1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang

81 266 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC EM PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỢ MỚI – AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Tài chính ngân hàng Mã số ngành: 52340201 08 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC EM MSSV: 4108611 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỢ MỚI – AN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ThS. NGUYỄN VĂN DUYỆT 08 - 2013 LỜI CẢM TẠ  Qua hơn ba năm học tập tại trƣờng Đại học Cần thơ, em đã tiếp thu và học hỏi đƣợc nhiều kiến thức quý báo từ các Thầy cô, đặc biệt là những Thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Nhờ thế, trong thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Chợ Mới tỉnh An Giang, em đã có thể hiểu rõ hơn về những nghiệp vụ ngân hàng và những kiến thức thực tế để hoàn thành tốt Luận văn tốt nghiệp của mình. Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Duyệt đã tận tình hƣớng dẫn và chỉnh sửa những sai sót giúp em trong suốt quá trình hoàn thành bài luận văn này. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các Cô chú, anh chị trong ngân hàng đã nhiệt tình chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài một cách tốt nhất. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đƣợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài đƣợc hoàn chỉnh hơn. Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khoẻ, gặt hái đƣợc nhiều thành công trong công tác giảng dạy. Xin kính chúc sức khoẻ đến toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh. Chúc Ngân hàng ngày càng phát triển. Xin chân thành cảm ơn! Chợ Mới, ngày.....tháng.....năm 2013 Ngƣời thực hiện i TRANG CAM KẾT  Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Chợ Mới, ngày.....tháng.....năm 2013 Ngƣời thực hiện ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP  ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ ............................................................................................................................ Chợ Mới, ngày.....tháng.....năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang Chƣơng 1: GIỚI THIỆU .................................................................................... 1 1.1 Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.3.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................. 3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 3 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4 Lƣợc khảo tài liệu ........................................................................................ 3 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 5 2.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................ 5 2.1.1 Khái niệm tính thanh khoản...................................................................... 5 2.1.2 Rủi ro thanh khoản.................................................................................... 5 2.1.3 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản ........................................................ 6 2.1.4 Cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản..................................... 7 2.1.5 Chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản ..................................................... 8 2.1.6 Phƣơng pháp đo lƣờng nhu cầu thanh khoản ......................................... 11 2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 15 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................. 15 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu................................................................ 16 Chƣơng 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ MỚI ............................ 17 3.1 Khái quát về Agribank Chợ Mới ............................................................... 17 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................. 17 3.1.2 Chức năng và hoạt động chính của Ngân hàng ...................................... 18 3.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban ............................................. 19 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý ......................................................................... 19 iv 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban .................................................. 20 3.3 Khái quát kết quả kinh doanh của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................... 22 3.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh .................................. 28 3.4.1 Thuận lợi ................................................................................................. 28 3.4.2 Khó khăn ................................................................................................. 29 3.5 Phƣơng hƣớng, nhiệm vụ năm 2013.......................................................... 30 Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỢ MỚI .................... 32 4.1 Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Agribank Chợ Mới ............ 32 4.1.1 Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn .......................................... 32 4.1.2 Phân tích tình hình biến động về tài sản ................................................. 36 4.2 Phân tích tình hình thanh khoản tại Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................... 40 4.2.1 Đánh giá trạng thái thanh khoản ròng qua phân tích cung – cầu thanh khoản................................................................................................................ 40 4.2.2 Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính ........................................................................................................... 48 4.3 Dự báo nhu cầu thanh khoản theo phƣơng pháp cấu trúc vốn .................. 54 4.3.1 Cơ sở dự báo ........................................................................................... 54 4.3.2 Dự báo nhu cầu thanh khoản theo phƣơng pháp cấu trúc vốn ............... 57 Chƣơng 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CHỢ MỚI........................................................... 60 5.1 Tồn tại trong vấn đề thanh khoản của Ngân hàng ..................................... 60 5.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực quản trị thanh khoản ........................ 60 5.2.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản ................... 61 5.2.2 Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin ................ 61 5.2.3 Tăng cƣờng quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ ...................................... 62 5.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản .................................. 62 5.3.1 Cân đối cung cầu thanh khoản, điều chỉnh trạng thái thanh khoản ròng 62 5.3.2 Tiếp tục gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn ........................................ 63 v 5.3.3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ ................................................................ 64 5.3.4 Tăng nguồn thu hoạt động dịch vụ ......................................................... 64 Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 65 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 65 6.2 Kiến nghị ................................................................................................... 66 6.2.1 Đối với NHNo&PTNT tỉnh An Giang ................................................... 66 6.2.2 Đối với Chính quyền địa phƣơng ........................................................... 66 6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ................................................ 67 Tài liệu tham khảo ........................................................................................... 69 Phụ lục ............................................................................................................. 70 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả kinh doanh của Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013......................................................................................................... 23 Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn của Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013......................................................................................................... 33 Bảng 4.2 Tình hình tài sản của Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013 ............................................................................................................. 37 Bảng 4.3 Cung – cầu và trạng thái thanh khoản ròng tại Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013 ................................................................... 41 Bảng 4.4 Các chỉ số đánh giá tính thanh khoản của Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013 .......................................................................... 49 Bảng 4.5 Nguồn vốn phân theo khả năng bị rút ra khỏi Agribank Chợ Mới năm 2013 và 6th2014........................................................................................ 58 Bảng 4.6 Dự báo nhu cầu thanh khoản tại Agribank Chợ Mới trong năm 2013 và 6th2014 ........................................................................................................ 59 Bảng PL1: Vốn huy động của Agribank Chợ Mới năm 2012 và 6th2013 ....... 70 Bảng PL2: Dự trữ bắt buộc của Agribank Chợ Mới năm 2013, 6th2014 ........ 70 Bảng PL3: Vốn điều chuyển của Agribank Chợ Mới năm 2013, 6th2014 ...... 70 vii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Chợ Mới ....................... 20 Hình 3.2 Lợi nhuận sau thuế của Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013 ............................................................................................................. 27 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013 ............................................................................................................. 34 Hình 4.2 Dƣ nợ theo thời hạn tại Agribank Chợ Mới giai đoạn 2010 – 2012 và 6th2013 ............................................................................................................. 38 Hình 4.3 Thể hiện chỉ số LDR bình quân ngành ............................................. 52 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  NHTM : Ngân hàng thƣơng mại NHNN : Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD : Tổ chức tín dụng HĐTD : Hoạt động tín dụng HĐDV : Hoạt động dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân VHĐ : Vốn huy động GTCG : Giấy tờ có giá TGTK : Tiền gửi tiết kiệm TGTT : Tiền gửi thanh toán TSCĐ : Tài sản cố định KKH : Không kỳ hạn CKH : Không kỳ hạn ix CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng là một loại doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh một loại hàng hóa đặc biệt - đó là tiền tệ. Vì thế hoạt động của một ngân hàng, của cả hệ thống ngân hàng mang rất nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh khoản là rủi ro lớn nhất mà một ngân hàng phải đối mặt, tất cả các rủi ro khác đều dẫn đến nguy cơ là làm ngân hàng giảm năng lực tài chính và từ đó không còn đảm bảo đƣợc thanh khoản. Thanh khoản cũng ví nhƣ sức khỏe của ngân hàng, một ngân hàng muốn hoạt động đƣợc thì phải luôn bảo đảm khả năng thanh khoản. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó luôn có đƣợc nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Do tính chất hệ thống đặc biệt chặt chẽ của ngành trong quan hệ vốn giữa các ngân hàng nên khi một ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản thì hậu quả của nó không chỉ tác động chỉ có chính ngân hàng đó mà còn gây hiệu ứng dây chuyền, nhanh chóng lan toả trong toàn hệ thống ngân hàng. Kết quả là uy tín của hệ thống ngân hàng bị sụt giảm và các ngân hàng sẽ có nguy cơ bị phá sản hàng loạt. Tuy nhiên, lƣợng vốn dự trữ quá lớn sẽ tác động trực tiếp làm giảm khả năng đầu tƣ, sinh lời của bản thân ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đang phải đƣơng đầu với rất nhiều thách thức từ cả trong và ngoài nƣớc: Thứ nhất là hệ lụy khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chƣa đƣợc giải quyết, nào suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nƣớc thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Thứ hai, những tác động tiêu cực của sự bất ổn nền kinh tế vĩ mô (lạm phát leo thang) và các chính sách cứng rắn, mạnh tay của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm kiềm chế lạm phát, thanh khoản của hệ thống NHTM đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Điều này không chỉ gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trƣờng tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Những điều trên cho thấy tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM, trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới. Một thực tế hiện nay các NHTM đều thấy tầm quan trọng của chiến lƣợc quản lý rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản, nhƣng phƣơng pháp thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chƣa theo kịp với trình độ công nghệ, trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 1 Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới, công tác quản lý thanh khoản vẫn còn một số tồn tại nhất định. Do đó, vấn đề chiến lƣợc đƣợc đặt ra là cải cách hệ thống quản trị ngân hàng nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng, chúng ta cần đi sâu phân tích và có cái nhìn sâu sắc trên nhiều khía cạnh nhằm giải quyết tình trạng còn nhiều bất cập trên, tăng cƣờng hơn trong công tác quản lý thanh khoản tại hệ thống NHTM mà cụ thể hơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới và hạn chế tối thiểu thiệt hại của rủi ro thanh khoản gây ra cho ngân hàng. Đó là lý do em quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới tỉnh An Giang” để thực hiện luận văn tốt nghiệp. Ngoài ra, đề tài này sẽ giúp em vận dụng những lí thuyết vào thực tiễn. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Chợ Mới trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhằm đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng cũng nhƣ đƣa ra dự báo nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để nâng cao chất lƣợng công tác quản trị rủi ro thanh khoản và hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Mới trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để đánh giá tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng. - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản để thấy đƣợc trạng thái thanh khoản ròng, đồng thời kết hợp phân tích các chỉ số thanh khoản, từ đó đánh giá rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Mới qua các năm. - Mục tiêu 3: Dự báo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Mới trong năm 2013. - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tối đa năng lực quản lý thanh khoản, tăng cƣờng hơn công tác quản lý thanh khoản và hạn chế tối thiểu rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới. 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu thông qua việc thu thập thông tin số liệu chủ yếu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới tỉnh An Giang. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Đề tài đƣợc thực hiện từ 12/08/2013 đến 23/11/2013. - Số liệu sử dụng trong đề tài đƣợc cung cấp trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu Hạn chế lớn nhất khi dự kiến thực hiện đề tài này là vấn đề bảo mật số liệu của Ngân hàng. Mặc dù vậy, đề tài vẫn sẽ cố gắng đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Đề tài tập trung phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chợ Mới thông qua sự biến động của tài sản, nguồn vốn, tình hình cung – cầu thanh khoản và các chỉ tiêu đánh giá thanh khoản trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong quá trình thực hiện đề tài, việc tham khảo các tài liệu có liên quan là rất hữu ích, giúp cho đề tài nghiên cứu đƣợc hoàn thiện hơn, phong phú hơn về cách trình bày cũng nhƣ các phƣơng pháp phân tích số liệu. Vì vậy luận văn này đã tham khảo một số đề tài nhƣ sau: Nguyễn Hoài Nam, 2012. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu, đánh giá thực tế rủi ro thanh khoản tại Vietinbank Cần Thơ để qua đó đƣa ra giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản góp phần nâng cao hơn nữa hoạt động của ngân hàng. Luận văn đã phân tích đƣợc tình hình rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng chi nhánh Cần Thơ cũng nhƣ chỉ ra đƣợc những nguyên nhân ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Tuy nhiên trong phần đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng thông qua các chỉ số đánh giá thanh khoản thì luận văn chƣa chỉ ra đƣợc các chỉ số đó cao thấp nhƣ thế nào và ngân hàng cần có chính sách gì để điều chỉnh. Nguyễn Thị Trúc Linh, 2012. Phân tích thực trạng thanh khoản tại BIDV Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Luận văn phản ánh thực 3 trạng rủi ro thanh khoản của BIDV Hậu Giang và đƣa ra những biện pháp nâng cao khả năng thanh khoản của NH này. Đề tài đã đƣa ra đƣợc những phân tích sắc sảo về thực trạng thanh khoản, cung - cầu thanh khoản tại BIDV Hậu Giang. Tuy nhiên, độ dàn trải của bài viết quá nhiều, khiến ngƣời đọc không nắm hết những ý trong bài. Trần Nhƣ Sĩ, 2012. Quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Kiên Hải tỉnh Kiên Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Trong đề tài này tác giả đã làm rõ tầm quan trọng của thanh khoản đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời tác giả cũng đƣa ra chiến lƣợc nhằm lƣợng hóa rủi ro thanh khoản cho NH. Từ đó đề ra những giải pháp thiết thực để hạn chế rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng. Đề tài đã cho thấy đƣợc tình hình thanh khoản của Ngân hàng nhƣng chƣa phân tích rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tăng giảm của các chỉ số đánh giá thanh khoản. Nguyễn Hoàng Minh, 2009. Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. Đề tài này tác giả đã phân tích, đánh giá đƣợc tình hình thanh khoản và rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng, đã sử dụng phƣơng pháp phân tích cung cầu thanh khoản làm trọng tâm để đƣa ra các đánh giá về rủi ro thanh khoản, cũng nhƣ nguyên nhân, và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị thanh khoản tại Ngân hàng nhƣng đề tài chƣa phân tích rõ về sự biến động của tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng cũng nhƣ chƣa nói rõ nguyên nhân tăng giảm của nguồn cung – cầu thanh khoản của Ngân hàng. Qua phân tích sơ lƣợc về các đề tài trên cho thấy mỗi đề tài có một cách phân tích riêng để chỉ ra các vấn đề mà đề tài nghiên cứu nhƣng bên cạnh đó cũng tồn tại một số hạn chế. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ những hạn chế của các đề tài trên, đề tài “Phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới tỉnh An Giang” sẽ phân tích sâu hơn về tài sản và nguồn vốn, các chỉ số thanh khoản, nguồn cung – cầu thanh khoản nhƣ: phân tích cụ thể từng khoản mục, mức độ tăng giảm từng khoản mục và nguyên nhân của sự tăng giảm để có thể đƣa ra các giải pháp hạn chế rủi ro thanh khoản cụ thể và thiết thực hơn. 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm tính thanh khoản Tính thanh khoản của tài sản: Là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, đƣợc đo bằng thời gian và chi phí. Thời gian và chi phí càng cao tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngƣợc lại. Trong kế toán tài sản lƣu động chia làm năm loại và đƣợc sắp xếp theo tính thanh khoản từ cao đến thấp nhƣ sau: tiền mặt, chứng khoán, đầu tƣ ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trƣớc ngắn hạn, và hàng tồn kho. Nhƣ vậy rõ ràng tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất, luôn luôn dùng đƣợc trực tiếp để thanh toán, lƣu thông, tích trữ; còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối và tiêu thụ chuyển thành khoản phải thu, rồi từ khoản phải thu sau một thời gian mới chuyển thành tiền mặt. Tính thanh khoản của nguồn: Ngân hàng huy động vốn để tạo lập nên các tài sản, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao. Nhƣ vậy, khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của ngân hàng, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn đƣợc đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao và ngƣợc lại. Tính thanh khoản của ngân hàng: Là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách, đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp, hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản. Nhƣ vậy khi ngân hàng không đáp ứng kịp thời nghĩa vụ thanh toán hoặc phải chịu tổn thất, chi phí cao để đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán này sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản. Thanh khoản là một nội dung quản lý đặc biệt phức tạp trong công tác quản trị ngân hàng, khi mà dòng tiền vào, dòng tiền ra phát sinh không lƣờng trƣớc đƣợc, thay đổi liên tục hàng ngày, hàng giờ. 2.1.2 Rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vƣợt quá khả năng thanh khoản dự kiến. Rủi ro thanh khoản ở mức ngân hàng phải gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản sẽ 5 làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng; ở mức cao hơn, ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản. Rủi ro thanh khoản có thể đến từ hoạt động bên nợ hoặc bên có hoặc từ hoạt động ngoại bảng của bảng cân đối tài sản. Rủi ro thanh khoản đến từ bên tài sản nợ có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi ngƣời gửi tiền rút tiền trƣớc hạn và cả khi đến hạn. Với một lƣợng tiền gửi đột ngột đƣợc rút ra lớn sẽ buộc ngân hàng phải đi vay thêm để bổ sung hoặc bán bớt tài sản. Do cần gấp nên khi huy động thì ngân hàng phải chịu lãi suất cao, hoặc bán gấp tài sản thì phải bán với giá thấp so với giá trên thị trƣờng và từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Rủi ro thanh khoản từ bên tài sản có chủ yếu phát sinh khi nhu cầu vay tiền của khách hàng tăng đột ngột làm ngân hàng không đảm bảo đủ tiền ngay lập tức theo yêu cầu của khách. Rủi ro thanh khoản từ hoạt động ngoại bảng: Sự phát triển mạnh mẽ của các công cụ phái sinh khiến cho rủi ro thanh khoản đến từ hoạt động ngoại bảng cũng ngày càng gia tăng. Khi mà các nghĩa vụ thanh toán xảy ra nhƣ cam kết bảo lãnh, nghĩa vụ thanh toán các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn đến hạn thì sẽ phát sinh nhu cầu thanh khoản và ngân hàng có thể đối mặt với rủi ro thanh khoản. 2.1.3 Nguyên nhân của rủi ro thanh khoản - Nguyên nhân khách quan: + Sự mất ổn định yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn gắn liền với những biến động của môi trƣờng kinh doanh xung quanh. Các yếu tố về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội luôn có tác động trực tiếp và gián tiếp tới các quyết định và phƣơng hƣớng kinh doanh của một NHTM. Thực tế đã chứng minh mất ổn kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế sẽ tạo ra khủng hoảng tiền tệ và thị trƣờng tài chính và hiển nhiên là gây ra rủi ro thanh khoản cho hệ thống các NHTM. + Rủi ro thanh khoản xuất phát từ sự nhạy cảm đối với lãi suất: Khi lãi suất tăng, nhiều ngƣời gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những ngƣời có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dƣ hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thoả thuận. Nhƣ vậy, thay đổi lãi suất ảnh hƣởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng nhƣ luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng. + Nhu cầu thanh khoản của khách hàng luôn đòi hỏi ở mức ngày càng cao: Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngày một cao hơn. 6 Những vƣớng mắc về thanh khoản, tức khắc làm xói mòn niềm tin của công chúng vào ngân hàng. Từ đó, đòi hỏi nhà quản trị ngân hàng phải luôn nắm chắc những khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chƣa sử dụng để biết đƣợc kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có kế hoạch thanh khoản thích hợp. - Nguyên nhân chủ quan: + Sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Nợ và tài sản Có: thể hiện qua việc ngân hàng tận dụng quá nhiều nguồn vốn có thời hạn ngắn hạn để đầu tƣ dài hạn. Do đó, ngày đáo hạn các khoản sử dụng vốn lớn hơn ngày đáo hạn nguồn vốn. + Chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng không phù hợp và kém hiệu quả: thể hiện qua duy trì dự trữ ở mức thấp không đủ nhu cầu chi trả, thiếu sự liên kết giữa các NHTM, không có sự đa dạng hóa các sản phẩm huy động và cho vay,... + Tín dụng tăng trƣởng quá mức so với nguồn vốn: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi huy động quá lớn; tốc độ tăng trƣởng tín dụng lớn hơn tốc độ tăng trƣởng huy động vốn trong một thời dài đủ dài. 2.1.4 Cung cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản 2.1.4.1 Nguồn cung về thanh khoản (Si) - Cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động mới. - Nguồn cung về thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: + Các khoản tiền gửi nhận đƣợc trong kỳ; + Tiền mặt (nội tệ, ngoại tệ và vàng); + Tiền gửi tại NHNN, NHTM khác; + Giấy tờ có giá ngắn hạn; + Vay trên thị trƣờng tiền tệ; + Các khoản tín dụng thu về trong kỳ; + Thu nhập từ việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng; + Bán tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ. 7 2.1.4.2 Nhu cầu thanh khoản (Di) - Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng của ngân hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm yêu cầu chi trả và vay hợp pháp của các khách hàng. - Cầu về thanh khoản của ngân hàng bao gồm: + Khách hàng rút tiền gửi (gốc và lãi); + Cấp tín dụng cho khách hàng; + Hoàn trả các khoản vay đến hạn: Vay NHNN, vay NHTM khác; + Chi cho các hoạt động dịch vụ; + Thanh toán cổ tức cho các cổ đông. 2.1.4.3 Trạng thái thanh khoản Trạng thái thanh khoản ròng hay khe hở thanh khoản (Net Liquidity Position – NLP) là chênh lệch giữa tổng cung và tổng cầu thanh khoản tại một thời điểm và đƣợc xác định nhƣ sau: Trạng thái thanh khoản ròng = Σcung thanh khoản – Σcầu thanh khoản Hay NLP = ΣSi - ΣDi Kết quả có thể xảy ra các trƣờng hợp sau: NLP > 0: Ngân hàng ở trong tình trạng thừa khả năng thanh toán hay đang ở trạng thái thặng dƣ thanh khoản (Liquidity surplus) NLP < 0: Ngân hàng ở trong tình trạng thiếu hụt khả năng thanh khoản hay đang ở trạng thái thâm hụt thanh khoản (Liquidity deficit) NLP = 0: Ngân hàng có trạng thái thanh khoản cân bằng 2.1.5 Chiến lƣợc quản trị rủi ro thanh khoản 2.1.5.1 Những nguyên tắc về quản trị thanh khoản Một số nguyên tắc mang tính chất chỉ đạo đƣợc đƣa ra cho nhà quản trị ngân hàng về tính thanh khoản của ngân hàng nhƣ sau: - Nhà quản trị thanh khoản phải thƣờng xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận về nguồn vốn và sử dụng vốn trong phạm vi ngân hàng và điều phối hoạt động các bộ phận này với nhau. - Nhà quản trị thanh khoản cần phải đánh giá, xác định đƣợc các khách hàng có khả năng gửi tiền và vay vốn từ ngân hàng. Từ đó ngƣời quản trị có thể hoạch định đƣợc chiến lƣợc thanh khoản cho ngân hàng. 8 - Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng. 2.1.5.2 Những chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản a) Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên trong (Tài sản Có) - Chiến lƣợc quản trị thanh khoản từ bên trong xuất phát từ luận điểm cho vay thƣơng mại. Theo đó, khi thực hiện chiến lƣợc này, ngân hàng chỉ cho vay ngắn hạn, nhờ đó nhu cầu thanh khoản phát sinh, ngân hàng có thể thu hồi các khoản cho vay hoặc có thể bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. - Chiến lƣợc tiếp cận trên thị trƣờng tiền tệ hay còn gọi chiến lƣợc tiếp cận thị trƣờng vốn ngắn hạn. Theo đó, chiến lƣợc này đòi hỏi ngân hàng phải dự trữ thanh khoản đủ lớn dƣới hình thức nắm giữ những tài sản Có có tính thanh khoản cao chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán ngắn hạn nhƣ tín phiếu kho bạc, các khoản vay từ ngân hàng trung ƣơng, trái phiếu đô thị ngắn hạn, tiền gửi tại ngân hàng khác, chấp phiếu của ngân hàng,... Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng sẽ lần lƣợt chuyển hóa tài sản dự trữ cho đến khi nhu cầu thanh khoản đƣợc đáp ứng. Chiến lƣợc thanh khoản này gọi là chiến lƣợc chuyển hóa tài sản bởi lẽ nguồn cung thanh khoản đƣợc tài trợ bằng chuyển hóa tài sản phi tiền mặt sang tiền mặt. Chiến lƣợc quản trị thanh khoản dựa vào tài sản Có có ƣu điểm là ngân hàng hoàn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không bị lệ thuộc vào chủ thể khác. Tuy nhiên, chiến lƣợc này cũng có một số nhƣợc điểm nhƣ mất dần thị phần cho vay trung và dài hạn; đầu tƣ nhiều vào tài sản Có có tính thanh khoản cao có tỷ suất sinh lợi thấp ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng; chịu chi phí cơ hội khi bán tài sản đã đầu tƣ; hoặc khi bán tài sản phải tốn kém các chi phí giao dịch, hoặc bị ép giá do phải bán tài sản gấp,… b) Chiến lược quản trị thanh khoản dựa vào bên ngoài (Tài sản Nợ) Đây là chiến lƣợc phổ biến đƣợc các ngân hàng lớn sử dụng vào những năm trƣớc đây. Với chiến lƣợc này, nhu cầu thanh khoản đƣợc đáp ứng bằng cách vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ. Việc vay mƣợn chỉ đáp ứng cho nhu cầu tức thời và chỉ thực hiện khi nhu cầu thanh khoản phát sinh. Nguồn tài trợ cho chiến lƣợc này thƣờng bao gồm: vay qua đêm, vay từ Ngân hàng Nhà nƣớc, bán các hợp đồng mua lại, chiết khấu tái chiết khấu từ Ngân hàng Nhà nƣớc, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhƣợng với 9 mệnh giá lớn. Vay mƣợn thanh khoản là cách tiếp cận nhiều rủi ro và phải lệ thuộc nhiều vào bên ngoài để một ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản. c) Chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng - Cả hai chiến lƣợc quản trị thanh khoản từ bên trong và bên ngoài đều bộc lộ những hạn chế nhất định nên phần lớn các ngân hàng dung hòa và kết hợp cả hai chiến lƣợc để tạo ra chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng, chiến lƣợc này đƣợc trình bày nhƣ sau: - Theo chiến lƣợc này các nhu cầu thanh khoản thƣờng xuyên, hàng ngày sẽ đƣợc đáp ứng bằng tài sản dự trữ nhƣ tiền mặt, chứng khoán khả mại, tiền gửi tại khác tổ chức khác, các nhu cầu thanh khoản không thƣờng xuyên nhƣng có thể dự đoán trƣớc nhƣ nhu cầu thanh khoản theo thời vụ chu kỳ sẽ đƣợc đáp ứng bằng cách thỏa thuận trƣớc với ngân hàng đại lý hoặc với tổ chức cung ứng vốn khác. Các nhu cầu thanh khoản đột xuất không thể dự báo trƣớc đƣợc đáp ứng từ việc vay mƣợn trên thị trƣờng tiền tệ, các nhu cầu thanh khoản dài hạn đƣợc hoạch định và nguồn tài trợ là các khoản vay ngắn hạn và trung hạn, chứng khoán có thể chuyển đổi. - Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn các nguồn dự trữ khác nhau khi vận dụng chiến lƣợc quản trị thanh khoản cân bằng: + Tính cấp thiết của nhu cầu thanh khoản: một nhu cầu thanh khoản tức thời sẽ đƣợc tài trợ bằng ngân quỹ dự trữ, vay qua đêm, hoặc chiết khấu, tái chiết khấu từ ngân hàng Nhà nƣớc + Thời hạn nhu cầu thanh khoản: một nhu cầu thanh khoản kéo dài vài ngày, vài tuần, vài tháng có thể đƣợc tài trợ bằng bán tài sản Có hoặc vay trên thị trƣờng tiền tệ. + Khả năng thâm nhập thị trƣờng tài sản Nợ: thƣờng chỉ có những ngân hàng lớn mới có thể tham gia thị trƣờng Nợ cho nên nhà quản trị ngân hàng phải giới hạn phạm vi lựa chọn các thị trƣờng Nợ mà NH muốn tham gia. + Chi phí và rủi ro: lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ thay đổi hằng ngày, do đó các ngân hàng phải thƣờng xuyên theo dõi thị trƣờng để nắm bắt thông tin về lãi suất và thông tin cho vay đi cùng. + Dự báo lãi suất: khi lập kế hoạch để xử lý tình trạng thâm hụt thanh khoản dự kiến, nhà quản trị ngân hàng nên đƣa ra các nguồn vốn có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí (lãi suất) mong đợi thấp nhất. 10 2.1.6 Phƣơng pháp đo lƣờng nhu cầu thanh khoản 2.1.6.1 Phương pháp dựa vào nguồn vốn và sử dụng vốn Phƣơng pháp này dựa vào thực tế là: Khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. Ngƣợc lại, nó giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bất cứ khi nào nguồn thanh khoản và sử dụng thanh khoản không bằng nhau, ngân hàng đều phải đối mặt với khe hở thanh khoản. Các bƣớc trong phƣơng pháp này gồm: - Bƣớc 1: Ƣớc lƣợng nhu cầu vay và lƣợng tiền gửi trong giai đoạn ngân hàng ƣớc tính trạng thái thanh khoản (giai đoạn kế hoạch). - Bƣớc 2: Tính toán những thay đổi dự tính về cho vay và tiền gửi trong giai đoạn kế hoạch. - Bƣớc 3: Ƣớc lƣợng trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng bằng cách so sánh mức độ thay đổi dự tính trong cho vay và mức độ thay đổi dự tính trong tiền gửi. Để dự báo các khoản cung cầu thanh khoản cho một khoảng thời gian trong tƣơng lai (tháng hoặc quý), ngân hàng có thể dùng các số liệu thống kê kinh tế và xác định mối quan hệ giữa chúng với xu hƣớng vận động của tiền vay và tiền gửi trong tƣơng lai. (I) Thay đổi của tổng nhu cầu tiền vay (cầu thanh khoản) trong khoảng dự báo tùy thuộc vào các yếu tố: - Tăng trƣởng GDP dự kiến. - Lợi nhuận dự kiến của các doanh nghiệp. - Tăng trƣởng về cung ứng tiền của Ngân hàng trung ƣơng. - Tăng trƣởng của tín dụng trong nền kinh tế. - Tỷ lệ lạm phát dự tính trong tƣơng lai. (II) Thay đổi của nguồn vốn huy động dự báo của ngân hàng tùy thuộc: - Tăng trƣởng thu nhập dự kiến của cá nhân. - Mức tăng bán lẻ dự kiến. - Tăng cung tiền của Ngân hàng trung ƣơng trong tƣơng lai. - Lãi suất dự kiến của thị trƣờng tiền tệ. - Tỷ lệ lạm phát dự kiến trong tƣơng lai. 11 Sau khi dùng những biến số thống kê kinh tế dự đoán này, tiếp đó ngân hàng có thể ƣớc lƣợng nhu cầu thanh khoản bằng cách tính: Tăng/giảm nhu cầu thanh khoản Tăng/giảm khả năng cho vay Tăng/giảm dự trữ bắt buộc Tăng/giảm vốn huy động 2.1.6.2 Phương pháp cấu trúc vốn Phƣơng pháp này dựa vào việc phân chia nguồn vốn theo khả năng có thể bị rút ra khỏi ngân hàng và đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau: - Bƣớc 1: Tổng nguồn vốn của ngân hàng đƣợc phân chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn bị rút ra khỏi ngân hàng. Thông thƣờng, tổng nguồn vốn đƣợc chia thành 3 nhóm chủ yếu nhƣ sau: + Nhóm 1: Nguồn vốn nóng. Bao gồm vốn đi vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc đƣợc dự tính sẽ bị rút khỏi ngân hàng trong kỳ kế hoạch. + Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định. Bao gồm các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể có thể bị rút ra khỏi ngân hàng vào một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch. + Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định. Bao gồm các khoản vốn mà ngân hàng tin tƣởng là ít có khả năng bị rút ra khỏi ngân hàng. Nguồn vốn này gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở của ngân hàng. - Bƣớc 2: Xác định nhu cầu dự trữ cho từng loại nguồn vốn Tùy theo những nguyên tắc quản trị, ngân hàng sẽ dành riêng một phần vốn thanh khoản cho mỗi loại nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu bị rút ra khỏi ngân hàng. Đối với Agribank Chợ Mới, thực hiện Quyết định 115/QĐ-HĐQTKHTH của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Thực hiện văn bản số 2187/NHNo-KHNV ngày 11/04/2013, tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho mỗi loại nguồn vốn nhƣ sau: + Nhóm 1: 97% + Nhóm 2: 30% + Nhóm 3: 20% Sau khi xác định đƣợc tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ cho từng nguồn vốn, ta xây dựng công thức tính dự trữ thanh khoản vốn nhƣ sau: Dự trữ thanh khoản vốn = 0,97 (Nguồn vốn nóng – Dự trữ bắt buộc) + 0,3 (Nguồn vốn kém ổn định - Dự trữ bắt buộc) + 0,2 (Nguồn vốn ổn định - Dự trữ bắt buộc) 12 - Bƣớc 3: Xác định nhu cầu thanh khoản đáp ứng các khoản vay có chất lƣợng. Chất lƣợng kinh doanh của ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào những khoản vay có chất lƣợng, vì vậy ngân hàng thƣờng xây dựng một chính sách tín dụng nhằm thỏa mãn tối đa các khoản vay có chất lƣợng. Với quan điểm này, ngân hàng cần dự tính nhu cầu vay tối đa tiềm năng và phải có dự trữ thanh khoản cho các khoản vay có chất lƣợng cao thƣờng bằng 100% chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dƣ nợ thực tế hiện tại. Dự trữ TK cho vay = 100%*(Quy mô cho vay tối đa - dƣ nợ hiện tại) - Bƣớc 4: Xác định tổng nhu cầu thanh khoản: đƣợc xác định bằng tổng nhu cầu thanh khoản vốn và tổng nhu cầu thanh khoản cho vay. Tổng nhu cầu thanh khoản = Dự trữ thanh khoản vốn + dự trữ thanh khoản cho vay 2.1.6.3 Phương pháp phân tích tình huống Phƣơng pháp này đƣợc tiếp hành nhƣ sau: Bước 1: Dự kiến các tình huống và xác suất xảy ra tình huống - Tình huống tốt nhất + Tiền gửi lên cao trên mức dự kiến + Tiền cho vay xuống thấp dƣới mức dự kiến - Tình huống xấu nhất + Tiền gửi giảm xuống thấp dƣới mức dự kiến + Tiền cho vay lên cao trên mức dự kiến - Tình huống thực tế: sẽ thuộc cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Bước 2: Xác định trạng thái thanh khoản dự kiến tăng hay giảm trong kỳ, đƣợc xác định theo xác suất tình huống và sự biến động thanh khoản theo các tình huống đó. Đƣợc xác định nhƣ sau: Trạng thái thanh khoản ròng =  Pi SDi Trong đó, Pi là xác xuất mỗi tình huống SDi là thặng dƣ hoặc thâm hụt thanh khoản trong mỗi tình huống 13 2.1.6.4 Phương pháp dựa vào các chỉ số đánh giá thanh khoản Quản lý theo phƣơng pháp truyền thống hay còn gọi là Phƣơng pháp phân tích thanh tĩnh, là phƣơng pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng Tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đƣa giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản. Một số chỉ tiêu quản lý thanh khoản thông dụng:  Chỉ số trạng thái tiền mặt Tiền mặt + tiền gửi tại TCTD Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) = Tổng tài sản Có Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Về lý thuyết, nếu chỉ số thạng thái tiền mặt càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh khoản tức thời để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu này quá cao thì lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng bởi vì đây là các tài sản không sinh lời hoặc hầu nhƣ không sinh lời cho ngân hàng. Điều này thể hiện công tác quản lý thanh khoản của ngân hàng chƣa có hiệu quả về chi phí cho dù có hạn chế đƣợc rủi ro thanh khoản. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại nên duy trì chỉ tiêu này dao động từ 2% - 3% là hợp lý.  Chỉ số năng lực cho vay Dƣ nợ cho vay + cho thuê Tổng tài sản Có Chỉ số năng lực cho vay (%) = Vì tín dụng và cho thuê tài chính đƣợc xem là những tài sản ít thanh khoản, do đó nếu chỉ tiêu này càng lớn thì ngân hàng càng bộc lộ là kém thanh khoản tuy nhiên lại đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng.  Chỉ số thành phần tiền biến động Tiền gửi thanh toán = Tổng số tiền gửi Chỉ số này phản ánh tính ổn định nguồn cung thanh khoản. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt. 14  Chỉ số dư nợ trên tổng số tiền gửi Dƣ nợ Chỉ số dƣ nợ/tổng số tiền gửi (%) = Tổng số tiền gửi Chỉ số này đánh giá việc ngân hàng đã sử dụng tiền gửi của khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp. Theo chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng thƣơng mại chỉ nên duy trì chỉ tiêu này tối đa ở mức 75% để đảm bảo khả năng thanh khoản.  Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Dƣ nợ trung, dài hạn - Nguồn vốn trung, dài hạn = Nguồn vốn ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng bao nhiêu % các nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho vay trung, dài hạn. Chỉ tiêu này càng thấp thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng cao và ngƣợc lại. Theo chuẩn mực quốc tế, các NHTM nên duy trì chỉ tiêu này tối đa 20% để đảm bảo thanh khoản trong hoạt động. Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN “Quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với Tổ chức tín dụng” quy định các NHTM chỉ đƣợc sử dụng tối đa 30% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn (so với quy định cũ tại QĐ 457 là 40%). Quy định này ra đời buộc các NHTM phải cơ cấu lại danh mục tài sản Nợ - tài sản Có cho phù hợp, đảm bảo an toàn thanh khoản. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Phƣơng pháp thu thập số liệu là thu thập số liệu trực tiếp từ tài liệu của Agribank Chợ Mới liên quan đến việc phân tích tình hình thanh khoản ở NH trong ba năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2012, 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể là thu thập số liệu từ các bảng nhƣ: + Bảng cân đối chi tiết; + Bảng tổng kết tài sản; + Báo cáo thu nhập – chi phí; 15 + Báo cáo nhanh thực hiện các chỉ tiêu, Báo cáo tình hình cho vay, kế hoạch các chỉ tiêu năm, báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và định hƣớng phát triển năm 2013,… + Bên cạnh đó, các nguồn tài liệu từ sách, báo, tạp chí và internet,… cũng cung cấp một phần cho quá trình nghiên cứu trong suốt đề tài. 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc dùng trong đề tài này là:  Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các chỉ số thống kê thông thƣờng nhƣ tỷ số, số trung bình,… và về trình bày số liệu (bảng, biểu đồ,…)  Kỹ thuật Phương pháp sử dụng: + Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trƣớc; y1: chỉ tiêu năm sau. ∆y : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phƣơng pháp này phản ánh biến động về quy mô, khối lƣợng của đối tƣợng phân tích bằng một con số cụ thể tuyệt đối. Nó cho thấy lƣợng tăng giảm tuyệt đối giữa 2 thời kì liên tiếp nhau từ đó tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế và đề ra biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. ∆y = y1 – y0 y0 x 100 Phƣơng pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong một thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu qua các năm nhằm xác định xu hƣớng biến động, tìm ra các biện pháp khắc phục chiều hƣớng biến động xấu và định hƣớng phát triển tốt hơn.  Phuơng pháp dự báo: Sử dụng phƣơng pháp cấu trúc vốn dựa trên các nguồn cầu thanh khoản để dự báo nhu cầu thanh khoản trong tƣơng lai nhƣ đã trình bày phƣơng pháp này trong phần phƣơng pháp luận. 16 CHƢƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHỢ MỚI 3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHỢ MỚI 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 26/03/1988, Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã ban hành nghị định số 53/HĐBT, cho phép Ngân hàng đƣợc tổ chức thành 2 cấp: Ngân hàng Nhà nƣớc - thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc điều hành vĩ mô các công cụ tài chính, tiền tệ, tín dụng của nhà nƣớc và Ngân hàng chuyên doanh thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Đây là mốc lịch sử của Ngân hàng Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc. Từ chủ trƣơng đúng đắn trên, hệ thống Ngân hàng sắp xếp lại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh An Giang khẩn trƣơng chuẩn bị thành lập các Ngân hàng chuyên doanh, trong đó thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang. Riêng các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, thị trở thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, trong đó có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới. Ngày 14/07/1988, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) đã ra quyết định số 53/NH-TCCB cho thành lập chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh An Giang và ngày 15/08/1988 chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới chính thức đi vào hoạt động. Ngày 23-05-1990, Hội đồng Nhà nƣớc ban hành Pháp lệnh về Ngân hàng và các Tổ chức tín dụng. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh An Giang và các chi nhánh trực thuộc đƣợc xem là một Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh. Đã qua 2 lần đổi tên gọi và hiện nay gọi là “Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới” là đơn vị trực thuộc đơn vị thành viên trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Khi mới thành lập chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới chỉ có 1 trụ sở chính tại số 10 Lê Lợi, Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Do kinh tế huyện ngày càng phát triển và địa bàn rộng lớn để tạo điều kiện cho bà con nông dân vay, gởi tiền đƣợc thuận tiện, NHNo&PTNT huyện Chợ Mới đã mở rộng thêm Phòng giao dịch có trụ sở tại thị trấn Mỹ Luông, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện. 17 Ngày 01/01/2008, Phòng giao dịch Thị trấn Mỹ Luông tách ra khỏi NHNo&PTNT huyện Chợ Mới, hình thành NHNo&PTNT Mỹ Luông (chi nhánh loại 3), trực thuộc NHNo &PTNT tỉnh An Giang và ngày 01/09/2009 Phòng giao dịch Hòa Bình bàn giao về Chi nhánh Mỹ Luông theo chỉ đạo của Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh. Hiện nay, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới hoạt động rộng, chủ yếu là thực hiện các chƣơng trình tài trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống nhân dân, Ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong sản xuất, kinh doanh. Đây cũng chính là cơ sở giúp mở rộng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng trên địa bàn. Từ ngày thành lập đến nay Ngân hàng luôn bám sát các định hƣớng của ngành, địa phƣơng và xác định “Nông thôn là thị trƣờng cho vay, nông dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tƣợng đầu tƣ”. Từ đó đề ra định hƣớng hoạt động kinh doanh để theo kịp xu thế phát triển chung của địa phƣơng và cả nƣớc. Với phƣơng châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”. Do đó, toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, tổ chức các khoá huấn luyện nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng để nâng cao năng lực làm việc cho cán bộ công nhân viên, nghiên cứu cải tiến lề lối tác phong làm việc. Với mục tiêu tín dụng nông nghiệp là chính, NHNo&PTNT chi nhánh huyện Chợ Mới ngày một đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của ngƣời nông dân, nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của ngƣời dân. 3.1.2 Chức năng và hoạt động chính của Ngân hàng 3.1.2.1 Chức năng NHNo&PTNT huyện Chợ Mới cũng nhƣ các ngân hàng thƣơng mại khác thực hiện một số chức năng chủ yếu sau đây: - Kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực ngành nghề. - Làm ủy thác, cung ứng các nguồn vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội và cá nhân. - Thực hiện ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu. 3.1.2.2 Hoạt động chủ yếu của chi nhánh a) Huy động vốn - Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của tổ chức kinh tế và cá nhân. 18 - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT An Giang b) Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn các tổ chức kinh tế và cá nhân. - Cho vay nhà ở và mục tiêu nhà ở: cho vay để mua mới nhà ở, xây nhà và mua đất thổ cƣ để xây nhà, sửa chữa nhà. - Cho vay phục vụ dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh. - Cho vay đầu tƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, phƣơng tiện vận tải, mua sắm, tiêu dùng và phục vụ các nhu cầu đời sống. - Các loại hình cho vay khác theo quy định NHNo&PTNT An Giang c) Hoạt động khác - Cung cấp các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. - Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng, dự thầu. - Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác bao gồm thu, phát tiền mặt, máy ATM, dịch vụ thẻ, đóng thuế, học phí. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chợ Mới hiện có 26 Cán bộ - Công nhân viên, trong đó bao gồm: - Ban Giám Đốc: 3 ngƣời - Phòng kế hoạch - Kinh Doanh (Tín dụng): 10 ngƣời - Phòng Kế toán - Ngân quỹ: 9 ngƣời - Phòng Hành chính – nhân sự: 2 ngƣời - Bảo vệ: 2 ngƣời và 1 nhân viên vệ sinh. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của NHNo&PTNT tỉnh An Giang. Tình hình nhân sự ở NHNo&PTNT huyện Chợ Mới cơ bản bố trí cho các phòng ban và các cán bộ phục trách tín dụng đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau. 19 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng hành chính nhân sự Phòng kế toán và ngân quỹ Phòng kế hoạch và kinh doanh Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT huyện Chợ Mới Mô hình tổ chức bộ máy hiện nay điều hành theo phƣơng pháp trực tuyến và phƣơng pháp tham mƣu. - Phƣơng pháp trực tuyến: + Giám đốc tham gia trực tiếp quyết định các khoản tín dụng đối với khách hàng lớn. + Kiểm tra trực tiếp một số công việc cán bộ cơ sở. + Chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động chi nhánh với Giám đốc ngân hàng cấp trên. - Phƣơng pháp tham mƣu: + Thực hiện chế độ phân quyền cho các Phó Giám đốc theo quy chế. + Các phòng nghiệp vụ tham mƣu cho Phó Giám đốc. 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban  Giám đốc: Là ngƣời duy nhất trong cơ quan, vừa lãnh đạo cơ quan vừa chịu sự lãnh đạo trực tiếp của cấp trên và có những chức năng sau: - Luôn xác định nhiệm vụ và vai trò của cơ quan để vạch ra những mục tiêu chiến lƣợc kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho cơ quan. - Tổ chức điều hành hoạt động cơ quan, thực hiện tốt chƣơng trình mục tiêu đƣợc giaovà kế hoạch đề ra. - Bảo vệ tính vẹn toàn của cơ quan về mọi mặt. - Làm ổn định các xung đột nội bộ  Phó Giám đốc: Chịu trách nhiệm phụ trách Phòng kế toán ngân quỹ, ký duyệt thu chi tài chính, quản lý kho và tổ chức điều chuyển tiền và quản lý 20 tài sàn cơ quan. Tổ chức quản lý phòng kế toán ngân quỹ đi vào hoat động có nề nếp.  Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tín dụng: Điều hành trong việc cho vay thu nợ, thu lãi,… đồng thời cũng có vai trò điều hành cả Ngân hàng cấp III về lĩnh vực tín dụng, ký duyệt cho vay theo ủy quyền.  Phòng Tín dụng: Phòng tín dụng gồm 10 nguời: một trƣởng phòng, một phó trƣởng phòng và còn lại là cán bộ tín dụng phụ trách tất cả các địa bàn xã trong Huyện với chức năng nhƣ sau: - Lập kế hoạch kinh doanh cơ quan. - Thực hiện các khoản đầu tƣ bằng đồng Việt Nam đối với các thành phần kinh tế và hộ gia đình, chủ yếu cho vay ngắn hạn,trung và dài hạn. - Thực hiện quá trình kiểm soát vốn vay của các đơn vị vay vốn. - Thực hiện đa dạng các loại hình tín dụng: Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; cho vay tôn nền và làm sàn nhà trên cọc giúp các hộ gia đình nghèo - gia đình chính sách có cuộc sống ổn định, bộ mặt nông thôn đƣợc khang trang, sạnh đẹp. - Tuyên truyền thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn dƣới dạng tiền gởi tiết kiệm của dân cƣ và tiền gởi thanh toán của các đơn vị kinh tế. Ngoài ra còn huy động dƣới hình thức phát hành kỳ phiếu có kỳ hạn, không kỳ hạn và kỳ phiếu có mục đích phát hành trái phiếu. Bên cạnh vận động các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ mua bán lớn mở tài khoản tiền để chuyền tiền. - Tổ chức nghiên cứu hoạt động tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng nhƣ: Cho vay bảo đảm tiền vay dƣới hình thức hình thành từ vốn vay, cho thuê tài chính, cho vay trả góp, cho vay tiêu dùng, cho vay đi lao động nƣớc ngoài, cho vay sinh viên,…  Phòng Hành chánh nhân sự: - Nhận công văn đi đến, theo dõi và chuyển cho giám đốc. - Cung cấp đồ dùng hàng ngày cho các phòng ban. - Chăm lo sức khỏe của cán bộ viên chức làm cho hệ thống hoạt động có hiệu quả. - Bố trí nhân viên trực an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản của cơ quan. 21 - Quản lý và mua sắm tài sản cho nhu cầu hoạt động. - Quản lý con dấu Ngân hàng.  Phòng kế toán – Ngân quỹ: - Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, quý (dựa vào kế hoạch kinh doanh của phòng tín dụng) và báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm. - Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng. - Hƣớng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay và làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền, đồng thời tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ. - Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để phòng tín dụng đôn đốc thu hồi. - Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định. 3.3 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA AGRIBANK CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Việc nâng cao lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu của các ngân hàng nói chung và của Agribank Chợ Mới nói riêng. Chính vì vậy mà việc thƣờng xuyên theo dõi và phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá hiệu quả hoạt động trong thời gian qua và từ đó có phƣơng hƣớng cho hoạt động kì tới là rất quan trọng. Đối với Agribank Chợ Mới, để mang lại lợi nhuận cao nhất với chi phí thấp nhất là vấn đề mà toàn thể cán bộ, nhân viên của Ngân hàng đã và đang rất quan tâm. Trong những năm qua, mặc dù hoạt động kinh doanh của Agribank Chợ Mới gặp không ít khó khăn do những biến động phức tạp, bất ổn của nền kinh tế thế giới và trong khu vực; lạm phát làm giá cả biến động không ngừng; điều kiện thời tiết, dịch bệnh diễn ra bất thƣờng, khó lƣờng trƣớc; sự cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh ngân hàng trên cùng địa bàn,…Thêm vào đó là các chính sách kìm chế lạm phát, sự thay đổi thƣờng xuyên của công cụ lãi suất của nhà nƣớc cũng gây ra không ít khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhƣng với chiến lƣợc kinh doanh có hiệu quả và nhờ sự phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ, công nhân viên, Agribank Chợ Mới đã đem lại kết quả kinh doanh khả quan trong thời gian qua. Để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian qua, chúng ta cùng xem xét một vài số liệu phản ánh thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Agribank Chợ Mới qua bảng 3.1 dƣới đây: 22 Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013 Đvt: Triệu đồng Khoản mục 6 2013 91.468 45.521 77.650 84.682 5.662 6.551 54.721 - Chi phí HĐTD - Chi ngoài lãi - Thu nhập HĐTD - Thu nhập khác Tổng chi phí Lợi nhuận 2011 2012 65.136 84.201 59.474 th 6 2012 Tổng thu nhập 2010 th 2011/2010 Số tiền % 40.786 19.065 29,27 44.314 39.955 18.176 6.786 1.207 831 72.885 79.503 37.568 43.321 60.731 58.148 11.400 12.154 10.415 11.316 2012/2011 Số tiền 6th2013 /6th2012 % Số tiền 7.267 8,63 (4.735) (10,40) 30,56 7.032 9,06 (4.359) 889 15,70 235 3,59 (376) (31,15) 33.502 18.164 33,19 6.618 9,08 (4.066) (10,82) 33.004 28.663 17.410 40,19 (2.583) (4,25) (4.341) (13,15) 21.355 4.564 4.839 754 6,61 9.201 75,70 275 6,03 11.965 7.953 7.284 901 8,65 649 5,74 (669) (8,41) Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ của NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 Giải thích: HĐTD : Hoạt động tín dụng 23 % (9,84)  Giai đoạn 2010 – 2012  Phân tích thu nhập: Qua bảng 3.1 ta thấy tổng thu nhập của Agribank Chợ Mới tăng liên tục trong giai đoạn 2010 – 2012, tăng cao nhất vào năm 2011 (29,27%). Trong 3 năm qua ngân hàng không ngừng nổ lực nâng cao khả năng cạnh trạnh của mình bằng cách duy trì và nâng cao thu nhập hàng năm. Tổng thu nhập của NH bao gồm nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thu từ hoạt động dịch vụ và thu từ các hoạt động khác. Để phân tích cụ thể hơn tình hình biến động thu nhập của ngân hàng ta đi vào phân tích từng khoản mục thu nhập chủ yếu của NH. Đầu tiên, ta phân tích thu nhập từ hoạt động tín dụng. Đây là nguồn thu chủ yếu của NH, chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%) trong cơ cấu thu nhập bởi hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng. Vì thế khi thu nhập từ HĐTD tăng mạnh đã kéo theo tổng thu nhập của ngân hàng tăng mạnh. Cụ thể, trong năm 2011, khi thu từ HĐTD tăng hơn 30% đã góp phần tăng thu nhập lên đến 29,27%. Thu từ HĐTD tăng mạnh trong năm 2011, chủ yếu là do nguồn thu này luôn có mối liên quan đến lãi suất và có thể nói là chịu ảnh hƣởng từ lãi suất. Năm 2011, lãi suất cho vay của Agribank Chợ Mới tăng khá cao, đỉnh điểm có khi lên đến hơn 20%/năm. Việc lãi suất của ngân hàng tăng cao lên là do nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, các ngân hàng thƣơng mại cạnh tranh huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ phía dân cƣ và tổ chức kinh tế đã góp phần làm cho lãi suất huy động ngày càng leo thang. Việc tăng mạnh lãi suất huy động đã kéo theo lãi suất cho vay tăng cao. Mặc dù nhà nƣớc đã có chính sách trần lãi suất huy động 14%/năm nhằm giúp hạ lãi suất cho vay xuống, nhƣng trên thực tế thì lãi suất cho vay chỉ giảm vào những tháng cuối năm 2011 nên thu nhập không bị ảnh hƣởng nhiều. Bên cạnh đó, Agribank Chợ Mới tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, chƣơng trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,… Và Thông tƣ 03/2011/TT-NHNN ngày 8/3/2011 đƣợc đƣa ra để hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện Quyết định 63/2010/QĐ-TT ngày 15/10/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản đƣợc ban hành cũng giúp cho ngân hàng có cơ hội thu đƣợc một khoản thu nhập lớn từ hoạt động cho vay. Việc doanh số cho vay tăng lên cộng với lãi suất cho vay tăng đã dẫn đến thu từ HĐTD tăng mạnh. Sang năm 2012, ngân hàng phải đối mặt với những biến động phức tạp từ nền kinh tế thế giới cũng nhƣ nền kinh tế trong nƣớc. Mặt khác, Chi nhánh chịu ảnh hƣởng từ những đợt hạ trần lãi suất huy động của NHNN (NHNN đã 6 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành) làm lãi suất cho 24 vay giảm mạnh xuống 5 - 9% so với cuối năm 2011, dẫn đến thu nhập từ HĐTD tăng với tốc độ chậm hơn so với 2011. Khoản thu từ hoạt động dịch vụ cũng là thế mạnh khác của NH. Đối với chi nhánh, hoạt động dịch vụ chủ yếu đến từ dịch vụ chuyển tiền trong nƣớc, dịch vụ kiều hối, WU, nghiệp vụ ủy thác và làm đại lý, thu phí phát hành thẻ,...Và đây là nguồn thu có xu hƣớng tăng qua các năm, nhƣng lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập. Mặc dù với tỷ trọng nhỏ nhƣng các khoản thu này cũng góp phần làm tăng nguồn thu nhập cho NH. Đạt đƣợc kết quả này là do trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, Agribank Chợ Mới luôn đẩy mạnh phát triển hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại, vƣơn lên dẫn đầu về các sản phẩm có nhiều tính năng ƣu việt nhƣ: Chuyển tiền (Agri-Pay); Kiều hối, WU, Thẻ; sản phẩm liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm, Tiết kiệm học đƣờng; các sản phẩm dịch vụ hƣớng đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn,…Số lƣợng khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ của Agribank Chợ Mới ngày càng tăng. Chi nhánh tiếp tục khẳng định vị trí Ngân hàng hàng đầu ở huyện về Thẻ, ATM. Ngoài ra thu nhập từ hoạt động khác (bao gồm thu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu điều tiết nội bộ, thu nợ đã xử lý rủi ro, thu nhập bất thƣờng,...) cũng có chiều hƣớng tăng nhanh ở năm 2011, và tốc độ tăng chậm lại vào năm 2012. Vì năm 2011, mặc dù gặp nhiều trắc trở ở sáu tháng đầu năm do tỷ giá USD/VND diễn biến phức tạp, nhƣng trong sáu tháng cuối năm 2011 tỷ giá USD/VND đƣợc duy trì ổn định đã đƣa lại những kết quả tích cực đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối của chi nhánh. Trong năm 2012, lĩnh vực kinh doanh ngoại hối gặp nhiều khó khăn làm giảm thu nhập từ hoạt động này giảm gần 50% so với cùng kỳ nhƣng tổng thu từ hoạt động khác vẫn tăng 3,59% nhờ vào nguồn thu nợ đã xử lý rủi ro, thu nhập bất thƣờng tăng mạnh. Tóm lại, thông qua việc phân tích tình hình thu nhập tại NH ta có thể thấy đƣợc là thu nhập của NH qua 3 năm có xu hƣớng tăng nhƣng vấn đề mà Agribank chi nhánh Chợ Mới gặp phải đó là chƣa có sự cân đối giữa tỷ trọng của các khoản thu mang về trong tổng thu nhập. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác có hƣớng tăng chậm, NH phụ thuộc ngày càng nhiều vào hoạt động tín dụng. Nếu chỉ tập trung vào một nghiệp vụ thì ngân hàng sẽ khó phân tán đƣợc rủi ro khi có những biến cố ngoài mong đợi xảy ra. Vì vậy trong thời gian tới, ngân hàng cần phải xác định lại một cơ cấu hợp lý hơn nhằm cân đối vai trò giữa các nghiệp vụ khác nhau trong ngân hàng đặc biệt là hoạt động dịch vụ - là hoạt động có tính rủi ro thấp. Điều này một mặt sẽ giúp ngân hàng phân tán đƣợc rủi ro, giảm thiểu những tổn thất, mặt khác còn giúp cho các nghiệp vụ khác có cơ hội phát triển hơn nữa. Và 25 việc giao dịch thƣờng xuyên với khách hàng sẽ giúp NH có thêm lợi thế cạnh tranh với các NH khác.  Phân tích chi phí Để đánh giá chính xác hơn kết quả hoạt động kinh doanh ta cần dựa vào một chỉ tiêu nữa đó là chi phí. Chi phí của chi nhánh đến từ chi phí HĐTD: trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay; trả lãi phát hành giấy tờ có giá, và chi phí ngoài lãi bao gồm chi hoạt động dịch vụ, chi hoạt động kinh doanh ngoại hối, chi nộp thuế, chi dự phòng, chi phí cho nhân viên,… Cùng với sự tăng lên của thu nhập thì tổng chi phí cũng tăng qua các năm, nhƣng xét về từng bộ phận của chi phí lại có sự biến động không đồng đều qua 3 năm. Chi phí cho hoạt động tín dụng luôn chiếm trên 75%, bao gồm chi phí trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay. Khoản chi trả lãi tiền gửi chủ yếu là chi lãi cho nguồn vốn huy động. Nhƣ đã nói trên, hoạt động tín dụng của ngân hàng trong năm 2011 đƣợc nâng cao do đó ngân hàng tích cực huy động vốn để đáp ứng kịp nguồn vốn cho vay. Chi phí lãi tăng cao là một dấu hiệu khả quan của việc mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng nhƣng điều đáng lo ngại là chi phí trả lãi tăng không phản ánh đúng bản chất của nó. Trong những tháng cuối năm 2010 và đầu năm 2011, đã diễn ra cuộc đua lãi suất của các ngân hàng, các ngân hàng rơi vào trạng thái “khát” vốn nghiêm trọng, để tăng khả năng huy động vốn ngân hàng đã điều chỉnh liên tục lãi suất huy động nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác trong khu vực. Do đó, việc tăng cả về số lƣợng vốn và giá vốn đã làm cho chi phí trả lãi tiền gửi năm 2011 bị đẩy lên cao, tăng 56,25% so với năm 2010. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu vốn vay của khách hàng chi nhánh cũng đã tập trung huy động bằng phát hành giấy tờ có giá, tăng vốn điều chuyển từ hội sở góp phần làm tăng chi phí HĐTD. Nguyên nhân dẫn đến chi phí HĐTD năm 2012 giảm là do trong năm 2012 tuy công tác huy động vốn của NH đạt kết quả tốt, nhƣng tính chung cả năm lãi suất huy động của NH giảm 3 – 6% nên chi phí trả lãi tiền gửi giảm so với 2011. Đồng thời, trong năm này NH cũng hạn chế vay của các TCTD khác dẫn đến chi phí trả lãi tiền vay cũng giảm đáng kể. Về những khoản chi khác, từ bảng số liệu cho thấy các khoản chi khác có chiều hƣớng tăng lên qua các năm. Đó là vì, trong những năm này, ngân hàng đã tham gia một số chƣơng trình từ thiện nhằm quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu của ngân hàng đối với ngƣời dân. Cộng vào đó là hầu hết các khoản chi phí khác đều gia tăng, cần nói đến là chi cho nhân viên tăng khi mà số lƣợng nhân viên trong ngân hàng tăng, chi dự phòng bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi khách hàng, chi nộp thuế, chi dự phòng. 26 Qua việc phân tích cơ cấu các khoản mục chi phí đã nói lên rằng, mặc dù NH đã không ngừng cải thiện tình hình chi phí nhƣng các khoản chi phí vẫn còn khá cao. Vì vậy, để có thể nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới NH cần có những giải pháp nhằm giảm chi phí hợp lí hơn.  Phân tích lợi nhuận Mặc dù NHNo&PTNT Chợ Mới hình thành vì mục đích giúp đỡ và phát triển nông nghiệp và nông thôn cho ngƣời nhƣng không thể không quan tâm tới hiệu quả hoạt động của ngành. Chính vì thế mục tiêu lợi nhuận cũng đƣợc quan tâm hàng đầu. Đây là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tr.đồng 100.000 80.000 60.000 91.468 84.201 79.503 72.885 65.136 54.721 45.521 37.568 40.000 11.316 10.415 20.000 11.965 40.786 33.502 7.284 7.953 Năm 0 2010 2011 2012 Tổng thu nhập 6th2012 Tổng chi phí 6th2013 LNST Hình 3.2 Lợi nhuận sau thuế của Agribank Chợ Mới (2010 – 6th2013) Bảng 3.1 kết hợp với hình 3.2 cho thấy, qua 3 năm, Chi nhánh luôn đạt kết quả khả quan thể hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận của ngân hàng luôn lớn hơn 0 và có xu hƣớng tăng. Lợi nhuận chủ yếu của chi nhánh đƣợc tạo ra từ hoạt động tín dụng. Năm 2011 lợi nhuận tăng 8,65% so với năm 2010 mặc dù thu nhập tăng với tốc độ là 29,27%, nguyên nhân là do tốc độ tăng chi phí trong năm 2011 tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập. Tƣơng tự do chi phí năm 2012 tăng cao hơn tốc độ tăng của thu nhập nên lợi nhuận của năm 2012 chỉ tăng 5,74% so với năm 2011. Kết quả này thật đáng khâm phục bởi vì trong giai đoạn này ngân hàng gặp phải rất nhiều khó khăn từ cạnh tranh lãi suất huy động, tăng chi phí lƣơng cho đến việc phải đối mặt với rủi ro khi mở rộng mạng lƣới với sức ép về việc giữ chân khách hàng và thu hút nhiều khách hàng mới,…Chính vì thế, kết quả này chính là nhờ uy tín của NH, sự quản lý tốt của Ban lãnh đạo ngân hàng cùng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ - công nhân viên. Tuy nhiên, chi nhánh cần có những biện pháp tích 27 cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí không cần thiết tới mức thấp nhất.  Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 Trong bối cảnh 6 tháng đầu năm 2013, tình hình kinh tế trong nƣớc và thế giới vẫn tiếp tục chịu ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế. Trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, NHNN tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng, hiệu quả theo chủ trƣơng của Chính phủ. Trong 6 tháng đầu năm, NHNN đã 3 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiết kiệm dƣới 12 tháng (từ 9% xuống còn 7%/năm) và chủ trƣơng cho vay các lĩnh vực ƣu tiên giảm từ 12%/năm xuống còn 9%/năm. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nói chung cũng còn nhiều khó khăn, sự biến đổi của thời tiết khắc nghiệt, khí hậu, dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm có chiều hƣớng quay trở lại và gia tăng làm thiệt hại đối với những hộ kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi; giá cả nông sản, thực phẩm giảm ảnh hƣởng đến thu nhập đến bà con nông dân nói chung và ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Agribank Chợ Mới nói riêng. Để giải quyết những khó khăn trên, bám sát định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của Huyện uỷ, UBND huyện Chợ Mới, Agribank Chợ Mới đã tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các thành phần kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng, đồng thời đề ra kế hoạch cụ thể quyết tâm thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo môi trƣờng thuận lợi để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất và cá nhân trên địa bàn huyện. Song song các giải pháp đầu tƣ, Agribank Chợ Mới tiếp tục triển khai hàng loạt các sản phẩm, chƣơng trình ƣu đãi nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi ích cho khách hàng nhƣ: Chƣơng trình tri ân khách hàng nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Agribank, NH đã tổ chức các chƣơng trình khuyến mãi: huy động tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng đặc biệt – may mắn nhân 3, không thu phí phát hành thẻ, giảm phí dịch vụ chuyển tiền đi trong nƣớc và quốc tế, quà tặng tri ân. Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, lợi nhuận của Agribank Chợ Mới trong 6 tháng đầu năm 2013 mặc dù giảm so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣng đây là kết quả đáng kích lệ, thể hiện sự nổ lực và quyết tâm vƣợt khó của toàn thể cán bộ công nhân viên của NH. 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT CHỢ MỚI 3.4.1 Thuận lợi NHNo&PTNT huyện Chợ Mới là ngân hàng đầu tiên đƣợc thành lập trên địa bàn huyện. Với thời gian hoạt động khá lâu trên địa bàn nên ngân hàng có 28 khá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động. Địa điểm của chi nhánh đặt ở trung tâm thị trấn và trung tâm của các xã nên rất thuận lợi cho ngƣời dân khi đến ngân hàng giao dịch, không tốn nhiều thời gian đi lại. Thêm vào đó việc am hiểu địa bàn của huyện và với thƣơng hiệu Agribank rất quen thuộc với ngƣời dân Việt Nam ngân hàng đã khẳng định đƣợc uy tín, niềm tin trong lòng khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Mục đích ban đầu khi thành lập chi nhánh ngân hàng là để hỗ trợ phát triển kinh tế của địa phƣơng với đối tƣợng cho vay chủ yếu là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Đến nay, ngân hàng đã thực hiện khá tốt mục tiêu đã đề ra khi giúp kinh tế của huyện ngày càng phát triển, đặc biệt là giúp nông dân có vốn làm ăn nâng cao đời sống kinh tế của bản thân. Chính vì thế ngân hàng luôn nhận đƣợc sự quan tâm và ủng hộ của các ấp ủy, chính quyền địa phƣơng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoạt động của ngân hàng. Đội ngũ Ban giám đốc và cán bộ - công nhân viên chức ngân hàng có nhiều kinh nghiệm, năng lực, trình độ, nhiệt tình với công việc,… Đa phần đều là ngƣời địa phƣơng nên rất am hiểu về địa bàn mình phụ trách, cũng nhƣ tranh thủ đƣợc sự quen biết để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm - dịch vụ của ngân hàng đến khách hàng, nâng cao hình ảnh - thƣơng hiệu của Agribank. Thực hiện chủ trƣơng chung của NHNo&PTNT Việt Nam về việc giảm thủ tục và tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch với phƣơng châm “Làm việc nhanh chóng, chính xác, an toàn bí mật và hiệu quả”. Trong thời gian qua, ngân hàng đã từng bƣớc giảm bớt những thủ tục không cần thiết, giải quyết nhanh chóng hồ sơ cho khách hàng, không để khách hàng phải chờ đợi lâu. Đặc biệt, tác phong và thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng đã đƣợc cải thiện làm cho khách hàng thoải mái hơn khi đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng từng bƣớc hiện đại hóa hoạt động của mình với việc tiếp cận công nghệ hiện đại (sử dụng phần mềm IPCAS từ tháng 5/2009) qua đó làm tăng khả năng quản lý trong hoạt động cho vay và thu hồi nợ của khách hàng. Trong quá trình điều hành hoạt động, chi nhánh luôn nhận đƣợc sự quan tâm và chỉ đạo thƣờng xuyên của NHNo&PTNT tỉnh An Giang. Đồng thời, Ban Giám đốc chi nhánh luôn theo dõi diễn biến tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, các chủ trƣơng chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn của ngân hàng cấp trên,…nên công tác chỉ đạo luôn kịp thời phù hợp với từng thời điểm và đạt kết quả tích cực. 3.4.2 Khó khăn Vốn tự huy động trên địa bàn của ngân hàng ngày càng tăng, tuy nhiên trong quá trình hoạt động ngân hàng vẫn còn phải sử dụng vốn điều chuyển. 29 Thực hiện kiểm tra sau cho vay còn qua loa chiếu lệ, thiếu đôn đốc nhắc nhở khách hàng thực hiện trả lãi dẫn đến tỷ lệ lãi dƣ thu còn khá cao so với chƣơng trình hành động đã đề ra. Đối tƣợng cho vay chủ yếu của ngân hàng là nông dân mục đích vay chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của đối tƣợng này phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, dịch bệnh, giá cả nguyên vật liệu trên thị trƣờng,… từ đó ảnh hƣởng đến kết quả sản xuất và khả năng trả nợ của nông dân, làm nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng tăng lên gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Có 14 ngân hàng thƣơng mại khác đã xâm nhập vào địa bàn huyện Chợ Mới dẫn đến vấn đề cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt nhất là sự chạy đua lãi suất, sự đi đêm và dùng các chính sách khác đối với khách hàng nên cũng làm mất đi một số khách hàng truyền thống, mặc dù Agribank Chợ Mới thƣờng xuyên tiếp cận vận động và thực hiện các chính sách cho phép nhƣng có lúc không theo kịp nên đành mất khách hàng. Chƣơng trình máy còn bị ảnh hƣởng treo mạng, giải quyết chậm, làm phiền lòng khách hàng phải chờ đợi lâu. Ngân hàng hoạt động ở vùng nông thôn nên sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chƣa lớn mạnh và phong phú do đó chƣa thu hút nhiều khách hàng sử dụng kết quả là doanh thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ trọng còn thấp so với tổng doanh thu. Trong giai đoạn nền kinh tế còn nhiều biến động, nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vực dậy, lãi suất luôn thay đổi theo lãi suất trần của NHNN vừa phải phù hợp tình hình kinh tế trên địa bàn, cạnh tranh với các ngân hàng khác, đây là một áp lực không nhỏ đối với một ngân hàng. Những thuận lợi và khó khăn nêu trên đã ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Vì thế, để NH ngày càng phát triển, mỗi thành viên cần phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lƣợng phục vụ, phát huy tối đa thế mạnh của mình để giúp NH trở thành điểm đến đáng tin cậy trong lòng mỗi ngƣời dân. 3.5 PHƢƠNG HƢỚNG, NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA AGRIBANK CHỢ MỚI TRONG NĂM 2013 Căn cứ vào nghị quyết Đại hội công nhân viên chức. Căn cứ vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giao năm 2013. 30 Nay Ban giám đốc, Ban chấp hành Công Đoàn Cơ Sở thành viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới xác định mục tiêu hoạt động trong năm 2013 nhƣ sau:  Định hướng chung - Củng cố và nâng cao thị phần vốn huy động, phát triển vốn kinh doanh theo hƣớng cơ cấu nguồn vốn ổn định, an toàn và hiệu quả. - Duy trì tăng trƣởng tín dụng ở mức hợp lý, nâng cao chất lƣợng tín dụng. - Tích cực thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ tồn động. - Nâng cao thị phần và hiệu quả hoạt động dịch vụ, thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thẻ…, trong đó chú ý phát triển sản phẩm dịch vụ tiện ích hiện đại cho thị trƣờng nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ nông dân. - Tiếp tục triển khai quy chế và nội quy do tỉnh ban hành. - Xây dựng Chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực và tiếp tục nâng tầm hoạt động tiếp thị, phát hiện thƣơng hiệu theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại.  Mục tiêu cụ thể - Tổng nguồn vốn huy động đạt 390 tỷ so năm 2012 trong đó vốn nội tệ là 382 tỷ chiếm 98%, vốn ngoại tệ qui đổi 8 tỷ so năm 2012 chiếm tỷ trọng 2%. - Tích cực đầu tƣ có chọn lọc chú trọng lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng và an toàn vốn tăng tổng dƣ nợ đạt 638 tỷ tăng so năm trƣớc 17%. - Tỷ lệ nợ xấu dƣới 2%. - Trích dự phòng chung theo qui định - Trích dự phòng cụ thể 2,5 tỷ, xử lý 2,5 tỷ - Thu nợ rủi ro 2,5 tỷ. - Khai thác các dịch vụ phấn đấu thu ngoài tín dụng 1,2 tỷ. - Quỹ thu nhập đảm bảo chi đủ lƣơng cấp bậc và các loại phụ cấp (V1) cộng với tiền lƣơng kinh doanh (V2) và ít nhất một tháng lƣơng năng suất. - Mở 1.000 thẻ ATM và sử dụng SMS 100% số mở. 31 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHỢ MỚI 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA NHNo& PTNT CHỢ MỚI 4.1.1 Phân tích tình hình biến động về nguồn vốn Yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng là nguồn vốn. Đây không chỉ là điều kiện để ngân hàng có thể hoạt động mà còn đóng vai trò quyết định đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bởi Ngân hàng là một tổ chức kinh tế đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, là một trung gian tài chính chuyển vốn từ ngƣời thừa sang ngƣời thiếu theo phƣơng thức “đi vay để cho vay”. Vì vậy, một ngân hàng muốn phát triển không những đòi hỏi phải nguồn vốn đủ mạnh mà còn phải có một cơ cấu vốn hợp lý và phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng. Nó làm cơ sở cho việc đầu tƣ và mở rộng quy mô về cơ sở hạ tầng và nhân lực,… Xét về tổng thể, ta thấy đƣợc rằng tổng nguồn vốn của Agribank Chợ Mới tăng trƣởng tƣơng đối ổn định ở khoảng tăng hơn 15% qua 3 năm 2010 – 2012. Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng luôn luôn xuất hiện các loại nguồn vốn đó là: nguồn vốn huy động, vốn vay, vốn và các quỹ, vốn khác. Trong đó nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng ngày càng tăng, còn vốn vay từ cấp trên, từ TCTD khác có xu hƣớng tỷ trọng càng ít qua các năm, điều này là một dấu hiệu tích cực. Bƣớc qua năm 2013, tổng nguồn vốn của NH tiếp tục cho thấy dấu hiệu tăng trƣởng ổn định khi mà qua 6 tháng đầu năm, nguồn vốn của NH đã tăng 15,65% so với cùng thời điểm năm trƣớc, điều đáng mừng hơn là nguồn vốn tăng chính là nhờ những chuyển biến tích cực trong công tác huy động vốn. Và để hiểu rõ hơn ta hãy cùng quan sát bảng, hình và đi sâu vào phân tích từng nguồn vốn cụ thể. Thông qua các bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối chi tiết qua 3 năm và 6 tháng đầu năm của chi nhánh cung cấp, ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu 4.1 và hình 4.1 dƣới đây, thể hiện tình hình biến động cũng nhƣ tỷ trọng của các nguồn vốn trên tổng nguồn vốn của NH. 32 Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013 Đvt: Triệu đồng Khoản mục th th 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 6 2012 6 2013 195.007 231.699 297.124 232.476 339.157 36.692 18,82 - KKH 28.228 34.211 15.714 12.752 19.460 5.983 21,20 - CKH 166.779 197.488 281.410 219.724 319.697 30.709 18,41 83.922 Vốn vay 213.788 243.474 252.811 276.485 247.298 29.686 13,89 - VĐC 213.432 243.278 252.762 276.363 247.298 29.846 13,98 - Vay TCTD 356 196 49 122 0 Vốn và các quỹ 10.431 11.372 12.113 8.005 7.363 3.372 2.690 3.872 2.513 6.952 422.598 489.235 565.920 519.479 600.770 Vốn huy động Vốn khác Tổng nguồn vốn Số tiền % (160) (44,94) 941 Số tiền Số tiền % 28,24 106.681 45,89 (18.497) (54,07) 6.708 52,60 42,49 99.973 45,50 9.337 3,83 (29.187) (10,56) 9.484 3,90 (29.065) (10,52) 65.425 (122) (100,00) 9,02 741 6,52 (642) (8,02) (682) (20,23) 1.182 43,94 4.439 176,64 76.685 15,67 81.291 15,65 66.637 Giải thích: : Không kì hạn : Có kì hạn : Vốn điều chuyển : Tổ chức tín dụng 33 % (147) (75,00) 15,77 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 KKH CKH VĐC TCTD 6th2013 /6th2012 56,45 6th2013 41,16 VHĐ 44,75 6th2012 Vốn vay 53,22 Vốn, quỹ Năm 2011 47,36 49,77 2010 46,14 50,59 0% 20% 44,67 40% 60% 80% Khác 100% Tỷ trọng 2012 52,5 Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012, 6th2013 4.1.1.1 Phân tích tình hình vốn huy động Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, Agribank Chợ Mới đã áp dụng mọi biện pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong dân cƣ và nền kinh tế. Từ số liệu ở bảng 4.1 và hình 4.1, qua 3 năm tổng vốn huy động của NH tăng liên tục, đáng chú ý là vốn huy động năm 2012 tăng 28,24% so với năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của qua các năm luôn có xu hƣớng tăng cụ thể năm 2010 là chiếm 46,14% và năm 2012 tỷ trọng này đã tăng lên đến 52,50%. Tổng vốn huy động tiếp tục có xu hƣớng tích cực trong năm 2013, số liệu cho thấy vốn huy động của 6 tháng đầu năm 2013 đã tăng 45,89% so với 6 tháng cùng kỳ. - Xét tiền gửi có kỳ hạn: Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy nguồn VHĐ từ tiền gửi có kỳ hạn tăng liên tục qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng cao hơn 6 tháng đầu năm 2012. Ngân hàng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn có kỳ hạn, bởi đây là nguồn vốn ổn định, lãi suất cao, phù hợp với thị hiếu của khách hàng bên cạnh đó ngân hàng có thể chủ động hơn trong kinh doanh có thể sử dụng nguồn vốn này để đầu tƣ, tài trợ cho các dự án phát triển trung và dài hạn đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Để đạt đƣợc kết quả này Ngân hàng đã không ngừng thực hiện phƣơng châm đổi mới toàn diện, sâu sắc trong hoạt động kinh doanh của mình bằng cách đa dạng hóa các hình thức tiền gửi, nhất là tiền gửi tiết kiệm (TGTK) của dân cƣ, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, thực hiện nhiều chính sách lãi suất khác nhau nhằm đảm bảo sinh lời hợp lý cho ngƣời gửi tiền nhƣ: điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với từng loại tiền gửi khác nhau, tặng quà khuyến mãi đối với khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn đồng thời khuyến mại bằng vật chất cho cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn. Ngoài ra, Ngân hàng chú trọng mở tài khoản thanh toán, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ thanh toán ngân hàng trong dân cƣ, 34 khuyến khích ngƣời có tiền gửi vào Ngân hàng. Bên cạnh đó là phong cách, thái độ phục vụ nhiệt tình, niềm nở trong giao dịch của cán bộ nhân viên khi khách hàng đến ngân hàng giao dịch. - Tiền gửi không kỳ hạn (KKH): Đây là loại tiền gửi mà khách hàng không vì mục đích nhận lãi suất tiền gửi mà chủ yếu là để ngân hàng cung cấp các dịch vụ thanh toán giao dịch với các đối tác hoặc khi khách hàng tạm thời có vốn nhàn rỗi nhƣng chƣa có mục đích sử dụng nên gửi tiền vào ngân hàng để hƣởng lãi suất không kỳ hạn. Vì thế đây không phải là đối tƣợng huy động chính của ngân hàng. Từ năm 2012 đến nay, loại tiền gửi thanh toán KKH chiếm tỷ trọng cao hơn khoảng 96%/Tiền gửi KKH vì nhu cầu thanh toán qua ngân hàng của các tổ chức ngày càng tăng và dịch vụ thẻ ATM ngày càng phổ biến. Đối với TGTK KKH tuy có thể rút, gửi linh hoạt nhƣng lãi suất mà khách hàng đƣợc hƣởng từ số tiền tiết kiệm khá thấp và việc hƣởng thêm các dịch vụ tiện ích còn hạn chế đó chính là lý do loại TGTK KKH giảm mạnh trong những năm gần đây. 4.1.1.2 Vốn vay - Vốn điều chuyển: Cùng với vốn huy động thì nguồn vốn điều chuyển cũng giữ vai trò khá quan trọng trong nguồn vốn của NH (chiếm trên 40% trong tổng nguồn vốn). Nguyên nhân là do Agribank Chợ Mới với vị thế là ngân hàng hoạt động ở nông thôn, đa phần ngƣời dân sống bằng sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, mua bán nhỏ,... điều này đã gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn hoạt động kinh doanh thì hoạt động của NH còn phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển. - Còn số dư trên tài khoản vay TCTD khác: liên tục giảm qua các năm, thậm chí tính đến 6 tháng đầu năm 2013, Agribank đã không còn nợ các NH khác. Đây cũng là một nội dung của chính sách hạn chế sử dụng nguồn vốn có chi phí cao. Do đó kể từ năm 2011 NH đã ngƣng vay các TCTD khác mà chỉ tập trung trả nợ dần dần. Sự thay đổi này cho thấy tình hình cân đối vốn của ngân hàng có tiến triển tốt hơn. 4.1.1.3 Vốn và các quỹ Đây là nguồn vốn đƣợc trích lập dựa trên lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng. Đối với Agribank Chợ Mới nguồn này bao gồm: quỹ khen thƣởng, phúc lợi, chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo,... Qua bảng 4.1 ta nhận thấy vốn và các quỹ của NH không ngừng tăng qua 3 năm. Nguyên nhân của sự biến động là do tình hình lợi nhuận của chi nhánh qua các năm có sự biến động nên đã ảnh hƣởng đến vốn và các quỹ. Bên cạnh đó tỷ giá trên thị trƣờng cũng có nhiều biến 35 động nên việc đánh giá lại của NH cũng ảnh hƣởng đến sự thay đổi của vốn và các quỹ. Theo bảng ta thấy nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của NH nhƣng nó cũng là yếu tố tài chính quan trọng trong việc điều hoà vốn kịp thời. Chi nhánh cần đánh giá đúng mức vốn này, nó không chỉ là chỉ tiêu sau lợi nhuận mà còn cho nhiều khách hàng yên tâm với lƣợng vốn và quỹ đƣợc trích lập ổn định. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, 6 tháng đầu năm 2013, lƣợng vốn này đã giảm 8,02%. Sự sụt giảm này là yếu tố tất yếu khi mà lợi nhuận của NH ở thời điểm này giảm so với năm trƣớc. Đồng thời, việc trích lập các quỹ thƣờng diễn ra vào cuối kỳ kế toán. 4.1.2 Phân tích tình hình biến động về tài sản Bên cạnh nguồn vốn thì phần tài sản hay tài sản Có là thành phần không thể thiếu trong bảng cân đối kế toán của NH. Tài sản chính là kết quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng, đƣợc hình thành từ các nguồn vốn của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Theo quan điểm về quản trị thanh khoản thì mục tiêu của phân tích kết cấu các khoản mục trong phần tài sản, để thấy đƣợc danh mục đầu tƣ của ngân hàng đã hợp lý và hiệu quả chƣa, có đảm bảo cân đối đƣợc lợi nhuận và rủi ro. Bởi vì mỗi khoản mục đầu tƣ khác nhau có tỷ suất sinh lời khác nhau cũng nhƣ có mức rủi ro khác nhau. Do đó, phân tích tình hình tài sản là đánh giá sự biến động các bộ phận trong tổng tài sản của ngân hàng nhằm mục đích xem xét tính chất hợp lý của việc sử dụng vốn của ngân hàng cũng nhƣ đánh giá tình hình thanh khoản của ngân hàng, việc phân bổ vốn cho từng loại tài sản của ngân hàng nhằm tạo ra một danh mục đầu tƣ hợp lý và hiệu quả nhƣ cân đối giữa dự trữ tiền mặt, đầu tƣ chứng khoán, cho vay và các tài sản có khác nhằm tạo ra cơ sở phân bổ các nguồn sử dụng vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách hợp lý, đồng thời cũng là cơ sở để đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Giống với nguồn vốn, qui mô tổng tài sản của Chi nhánh cũng tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, so với năm 2010 tổng tài sản của NH tăng 15,77% trong năm 2011. Đến năm 2012, qui mô tổng tài sản của NH tiếp tục tăng đạt 565.920 triệu đồng, tăng 15,67% so với năm 2011. Không dừng lại ở đó 6 tháng đầu năm 2013, tổng tài sản tăng thêm 15,65% so với cùng kỳ. Thông qua các bảng tổng kết tài sản và bảng cân đối chi tiết qua 3 năm và 6 tháng đầu năm của chi nhánh cung cấp, ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu 4.2 dƣới đây, thể hiện tình hình biến động của các tài sản tại Agribank Chợ Mới. 36 Bảng 4.2: Tình hình tài sản của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Tiền mặt 2010 2011 2012 th 6 2012 2011/2010 th 6 2013 Số tiền % 2012/2011 Số tiền 2.402 14.037 4.044 6.496 10.179 11.635 484,39 407.662 460.749 545.730 498.420 573.761 53.087 13,02 84.981 347.627 412.169 493.051 448.417 520.391 64.542 18,57 - Trung, dài hạn 60.035 48.580 52.679 50.003 51.449 (11.455) TSCĐ và TS khác 12.534 14.449 16.146 14.563 16.830 422.598 489.235 565.920 519.479 600.770 Cho vay (Dƣ nợ) - Ngắn hạn Tổng TS % 56,70 18,44 75.341 15,12 80.882 19,62 71.974 16,05 (19,08) 4.099 8,44 1.446 2,89 1.915 15,28 1.697 11,74 2.267 15,57 66.637 15,77 76.685 15,67 81.291 15,65 Giải thích: TSCĐ : Tài sản cố định (9.993) (71,19) Số tiền 3.683 Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 37 % 6th2013 /6th2012 4.1.2.1 Tiền mặt Từ bảng 4.2, ta thấy lƣợng tiền mặt của NH tăng đột biến trong năm 2011 vì nhƣ đã phân tích ở phần nguồn vốn trong năm 2011 thì tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng lên đáng kể, đặc biệt là khoản mục TGTK KKH và CKH dƣới 12 tháng. Đồng thời, vấn đề thanh khoản đƣợc các NH đặt lên hàng đầu do nền kinh tế có nhiều biến động khác nhau nhƣ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đang kém hiệu quả, các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm chế lạm phát và hơn hết là cuộc chạy đua lãi suất giữa các NH. Chính vì thế để đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền mặt của ngƣời dân và nhu cầu để thanh toán của các doanh nghiệp nên ngân hàng phải duy trì một lƣợng tiền tƣơng đối lớn tại quỹ. Sang năm 2012, lƣợng tiền dự trữ tại NH đã giảm đáng kể 71,19%, bởi NH nhận thấy nhu cầu tín dụng của ngƣời dân ngày càng tăng cao. Mặt khác, NH đã đẩy mạnh huy động TGTK trên 12 tháng bằng cách áp dụng hàng loạt các chính sách nhƣ tặng thƣởng cho cán bộ nhân viên huy động đạt mức chỉ tiêu đạt ra, triển khai nhiều chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn,…Tuy nhiên, do những tháng đầu năm 2013 là khoảng thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán nên ngƣời dân có nhu cầu rút tiền sử dụng vào dịp này vì vậy NH phải duy trì một lƣợng ngân quỹ lớn để đáp ứng nhu cầu này dẫn đến ngân quỹ 6 tháng đầu năm thƣờng ở mức cao. Nguyên nhân khiến tiền mặt của NH 6 tháng năm 2013 tăng so với cùng kỳ là do sự cạnh tranh gây gắt giữa các ngân hàng để thu hút tiền gửi, chính vì thế lƣợng tiền gửi vào và rút ra trong ngân hàng dao động liên tục, nên ngân hàng phải duy trì một tiền mặt nhiều hơn để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản của ngân hàng. 4.1.2.2 Cho vay Đây là hoạt động sinh lời chủ yếu của các ngân hàng. Vì vậy, đây là khoản mục rất quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Tr.đồng 52.679 600.000 500.000 48.580 51.449 50.003 60.035 400.000 Trung, dài hạn 300.000 200.000 347.627 412.169 493.051 448.417 520.391 Ngắn hạn 100.000 Năm 0 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 Hình 4.2: Dƣ nợ theo thời hạn tại Agribank Chợ Mới từ 2010 –2012, 6th2013 38 Dư nợ ngắn hạn: chiếm tỷ trọng cao trong tổng dƣ nợ. Nguyên nhân là do chính sách ƣu tiên cho các khoản vay ngắn hạn của NH. Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn là vì ít rủi ro, thời gian quay vòng vốn nhanh, khả năng thu nợ là rất lớn, đặc biệt đây là nhu cầu thƣờng xuyên của khách hàng. Và đa số khách hàng của NH là những ngƣời sản xuất nông nghiệp và kinh doanh nhỏ lẻ, chu kì kinh doanh ngắn, đồng vốn quay vòng nhanh. Khoản mục này có xu hƣớng tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, Agribank Chợ Mới tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tạo điều kiện mở rộng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn với thời hạn và lãi suất hợp lý, đơn giản thủ tục cho vay, khuyến khích mở rộng mạng lƣới để tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Lãi suất cho vay đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn thấp hơn 1- 2%/năm so với mặt bằng lãi suất chung, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân giảm chi phí vay vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng tại Ngân hàng. Dƣ nợ này liên tục tăng trong năm 2012 và hết tháng 6 năm 2013, bởi Chính phủ và NHNN tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các món vay ngắn hạn, đặc biệt Thống đốc NHNN ký ban hành Thông tƣ số 22/2012/QĐ – TTg, ngày 2/6/2012 hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 63/2010/QĐ – TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản và thuỷ sản, Agribank là một trong năm ngân hàng đƣợc chỉ định thực hiện hỗ trợ lãi suất vay vốn các đối tƣợng có nhu cầu. Ngoài ra, Bộ Tài chính ban hành thông tƣ số 65/2012/TT – BTC về hỗ trợ lãi suất cho thƣơng nhân vay ngân hàng để mua lúa tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân năm 2011 – 2012, với lãi suất tối đa 14%/năm. Đặc biệt, ngày 2/7, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 812/QĐ-TTg về mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2012. Theo đó, ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay mua thóc, gạo tạm trữ; thời gian tạm trữ đƣợc hỗ trợ lãi suất tối đa là 3 tháng, từ ngày 10/7/2012 đến ngày 10/10/2012. Dư nợ cho vay trung và dài hạn: chiếm phần nhỏ trong tổng dƣ nợ. Đa phần các khoản vay đối với những khách hàng này đƣợc chia làm nhiều đợt để trả, nên thời gian trả thƣờng kéo dài. Năm 2011, khoản dƣ nợ này giảm đáng kể 19,08% do tình hình kinh tế bất ổn trong năm khiến cho NH hạn chế đối với những khoản tín dụng trung và dài hạn, bởi khả năng thu hồi nợ thấp, rủi ro cao. Tuy nhiên, đến năm 2012 và cuối tháng 6 năm 2013 dƣ nợ trung và dài hạn tăng lên vì nhu cầu vay vốn trung và dài hạn để mua trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng góp phần tăng dƣ nợ của chi nhánh và nhiều hợp đồng chƣa đáo hạn vào năm trƣớc 39 sẽ chuyển dƣ nợ cho năm sau. Bên cạnh đó, nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, vƣợt qua khó khăn, NHNN đã điều hành chính sách lãi suất theo hƣớng giảm dần phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện giảm dần mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nên doanh số cho vay đã tăng lên, trong khi doanh số thu nợ lại giảm đây là nguyên nhân chính làm dƣ nợ của NH tiếp tục tăng so cùng kỳ năm trƣớc. 4.1.2.3 Tài sản cố định và tài sản có khác Đây là những tài sản không sinh lời hoặc sinh lời tƣơng đối thấp nhƣng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với NH. Trong giai đoạn năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, TSCĐ và tài sản khác đều tăng, việc TSCĐ và TS khác tăng qua các năm là do nhu cầu nâng cao công nghệ, thiết bị, NHNo&PTNT Chợ Mới đã thay đổi trang thiết bị máy móc đã lỗi thời thay vào những trang thiết bị hiện đại để kịp thời, và đảm bảo vận dụng hệ thống phần mềm IPCAS trong hoạt động kinh doanh đồng thời ta thấy tốc độ tăng của năm 2012 so với năm 2011 đã giảm xuống điều này chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng dần đi vào ổn định, trang thiết bị máy móc sử dụng cho hoạt động kinh doanh đã đƣợc thay đổi nên dù có tăng nhƣng mức tăng không cao. Ngoài ra, khoản mục này tăng liên tục qua các năm là do NH mở rộng cho vay nên các khoản phải thu từ lãi tăng cao, ngoài ra đi kèm theo đó là các khoản phí phải thu cũng tăng theo. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH KHOẢN TẠI AGRIBANK CHỢ MỚI GIAI ĐOẠN 2010 – 2012 VÀ SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Đánh giá trạng thái thanh khoản ròng qua phân tích cung – cầu thanh khoản 4.2.1.1 Cung thanh khoản Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng quỹ của NH, là nguồn cung cấp thanh khoản cho NH. Nguồn cung thanh khoản chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng, tín dụng thu hồi và vốn điều chuyển, điều này chứng tỏ bên cạnh sự hỗ trợ từ NH cấp trên thì công tác huy động động vốn và thu hồi nợ của NH khá hiệu quả. Qua bảng 4.3 bên dƣới ta thấy rằng, tổng cung thanh khoản của NH luôn có chuyển biến tích cực bởi các khoản chủ yếu tạo thành nguồn cung thanh khoản qua các năm liên tục thay đổi và có xu hƣớng tăng. Sau đây ta sẽ đi phân tích cụ thể hơn từng bộ phận tạo thành cung thanh khoản cho NH. 40 Bảng 4.3: Cung – cầu và trạng thái thanh khoản ròng tai Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Cung TK (Si) - Nhận tiền gửi 2010 2011 2012 th 6 2012 th 6 2013 2011/2010 2012/2011 6th2013 /6th2012 Số tiền % Số tiền 3.010.754 3.503.136 4.306.384 2.209.136 2.503.717 492.382 16,35 803.248 22,93 294.581 13,33 2.190.157 2.527.182 3.234.506 1.581.014 1.871.720 337.025 15,39 707.324 27,99 290.706 18,39 49.056 12,39 % Số tiền % - DS thu nợ 497.409 609.771 697.187 395.832 444.888 112.362 22,59 87.416 14,34 - Vốn vay 258.052 281.982 283.223 186.775 146.323 23.930 9,27 1.241 0,44 (40.452) (21,66) 65.136 84.201 91.468 45.515 40.786 19.065 29,27 7.267 8,63 (4.729) (10,39) 2.999.599 3.478.528 4.304.639 2.205.072 2.487.944 478.929 15,97 826.111 23,75 282.872 12,83 2.149.187 2.490.489 3.169.081 1.580.238 1.829.687 341.302 15,88 678.592 27,25 249.449 15,79 - Khác Nhu cầu TK (Di) - Chi trả tiền gửi - Chuyển tiền vay 240.481 252.296 273.887 153.764 151.836 11.815 4,91 21.591 8,56 (1.928) (1,25) - DS cho vay 555.210 662.858 782.168 433.502 472.919 107.648 19,39 119.310 18,00 39.417 9,09 54.721 72.885 79.503 37.568 33.502 18.164 33,19 6.618 9,08 11.155 24.608 1.745 4.064 15.773 13.453 120,60 - Khác Trạng thái TK ròng (22.863) (92,91) Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 Giải thích: DS : Doanh số TK : Thanh khoản 41 (4.066) (10,82) 11.709 288,12 Nhận tiền gửi trong kỳ: là nguồn cung quan trọng nhất của ngân hàng, bao gồm: các loại tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn tiền gửi,… Từ bảng 4.3 cho thấy tiền gửi nhận đƣợc của Agribank Chợ Mới phát sinh tăng lên qua 3 năm 2010 - 2012 và khoản tiền gửi mà NH nhận đƣợc 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 vì trong bối cảnh thị trƣờng bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng, thậm chí dự báo tiếp tục giảm giá, việc đầu tƣ vào vàng, chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn. Do đó gửi tiền tại ngân hàng đang là sự lựa chọn ƣu tiên của ngƣời dân so với các kênh đầu tƣ khác. Nắm bắt đƣợc tâm lý đó của khách hàng, NH đã đang dạng hóa các hình thức huy động vốn để duy trì liên tục tiền gửi từ dân cƣ. Chẳng hạn nhƣ: Tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm hƣởng lãi bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng,...Bên cạnh nhiều hình thức huy động vốn phong phú, hằng năm vào dịp Tết nguyên đán, những lễ lớn Chi nhánh còn triển khai nhiều chƣơng trình gửi tiền nhƣ: chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng “Cho mùa vàng bội thu” giải thƣởng mà khách hàng có thể nhận đƣợc là 1 ký vàng “AAA” do Agribank phát hành và nhiều phần thƣởng hấp dẫn khác. Chƣơng trình “Tài lộc đầu xuân”, gửi tiền tiết kiệm dự thƣởng trúng xe ôtô, tặng quà lấy lộc đầu năm cho những khách hàng đến giao dịch sớm nhất vào dịp tết nguyên đán,… Một điểm hấp dẫn là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đó là ngƣời gửi tiết kiệm có thể dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn. Để chào mừng Quốc Khánh 2/9/2012 Agribank tổ chức Chƣơng trình “Huy động tiết kiệm dự thƣởng không rút trƣớc hạn” dƣới hình thức quay số trúng thƣởng, có nghĩa là với một số tiền gửi và kỳ hạn theo qui định khách hàng sẽ nhận đƣợc phiếu dự thƣởng, nhƣng không đƣợc rút vốn trƣớc hạn, 01 giải đặc biệt 02 kg vàng miếng “SJC” cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác với tổng trị giá giải thƣởng khoảng 15 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 113,3 cây vàng và 10 tỷ VND). Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Agribank (26/3/1988 – 26/3/2013), Agribank tƣng bừng tổ chức chƣơng trình huy động tiết kiệm dự thƣởng đặc biệt “Kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank – May mắn nhân ba” trên toàn quốc, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 6/2/2013 đến hết ngày 6/5/2013, với tổng số giải thƣởng lên đến 10.598 giải (giá trị tƣơng đƣơng 16,4 tỷ đồng) và cơ hội trúng 3 giải đặc biệt trị giá gần 4 tỷ đồng, mỗi giải là 1 xe ô tô Toyota Camry 2.5G trị giá 1,2 tỷ đồng. Bên cạch đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQCP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, Agribank Chợ Mới đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách hạ lãi suất cho vay xuống để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn, đang rất cần vốn để tiếp tục hoạt động, đồng thời cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của NH giúp cho nhiều khách hàng doanh nghiệp hoạt động có 42 hiệu quả, lợi nhuận tăng cao rồi gửi tiền vào ngân hàng để thanh toán góp phần làm tăng khoản tiền gửi thanh toán tại NH. Mặt khác, trên nền tảng công nghệ hiện đại, bên cạnh củng cố các sản phẩm, công cụ thanh toán truyền thống, Agribank Chợ Mới chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán hiện đại nhƣ: Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi (AgriPay), SMS Banking, Internet Banking, ủy nhiệm thu tự động, kết nối thanh toán với khách hàng, đại lý bảo hiểm ABIC…Với hệ thống thanh toán trực tuyến rộng lớn nhất trong hệ thống NHTM, tốc độ xử lý giao dịch thanh toán nhanh, chính xác, thực hiện thanh toán với nhiều ngân hàng, đối tác trong và ngoài nƣớc, Agribank tiếp tục khẳng định thƣơng hiệu NH có chất lƣợng thanh toán nhanh, an toàn, chi phí thấp. Ngoài ra, NH luôn chú trọng đổi mới tác phong làm việc, hƣớng dẫn chu đáo, tận tình với khách hàng đến giao dịch, ăn mặc lịch sự, gọn gàng, luôn tƣời cƣời, niềm nở, có kỹ năng chuyên môn cao, cải tiến thủ tục, giấy tờ rút ngắn thời gian giao dịch, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, thực hiện những chính sách marketing giúp tăng thị phần, uy tín của NH trong địa bàn;…với những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua, Agribank Chợ Mới đã đạt đƣợc kết quả huy động đáng khích lệ, tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2013, tình hình huy động vốn tại NH có triển vọng tăng mạnh bởi trong đại hội cán bộ viên chức năm 2012 toàn thể cán bộ viên chức Chi nhánh đã quán triệt và nhận thức đúng chủ trƣơng “ huy động vốn hay là chết”, huy động vốn là “sống còn” để tồn tại đồng thời cũng góp phần ổn định đời sống cán bộ. Từ đó mỗi cán bộ luôn quyết tâm thực hiện tốt chỉ tiêu cấp trên giao không phân biệt lãnh đạo hay nhân viên tất cả đều một lòng cùng nhau tích cực huy động vốn mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên xuyên suốt tiếp cận vận động khách hàng qua nhiều hình thức huy động vốn. Sự đa dạng về các thể thức huy động vốn và lãi suất thay đổi phù hợp với tình hình nên khách hàng tham gia gửi vào. Đặc biệt, năm nay chi nhánh đã thành lập tổ huy động vốn để tập trung chuyên sâu trong việc vận động, tiếp cận khách hàng và nhận tiền trực tiếp khi có yêu cầu. Mỗi thành viên đều có chƣơng trình kế hoạch cụ thể và đƣợc giao chỉ tiêu hàng tháng và đƣợc khen thƣởng kịp thời. Việc tuyên truyền quáng cáo trên đài phát thanh, panno áp phích về các hình thức huy động vốn nhất là tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng từng thời điểm huy động, việc khuyến mãi chăm sóc tặng quà khách hàng thƣờng xuyên kịp thời đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng trong những ngày lễ, tết luôn đƣợc chú ý thƣờng xuyên từ đó tạo niềm tin khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng. Phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng luôn mang tính chuyên nghiệp vui vẻ cởi mở, tạo lòng tin và uy tín với khách hàng, đƣợc khách hàng tin tƣởng và tín nhiệm cao. Chính vì vậy, công tác huy động ngày càng góp phần đáng kể tạo thành nguồn cung thanh khoản cho NH. Tuy nhiên, 43 Ngân hàng cần đƣa ra nhiều biện pháp tích cực hơn để gia tăng vốn huy động đúng thời điểm NH cần, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để có thể chủ động đƣợc nguồn vốn. Doanh số thu nợ: Bên cạnh khoản mục nhận tiền gửi thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với nguồn cung thanh khoản của mọi NH nói chung và đối với NHNo&PTNT huyện Chợ Mới nói riêng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà NH cho vay có thể đƣợc thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi đƣợc. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) đƣợc NH đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra, thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao, góp phần đảm bảo nguồn cung thanh khoản hiện tại và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lƣu thông. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, công tác thu nợ tăng liên tục qua từng năm. Do đa phần các khoản cho vay của Chi nhánh tập trung vào thời hạn ngắn, vòng quay vốn nhanh, thời hạn vay ngắn nên thu hồi nợ dễ dàng. Bên cạnh đó do khách hàng vay vốn của Chi nhánh là khách hàng truyền thống, lâu năm và hoạt động ổn định đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Ngoài ra, cùng với sự chỉ đạo, quản lý theo dõi giám sát của ban lãnh đạo, cũng nhƣ năng lực phụ trách chuyên môn nghiêm túc chấp hành qui trình cho vay ở từng khâu từ tƣ vấn thẩm định hồ sơ đến việc nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn của cán bộ tín dụng trong công tác quản lý thu nợ. Vốn vay: Xét về mặt giá trị, vốn điều chuyển của NH tăng dần qua 3 năm. Mặt dù, vốn huy động luôn tăng lên nhƣng nhu cầu cung thanh khoản của ngân hàng cũng ngày càng tăng nên để đảm bảo nguồn vốn NH đã tăng lƣợng vốn điều chuyển của mình lên. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trƣởng và tỷ trọng VĐC/tổng cung thanh khoản thì vốn điều chuyển ngày càng giảm. Điều này phù hợp với chính sách của Agribank Chợ Mới là phải tăng cƣờng huy động vốn và hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Bởi chi phí sử dụng vốn điều chuyển luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động (chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn điều chuyển khoảng từ 2% đến 4% tùy theo từng thời kỳ). Năm 2013, Agribank Chợ Mới tiếp tục phát huy chính sách trên, thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 cùng với sự phát triển và gia tăng mạnh của lƣợng vốn huy động trung dài hạn, chi nhánh làm chủ đƣợc lƣợng vốn do đó lƣợng vốn điều chuyển đã giảm 21,66% so với thời điểm cùng kỳ. Điều này còn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không ngừng đƣợc nâng cao và việc giảm thiểu đƣợc chi phí khi phải sử dụng vốn điều chuyển góp phần thúc đẩy gia tăng đƣợc lợi nhuận của ngân hàng. 44 Ngoài các nguồn cung thanh khoản đã kể trên thì một nguồn cung thanh khoản khác không thể không kể đến bao gồm các khoản nhƣ: doanh thu từ dịch vụ, thu nhập từ lãi, bán các tài sản NH đang nắm giữ,… Tuy nguồn cung này không nhiều nhƣng cũng góp phần làm cho công tác thanh khoản của ngân hàng đƣợc tốt hơn. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại rằng NH cần chú trọng đến công tác huy động vốn và thu hồi nợ trong thời gian tới. Bởi lẽ khả năng thu hồi vốn tín dụng cao nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc 100% là thu hồi hết vốn tín dụng đã cấp, vốn huy động đƣợc cũng khá cao nhƣng nguồn cung vẫn còn lệ thuộc thanh khoản khá nhiều từ NH cấp trên. 4.2.1.2 Cầu thanh khoản Cầu thanh khoản là nhu cầu cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó. Nhu cầu thanh khoản ở đây chủ yếu bao gồm nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng, chi trả tiền vay, nhu cầu vay vốn của khách hàng,... Dựa vào bảng 4.3, ta thấy cùng xu hƣớng biến động với cung, cầu thanh khoản cũng ngày càng tăng lên qua các năm từ 2010 - 2012 và cầu thanh khoản của 6 tháng đầu năm 2013 cũng lớn hơn 6 tháng đầu năm 2012. Các khoản chi trả tiền gửi: là một nhu cầu rất quan trọng và mang tính chất thƣờng xuyên đòi hỏi ngân hàng phải luôn duy trì một lƣợng cung thanh khoản nhất định để đáp ứng. Năm 2011, chi trả tiền gửi tăng 15,88% trong khi tiền gửi mà chi nhánh nhận đƣợc chỉ tăng 15,39%, sở dĩ các khoản tiền gửi NH phải chi trả trong kỳ nhiều nhƣ vậy là do nguồn tiền gửi mà Chi nhánh huy động đƣợc trong giai đoạn này phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn, bởi đa số tâm lý của ngƣời nông dân rất sợ rủi ro trƣớc sự biến động của lãi suất nên số tiền khách hàng gửi vào và rút ra chỉ diễn ra trong một năm. Mặt khác, do chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác (nhất là các ngân hàng nhỏ) rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Chính vì thế, mặc dù năm 2011 NHNN đã áp dụng mức trần lãi suất huy động đối với các NHTM nhƣng trên thực tế việc nhiều NH vƣợt qua mức “trần” này không phải là không có. Agribạnk là NH do Nhà nƣớc nắm giữ 100% cổ phần thì không thể kinh doanh “ngoài luồng” nhƣ những NH đó. Cho nên một số nguồn vốn của những khách hàng mới đã rút trƣớc hạn chuyển qua những ngân hàng đó để tối đa hóa mức tiền lãi mà họ có thể có đƣợc. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, NH đã tăng cƣờng vốn huy động tiết kiệm bằng đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, đẩy mạnh các chƣơng trình khuyến mãi kèm điều kiện không rút 45 trƣớc hạn. Nhờ vậy, tốc độ tăng của việc chi trả tiền gửi đã chậm hơn tốc độ tăng tiền gửi NH nhận đƣợc. Xét doanh số cho vay: Là những khoản tín dụng mà ngân hàng mong muốn đáp ứng cho những khách hàng có nhu cầu hợp pháp và đủ điều kiện. Có thể là một món vay mới, tái hạn những hợp đồng tín dụng đến hạn hay cho khách hàng rút vốn theo hạn mức. Từ bảng 4.3, ta có thể nhận thấy qua các năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, các khoản tín dụng mà Agribank Chợ Mới cấp tăng liên tục. Nếu nhƣ năm 2010, khoản mục này là 555.210 triệu đồng (chiếm 18,50% trong tổng nhu cầu thanh khoản) thì năm 2011 tăng lên 662.858 triệu đồng (chiếm 19,06% trong tổng nhu cầu thanh khoản) hay tăng 19,39% so với năm 2010, đến năm 2012 con số này tiếp tục tăng 18% so với năm 2011. Sang năm 2013, qua 6 tháng đầu năm ngân hàng đã cấp tín dụng số tiền 472.919 triệu đồng (chiếm 19,14% trong tổng nhu cầu thanh khoản). Nguyên nhân chủ yếu là do việc không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay, từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn đơn thuần đến nay NH đã chuyển mạnh sang cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với hộ sản xuất, cá nhân kinh doanh, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh còn đáp ứng nhu cầu vay để tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình, cho vay cầm đồ, mua xe, mua nhà, trang trí nội thất,…Thực hiện chính sách khách hàng uyển chuyển, linh hoạt, nhằm thu hút khách hàng cá nhân nhƣ: giảm lãi suất cho vay (từ đầu năm 2012 đến nay lãi suất cho vay của chi nhánh giảm mạnh xuống 5 - 9% so với cuối năm 2011), giảm phí sử dụng dịch vụ với khách hàng truyền thống, khách hàng lớn tín nhiệm. Ƣu tiên về lãi suất và nguồn vốn để giải ngân cho khách hàng thuộc lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, các nông sản,… Bên cạnh đó Chi nhánh cũng có những chính sách lãi suất phù hợp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn hoạt động kinh doanh, vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh. Nhờ vậy, tốc độ tăng doanh số cho vay mỗi năm đều ở mức cao. Tuy nhiên NH cần phải có các chính sách quản lý thật hiệu quả để phòng ngừa các khoản nợ quá hạn, nợ xấu có thể phát sinh. Chuyển tiền vay: Qua bảng số 4.3 ta nhận thấy, lƣợng vốn Chi nhánh chuyển về cấp trên tăng dần về số tuyệt đối lẫn tốc độ. Đặc biệt, năm 2012 tốc độ chuyển về tăng 8,56% trong khi lƣợng vốn chuyển về chỉ tăng 0,44%. Nguyên nhân nguồn vốn này giảm là do nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm. Ngân hàng đã hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển vì chi phí sử dụng nguồn vốn này cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động. Đồng thời, nếu tại thời điểm Chi nhánh thừa vốn nhiều thì NH cũng tích cực chuyển về cấp trên để giảm hạn dƣ nợ trên tài khoản điều chuyển vốn. 46 Điều này thể hiện qua số liệu sáu tháng đầu năm 2013, trong khi lƣợng vốn điều chuyển giảm 21,66% thì lƣợng chi trả chỉ giảm 1,25%. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên muốn thực hiện tốt chỉ đạo này trong tƣơng lai Chi nhánh cần quyết liệt hơn nữa trong công tác huy động vốn và thu hồi nợ. Ngoài các nhu cầu quan trọng đã phân tích ở trên, NH còn phải đáp ứng một số nhu cầu chi trả khác. Khoản chi chiếm nhiều nhất là chi lãi tiền gửi và lãi tiền vay. Nhìn chung, mặt bằng lãi suất huy động năm 2011 tăng cao so với năm 2010. Do đó, việc tăng cả về số lƣợng vốn và giá vốn đã làm cho chi phí trả lãi năm 2011 tăng cao. Tuy nhiên, khoản chi này trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 có xu hƣớng giảm vì công tác huy động vốn của NH tuy đạt kết quả tốt, nhƣng lãi suất huy động của NH giảm. Đồng thời, NH cũng hạn chế vay vốn dẫn đến chi phí trả lãi tiền vay cũng giảm. Bên cạnh đó, chi từ hoạt động dịch vụ để thực hiện một số chính sách mới về dịch vụ nhƣ in ấn thêm một số tờ bƣớm quảng cáo, chi cƣớc phí bƣu điện mạng viễn thông, khoản chi hoa hồng môi giới,…đến nay cũng có xu hƣớng giảm vì chi nhánh đã tích cực giảm chi phí môi giới, chi phí hoa hồng cho vay, một số chi phí đã chi ra nhiều trong năm 2011 nên hiện nay NH không cần chi ra quá nhiều nhƣ năm trƣớc. Chính vì vậy, các khoản chi cũng góp phần làm cho tốc độ tăng cầu thanh khoản chậm hơn cung thanh khoản vào năm 2012 và trong 6 tháng đầu năm 2013. Mặt khác, Agribank Chợ Mới chú trọng đến việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực và coi đây là chìa khóa đem lại sự thành công và hiệu quả của NH bơi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển mạnh đòi hỏi phải huy động thêm các nguồn lực để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nên chi phi mà NH phải chi trả nhiều hơn nhƣng do chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên ảnh hƣởng không đáng kể đến cầu thanh khoản của NH. 4.2.1.3 Trạng thái thanh khoản ròng Nguồn cung và cầu thanh khoản đã tạo ra một trạng thái ròng cho Ngân hàng. Do thanh khoản là một vấn đề rất đƣợc quan tâm trong thời gian vài năm trở lại đây nên các NHTM cũng ý thức rất rõ trách nhiệm của mình đối với an toàn của NH và của cả hệ thống. Agribank Chợ Mới cũng không ngoại lệ khi NH luôn đảm bảo an toàn thanh khoản. Dựa vào bảng 4.3, xét về qui mô, nguồn cung thanh khoản qua ba năm luôn lớn hơn nhu cầu về thanh khoản. Điều này đã dẫn đến thanh khoản ròng của NH ở trạng thái thặng dƣ (NLP>0), mức độ thặng dƣ thanh khoản này biến đổi liên tục qua các năm theo mức độ biến động liên tục của nguồn cung và nhu cầu thanh khoản ở NH nhƣ đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, nếu NH vẫn tiếp tục duy trì trạng thái thanh khoản ròng nhƣ hiện nay thì tốt trong việc đáp 47 ứng nhu cầu chi trả cho NH. Nhƣng NH phải có sự đánh đổi giữa nhu cầu thanh khoản và lợi nhuận. Vì nếu duy trì trạng thái thanh khoản cho ngân hàng thì đồng nghĩa NH cần phải tốn một khoản chi phí cơ hội khá lớn cho mục đích đó. Thay vì đem số tiền thặng dƣ do chênh lệch giữa cung - cầu thanh khoản đem đi đầu tƣ vào khoản mục có nhiều khả năng sinh lời khác. Đây là một quy luật bất biến muôn thuở mà những nhà quản trị ngân hàng cần phải cân nhắc thật kỹ lƣỡng trƣớc khi quyết định đánh đổi giữa lợi nhuận và khả năng đảm bảo thanh khoản cho NH. Mất cảnh giác với vấn đề thanh khoản có thể làm tổn hại đến niềm tin của công chúng vào NH. Vì thế, tính toán dự trữ thanh khoản từng năm sao cho hợp lý luôn là bài toán đau đầu đối với các nhà quản trị ở Agribank Chợ Mới nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung. Trƣớc mắt, một trong những nhiệm vụ mà nhà quản trị thanh khoản là duy trì mối quan hệ gần gũi với khách hàng gửi tiền lớn và khách hàng vay đang nắm giữ hạn mức lớn để biết đƣợc nhu cầu và thời gian rút vốn của họ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phát huy tốt hơn công tác huy động vốn và công tác thu hồi nợ để tăng nguồn cung thanh khoản chi phí thấp góp phần gia tăng lợi nhuận cho NH. Nhƣ vậy, qua phân tích cung - cầu thanh khoản tác giả đánh giá rằng hiện tại trạng thái thanh khoản của NH đang ở tình trạng thặng dƣ mặc dù rủi ro mất khả năng thanh toán không xảy ra nhƣng thực tế là Chi nhánh chƣa sử dụng hiệu quả nguồn vốn, việc thặng dƣ này mặc dù tƣơng đối qua các năm nhƣng NH nên chủ động có các chiến lƣợc sử dụng làm sao vừa tạo ra lợi nhuận vừa tạo ra nguồn dự trữ thứ cấp nhằm tạo lá chắn thanh khoản hữu hiệu nhƣ tăng cƣờng lƣợng tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác khi có tiền nhàn rỗi xuất hiện. 4.2.2 Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phƣơng pháp phân tích các chỉ số tài chính Các chỉ số thanh khoản đƣợc tính toán dựa trên cơ sở Bảng tổng kết tài sản của NH. Đây là một cơ sở khác bên cạnh việc phân tích cung cầu thanh khoản, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đó ta có thể tìm hiểu đƣợc yếu tố ảnh hƣởng và phân tích những yếu tố đó để có thể đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tính thanh khoản và hạn chế rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng những chỉ tiêu này đôi khi không thể hiện rõ tình hình rủi ro thanh khoản tại Agribank Chợ Mới. Do đây chỉ là một chi nhánh nên hoạt động kinh doanh còn hạn chế, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh đem đến nguồn cung thanh khoản lớn cho NH nhƣ kinh doanh ngoại tê, chứng khoán, mua bán tài sản,...Dƣới đây là bảng các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của NH giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 48 Bảng 4.4: Các chỉ số đánh giá tính thanh khoản của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013 Chỉ tiêu STT Đơn vị 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 1 Tiền mặt Tr.đồng 2.402 14.037 4.044 6.496 10.179 2 Dƣ nợ cho vay Tr.đồng 407.662 460.749 545.730 498.420 573.761 3 Dƣ nợ trung, dài hạn Tr.đồng 60.035 48.580 52.679 50.003 51.449 4 Tổng VHĐ Tr.đồng 195.007 231.699 297.124 232.476 339.157 5 Tiền gửi thanh toán Tr.đồng 15.570 15.637 19.096 12.973 19.985 6 VHĐ ngắn hạn Tr.đồng 133.825 139.991 134.249 162.515 92.640 7 VHĐ trung, dài hạn Tr.đồng 32.954 57.497 147.161 57.209 227.057 8 Tổng tài sản Tr.đồng 422.598 489.235 565.920 519.479 600.770 Trạng thái tiền mặt (1/8) % 0,57 2,87 0,71 1,25 1,69 Năng lực cho vay (2/8) % 96,47 94,18 96,43 95,95 95,50 Thành phần tiền biến động (5/4) % 7,98 6,75 6,43 5,58 5,89 Lần 2,09 1,99 1,84 2,14 1,69 % 20,24 (6,37) (70,38) (4,43) (189,56) DN/ Tổng VHĐ (2/4) VHĐ ngắn hạn cho vay trung dài hạn (3-7)/6 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của phòng tín dụng Agribank Chợ Mới Giải thích: VHĐ : Vốn huy động DN : Dư nợ TG : Tiền gửi 49 4.2.2.1 Chỉ số trạng thái thanh khoản tiền mặt Trạng thái ngân quỹ là chỉ số thể hiện trạng thái của loại tài sản có tính lỏng cao nhất có thể đáp ứng tức thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng trong tổng tài sản của NH. Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ số quá cao nếu xét về mặt thanh khoản thì càng tốt nhƣng xét về hiệu quả hoạt động thì càng không ổn vì khả năng sinh lợi của tài sản đã bị đánh đổi. Nhìn chung qua ba năm từ 2010 2012 thì chỉ số trạng thái tiền mặt biến động tăng giảm khác nhau, biến động này là hệ quả của việc tiền mặt biến động thay đổi. Năm 2011 là năm mà vấn đề thanh khoản là vấn đề cốt lõi của cả hệ thống Ngân hàng chứ không riêng gì NHNo&PTNT Chợ Mới. Bởi thời điểm nửa cuối năm 2011, lạm phát của nền kinh tế ở mức cao, đứng trƣớc tình trạng đó, Thống đốc NHNN đã đƣa ra chính sách thắt chặt tiền tệ. Điều này khiến cho hệ thống NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Đứng trƣớc tình trạng khó khăn chung của toàn hệ thống, Agribank Chợ Mới đã theo quan điểm thận trọng, chủ động đối phó với vấn đề thanh khoản chính vì thế ngân hàng đã dữ trự nhiều hơn để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền bất thƣờng của ngƣời dân điều này kéo theo chỉ số trạng thái tiền mặt tăng trong năm này. Đến năm 2012, chỉ số này lại giảm mạnh, bởi NH không ngừng tăng trƣởng qui mô tài sản, kèm theo nguồn vốn huy động tiếp tục có xu hƣớng tăng và ổn định hơn, thể hiện lƣợng vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao, đồng thời năm này NHNN thực hiện nhiều chính sách tiền tệ thay đổi liên tục, đầu năm thắt chặt cuối năm nới lỏng, mặt dù vậy, Ban lãnh đạo NH vẫn quyết định giảm lƣợng tiền mặt trong dữ trữ, vì vậy chỉ số trạng thái tiền mặt giảm trong năm này. 6 tháng năm 2013 do nền kinh tế nhiều biến động nên cùng với sự gia tăng của tổng tài sản thì lƣợng tiền mặt dự trữ tại NH cũng tăng lên để đảm bảo an toàn cho NH với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên chỉ số này tăng cao trong những năm đầu. Nhìn chung thì trạng thái ngân quỹ của NH tăng giảm linh hoạt theo từng thời kỳ của nền kinh tế cũng nhƣ phù hợp với các chính sách của chính phủ và sự cạnh tranh gây gắt giữa của các ngân hàng thƣơng mại khác. Tuy nhiên, chỉ số này còn quá thấp, trong thời gian tới NH cần quan tâm đến khoản mục này nhiều hơn nhằm hạn chế khả năng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn bằng việc duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tạo đƣợc lợi nhuận cao. 50 4.2.2.2 Chỉ số năng lực cho vay Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản đầu tƣ của NH cũng là một trong những chỉ tiêu gián tiếp đánh giá về tình hình thanh khoản tại ngân hàng vì hệ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Mà cho vay và cho thuê tài chính đƣợc xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó hệ số này càng cao sẽ làm ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Agribank Chợ Mới không tài trợ cho thuê đối với các đối tƣợng khách hàng nên số dƣ cho thuê đối với các đối tƣợng khách hàng bằng 0 qua các năm. Vì vậy, chỉ số tài sản có tính thanh khoản thấp này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phƣơng thức vay với tổng tài sản. Nhìn chung, qua ba năm, tỷ số này chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trên 90%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của NH. Tuy nhiên, điều này chứa đựng tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của NH vì tín dụng là những tài sản có tính thanh khoản kém đồng thời vấn đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng,… Nhƣng đối với Agribank Chợ Mới thì khoản mục này của ngân hàng vẫn ở mức có thể chấp nhận đƣợc trong điều kiện nền kinh tế không có gì đột biến bất ngờ. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có chính sách hợp lý trong việc dự báo nhu cầu thanh khoản để đáp ứng tốt hơn. 4.2.2.3 Thành phần tiền biến động Khả năng đáp ứng thanh khoản của NH còn có thể đƣợc đánh giá thông qua chỉ số thành phần tiền biến động. Đây là tỷ số này phản ánh tính ổn định của cơ sở tiền gửi, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ nhu cầu thanh khoản càng thấp. Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy chỉ số thành phần tiền biến động của Agribank Chợ Mới thấp và có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Nguyên nhân do số lƣợng tiền gửi thanh toán tăng chậm hơn tổng số tiền gửi, trong giai đoạn này vốn huy động từ tiền gửi chủ yếu là từ khách hàng cá nhân mà đối tƣợng khách hàng này gửi tiền chủ yếu vì mục đích sinh lời. Nhƣng qua 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này lại cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, do trong khoảng thời gian những tháng đầu năm 2013 lãi suất giảm nên các doanh nghiệp, hộ sản xuất đƣợc tiếp cận nguồn vốn dễ hơn nên giải quyết đƣợc phần nào khó khăn dẫn đến lƣợng tiền gửi tại NH để thanh toán tăng. Vì vậy, chỉ số cấu trúc tiền gửi tăng lên nhƣng không tăng nhiều. Từ phân tích ở trên cho thấy đây là một dấu hiệu tốt vì tiền gửi phi thanh toán 51 chiếm tỷ trọng cao hơn và càng tăng, nguồn tiền ổn định NH có thể yên tâm đầu tƣ lĩnh vực khác. 4.2.2.4 Dư nợ trên tiền gửi khách hàng (LDR) Dƣ nợ trên tổng số tiền bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi, biểu hiện phần trăm vốn tín dụng đƣợc tài trợ bằng vốn tiền gửi, chỉ số này càng cao thì rủi ro thanh khoản của NH càng cao. Theo bảng 4.4 ở trên cho thấy qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này giảm liên tục nhƣng vẫn lớn hơn 1. Điều này cho thấy chi nhánh đã sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển để cấp tín dụng, vì lƣợng dƣ nợ tín dụng đƣợc cấp lớn hơn dƣ vốn huy động đƣợc, vì vậy rủi ro thanh khoản tiềm ẩn trong tƣơng lai là không thể phủ nhận. NH cần có phƣơng hƣớng chủ động quản lý và giám sát các khoản tín dụng đã cấp thật tốt để hạn chế nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao lòng tin, nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong tƣơng lai. Nhƣng tỷ lệ này có xu hƣớng giảm qua các năm do NH đã tăng cƣờng công tác huy động tiền gửi, tuy vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nhƣng cũng phần nào bù đắp đƣợc lƣợng vốn cho vay. Vì vậy NH cần điều chỉnh chỉ số này cho thật hợp lý đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa lƣợng vốn cấp tín dụng và lƣợng vốn huy động đƣợc. Trong tƣơng lai NH cần có chiến lƣợc huy động vốn ngày càng tốt hơn để đảm bảo đủ lƣợng vốn cung cấp cho hoạt động cho vay của NH. % 214 209 250 199 184 169 200 150 95 101 101 103 99 2011 2012 100 50 Năm 0 2008 2009 2010 LDR bình quân ngành LDR Agribank Chợ Mới Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Hình 4.3: So sánh chỉ số LDR bình quân ngành và LDR Agribank Chợ Mới giai đoạn 2008 - 2012 Qua hình trên, thanh khoản VND của toàn hệ thống TCTD đƣợc đảm bảo và có xu hƣớng cải thiện dần so với cuối năm 2011. Tỷ lệ tín dụng VND/huy động vốn VND đƣợc cải thiện rõ rệt, từ mức trên 101% vào năm 2010 xuống dƣới 99% đến ngày 25/10/2012. Trong đó, tỷ lệ LDR vẫn còn khá cao ở khối NHTM Nhà nƣớc (101,35%), các công ty tài chính và cho thuê tài chính 52 (122,76%), song khối NHTMCP có tỷ lệ thấp hơn hẳn với 70,16%. Có hai yếu tố tạo nên chuyển biến LDR từ đầu năm đến nay. Thứ nhất, tín dụng hạn chế, tăng trƣởng không đáng kể và mới chỉ nhích tăng vài tháng gần đây do nhiều lý do khác nhau. Thứ hai, mẫu số là nguồn vốn huy động lại có sự tăng trƣởng vƣợt trội. Cụ thể, ƣớc tính đến tháng 10/2012 so với đầu năm, tăng trƣởng tín dụng mới chỉ 4.49% nhƣng huy động vốn tăng trƣởng tới 15,98%. Có một diễn biến nổi bật từ đầu năm là: tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế liên tục ở trạng thái âm so với 2011 (có những tháng đầu năm giảm tới 5 - 6%), trong khi nguồn vốn từ dân cƣ có tốc độ tăng trƣởng cao (đến tháng 6/2012 tăng tới 17,18%). Hay nói cách khác, nguồn vốn từ dân cƣ đã có sự hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện tỷ lệ LDR của hệ thống. Tuy nhiên, chỉ số LDR bình quân ngành tƣơng đối cao cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. LDR của Agribank Chợ Mới đang cao hơn nhiều so với chỉ số bình quân ngành, cho thấy rủi ro thanh khoản có thể sẽ tiềm ẩn trong tƣơng lai. Thời gian tới, Ngân hàng cần cân đối danh mục cho vay và huy động và vốn điều chuyển để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. 4.2.2.5 Chỉ số vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Qua bảng các chỉ tiêu tài chính cho thấy chỉ tiêu này rất thấp và có xu hƣớng giảm mạnh. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với toàn thể cán bộ nhân viên của Agribank Chợ Mới nói chung, với những nỗ lực cải thiện một thực tế đang tồn tại ở các NHTM trong thời gian gần đây: huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Nhƣ chúng ta đã biết, trong hoạt động tín dụng, các NH rất e dè khi cho vay trung và dài hạn bởi thời hạn cho vay càng dài, vòng vốn quay càng chậm, nguy cơ nợ xấu càng gia tăng, dẫn theo đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng. Theo thống kê năm 2010 thì việc huy động vốn tại các NHTM hơn 75% là ngắn hạn trong khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm trên 40 - 50% tổng dƣ nợ. Tình hình này những năm tiếp theo đã khả quan hơn nhờ vào quy định không đƣợc sử dụng quá 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của NHNN, đã tạo cơ hội cho các NH tự cân đối lại cơ cấu cho vay của mình. Agribank Chợ Mới là một ví dụ tiêu biểu, chỉ tiêu này của NH giảm dần qua từng năm. Nguyên nhân, do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu vẫn là ngắn hạn nên gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn này cho vay các khoản dài hạn do sự ràng buộc của pháp luật và nó cũng ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của Chi nhánh. Vì vậy Chi nhánh tăng huy động nguồn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng, từ cho vay các dự án lớn với thời hạn dài chuyển sang hƣớng bán lẻ. Đây là 53 một hƣớng đi đúng đắn, giúp NH tháo gỡ khó khăn trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn. 4.3 DỰ BÁO NHU CẦU THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THEO PHƢƠNG PHÁP CẤU TRÚC VỐN Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản thì công việc dự báo về nhu cầu thanh khoản trong thời gian sắp tới là công việc rất quan trọng nó sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trên lý thuyết, có nhiều phƣơng pháp để đo lƣờng nhu cầu thanh khoản nhƣ: phƣơng pháp dựa vào nguồn vốn và sử dụng vốn, phƣơng pháp dựa vào cấu trúc vốn, phƣơng pháp phân tích tình huống,…ở đây tôi sử dụng phƣơng pháp dựa vào phƣơng pháp cấu trúc vốn để dự báo nhu cầu thanh khoản của Agribank Chợ Mới trong năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014. 4.3.1 Cơ sở dự báo  Định hướng phát triển của Agribank Chợ Mới năm 2013 Để xác định xu hƣớng vận động của tiền vay và tiền gửi trong năm 2013, tôi sử dụng các chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng và huy động vốn mà Ban lãnh đạo Chi nhánh xác định trong Đại hội Công nhân viên chức ngày 03/02/2013. Cụ thể, tăng trƣởng huy động vốn trong năm 2013 là đạt 390 tỷ, tƣơng đƣơng mức tăng 31%/năm, tăng trƣởng dƣ nợ cho vay là 17%/năm. Về tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế Huyện phát triển tăng trƣởng và ổn định (năm 2012 GDP tăng hơn 15%, mục tiêu năm 2013 GDP Huyện tăng 16% trở lên), thu nhập của ngƣời dân đƣợc đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cƣ cao hơn từ đó lƣợng tiền gửi vào NH tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên. Đây quả là dấu hiệu tốt cho tăng trƣởng tín dụng trong tƣơng lai. Đồng thời, trong Đại hội công nhân viên chức đầu năm 2013, Ban Giám đốc tập trung chỉ đạo cán bộ tiếp cận khai thác khách hàng, đặc biệt là các hộ gia đình, cá nhân để đầu tƣ ngoài ra còn phát động thi đua tăng trƣởng dƣ nợ. Vì vậy, tác giả tin rằng tín dụng của Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng trƣởng mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên, trong đầu tƣ tín dụng Ban Giám đốc luôn quan tâm chỉ đạo là phải chú trọng chất lƣợng tín dụng, hiệu quả và an toàn vốn, phải thực hiện tốt các bƣớc kiểm tra, thƣờng xuyên theo dõi quản lí chặt chẽ các món vay. Về công tác huy động vốn, trong Đại hội công nhân viên chức đầu năm 2013, NH xác định công tác huy động vốn là trọng tâm và “sống còn” vì có 54 vốn mới tự chủ, mới đầu tƣ, mới nâng cao đời sống cán bộ. Do đó Ban giám đốc và toàn thể nhân viên đều thống nhất quan điểm xem công tác huy động vốn là hàng đầu. Ban Giám đốc đã cùng các phòng ban bàn biện pháp và giải pháp thực hiện, cuối cùng đi đến thống nhất là củng cố lại Ban chỉ đạo huy động vốn, thành lập 2 tổ huy động vốn một chuyên trách và một bán chuyên trách. Xây dựng kế hoạch, phân công, giao việc, giao chỉ tiêu và thực hiện thi đua thƣởng nóng đồng thời thực hiện tốt công tác tuyên truyền quảng cáo, chăm sóc khách hàng với nhiều hình thức vào các ngày lễ tết, ngày sinh nhật tặng quà và thăm hỏi nhất là chấn chỉnh thái độ phục vụ khách hành. Mặc dù tình hình diễn biến phức tạp, cuộc chạy đua và cạnh tranh ngày càng gay gắt của các TCTD trên địa bàn về lãi suất, khuyến mãi, tiếp cận lôi kéo khách hàng. Nhƣng với thế mạnh về uy tín và thƣơng hiệu của NH cộng thêm tinh thần quyết tâm của toàn thể cán bộ viên chức trong NH, tác giả tin rằng đây là một yếu tố hết sức thuận lợi cho Chi nhánh. Vì vậy tác giả kỳ vọng mức tăng trƣởng tiền gửi năm 2013 sẽ đạt đƣợc mức cao nhất theo kế hoạch đề ra là 31% và kỳ vọng rằng mức tăng trƣởng tín dụng cao nhất của Agribank Chợ Mới sẽ đạt chỉ tiêu kế hoạch để ra đầu năm, cụ thể là 17%.  Các chính sách của Nhà nước, nhận định của nhân viên Agribank Chợ Mới trong năm 2014 Do các kế hoạch, chỉ tiêu của Chi nhánh thƣờng đƣợc xác định vào đầu năm mới nên tác giả sẽ điểm qua một số chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc về lĩnh vực nông nghiệp mà tác giả vừa cập nhật làm cơ sở dự báo bởi các chính sách của Nhà nƣớc về nông nghiệp trong thời gian qua đã góp phần tích cực trong phát triển của Chi nhánh. Mặt khác, trong quá trình thực tập tại Chi nhánh tác giả cũng đã trao đổi trực tiếp với các nhân viên có kinh nghiệm lâu năm để có thêm cơ sở cho bài. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong năm 2014 Gần đây, Đảng, Nhà nƣớc có nhiều chủ trƣơng, cơ chế chính sách tích cực về tín dụng hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc vừa phát đi thông cáo khẳng định, trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng NHNN luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ƣu tiên cần tập trung đầu tƣ vốn với nhiều chính sách phù hợp. Ngân hàng Nhà nƣớc cũng đang nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất cho vay một số chƣơng trình mới, phù hợp với quy trình sản xuất của bà con. Sau đây là một số thông tin tiêu biểu: 55 - Vào ngày 14 tháng 11 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 68/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Theo đó, từ ngày 01/01/2014, các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân là đối tƣợng trực tiếp sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, đánh bắt, chế biến nông sản, thủy sản; dịch vụ cơ giới nông nghiệp và các doanh nghiệp có ký kết thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản, dịch vụ cơ giới hóa với tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc nông dân khi mua máy, thiết bị nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp sẽ đƣợc hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay trong 02 năm đầu và 50% trong năm thứ ba; mức vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa - Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ: Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Quyết định này quy định một số chính sách ƣu đãi và hỗ trợ của Nhà nƣớc nhằm khuyến khích liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản thuộc các dự án cánh đồng lớn theo quy hoạch và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2013. Hôi nông dân đã liên kết Ngân hàng tổ chức triển khai chƣơng trình cho vay hộ nông dân trong tỉnh năm 2013 và những năm tiếp theo. - Văn phòng Chính phủ vừa có công văn số 252/TB-VPCP truyền đạt ý kiến của Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các cơ quan quản lý cần nhanh chóng phê duyệt Quy hoạch thƣơng nhân xuất khẩu gạo theo hƣớng ƣu tiên cho DN có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với ngƣời sản xuất lúa đƣợc làm đầu mối xuất khẩu gạo…. Bộ Công thƣơng sẽ yêu cầu các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu. Quy định này không những giúp doanh nghiệp chủ động đƣợc nguồn gạo, mà nông dân cũng có thị trƣờng tiêu thụ ổn định hơn, tránh bị ép cấp, ép giá. Qua các thông tin trên, ta có thể nhận thấy rằng Nhà nƣớc ngày càng quan tâm phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng hiện đại. Đồng thời, luôn tạo điều kiện để nông dân có thể tiếp cận tín dụng, luôn chú trọng đến quyền lợi và chăm lo đời sống của ngƣời nông dân. Đây quả là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển tín dụng và huy dộng vốn của Chi nhánh Agribank Chợ Mới trong năm tới bởi nông dân là đối tƣợng giao dịch chủ yếu tại Chi nhánh. Nhận định của nhân viên Chi nhánh về mức tăng tín dụng, tiền gửi trong năm 2014 Trong cuộc trao đổi trực tiếp với chị giao dịch viên của Agribank Chợ Mới, chị cho biết do NH đang tiếp tục thi hành chỉ đạo của cấp trên về việc 56 hạn chế dƣ nợ trên tài khoản điều chuyển vốn, do đó ngay từ đầu năm 2013 Chi nhánh đã đẩy mạnh hoạt động huy động vốn để đảm bảo an toàn vốn. Chị cho biết thêm NH cũng đang triển khai các chƣơng trình huy động thời gian áp dụng đến đầu năm 2014, các sản phẩm ngày càng đa dạng. Theo quan điểm của chị trong sáu đầu năm tới tốc độ tăng tiền gửi có thể ở mức 18 - 20% so với cùng kỳ. Đồng thời, để có thêm cơ sở về mức tăng trƣởng tín dụng trong sáu tháng đầu năm 2014, tác giả cũng đã trao đổi với cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm. Qua buổi trò chuyện chú cán bộ tín dụng cho biết nhu cầu vốn trên địa bàn đang có xu hƣớng tăng cao. Tính đến tháng 10/2013 dƣ nợ đã tăng đạt hơn 600 tỷ, vì vậy Chi nhánh sẽ sớm hoàn thành kế hoạch đặt ra. Chú khẳng định thêm, hàng năm, dƣ nợ tín dụng luôn có hƣớng tăng cao và tăng trƣởng sáu tháng đầu năm thông thƣờng vào khoảng 9 - 10% so với năm trƣớc. Từ các chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc kết hợp với các quan điểm của cán bộ nhân viên Chi nhánh tác giả có cơ sở tin rằng trong năm tới hoạt động cho vay và huy động vốn của Chi nhánh sẽ tăng cao và kỳ vọng mức tăng sẽ đạt nhƣ nhận định của cán bộ NH. Nhƣ vậy, dựa trên các phân tích ở trên ta có thể tổng hợp lại các giả thuyết cho phần dự báo nhƣ sau: + Tăng trƣởng tín dụng cao nhất năm 2013: 17% (so với 2012) + Tăng trƣởng tiền gửi cao nhất năm 2013: 31% (so với 2012) + Tăng trƣởng tín dụng cao nhất 6th2014: 10% (so với 6th2013) + Tăng trƣởng tiền gửi cao nhất 6th2014: 20% (so với 6th2013) 4.3.2 Dự báo nhu cầu thanh khoản theo phƣơng pháp cấu trúc vốn *Dự trữ thanh khoản vốn Dựa vào phƣơng pháp luận về phƣơng pháp cấu trúc vốn đã trình bày cụ thể ở trên và các phân tích về tăng trƣởng tiền gửi, tác giả tính tổng nguồn vốn huy động NH đạt đƣợc trong năm 2013, 6th2014 theo tốc độ tăng đã nêu trong phần cơ sở. Sau đó phân chia các nguồn vốn huy động của Agribank Chợ Mới theo mức độ có thể rút ra khỏi NH theo tỷ trọng các chỉ tiêu tƣơng đƣơng năm 2012, 6th2013 (xem phụ lục). Cuối cùng, tác giả kỳ vọng lƣợng tiền gửi bị rút ra tối đa cũng tăng theo tốc độ tăng của nguồn vốn huy động đƣợc tƣơng ứng, cụ thể đƣợc trình bày ở bảng sau: 57 Bảng 4.5: Nguồn vốn phân theo khả năng bị rút ra khỏi Agribank Chợ Mới năm 2013 và 6th2014 Đvt: Triệu đồng Khoản mục Diễn giải Năm 2013 6th2014 Vốn nóng Tiền gửi không kỳ hạn 1.906.741 1.392.559 Vốn kém ổn định Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng 1.991.485 673.819 Vốn ổn định Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 338.976 179.685 Nguồn: Tính toán của tác giả Theo văn bản số 1925/QĐ-NHNN 26/8/2011. Áp dụng ngày 01/09/2011. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng VND áp dụng theo QĐ 379/QĐNHNN ngày 24/2/2009 (áp dụng từ kỳ dự trữ tháng 3/2009), tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng USD áp dụng theo QĐ 1925/QĐ-NHNN ngày 26/8/2011 (áp dụng từ kỳ dự trữ 9/2011). Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHNo&PTNT Việt Nam là 1% cho tất các loại kỳ hạn. Tỷ lệ dự trữ cho từng loại nguồn vốn phân theo khả năng bị rút ra khỏi NH nhƣ đã đƣợc trình bày trong phần trƣớc lần lƣợt là: + Nhóm 1: Nguồn vốn nóng là 97% + Nhóm 2: Nguồn vốn kém ổn định là 30% + Nhóm 3: Nguồn vốn ổn định là 20% Và theo thông tin cung cấp tại Chi nhánh về bản chất nguồn vốn điều chuyển cũng đƣợc xếp vào nhóm 1 và vốn này không có trích dự trữ bắt buộc. Từ đó, ta tính đƣợc dự trữ thanh khoản nguồn vốn nhƣ sau:  Năm 2013 Dự trữ thanh khoản vốn = 0,97*[VĐC+(vốn TG nóng - Dự trữ bắt buộc)] + 0,3*(Nguồn vốn kém ổn định - Dự trữ bắt buộc) + 0,2*(Nguồn vốn ổn định - Dự trữ bắt buộc) = 0,97*[248.000 + (1.906.741 – 19.067)] + 0,30*(1.991.485 – 19.915) + 0,2*(338.976 – 3.390) = 2.730.192 triệu đồng.  6th2014 Dự trữ thanh khoản vốn = 0,97*[235.560*60%+ (1.392.559 – 13.926)] + 0,30*(673.819 – 6.738) + 0,2*(179.685 – 1.797) = 1.710.072 triệu đồng. 58 *Dự trữ thanh khoản cho vay Dự báo nhu cầu vay tiềm năng trong năm 2013, 6th2014 nhƣ phân tích ở phần trƣớc. Nhƣ vậy, dự trữ thanh khoản cho vay đƣợc xác định nhƣ sau:  Năm 2013 Dự trữ thanh khoản cho vay: = 100%*(Quy mô cho vay tối đa – dƣ nợ năm 2012) = 100%*[782.168*(1+17%) – 545.730] = 369.407 triệu đồng  6th2014 Dự trữ thanh khoản cho vay = 100%*(Quy mô cho vay tối đa – 50%*dƣ nợ 6th2013) = 100%*[472.919*(1+10%) – 573.761*50%] = 233.330 triệu đồng Bảng 4.6: Dự báo nhu cầu thanh khoản tại Agribank Chợ Mới trong năm 2013 và 6th2014 Đvt: Tr.đồng Năm 2013 Chỉ tiêu Dự trữ thanh khoản vốn Dự trữ thanh khoản cho vay Tổng nhu cầu thanh khoản 6th2014 2.730.192 1.710.072 369.407 233.330 3.009.599 1.943.402 Nguồn: Tính toán của tác giả Theo phƣơng pháp dự báo trên ta có thể thấy đƣợc nhu cầu thanh khoản của Agribank Chợ Mới vẫn ở mức cao cụ thể năm 2013 là 3.009.599 triệu đồng (giảm 30% so với 2012) và 6 tháng 2014 là 1.943.402 (giảm 22% so với cùng kỳ). Đây chỉ là những con số dự báo dựa trên số liệu lịch sử và giả định rằng các yếu tố ảnh hƣởng đến huy động vốn và cho vay của Agribank Chợ Mới là không đổi. Nhƣng trên thực tế hoạt động kinh doanh của Chi nhánh nhất là trong nền kinh tế hiện nay còn tiềm ẩn nhiều biến động. Do đó, Chi nhánh nên theo dõi sát những phát sinh trong ngân hàng cũng nhƣ những vấn đề nền kinh tế có thể ảnh hƣởng đến tình hình thanh khoản nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung để từ đó kết hợp với dự báo trên lập thành kế hoạch tài trợ hợp lý nhằm nâng cao chất lƣợng thanh khoản và lợi nhuận tại ngân hàng. Việc đề ra chiến lƣợc, biện pháp sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng tiếp theo. 59 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH CHỢ MỚI 5.1 TỒN TẠI TRONG VẤN ĐỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG Sau khi tìm hiểu về tình hình thanh khoản của Agribank Chợ Mới chúng ta nhận thấy NH còn gặp phải một số hạn chế ảnh hƣởng đến thanh khoản NH nhƣ sau: - Trạng thái thanh khoản của Ngân hàng dƣơng nhƣng chênh lệch cung thanh khoản và cầu thanh khoản còn khá lớn nên không khai thác hết tiềm năng sinh lời của tài sản sẽ ảnh hƣởng tới lợi nhuận của Ngân hàng. - Nguồn vốn huy động tại chỗ, đặc biệt là vốn trung và dài hạn chƣa cao và không ổn định trong khi tiềm năng nguồn vốn trong dân cƣ còn nhiều khiến nguồn cung thanh khoản của NH không ổn định còn phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngắn hạn và vốn điều chuyển từ NH tỉnh khiến Agribank Chợ Mới khó tự chủ trong kinh doanh. - Dƣ nợ cho vay trung dài hạn tỷ lệ còn thấp so với tỷ trọng đầu tƣ trung ƣơng giao. Mặc dù loại cho vay này có tính ổn định, ít biến động và lãi suất cho vay cao hơn, nhƣng ta thiếu tập trung khai thác đầu tƣ. - Thu dịch vụ ngoài tín dụng có nỗ lực phấn đấu nhƣng chƣa đạt theo yêu cầu, nguồn thu chủ yếu là chuyển tiền mặc dù có tập trung vận động nhƣng phí chuyển tiền còn cao hơn so với NH Đầu tƣ, NH Đông Á, Sacombank nên một số khách hàng lớn bỏ đi quan hệ chuyển tiền NH khác kể cả khách hàng có vay nợ ngân hàng nông nghiệp và khách hàng truyền thống. - Ngân hàng không đầu tƣ vào các khoản thanh khoản dự phòng cụ thể là trái phiếu Chính phủ dự trữ tại Ngân hàng điều này cho thấy nếu gặp khó khăn về thanh khoản Ngân hàng sẽ không có nguồn dự phòng để bù đắp vào. - Chƣơng trình máy còn bị ảnh hƣởng treo mạng, giải quyết chậm, làm phiền lòng khách hàng phải chờ đợi lâu. 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ THANH KHOẢN Nhìn chung nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tình trạng bất ổn có thể xảy ra và sẽ tác động đến kết quả hoạt động của các tổ chức kinh tế nói chung và của NH nói riêng. Do đó, việc đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân hàng giai đoạn này là một việc làm cần 60 thiết. Sau đây là một số giải pháp đề xuất nhằm giúp cho ngân hàng có thể nâng cao năng lực quản trị thanh khoản. 5.2.1 Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản Phát triển nguồn nhân lực là nội dung trọng tâm trong kế hoạch nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng. Muốn đáp ứng các yêu cầu của ngân hàng hiện đại thì con ngƣời trong đó cũng phải có khả năng làm việc và sức sáng tạo cao. Đặc biệt là công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản lý thanh khoản nói riêng. Việc theo kịp trình độ quản lý và công nghệ của thế giới theo xu hƣớng hội nhập phụ thuộc trình độ quản lý và khả năng phân tích của cán bộ quản lý rất nhiều. Công việc đó đòi hỏi cán bộ quản lý phát hiện đƣợc các xu hƣớng, biến động của thị trƣờng và đƣa ra chiến lƣợc tốt nhất, hiệu quả nhất. Agribank Chợ Mới cần không ngừng nâng cao công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu. Tuyển con ngƣời phù hợp với từng công việc và đƣợc đào tạo cơ bản về công việc đó chứ không đào tạo chung chung. Bên cạnh đó, Agribank Chợ Mới cần chú trọng học tập kinh nghiệm của nƣớc ngoài bằng việc thƣờng xuyên cử cán bộ đi học, tác nghiệp và thuê chuyên gia nƣớc ngoài tƣ vấn để nâng cao năng lực thực tiễn về quản lý thanh khoản theo chuẩn mực quốc tế. Ngoài việc khen thƣởng, khuyến khích ngƣời lao động, NH còn phải xây dựng hệ thống đánh giá công việc một cách khoa học để họ hƣởng công tƣơng xứng năng lực, phát huy tính sáng tạo. 5.2.2 Phát triển nền tảng công nghệ và làm chủ hệ thống thông tin Nhƣ đã nghiên cứu ở trên, việc quản lý rủi ro muốn chính xác và kịp thời đòi hỏi phải có nền tảng công nghệ, hệ thống công nghệ thông tin phát triển ở mức cao. Việc đầu tƣ nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin là vấn đề tất yếu trong thời kỳ hội nhập hiện nay. Agribank Chợ Mới cần xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin kết nối tiên tiến tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho các nghiệp vụ nhằm tăng hiệu quả, hơn nữa đảm bảo thông tin cập nhật và chính xác để hỗ trợ việc quản lý rủi ro. Thời gian tới Agribank Chợ Mới cần giải quyết một số mặt sau để tăng cƣờng quản lý thanh khoản: - Xác định đầu tƣ phần mềm là quan trọng và quyết định, vì kết quả do máy tính tạo ra phụ thuộc vào quy chuẩn của báo cáo và phần mềm của hệ thống sử dụng. Phần mềm hiện đại giúp con ngƣời giảm bớt gánh nặng về thời gian và chi phí trong các nghiệp vụ, từ đó tăng năng suất, hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng. 61 - Hiện đại hóa toàn diện và đồng bộ, không đầu tƣ dàn trải mà thiếu tính đồng bộ. Mục tiêu là hóa hoạt đồng kinh doanh và tổ chức quản lý ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế, cải cách hoạt động nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ. 5.2.3 Tăng cƣờng quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ Rủi ro thanh khoản cũng có thể phát sinh từ hoạt động của chính ngân hàng. Do vậy, kiểm soát nội bộ là giảm rủi ro trong tất cả các khâu hoạt động, giúp toàn bộ hệ thống làm việc theo đúng quy trình. Bộ phận quản trị rủi ro phải đƣợc tách riêng với bộ phận kinh doanh nhƣng vẫn phải kết hợp và làm việc theo mục tiêu hoạt động của ngân hàng đề ra. Muốn đạt đƣợc yêu cầu đó Agribank Chợ Mới trong thời gian tới cần: - Thành lập bộ phận quản lý rủi ro chuyên trách thƣờng xuyên kiểm tra, kiểm soát nội bộ, liên tục nhằm đôn đốc các nhân viên tuân thủ đúng nguyên tắc và nâng cao ý thức cán bộ. - Tăng cƣờng công tác dự báo điều kiện kinh tế vĩ mô cũng nhƣ vi mô trong hiện tại và tƣơng lai. - Xây dựng và ban hành các sổ tay quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ. 5.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO THANH KHOẢN 5.3.1 Cân đối cung cầu thanh khoản, điều chỉnh trạng thái thanh khoản ròng Nhƣ đã phân tích trong phần cung - cầu thanh khoản, NHNo&PTNT Chợ Mới đang trong tình trạng thặng dƣ thanh khoản tƣơng đối lớn, nếu trong thời gian tới NH cứ tiếp tục duy trì trạng thái này sẽ làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của NH vì hiệu quả sử dụng vốn chƣa tối ƣu. Vì vậy, NH cần cân đối lại nguồn cung và cầu thanh khoản để điều chỉnh trạng thái này. Đối với Nguồn cung thanh khoản đang dồi dào chủ yếu từ lƣợng vốn huy động và vốn điều chuyển và công tác thu hồi nợ, trong thời gian tới NH cần hạn chế nhận vốn điều chuyển từ NH cấp trên, tăng cƣờng công tác huy động vốn và thu hồi nợ, tích cực điều chuyển vốn lên NH cấp trên khi thừa vốn. Đối với nhu cầu thanh khoản, cần mở rộng hoạt động tín dụng hơn nữa thông qua nhiều hình thức khác nhau cho nhiều nhóm đối tƣợng,... đồng thời, tích cực đầu tƣ thêm vào các tài sản có tính thanh khoản cao vừa tạo ra nguồn dự trữ thứ cấp vừa tăng khả năng sinh lợi của tài sản nhƣ tăng thêm lƣợng gửi tiền tại các tổ chức tín dụng ở địa phƣơng, đầu tƣ vào các chứng khoán có tính thanh khoản cao nhằm vừa tạo ra thêm tài sản sinh lợi vừa tạo ra lá chắn phòng thủ trƣớc nhu cầu thanh khoản. 62 5.3.2 Tiếp tục gia tăng nguồn VHĐ nhất là vốn trung và dài hạn Hiện tại Chi nhánh đang phụ thuộc nhiều vào vốn điều chuyển. Dó đó, Chi nhánh cần tăng cƣờng huy động vốn, đặc biệt là vốn trung và dài hạn. Để làm đƣợc nhƣ vậy, Agribank Chợ Mới cần: - Triển khai thực hiện một số chƣơng trình nhƣ tiết kiệm tuổi già, tiết kiệm cho con với thời hạn dài nhƣ hình thức của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Hình thức này sẽ góp phần đảm bảo cho cuộc sống sau này của ngƣời thụ hƣởng. - Cải tiến sản phẩm tiết kiệm trung và dài hạn hiện có của Chi nhánh để tăng thêm tính hữu dụng đối với khách hàng cũ và giúp thu hút khách hàng mới: + Khuyến khích khách hàng nhận lãi qua thẻ đặc biệt là khách hàng làm việc theo giờ hành chính nhằm giúp khách hàng hạn chế đƣợc thời gian và thủ tục khi nhận lãi trực tiếp, bên cạnh đó, việc Chi nhánh chuyển lãi qua thẻ cho khách hàng cũng giống nhƣ một hình thức huy động vốn. Đối với các khách hàng có con em đi học ở xa, họ có thể sử dụng lãi chuyển thẳng vào tài khoản thẻ cho ngƣời thân mà không cần làm thủ tục gửi tiền một lần nữa. + Thanh toán các chi phí sinh hoạt hàng tháng cho một số đối tƣợng khách hàng có tài khoản tại Chi nhánh nếu họ đồng ý nhƣ: tiền điện, tiền nƣớc, tiền điện thoại,… + Khuyến khích khách hàng gửi tiền kỳ hạn dài và cho khách hàng lãnh lãi hàng tháng với lãi suất nhƣ trên hợp đồng. Hình thức này đặc biệt hiệu quả khi mà trần lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đã đƣợc dỡ bỏ. - Thực hiện các chƣơng trình gửi tiền trúng thƣởng ƣu tiên cho kỳ hạn dài. Tuy đây là hình thức khá phổ biến hiện nay nhƣng vẫn có tác động thu hút ở mức độ nhất định. Về cơ cấu giải thƣởng không nên tập trung treo giải quá lớn vì nhƣ thế số lƣợng giải thƣởng ít gây tâm trạng “biết chừng nào tới mình” cho ngƣời gửi tiền, Chi nhánh nên chia nhỏ giải thƣởng và tăng số lƣợng. Tuy nhiên, Chi nhánh nên tính toán kỹ trƣớc khi đƣa ra các chƣơng trình khuyến mại nhằm đảm bảo lợi ích cho mình. - Ngoài ra, với việc dỡ bỏ trần lãi suất huy động Chi nhánh có thể tìm kiếm các hợp đồng tín dụng trung, dài hạn trƣớc rồi tiến hành huy động vốn trung, dài hạn. Tuy nhiên, việc làm này cần phải hết sức cẩn thận, tốt nhất Chi nhánh chỉ nên tiến hành đối với các khách hàng thân thuộc và nên có thỏa thuận trƣớc. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần phải có sự tìm hiểu và dự đoán tốt xu hƣớng lãi suất để từ đó đƣa ra đƣợc mức lãi suất phù hợp, cạnh tranh. 63 5.3.3 Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng tăng cho thấy ngân hàng đã có những biện pháp pháp tốt trong công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng. Ngân hàng nên tiếp tục cố gắng duy trì và phát huy ƣu điểm này, chú trọng hơn nữa để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu nợ sau này. Tích cực công tác kiểm tra, bám sát theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng (xuống từng địa phƣơng, từng hộ vay,...), xem họ có sử dụng vốn đúng mục đích hay không, việc kinh doanh có thuận lợi không,… để có kế hoạch thu hồi vốn nếu khách hàng hoạt động không đúng hƣớng, không hiệu quả. Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp ngân hàng nắm đƣợc thực trạng sản xuất kinh doanh cũng nhƣ khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Ngân hàng cần phối hợp với chính quyền địa phƣơng trong việc xem xét kiểm tra tình hình hoạt động của các đơn vị, để biết đƣợc có nên tiếp tục đầu tƣ nữa không, từ đó ngăn chặn rủi ro ảnh hƣởng đến công tác thu hồi nợ. Ngoài ra, ngân hàng cần phân tích kĩ lí do đề nghị vay vốn của khách hàng, để nắm bắt mục đích sử dụng vốn có phù hợp với mục đích xin vay vốn và phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế hay không, từ đó giúp ngân hàng đƣa ra giải quyết định đầu tƣ có hiệu quả. 5.3.4 Tăng nguồn thu hoạt động dịch vụ Ngân hàng nên có cuộc điều tra về địa bàn phát hành thẻ ATM kịp thời để có kế hoach mở rộng thêm các máy rút ATM, nhƣ việc mở thêm các máy ATM ở các khu dân cƣ mới mở, các khu công nghiệp,… Do hầu hết các doanh nghiệp hiện giờ đều thực hiện việc chi trả lƣơng qua thẻ. Do số lƣợng các NH hiện nay là tƣơng đối lớn nên để có thể mở rộng về thu nhập từ dịch vụ, thì việc NH đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng là một điều rất quan trọng. Để có thể làm đƣợc điều này thì NH nên có thêm những cuộc khảo sát đối với các khách hàng có sử dụng dịch vụ của NH để đánh giá mức độ hài lòng, những góp ý của khách hàng khi sử dụng dịch vụ sản phẩm của NH. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ: Tiếp tục chuẩn hoá sản phẩm, dịch vụ NH bán lẻ, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, dịch vụ trên cơ sở xây dựng chính sách lãi suất, phí chuẩn áp dụng thống nhất; Mở rộng mạng lƣới bán lẻ, tăng cƣờng các hoạt động ngân hàng điện tử nhƣ internet/sms/phone/mobile banking; Triển khai mô hình bán hàng chủ động trên toàn hệ thống. 64 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong những năm qua Agribank Chợ Mới đã đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nƣớc, gián tiếp tạo công ăn, việc làm cho ngƣời lao động. Ngoài mục tiêu kinh doanh mang lại lợi nhuận, ngân hàng còn giúp cho khách hàng có vốn để phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống và có cơ hội vƣơn lên làm giàu, có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp phát triển kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống xã hội từ thành thị đến nông thôn. Với vị thế là Chi nhánh của một trong những NHTM lớn của Việt Nam, Agribank Chợ Mới trong giai đoạn từ 2010 –2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã có nhiều cố gắng, phấn đấu tốt, tổ chức lãnh đạo điều hành thực hiện hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Agribank An Giang giao. Trong chỉ đạo điều hành luôn thể hiện tính thống nhất chung, đoàn kết nội bộ tốt từ ban giám đốc đến các phòng ban, đến từng cán bộ phát huy hiệu quả cao. Điều này đƣợc chứng minh qua lợi nhuận của Chi nhánh tăng qua các năm, hoạt động huy động vốn ngày càng góp phần quan trọng vào cơ cấu nguồn vốn của NH. Tập trung khai thác đầu tƣ nâng mức dƣ nợ bình quân hiện nay ở mức cao so các huyện, trong cho vay chú trọng nâng cao chất lƣợng tín dụng - an toàn vốn cụ thể đến nay tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ lệ 0,18%/ tổng dƣ nợ. Phong cách lề lối làm việc thái độ phục vụ đƣợc củng cố, tạo lòng tin uy tín với khách hàng,… Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng 2013, thanh khoản NH đều thặng dƣ với cung thanh khoản luôn lớn hơn nhiều so với cầu thanh khoản, vấn đề thanh khoản đã và đang đƣợc ban lãnh đạo Ngân hàng chú trọng hơn. Tuy nhiên, NH cần phải cố gắng hơn nữa trong công tác phân tích và hoạch định chiến lƣợc xử lý rủi ro thanh khoản còn đang tiềm ẩn. Các chỉ tiêu về thanh khoản của NH còn chƣa đảm bảo, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu chung về thanh khoản của các NHTM. Đây là một dấu hiệu chƣa tốt. Vì thế trong thời gian tới, NH cần cấu trúc cơ cấu tài sản, đặc biệt là dự trữ và đa đạng hóa kỳ hạn cấp tín dụng nhằm triệt tiêu khả năng mất cân đối trong kỳ hạn đến hạn với nguồn vốn huy động; tích cực có những chính sách hợp lý về huy động nguồn vốn và tăng cƣờng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thẩm định khách hàng trƣớc khi cho vay. Qua đó giúp Ngân hàng đảm bảo đƣợc nguồn cung thanh khoản cũng nhƣ nắm bắt đƣợc nhu cầu thanh khoản, 65 từ đó xác định đƣợc trạng thái thanh khoản trong thời gian tới, cũng nhƣ có cơ sở để đề ra chiến lƣợc điều chỉnh trạng thái này. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với NHNo&PTNT tỉnh An Giang Các qui chế, thông tƣ, văn bản cần có sự hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể cho từng đối tƣợng cụ thể nhằm tránh sự lệch lạc trong khi thực hiện. Bám sát tình hình trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ tích cực tiếp thu đóng góp từ chính trong nhân dân, lấy thực tế từ nhân dân để ra các quyết định có tính hợp lý hơn. Phân bổ nhân sự một cách hợp lý cho từng phòng ban để có thể phục vụ khách hàng đƣợc tận tình và nhanh chóng. Đẩy mạnh công tác marketing, đặc biệt thành lập phòng marketing hoặc thành lập website cho các ngân hàng cấp dƣới nếu cần thiết để giúp khách hàng tiếp cận với ngân hàng tốt hơn, khách hàng sẽ biết đến nhiều hơn về sự tồn tại ngân hàng, về sản phẩm dịch vụ, về sự tiện lợi khi giao dịch với ngân hàng, giúp tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Thƣờng xuyên tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ, nhân viên NH không chỉ nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn phải nâng cao trình độ tin học và ngoại ngữ để có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin và sản phẩm hiện đại. Đề ra các chính sách thi đua khen thƣởng và chính sách kỷ luật để thúc đẩy các chi nhánh hoạt động ngày một hiệu quả hơn. Xem xét nếu các trang thiết bị ngân hàng đang sử dụng đã lạc hậu hoặc đã quá cũ thì phải đổi mới bằng các trang thiết bị hiện đại, phù hợp với thị trƣờng để có thể tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. 6.2.2 Đối với Chính quyền địa phƣơng Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo các cơ sở, các ban ngành liên quan, chính quyền địa phƣơng các cấp khuẩn trƣơng hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tăng cƣờng công tác điều tra cơ bản, quy hoạch chi tiết và ổn định các vùng phát triển nông thôn, đặc biệt là vùng nuôi trồng thủy sản. Cần có kế hoạch và những giải pháp hỗ trợ đầu tƣ cụ thể nhƣ đất đai, mặt nƣớc nuôi trồng thủy sản, tài chính, lao động và thị trƣờng tiêu thụ để ngƣời sản xuất yên tâm đầu tƣ, sản xuất đạt hiệu quả cao, có biện pháp cụ thể đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến ngƣ, đẩy mạnh công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở ban ngành có liên quan cần tạo điều kiện hỗ trợ về thông tin, xúc tiến thƣơng mại bằng cách xây dựng chƣơng trình nội dung tuyên truyền 66 trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để các doanh nghiệp và ngƣời sản xuất đƣợc sự quan tâm của Nhà nƣớc đối với sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần để ngƣời sản xuất có điều kiện nắm bắt thị trƣờng, yên tâm và sản xuất có hiệu quả hơn. Đẩy mạnh việc đƣa tiến bộ kỹ thuật, các mô hình hay quy trình sản xuất có hiệu quả vào thực tiễn thông qua các hội thảo nông nghiệp, các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ định kỳ ở địa phƣơng. Qua đó giúp ngƣời nông dân sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính quyền địa phƣơng cần hỗ trợ ngân hàng thông qua việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về khách hàng giúp ngân hàng nhanh chóng xác minh và giải quyết hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đồng thời, hỗ trợ ngân hàng trong việc tiến hành xử lý tài sản đảm bảo của khách hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Những định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng cần triển khai cho ngân hàng để ngân hàng có thể hỗ trợ địa phƣơng và đặt mục tiêu kinh doanh phù hợp với định hƣớng phát triển chung của huyện. Các ngành, các địa phƣơng cũng tiếp tục đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng cam kết nhằm tạo vốn đầu tƣ quay vòng, góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển. Lãnh đạo các huyện ủy, UBND các huyện và các địa phƣơng quan tâm hơn nữa, hỗ trợ hơn nữa trong công tác thu nợ của NH giúp NH giảm tỷ lệ nợ xấu góp phần tăng trƣởng tín dụng. 6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam 6.2.3.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ đƣợc thực thi bởi Ngân hàng Nhà nuớc đã góp phần vào thành tích tăng truởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cuờng dự trữ ngoại hối cho đất nuớc, giữ mức lạm phát trong vòng kiểm soát theo hƣớng thấp hơn tốc độ tăng truởng GDP. Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nuớc và chính sách tài khoá trong vòng kiểm soát của Bộ tài chính đôi lúc còn trái chiều, chƣa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nuớc đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị truờng. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc 67 đẩy kinh tế tăng truởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay. 6.2.3.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại Có ý kiến cho rằng, hiện nay có quá nhiều NHTM hơn mức cần thiết tại Việt Nam. Do đó, để có đƣợc một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ và có thể sáp nhập ba ngân hàng thƣơng mại lớn: Ngân hàng Ngoại thƣơng, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Ðầu tƣ và Phát triển thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Quan điểm của tác giả, có nhiều hay không nhiều số luợng ngân hàng thƣơng mại không phải là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới. Làm sao cho các quy dịnh, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thuớc đo tƣơng dối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thƣơng mại mới. Việc quy định mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng khi thành lập ngân hàng thƣơng mại là phù hợp; tuy nhiên, trong thời gian tới nên xem xét nâng dần mức vốn này, đồng thời, có thể ban hành các quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế lớn. Trong tiến trình xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định dối với các ngân hàng không đáp đƣợc các tiêu chuẩn chung; có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này. 6.2.3.3 Tăng cuờng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các NHTM Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn đuợc chi nhánh Ngân hàng Nhà nuớc tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhƣng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vi mô chƣa cao, chƣa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Sau đây là một số gợi ý nhằm tăng cƣờng hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà Nƣớc nhƣ: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,... Ngân hàng Nhà nuớc có thể tham khảo khi dự thảo Luật giám sát hoạt động ngân hàng. Truớc mắt, NHNN cần ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nuớc và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chƣa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ƣơng của Ngân hàng Nhà nuớc. 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty chứng khoán BIDV (BSC), 2013. Báo cáo triển vọng ngành năm 2013. Hà Nội. 2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và định hướng phát triển năm 2013. Chợ Mới, tháng 1 năm 2013. 3. Nguyễn Hoài Nam, 2012. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội. 5. Nguyễn Thị Trúc Linh, 2012. Phân tích thực trạng thanh khoản tại BIDV Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ. 6. Nguyễn Tấn Dũng (2013). Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp .[Ngày truy cập: 18 tháng 11 năm 2013]. 7. Nguyễn Tấn Dũng (2013). Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. . [Ngày truy cập: 18 tháng 11 năm 2013]. 8. Phòng phân tích – Công ty chứng khoán Phƣơng Nam, 2012. Báo cáo phân tích ngành ngân hàng. TP Hồ Chí Minh. 9. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. TP Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ. 10. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 11. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê. 12. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2013. Báo cáo nhận định tình hình kinh tế năm 2013 & dự báo kinh tế 2014 – 2015. Hà Nội, Tháng 2/2013. 13. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2013. Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 và dự báo cả năm 2013. Hà Nội, Tháng 6 năm 2013. 14. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Báo cáo triển vọng Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013. 15. Vietinbank Captial, 2012. Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng. Hà Nội, tháng 10 năm 2012. 69 PHỤ LỤC Bảng PL1: Tình hình huy động vốn của Agribank Chợ Mới năm 2012, 6th2013 Đvt: Tr.đồng 6th2013 Năm 2012 Chỉ tiêu Tỷ tọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tiền gửi KKH 1.444.233 45 1.151.906 62 Tiền gửi CCH < 12T 1.530.153 47 569.133 30 Tiền gửi CCH > 12T 260.120 8 150.681 8 3.234.506 100 1.871.720 100 Tổng tiền gửi Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ Agribank Chợ Mới, 2012, 6th2013 Bảng PL2: Dự trữ bắt buộc của Agribank Chợ Mới năm 2013, 6th2014 Đvt: Tr.đồng Vốn huy động Khoản mục Dự trữ bắt buộc 6th2014 Năm 2013 Năm 2013 6th2014 Tiền gửi không kỳ hạn 1.906.741 1.392.559 19.067 13.926 Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng 1.991.485 673.819 19.915 6.738 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 338.976 179.685 3.390 1.797 4.237.202 2.246.063 42.372 22.461 Tổng VHĐ Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của NH Bảng PL3: Vốn điều chuyển của Agribank Chợ Mới năm 2013, 6th2014 Đvt: Tr.đồng Năm 2013 Chỉ tiêu Năm 2014 Dƣ nợ 638.000 746.460 Vốn huy động (số dƣ) 390.000 510.900 Vốn điều chuyển 248.000 235.560 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ sự hướng dẫn của nhân viên NH 70 [...]... Ngân hàng chuyên doanh, trong đó thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang Riêng các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, thị trở thành chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trực thuộc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh An Giang, trong đó có chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới Ngày 14/07/1988,... tác quản lý thanh khoản tại hệ thống NHTM mà cụ thể hơn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới và hạn chế tối thiểu thiệt hại của rủi ro thanh khoản gây ra cho ngân hàng Đó là lý do em quyết định chọn đề tài: Phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới tỉnh An Giang để thực hiện luận văn tốt nghiệp Ngoài... đƣợc trạng thái thanh khoản ròng, đồng thời kết hợp phân tích các chỉ số thanh khoản, từ đó đánh giá rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Mới qua các năm - Mục tiêu 3: Dự báo nhu cầu thanh khoản của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Mới trong năm 2013 - Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tối đa năng lực quản lý thanh khoản, tăng cƣờng... trị rủi ro thanh khoản và hạn chế rủi ro thanh khoản cho ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích tình hình biến động về tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chợ Mới trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để đánh giá tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng - Mục tiêu 2: Phân tích tình hình cung – cầu thanh khoản để thấy... hơn công tác quản lý thanh khoản và hạn chế tối thiểu rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới 2 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện nghiên cứu thông qua việc thu thập thông tin số liệu chủ yếu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới tỉnh An Giang 1.3.2 Thời gian nghiên cứu - Đề... đƣợc tình hình thanh khoản của Ngân hàng nhƣng chƣa phân tích rõ các nhân tố ảnh hƣởng đến sự tăng giảm của các chỉ số đánh giá thanh khoản Nguyễn Hoàng Minh, 2009 Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre Luận văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ Đề tài này tác giả đã phân tích, đánh giá đƣợc tình hình thanh khoản và rủi ro thanh. .. định đƣợc chiến lƣợc thanh khoản cho ngân hàng 8 - Khả năng thanh khoản sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nhà quản trị ngân hàng cần tránh tình trạng kéo dài các trạng thái thanh khoản của ngân hàng Thừa thanh khoản hay thiếu thanh khoản đều có tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng 2.1.5.2 Những chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản a) Chiến lược quản trị thanh khoản từ bên trong... em vận dụng những lí thuyết vào thực tiễn 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Chợ Mới trong giai đoạn 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 nhằm đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng cũng nhƣ đƣa ra dự báo nhu cầu thanh khoản của Ngân hàng trong thời gian tới Trên cơ sở đó đề ra... tính thanh khoản của nguồn vốn Tính thanh khoản của nguồn đƣợc đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết Thời gian và chi phí càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao và ngƣợc lại Tính thanh khoản của ngân hàng: Là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách, đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn Một ngân hàng. .. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Chợ Mới Một thực tế hiện nay các NHTM đều thấy tầm quan trọng của chiến lƣợc quản lý rủi ro trong đó có rủi ro thanh khoản, nhƣng phƣơng pháp thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và chƣa theo kịp với trình độ công nghệ, trình độ quản lý của hệ thống ngân hàng hiện đại Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 1 Nông thôn – chi nhánh huyện Chợ Mới,

Ngày đăng: 11/10/2015, 09:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w