Đánh giá tình hình thanh khoản bằng phƣơng pháp phân tích các chỉ số

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 59)

các chỉ số tài chính

Các chỉ số thanh khoản đƣợc tính toán dựa trên cơ sở Bảng tổng kết tài sản của NH. Đây là một cơ sở khác bên cạnh việc phân tích cung cầu thanh khoản, thông qua việc phân tích các chỉ tiêu đó ta có thể tìm hiểu đƣợc yếu tố ảnh hƣởng và phân tích những yếu tố đó để có thể đề ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao tính thanh khoản và hạn chế rủi ro thanh khoản của Ngân hàng. Tuy nhiên, phải nói thêm rằng những chỉ tiêu này đôi khi không thể hiện rõ tình hình rủi ro thanh khoản tại Agribank Chợ Mới. Do đây chỉ là một chi nhánh nên hoạt động kinh doanh còn hạn chế, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh đem đến nguồn cung thanh khoản lớn cho NH nhƣ kinh doanh ngoại tê, chứng khoán, mua bán tài sản,...Dƣới đây là bảng các chỉ tiêu đánh giá tính thanh khoản của NH giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

49

Bảng 4.4: Các chỉ số đánh giá tính thanh khoản của Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2011 2012 6th2012 6th2013

1 Tiền mặt Tr.đồng 2.402 14.037 4.044 6.496 10.179

2 Dƣ nợ cho vay Tr.đồng 407.662 460.749 545.730 498.420 573.761

3 Dƣ nợ trung, dài hạn Tr.đồng 60.035 48.580 52.679 50.003 51.449

4 Tổng VHĐ Tr.đồng 195.007 231.699 297.124 232.476 339.157

5 Tiền gửi thanh toán Tr.đồng 15.570 15.637 19.096 12.973 19.985

6 VHĐ ngắn hạn Tr.đồng 133.825 139.991 134.249 162.515 92.640

7 VHĐ trung, dài hạn Tr.đồng 32.954 57.497 147.161 57.209 227.057

8 Tổng tài sản Tr.đồng 422.598 489.235 565.920 519.479 600.770

Trạng thái tiền mặt (1/8) % 0,57 2,87 0,71 1,25 1,69

Năng lực cho vay (2/8) % 96,47 94,18 96,43 95,95 95,50

Thành phần tiền biến động (5/4) % 7,98 6,75 6,43 5,58 5,89

DN/ Tổng VHĐ (2/4) Lần 2,09 1,99 1,84 2,14 1,69

VHĐ ngắn hạn cho vay trung dài hạn (3-7)/6 % 20,24 (6,37) (70,38) (4,43) (189,56)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của phòng tín dụng Agribank Chợ Mới Giải thích:

VHĐ : Vốn huy động DN : Dư nợ

50

4.2.2.1 Chỉ số trạng thái thanh khoản tiền mặt

Trạng thái ngân quỹ là chỉ số thể hiện trạng thái của loại tài sản có tính lỏng cao nhất có thể đáp ứng tức thời nhu cầu thanh khoản của khách hàng trong tổng tài sản của NH. Tuy nhiên, nếu duy trì tỷ số quá cao nếu xét về mặt thanh khoản thì càng tốt nhƣng xét về hiệu quả hoạt động thì càng không ổn vì khả năng sinh lợi của tài sản đã bị đánh đổi. Nhìn chung qua ba năm từ 2010 - 2012 thì chỉ số trạng thái tiền mặt biến động tăng giảm khác nhau, biến động này là hệ quả của việc tiền mặt biến động thay đổi.

Năm 2011 là năm mà vấn đề thanh khoản là vấn đề cốt lõi của cả hệ thống Ngân hàng chứ không riêng gì NHNo&PTNT Chợ Mới. Bởi thời điểm nửa cuối năm 2011, lạm phát của nền kinh tế ở mức cao, đứng trƣớc tình trạng đó, Thống đốc NHNN đã đƣa ra chính sách thắt chặt tiền tệ. Điều này khiến cho hệ thống NHTM lâm vào tình trạng khó khăn về thanh khoản. Đứng trƣớc tình trạng khó khăn chung của toàn hệ thống, Agribank Chợ Mới đã theo quan điểm thận trọng, chủ động đối phó với vấn đề thanh khoản chính vì thế ngân hàng đã dữ trự nhiều hơn để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền bất thƣờng của ngƣời dân điều này kéo theo chỉ số trạng thái tiền mặt tăng trong năm này.

Đến năm 2012, chỉ số này lại giảm mạnh, bởi NH không ngừng tăng trƣởng qui mô tài sản, kèm theo nguồn vốn huy động tiếp tục có xu hƣớng tăng và ổn định hơn, thể hiện lƣợng vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao, đồng thời năm này NHNN thực hiện nhiều chính sách tiền tệ thay đổi liên tục, đầu năm thắt chặt cuối năm nới lỏng, mặt dù vậy, Ban lãnh đạo NH vẫn quyết định giảm lƣợng tiền mặt trong dữ trữ, vì vậy chỉ số trạng thái tiền mặt giảm trong năm này. 6 tháng năm 2013 do nền kinh tế nhiều biến động nên cùng với sự gia tăng của tổng tài sản thì lƣợng tiền mặt dự trữ tại NH cũng tăng lên để đảm bảo an toàn cho NH với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên chỉ số này tăng cao trong những năm đầu.

Nhìn chung thì trạng thái ngân quỹ của NH tăng giảm linh hoạt theo từng thời kỳ của nền kinh tế cũng nhƣ phù hợp với các chính sách của chính phủ và sự cạnh tranh gây gắt giữa của các ngân hàng thƣơng mại khác. Tuy nhiên, chỉ số này còn quá thấp, trong thời gian tới NH cần quan tâm đến khoản mục này nhiều hơn nhằm hạn chế khả năng mất khả năng thanh toán trong ngắn hạn bằng việc duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt hợp lý để vừa đảm bảo khả năng thanh khoản vừa tạo đƣợc lợi nhuận cao.

51

4.2.2.2 Chỉ số năng lực cho vay

Tỷ trọng tín dụng trên tổng tài sản đầu tƣ của NH cũng là một trong những chỉ tiêu gián tiếp đánh giá về tình hình thanh khoản tại ngân hàng vì hệ số này cho biết tỷ lệ ngân hàng phân bổ tài sản vào loại tài sản có tính thanh khoản thấp. Mà cho vay và cho thuê tài chính đƣợc xem là những tài sản ít thanh khoản nhất, do đó hệ số này càng cao sẽ làm ảnh hƣởng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Agribank Chợ Mới không tài trợ cho thuê đối với các đối tƣợng khách hàng nên số dƣ cho thuê đối với các đối tƣợng khách hàng bằng 0 qua các năm. Vì vậy, chỉ số tài sản có tính thanh khoản thấp này là tỷ trọng giữa tài trợ tín dụng thông qua các phƣơng thức vay với tổng tài sản. Nhìn chung, qua ba năm, tỷ số này chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản trên 90%. Điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc kinh doanh tiền tệ của NH. Tuy nhiên, điều này chứa đựng tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của NH vì tín dụng là những tài sản có tính thanh khoản kém đồng thời vấn đề thu nợ khách hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, phụ thuộc vào năng lực quản lý và thẩm định của cán bộ tín dụng,… Nhƣng đối với Agribank Chợ Mới thì khoản mục này của ngân hàng vẫn ở mức có thể chấp nhận đƣợc trong điều kiện nền kinh tế không có gì đột biến bất ngờ. Trong thời gian tới, chi nhánh cần có chính sách hợp lý trong việc dự báo nhu cầu thanh khoản để đáp ứng tốt hơn.

4.2.2.3 Thành phần tiền biến động

Khả năng đáp ứng thanh khoản của NH còn có thể đƣợc đánh giá thông qua chỉ số thành phần tiền biến động. Đây là tỷ số này phản ánh tính ổn định của cơ sở tiền gửi, tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ nhu cầu thanh khoản càng thấp.

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy chỉ số thành phần tiền biến động của Agribank Chợ Mới thấp và có xu hƣớng giảm trong giai đoạn 2010 – 2012. Nguyên nhân do số lƣợng tiền gửi thanh toán tăng chậm hơn tổng số tiền gửi, trong giai đoạn này vốn huy động từ tiền gửi chủ yếu là từ khách hàng cá nhân mà đối tƣợng khách hàng này gửi tiền chủ yếu vì mục đích sinh lời.

Nhƣng qua 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này lại cao hơn so với 6 tháng đầu năm 2012, do trong khoảng thời gian những tháng đầu năm 2013 lãi suất giảm nên các doanh nghiệp, hộ sản xuất đƣợc tiếp cận nguồn vốn dễ hơn nên giải quyết đƣợc phần nào khó khăn dẫn đến lƣợng tiền gửi tại NH để thanh toán tăng. Vì vậy, chỉ số cấu trúc tiền gửi tăng lên nhƣng không tăng nhiều. Từ phân tích ở trên cho thấy đây là một dấu hiệu tốt vì tiền gửi phi thanh toán

52

chiếm tỷ trọng cao hơn và càng tăng, nguồn tiền ổn định NH có thể yên tâm đầu tƣ lĩnh vực khác.

4.2.2.4 Dư nợ trên tiền gửi khách hàng (LDR)

Dƣ nợ trên tổng số tiền bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi, biểu hiện phần trăm vốn tín dụng đƣợc tài trợ bằng vốn tiền gửi, chỉ số này càng cao thì rủi ro thanh khoản của NH càng cao.

Theo bảng 4.4 ở trên cho thấy qua 3 năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, chỉ số này giảm liên tục nhƣng vẫn lớn hơn 1. Điều này cho thấy chi nhánh đã sử dụng thêm nguồn vốn điều chuyển để cấp tín dụng, vì lƣợng dƣ nợ tín dụng đƣợc cấp lớn hơn dƣ vốn huy động đƣợc, vì vậy rủi ro thanh khoản tiềm ẩn trong tƣơng lai là không thể phủ nhận. NH cần có phƣơng hƣớng chủ động quản lý và giám sát các khoản tín dụng đã cấp thật tốt để hạn chế nợ xấu, hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao lòng tin, nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra trong tƣơng lai. Nhƣng tỷ lệ này có xu hƣớng giảm qua các năm do NH đã tăng cƣờng công tác huy động tiền gửi, tuy vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay nhƣng cũng phần nào bù đắp đƣợc lƣợng vốn cho vay. Vì vậy NH cần điều chỉnh chỉ số này cho thật hợp lý đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa lƣợng vốn cấp tín dụng và lƣợng vốn huy động đƣợc. Trong tƣơng lai NH cần có chiến lƣợc huy động vốn ngày càng tốt hơn để đảm bảo đủ lƣợng vốn cung cấp cho hoạt động cho vay của NH.

Nguồn: Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia

Hình 4.3: So sánh chỉ số LDR bình quân ngành và LDR Agribank Chợ Mới giai đoạn 2008 - 2012

Qua hình trên, thanh khoản VND của toàn hệ thống TCTD đƣợc đảm bảo và có xu hƣớng cải thiện dần so với cuối năm 2011. Tỷ lệ tín dụng VND/huy động vốn VND đƣợc cải thiện rõ rệt, từ mức trên 101% vào năm 2010 xuống dƣới 99% đến ngày 25/10/2012. Trong đó, tỷ lệ LDR vẫn còn khá cao ở khối NHTM Nhà nƣớc (101,35%), các công ty tài chính và cho thuê tài chính

0 50 100 150 200 250 2008 2009 2010 2011 2012 95 101 101 103 99

LDR bình quân ngành LDR Agribank Chợ Mới 209 199 184 214 169 % Năm

53

(122,76%), song khối NHTMCP có tỷ lệ thấp hơn hẳn với 70,16%. Có hai yếu tố tạo nên chuyển biến LDR từ đầu năm đến nay. Thứ nhất, tín dụng hạn chế, tăng trƣởng không đáng kể và mới chỉ nhích tăng vài tháng gần đây do nhiều lý do khác nhau. Thứ hai, mẫu số là nguồn vốn huy động lại có sự tăng trƣởng vƣợt trội. Cụ thể, ƣớc tính đến tháng 10/2012 so với đầu năm, tăng trƣởng tín dụng mới chỉ 4.49% nhƣng huy động vốn tăng trƣởng tới 15,98%. Có một diễn biến nổi bật từ đầu năm là: tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế liên tục ở trạng thái âm so với 2011 (có những tháng đầu năm giảm tới 5 - 6%), trong khi nguồn vốn từ dân cƣ có tốc độ tăng trƣởng cao (đến tháng 6/2012 tăng tới 17,18%). Hay nói cách khác, nguồn vốn từ dân cƣ đã có sự hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện tỷ lệ LDR của hệ thống.

Tuy nhiên, chỉ số LDR bình quân ngành tƣơng đối cao cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro. LDR của Agribank Chợ Mới đang cao hơn nhiều so với chỉ số bình quân ngành, cho thấy rủi ro thanh khoản có thể sẽ tiềm ẩn trong tƣơng lai. Thời gian tới, Ngân hàng cần cân đối danh mục cho vay và huy động và vốn điều chuyển để hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

4.2.2.5 Chỉ số vốn huy động ngắn hạn cho vay trung, dài hạn

Qua bảng các chỉ tiêu tài chính cho thấy chỉ tiêu này rất thấp và có xu hƣớng giảm mạnh. Đây là một kết quả rất đáng khích lệ đối với toàn thể cán bộ nhân viên của Agribank Chợ Mới nói chung, với những nỗ lực cải thiện một thực tế đang tồn tại ở các NHTM trong thời gian gần đây: huy động vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn. Nhƣ chúng ta đã biết, trong hoạt động tín dụng, các NH rất e dè khi cho vay trung và dài hạn bởi thời hạn cho vay càng dài, vòng vốn quay càng chậm, nguy cơ nợ xấu càng gia tăng, dẫn theo đó là rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng. Theo thống kê năm 2010 thì việc huy động vốn tại các NHTM hơn 75% là ngắn hạn trong khi tỷ trọng cho vay trung dài hạn chiếm trên 40 - 50% tổng dƣ nợ. Tình hình này những năm tiếp theo đã khả quan hơn nhờ vào quy định không đƣợc sử dụng quá 30% vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn của NHNN, đã tạo cơ hội cho các NH tự cân đối lại cơ cấu cho vay của mình. Agribank Chợ Mới là một ví dụ tiêu biểu, chỉ tiêu này của NH giảm dần qua từng năm. Nguyên nhân, do nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu vẫn là ngắn hạn nên gặp khó khăn trong việc sử dụng nguồn vốn này cho vay các khoản dài hạn do sự ràng buộc của pháp luật và nó cũng ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của Chi nhánh. Vì vậy Chi nhánh tăng huy động nguồn trung và dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự chuyển dịch trong cơ cấu tín dụng, từ cho vay các dự án lớn với thời hạn dài chuyển sang hƣớng bán lẻ. Đây là

54

một hƣớng đi đúng đắn, giúp NH tháo gỡ khó khăn trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn nhiều bất ổn.

4.3 DỰ BÁO NHU CẦU THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THEO PHƢƠNG PHÁP CẤU TRÚC VỐN

Để đạt đƣợc hiệu quả cao trong quản lý rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản thì công việc dự báo về nhu cầu thanh khoản trong thời gian sắp tới là công việc rất quan trọng nó sẽ ảnh hƣởng lớn đến sự quyết định trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Trên lý thuyết, có nhiều phƣơng pháp để đo lƣờng nhu cầu thanh khoản nhƣ: phƣơng pháp dựa vào nguồn vốn và sử dụng vốn, phƣơng pháp dựa vào cấu trúc vốn, phƣơng pháp phân tích tình huống,…ở đây tôi sử dụng phƣơng pháp dựa vào phƣơng pháp cấu trúc vốn để dự báo nhu cầu thanh khoản của Agribank Chợ Mới trong năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014.

4.3.1 Cơ sở dự báo

Định hướng phát triển của Agribank Chợ Mới năm 2013

Để xác định xu hƣớng vận động của tiền vay và tiền gửi trong năm 2013, tôi sử dụng các chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng và huy động vốn mà Ban lãnh đạo Chi nhánh xác định trong Đại hội Công nhân viên chức ngày 03/02/2013. Cụ thể, tăng trƣởng huy động vốn trong năm 2013 là đạt 390 tỷ, tƣơng đƣơng mức tăng 31%/năm, tăng trƣởng dƣ nợ cho vay là 17%/năm.

Về tín dụng: Trong điều kiện nền kinh tế Huyện phát triển tăng trƣởng và ổn định (năm 2012 GDP tăng hơn 15%, mục tiêu năm 2013 GDP Huyện tăng 16% trở lên), thu nhập của ngƣời dân đƣợc đảm bảo và ổn định thì nhu cầu tích luỹ của dân cƣ cao hơn từ đó lƣợng tiền gửi vào NH tăng lên hay khả năng huy động vốn tăng lên. Mặt khác khi nền kinh tế tăng trƣởng cao và ổn định thì nhu cầu sử dụng vốn tăng lên. Đây quả là dấu hiệu tốt cho tăng trƣởng tín dụng trong tƣơng lai. Đồng thời, trong Đại hội công nhân viên chức đầu năm 2013, Ban Giám đốc tập trung chỉ đạo cán bộ tiếp cận khai thác khách hàng, đặc biệt là các hộ gia đình, cá nhân để đầu tƣ ngoài ra còn phát động thi đua tăng trƣởng dƣ nợ. Vì vậy, tác giả tin rằng tín dụng của Chi nhánh sẽ tiếp tục tăng trƣởng mạnh trong năm 2013. Tuy nhiên, trong đầu tƣ tín dụng Ban Giám đốc luôn quan tâm chỉ đạo là phải chú trọng chất lƣợng tín dụng, hiệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)