Huy động vốn thông qua kênh thuê tài chính.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 31)

Huy động vốn thông qua hình thức thuê tài chính là một hình thức chưa thực sự phổ biến và phát triển tại Việt Nam. Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1998 luật pháp đã công nhận cho thuê tài chính (CTTC) là hoạt động tín dụng trung, dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác. Đối với nền kinh tế, phương thức tài trợ này đã đa dạng hóa hoạt động tín dụng. Đối với bên đi thuê nhận tài sản (100% vốn vay) mà không phải thế chấp hoặc chỉ cần ký quỹ một số tiền nhỏ tương đương 5-10% giá trị tài sản.

Tính đến thời điểm ngày 26/5/2010 cả nước có 13 công ty cho thuê tài chính trong đó có chín công ty thuộc hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam với tổng số vốn điều lệ là 2.500 tỷ đồng và bốn công ty 100% vốn nước ngoài. Trong số đó, có doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, như các công ty cho thuê tài chính (thuộc các Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư phát triển, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn…) có doanh nghiệp dưới hình thức công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài (công ty cho thuê tài chính Kexim – 100% vốn Hàn Quốc, Công ty cho thuê tài chính ANZ – 100% vốn của ngân hàng ANZ và V-TRACT), lại có doanh nghiệp thuộc hình thức đa sở hữu như Công ty cho thuê tài chính liên doanh (công ty cho thuê tài chính VLIC), Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombankleasing)… Cùng với kênh huy động qua thị trường chứng khoán, thuê tài chính góp phần đắc lực cho việc giảm gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.

hạn chế. Theo số liệu của Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam, dư nợ của chín công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, chưa tính bốn công ty nước ngoài không tham gia Hiệp hội, tính đến hết năm 2010 là hơn 19.719 tỷ đồng, quý I năm 2011 số dư nợ đạt 19.082 tỷ đồng. Có thể thấy hoạt động huy động vốn thông qua hình thức thuê tài chính có sự chuyển biến, phát triển trong giai đoạn này. Tuy nhiên, So với mức tín dụng của toàn ngành ngân hàng và mức huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán việc huy động vốn thông qua thuê tài chính chưa chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu các nguồn vốn doanh nghiệp huy động được.

Hoạt động thuê tài chính ở Việt Nam, các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở hoạt động thuê mua vào tài sản là động sản chứ chưa phong phú như hoạt động thuê tài chính ở các nước trên thế giới (dịch vụ thuê tài chính từ các loại máy móc, thiết bị sản xuất, dây chuyền sản xuất, thiết bị văn phòng, phương tiện vận tải đến cả bất động sản…).

Chỉ tiêu Tàu thuyền Ô tô Máy xây dựng khai khoáng Dây chuyền sản xuất

Dư nợ cho thuê tài

chính (tỷ đồng) 10.750 2.757 2.400 2.400

Tỷ trọng*. 50% 12,8% 11,1% 11,1%

Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn.

Bảng 2.5: Dư nợ hoạt động cho thuê tài chính năm 2010

Nhìn vào bảng dư nợ cho thuê tài chính theo loại sản phẩm cho thuê (2010) có thể thấy sự mất cân đối trong cơ cấu cung ứng tín dụng. 50% tổng dư nợ cho thuê tài chính với các loại tàu thuyền (tương ứng với mức vốn 10.750 tỷ đồng), dư nợ tài chính với ô tô là 12,8% (tương ứng với mức 2.757 tỷ đồng), 11,1% dư nợ tài chính với máy xây dựng khai khoáng và dây

chuyền sản xuất. Điều này cho thấy các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng máy xây dựng, khai khoáng tham gia vào thị trường này ít hơn so với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tàu thuyền, ôtô…

Hoạt động của các công ty tài chính còn bị phụ thuộc rất nhiều bởi các công ty mẹ (chủ yếu là các ngân hàng thương mại), đặc biệt là về nguồn vốn hoạt động. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng cung ứng sản phẩm cho thuê tài chính. Từ đó làm giảm hiệu quả huy động vốn của doanh nghiêp. Do đó, có thể dự báo trong những năm tới, để thuê tài chính phát triển và thực sự trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp cần phải có những sự nỗ lực cố gắng rất lớn của bản thân các công ty cho thuê tài chính, các công ty mẹ, các tác động tích cực từ phía chính phủ…

Một phần của tài liệu Lý luận chung về vốn và các kênh huy động vốn của doanh nghiệp. (Trang 31)