Đối với Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Namtt (Trang 27)

21

Giảm mức độ thâm hụt Ngân sách Nhà nước trong lộ trình tiến tới cân bằng cán cân Ngân sách Nhà nước trong dài hạn; không làm tăng quy mô nợ, đồng thời quản lý nợ trên cơ sở bảo đảm hiệu quả vay và sử dụng các khoản nợ; thực hiện tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chi Ngân sách Nhà nước, cả trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên; đổi mới các cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư đối với tất cả các thành phần kinh tế; hoàn thiện chính sách động viên tích cực để giải quyết hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân; phát triển thị trường chứng khoán, thị trường vốn theo hướng ổn định và minh bạch...

3.3.2.2. Về trung và dài hạn

Cần xem xét các giải pháp kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng từ chính sách tài khóa trong trung và dài hạn; Nâng cao hiệu quả và chất lượng của đầu tư và chi tiêu công; xây dựng các thể chế quản lý chi tiêu công trong từng thời kỳ cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước; khuyến khích phát triển khu vực tư nhân; xác lập kỷ luật tài khóa tổng thể và chính xác.

22

KẾT LUẬN

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ hợp thành hệ thống chính sách quan trọng trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các công cụ của hai chính sách này vừa có tính độc lập, nhưng vừa có tính tương tác, hỗ trợ nhau trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Sự phối hợp tốt, nhịp nhàng hoạt động của hai chính sách này sẽ giúp Chính phủ điều hành đạt được hai mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là tăng trưởng và kiểm soát lạm phát; nhưng ngược lại, sự phối hợp không nhịp nhàng, không gắn kết sẽ làm giảm hiệu quả điều hành chính sách và thậm chí có thể làm trầm trọng, làm cho kinh tế vĩ mô bất ổn. Vì vậy, tìm ra cơ chế phối hợp giữa hai chính sách này luôn được chính phủ, các nhà hoạch định chính sách quan tâm. Bài viết này đề cập tới một số vấn đề phối hợp giữa hai chính sách trong kiểm soát lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua và đưa ra một số đề xuất nhằm tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới

Trên cơ sở những bất cập trong việc phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát tại Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính như trên. Tuy nhiên, với kiến thức bản thân và việc trình bày còn hạn chế, rất mong được sự đóng góp và cảm thông từ thầy cô và độc giả.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát ở Việt Namtt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)