THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤ N

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long hậu giang (Trang 39)

Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu phỏng vấn 65 cá nhân ngẫu nhiên tại Thành phốVịThanh tới chợVịThủy, tỉnh Hậu Giang. Trước khi đi vào phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng cũng như là lượng vốn vay của cá nhân tại VịThanh - Hậu Giang xinđược trình bài một sốthông tin vềcá nhânđược khảo sát sau:

Bảng 4.1: Thông tin vềthành phần dân tộc của cá nhân.

Dân tộc Có vay hay không vay Tổng Tỷlệ(%) Không vay Có vay

Kinh 33 23 56 86,15

Thiểu số 8 1 9 13,85

Tổng 41 24 65 100

Nguồn: Sốliệu khảo sát VịThanh - Hậu Giang, năm 2013

Từbảng kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số65 mẫu quan sát thì có 86,15% cá nhân là người Kinh còn lại là 13,85% là người dân tộc thiểu số (đa phần là người Khmer). Nhìn chung, cứ9 người dân tộc thiểu số thì có 1 người là vay của tổ chức tín dụng, tương tự đối với người Kinh thì cứ2,4 người thì có 1 người vay Ngân hàng. Từ đó cho thấy tỷ lệ người kinh vay vốn ngân hàng cao hơn so với người dân tộc thiểu số. Điều này có thể giải thích do người Kinh có hiểu biết hơn người dân tộc thiểu sốnên tiếp cận tín dụng tốt hơn.

Bảng 4.2: Thông tin vềnghềnghiệp chính của cá nhân.

Nghềnghiệp sốquan sát tỷlệ(%)

Kinh doanh 21 32,31

Cán bộ, công nhân viên chức 13 20,00

Làm ruộng, chăn nuôi 31 47,69

Tổng 65 100

Nguồn: Sốliệu khảo sát VịThanh - Hậu Giang, năm 2013

Qua bảng số liệuđiều tra trên ta thấy phần lớn khách hàngđược phỏng vấn là những người nằm trong vùng kinh tế phát triển là thành thị và gần thành thị nên số

khách hàng được phỏng vấn trên là những người có nghề nghiệp là kinh doanh chiếm gần 32,31% trong tổng 65 mẫu được lấy. Do điều kiện là vùng thành thị nên

sốcán bộvà công nhân viên làm việc trong các công ty, doanh nghiệp thường chiếm tỷ lệ tương đối trong mẫu điều tra cụ thể là 20%. Phần còn lại là số khách hàng có ngành nghề là làm ruộng và chăn nuôi, như đã biết khu vực được lấy mấu từ Vị

Thủy về Thành phố đa phần là những hộ có đất ruộng là nhiều. Điều này chứng tỏ

những món vay ít thường là những khách hàng có mục đích vay để là ruộng, còn những món vay nhiều thường có mụcđích xin vay làđểsản xuất kinh doanh.

Bảng 4.3: Thông tin vềthu nhập của cá nhân.

Chỉtiêu Đơn vị Giá trị

Thu nhập thấp nhất Triệuđồng 2,5

Thu nhập trung bình Triệuđồng 5,5

Thu nhập cao nhất Triệuđồng 22,4

Sốcá nhân trên hoặc bằng thu nhập trung bình Người 15

Sốcá nhân dưới thu nhập trung bình Người 50

Nguồn: Sốliệu khảo sát VịThanh - Hậu Giang, năm 2013

Nhìn chung, thu nhập trung bình ước tính của khu vực khảo sát là 5,5 triệu

đồng/tháng so với những cá nhân có thu nhập thấp nhất, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tếlà vùng khảo sát gần trung tâm thành phố, với mức thu nhập trung bình trên đầu người như thế sẽ đảm bảo được mức sống trong vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, trong vùng cũng có sự phân hóa giàu nghèo rất cao cụthể thu nhập cao nhất là 22,4 triệu đồng/tháng cao gấp 8,96 lần so với mức thu nhập thấp nhất. Riêngđối với mức thu nhập bình quân trên tháng thì cao gấp 2,2 lần so với những cá nhân có mức thu nhập thấp nhất trong vùng nghiên cứu. Theo khảo sát với 65 mẫu trên thì chỉ có 23,08% là có thu nhập từ bằng hoặc cao hơn mức thu nhập trung bình phần còn lại là 76,92% là có mức thu nhập thấp hơn 5,5 triệuđồng/tháng.

Bảng 4.4: Thông tin vềtrìnhđộ của cá nhân.

Trìnhđộ học vấn sốquan sát tỷlệ(%) Dưới trung học phổthông 29 44,62

Trên trung học phổthông 36 55,38

Tổng 65 100

Nguồn: Sốliệu khảo sát VịThanh - Hậu Giang, năm 2013

Trình độ học vấn của các cá nhân trên địa bàn nghiên cứu tương đối khá cao giữa những người trìnhđộ trên trung học phổthông chiếm tỷlệkhá lớn gần 55,38%, dưới trung học phổthông chỉ chiếm 44,62%. Trong quá trình điều tra và tiếp xúc đối tượng cho thấy đa phần những cá nhân tuy dưới trung học phổ thông nhưng những cá nhân này là những đối tượng được xem là đã xóa nạn mù chữ và biết tính toán trong làmăn.

Bảng 4.5: Thông tin vềmụcđích vay vốn của cá nhânđược vay.

Việc vay vốn Sốquan sát Tỷlệ(%)

Có vay 24 36,92

Vay sản xuất-kinh doanh 16 24,62

Vay tiêu dùng 5 7,69

Vay cho conđi học 2 3,08

Vay mụcđích khác 1 1,53

Không vay 41 63,08

Tổng 65 100

Nguồn: Sốliệu khảo sát VịThanh - Hậu Giang, năm 2013

Qua bảng sốliệu thống kê trên cho ta thấyđược rằng trong vùng nghiên cứu có tới 36,92% khách hàng là có vay ngân hàng,điều này chứng tỏkhảnăng tiếp cận tín dụng của các cá nhân đối với ngân hàng là khá cao. Đa phần các đối tượng vay vốn này xin vay với mụcđích là để sản xuất kinh doanh chiếm tới 24,62%, thì theo như điều tra cho thấy đa phần những khách hàng cá nhân này sống gần thành phố nên nghềnghiệp chính thường là kinh doanh, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế. Kế đến là xin vayđể tiêu dùng chiếm 7,69% và thấp nhất là vay với mụcđích khác.Đối với những khách hàng không vay thường nhu cầu vềvốn không có hoặc rất ít trong

đời sống vì thu nhập thực tếcủa họ đủ đểchi tiêu cho cuộc sống hàng ngày.

Ảnh hưởng của thu nhập và tài sản thếchấpđến lượng vay.

Nguồn: Sốliệu khảo sát VịThanh - Hậu Giang, năm 2013

Hình 4.1: Biểuđồmối quan hệgiữa thu nhập, lượng vốn vay và tài sản thếchấp. Có thểkết luậnđược rằng tài sản thếchấp và thu nhập càng cao thì lượng vốn vay càng nhiều.Điều này phù hợp với ngân hàng thương mại, vì khi quyếtđịnh cho vay ngân hàng cầnđảm bảo vốn vay.

4.2 MÔ HÌNH PROBIT PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢNĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG TẠI VỊTHANH - HẬU GIANG

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của cá nhân tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long hậu giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)