Xác định biến sử dụng trong mô hình Probit và giải thích biế n

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long hậu giang (Trang 42)

Mô hình probitđược sửdụng để xácđịnh các nhân tố ảnh hưởngđến khảnăng tiếp cận tín dụng của cá nhân. Đồng thời mô hình được sửdụng để kiểm chứng từng nhân tố được nghiên cứu bên dưới cóảnh hưởng khả năng vay vốn hay không. Mô hìnhđược thiết lập nhưsau:

Y*= 0 +1TRINHDO + 2DANTOC + 3NGHENGHIEP

+4KHOANGCACH +5QUANHEXH +6TAISANTC +7THUNHAP

Các biến trong mô hình được giải thích chung cho mô hình tobitở phần sau có ý nghĩa nhưsau:

Y* là biến giảthểhiện khảnăng tiếp cận tín dụng của cá nhân. Biến phụthuộc này nhận hai giá trị, là 0 nếu cá nhân không có vay vốn ngân hàng, nhận giá trị là 1 nếu cá nhân có vay vốn ngân hàng.

TRINHDO là trình độhọc vấn của cá nhân, có giá trị là 1 nếu cá nhânđã hoàn thành tốt nghiệp trung học phổ thông và là 0 nếu chưa tốt nghiệp. Trong thực tế

những cá nhân có trình độ học vấn càng cao thì khảnăng tính toán kinh doanh càng hiệu quảnên khả năng trả nợ sẽ cao do đó hệ số 1 của biến này được kỳ vọng là dương. Đồng thời, trìnhđộ học vấn càng cao càng thỏa mãn yêu cầu của TCTD nên sẽ được vay nhiều hơn.

DANTOC là biến giả, có giá trị là 1 nếu cá nhân là người Kinh và là 0 nếu cá nhân là người dân tộc (chủyếu là dân tộc Khmer). Dođa phần người dân tộc thường nghèo, ít nhu cầuđầu tưsản xuất kinh doanh nên ít xin vay vốn ngân hàng nên phần lớn người kinh thường xin vay vốn. Nhưvậy, hệsố2có dấu kỳvọng là dương.

NGHENGHIEP là biến giả, có giá trị là 1 nếu là cán bộ, công nhân viên chức, kinh doanh và là 0 nếu là cá nhân không tham kinh doanh hay không làm việc công ty. Cán bộ hay công nhân viên chức có nhu cầu kinh doanh cần vay vốn mặt khác khảnăng trả nợ cũng tốt hơn nhờ có nguồn thu nhập ổn định từlương do đó lượng vốn xin vay cũng nhiều hơn. Nhưvậy, hệsố3được kỳvọng là dương.

Hệ số 4 của biến KHOANGCACH (khoảng cách từ nhà cá nhân đến MHB, tính bằng km) có giá trị là âm. Khi khoảng cách càng gần, chi phí mòn giầy cũng thấp hơn nhu cầu vay vốnởngân hàng càng cao đồng thời lượng vốn vay cũng càng nhiều vì ngân hàng dễthẩmđịnh năng lực trảnợvà kiểm soát mụcđích sửdụng vốn vay.

Biến giảQUANHEXH có giá trị là 1 nếu cá nhân có quen biết hay bạn bè làm việc ở TCTD và có giá trị là 0 nếu ngược lại. Thường thì khách hàng cá nhân có quen biết sẽ dễ tiếp cận tín dụng, lượng vốn vay cũng nhiều hơn khi khách háng không quen biết nên hệsố5được kỳvọng là dương.

TAISANTC là tổng giá trị tài sản thế chấp, tính bằng triệu đồng. Thường thì những khách hàng đi vay thì cần có tài sản thếchấp đểgiảm bớt rủi ro tín dụng hơn là sửdụng tín chấp do đó những người muốn vay cần có tài sản, giá trị tài sản càng lớn thì lượng vốn vay càng nhiều. Nhưvậy, hệsố6được kỳvọng là dương.

Hệsố 7của biến THUNHAP (thu nhập bình quân của cá nhân với đơn vị tính là triệuđồng/tháng) sẽcó giá trịdương. Vì khi ngân hàng ra quyết định cho với mức vay là bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của cá nhân để đảm bảo trả nợ cho khoảng vay. Do đó, thu nhập cá nhân càng cao thì lượng vay càng nhiều, khảnăng tiếp cận tín dụng càng lớn.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)