Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 64 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
64
Dung lượng
1,33 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN HUYỀN ANH
PH
PHÂ
ÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞ
ƯỞNG
NG ĐẾ
ĐẾN
N
KH
KHẢ
Ả NĂNG TI
TIẾ
ẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA
CÁ NH
NHÂ
ÂN TẠI NG
NGÂ
ÂN HÀNG PH
PHÁ
ÁT TRI
TRIỂ
ỂN
NH
NHÀ
À ĐỒ
ĐỒNG
NG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201
Cần Thơ-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHAN HUYỀN ANH
MSSV: 4108607
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA
CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN VĂN DUYỆT
Cần Thơ - 2013
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình học tập tại Trường tôi đã có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó cũng
gặp không ít khó khăn, thử thách. Để vượt qua những khó khăn đó ngoài nỗ lực và
quyết tâm của bản thân, một phần hết sức quan trọng phải kể đến là sự giúp đỡ của
cha mẹ, thầy cô, người thân, các anh chị và bạn bè xung quanh.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến hai đấng sinh thành đã
không ngại vất vả, tảo tần, nuôi dưỡng, dạy dỗ và lo cho tôi ăn học đến ngày hôm
nay.
Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Duyệt đã nhiệt tình hướng
dẫn, cùng các cán bộ Khoa đã giúp tôi có kiến thức hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Cô Sử Kim Anh cố vấn học tập trong thời gian qua đã
dìu dắt, chỉ dẫn giúp tôi thích nghi và quen dần với môi trường đại học.
Xin cảm ơn Cơ quan thực tập MHB Hậu Giang đã nhiệt tình hướng dẫn trong
thời gian tôi thực tập.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Phát Triển nông thôn đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và rèn luyện trong mấy năm qua. Cảm ơn Đoàn thanh niên
Khoa đã giúp tôi có cơ hội hình thành những kỹ năng mềm, kinh nghiệm quý báu
trong cuộc sống.
Sau cùng, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người bạn lớp
Phát triển nông thôn khóa 36 - những người luôn sát cánh bên tôi trong những năm
đại học. Họ đã cho tôi những lời khuyên, sự động viên, sự giúp đỡ, sự hỗ trợ trong
học tập cũng như trong cuộc sống.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Cần Thơ, ngày
tháng
Phan Huyền Anh
i
năm 2013
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm …..
Phan Huyền Anh
ii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
_________________________
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày
tháng
năm 2013
Thủ trưởng cơ quan
(Ký tên và đóng dấu)
iii
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU............................................................................................1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung................................................................................................. 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................................................2
1.3.1 Phạm vi không gian.......................................................................................... 2
1.3.2 Phạm vi thời gian............................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU................................................................................... 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 5
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................................... 5
2.1.1 Khái niệm về tín dụng...................................................................................... 5
2.1.2 Phân loại tín dụng............................................................................................. 5
2.1.3 Nguyên tắc tín dụng..........................................................................................6
2.1.4 Nghiệp vụ MHB cho vay khách hàng cá nhân.................................................. 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................... 15
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................... 15
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................................ 16
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ CHO VAY TẠI MHB HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN TỪ ĐẦU NĂM 2013 ĐẾN NAY....................................................... 17
3.1 GIỚI THIỆU VỀ MHB HẬU GIANG...............................................................17
3.1.1 Sơ lượt về MHB Vị Thanh - Hậu Giang..........................................................17
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý.......................... 18
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA MHB HẬU GIANG.................23
3.2.1 Phân tích dư nợ theo đối tượng....................................................................... 23
3.2.2 Phân tích dư nợ theo sản phẩm....................................................................... 25
3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MHB HẬU GIANG.................... 28
Chương 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁ NHÂN TẠI MHB HẬU GIANG................................. 31
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN.................................. 31
4.2 MÔ HÌNH PROBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ
iv
NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG TẠI VỊ THANH - HẬU GIANG........................... 34
4.2.1 Xác định biến sử dụng trong mô hình Probit và giải thích biến....................... 34
4.2.2 Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Probit..............................................35
4.2.3 Phân tích kết quả mô hình hồi quy Probit thu được......................................... 35
4.3 MÔ HÌNH TOBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG
VỐN VAY CỦA CÁ NHÂN TẠI MHB VỊ THANH - HẬU GIANG...................... 38
4.3.1 Xác định biến sử dụng trong mô hình Tobit và giải tích biến.......................... 38
4.3.2 Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Tobit............................................... 38
4.3.3 Phân tích kết quả mô hình hồi quy Tobit thu được.......................................... 39
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG
VỐN VAY CỦA CÁ NHÂN TẠI VỊ THANH - HẬU GIANG................................ 42
4.4.1. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.............................................. 42
4.4.2. Giải pháp giúp cá nhân tăng lượng vốn vay từ Ngân hàng............................. 43
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 44
5.1 KẾT LUẬN.......................................................................................................44
5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 45
5.2.1. Đối với chính quyền các cấp.......................................................................... 45
5.2.2. Đối với tổ chức tín dụng................................................................................ 46
5.2.3. Đối với khách hàng cá nhân........................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 47
PHỤ LỤC............................................................................................................... 48
v
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Tình hình cho vay của MHB Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013................................................................................................ 23
Bảng 3.2: Tình hình cho vay theo đối tượng sản phẩm của MHB Hậu Giang giai
đoạn 2010 đến 6th2013............................................................................................ 25
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hậu Giang
giai đoạn 2010 đến 6th2013.................................................................................... 28
Bảng 4.1: Thông tin về thành phần dân tộc của cá nhân...........................................31
Bảng 4.2: Thông tin về nghề nghiệp chính của cá nhân........................................... 31
Bảng 4.3: Thông tin về thu nhập của cá nhân.......................................................... 32
Bảng 4.4: Thông tin về trình độ của cá nhân............................................................ 32
Bảng 4.5: Thông tin về mục đích vay vốn của cá nhân được vay............................. 32
Bảng 4.6: Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Probit...................................... 35
Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy Probit............................................................... 35
Bảng 4.8: Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Tobit........................................ 38
Bảng 4.9: Kết quả mô hình hồi quy Tobit................................................................ 39
vi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB Hậu Giang.............................18
Hình 4.1: Biểu đồ mối quan hệ giữa thu nhập, lượng vốn vay và tài sản thế chấp.... 33
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
---------------------------
ĐBSCL
:
Đồng bằng sông Cửu Long
CB-CNV
:
Cán bộ và công nhân viên
UBTD
:
Ủy ban tín dụng
NHNN
:
Ngân hàng nhà nước
NHTM
:
Ngân hàng thương mại
MHB
:
Ngân hàng phát triển nhà
AFD
:
Cơ quan phát triển Pháp
RDF
:
Dự án tài chính nông thôn
ATM
:
Máy rút tiền tự động.
vii
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ, để hội nhập kinh tế quốc
tế thì hệ thống Ngân hàng có vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quan hệ kinh
tế và tài chính. Với vai trò chủ lực thì hệ thống Ngân hàng đã đóng góp một phần
đáng kể cho công cuộc đổi mới kinh tế, tạo đà đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước. Trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động thì huy động vốn và cho
vay là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản của
Ngân hàng. Trong đó, tín dụng là một hoạt động kinh doanh quan trọng, chiếm tỷ
trọng lớn trong tài sản có sinh lời của Ngân hàng. Đồng thời, rủi ro tín dụng cũng là
rủi ro gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động của Ngân hàng. Trong các sản
phẩm cung cấp trên thị trường thì tín dụng cá nhân là một mảng tín dụng quan trọng
của Ngân hàng. Thực tế cho thấy rằng các khoản cho vay cá nhân chiếm một tỷ
trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Thành công của MHB Hậu Giang có sự đóng
góp không nhỏ từ tín dụng cá nhân. Bên cạnh đó thị trường tín dụng cá nhân là một
thị trường sôi động, với sự tham gia của hầu như tất cả các Ngân hàng. Trong đó,
mảng cho vay đang có mức tăng trưởng cao đó là cho vay tiêu dùng. Ngoài ra các
mảng cho vay khác của tín dụng cá nhân như cho vay mua nhà, cho vay cán bộ nhân
viên, cho vay cá thể sản xuất kinh doanh,... cũng đã có bước tăng trưởng tốt. Nắm
bắt được nhu cầu thị trường, MHB Hậu Giang ngày càng quan tâm đến đối tượng
khách hàng cá nhân cùng với sự điều chỉnh chính sách, điều chỉnh sản phẩm phù
hợp với thay đổi thị trường, cho ra đời các sản phẩm mới đa dạng, hấp dẫn giúp cho
các hoạt động tín dụng cá nhân khởi sắc, hiệu quả nâng cao theo đúng định hướng
cho vay phân tán theo mô hình bán lẻ. Đây có vẻ như là những hành động rất đúng
đắn của Ngân hàng, vì trên thực tế trong những năm gần đây cho vay doanh nghiệp
gặp nhiều rủi ro thậm chí mang về những khoản nợ xấu khá lớn do doanh nghiệp
làm ăn kém hiệu quả nhưng thị trường tín dụng cá nhân có vẻ luôn khả thi và hiệu
quả hơn. Tuy nhiên trên thực tế không riêng gì MHB Hậu Giang mà ở hầu hết các
Ngân hàng ở Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng đối với hoạt động tín dụng
cá nhân. Cho vay cá nhân thường là dành cho những đối tượng có thu nhập ổn định,
có phương án sản xuất kinh doanh khả thi. Vì vậy, rủi ro đối với tín dụng cá nhân là
không lớn như so với cho vay doanh nghiệp. Tuy nhiên, tiềm năng tín dụng cá nhân
vẫn chưa được khai thác hết vì nhiều lí do. Có lí do từ chính sách tín dụng của Ngân
hàng và cũng có lí do xuất phát từ phía các cá nhân có nhu cầu tín dụng nhưng
không đủ điều kiện để tiếp cận. Các cá nhân cần đến tín dụng chính thức đôi khi
1
không chỉ đơn thuần là phục vụ tiêu dùng mà còn là đầu tư sản xuất. Vì vậy, mở
rộng tín dụng cá nhân còn là góp phần nâng cao đời sống cá nhân và phát triển xã
hội. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là mở rộng như thế nào trong khi thị trường tín dụng cá
nhân ở Vị Thanh - Hậu Giang còn khá là rộng lớn, mà người dân ở vùng đất đang
trên đà phát triển này vẫn chưa thực tiếp xúc nhiều với tín dụng Ngân hàng. Vấn đề
ở đây là chúng ta cần phải tìm hiểu những yếu tố gì đã chi phối, cản trở hay thúc đẩy
người dân tìm đến tín dụng, cụ thể là tại Ngân hàng MHB Hậu Giang. Xuất phát từ
những lí do đó, tác giả quyết định chọn đề tài "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng
sông Cửu Long (MHB)". Để làm nguyên cứu khoa học.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn
vay được của cá nhân tại MHB Hậu Giang từ đó đề ra một số giải pháp để nâng cao
khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá thực trạng và kết quả tín dụng tại MHB Hậu Giang giai đoạn từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cá nhân tại
MHB.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của cá nhân tại MHB.
- Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng và lượng
vốn vay của cá nhân tại MHB Hậu Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại MHB Hậu Giang.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 12 tháng 08 đến ngày 08
tháng 11 năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những khách hàng cá nhân có nhu cầu vay
vốn tại MHB Hậu Giang.
2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong các đề tài nghiên cứu gần đây, có những kết quả liên quan đến các yếu tố
ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ như:
Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) với đề tài nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên
Giang. Tác giả sử dụng mô hình Probit để xử lý số liệu và kết quả phân tích của mô
hình cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ
bao gồm: Tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ,
diện tích đất của chủ hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính thức, thu nhập
của hộ và tổng tài sản của hộ.
Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2010) với đề tài các yếu tố quyết định
lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang. Tác giả sử dụng mô
hình Tobit để xác định các yếu tố quyết định lượng vốn vay của nông hộ ở Hậu
Giang. Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Trình độ học vấn, nghề
nghiệp của chủ hộ, thu nhập của hộ, khoảng cách đến chợ huyện hay thị tứ, số tổ
chức tín dụng, tài sản thế chấp, số lần vay...ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông
hộ ở Hậu Giang.
Ngoài ra đề tài còn tham khảo một số luận văn tốt nghiệp đã được thực hiện:
đề tài "Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và
hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng" (2008) do
sinh viên Hồ Hoàng Anh lớp tài chính ngân hàng 2 khóa 30 trường Đại học Cần Thơ
thực hiện. Trong đề tài này tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bằng mô
hình kinh tế lượng thông qua mô hình Probit và Tobit để phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ. Kết quả
phân tích cho thấy có 6 yếu tố tác động đến việc vay vốn chính thức của nông hộ là
tổng diện tích ruộng đất của hộ, giá trị tài sản của hộ, chi tiêu chung binh của hộ, địa
vị xã hội của chủ hộ, có tham gia của chủ hộ và tiết kiệm của chủ hộ; có 8 yếu tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay của hộ là tổng diện tích đất có bằng đỏ, thu nhập trước khi
vay của chủ hộ, chi tiêu cho sản xuất kinh doanh, giá trị của đất, giá trị của nhà cửa,
địa vị của chủ hộ, có tham gia của chủ hộ, có quen biết của chủ hộ, tổng chi cho sinh
hoạt.
Đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của
nông hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang do sinh viên Nguyễn Phương Khanh lớp
tài chính ngân hàng khóa 32 thực hiện vào năm 2010. Đề tài sử dụng 2 mô hình đó
là: mô hình Probit để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng chính thức và mô hình và mô hình OLS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
3
lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chín thức của nông hộ ở Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
của hộ là: thu nhập của hộ, dân tộc, đất có bằng đỏ, vị trí xã hội, thành viên của tổ
hùn vay vốn, giới tính của chủ hộ là Nam. Đối với mô hình OLS có 5 biến có ý
nghĩa nghiên cứu. Trong đó, có 4 biến tác động tốt đến lượng vốn vay là: giá trị tài
sản của hộ, giới tính chủ hộ là Nam, tuổi của chủ hộ, diện tích đất theo kết quả này
thì những hộ có giá trị tài sản lớn, diện tích đất nhiều, chủ hộ là Nam và lớn tuổi thì
lượng vốn mà họ nhận được từ các tổ chức cho vay sẽ lớn hơn. Ngoài ra, mô hình có
1 biến có tác động không tốt đến lượng vốn vay của chủ hộ đó là thâm niên nghề
nghiệp của chủ hộ. Chủ hộ có thâm niên nghề nghiệp chính lâu năm thì có lượng
vốn vay ít hơn chủ hộ có ít thâm niên là vì các chủ hộ thâm niên lâu năm thì họ có
thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các thành viên khác nên họ sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và tích lũy được nhiều vốn do đó họ sẽ có ít nhu cầu vay vốn hơn.
Vương Quốc Duy (2006) với đề tài những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín
dụng đối với nông hộ vùng đồng bằng sông Cửu Long đến nguồn tài chính chính
thức và phi chính thức. Bằng việc sử dụng mô hình Logit và mô hình Probit, tác giả
cho rằng tiếp cận thì trường tín dụng chính thức chịu tác động tích cực và mạnh mẽ
bởi tuổi tác, giới tính, quy mô của hộ (số người trong hộ), trình độ học vấn, chi tiêu
trên đầu người. Việc nghèo khó có tác động tiêu cực và mạnh mẽ đến việc tiếp cận
nguồn tín dụng chính thức. Đối với thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận
nguồn tín dụng này chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi quy mô của chủ hộ, chi
tiêu trên đầu người.
Nhìn chung những kết quả từ những đề tài, công trình nghiên cứu của các tác
giả, nhà nghiên cứu nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ ở nhiều góc độ, nhiều
địa phương và đưa ra những kết quả liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng và
lượng vốn vay, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Tuy nhiên, các đề tài
này đã được nghiên cứu lâu liệu có còn đúng với hiện tại. Do đó, tôi quyết định chọn
đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cũng như các
yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của cá nhân ở Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang để
làm đề tài nghiên cứu.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về tín dụng
Tín dụng là sự chuyển nhượng quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định dưới
hình thức hiện vật hay tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định từ người sở hữu
sang người sử dụng và khi đến hạn người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu
với một lượng giá trị lớn hơn. Khoảng giá trị dôi ra này gọi là lợi tức tín dụng.
Hay tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người
đi vay và người cho vay dựa trên nguyên tắc hoàn trả.
Tín dụng là một phạm trù của kinh tế hàng hóa, có quá trình ra đời, tồn tại và
phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Tín dụng có những tính chất
quan trọng sau:
- Tín dụng trước hết chỉ là sự chuyển giao quyền sử dụng một số tiền (hiện kim)
hoặc tài sản (hiện vật) từ chủ thể này sang chủ thể khác, chứ không làm thay đổi
quyền sở hữu chúng.
- Tín dụng bao giờ cũng có thời hạn và phải được “hoàn trả”.
- Giá trị của tín dụng không những được bảo tồn mà còn được nâng cao nhờ lợi
tức tín dụng.
2.1.2 Phân loại tín dụng
Phân loại theo hình thức
Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của
Nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối
của ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự quy định của luật
Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay,…và những dịch
vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tín
dụng chính thức bao gồm các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phục vụ người
nghèo, Quỹ tín dụng nhân dân, các chương trình trợ giúp của chính phủ,…
Tín dụng phi chính thức là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của
nhà nước. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho
vay chuyên nghiệp; thương lái cho vay; người thân, bạn bè, họ hàng; cửa hàng vật tư
nông nghiệp; hụi…Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người
5
cho vay và người vay quyết định. Trong đó, cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho
vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm.
Phân loại theo kỳ hạn
Tín dụng nông thôn có thể phân thành ba loại cơ bản sau: tín dụng ngắn hạn,
tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn.
Tín dụng ngắn hạn
Là loại tín dụng có thời hạn cho vay dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ
biến trong cho vay nông hộ ở nông thôn, các tổ chức tín dụng chính thức cũng
thường cho vay loại này tương ứng với nguồn vốn là các khoản tiền gửi ngắn hạn.
Trong thị trường tín dụng nông thôn, các nông hộ vay nguồn này chủ yếu là sử dụng
cho sản xuất như mua phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất đai,…Lãi suất của các
khoản vay này thường thấp.
Tín dụng trung hạn
Là loại tín dụng có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Các nông hộ vay vốn loại này
thường dùng cho việc mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua
giống vật nuôi cây trồng cho sản xuất nông nghiệp. Loại tín dụng này ít phổ biến
trong thị trường tín dụng nông thôn so với tín dụng ngắn hạn.
Tín dụng dài hạn
Hình thức tín dụng này chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sản
xuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Cho vay hình thức này rất ít ở thị
trường nông thôn vì rủi ro cao. Thời hạn của tín dụng dài hạn trên 5 năm.
2.1.3 Nguyên tắc tín dụng
Khách hàng vay vốn Ngân hàng phải tuân thủ hai nguyên tắc sau:
- Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trên hợp đồng tín dụng.
- Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trên
hợp đồng tín dụng.
2.1.4 Nghiệp vụ MHB cho vay khách hàng cá nhân
2.1.4.1 Cho vay cầm cố
Đối tượng và điều kiện:
Khách hàng vay là các cá nhân người Việt Nam có đủ năng lực hành vi dân sự.
Tài sản cầm cố phải có bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản cầm
cố.
6
Tài sản thuộc sở hữu của nhiều người phải có sự đồng ý của tất cả bằng văn
bản.
Đặc điểm sản phẩm:
Loại tiền vay: VND.
Thời gian vay: tối đa không quá 90 ngày.
Mức cho vay: Dựa trên nhu cầu vay vốn thực tế và trị giá của tài sản cầm cố:
Vàng không vượt quá 85% giá trị.
Xe ô tô, xe gắn máy không vượt quá 60% giá trị MHB định giá.
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của MHB.
Phương thức trả nợ: Nợ gốc và lãi được thanh toán 1 hoặc nhiều lần trong thời
hạn vay.
Thủ tục, hồ sơ vay vốn :
Thủ tục nhanh, gọn thời gian giải quyết hồ sơ trong ngày nếu khách hàng giao
nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn.
Hồ sơ vay vốn gồm có :
Lập phiếu kiểm định và Hợp đồng: Theo mẫu của MHB.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay: CMND/Hộ chiếu hoặc Thẻ quân nhân.
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay: là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền
sở hữu Giấy tờ có giá dự định cầm cố cùng tài sản.
2.1.4.2 Cho vay theo hạn mức
Đối tượng và điều kiện:
Là người Việt Nam có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ MHB trong thời
gian vay vốn.
Có bảo đảm tiền vay theo qui định MHB.
Đặc điểm sản phẩm:
Thời gian cho vay: (thời hạn rút vốn vay) bằng với thời gian một vòng quay
vốn hay chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Thời hạn hiệu lực: có thể lên đến 48 tháng.
Loại tiền vay: VND hoặc USD.
Mức cho vay: tùy vào nhu cầu, khả năng trả nợ của khách hàng.
7
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của MHB.
Phương thức trả nợ: theo thỏa thuận với số tiền mà khách hàng thu được để trả
nợ trong thời hạn duy trì hạn mức tín dụng, được nêu trong hợp đồng tín dụng cụ
thể.
Thủ tục, hồ sơ vay vốn và thời gian giải quyết hồ sơ vay:
Thời gian giải quyết hồ sơ có thể trong ngày hoặc vài ba ngày nhưng tối đa
không quá 7 ngày kể từ ngày khách hàng giao nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn.
Thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm rất linh hoạt, tùy theo đối
tượng vay vốn, loại tài sản đảm bảo để có thể giải quyết cho khách hàng phải thực
hiện/hoặc không phải thực hiện/hoặc thực hiện bổ sung sau thủ tục công chứng,
đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hồ sơ gồm có :
Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của MHB.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay: CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu; Giấy đăng
ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân (nếu có),...của người vay, người hôn phối.
Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: như hóa đơn, giấy báo giá, hợp đồng
mua bán, bảng dự trù chi phí...
Tài liệu chứng minh thu nhập trả nợ: Hợp đồng cho thuê nhà hoặc thuê xe
hoặc hợp đồng cho thuê tài sản khác (nếu có), hợp đồng mua bán vật tư, hàng hóa,
hóa đơn... Bảng kê khai thu nhập từ sản xuất kinh doanh dịch vụ (nếu có)… của
khách hàng.
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay: là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền
sở hữu tài sản mà khách hàng hoặc bên thứ ba dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại
MHB hoặc đang bảo đảm tại MHB cho các nghĩa vụ trả nợ khác và tài sản này tiếp
tục được MHB nhận để đảm bảo cho khoản vay tiêu dùng, sinh hoạt.
2.1.4.3 Cho vay mua xe ô tô
Đối tượng và điều kiện:
Là cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam.
Có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ ngân hàng trong thời gian vay vốn.
Có bảo đảm tiền vay theo qui định MHB.
Tùy theo từng đối tượng cụ thể, MHB luôn có hình thức cho vay phù hợp.
Đặc điểm sản phẩm:
8
Thời gian cho vay: lên đến 48 tháng, trường hợp đặc biệt được 60 tháng.
Loại tiền vay: VND hoặc USD.
Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.
Cho vay có tài sản khác làm đảm bảo thì mức cho vay tối đa 85% tổng nhu cầu
vốn của phương án xin vay nhưng không được vượt quá tỷ lệ cho vay quy định của
MHB đối với từng loại tài sản đảm bảo.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: mức cho vay tối đa
60% giá trị tài sản đảm bảo.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản (tín chấp): mức cho vay tối đa không
quá 12 tháng thu nhập thực tế của khách hàng vay và không quá 200 triệu đồng.
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của MHB.
Phương thức trả nợ:
Trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần vào cuối kỳ (cho vay ngắn hạn).
Trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ;
Trả gốc và lãi đều hàng tháng;
Trả lãi, trả gốc linh hoạt theo thỏa thuận;
Trả góp (tổng số tiền gốc cộng (+) tiền lãi phải trả chia đều cho các kỳ trả
nợ).
Thủ tục, hồ sơ vay vốn và thời gian giải quyết hồ sơ vay:
Thủ tục nhanh, gọn nhưng đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật và
NHNN VN, thời gian giải quyết hồ sơ có thể trong ngày hoặc vài ba ngày nhưng tối
đa không quá 7 ngày kể từ ngày khách hàng giao nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn.
Thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm rất linh hoạt, tùy theo đối
tượng vay vốn, loại tài sản đảm bảo để có thể giải quyết cho khách hàng phải thực
hiện/hoặc không phải thực hiện/hoặc thực hiện bổ sung sau thủ tục công chứng,
đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hồ sơ gồm có :
Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của MHB.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay: CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu/KT3; Giấy
đăng ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân (nếu có),...của người vay, người hôn phối.
Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: Giấy báo giá xe (nếu có), biên lai đặt
9
cọc (nếu có), Hợp đồng mua xe.
Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, xác nhận lương; Hợp
đồng cho thuê nhà, thuê xe hoặc hợp đồng cho thuê tài sản khác (nếu có); Bảng kê
khai thu nhập từ sản xuất kinh doanh dịch vụ... của người vay và người cùng trả nợ.
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay.
2.1.4.4 Cho vay tiêu dùng
Đối tượng và điều kiện:
Là người Việt Nam cư trú hoặc có việc làm ổn định.
Là công chức hoặc người lao động làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị,
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa nhưng nhà nước nắm cổ phần chi
phối, doanh nghiệp không phải của nhà nước thì phải có từ 10 lao động trở lên và
chủ doanh nghiệp phải ký hợp đồng bảo lãnh để người lao động đó vay tại MHB.
Có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ ngân hàng trong thời gian vay vốn.
Có bảo đảm tiền vay theo qui định MHB.
Tùy theo từng đối tượng cụ thể, MHB sẽ có hình thức cho vay phù hợp.
Đặc điểm sản phẩm:
Thời gian cho vay: lên đến 48 tháng, trường hợp đặc biệt được 60 tháng.
Loại tiền vay: VND hoặc USD.
Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản khác: không quá 100% giá trị phương án
xin vay và không vượt quá tỷ lệ quy định về bảo đảm nợ của loại tài sản đó.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: không quá 12 tháng thu nhập thực
tế của người vay và không quá 200 triệu đồng.
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của MHB.
Phương thức trả nợ: Với nhiều hình thức trả nợ khác nhau, phù hợp từng đối
tượng khách hàng.
Trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần vào cuối kỳ (cho vay ngắn hạn).
Trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ;
Trả gốc và lãi đều hàng tháng;
Trả lãi, trả gốc linh hoạt theo thỏa thuận;
10
Trả góp (Tổng số tiền gốc cộng (+) tiền lãi phải trả chia đều cho các kỳ trả
nợ).
Thủ tục, hồ sơ vay vốn và thời gian giải quyết hồ sơ vay:
Thời gian giải quyết hồ sơ có thể trong ngày hoặc vài ba ngày nhưng tối đa
không quá 7 ngày kể từ ngày khách hàng giao nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn.
Thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm rất linh hoạt, tùy theo đối
tượng vay vốn, loại tài sản đảm bảo để có thể giải quyết cho khách hàng phải thực
hiện hoặc không phải thực hiện hoặc thực hiện bổ sung sau thủ tục công chứng,
đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hồ sơ gồm có :
Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của MHB.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay: CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu; Giấy đăng
ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân (nếu có), … của người vay, người hôn phối.
Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn: như hóa đơn, giấy báo giá, giấy báo
học phí, hợp đồng mua bán, bảng dự trù chi phí …
Tài liệu chứng minh thu nhập
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay: là những giấy tờ pháp lý chứng minh quyền
sở hữu tài sản mà khách hàng hoặc bên thứ ba dự định dùng để cầm cố, thế chấp tại
MHB hoặc đang bảo đảm tại MHB cho các nghĩa vụ trả nợ khác và tài sản này tiếp
tục được MHB nhận để đảm bảo cho khoản vay tiêu dùng, sinh hoạt.
2.1.4.5 Cho vay phục vụ nhà ở
Đối tượng và điều kiện:
Người Việt Nam trong và ngoài nước có việc làm ổn định đảm bảo đủ khả
năng trả nợ trong thời gian vay vốn tại tỉnh/ thành phố nơi MHB có trụ sở.
Có vốn tự có tham gia vào việc chuyển nhượng nhà, nền nhà, xây dựng sửa
chữa nhà ở.
Có tài sản thế chấp, cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm, . . .) dùng để bảo đảm thuộc
sở hữu của chính người vay hoặc của thân nhân. Tài sản thế chấp có thể là chính căn
nhà, nền nhà dự định mua hoặc bằng tài sản khác.
Đặc điểm sản phẩm:
Thời gian cho vay:
Cho vay mua hoặc xây dựng nhà ở, đất ở, căn hộ chung cư : lên đến 180
11
tháng hoặc tối đa 240 tháng nếu vay vốn từ dự án AFD .
Cho vay sửa chữa, nâng cấp nhà ở : không quá 60 tháng.
Loại tiền vay: VND hoặc USD.
Mức cho vay: Tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản khác: tối đa 85% giá trị phương án xin vay.
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo lãnh của các
tổ chức có liên kết với chi nhánh: không quá 70% giá trị phương án xin vay.
Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: không quá 12 tháng thu nhập thực
tế của người vay và không quá 200 triệu đồng.
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của MHB.
Phương thức trả nợ: Lựa chọn nhiều hình thức trả nợ khác nhau :
Trả lãi hàng tháng, trả gốc một lần vào cuối kỳ (cho vay ngắn hạn).
Trả lãi hàng tháng, trả gốc theo định kỳ;
Trả gốc và lãi đều hàng tháng;
Trả lãi, trả gốc linh hoạt theo thỏa thuận;
Trả góp (tổng số tiền gốc cộng (+) tiền lãi phải trả chia đều cho các kỳ trả
nợ).
Thủ tục, hồ sơ vay vốn và thời gian giải quyết hồ sơ vay:
Thủ tục nhanh, gọn, thời gian giải quyết hồ sơ có thể trong ngày hoặc vài ba
ngày nhưng tối đa không quá 7 ngày kể từ ngày khách hàng giao nộp đầy đủ hồ sơ
vay vốn.
Thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm rất linh hoạt, tùy theo đối
tượng vay vốn, loại tài sản đảm bảo để có thể giải quyết cho khách hàng phải thực
hiện hoặc không phải thực hiện hoặc thực hiện bổ sung sau thủ tục công chứng,
đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hồ sơ vay vốn :
Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu MHB)
Phương án vay và kế hoạch trả nợ kiêm báo cáo thẩm định (mẫu MHB);
Các loại giấy tờ chứng minh tài sản bảo đảm nợ vay (bản chính) hoặc chứng
minh mục đích vay, chứng minh thu nhập: Giấy chứng nhận QSDĐ, QSH nhà ở, các
giấy tờ có giá, Hợp đồng mua, bán nhà, đất, căn hộ chung cư, hợp đồng thi công,
12
xây dựng, sửa chữa, dự toán xây dựng, sửa chữa, xác nhận lương, Hợp đồng cho
thuê nhà, phương tiện, kê khai thu nhập từ sản xuất kinh doanh, dịch vụ (ghi trong
phương án).
2.1.4.6 Cho vay thấu chi
Đối tượng và điều kiện:
Cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại địa bàn hoạt động của
MHB và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình: doanh nghiệp nhà
nước hoặc các doanh nghiệp cổ phần hoá nhưng nhà nước vẫn giữ vai trò chi phối;
các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh (có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng
trở lên); các công ty nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài... có thanh toán
lương qua các ngân hàng hoặc có giao dịch với MHB.
Tuổi từ 22 đến tuổi 60.
Thời gian công tác tại đơn vị từ 12 tháng trở lên.
Chưa sử dụng hạn mức thấu chi hoặc chưa có dư nợ cho vay tín chấp tại các tổ
chức tín dụng khác.
Đặc điểm sản phẩm:
Thời hạn thấu chi: tối đa 12 tháng.
Loại tiền vay: VND.
Mức cho vay: tối đa 1 tháng lương thực lãnh, có thể lên đến 200 triệu đồng, tùy
theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng.
Lãi suất và phí: theo quy định của MHB tại từng thời điểm.
Phương thức trả nợ: hàng tháng MHB sẽ tự động thu lãi và vốn từ tài khoản
thanh toán của quý khách hàng.
Thủ tục, hồ sơ vay vốn và thời gian giải quyết hồ sơ vay:
Thời gian giải quyết hồ sơ trong ngày
Hồ sơ gồm có :
Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của MHB.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay: CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu;
2.1.4.7 Cho vay nông lâm ngư nghiệp
Đối tượng và điều kiện:
Là người Việt Nam có thu nhập ổn định đủ khả năng trả nợ MHB trong thời
13
gian vay vốn.
Có bảo đảm tiền vay theo qui định MHB.
Đặc điểm sản phẩm:
Thời gian cho vay: bằng với thời gian một vòng quay vốn hay chu kỳ sản xuất
kinh doanh.
Loại tiền vay: VND.
Mức cho vay: Tối đa 20 triệu đồng.
Lãi suất: Theo lãi suất quy định hiện hành của MHB.
Phương thức trả nợ: trả nợ cuối kỳ.
Thủ tục, hồ sơ vay vốn và thời gian giải quyết hồ sơ vay:
Thời gian giải quyết hồ sơ có thể trong ngày hoặc vài ba ngày nhưng tối đa
không quá 7 ngày kể từ ngày khách hàng giao nộp đầy đủ hồ sơ vay vốn.
Thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm rất linh hoạt không phải thực
hiện thủ tục công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm.
Hồ sơ gồm có :
Giấy đề nghị vay vốn: Theo mẫu của MHB.
Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay: CMND/Hộ chiếu; Hộ khẩu; Giấy đăng
ký kết hôn hoặc xác nhận độc thân (nếu có), … của người vay, người hôn phối.
Hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc
Giấy xác nhận tạm thời quyền sử dụng đất do UBND huyện, thị xã cấp còn có hiệu
lực.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập thứ cấp: Được lấy từ Niên giám thống kê Thành Phố Vị
Thanh trong năm mới nhất, số liệu thống kê từ báo, tạp chí về tín dụng, đề tài còn sử
dụng số liệu từ các luận văn tốt nghiệp của các sinh viên khóa trước để làm đề tài.
Ngoài ra, các số liệu còn được lấy từ bảng báo cáo tài chính của MHB Vị Thanh.
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Đề tài được lấy số liệu từ bảng câu hỏi
phỏng vấn trực tiếp tại địa bàn Thành Phố Vị Thanh.
+ Xác định cỡ mẫu cho mô hình nghiên cứu
Dựa vào lý thuyết thống kê cơ bản ta có ba yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết
14
định cỡ mẫu cần chọn là: (1) Độ biến động dữ liệu, (2) độ tin cậy trong nghiên cứu,
(3) khoảng sai số cho phép.
Cỡ mẫu được xác định theo công thức:
N=p(1-p)(Zα/2/MOE)2
Với n: cỡ mẫu
p: tỉ lệ xuất hiện của các phần tử trong đơn vị lấy mẫu đúng như mục tiêu chọn
mẫu. (0 ≤ p ≤ 1)
Z: giá trị tra bảng của phân phối chuẩn Z ứng với độ tin cậy.
MOE: Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ.
- Độ biến động của dữ liệu V=p(1-p)
Trong trường hợp bất lợi nhất là độ biến động của dữ liệu ở mức tối đa thì
V= p(1-p) => max. => V’=1-2p=0 => p=0.5 (1)
- Độ tin cậy trong nghiên cứu. Do thời gian và chi phí có hạn nên đề tài chọn
độ tin cậy ở mức 90% nên sai lầm tối đa là α=10%. Ta có giá trị tra bảng của phân
phối chuẩn ứng với độ tin cậy 90% là Zα/2=1,564 (2).
- Sai số cho phép với cỡ mẫu nhỏ là 10% (3)
Kết hợp (1),(2) và (3) ta có cỡ mẫu n = 62 quan sát, như vậy cỡ mẫu tối thiểu
là 62 quan sát thì mới có thể đảm bảo được ý nghĩa của mô hình.
Xem xét thời gian và chi phí bị hạn chế nên quyết định chọn 65 quan sát. Như
vậy với yêu cầu đặt ra với cỡ mẫu tối thiểu cần thì số quan sát là 65 đủ lớn để tiến
hành nghiên cứu.
+ Phương pháp chọn mẫu
Mẫu được lấy theo phương pháp ngẫu nhiên phân cụm từ chợ Vị Thủy đến
Thành Phố Vị Thanh.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng cho vay
cũng như hiệu quả của món vay tín dụng đem lại cho Ngân hàng và cho khách hàng
cá nhân.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
cũng như lượng vốn vay của khách hàng cá nhân thông qua sự hỗ trợ của các phần
mềm Stata và Microsoft Excel để kiểm định hai mô hình hồi quy là Probit và Tobit:
15
Mô hình Probit được sử dụng nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc cá
nhân vay được hay không. Ta có mô hình tổng quát như sau:
k
yi* 0 j xij ui
j 1
Trong đó: yi* chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn. Chúng ta xem xét
biến giả yi được khai báo như sau:
yi : Biến phụ thuộc đây là biến giả. Nó có giá trị là 1 nếu cá nhân có vay vốn
Ngân hàng, là 0 nếu cá nhân không có vay vốn Ngân hàng.
xij : là biến độc lập đây là biến đại diên cho các nhân tố ảnh hưởng đến việc cá
nhân có vay được vốn hay không.
0 và j : là các tham số của mô hình.
ui : là sai số của mô hình, ui ~ N , 2 .
Mô hình Tobit nghiên cứu mối quan hệ tương quan giữa mức độ biến động của
biến phụ thuộc với các biến độc lập. Mô hình Tobit được sử dụng để xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của cá nhân. Mô hình có dạng sau:
*
i
yi y
0 1xi u i
0
n eˆ u y * 0
n eˆ u y * 0
Trong đó:
yi* : là biến phụ thuộc thể hiện lượng vốn vay được từ ngân hàng.
0 , 1 : là các tham số của mô hình.
xi : là các biến độc lập của mô hình, đây là biến đại diện cho các nhân tố ảnh
hưởng đến lượng vốn vay được của cá nhân.
ui : Sai số của mô hình.
Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích trên và tài liệu liên quan đề xuất một số
giải pháp nhằm giúp cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiệu quả.
16
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI MHB HẬU
GIANG GIAI ĐOẠN TỪ ĐẦU NĂM 2013 ĐẾN NAY
3.1 GIỚI THIỆU VỀ MHB HẬU GIANG
3.1.1 Sơ lượt về MHB Vị Thanh - Hậu Giang
Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Hậu Giang được thành lập theo
Quyết định số 84/2005/QĐ-NHN-HĐQT ngày 15/9/2005 của Chủ tịch Hội đồng
Quản trị Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, trên cơ sở nâng cấp từ chi nhánh cấp II
Vị Thanh. Việc thành lập Chi nhánh Hậu Giang là để tăng cường sức mạnh huy
động vốn và cho vay hỗ trợ nhân dân xây dựng, phát triển nhà ở và mở rộng phát
triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống tại địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Mặc dù Chi nhánh mới thành lập còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm,
chỉ đạo sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền và ngân hàng cấp trên, sự hỗ trợ tận
tình của các ban, ngành đoàn thể địa phương cũng như sự đoàn kết của tập thể
CB-CNV, chi nhánh đã đi vào hoạt động ổn định và phát triển.
MHB Hậu Giang hiện có các sản phẩm, dịch vụ của một ngân hàng hiện đại,
chuyên nghiệp như: Huy động vốn bằng VNĐ (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có
kỳ hạn, tiết kiệm tích lũy, kỳ phiếu...) các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ
chuyển tiền Western Union, cho vay đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn hợp pháp cho tất
cả các thành phần kinh tế (cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tiêu dùng, cho
vay thấu chi, cho vay mua xe ô tô, cho vay xây dựng và sửa chữa nhà ở, cho vay
mục tiêu nhà, cho vay dự án nhà ở, cho vay dự án AFD, cho vay dự án RDF... Và
đặc biệt là dịch vụ về thẻ ATM đã được triển khai tại siêu thị Co-op Mart Vị Thanh
để tạo thói quen chi tiêu, mua sắm bằng thẻ ATM cho khách hàng tại Hậu Giang, dần
dần tiến tới đa dạng hóa dịch vụ, tiện ích hiện đại, nhằm quảng bá thương hiệu MHB
tại địa phương.
Từ khi MHB chính thức đi vào hoạt động tại địa bàn tỉnh Hậu Giang đến nay,
MHB Hậu Giang đã góp phần tích cực vào sự phát triển của ngành ngân hàng và của
tỉnh Hậu Giang, cũng như góp phần vào thành công chung của hệ thống MHB trên
cả nước.
17
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của ngân hàng MHB Hậu Giang
3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản lý
Ban giám đốc
Điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt
động của đơn vị.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các
phòng ban.
Có quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật hay năng
lương cho các cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm
soát trưởng.
Có quyền quyết định một khoản vay trong phạm vi hạn mức được phán quyết.
Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
chuyển nợ quá hạn, các chế tài tín dụng đối với khách hàng.
Tiếp nhận chỉ thị, nghị quyết từ hội sở, sau đó phổ biến chung cho lãnh đạo các
phòng ban.
18
Phó giám đốc
Có trách nhiệm hỗ trợ cùng giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt
động chung của toàn bộ chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính
thẩm định vốn.
Phòng kinh doanh
Chịu trách nhiệm quản lý một cách hiệu quả danh mục khách hàng bằng cách
lập, giám sát các kế hoạch thường niên hoặc giữa kỳ dành cho mỗi khách hàng.
Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tín dụng tối thiểu phải đạt được
mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.
Đảm bảo xử lý tất cả các hồ sơ cấp tín dụng mới hoặc hồ sơ cấp tín dụng hiện
tại, bao gồm cả việc cơ cầu lại nợ (gia hạn, điều chỉnh thời hạn trả nợ), cập nhật hồ
sơ cấp tín dụng theo các quy định hiện hành của MHB.
Giám sát thường xuyên việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của các khách hàng,
thường xuyên liên hệ và phối hợp cán bộ kinh doanh cấp cao hơn để đảm bảo quản
lý việc thu hồi các khoản tín dụng có vấn đề một cách hiệu quả.
Có biện pháp xử lý kịp thời để giảm rủi ro, tổn thất tín dụng phát sinh từ các
khoản vay có vấn đề.
Thực hiện các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại hối, chiếc khấu bộ chứng
từ xuất nhập khẩu, huy động vốn...
Tiếp nhận hồ sơ cấp tín dụng đã được UBTD Hội sở phê duyệt (hồ sơ nhận từ
ban quản lý rủi ro) để hoàn tất các thủ tục tiếp theo (quản lý hợp đồng, giải ngân,
theo dõi, quản lý, thu hồi nợ...) cán bộ kinh doanh, cán bộ hỗ trợ thực hiện các trình
tự, thủ tục theo quy định và theo nội dung hồ sơ phê duyệt trong hồ sơ cấp tín dụng.
Thực hiện phân loại nợ khách hàng đang quản lý theo quy định của MHB.
Phòng quản lý rủi ro
Lập báo cáo đánh giá rủi ro
Kiểm soát thực hiện đúng cơ cấu của danh mục đầu tư đã phê duyệt.
Quản lý và đảm bảo việc tuân thủ chính sách tín dụng đã được phê duyệt trong
từng thời kỳ.
Thu thập, phân tích và lập báo cáo tổng hợp phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng cho toàn chi nhánh; đưa ra các thông tin cảnh báo nhằm đảm bảo tín dụng
hoạt động an toàn, hiệu quả. Thực hiện kiểm soát tín dụng nội bộ theo sổ tay quản lý
19
rủi ro hiện hành của MHB.
Theo dõi, hỗ trợ phòng kinh doanh đánh giá danh mục tín dụng định kỳ theo
tháng, quý, năm hoặc đột xuất để xác định mức độ rủi ro theo từng loại hình tài trợ,
cấu trúc khoản vay, phân khúc thị trường, khách hàng...
Tham gia vào việc giải quyết các khoản nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo chi nhánh phân công.
Phòng nguồn vốn
Tổ chức khảo sát nghiên cứu thị trường để xây dựng kế hoạch huy động vốn
cho chi nhánh phù hợp với định hướng hoạt động của MHB Hậu Giang.
Khảo sát và thu thập thông tin trên địa bàn, tính toán và đề xuất cho giám đốc
ban hành mức lãi suất huy động vốn và cho vay phù hợp, đảm bảo hoạt động hiệu
của Ngân hàng.
Theo dõi, giám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng, tham
mưu cho giám đốc thực hiện đúng quy định về quản lí và điều hành nguồn vốn của
Ngân hàng trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Phòng hỗ trợ kinh doanh
Hộ trợ soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay khi phòng tín
dụng có yêu cầu. Thực hiện công chứng, điều kiện giao dịch đảm bảo theo quy định
của MHB và các thủ tục liên quan đến món vay do phòng kinh doanh cung cấp.
Thực hiện giải ngân cho khách hàng trên hệ thống Intellect theo nội dung trong
giấy nhận nợ hoặc tờ trình giải ngân đã được cấp thẩm quyền duyệt do phòng kinh
doanh chuyển sang.
Hoặc nhập thông tin từ chối khoản cấp tín dụng (có ý kiến của cấp thẩm quyền)
theo báo cáo tóm tắt của phòng kinh doanh chuyển sang đối với các hồ sơ khách
hàng không đáp ứng được điều kiện của MHB. Thực hiện thu nợ (gốc, lãi) của
khách hành trên hệ thống Intellect (trừ trường hợp trả nợ bằng tiền mặt, thì khách
hàng sẽ nộp trực tiếp cho phòng kế toán ngân quỹ).
Phòng kế toán ngân quỹ
Thực hiện công tác hạch toán kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động
kinh doanh, tài chính; quản lý các loại vốn, tài sản tại chi nhánh; báo cáo các hoạt
động kinh tế - tài chính theo pháp lệnh kế toán thống kê quy định.
Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi
trả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, cá nhân, dịch vụ chi trả ngoại
20
hối, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền trong nước và nước ngoài...
Tổ chức việc thu, chi tiền mặt, quản lý an toàn tiền bạc, tài sản của ngân hàng...
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán, giữ bí mật các số liệu theo quy định.
Chấp hành chế độ quyết toán tài chính hàng năm với Hội sở.
Lập kế hoạch và theo dõi việc tổ chức thực hiện thu chi tài chính của ngân
hàng tại chi nhánh.
Phòng điện toán
Tổ chức vận hành hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh,
phục vụ khách hàng đảm bảo liên tục và thông suốt. Thực hiện công tác kỹ thuật,
bảo trì, xử lý sự cố hệ thống máy móc thiết bị và chương trình phần mềm. Tổ chức
lưu trữ, bảo mật, phục hồi dữ liệu và xử lý các sự cố kỹ thuật của hệ thống.
Tham mưu đề xuất giám đốc về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin liên
quan đến công nghệ tại chi nhánh.
Triển khai các công trình phần mềm ứng dụng, các dự án hoàn thiện, nâng cấp
về nghiệp vụ và quản lý, cùng với trung tâm công nghệ thông tin hoặc phòng công
nghệ thông tin khu vực chịu trách nhiệm về việc bảo mật thông tin, bảo đảm an ninh
mạng, an toàn thông tin của chi nhánh góp phần bảo vệ an ninh chung của toàn hệ
thống.
Phòng hành chính nhân sự
Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, thực
hiện chính sách cán bộ, thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm trang
thiết bị và công cụ lao động.
Thực hiện công tác hành chính, quản trị theo quy định lập báo cáo về công tác
cán bộ, tiền lương.
Phòng giao dịch
Thực hiện các nghiệp vụ, trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động vốn
bằng VNĐ và ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ cho vay, các nghiệp vụ thanh toán, bảo
lãnh... Theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long.
21
3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY CỦA MHB HẬU GIANG
3.2.1 Phân tích dư nợ theo đối tượng
Bảng 3.1: Tình hình cho vay của MHB Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1. DSCV
Cá nhân
2. DSTN
Cá nhân
3. Dư nợ
Cá nhân
2010
290.958
125.002
243.647
103.749
169.964
21.253
2011
310.250
120.319
254.534
96.199
225.680
45.373
2012
6th2012
325.550 256.000
108.250 68.730
290.730 246.660
105.130 87.301
260.500 235.020
48.493 26.802
6th2013
185.020
45.228
155.000
43.645
290.520
50.076
2011/2010
Số tiền
%
19.292
6,63
-4.683
-3,75
10.887
4,47
-7.550
-7,28
55.716 32,78
24.120 113,49
2012/2011
Số tiền
15.300
-12.069
36.196
8.931
34.820
3.120
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB Hậu Giang 2010 đến 6th2013.
22
%
4,93
-10,03
14,22
9,28
15,43
6,88
6th2013/6th2012
Số tiền
-70.980
-23.502
-91.660
-43.656
55.500
23.274
%
-27,73
-34,19
-37,16
-50,01
23,62
86,84
Nhìn chung, dư nợ cuối năm 2011 và 2012 tăng trưởng rất nhanh so với năm
trước đó, riêng trong cuối tháng sáu năm 2013 dư nợ lại tăng trưởng rất cao 23,62%
so với cuối tháng sáu năm 2012. Trong đó, dư nợ cuối 3 năm của cá nhân đa phần
chiếm trên 12% trong tổng dư nợ và tăng trưởng tương đối cao cụ thể như sau:
Năm 2011, doanh số cho vay tăng 19.292 triệu đồng so với năm trước trong
khi đó cho vay đối với khách hàng cá nhân lại giảm 4.683 triệu đồng. Vì thế trong
năm doanh số cho vay tăng chủ yếu là cho vay khách hàng doanh nghiệp. Dư nợ
cuối kỳ tăng trưởng khá cao 32,78% trong đó dư nợ cá nhân chiếm 20,11% trong
tổng dư nợ, nguyên nhân của sự tăng trưởng dư nợ này là do trong năm 2011 cho
vay khách hàng tăng cao hơn là thu nợ khách hàng.
Năm 2012, do ảnh hưởng của sự điều chỉnh giảm lãi suất liên tục của Ngân
hàng Nhà nước (Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm
theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày
11/4, lãi suất huy động cũng giảm thêm 1%, về 12% một năm. Ngày 28/05/2012,
Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về
còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày
11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống còn
9%/năm. Bên cạnh đó, theo thông tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày
8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài
(từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân
đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm) điều này thúc
đẩy tín dụng tăng trưởng và đó cũng là nguyên nhân làm cho dư nợ cuối năm 2012
tăng 34.820 triệu đồng tương đương 15,43% so với năm 2011, trong khi đó dư nợ
của khách hàng cá nhân tăng trưởng chỉ 6,88%.
Xét về mặt dư nợ đến cuối tháng 6 năm 2013 so với dư nợ cuối tháng 6 năm
2012 có sự tăng trưởng dư nợ nhanh gần 23,62%, tương đương với mức tăng 55.500
triệu đồng. Mặt khác, dư nợ đối với khách hàng cá nhân tăng trưởng rất đáng kể tới
86,84%. Nguyên nhân là do trong năm 2013 Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi
suất huy động vốn, điều này làm giảm gánh nặng lãi suất của khách hàng đi vay dẫn
đến cho vay nhiều nhưng thu nợ ít.
Với xu hướng cho vay, thu nợ và dư nợ tại thời điểm đang xét tăng trưởng
cùng với lãi suất huy động của NHNN quy định như vậy thì cuối năm 2013 dư nợ có
thề tăng lên cao. Đặc biệt nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân ngày càng nhiều điều
này chứng tỏ đối tượng này ngày càng tiếp cận được tín dụng của Ngân hàng.
23
3.2.2 Phân tích dư nợ theo sản phẩm
Bảng 3.2: Tình hình cho vay theo đối tượng sản phẩm của MHB Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6th2013
ĐVT: Triệu đồng
Dư nợ
Cầm cố
Hạn mức
Mua xe ô tô
Nông lâm ngư
Tiêu dùng
Phục vụ nhà ở
Thấu chi
Tổng
2010
2011
7.207 10.275
21.740 24.247
8.646 12.454
6.349
5.973
16.094 19.172
101.370 146.937
8.558
6.622
169.964 225.680
2012
6th2012
7.862
6.922
29.732 36.824
15.390 12.733
7.752
5.937
22.537 19.698
162.890 145.296
14.337
7.610
260.500 235.020
6th2013
7.909
44.618
12.997
9.582
20.072
186.532
8.810
290.520
2011/2010
Số tiền
3.068
2.507
3.808
-376
3.078
45.567
-1.936
55.716
2012/2011
%
Số tiền
42,57 -2.413
11,53
5.485
44,04
2.936
-5,92
1.779
19,13
3.365
44,95 15.953
-22,62
7.715
32,78 34.820
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB Hậu Giang năm 2010 đến 6th2013.
24
6th2013/6th2012
%
Số tiền
-23,48
987
22,62
7.794
23,57
264
29,78
3.645
17,55
374
10,86 41.236
116,51
1.200
15,43 55.500
%
14,26
21,17
2,07
61,39
1,90
28,38
15,77
23,62
Có thể nói Ngân hàng nhắm vào đối tượng là cho vay phục vụ nhà ở vì nhóm
đối tượng vay ở lĩnh vực này đa phần chiếm tỷ trọng gần 60% trong tổng dư nợ. Kế
tiếp là cho vay hạn mức chiếm tỷ trọng từ 10 đến 16% trong tổng dư nợ và thấp nhất
là cho vay nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ trọng chưa tới 4% đặc biệt trong giai đoạn
từ năm 2011 trở về sau. Nhưng nhìn chung, đối với các sản phẩm cho vay này điều
tăng trưởng dần qua các năm cụ thể là cho vay mua xe ô tô, cho vay tiêu dùng, cho
vay phục vụ nhà ở và cho vay hạn mức... Nguyên nhân được trình bày như sau:
Đối với cho vay cầm cố chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng dư nợ cuối năm và
cả cuối sáu tháng đầu năm 2012 và 2013 và có xu hướng giảm dần từ 4,55% năm
2011 giảm còn 2,72% cuối tháng sáu năm 2013. Nguyên nhân của cho vay sản phẩm
này thấp là do Thành phố Vị Thanh là Thành phố mới vừa được thành lập nên nền
kinh tế còn chưa được phát triển, không kích thích được sản xuất kinh doanh, nên
các dịch vụ như cầm cố chứng từ có giá hay cầm cố tài sản có giá trị cao chưa phổ
biến dẫn đến loại hình cho vay cầm cố này có dư nợ còn thấp so vời các loại hình
khác. Trong năm 2011, cho vay cầm cố tăng trưởng 42,57% tương đương với 3.068
triệu đồng, sang năm 2012 tốc độ tăng trưởng âm 23,48% nguyên nhân là do ảnh
hưởng của nền kinh tế thị trường trong hoàn cảnh khó khăn, tuy lãi suất trong năm
có giảm liên tục nhưng cũng không thể kích thích người vay trong nhóm sản phẩm
này. Đến cuối tháng sáu năm 2013 tăng trưởng đối với sản phẩm cho vay cầm cố
này có sự khởi sắc lại tăng 14,26% so với cùng kỳ năm trước.
Cho vay hạn mức chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của các năm và có
xu hướng tăng đặc biệt trong giai đoạn từ năm 2011 đến sáu tháng đầu năm 2013.
Năm 2011 tốc độ tăng trưởng đối với sản phẩm này tương đối chậm 2.507 triệu đồng
tương đương 11.53% nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, nền kinh tế trong khu vực bị trì trệ, thêm vào đó lãi suất cho vay ngân hàng
trong năm 2011 này còn quá cao đối với các doanh nghiệp muốn đi vay. Sang năm
2012 lãi suất ngân hàng liên tục giảm, gánh nặng về trả lãi giảm đi rất nhiều điều
này rất có lợi cho các doanh nghiệp đi vay. Đây là nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng
trưởng tăng lên đáng kể 22,62% tương đương với mức tăng thêm 5.485 triệu đồng.
Đến cuối tháng 6 năm 2013 tuy tỷ trọng cho vay hạn mức có giảm so với tổng dư nợ
nhưng tốc độ tăng trưởng rất cao so với cuối tháng cùng kỳ năm trước năm 2012.
Nhu cầu xã hội ngày càng cao đó là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Tuy Việt
Nam hiện là nước nằm trong nhóm đang phát triển nhưng nhu cầu xe hơi trong
tương lai ngày càng tăng. Vị Thanh là Thành phố trẻ nhu cầu xe hơi tiêu dùng ngày
càng tăng vì thế tốc độ tăng trưởng đối với cho vay mua xe ô tô ở Vị Thanh ngày
càng tăng cụ thể: năm 2011 tăng trưởng 44,04% tương đương 3.808 triệu đồng, năm
25
2012 cho vay mua xe ô tô tăng trưởng rất cao 23,57% đến cuối thàng 6 năm 2013
tốc độ tăng trưởng 2,07% so vời cùng thời điểm năm 2012.
Hạn mức cho vay tối đa đối với món vay với mục đích sử dụng cho nông lâm
ngư nghiệp là 20 triệu đồng, thời hạn của khoản vay đa phần là ngắn hạn và ít cho
vay trung hạn, do đó đây là khoản vay ít nhất trong nhóm đối tượng sản phẩm cho
vay. Vì thế đó cũng là nguyên nhân tại sau cho vay nông lâm ngư nghiệp lại chiếm
tỷ trọng rất thấp trong tổng số dư nợ cuối năm thường nằm tromg khoản tín dụng là
từ 6 đến 10 tỷ đồng tương đương 2 đến 4% trong tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng
trong năm 2011 âm 5,92% đến năm 2012 và cuối tháng 6 năm 2013 tốc độ tăng
trưởng đối với cho vay nông lâm ngư nghiệp liên tục tăng đặc biệt là cuối tháng 6
năm 2013 tăng trưởng rất nhanh gần 61,39% so với cùng kỳ năm 2012.
Với sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân, khách hàng có thể thực hiện tất cả
các kế hoạch của mình thật dễ dàng. Cho vay tiêu dùng đó cũng là một trong những
động lực thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng cũng đồng thời kích thích phát triển kinh tế của
vùng. Vì thế, khi mà kinh tế Vị Thanh đang dần dần đi lên thì nhu cầu tiêu dùng
ngày càng nhiều đó cũng là lí do tại sau tốc độ tăng trưởng cho vay tiêu dùng ngày
càng tăng cụ thể năm 2011 tăng 19,13% và năm 2012 tốc độ tăng trưởng rất cao
17,55% tương đương với mức tăng thêm 3.365 triệu đồng. Theo số liệu thống kê ban
đầu tốc độ tăng trưởng đối với cho vay tiêu dùng tính đến cuối tháng 6 năm 2013
tăng 1,90% tương đương với mức tăng là 374 triệu đồng so với cuối tháng 6 năm
2012 thì có thể đến cuối năm tăng trưởng của đối tượng cho vay tiêu dùng sẽ là một
số dương và cao hơn năm trước.
Một trong những nghiệp vụ chính của Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long là cho vay phục vụ nhà ở. Điều dễ thấy là đối với cho vay này chiếm
tỷ trọng trên 60% trong tổng dư nợ cuối năm. Thành phố Vị Thanh vừa mới được
thành lập vào năm 2010, tuy thị trường bất động sản của cả nước đang trong tình
trạng đóng băng nhưng nhu cầu về nhà cửa của một Thành Phố đơn sơ mới được
thành lập sẽ ngày càng tăng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Vị Thanh. Do
đó, tốc độ tăng trưởng đối với nghiệp vụ cho vay phục vụ nhà ở này là rất cao. Năm
2011 tăng trưởng 44,95% tương đương với mức tăng thêm là 45.567 triệu đồng.
Năm 2012, cùng với sự giảm của lãi suất, kích thích cung ứng tiền ra thị trường nên
dư nợ cho vay phục vụ nhà ở tiếp tục tăng trưởng tuy nhiên tốc độ này không bằng
với năm trước là 10,86%. Đáng kể đến là đến cuối tháng 6 năm 2013 tốc độ tăng
trưởng rất nhanh 28,38% so với cùng kỳ.
26
3.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MHB HẬU GIANG
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Hậu Giang giai đoạn 2010 đến 6th2013.
Chỉ tiêu
Thu nhập
Thu từ lãi
Thu ngoài lãi
Chi phí
Chi trả lãi
Chi khác
Lợi nhuận
LN từ lãi
LN ngoài lãi
2010
2011
2012
25.012
24.502
510
20.877
19.907
970
4.135
4.595
-460
32.505
31.750
755
27.556
26.271
1.285
4.949
5.479
-530
36.530
35.700
830
31.080
29.580
1.500
5.450
6.120
-670
6th2012
6th2013
20.630
20.170
460
19.250
18.510
740
1.380
1.660
-280
23.250
22.600
650
19.730
18.630
1.100
3.520
3.970
-450
2011/2010
2012/2011
Số tiền
%
Số tiền
%
7.493 29,96
4.025
12,38
7.248 29,58
3.950
12,44
245 48,04
75
9,93
6.679 31,99
3.524
12,79
6.364 31,97
3.309
12,60
315 32,47
215
16,73
814 19,69
501
10,12
884 19,24
641
11,70
-70 -15,22
-140 -26,42
Nguồn: Phòng kinh doanh Ngân hàng MHB Hậu Giang 2010 đến 6th2013.
27
ĐVT: Triệu đồng
6th2013/6th2012
Số tiền
%
2.620 12,70
2.430 12,05
190 41,30
480
2,49
120
0,65
360 48,65
2.140 155,07
2.310 139,16
-170 -60,71
Nhìn chung Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long hoạt động
kinh doanh rất hiệu quả tốc độ tăng trưởng về doanh thu, chi phí và lợi nhuận tương
đối cao và luôn là con số dương qua các năm 2011, 2012 và 6th2013. Hoạt động kinh
doanh chính của Ngân hàng là huy động và cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất vì
thế đa phần Ngân hàng thu nhập từ lãi và chi trả lãi cho huy động vốn là chính
chiếm trên 95%, còn lại là thu và chi khác ngoài lãi như: phạt trả chậm, phạt trả nợ
trước hạn, phạt không thực hiện đúng hợp đồng hay thu từ cung cấp các dịch vụ như
phát hành thẻ dịch vụ chuyển tiền, cho thuê két sắc.... Do hoạt động chủ yếu là từ lãi
suất nên lợi nhuận trong Ngân hàng từ lãi cũng tương đối cao. Để tìm hiểu rõ hơn
chúng ta đi vào phân tích tốc độ tăng trưởng qua các năm như sau:
Trong năm 2011, MHB Hậu Giang tiếp tục thực hiện chính sách tăng trưởng
tín dụng bền vững chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng bằng các biện pháp:
tích cực củng cố quan hệ với khách hàng, áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín
dụng nội bộ, tăng cường kiểm soát chặt chẽ hạn mức và chất lượng tín dụng, nâng
cao công tác quản lý rủi ro. Kết quả lợi nhuận trong năm 2011 tăng trưởng 19,69%
tương đương với mức tăng thêm là 814 triệu đồng so với năm 2010, trong đó lợi
nhuận từ chênh lệch lãi suất là 884 triệu đồng với mức tăng trưởng 19,24%. Ngược
lại, lợi nhuận từ các hoạt động khác lại thấp hơn năm 2010 với tốc độ tăng trưởng
mang con số âm 15,22%. Để thấy rõ được nguyên nhân ta quan sát được thu nhập
tăng trưởng 29,96% (thu từ lãi tăng 29,58% và ngoài lãi tăng 48,04%) so với năm
2010, lý do là vì doanh số cho vay trong năm tăng, chênh lệch lãi suất cho vay và lãi
suất huy động luôn ổn định. Trong năm 2011, Ngân hàng cũng trả lãi cho vốn huy
động tăng 31,97% tương đương với mức tăng 6.364 triệu đồng trong khi đó chi
ngoài lãi rất nhiều tăng đến 32,47% đây cũng là vấn đề ảnh hưởng đến lợi nhuận của
Ngân hàng mà MHB cần phải khắc phục và hạn chế để mang đến giá trị lợi nhuận
cao hơn.
Năm 2012, hoạt động tín dụng MHB tập trung ưu tiên cho các tín dụng về an
sinh xã hội, phát triển hạ tầng chăm lo ổn định đời sống cho nhân dân, góp phần tích
cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn, MHB với mục tiêu hướng đến việc cung
cấp các sản phẩm dịch vụ trọn gói cho khách hàng và bán chéo sản phẩm hoạt động
dịch vụ ngân hàng (thanh toán trong nước, mua bán ngoại tệ, phát hành thẻ, huy
động vốn...) MHB cũng đã và đang khẳng định thế mạnh của mình đối với nhóm đối
tượng khách hàng doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực nông nghiệp
nông thôn và lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng vùng nông thôn. Năm 2012, nguồn
vốn cho vay cũng được ưu tiên cho các dự án đầu tư khu phố chợ, các doanh nghiệp
28
hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục...
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ MHB đã mạnh dạng đưa ra nhiều gói sản
phẩm, dịch vụ hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp như chương trình "Cùng MHB
không lo lãi suất.
Đối với khách hàng cá nhân MHB luôn nổ lực hết mình đẩy mạnh hoạt động
bán lẻ bằng phong cách phục vụ khách hàng nhanh chóng, chu đáo, trách nhiệm;
đồng thời không ngừng nghiên cứu áp dụng công nghệ hiện đại nhằm phục vụ tốt
nhất nhu cầu khách hàng trong thời gian qua. Các khách hàng cá nhân vay vốn tại
MHB đa số là vay tiêu dùng có nguồn trả nợ từ lương và vay để kinh doanh hộ cá
thể tại gia đình. Chính nhờ nguồn khách hàng là các hộ gia đình đã quan hệ với
MHB từ lâu nên dư nợ khách hàng luôn tăng qua các năm.
Với chiến lược tăng trưởng bền vững như vậy MHB Hậu Giang trong năm
2012 đã thu lợi được tăng thêm 501 triệu đồng với mức tăng trưởng là 10,12% đa
phần là nhờ lợi nhuận thu từ lãi. Tuy nhiên lợi nhuận từ lãi có tăng trưởng nhưng lại
giảm so với năm trước. Nguyên nhân là do trong năm 2012 Ngân hàng nhà nước
liên tục điều chỉnh giảm lãi suất như đã trình bài ở phần trên, ránh nặng về chi trả lãi
đã giảm bớt nên trong năm doanh số cho vay tăng cao nhưng thu nhập từ lãi mang
về cũng chỉ tương đối (tăng 3.950 triệu đồng) trong khi đó chi cho trả lãi cho tiền
huy động tăng cao (tăng 3.309 triệu đồng). Ngược lại, thu nhập ngoài lãi tăng trưởng
9,93% tương đương 75 triệu đồng thấp hơn so với mức tăng của năm 2011, nhưng
khoản chi phí ngoài lãi lại tăng thấp hơn so với năm trước tăng trưởng 16,73%. Điều
này chứng tỏ MHB Hậu Giang đã quản lý những khoản chi ngoài lãi khá chặc chẽ,
cắt giảm những khoản chi không cần thiết.
Năm 2013, kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục khó khăn, diễn biến phức tạp
và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiếp tục đối diện với những
thách thức lớn là nợ xấu tăng nhanh và thanh khoản tuy không còn gay gắt nhưng
vẫn còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Đứng trước những khó khăn đó MHB Hậu
Giang tiếp tục triển khai các biện pháp cắt giảm chi phí hoạt động để đưa ra lãi suất
cạnh tranh trên thị trường, khai thác phát triển nguồn thu thông qua việc lấy khách
hàng làm trung tâm trong các mặt hoạt động. Tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động
đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn cán bộ kế cận, cán
bộ trẻ. Hoàn thiện văn hóa MHB Hậu Giang trên cơ sở nền tảng ý thức trách nhiệm,
đoàn kết, kỷ luật vì sự phát triển của MHB và từng thành viên. Kết quả đến cuối
tháng 6 năm 2013 lợi nhuận tăng trưởng 2,140triệu đồng tương đương 155,07% so
với cuối tháng 6 năm 2012. Trong khi đó thu nhập tăng 2,620triệu đồng, chi phí tăng
480 triệu đồng.
29
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP
CẬN TÍN DỤNG CỦA CÁ NHÂN TẠI MHB HẬU GIANG
4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu phỏng vấn 65 cá nhân ngẫu nhiên tại
Thành phố Vị Thanh tới chợ Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Trước khi đi vào phần nghiên
cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cũng như là lượng vốn
vay của cá nhân tại Vị Thanh - Hậu Giang xin được trình bài một số thông tin về cá
nhân được khảo sát sau:
Bảng 4.1: Thông tin về thành phần dân tộc của cá nhân.
Có vay hay không vay
Dân tộc
Tổng Tỷ lệ (%)
Không vay Có vay
Kinh
33
23
56
86,15
Thiểu số
8
1
9
13,85
Tổng
41
24
65
100
Nguồn: Số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Từ bảng kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 65 mẫu quan sát thì có 86,15%
cá nhân là người Kinh còn lại là 13,85% là người dân tộc thiểu số (đa phần là người
Khmer). Nhìn chung, cứ 9 người dân tộc thiểu số thì có 1 người là vay của tổ chức
tín dụng, tương tự đối với người Kinh thì cứ 2,4 người thì có 1 người vay Ngân hàng.
Từ đó cho thấy tỷ lệ người kinh vay vốn ngân hàng cao hơn so với người dân tộc
thiểu số. Điều này có thể giải thích do người Kinh có hiểu biết hơn người dân tộc
thiểu số nên tiếp cận tín dụng tốt hơn.
Bảng 4.2: Thông tin về nghề nghiệp chính của cá nhân.
Nghề nghiệp
số quan sát tỷ lệ (%)
Kinh doanh
21
32,31
Cán bộ, công nhân viên chức
13
20,00
Làm ruộng, chăn nuôi
31
47,69
Tổng
65
100
Nguồn: Số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Qua bảng số liệu điều tra trên ta thấy phần lớn khách hàng được phỏng vấn là
những người nằm trong vùng kinh tế phát triển là thành thị và gần thành thị nên số
khách hàng được phỏng vấn trên là những người có nghề nghiệp là kinh doanh
chiếm gần 32,31% trong tổng 65 mẫu được lấy. Do điều kiện là vùng thành thị nên
30
số cán bộ và công nhân viên làm việc trong các công ty, doanh nghiệp thường chiếm
tỷ lệ tương đối trong mẫu điều tra cụ thể là 20%. Phần còn lại là số khách hàng có
ngành nghề là làm ruộng và chăn nuôi, như đã biết khu vực được lấy mấu từ Vị
Thủy về Thành phố đa phần là những hộ có đất ruộng là nhiều. Điều này chứng tỏ
những món vay ít thường là những khách hàng có mục đích vay để là ruộng, còn
những món vay nhiều thường có mục đích xin vay là để sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.3: Thông tin về thu nhập của cá nhân.
Chỉ tiêu
Thu nhập thấp nhất
Thu nhập trung bình
Thu nhập cao nhất
Số cá nhân trên hoặc bằng thu nhập trung bình
Số cá nhân dưới thu nhập trung bình
Đơn vị
Triệu đồng
Triệu đồng
Triệu đồng
Người
Người
Giá trị
2,5
5,5
22,4
15
50
Nguồn: Số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Nhìn chung, thu nhập trung bình ước tính của khu vực khảo sát là 5,5 triệu
đồng/tháng so với những cá nhân có thu nhập thấp nhất, điều này hoàn toàn phù hợp
với thực tế là vùng khảo sát gần trung tâm thành phố, với mức thu nhập trung bình
trên đầu người như thế sẽ đảm bảo được mức sống trong vùng nghiên cứu. Tuy
nhiên, trong vùng cũng có sự phân hóa giàu nghèo rất cao cụ thể thu nhập cao nhất
là 22,4 triệu đồng/tháng cao gấp 8,96 lần so với mức thu nhập thấp nhất. Riêng đối
với mức thu nhập bình quân trên tháng thì cao gấp 2,2 lần so với những cá nhân có
mức thu nhập thấp nhất trong vùng nghiên cứu. Theo khảo sát với 65 mẫu trên thì
chỉ có 23,08% là có thu nhập từ bằng hoặc cao hơn mức thu nhập trung bình phần
còn lại là 76,92% là có mức thu nhập thấp hơn 5,5 triệu đồng/tháng.
Bảng 4.4: Thông tin về trình độ của cá nhân.
Trình độ học vấn
số quan sát
Dưới trung học phổ thông
29
Trên trung học phổ thông
36
Tổng
65
tỷ lệ (%)
44,62
55,38
100
Nguồn: Số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Trình độ học vấn của các cá nhân trên địa bàn nghiên cứu tương đối khá cao
giữa những người trình độ trên trung học phổ thông chiếm tỷ lệ khá lớn gần 55,38%,
dưới trung học phổ thông chỉ chiếm 44,62%. Trong quá trình điều tra và tiếp xúc đối
tượng cho thấy đa phần những cá nhân tuy dưới trung học phổ thông nhưng những
cá nhân này là những đối tượng được xem là đã xóa nạn mù chữ và biết tính toán
trong làm ăn.
31
Bảng 4.5: Thông tin về mục đích vay vốn của cá nhân được vay.
Việc vay vốn
Số quan sát Tỷ lệ (%)
Có vay
24
36,92
Vay sản xuất-kinh doanh
16
24,62
Vay tiêu dùng
5
7,69
Vay cho con đi học
2
3,08
Vay mục đích khác
1
1,53
Không vay
41
63,08
Tổng
65
100
Nguồn: Số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Qua bảng số liệu thống kê trên cho ta thấy được rằng trong vùng nghiên cứu có
tới 36,92% khách hàng là có vay ngân hàng, điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận tín
dụng của các cá nhân đối với ngân hàng là khá cao. Đa phần các đối tượng vay vốn
này xin vay với mục đích là để sản xuất kinh doanh chiếm tới 24,62%, thì theo như
điều tra cho thấy đa phần những khách hàng cá nhân này sống gần thành phố nên
nghề nghiệp chính thường là kinh doanh, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Kế
đến là xin vay để tiêu dùng chiếm 7,69% và thấp nhất là vay với mục đích khác. Đối
với những khách hàng không vay thường nhu cầu về vốn không có hoặc rất ít trong
đời sống vì thu nhập thực tế của họ đủ để chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày.
Ảnh hưởng của thu nhập và tài sản thế chấp đến lượng vay.
Nguồn: Số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Hình 4.1: Biểu đồ mối quan hệ giữa thu nhập, lượng vốn vay và tài sản thế chấp.
Có thể kết luận được rằng tài sản thế chấp và thu nhập càng cao thì lượng vốn
vay càng nhiều. Điều này phù hợp với ngân hàng thương mại, vì khi quyết định cho
vay ngân hàng cần đảm bảo vốn vay.
32
4.2 MÔ HÌNH PROBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG TẠI VỊ THANH - HẬU GIANG
4.2.1 Xác định biến sử dụng trong mô hình Probit và giải thích biến
Mô hình probit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
tiếp cận tín dụng của cá nhân. Đồng thời mô hình được sử dụng để kiểm chứng từng
nhân tố được nghiên cứu bên dưới có ảnh hưởng khả năng vay vốn hay không. Mô
hình được thiết lập như sau:
Y* = 0 + 1TRINHDO + 2DANTOC + 3NGHENGHIEP
+ 4KHOANGCACH + 5QUANHEXH + 6TAISANTC + 7THUNHAP
Các biến trong mô hình được giải thích chung cho mô hình tobit ở phần sau có
ý nghĩa như sau:
Y* là biến giả thể hiện khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân. Biến phụ thuộc
này nhận hai giá trị, là 0 nếu cá nhân không có vay vốn ngân hàng, nhận giá trị là 1
nếu cá nhân có vay vốn ngân hàng.
TRINHDO là trình độ học vấn của cá nhân, có giá trị là 1 nếu cá nhân đã hoàn
thành tốt nghiệp trung học phổ thông và là 0 nếu chưa tốt nghiệp. Trong thực tế
những cá nhân có trình độ học vấn càng cao thì khả năng tính toán kinh doanh càng
hiệu quả nên khả năng trả nợ sẽ cao do đó hệ số 1 của biến này được kỳ vọng là
dương. Đồng thời, trình độ học vấn càng cao càng thỏa mãn yêu cầu của TCTD nên
sẽ được vay nhiều hơn.
DANTOC là biến giả, có giá trị là 1 nếu cá nhân là người Kinh và là 0 nếu cá
nhân là người dân tộc (chủ yếu là dân tộc Khmer). Do đa phần người dân tộc thường
nghèo, ít nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh nên ít xin vay vốn ngân hàng nên phần
lớn người kinh thường xin vay vốn. Như vậy, hệ số 2 có dấu kỳ vọng là dương.
NGHENGHIEP là biến giả, có giá trị là 1 nếu là cán bộ, công nhân viên chức,
kinh doanh và là 0 nếu là cá nhân không tham kinh doanh hay không làm việc công
ty. Cán bộ hay công nhân viên chức có nhu cầu kinh doanh cần vay vốn mặt khác
khả năng trả nợ cũng tốt hơn nhờ có nguồn thu nhập ổn định từ lương do đó lượng
vốn xin vay cũng nhiều hơn. Như vậy, hệ số 3 được kỳ vọng là dương.
Hệ số
4
của biến KHOANGCACH (khoảng cách từ nhà cá nhân đến MHB,
tính bằng km) có giá trị là âm. Khi khoảng cách càng gần, chi phí mòn giầy cũng
thấp hơn nhu cầu vay vốn ở ngân hàng càng cao đồng thời lượng vốn vay cũng càng
nhiều vì ngân hàng dễ thẩm định năng lực trả nợ và kiểm soát mục đích sử dụng vốn
vay.
33
Biến giả QUANHEXH có giá trị là 1 nếu cá nhân có quen biết hay bạn bè làm
việc ở TCTD và có giá trị là 0 nếu ngược lại. Thường thì khách hàng cá nhân có
quen biết sẽ dễ tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay cũng nhiều hơn khi khách háng
không quen biết nên hệ số 5 được kỳ vọng là dương.
TAISANTC là tổng giá trị tài sản thế chấp, tính bằng triệu đồng. Thường thì
những khách hàng đi vay thì cần có tài sản thế chấp để giảm bớt rủi ro tín dụng hơn
là sử dụng tín chấp do đó những người muốn vay cần có tài sản, giá trị tài sản càng
lớn thì lượng vốn vay càng nhiều. Như vậy, hệ số 6 được kỳ vọng là dương.
Hệ số 7 của biến THUNHAP (thu nhập bình quân của cá nhân với đơn vị tính
là triệu đồng/tháng) sẽ có giá trị dương. Vì khi ngân hàng ra quyết định cho với mức
vay là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân để đảm bảo trả nợ cho
khoảng vay. Do đó, thu nhập cá nhân càng cao thì lượng vay càng nhiều, khả năng
tiếp cận tín dụng càng lớn.
4.2.2 Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Probit
Bảng 4.6: Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Probit.
Biến độc lập
Ký hiệu
Đơn vị tính
Trình độ học vấn
TRINHDO
Trên THPT = 1
Dân tộc
DANTOC
Kinh = 1
Nghề nghiệp
NGHENGHIEP
Cán bộ = 1
Khoảng cách đến TCTD KHOANGCACH Km
Quan hệ xã hội
QUANHEXH
Có = 1
Giá trị tài sản thế chấp
TAISANTC
Triệu đồng
Dấu kỳ vọng
+
+
+
+
+
4.2.3 Phân tích kết quả mô hình hồi quy Probit thu được
Mô hình Probit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng của cá nhân Thành phố Vị Thanh - Hậu Giang. Sau quá trình nghiên cứu, thu
thập số liệu, và chạy hàm bằng phần mềm Stata mô hình cho ra kết quả như bảng 4.2
bên dưới như sau:
34
Bảng 4.7: Kết quả mô hình hồi quy Probit
Biến số
Hệ số
Hằng số 0
-2.648
TRINHDO
-0.691
DANTOC
-0.190
NGHENGHIEP
-0.939
KHOANGCACH
-0.052
QUANHEXH
0.930
TAISANTC
0.021
Số quan sát
R2
Giá trị 2
Phần trăm dự báo đúng của mô hình
Giá trị log của hàm gần đúng
Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương
Giá trị P
0.041**
0.175
0.804
0.277
0.391
0.257
0.034**
65
49,56%
42,43
86,15%
-21.590
0.0000
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Ghi chú: **: mức ý nghĩa 5%
Từ bảng kết quả trên, ta có giá trị P của mô hình Probit là 0,0000 với mức ý
nghĩa là 1% thì mô hình tồn tại có ý nghĩa thống kê. Mô hình chỉ có 1 biến là tài sản
thế chấp và 1 hằng số 0 có ý nghĩa thống kê khác 0 ở mức ý nghĩa là 5%. Giá trị
kiểm định Pearson chi bình phương về sự phù hợp của mô hình là 42,43 với giá trị
kiểm định P tương ứng là 0.9183 và phần trăm dự báo đúng của mô hình là 86,15%.
Điều này có ý nghĩa là các biến độc lập giải thích được 86,15% biến phụ thuộc định
tính này. Kết quả này cho thấy mô hình có mức độ phù hợp với vấn đề nghiên cứu
của đề tài này khá cao. Đồng thời giá trị log của hàm gần đúng là đại lượng đặc
trưng của hàm Probit, đại lượng này càng nhỏ cho thấy mô hình có độ chính xác
càng cao. Kết quả hồi quy Probit của đại lượng này là -21.590 nhỏ hơn 0 rất nhiều,
chứng tỏ mô hình xây dựng khá chính xác.
Do các hệ số của hàm hồi quy Probit không biểu diễn trực tiếp mối quan hệ
giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, nên đề tài này sẽ tập trung giải thích sự tác
động của các yếu tố độc lập lên khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân thông qua hệ
số góc của mỗi biến.
Kết quả hồi quy cho thấy khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân ở Vị Thanh Hậu Giang bị ảnh hưởng bởi yếu tố sau:
Giá trị tài sản thế chấp (TAISANTC)
Theo kết quả nghiên cứu, biến này có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa
là 5% và tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân ở Vị Thanh 35
Hậu Giang. Cụ thể, chỉ số dy/dx = 0,00825, có nghĩa là khi giá trị tài sản tăng thêm
1 triệu đồng thì khả năng tiếp cận có cơ hội tăng thêm 0,00825 lần, trong khi các yếu
tố khác không đổi. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết mong đợi. Do đó,
khi giá trị tài sản thế chấp càng cao thì khả năng tiếp cận tín dụng càng cao, và đây
cũng là yếu tố duy nhất trong mô hình nghiên cứu tác động đến khả năng tiếp cận tín
dụng.
Kết quả hồi quy chỉ ra khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân không bị ảnh
hưởng bởi các yếu tố sau:
Trình độ của cá nhân (TRINHDO)
Kết quả hồi quy cho thấy với giá trị P của biến trình độ là 17,5% lớn hơn mức
ý nghĩa 10%, nên biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.
Điều này có thể lý giải rằng bởi các cá nhân vay vốn ngân hàng là để kinh doanh
nhỏ lẻ tại nhà hay vay để tiêu dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, lượng vốn vay
không nhiều nên ngân hàng không quan tâm đến nhân tố trình độ.
Dân tộc (DANTOC)
Nhân tố này có giá trị của P lớn hơn mức ý nghĩa 10% nên biến này không có ý
nghĩa trong mô hình về mặt thống kê.
Nghề nghiệp (NGHENGHIEP)
Theo kết quả hồi quy, giá trị P của biến này là 27,7% lớn hơn mức ý nghĩa 10%
nên biến này không có ý nghĩa trong mô hình về mặt thống kê. Điều này có thể giải
thích rằng đa phần khách hàng cá nhân vay là để tiêu dùng hay kinh doanh nhỏ lẻ tại
địa bàn Vị Thanh - Hậu Giang. Nên khả năng tiếp cận tín dụng của các khách hàng
cá nhân là như nhau.
Khoảng cách (KHOANGCACH)
Biến này không có ý nghĩa về mặt thống kê do giá trị P của biến lớn hơn 10%.
Quan hệ xã hội (QUANHEXH)
Giá trị của P là 25,7% lớn hơn mức ý nghĩa 10% nên biến này cũng không có ý
nghĩa thống kê.
Từ kết quả hồi quy trên ta có mô hình khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân
như sau:
Y* = -2,648 + 0,021 TAISANTC
Ý nghĩa mô hình: theo mô hình có được thì khả năng tiếp cận tín dụng của các
cá nhân đối với ngân hàng thương mại là do yếu tố giá trị tài sản thế chấp tác động,
36
hệ số của tài sản thế chấp dương chứng tỏ khi giá trị tài sản thế chấp càng cao thì
khả năng tiếp cận tín dụng càng cao.
4.3 MÔ HÌNH TOBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
LƯỢNG VỐN VAY CỦA CÁ NHÂN TẠI MHB VỊ THANH - HẬU GIANG
4.3.1 Xác định biến sử dụng trong mô hình Tobit và giải tích biến
Mô hình Tobit được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn
vay được của cá nhân. Mô hình cụ thể như sau:
LUONGVAY = 0 + 1TRINHDO + 2DANTOC + 3NGHENGHIEP
+ 4KHOANGCACH + 5QUANHEXH + 6TAISANTC + 7SOLANVAY
+ 8MUCDICHVAY + 9THUNHAP + 10CHIPHIVAY
Mô hình Tobit có một số biến độc lập như: TRINHDO, DANTOC,
NGHENGHIEP, KHOANGCACH, QUANHEXH, TAISANTC, SOLANVAY,
MUCDICHVAY được giải thích giống như mô hình Probit nhưng thay hệ số
thành hệ số .
SOLANVAY là biến số lần vay với đơn vị tính là lượt. Như ta đã biết, nếu
khách hàng đến vay nhiều lần thì chứng tỏ khách hàng đó rất cần vốn vay, đồng thời
để được vay thì phải hoàn thành dư nợ xong mới được vay món mới. Về phía ngân
hàng cũng nắm rõ thông tin về khách hàng hơn vì khách hàng có uy tín với ngân
hàng trong những món vay trước, do đó lượng vốn vay cũng nhiều hơn khi khách
hàng muốn mở rộng kinh doanh của mình. Như vậy, hệ số 7 sẽ có dấu kỳ vọng là
dương.
MUCDICHVAY là biến giả, có giá trị là 1 nếu khách hàng cá nhân xin vay để
sản xuất, kinh doanh và là 0 nếu không phải. Hệ số 8 của biến MUCDICHVAY
được kỳ vọng là dương vì ngân hàng thường cho vay dựa vào mục đích sử dụng
món vay, do đó vay để sản xuất - kinh doanh sẽ sinh lợi nên khả năng trả nợ sẽ cao
hơn, ngân hàng cho vay cũng nhiều hơn.
CHIPHIVAY là chi phí vay (triệu đồng), bao gồm tất cả chi phí phát sinh từ lúc
đến ngân hàng xin vay cho đến khi trả nợ xong. Chi phí vay cao sẽ làm tăng gánh
nặng trả nợ nên cá nhân sẽ hạn chế vay nhiều. Do đó, hệ số 10 sẽ được kỳ vọng là
dấu âm.
37
4.3.2 Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Tobit
Bảng 4.8: Dấu kỳ vọng của các biến trong mô hình Tobit.
Biến
Ký hiệu
Đơn vị tính
Trình độ học vấn
TRINHDO
Trên THPT = 1
Dân tộc
DANTOC
Kinh = 1
Nghề nghiệp
NGHENGHIEP
Cán bộ = 1
Khoảng cách đến TCTD KHOANGCACH Km
Quan hệ xã hội
QUANHEXH
Có = 1
Giá trị tài sản thế chấp
TAISANTC
Triệu đồng
Số lần đến vay
SOLANVAY
Lượt
Mục đích vay
MUCDICHVAY SX, KD = 1
Thu nhập
THUNHAP
Triệu đồng
Chi phí vay vốn
CHIPHIVAY
Triệu đồng
Dấu kỳ vọng
+
+
+
+
+
+
+
+
-
4.3.3 Phân tích kết quả mô hình hồi quy Tobit thu được
Hiện nay, hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh đều cần vốn. Vốn là yếu
tố rất quan trọng quyết định quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của một cá
nhân, một tổ chức kinh tế nào đó. Nên cá nhân cũng cần có vốn để sản xuất nông
nghiệp hay buôn bán kinh doanh. Tuy nhiên lượng vốn vay của các cá nhân là khác
nhau, có người được vay nhiều, có người được vay ít.
Bảng 4.9: Kết quả mô hình hồi quy Tobit
Biến
Hệ số
Hằng số 0
-3.030
TRINHDO
-0.978
DANTOC
-0.194
NGHENGHIEP
1.865
KHOANGCACH
0.070
QUANHEXH
-1.843
TAISANTC
-0.020
SOLANVAY
1.289
MUCDICHVAY
1.598
THUNHAP
0.309
CHIPHIVAY
Số quan sát
R2
Giá trị 2
Giá trị log của hàm gần đúng
Xác suất lớn hơn giá trị chi bình phương
6.487
Giá trị P
0.069*
0.166
0.849
0.076*
0.330
0.030**
0.037**
0.031**
0.086*
0.052*
0.000***
65
71,90%
245,69
-48.014
0.0000
Nguồn: Tính toán từ số liệu khảo sát Vị Thanh - Hậu Giang, năm 2013
Ghi chú: *: mức ý nghĩa 10%, **: mức ý nghĩa 5% và ***: mức ý nghĩa 1%.
38
Kết quả xử lý mô hình Tobit cho thấy giá trị P kiểm định của mô hình là 0,0000
nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa là 1% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống
kê. Dựa vào bảng kết quả ta thấy có 3 biến và 1 hằng số với hệ số ước lượng khác
không và với mức ý nghĩa là 10% đó là các biến nghề nghiệp, mục đích vay và thu
nhập. Ngoài ra, có 3 biến có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa là 5% đó là các biến
quan hệ xã hội, giá trị tài sản thế chấp và số lần vay. Và 1 biến có mức ý nghĩa thống
kê là 1% là biến chi phí vay. Tuy nhiên trong mô hình được xây dựng trên có 2 biến
không có ý nghĩa thống kê vì có giá trị P lớn hơn 10% đó là biến trình độ và dân tộc.
Xét về hiện tượng đa cộng tuyến của các biến thì trong mô hình hoàn toàn không
xảy ra hiện tượng này. Để thấy rõ ảnh hưởng của từng biến độc lập tác động đến
lượng vốn vay (biến phụ thuộc) ta sẽ xoáy sâu vào kết quả của mô hình như sau:
Nghề nghiệp (NGHENGHIEP)
Kết quả mô hình hồi quy Tobit cho thấy giá trị P của biến nghề nghiệp là 0.017
thì có ý nghĩa thống kê hoàn toàn ở mức ý nghĩa là 1% và tương quan thuận với
lượng vốn vay của cá nhân. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng. Cụ thể, khi mà khách
hàng cá nhân có nghề nghiệp là cán bộ, công nhân viên chức hay có nghề nghiệp là
kinh doanh đồng nghĩa biến nhận giá trị là 1 thì lượng vốn vay tăng thêm 1,865 triệu
đồng, khi các biến khác không thay đổi.
Quan hệ xã hội (QUANHEXH)
Với giá trị P là 0,03 có mức ý nghĩa là 5% thì biến quan hệ xã hội có ý nghĩa
thống kê trong mô hình này. Tuy nhiên, hệ số ước lượng của biến này âm điều này
trái với giá trị mong đợi ban đầu. Điều này cho thấy khi cá nhân có quan hệ quen
biết với cán bộ ngân hàng thì lượng vay mà họ nhận được thấp hơn lượng vốn thực
tế họ vay là 1,843 triệu đồng. Nguyên nhân là do khi có quen biết họ vay được vốn
thì cần phải có những khoản chi cho quan hệ.
Giá trị tài sản thế chấp (TAISANTC)
Kết quả của mô hình cho thấy giá trị P của biến giá trị tài sản thế chấp là 0.037
có mức ý nghĩa là 5% thì biến này có ý nghĩa thông kê trong mô hình nghiên cứu.
Đây cũng là biến có hệ số ước lượng trái với kỳ vọng ban đầu. Nguyên nhân là do đa
phần khách hàng cá nhân vay là để kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ, nguồn trả nợ tương
đối ổn định không bị rủi ro cao như đối với món vay của các khách hàng doanh
nghiệp nên tài sản thế chấp của họ không có giá trị cao như khách hàng doanh
nghiệp.
Số lần vay (SOLANVAY)
Số lần vay là nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Và biến này có hệ số ước
39
lượng cùng dấu với kỳ vọng ban đầu. Khi mà số lần vay tăng thêm 1 lượt thì lượng
vốn vay tăng lên 1,289 triệu đồng. Điều này có thể giải thích là khi khách hàng cá
nhân vay càng nhiều lần chứng tỏ khả năng trả nợ của khách hàng này rất tốt nên
việc mở rộng tín dụng đối với cá nhân này sẽ tăng theo.
Mục đích vay (MUCDICHVAY)
Biến này có mức ý nghĩa thống kê là 10% nên hệ số ước lượng nó khác không,
và có cùng dấu với kỳ vọng ban đầu của mô hình nghiên cứu. Nếu mục đích vay của
cá nhân là để sản xuất kinh doanh thì lượng vốn vay của cá nhân đó sẽ nhiều hơn
mục đích khác. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý vì hiện nay trên địa bàn Vị Thanh Hậu Giang là thành phố của tỉnh nên chủ yếu là sản xuất kinh doanh là chính góp
phần triển kinh tế.
Thu nhập (THUNHAP)
Biến thu nhập có giá trị P là 0,052 với mức ý nghĩa là 10% thì biến này có ý
nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Biến thu nhập có dấu của hệ số ước lượng
là dương cùng chiều với kỳ vọng ban đầu của mô hình đặc ra. Điều này hoàn toàn
phù hợp với lý thuyết là khi mà cá nhân có thu nhập càng cao thì lượng vốn vay
càng nhiều, vì khi cá nhân có thu nhập cao thì khả năng trả nợ gốc và lãi rất tốt.
Chi phí vay (CHIPHIVAY)
Theo kết quả hồi quy ta thấy biến chi phí vay có ý nghĩa thống kê với mức ý
nghĩa là 1%. Tuy nhiên, hệ số ước lượng của biến mang dấu dương trái với kỳ vọng
ban đầu. Có thể giải thích rằng điều này cũng hoàn toàn hợp lý trong thực tế vì khi
lượng vốn vay càng nhiều thì lợi tức hay còn gọi là lãi phải trả cho ngân hàng cũng
càng nhiều, độ tin cậy của biến này là 99%, tức là khả năng xảy ra chính xác của
biến chi phí vay lên tới 99%.
Bên cạnh những biến có ý nghĩa thống kê trong mô hình Tobit trên thì cũng có
những biến không có ý nghĩa trong nghiên cứu như:
Dân tộc (DANTOC)
Nguồn vốn cho vay của chương trình mục tiêu của quốc gia hay những nguồn
vốn cho vay của MHB nói riêng và của các ngân hàng khác ở Vị Thanh nói chung
ưu tiên cho người dân tộc là tương đối ít nên cũng không có sự khác biệt về lượng
vốn vay giữa người kinh và người dân tộc từ các chương trình này nên biến dân tộc
không có ý nghĩa thống kê.
Trình độ (TRINHDO)
Biến trình độ không có ý nghĩa thống kê là do đa phân ngân hàng cho vay dựa
40
cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ là chính và dựa vào thu nhập của đối tượng xin vay để trả
nợ, nên khả năng mất vốn không có. Do đó, ngân hàng không quan tâm trình độ của
cá nhân.
Khoảng cách (KHOANGCACH)
Theo kết quả hồi quy của mô hình Tobit cho thấy biến khoảng cách có giá trị P
là 33% rất lớn so với mức ý nghĩa thống kê là 10% nên biến này không có ý nghĩa
thống kê, nguyên nhân là do lượng vay của khách hàng cá nhân đa phần là ít nguồn
thu nợ chủ yếu là từ nguồn thu nhập của cá nhân. Vì thế, biến này không phù hợp
với mô hình.
Mô hình được viết lại như sau:
LUONGVAY = -3,03 + 1,86NGHENGHIEP - 1.84QUANHEXH 0,02TAISANTC + 1,29SOLANVAY + 1,60MUCDICHVAY + 0,31THUNHAP +
6,49CHIPHIVAY.
Theo mô hình cho ta thấy lượng vốn vay bị ảnh hưởng của các yếu tố nghề
nghiệp, quan hệ xã hội, tài sản thế chấp, số lần vay, mục đích vay, thu nhập và chi
phí vay. Trong tất cả các nhân tố ảnh hưởng trên nếu biến nghề nghiệp là cán bộ,
công nhân viên, số lần vay nhiều, hoặc mục đích vay là sản xuất kinh doanh hay có
thu nhập cao hoặc chi phí vay nhiều thì lượng vốn vay càng cao. Tuy nhiên có biến
ngược dấu với kỳ vọng là biến quan hệ xã hội có quen cán bộ ngân hàng hoặc tài sản
thế chấp càng cao thì tác động đến lượng vốn vay càng ít.
4.4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG VÀ LƯỢNG
VỐN VAY CỦA CÁ NHÂN TẠI VỊ THANH - HẬU GIANG
4.4.1. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng
Theo như kết quả thống kê sau khi nghiên cứu mô hình cho thấy, yếu tố tiếp
cận tín dụng còn rất hạn chế, hầu như khả năng tiếp cận tín dụng chủ yếu phụ thuộc
vào cá nhân đó có tài sản thế chấp hay không. Khi mà giá trị của tài sản thế chấp
tăng lên thì khả năng tiếp cận tín dụng cũng tăng lên, vì thế cá nhân muốn có thể tiếp
cận tín dụng trước hết là phải có tài sản thế chấp hoặc đối với cá nhân không có tài
sản thế chấp thì có thể vay bằng các cách sau:
Khả năng tiếp cận tín dụng nhanh, đơn giản và gọn nhất là khách hàng cá nhân
có thể vay bằng tín chấp. Là cán bộ, công nhân viên chức có chức vụ càng cao trong
xã hội, thì thu nhập càng cao nên khả năng tiếp cận cũng cao. Hay có thể nhờ người
thân là người có địa vị trong xã hội có lương cố định từ công ty, cán bộ, công nhân
viên chức đứng ra bảo lãnh cho món vay cua mình.
41
Có thể nhiều khách hàng cá nhân chưa biết đối với khách hàng cá nhân có thể
vay ngân hàng mà không dùng chính bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình thì
có thể vay gián tiếp bằng cách nhờ người thân của mình có tài sản thế chấp và có
khả năng trả nợ cho món vay. Tài sản thế chấp có giá trị càng cao thì khả năng tiếp
cận càng lớn.
4.4.2. Giải pháp giúp cá nhân tăng lượng vốn vay từ Ngân hàng
Việc vay được nhiều hay ít phụ thuộc vào mục đích vay của cá nhân, cá nhân
vay có mục đích sản xuất kinh doanh thì vay được nhiều hơn. Do đó, Ngân hàng
phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và các ngân hàng trên địa bàn nói
chung cần phải mở rộng quy mô cung cấp vốn trên tất cả các mục đích vay cũng như
đa dang hóa sản phẩm cho vay hơn cùng với nhiều chương trình hỗ trợ phát triển.
Các ngân hàng cần mở rộng yêu cầu về mục đích sử dụng vốn vay.
Ngoài ra để gia tăng lượng vốn vay của cá nhân còn có các biện pháp sau:
Có thể nói trong lịch sử giao dịch tín dụng nếu khách hàng cá nhân có quá
trình trả nợ cho món vay tốt thì sẽ gây ấn tượng cho ngân hàng khi phải xem xét cho
vay cho những lần sau. Do số lần vay càng nhiều ngân hàng đánh giá được đối
tượng vay có khả năng trả nợ tốt thì ngân hàng sẽ mở rộng tín dụng đối với các lần
vay tiếp theo. Kết quả hồi quy trong mô hình Tobit trên cũng cho thấy điều này.
Ngoài ra, khai thác và huy động tổng lực các nguồn vốn tín dụng trên thị
trường tín dụng để hình thành nguồn vốn lớn, tập trung, góp phần đáp ứng yêu cầu
cao về vốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng. Trước hết, cần
huy động tối đa các nguồn vốn còn nhàng rỗi trong dân cư dưới dạng vàng, bạc, đá
quý, bất động sản. Để thực hiện được mục tiêu đó phải đa dạng hóa hình thức huy
động vốn bằng cách:
Huy động vốn thông qua hình thức tiết kiệm truyền thống, tăng cường huy
động tiết kiệm trung và dài hạn.
Thu hút vốn từ các nguồn thu của doanh nghiệp Nhà nước ở nông thôn, bưu
điện, bảo hiểm, điện lực...vào hệ thống ngân hàng, tạo nên nguồn vốn mạnh mẽ
trong ngân hàng để có thể phục vụ đủ cho nhu cầu của khách hàng.
Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng, kết hợp nhiều phương thức cho
vay linh hoạt, đa dạng hóa các nguồn cho vay: vay từ tổ tiết kiệm, hội cựu chiến
binh, hội phụ nữ, thành lập các tổ hùn vốn xoay vòng...
42
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 KẾT LUẬN
Đề tài này tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
tín dụng của cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay. Luận văn dựa
trên tình hình thực tiễn kinh tế xã hội của địa bàn Vị Thanh - Hậu Giang về việc cấp
tín dụng cá nhân.
Bộ số liệu được sử dụng trong đề tài này được lấy từ phòng kinh doanh của
ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long và kết quả của đợt điều tra về
tình hình vay vốn của Thành Phố Vị Thanh tháng 9/2013. Bảng câu hỏi được thiết
kế nhằm mục đích thu thập các thông tin cơ bản và cần thiết như: tổng tài sản, tổng
thu nhập, nghề nghiệp, số lần vay, trình độ, khoảng cách đến ngân hàng, dân tôc,
mục đích vay...đặc biệt khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ từ
nguồn tín dụng chính thức.
Nhìn chung ngân hàng MHB Hậu Giang hoạt động kinh doanh rất tốt qua các
năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của ngân hàng luôn tăng trưởng và
khá cao. Hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng khá tốt doanh số cho vay năm sau
có cao hơn năm trước.
Qua kết quả phân tích các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng
bằng mô hình hồi quy Probit, ta thấy mô hình chí có duy nhất 1 biến tác động đến
khả năng tiếp cận tín dụng là tài sản thế chấp (TAISANTC). Còn lại là các biến
không có ý nghĩa trong mô hình tức là không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín
dụng đó là các biến trình độ, dân tộc, khoảng cách, quan hệ xã hội, thu nhập, nghề
nghiệp.
Về kết quả hồi quy tương quan về lượng vốn mà cá nhân vay được từ nguồn
chính thức, ta thấy mô hình có 7 biến có ý nghĩa thống kê khác không từ mức ý
nghĩa là 10% đến 1%. Trong đó, có 5 biến có cùng với kỳ vọng ban đầu tác động
tương quan thuận với lượng vốn vay của ngân hàng đó là các biến số lần vay, thu
nhập, nghề nghiệp, mục đích vay và chi phí vay. Ngoài ra, trong mô hình có 2 biến
trái với kỳ vọng là biến quan hệ xã hội, biến này có thể giải thích rằng khi khách
hàng có quen biết với cán bộ tín dụng thì lượng vốn nhận được của họ sẽ ít hơn
lượng vốn vay. Còn lại là biến tài sản thế chấp cũng trái dấu kỳ vọng ban đầu.
43
5.2 KIẾN NGHỊ
5.2.1. Đối với chính quyền các cấp
5.2.1.1. Trung ương
Chính phủ đặt mối quan hệ ngoại giao tốt với các nước, vận động và kết hợp
với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đưa các dự án, các chương trình tín dụng
vi mô cho hộ nghèo, nông hộ vùng nông thôn.
Hoàn thiện chính sách đất đai, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cấp
chứng nhận quyền sử dụng đất giúp cá nhân có đầy đủ thủ tục xin vay vốn theo quy
định của các tổ chức tín dụng đồi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp.
Quản lý chặc chẽ thị trường đầu vào và đầu ra cho hoạt động nông nghiệp, có
chính sách bảo hộ cho sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu, nhằm hạn chế việc sản
phẩm nông nghiệp bị ép giá.
5.2.1.2. Đối với chính quyền địa phương
Thủ tục xác nhận hồ sơ và xét duyệt vay nên tinh gọn, đơn giản hơn, giảm chi
phí đi lại cho người dân để nhanh chóng tiếp cận với nguồn vốn vay, kịp mùa vụ,
đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở truyền thống ở nông thôn, phổ biến kỹ thuật
trong trồng trọt chăn nuôi sao cho đạt hiệu quả với chi phí thấp. Thường xuyên phổ
biến pháp luật, giáo dục dân số, tin tức thị trường...phục vụ nhu cầu thông tin cho cá
nhân.
Chính quyền nông thôn thường kết hợp với các đoàn thể như hội Nông dân, hội
Phụ nữ, thường xuyên tổ chức hội thảo, lập nên các điểm trình diễn, mô hình làm
giàu, sản xuất hiệu quả cho bà con nông dân học tập, trao đổi kinh nghiệm; áp dụng
khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất; sử dụng đồng vốn đạt hiệu quả.
Thường xuyên thu thập ý kiến, tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa bà con nông dân
và cán bộ ngân hàng để đánh giá nhu cầu vốn trong sản xuất và giải đáp những thắc
mắc của nông dân trong việc vay vốn.
Chính quyền địa phương có chính sách quản lý chặt chẽ việc thu mua nông sản,
tránh tình trạng đầu cơ, ép giá của các thương lái.
Hỗ trợ và thường xuyên theo dõi công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng
địa bàn.
Có những hình thức quản lý nghiêm đối với việc ký xác nhận vay vốn cho cá
nhân của cán bộ địa phương, tránh tình trạng quan liêu, ỷ quyền dẫn đến việc cho
44
vay không đúng đối tượng gây ảnh hưởng tâm lý của khách hàng, cũng như hoạt
động của ngân hàng.
5.2.2. Đối với tổ chức tín dụng
Mở rộng đối tượng và đa dạng hóa sản phẩm cho vay, tạo quan hệ thân thiết
với khách hàng với phương châm "khách hàng là thượng đế".
Mở rộng mạng lưới với các chi nhanh, phòng giao dịch tại thị xã - huyện, tạo
điều kiện cho bà con dễ dàng vay vốn và giảm bớt chi phí lãi suất, chi phí đi lại.
Đào tạo cán bộ tư vấn, hỗ trợ hướng dẫn khách hàng cách thức sử dụng vốn
sao cho đạt hiệu quả. Đội ngủ nhân viên phục vụ nhiệt tình, chu đáo, nhanh gọn
trong thủ tục và xét duyệt hồ sơ khách hàng.
Cán bộ ngân hàng thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của khách
hàng, kịp thời phát hiện các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích, giúp
ngân hàng quản trị nguồn vốn và dự phòng rủi ro.
Khi xét duyệt hồ sơ, ngân hàng nên xem xét từng điều kiện cụ thể, mục đích,
thời gian vay vốn, khả năng tài chính, tính khả thi của dự án đầu tư hay phương án
kinh doanh và uy tín của khách hàng vay vốn để quyết định hạn mức tín dụng phù
hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của cá nhân.
Có các chương trình khách hàng thân thiết, các phần quà và tặng hấp dẫn, rút
thăm mai mắn cho các khách hàng lâu năm, uy tín, khách hàng mới sẽ được tư vấn
hỗ trợ cách thức sử dụng vốn...
5.2.3.Đối với khách hàng cá nhân
các cá nhân cần tiết kiệm các khoản chi phí nhất là chi phí cho sinh hoạt ví có
những hộ sản xuất kinh doanh có lãi nhưng chi tiêu cho sinh hoạt quá nhiều nên cuối
cùng không có dư, có thể mắc nợ ngân hàng, không được tích lũy thêm tài sản.
Thường xuyên trao dổi kiến thức pháp luật, thông tin kinh tế - xã hội... Để nắm
bắt thông tin về nguồn tín dụng chính thức trên địa bàn.
Trước khi vay vốn cần có kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, phương án sản xuất rỏ
ràng, bản thân không ngừng nổ lực tăng gia sản xuất, có ước nguyện làm giàu chính
đáng.
Có trách nhiệm trong hoàn trả nợ ngân hàng, giữ uy tín cho bản thân. Cần tham
gia vào các tổ chức hùn vốn vay vốn ở địa phương: hội cựu chiến binh, hội phụ
nữ...để tăng khả năng tiếp cận tín dụng từ ngân hàng.
45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Văn Trịnh, Thái Văn Đại (2005). Bài giảng Tiền tệ - Ngân hàng, Tủ sách
Trường Đại học Cần Thơ.
2. Mai Văn Nam (2006). Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản thống kê.
3. Thái Văn Đại (2005). Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách
Trường Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Phương Khanh, Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng
chính thức của nông hộ ở huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, Luận văn tốt nghiệp đại
học năm 2010.
5. Võ Thị Thanh Kim Huệ, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín
dụng của nông hộ ở huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An, Luận văn tốt nghiệp đại học năm
2012.
46
PHỤ LỤC
1. KẾT QUẢ HỒI QUY XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM STATA
1.1. Mô hình probit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận tín dụng tại Vị Thanh - Hậu Giang
. probit y trinhdo dantoc khoangcach quanhexh taisantc thunhap nghenghiep
Iteration 0:
log likelihood = -42.805426
Iteration 1:
log likelihood = -23.881562
Iteration 2:
log likelihood = -22.111731
Iteration 3:
log likelihood = -21.596836
Iteration 4:
log likelihood = -21.590465
Iteration 5:
log likelihood = -21.590462
Iteration 6:
log likelihood = -21.590462
Probit regression
Number of obs
=
65
LR chi2(7)
=
42.43
Prob > chi2
=
0.0000
Log likelihood = -21.590462
Pseudo R2
=
0.4956
------------------------------------------------------------------------y |
Coef.
Std. Err.
z
P>|z|
[95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------trinhdo | -.6914757
.5096974
-1.36
dantoc | -.1899836
.76402
-0.25
khoangcach | -.0517976
.060416
-0.86
0.175
0.804
0.391
-1.690464
-1.687435
-.1702108
.3075129
1.307468
.0666156
quanhexh |
.9295623
.820889
1.13
0.257
-.6793506
2.538475
taisantc |
.0207063
.0097754
2.12
0.034
.0015468
.0398657
thunhap |
.3685353
.3118025
1.18
0.237
-.2425863
.9796569
nghenghiep | -.9393847
_cons | -2.647615
.8640444
1.296466
-1.09
-2.04
0.277
0.041
-2.632881
-5.188642
.7541113
-.1065892
------------------------------------------------------------------------Note: 0 failures and 2 successes completely determined.
1.1.1. Các giá trị kiểm định mô hình Probit
Kiểm định chi bình phương
. Lfit
47
Probit model for y, goodness-of-fit test
number of observations =
65
number of covariate patterns =
65
Pearson chi2(57) =
42.82
Prob > chi2 =
0.9183
Kiểm định sự phù hợp của mô hình
. Lstat
Probit model for y
-------- True -------Classified |
D
~D |
Total
-----------+--------------------------+----------+
|
16
1 |
17
-
|
8
40 |
48
-----------+--------------------------+----------Total
|
24
41 |
65
Classified + if predicted Pr(D) >= .5
True D defined as y != 0
-------------------------------------------------Sensitivity
Pr( +| D)
66.67%
Specificity
Pr( -|~D)
97.56%
Positive predictive value
Pr( D| +)
94.12%
Negative predictive value
Pr(~D| -)
83.33%
-------------------------------------------------False + rate for true ~D
Pr( +|~D)
2.44%
False - rate for true D
Pr( -| D)
33.33%
False + rate for classified +
Pr(~D| +)
5.88%
False - rate for classified -
Pr( D| -)
16.67%
-------------------------------------------------Correctly classified
86.15%
48
Kiểm định mfx
. mfx
Marginal effects after probit
y = Pr(y) (predict)
= .51545583
-------------------------------------------------------------------------variable |
dy/dx
Std. Err.
z
P>|z| [
95% C.I.
]
X
---------+---------------------------------------------------------------trinhdo*| -.2697111
.19009
-1.42
0.156
-.64228 .102858
.553846
dantoc*| -.0752444
.29879
-0.25
0.801 -.660854 .510365
.861538
khoang~h | -.0206487
.02404
-0.86
0.390 -.067769 .026472
10.7615
quanhexh*|
.344275
.25459
1.35
0.176 -.154711 .843261
.230769
taisantc |
.0082544
.0039
2.12
0.034
.00061 .015899
99.1262
thunhap |
.146914
.1229
1.20
0.232
-.09397 .387798
5.50615
.30296
-1.19
ngheng~p*| -.3604854
0.234
-.95427 .233299
.538462
-------------------------------------------------------------------------(*) dy/dx is for discrete change of dummy variable from 0 to 1
1.3. Mô hình tobit phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của cá
nhân tại MHB Vị Thanh - Hậu Giang
. tobit luongvay trinhdo dantoc khoangcach quanhexh taisantc solanvay thunhap
nghenghiep mucdichvay chiphivay,ll(0)
Tobit regression
Number of obs
=
65
LR chi2(10)
=
245.69
Prob > chi2
=
0.0000
Log likelihood = -48.013785
Pseudo R2
=
0.7190
------------------------------------------------------------------------luongvay |
Coef.
Std. Err.
t
P>|t|
[95% Conf. Interval]
-------------+----------------------------------------------------------trinhdo | -.9776803
.6965759
-1.40
0.166
-2.37365
.4182891
dantoc | -.1942649
1.014687
-0.19
0.849
-2.227744
1.839214
.0702362
.0715297
0.98
0.330
-.0731126
.213585
quanhexh | -1.842909
.8257161
-2.23
0.030
-3.497681
-.1881368
taisantc | -.0196267
.009189
-2.14
0.037
-.0380419
-.0012115
khoangcach |
solanvay |
1.288539
.5814705
2.22
0.031
.1232458
2.453832
thunhap |
.309451
.1560898
1.98
0.052
-.00336
.622262
49
nghenghiep |
1.864557
1.030698
1.81
0.076
-.2010082
3.930122
mucdichvay |
1.59805
.9139643
1.75
0.086
-.2335754
3.429675
chiphivay |
6.487063
.1172104
55.35
0.000
6.252168
6.721958
_cons |
-3.02991
1.635069
-1.85
0.069
-6.306662
.2468406
-------------+----------------------------------------------------------/sigma |
1.340465
.1992659
.9411274
1.739803
------------------------------------------------------------------------Obs. summary:
41 left-censored observations at luongvay 10 triệu
Ông/bà (anh/chị) có quen với cán bộ NH không?
Có
Không
C. THÔNG TIN VỀ TÀI SẢN CỦA KHÁCH HÀNG
Đơn vị tính (1000m2)
Loại đất đang sử dụng
1. Đất ruộng
2. Đất thổ cư
3. Đất vườn
4. Diện tích ao cá
5. Đất khác
Tổng cộng
Loại tài sản khác
Đơn vị tính (triệu đồng)
6.
7.
8.
Tổng cộng
D. THÔNG TIN VỀ VAY VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY
1. Gia đình ông/bà (anh/chị) hiện có vay vốn ở các tổ chức tín dụng không?
(các ngân hàng, hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân…)
Có
Không
52
2. Thông tin về khoản vay:
Nguồn vốn vay
Lượng
tiền xin
vay (tr)
Lượng
tiền vay
được (tr)
Kỳ hạn Lãi
(tháng) suất
(%)
Chi phí
vay (1000
đồng)
Khoảng
cách
(km)
1. NHNo&PTNT
2. NH Chính sách
3. MHB (Cửu Long)
4. NH Kiên Long
5. Sacombank
6. BIDV
7. Khác
(Ghi chú: Chi phí xe cộ đi lại để vay: .............................................. )
3. Ông/bà (anh/chị) biết được thông tin cho vay từ nguồn nào?
Từ chính quyền địa phương
Từ cán bộ tổ chức cho vay
Người thân giới thiệu
Từ Tivi, báo, đài
Tự tìm đến tổ chức cho vay
Khác:...................................
4. Ông/bà (anh/chị) mất bao nhiêu ngày kể từ ngày nộp đơn xin vay cho tới lúc
nhận được tiền?
........................................................................................................................
5. Nếu có thế chấp, ngân hàng (tổ chức) cho vay yêu cầu loại tài sản thế chấp
nào?
Nhà cửa
Bằng đỏ quyền sử dụng đất
Tài sản (kể ra):.................................................................................
6. Giá trị tài sản thế chấp theo đánh giá của ngân hàng MHB là bao nhiêu?
(ĐVT: triệu đồng)
........................................................................................................................
53
7. Thông tin về mục đích xin vay và tình hình sử dụng vốn vay (đánh dấu vào ô
thích hợp)
Mục đích vay
ghi trong đơn
xin vay
Tình hình thực
tế sử dụng vốn
vay
Số tiền
Tỷ trọng
(1.000đ)
(%)
Sản xuất-Kinh doanh
Tiêu dùng
Vay cho con đi học
Khác (kể ra)
Cụ thể sử dụng tiền vay
Trồng lúa...............................................Chăn nuôi......................................
Mua đất………………...................Mua máy, xe.......................................
Trả tiền (Vật tư xây dựng)….......................................................................
Trả tiền (Hàng hóa).....................................................................................
Cho con đi học ...............................Trị bệnh...............................................
Khác......................................
8. Nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cách thức sử dụng vốn vay của ông/bà (anh/chị) như
thế nào?
Rất cần
Tương đối cần
Không cần
9. Khi hết thời hạn vay ông/bà (anh/chị) có trả được nợ vay đúng hạn hay
không?
Có
Không
10. Nếu không, ông/bà (anh/chị) vui lòng cho biêt lý do chính là gì?
....................................................................................................................
11. Những khó khăn của ông/bà (anh/chị) khi vay ở ngân hàng là gì?
Thủ tục rườm rà
Lãi suất tương đối cao
Không biết thế nào để được vay
Phải có xác nhận của địa phương
Thời gian chờ đợi lâu
Vốn vay không phù hợp với MĐ SD
54
Không có tài sản thế chấp
Khác (ghi rõ)
12. Lượng vốn vay có đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh không?
Có
Không
Nếu không, ông/bà (anh/chị) vui lòng cho biết lượng vốn vay chiếm bao nhiêu
% trong nhu cầu vốn:....................................................................................
13. Đây là lần thứ mấy ông/bà (anh/chị) xin vay vốn ngân hàng
0
1
2
>=3
14. Ông bà (anh/chị) có đề xuất gì về việc xin vay và sử dụng vốn vay hay
không ?
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
55
[...]... người dân tìm đến tín dụng, cụ thể là tại Ngân hàng MHB Hậu Giang Xuất phát từ những lí do đó, tác giả quyết định chọn đề tài "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB)" Để làm nguyên cứu khoa học 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng... vay được của cá nhân tại MHB Hậu Giang từ đó đề ra một số giải pháp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng và kết quả tín dụng tại MHB Hậu Giang giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cá nhân tại MHB - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của cá nhân tại MHB -... tài sử dụng 2 mô hình đó là: mô hình Probit để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và mô hình và mô hình OLS để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến 3 lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chín thức của nông hộ ở Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Kết quả nghiên cứu cho thấy có 6 nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ là: thu nhập của hộ, dân tộc, đất có bằng đỏ,... LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong các đề tài nghiên cứu gần đây, có những kết quả liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay của nông hộ như: Trương Đông Lộc và Trần Bá Duy (2010) với đề tài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Tác giả sử dụng mô hình Probit để xử lý số liệu và kết quả phân tích. .. vay của nông hộ ở nhiều góc độ, nhiều địa phương và đưa ra những kết quả liên quan đến khả năng tiếp cận tín dụng và lượng vốn vay, gợi mở nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích Tuy nhiên, các đề tài này đã được nghiên cứu lâu liệu có còn đúng với hiện tại Do đó, tôi quyết định chọn đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của. .. ngẫu nhiên phân cụm từ chợ Vị Thủy đến Thành Phố Vị Thanh 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Dùng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng cho vay cũng như hiệu quả của món vay tín dụng đem lại cho Ngân hàng và cho khách hàng cá nhân Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cũng như lượng vốn vay của khách hàng cá nhân thông qua sự hỗ trợ của các phần... Tobit để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng chính thức và lượng vốn vay của nông hộ Kết quả phân tích cho thấy có 6 yếu tố tác động đến việc vay vốn chính thức của nông hộ là tổng diện tích ruộng đất của hộ, giá trị tài sản của hộ, chi tiêu chung binh của hộ, địa vị xã hội của chủ hộ, có tham gia của chủ hộ và tiết kiệm của chủ hộ; có 8 yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ... tích của mô hình cho thấy các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ bao gồm: Tuổi của chủ hộ, số thành viên trong gia đình, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất của chủ hộ, khả năng đi vay từ các nguồn không chính thức, thu nhập của hộ và tổng tài sản của hộ Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2010) với đề tài các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông... mạnh mẽ đến việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức Đối với thị trường tín dụng phi chính thức, việc tiếp cận nguồn tín dụng này chịu tác động tích cực và mạnh mẽ bởi quy mô của chủ hộ, chi tiêu trên đầu người Nhìn chung những kết quả từ những đề tài, công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu nói trên đã tiếp cận nghiên cứu vấn đề các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng và... ngân hàng 0 , 1 : là các tham số của mô hình xi : là các biến độc lập của mô hình, đây là biến đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay được của cá nhân ui : Sai số của mô hình Mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích trên và tài liệu liên quan đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cá nhân tiếp cận nguồn vốn tín dụng hiệu quả 16 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY CÁ NHÂN TẠI MHB HẬU GIANG