Huy động vốn trên thị trường chứng khoán.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 25)

Huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán là một kênh huy động vốn tương đối hiệu quả với các doanh nghiệp, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, thị trường chứng khoán phát triển một cách sôi động. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền

kinh tế nói chung đang chứa đựng rất nhiều bất ổn với việc vừa trải qua cơn suy thoái cũng tạo thành những thách thức, khó khăn khi doanh nghiệp muốn huy động vốn thông qua thị trường này.

Năm 2010, khi mà các nguồn vốn vay từ ngân hàng tỏ ra vô cùng khó khăn đối với các doanh nghiệp thì thị trường chứng khoán là nơi chứng kiến nỗ lực tăng vốn mạnh mẽ của các doanh nghiệp. Nửa đầu năm 2010, những dấu hiệu phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế cùng với sự cải thiện của dòng vốn đầu tư nước ngoài đã khiến cho hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán tăng mạnh mẽ. Bắt đầu từ quý III năm 2010, nỗ lực này đã không còn gặp điều kiện thuận lợi như trước nữa. Chỉ có 81% doanh nghiệp phát hành cổ phiếu đúng kế hoạch, còn lại phải điều chỉnh, hoãn, thậm chí phải hủy kế hoạch. Sự èo uột của thị trường chứng khoán đã khiến các doanh nghiệp lựa chọn hai cách thức: Thứ nhất là việc trông cậy vào phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu ; Thứ hai là chuyển sang kênh phát hành trái phiếu. Đây cũng chính là điểm nổi bật của năm 2010 trong hoạt động huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán của doanh nghiệp.

+ Trái phiếu doanh nghiệp.

Trong năm 2010, phần lớn các đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp đều thành công và tính chung lại, đã có khoảng 47 nghìn tỉ đồng trái phiếu được phát hành trong năm. Trong khi lãi suất cho vay của các ngân hàng trên thị trường vẫn còn rất cao thì việc huy động vốn thông qua kênh phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có một số ưu điểm vượt trội hơn, và do đó ngày càng được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Nếu vay tín dụng, doanh nghiệp cần phải có tài sản thế chấp, dự án khả thi, phải trả lãi và vốn gốc định kỳ hàng tháng, trong khi đó, với trái phiếu, doanh nghiệp chỉ phải trả vốn gốc một lần vào kỳ đáo hạn và trả lãi theo kỳ hạn sáu tháng hoặc một năm một lần, và do

đó có thể tận dụng được vốn để kinh doanh chu với chu kỳ dài hơn. Thực tế trong năm 2010, phần lớn trái phiếu doanh nghiệp phát hành có kỳ hạn ngắn, thường có lãi suất trong năm đầu tiên nằm trong khoảng tà 10% đến 16%/năm và áp dụng lãi suất thả nổi cho các năm tiếp theo (phổ biến là mức lãi suất huy động trung bình của bốn ngân hàng lớn cộng thêm từ 2 đến 4%). Kênh phát hành trái phiếu có triển vọng sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong thời gian tới . Đặc biệt, việc ban hành Nghị định số 84/2010/NĐ của Chính Phủ yêu cầu các doanh nghiệp muốn phát hành thêm cổ phiếu hay trái phiếu trong thời gian trái phiếu chuyển đổi chưa đáo hạn sẽ phải giải trình rõ tất cả những rủi ro cho các nhà đầu tư tiềm năng và đưa ra một kế hoạch dự phòng rủi ro nhằm bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư hiện hữu sẽ giúp làm tăng tính minh bạch trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và do đó, sẽ hấp dẫn đc các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng không thể không kể đến những tác động tiêu cực gây cản trở hoạt động huy động vốn thông qua kênh này. Diễn biến trên thị trường chứng khoán thứ cấp năm 2010 tương đối ảm đạm thêm vào đó Ngân hàng Nhà nước đã nâng hệ số rủi ro với các khoản cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản và chứng khoán của các ngân hàng lên mức 250%. Các động thái này khiến cho việc vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế kể trên rất khó khăn. Một sự chững lại trong hoạt động của thị trường chứng khoán thứ cấp chắc chắn mang lại những tác động không tốt trên thị trường sơ cấp. Điều này đương nhiên khiến hoạt động phát hành trái phiếu không được dễ dàng thành công như trước nữa.

+ Cổ phiếu:

Huy động vốn thông qua IPO chứng khoán: Trong năm 2010, đã có 40 doanh nghiệp tham gia IPO với tổng số lượng cổ phần bán đc là 224,2 triệu cổ, chỉ chiếm 53% số cổ phần đem đấu giá, tương đương giá trị huy động

được là 3.976,5 tỷ đồng. So với năm 2009, tổng số vốn huy động được tuy có tăng gấp đôi nhưng tỷ lệ thành công trong năm nay giảm đi đáng kể (chỉ đạt 53,3%). Điều này có thể được lý giải bởi thị trường thứ cấp, nơi sẽ nhiêm yết các cổ phiếu diễn biến không tích cực khiến nhà đầu tư tỏ ra khá thờ ơ với hoạt động IPO trong khi các doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ thị trường chứng khoán sơ cấp do chi phí vốn vay ở mức cao và gói hỗ trợ lãi suất đã không còn.

Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

Bảng 2.3: Top 10 vụ IPO chứng khoán lớn nhất năm 2010

Tuy nhiên, nhìn vào thống kê 10 vụ IPO lớn nhất của năm 2010 ta có thể thấy tỉ lệ thành công của top này là 8/10 doanh nghiệp đấu giá thành công, bán được 100% số cổ phiếu đấu giá. Điều này chứng tỏ, với các công ty lớn, làm ăn có hiệu quả thì ngay cả trong thời điểm thị trường chứng khoán không nhiều khởi sắc thì hoạt động huy động vốn trên thị trường này cũng phát huy tác dụng.

Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu: Các công ty niêm yết cũng đã huy động được một lượng vốn tương đối là hơn 37,4 nghìn tỷ đồng thông

qua việc phát hành cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ doanh nghiệp phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu năm 2010 là 56% trong khi tỷ lệ này năm 2009 là 25%. Sự tăng đột biến trong tỷ lệ này cho thấy năm 2010 nguồn vốn huy động được của các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán chủ yếu bằng phương thức phát hành này.

Cũng phải để ý rằng, trên thị trường chứng khoán, ngoài việc các doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu hay phát hành trái phiếu, nhiều doanh nghiệp cũng đã lựa chọn cách huy động vốn thông qua việc phát hành riêng lẻ cổ phiếu hay tăng vốn bằng cách chia thưởng cho cổ đông bằng lợi nhuận tích luỹ.

Huy động vốn trên thị trường chứng khoán sơ cấp không chỉ là kênh của các doanh nghiệp mà các tổ chức tài chính, ngân hàng, bất động sản chiếm một tỉ lệ khá lớn trên thị trường này. Đây là các khối có nhu cầu mạnh mẽ nhất trong năm nay để đảm bảo cân đối tài chính theo quy định mới (đặc biệt với khu vực ngân hàng thương mại trong hành trình tăng vốn của mình) Điều này gây lên một sức ép về nguồn cung rất lớn trên thị trường chứng khoán, đây cũng chính là một nguyên nhân khiến cho hoạt động huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu năm 2010 trở lên kém hiệu quả.

Trước bối cảnh thị trường tín dụng ngân hàng và thị trường chứng khoán trong nước rất kém hiệu quả trong việc dẫn vốn về với doanh nghiệp thì một số doanh nghiệp có tiềm lực mạnh đã áp dụng một cách thức mới để huy động vốn đó là thông qua thị trường chứng khoán các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với những dòng vốn nước ngoài. Tiêu biểu là công ty cổ phần Kinh Đô với việc phát hành chứng chỉ lưu ký toàn cầu…

Tựu chung lại, theo số liệu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, năm 2010, các doanh nghiệp đã huy động vốn trên thị trường chứng khoán (kể cả việc tăng vốn pháp định của các ngân hàng thương mại) đạt trên 116.000 tỷ

đồng.

Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect

Bảng 2.4: Tỷ trọng giá trị các ngành trên TTCK 2010

Nhìn vào bảng thể hiện tỷ trọng giá trị các ngành trên thị trường chứng khoán năm 2010 có thể nhận ra một sự mất cân đối rõ rệt. Chiếm ưu thế nhất vẫn là các doanh nghiệp thuộc ngành tài chính, còn lại, những ngành khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ, cá biệt có những ngành như Y tế chỉ chiếm 1.1% quy mô thị trường. Từ đây có thể rút ra kết luận khả năng huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng có sự mất cân đối giữa các ngành. Đối với những ngành chiếm tỷ trọng nhỏ như y tế, dịch vụ công cộng… thì khả năng tham gia thị trường chứng khoán để huy động vốn là không cao so với các ngành chiếm tỷ trọng lớn như tài chính.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, lượng vốn huy động được trên thị trường này khá ấn tượng cho thấy đối với các doanh nghiệp lớn, làm ăn có hiệu quả thì ngay cả trong giai đoạn này – giai đoạn chứa đựng nhiều bất ổn thì kênh huy động vốn qua thị trường chứng khoán cũng vẫn chứng tỏ là một kênh thực sự đắc lực.

Ngoài nguồn vốn được cung ứng từ các ngân hàng thương mại, thị trường chứng khoán thì các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa

và nhỏ lại có thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn khác, đó là kênh thuê tài chính.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w