Một số kiến nghị với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 46)

Chính phủ và các chính sách kinh tế vĩ mô của mình luôn có ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Các chính sách của chính phủ tạo môi trường hoạt động ổn định hay bất ổn từ đó ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động, phát triển mạnh mẽ trong một môi trường thuận lợi. Ngược lại, doanh nghiệp sẽ không phát triển được, hoạt động không hiệu quả. Doanh nghiệp là một yêú tố quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp có hoạt động vững mạnh thì nền kinh tế nước nhà mới phát triển. Việc tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển cũng là một mục tiêu của Chính phủ.

Để tạo điều kiện cho công tác huy động vốn của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả, đúng với mong đợi của các doanh nghiệp. Trước hết, Nhà nước cần sớm quy hoạch và định hướng chiến lược cho sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biết là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm tỉ trọng 98% số lượng các doanh nghiệp Việt Nam). Qua việc nắm bắt được thực trạng nhu cầu của các doanh nghiệp, Nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định những động thái tích cực nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn.

Việc thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô có những ảnh hưởng vô cùng to lớn và trực tiếp đến các doanh nghiệp. Có thể thấy rõ điều này khi chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách về hạn mức tín dụng cho các ngân hàng, quy định mức lãi suất cho vay, những đạo luật về kiểm soát hoạt động trong hoạt động thuê tài chính… đã gây ra cho doanh nghiệp những vấn đề hết sức nan giải trong công tác huy động vốn. Nhà Nước cần xem xét việc thắt chặt tiền tệ thì ở mức nào là phù hợp, vừa chống được lạm phát mà kinh tế vẫn phát triển. Ổn định kinh tế vĩ mô đòi hỏi phải có sự cân đối lớn, kiểm soát được giá cả, tỷ giá, lãi suất. Các yếu tố này nhằm mục

tiêu ổn định sản xuất, kinh doanh, phục vụ xuất khẩu và an sinh xã hội. Điều hành chính sách tiền tệ phải có những đổi mới: phải làm đồng bộ những chính sách đã có, kể cả những chính sách mới bổ sung (khuyến khích xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư, chống suy giảm kinh tế…)

Nhà nước cần có sự ổn định, định hướng hoàn thiện và hỗ trợ hệ thống ngân hàng, đưa thị trường chứng khoán đi đúng quy đạo. Vì đây là hai kênh huy động vốn thực sự có hiệu quả và thân thuộc đối với các doanh nghiệp.

Tạo cơ hội phát triển các kênh huy động mới cho doanh nghiệp như các hình thức cho vay tài chính, quỹ đầu tư vốn... Từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn mới.

Thành lập nhiều hơn nữa các quỹ bảo lãnh tín dụng, tạo cầu nối cho hoạt động tín dụng giữa doanh nghiệp (đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) với ngân hàng dễ dàng hơn. Nguyên lý hoạt động cơ bản của quỹ bảo lãnh tín dụng là: Doanh nghiệp đi vay ngân hàng dưới sự bảo lãnh của quỹ tín dụng. Quỹ là trung gian đắc lực giữa ngân hàng và các doanh nghiệp trong việc thẩm định dự án của doanh nghiệp. Quỹ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay còn thiếu thế chấp và trả nợ thay cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ. Để được bảo lãnh, doanh nghiệp phải nộp lệ phí bảo lãnh cho quỹ. Quỹ có thể chỉ bảo lãnh tối đa 70 – 80% vốn vay, phần còn lại là các ngân hàng gánh chịu để nâng cao trách nhiệm thẩm định của ngân hàng.

Ngoài ra Nhà nước còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp về mặt hoạt động. Đó là các biện pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về sản xuất, thị trường tiêu thụ, nâng cao kỹ thuật công nghệ, trình độ của công nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì lượng vốn huy động được qua các nguồn bên trong doanh nghiệp sẽ lớn hơn.

dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp thế chấp quyền sở hữu đất để vay vốn. Hiện này trong chính sách đất đai của chúng ta có nhiều văn bản pháp quy có liên quan đến đất, các quyền sử dụng và thế chấp các quyền đó rất phức tạp, không rõ ràng. Đó là hệ thống cấp phép của Chính Phủ trong từng việc thực hiện quyền sử dụng đất còn cồng kềnh, phiền toái, không có hiệu quả kinh tế; Chưa có hệ thống đăng ký công khai về các quyền hạn cho thuê đất và thế chấp… Ngoài ra, nhà nước còn cần phải đẩy nhanh các thủ tục cấp quyền sử dụng đất để tạo cho doanh nghiệp dễ dàng trong việc thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn.

Nhà nước có thể có những hỗ trợ về chính sách, hỗ trợ khuyến khích cho các doanh nghiệp sử dụng hình thức tín dụng thuê mua tài chính thông qua chính sách khấu hao máy móc thiết bị thuê mua tài chính…

Không ngừng hoàn thiện hành lang pháp lý ở những kênh huy động vốn mới. Từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định về hoạt động liên quan đến dịch vụ cho thuê tài chính trong Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chỉ có một hệ thống pháp luật đồng bộ mới giúp hoạt động cho thuê tài chính đi vào nền nếp, có định hướng…. Hơn nữa, với hệ thống pháp luật về cho thuê tài chính đồng bộ sẽ góp phần giúp cho chủ sở hữu, các công ty cho thuê tài chính và các doanh nghiệp thuê tài chính tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền và lợi ích được pháp luật ghi nhận, bảo vệ

KẾT LUẬN

Từ nghiên cứu trên có thể rút ra kết luận, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng trong doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố về con người, năng lực quản lý, công nghệ… Không có vốn doanh nghiệp không thể hoạt động và phát triển. Hiểu rõ về vốn, các kênh có thể cung ứng vốn hoạt động cho doanh nghiệp có một ý nghĩa hết sức to lớn, đặc biệt trong giai đoạn bất ổn của nền kinh tế. Điều này giúp doanh nghiệp nhận biết ưu nhược điểm của từng kênh huy động từ đó vận dụng, lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với bản thân doanh nghiệp cũng như với tình trạng của nền kinh tế.

Với việc đánh gía đúng tình hình, không ngừng cập nhật thông tin, năng động trong việc ứng phó với bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường kinh tế vĩ mô, chủ động cải biến bản thân doanh nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam nhất định sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này cũng như không ngừng phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w