Đánh giá trạng thái thanh khoản ròng qua phân tích cung – cầu thanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 51 - 59)

cầu thanh khoản

4.2.1.1 Cung thanh khoản

Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng quỹ của NH, là nguồn cung cấp thanh khoản cho NH. Nguồn cung thanh khoản chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng, tín dụng thu hồi và vốn điều chuyển, điều này chứng tỏ bên cạnh sự hỗ trợ từ NH cấp trên thì công tác huy động động vốn và thu hồi nợ của NH khá hiệu quả.

Qua bảng 4.3 bên dƣới ta thấy rằng, tổng cung thanh khoản của NH luôn có chuyển biến tích cực bởi các khoản chủ yếu tạo thành nguồn cung thanh khoản qua các năm liên tục thay đổi và có xu hƣớng tăng. Sau đây ta sẽ đi phân tích cụ thể hơn từng bộ phận tạo thành cung thanh khoản cho NH.

41

Bảng 4.3: Cung – cầu và trạng thái thanh khoản ròng tai Agribank Chợ Mới từ 2010 – 2012 và 6th2013

Đvt: Triệu đồng

Nguồn: Phòng tín dụng NHNo&PTNT Chợ Mới, 2010 – 2012, 6th2013 Giải thích: DS : Doanh số TK : Thanh khoản Khoản mục 2010 2011 2012 6th2012 6th2013 2011/2010 2012/2011 6 th 2013 /6th2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Cung TK (Si) 3.010.754 3.503.136 4.306.384 2.209.136 2.503.717 492.382 16,35 803.248 22,93 294.581 13,33 - Nhận tiền gửi 2.190.157 2.527.182 3.234.506 1.581.014 1.871.720 337.025 15,39 707.324 27,99 290.706 18,39 - DS thu nợ 497.409 609.771 697.187 395.832 444.888 112.362 22,59 87.416 14,34 49.056 12,39 - Vốn vay 258.052 281.982 283.223 186.775 146.323 23.930 9,27 1.241 0,44 (40.452) (21,66) - Khác 65.136 84.201 91.468 45.515 40.786 19.065 29,27 7.267 8,63 (4.729) (10,39) Nhu cầu TK (Di) 2.999.599 3.478.528 4.304.639 2.205.072 2.487.944 478.929 15,97 826.111 23,75 282.872 12,83 - Chi trả tiền gửi 2.149.187 2.490.489 3.169.081 1.580.238 1.829.687 341.302 15,88 678.592 27,25 249.449 15,79 - Chuyển tiền vay 240.481 252.296 273.887 153.764 151.836 11.815 4,91 21.591 8,56 (1.928) (1,25) - DS cho vay 555.210 662.858 782.168 433.502 472.919 107.648 19,39 119.310 18,00 39.417 9,09 - Khác 54.721 72.885 79.503 37.568 33.502 18.164 33,19 6.618 9,08 (4.066) (10,82) Trạng thái TK ròng 11.155 24.608 1.745 4.064 15.773 13.453 120,60 (22.863) (92,91) 11.709 288,12

42

Nhận tiền gửi trong kỳ: là nguồn cung quan trọng nhất của ngân hàng, bao gồm: các loại tiền gửi mới, tiền gửi bổ sung hay kéo dài thời hạn tiền gửi,… Từ bảng 4.3 cho thấy tiền gửi nhận đƣợc của Agribank Chợ Mới phát sinh tăng lên qua 3 năm 2010 - 2012 và khoản tiền gửi mà NH nhận đƣợc 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 vì trong bối cảnh thị trƣờng bất động sản vẫn tiếp tục trầm lắng, thậm chí dự báo tiếp tục giảm giá, việc đầu tƣ vào vàng, chứng khoán đang gặp nhiều khó khăn. Do đó gửi tiền tại ngân hàng đang là sự lựa chọn ƣu tiên của ngƣời dân so với các kênh đầu tƣ khác. Nắm bắt đƣợc tâm lý đó của khách hàng, NH đã đang dạng hóa các hình thức huy động vốn để duy trì liên tục tiền gửi từ dân cƣ. Chẳng hạn nhƣ: Tiết kiệm bằng ngoại tệ, tiết kiệm hƣởng lãi bậc thang, tiết kiệm dự thƣởng,...Bên cạnh nhiều hình thức huy động vốn phong phú, hằng năm vào dịp Tết nguyên đán, những lễ lớn Chi nhánh còn triển khai nhiều chƣơng trình gửi tiền nhƣ: chƣơng trình tiết kiệm dự thƣởng “Cho mùa vàng bội thu” giải thƣởng mà khách hàng có thể nhận đƣợc là 1 ký vàng “AAA” do Agribank phát hành và nhiều phần thƣởng hấp dẫn khác. Chƣơng trình “Tài lộc đầu xuân”, gửi tiền tiết kiệm dự thƣởng trúng xe ôtô, tặng quà lấy lộc đầu năm cho những khách hàng đến giao dịch sớm nhất vào dịp tết nguyên đán,… Một điểm hấp dẫn là đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đó là ngƣời gửi tiết kiệm có thể dùng sổ tiết kiệm để thế chấp vay vốn. Để chào mừng Quốc Khánh 2/9/2012 Agribank tổ chức Chƣơng trình “Huy động tiết kiệm dự thƣởng không rút trƣớc hạn” dƣới hình thức quay số trúng thƣởng, có nghĩa là với một số tiền gửi và kỳ hạn theo qui định khách hàng sẽ nhận đƣợc phiếu dự thƣởng, nhƣng không đƣợc rút vốn trƣớc hạn, 01 giải đặc biệt 02 kg vàng miếng “SJC” cùng nhiều phần quà hấp dẫn khác với tổng trị giá giải thƣởng khoảng 15 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 113,3 cây vàng và 10 tỷ VND). Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Agribank (26/3/1988 – 26/3/2013), Agribank tƣng bừng tổ chức chƣơng trình huy động tiết kiệm dự thƣởng đặc biệt “Kỷ niệm 25 năm thành lập Agribank – May mắn nhân ba” trên toàn quốc, trong thời gian 3 tháng kể từ ngày 6/2/2013 đến hết ngày 6/5/2013, với tổng số giải thƣởng lên đến 10.598 giải (giá trị tƣơng đƣơng 16,4 tỷ đồng) và cơ hội trúng 3 giải đặc biệt trị giá gần 4 tỷ đồng, mỗi giải là 1 xe ô tô Toyota Camry 2.5G trị giá 1,2 tỷ đồng. Bên cạch đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 13/NQ- CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, Agribank Chợ Mới đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách hạ lãi suất cho vay xuống để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn, đang rất cần vốn để tiếp tục hoạt động, đồng thời cho vay ƣu đãi đối với các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của NH giúp cho nhiều khách hàng doanh nghiệp hoạt động có

43

hiệu quả, lợi nhuận tăng cao rồi gửi tiền vào ngân hàng để thanh toán góp phần làm tăng khoản tiền gửi thanh toán tại NH. Mặt khác, trên nền tảng công nghệ hiện đại, bên cạnh củng cố các sản phẩm, công cụ thanh toán truyền thống, Agribank Chợ Mới chú trọng phát triển dịch vụ thanh toán hiện đại nhƣ: Gửi nhiều nơi, rút nhiều nơi (AgriPay), SMS Banking, Internet Banking, ủy nhiệm thu tự động, kết nối thanh toán với khách hàng, đại lý bảo hiểm ABIC…Với hệ thống thanh toán trực tuyến rộng lớn nhất trong hệ thống NHTM, tốc độ xử lý giao dịch thanh toán nhanh, chính xác, thực hiện thanh toán với nhiều ngân hàng, đối tác trong và ngoài nƣớc, Agribank tiếp tục khẳng định thƣơng hiệu NH có chất lƣợng thanh toán nhanh, an toàn, chi phí thấp. Ngoài ra, NH luôn chú trọng đổi mới tác phong làm việc, hƣớng dẫn chu đáo, tận tình với khách hàng đến giao dịch, ăn mặc lịch sự, gọn gàng, luôn tƣời cƣời, niềm nở, có kỹ năng chuyên môn cao, cải tiến thủ tục, giấy tờ rút ngắn thời gian giao dịch, sử dụng công nghệ thông tin hiện đại, thực hiện những chính sách marketing giúp tăng thị phần, uy tín của NH trong địa bàn;…với những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua, Agribank Chợ Mới đã đạt đƣợc kết quả huy động đáng khích lệ, tăng liên tục qua các năm. Đến năm 2013, tình hình huy động vốn tại NH có triển vọng tăng mạnh bởi trong đại hội cán bộ viên chức năm 2012 toàn thể cán bộ viên chức Chi nhánh đã quán triệt và nhận thức đúng chủ trƣơng “ huy động vốn hay là chết”, huy động vốn là “sống còn” để tồn tại đồng thời cũng góp phần ổn định đời sống cán bộ. Từ đó mỗi cán bộ luôn quyết tâm thực hiện tốt chỉ tiêu cấp trên giao không phân biệt lãnh đạo hay nhân viên tất cả đều một lòng cùng nhau tích cực huy động vốn mỗi cán bộ là một tuyên truyền viên xuyên suốt tiếp cận vận động khách hàng qua nhiều hình thức huy động vốn. Sự đa dạng về các thể thức huy động vốn và lãi suất thay đổi phù hợp với tình hình nên khách hàng tham gia gửi vào. Đặc biệt, năm nay chi nhánh đã thành lập tổ huy động vốn để tập trung chuyên sâu trong việc vận động, tiếp cận khách hàng và nhận tiền trực tiếp khi có yêu cầu. Mỗi thành viên đều có chƣơng trình kế hoạch cụ thể và đƣợc giao chỉ tiêu hàng tháng và đƣợc khen thƣởng kịp thời. Việc tuyên truyền quáng cáo trên đài phát thanh, panno áp phích về các hình thức huy động vốn nhất là tiền gửi tiết kiệm dự thƣởng từng thời điểm huy động, việc khuyến mãi chăm sóc tặng quà khách hàng thƣờng xuyên kịp thời đặc biệt là công tác chăm sóc khách hàng trong những ngày lễ, tết luôn đƣợc chú ý thƣờng xuyên từ đó tạo niềm tin khách hàng đến gửi tiền vào ngân hàng. Phong cách phục vụ khách hàng của nhân viên ngân hàng luôn mang tính chuyên nghiệp vui vẻ cởi mở, tạo lòng tin và uy tín với khách hàng, đƣợc khách hàng tin tƣởng và tín nhiệm cao. Chính vì vậy, công tác huy động ngày càng góp phần đáng kể tạo thành nguồn cung thanh khoản cho NH. Tuy nhiên,

44

Ngân hàng cần đƣa ra nhiều biện pháp tích cực hơn để gia tăng vốn huy động đúng thời điểm NH cần, nhất là nguồn vốn trung và dài hạn để có thể chủ động đƣợc nguồn vốn.

Doanh số thu nợ: Bên cạnh khoản mục nhận tiền gửi thì công tác thu nợ là hết sức quan trọng đối với nguồn cung thanh khoản của mọi NH nói chung và đối với NHNo&PTNT huyện Chợ Mới nói riêng. Hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro, đồng vốn mà NH cho vay có thể đƣợc thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có thể không thu hồi đƣợc. Vì vậy công tác thu hồi nợ (đúng hạn và đầy đủ) đƣợc NH đặt lên hàng đầu, bởi một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn chú trọng đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra, thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao, góp phần đảm bảo nguồn cung thanh khoản hiện tại và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lƣu thông. Trong giai đoạn từ năm 2010 – 2012, công tác thu nợ tăng liên tục qua từng năm. Do đa phần các khoản cho vay của Chi nhánh tập trung vào thời hạn ngắn, vòng quay vốn nhanh, thời hạn vay ngắn nên thu hồi nợ dễ dàng. Bên cạnh đó do khách hàng vay vốn của Chi nhánh là khách hàng truyền thống, lâu năm và hoạt động ổn định đảm bảo khả năng thu hồi nợ. Ngoài ra, cùng với sự chỉ đạo, quản lý theo dõi giám sát của ban lãnh đạo, cũng nhƣ năng lực phụ trách chuyên môn nghiêm túc chấp hành qui trình cho vay ở từng khâu từ tƣ vấn thẩm định hồ sơ đến việc nhắc nhở đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn của cán bộ tín dụng trong công tác quản lý thu nợ.

Vốn vay: Xét về mặt giá trị, vốn điều chuyển của NH tăng dần qua 3 năm. Mặt dù, vốn huy động luôn tăng lên nhƣng nhu cầu cung thanh khoản của ngân hàng cũng ngày càng tăng nên để đảm bảo nguồn vốn NH đã tăng lƣợng vốn điều chuyển của mình lên. Tuy nhiên, nếu xét về tốc độ tăng trƣởng và tỷ trọng VĐC/tổng cung thanh khoản thì vốn điều chuyển ngày càng giảm. Điều này phù hợp với chính sách của Agribank Chợ Mới là phải tăng cƣờng huy động vốn và hạn chế sử dụng nguồn vốn điều chuyển. Bởi chi phí sử dụng vốn điều chuyển luôn cao hơn chi phí sử dụng vốn huy động (chênh lệch lãi suất giữa vốn huy động và vốn điều chuyển khoảng từ 2% đến 4% tùy theo từng thời kỳ). Năm 2013, Agribank Chợ Mới tiếp tục phát huy chính sách trên, thể hiện ở 6 tháng đầu năm 2013 cùng với sự phát triển và gia tăng mạnh của lƣợng vốn huy động trung dài hạn, chi nhánh làm chủ đƣợc lƣợng vốn do đó lƣợng vốn điều chuyển đã giảm 21,66% so với thời điểm cùng kỳ. Điều này còn cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của ngân hàng không ngừng đƣợc nâng cao và việc giảm thiểu đƣợc chi phí khi phải sử dụng vốn điều chuyển góp phần thúc đẩy gia tăng đƣợc lợi nhuận của ngân hàng.

45

Ngoài các nguồn cung thanh khoản đã kể trên thì một nguồn cung thanh khoản khác không thể không kể đến bao gồm các khoản nhƣ: doanh thu từ dịch vụ, thu nhập từ lãi, bán các tài sản NH đang nắm giữ,… Tuy nguồn cung này không nhiều nhƣng cũng góp phần làm cho công tác thanh khoản của ngân hàng đƣợc tốt hơn.

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại rằng NH cần chú trọng đến công tác huy động vốn và thu hồi nợ trong thời gian tới. Bởi lẽ khả năng thu hồi vốn tín dụng cao nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc 100% là thu hồi hết vốn tín dụng đã cấp, vốn huy động đƣợc cũng khá cao nhƣng nguồn cung vẫn còn lệ thuộc thanh khoản khá nhiều từ NH cấp trên.

4.2.1.2 Cầu thanh khoản

Cầu thanh khoản là nhu cầu cho các mục đích của ngân hàng làm giảm quỹ của ngân hàng đó. Nhu cầu thanh khoản ở đây chủ yếu bao gồm nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng, chi trả tiền vay, nhu cầu vay vốn của khách hàng,...

Dựa vào bảng 4.3, ta thấy cùng xu hƣớng biến động với cung, cầu thanh khoản cũng ngày càng tăng lên qua các năm từ 2010 - 2012 và cầu thanh khoản của 6 tháng đầu năm 2013 cũng lớn hơn 6 tháng đầu năm 2012.

Các khoản chi trả tiền gửi: là một nhu cầu rất quan trọng và mang tính chất thƣờng xuyên đòi hỏi ngân hàng phải luôn duy trì một lƣợng cung thanh khoản nhất định để đáp ứng. Năm 2011, chi trả tiền gửi tăng 15,88% trong khi tiền gửi mà chi nhánh nhận đƣợc chỉ tăng 15,39%, sở dĩ các khoản tiền gửi NH phải chi trả trong kỳ nhiều nhƣ vậy là do nguồn tiền gửi mà Chi nhánh huy động đƣợc trong giai đoạn này phần lớn là tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn, bởi đa số tâm lý của ngƣời nông dân rất sợ rủi ro trƣớc sự biến động của lãi suất nên số tiền khách hàng gửi vào và rút ra chỉ diễn ra trong một năm. Mặt khác, do chi nhánh phải chịu sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác (nhất là các ngân hàng nhỏ) rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Chính vì thế, mặc dù năm 2011 NHNN đã áp dụng mức trần lãi suất huy động đối với các NHTM nhƣng trên thực tế việc nhiều NH vƣợt qua mức “trần” này không phải là không có. Agribạnk là NH do Nhà nƣớc nắm giữ 100% cổ phần thì không thể kinh doanh “ngoài luồng” nhƣ những NH đó. Cho nên một số nguồn vốn của những khách hàng mới đã rút trƣớc hạn chuyển qua những ngân hàng đó để tối đa hóa mức tiền lãi mà họ có thể có đƣợc. Sang năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, NH đã tăng cƣờng vốn huy động tiết kiệm bằng đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, đẩy mạnh các chƣơng trình khuyến mãi kèm điều kiện không rút

46

trƣớc hạn. Nhờ vậy, tốc độ tăng của việc chi trả tiền gửi đã chậm hơn tốc độ tăng tiền gửi NH nhận đƣợc.

Xét doanh số cho vay: Là những khoản tín dụng mà ngân hàng mong muốn đáp ứng cho những khách hàng có nhu cầu hợp pháp và đủ điều kiện. Có thể là một món vay mới, tái hạn những hợp đồng tín dụng đến hạn hay cho khách hàng rút vốn theo hạn mức.

Từ bảng 4.3, ta có thể nhận thấy qua các năm 2010 - 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, các khoản tín dụng mà Agribank Chợ Mới cấp tăng liên tục. Nếu nhƣ năm 2010, khoản mục này là 555.210 triệu đồng (chiếm 18,50% trong tổng nhu cầu thanh khoản) thì năm 2011 tăng lên 662.858 triệu đồng (chiếm 19,06% trong tổng nhu cầu thanh khoản) hay tăng 19,39% so với năm 2010, đến năm 2012 con số này tiếp tục tăng 18% so với năm 2011. Sang năm 2013, qua 6 tháng đầu năm ngân hàng đã cấp tín dụng số tiền 472.919 triệu đồng (chiếm 19,14% trong tổng nhu cầu thanh khoản). Nguyên nhân chủ yếu là do việc không ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay, từ chỗ chỉ cho vay ngắn hạn đơn thuần đến nay NH đã chuyển mạnh sang cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với hộ sản xuất, cá nhân kinh doanh, cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh còn đáp ứng nhu cầu vay để tiêu dùng cho cá nhân, hộ gia đình, cho vay cầm đồ, mua xe, mua nhà, trang trí nội thất,…Thực hiện chính sách khách hàng uyển chuyển,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)