Đối với doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 43)

Trong thời buổi nền kinh tế có những biến động bất thường, các doanh nghiệp hơn ai hết chính là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

+ Các doanh nghiệp cần chủ động đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề, trình độ quản lý… cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Thực hiện chấp hành nghiêm túc về pháp lệnh kế toán - thống kê. Có như vậy, doanh nghiệp sẽ hoàn thành tốt công tác xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, thực hiện chặt chẽ công tác quản lý tài chính, xử lý tốt thông tin trong quá trình hoạt động… như vậy sẽ tạo được lòng tin rất lớn đối với các ngân hàng. Đây trở thành một yếu tố quan trọng trong quyết định cấp tín dụng cho doanh nghiệp của các ngân hàng. Kinh nghiệm và khuynh hướng đầu tư gần đây ở Việt Nam có thể nhận thấy, nếu doanh nghiệp chứng minh được sự cam kết cao (chiến lược kinh doanh rõ ràng, lâu dài …) và minh bạch (chế độ thông tin báo cáo tốt…), quản trị được cải thiện liên tục (nhất là quản trị được cải thiện cùng với tăng vốn, mở rộng sản xuất …) sẽ là doanh nghiệp chiếm lược lòng tin của các nhà đầu tư, khi đó chắc chắn việc huy động vốn (như tăng vốn) sẽ được cải thiện.

Khai thác đối đa nguồn vốn tự lực của mình, chủ động tìm kiếm từ các kênh khác ngoài các kênh truyền thống phù hợp hơn với thời đại và bản thân doanh nghiệp. Việc thị trường ngày càng phát triển làm nảy sinh thêm những kênh huy động vốn rất có hiệu quả. Vấn đề ở chỗ các doanh nghiệp phải có sự tìm hiểu kỹ càng và áp dụng các hình thức huy động vốn này.

Huy động vốn dưới nhiều hình thức khác nhau, đối tượng khác nhau đảm bảo phân tán được rủi ro, đồng thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh

doanh diển ra liên tục.

Các doanh nghiệp nên tổ chức thành lập thêm những quỹ theo kiểu hiệp hội kinh doanh. Thực tế hiện nay cho thấy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp là không nhiều. Hầu hết các doanh nghiệp đều coi các doanh nghiệp khác là đối thủ cạnh tranh trong việc tiếp cận vốn, nguyên liệu, nhân lực của đất nước. Trên thực tế, khi các doanh nghiệp có sự liên kết chặt chẽ với nhau họ vẫn có thể có được cùng chung lợi ích. Có thể lấy ví dụ về một quỹ với nguyên tắc hoạt động như sau: các thành viên của hiệp hội hàng tháng, hàng quý sẽ phải đóng góp một khoản tiền nhất định vào quỹ của hội, sau đó sẽ bốc thăm để phân chia thứ tự ứng tiền quỹ (thực ra đây là một cách chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp trong thời gian ngắn). Với cách thành lập theo kiểu này, các doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi ích như: Giúp chủ doanh nghiệp nhanh chóng có được nguồn vốn tương đối lớn để sản xuất kinh doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất. Đồng thời sẽ tạo được sự hợp tác, hỗ trợ giữa các ngành có liên quan. Từ đó tồn tại một mối liên kết và bổ xung giữa các doanh nghiệp và đây là một cách để mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 43)