Các chính sách của chính phủ.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 37)

Khó khăn trước hết do hệ thống cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư chưa đồng bộ; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kinh doanh tuy đã chú trọng đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các thủ tục liên quan đến đất đai còn chậm, dẫn đến một số doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện vay vốn. Sự phối hợp giữa các sở, ngành chức năng với ngân hàng chưa chặt chẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp về các dự án đầu tư, cũng như các thủ tục chứng nhận tài sản của họ để thế chấp vay vốn.

+ Chính sách tiền tệ: bắt đầu từ cuối năm 2009 chính sách tiền tệ của Việt Nam được thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản lên 1% và chấm dứt gói hỗ trợ lãi suất cho tăng trưởng kinh tế nhằm kiềm chế lạm phát. Chính sách này tiếp tục được duy trì trong các tháng đầu năm 2010, khiến tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn này rất thấp, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong việc vay vốn do lãi suất cao. Trước tình hình đó, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng cách khuyến khích các ngân hàng hạ thấp lãi suất cho vay và tiền gửi, dỡ bỏ trần lãi suất và áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận cho các khoản vay ngắn hạn. Giai đoạn này chứng kiến sự tăng trưởng nhanh hơn của hoạt động tín dụng và nền kinh tế có những dấu hiệu phục hồi tốt. Tuy nhiên, kèm theo đó là tình hình lạm phát leo thàng và đặc biệt tăng nhanh từ cuối quý III (tính đến tháng 11/2010 là 9,58%), buộc Ngân Hàng Nhà Nước phải thay đổi chính sách một lần nữa từ nới lỏng sang thắt chặt thông qua việc nâng lãi suất cơ bản lên 9% vào đầu tháng 11. Động thái này của Ngân hàng Nhà nước khiến mặt bằng lãi suất vốn

đã cao nay lại tăng thêm đáng kể.

Việc chính sách tiền tệ của chính phủ thay đổi liên tục làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hệ thống ngân hàng. Trong khi tại Việt Nam, nguồn vốn huy động từ ngân hàng lại là một nguồn vốn quen thuộc, phổ biến nhất nên việc hệ thống ngân hàng gặp khó khăn trong hoạt động ảnh hưởng đến không chỉ các doanh nghiệp, mà nó còn tạo ra một sức ép lớn lên các kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thuê tài chính…

+ Những quy định điều chỉnh cho ngành ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ. Đồng thời công tác huy động vốn cũng rất khó khăn, dẫn đến một số ngân hàng thiếu vốn hoạt động. Điều này gián tiếp tác động đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Bởi các ngân hàng thương mại có lượng vốn hoạt động dồi dào thì mới có cơ sở để cấp tín dụng đủ và đúng lúc cho các doanh nghiệp.

Thông tư 13, ban hành ngày 20/05/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động. Đồng thời, nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Như vậy, việc ban hành thông tư 13 nhằm nâng cao các điều kiện an toàn và siết chặt hơn việc sử dụng vốn trong hoạt động của các ngân hàng, đây trở thành một nguyên nhân khiến khả năng huy động được vốn của doanh nghiệp giảm xuống.

+ Những quy định điều chỉnh cho thị trường chứng khoán

Cũng là tác động của Thông tư 13 khi nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán lên 250%, đồng thời, NHNN yêu cầu các ngân hàng thương mại không cấp vốn kinh doanh trực tiếp cho

các công ty chứng khoán trực thuộc, điều này hạn chế dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán thứ cấp, một khi thị trường chứng khoán thứ cấp hoạt động không phát triển thì hoạt động thu hút vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán sơ cấp cũng không thể sôi nổi và hiệu quả.

Đối với hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, hiện nay, Bộ Tài Chính đang lấy ý kiến hoàn thành dự thảo Nghị định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu riêng lẻ của doanh nghiệp theo hướng chặt hơn. Điều này cũng có nghĩa, sẽ thêm những rào cản khó khăn cho công tác huy động vốn của doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán.

+ Những quy định điều chỉnh cho hoạt động Cho thuê tài chính.

Hiện nay, hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính ở nước ta đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên vẫn được chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, nhiều quy định cần phải được luật hóa. Các quy định về sở hữu, tổ chức, hoạt động, vốn điều lệ… trong các văn bản còn không ít vấn đề phải bàn. Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật khi quy định về cho thuê tài chính đã không phân định triệt để các khái niệm liên quan đến sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản thuê trong các giai đoạn của quá trình cho thuê tài chính, giá trị cho thuê tối đa… đã gây nhiều cản trở đối với hoạt động cho thuê tài chính, cũng chính là việc nhận cung ứng vốn từ kênh này của các doanh nghiệp không được thuận lợi.

Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam chưa hình thành thị trường mua bán máy móc, thiết bị đã qua sử dụng điều này cũng mang lại hạn chế không nhỏ đến công tác huy động vốn của doanh nghiệp

Từ sau vụ việc của công ty tài chính II , hoạt động của các công ty tài chính được “quan tâm” hơn. Chính phủ đã đưa ra một dự thảo nghị định nhằm siết lại hoạt động của các công ty tài chính. Theo đó quy định tài sản cho thuê

của các công ty cho thuê tài chính phải là máy móc thiết bị (không phải là dây chuyền thiết bị toàn bộ), phương tiện giao thông (không phải là tàu thuỷ, tàu hoả, máy bay, dàn khoan dầu khí) và các động sản khác. Điều này rõ ràng đã làm giảm khu vực hoạt động của các công ty tài chính, cũng chính là việc huy động vốn thông qua kênh thuê tài chính của doanh nghiệp bị thu hẹp hơn trước.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w