Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 78 - 81)

6.2.3.1 Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt và vừa đủ

Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ đƣợc thực thi bởi Ngân hàng Nhà nuớc đã góp phần vào thành tích tăng truởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cuờng dự trữ ngoại hối cho đất nuớc, giữ mức lạm phát trong vòng kiểm soát theo hƣớng thấp hơn tốc độ tăng truởng GDP. Tuy nhiên, việc kết hợp các công cụ trong chính sách tiền tệ; giữa chính sách tiền tệ thuộc điều tiết của Ngân hàng Nhà nuớc và chính sách tài khoá trong vòng kiểm soát của Bộ tài chính đôi lúc còn trái chiều, chƣa đồng bộ. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nuớc đôi khi còn quá tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn không đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị truờng. Rõ ràng với xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở Việt Nam nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách này, thúc

68

đẩy kinh tế tăng truởng cao và bền vững là yêu cầu cấp bách hiện nay.

6.2.3.2 Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại

Có ý kiến cho rằng, hiện nay có quá nhiều NHTM hơn mức cần thiết tại Việt Nam. Do đó, để có đƣợc một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ và có thể sáp nhập ba ngân hàng thƣơng mại lớn: Ngân hàng Ngoại thƣơng, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Ðầu tƣ và Phát triển thành một ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Quan điểm của tác giả, có nhiều hay không nhiều số luợng ngân hàng thƣơng mại không phải là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, mà vấn đề là cần kiểm soát chặt chẽ hơn và nâng dần các tiêu chuẩn khi thành lập các ngân hàng mới. Làm sao cho các quy dịnh, tiêu chuẩn này là thử thách đầu tiên và là thuớc đo tƣơng dối chính xác về năng lực của các sáng lập viên của một ngân hàng thƣơng mại mới. Việc quy định mức vốn pháp định 3.000 tỷ đồng khi thành lập ngân hàng thƣơng mại là phù hợp; tuy nhiên, trong thời gian tới nên xem xét nâng dần mức vốn này, đồng thời, có thể ban hành các quy định chặt chẽ hơn, chẳng hạn quy định về việc góp vốn thành lập ngân hàng của các tập đoàn kinh tế lớn.

Trong tiến trình xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định dối với các ngân hàng không đáp đƣợc các tiêu chuẩn chung; có thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này.

6.2.3.3 Tăng cuờng và nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa hoạt động của các NHTM

Công tác giám sát từ xa hiện nay vẫn đuợc chi nhánh Ngân hàng Nhà nuớc tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhƣng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vi mô chƣa cao, chƣa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Sau đây là một số gợi ý nhằm tăng cƣờng hoạt động giám sát của ngân hàng Nhà Nƣớc nhƣ: phát triển hệ thống cảnh báo sớm (early warning system), sử dụng dữ liệu hệ thống thanh toán để phân tích thanh khoản, xây dựng hệ thống chỉ số thanh khoản,... Ngân hàng Nhà nuớc có thể tham khảo khi dự thảo Luật giám sát hoạt động ngân hàng. Truớc mắt, NHNN cần ban hành chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nuớc và các TCTD, sửa đổi những biểu mẫu chƣa phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các báo cáo này trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nuớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng trung ƣơng của Ngân hàng Nhà nuớc.

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty chứng khoán BIDV (BSC), 2013. Báo cáo triển vọng ngành năm 2013. Hà Nội.

2. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Chợ Mới, 2013. Báo cáo kết quả thực hiện năm 2012 và định hướng phát triển năm 2013. Chợ Mới, tháng 1 năm 2013.

3. Nguyễn Hoài Nam, 2012. Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại

Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Cần Thơ. Luận văn

tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. TP Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

5. Nguyễn Thị Trúc Linh, 2012. Phân tích thực trạng thanh khoản tại BIDV Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp. Đại học Cần Thơ.

6. Nguyễn Tấn Dũng (2013). Quyết định 68/2013/QĐ-TTg của chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

<http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-68-2013-QD-TTg>.[Ngày truy cập: 18 tháng 11 năm 2013].

7. Nguyễn Tấn Dũng (2013). Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : Về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

<http://www.chinhphu.vn>.[Ngày truy cập: 18 tháng 11 năm 2013].

8. Phòng phân tích – Công ty chứng khoán Phƣơng Nam, 2012. Báo cáo phân tích ngành ngân hàng. TP Hồ Chí Minh.

9. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Quản trị ngân hàng thương mại. TP Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

10. Thái Văn Đại, 2012. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

11. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống Kê.

12. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2013. Báo cáo nhận định tình hình kinh tế năm 2013 & dự báo kinh tế 2014 – 2015. Hà Nội, Tháng 2/2013.

13. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, 2013. Báo cáo đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 và dự báo cả năm 2013. Hà Nội, Tháng 6 năm 2013.

14. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia. Báo cáo triển vọng Kinh tế Việt Nam 2012 – 2013.

15. Vietinbank Captial, 2012. Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng. Hà Nội, tháng 10 năm 2012.

70

PHỤ LỤC

Bảng PL1: Tình hình huy động vốn của Agribank Chợ Mới năm 2012, 6th2013 Đvt: Tr.đồng Chỉ tiêu Năm 2012 6th2013 Số tiền Tỷ tọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi KKH 1.444.233 45 1.151.906 62 Tiền gửi CCH < 12T 1.530.153 47 569.133 30 Tiền gửi CCH > 12T 260.120 8 150.681 8 Tổng tiền gửi 3.234.506 100 1.871.720 100

Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ Agribank Chợ Mới, 2012, 6th2013

Bảng PL2: Dự trữ bắt buộc của Agribank Chợ Mới năm 2013, 6th2014

Đvt: Tr.đồng

Khoản mục

Vốn huy động Dự trữ bắt buộc Năm 2013 6th2014 Năm 2013 6th2014 Tiền gửi không kỳ hạn 1.906.741 1.392.559 19.067 13.926 Tiền gửi có kỳ hạn

dƣới 12 tháng 1.991.485 673.819 19.915 6.738

Tiền gửi có kỳ hạn

trên 12 tháng 338.976 179.685 3.390 1.797

Tổng VHĐ 4.237.202 2.246.063 42.372 22.461

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ số liệu của NH

Bảng PL3: Vốn điều chuyển của Agribank Chợ Mới năm 2013, 6th2014

Đvt: Tr.đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Dƣ nợ 638.000 746.460

Vốn huy động (số dƣ) 390.000 510.900

Vốn điều chuyển 248.000 235.560

Một phần của tài liệu phân tích tình hình thanh khoản tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chợ mới – an giang (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)