cứu khoa học,
những bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà trường của các trường dạy nghề. Tài
liệu về hoạt động xanh hóa đào tạo nghề của các nước trên thế giới;
6.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và phỏng vấn
Dự kiến chuẩn bị phiếu hỏi, điều tra với các cá nhân, đơn vị có liên quan:
(1) Các giáo viên tham gia giảng dạy trong trường dạy nghề;
(2) Các cán bộ quản lý nhà trường;
6.3. Phương pháp chuyên gia
Trực tiếp trao đổi, hỏi ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực dạy nghề, quản lý
dạy nghề.
7. Dự kiến các luận cứ
Luận cứ lý thuyết
- Các khái niệm, phạm trù về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường,
nghề xanh và các khái niệm liên quan.
- Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn
đến năm 2050.
- Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020.
Luận cứ thực tế
- Thực trạng về quản lý trường dạy nghề cho đào tạo nghề xanh.
8. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn dự kiến được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề
xanh
Chương 3: Biện pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề
xanh.
4
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG
ĐÀO TẠO NGHỀ XANH
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Một số nghiên cứu của nước ngoài:
Năm 2010, Trung tâm Phát triển Dạy nghề châu Âu (Cedefop) đã tiến
hành nghiên cứu: “Kỹ năng xanh và nhận thức về môi trường ở hệ thống
giáo dục dạy nghề” – “Green skills and environmental awareness in VET” về
nhằm xác định kỹ năng hiện tại - tương lai và nhu cầu đào tạo cho người lao
động trong chín ngành nghề mũi nhọn chịu tác động do sự chuyển đổi nền
kinh tế “xanh” và sử dụng tài nguyên hiệu quả. Nghiên cứu này được thực
hiện tại tám nước châu Âu: Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ý, Hà Lan,
Slovakia và Anh. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định những thách thức và
ưu tiên cho các kỹ năng “xanh” để đảm bảo rằng giáo dục và hệ thống đào tạo
nghề có thể đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và lợi ích từ việc chuyển
đổi để đạt tăng trưởng bền vững và toàn diện. Nghiên cứu tiến hành các cuộc
phỏng vấn với các chuyên gia từ các tổ chức sử dụng lao động và các nhà
cung cấp đào tạo… phân tích các dữ liệu thứ cấp viết báo cáo cho mỗi quốc
gia và một báo cáo tổng hợp của châu Âu.
Năm 2012-2013 Viện Nghiên cứu Giáo dục Hồng Kông triển khai
nghiên cứu “Giáo dục và Kỹ năng cho Tăng trưởng toàn diện và Việc làm
xanh” (theo yêu cầu của ADB) với mục tiêu nâng cao tri thức và năng lực
nhằm giúp quá trình giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với việc làm
xanh của 4 nước (gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Inđônêxia và Việt Nam). Nội dung
nghiên cứu: Nghiên cứu phương thức mà 4 nước áp dụng để ban hành các
chính sách, chiến lược phát triển kỹ năng kịp thời và hiệu quả nhất, khảo sát
tìm hiểu thực trạng và nhu cầu về kỹ năng xanh trong một số ngành công
nghiệp: Xây dựng, Giao thông vận tải, Khách sạn, nhà hàng, du lịch, Xử lý
rác thải và Năng lượng tái tạo; Đánh giá sự đáp ứng của các cơ sở đào tạo đối
với nhu cầu của ngành và sự tăng trưởng xanh; Đề xuất giải pháp hướng tới
5
việc thúc đẩy đào tạo kỹ năng nghề xanh trong các ngành nghề đáp ứng nhu
cầu việc làm xanh của nền kinh tế.
Nghiên cứu “Đào tạo nghề cho nền kinh tế xanh”- “TVET for a green
economy” do tổ chức GIZ thực hiện, trong đó GIZ tại Việt Nam có tham gia
với tiêu phát triển kỹ năng xanh phục vụ chuyển đổi sang tăng trường xanh
với các nội dung: Lồng ghép “kỹ năng xanh” trong các nghề hiện tại, Nâng
cấp các nghề hiện hành phù hợp các công nghệ mới, đẩy mạnh nhận thức về
môi trường nói chung.
Dự án nghiên cứu “Sự chuyển dịch toàn diện sang các nền kinh tế
xanh thông qua đào tạo nghề từ năm 2015”–“Inclusive Transitions to Green
Economies through TVET in Post – 2015” do UNESCO/UNEVOC thực hiện.
Năm 2014 UNESCO đã đặt vị trí của giáo dục dạy nghề trong chương trình
nghị sự kể từ năm 2015 để tìm các cách thúc đẩy hệ thống giáo dục và đào
tạo, nâng cao năng lực cho người học có khả năng giải quyết những thách
thức trong tương lai và trở nên có trách nhiệm tham gia thành viên của xã hội.
Dự án nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo kỹ năng có được trong
quá trình học tập không chỉ đáp ứng yêu cầu công việc mà còn thúc đẩy sự
phát triển nghề nghiệp và cá nhân suốt đời.
Dự án nghiên cứu “Kỹ năng nghề xanh cho thanh niên nông thôn
khu vực Đông Nam Á” – “Green skills for rural youth in South East Asia” do
tổ chức PLAN thực hiện năm 2014 tại 4 nước là Indonexia, Myanma, Thái
Lan và Việt Nam đã đưa ra các thông điệp chính về sự thiếu hụt trong nhận
thức và đào tạo kiến thức bảo vệ môi trường và các kỹ năng xanh. Đồng thời
nghiên cứu xác định tiềm năng phát triển và nêu lên tầm quan trọng trong việc
trang bị kỹ năng nghề xanh cho thanh niên tạo lập “sinh kế” việc làm bền
vững cũng như tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu
Trong ấn phẩm “Chiến lược quản lý nguồn nhân lực” - “Strategic
Human Resource Management” (2002), Jeffrey A. Mello và cộng sự đã phân
6
tích những vấn đề về chiến lược phát triển dạy nghề; mối quan hệ giữa đào
tạo việc làm, việc sử dụng lao động trình độ cao.
Tác giả Young Hyun Lee (2011), trong “Phương pháp giáo dục và đào
tạo nghề tại Việt Nam – Bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc” “Methodology for Technical and Vocational Education and Training in Viet
Nam- Lessons from Korean Experences” đã phân tích và so sánh hệ thống
Giáo dục- Đào tạo ở Việt Nam và Hàn Quốc, trong đó có những đề xuất về
chính sách phát triển dạy nghề cho Việt nam.
Một số nghiên cứu trong nước
Giáo dục nghề nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững tuy
không phải là những khái niệm hoặc chủ đề hoàn toàn mới đối với Việt Nam,
tuy nhiên hiện nay mới chỉ có rất ít những nghiên cứu được thực hiện có nội
dung liên quan đến các nội dung này, đặc biệt là lại đặt trong mối quan hệ
giữa giáo dục nghề nghiệp với tăng trưởng xanh và phát triển. Liên quan đến
nội dung nghiên cứu có một số đề tài đã được thực hiện gồm có:
Đề tài cấp Bộ do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện năm
2013-2014: “Các giải pháp thúc đẩy việc làm xanh ở Việt Nam”. Đề tài đã
nghiên cứu tổng quan về kinh tế xanh, việc làm xanh và các nhân tố tác động
đến việc phát triển việc làm xanh. Dựa trên thực trạng đã phân tích, đề tài đưa
ra những đánh giá chung về thực trạng việc làm xanh của Việt Nam: những
hạn chế, rào cản để thúc đẩy phát triển việc làm xanh từ đó đề xuất các giải
pháp, các chính sách phát triển ngành và xanh hóa; thúc đẩy kinh tế xanh,
khuyến khích doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng
lượng và thân thiện với môi trường ... Bên cạnh đó từ kinh nghiệm quốc tế
trong nghiên cứu phát triển việc làm xanh để rút ra bài học để đề xuất các giải
pháp ở Việt Nam.Tuy vậy, thực trạng việc làm xanh trong đề tài này chỉ dựa
trên số liệu về việc làm xanh trong ngành bảo vệ môi trường và hoạt động bảo
vệ môi trường trong ngành công nghiệp và dịch vụ bởi chưa có bất kỳ cuộc
điều tra, khảo sát nào về việc làm xanh.Vì thế các số liệu thống kê này chưa
7
mang tính bao quát, đại diện để đánh giá đầy đủ số lượng, cơ cấu, chất lượng
việc làm xanh trong cả nền kinh tế. Một số đề tài khác do các Viện thuộc Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam thực hiện như: “Mô hình tăng trưởng xanh:
khuôn khổ cho tái cấu trúc các ngành sản xuất của Việt Nam Viện Kinh tế
Việt Nam” (Viện Kinh tế Việt Nam), “Khung chính sách thúc đẩy tăng
trưởng xanh ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Viện Nghiên cứu Môi
trường và Phát triển bền vững)…
Đề tài “Chuyển đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU và gợi
mở cho Việt Nam” thực hiện năm2012 (Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội) với các nội dung: Trình bày những lý luận chung về nền
kinh tế xanh, khái quát chung về xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
ở EU bao gồm: bối cảnh ban đầu của xu thế chuyển đổi, thực trạng chuyển
đổi sang nền kinh tế xanh ở một số nước EU, lộ trình chuyển đổi sang nền
kinh tế xanh, các yếu tố tác động đến việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Nghiên cứu trường hợp: chuyển đổi sang kinh tế xanh ở Đức. Từ những kết
quả nghiên cứu về chuyển đổi sang kinh tế xanh ở EU, đưa ra một số gợi mở
chuyển đổi kinh tế theo hướng xanh của Việt Nam
Đề tài: “Đổi mới quản lý nhà trường giáo dục nghề nghiệp trong quá
trình hội nhập quốc tế” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện năm
2011-2012 với nội dung nghiên cứu đổi mới quản lý nhà trường trong hệ
thống giáo dục nghề nghiệp theo định hướng quản lý chất lượng, tiếp cận với
các mô hình và các giải pháp quản lý chất lượng nhà trường hiện đại phù hợp
với điều kiện thực tế Việt Nam, đảm bảo hội nhập quốc tế. Cụ thể là tiếp cận
với mô hình quản lý chất lượng tổng thể để đề xuất một số giải pháp quản lý
chất lượng nhà trường của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Đề tài: “Dự báo xu hướng phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn
2011 – 2020” do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam thực hiện năm 20112012 với các nội dung: Xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về dự báo phát triển
giáo dục nghề nghiệp; Xác định những xu hướng phát triển Giáo dục nghề
8
nghiệp từ 2011-2020; Xác dịnh những giải pháp và điều kiện đảm bảo thực
hiện được những xu hướng phát triển Giáo dục nghề nghiệp từ 2011-2020.
Đề tài: “Cơ sở khoa học của việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo
dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế” thuộc chương trình
nghiên cứu khoa học cấp Bộ – Bộ Giáo dục- Đào tạo giai đoạn 20062008 “Phát triển giáo dục và đào tạo Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc
tế”, nội dung nghiên cứu: Những vấn đề lí luận về cơ cấu hệ thống GDNN;
Kinh nghiệm một số nước về cơ cấu hệ thống GDNN;- Một số dự báo về cơ
cấu nhân lực kĩ thuật và yêu cầu điều chỉnh cơ cấu hệ thống GD nghề nghiệp
ở Việt Nam và Định hướng điều chỉnh cơ cấu hệ thống GDNN ở Việt Nam
(trình độ, loại hình,...) trong quá trình hội nhập quốc tế.
1.2. Những khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, biện pháp quản lý và chức năng quản lý
Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm. Con người trong quá
trình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu cá nhân phải dự kiến kế hoạch, sắp
xếp trình tự tiến hành và tác động đến đối tượng bằng cách nào đó theo khả năng
của mình. Trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu được kế hoạch, sự
phân công và điều hành chung, sự hợp tác và quản lý lao động... Như vậy quản lý
tất yếu nảy sinh và nó chính là một phạm trù tồn tại khách quan được ra đời từ bản
thân nhu cầu của mọi chế độ xã hội, mọi quốc gia, trong mọi thời đại. Có nhiều
quan điểm khác nhau về quản lý:
Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống, quản lý là phương thức tác động có
chủ đích của chủ thể quản lý lên hệ thống, bao gồm hệ các quy tắc, các ràng buộc về
hành vi đối với mọi đối tượng ở các cấp trong hệ thống nhằm duy trì tính trội hợp lý
của cơ cấu và đưa hệ thống sớm đạt tới mục tiêu.
Theo quan điểm của điều khiển học, quản lý là chức năng của những hệ có tổ
chức, với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật...) nó bảo toàn cấu trúc các
hệ, duy trì chế độ hoạt động. Quản lý là một tác động hợp quy luật khách quan, làm
cho hệ vận hành và phát triển.
Frederik Winslon Taylo (1856 - 1915), người Mỹ, được coi là “Cha đẻ của
9
thuyết quảnlý khoa học”, là một trong những người mở ra “Kỷ nguyên vàng"trong
quản lý đã thể hiện tư tưởng cốt lõi của mình trong quản lý là mỗi loại công việc dù
nhỏ nhất đều phải chuyên môn hoá và đều phải quản lý chặt chẽ. Ông cho rằng quản
lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào bằng
phương pháp tốt nhất, rẻ nhất.
Theo Mác: Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào tiến hành trên
qui mô tương đối lớn thì ít nhiều cùng đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt
động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động những
tổng quan độc lập của nó. Như vậy Mác đã lột tả được bản chất quản lý là một hoạt
động lao động, một hoạt động tất yếu vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển
của loài người. Xã hội càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp
thì hoạt động quản lý càng có vai trò quan trọng.
Đề cập đến vấn đề quản lý, tác giả Đặng Vũ Hoạt và tác giả Hà Thế Ngữ cho
rằng:"Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu, quản lý một hệ
thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định”
Tác giả Nguyễn Văn Lê, Học viện Chính trị Quốc gia thì cho rằng: “Quản lý
là một hệ thống xã hội, là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ
thống bằng những phương pháp thích hợp, nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và
từng thành tố của hệ”.
Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch
của chủ thể quản lý đến những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm
thực hiện được những mục tiêu dự kiến”.
Theo Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “ Hoạt động quản lý là tác
động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý( người quản lý) trong một tổ
chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích đề ra”.
Những quan niệm về quản lý trên đây tuy có cách tiếp cận khác nhau nhưng
chúng tôi nhận thấy chúng đều bao hàm một ý nghĩa chung, đó là:
- Quản lý là các hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân,
đảm bảo hoàn thành các công việc và là phương thức tốt nhất để đạt được mục tiêu
chung của tập thể.
- Quản lý là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lý
lên đối tượng quản lý thông qua các cơ chế quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả cao
10
nhất các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát
triển, đạt được những mục tiêu đã định.
Theo chúng tôi, quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý lên khách thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung.
Như vậy có thể khái quát: Quản lý là tác động chỉ huy, điều khiển, hướng
dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích
đề ra. Sự tác động của quản lý bằng cách nào đó để người bị quản lý luôn tự giác,
phấn khởi đem hết năng lực trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức
và cho cả xã hội.
Biện pháp Quản lý.
Để tồn tại con người phải lao động, khi xã hội ngày càng phát triển thì xu
hướng lệ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống và lao động cũng phát triển theo. Vì vậy,
con người có nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và xã hội. Trong
quá trình hoạt động của mình, để đạt được mục tiêu, cá nhân phải có biện pháp như
là dự kiến kế hoạch, sắp xếp tiến trình, tiến hành và tác động lên đối tượng bằng
cách nào đó theo khả năng của mình.
Nói cách khác, đây chính là biện pháp Quản lý giúp con người đi đến mục
tiêu. Trong quá trình lao động tập thể lại càng không thể thiếu được các biện pháp
Quản lý như: Xây dựng kế hoạch hoạt động, sự phân công điều hành chung, sự hiệp
tác và tổ chức công việc, các tư liệu lao động...
Có nhiều định nghĩa khác nhau về biện pháp Quản lý. Theo F.W. Taylor:
“Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được
rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất”.
“Quản lý là nắm chủ trương và đồng thời tạo điều kiện cho những người
khác cùng mình để thực hiện những chủ trương đó”.
“ Biện pháp Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạt mục
đích đã đề ra và đúng ý trí của người Quản lý”.
Tìm hiểu biện pháp Quản lý cũng cần xem xét khái niệm phương pháp Quản
lý. Phương pháp Quản lý là tổng thể các cách thức tác động có thể có và có chủ
định của chủ thể Quản lý lên đối tượng Quản lý và khách thể Quản lý nhằm đạt
được mục tiêu đề ra. Như vậy phương pháp Quản lý là khái niệm rộng lớn hơn biện
11
pháp Quản lý. Phương pháp Quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống Quản lý ,
biện pháp Quản lý là cần thiết trong quá trình Quản lý. Quá trình Quản lý là quá
trình thực hiện các chức năng Quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định các nguyên tắc đó lại được vận dụng và được thực hiện thông qua các phương pháp
Quản lý nhất định và các biện pháp Quản lý phù hợp. Vìvậy, vận dụng các phương
pháp Quản lý cũng như áp dụng các biện pháp Quản lý là nội dung cơ bản của Quản
lý.
Tóm lại: Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về Quản lý, trong phạm
vi của đề tài, chúng tôi xác định Biện pháp Quản lý là cách làm, cách giải quyết
những công việc cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của công tác Quản lý nhằm đạt
được mục tiêu Quản lý.
Các chức năng quản lý
Chức năng quản lý là một hoạt động cơ bản mà thông qua đó chủ thể quản lý
tác động vào khách thể quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu xác định.Quản lý là
những tác động hướng đích với các chức năng: Lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo, chỉ
đạo, điều khiển, kiểm tra. Bản chất của Quản lý là sự phối hợp các nỗ lực của con
người thông qua các chức năng Quản lý đó.
- Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa là một chức năng quản lý. Kế hoạch hóa có
nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức và các
con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu đó.
Chức năng của kế hoạch hóa bao gồm 3 nội dung chính:
+ Xác định hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức.
+ Xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có cam kết) về các nguồn lực của tổ
chức để đạt được mục tiêu này.
+ Quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đó.
Như vậy: Kế hoạch hóa là việc đưa toàn bộ hoạt động quản lý vào công tác kế
hoạch, trong đó chỉ rõ mục tiêu, bước đi, biện pháp thực hiện và đảm bảo các nguồn
lực để đảm bảo đạt tới các mục tiêu của tổ chức.
Vai trò của việc xây dựng kế hoạch cụ thể như sau:
+ Khẳng định sự phát triển của tổ chức, của nhà trường trong tương lai;
12
+ Có cơ sở hợp lý cho việc bố trí, huy động và phân bổ các nguồn lực cho việc tổ
chức các hoạt động của tổ chức để đảm bảo cho các hoạt động bình thường và đạt
tới mục tiêu có chất lượng cao;
+ Kế hoạch không chỉ là căn cứ để triển khai các hoạt động mà nó còn có vai trò
làm căn cứ để kiểm tra, đành giá thành tích của đơn vị, tổ chức hay cá nhân.
Do có tác dụng thiết thực của hoạt động kiểm tra nên kế hoạch được xem như là
một công cụ quan trọng của quản lý. Kế hoạch tạo điều kiện cho người quản lý
giám sát, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động của cá nhân
và các đơn vị trong tổ chức.
- Tổ chức: Là cấu trúc của những người tập hợp lại thành nhóm hoạt động
theo lý tưởng, mục tiêu xác định có tính chất bền vững lâu dài mà từng thành viên
khi hoạt động đơn lẻ không thể thực hiện được ý tưởng mục tiêu đó.
Thuật ngữ tổ chức có thể xác định theo những phương diện cụ thể nào đó, nhưng nó
đều đồng thời thể hiện 3 phương diện:
Tập hợp những người có cùng mục đích, nhiệm vụ
Có sự phối hợp, hợp tác với nhau trong quá trình hoạt động.
Có trật tự kỷ cương nền nếp.
- Lãnh đạo: Bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên,
hướng dẫn chỉ đạo họ hoàn thành nhiệm vụ để đạt được mục tiêu của tổ chức.
Lãnh đạo là quá trình tác động và ảnh hưởng đến những hoạt động có liên quan đến
công việc – nhiệm vụ của một nhóm thành viên. Lãnh đạo có thể hiểu là khả năng
gây ảnh hưởng, động viên và chỉ dẫn, chỉ thị người khác nhằm đạt được mục tiêu
mong muốn.
- Kiểm tra:Là một chức năng quản lý thông qua đó một cá nhân hoặc một
tổ chức theo dõi giám sát các hoạt động và tiến hành hoạt động sửa chữa nếu cần
thiết.Theo thuyết hệ thống (Cyberneticque): Kiểm tra giữ vai trò liên hệ nghịch, là
trái tim, mạch máu của hoạt động Quản lý. Có kiểm tra mà không đánh giá coi như
không có kiểm tra, không có kiểm tra coi như không có hoạt động Quản lý.
Như vậy các chức năng Quản lý gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen lẫn nhau,
tương hỗ lẫn nhau, khi thực hiện chức năng này thường cũng có mặt các chức năng
khác ở mức độ khác nhau, mối quan hệ chặt chẽ tác động ảnh hưởng lẫn nhau có thể
mô tả qua sơ đồ sau.
13
Tổ chức
Lập kế hoạch
Lãnh đạo
Kiểm tra
Môi
trường
bên
ngoài
Môi trường bên trong
Hình 1. Sơ đồ các chức năng Quản lý
1.2.2. Nhà trường và trường dạy nghề
Nhà trường
Nhà trường là một dạng tổ chức chuyên biệt đặc thù của xã hội, được hình
thành từ nhu cầu mang tính tất yếu khách quan của xã hội, nhằm truyền thụ kinh
nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng xã hội.
Nhà trường được tổ chức và hoạt động sao cho việc truyền thụ và lĩnh hội đó
đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển của cá nhân, phát triển cộng đồng và xã hội.
Việc tổ chức các hoạt động nói trên được thông qua quá trình sư phạm (Quá trình
giáo dục được tổ chức một cách khoa học), nhằm xây dựng và hoàn thiện nhân cách
người học, mà những nhân cách đó là những tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực của
người học đáp ứng được những yêu cầu phát triển của xã hội mà không một dạng tổ
chức nào trong xã hội khác với tổ chức nhà trường có thể thay thế được nó.
Trường dạy nghề
Trên thế giới, thuật ngữ trường dạy nghề (Vocational School) được hiểu theo
nhiều cách khác nhau bởi vì hệ thống giáo dục, đào tạo nghề của các nước cónhững
đặc thù khác nhau. Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO: “Trường dạy nghề là nhà
trường mang đặc điểm cung cấp các khóa đào tạo nhằm chuẩn bịđội ngũ những
người lao động nghề nghiệp ở cấp trung học hoặc các cấp giáo dục cao hơn. Các
14
chức năng và mục tiêu của các trường dạy nghề có xu hướng chồng chéo; các thuật
ngữ này thường được sử dụng đồng nghĩa trong các hệ thống giáo dục quốc dân”.
Ở Australia, trường dạy nghềđược gọi là trường cao đẳng kỹ thuật, đã từng
có hơn 20 trường đặc thù trong giáo dục đào tạo nghề nghiệp. Tuy nhiên hiện tại chỉ
có 4 trường còn tồn tại vàđãđược đổi thành trường cao đẳng thương mại.
Còn tại Canada, trường dạy nghềđôi khi được gọi là trường cao đẳng. Tuy
nhiên, trường cao đẳngthườngđược nhắc tới nhiều hơn là một cơ sởđào tạo cung cấp
các hợp phần cấu thành của bằng đại học, hoặc là các tín chỉ có thểđược chuyển đổi
sang trường đại học.
Theo Luật dạy nghềđược ban hành năm 2006 của Việt Nam, dạy nghề là
hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần
thiết cho người học nghềđể có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi
hoàn thành khóa học. Trường dạy nghềởđây là cơ sởđào tạo hay nhà trường cung
cấp các hoạt động dạy nghề. Tuy nhiên, khi phân tích chi tiết hơn, thì cách định
nghĩa này cần phải xem xét lại, bởi vì cho rằng mục đích của dạy nghề là giúp cho
người học nghề có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm, đây không phải là
mục đích đúng đắn của dạy nghề bởi vì mục đích dạy nghề là cung cấp cho người
học những nền tảng kiến thức, cũng như rèn luyện cho họ có kỹ năng, thái độ cần
thiết để giúp họ có thể thực hiện được nhiệm vụ của một nghề nghiệp cụ thể.
Vậy tóm lại, trường dạy nghề là các cơ sởđào tạo cung cấp các hoạt động dạy
và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người
học nghề thực hiện được nhiệm vụ của một nghề nghiệp cụ thể và phù hợp. Trường
dạy nghềlà đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thành lập và hoạt động theo qui định của
pháp luật.
Trường dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, kỹ thuật
viên, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu về lao động qua đào tạo của
các ngành kinh tế-xã hội.
1.2.3. Quản lý nhà trường
Có nhiều tác giả quan niệm về quản lý nhà trường khác nhau: Theo tác giả
Trần Kiểm "Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong
phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo
15
dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế
hệ trẻ và với từng học sinh”.
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục" tác giả M.I.Kôn .Đa- Cốp đã viết:“Chúng ta hiểu quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là một
hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý
thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt của đời
sống nhà trường, nhằm đảm bảo sự vận hành tối ưu về các mặt kinh tế- xã hội, tổ
chức sư phạm của quá trình dạy - học và giáo dục thế hệ đang lớn lên”.
Là một thiết chế đặc biệt của xã hội nên nhà trường cùng với công tác
quảnlýtrường học là vô cùng quan trọng, bao gồm sự quản lý các tác động qua lại
giữa trường học và xã hội đồng thời quản lý chính nhà trường. Người ta có thể phân
tích quá trình giáo dục của nhà trường như một hệ thống gồm các thành tố và được
biểu diễn bằng sơ đồ sau:
M: Mục tiêu dạy học
M
N: Nội dung dạy học
N
P
P: Phương pháp dạy học
Th: Thầy
QL
Tr: Trò
Th
Tr
ĐK: Điều kiện
QL: Quản lý
ĐK
Hình2.Sơ đồ Quản lý các thành tố của quá trình dạy học
Vai trò của người quản lý là phải làm sao cho hệ thống các thành tố vận hành
liên kết chặt chẽ với nhau đưa đến kết quả mong muốn.
Như vậy, quản lý nhà trường là tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ
thể quản lý lên tất cả các nguồn lực nhằm đẩy mạnh hoạt động của nhà trường theo
nguyên lý giáo dục và tiến tới mục tiêu giáo dục, mà trọng tâm của nó là đưa hoạt
động dạy và học tiến lên trạng thái mới về chất. Do vậy, công tác quản lý giáo dục
nói chung, quản lý nhà trường nói riêng, gồm có quản lý các hoạt động trong nhà
trường và các quan hệ giữa trường học với xã hội.
16
1.2.4. Đào tạo nghề
Đào tạo nghề là những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái
độ cần có cho sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc
nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và
đào tạo liên quan đến công việc chuyên môn hóa. Nó có thể không cần thiết phải
bao gồm các môn học chung
1.2.5. Đào tạo nghề xanh
Trên thế giới cũng như Việt Nam, khái niệm Đào tạo nghề xanh (ĐTNX) vẫn
chưa được định nghĩa một cách thống nhất. Tuy nhiên, ta có thể hiểu: Đào tạo nghề
xanh là quá trình đào tạo nghề gắn liền với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng
lượng, giảm phát thải khí nhà kính. Đào tạo nghề xanh có thể đạt được thông qua
quá trình Xanh hóa đào tạo nghề - quá trình chuyển đổi công tác đào tạo nghề hiện
tại thành công tác đào tạo nghề được kết hợp, gắn với bảo vệ môi trường, tiết kiệm
năng lượng.
1.2.6. Kinh tế xanh
Kinh tế xanh là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả tài
nguyên và hướng tới công bằng xã hội.
Kinh tế xanh có các đặc điểm sau:
- Ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vốn tự nhiên;
- Là trụ cột để giảm nghèo
- Tạo ra việc làm và công bằng xã hội;
- Sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ thay thế nhiên liệu hóa thạch;
- Hướng tới lối sống đô thị bền vững
1.2.7. Kỹ năng xanh
Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất về danh mục các kỹ năng
xanh cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: Kỹ năng xanh là những kỹ năng được
sử dụng trong nghề xanh hay là những kỹ năng gắn với những kiến thức, khả năng
cần thiết để đáp ứng những đòi hỏi liên quan đến môi trường trong những hành vi
nghề nghiệp tại một địa điểm làm việc cụ thể. Là hoạt động mang tính chất bền
vững có ý nghĩa trong mỗi công việc hay lĩnh vực và năng lực cho các hoạt động
nghề nghiệp bền vững là một thành phần không thể thiếu trong tổng thể các kỹ năng
nghề nghiệp của mỗi cá nhân.
17
1.3. Tầm quan trọng của đào tạo nghề xanh đáp ứng nhu cầu nhân lực nền
kinh tế xanh
Đối mặt với những thách thức của biến đổi khí hậu do chính con người gây
ra đã hướng tới một sự quan tâm mới là việc đòi hỏi phải phát triển một cách bền
vững, và nó được ví như một phương tiện để thúc đẩy sự phát triển của con người.
Tăng trưởng – khi theo đúng hướng - vẫn là cách hiệu quả để giúp người dân thoát
nghèo. Nếu con đường tăng trưởng đi theo định hướng sai lầm thì sẽ tự giết chính
mình, như việc suy thoái môi trường làm giảm năng suất và phúc lợi. Tổ chức hợp
tác và phát triển kinh tế (OECD) đã lưu ý rằng "Tăng trưởng xanh đang được hỗ trợ
như là một phương thức để theo đuổi tăng trưởng kinh tế và phát triển, trong khi
ngăn chặn sự suy thoái môi trường, mất đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên
thiên nhiên không bền vững "(OECD, 2010). Với sự quan tâm đặc biệt về hậu quả
của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 của
Ngân hàng Thế giới đã lập luận rằng, "Nếu chỉ tăng trưởng kinh tế thì khó có thể
chống lại các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu một cách nhanh chóng hay phù hợp,
đặc biệt nếu nó vẫn làm gia tăng lượng các-bon và tăng tốc độ nóng lên toàn cầu.
Vì vậy, chính sách khí hậu không thể được đưa ra như một sự lựa chọn giữa tăng
trưởng và biến đổi khí hậu. Trong thực tế, các chính sách khí hậu thông minh là
việc thúc đẩy phát triển, giảm thiểu rủi ro, và hỗ trợ tài chính cho việc chuyển đổi
sang con đường tăng trưởng các-bon thấp"(Ngân hàng Thế giới, 2009). Stern
(2010) cho rằng "Cuộc cách mạng công nghiệp mới và việc chuyển sang sự tăng
trưởng các-bon thấp tạo ra một lối đi vô cùng hấp dẫn. Nó có khả năng đưa đến hai
hoặc ba thập kỷ tăng trưởng thị trường cải tiến, sáng tạo, to lớn và đầy hứa hẹn cho
những người tiên phong. Nếu đạt được sự tăng trưởng các-bon thấp sẽ có thêm
nhiều dạng năng lượng sạch hơn, an toàn hơn và đa dạng sinh học hơn so với
người tiền nhiệm của nó. "
Đào tạo nghề xanh có thể quy về bốn loại bao gồm:
- Xanh hóa quá trình đào tạo nghề hiện tại;
- Đào tạo nghề trong các ngành chế tạo thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi trường;
18
- Phát triển những ngành nghề mới xanh hóa (năng lượng mặt trời, năng
lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều, nông nghiệp sinh thái, bảo
vệ rừng…);
- Quá trình đào tạo nghề giảm thiểu và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí
hậu.
Yêu cầu đối với đào tạo nghề xanh trong các mô hình phát triển bền vững là
phải tiến tới việc làm bền vững - đó là các cơ hội đạt được việc làm phù hợp và
năng suất cho cả nữ và nam trong điều kiện tự do, bình đẳng, an sinh và tôn trọng
nhân phẩm. Đặc trưng của việc làm bền vững là: Thu nhập thỏa đáng và có cơ hội
phát triển; Đảm bảo quyền và tiếng nói của người lao động; Thực hiện cơ chế đối
thoại xã hội; Đảm bảo an sinh xã hội.
Để thực hiện được những mục tiêu thiên niên kỷ về giảm nghèo và bảo vệ
môi trường thì sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo nghề xanh và việc làm bền vững là
một đòi hỏi tất yếu. Trên thực tế, có hoàn thành mục tiêu giảm nghèo - mà nòng cốt
là việc làm bền vững, thì mới có điều kiện để bảo vệ tốt môi trường và ngược lại, có
bảo vệ được môi trường thì giảm nghèo mới có chiều sâu và đảm bảo bền vững và
quan trọng nhất là tạo ra một nguồn lực lượng lao động dồi dào đáp ứng được nhu
cầu phát triển của nền kinh tế xanh. Chính vì vậy, không ai có thể phủ nhận được
vai trò quan trọng của đào tạo nghề xanh đối với việc phát triển nền kinh tế xanh
của mỗi quốc gia.
1.4. Nội dung quản lý nhà trường của người hiệu trưởng
Là người quản lý nhà trường, người Hiệu trưởng phải xác định từ mục tiêu
giáo dục: "Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công
dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Hoạt động quản lý nhà trường là một quá trình bao gồm nhiều nội dung,
nhiều bước từ việc quán triệt mục tiêu, chương trình, kế hoạch đến khâu cuối cùng
là kiểm tra đánh giá kết quả. Nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy, truyền thụ kiến
thức cho học sinh cùng với việc giáo dục đạo đức cho các em. Nhiệm vụ của hiệu
trưởng là quản lý đội ngũ giáo viên để giúp giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy
học.
19
1.4.1.Trách nhiệm của người hiệu trưởng
Hiệu trưởng là lãnh đạo của nhà trường trường, đại diện cho nhà trường về
mặt pháp lý, có thẩm quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong trường,
chịu trách nhiệm, tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Như vậy vai trò của hiệu trưởng trong nhà trường vô cùng quan trọng; chính
hiệu trưởng là người vừa có trách nhiệm vừa phát huy cao độ tính tích cực của
người giáo viên, của cán bộ, công nhân viên. Xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ,
công nhân viên thành một khối đoàn kết nhất trí trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy
học. Hiệu trưởng quyết định đến thành công hay thất bại của nhà trường, cho nên
phải chỉ đạo thực hiện các hoạt động của nhà trường theo đúng quan điểm của
Đảng, chấp hành các chỉ thị, các nghị quyết và chịu trách nhiệm trước nhà nước về
công tác quản lý nhà trường và chất lượng giáo dục học sinh. Một hiệu trưởng có
trình độ chuyên môn tốt nếu kết hợp với khả năng tổ chức, chỉ huy và có uy tín
phẩm chất tốt, công việc thực hiện sẽ đạt được kết quả cao hơn người có ít hoặc
không có các yếu tố trên.
1.4.2. Nhiệm vụ của người hiệu trưởng nhà trường
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động
của nhà trường như sau:
1. Tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng trường đối với trường công
lập.
2. Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ cho hoạt động dạy
nghề theo quy định của pháp luật.
3. Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập
cho cán bộ, giáo viên và người học.
4. Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; đảm bảo an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.
5. Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách,
chế độ của Nhà nước đối với cán bộ, giáo viên và người học trong trường.
6. Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng dạy
nghề theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra,
kiểm định chất lượng dạy nghề của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
20
7. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy
định của pháp luật.
Trên cơ sở các chức năng được giao trên, người hiệu trưởng là người chịu
trách nhiệm chung cho tất cả các hoạt động của nhà trường gắn liền với quá trình
dạy và học và các hoạt động liên quan. Nhiệm vụ cụ thể của người hiệu trưởng nhà
trường là chịu trách nhiệm quản lý quá trình dạy và học, chỉ đạo xây dựng các kế
hoạch chiến lược, phân công thực hiện các hoạt động diễn ra bên trong nhà trường
cùng các hoạt động liên quan, đồng thời cũng là người tổ chức triển khai công tác
kiểm tra đánh giá trong trường, tất cả nhằm đến việc hoàn thành sứ mạng của nhà
trường, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước.
1.4.3. Nội dung quản lý đào tạo nghề xanh của hiệu trưởng
Trong quá trình đào tạo nghề xanh, người hiệu trưởng đóng một vai trò rất
quan trọng, bởi vì mọi hoạt động trong quá trình dạy và học cũng nhưng các hoạt
động liên quan của nhà trường đều nằm trong sự quản lý của hiệu trưởng. Vì vậy, ta
xem nghiên cứu và xem xét nội dung quản lý đào tạo nghề xanh của người hiệu
trường trong trường dạy nghề.
- Kế hoạch hóa: Kế hoạch luôn là khâu quan trọng tiên quyết. Trong khâu
này, người hiệu trưởng phải xác định được mục tiêu cũng như chiến lược phát triển
của đào tạo nghề xanh, từ đó đưa ra các hành động, các công việc để thực hiện ngay
khi bắt đầu năm học mới. Tại đây, người hiệu trưởng phải xem xét các yếu tố ảnh
hưởng đến công tác đào tạo nghề xanh, đưa ra các tiêu chí nhằm thực hiện và sau đó
có thể tổng kết và đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm để khắc phục sửa
chữa những sai sót và đẩy mạnh tăng cường những yếu tố thành công.
Những tiêu chí được đưa ra ở đây có thể là:
- Đạt được những tiêu chuẩn trở thành trường xanh với những tiêu chí cụ thể.
- Đạt được tỉ lệ cụ thể về xanh hóa chương trình giáo trình.
- Tổ chức các hoạt động xanh trong và ngoài trường.
- Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về ý thức, kiến thức, kỹ năng xanh..
- Tổ chức:Trong khâu này, người hiệu trưởng sau khi xác định các mục tiêu
cũng như chiến lược đào tạo nghề xanh, sẽ phân công trách nhiệm cũng như công
việc cho từng bộ phận, cá nhân để thực hiện. Cần phải xác định chính xác để đảm
bảo được tiến độ cũng như chất lượng. Như phân công các khoa chuyên ngành thực
21
hiện việc tích hợp xanh hóa vào chương trình đào tạo, các phòng chuyên môn lập kế
hoạch cũng như thực hiện các hành động liên quan đến hoạt động xanh trong và
ngoài trường, cũng như giao cho Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên các đề tài nghiên
cứu, tổ chức các câu lạc bộ, nhóm hoạt động xanh,.. Dự trù các nguồn kinh phí để
thực hiện cũng là một trong những việc trọng yếu.
- Lãnh đạo:Người hiệu trưởng dựa vào chức năng, quyền hạn cũng như
trách nhiệm của mình phân công đôn đốc các bộ phận, cá nhân thực hiện các nhiệm
vụ được giao qua nhiều cách khác nhau với nhiều nguồn lực khác nhau. Có thể
thông qua các hình thức khen thưởng, hay kỷ luật để xử lý.Triển khai các bước thực
hiện
- Kiểm tra:Ngay từ khi bắt đầu triển khai, người hiệu trưởng phải tự mình
đồng thời giao trách nhiệm cho bộ phận chuyên trách kiểm tra đôn đốc các hoạt
động liên quan đến đào tạo nghề xanh nhằm đạt được các tiêu chí đề ra.
1.5.Kinh nghiệm quốc tế
1.5.1. Kinh nghiệm từ Đức
Bối cảnh chính sách
Những thách thức và ưu tiên chủ đạo cho một nền kinh tế xanh
Những ưu tiên của Đức đối với bảo vệ khí hậu, trong phần mở rộng các biện
pháp bảo vệ môi trường trước đó đã tồn tại hơn mời năm qua, với một mục tiêu
chính là việc giảm lượng khí thải nhà kính. Các cam kết về môi trường của các cơ
quan công quyền của Đức được thành lập bởi các "Chương trình tích hợp năng
lượng và khí hậu" do Chính phủ Liên bang công bố vào năm 2007.
Chính phủ Đức đã khẳng định các nguyên tắc của chương trình này được
dùng như những mục tiêu đầy tham vọng bao gồm:
- Hạn chế 40% lượng phát thải nhà kính vào năm 2020 so với đường cơ sở
năm 1990;
- Tăng trưởng 3 % hiệu suất năng lượng hàng năm;
- Mở rộng năng lượng tái tạo đạt đến 18 % tổng thể cung ứng năng lượng
tổng thể vào năm 2020, và 50% vào năm 2050;
- Tăng cường sản xuất kết hợp năng lượng và nhiệt lên 25% vào năm 2020.
22
Thách thức của việc cắt giảm khối lượng lớn khí thải nhà kính tiến hành tập
trung vào việc sử dụng năng lượng hiệu quả và sản xuất năng lượng sạch. Nó cũng
có nghĩa việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là cần thiết và vấn đề môi trường
đang ngày càng ảnh hưởng đến cả những đổi mới của công nghệ và lối sống mỗi
người dân. Các khoản đầu tư hỗ trợ tăng trưởng việc làm và thúc đẩy việc gia tăng
500.000 việc làm liên quan đến bảo vệ môi trường vào năm 2020 và 800.000 vào
năm 2030. Tuy nhiên, một thách thức quan trọng là Đức chịu ảnh hưởng sự thay đổi
nhân khẩu học, qua đó gây ảnh hưởng tiêu cực số lượng thanh niên đăng ký tham
gia đào tạo nghề.
Các chiến lược phản ứng môi trường và vai trò của phát triển kỹ năng
Chiến lược môi trường chung
Với tầm quan trọng ngày càng tăng, việc bảo vệ khí hậu đã trở thành yếu tố
trọng tâm trong khuôn khổ chính sách môi trường tổng thể của Đức. Một số biện
pháp và các công cụ đã được thực hiện trong vài năm qua, trong đó có nhiều biện
pháp nằm trong Chương trình Bảo vệ Khí hậu Quốc gia năm 2000 và 2005. Tiếp tới
là các biện pháp ảnh hưởng đến giao thông vận chuyển và các hộ gia đình. Chính
sách bảo vệ khí hậu của Đức cũng bị ảnh hưởng bởi các chiến lược quốc gia về phát
triển bền vững năm 2001. Mặc dù có sự đồng thuận rộng rãi ở Đức về các mục tiêu
và nhu cầu bảo vệ môi trường và giảm lượng khí thải, cuộc tranh luận vẫn còn đang
tiếp diễn cách thức tốt nhất để thực hiện .
Trong nhiều thập kỷ, bảo vệ môi trường đã là trung tâm của sự phát triển
chính sách công.
Sự liên kết giữa pháp luật và việc gia tăng nhận thức có ảnh hưởng đến việc
tái cơ cấu các ngành kinh tế của Đức và năng lực nghề nghiệp. Ngay từ đầu, chính
sách về bảo vệ môi trường của Đức đã không chỉ được coi là một bước tiến cho việc
đáp ứng điều kiện sống tốt hơn, mà cũng là một cơ chế để phát triển các cơ hội tiếp
cận thị trường cho các nhà cung cấp các công nghệ và dịch vụ môi trường trong
nước. Việc tung ra các chính sách môi trường đã được sử dụng để tạo ra việc làm
mới và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Khu vực dịch vụ và công nghệ môi trường hiện
nay là một trong những khu vực kinh tế mũi nhọn của Đức, sử dụng 1,8 triệu người
vào năm 2006 (4,5 % lực lượng lao động). Kết quả là, các công ty công nghệ môi
trường của Đức được thành lập và thường là những đơn vị dẫn đầu.
23
Các chương trình chính sách dài hạn về xanh hóa nền kinh tế vì thế đã gắn
kết với các tác động quan trọng trên cơ cấu nghề nghiệp và đào tạo nghề chính thức.
Việc đào tạo lại xuyên suốt nền kinh tế trong hồi đáp tới xanh hóa tái xây
dựng được tập trung chủ yếu vào hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó các khóa
đào tạo trình độ chuyên môn kỹ thuật được gắn kết và các khóa đào tạo thêm và dào
tạo cao hơn trong các dự án liên quan đến môi trường đã được phát triển. Phạm vi
các khóa đào tạo nghề nối tiếp liên quan đến bảo vệ môi trường là khá đáng kể. Đây
chủ yếu do sự thay đổi, làm mới liên tục của các khóa học đào tạo nghề, làm cho
việc tích hợp các vấn đề bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ ưu tiên quan trọng.
Hồi đáp xanh cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay
Chính phủ liên bang đã đưa ra hai gói kích thích kinh tế, trong tháng 11 năm
2008 và tháng 1 năm 2009 với tổng giá trị khoảng 100 tỷ Euro. Tỷ lệ của các gói
kích thích đầu tư xanh hóa đạt khoảng 13 % - cao hơn so với các nước thành viên
liên minh châu Âu (EU) khác, mặc dù không nhất thiết tập trung vào các vấn đề
xanh.
Trong gói đầu tiên, 3 triệu Euro được sử dụng để thúc đẩy việc xây dựng
năng lượng hiệu quả và tái xây dựng các công trình từ năm 2009 đến 2011. Tổ chức
cho vay tái xây dựng để đầu tư thêm 2,5 tỷ Euro cho việc vốn vay trong chương tình
về cải tiến các tòa nhà năng lượng hiệu quả. Gói kích thích khác với 3 tỷ Euro được
sử dụng cho việc hỗ trợ vốn vay với lãi suất thấp để đầu tư trong lĩnh vực cải tiến
liên quan đến công nghệ năng lượng hiệu quả.
Gói thứ hai, trị giá 6,5 tỷ Euro dùng thúc đẩy giáo dục, đặc biệt là về nghiên
cứu năng lượng hiệu quả và tái xây dựng trong các trường học. Việc sử dụng năng
lượng hiệu quả cũng được thúc đẩy thông qua ưu đãi thuế (khấu trừ thuế cao hơn)
cho các dịch vụ nghề duy trì và hiện đại hóa các tòa nhà.
Cả hai gói kích thích kinh tế cũng tập trung vào việc thúc đẩy nền kinh tếcácbon thấp với việc miễn thuế mở rộng cho xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn Euro 5 hoặc
Euro 6. Hơn nữa, 0,5 tỷ Euro đã được phân bổ cho các phát triển các loại phương
tiện dùng điện.
Chiến lược phát triển các kỹ năng để đáp ứng với xanh hóa
Nhu cầu kỹ năng trong các lĩnh vực môi trường chủ yếu được đáp ứng bằng
cách tổ chức các khóa học đào tạo chính quy trong hệ thống đào tạo kép và đào tạo
24
đại học của Đức. Điều này sau một truyền thống lâu đời của ngành công nghiệp
Đức khi tổ chức đào tạo kép thay vì đào tạo liên tục tại các doanh nghiệp. Việc xanh
hóa nghề hiện có ở Đức đã ảnh hưởng đến phạm vi rất rộng các ngành nghề. Rõ
ràng, tuy nhiên, mức độ mà các vấn đề môi trường được tích hợp khác nhau theo bề
ngang dựa trên các loại công việc khác nhau.
Mặc dù động cơ chính để thúc đẩy, khuyến khích quản lý và bảo vệ môi
trường là việc tích hợp đào tạo các vấn đề môi trường vào giáo dục chính quy, một
số các chương trình triển khai chính sách hỗ trợ học nghề lĩnh vực môi trường, các
dự án thứ nghiệm đào tạo dạy nghề môi trường, nghiên cứu trong lĩnh vực môi
trường. Tuy nhiên, lại xảy ra hiện tượng cô lập và không được tích hợp vào chiến
lược tổng thể cho việc phát triển kỹ năng đáp ứng xanh hóa.
Kỹ năng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Thay đổi cấu trúc xanh và nhu cầu đào tạo lại
Tái cấu trúc xanh và tác động của nó trên thị trường lao động
Chìa khóa để cải thiện năng lượng hiệu quả xuyên suốt nền kinh tế, kết hợp
với việc tăng trưởng trong các mục tiêu tập trung năng lượng tái tạo và hạn chế phát
thải khí nhà kính đang ảnh hưởng lớn đến hành vi của cả nhà sản xuất và người tiêu
dùng. Các nhà cung cấp các sản phẩm công nghiệp và tiêu dùng đang mạnh mẽ theo
đuổi mục tiêu cắt giảm khí thải nhà kính bằng cách tối ưu hóa quá trình sản xuất và
các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả. Minh chứng cho xu hướng này là các
loại xe tiết kiệm nhiên liệu, các tòa nhà các-bon thấp, và năng lượng tái tạo được sử
dụng trong nhiều cách hơn so với tưởng tượng . Ngành nông nghiệp cũng bắt đầu
sử dụng các phương pháp sản xuất bền vững với môi trường hơn, giảm thiểu lượng
chất thải và mức tiêu thụ nước.
Tất cả các khu vực này tạo ra cơ hội kinh tế và ảnh hưởng đến yêu cầu mức
độ nghề nghiệp và các kết quả đào tạo. Các công ty công nghệ môi trường Đức nói
riêng cũng đã tận dụng các thị trường này, cả trong nước và nhanh chóng mở rộng
ra thị trường toàn cầu. Khó có thể tìm thấy bất kỳ tỷ lệ nghề nghiệp hoặc hồ sơ
nghề nghiệp hoàn toàn biến mất trong quá trình “xanh hóa” nền kinh tế. Đây là kết
quả chính của hệ thống đào tạo, nơi đào tạo người học và sinh viên với việc làm
linh hoạt trong thị trường lao động – với hệ thống đào tạo nghề kép tập trung vào
việc chuyển giao các kiến thức cơ bản chứ không phải là năng lực
25
Hồi đáp kỹ năng
Quá trình xanh hóa kỹ năng là một mục tiêu lớn cho hệ thống giáo dục và
đào tạo. Có ba kênh chính – đào tạo nghề ban đầu, đào tạo nghề thường xuyên và
đào tạo bậc đại học – được tổ chức một cách hệ thống và các doanh nghiệp cũng
tham gia vào từng mức độ đào tạo.
Việc đào tạo lại xuyên suốt nền kinh tế trong việc hồi đáp tới xanh hóa tái
cấu trúc cũng như giữ vị trí chủ đạo trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Mặt khác,
với quy mô hạn chế của nó, sáng kiến của các doanh nghiệp lại được coi là đường
ranh giới. Chương trình khuyến khích giáo dục đào tạo được triển khai, đào tạo
trình độ chuyên môn kỹ thuật được cung cấp và các khóa đào tạo mới và đạo tạo
nâng cao với các chủ đề liên quan đến môi trường cũng được phát triển. Ví dụ,
phạm vi của các khóa đào tạo nghề thường xuyên liên quan đến bảo vệ môi trường
hiện nay ra rất đang kể. Ngoài các loại mới về đào tạo, rất nhiều các khóa đào tạo đã
có đang trở nên thực chất hơn do sự kết hợp của các yếu tố môi trường đào tạo. Hơn
nữa, các doanh nghiệp có thể giúp người học bằng cách cho phép họ tham gia vào
phương thức đào tạo “giáo dục tích hợp”, tức là thực hiện đào tạo nghề ban đầu
cùng lúc với thực hiện khóa đào tạo đại học.
Các nghề thay thế và nổi bật, nhu cầu kỹ năng liên quan
Các nghề thay thế và nổi bật
Cuốn danh mục nghề quốc gia BERUFENET đã phân biệt 36 mô tả công
việc bao gồm "nghề nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và thiên nhiên" qua các
loại hình đào tạo. Phần lớn nội dung trong đó không mới do việc nó có sẵn hệ thống
đào tạo đã được tạo lập. Các danh mục chính có thể được phân loại mới hay nổi bật
là lĩnh vực nghề nghiệp bao gồm "các kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng tái tạo"
với sáu hồ sơ nghề nghiệp mới được tạo lập chỉ trong những năm gần đây với quy
mô lớn. Các ngành nghề khác có thể được phân loại là mới ngay cả khi nó chưa
được liệt kê trong danh mục nghề quốc gia. Nhiều nghề trong số đó được đào tạo ở
cấp độ đại học. Một loạt các đào tạo cấp độ đại học được cung cấp bởi các trường
đại học nói chung và các trường đại học khoa học ứng dụng nói riêng.
Các bộ kỹ năng cần thiết cho các ngành nghề khác nhau tùy theo loại công
nghệ tái tạo:
26
- Năng lượng mặt trời: Nghiên cứu và phát triển (R&D), sản xuất, tư vấn và
kinh doanh, lắp đặt;
- Địa nhiệt: Hệ thống thủy phân nhiệt, hệ thống địa nhiệt;
- Năng lượng gió: sản xuất tua bin gió, các dịch vụ kỹ thuật;
- Nhiên liệu sinh học: nhà máy biogas, sản xuất dầu diesel sinh học;
- Kết hợp nhiệt và điện năng: lắp đặt nhà máy kết hợp nhiệt và điện năng
Kỹ năng cho những ngành nghề này được cung cấp thông qua hệ thống giáo
dục chính quy, học nghề và chương trình đào tạo của công ty (xem nghiên cứu
trường hợp).
Do trong những năm gần đây trong các lĩnh vực toán học, kỹ thuật và khoa
học tự nhiên tỷ lệ tốt nghiệp thấp đã tạo ra sự thiếu hụt khoảng 165.000 kỹ sư và kỹ
thuật viên có trình độ cao trong năm 2006. Theo các doanh nghiệp, tình trạng thiếu
kỹ năng đã làm hạn chế sự tăng trưởng trong lĩnh vực môi trường. Tuy nhiên, suy
thoái kinh tế đã làm giảm tỷ lệ thiếu lao động và người ta cho rằng hiện nay ngành
công nghiệp môi trường có thể được lấp đầy chỗ trống công việc một cách dễ dàng
hơn. Vấn đề lớn nhất đối với các lĩnh vực môi trường vẫn là sự thiếu hụt lượng kỹ
sư, những năm gần đây tỷ lệ tốt nghiệp cũng thấp và trong viễn cảnh ngắn hạn cũng
cho thấy khó có sự thay đổi.
Xanh hóa nghề hiện có
Ở cấp độ đào tạo nghề kép, bảo vệ môi trường đã được tích hợp trong tất cả
các quy định đào tạo nghề ban đầu, và qua đó việc xanh hóa toàn bộ đào tạo nghề
kép có thể quan sát thấy được. Đối với các ngành nghề ngoài lĩnh vực môi trường,
đào tạo môi trường tập trung vào kiến thức cơ bản trong việc tái chế rác thải và bảo
tồn năng lượng. Các doanh nghiệp vẫn cung cấp kiến thức về môi trường cho người
học nghề theo nhu cầu của họ một cách miễn phí. Trong một vài năm qua, quá trình
xanh hóa đã đạt đến một mức độ lớn hơn, được xác định qua việc sửa đổi các
chương trình đào tạo nghề. Các ví dụ bao gồm:
- Kỹ thuật môi trường (sửa đổi năm 2002);
- Nhà máy cơ khí cho vệ sinh, sưởi ấm và điều hòa không khí (sửa đổi năm
2003);
- Kỹ thuật viên điện tử về năng lượng và kỹ sư dịch vụ xây (sửa đổi năm
2003);
27
- Thợ xây lò sưởi và hệ thống sưởi ấm không khí (sửa đổi năm 2006).
Xanh hóa các ngành nghề hiện có trong một khuôn khổ đào tạo thường
xuyên bao gồm các kỹ năng bổ sung có thể điều chỉnh được. Chúng bao gồm đào
tạo cơ bản trong đó phổ biến các khía cạnh bảo vệ môi trường như xử lý và tái chế
chất thải, bảo tồn năng lượng và pháp luật về môi trường cũng như đào tạo chuyên
môn cho công việc chuyên sâu như chuyên gia môi trường, tư vấn viên năng lượng
hoặc kỹ sư môi trường. Nhu cầu đào tạo chuyên sâu ảnh hưởng phần lớn bởi các
quy định luật mới hoặc các công nghệ mới và nhu cầu tương ứng để thích ứng kỹ
năng.
Khi nhu cầu đào tạo nghề chuyên ngành môi trường thấp và người học nghề
có nguy cơ bị đào tạo bó hẹp, điều đó có nghĩa việc tích hợp xanh hóa và duy trì
trình độ đào tạo cơ bản trong định dạng hiện có là hiệu quả nhất. Vì vậy, lĩnh vực
bảo vệ môi trường có khả năng được bao gồm như một khía cạnh liên ngành chủ
yếu trong tương lai, trong chuyên môn hóa phụ thuộc vào trình độ khác. Xanh hóa
chuyên sâu các ngành nghề có thể xảy ra trong các lĩnh vực sau đây:
- Các ngành nghề nông nghiệp liên quan đến nông nghiệp hữu cơ;
- Các ngành nghề liên quan giao thông hỗ trợ phương tiện di chuyển thân
thiện với môi trường;
- Các ngành nghề liên quan năng lượng tập trung vào năng lượng tái tạo và
tiết kiệm năng lượng;
- Các ngành nghề sản xuất từ vật liệu tái chế;
- Các ngành nghề hóa học sử dụng các chất phân hủy sinh học;
- Các ngành nghề liên quan xe cơ giới liên quan đến công nghệ động cơ đẩy
thay thế.
Hồi đáp kỹ năng
Xuyên suốt nền kinh tế, trong những năm gần đây tất cả các ngành nghề đều
đã được tích hợp với bảo vệ môi trường đến một mức độ nhất định. Lĩnh vực bảo vệ
môi trường luôn luôn được tích hợp với các chuyên môn kỹ thuật được thêm vào
trong đào tạo hiện có. Tại Đức, trình độ chuyên môn kỹ thuật để thực hiện một nghề
nghiệp được tạo ra bởi ba kênh chính:
- Hoàn thành một khóa đào tạo nghề ban đầu;
- Đào tạo nghề thường xuyên
28
- Hoàn thành chương trình đại học.
Do đào tạo nghề thường xuyên trình có thể đạt được trình độ chuyên môn
hóa hoặc một trình độ chuyên gia. Các kỹ năng cũng có thể được mở rộng thông
qua quá trình đào tạo phi chính thức tại nơi làm việc. Người học được đào tạo kiến
thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và khoa học như một điều kiện tiêu chuẩn. Quá
trình xanh của nền kinh tế và hệ thống giáo dục trong định hướng chung cho nhu
cầu cao hơn về lao động có tay nghề có mức độ tăng lên do sự gia tăng các yêu cầu
kỹ thuật.
Việc khuyến khích giáo dục và đào tạo, hỗ trợ xanh hóa nền kinh tế được ưu
tiên. Ngoài các phương thức mới về đào tạo, nhiều khóa đào tạo hiện có đang trở
nên xanh hơn do sự tích hợp các khía cạnh bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn
phạm vi cần được cải thiện. Nếu các dự báo tương lai cho tốc độ tăng trưởng của
công nghệ môi trường được chứng minh là chính xác, thì cần phải có sự duy trì việc
đào tạo nguồn lao động có tay nghề. Chính sách giáo dục của Đức được cho là đã
"bỏ lỡ cơ hội" để gia tăng đầy đủ năng lực vì việc đã đánh giá thấp sự tăng trưởng
cao của khu vực. Như trong trường hợp trước đó của quá trình chuyển đổi nhanh
chóng, hệ thống giáo dục và đào tạo đã phản ứng chậm với sự thiếu hụt kỹ năng, và
sẽ cần phải được giải quyết trong tương lai.
Theo Luật Dạy nghề, một kỹ năng cụ thể cần được xác định trong nền kinh
tế được hiện đại hóa hoặc việc tạo lập ra một quy chế mới để thực hiện. Trong năm
2006, Bộ Môi trường Liên bang bắt đầu một sáng kiến giáo dục mang tên "Môi
trường tạo ra quan điểm", trong mối liên kết với các doanh nghiệp đến từ khu vực
công nghệ môi trường/ năng lượng tái tạo. Kết quả là, 6.000 người học nghề được
đào tạo bổ sung vào năm 2009. Sáng kiến này nhằm mục đích xác định các ngành
nghề, kỹ năng và năng lực cần thiết của người học nghề cho lĩnh vực môi trường.
Dự báo và giám sát các nhu cầu kỹ năng
Chức năng dự đoán nhu cầu kỹ năng nghề là trách nhiệm của các đơn vị
cung cấp đào tạo kỹ thuật được liệt kê ở trên trong ba khu vực:
- Đào tạo nghề ban đầu: việc tạo ra một quy định đào tạo ban đầu mới hoặc
hiện đại hóa quy định ban đầu sẵn có và các chương trình đào tạo tương ứng được
thực hiện thông qua một quá trình đa cấp độ bao gồm người lao động, công đoàn,
chính phủ liên bang và các nhà sử dụng lao động. Theo luật, một kỹ năng cụ thể cần
29
phải được xác định trong nền kinh tế được hiện đại hóa hoặc thành lập một quy chế
đào tạo mới để thực hiện. Trong trường hợp các chủ đề môi trường mà có thể được
phát triển bởi các Bộ liên bang về bảo vệ môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An
toàn hạt nhân, các mô-đun đào tạo môi trường đặc biệt được xác định bởi sự đồng
thuận giữa người sử dụng lao động và hiệp hội người lao động và Bộ Liên bang về
Giáo dục và Nghiên cứu. Điều này sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển của quy chế đào
tạo của Cục liên bang về Dạy nghề và Hội nghị Thường vụ Bộ trưởng Giáo dục và
Văn hoá.
- Đào tạo nghề thường xuyên: quá trìnhxanh hóa chuyên môn hiện có thường
xảy ra trong hệ thống đào tạo nghề thường xuyên. Người ta ước tính rằng 28.000
đến 35.000 nhà cung cấp tiếp tục đào tạo nghề trong năm 2002. Không có luật nào
thực hiện việc điều hòa thị trường này và đánh giá về chất lượng hiếm khi được
thực hiện. Việc thành lập các khóa học đào tạo thường xuyên mới hay hiện đại hóa
các khóa đào tạo đã có chủ yếu được xác định và tổ chức bởi nhu cầu của doanh
nghiệp. Đối với các nhà cung cấp tư nhân, các chương trình đào tạo là các sản phẩm
"phải được bán ra" và do đó việc cung cấp bị ảnh hưởng bởi nhu cầu đối với các sản
phẩm. Việc thay đổi công nghệ và quy định pháp luật mới là động lực chính cho
việc đào tạo nghề thường xuyên. Hơn nữa, đào tạo thường xuyên thường được cung
cấp bởi các nhà sản xuất thiết bị. Ví dụ, hãng Siemens đã xây dựng trung tâm đào
tạo các tua bin gió của mình ngoài việc đào tạo nhân viên cho hãng mà còn cung
cấp các khóa đào tạo sản xuất và an toàn cho chính những người lao động của khách
hàng, là những người làm việc trong các tua-bin gió hoặc trong các trang trại tuabin gió.
- Đào tạo cấp độ Đại học: nhu cầu cho các khóa đào tạo cấp độ đại học mới
hoặc để đáp ứng với nhu cầu hiện hữu trong nền kinh tế hay việc hợp tác giữa các
trường đại học và các doanh nghiệp có nhu cầu cho học viên được đào tạo đặc biệt.
Các trường đại học có quyền quyết định thành lập các khóa đào tạo bởi vì họ nhận
thức được nhu cầu tiềm năng, nhưng chưa có phân tích về điều này. Nội dung của
các khóa học đại học được quyết định bởi các trường đại học. Chất lượng được
đánh giá thường xuyên bằng cách xếp hạng các khóa đào tạo và các trường đại học.
Kết luận
30
Một phát hiện quan trọng là thay vì tạo mới các ngành nghề xanh cụ thể,
nhiều ngành nghề và chương trình đào tạo đã được điều chỉnh và tinh lọc nhằm xác
định rõ những nhu cầu kỹ năng về việc tăng cường các khía cạnh xanh của ngành
công nghiệp và kinh doanh chủ đạo cũng như các ngành công nghiệp sinh thái. Ở
khía cạnh đó, các hồi đáp kỹ năng được hướng theo một cách tiếp cận tích hợp.
Trọng tâm của cách tiếp cận tích hợp đảm bảo việc sử dụng linh hoạt các lao động
có kỹ năng và tạo ra các cơ hội việc làm tốt hơn so với một nghề chuyên môn hóa.
Để tăng cường việc cung cấp các kỹ năng xanh, cần phải được hướng đến
việc tích hợp sâu hơn đối với các nghề phi môi trường và cần có chuyên môn nghề
nghiệp cao hơn cho các lĩnh vực môi trường. Các đối tác xã hội đóng một vai trò
quan trọng trong sự hình thành của các khóa học đào tạo, cả trong đào tạo kép và
đào tạo đại học. Chúng hoạt động mạnh trong việc hình thành các nội dung của
chương trình đào tạo mới.
Sự hợp tác giữa Bộ Bảo vệ môi trường, Bảo tồn thiên nhiên và An toàn hạt
nhân (BMU), Bộ Liên bang Giáo dục và Nghiên cứu (BMBF) và Viện Liên Bang
Dạy nghề (BIBB) có thể được cải thiện. Các BMBF và BIBB chịu trách nhiệm chủ
yếu về hệ thống giáo dục và đào tạo. BMU chỉ có thể cung cấp tài liệu học tập và
giảng dạy, trong đó bao gồm rất nhiều kiến thức chuyên môn. Việc sử dụng các tài
liệu này phải được đảm bảo với sự hợp tác tốt hơn.
1.5.2. Kinh nghiệm từ Hàn Quốc
Bối cảnh chính sách
Những thách thức và ưu tiên chủ đạo cho một nền kinh tế xanh
Hàn Quốc đã trải qua một tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng chưa từng
có và đang là nền kinh tế lớn thứ 15 trên thế giới. Lượng phát thải khí CO2 của Hàn
Quốc đang có xu hướng tăng lên cho dù tốc độ tăng đã giảm bớt kể từ sau cuộc
khủng hoảng tài chính năm 1997, khi nền kinh tế Hàn Quốc phải trải qua quá trình
tái thiết nền kinh tế. Tuy nhiên, trong số các nước OECD, Hàn Quốc xếp thứ sáu về
khối lượng phát thải khí CO2và cũng xếp hạng cao về tỷ lệ tăng lượng phát thải khí
CO2hàng năm ở mức 2.4ppm / năm (1997-2006) so với mức tăng trung bình toàn
cầu 1.9ppm / năm.
Lượng phát thải khí CO2 của Hàn Quốc cao do cơ cấu kinh tế và xã hội của
đất nước phụ thuộc rất nhiều vào các lĩnh vực tiêu thụ nhiều năng lượng như sản
31
xuất và vận chuyển. Hàn Quốc là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ mười trên thế
giới, với 97% mức tiêu thụ năng lượng được lấy từ các nguồn năng lượng nhập
khẩu. Điều này cho thấy một tỷ lệ tiêu thụ năng lượng tương đối cao với hiệu quả
năng lượng thấp. Trong năm 2006, ngành công nghiệp tiêu thụ 56% tổng số năng
lượng. Giao thông vận tải có tốc độ tiêu thụ năng lượng gia tăng hàng năm cao nhất,
nhưng do sự gia tăng của giá dầu kể từ đầu năm 2000, tốc độ gia tăng này đã bị
chậm lại.
Trong khi các quy định môi trường quốc tế về khí nhà kính đã được tăng
cường kể từ sau Nghị định thư Kyoto năm 1997, thì những nỗ lực của Hàn Quốc
nhằm giảm lượng khí thải CO2 khá yếu kém. Mạng lưới hành động vì khí hậu Châu
Âu đã xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 48 trên 56 quốc gia trong việc giải quyết biến
đổi khí hậu toàn cầu trong năm 2007. Bộ Chỉ số Các-bon hóa thấp (2005) cũng chỉ
ra rằng Hàn Quốc cần khẩn trươngcó những hành động để giảm lượng phát thải
khíCO2 trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các chiến lược phản ứng môi trường và vai trò của phát triển kỹ năng
Chiến lược môi trường chung
Hàn Quốc đã tạo ra một khuôn khổ quy định và pháp lý, với nhiều giải pháp
chính sách khác nhau để đáp ứng việc gia tăng áp lực của cộng đồng quốc tế đối với
việc cắt giảm khí nhà kính. Kế hoạch tổng thể ứng phó Biến đổi khí hậu quốc gia
ngắn hạn (2009-12) và dài hạn (2013-30) với tầm nhìn hướng tới mục tiêu tăng
trưởng xanh các-bon thấp bao gồm dự báo và giám sát biến đổi khí hậu, và các
chương trình ứng phó, đánh giá tác động và mức độ tổn thương .
Trong năm 2009, Chính phủ đã công bố mục tiêu hạn chế khí nhà kính trung
hạn tới năm 2020 và đã bắt đầu quá trình xây dựng đồng thuận quốc gia thông qua
tham vấn các chuyên gia, các cuộc điều tra công khai, và điều trần công khai với
các bên liên quan khác nhau. Ba kịch bản giảm nhẹ đến năm 2020 được đề xuất
trong đó có nội dung giảm lượng khí thải tương ứng 21%, 27% và 30% .
Về chính sách năng lượng, Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia đầu tiên
2008-30, đặt mục tiêu để tăng tỷ lệ điện năng được tạo ra bởi các nhà máy điện hạt
nhân từ 24% trong năm 2008 lên 40% vào năm 2030. Ngoài ra, Chính phủ dự kiến
tỷ lệ phần trăm điện được tạo ra bởi năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 2,49% trong năm
2008 lên 11% vào năm 2030.
32
Chính phủ có cung cấp một khoản kinh phí bù đắp cho sự chênh lệch giữa
giá điện nói chung và điện năng sản xuất từ các nguồn năng lượng tái tạo – với mức
giá sản xuất thường tốn kém hơn. Chính phủ đã trợ cấp khoảng 60% chi phí lắp đặt
hệ thống năng lượng mặt trời cho gia đình. Từ năm 2004 đến 2008, có tổng cộng
24.000 hộ gia đình nhận được trợ cấp này. Mục đích ban đầu là hỗ trợ 100.000 hộ
vào năm 2012, nhưng trong năm 2009 chương trình này kết hợp với các chương
trình Nhà Xanh, trong đó có một mục tiêu trang bị hệ thống năng lượng tái tạo cho
một triệu hộ gia đình đến năm 2020.
Thông qua các biện pháp chính sách liên quan đến năng lượng bao gồm
Quản lý năng lượng qua hệ thống các mục tiêu, Nguồn năng lượng sạch mở rộng và
việc thực hiện Lộ trình điện lưới thông minh quốc gia, Chính phủ dự kiến đến năm
2020 sẽ cắt giảm tổng số 932.900.000 tấn khí nhà kính. Hơn nữa, các biện pháp
chính sách năng lượng dự kiến tới năm 2020 sẽ tạo ra 149.889 việc làm mới trong
các lĩnh vực liên quan đến năng lượng.
Hồi đáp xanh cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay
Năm 2009 Ủy ban về tăng trưởng xanh được lập ra và đã được điều phối
chính sách và chiến lược giữa các bộ ngành khác nhau và văn phòng chính phủ bao
gồm cả Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia đầu tiên (2008); Chiến lược tăng
trưởng xanh các-bon thấp (2008); Kế hoạch ứng phó biến đổi khí hậu (tháng 9 năm
2008); Kế hoạch nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh (2009); Chiến lược và
tầm nhìn phát triển công nghiệp chế tạo tăng trưởng mới (2009).
Trong tháng 7 năm 2009, kế hoạch 5 năm Tăng trưởng xanh được công bố,
trong đó nhấn mạnh đến kế hoạch hành động trung hạn thực hiện chiến lược tăng
trưởng xanh. Kế hoạch dự định để chuyển đổi chiến lược thành cụ thể hơn và các
sáng kiến chính sách hoạt động hướng tới việc đạt được "tăng trưởng xanh" trong
giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Tổng kinh phí là 83,6 tỷ USD, chiếm khoảng
2% tổng GDP. Ngoài ra, Luật cơ bản cho tăng trưởng xanh hiện đang được Quốc
hội xem xét.
Tầm nhìn Tăng trưởng xanh Hàn Quốc là hướng đến việc Hàn Quốc sẽ trở
thành quốc gia xếp thứ năm vào năm 2050 về chỉ số cạnh tranh xanh, trong đó bao
gồm các chỉ số cac-bon hóa thấp và chỉ số xanh công nghiệp hóa. Để đáp ứng tầm
nhìn, chiến lược đề xuất cho việc thực hiện bao gồm các biện pháp chính sách để
33
thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, độc lập an ninh năng lượng, phát triển các
ngành công nghiệp công nghệ xanh mới, và cải thiện giao thông xanh và chất lượng
cuộc sống.
Dự án The Green New Deal là một sáng kiến nhằm kết hợp các sáng kiến
tăng trưởng xanh với các chiến lược để đối phó với tình trạng thất nghiệp do khủng
hoảng tài chính gần đây. Ba lĩnh vực cốt lõi là: (i) đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội xanh
(như mạng lưới giao thông xanh, trường học, thư viện, công viên, vv); (ii) công
nghệ công nghiệp các-bon thấp / hiệu suất cao; và (iii) các sáng kiến hỗ trợ lối sống
thân thiện với môi trường.
Chiến lược phát triển các kỹ năng để đáp ứng với xanh hóa
Các sáng kiến khuyến khích nền kinh tế xanh nhận được rất nhiều hỗ trợ từ
chính phủ. Điều này mang lại lợi thế của việc tạo ra các nỗ lực phối hợp tập trung
và thực hiện hiệu quả trong khoảng thời gian ngắn. Chính phủ cũng tập trung đầu tư
vào việc giáo dục sinh viên đại học, trong đó có sinh viên tốt nghiệp, xác định họ
như nhóm mục tiêu chính để phát triển kỹ năng và chính sách giáo dục theo sáng
kiến tăng trưởng xanh. Đào tạo nghề đã không tập trung vào việc làm xanh - trong
thực tế chỉ có 10% người lao động nhận hỗ trợ đào tạo nghề thất nghiệp (khoảng
12.000) đã được đào tạo trong ngành công nghiệp xanh.
Sự phát triển của công nghệ xanh ước tính tạo ra 481.000 việc làm vào năm
2012 và 1,18 triệu việc làm vào năm 2020. Năm 2002, Trung tâm Giáo dục Môi
trường Hàn Quốc (KEEC) được thành lập. KEEC liên kết với Liên đoàn các phong
trào môi trường Hàn Quốc, là phong trào môi trường phi chính phủ lâu đời nhất và
lớn nhất ở Hàn Quốc. KEEC tập trung vào thanh niên và thúc đẩy năng lực xanh
cũng như nâng cao nhận thức về môi trường, thái độ đối với môi trường, và các kiến
thức và kỹ năng xanh. Ngoài ra, KEEC đã cung cấp cho các giảng viên và các
chương trình đào tạo liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường cho cộng đồng (ví dụ,
các lớp đào tạo giảng viên về môi trường và hướng dẫn sinh thái), để hỗ trợ mục
tiêu "giáo dục môi trường cho tất cả mọi người" của KEEC.
Kỹ năng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Thay đổi cấu trúc xanh và nhu cầu đào tạo lại
Hàn Quốc chưa có một hệ thống toàn diện để xác định nhu cầu kỹ năng. Cho
đến nay, các phương tiện chính để xác định nhu cầu các kỹ năng nổi bật là thông
34
qua các cơ quan khác nhau của Hội đồng khu vực Phát triển nguồn nhân lực
(SCHRD). Bắt đầu với ba SCHRDs vào năm 2003, hiện nay đã có 23 SCHRDs bao
gồm cả năng lượng tái tạo mới được thành lập và tài chính xanh SCHRDs. Tất cả
các SCHRDs xanh sẽ tiển khai cuộc khảo sát kỹ năng cho các doanh nghiệp thành
viên của họ để đánh giá thay đổi kỹ năng, nhu cầu kỹ năng và những khoảng cách
nguồn lực trong các ngành công nghiệp tương ứng.
Tái cơ cấu giáo dục bậc cao đang diễn ra để đáp ứng các nhu cầu xanh hóa
nghề nghiệp, đặc biệt cho các kỹ thuật viên trung cấp. Trường Cao đẳng Bách khoa
Hàn Quốc đã tiến hành đánh giá nhu cầu giáo dục và tái cơ cấu chương trình giảng
dạy của mình để phục vụ và đáp ứng cho nhu cầu kỹ năng của các sáng kiến tăng
trưởng xanh gần đây.
Cho đến gần đây, việc cung cấp tổng thể các kỹ năng trong các lĩnh vực môi
trường đã vượt quá nhu cầu. Đặc biệt, tình trạng thừa cung của những người có
bằng cấp cao đã trở thành một vấn đề đang lo ngại bởi vì nhiều công việc liên quan
đến môi trường đều có tay nghề thấp, trong môi trường làm việc kém. Các lĩnh vực
môi trường đang bắt đầu tái cấu trúc, và do đó các kỹ năng cấp cao hơn và chiến
lược phát triển kỹ năng sẽ nảy sinh nhu cầu.
Hồi đáp kỹ năng
Các tổ chức và trung tâm dạy nghề vẫn cung cấp các khóa đào tạo truyền
thống và vài trung tâm dạy nghề hiện đang đào tạo lại người lao động bị ảnh hưởng
bởi tăng trưởng xanh. Mặc dù nhiều chương trình bao gồm cả "xanh" trong tên khóa
đào tạo nhưng nội dung thì lại không có liên quan đến kỹ năng xanh. Trong khi
chiến lược vàcác biện pháp chính sách đa dạng đã được ban hành ở cấp quốc gia, nó
sẽ mất một thời gian dài để thực hiện các chính sách tại các trung tâm đào tạo địa
phương và cấp cơ sở.
Trong năm 2009, Bộ Lao động khởi xướng một chương trình mới được gọi
là Trung tâm đổi mới giáo dục và đào tạo nghề, cung cấp giáo dục và đào tạo nghề
dựa trên kỹ năng xác định bởi các SCHRD. Ví dụ, với sự hỗ trợ từ chương trình
này, các SCHRD ngành phương tiện giao thông sẽ cung cấp đào tạo kỹ năng phát
triển các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
Một số chiến lược hỗ trợ của chính phủ đã được đề xuất nhằm tăng cường kỹ
năng và năng lực xanh cho người lao động trong các khu vực đang xanh hóa. Chính
35
phủ sẽ hỗ trợ chi phí đào tạo và trợ cấp thu nhập cho các doanh nghiệp cung cấp cho
nhân viên của họ những cơ hội đào tạo để chuẩn bị cho nhu cầu kỹ năng xanh.
Các nghề thay thế và nổi bật, nhu cầu kỹ năng liên quan
Các nghề thay thế và nổi bật
Dịch vụ Thông tin tuyển dụng Hàn Quốc đã công bố danh sách 55 "thế hệ
nghề nghiệp mới”. Được xác định là có liên quan đến Dự án động lực tăng trưởng
tương lai cơ với ba hạng mục: các ngành công nghiệp công nghệ xanh (ví dụ, phát
triển viên quang điện và năng lượng gió, kiểm toán khí nhà kính, kỹ sư đèn LED,
các phát triển viên pin nhiên liệu cho vận chuyển xanh) ; các ngành công nghiệp hội
tụ tiên tiến (ví dụ, nghiên cứu viên/ phát triển viên công nghệ Nano; nghiên cứu
viên / phát triển viên Robot; nghiên cứu viên giao diện người dùng); và các ngành
công nghiệp dịch vụ có giá trị cao (ví dụ, chuyên gia tin-sinh học; phát triển viên
thực phẩm). Danh mục công nghiệp công nghệ xanh có liên quan đến tăng trưởng
xanh nhiều nhất. Ngành nghề khác mới dự kiến sẽ xuất hiện do quá trình xanh hóa
nền kinh tế bao gồm các nghiên cứu viên tế bào hydro, kỹ sư hệ thống địa nhiệt và
nhà môi giới các-bon.
Công nghệ xanh được rằng sẽ tạo ra cơ hội việc làm bền vững hơn cho công
nhân kỹ thuật và chuyên nghiệp. Sự phát triển của công nghệ xanh được ước tính sẽ
tạo ra 1,18 triệu việc làm vào năm 2020.
Xanh hóa nghề hiện có
Giao thông vận tải và xây dựng là hai lĩnh vực chính đòi hỏi cấp thiết quá
trình xanh hóa bởi vì đây là hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các biện
pháp chính sách và quy định mội trường và năng lượng mới. Ví dụ, trong ngành
công nghiệp xây dựng, kiến trúc sư sẽ được đòi hỏi nhiều kiến thức hơn trong thiết
kế và xây dựng sinh thái thân thiện, kỹ sư nhiệt cần được đào tạo về tiết kiệm năng
lượng và hệ thống sưởi ấm thiết kế hiệu quả, và kế toán sẽ đòi hỏi một sự hiểu biết
tốt hơn về các chi phí và lợi ích của các cơ sở môi trường , thiết bị và quy trình.
Trong khi việc làm xanh trong sản xuất và dịch vụ sẽ tăng tương ứng 4,5%và
12,1%, việc làm xanh trong nông nghiệp, khai thác thủy hải sản và khai thác mỏ sẽ
giảm 3,4%. Sự cắt giảm việc làm trong các lĩnh vực này sẽ là do việc giảm tổng thể
trong việc làm có tay nghề thấp. Do đó, chiến lược giáo dục và đào tạo cho nông
nghiệp, khai thác thủy hải sản và khai thác mỏ cần được giải quyết nâng cấp trình
36
độ kỹ năng của người lao động hiện nay trong các lĩnh vực này. Người nông dân
cũng cần được đào tạo trong việc ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu đối
với cây trồng cũng như phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng
đối với các sản phẩm bền vững và hữu cơ.
Hồi đáp kỹ năng
Các trung tâm cải cách đào tạo nghề đã được thành lập để đáp ứng với nhu
cầu kỹ năng xanh mới và cộng tác với các SCHRD về Năng lượng mới và năng
lượng tái tạo (NRE SCHRD), SHCRD về Tài chính xanh. NRE SCHRD sẽ cung
cấp các chương trình đào tạo nghề về kỹ năng liên quan đến năng lượng mới và
năng lượng tái tạo cho người lao động hiện tại. Chương trình bao gồm các khóa đào
tạo ngắn hạn (1-2 ngày) với các mảng thiết kế năng lượng mặt trời, thực hành máy
bơm địa nhiệt và năng lượng mặt trời cũng như năng lượng tái tạo. SCHRD tài
chính xanh cung cấp các lời khuyên về đầu tư tài chính xanh như các xu hướng
công nghiệp xanh, phân tích rủi ro, đầu tư trách nhiệm xã hội và tài chính xanh.
Có hai ví dụ về các chương trình giáo dục dành cho sinh viên tốt nghiệp đại
học với chứng chỉ nghiên cứu môi trường. " Chương trình giáo dục thiết kế và vận
hành thiết bị chuyển hóa chất thải thành năng lượng " dành cho sinh viên tốt nghiệp
đại học chưa có việc làm, cung cấp cho họ những kiến thức và kỹ năng mới để cải
thiện việc làm của họ. "Chương trình giáo dục chuyên gia quản lý khí thải nhà kính"
là một chương trình giáo dục do chính phủ tài trợ để phát triển các chuyên gia trong
tư vấn và quản lý khí nhà kính.
Các nhu cầu kỹ năng cho ngành nghề xanh mới và nổi bật cũng chưa được
định lượng. Dựa trên báo cáo của Bộ Lao động “Chiến lược để mở rộng việc làm
xanh", các bước tiếp theo của điều tra nhu cầu kỹ năng đào tạo nghề sẽ có sự phân
loại mới, bao gồm các ngành công nghiệp xanh mới nổi.
Dự báo và giám sát nhu cầu kỹ năng
Bộ Lao động và Bộ Giáo dục cùng báo cáo về nhu cầu nhân lực và dự báo
nguồn cung tại cấp quốc gia trong thời gian mỗi hai năm. Dự báo nguồn nhân lực
quốc gia này tập trung vào số lượng dự kiến của công việc trong một lĩnh vực,
nhưng cung cấp thông tin về các loại kỹ năng và kiến thức cần thiết khá hạn chế.
Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo Hàn Quốc đã triển khai một dự án sẽ thiết kế
37
và thực hiện một cuộc điều tra quốc gia mới, đặc biệt tập trung vào các nhu cầu kỹ
năng.
Từ khi khảo sát nhu cầu đào tạo nghề quốc gia được dựa trên việc phân loại
các ngành công nghiệp, cung cấp một cái nhìn tổng quan về các nhu cầu kỹ năng
xuyên suốt tất cả các ngành công nghiệp, nhưng không phản ánh cụ thể những thay
đổi gần đây trong kỹ năng xanh, việc làm xanh và các nền công nghiệp xanh. Các
SCHRDs đang có kế hoạch nhằm xác định và theo dõi những thay đổi kỹ năng và
nhu cầu đào tạo nghề trong các ngành công nghiệp được lựa chọn.
Kết luận
Các chuyên gia dự đoán rằng số lượng việc làm xanh sẽ tăng nhanh hơn so
với việc làm không xanh tại Hàn Quốc, mặc dù đây là một ước lượng gần đúng dựa
trên dữ liệu hiện có. Một số ngành công nghiệp như ngành công nghiệp ô tô đã cố
gắng đánh giá các kỹ năng cần thiết phù hợp với nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, tại
Hàn Quốc, chưa có một hệ thống toàn diện để xác định cụ thể nhu cầu kỹ năng
xanh. Trong khi hội đồng ngành (SCHRDs) đã không chuẩn bị tốt hoặc chưa kinh
nghiệm trong việc thực hiện các khảo sát kỹ năng, họ sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong việc xác định các nhu cầu kỹ năng xanh hiện tại và tương lai - đặc biệt
là các SCHRDs về Tài chính Xanh, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.
Kể từ khi đạt được tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trong vòng bốn thập kỷ
qua, chủ yếu là sản xuất và ngành công nghiệp hóa chất nặng, lượng khí thải CO2
của Hàn Quốc đã tăng mạnh. Hàn Quốc đã từng không quan tâm xem xét đến vấn
đề môi trường khi cố gắng đạt được sự phát triển kinh tế nhanh chóng và bất chấp
các nỗ lực quốc tế đối với sự phát triển bền vững với môi trường cho tới những năm
gần đây. Tuy nhiên, trong năm 2008, Chính phủ Hàn Quốc đã thông qua một kế
hoạch quốc gia đầy tham vọng cho tăng trưởng xanh mà mục tiêu tăng trưởng kinh
tế hài hòa với môi trường bền vững. Kế hoạch tăng trưởng xanh quốc gia 5 năm và
Ủy ban về tăng trưởng xanh đã chứng minh những nỗ lực của sự thay đổi chính
sách hiện tại hướng tới tăng trưởng xanh.
1.5.3. Kinh nghiệm từ Trung Quốc
Bối cảnh chính sách
Những thách thức và ưu tiên chủ đạo cho một nền kinh tế xanh
38
Trung Quốc hiện đang là nước đứng thứ hai trên thế giới và chỉ đứng sau Mỹ
về lượng phát thải khí nhà kính, với lượng khí thải tạo ra chủ yếu qua việc đốt nhiên
liệu hóa thạch. Trung Quốc được dự đoán sẽ rất nhanh vượt Mỹ trong tương lai gần
và trở thành nước phát thải lớn nhất trên thế giới. Thế giới đang chứng kiến sự gia
tăng sản lượng thép trong những năm gần đây của Trung Quốc, nhưng lại đứng sau
các nhà sản xuất lớn khác về hiệu quả năng lượng, lượng khí thải các-bon và chất
thải.
Sự thay đổi hướng tới một nền kinh tế xanh hơn ở Trung Quốc sẽ đòi hỏi
người lao động để phát triển kỹ năng xanh mới, đòi hỏi một sự điều chỉnh chiến
lược phát triển các kỹ năng và các chương trình đào tạo. Một phần quan trọng trong
những thách thức cần phải được thực hiện trong các lĩnh vực đào tạo nghề đặt ra là
phải cung cấp đào tạo cho tổng 80% tất cả ngành nghề. Đào tạo trình độ đại học
cũng chỉ cung cấp một phần của giải pháp, phần lớn việc làm trong doanh nghiệp và
công nghiệp xanh dự kiến sẽ được thực hiện bởi quá trình đào tạo người lao động
phi đại học. Do đó đào tạo nghề là rất quan trọng trong việc tạo ra một lực lượng lao
động có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngay lập tức và đáp ứng con đường đạt
được những chứng chỉ cao hơn trong việc làm xanh.
Nghề nghiệp xanh là một khái niệm rất mới ở Trung Quốc và do đó có rất ít trình độ
chuyên môn đã được thông qua. Trung Quốc cần phải đảm bảo rằng việc làm xanh
cung cấp tài chính và cơ hội đầy đủ cho người lao động, trong một số vai trò trên
danh nghĩa môi trường như tái chế thiết bị điện tử được đặc trưng bởi điều kiện làm
việc kém và tiếp xúc với các chất độc hại. Điều đó tạo ra nhu cầu cần phải nghiên
cứu sâu rộng hơn và thu thập dữ liệu để dự đoán các nhu cầu kỹ năng tương lai của
thị trường lao động và các cơ chế để lường trước được cần phải được tăng
cườngnhững kỹ năng hiện tại.
Các chiến lược phản ứng môi trường và vai trò của phát triển kỹ năng
Chiến lược môi trường chung
Hiện có hơn 300 văn bản pháp luật về môi trường ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp Trung Quốc, chủ yếu thuộc các mục tiêu bao trùm việc thúc đẩy phát triển
bền vững, nhưng có tác động tích cực về biến đổi khí hậu, bao gồm bảo vệ môi
trường và bảo tồn năng lượng. Sự theo đuổi phát triển bền vững chủ yếu gắn với
39
việc bảo vệ môi trường. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã công bố năm 2020
Trung Quốc sẽ cắt giảm cường độ phát thải CO2 40-45 % so với mức năm 2005.
Trong năm 2007, Trung Quốc đã thành lập Nhóm quốc gia dẫn đầu để đối
phó với biến đổi khí hậu với mục đích:
- Cắt giảm lượng tiêu thụ năng lượng năm 2020 với 20% so với năm 2005;
- Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo với lượng 10% tổng mức tiêu thụ
năng lượng năm 2010;
- Tăng độ che phủ của rừng lên 20% năm 2010.
Hiệu quả sử dụng năng lượng của Trung Quốc ngày càng tăng, với mức tiêu
thụ năng lượng giảm gần 50 phần trăm từ năm 1990 đến 2005. Mục tiêu hiện nay là
Trung Quốc sẽ sử dụng năng lượng từ than đá với việc hầu như không phát thải
lượng phát thải khí nhà kính trong thập kỷ tới.
Phản ứng xanh cho cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay
Cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự sụt giảm mạnh mẽ trong sản xuất công
nghiệp ở Trung Quốc. Các gói kích thích kinh tế do Chính phủ Trung Quốc bao
gồm đầu tư nhằm vào các biện pháp hướng tới một nền kinh tế xanh. Trong tháng
11 năm 2008, 51 tỷ USD đã được chỉ định để bảo tồn sinh học và bảo vệ môi
trường như là một phần của một gói mở rộng đầu tư (585 tỷ USD); Bộ Bảo vệ Môi
trường đã báo cáo rằng tài chính đã được chi cho việc kiểm soát năng lượng tái tạo
và các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Trong thời gian phục hồi kinh tế, Chính phủ
tập trung vào năng lượng hiệu quả, mở rộng hệ thống đường sắt chuyên chở hàng
hóa, xây dựng hệ thống truyền tải lưới điện thông minh, năng lượng gió, năng lượng
mặt trời và nhiên liệu sinh học. Các trọng tâm chính là nâng cấp cơ sở hạ tầng công
cộng, công trình công cộng và trang bị thêm phương giao thông công cộng để có
thể vận chuyển nhanh chóng.
Chiến lược phát triển các kỹ năng để đáp ứng với xanh hóa
Giáo dục và đào tạo nghề Trung Quốc (VET) bao gồm ở ba cấp độ: sơ cấp
nghề, trung cấp nghề và cấp đại học. Hệ thống dạy nghề cung cấp hầu hết các lao
động có tay nghề theo yêu cầu của các khu vực việc làm xanh.
Có khoảng 50% học sinh trường trung học phổ thông theo học các trường kỹ
thuật và dạy nghề, nhằm mục đích trang bị cho học sinh sau khi tốt nghiệp những
kỹ năng làm việc thực tế, trong khi phần còn lại thì tham gia vào các trường trung
40
học phổ thông để đạt được những kỹ năng cho công việc phổ thông và đào tạo cao
hơn. Các trường trung cấp dạy nghề ngoài những khóa đào tạo toàn thời gian từ hai
đến bốn năm còn cung cấp các khóa đào tạo ngắn hạn, cung cấp các dịch vụ đào tạo
và đào tạo tiền công vụ.
Đào tạo dạy nghề được quản lý bởi Bộ Giáo dục thông qua các trường kỹ
thuật, trường dạy nghề và các trường cao đẳng kỹ thuật đào tạo tiền công vụ, trong
khi Bộ Nhân lực và An sinh xã hội giám sát các trường công nhân kỹ thuật đào tạo
ở cấp trung cấp nghề. Trong khi các trường kỹ thuật là các trường thương mại kỹ
thuật liên quan đến Vụ kỹ thuật, các trường trung cấp nghề thì được quản lý bởi Vụ
giáo dục địa phương đào tạo ra các sinh viên tốt nghiệp gắn với việc làm trong thị
trường lao động đang nổi lên. Trong khi việc ký kết giữa những sinh viên tốt nghiệp
từ các trường kỹ thuật và các trường công nhân kỹ thuật với các doanh nghiệp nhà
nước bị bãi bỏ, thì các sinh viên học tại các trường thuộc các doanh nghiệp nhà
nước và chình quyền địa phương đã cam kết làm việc theo các điều khoản ký kết
giữa nhà trường và doanh nghiệp hay chính phủ. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp
ngày càng có cơ hội tìm kiếm việc làm một cách độc lập..
Đào tạo nghề sở hữu một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình
chuyển đổi của Trung Quốc đến nền kinh tế các-bon trung bình, đặc biệt 80% tất cả
các ngành nghề được cung cấp qua đào tạo nghề và dựa trên năng lực, cũng như
được cung cấp và kiểm định với các tiêu chuẩn quốc gia. Nó cũng cho thấy phần
lớn các thay đổi trong lối sống, sinh hoạt, làm việc hàng ngày đáp ứng trong quá
trình chuyển giao sang nền kinh tế các-bon thấp được thực hiện bởi những người
không qua đào tạo trình độ đại học. Quá trình đào tạo mới trong phát triển bền vững
cần phải bao gồm đầy đủ trình độ chuyên môn và thêm nhiều kỹ năng cần thiết để
đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như cung cấp các con đường nâng cao
trình độ và giáo dục cao hơn. Cần phải đưa vào những kỹ năng cần thiết vào trong
đào tạo nghề dài hạn và cả ngắn hạn trước khi làm việc hoặc là một phần của phát
triển chuyên nghiệp. Các chương trình đào tạo quốc gia cung cấp một khuôn khổ lý
tưởng để tích hợp các kỹ năng và kiến thức bền vững vào khung thực hành nghề cụ
thể cho tất cả các lĩnh vực và ngành nghề. Thuật ngữ “nghề xanh" là một khái niệm
mới ở Trung Quốc cũng như chưa có tiêu chuẩn việc làm xanh, mặc dù Quỹ Doanh
41
nghiệp Trung Quốc, cùng với các ngành công nghiệp đã nhận thấy sự cần thiết của
mô hình mới được tích hợp cả vấn đề liên quan đến môi trường cho các gói đào tạo.
Trung Quốc đã chuyển hướng nhanh chóng tới sự phát triển các nguồn năng
lượng tái tạo. Năm 2006 số điện năng cung cấp từ nguồn năng lượng tái tạo Trung
Quốc đã cung cấp đạt 16% trên tổng số điện năng. Các nhà nghiên cứu đã ước tính
rằng Trung Quốc có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu điện năng từ năng lượng gió vào
năm 2030. Kéo theo việc bùng nổ các doanh nghiệp các-bon thấp, nhu cầu về kỹ
năng xanh là rất lớn nhưng tuy nhiên vẫn chưa có bất cứ khóa đào tạo chuyên môn
nào được cung cấp cho việc làm xanh, không có sáng kiến quốc gia cho chương
trình đào tạo cho nghề xanh cho dù Chính phủ nhận ra sự cần thiết của các kỹ năng
xanh.
Ba thách thức chính liên quan đến kỹ năng của Trung Quốc:
- Xanh hóa công việc hiện tại để đáp ứng nhu cầu hiện tại nhằm việc tái thiết
và tái trang bị trong công nghiệp, đặc biệt là trong các lĩnh vực có những tác động
môi trường cao như xây dựng, năng lượng, giao thông vận tải và nông nghiệp;
- Đào tạo những lao động mới trong việc tiếp cận kỹ năng đáp ứng nhu cầu
với các kỹ năng cần thiết được thiết lập trong các ngành công nghiệp tái tạo và công
nghệ xanh mới.
- Dự đoán nhu cầu trong tương lai cho các kỹ năng xanh trong các ngành
công nghiệp đang nổi, như các tiếp cận hiện tại tới các kỹ năng xanh vẫn chưa đầy
đủ, không có hệ thống thu thập dữ liệu.
Kỹ năng trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
Thay đổi cấu trúc xanh và nhu cầu đào tạo lại
Tái cấu trúc xanh và tác động của nó trên thị trường lao động
Xanh hóa lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng nhiều nhất trong ngành công
nghiệp năng lượng. Trong các ngành công nghiệp than và xi măng, tỷ lệ thất nghiệp
hiện hữu đã thu nhỏ, nó được hy vọng được cân bằng bởi sự tăng trưởng trong
ngành lâm nghiệp, năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các khu vực tái chếvà
việc đào tạo lại người lao động trong lĩnh vực đang bị thu hẹp để giúp họ trở lại làm
việc.
Công nghiệp suy thoái có thể sẽ dẫn đến một sự mất mát của một số lượng
đáng kể các công việc trong quá trình di chuyển sang nền kinh tế các-bon thấp, bao
42
gồm cả ví dụ việc đóng cửa các nhà máy điện đốt than nhỏ, trong đó dự kiến sẽ ảnh
hưởng đến hơn 600.000 người lao động vào từ năm 2003 đến 2020. Hơn nữa, ngành
công nghiệp xi măng số lượng lao động rất có khả năng sẽ phải thất nghiệp khoảng
584.000 người từ năm 2005 đến năm 2020, tùy thuộc vào cường độ của việc đóng
cửa. Khi Trung Quốc chuyển hướng tới nền kinh tế xanh, các ngành công nghiệp
cung cấp nguồn việc làm cho hàng triệu lao động sẽ trở nên lỗi thời, điều đó yêu cầu
phải đào tạo nghề và nâng cấp kỹ năng của người lao động.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp-bon thấp, bao gồm các ngành công
nghiệp khử lưu huỳnh, tuy nhiên lại có khả năng tạo ra hơn 1 triệu việc làm từ năm
2005 đến năm 2020. Các chiến lược phát triển bền vững nhà nước đã xác định sáu
lĩnh vực đầu tư cho tương lai xanh bao gồm:
- Xây dựng tái thiết (thợ điện, sưởi ấm / điều hòa không khí, khai thác thiết
bị xây dựng, công nhân thi công vật liệu ngăn cách);
- Đường sắt vận tải cỡ lớn (kỹ sư xây dựng / điện, thợ hàn, thợ chế tạo kim
loại, kỹ sư đầu máy);
- Lưới điện thông minh (kỹ sư phần mềm máy tính, kỹ sư điện, kỹ thuật viên,
thợ máy, đội lắp ráp);
- Điện gió (kỹ sư môi trường, công nhân sắt và gang thép, thợ tuốc-bin gió,
kỹ sư cơ khí, quản lý sản xuất công nghiệp);
- Điện mặt trời (kỹ sư điện, thợ điện, máy móc công nghiệp, thợ hàn, thợ chế
tạo kim loại);
- Nhiên liệu sinh học tiên tiến (kỹ sư hóa học, nhà hóa học, khai thác viên
thiết bị hóa chất, công nhân nông nghiệp, giám sát nông nghiệp / lâm nghiệp và đốc
công).
Hồi đáp kỹ năng
Trung Quốc đã báo cáo tình trạng thiếu hụt và những khoảng trống kỹ năng,
đòi hỏi sự thích ứng để đào tạo người lao động mới và những nỗ lực đào tạo lại cho
những người muốn thực hiện quá trình chuyển đổi công việc, từ những ngành công
nghiệp phát thải sang các ngành công nghiệp mới. Sự tồn tại của các kỹ năng phù
hợp là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng quá trình chuyển đổi sang nền kinh
tế xanh sẽ xảy ra. Hiện tại có khoảng trống kỹ năng trong một số lĩnh vực bao gồm
43
năng lượng tái tạo, khai thác năng lượng và tài nguyên hiệu quả, xây dựng cải tạo,
dịch vụ môi trường xây dựng và sản xuất.
Các hồi đáp kỹ năng để tái cơ cấu cần được thực hiện bởi một loạt các bộ
phận; Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ
và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Và các doanh nghiệp nên làm việc với
chính phủ để đảm bảo rằng sự tồn tại hồi đáp kỹ năng thích hợp cho phép họ giảm
thiểu ảnh hưởng đến môi trườngvà tuân thủ pháp luật.
Đối với công ty đặc trưng bởi khí thải các-bon thấp, cam kết kinh doanh tới
thay đổi hoạt động cần phải được phát triển thông qua giáo dục để đạt được sự gia
tăng thay đổi trong hoạt động kinh doanh, như việc phát triển bề vững hiện tại vẫn
còn có mức ưu tiên thấp.
Để đáp ứng yêu cầu thay đổi kỹ năng, hệ thống giáo dục đã được chuyển đổi
để chuẩn bị cho công nhân các ngành nghề mới, và các trường dạy nghề đã bổ sung
thêm các khóa học với các môn học thực tiễn trong chương trình giảng dạy.
Thay đổi và phát triển nghề nghiệp và nhu cầu kỹ năng liên quan Xanh hóa nghề
Để tạo ra một nền kinh tế xanh, một số ngành nghề có thể cũng được "xanh
hóa", bao gồm cả ô tô, xây dựng và các ngành công nghiệp tái chế.
- Các ngành công nghiệp tự động sử dụng 1,6 triệu người lao động ở Trung
Quốc. Một chiến lược hiệu quả nhiên liệu quốc tế được phối hợp đã tạo ra một số
lượng lớn việc làm xanh hơn thông qua các chỉ tiêu năng lượng, cơ chế để phổ biến
công nghệ và khuyến khích người tiêu dùng mua các sản phẩm sạch.
- Thông qua các biện pháp tái thiết và năng lượng hiệu quả, kỹ năng xanh
được yêu cầu trong các ngành công nghiệp xây dựng. Trong 20 năm tới, 300 triệu
người Trung Quốc được quy hoạch sẽ di chuyển vào các khu vực đô thị đòi hỏi phải
có hai tỷ mét vuông xây dựng mới mỗi năm và yêu cầu tăng trưởng trong lĩnh vực
xây dựng 7% mỗi năm. Các biện pháp tiết kiệm năng lượng liên quan đến xây dựng
dẫn đến trực tiếp haygián tiếp tạo racác công việc..
- Thông qua xanh hóa ngành công nghiệp tái chế, công nghệ và kỹ năng cần
phải được nâng cấp, cung cấp cơ hội làm việc tốt hơn cho người lao động. Các
chuyên gia ước tính rằng 70% chất thải điện tử trên thế giới (chất thải hoặc thiết bị
điện và điện tử) được thu nhận bởi Trung Quốc, được thực hiện bởi các công ty quy
mô nhỏ và hộ cá thể. Chỉ tại Giuyu, có khoảng 60.000 công nhân tái chế hơn 1,5
44
triệu tấn rác thải điện mỗi năm, cung cấp khoảng 90% của thu nhập tài chính địa
phương.
Hồi đáp kỹ năng
Bộ Nhân lực và An sinh Xã hội và Bộ Giáo dục đã bắt đầu giải quyết nhu
cầu cho đào tạo nghề để điều tiết kỹ năng xanh và kiến thức thông qua việc phát
triển các phần sau:
- Hệ thống đào tạo cơ bản về các kỹ năng việc làm xanh: phát triển việc làm
xanh bằng mọi cách, và thiết lập các tiêu chuẩn cho các kỹ năng việc làm xanh,
trình độ người lao động và tập huấn giảng viên về kỹ năng việc làm xanh;
- Đào tạo kinh doanh qua kỹ năng việc làm xanh: bao gồm các kỹ năng xanh
trong đào tạo khởi sự kinh doanh, khuyến khích việc thành lập các doanh nghiệp
xanh, và thêm các loại kỹ năng doanh nghiệp xanh vào phục vụ đào tạo kinh doanh;
- Cải thiện cơ sở hạ tầng cho việc đào tạo kỹ năng việc làm xanh: thiết lập
các khóa học và đào tạo kỹ năng xanh, xuất bản sách giáo khoa và hướng dẫn liên
quan các kỹ năng cho việc làm xanh;
- Hệ thống hỗ trợ: bao gồm các khoản trợ cấp cho người lao động tham gia
đào tạo việc làm xanh, các khoản vốn vay và thuế cho đào tạo kinh doanh xanh.
Dự báo và giám sát các nhu cầu kỹ năng
Chính phủ Trung Quốc tiến hành các cuộc điều tra để xác định nhu cầu kỹ
năng trong tương lai cũng như sử dụng các dự báo định lượng của việc làm dựa trên
các mô hình kinh tế lượng. Tiến tới, các dịch vụ việc làm công có thể xác định nhu
cầu kỹ năng trong thị trường lao động khi xem hệ thống quy mô quốc gia và có thể
cung cấp các cơ hội phù hợp với cung và cầu trong thị trường lao động thông qua
việc cung cấp các dịch vụ cho nhà tuyển dụng và người tìm việc làm. Tuy nhiên,
hiện nay các dịch vụ việc làm công đang cung cấp cho người tìm việc các hướng
dẫn và địa điểm có thể hỗ trợ người lao động thông qua các cuộc hội thảo nhu cầu
kỹ năng và đào tạo, đồng thời cung cấp đào tạo và đào tạo lại cho người tìm việc
làm. Hệ thống này có thể đóng một vai trò then chốt trong việc phát hiện và giải
quyết các nhu cầu và thay đổi kỹ năng thông qua thông tin mà nó đã thu thập.
45
Kết luận
Dịch chuyển xanh hóa trong thị trường lao động
Trung Quốc đang có kế hoạch gia tăng một cách đáng kể việc sử dụng năng
lượng gió và năng lượng mặt trời trong thập kỷ tới. Trung Quốc tin tưởng rằng các
biện pháp tài chính và chương trình phục hồi kinh tế sẽ dẫn đến việc sử dụng hiệu
quả hơn các nguồn lực và đẩy mạnh nhu cầu về năng lượng tái tạo, thí dụ các doanh
nghiệp cho thấy sự quan tâm lớn đến sản xuất năng lượng sạch. Tập trung đổi mới
về năng lượng xanh đòi hỏi kỹ năng xanh cho đồng thời các ngành nghề mới và tái
đào tạo các ngành nghề đã tồn tại theo định hướng mục tiêu xanh.
Việc làm xanh đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng mới, Trung
Quốc sẽ cần phải tập trung đào tạo các kỹ năng về bảo vệ và quản lý môi trường
trong các công nghệ thân thiện với môi trường, bao gồm các ngành năng lượng tái
tạo, năng lượng hiệu quả và tái chế. Điều này đòi hỏi:
- Khảo sát của nhân viên và nhà tuyển dụng về kỹ năng xanh;
- Đặt ra kế hoạch định lượng của việc làm dựa trên mô hình kinh tế phù hợp;
- Định hướng phân tích định tính các kỹ năng xanh
Các tác động kỹ năng
Để đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế, các thói quen, hành xử của mỗi cá
nhân hay mỗi doanh nghiệp cần phải thay đổi. Những khoảng trống và thiếu hụt kỹ
năng tồn tại ở trong tất cả các lĩnh vực: đồng thời ở các kỹ năng chung liên quan
đến việc làm xanh trong tất cả các lĩnh vực lẫn trong kỹ năng đặc trưng cho nghề
nghiệp mỗi cá nhân. Trong khi đó, một số khóa đào tạo được tổ chức thực hiện lại
không trên quy mô cần thiết nhằm đảm bảo rằng những khoảng trống được lấp đầy
và mục tiêu cho năng lượng tái tạo được thực hiện.
Giáo dục và đào tạo
- Đào tạo phải phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và được xác định
thông qua các kỹ năng và các đơn vị năng lực.
- Việc sử dụng các công nghệ mới, quy trình sản xuất mới và phương thức
làm việc mới cho nền kinh tế xanh đã dẫn đến việc nhấn mạnh kỹ năng cho nền
kinh tế quốc gia và sự gia tăng nhu cầu về kỹ năng. Sự thiếu hụt đáng kể nhất là lao
động có tay nghề cao ở các cấp quản lý và kỹ thuật, nhất là những người hoạt động
46
trong thị trường quốc tế. Hệ thống giáo dục và đào tạo chủ yếu vẫn hướng về phía
các ngành công nghiệp truyền thống và đang phải vật lộn để theo kịp.
- Hệ thống đào tạo cần được linh hoạt hơn trong các môn học. Ở đó có những
tiềm năng cho việc kết nối được tạo ra và tăng cường giữa doanh nghiệp và giáo
dục nhằm cung cấp tri thức được căn cứ dựa trên kỹ năng qua làm việc thực tế. Hệ
thống đào tạo cần phải đẩy nhanh hơn nữa việc hồi đáp những kỹ năng xanh.
- Sự hiểu biết kinh doanh đào tạo cần được hỗ trợ thông qua tiếp thị các lợi
ích kinh doanh và kinh tế, nghiên cứu các mô hình học tập và các giải pháp thực
hiện tốt.
1.5.4. Khả năng vận dụng kinh nghiệm của các nước vào Việt Nam
Phát triển dạy nghề đã và đang được coi là một trong những nội dung quan
trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của các nước, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của thế kỉ 21. Là một nước đang phát triển, có nhiều tiềm
năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và con người, thông qua các quan hệ
hợp tác, giúp đỡ với các nước phát triển như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản,.. Việt Nam
đã học tập và vận dụng một số các khía cạnh hay bài học kinh nghiệm vào điều kiện
thực tế của mình, việc này là hoàn toàn khả thi tuy nhiên cần phải nghiên cứu và
xem xét tùy từng lĩnh vực cũng như khía cạnh, bởi vì hoàn cảnh kinh tế, xã hội cũng
như điều kiện phát triển của các quốc gia là khác nhau. Đây cũng là một bài toán đặt
ra để định hướng được hướng đi đúng đắn cho việc phát triển bền vững của nước ta
hiện nay và trong tương lai.
47
Tiểu kết chương 1
Đào tạo nghề xanh là xu hướng tất yếu của hoạt động đào tạo nghề ở nước ta
hiện nay vì nó có thể giải quyết các vấn đề đáp ứng nhu cầu công việc cho người lao
động cũng như góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường để phát triển
một cách bền vững. Tuy nhiên những bước đi đầu tiên bao giờ cũng rất khó khăn,
nhất là việc chuyển đổi đào tạo nghề hiện tại thành đào tạo nghề xanh hay còn gọi là
quá trình xanh hóa đào tạo nghề là một quá trình lâu dài và tiến từng bước một.Các
khái niệm, cơ sở lý luận tại chương1 cùng với thực trạng của đào tạo nghề tại
chương tiếp theo sẽ là những nền tảng để đưa ra những giải pháp quản lý nhà trường
để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh.
48
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU ĐÀO TẠO
NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM
2.1. Khái quát đào tạo nghề
2.1.1. Quản lý đào tạo nghề
Hệ thống giáo dục Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các bậc
giáo dục cơ bản từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở
và trung học phổ thông), giáo dục nghề nghiệp (trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề) và giáo dục đại học với rất nhiều loại hình giáo dục đa dạng (chính quy,
thường xuyên).
Theo quy định của Luật Giáo dục 2005 (sửa đổi năm 2009), Luật Dạy nghề
và Luật Giáo dục đại học, hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Giáo dục mầm non,
Giáo dục phổ thông, Giáo dục nghề nghiệp, Giáo dục đại học và sau đại học. Trong
đó giáo dục nghề nghiệp nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp, lao động sản xuất
và dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức,
lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe để tạo
điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp
tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục nghề
nghiệp có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong đó dạy nghề gồm có ba cấp
trình độ đào tạo bao gồm: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
Tính đến đầu năm 2013 trên cả nước có 1332 CSDN (158 trường cao đẳng
nghề, 304 trường trung cấp nghề và 870 trung tâm dạy nghề). So với năm 2001 số
trường nghề tăng 2,84 lần (từ 156 trường dạy nghề năm 2001 lên 462 trường CĐN
và TCN năm 2013). Mỗi tỉnh đã có ít nhất một trường nghề, một số huyện, cụm
huyện đã có trường trung cấp nghề.
49
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Cao đẳng nghề
Trung cấp
chuyên nghiệp
Trung cấp nghề
Trung học phổ
thông
Sơ cấp nghề
Trung học cơ sở
Tiểu học
Mẫu giáo
Nhà trẻ
GIÁO DỤC CHÍNH QUY
Hình 3. Sơ đồ hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam
50
GIÁO
DỤC
THƯỜNG
XUYÊN
Nếu tính cả các cơ sở khác có dạy nghề (bao gồm đại học, cao đẳng, trung
tâm khác có dạy nghề) thì mạng lưới CSDN cả nước có 1975 cơ sở, trong đó CSDN
công lập chiếm 67,2%.
Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân theo cấp trình độ đào tạo
Trong tổng số 1332 CSDN, có 158 trường CĐN, 307 trường TCN và 849
TTDN. Trong số 158 trường CĐN có 34trường được thành lập mới, 86 trường được
nâng cấp từ trường dạy nghề hoặc trường TCN và 25 trường được nâng cấp từ
trường trung cấp chuyên nghiệp lên tính từ năm 2001.
Với số lượng trường CĐN như hiện tại (chiếm 10,5% trong tổng số CSDN),
thì việc đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cao gặp rất nhiều khó khăn.
Cao đẳng
nghề, 10.5%
Trung cấp
nghề, 23.8%
Trung tâm dạy
nghề, 65.7%
Hình 4. Biểu đồ cơ cấu CSDN theo trình độ đào tạo năm 2013
Mạng lưới cơ sở dạy nghề phân theo vùng kinh tế - xã hội
Mạng lưới các CSDN trong những năm qua phát triển nhanh nhưng chủ yếu
tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, chiếm 27,3% số cơ sở trên cả nước, tiếp đến là
vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 20,4%, thấp nhất là vùng Tây
Nguyên chiếm 5,3%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng trường CĐN cao
nhất trong cả nước: 52 trường, chiếm 38,2% số trường CĐN toàn quốc. Trong khi
vùng Tây Nguyên hiện mới chỉ có 3 trường CĐN (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục Dạy nghề).
51
200
180
160
140
120
100
80
60
40
20
0
Tây Nguyên
Đồng bằng sông
Cửu Long
Trường cao đẳng nghề
3
11
Trung du và
miền núi phía
Bắc
20
Đông Nam Bộ
23
Bắc Trung Bộ và
Duyên hải Nam
Trung Bộ
27
Đồng bằng sông
Hồng
Trường Trung cấp nghề
12
33
34
52
67
109
Trung tâm dạy nghề
53
134
184
117
169
192
52
Hình 5: Biểu đồ phân bố CSDN theo vùng kinh tế - xã hội năm 2013
2.1.2. Thực trạng đào tạo nghề
Đến năm 2010, các cơ sở dạy nghề đã chuyển mạnh sang đào tạo nghề đáp ứng
nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là các trường cao đẳng nghề. Các điều kiện
đảm bảo chất lượng dạy nghề được quan tâm đầu tư, do vậy chất lượng và hiệu quả dạy
nghề có bước chuyển biến tích cực; khoảng trên 70% học sinh tìm được việc làm hoặc
tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỉ lệ
này đạt đến trên 90%; một số nghề đã đào tạo tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới
như nghề hàn đạt 6G, nghề công nghệ thông tin, điện tử, du lịch, dầu khí, viễn thông ...
bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động có chất lượng cao cho các
khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn, các doanh nghiệp FDI và
cho xuất khẩu lao động.
Năm 2010, qua báo cáo của 55/70 trường cao đẳng nghề về kỳ thi tốt nghiệp
cao đẳng nghề khóa I, có 18.008 sinh viên đỗ tốt nghiệp, chiếm 92,6% (trong đó loại
giỏi 16,1%, khá 41,3%, trung bình khá 36,6%, trung bình 6%). Kết quả thi tốt nghiệp
đã phản ánh đúng chất lượng đào tạo, bước đầu khẳng định việc đào tạo trình độ cao
đẳng nghề đáp ứng được yêu cầu về chất lượng lao động của doanh nghiệp và xã hội.
Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt 80,39%. Ngay tại kỳ thi đã có
gần 800 doanh nghiệp đến theo dõi và ký hợp dồng tuyển dụng với sinh viên ngay khi
52
tốt nghiệp. Tiền lương của sinh viên sau tốt nghiệp mức cao nhất từ 4,5 – 5,0 triệu
đồng/ tháng, mức lương thấp nhất không dưới 1,8 triệu đồng/ tháng, có một số sinh
viên được trả mức lương 300 USD/ tháng.
Đến tháng 10 năm 2010, số giáo viên trong các cơ sở dạy nghề thuộc hệ thống
có khoảng 33.300 người, trong đó 12.400 giáo viên trong các trường cao đẳng nghề,
11.500 giáo viên trong các trường trung cấp nghề và 9.400 giáo viên trong các trung
tâm dạy nghề.
Về cơ cấu: số giáo viên dạy chuyên môn nghề (giáo viên dạy nghề) chiếm
khoảng 88%, còn lại khoảng 12% là giáo viên dạy các môn chung (và môn văn hóa);
giáo viên nữ chiếm tỷ lệ 27%; giáo viên người dân tộc thiểu số chiếm hơn 1%. Trong
số giáo viên dạy nghề có 46% giáo viên dạy được cả lý thuyết và thực hành, 33% giáo
viên dạy thực hành và 21% giáo viên dạy lý thuyết.
Về trình độ chuyên môn được đào tạo: 100% giáo viên trong cơ sở dạy nghề đạt
chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó tỷ lệ giáo viên có trình độ trên đại học trong các cơ
sở dạy nghề năm 2009 là 8,45%, đến nay khoảng 10%; riêng các trường cao đẳng nghề
tỷ lệ này là 14% năm 2009, đến nay khoảng 17%.
Về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề: Tỷ lệ giáo viên trong các cơ sở dạy nghề đạt
chuẩn về sư phạm chiếm 81%, trong đó các trường cao đẳng nghề chiếm 84%, trường
trung cấp nghề chiếm 82%, trung tâm dạy nghề là 77%
Về kỹ năng nghề: Khoảng 79% số giáo viên dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề
có trình độ kỹ năng nghề để có thể dạy thực hành nghề theo các cấp trình độ đào tạo,
trong đó có 46% giáo viên dạy nghề có khả năng dạy cả lý thuyết và thực hành (dạy
tích hợp).
Tính đến tháng 10 năm 2010 đã thành lập 25 khoa sư phạm dạy nghề ở một số
trường cao đẳng nghề để thí điểm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề (có 9.241 giáo
viên dạy nghề đã được đào tạo sư phạm day nghề); thí điểm tổ chức đào tạo nghiệp vụ
sư phạm theo chương trình tiếp cận trình độ quốc tế: Chương trình của Anh quốc,
Chương trình kỹ năng dạy học theo năng lực thực hiện của ILO với 160 giáo viên được
đào tạo; Chương trình nâng cao kỹ năng nghề cắt gọt kim loại (CNC) của Cộng hòa
liên bang Đức với 16 giáo viên được đào tạo.
Từ năm 2007 đến nay, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và
đào tạo, mỗi năm có khoảng 1.500 lượt giáo viên dạy nghề của các trường cao đẳng
53
nghề, trung cấp nghề được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, về kỹ
năng, phương pháp giảng dạy tiên tiến; về công nghệ mới, kỹ năng giảng dạy theo
chương trìnhkhung.
Cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều cơ sở dạy nghề được tăng cường đầu tư từ
nhiều nguồn (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, các dự án nước ngoài, đầu
tư của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất – kinh doanh, dịch vụ; các cơ sở dạy nghề tự đầu
tư ...). Đến nay, khoảng 50% số cơ sở dạy nghề đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp
ứng một số yêu cầu của việc thực hành cơ bản; một số trường được trang bị tương đối
đồng bộ, hiện đại ở một số nghề phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó có 15
trường của dự án ADB; 25 trường của các dự án Đức, Hà Lan, Hàn Quốc...; 60 trường
được đầu tư tập trung và 250 trung tâm dạy nghề được đầu tư tập trung từ Dự án tăng
cường năng lực dạy nghề; 37 trung tâm dạy nghề của dự án Thụy sĩ... và phầnlớn cơ sở
dạy nghề khác đã được trang bị các thiét bị đáp ứng yêu cầu thực hành cơ bản của
chương trình dạy nghề.Một số trường đã có thư viện và phòng thí nghiệm hiện đại.
Chương trình dạy nghề được xây dựng xuất phát từ thực tiễn sản xuất; trên cơ
sở phân tích nhiệm vụ, công việc của người lao động để thiết kế mô-đun đào tạo tích
hợp giữa lý thuyết và thực hành thay thế cho chương trình dạy nghề theo môn học tách
rời giữa lý thyết và thực hành. Đến nay đã xây dựng được hơn 200 bộ chương trình
khung trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề liên thông giữa các trình độ đào tạo
nghề.Xây dựng được 96 chương trình sơ cấp nghề để đào tạo nghề cho lao động nông
thôn.
Việc xây dựng và ban hành chương trình khung đã đáp ứng kịp thời cho các
trường tổ chức đào tạo nghề ở trình độ cao đẳng và trung cấp. Đã phối hợp với các bộ,
ngành xây dựng và ban hành chương trình, giáo trình của 6 môn học chung, nhất là
môn tiếng Anh theo chuẩn TOEIC, tạo điều kiện để nâng cao năng lực sử dụng tiếng
Anh đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.2. Thực trạng đào tạo nghề xanh
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi, quá trình quốc tế hóa sản xuất, ứng
dụng khoa học công nghệ và phân công lao động diễn ra ngày càng sâu rộng, chất
lượng nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định thắng lợi trong cạnh tranh phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Đồng thời, cạnh tranh về nhân lực chất
lượng cao cũng diễn ra mạnh mẽ hơn ở trên bình diện thế giới, khu vực và quốc gia.
54
Việc mở ra khả năng di chuyển lao động giữa các nước đòi hỏi người lao động phải
có kỹ năng nghề cao, có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế với những tiêu
chuẩn, tiêu chí do thị trường lao động xác định. Đào tạo theo hướng cầu đã trở
thành cách tiếp cận đào tạo có hiệu quả, đang và sẽ được thực hiện ở tất cả các quốc
gia phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. Với việc phát
triển và phê duyệt Chiến lược này, Chính phủ đã thừa nhận sự cần thiết phải giải
quyết những thách thức về môi trường và kinh tế - xã hội, tập trung vào thay đổi mô
hình phát triển, bởi vì mô hình tăng trưởng cũ không bền vững. Tăng trưởng xanh
được xem như là một con đường phát triển phù hợp, tương thích với nhu cầu điều
chỉnh về mô hình kinh tế và tăng trưởng của Việt Nam. Chiến lược này cũng nhằm
đáp ứng quá trình tái cấu trúc nền kinh tế hướng tới việc sử dụng bền vững hơn
nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm phát thải khí nhà kính. Và xa hơn nữa, đó là
cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.Mục tiêu tổng quát:
“Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên để trở
thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm thải và tăng khả
năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát
triển kinh tế - xã hội”
55
Hình 6. Chỉ số nghề xanh Châu Á
Ở Việt Nam đang hình thành 2 loại hình nhân lực: nhân lực phổ thông và
nhân lực chất lượng cao. Nhân lực phổ thông hiện tại vẫn chiếm số đông, trong khi
đó, tỷ lệ nhân lực chất lượng cao lại chiếm tỷ lệ rất thấp. Cái thiếu của Việt Nam
hiện nay không phải là nhân lực phổ thông, mà là nhân lực chất lượng cao. Trong
khi đó chất lượng giáo dục đại học còn thấp; kết cấu hạ tầng còn rất thấp kém; tỷ lệ
lao động mới qua đào tạo mới chỉ có từ 30 đến 40%; trình độ ngoại ngữ, khả năng
sử dụng máy tính, công nghệ thông tin kém…Theo số liệu thống kê năm 2010,
trong số 20,1 triệu lao động đã qua đào tạo trên tổng số 48,8 triệu lao động đang
làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ cấp bởi các cơ sở đào tạo
trong và ngoài nước. Số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề và chuyên môn
kỹ thuật rất thấp, chiếm khoảng 40%. Cơ cấu đào tạo hiện còn bất hợp lý được thể
hiện qua các tỷ lệ: Đại học và trên Đại học là 1, trung học chuyên nghiệp là 1,3 và
công nhân kỹ thuật là 0,92; trong khi trên thế giới, tỷ lệ này là 1-4-10. Theo đánh
giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ
tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng
thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực
56
của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của
WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là
4,94... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ
thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó
các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực
có tình trạng vừa thừa vừa thiếu nhân lực. Điều này cho thấy, hiện trạng nhu cầu
đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề xanh ở Việt Nam là rất lớn, tuy chưa có những
chỉ số rõ ràng nhưng ta có thể nhận thấy được xu hướng của nó. Do phần lớn lao
động còn thiếu trình độ tay nghề, rất cần thiết phải đầu tư vào đào tạo nghề cũng
như các mô hình đào tạo nghề chất lượng cao như đào tạo nghề xanh.
Qua đây, ta có thể thấy được những khó khăn và thách thức thực hiện tăng
trưởng và đào tạo nghề xanh ở Việt Nam:
Khó khăn:
- Về nhận thức;
- Về công nghệ thực hiện đào tạo nghề xanh
- Về nguồn vốn đầu tư cho đào tạo nghề xanh
- Về tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững;
Thách thức:
- Quá trình xanh hóa đào tạo nghề chưa được cập nhật kịp thời với tri thức và
khoa học công nghệ;
- Mức tiêu tốn năng lượng để tạo ra 1 đơn vị GDP cao;
- Lượng phát thải khí CO2 vẫn ở mức cao;
Bảng 1: Tổng hợp một số ngành/ hoạt động đào tạo nghề xanh đang có nhu cầu ở Việt
Nam
Stt
Ngành
Các hoạt động đào tạo nghề xanh
1
Xây dựng
- Xây dựng các tòa nhà xanh và tòa nhà tiết kiệm năng lượng
2
Giao thông
- Sản xuất ô tô có lượng khí phát thải thấp
- Sản xuất xe chạy bằng nhiên liệu thay thế
- Nghiên cứu sử dụng hệ thống điều hành giao thông thông
minh
57
3
Thép
- Sản xuất dựa trên các loại công nghệ thiết bị hiệu suất cao,
giảm tiêu hao năng lượng;
- Phục hồi và tái chế vảy sắt;
- Luyện thép sử dụng ít khí CO
4
Dệt,
nhuộm - Sử dụng công nghệ xử lý nước thải trong ngành dệt, nhuộm
và may mặc
và may mặc
- Sử dụng các ứng dụng đa năng của nguyên liệu sinh học
trong ngành dệt
- Sử dụng các công nghệ trao đổi nhiệt tiên tiến, tiêu hao ít
năng lượng, hiệu quả thu hồi nhiệt cao, tận dụng nhiệt thải để
phát điện
5
Giấy và bột - Thu lượm và tái chế giấy loại
giấy
- Sản xuất giấy và bột giấy không gỗ;
- Ứng dụng công nghệ sản xuất giấy khép kín không chất
thải
6
7
Công nghiệp - Ứng dụng công nghệ tiên tiến, tự động hóa ở mức cao, các
hóa chất
thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng nguyên liệu thay thế
Nông nghiệp
- Sản xuất nông nghiệp hữu cơ;
- Quản lý và bảo tồn, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
nguyên tự nhiên
8
Lâm nghiệp
- Phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tái tạo rừng;
- Quản lý rừng bền vững;
- Kết hợp nông lâm nghiệp
9
Thủy sản
- Sử dụng tàu thuyền khai thác tiết kiệm nhiên liệu;
- Sử dụng công nghệ đánh bắt tiết kiệm năng lượng (công
nghệ đèn chiếu sáng)
10
Năng lượng
- Sử dụng năng lượng tái tạo như: năng lượng gió, địa nhiệt,
sinh học, năng lượng thủy triều; năng lượng mặt trời
11
Du lịch
- Tổ chức hoạt động du lịch sinh thái
58
Một cách tổng quát, ta có những đánh giá chung về thực trạng đào tạo nghề xanh của
Việt Nam như sau:
1. Khung khổ pháp lý chưa đồng bộ, chưa có khung pháp lý cho phát triển đào tạo
nghề xanh
2. Mô hình tăng trưởng còn theo chiều rộng dựa trên lao động giá rẻ, khai thác tài
nguyên, chi phí năng lượng cao, ô nhiễm môi trường
3. Thực trạng thống kê và hoạt động nền kinh tế chưa cho phép đánh giá đầy đủ số
lượng, cơ cấu, chất lượng đào tạo nghề xanh
4. Quy mô của các ngành “xanh” và quy mô đào tạo nghề xanh còn rất nhỏ bé
5. Các ngành xanh của Việt Nam mới chủ yếu thu hút lao động phổ thông và tập
trung vào một số ngành công nghiệp và dịch vụ
6. Rất thiếu cơ sở dữ liệu tính toán khi phân tích đào tạo nghề xanh trong một
ngành
2.3. Thực trạng quản lý nhà trường đào tạo nghề xanh
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung vào nghiên cứu hoạt động quản lý
nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh thông qua sử dụng bộ số liệu lấy từ mẫu
phiếu điều tra khảo sát cơ sở dạy nghề của cán bộ quản lý, hiệu trưởngcủa 14 trường
đượclấy mẫu điều tra khảo sát trên phạm vi cả nước để nghiên cứu phân tích thực trạng
quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh.
2.3.1. Thực trạng nhận thức đào tạo nghề xanh
Qua quá trình khảo sát cho thấy, 100% số người được hỏi đều đã từng biết
đến đào tạo nghề xanh, tuy nhiên đến 78,57% số người được tiếp cận thông qua
sách, báo, các phương tiện thông tin đại chúng. Còn lại 21,43% người được khảo sát
được tiếp cận thông tin về đào tạo nghề xanh thông qua hội thảo, hội nghị chuyên
ngành. Các cách tiếp cận khác như các lớp bồi dưỡng tập huấn cũng như tham gia
các đề tài, chuyên đề liên quan đều là 0%.
Điều nay cho thấy được những nhà quản lý đều được biết đến đào tạo nghề
xanh, tuy nhiên các cách tiếp cận vẫn còn rất nhiều hạn chế, phần lớn vẫn chỉ thông
qua sách, báo hay các phương tiện thông tin đại chúng chứ chưa thực sự được nắm
bắt sâu vào trong nội dung đào tạo nghề xanh.
59
2.3.2. Thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và thách thức
trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh
Kết quả khảo sát được như sau:
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Bảng 2: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường đáp ứng những biến đổi và thách
thức trong dịch chuyển sang nền kinh tế xanh
Tỷ lệ đồng ý của người được khảo sát
(%)
Nội dung
1
2
3
4
5
7,14
21,43
50
0
0
7,14
92,86
0
0
0
14,29
78,57
7,14
0
0
7,14
78,57
14,29
0
0
7,14
85,71
7,14
0
0
7,14
57,14
35,71
0
0
28,57
64,29
7,14
0
0
a) Trường cần phát triển cách thức tiếp cận
toàn diện để điều chỉnh hoạt động đào tạo
đáp ứng nhu cầu xanh hóa nền kinh tế
b) Trường phải đối mặt với nhiều thách
thức trong việc giải quyết vấn đề phát triển
xanh hóa đào tạo nghề trong nhà trường
c) Trường có tham gia vào các hoạt động
hợp tác đối nội và/hoặc đối ngoại về việc
đưa các kỹ năng xanh vào các khóa học/
chương trình đào tạo
d) Nhu cầu đối với một số khóa học/
chương trình học ngày càng tăng
e) Trường cần thêm sáng kiến mới hoặc
tiếp tục cung cấp các chương trình đào tạo
để đáp ứng xanh hóa đào tạo nghề
f) Nhà trường đã và đang phát triển các
khóa học/ chương trình đào tạo mới để
cung cấp các Kỹ năng xanh cho các học
viên
g) Trường đã bổ sung đào tạo các kỹ năng
mới và năng lực mới vào trong các khóa
60
học hiện tại để đáp ứng xanh hóa đào tạo
nghề
h) Trong trường, nội dung “xanh hóa” chủ
yếu được giảng dạy ở các môn học chung
7,14
28,57
50
14,29
0
0
21,43
50
28,57
0
0
28,57
57,14
14,29
0
0
21,43
0
21,43
0
7,14
78,57
14,29
0
0
0
50
50
0
0
i) Trong trường, nội dung “xanh hóa” chủ
yếu được giảng dạy ở các môn chuyên
ngành
k) Nhà trường đã và đang xây dựng các
tiêu chuẩn kỹ năng nghề “xanh” toàn diện
l) Nhà trường đã và đang xây dựng một hệ
thống chứng nhận toàn diện cho các tiêu
chuẩn kỹ năng xanh
m) Trường đang đào tạo các học viên cho
các ngành công nghiệp chủ chốt, các ngành
là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế
trong khu vực
n) Các chính sách và hoạt động của trường
rất hiệu quả trong việc phát triển các kỹ
năng và kiến thức “xanh” cho các học viên
để họ được cập nhật các kiến thức và kỹ
năng đáp ứng nhu cầu của ngành công
nghiệp và dịch vụ
Qua bảng số liệu ta thấy những nhà quản lý cũng nhận thấy rõ được những
khó khăn và thách thức trong việc vấn đề phát triển xanh hóa trong nhà trường, có
92,86% người được phỏng vấn đồng ý và 7,14% còn lại hoàn toàn đồng ý. Đây
cũng là điều dễ hiểu khi đối mặt với một vấn đề mới thì việc gặp những khó khăn
nhất định là không thể tránh khỏi.
Số liệu hiện trạng cũng có tín hiệu đáng mừng khi các nhà quản lý đã có
những động thái bổ sung đào tạo những kỹ năng mới vào trong các khóa học hiện
tại với tỉ lệ 64,29% số người đồng ý và 28,57% số người hoàn toàn đồng ý.
61
Thêm vào đó, nhà trường đã có những động thái quản lý tích cực hướng đến
đào tạo nghề xanh khi tổng cộng 92,86% số ý kiến đưa ra đồng ý hoặc hoàn toàn
đồng ý với việc trường đã có tham gia vào các hoạt động hợp tác đối nội/ đối ngoại
về việc đưa kỹ năng xanh vào các khóa học/ chương trình đào tạo. Đồng thời 7,14%
tỉ lệ hoàn toàn đồng ý và 57,14% tỉ lệ đồng ý với việc nhà trường đã và đang phát
triển các khóa học/ chương trình đào tạo mới để cung cấp các kỹ năng xanh cho các
học viên.
2.3.3. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh trường xanh
Kết quả khảo sát được như sau:
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Bảng 3: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh trường xanh
Tỷ lệ đồng ý của người được khảo sát
(%)
Nội dung
a) Trường có sử dụng các nguyên vật liệu
tái chế
1
2
3
4
5
100
0
0
0
0
7,14
42,86
50
0
0
100
0
0
0
0
21,43
78,57
0
0
0
0
100
0
0
0
0
42,86
57,14
0
0
7,14
7,14
71,43
14,29
0
b) Trường xây dựng cơ sởhạ tầng đáp ứng
đảm bảo không gây độc hại đối với môi
trường
c) Trường có những nội quy về vệ sinh an
toàn trong nhà xưởng, lớp học, các khu
thực hành
d) Trường có phân loại và xử lý rác thải
e) Trường có sử dụng những nguồn ánh
sáng tự nhiên
f) Trường có khuôn viên cây xanh và tổ
chức các lễ phát động trồng cây
g) Trường có sử dụng các nguồn năng
lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, năng
lượng gió,….)
62
Qua việc điều tra khảo sát, ta thấy dù chưa định hình rõ ràng nhưng các nhà quản lý
các trường dạy nghề cũng có những sự quan tâm nhất định tới các vấn đề liên quan
đến bảo vệ môi trường cũng như an toàn vệ sinh trong khuôn viên nhà trường. Đặc
biệt có tổng cộng 14,28% người được khảo sát đồng ý và hoàn toàn đồng ý với việc
nhà trường đang có sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời,
năng lượng gió,..). Dù có tỷ lệ không cao nhưng đây cũng là tín hiệu rất đáng mừng
khi những người quản lý nhà trường đã có những quan tâm và đầu tư tới việc sử
dụng các nguồn năng lượng tái tạo, cho dù việc sử dụng chúng ở trong các trường
học là chưa phổ biến.
2.3.4. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh chương trình đào tạo
xanh
Kết quả khảo sát được như sau:
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Bảng 4: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh trường xanh
Tỷ lệ đồng ý của người được khảo sát
(%)
Nội dung
1
2
3
4
5
7,14
92,86
0
0
0
7,14
50
42,86
0
0
28,57
57,14
14,29
0
0
7,14
7,14
85,71
0
0
a) Trong 3 năm qua, việc phát triển kinh tế
đã ảnh hưởng đến sự phát triển các chương
trình đào tạo của nhà trường
b) Trường có tham gia vào việc đưa ra các
sáng kiến cùng với các doanh nghiệp để
phát triển các chương trình theo kỹ năng
yêu cầu
c) Chương trình đào tạo gắn với việc phát
triển các công nghệ mới
d) Nhu cầu đối với một số khóa học/
chương trình học liên quan đến môi trường
ngày càng tăng
63
e) Các chương trình đào tạo hiện tại của
trường đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng ở
7,14
92,86
0
0
0
0
7,14
35,71
57,14
0
7,14
21,43
71,43
0
0
0
92,86
7,14
0
0
0
78,57
21,43
0
0
cấp độ địa phương hoặc khu vực
f) Chương trình đào tạo của trường được
lồng ghép vấn đề bảo vệ môi trường, an
toàn lao động
g) Trường có những hội thảo chuyên đề về
vấn đề môi trường
h) Chương trình thực hành an toàn, thân
thiện với môi trường
i) Các chương trình của trường phù hợp
với các miêu tả kỹ năng nghề và tiêu chuẩn
kỹ năng trong ngành công nghiệp
Qua đánh giá thực trạng, chương trình đào tạo của nhà trường đáp ứng khá tốt yêu
cầu về kỹ năng của địa phương hay khu vực tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra là
chương trình vẫn còn thiếu sự lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn lao
động. Chỉ có 7,14% người được hỏi xác nhận đồng ý. Đây là một trong những khía
cạnh quan trọng của đào tạo nghề xanh, cần phải có những biện pháp quản lý để
khắc phục.
2.3.5. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh cộng đồng xanh
Kết quả khảo sát được như sau:
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Bảng 5: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía cạnh cộng đồng xanh
Tỷ lệ đồng ý của người được khảo sát
(%)
Nội dung
1
2
3
4
5
7,14
35,71
57,14
0
0
a) Trường có các câu lạc bộ, nhóm hoạt
động vì môi trường (đội vệ sinh môi
trường tự quản,vv)
64
b) Trường có các hoạt động hưởng ứng
những ngày lễ về môi trường (Ngày môi
7,14
35,71
57,14
0
0
50
50
0
0
0
14,29
85,71
0
0
0
0
50
50
0
0
0
0
100
0
0
0
0
42,86
57,14
0
trường thế giới, Giờ trái đất,vv)
c) Trường phối hợp với doanh nghiệp trong
việc đào tạo đáp ứng cập nhật khoa học kỹ
thuật
d) Trường có các biện pháp tuyên truyền
cho việc vệ sinh, an toàn, bảo vệ môi
trường trong và ngoài nhà trường (biểu
ngữ, pa-nô, áp phích, khẩu hiệu,vv)
e) Trường tổ chức các hoạt động ý nghĩa
phát động việc bảo vệ môi trường
f) Trường có những hội thi với nội dung
làm xanh không gian sống
g) Làm cam kết bảo vệ vệ sinh, môi trường
trong và ngoài trường.
Qua khảo sát, mặc dù tỉ lệ các hoạt động cộng đồng xanh trong nhà trường
không thấp, tuy nhiên, cần phải có thêm những biện pháp quản lý chặt chẽ hơn
nhằm tạo ra một cộng đồng xanh đoàn kết và bền vững.Trong khía cạnh này, chưa
có nhiều hoạt động được diễn ra một cách hiệu quả và gây ảnh hưởng lớn.
2.3.6. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh văn hóa xanh
Kết quả khảo sát được như sau:
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Bảng 6: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía văn hóa xanh
Tỷ lệ đồng ý của người được khảo sát
(%)
Nội dung
a) Phát động thi đua bảo vệ môi trường
b) Trường có những biện pháp tuyên
65
1
2
3
4
5
0
35,71
64,29
0
0
7,14
92,86
0
0
0
truyền bảo vệ môi trường, giữ gìn về sinh
c) Trường tổ chức các lễ phát động trồng
cây xanh, tiết kiệm năng lượng,vv
d) Không hút thuốc lá trong khu vực
trường học
7,14
64,29
28,57
0
0
0
0
100
0
0
78,57
0
0
0
21,43
78,57
0
0
0
100
0
0
0
0
0
0
100
0
0
e) Khuyến khích học sinh có ý thức trong
việc phân loại rác thải, giữ gìn vệ sinh 21,43
trong nhà trường
f) Tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn
sáng tự nhiên
g) Có những quy định quy chế về bảo
quản, giữ gìn vệ sinh nhà xưởng, khu thực
hành gọn gàng, ngăn nắp
h)
Khuyến khích sử dụng phương tiện
công cộng thay cho các phương tiện cá
nhân tiêu thụ năng lượng (xe máy,vv)
Việc tạo dựng văn hóa xanh trong nhà trường là rất quan trọng, nó ảnh
hưởng đến ý thức của tất cả mọi người khi cùng làm việc, học tập và rèn luyện
trong cùng một ngôi trường. Vai trò của người quản lý là rất quan trọng trong việc
xây dựng văn hóa xanh đặc trưng của riêng ngôi trường của mình. Chính vì vậy
cũng rất cần có những biện pháp hỗ trợ tạo dựng ra văn hóa xanh trong trường dạy
nghề.Thực trạng cho thấy công tác quản lý nhà trường cũng có quan tâm đến các
khía cạnh của văn hóa xanh, tuy nhiên vẫn còn chưa đáp ứng được đúng tầm quan
trọng của nó.
2.3.7. Thực trạng quản lý nhà trường về các khía cạnh nghiên cứu xanh
Kết quả khảo sát được như sau:
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
66
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Bảng 7: Tổng hợp thực trạng quản lý nhà trường về khía nghiên cứu xanh
Tỷ lệ đồng ý của người được khảo sát
(%)
Nội dung
a) Tổ chức các phong trào nghiên cứu gắn
liền với bảo vệ môi trường
b) Sử dụng các biện pháp tái chế chất thải,
tái chế nguyên vật liệu thực hành,
1
2
3
4
5
0
7,14
92,86
0
0
0
100
0
0
0
0
0
0
100
0
0
14,29
85,71
0
0
28,57
71,43
0
0
0
7,14
0
92,86
0
0
c) Trường đặt ra các chỉ tiêu về nghiên cứu
liên quan đến bảo vệ môi trường cho giáo
viên và học sinh
d) Khuyến khích sáng kiến, sáng chế tiết
kiệm năng lượng hay sử dụng năng lượng
hiệu quả
e) Cải tiến kỹ thuật để bảo vệ môi trường
hiệu quả hơn
f) Nghiên cứu áp dụng các dạng năng
lượng tái tạo mới, ít ảnh hưởng môi trường
Ta có thể thấy rằng do thiếu sót trong công tác lập kế hoạch ngay từ đầu năm về
công tác nghiên cứu liên quan đến các lĩnh vực bảo vệ môi trường, nên việc đầu tư
vào nghiên cứu xanh còn rất nhiều hạn chế trong các trường dạy nghề, một mặt
cũng do đặc điểm của trường nghề chú trọng hơn vào việc thực hành so với các
trường đào tạo chính quy khác. Tuy nhiên, phải có những giải pháp quản lý nhằm
thúc đẩy việc áp dụng các nghiên cứu xanh vào trong nhà trường dạy nghề.
67
Tiểu kết chương 2
Qua việc nghiên cứu thực trạng nhu cầu đào tạo nghề xanh ở Việt Nam,
ta có thể thấy rõ nhất là nhận thức của các nhà quản lý dạy nghề cũng như hiệu trưởng
của các cơ sở dạy nghề về yêu cầu đào tạo nghề xanh tuy cũng có nhưng còn khá hạn
chế. Ngay cả các cán bộ quản lý cũng như hiệu trưởng nhà trường mới hiểu việc làm ở
bề nổi: đó là việc làm trong các ngành trực tiếp bảo vệ môi trường, mà không nói đến
các việc làm trong các hoạt động kinh tế hướng tới bảo vệ và giữ gìn phát triển bền
vững môi trường. Lý do quan trọng nhất là thông tin về đào tạo nghề xanh nói riêng và
tăng trưởng xanh còn rất ít, chưa được nhắc tới nhiều và phổ biến rộng rãi. Sự quan tâm
của các trường học đối với chính sách xanh chưa đúng với tầm quan trọng của việc
phát triển đào tạo nghề xanh. Nên cần có những biện pháp thông tin, tuyên truyền cũng
như có những nghiên cứu sâu hơn vào nhu cầu đào tạo nghề xanh để đáp ứng với việc
tăng trưởng bền vững.
68
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG YÊU
CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH
3.1. Những yêu cầu (nguyên tắc) đối với các biện pháp đề xuất
Việc đề xuất các biện pháp quản trường dạy nghề của các cán bộ quản lý
phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học của các biện pháp
Yêu cầu này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý của các cán bộ quản
lý, người hiệu trưởng trong nhà trường, trong đó tập trung vào việc lập kế hoạch,
chỉ đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, điều hành hoạt
động dạy học và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động dạy học trong nhà
trường. Các hoạt động này nhằm tạo ra kỷ cương, nề nếp, phối hợp với các lực
lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo ra được môi trường giáo dục lành
mạnh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Đảm bảo tính đồng bộ
của các biện pháp phải chú ý đến các yếu tố tác động tham gia vào các biện pháp
của đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học. Chỉ khi thực hiện đồng bộ
các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường.
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi và tính thực tiễn của các biện pháp
Các biện pháp phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục
của Đảng và nhà nước, phù hợp với chế định giáo dục của ngành trong quá trình
quản lý. Muốn vậy phải xác định hướng chiến lược phát triển giáo dục hiện nay,
trong đó việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường là một trong những yếu
tố cấp bách cần được tập trung giải quyết. Các biện pháp quản lý của các cán bộ
quản lý, người hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong trường dạy
nghề đòi hỏi người quản lý phải tìm ra hướng đi cho phù hợp với đơn vị mình. Tính
thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm ra cách phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện, các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), môi trường của nhà trường dạy nghề
trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào
thực tiễn hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng trường dạy nghề một cách thuận
lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng
69
quản lý của người quản lý(lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra). Để đạt được
điều này, khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với
các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo
nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện
pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn
thiện.
3.1.3. Đảm bảo tính lợi ích của các biện pháp
Các biện pháp quản lý nhà trường của Hiệu trưởng các trường dạy nghề đưa
ra phải đảm bảo tính lợi ích của các biện pháp. Đó là xây dựng các nội dung, hình
thức tiến hành, điều kiện để thực hiện phải được tính toán sao chi phí đầu tư ít
nhưng đạt hiệu quả chất lượng giáo dục cao. Nguyên tắc của tính lợi ích qui định
hiệu quả của các biện pháp mà chúng tôi đưa ra sẽ có tác dụng định hướng, lôi kéo
giáo viên, cán bộ quản lý nhận thức rõ vai trò và vị trí của mình trong trường dạy
nghề để tự nghiên cứu, tự tìm tòi học tập nâng cao trình độ khẳng định bản thân để
vươn lên trong sự nghiệp giáo dục.
Hoạt động quản lý nhà trường của Hiệu trưởng với những biện pháp quản lý
tốt hơn sẽ hiệu quả như mong muốn. Nó không những giúp cho Hiệu trưởng các
trường dạy nghề làm tốt hơn công việc quản lý trường dạy nghề mà còn nâng cao
chất lượng dạy học của giáo viên và học sinh đạt mục tiêu đề ra đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề xanh.Bên cạnh đó còn giúp cho nhà giáo nhận thức rõ ngoài việc
truyền thụ kiến thức cho học sinh cần phải có cái "tâm" của người thầy trong công
tác giáo dục.
3.2. Một số biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh
Hiện nay con người đang phải đối mặt với những hệ quả do chính mình gây
ra với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách quá mức mất kiểm soát, đó là
sự gia tăng đột biến lượng khí thải vào môi trường gây nên hiệu ứng nhà kính, nó có
sự tác động mạnh đến lượng nhiệt độ trái đất nhận được từ mặt trời, gây ra hiện
tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu dần trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Điều này đã, đang và sẽ đe dọa sự tồn tại và phát triển của 7 tỷ người hiện nay và 10
tỷ người vào năm 2083.
Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp phát triển bền vững giúp ứng phó
với biến đổi khí hậu và hạn chế việc sử dụng tài nguyên một cách quá mức như hiện
70
nay. Tăng trưởng
ởng xanh (Green Growth) llà hướng
ớng tiếp cận mới trong tăng tr
trưởng
kinh tế,
ế, với cách tiếp cận xanh hóa tăng tr
trưởng này không chỉỉ mang lại lợi ích kinh
tế, mà còn hướng
ớng tới phục hồi v
và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên
ên nuôi dư
dưỡng cuộc
sống con người,
ời, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Chính v
vìì vậy
v nhiều quốc
gia trên thếế giới đang tiếp cận theo xu hướng
h
mới này nhằm hướng
ớng tới phát triển
bền vững.
Việt
ệt Nam cũng đang định h
hướng đi theo con đường
ờng phát triển bền vững, và
v
việc xanh hóa đào tạo
ạo nghề nhằm tạo ra và
v phát triển
ển nguồn nhân lực có kỹ năng
đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng
tr
xanh, phát triển bền vững của đất nư
ước.
Xanh hóa đào tạo
ạo nghề có 5 trụ cột chính: Xanh hóa nhà
nhà trư
trường, xanh hóa
chương trình,
ình, xanh hóa nghiên cứu,
c
xanh hóa cộng đồng vàà xanh hóa văn hóa.
Những trụ cột này có mối
ối li
liên kết một cách chặt chẽ với nhau và là nh
những bộ phận
không thểể tách rời của việc xanh hóa to
toàn bộ hệ thống đào tạo
ạo nghề. Đây cũng llà
những khái niệm rất mới
ới trong đào
đ tạo nghề tại Việt Nam. Và hệệ thống các giải
pháp cũng được
ợc tập trung v
vào 5 trụ cột chính ở trên đểể giúp đáp ứng đđược nhu cầu
đào tạo nghề xanh.
Hình 7: Mô hình 5 tr
trụ cột xanh hóa đào tạo
ạo nghề của Majumdar
71
3.2.1. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về nhận
thức cũng như kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng nhu cầu đào
tạo nghề xanh
Mục đích và ý nghĩa:
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu giữ vai trò rất quan trọng trong việc
thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả
giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là yếu
tố mang tính quyết định đến chất lượng uy tín của nhà trường.
Vấn đề bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên luôn là
những công việc thường xuyên và liên tục ở tất cả các đơn vị trong mọi giai đoạn.
Nhưng ở đây cần nhấn mạnh rằng việc nâng cao kiến thức và nhận thức của đội ngũ
cán bộ giáo viên luôn là giải pháp hàng đầu, tiên quyết xuyên suốt. Bởi vì tính chất
quan trọng của nó, chính những người cán bộ, giáo viên là những người truyền thụ
trực tiếp kiến thức, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng cho người học, một khi họ nắm rõ
được yêu cầu đào tạo nghề xanh thì họ mới có thể truyền dạy được cho người học.
Giải pháp dành cho người hiệu trưởng, người quản lý toàn bộ đội ngũ cán bộ giáo
viên, định hướng việc nâng cao kiến thức về nghề xanh cũng như xanh hóa cơ sở
đào tạo nghề cho đội ngũ nhân sự mình quản lý.
Công tác bồi dưỡng nâng cao cũng được chọn lựa cho phù hợp với năng lực
cũng như vị trí công việc của từng cá nhân, bù đắp những chỗ còn thiếu cho thật
hợp lý và công bằng.
Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp
* Việc bồi dưỡng giáo viên mới cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Thống nhất giữa bồi dưỡng chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và các nhiệm vụ
đặt ra từ thực tiễn.
- Bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Việc bồi dưỡng phải thu hút được tất cả giáo viên, lãnh đạo nhà trường.
Luôn cập nhật các thành tựu mới của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến.
- Kết hợp giữa bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Việc bồi dưỡng phải được tiến hành liên tục, không bao giờ kết thúc.
- Chú ý nhu cầu đào tạo, nhu cầu bồi dưỡng của từng cá nhân giáo viên, trên
cơ sở đó mà có nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng cho phù hợp.
72
* Nội dung công tác bồi dưỡng.
Xây dựng kế hoạch cho chương trình bồi dưỡng.
Không có một chương trình nào hoàn hảo. Vì vậy, nhà trường cần thiết kế
chương trình riêng cho mình sao cho phù hợp với những mối quan tâm, nhu cầu và
mục đích của chính những giáo viên mới.
Người quản lý cần nghiên cứu kỹ những nội dung các văn bản, chỉ thị hướng
dẫn nhiệm vụ năm học, những yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình về
phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng...Từ đó xây dựng lên kế hoạch chuyên
môn của tổ chuyên môn, nhà trường về nội dung và hình thức bồi dưỡng cho giáo
viên.
Căn cứ vào những văn bản chỉ thị đó, nhà trường có thể lên kế hoạch cụ thể
để bồi dưỡng:
- Lên kế hoạch chương trình tổng thể cả năm.
- Xác định nội dung hoạt động bồi dưỡng ưu tiên.
- Xác định kết quả sẽ đạt được sau khi thực hiện các hoạt động bồi dưỡng.
- Xác định danh sách các giáo viên mới tham gia mỗi nội dung hoạt động đó.
Cách thức tiến hành
Thực hiện các hình thức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng tại chỗ:
- Đầu năm học, hiệu trưởng cần chỉđạo các tổ chuyên môn họp giáo viên
thực hiện nghiêm túc và có chất lượng.Đồng thời hiệu trưởng yêu cầu các giáo viên
mới xây dựng kế hoạch giảng dạy gắn với đào tạo nghề xanhđể thông qua tổ trước
khi trình lãnh đạo duyệt cho phép thực hiện.
- Chỉđạo các tổ chuyên môn, các nhóm bộ môn, sinh hoạt có nề nếp, luôn cải
tiến nội dung và phương pháp, kiểm tra đôn đốc giáo viên mới, thực hiện quy chế
chuyên môn. Hướng dẫn giáo viên mới soạn giáo án, sử dụng thiết bị dạy học hiện
đại tham gia các nhóm nghiên cứu chuyên đềđổi mới phương pháp giảng dạy.
- Sắp xếp thời khoá biểu và lịch công tác một cách khoa học, tạo điều kiện
thời gian và kinh phí cho giáo viên đi học nâng cao ởđịa phương, khuyến khích giáo
viên đi học cao học đểđạt trình độ thạc sỹ chuyên ngành.
- Là một khâu trong chu trình quản lý, vấn đề kiểm tra, đánh giá công tác bồi
dưỡng giáo viên cũng phải được thực hiện thường xuyên giữa học kỳ, cuối kỳ vàđầu
73
năm học. Có kiểm tra mới phát hiện được sai lệch, tìm ra được nguyên nhân để uốn
nắn bổ sung kịp thời vàđánh giá được việc thực hiện quyết định của nhà quản lýở
mức độ nào, qua đóđộng viên khen thưởng kịp thời.
Cử giáo viên đi học:
Việc đi học các lớp có hệ thống hoặc tham quan điển hình giáo dục tiên tiến
giúp nhận thức và trình độ giáo viên mới được nâng lên rõ rệt.
- Giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho giáo viên.
- Xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập.
- Xây dựng đội ngũ cốt cán về chuyên môn.
- Đánh giá về trình độ bồi dưỡng và các yêu cầu cần đạt được.
- Qua mỗi việc chỉđạo bồi dưỡng đội ngũ cần đánh giá rõ ràng mục tiêu đã
thực hiện được, qua đó rút kinh nghiệm để bồi dưỡng đạt kết quả cao hơn.
- 100% giáo viên mới phải tham gia bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ,
phấn đấu có nghiệp vụ tay nghề từ khá trở lên.
3.2.2. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của
trường xanh
Mục đích và ý nghĩa
Qua mô hình Xanh hóa đào tạo nghề của GS.TS. Shyamal Majumdar, Tổng
giám đốc trung tâm kỹ thuật, đào tạo và dạy nghề quốc tế (UNIVOC) của Liên
hợp quốc, trụ cột đầu tiên được gọi là Trường xanh dựa trên triết lý thực hành
đang được giảng dạy trong quản lý tài nguyên nhà trường như tài nguyên năng
lượng, nước và chất thải với mục đích hạn chế các hoạt động làm tăng lượng khí
thải CO2 của học sinh, giáo viên và nhân viên trong các trường nghề.
Trường xanh là gì? – “Trường xanh là ngôi trường cung cấp, tạo ra môi
trường thân thiện, khỏe mạnh nhằm hỗ trợ cho quá trình sư phạm trong khi tiết
kiệm năng lượng, tài nguyên và tài chính”.Sự phát triển và quản lý của một trường
đào tạo nghề xanh bao quanh việc quản lý hiệu quả các nguồn năng lượng bao
gồm các sáng kiến thích ứng, quản lý tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm và chất
thải. Nó phù hợp về tính bền vững, một ngôi trường xanh được xem như là có
đóng góp cho việc hạn chế đổi khí hậu dựa trên thực tiễn hiện nay.
74
Hộp 1. Các chỉ số bền vững trong quản lý nhà trường (UNESCO 2006)
Tiêu chí:
1. Lượng khí thải CO2 trên mỗi sinh viên/ giáo viên/ nhân viên.
2. Tỉ lệ phần trăm vật liệu được tái chế.
3. Tỉ lệ phần trăm vật lệ tái chế được bán.
4. Tỉ lệ phần trăm của việc hạn chế sử dụng các vật liệu độc hại
5. Tỉ lệ phần trăm năng lượng tái tạo được tạo ra và tiêu thụ
6. Tỉ lệ phần trăm chất thải hữu cơ
7. Lượng nước sinh hoạt trên mỗi sinh viên/ giáo viên và nhân viên
8. Tỉ lệ phần trăm hữu cơ và thực phẩm được trồng nội bộ được phục vụ.
Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Trường xanh hiện nay là một mô hình nhà trường của tương lai, gắn liền với
các đặc điểm phù hợp với việc phát triển bền vững.Trường xanh không đơn thuần là
những tòa nhà. Nó là nơi để người học có thể học được những điều tốt nhất và giáo
viên chuẩn bị hành trang cho những thế hệ tiếp sau - những người chủ tương lai.
Trường xanh được xây dựng và vận hành với bầu không khí sạch và thân thiện, sử
dụng ánh sáng thiên nhiên và không sử dụng các vật liệu và hóa chất độc hại.
Trường xanh sử dụng năng lượng hiệu quả, giúp giảm chi phí tiện ích, bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và giảm thiểu chất thải. Trường xanh đưa ra cam kết của cộng
đồng với học sinh và tương lai của họ, là những người nắm bắt được tầm quan trọng
của người quản lý cũng như trách nhiệm của cộng đồng và của thế giới.
Tất nhiên, những ngôi trường mới cũng như các trường đã tồn tại vẫn có thể
trở thành trường xanh thông qua hoạt động xanh hóa nhà trường, tạo cho trường có
những đặc điểm kể trên của trường xanh đồng thời với việc tập trung chính sách
giảm thiểu chất thải, tăng cường sử dụng giao thông công cộng và khuyến khích
mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Trường cũng có thể phát
triển kế hoạch để giới thiệu và nâng cấp xây dựng các hệ thống mới, công nghệ và
chính sách hợp lý, tập trung đầu tư về chiến lược nâng cao năng suất, tiết kiệm và
75
có tác động giữ gìn sức khỏe cho sinh viên, học sinh của mình.
Cách thức tiến hành
Qua việc lập kế hoạch, tổ chức, các nhà quản lý, người hiệu trưởng nhà
trường có thể đưa ra chính sách và mục tiêu xanhphù hợp về việc xây dựng phát
triển nhà trường theo các đặc điểm của trường xanh.
Tổ chức, chỉ đạo phân công giáo viên cũng như học viên trong trường thực
hiện các hoạt động nhằm xanh hóa nhà trường như:
-
Bảo tồn năng lượng và tài nguyên thiên nhiên qua việc thực hiện tiết kiệm
các nguồn năng lượng như điện năng, nước sạch.
-
Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách sử dụng các ống, cửa sổ
thông hơi.
-
Loại bỏ các chất độc hại từ những nơi diễn ra các hoạt động như học tập,
thực hành,giải trí trong và ngoài trường.
-
Tổ chức trồng cây xanh bên trong và ngoài khuôn viên trường
-
Sử dụng ánh sáng tự nhiên và tăng cường chất lượng âm thanh trong lớp học.
-
Sử dụng các sản phẩm xanh, sạch và bền vững
-
Cải thiện môi trường văn hóa trong sinh viên
-
Giảm thiểu sự lãng phí nước và hạn chế lượng nước thải ra bên ngoài
-
Khuyến khích các nỗ lực quản lý chất thải có lợi cho cộng đồng và khu vực
địa phương
-
Khuyến khích tái chế
-
Thúc đẩy bảo vệ môi trường sống
-
Giảm nhu cầu về xử lý rác thải
Thực thi các hành động trên đồng thời với việc quản lý các nguồn lực để
thực hiện. Cùng với việc tạo ra một hệ thống quản lý kiểm tra giám sát nhằm
đánh giá các kết quả thu được và có những hình thức tuyên dương những cá
nhân và tập thể tích cực, qua đó tạo ra các phong trào xây dựng bảo vệ môi
trường ngay bên trong nhà trường.
3.2.3. Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo
Mục đích và ý nghĩa:
Chương trình xanh là các chương trình giảng dạy và công nghệ đáp ứng các
yêu cầu về kỹ năng hướng tới các nghề xanh và sạch.
76
Chương trình xanh phản ánh những thay đổi về kinh tế, kỹ thuật và môi
trường trong hiện tại và tương lai, đồng thời cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần
thiết để người học có khả năng ứng phó và thích ứng với những thay đổi này.
Để thúc đẩy quá trình này, qua việc quản lý nội dung chương trình đào tạo,
các nhà quản lý cũng như hiệu trưởng đưa ra các quyết sách, quy định nhằm tăng
cường xanh hóa chương trình đào tạo, tiến tới việc xanh hóa toàn bộ chương trình
đào tạo.
Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Việc xanh hóa chương trình đào tạo là một việc làm tất yếu bởi vì đây là
nhân tố quan trọng không thể thiếu, là căn bản của việc xanh hóa đào tạo nghề.
Chỉ đạo thực hiện việc Xanh hóa chương trình đào tạo qua cách lồng ghép các kỹ
năng xanh vào trong các chương trình hiện tại; Nâng cấp các nghề cho phù hợp với
các điều kiện kỹ thuật, công nghệ mới; Lồng ghép các vấn đề xanh, phát triển bền
vững, các yếu tố bảo vệ môi trường vào trong các chương trình đào tạo.
Khuyến khích thúc đẩy phát triển bền vững
-
Công nghệ sạch hơn
-
Xác định kết quả học tập
-
Tích hợp phát triển môi trường bền vững
Cách thức tiến hành
Đưa ra kế hoạch, lộ trình cụ thể tỉ lệ các chương trình cần phải xanh hóa
trong các mốc thời gian nhất định.Xây dựng các khóa đào tạo và chương trình
xanh mới hoặc nâng cấp những cái cũ.
Thực hiện việc chỉ đạo cá nhân các giáo viên, tổ, khoa phụ trách nghiên cứu
các chương trình hiện hành, bổ sung, tích hợp thêm các mô-đun như tiết kiệm năng
lượng, an toàn, vệ sinh trong học tập và lao động đồng thời tổ chức thực hành
xanh tại lớp và phòng thực hành, thí nghiệm.
Lồng ghép các hình ảnh, tranh minh họa có liên quan đến bảo vệ môi trường
vào trong các bài giảng.
Thực hiện cập nhật các công nghệ, phương tiện mới gắn liền với tiết kiệm
năng lượng, năng lượng hiệu quả trong chương trình cũng như trong các giờ dạy
của giáo viên ở trên lớp, phòng/xưởng thực hành, thực tập qua việc tạo ra các mối
77
tương tác với các doanh nghiệp, các tổ chức công nghiệp để hỗ trợ nâng cao năng
lực, kỹ năng của người học cho phù hợp với thực tiễn lao động.
Trong khi thực hiện, luôn thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng các chương
trình đã được xanh hóa.
3.2.4. Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường
Mục đích và ý nghĩa:
Hiện nay, cộng đồng xanh chưa được quan tâm một cách thích đáng, vì vậy
việc trong công tác nhà trường, phải có thêm việc tổ chức, chỉ đạo xây dựng một
cộng đồng xanh bên trong và ngoài khu vực trường học. Điều này vừa góp phần tạo
ra một không gian xanh, sạch cho nhà trường mà còn đồng thời nâng cao ý thức của
tất cả mọi người.
Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Đưa ra các quyết định lựa chọn và phát triển cộng đồng xanh hợp nhất với
các tiêu chí:
-
Môi trường bền vững trong cộng đồng
-
Tác động của giá trị và văn hóa tới các cộng đồng khác
-
Sở hữu giá trị và phản ánh đời sống xanh
-
Cộng đồng định hướng xanh
-
Trao đổi kiến thức và kỹ năng
-
Nhận thức và thông tin dựa trên cộng đồng
-
Giá trị giáo dục
Cách thức tiến hành
Lập kế hoạch, đề ra mục tiêu phát triển các nhóm, câu lạc bộ bảo vệ môi
trường ngay từ đầu năm học, đồng thời khuyến khích các giáo viên và học sinh
đăng ký tham gia. Đưa ra các mục hỗ trợ phát triển của các nhóm, câu lạc bộ.
Chỉ đạo xây dựng các nhóm, các câu lạc bộ xanh làm nòng cốt để kết nối
tham gia chung sức, thực hành xanh với quy mô cộng đồng.
Xây dựng các buổi thảo luận, đối thoại về các vấn đề môi trường ở trong và
ngoài trường với các chương trình và dự án tiên tiến. Tổ chức đánh giá công tác
hoạt động để có những hành động biểu dương xứng đáng.
78
3.2.5. Phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường
Mục đích và ý nghĩa
Văn hóa xanh cũng ít được biết tới và để ý, mặc dù nó cũng là một trong
những giá trị cốt lõi cả việc phát triển bền vững, vì nó cũng nằm trong nội dung
nâng cao ý thức, nhưng ngoài ra nó có ý nghĩa cao hơn bởi chính những hành động
của những người có văn hóa xanh. Việc xây dựng phát triển văn hóa xanh trong nhà
trường là một việc làm cần phải đầu tư trong thời gian lâu dài mới phát huy được
tính hiệu quả và bền vững của nó.
Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Việc xây dựng văn hóa xanh có thể được bắt đầu bằng những hành động nhỏ nhất
như tắt điện khi không dùng đến, tiết kiệm các nguồn tài nguyên, xử lý rác thải bằng
cách phân loại rác,..
Đào tạo nghề cần gắn chặt với Văn hóa xanh bao gồm:
- Tôn trọng và quan tâm đến đời sống cộng đồng và môi trường
- Liên hệ với tính đa dạng và sự tồn tại của trái đất
- Quan tâm đến thế hệ tương lai
- Thói quen và lựa chọn cách sống của mỗi cá nhân
- Thay đổi thái độ và hành động
Cách thức tiến hành
Đặt ra các mục tiêu cụ thể, tạo ra nét văn hóa riêng ở trong nhà trường. Tổ
chức các cuộc thi, phong trào bảo vệ môi trường xung quanh nhằm nâng cao ý thức
của tất cả mọi người. Đồng thời chính những người cán bộ quản lý luôn là tấm
gương đi đầu trong các hoạt động bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tạo ra
mức giá trị và thực hành cho bản thân và mọi người. Đưa ra các hình thức khuyến
khích tham gia đóng góp, chấp hành nội quy được đặt ra và các mức phạt cho
những người không chấp hành để tạo nên thói quen bảo vệ môi trường. Đồng thời
đưa ra các chương trình cải tiến đổi mới về văn hóa nhằmthu hút để nâng cao ý
thức tiết kiệm tài nguyên của tất cả các cá nhân trong trường.
3.2.6. Thúc đẩy phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong nhà trường
Mục đích và ý nghĩa
Trong nhà trường, việc nghiên cứu luôn là một trong những nhiệm vụ chính.
Với việc quản lý nhà trường, người hiệu trưởng sẽ đưa ra các quy định về việc đảm
79
bảo có tỷ lệ bao nhiêu phần trăm nghiên cứu xanh được thực hiện nhằm tạo ra các
phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào thực tế của nhà trường.
Việc nghiên cứu xanh được thực hiện bởi chính cán bộ, giáo viên và sinh viên trong
trường, nâng cao tinh thần nghiên cứu khoa học, sáng tạo, áp dụng những cái mới,
thiết thực vào trong đời sống của cộng đồng.
Nội dung tổ chức chỉ đạo thực hiện biện pháp
Thực hiện các lĩnh vực nghiên cứu xanh trong Đào tạo nghề:
-
Năng lượng thay thế
-
Kiến trúc xây dựng mới
-
Vật liệu sinh học
-
Cải tiến kỹ thuật xanh
-
Kiểm tra môi trường
Cách thức tiến hành
Đặt ra kế hoạch nghiên cứu cho giáo viên và học sinh trong trường với việc
đưa ra các chỉ tiêu nghiên cứu, đồng thời khuyến khích việc tự nghiên cứu của mọi
người về lĩnh vực phát triển bền vững. Tổ chức chỉ đạo các cá nhân, tập thể có
những sản phẩm nghiên cứu, kích thích sự sáng tạo của mỗi người. Ngoài ra có
những biện pháp áp dụng, đưa chính những sản phẩm được nghiên cứu vào trong
thực tế để đánh giá tác động và hậu quả, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức
của mọi người về sự quan trọng của việc nghiên cứu, bên cạnh việc học tập và rèn
luyện. Xây dựng hệ thống quản lý và giám sát việc nghiên cứu xanh để khuyến
khích và thúc đẩy mọi người.
Sau đây, chúng ta sẽ có những định hướng cụ thể các hoạt động tiếp cậntích
hợp đồng thời các biện pháp để áp dụng xanh hóa nhà trường,xanh hóa chương
trình, xanh hóa cộng đồng, xanh hóa văn hóa, xanh hóa nghiên cứu để đáp ứng nhu
cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường dạy nghề như sau:
Hộp 2. Tái chế rác thải
1. Thu gom và tái chế ít nhất 25 vỏ chai thủy tinh, nhựa hay vỏ lon
Gợi ý hành động: Bắt đầu một chương trình tái chế ở nơi công cộng
Các trung tâm mua sắm hay công viên là những nơi tập trung đông người,
tuy nhiên rác thải lại thường bị bỏ sai quy định thay cho việc bỏ vào các thùng rác
được đặt ở trong khu vực. Chúng ta có thể bắt đầu một chương trình tái chế tại nơi
80
công cộng theo cách sau:
Liên hệ với Văn phòng trung tâm
Các khu vực thương mại như trung tâm mua sắm thường có văn phòng trung
tâm. Hãy liên lạc những nơi này và cho họ biết bạn và bạn bè là những tình nguyện
viên đang thiết lập chương trình tái chế của mình.
Những thứ có thể tái chế
Cái gì có thể tái chế được phụ thuộc loại vật liệu nào. Chúng ta có thể liên
hệ với các trung tâm tái chế rác thải và xem họ chấp nhận những loại gì. (Vỏ chai
nhựa, thủy tinh, vỏ lon, túi nilon,..)
Trang trí các thùng rác
Bây giờ là lúc để thiết lập các thùng tái chế. Bạn cần có những màu sắc hoặc
hình dạng khác nhau cho mỗi vật liệu tái chế khác nhau. Gắn nhãn bên ngoài thùng
để hướng dẫn người tiêu dùng biết họ có thể vứt bỏ các loại rác thải nào vào.
Lên lịch thu gom
-
Tổ chức các tình nguyện viên thu gom các rác tái chế và mang chúng đến
trung tâm tái chế. Các tình nguyện viên cần có:
-
Phương tiện di chuyển.
-
Túi nhựa dầy có thể đựng được chất lỏng bị rò rỉ
2. Yêu cầu người quản lý nhà trường đặt thùng rác tái chế vào trong các lớp học.
Gợi ý hành động: Bắt đầu một chương trình tái chế trong trường học.
Bạn không biết nên làm gì cả khi cậu bạn cùng lớp vứt đi chai lọ, lon nước hay giấy
cũ có thể tái chế? Chúng ta có thể chấm dứt điều này bằng cách bắt đầu một
chương trình tái chế tại trường học của bạn. Dưới đây là những bước mà chúng ta
có thể làm:
Gom rác thải
Xác định được bao nhiêu rác thải trường học trong mỗi ngày bằng cách thu thập
lon và chai từ các sinh viên sau khi ăn trưa. Điều này cũng cho bạn có cơ hội tiếp
cận đến những người có ý tưởng của bạn.
Lập nhóm cùng hoạt động
Lập ra nhóm gồm sinh viên và giáo viên để giúp bạn thực hiện chương trình. Trình
bày ý tưởng của bạn với họ bằng cách cung cấp danh sách các số liệu thống kê và
81
các dữ kiện về tái chế, cùng với các sự kiện trong nhà trường.
Điều tra
Khi được người quản lý nhà trường chấp thuận ý tưởng, hãy bắt đầu tiến hành điều
tra! Tra cứu số điện thoại và địa chỉ liên lạc của một đơn vị xử lý tái chế rác thải.
Sau đó thiết lập một buổi quyên góp để mua các thùng rác tái chế cho mỗi tầng /
khu vực trường học của bạn.
Chuẩn bị thùng rác tái chế
Ngay khi bạn có thể nhận được các thùng rác tái chế, trang trí hoặc vẽ lên trên màu
sắc hoặc hình dạng khác nhau, và phân tách chúng ra bằng các loại khác nhau như
giấy, nhựa, nhôm và thùng rác hữu cơ. Nếu bạn không thể làm điều này, thì hãy làm
nhãn thật nổi bật.
Thu hút sự chú ý
Dán những thông báo bắt mắt xung quanh trường học để tuyên truyền về chương
trình tái chế mới của bạn. Hãy chắc chắn nội dung trong đó có bao gồm lý do tại
sao việc tái chế rác rất quan trọng và những loại rác gì có thể cho vào bên trong
mỗi thùng.
Kết nối
Kêu gọi mọi người tham gia qua việc đầu tiên là tham gia vào câu lạc bộ bảo vệ
môi trường trong trường học của bạn. Đây là một cách tuyệt vời để thảo luận các
vấn đề môi trường trên trái đất và trao đổi việc chúng ta có thể làm những gì và
làm như thế nào.
Các gợi ý khác
• Tổ chức một sự kiện khai mạc tại trường của bạn để nâng cao nhận thức về bảo vệ
môi trường. Có thể tổ chức các trò chơi, ẩm thực và các sự kiện tái chế!
• Thuyết phục trường học của bạn để sử dụng những khoản tiền từ chai, lọ và rác
tái chế để mua những hòm đựng rác tái chế hay các chuyến đi thực địa nhằm tạo
quỹ. (Phần thưởng cho những ai hoạt động chăm chỉ.)
3. Sử dụng màu sắc tươi sáng và thiết kế bắt mắt để thu hút sự chú ý của mọi
người
Làm thế nào để: Trang trí thùng rác tái chế cho thật nổi bật
82
Đôi khi người ta không sử dụng thùng rác tái chế bởi vì đơn giản là họ không nhìn
thấy chúng hoặc họ không biết cho vào thùng nào. Khuyến khích vẽ lên thùng rác
tái chế thích hợp để đơn giản hóa công việc hơn.
1. Xin phép. Chắc chắn rằng chúng ta cần sự đồng ý cho phép của quản lý nhà
trường, công viên hay cơ quan có thẩm quyền, và của cả các bậc phụ huynh.
2. Nghiên cứu. Liên hệ với trung tâm tái chế tại địa phương bạn và xác định những
vật liệu được chấp nhận và cách nó được phân loại.
3. Thiết kế kế hoạch của bạn. Phác thảo ra những hình ảnh bạn sẽ vẽ ở mặt bên
của thùng. Hãy chắc chắn rằng những hình ảnh chỉ thị rõ ràng như vỏ lon, vỏ chai,
v.v..
4. Bắt đầu vẽ
• Sơn toàn bộ thùng với màu sắc tươi sáng để thu hút sự chú ý (hoặc sử dụng các
thùng có màu sắc khác nhau).
• Sau khi sơn khô, vẽ hình ảnh tượng trưng những thứ được bỏ vào bên trong với
màu tối hơn (như vỏ chai thủy tinh, lon nhôm, vv.)
• Ghi một cách rõ ràng những gì vật liệu gì được cho vào thùng rác bên dưới hình
ảnh.
4. Tạo và dán áp phích tại nhà hay ở trường để nhắc nhở gia đình và bạn bè tái
chế rác.
Làm thế nào để: Bắt đầu một chiến dịch nâng cao nhận thức
Có rất nhiều người không hiểu rõ mục tiêu của bạn và sự ảnh hưởng của nó. Dưới
đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để bắt đầu một chiến dịch nâng cao
nhận thức về mục tiêu bạn quan tâm.
1. Dán bản tin và phát tờ rơi quanh trường học, doanh nghiệp địa phương, thư viện
công cộng và các nơi tập trung dân cư.
2. Xác định cách bạn muốn trình bày dữ liệu của bạn.
5. Đôi khi hình ảnh tạo hiệu ứng mạnh mẽ hơn lời nói nên đừng ngại sử dụng
chúng. Ví dụ như khi bạn vận động cho việc tiêu dung thực phẩm trồng tại địa
phương, thì hãy lấy một bức ảnh chụp sản phẩm nông nghiệp đấy.
6. Khi chúng ta đã có tất cả các thông tin này, hãy nhờ một số bạn bè giúp bạn thiết
kế và hoàn thành các áp phích hoặc tờ rơi. Họ cũng có thể giúp bạn dán chúng lên
83
khi bạn đã hoàn tất.
7. Hãy nhớ rằng để làm cho chiến dịch đạt hiệu quả, bạn nên đưa ra nhiều phương
thức thực hiện. Vì vậy, có thể thực hiện một số cách tiếp cận khác nhau như:
• Tờ rơi nhỏ để đưa cho mọi người
• Những áp phích to, nhiều màu sắc được dán trên cột điện hoặc trên tường: để thu
hút sự chú ý của mọi người.
• Các tờ rơi thông tin được dán trên bảng thông báo của các khu dân cư.
8. Hãy tính toán thời gian tốt nhất để vận động. Ví dụ: nếu nguyên nhân của bạn là
biến đổi khí hậu, có thể hướng đến chiến dịch gần ngày Trái Đất.
9. Hãy tìm hiểu về những nơi bạn chưa biết để chắc chắn rằng bạn có thể dán được
áp phích và xem liệu bạn có thể nhận được sự cho phép để dán chúng ở đó hay
không. Dán lên ở những nơi như cửa ra vào nhà vệ sinh của nhà hàng, quán cà phê,
và / hoặc ngay cả trong nhà vệ sinh của bến/bãi xe buýt hoặc ga xe lửa địa phương
của bạn.
10. Hãy nhớ rằng thời tiết có thể làm hư hỏng áp phích, do đó có thể bạn sẽ muốn
kiểm tra và dán lại những thông báo của mình.
11. Có thể sử dụng kênh phát thanh để kết nối và trao đổi mục tiêu của bạn với sinh
viên và mọi người tại trường học, hoặc trung tâm cộng đồng.
5. Hình thành trung tâm tái chế quy mô gia đình và hướng dẫn cho thành viên
trong gia đình bạn cách thực hiện. Phân loại thùng rác cho thủy tinh, nhựa, và
giấy báo.
Việc phân loại tái chế rác là bước đầu tiên để ghi dấu trong việc xanh hóa. Tuy
nhiên, cần phải biết một số thông tin hữu ích khi phân loại tái chế rác như sau:
Giấy
-
Giấy có thể bị phân hủy trong thời gian dưới 5 tháng nhưng với túi nhựa thì
không. Giấy được bọc trong túi thì sẽ không bị phân hủy ít nhất trong 20
năm.
-
Đừng cố gắng và tái chế bất cứ thứ gì lẫn với thức ăn hoặc dầu - không chỉ
là nó không thể tái chế nhưng nó có thể làm cho các sản phẩm giấy khác
xung quanh nó không sử dụng được nữa! Ví dụ như vỏ hộp đựng thức ăn,
khăn giấy ...
84
-
Giấy ướt cũng không được đem tái chế - các sợi giấy ướt ngắn và ít có giá trị
sử dụng cho các nhà máy giấy.
-
Chúng ta trung bình sử dụng hai tỷ cây gỗ mỗi năm cho việc tạo ra giấy, gỗ
và các sản phẩm khác.
-
Nếu chúng ta tái chế 1/10 lượng giấy mà chúng ta đã sử dụng và vứt bỏ thì
chúng ta cũng đã tiết kiệm được 25 triệu cây gỗ!
Nhựa
-
Phải mất đến 400 năm để cho một cốc nhựa có thể phân hủy.
Thủy tinh
-
Thủy tinh là thứ luôn luôn có thể tái chế được.
-
Một chai thủy tinh có thể mất đến 1 triệu năm để phân hủy trong một bãi rác.
-
Mỗi tháng, chúng ta đã vứt bỏ số lượng chai lọ thủy tinh đủ để lấp đầy một
tòa nhà chọ trời khổng lồ. Tất cả các chai lọ thủy tinh đều có thể tái chế!
Nhôm
-
Phải mất 500 năm để một lon nhôm phân hủy.
-
Chỉ cần mất 90 ngày, nhôm tái chế sau khi được thu thập bởi các nhà máy
tái chế có thể được để lên các kệ của cửa hàng tạp hóa tái sử dụng như mới,
-
Tái chế một lon nhôm tiết kiệm đủ năng lượng để sử dụng TV trong hai giờ hoặc sử dụng máy tính trong ba giờ.
Vải mặc
-
Cách tốt nhất để tái chế vải là tích cóp đồ cũ của bạn cho các tổ chức từ
thiện hoặc những người cần sử dụng chúng.
Chất thải điện tử
-
Đến năm 2020, rác thải điện tử trên toàn thế giới có thể tăng hơn 500%.
6. Thiết kế một mẫu áo có gắn các câu khẩu hiệu hay hình ảnh liên quan đến tái
chế rác, mặc nó đến trường và sẵn sàng để trả lời câu hỏi.
Gợi ý: Sử dụng một mẫu áo để quảng bá sự kiện hoặc vấn đề bạn quan tâm
Có một cách tuyệt vời để nâng cao nhận thức về một vấn đề (và thể hiện phong cách
thời trang của bạn) là làm một mẫu áo thun. Thực hiện theo các bước đơn giản để
làm một chiếc áo sẽ gây sự chú ý của tất cả mọi người sẽ chú ý hơn.
85
Làm một khẩu hiệu (Slogan)
Hãy chọn những câu slogan dễ nhớ và có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Một
số ý tưởng:
-
Làm xanh – làm sạch thế giới.
-
Bảo vệ môi trường là cứu lấy tương lai
-
Vì một thế giới ngày mai
Có thể gắn với những thứ tự thiết kế
Nếu bạn muốn, cũng sử dụng logo của dự án của bạn hoặc thiết kế của riêng bạn để
nhấn mạnh tuyên bố qua mẫu áo mà bạn sử dụng.
Có lời kêu gọi hành động
Bạn muốn kêu gọi mọi người làm những việc gì? Sau slogan của bạn, có những
thông tin có thể ...
-
Các sự kiện bạn đang quảng cáo
-
Trang web mọi người có thể truy cập
-
Một điều đơn giản mà mọi người đều có thể làm được (ví dụ tái chế tất cả
các chai nhựa bạn sử dụng)
7. Viết một bài luận về tác động tích cực của việc tái chế rác có thể mang lại cho
cộng đồng của bạn; gửi và sử dụng chúng trong trường học hoặc trên bản tin
của trường.
Làm thế nào để: Viết một bài viết về vấn đề bạn quan tâm.
1. Bạn có thể sử dụng internet để nghiên cứu, nhưng chắc chắn rằng phải sử dụng
các nguồn đáng tin cậy.
2. Bạn có thể nhận được cách trải nghiệm sâu sắc bằng cách đi ra ngoài và phỏng
vấn những người đã biết về vấn đề bạn quan tâm. Ví dụ có thể bạn đến thăm một
người vô gia cư khi muốn viết bài về vấn đề này..
3. Đi đến thư viện và tìm những cuốn sách, tài liệu lưu trữ bài báo cũ, lưu trữ
phim, vv Có rất nhiều thông tin trên mạng về các vấn đề khác nhau để bạn tìm.
4. Quyết định ai là độc giả. Bạn viết cho người lớn tuổi hơn, trẻ hơn hay cùng lứa
tuổi với bạn? Lựa chọn từ ngữ và sự kiện của bạn dựa trên độc giả của bạn là ai.
5. Luôn luôn sử dụng kiểm tra chính tả.
8. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ làm tốt với đoạn đầu tiên. Thường thì phần đầu tiên
86
sẽ được xem và quyết định đến việc đọc toàn bộ hay không của người đọc.
9. Một tiêu đề hay có thể giúp bán chạy một cuốn sách và cũng như tiêu đề của các
chương cũng làm cho chúng hấp dẫn và dễ nắm bắt thông tin hơn.
10. Khi thực hiện xong, tìm hiểu về nơi mà bạn có thể muốn gửi bài viết của bạn để
xuất bản. Nếu bạn cần một số ý tưởng? Dưới đây là một số cách có thể tham khảo:
-
Liên lạc với tờ báo địa phương hay trường học của bạn
-
Hãy tìm một số tạp chí, bản tin tập trung vào những vấn đề này. Gửi bài viết
của bạn đến
-
Tốt hơn, tìm ra những trang web hoặc blog có cùng quan tâm đến vấn đề của
bạn và cố gắng gửi bài viết của bạn ở đây.
-
Tự xuất bản-ví dụ, các bản phát tay xung quanh trường hoặc tại một sự kiện
thể thao tại địa phương.
8. Khi bạn đã đọc xong những cuốn tạp chí yêu thích, hãy tái chế nó. Thu thập và
tái chế ít nhất 5 tạp chí
Hành động Lời khuyên: Những cách tái chế và giảm thiểu chất thải
Chúng ta đều biết rằng chúng ta cần giảm bớt (reduce), tái sử dụng (reuse), tái chế
(recycle) rác thải, nhưng chính xác đó là gì? Dưới đây là một số ý tưởng khác có
thể dễ dàng thực hiện và mang tính khuyến khích người khác làm là theo.
-
Tái sử dụng túi và thùng đựng. Rửa sạch hộp nhựa và lọ thủy tinh là bạn có
thể tái sử dụng chúng để đựng đồ ăn hoặc các đồ khác.
-
Sử dụng báo cũ như giấy bọc quà gói và trang trí thêm một vài chiếc nơ xinh
xắn.
-
Thay vì vứt đi, chúng ta có thể đem tặng quần áo và đồ chơi cũ cho các đơn
vị từ thiện địa phương hoặc các cửa hàng đồ cũ.
-
Có thể thay thế việc sử dụng giấy ăn bằng khăn ăn vải, sau đó có thể giặt
sạch để tái sử dụng chúng Điều này cũng sẽ giúp cắt giảm lượng rác thải
sinh hoạt trong mỗi gia đình.
-
Khi sử dụng những chiếc cốc hoặc chén dùng một lần, hãy sử dụng đồ bằng
giấy thay cho đồ bằng nhựa.
-
Nói không khi sử dụng túi giấy hoặc túi nilon khi đi mua sắm, thay vào đó
chúng ta sẽ dùng túi vải để có thể tái sử dụng.
87
9. Khuyến khích bạn bè của bạn tham gia và thu thập vật liệu tái chế từ các điểm
công cộng. Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi thứ mà bạn nhận được cần phải được
phân loại theo mỗi loại riêng biệt
Làm thế nào để: Làm sạch không gian công cộng
Không ai muốn ngồi bên cạnh mẩu thuốc lá vứt đầy trong chuyến dã ngoại hoặc
việc phải nhìn thấy chai nhựa vứt bừa bãi khi đi bộ trên bãi biển. Vì vậy, cần chấm
dứt việc xả rác ra xung quanh chỗ ngồi để có một không gian công cộng sạch sẽ.
1. Chọn một thời gian, ngày tháng và địa điểm cho việc dọn dẹp để cùng làm việc
nhóm. Dán tờ rơi xung quanh khu phố của bạn, gửi Facebook mời bạn bè của bạn,
và xin phép gia đình để tham gia.
2. Bạn không thể đi dọn dẹp mà không cần những trang bị cần thiết. Hãy chắc chắn
rằng bạn có chuẩn bị: • túi rác • găng tay cao su (loại tái sử dụng) • giày
3. Kiểm tra xem khu vực cần làm sạch có những loại rác tái chế nào. Sau đó bạn có
thể dán nhãn cho mỗi túi thành các loại: • Nhôm • Nhựa • Giấy • Rác vụn
4. Bây giờ bạn được chuẩn bị, đi ra ngoài và bắt đầu dọn dẹp thôi! Đi đến một công
viên địa phương, bãi biển hoặc bất kỳ không gian công cộng với nhóm hoạt động
dọn dẹp của bạn.
5. Có thể chính việc thiếu thùng rác và thùng tái chế là một lý do chính tại sao có
quá nhiều rác bị vứt bừa bãi.
Điều kiện thực hiện
- Nghiên cứu tổ chức sự kiện khai mạc tại địa điểm chúng ta thực hiện
chương trình, và có thể theo dõi và sơ đồ hóa những kết quả tái chế đạt được.
- Trong quá trình tái chế có thể thu được kinh phí thông qua những rác tái
chế thu nhận được. Chúng ta có thể sử dụng kinh phí này để mua các vật tư nhằm
duy trì hoạt động của chương trình.
Hộp 3. Tiết kiệm năng lượng
1. Trao đổi với người quản lý trường học của bạn về việc áp dụng biện pháp tiết
kiệm
Gợi ý hành dộng: Giáo dục môi trường
Trường học của bạn đã xanh chưa? Hãy thúc đẩy để mọi thứ thay đổi! Dùng
88
phương pháp “Công não – Brainstorm” để đưa một số ý tưởng về cách làm thế nào
để trường học của bạn có thể tiết kiệm năng lượng mỗi ngày, và trình bày cho hiệu
trưởng.
Dưới đây là một danh sách mà bạn có thể bắt đầu thực hiện:
• Có ngày không sử dụng bóng đèn điện.
• Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact (CFBs). Kêu gọi những nhà quản lý
trường học thay thế đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang nhằm tiết kiệm điện.
• Sử dụng giấy tái chế và chúng ta có thể làm bớt đi 5 lbs. CO2 cho mỗi mỗi ram
giấy.
• Khi sử dụng điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ xuống hai độ trong mùa đông và lên hai
độ vào mùa hè. Chúng ta có thể làm bớt đi 2000 lbs. carbon dioxide mỗi năm.
2. Giáo dục bạn bè và những bạn khóa sau sử dụng năng lượng hiệu quả.
Bạn không thể bảo vệ môi trường một mình được, và có một cách dễ dàng để gia
tăng số lượng người hành động vì tiết kiệm năng lượng cho trái đất bằng cách dạy
cho những người xung quanh về việc tiết kiệm và giữ gìn năng lượng. Hay có một
cách là cho mọi người cùng xem bộ phim Wall-E để mọi người học cách để giữ cho
thế giới khỏi bị bao phủ bởi rác.
3. Tạo lập và duy trì một câu lạc bộ hành động vì tiết kiệm năng lượng
Bạn muốn làm điều gì đó với những người bạn của mình và tạo ra sự khác biệt
trong cộng đồng bởi những điều bạn và những người bạn của mình cùng quan tâm
và chia sẻ? Dường như bạn đã sẵn sàng để bắt đầu cho Câu lạc bộ hành động của
chính mình. Hãy tạo lập và duy trì một câu lạc bộ hành động vì tiết kiệm năng
lượng, bảo vệ môi trường.
5. Giải thích về đèn sử dụng năng lượng hiệu quả cho mọi người.
Làm thế nào để: Giải thích về đèn sử dụng năng lượng hiệu quả trên lớp của
bạn.
Dành một vài phút trước khi vào lớp để giải thích cho mọi người cách nhận biết và
mua đèn tiết kiệm năng lượng.
1. Xem trên bao bì và trên đèn. Với các đèn tiết kiệm năng lượng thường có các ký
hiệu biểu thị mức độ tiết kiệm năng lượng.
2. Kiểm tra nếu bạn cần một chiếc đèn được thiết kế đặc biệt. Đèn cần phải được
89
đánh dấu đặc biệt cho các tính năng như:
• Điều chỉnh cường độ sáng độ sáng
• Hẹn giờ bật tắt.
3. Bắt đầu thay đổi. Với sự cho phép của trường, tổ chức một ngày để sinh viên thay
thế các bóng đèn dây tóc hoặc không tiết kiệm năng lượng bằngcác bóng đèn huỳnh
quang tiết kiệm điện trong các phòng học.
7. Khuyến khích mọi người rút bộ sạc khi thiết bị được sạc pin xong
Giáo viên và sinh viên rút sạc cắm sau khi quá trình sạc hoàn tất.
Trong thực tế vẫn có sự tiêu hao năng lượng khi các thiết bị điện tử đã được sạc
đầy nhưng vẫn không được rút khỏi ổ điện. Nếu pin của bạn đã được sạc đầy thì nó
không nhận được thêm năng lượng từ ổ cắm, nhưng nó vẫn gây tiêu hao năng
lượng. Cắt đứt nguồn cung cấp bằng cách rút phích khỏi ổ cắm và khuyến khích
thầy cô giáo và mọi người trong lớp cùng thực hiện.
8. Chỉ cho bạn bè cách để tiết kiệm năng lượng và tiền bạc trong sinh hoạt gia
đình hàng ngày.
Làm thế nào để: giữ gìn năng lượng và tiết kiệm tiền
Bạn có biết là chúng ta đã phải chi trả bao nhiểu tiền điện cho việc sử dụng máy
tính, các thiết bị gia đình, thiết bị chiếu sáng trong một tháng?
1. Lấy giấy và bắt đầu tính xem chi phí sử dụng điện điện của bạn.
2. Chọn một sản phẩm điện tử theo danh sách ở dưới đây và viết nó ra giấy.
3. Xác định ra mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm đó. Nếu đó là một máy tính,
thì có bao nhiêu giờ bạn sử dụng chúng để làm bài tập (hay chơi game) trong mỗi
buổi tối? Nhân chúng với 30 và them hoặc trừ đi thời gian cuối tuần. Nếu đó là
chiếc bóng đèn chiếu sáng của gia đình được để mỗi đêm trong vòng 8 giờ, ta cũng
làm phép nhân 8x30.
4. Nhân công suất trung bình cho thiết bị điện tử bạn chọn (trong danh sách dưới
đây) với số giờ mà bạn sử dụng trong một tháng
5. Chia số watt-giờ(Wh) bạn có được ở bước 4 cho 1.000. Bước này là để chuyển
đổi số sang kilowatt-giờ(kWh).
6. Nhân số kWh bạn có được ở bước 5 với giá điện cho mỗi kWh từ bảng giá điện.
Nếu bạn không biết số này, bạn có thể sử dụng 2000 vnđ cho mỗi kWh. Đây chính
90
là chi phí mà bạn phải trả mỗi tháng cho thiết bị điện tử này.
7. Bây giờ bạn có số của bạn, suy nghĩ về nó! Một con số không nhỏ chút nào đúng
không? Hoặc có thể nó chỉ nhiều hơn một chút so với con số bạn mong muốn. Hãy
lập ra một danh sách các cách mà bạn có thể giảm thiểu chi phí đó xuống.
8. Cuối cùng, bạn có thể tính toán toàn bộ chi phí sử dụng năng lượng trong gia
đình hàng tháng và đưa ra được các cách để giảm thiểu chi phí tiêu thụ điện và con
số năng lượng phải sử dụng xuống!
Lưu ý: Hãy nhớ rằng một số thiết bị (như tủ lạnh) có chu kỳ tự bật/ tắt, vì vậy bạn
có thể chi tiêu ít tiền hơn bạn tính toán ở bước 6.
Bảng công suất trung bình của một số thiết bị điện gia dụng:
Đài radio ……………..70
Tivi ……………….….200
Bóng đèn …………….40
Ti vi màn hình lớn……400
Trò chơi điện tử ……...35
Tủ lạnh ……………....725
Máy sấy tóc ……..…..1800
Lò vi sóng …………...750
Máy tính …………..…200
9. Khuyến khích trường của bạn sửa chữa vòi nước và nhà vệ sinh bị rò rỉ nước .
Thông báo đến người quản lý rằng vòi nước hay nhà vệ sinh bị rỏ rỉ nước.
Một vòi nước hay bệ vệ sinh bị rỏ rỉ trong nhà vệ sinh nghe có vẻ như không phải là
một vấn đề lớn, nhưng nếu bỏ qua nó trong một thời gian dài thì có thể nó sẽ làm
ngập hết nhà vệ sinh và biến nó như một đầm lầy và không ai muốn điều này. Thông
báo với người quản trị để có thể giữ được nước và tránh một thảm họa có thể xảy
ra.
10. Tổ chức một ngày tắt điện tại trường học của bạn, và sau đó lập danh sách
những người cam kết cũng thực hiện tắt điện ở nhà
Gợi ý hành động: Tổ chức Ngày Tắt điện tại trường học của bạn
Trường học của bạn có thể làm một ngày khác biệt với mọi người bằng cách thực
hiện “Ngày Tắt điện”. Đây là một số điều đơn giản bạn có thể làm để tiết kiệm
91
năng lượng trong trường học và lớp học của bạn.
Đèn và máy tính
•
Tắt đèn và quạt khi không có ai trong lớp, đặc biệt trong giờ giải lao
và giờ nghỉ trưa.
•
Tắt máy tính và màn hình khi không sử dụng.
•
Rút phích cắm điện máy tính và thiết bị điện tử khác khi không sử dụng. Điều
này giúp ngăn chặn việc lãng phí năng lượng mặc dù pin không còn được nạp,
nhưng nó vẫn đang sử dụng điện.
Điều chỉnh nhiệt độ
•
Đóng cửa sổ và cửa ra vào khi sử dụng hệ thống làm mát, sưởi hay hệ thống
điều hòa đang chạy
•
Đảm bảo không có gì cản trở điều hòa không khí hoặc quạt thông gió trong
lớp học của bạn.
•
Hãy chắc chắn rằng các thiết lập nhiệt độ không đặt quá cao hoặc quá thấp
so với nhiệt độ ngoài trời.
Nước
•
Tắt vòi nước và vòi phun khi bạn đã sử dụng xong
•
Thông báo cho giáo viên hay nhà quản lý khi thấy có vòi nước bị rò ri trong
nhà vệ sinh, lớp học hay trong sân trường.
Quản trị
• Nói chuyện với hiệu trưởng và giáo viên của bạn để tích hợp các bài học về giữ
gìn năng lượng vào chương trình giảng dạy với mục tiêu phát triển nhận thức của
học sinh về các vấn đề môi trường hiện nay.
11. Khuyến khích trường của bạn để cài đặt đèn cảm biến
Gợi ý hành động: Khuyến khích trường học của bạn để cài đặt chuyển động cảm
biến trên bóng đèn
Bạn và các bạn cùng lớp của bạn có rất nhiều việc phải suy nghĩ tại trường học:
kiểm tra, bài tập về nhà. Tắt đèn khi bạn rời khỏi một lớp học có vẻ như một bước
đơn giản theo hướng tiết kiệm năng lượng nhưng nó dễ dàng bị bỏ quên. Đèn cảm
biến chuyển động trong trường của bạn sẽ tự động tắt nếu căn phòng trống trong
thời gian đủ lâu. Đó là một trong ít điều chúng ta có thể suy nghĩ và cân nhắc để
92
làm. Hoặc cũng có thể đặt những bóng đèn sử dụng năng lượng mặt trời nhằm giúp
tiết kiệm tối đa chi phí về năng lượng tiêu thụ
Hộp 4. Không gian xanh trong trường
1. Bắt đầu xây dựng một khu vườn và phát triển sản phẩm cho ăn uống lành
mạnh
Làm thế nào để: Bắt đầu xây dựng một khu vườn trường
Phát triển một khu vườn ở trường để khuyến khích việc ăn uống lành mạnh và giảm
bao nhiêu nhiên liệu được sử dụng để có được thực phẩm cho người tiêu dùng.
1. Tiến hành đề xuất: Nếu bạn đang có kế hoạch để thực hiện một vườn trường, có
thể bạn sẽ cần sự chấp thuận của hai hiệu trưởng hoặc hội đồng trường. Đưa ra
một kế hoạch cụ thể của
-
Nơi bạn muốn xây dựng vườn
-
Thời gian bạn sẽ bắt đầu
-
Những ai sẽ tham gia cùng
Có thể lấy mẫu hay ví dụ từ vườn trường khác để học tập và làm theo.
2. Phân tích hiện trạng sau khi đã được chấp thuận
-
Xác định loại đất
-
Bao nhiêu ánh sáng cần có
-
Nơi bạn sẽ lấy nước để tưới
-
Làm thế nào để thoát nước
2. Bắt đầu làm phân bón
Cách làm: phân hữu cơ
Ngoài trời:
1. Chọn một chỗ râm khô gần một nguồn nước cho đống ủ của bạn.
2. Thêm vật liệu nâu (lá khô) và các vật liệu xanh lá cây (cỏ hay hoa cũ), phải băm
nhỏ thành miếng khi chúng ta đem ủ.
3. Khi ủ nên có số lượng cân bằng giữa vật liệu nâu và xanh và các lớp thay thế vật
liệu hữu cơ với các kích thước khác nhau. Không thêm chất thải động vật, thịt, dầu,
sữa, cây bị bệnh, cỏ dại có hạt giống phát tán được, hoặc cây trồng bị xử lý thuốc
trừ sâu hay thuốc diệt cỏ ủ chung với đống ủ của bạn. Vì nó có thể gây tổn hại cho
93
các cây giống, thu hút sâu bệnh, hoặc tạo ra mùi hôi.
4. Làm ẩm vật liệu khô khi chúng được thêm vào. Tiến hành một cách thận trọng!
Thêm quá nhiều nước có thể làm cho hại cây và quá ít có thể làm chậm phân hủy.
5. Khi đống phân của bạn được thiết lập, kết hợp cắt cỏ và chất thải xanh lá cây
vào đống chôn trái cây và phế thải thực vật dưới 25cm của vật liệu phân. Thêm vào
một ít phân hữu cơ đã hoàn thành hoặc đất vườn để giúp kích hoạt các hoạt động
của vi sinh vật trong đống của bạn.
6 Tùy chọn: Che đống ủ với một tấm phủ để giữ ẩm. Trộn mỗi tuần một lần bằng ấy
di chuyển vật liệu từ bên ngoài. Cần đảm bảo đống ủ được phân hủy với tốc độ bình
thường.
7. Khi vật liệu ở phía dưới là bị đen lại và bạn không thể phân biệt bất cứ vật liệu
khác nhau trong đó, phân của bạn đã sẵn sàng để sử dụng. Có thể mất một vài
tháng để thu được việc này.
Trong nhà:
1. Đục một lỗ trong một thùng rác. Các vi khuẩn lên men thì là những vi khuẩn hiếu
khí, chúng cần oxy để thực hiện quá trình này.
2. Cắt các mảnh vụn thực vật thành nhiều phần nhỏ và đặt chúng bên trong thùng
rác. Như với các đống ngoài trời, bạn nên sử dụng một số vật liệu xanh lá cây và
nâu.
3. Xịt nước vào nguyên liệu thực vật nhỏ bên trong để làm ướt nhưng không được
quá nhiều nước.
4. Đậy nắp trên hộp. Hãy để sự kỳ diệu xảy ra.
5. Đặt thùng rác lên trên viên gạch hoặc miếng gỗ để cách khỏi mặt đất. Điều này
sẽ giữ cho nó khỏi bị rỉ sét.
6. Đảo thùng hàng ngày nếu có thể, hoặc ít nhất là một lần một tuần.
7. Thêm nguyên liệu thực vật vào bất cứ lúc nào..
8. Giữ phân ẩm bằng cách phun nó với nước khi bắt đầu bị khô.
9. Sau một tháng, khi bạn lần đầu tiên thu hoạch phân của bạn, sử dụng mảnh lọc
để phân tách ra phân hữu cơ chưa hoàn thành.
5. Khuyến khích để các loài thực vật tự nhiên phát triển trong vườn của bạn
Gợi ý hành động: Hãy để khu vườn đạt được sự đa dạng sinh học.
94
Không cắt dọn cỏ quá thường xuyên
Giữ độ cao bãi cỏ của bạn với mức cho phép cỏ để giữ nước nhiều hơn và tránh
ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào đất.
Tưới nước một cách hợp lý
Bạn muốn bãi cỏ của bạn được ngậm nước, nhưng bạn không làm nó ngập úng.
Hạn chế tưới nước khoảng ba lần một tuần (ít hơn nếu có dự báo mưa).
Diệt cỏ tự nhiên
Diệt cỏ với thuốc diệt cỏ không phải là cách tốt nếu bạn muốn làm cho khu vườn
sinh động và xanh tươi. Áp dụng phủ cỏ xén hoặc lá cỏ của bạn nếu bạn muốn nó
để giữ ẩm. Không áp dụng quá nhiều, nó có thể làm cho đất chua đi.
Làm một vườn cỏ nhỏ
Vạch ra một diện tích cỏ tự nhiên, thêm hạt giống bản địa và để cho nó phát triển.
Vườn cỏ mới của bạn sẽ cung cấp hạt giống và mật hoa cho các loài chim, bướm,
ong và côn trùng thụ phấn khác.
Hộp 5. Không gian Ký túc xá, chỗ ở
1. Tắt các thiết bị điện, đèn, và quạt khi bạn rời khỏi phòng
2. Ngăn chặn năng lượng bị hao hụt và tiết kiệm điện.
Gợi ý hành động: Ngăn chặn năng lượng bị hao hụt và tiết kiệm điện.
Năng lượng hao hụt dùng để chỉ điện tiêu hao cả khi thiết bị điện tử không sử dụng.
Thực hiện theo các mẹo đơn giản để tiết kiệm năng lượng và chi phí phải trả cho
hóa đơn tiền điện.
Rút dây sau khi sử dụng
Những thứ cần tháo phích cắm điện sau khi sử dụng:
Bàn là, máy sấy tóc
Tháo phích cắm sau khi sạc đầy:
Rất nhiều thứ sử dụng pin sạc. Không cần thiết luôn cắm vào ổ điện bạn đã ra khỏi
nhà.
• bộ sạc điện thoại di động
• dao cạo điện
95
• máy tính bảng, máy tính xách tay
Rút phích trước khi đi ngủ
Thậm chí nếu bạn sử dụng một cái gì đó cả ngày mà không sử dụng nó khi bạn đang
ngủ thì chúng ta có thể rút phích cắm thiết bị điện tử thông thường và khởi động lại
vào ngày hôm sau.
• máy tính bàn
• TV
• Dàn âm thanh
3. Sử dụng các chế độ ngủ đông, tiết kiệm năng lượng trên máy tính
4. Đi bộ, đi xe đạp thay vì sử dụng xe máy để di chuyển
Gợi ý hành động: Tiết kiệm xăng
Với việc nhiên liệu đang ngày càng tang giá, mọi người đang vật lộn để tìm cách để
tiết kiệm năng lượng và tiền bạc. Thực hiện các mẹo đơn giản sau để tiết kiệm xăng:
Kiểm tra bộ lọc không khí của bạn
• Một bộ lọc không khí sạch có thể cải thiện tiết kiệm nhiên liệu đến 10%. Điều này
thường không được mọi người chú ý đến.
Điều chỉnh
• Một công cụ điều chỉnh đúng cách có thể cải thiện số dặm 4%.
Bơm lốp
Xe được bơm không đúng cách không đúng cách đã làm phồng lốp xe hoặc làm quá
xẹp lốp, điều này cũng gây tiêu hao nhiên liệu hơn.
Lái xe êm hơn
Cách bạn tăng tốc và giảm tốc nhẹ nhàng sẽ tiết kiệm xăng đến 33% trên đường cao
tốc và 5% khi đi ở khu vực nội thành.
Tắt máy khi chạy không tải (Dừng chờ đèn đỏ)
• Ngoài ra gây ô nhiễm với chất thải khí chạy không tải. Nếu dừng lại quá 30 giây,
tắt động cơ, ngoại trừ trong khi tham gia giao thông trong khóa học. Và không cần
bận tâm để làm nóng động cơ chiếc xe của bạn trước khi lái xe – vì đó là điều
không cần thiết.
5. Tích cực thảo luận, trao đổi với mọi người về thói quen tiết kiệm năng lượng
Cửa sổ
96
• Láp rèm cửa, bằng cách này, cửa sổ có thể mở lại trong mùa hè mà không sợ côn
trùng vào.
Cửa ra vào
• Giữ cửa mở vào mùa hè để tận hưởng những cơn gió mát mẻ tuyệt vời. Hoặc có
thể lắp màn để ngăn trao đổi nhiệt độ bên trong và bên ngoài đồng thời ngăn được
côn trùng.
6. Giữ cửa ra vào và cửa sổ được đóng lại khi điều hòa không khí bật
7. Thông khí cho cửa sổ và cửa ra vào tùy thuộc vào thời tiết.
8. Đặt nhiệt độ thích hợp để tiết kiệm năng lượng
9. Tổ chức trao đổi quần áo với bạn bè
Gợi ý hành động: Tổ chức một buổi trao đổi quần áo
Với những quần áo và đồ đạc không dung đến, chúng ta có thể trao đổi lẫn nhau. Và
nếu là được điều này, chúng ta sẽ bớt đi một khoản tiền để mua đồ và điều này đồng
nghĩa với việc tiết kiệm được năng lượng và nguyên liệu sản xuất.
Bắt đầu buổi gặp
Sắp xếp một nơi nào đó cho tất cả mọi người đều có thể đến được, tốt nhất là trong
một ngôi nhà nào đó để mọi người có thể thử quần áo.
Chuẩn bị đồ
Tất cả mọi người sắp xếp và giặt quần áo của họ trước. Khi đồ được mang đến,
phân loại quần áo qua kích thước và điều kiện, do đó bạn có thể có góc cho " áo
thun",” kích cỡ trẻ em", hoặc " quần denim đã được sử dụng, kích thước 10-16".
Trao đổi!
Cho phép mọi người thử đồ của nhau và lấy những thứ họ có thể sử dụng
Sửa chữa quần áo
Hãy chắc chắn có dụng cụ may vá để sửa chữa những lỗ hổng nhỏ.
Quần áo thừa
Nếu có những quần áo không ai nhận hay trao đổi, bạn có thể tặng nó cho những
người nghèo hay quyên vào các tổ chức từ thiện. Hoặc chúng ta có thể sáng tạo với
quần áo thừa và sử dụng lại chúng.
10. Khuyến khích gia đình của bạn để giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và phục
hồi đồ sử dụng
97
Gợi ý hành động: Khuyến khích bạn bè và gia đình để tái chế một cách hiệu quả
Khuyến khích gia đình và bạn bè của bạn để giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, phục
hồi đồ sử dụng ở nhà. Chúng tôi đã có một số mẹo đơn giản để giúp bạn tạo ra một
thế giới và gia đình tốt đẹp hơn.
Trong nhà bếp
• Sử dụng nồi niêu xoong chảo, bát đũa thân thiện với môi trường.
• Tủ lạnh được dự trữ đầy thực phẩm bên trong ít tiêu tốn năng lượng hơn là một tủ
lạnh trống không.
• Mua đồ số lượng lớn để giảm thiểu việc sử dụng túi
• Tái sử dụng các thùng chứa, lá nhôm và túi.
Phòng khách
• Tiết kiệm năng lượng bằng cách chuyển sang bóng đèn huỳnh quang compact.
• Sử dụng các thiết bị điện ít tiêu tốn điện năng hơn.
• Hãy chắc chắn rằng cửa sổ phòng khách của bạn được đóng, đặc biệt là trong mùa
đông.
Phòng ngủ
• Sử dụng chăn nệm với len hữu cơ hoặc vải cotton.
• Tái sử dụng đồ nội thất phòng ngủ cũ của bạn bằng cách phục hồi sửa chữa nó,
hoặc mua sắm tại các cửa hàng giá rẻ, đồ cũ.
• Ngủ với không khí trong lành bằng cách đặt các tấm lọc lọc, quạt hay máy lọc.
• Tái chế đồ điện tử cũ như máy tính, đĩa CD, DVD, và đồ điện tử khác không dùng
trong phòng của bạn.
Phòng giặt
• Tiết kiệm năng lượng bằng cách cho nhiều quần áo nhất trong mức cho phép cho
mỗi lần giặt hay sấy khô.
• Sửa chữa quần áo cũ để phù hợp với phong cách hiện tại của bạn.
• Giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc không sử dụng bình nóng lạnh
• Sử dụng chất tẩy rửa thân thiện với môi trường.
Sân vườn
• Trồng hoa, cây cối.
• Xây dựng một vườn rau.
98
• Loại bỏ các loại thuốc trừ sâu độc hại và phân bón bằng cách sử dụng nhiều lựa
chọn thay thế thân thiện với môi trường hơn.
11. Kêu gọi mọi người sử dụng tiết kiệm nước
Gợi ý hành động: Tổ chức thi với bạn bè về việc sử dụng tiết kiệm nước để giảm
thiểu lượng nước sử dụng.
1. Mỗi thành viên viết ra tất cả mọi việc mà người đó sử dụng nước trong cuộc sống
hàng ngày.
2. Xem xét và xác định lượng nước cho mỗi hoạt động trên danh sách của mỗi
người. Ví dụ:
• Bốn phút tắm: 4 lít
• Xả vệ sinh: 2-3 lít mỗi lần xả cho một nhà vệ sinh
• Rửa tay: 2 lít mỗi phút
• Đánh răng: 2 lít mỗi phút
• Giặt đồ: 43 lít mỗi lần giặt
3. Bây giờ thi xem ai có thể sử dụng nước ít nhất trong một ngày. Chỉ định một giải
thưởng đặc biệt hoặc công nhận cho những người sử dụng ở mức 10 lít/ ngày.
4. Cho phép mọi người không giới hạn số lượng nước uống (bạn không muốn gửi
bất cứ ai đến bệnh viện).
5. Sau phần báo cáo của mọi người về kết quả đã đạt được, thảo luận về những gì
mọi người biết. Đặt những câu hỏi như:
• Điều khó khăn nhất của cuộc sống mà không có nước là gì?
• Bạn có biết rằng có những người chỉ có 8 lít nước sạch để dung mỗi ngày?
12. Đăng tải những mẹo tiết kiệm năng lượng thông qua mạng truyền thông xã
hội
Gợi ý hành động: Đăng tải những mẹo tiết kiệm năng lượng thông qua mạng xã
hội
Hiện nay sự phổ biến của các mạng xã hội là rất mạnh mẽ, chúng ta có thể sử dụng
nó như là một công cụ hữu ích bằng cách thông qua đó đăng tải những nội dung
mình quan tâm để khuyến khích cổ vũ mọi người tiết kiệm năng lượng qua những
cách thức sau:
• Thay bóng đèn dây tóc bằng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện
99
• Tạo lớp cách nhiệt cho nhà và phòng để tiết kiệm năng lượng.
• Giảm thời gian sử dụng nước xuống một nửa trong tuần.
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản nhà trường của Hiệu
trưởng trường dạy nghề, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng
nhu cầu đào tạo nghề xanh, đó là:
Biện pháp 1: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên về nhận thức cũng như kiến thức về nhu cầu đào tạo nghề xanh
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà
trường theo các đặc điểm của trường xanh
Biện pháp 3: Đưa ra các quy định tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo
Biện pháp 4:Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường
Biện pháp 5:Phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường
Biện pháp 6:Thúc đẩy phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong
nhà trường
Để khẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề
xuất chúng tôi dùng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia để khảo nghiệm các biện
pháp. Phương pháp được thực hiện theo quy trình sau:
Bước1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia
Bước 2: Lựa chọn chuyên gia
Những chuyên gia mà chúng tôi lựa chọn gồm 87 người. Đó là các cán bộ
quản lý về dạy nghề, hiệu trưởng và giáo viên của 15 trường Cao đẳng nghề.
Bước 3: Xin ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu
Sau khi xây dựng xong mẫu phiếu trưng cầu ý kiến, chúng tôi trực tiếp đến
gặp các chuyên gia để xin ý kiến về mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp đề xuất. Kết quả được thống kê và thể hiện qua các bảngdưới đây:
100
Bảng 8:Thống kê kết quả đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý nhà trường
Tính cấp thiết
Số
TT
Các biện pháp quản lý
Rất
nhà trường
cần
thiết
Tính khả thi
Khôn
Cần
g
thiết
cần
thiết
Rất
khả
thi
Khả
thi
Không
khả
thi
Bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, giáo
1.
viên về nhận thức cũng như
80%
20%
0%
80%
20%
0%
100%
0%
0%
53,33
46,67
%
%
60%
40%
0%
6,67%
0%
kiến thức về nhu cầu đào
93,33
%
6,67%
0%
tạo nghề xanh
Thúc đẩy việc xây dựng,
2.
phát triển nhà trường theo
các đặc điểm của trường
46,67
53,33
%
%
66,67
33,33
%
%
53,33
46,67
%
%
40%
60%
0%
6,67%
0%
0%
xanh
3.
4.
5
Tăng
xanh
hóa
chương trình đào tạo
Tạo ra cộng đồng xanh
trong và ngoài nhà trường
Phát triển văn hóa xanh
trong và ngoài nhà trường
Thúc
6
cường
đẩy
phong
trào
nghiên cứu xanh và áp
dụng vào trong nhà trường
93,33
%
0%
93,33
%
0%
0%
Kết quả khảo sát cho thấy về những người tham gia khảo sát về cơ bản đều
nhất trí đồng tình với các biện pháp được đưa ra trong đề tài. Đồng thời thấy rõ sự
cần thiết và tính khả thi của từng biện pháp cũng như mức tỉ lệ % của các nội dung
then chốt bên trong từng biện pháp. Nhìn chung, các biện pháp đưa ra đều được
101
đánh giá là cần thiết, nếu tổ chức thực hiện tốt và đồng bộ các biện pháp này thì sẽ
giúp giải quyết được nhu cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường dạy nghề. Tuy
nhiên, mức độ cần thiết cũng như tính khả của từng biện pháp không giống nhau, có
sự khác biệt giữa các biện pháp và các nội dung của từng biện pháp. Qua đây ta có
thể thấy được phần nào xu hướng chung của nó. Trong khuôn khổ nghiên cứu của
đề tài, kết quả bước đầu là đã giải quyết được việc đưa ra các biện pháp nhằm đáp
ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh. Nếu những biện pháp được áp dụng vào thực tế
trong các trường dạy nghề thì nó sẽ được chứng minh một cách rõ ràng hơn thông
qua quá trình quản lý nhà trường của các cán bộ quản lý, đặc biệt là người hiệu
trưởng.
Tóm lại, các biện pháp quản lý nhà trườngmà chúng tôi nêu trên không phải
là những vấn đề quá khó đối với người cán bộ quản lý trường dạy nghề. Xét về tính
khả thi của đề tài thì thực sự không quá tốn kém đến sức người, sức của trong quá
trình thực hiện. Nhưng đòi hỏi phải phát huy hết nội lực, sự kiên trì, ham học hỏi,
cầu tiến của tất cả mọi người, bởi vì đây là quá trình biến đổi lâu dài và từ từ chứ
không thể làm nhanh được. Được như vậy thì các biện pháp quản lý mà chúng tôi
nêu trên nó trở thành một công cụ hiệu quả và có tính định hướng cho các nhà quản
lý khi thực thi, tuỳ từng hoàn cảnh, từng thời điểm mà quan tâm, nhấn mạnh đến
biện pháp này hay biện pháp khác và nó trở thành cần thiết trong công tác quản lý
của các nhà quản lý các trường dạy nghề trong giai đoạn hiện nay. Trong quá trình
thực hiện các biện pháp này đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ, sự nỗ lực rất lớn
của các nhà trường và của các cấp lãnh đạo.
102
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đối với nhu cầu đào tạo nghề xanh
ở chương 1 và thực trạng nhu cầu đào tạo nghề xanh, bám sát vào định hướng phát
triển dạy nghề, các nguyên tắc đề xuất giải pháp, tác giả đã đề xuất 06 giải pháp.
Đây là những giải pháp có liên quan chặt chẽ với nhau. Thực hiện đồng bộ các giải
pháp này, quản lý nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh sẽ đạt hiệu
quả cao, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong những năm tới.
103
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1. Trong những năm gần đây, chủ đề liên quan đến phát triển bền vững, định
hình nền kinh tế xanh luôn nhận được mối quan tâm của mọi người. Đặc biệt là quá
trình xanh hóa đào tạo nghề trong lĩnh vực đào tạo nghề hiện nay cũng là một khía
cạnh quan trọng trong sự nghiệp phát triển, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước
hiện nay. Tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường
dạy nghề hiện nay thì phải nâng cao công tác quản lý nhà trường của các cán bộ
quản lý, đặc biệt đối với người hiệu trưởng – đầu tàu của mỗi nhà trường. Qua
nghiên cứu thực trạng cho thấy, công tác quản lý của Hiệu trưởng mặc dù có nhiều
cố gắng trong việc duy trì các mảng hoạt động trong nhà trường, song việc đáp ứng
nhu cầu đào tạo nghề xanh lại chưa được chú trọng đúng mức, dẫn đến việc thiếu
nhận thức, hiểu biết của học sinh và giáo viên trong trường về xu hướng đào tạo
nghề hiện nay cũng như xây dựng các biện pháp đảm bảo môi trường xanh, sạch,
đẹp đồng thời tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí cho nhà trường.
2. Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất ra 6 biện
pháp cơ bản đó là: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo
viên về nhận thức cũng như kiến thức về nhu cầu đào tạo nghề xanh; Xây dựng kế
hoạch thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường theo các đặc điểm của trường
xanh; Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo; Tạo ra cộng đồng xanh trong và
ngoài nhà trường; Khuyến khích và phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà
trường; Khuyến khích phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong nhà
trường.
Các biện pháp được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên được
kiểm định qua việc điều tra quan điểm cá nhân mà chúng tôi lựa chọn gồm 29 cá
nhân, đó là các chuyên gia về dạy nghề của Tổng cục dạy nghề, các cán bộ quản lý,
hiệu trưởng của 14 trường Cao đẳng nghề. Kết quả cho thấy các biện pháp chúng tôi
đề xuất phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi.
Các biện pháp tăng cường quản lý nhà trường được nêu trên không phải là
những biện pháp đơn lẻ, tách rời nhau mà chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
thành một hệ thống có tác động bổ sung cho nhau trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo nghề. Do đó vận dụng các biện pháp ấy như thế nào để đạt được hiệu quả
104
cao nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng và sự nhạy cảm của người Hiệu
trưởng và các cán bộ quản lý. Nếu các nhà quản lý biết lựa chọn và triển khai cụ thể
tăng cường biện pháp quản lý thích hợp với hoàn cảnh thực tế thì chắc chắn sẽ đạt
hiệu quả cao để đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh trong nhà trường dạy nghề hiện
nay.
2. Khuyến nghị
Để có thể thực hiện những giải pháp trên đây, chúng tôi mạnh dạn kiến nghị
với các cấp quản lý, các cơ quan liên quan một số vấn đề cụ thể như sau:
2.1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề. Sửa Luật dạy nghề và các quy
định liên quan đến dạy nghề trong các Bộ luật, Luật.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách về dạy nghề, học nghề:
- Hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về dạy nghề theo hướng phân định rõ
chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, gắn với trách nhiệm và tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra; đảm bảo sự giám sát của cơ quan nhà nước và các tổ chức chính
trị xã hội và nhân dân.
- Có cơ chế để cơ sở dạy nghề là một chủ thể độc lập, tự chủ; ...
- Nghiên cứu bổ sung các chính sách quản lý, hướng dẫn thực hiện xây dựng
quy hoạch, kế hoạch gắn liền với tăng trưởng bền vững, nhu cầu đào tạo nghề xanh.
Khi đó, các kế hoạch thực hiện hoạt động đào tạo nghề xanh sẽ khả thi hơn
-Bộ Lao động – thương binh và xã hộiđề xuất với Chính phủ các chính sách
ưu tiên đối với cán bộ quản lý nhà nước về hoạt động đào tạo nghề xanh;
- Nghiên cứu trình Chính phủ sửa đổi Luật dạy nghề, bổ sung các nội dung
chưa có quy định trong Luật như: kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; việc
thành lập tổ chức kiểm định độc lập, trung tâm kiểm định, quyền hạn và trách
nhiệm của các tổ chức này; …
2.2. Tổng cục Dạy nghề, Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề:
- Nghiên cứu, bổ sung các chính sách quản lý, hướng dẫn thực hiện xây dựng
tăng trưởng xanh
- Nghiên cứu, điều tra, dự đoán nhu cầu đào tạo nghề xanh
105
- Hướng dẫn, phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và xã hội trong các
công tác kiểm tra, giám sát các trường nghề thực hiện kế hoạch đào tạo dựa trên
nhu cầu thị trường lao động
- Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm cho đội ngũ cán bộ
, nghiên cứu viên
2.3. Các trường dạy nghề
Tích cực nghiên cứu và triển khai xanh hóa cơ sở dạy nghề của mình theo
điều kiện và khả năng của mỗi đơn vị cho phù hợp
Đề xuất các sáng kiến cụ thể trong quá trình xanh hóa đào tạo nghề trong nhà
trường của mình.
106
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alex Bowen, Policy Research Working Paper 5990: Green’ Growth, ‘Green’
Jobs and Labor Markets, The World BankSustainable Development Network, 2012.
2.BIBB, VET in Euro – Country Report Germany, 9th Edition, Germany 2011.
3.Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ
2011 -2020.
4.CEDEFOP (ILO), Green Skills and environmental awareness in vocational
training education. Synthesis report, Luxembourg, 2012.
5.CEDEFOP (ILO), Skill for Green Jobs. A Global View, Geneva, 2011.
6.CEDEFOP (ILO), Skill for Green Jobs. Briefing note. Thessaloniki, 2010.
7.Đặng Bá Lãm, Quản lý nhà nước về giáo dục Lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, 2005.
8.Đặng Quốc Bảo, Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, NXB giáo
dục, Hà Nội, 2010.
9.Đặng Quốc Bảo, Những khái niệm cơ bản về Quản lí giáo dục, Trường Cán bộ
quản lý giáo dục trung ương 1, Hà Nội, 2007.
10.GIZ, Green skill development – essential for the transititon to green growth,
2013.
11.GIZ, Report on TVET for a Sustainable Development implementation in
Program Reform TVET in Vietnam and Concrete recommendation to green skills in
Vietnam, 2013.
12.GIZ, TVET for a Green Economy, Bonn, 2013.
13.Luật Dạy nghề, NXB Giáo dục, 2006.
14.Luật Giáo dục, NXB Giáo dục, 2005.
15.Majumdar Shyamal,Developing a Green TVET Framework, Bonn, 2012.
16.Majumdar Shyamal,Greening TVET: Connecting the Dots in TVET in
Sustainable Development, Bonn, 2012.
17.Majumdar Shyamal,Integrating Sustainable Development in TVET
Curriculum, Thailand, 2007.
18.Mertineit, K-D,TVET for a green economy. Presentation in the workshop on
“Greening TVET for achieving National Green Growth Strategy”, Hanoi, 2013.
19.Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý , Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.
20.Nguyễn Thị Mỹ Lộc chủ biên, Quản lý giáo dục – một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia, Hà Nội, 2012.
21.OECD, Tools for Delivering on Green Growth, OECD Meeting on Council at
Ministerial level, Paris, 2011
22.Phạm Viết Vượng,Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, giáo trỡnh dành
cho học sinh cao học và nghiờn cứu sinh, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000.
23.Quisumbing, L.R. The Importance of Values Education for TVET and its
Economic and Human Resource Development Program, Paper presented at the
UNESCO Asia Pacific Conference, Adelaide, 2001
24.UNESCO – UNEVOC, Orienting technical and Vocational Education and
Training for Sustaninable Development, Bonn, Germany, 2004
107
25.Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề, Báo cáo quốc gia
về dạy nghề năm 2011; NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội, 2013.
26.Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề, Báo cáo quốc gia
về dạy nghề năm 2012; NXB Lao động – Xã Hội, Hà Nội, 2014.
27.Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề - Tổng cục dạy nghề, Đào tạo nghề thuật ngữ chọn lọc; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007
28.Viện quản lý kinh tế Trung ương, Thông tin chuyên đề Tiềm năng tạo việc làm
xanh ở Việt Nam, 2012.
29.Vũ Cao Đàm,Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, 2011.
108
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT CƠ SỞ DẠY NGHỀ
Tăng trưởng bền vững; Đào tạo nghề xanh
Phiếu khảo sát chỉ sử dụng các thông tin này phục vụ mục đích nghiên cứu và
đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối các thông tin Ông/ bà cung cấp
Một số thông tin về khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung nghiên cứu:
- “Việc làm xanh” là công việc giảm thiểu tác động của các doanh nghiệp và các
ngành kinh tế đến môi trường ở mức thấp nhất để phát triển bền vững (Theo Tổ
chức lao động quốc tế - ILO).
- “Xanh hóa” làthuật ngữ diễn tả việc chuyển đổi từ quy trình sản xuất, dịch vụ
hoặc các hoạt động hiện tại sang những quy trình sản xuất, dịch vụ, hoạt động giảm
thiểu tác động đến môi trường.
- “Đào tạo nghề xanh” là quá trình đào tạo nghề được gắn liền với bảo vệ môi
trường, tiết kiệm năng lượng, giảm khí phát thải nhà kính.
Nếu Ông/bà có bất kỳ câu hỏi hoặc muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ:
Đoàn Duy Đông - Viện nghiên cứu Khoa học Dạy nghề/ Tổng cục dạy nghề.
ĐT: 098 882 5155 CQ:
(04) 39 44 90 64 Email: dongdoanduy@gmail.com
PHẦN 1: Thông tin chung
1. Tên cơ sở dạy nghề:
2. Họ và tên người trả lời:
Vị trí, chức vụ hiện tại của Ông/bà tại trường:
3. Xin đánh dấu vào ô tương ứng với tuổi của Ông/bà:
Dưới 21 tuổi
50-59
4. Giới tính
21-29
Trên 60
Nam
30-39
40-49
Nữ
6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Chứng chỉ chuyên môn
Cao đẳng
Thạc sỹ, Tiến sỹ
Trung cấp
Đại học
Khác (nêu rõ): …………
109
PHẦN 2: Thông tin về cơ sở dạy nghề
7. Tổng số học viên đang theo học tại trường: ….. người
8. Số lượng giáo viên và cán bộ đang làm việc trong trường? (Xin đánh dấu vào
ô có số lượng tương ứng)
Giáo
Cán bộ và
Cán bộ, kỹ
Tổng số
Trong đó số
viên/
nhân viên
thuật viên
giáo
giáo viên,
Giảng
quản lý,
thuộc bộ
viên
hành chính
phận hỗ trợ
viên, cán cán bộ là nữ
bộ
khác
Ít hơn 19 người
20-39 người
50-79 người
80-109 người
110-149 người
150-199 người
trên 200 người
9. Liệt kê tên các chương trình/ khóa học mà nhà trường đang đào tạo?
Cấp trình độ đào tạo Trình độ đầu vào
Tổng
(ghi theo mã sau:
1. THCS
số học học
Tên chương trình
1: Cao đẳng nghề
2. THPT
viên
sinh
đào tạo
2: Trung cấp nghề
3. Khác
(2013)
nữ
3: Sơ cấp nghề
(ghi cụ thể)
110
Tỷ lệ
(%)
PHẦN 3: Đánh giá thực trạng Quản lý đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại
nhà trường
10. a) Ông/bà đã từng được biết hay đã tiếp cận tới các vấn đề liên quan Đào
tạo nghề xanh chưa?
Đã có tham những nghiên cứu liên
Đã từng nghe nói đến
quan chuyên sâu về ĐTNX
Chưa từng được nghe
b) Nếu đã từng được biết, ông bà được tiếp cận thông tin theo cách nào ? (Chọn
tất cả các phương án đúng)
Sách, báo, phương tiện thông tin đại chúng
Hội thảo, hội nghị
Lớp tập huấn, bồi dưỡng
Tham gia các đề tài nghiên cứu liên quan
11. Xin vui lòng cho biết NHẬN ĐỊNH của Ông/bà về những nội dung sau:
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
a) Trường có sử dụng các nguyên vật liệu tái chế
1
2
3
4
5
b) Trường xây dựng cơ sởhạ tầng đáp ứng đảm bảo
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
d) Trường có phân loại và xử lý rác thải
1
2
3
4
5
e) Trường có sử dụng những nguồn ánh sáng tự
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
không gây độc hại đối với môi trường
c) Trường có những nội quy về vệ sinh an toàn trong
nhà xưởng, lớp học, các khu thực hành
nhiên
f) Trường có khuôn viên cây xanh và tổ chức các lễ
phát động trồng cây
g) Trường có sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo
(năng lượng mặt trời, năng lượng gió,….)
111
12. Xin vui lòng cho biết NHẬN ĐỊNH của Ông/bà về những nội dung sau:
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
a) Trong 3 năm qua, việc phát triển kinh tế đã ảnh 1
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
hưởng đến sự phát triển các chương trình đào tạo của
nhà trường
b) Trường có tham gia vào việc đưa ra các sáng kiến 1
cùng với các doanh nghiệp để phát triển các chương
trình theo kỹ năng yêu cầu
c) Chương trình đào tạo gắn với việc phát triển các 1
công nghệ mới
d) Nhu cầu đối với một số khóa học/ chương trình 1
học liên quan đến môi trường ngày càng tăng
e) Các chương trình đào tạo hiện tại của trường đáp 1
ứng được yêu cầu về kỹ năng ở cấp độ địa phương
hoặc khu vực
f) Chương trình đào tạo của trường được lồng ghép 1
vấn đề bảo vệ môi trường, an toàn lao động
g) Trường có những hội thảo chuyên đề về vấn đề 1
môi trường
h) Chương trình thực hành an toàn, thân thiện với 1
môi trường
i) Các chương trình của trường phù hợp với các miêu 1
tả kỹ năng nghề và tiêu chuẩn kỹ năng trong ngành
công nghiệp
13. Xin vui lòng cho biết NHẬN ĐỊNH của Ông/bà về những nội dung sau:
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
112
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
a) Trường có các câu lạc bộ, nhóm hoạt động vì môi 1
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
trường (đội vệ sinh môi trường tự quản,vv)
b) Trường có các hoạt động hưởng ứng những ngày 1
lễ về môi trường (Ngày môi trường thế giới, Giờ trái
đất,vv)
c) Trường phối hợp với doanh nghiệp trong việc đào 1
tạo đáp ứng cập nhật khoa học kỹ thuật
d) Trường có các biện pháp tuyên truyền cho việc vệ 1
sinh, an toàn, bảo vệ môi trường trong và ngoài nhà
trường (biểu ngữ, pa-nô, áp phích, khẩu hiệu,vv)
e) Trường tổ chức các hoạt động ý nghĩa phát động 1
việc bảo vệ môi trường
f) Trường có những hội thi với nội dung làm xanh 1
không gian sống
g) Làm cam kết bảo vệ vệ sinh, môi trường trong và 1
ngoài trường.
14. Xin vui lòng cho biết NHẬN ĐỊNH của Ông/bà về những nội dung sau:
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
a) Phát động thi đua bảo vệ môi trường
1
2
3
4
5
b) Trường có những biện pháp tuyên truyền bảo vệ 1
2
3
4
5
2
3
4
5
1
2
3
4
5
e) Khuyến khích học sinh có ý thức trong việc phân 1
2
3
4
5
môi trường, giữ gìn về sinh
c) Trường tổ chức các lễ phát động trồng cây xanh, 1
tiết kiệm năng lượng,vv
d) Không hút thuốc lá trong khu vực trường học
loại rác thải, giữ gìn vệ sinh trong nhà trường
113
f) Tiết kiệm năng lượng và sử dụng nguồn sáng tự 1
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
nhiên
g) Có những quy định quy chế về bảo quản, giữ gìn 1
vệ sinh nhà xưởng, khu thực hành gọn gàng, ngăn
nắp
h) Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng 1
thay cho các phương tiện cá nhân tiêu thụ năng
lượng (xe máy,vv)
15. Xin vui lòng cho biết NHẬN ĐỊNH của Ông/bà về những nội dung sau:
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
a) Tổ chức các phong trào nghiên cứu gắn liền với 1
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
bảo vệ môi trường
b) Sử dụng các biện pháp tái chế chất thải, tái chế 1
nguyên vật liệu thực hành,
c) Trường đặt ra các chỉ tiêu về nghiên cứu liên quan 1
đến bảo vệ môi trường cho giáo viên và học sinh
d) Khuyến khích sáng kiến, sáng chế tiết kiệm năng 1
lượng hay sử dụng năng lượng hiệu quả
e) Cải tiến kỹ thuật để bảo vệ môi trường hiệu quả 1
hơn
f) Nghiên cứu áp dụng các dạng năng lượng tái tạo 1
mới, ít ảnh hưởng môi trường
16. Xin cho biết mức độ đồng ý hoặc không đồng ý với những nội dung sau:
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
Các nội dung:
114
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
a) Trường cần phát triển cách thức tiếp cận toàn diện 1
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
2
3
4
5
để điều chỉnh hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu
xanh hóa nền kinh tế
b) Trường phải đối mặt với nhiều thách thức trong 1
việc giải quyết vấn đề phát triển xanh hóa đào tạo
nghề trong nhà trường
c) Trường có tham gia vào các hoạt động hợp tác đối 1
nội và/hoặc đối ngoại về việc đưa các kỹ năng xanh
vào các khóa học/ chương trình đào tạo
d) Nhu cầu đối với một số khóa học/ chương trình 1
học ngày càng tăng
e) Trường cần thêm sáng kiến mới hoặc tiếp tục cung 1
cấp các chương trình đào tạo để đáp ứng xanh hóa
đào tạo nghề
f) Nhà trường đã và đang phát triển các khóa học/ 1
chương trình đào tạo mới để cung cấp các Kỹ năng
xanh cho các học viên
g) Trường đã bổ sung đào tạo các kỹ năng mới và 1
năng lực mới vào trong các khóa học hiện tại để đáp
ứng xanh hóa đào tạo nghề
h) Trong trường, nội dung “xanh hóa” chủ yếu được 1
giảng dạy ở các môn học chung
i) Trong trường, nội dung “xanh hóa” chủ yếu được 1
giảng dạy ở các môn chuyên ngành
k) Nhà trường đã và đang xây dựng các tiêu chuẩn 1
kỹ năng nghề “xanh” toàn diện
l) Nhà trường đã và đang xây dựng một hệ thống 1
chứng nhận toàn diện cho các tiêu chuẩn kỹ năng
xanh
m) Trường đang đào tạo các học viên cho các ngành 1
công nghiẹp chủ chốt, các ngành là động lực chính
115
cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực
n) Các chính sách và hoạt động của trường rất hiệu 1
2
3
4
5
quả trong việc phát triển các kỹ năng và kiến thức
“xanh” cho các học viên để họ được cập nhật các
kiến thức và kỹ năng đáp ứng nhu cầu của ngành
công nghiệp và dịch vụ
17. Những thay đổi trong các chương trình học/ khóa đào tạo của nhà trường
là hệ quả của các vấn đề nào sau đây? (Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
a) Nhiều người sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo 1
2
3
4
5
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
1
2
3
4
5
hơn (ví dụ năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt, v.v..)
b) Nhiều người chuyển sang sử dụng các sản phẩm 1
và dịch vụ sử dụng năng lượng hiệu quả hơn (các
thiết bị, thiết bị gia dụng, phương tiện vận tải … tiết
kiệm năng lượng)
c) Nhiều tổ chức chuyển sang sử dụng các quy trình
làm giảm/ loại bỏ khí thải ô nhiễm và khí thải gây
hiệu ứng nhà kinh và chuyển sang quy trình tái chế
và tái sử dụng hơn
d) Nhiều người chuyển sang sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên hơn
(ví dụ như các sản phẩm nông nghiệp xanh, lâm
nghiệp bền vững, quản lý đất, quản lý nước )
e) Nhiều người chuyển sang sử dụng các sản phẩm
và dịch vụ tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn về
môi trường
116
PHẦN 4: Xin Ông/ bà vui lòng cung cấp thêm ý kiến cụ thể cho các câu hỏi
dưới đây:
18. Ông/ bà có ý kiến gì khác:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
19. Ông/bà thấy đâu là lợi ích nổi bật của việc phát triển nhà trường đáp ứng
tăng trưởng kinh tế toàn diện và xanh hóa đào tạo nghề (xin lấy ví dụ minh
họa)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
20. Ông/bà thấy có những khó khăn, thách thức nổi bật nào đối với phát triển
nhà trường đáp ứng tăng trưởng kinh tế toàn diện và xanh hóa đào tạo nghề
(cung cấp ví dụ bất kỳ)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà đã dành thời gian trả lời phiếu khảo sát này
117
PHỤC LỤC 2
PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
Tên đề tài:
“Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh
tại Việt Nam"
Họ và tên : ........................................................................................................
Chức vụ: .........................................................................................................
Đơn vị công tác: .............................................................................................
Để giúp tìm hiểu tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý nhà trường đáp
ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh do đề tài đưa ra, xin ông/bà vui lòng đọc và bày tỏ
quan điểm về những nội dung ghi trong phiếu này bằng cách đánh dấu “x” hoặc
điền vào các dòng để trống.
I. Đánh giá tính cấp thiết vàkhả thi của các biện pháp
Tính cấp thiết
Số
TT
Các biện pháp quản lý nhà
trường
Rất
cần
thiết
Bồi dưỡng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, giáo
1.
viên về nhận thức cũng như
kiến thức về nhu cầu đào tạo
nghề xanh
Thúc đẩy việc xây dựng, phát
2.
triển nhà trường theo các đặc
điểm của trường xanh
3.
4.
Tăng cường xanh hóa chương
trình đào tạo
Tạo ra cộng đồng xanh trong
và ngoài nhà trường
118
Tính khả thi
Khôn
Cần
g
thiết
cần
thiết
Rất
khả
thi
Khả
thi
Khôn
g khả
thi
Khuyến khích và phát triển
5
văn hóa xanh trong và ngoài
nhà trường
Khuyến khích phong trào
6
nghiên cứu xanh và áp dụng
vào trong nhà trường
Cộng:
II. Đánh giá nội dung biện pháp đề tài đưa ra
(Đánh giá theo 5 mức độ như sau)
Hoàn toàn đồng ý
(1)
Không đồng ý
(4)
Đồng ý
(2)
Không chắc chắn
(3)
Rất không đồng ý
(5)
Các nội dung:
Biện pháp 1: Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về
nhận thức cũng như kiến thức về nhu cầu đào tạo nghề xanh
Bồi dưỡng về nhận thức
1
2
3
4
5
Bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn
1
2
3
4
5
Bồi dưỡng sử dụng thiết bị dạy học
1
2
3
4
5
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch thúc đẩy việc xây dựng, phát triển nhà trường
theo các đặc điểm của trường xanh
Chính sách và mục tiêu xanh
1
2
3
4
5
Quản lý nguồn lực
1
2
3
4
5
Hệ thống quản lý kiểm tra giám sát
1
2
3
4
5
Biện pháp 3: Tăng cường xanh hóa chương trình đào tạo
Các khóa đào tạo và chương trình xanh
1
2
3
4
5
Thực hành xanh tại lớp và phòng thí nghiệm
1
2
3
4
5
Tương tác giữa tổ chức công nghiệp
1
2
3
4
5
119
Biện pháp 4:Tạo ra cộng đồng xanh trong và ngoài nhà trường
Thực hành xanh với quy mô cộng đồng
1
2
3
4
5
Sự tham gia cộng đồng
1
2
3
4
5
Các chương trình và dự án tiên tiến
1
2
3
4
5
Biện pháp 5:Khuyến khích và phát triển văn hóa xanh trong và ngoài nhà trường
Giá trị và thực hành
1
2
3
4
5
Tham gia và đóng góp
1
2
3
4
5
Các chương trình cải tiến đổi mới
1
2
3
4
5
Biện pháp 6:Khuyến khích phong trào nghiên cứu xanh và áp dụng vào trong nhà
trường
Các chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực phát triển
1
2
3
4
5
Tác động và hậu quả
1
2
3
4
5
Quản lý và giám sát
1
2
3
4
5
bền vững
Ông/ bà có ý kiến gì khác:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Xin trân trọng cảm ơn Ông/bà đã dành thời giantrả lời
phiếu lấy ý kiến đánh giá này!
120
PHỤ LỤC 3
DANH SÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNGTHAM GIA ĐIỀU TRA
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ XANH
TT
Họ và Tên
Nơi công tác
1
Phạm Thành Giang
Trường Cao đẳng nghề Bách nghệ Hải Phòng
2
Khổng Hữu Lực
Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Cao Hà Nội
3
Mai Xuân Thành
Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội
4
Nguyễn Đăng Bình
Trường Cao đẳng nghề Hải Dương
5
Trần Thị Trang
Trường Cao đẳng nghề Phú Yên
6
Nguyễn Văn Phong
Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng
7
Nguyễn Văn Nam
Trường Cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo
8
Trần Văn Hòa
Trường Cao đẳng nghề Quy Nhơn
9
Nguyễn Ngọc Quỳnh
Trường Cao đẳng nghề Kỹ Thuật Công nghệ tp. Hồ
Như
Chí Minh
10
Nguyễn Thanh Bình
Trường Cao đẳng nghề LILAMA-2
11
Trần Văn Hải
Trường Cao đằng nghề Nha Trang
12
Hoàng Quốc Liêm
Trường Cao đẳng xây dựng công trình đô thị
13
Nguyễn Đình Hải
Trường Cao đẳng xây dựng số 1
14
Trần Văn Quyến
Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ
121
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH LÃNH ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ CỦA
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ ĐƯỢC XIN Ý KIẾN KHẢO NGHIỆM CHUYÊN
GIA
TT
Họ và Tên
Nơi công tác
Chức vụ
Chánh văn
1
Trần Quốc Huy
Văn phòng
2
Phạm Văn Luyện
Vụ Kế hoạch – Tài chính
Vụ trưởng
3
Quản Văn Giáo
Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
Vụ trưởng
4
Nguyễn Ngọc Tám
Vụ Cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề
Phó vụ trưởng
5
Đặng Xuân Thức
Vụ Dạy nghề chính quy
Vụ trưởng
6
Đỗ Văn Giang
Vụ Dạy nghề chính quy
Phó vụ trưởng
7
Lê Vinh
Vụ Giáo viên và cán bộ quản lý dạy
Vụ trưởng
8
Trần Văn Nịch
9
Hà Minh Phương
Vụ Công tác học sinh – sinh viên
Vụ trưởng
10
Đào Văn Tiến
Vụ Dạy nghề thường xuyên
Vụ trưởng
11
Lê Nho Luyên
Vụ Dạy nghề thường xuyên
Phó vụ trưởng
12
Đào Trọng Độ
Vụ Dạy nghề thường xuyên
Phó vụ trưởng
13
Mạc Văn Tiến
Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề
Viện trưởng
14
Phạm Xuân Thu
Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề
Phó viện trưởng
15
Nguyễn Quang Việt
Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề
Phó viện trưởng
phòng
nghề
Vụ Giáo viên và cán bộ quản lý dạy
Phó vụ trưởng
nghề
122
[...]... Cơ sở lý luận về quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh Chương 3: Biện pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG ĐÁP ỨNG ĐÀO TẠO NGHỀ XANH 1.1 Tổng quan nghiên cứu Một số nghiên cứu của nước ngoài: Năm 2010, Trung tâm Phát triển Dạy nghề. .. Biện pháp quản lý trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh tại Việt Nam 2 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất những biện pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh trong giai đoạn hiện nay 3 Khách thểvà đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu:Hoạt động quản lý nhà trường tại các trường dạy nghề Đối tượng nghiên cứu :Biện pháp. .. tượng nghiên cứu :Biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh tại các trường dạy nghề; 4 Phạm vi nghiên cứu Nội dung nghiên cứu:Nghiên cứu khía cạnh quản lý nhà trường tại các trường cao đẳng nghề nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh Giai đoạn nghiên cứu:Nghiên cứu thực trạng đến năm 2013 Địa điểm nghiên cứu: Tổ chức khảo sát và khảo nghiệm 14 trường cao đẳng nghề trên phạm vi cả nước... nghề xanh Trên thế giới cũng như Việt Nam, khái niệm Đào tạo nghề xanh (ĐTNX) vẫn chưa được định nghĩa một cách thống nhất Tuy nhiên, ta có thể hiểu: Đào tạo nghề xanh là quá trình đào tạo nghề gắn liền với bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính Đào tạo nghề xanh có thể đạt được thông qua quá trình Xanh hóa đào tạo nghề - quá trình chuyển đổi công tác đào tạo nghề hiện tại. .. nghiên cứu: Yêu cầu xanh hóa đào tạo nghề hiện nay là rất cấp thiết, vậy có những giải pháp nào cho việc quản lý trường dạy nghề để đáp ứng nhu cầu đó? Giả thuyết nghiên cứu:Áp dụng đồng bộ việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ nhà trườngvề kiến thức và nhận thức về nghề xanh 3 Tăng cường và đẩy mạnh xanh hóa nhà trường, xanh hóa chương trình đào tạo, tạo ra các môi trường văn hóa xanh, cộng... phương pháp Quản lý nhất định và các biện pháp Quản lý phù hợp Vìvậy, vận dụng các phương pháp Quản lý cũng như áp dụng các biện pháp Quản lý là nội dung cơ bản của Quản lý Tóm lại: Có nhiều cách hiểu và diễn đạt khác nhau về Quản lý, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định Biện pháp Quản lý là cách làm, cách giải quyết những công việc cụ thể trong từng điều kiện cụ thể của công tác Quản lý nhằm... của chủ thể Quản lý lên đối tượng Quản lý và khách thể Quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Như vậy phương pháp Quản lý là khái niệm rộng lớn hơn biện 11 pháp Quản lý Phương pháp Quản lý có vai trò quan trọng trong hệ thống Quản lý , biện pháp Quản lý là cần thiết trong quá trình Quản lý Quá trình Quản lý là quá trình thực hiện các chức năng Quản lý theo đúng các nguyên tắc đã được xác định các nguyên... kỹ năng xanh trong một số ngành công nghiệp: Xây dựng, Giao thông vận tải, Khách sạn, nhà hàng, du lịch, Xử lý rác thải và Năng lượng tái tạo; Đánh giá sự đáp ứng của các cơ sở đào tạo đối với nhu cầu của ngành và sự tăng trưởng xanh; Đề xuất giải pháp hướng tới 5 việc thúc đẩy đào tạo kỹ năng nghề xanh trong các ngành nghề đáp ứng nhu cầu việc làm xanh của nền kinh tế Nghiên cứu Đào tạo nghề cho... hóa xanh, cộng đồng xanh, nghiên cứu xanh 6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu Phân tích, tổng hợp các tài liệu lý luận, văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành Giáo dục và Đào tạo, ngành Dạy nghề, các công trình nghiên cứu khoa học, những bài học kinh nghiệm trong quản lý nhà trường của các trường dạy nghề Tài liệu về hoạt động xanh hóa đào tạo nghề của các nước... Bên cạnh đó, quá trình đào tạo nghề xanh cũng đang là một mục tiêu rất quan trọng của lĩnh vực dạy nghề Việt Nam trong việc đột phá chất lượng dạy nghề Và đào tạo nghề xanh là một trong những phần quan trọng của nền kinh tế xanh Để tạo ra được môi trường học tập tối ưu nhất cho người học nhằm đảm bảo chất lượng hiệu quả cho nguồn nhân lực sau này, quá trình xanh hóa đào tạo nghề với rất nhiều khía ... luận quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà trường đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề xanh Chương 3: Biện pháp quản lý nhà trường nhằm đáp ứng yêu. .. GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐOÀN DUY ĐÔNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TRƯỜNG DẠY NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO NGHỀ XANH TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC... Khách thể nghiên cứu:Hoạt động quản lý nhà trường trường dạy nghề Đối tượng nghiên cứu :Biện pháp quản lý nhà trường đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề xanh trường dạy nghề; Phạm vi nghiên cứu Nội dung