1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012

31 841 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các công cụ của hai chính sách này vừa có tính độc lập, nhưng vừa có tính tương tác, hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp chính phủ điều hành đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; nhưng ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ mô bất ổn. Việc tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này luôn được chính phủ, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Vì vậy nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “ Sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012” Đề tài này đề cập tới một số vấn đề phối hợp giữa hai chính sách trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới. II. Nội dung và mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ đúc kết những cơ sở lý luận về lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát. Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả đạt được của việc phối hợp hai chính sách thông qua các số liệu báo cáo để đưa ra những đánh giá tổng quan và chính xác về các mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong việc phối hợp hai chính sách. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho việc phối hợp hai chính sách tiền tệ và tài khóa một cách một cách hữu hiệu và cụ thể nhất. III. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được tập trung nghiên cứu trong đề tài này là: Sự phối hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 đến nửa đầu năm 2012 IV. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: trong nước Việt Nam Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến giữa đầu năm 2012 V. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong đề tài này là phương pháp thống kê mô tả với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu thông tin thực tế thu thập tại trang web của Tổng cục thống kê. Chuyên đề này sẽ khái quát và mô tả thực trạng áp dụng, phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012 . Để từ đó có các giải pháp đưa ra nhằm giúp cho sự vận dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát của Chính phủ ngày càng hiệu quả hơn. PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ I. Lạm phát 1. Khái niệm Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác. Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khi Chính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành, hoặc là do Chính phủ phát hành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách. Trong khi đó, số lượng hàng hóa xã hội sản xuất ra vẫn không tăng, dẫn đến thừa tiền. Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêu dùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả tăng vọt, có khi đưa đến siêu lạ

Trang 1

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọngtrong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các công cụ của hai chính sách này vừa có tínhđộc lập, nhưng vừa có tính tương tác, hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp chính phủ điềuhành đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soátlạm phát; nhưng ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảmhiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ

mô bất ổn Việc tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này luôn được chính phủ,các nhà hoạch định chính sách quan tâm Vì vậy nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề

tài “ Sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012” Đề tài này đề cập

tới một số vấn đề phối hợp giữa hai chính sách trong kiểm soát lạm phát ở Việt Namtrong thời gian qua và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ hơnnữa trong thời gian tới

Đề tài sẽ đúc kết những cơ sở lý luận về lạm phát, chính sách tiền tệ, chính sáchtài khóa, sự phối hợp của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạmphát Từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và kết quả đạt được của việc phối hợp haichính sách thông qua các số liệu báo cáo để đưa ra những đánh giá tổng quan và chínhxác về các mặt đã đạt được và những mặt còn hạn chế trong việc phối hợp hai chínhsách Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp mở rộng và nâng cao hiệu quả cho việc phối hợphai chính sách tiền tệ và tài khóa một cách một cách hữu hiệu và cụ thể nhất

Trang 2

Đối tượng được tập trung nghiên cứu trong đề tài này là: Sự phối hợp của chínhsách tài khóa và chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giai đoạn

2008 đến nửa đầu năm 2012

Phạm vi không gian: trong nước Việt Nam

Phạm vi thời gian: từ năm 2008 đến giữa đầu năm 2012

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong đề tài này là phương pháp thống

kê mô tả với cách tiếp cận hệ thống bằng số liệu thông tin thực tế thu thập tại trang webcủa Tổng cục thống kê Chuyên đề này sẽ khái quát và mô tả thực trạng áp dụng, phốihợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam giaiđoạn từ năm 2008 đến nửa đầu năm 2012 Để từ đó có các giải pháp đưa ra nhằm giúpcho sự vận dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát của Chínhphủ ngày càng hiệu quả hơn

Trang 3

PHẦN 2 TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT, CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ SỰ PHỐI HỢP CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA, CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

I Lạm phát

1 Khái niệm

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua củađồng tiền.Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá đồng tiền nội

tệ so với các loại tiền tệ khác

Lạm phát cũng có thể là do khối lượng tiền lưu hành trong xã hội tăng lên khiChính phủ không quản lý được khối lượng tiền lưu hành, hoặc là do Chính phủ pháthành thêm tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách Trong khi đó, số lượng hàng hóa xã hộisản xuất ra vẫn không tăng, dẫn đến thừa tiền Khi thừa tiền sẽ kích thích người tiêudùng tăng sức mua (tăng cầu) khiến giá cả tăng vọt, có khi đưa đến siêu lạm phát.Lạm phát cũng có thể do tác động của yếu tố bên ngoài, do dòng tiền nước ngoài

đổ vào trong nước nhiều dẫn đến thừa tiền, hoặc do giá của một số mặt hàng thiết yếunào đó trên thế giới tăng, chẳng hạn như giá dầu thô tăng, dẫn đến các nước có nhậpkhẩu dầu sẽ tăng giá điện, cước phí vận chuyển hàng hóa Điện và cước phí vận chuyển

là những chi phí đầu vào chủ yếu của tất cả các ngành hàng sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng theo

Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân tác động khác nhau, kể cả chính sách tănglương của Chính phủ cũng có thể góp phần tác động đến lạm phát, vì khi tăng lương,người lao động thu nhập được nhiều tiền hơn và mạnh tay chi tiêu, cầu vượt cung

Tóm lại, lạm phát xảy ra khi xuất hiện sự gia tăng mặt bằng chung về giá cả hàng

hóa Trong mỗi giai đoạn có thể có giá mặt hàng này tăng, mặt hàng kia giảm, nhưngnếu mức giá chung tăng, ta có lạm phát Nếu mức giá chung giảm, ta có giảm phát.Nếu chỉ có một vài mặt hàng chẳng hạn như giá đường, hay giá gạo tăng một cách đơn

Trang 4

lẻ thì không có nghĩa là lạm phát, mà đơn giản chỉ là một sự mất cân đối tạm thời giữacung và cầu trong ngắn hạn Khi lạm phát xảy ra, giá trị của đồng tiền bị sụt giảm.

2 Phân loại lạm phát

2.1 Căn cứ vào định lượng

a Lạm phát vừa phải

Lạm phát vừa phải: là loại lạm phát xảy ra với giá cả hàng hóa tăng chậm và có

thể dự đoán trước được, thường được giới hạn ở mức một con số 1 năm Thậm chí,loạilạm phát này còn có thể có tác dụng mở rộng tín dụng, một mặt kích cầu, một mặt giatăng đầu tư, mở rộng và phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việclàm giảm tỉ lệ thất nghiệp

b Lạm phát phi mã

Lạm phát phi mã: là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh ở mức từ

2 đến 3 con số một năm Khi lạm phát phi mã xảy ra, do tiền bị mất giá rất nhanh nênngười dân không còn muốn nắm giữ tiền mà chuyển sang săn lùng mua hàng hóa,vàng, ngoại tệ cất giữ Lãi suất thực có thể giảm bằng không hoặc âm, hiệu quả kinh tếsuy giảm, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, thu nhập thực tế của người lao động bị xóimòn nghiêm trọng, thất nghiệp tăng cao

c Lạm phát siêu tốc:

Lạm phát siêu tốc: là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng rất nhanh với

tốc độ từ 4 con số trở lên 1 năm Người dân phải chạy trốn khỏi tiền và chuyển sang cấttrữ mọi thứ Nền kinh tế có thể bị biến động và rơi vào khủng hoảng trầm trọng, thấtnghiệp tràn lan, đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng Lạm phát thường xảy ra docác biến cố lớn dẫn đến đảo lộn trật tự xã hội như chiến tranh, khủng hoảng chính trị

2.2 Căn cứ vào định tính

a Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng

Lạm phát cân bằng: giá cả tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao

động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Trang 5

Lạm phát không cân bằng: giá cả tăng không tương ứng với thu nhập thực tế của

người lao động

b Lạm phát dự đoán trước được và lạm phát bất thường

Lạm phát dự đoán trước được: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì

tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn Về mặt tâm lý, người dân đã quen vớitình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước, nên lạm phát này không gây ảnhhưởng đến đời sống - kinh tế

Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước đến giờ chưa xuất hiện.

Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi

Từ đó, loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của ngườidân vào chính quyền có phần giảm sút

3 Nguyên nhân gây ra lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầukéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính

3.1 Lạm phát do cầu kéo

Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tănglên về giá cả của mặt hàng đó Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang,dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường Lạm phát do sự tănglên về cầu (nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng) được gọi là “lạm phát do cầu kéo”

3.2 Lạm phát do chi phí đẩy

Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào,máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tốnày tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế

mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giáchung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng được gọi là “lạm phát do chi phí đẩy”

Trang 6

3.3 Lạm phát do cơ cấu

Với ngành kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công cho người laođộng Nhưng những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũngtheoxu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động Nhưng vì kinh doanh kémhiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộcphải tăng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát

3.4 Lạm phát do cầu thay đổi

Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượng cầu

về một mặt hàng khác lại tăng lên.Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền, giá cả

có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không giảm, như giá điện ở ViệtNam), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi đó mặt hàng cólượng cầu tăng thì lại tăng giá Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát

3.5 Lạm phát do xuất khẩu

Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụlượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiếnlượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổngcung trong nước thấp hơn tổng cầu Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảysinh lạm phát

3.6 Lạm phát do nhập khẩu

Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trên thếgiới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên Khi mức giá chung bịgiá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát

3.7 Lạm phát do tiền tệ

Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ươngmua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay dongân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiềntrong lưu thông tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra lạm phát

Trang 7

4 Ảnh hưởng của lạm phát đến đời sống kinh tế xã hội

Lạm phát có ảnh hưởng nhất định nhất định đến sự phát triển kinh tế - xã hội tùytheo mức độ của nó

4.1 Tác động phân phối lại thu nhập và của cải

Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những loại khác nhautrong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân Khi lạm phát xảy ra, những ngươi có tàisản, những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả của các loại tài sản nói chung đều tănglên, con giá trị đồng tiền thì giảm xuống Ngược lại, những người làm công ăn lương,những người gửi tiền, những người cho vay là bị thiệt hại

4.2 Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm

Giữa lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng lên thìthất nghiệp giảm xuống và ngược lại Nhà kinh tế học A.W Phillips đã đưa ra “Lýthuyết đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo đó một nước có thể mua một mức độthất nghiệp tháp hơn nếu sẵn sàng trả giá bằng một tỷ lệ lạm phát cao hơn

4.3 Các tác động khác

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, lạm phát xảy ra làm tăng tỷ giá hốiđoái Sự mất giá của tiền trong nước so với ngoại tệ tạo điều kiện tăng xuất khẩu, tuynhiên nó gây bất lợi cho hoạt động nhập khẩu Lạm phát cao và siêu lạm phát làm chohoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng.Nguồn tiền trong xãhội bị sụt giảm nhanh chóng,nhiều ngân hàng bị phá sản vì mất khả năng thanhtoán.Lạm phát gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực củanhững khoản công phí Ngoài ra lạm phát cao kéo dài và không dự đoán trước đượclàm cho nguồn thu ngân sách nhà nước bị giảm do sản xuất bị suy thoái Tuy nhiên,lạm phát cũng có tác động làm gia tăng số thuế nhà nước thu được trong những trườnghợp nhất định Nếu hệ thống thuế tăng dần thì tỷ lệ lạm phát cao hơn sẽ đẩy người tanhanh hơn sang nhóm phải đóng thuế cao hơn, và như vậy chính phủ có thể thu đượcnhiều thuế hơn mà không phải thông qua luật

Trang 8

II Chính sách tiền tệ

1 Khái niệm, vị trí của chính sách tiền tệ

Khái niệm chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ là một chính sách kinh tế vĩ mô

do NHTW khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạtcác mục tiêu:ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm ,tăng trưởng kinh tế

Tuỳ điều kiện các nước, chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng:chính sách tiền tệ mở rộng hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt

2 Mục tiêu của chính sách tiền tệ

Ổn định giá trị đồng tiền: NHTW thông qua CSTT có thể tác động đến sự tăng

hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình.Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2mặt: Sức mua đối nội của đồng tiềnvà sức mua đối ngoại.Tuy vậy,CSTT hướng tới ổnđịnh giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát =0 vì như vậy nền kinh tế khôngthể phát triển được,để có một tỷ lệ lạm phát giảm phải chấp nhận một tỷ lệ thất nghiệptăng

Tăng công ăn việc làm: CSTT mở rộng hay thu hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới

việc sử dụng có hiệu qủa các nguồn lực xã hội,quy mô sản xuất kinh doanh và từ đóảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghịêp giảm thìphải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát tăng lên

Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ

trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăngtrưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng ,nó thểhiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quảhai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà

Trang 9

3 Các công cụ của chính sách tiền tệ

3.1 Nghiệp vụ thị trường mở

Khái niệm:Là những hoạt động mua bán chứng khoán do NHTW thực hiện trên thị

trường mở nhằm tác động tới cơ số tiền tệ qua đó đIều tiết lượng tiền cung ứng

Cơ chế tác động: Khi NHTW mua (bán) chứng khoán thì sẽ làm cho cơ số tiền tệ

tăng lên (giảm đi) dẫn đến mức cung tiền tăng lên (giảm đi)

Nếu thị trường mở chỉ gồm NHTW và các NHTM thì hoạt động này sẽ làm thayđổi lượng tiền dự trữ của các NHTM (R ), nếu bao gồm cả công chúng thì nó sẽ làmthay đổi ngay lượng tiền mặt trong lưu thông (C)

Đặc điểm:Do vận dụng tính linh hoạt của thị trường nên đây được coi là một công

cụ rất năng động, hiệu quả, chính xác của CSTT vì khối lượng chứng khoán mua (bán)

tỷ lệ với qui mô lượng tiền cung ứng cần điều chỉnh,ít tốn kém về chi phí ,dễ đảongược tình thế Tuy vậy, vì được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn phụthuộc vào các chủ thể khác tham gia trên thị trường và mặt khác để công cụ này hiệuquả thì cần phải có sự phát triển đồng bộ của thị trường tiền tệ, thị trường vốn

3.2 Dự trữ bắt buộc

Khái niệm: Số tiền dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NH phải giữ lại, do NHTW

quy định,gửi tại NHTW,không hưởng lãI,không được dùng để đầu tư,cho vay và thôngthường được tính theo một tỷ lệ nhất định trên tổng só tiền gửi của khách hàng để đảmbảo khả năng thanh toán,sự ổn định của hệ thống ngân hàng

Cơ chế tác động: Việc thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc ảnh hưởng trực tiếp đến số

nhân tiền tệ trong cơ chế tạo tiền của các NHTM.Mặt khác khi tăng (giảm) tỷ lệ dự trữbắt buộc thì khả năng cho vay của các NHTM giảm (tăng), làm cho lãi suất cho vaytăng (giảm),từ đó làm cho lượng cung ứng tiền giảm (tăng)

Đặc điểm: Đây là công cụ mang nặng tính quản lý Nhà nước nên giúp NHTW chủ

động trong việc điều chỉnh lượng tiền cung ứng và tác động của nó cũng rất mạnh

Trang 10

Song tính linh hoạt của nó không cao vì việc tổ chức thực hiện nó rất chậm, phức tạp,tốn kém và nó có thể ảnh hưởng không tốt tới hoạt động kinh doanh của các NHTM.

3.3 Chính sách tái chiết khấu

Khái niệm: Đây là hoạt động mà NHTW thực hiện cho vay ngắn hạn đối với các

NHTM thông qua nghiệp vụ tái chiết khấu bằng việc điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu (đối với thương phiếu) và hạn mức cho vay tái chiết khấu(cửa sổ chiết khấu)

Cơ chế tác động: Khi NHTW tăng (giảm) lãi suất tái chiết khấu sẽ hạn chế

(khuyến khích) việc các NHTM vay tiền tại NHTW làm cho khả năng cho vay của cácNHTM giảm (tăng) từ đó làm cho mức cung tiền trong nền kinh tế giảm (tăng).Mặtkhác khi NHTW muốn hạn chế NHTM vay chiết khấu của mình thì thực hiện việckhép cửa sổ chiết khấu lại

Ngoài ra, ở các nước có thị trường chưa phát triển (thương phiếu chưa phổ biến để

có thể làm công cụ táI chiết khấu) thì NHTW còn thực hiện nghiệp vụ này thông quaviệc cho vay táI cấp vốn ngắn hạn đối với các NHTM

Đặc điểm: Chính sách tái chiết khấu giúp NHTW thực hiện vai trò là người cho

vay cuối cùng đối với các NHTM khi các NHTM gặp khó khăn trong thanh toán ,và cóthế kiểm soát đựoc hoạt động tín dụng của các NHTM đồng thời có thể tác động tớiviệc đIều chỉnh cơ cấu đầu tư đối với nền kinh tế thông qua việc ưu đãi tín dụng vàocác lĩnh vực cụ thể.Tuy vậy ,hiệu qủa của cộng cụ này còn phụ thuộc vào hoạt độngcho vay của các NHTM, mặt khác mức lãi suất tái chiết khấu có thể làm méo mó ,sailệch thông tin về cung cầu vốn trên thị trường

3.4 Quản lý hạn mức tín dụng của các NHTM

Khái niệm: là việc NHTW quy định tổng mức dư nợ của các NHTM không được

vượt quá một lượng nào đó trong một thời gian nhất định(một năm) để thực hiện vai tròkiểm soát mức cung tiền của mình.Việc định ra hạn mức tín dụng cho toàn nền kinh tếdựa trên cơ sở là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô(tốc độ tăng trưởng ,lạm phátiêu thụ ) sau

Trang 11

đó NHTW sẽ phân bổ cho các NHTM và NHTM không thể cho vay vượt quá hạn mức

do NHTW quy định

Cơ chế tác động:Đây là một cộng cụ điều chỉnh một cách trực tiếp đối với lượng

tiền cung ứng, việc quy định pháp lý khối lượng hạn mức tín dụng cho nền kinh tế cóquan hệ thuận chiều với qui mô lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của NHTM

Đặc điểm:Giúp NHTW điều chỉnh, kiểm soát được lượng tiền cung ứng khi các

công cụ gián tiếp kém hiệu quả, đặc biệt tác dụng nhất thời của nó rất cao trong nhữnggiai đoạn phát triển quá nóng, tỷ lệ lạm phát quá cao của nền kinh tế Song nhượcđiểm của nó rất lớn: triệt tiêu động lực cạnh tranh giữa các NHTM, làm giảm hiệu quảphân bổ vốn trong nến kinh tế, dễ phát sinh nhiều hình thức tín dụng ngoài sự kiểmsoát của NHTW và kìm hãm nhu cầu tín dụng cho việc phát triển kinh tế tăng lên

3.5 Quản lý lãi suất của các NHTM

Khái niệm:NHTW đưa ra một khung lãi suất hay ấn dịnh một trần lãi suất cho vay

để hướng các NHTM điều chỉnh lãi suất theo giới hạn đó, từ đó ảnh hưởng tới qui môtín dụng của nền kinh tế và NHTW có thể đạt được quản lý mức cung tiền của mình

Cơ chế tác động:Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tăng hay giảm sẽ ảnh

hưởng trực tiếp tới qui mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiềncung ứng thay đổi theo

Đặc điểm: Giúp NHTW thực hiện quản lý lượng tiền cung ứng theo mục tiêu của

từng thời kỳ, điều này phù hợp với các quốc gia khi chưa có điều kiện phát huy tácdụng của các công cụ gián tiếp Song, nó dễ làm mất đi tính khách quan của lãi suất vìthực chất lãi suất là “giá cả” của vốn do vậy nó phải được hình thành từ chính quan hệcung cầu về vốn trong nến kinh tế

Trang 12

III Chính sách tài khóa

1 Khái niệm

Là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu để điều tiết mức chi tiêu chungcủa nền kinh tế, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế ở quá xa bên phải hoặc bên tráimức sản lượng tiềm năng, thì lúc đó cần tác động của chính sách tài khoá hoặc tiền tệ

để đưa mức sản lượng thực tế về mức sản lượng tiềm năng

Theo cách tiếp cận của Keynes thì vai trò trung tâm của Chính phủ là chính sáchtài khoá.Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tài khoá với những công cụ khác nhau ứngvới từng điều kiện cụ thể của nền kinh tế

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào suy thoái và thất nghiệp.Các hãng tư nhân khôngmuốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu cho tiêu dùng nên tổngcầu (AD) ở mức rất thấp Lúc này để mở rộng tổng cầu thì Chính phủ sẽ tăng chi tiêuhoặc giảm thuế để tăng mức chi tiêu cho nền kinh tế Trong mô hình số nhân đầy đủ,việc Chính phủ tăng chi tiêu và giảm thuế sẽ khiến sản lượng thực tế tăng lên và mứcviệc làm đầy đủ có thể khôi phục Trong trường hợp ngược lại : nền kinh tế rơi vào lạmphát hoặc tăng quá cao thì Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế nhằm kiềm chếbớt tốc độ tăng quá cao của nền kinh tế.Tuy nhiên, trên thực tế chính sách tài khoákhông đủ sức mạnh như vậy, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay

2 Mục tiêu của chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá nhằm mục tiêu:

- Ổn định nền kinh tế ở mức sản lượng mục tiêu là sản lượng tiềm năng (Yp)

- Duy trì nền kinh tế ở tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên

- Tỷ lệ lạm phát nền kinh tế là vừa phải

3 Các công cụ của chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá có 2 công cụ: chi tiêu ngân sách và thuế

Khi nền kinh tế rơi vào suy thoái <=> sản lượng thực tế của nền kinh tế (Yt) thấphơn sản lượng tiềm năng (Yp): Yt < Yp Lúc này Chính phủ cần thực hiện chính sách

Trang 13

tài khoá mở rộng nhằm kích cầu thúc đẩy nền kinh tế đạt đến mức sản lượng tiềmnăng, cụ thể:

- Tăng chi tiêu hàng hoá và dịch vụ (G)

- Giảm thuế (T)

=> Kết quả là: G, T  AD  Y, U

Khi nền kinh tế có lạm phát cao <=> sản lượng thực tế của nền kinh tế vượt caohơn sản lượng tiềm năng: Yt >Yp Lúc này Chính phủ cần thực hiện chính sách tàikhoá thu hẹp nhằm hạ bớt “nhiệt” giúp sản lượng thực tế quay trở về mức sản lượngtiềm năng, cụ thể:

- Giảm chi tiêu về hàng hoá và dịch vụ

- Tăng thuế

=> Kết quả là: G, T  AD  Y, P , U

IV Sự phối hợp của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ

Chính sách tài khóa với thuế và chi tiêu của Chính phủ tác động trực tiếp đến yếu

tố chi tiêu chính phủ (G) hoặc gián tiếp đến tiêu dùng (C), đầu tư (I), xét cho cùng làtác động đến tổng cầu Chính sách tiền tệ với các quyết đinh về mức cung tiền tác độngtrực tiếp đến thị trường tiền tệ, qua đó tác động trở lại đến tổng cầu (C, I, X) Cả haichính sách đều tác động đến quy mô của tổng cầu nhưng mỗi chính sách đều lại gây ra

sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu Có thể nói sự vận dụng tốt cảhai chính sách có khả năng quản lý (kiểm soát) được tổng cầu để ổn định được thunhập (sản lượng) ở mức dự kiến (sát với sản lượng tiềm năng) Như vậy trên giác độkinh tế vĩ mô cần có một mục tiêu cho cả hai chính sách, có những cơ quan có khảnăng phối hợp điều hành Sự thiếu phối hợp có thể triệt tiêu tác động của các chínhsách và dẫn đến sự mất cân đối vĩ mô một cách trầm trọng

Trang 14

Về mặt lý thuyết, có thể xây dựng thành các cặp chính sách có cùng mục tiêu.

(1) Khi cho rằng tổng cầu ở mức quá thấp có thể dùng chính sách mở rộng tài khóa và

mở rộng tiền tệ, đường IS và LM sẽ dịch chuyển xa sang bên phải, tổng cầu và sảnlượng sẽ tăng mạnh

(2) Khi tổng cầu ở mức quá cao, có thể dùng chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt để

giảm mạnh tổng cầu và làm giảm lượng tiền trong lưu thông, điển hình:

Đối với CSTT: áp dụng các biện pháp

+ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Đây là biện pháp nhằm giảm lượng cung tiền vào thịtrường Biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đằng giữa các ngânhàng với nhau

+ Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi: Biện pháp này sẽ làm hạn chếcác ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến ngân hàng nhà nước để chiếtkhấu Ngoài ra việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người dân gửi tiền vào ngânhàng nhiều hơn

+ Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ

có giá cho các ngân hàng thương mại

+ Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại.+ Ngân hàng Trung ương ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảmlượng tiền đưa vào lưu thông trong xã hội

Trang 15

i

Yt

IS0LM0

Đối với CSTK: áp dụng các biện pháp

+ Giảm chi ngân sách: Đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.+ Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội

(3) Khi tổng cầu ở mức vừa phải, sản lượng tương đối ổn định ở mức dự kiến, có thể sử

dụng hỗn hợp tài chính chặt chẽ - tiền tệ mở rộng hoặc tài chính mở rộng – tiền tệ thắtchặt để làm biến đổi thành phần của tổng cầu Với hỗn hợp tài chính thắt chặt và tàichính mở rộng vừa đủ để tổng cầu không thay đổi, nhưng tiêu dùng và đầu tư tăng lên,chi tiêu Chính phủ giảm xuống.Hỗn hợp này có thể ổn định sản lượng hiện tại nhưng

có lợi cho sự tăng trưởng trong tương lai nhờ mở rộng quỹ vốn, sẽ có thêm việc làmvới năng suất cao hơn Tuy nhiên, nếu sự cắt giảm chi tiêu của Chính phủ tập trung vàocác khỏan đầu tư công cộng mang lại lợi ích chung thì cần cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng.Với hỗn hợp tài khóa mở rộng và tiền tệ thắt chặt có thể giữ nguyên tổng cầu, mởrộng khả năng đầut tư công cộng và hạn chế sự bành trướng về đầu tư và tiêu dùng

Ngày đăng: 07/08/2014, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập Môn Tài Chính - Tiền Tệ, NXB Lao Động Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập Môn Tài Chính - Tiền Tệ
Tác giả: Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng
Nhà XB: NXB Lao Động Xã Hội
Năm: 2008
5. Vũ Đình Bách (2006), Kinh tế học Vĩ mô, NXB Giáo dục 6. Website của Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn 7. Website của Bộ Tài chính www.mof.gov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học Vĩ mô
Tác giả: Vũ Đình Bách
Nhà XB: NXB Giáo dục6. Website của Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn7. Website của Bộ Tài chính www.mof.gov.vn
Năm: 2006
1. Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội trình bày tại kỳ họp Quốc hội cuối năm và giữa kỳ các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012 Khác
2. Các Nghị quyết, công văn của Chính phủ về điều hành, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ năm 2008 – 2012 Khác
4. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (2001), Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2012 – 2013 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w