ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---PHẠM THỊ PHƯỢNG TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM LUẬN VĂ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-PHẠM THỊ PHƯỢNG
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Hà Nội – 2012
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-PHẠM THỊ PHƯỢNG
TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ PHỐI HỢP GIỮA
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 60 34 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐỨC THÀNH
Hà Nội – 2012
Trang 31.2.1 Khái niệm chính sách tài khóa 16
1.2.2 Các công cụ chính sách tài khóa 19
Trang 41.4.2 Bản chất của phối hợp giữa chính sách tiền tệ và
chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát 31
1.4.3 Tính khả thi và những xung đột có thể xảy ra khi kết
hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát
NAM GIAI ĐOẠN 2006-2011
2.1.2 Các nguyên nhân lạm phát của Việt Nam 47
2.1.2.1 Về phía chủ trương và chính sách của nhà nước phát
triển kinh tế ở mức độ cao bằng mọi giá (cầu kéo) 47
2.1.2.2 Vấn đề thâm hụt ngân sách của chính phủ và đầu tư
công không hiệu quả (cầu kéo kết hợp chi phí đẩy) 49
2.1.2.3 Việc gia tăng tín dụng quá cao (lạm phát tiền tệ) 50
2.1.2.4 Chính sách lãi suất và tín dụng bất hợp lý 50
2.1.2.5 Năng suất của kinh tế Việt Nam thấp, hệ quả của một nền
kinh tế xây dựng trên một khu vực nhà nước với các doanh nghiệp nhà nhà nước làm ăn thường là thua lỗ mặc dù được đầu tư rất nhiều
51
Trang 52.1.2.6 Chi phí gia tăng trong nhiều thời vừa qua (giá xăng,
dầu, điện)
52
2.1.2.7 Việc phá giá đồng bạc Việt Nam, bất ổn trong cán
cân thanh toán cũng làm tăng lạm phát vì giá sản phẩm và nguyên liệu nhập khẩu sẽ gia tăng tính theo VNĐ
53
2.1.2.8 Chính sách neo tỷ giá cứng nhắc với USD 53
2.1.2.9 Nhân tố lạm phát tâm lý - Giá cả tăng lên không xuất
phát từ yếu tố chi phí mà chủ yếu từ tâm lý “ăn theo”
giá các hàng khóa khác cũng như tâm lý tích trữ hàng hóa (vàng) khi tiền mất giá của công chúng 54
2.2 Thực trạng việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ
và chính sách tài khóa để kiểm chế lạm phát ở
2.2.1 Những đặc điểm về mặt hành chính làm giảm phối
hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn
2.2.2 Những đặc điểm làm giảm hiệu quả phối hợp giữa
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011 qua phân tích các biến số kinh tế
61
2.2.2.4 Trái phiếu Chính phủ (gồm trái phiếu đã phát hành và
trái phiếu được tái chiết khấu từ hệ thống Ngân hàng 70
Trang 6thương mại) 2.2.2.5 Lãi suất (gồm lãi suất tín dụng và lãi suất tái chiết
khấu)
72
2.2.2.7 Cán cân thanh toán (vấn đề xuất, nhập khẩu và các
3.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa
chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm
3.2.1 Giải pháp chung 88
3.2.1.1 Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp theo hướng tăng
3.2.1.2 Hệ thống văn bản pháp quy chặt chẽ quy định cụ thể
về cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính
91
3.2.2 Các giải pháp cụ thể điều chỉnh các biến số kinh tế 96
3.2.2.1 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và
chính sách tài khóa để hạn chế mức thâm hụt ngân
3.2.2.2 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và
chính sách tài khóa để ổn định cán cân thanh toán và ổn 99
Trang 7định tỷ giá hối đoái 3.2.2.3 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và
chính sách tài khóa để quản lí trái phiếu Chính phủ
và hoạt động tái chiết khấu trái phiếu Chính phủ 100
3.2.2.4 Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính tiền tệ và
chính sách tài khóa để ổn định chính sách lãi suất, chính sách tín dụng theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với nguồn vốn để sản xuất kinh doanh, tăng sản lượng quốc gia
Trang 81
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô vô cùng quan trọng của bất cứ quốc gia nào Mỗi chính sách đều có mục tiêu riêng, nhưng chung quy lại đều theo đuổi mục tiêu của quản lý linh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế bền vững và kiểm soát lạm phát Mặc dù đối tượng điều chỉnh và điều tiết của mỗi chính sách là không giống nhau nhưng giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng
và tác động đến tính hiệu quả của nhau trong việc kiềm chế lạm phát
Chính sách tài khóa với nội dung cơ bản là kiểm soát chi tiêu của Chính phủ và thuế Quá trình chi tiêu cũng như các khoản thu thuế của Chính phủ có tác động trực tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng và lạm phát Do vậy nó được coi là một trong những chính sách kinh tễ vĩ mô có vị trí quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát
Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp, công cụ của Ngân hàng Nhà nước chi phối, điều tiết quá trình cung ứng tiền, lãi suất và tín dụng, tức là thông qua chi phối dòng chu chuyển tiền và khối lượng tiền nhằm đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô Một chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ làm tăng cung tiền, giảm lãi suất qua đó thúc đẩy đầu tư, tăng tổng cầu và có thể làm gia tăng lạm phát nếu mức tăng tiền quá lớn vượt mức sản lượng tiềm năng Và ngược lại, một chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ
có tác động giảm tổng cầu qua đó kiềm chế được lạm phát
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập trong việc phối hợp giữa hai chính sách này nhất là trong việc kiềm chế lạm phát Đôi khi chính sách tài khóa để đạt được một số mục tiêu đề ra đã gây hậu quả xấu cho việc thực thi các mục tiêu của chính sách tiền tệ và ngược lại, chúng tạo ra những tác động đối kháng lẫn nhau, phá vỡ quy luật của thị trường, ảnh hưởng xấu đến mục tiêu tăng trưởng bền vững của nền kinh tế
và kiềm chế lạm phát
Trang 92
Vì vậy, tác giả lựa chọn chủ đề nghiên cứu: “Tăng cường hiệu
quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam” cho đề tài tốt nghiệp thạc sỹ Tài chính ngân
hàng của mình, nhằm thực hiện nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này với mục đích góp phần tìm hiểu, đề xuất phương pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
2 Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu và các bài viết của các nhà khoa học, nhà quản lý được phát hành, đăng tải về lĩnh vực này như:
Phạm Đình Cường (2006) Tăng cường phối hợp giữa chính sách
tài khóa và chính sách tiền tệ của Việt Nam nhằm phục vụ phát triển kinh tế
xã hội, Tạp chí Ngân hàng
Lê Quang Cường (2008), Phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa
chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, Tạp chí Phát triển Kinh tế
Lê Vinh Danh (2007), Chính sách tiền tệ và sự điều tiết vĩ mô của
Ngân hàng Trung ương ở các nước tư bản phát triển, Nhà xuất bản Chính
trị quốc gia
Nguyễn Đại Lai (2005), Hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài
khóa và chính sách tiền tệ, Hội đồng khoa học và công nghệ ngành Ngân
hàng
Lê Hùng (2009), Điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với diễn
biến kinh tế vĩ mô, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế
Tô Kim Ngọc (2006), Phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài
khóa ở Việt Nam thông qua mối quan hệ với chính sách quản lý nợ công,
Thời báo Ngân hàng
Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Hoàn thiện cơ chế truyền tải chính
Trang 103 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn là trả lời câu hỏi nghiên cứu chính như sau:
- Việc phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa hiện nay
ở Việt Nam cần được cải thiện như thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát?
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu chính nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi phụ như sau:
- Xét về cơ sở lý luận, bản chất của sự phối hợp chính sách tài khóa
và tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát là gì?
- Những đặc điểm làm giảm hiệu quả trong sự phối hợp chính sách tài khóa và tiền tệ của Việt Nam nhằm kiềm chế lạm phát trong giai đoạn 2006-2011, và nguyên nhân của tình trạng này là gì?
- Có thể đề xuất những giải pháp gì nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm kiềm chế lạm phát
ở Việt Nam hiện nay?
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nguyên nhân dẫn
đến lạm phát tại Việt Nam và đánh giá việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và chính sách tài khóa của Bộ Tài chính để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn 2006-2011 thông qua các biến số kinh tế vĩ
mô quan trọng tác động trực tiếp đến lạm phát, đồng thời từ những đánh giá
đó sẽ đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế
Trang 114
lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tài chính và tiền tệ của Việt Nam
giai đoạn 2006-2011
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, suy luận logic kết hợp với các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để tập trung khảo sát các các biến mang tính định lượng có ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát trong giai đoạn 2006-
2011 và kết hợp với nghiên cứu lý thuyết kinh tế vĩ mô hiện đại để phân tích, đánh giá hiệu quả việc tác động của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến các biến này, cụ thể:
- Lãi suất (gồm lãi suất tín dụng và lãi suất tái chiết khấu)
- Cán cân thanh toán (vấn đề xuất, nhập khẩu và các dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam)
- Chia sẻ thông tin
- Tâm lý của công chúng…
Từ việc khảo sát, phân tích, đánh giá các biến số trên, luận văn sẽ
đề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền
Trang 125
tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong thời gian tới
Phương pháp thu thập số liệu:
Các thông tin và số liệu của các biến cần khảo sát được thu thập từ các nguồn văn bản, các báo cáo tại các cơ quan, đơn vị có liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban Chứng koán nhà nước…
Ngoài ra, để khảo sát các biến định tính, tác giả sẽ kết hợp điều tra bằng bảng câu hỏi về tâm lý và phản ứng của công chúng về tình trạng lạm phát hiện nay
6 Những đóng góp mới của luận văn
Xem xét lại thực tiễn phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2011
từ cách tiếp cận kinh tế vĩ mô hiện đại và các số liệu thực tiễn đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp liên quan đến thực thi chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, cũng như việc phối hợp giữa hai chính sách này nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát tại Việt Nam trong thời gian tới
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận về việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát
Chương 2: Thực trạng về hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ
và chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2006-2011
Chương 3: Giải pháp tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam
Trang 136
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA TRONG VIỆC KIỀM CHẾ LẠM PHÁT 1.1 Chính sách tiền tệ
1.1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là hệ thống biện pháp của một nhà nước trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, nhằm điều hành khối lượng cung và cầu tiền tệ bằng các biện pháp như phát hành tiền, chống lạm phát, dự trữ pháp định
và quản lý dự trữ ngoại tệ, tái chiết khấu các kì phiếu và lãi suất, chính sách lãi suất để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch, ổn định sức mua của đồng tiền, phát triển sản xuất, kinh doanh trong một giai đoạn nhất định Là một
bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước, trên cơ sở vận dụng đúng đắn quy luật của sản xuất hàng hoá và quy luật lưu thông tiền tệ để tổ chức tốt quá trình chu chuyển tiền tệ Chính sách tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của sản xuất - kinh doanh, thực hiện sự kiểm tra có hiệu lực của nhà nước ở tầm vĩ mô cũng như ở tầm vi
mô Về cơ bản, chính sách tiền tệ là điều tiết cung tiền
1.2.1 Khái niệm chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa là các chính sách của Chính phủ nhằm tác động lên định hướng phát triển của nền kinh tế thông qua những thay đổi trong chi tiêu Chính phủ và thuế khóa Chính phủ sử dụng thuế khóa và chi
Trang 141.4.1 Mối quan hệ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa với thuế và chi tiêu chính phủ làm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới đầu tư và tiêu dùng hay tác động đến tổng cầu Chính sách tiền tệ với các quyết định về mức cung tiền và lãi suất, tác động trực tiếp tới thị trường tiền tệ và qua đó tác động trở lại tới các thành phần của tổng cầu và làm tổng cầu thay đổi Cả hai chính sách này đều tác động đến quy mô của tổng cầu nhưng mỗi chính sách lại gây ra sự thay đổi khác nhau về các thành phần của tổng cầu Có thể nói việc vận dụng tốt cả hai chính sách có khả năng quản lý, kiểm soát được sự thay đổi của tổng cầu và sản lượng từ đó có thể kiểm soát được sự tăng trưởng của nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát
Trang 15là chi tiêu của Chính phủ và hệ thống thuế Những thay đổi về mức độ và thành phần của thuế và chi tiêu của Chính phủ có thể ảnh hưởng đến các biến số của nền kinh tế như: tổng cầu và mức độ hoạt động kinh tế; kiểu phân bổ nguồn lực; phân phối thu nhập, hay nói cách khác chính sách tài khóa liên quan đến tác động tổng thể của ngân sách đối với hoạt động kinh
tế
Trong khi đó, chính sách tiền tệ chủ yếu tập trung vào ổn định tiền
tệ (kiểm soát lạm phát); tăng trưởng kinh tế; tạo việc làm và cân bằng cán cân thanh toán Tùy theo từng giai đoạn và diễn biến của kinh tế vĩ mô mà chính sách tiền tệ hướng tới mục tiêu ưu tiên nào là chủ yếu, chẳng hạn trong giai đoạn lạm phát cao, tăng với tốc độ vừa phải, chính sách tiền tệ thường tập trung ưu tiên vào mục tiêu kiểm soát lạm phát và khi ổn định được lạm phát, mục tiêu của chính sách này lại thường kết hợp với mục tiêu tăng trưởng Các công cụ của chính sách tiền tệ như chính sách lãi suất tái chiết khấu, chính sách dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và hạn mức tín dụng có tác động nhanh chóng trong việc kiểm soát lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến lạm phát, và vì vậy, Chính phủ các nước thường sử dụng tối đa các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát về ngắn hạn; nhưng nếu chỉ có chính sách tiền tệ, lạm phát khó có thể được kiểm soát về dài hạn, đặc biệt đối với các nước lạm phát cơ cấu như Việt Nam Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách vĩ mô phải kết hợp