Những mặt chưa đạt được.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 34)

Huy động vốn hoạt động cho doanh nghiệp trong thời kỳ cả nền kinh tế có sự biến động mạnh mẽ, thất thường đã làm hiệu quả huy động giảm xuống.

Điều này được thể hiện ở cả ba tiêu chí: Quy mô vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động và chi phí huy động vốn.

Quy mô huy động vốn: Có thể nói quy mô huy động vốn trong thời gian này là chưa tương xứng với nhu cầu vốn của các doanh nghiệp. Chỉ tính riêng ở kênh tín dụng ngân hàng với 74,47% doanh nghiệp hướng tới thì chỉ 1/3 trong số đó vay được. Nguyên nhân là do sự bất cân đối giữa cung và cầu về vốn. Ngay chính các ngân hàng trong nghiệp vụ huy động vốn của mình cũng gặp rất nhiều khó khăn, ngân hàng huy động vốn kém hiệu quả cùng với những tác động của các chinh sách kinh tế vĩ mô dẫn đến khả năng cung ứng vốn ra nền kinh tế bị hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu vốn các doanh nghiệp ngày một tăng. Nhìn vào bảng thống kê số lượng doanh nghiệp đang hoạt động giai đoạn 2006 – 2009 có thể thấy số lượng các doanh nghiệp thực hoạt động qua các năm là tăng. Năm 2006 cả nước có 131.318 doanh nghiệp thực hoạt động, đến năm 2009 con số đó đã là 248.847 doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp tăng đương nhiên làm cho nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng.

chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

số doanh nghiệp hoạt động 131.318 155.771 205.688 248.847

Nguồn: niêm giám thống kê 2010

Bảng 2.6: Thống kê số doanh nghiệp hoạt động 2006 – 2008

Mặt khác, trong những năm trở lại đây, khi mà giá nguyên nhiên vật liệu, tiền lương…biến động thất thường và có xu hướng tăng thì chi phí đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng. Nhu cầu vốn của nhiều doanh nghiệp tăng gấp đôi.

Chính từ những yếu tố này mà hiệu quả huy động vốn của các doanh nghiệp xét về lượng huy động là chưa cao, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho các doanh nghiệp.

Cơ cấu nguồn vốn huy động:

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng chứa đựng nhiều bất cập. Chính vì thực tế là lượng vốn doanh nghiệp huy động được không đủ đáp ứng nhu cầu, kế hoạch sản xuất kinh doanh không được đảm bảo buộc các doanh nghiệp phải “cầu cứu” tới mọi khả năng có thể huy động. các doanh nghiệp (DN), nhất là các doanh nghiệp nhỏ đang lạm dụng những nguồn tín dụng phi chính thức từ người thân, từ nhân viên nội bộ doanh nghiệp, thậm chí nhiều doanh nghiệp chiếm dụng vốn của bạn hàng với ý nghĩ rằng lượng vốn chiếm dụng này là “miễn phí” nhưng chưa hề tính toán chi phí thực của vốn chiếm dụng được khi tính toán số tiền phải trả nếu thanh toán ngay cho bạn hàng hoặc số tiền trả chậm để chiếm dụng. Sự thiếu minh bạch khi huy động vốn nội bộ hay vay nợ người thân trong nhiều trường hợp đã khiến mục tiêu vay nợ của doanh nghiệp không đạt được. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không huy động được nguồn vốn dài hạn đã đi vay ngắn hạn để tài trợ cho mục tiêu dài hạn khiến cho mức chi phí tăng cao mà nhiều trường hợp mục tiêu tài trợ cũng bị đổ bể.... Có thể thấy cơ cấu vốn hoạt động của các doanh nghiệp là không được đảm bảo. Điều này mang lại nhiều rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp.

Chi phí huy động vốn:

Trong bối cảnh áp lực về cầu vốn gia tăng mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế làm cho chi phí huy động vốn tăng cao. Lãi suất vay vốn, chi phí phát hành chứng khoán, chi phí thuê mua tài chính… tất cả đều có xu hướng tăng, cụ thể là lãi suất ngân hàng trong năm 2010 đã lúc lên đến 20%/năm, một vài tháng đầu năm 2011 lãi suất này có lúc đã lên đến 27%. Việc chi phí huy động vốn tăng làm giảm hiệu quả huy động vốn. Bởi tiêu chí của huy động vốn là phải huy động từ những nguồn cho chi phí thấp nhất. Việc chi phí huy động vốn tăng cao trước hết ảnh hưởng đến kế hoạch huy

động vốn, sau nữa, nó ảnh hưởng không tốt đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 34)